Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:25:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giữa những hiệp sĩ đen  (Đọc 35321 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:58:40 pm »


        - Tên sách : Giữa những hiệp sĩ đen (trọn bộ)
                          (Phần tiếp truyện “Nam tước Phôn gôn-rinh")

        - Tác giả : I-u-ri Mi-khai-lich
                        Người dịch : Lê Như Ngọc

        - Nhà xuất bản Thanh niên

        - Năm xuất bản : 1983

        - Số hóa : Giangtvx

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2018, 07:35:08 pm »

Phần I

CHƯƠNG 1

        Tên cai ngục đóng sập cửa, chiếc khóa nổ đánh tách một tiếng khô khan như khi người ta lên đạn khẩu súng lục,

        Gri-gô-ri rùng mình, nhưng chỉ giây lát sau anh thấy khó chịu gần như bực mình với bản thân. Khi chúng tuyên án, anh rất hài lòng là mình đã không hề tỏ ra sợ hãi và anh quyết định sẽ giữ vẻ bình tĩnh lạnh lùng cho đến những giây phút cuối.

        Trong cuộc đời anh, không phải chỉ một lần — đã có những lúc anh phải dồn hết sức lực để thắng phút yếu lòng thường hay lung lạc con người trong hiểm nguy. Chỉ có điều hai tiếng khiếp sợ không thích hợp ở đây. Đó chính là sự đương đầu với những điều gian nan nhất.

        Năm 1941, khi anh vượt qua mặt trận dưới cái tên Hen-rích phôn Gôn-rính, anh đã may mắn qua được những bước hiểm hóc đã đương đầu với tất cả những xấu xa, cạm bẫy trong hang ổ quân thù. Dù biết rằng mình đang phải đùa giỡn với tử thần trong từng giây phút một, thế nhưng anh vẫn chiến thắng mọi hiểm nguy mà không hề sợ hãi. Ngay cả khi bị hỏi cung ở Bông-vin, dù hiểu rằng chỉ trong nháy mắt có thể phải nổ đạn vào thái dương mình, anh cũng không hề hốt hoảng. Anh đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả cho bản thân và quyết định sẽ không đổi rẻ sinh mạng mình một cách vô ích.

        Gri-gô-ri biết là chiến tranh đã bùng nổ, và cấp trên hay đứng hơn là "Tổ quốc" đã điều anh tới một mặt trận đầy, gay cấn và hiểm hóc, nơi mà cả thành công lẫn sự sống còn đều phụ thuộc vào khả năng tự chủ của chính bản thân anh.

        Trong thâm tâm, anh rất tự hào rằng suốt những năm, tháng trong chiến tranh nỗi sợ hãi chưa một lần nào có thể uy hiếp được anh, chưa một lần nào có thể lung lạc được cân não, ý chí và tinh thần chiến đấu của anh. Vậy thì cái cảm giác yếu lòng vừa qua là do đâu mà có, khi anh đã sẵn sàng đón nhận bất kỳ tình huống nào ở giữa hang ổ kẻ thù này ? Phải chăng ý chí anh đã bị tê liệt! Có lẽ còn tệ hơn thế nữa khi chiến tranh kết thúc anh đã gỡ bỏ một gánh nặng tưởng như không thể nào chịu đựng nổi, đó là sự căng thẳng đè trĩu trên vai anh trong suốt những năm chiến tranh mà anh phải vượt qua để hoàn thành những nhiệm vụ phải hoàn thành và để đạt được thắng lợi. Khi đó anh không thể ngờ rằng trong cái nhẹ nhõm đầy vui sướng ấy lại ẩn náu nguy cơ của những thử thách mới. Thử thách mới ư ? Đúng hơn là thử thách kế tiếp hoặc chính xác hơn là thử thách sau cùng.

        Rất lạ là đến bây giờ anh vẫn chưa thể tin được cái gì đang chờ anh. Lý trí bảo rằng ngày tận số của anh đang đến, nhưng tất cả con người anh phản kháng lại điều đó. Mọi việc xảy ra đều quá bất ngờ.

        Lẽ dĩ nhiên, chỉ bất ngờ đối với riêng anh. Bởi nếu phân tích kỹ những sự kiện một cách lô gích thì...

        Quả thật tìm được lý do gây ra sự hy sinh vô nghĩa lý của mình là một điều an ủi đáng buồn ! Nhưng chính vì con người biết đặt cảm xúc riêng tư và bản năng mù quáng xuống dưới lý trí mà con người đã trở thành người, và chính lý trí đã cho ta sức lực để đến những giây phút cuối cùng người ta vẫn xứng đáng với bản thân.

        Và thế rồi nỗi bàng hoàng vừa giam anh trong thế lực của nó đã lập tức biến mất ! Tuy con tim anh vẫn còn xót xa nuối tiếc tất cả những gì mà rồi đây vĩnh viễn anh không còn trông thấy, không bao giờ còn đạt tới được nữa. Nhưng sự tuyệt vọng và nỗi đau đớn đó cũng có thể thắng được. Và cần phải thắng. Kể ra thì số phận cũng đối xử tốt với anh quá lâu rồi.

        Anh chợt nhớ tới lời của đại tá Ti-tốp: «Cậu thật là đứa con cưng của hạnh vận, chẳng ai tin cậu trở về được nguyên vẹn...».

        Ông nói vói giọng tự nhiên, mộc mạc như những người lính nói chuyện với nhau trong mọi chuyện vui. Nhưng trong trường hợp của Gri-gô-ri thì đó là lời khen ngợi cao nhất vì những công việc anh đã hoàn thành trong vùng hậu phương xa xôi của quân thù.

        Và bây giờ thì « đứa con cưng của hạnh vận ấy » đang ngồi trong xà-lim tử tù do những lầm lỡ của chính bản thân. Bởi anh phạm không phải chi một sai lầm, mà có đến hàng tá...

        Nhưng dù sao lý do cũng không phải là vì anh lại ra nư6c ngoài, sau khi trở về Tồ quốc chưa được bao lâu. Ngay cả đại tá Ti-tốp cũng không phản đối quyết định của anh khi biết rõ lý do của cuộc hành trình, dù ông biết rằng việc đó khổng phải là không nguy hiềm.

        Nhưng đại tá cũng nhất trí là có những trường hợp con người không thể chỉ hoàn toàn quan tâm đến sự an toàn của bản thân, và ông cho việc giúp đỡ bạn bè đang lâm vào hoạn nạn là một nghĩa vụ thiêng liêng, chân chính.

        Không, cho đến bây giờ, trong xà-lim tử tù này anh cũng không ân hận vì ý muốn minh oan cho Mac-ti-ni,  càng không đổ lỗi cho Cuốc dắt đến mọi tai ương này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2018, 03:18:34 pm »


        Gri-gô-ri hồi tường lại vẻ sững sờ của Cuốc khi anh nhét chiếc đồng hồ tay và mẩu giấy nhỏ có đề địa chỉ của cha mình để giã biệt... Tội nghiệp, Cuốc ưở nên vô cùng bối rối. Bởi vì từ lâu anh ta đã biết về hoạt động chống phát-xít của người đại úy mà anh ta hằng yêu mến, và đã tận tình giúp đỡ bằng tất cả mọi khả năng của mình. Nhưng còn chuyện ngài đại úy lại không phải là người Đức... thì Cuốc không thể nào tương tượng nổi ! Nhưng dù sao việc đó cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc chia tay thân thiết với đại úy, mà trái lại càng làm cho tình bạn của họ thêm ấm áp hơn.

        Một chiến sĩ Hồng quân Nga đã trốn khỏi trại tù binh và chiến đấu, gần hai năm bên cạnh các chiến sĩ du kích Ý yêu nước, khi trở về U-crai-na đã mang theo lá thư của Cuốc và lá thư đã được chuyển cho anh.

        Giờ đây Gri-gô-ri hầu như thấy lại trên hai trang giấy viết đặc một nét chữ rất đứng. Cuốc bắt đầu bằng lối gọi quen thuộc : « Ngài đại úy rất kính mến », rồi anh ta gạch chữ « ngài đại úy » đi, viết thay vào đó nét bút hơi ngập ngừng do dự chữ « bail » và đặt thêm trong ngoặc đơn : « Mong ngài cho phép tôi được xưng hô như vậy, đến hơi thở cuối cùng tôi vẫn cố gắng để được xứng đáng với vinh dự đó ». Gri-gô-ri đã phải mỉm cười khi nghĩ rằng Cuốc phải suy nghĩ đến nát óc vì cách xưng hô ấy, nhưng nụ cười lập tức tắt ngấm trên môi, khi anh đọc tiếp những dòng sau. Cuốc báo cho anh biết bác sĩ Mac-ti-ni đã chuyển đến Rôm, nước Ý ở số nhà đó, phố đó v.v... và đã bắt đầu làm việc, thì bất ngờ bị đưa ra tòa truy tố như một tên Ghet-xta-pô và đảng viên đảng Mut-xô-li-ni. Mac-ti-ni bị buộc tội đã cùng với sĩ quan Đức Hen-rích phôn Gôn rinh đi trong đoàn đại biểu quân đội chiếm đóng phát-xít đến bàn về việc trao đổi con tin và đã dâng cho sở mật thám một trong những người lãnh đạo xuất sắc của đội du kích Ga-ri-ban-đi. Có mặt trong cuộc đàm phán là Vich-to. Hiện giờ tên khiêu khích chỉ điểm của sờ Ghet-xta-pô đang được ca tụng như một nhân vật anh hùng. Cha của Li-đi-a là Men-ta-rô-xi có thể bác bỏ dễ dàng vụ vu khống đổi trắng thay đen này vì chính ông là chỉ huy đội du kích Ga-ri-ban-đi. Nhưng trước khi Mac-ti-ni bị bắt giam một ngày thì ông bị một người lạ mặt bắn trộm. Như vậy trước mắt, bác sĩ Mac-ti-ni không có lấy một nhân chứng nào để chứng minh rằng mình vô tội.

        Vich-to, « chú Vich-to » như Li-đi-a thường gọi khi chưa biết về sự phản bội của hắn. Chính hắn, tên có cặp lông mày rậm lạ thường đó đã có báo cho bọn Ghét-xta-pô biết về tất cả mọi hoạn động của đội du kích Ga-ri-ban-đi.

        Chỉ qua sự may mắn tinh cờ mà Gri-gô-ri mới lột trần được bộ mặt phản bội của hắn và cùng với sự giúp đỡ của Li-đi-a bắt hắn phải chịu sự trừng phạt xứng đáng... Câu chuyện lộn sòng này quá vô lý, rất đáng nghi nữa là khác. Có một ai đó cố tình «đóng dấu đen» lên những người yêu nước và bảo vệ những kẻ phản bội. Quá trình điều tra vụ án đã thể hiện điều này: Cuốc biết rằng họ đã phớt lờ nhân chứng Li-đi-a với lý do là lòng uất hận do cái chết của cha có thể làm ảnh hưởng tới sự vô tư của cô ta... Không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng là Mac- tì- ni đang cần có sự giúp đỡ khẩn cấp và chỉ có anh, chỉ có Gri-gô-ri, mới minh oan được cho anh ấy mà thôi,

        Đó chính là bổn phận cao cả của anh, là mệnh lệnh của con tim. Anh không có quyền bỏ rơi bè bạn trong cơn hoạn nạn, càng không thể để cho ai đó thực hiện thành công một cuộc đổi trắng thay đen.

        Gri-gô-ri vẫn còn nghe văng vẳng bên tai :

        — Và đồng chí, chắc rằng đồng chí giúp được anh ấy thật phải không? — Đại tá Ti-tốp hỏi, sau khi nghe anh kể về Mac-ti-ni và đọc xong lá thư của Cuốc. Gri-gô-ri trả lời không chút do dự :

        — Tôi không biết là hiện giờ tình hình nơi đó ra sao. Nhưng tôi muốn tin ở sức mạnh của chân lý - Mac- ti-ni là một người yêu nước chân chính, chính anh ta đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thừa hành nhiệm vụ... Về phần tôi — tôi sẽ là kẻ vô ơn đê tiện, nếu tôi lùi bước trước những khó khăn, và bàng quan trước số phận, thậm chí là trước sự sống còn của anh ấy. Mac- ti-ni là một con người đa cảm mơ mộng và duy tâm, không có một chút hiểu biết nào trước cuộc sống lừa lọc đương thời và hoàn toàn không Có khả năng để tự bảo vệ mình.

        — Thế đồng chí có biết đồng chí dấn thân vào con đường nguy hiểm như thế nào không ? — Ti-tốp hỏi lại.

        Gri-gô-ri thừa biết rằng cuộc hành trình qua bắc Ý, rồi đến Rôm không phải chỉ là một chuyến du lịch với những khó khăn vặt vãnh và anh công nhận một cách thành thật điều ấy.

        — Vấn để là ờ chỗ này...

        — Dù sao tôi cũng đề nghị đồng chí thông cảm giúp đỡ cho, dù tôi phải trải qua những khó khăn nguy hiểm cũng được. Tuy nhiên chứng ta cũng chỉ có thể nói về những khó khăn tầm thường mà thôi, bởi tôi hứa là sẽ rất dè dặt và thận trọng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2018, 07:25:18 pm »


        Cuộc nói chuyện với đại tá Ti-tốp sau đó kéo dài rất lâu. Từ những góc độ khác nhau cả hai lường thử những tình thế mà Gri-gô-ri có thể rơi vào, rồi cân nhắc và tìm giải pháp xem Gri-gô-ri phải xử sự ra sao trong từng trường hợp. Gri-gô-ri thấy rằng đại tá đã tạm bằng lòng với những dự đoán của mình và anh càng yên tâm hơn.

        — Thôi được, —    cuối cùng ông đồng ý — Tôi sẽ giúp cho cuộc hành trình của đồng chí được trót lọt.

        Nếu quyết định của đồng chí đã nghiêm chỉnh đến thế... Nhưng đồng chí hãy nhớ lấy : cuộc hành trình này là việc riêng của lương tâm đồng chí. Chỉ là việc riêng thôi. Hiện giờ chiến tranh đã kết thúc, đồng chí không còn là tình báo viên, thậm chí cũng không phải là quân nhân nữa, mà chỉ là một khách du lịch bình thường như mọi người khác.

        — Tôi đã rõ...

        Đại tá thực hiện lời hứa, nhưng có thể thấy rõ là ông miễn cưỡng tán thành, và dường như có vẻ bực mình với sự nhân nhượng, dễ dãi của chính ông.

        — Thôi, cứ đi đi ! Giờ thì tôi lại phải lo lắng vì cậu — ông thốt lên lúc chia tay — Không phải vì cậu là cấp dưới của tôi, mà vì... Ti-tốp không nói hết câu, ông chi lắc đầu bực bội dường như muốn xua tan những ý nghĩ không vui của mình, ông siết chặt tay Gri-gô-ri — Vạn sự như ý nhé !

        Cái ý nghĩ mình đã không thực hiện được niềm hy vọng của đại tá như một điều xấu hổ luôn day dứt cấu xé lòng anh. Không, tốt hơn hết là ta đừng nghĩ tới cái siết tay thân ái đó, đừng nhớ đến cái nhìn của cặp mắt buồn rầu và nghiêm nghị đó. Và một hình ảnh chia ly khác lại dần dần hiện lên trong trí nhớ anh. Sân ga Ki-ép. Tội nghiệp cho cha ! Cha đã giấu nỗi băn khoăn lo lắng và đã cố gắng biết bao mới có được cái vẻ ngoải bình tĩnh dù rằng ông cảm thấy cái thư nào đó đã khuấy động con trai ông, và chắc chắn có liên quan đến chuyến đi xa đột ngột của nó. Giờ đây người cha thân yêu có thể nghĩ gì sau khi nhận được tấm bưu ảnh vỏn vẹn chỉ có vài dòng của con trai nhỉ ? Và chắc chắn là theo thói quen cha lại tới lật những tờ lịch chờ cái ngày mà Gri-gô-ri hứa sẽ trở về. Và niềm hy vọng sẽ còn sống mãi trong cha. Cha sẽ lằn lượt giở những tờ lịch với niềm mong ước... mà không hề biết rằng đứa con trai ấy chỉ còn có đêm nay nữa.

        Khó khăn biết bao khi phải cắt đứt dòng suy nghĩ gắn với những người gần gũi thân thiết. Tha lỗi cho con, cha ơi ! Lúc này con không có quyền nghĩ đến cha, con không có quyền mềm yếu. Cần phải bóp chết trong tim con nỗi đau đớn tiếc thương, để khỏi mang niềm ô nhục và hổ thẹn đến cho nòi giống chân chính của chúng ta.

        Người ta thường nói khi sắp chết cả cuộc đời của con người như diễu qua trước mắt họ. Nhưng tại sao mình vẫn chưa muốn nhớ lại những gì trải qua. Chỉ một phần nhỏ của quá khứ làm mình bận tâm. Phải, mình phải tìm xem, phải suy xét đến cùng xem vài tuần gần đây nhất mình đã lầm lỗi ở đâu. Bước đầu của cuộc hành trình anh nhớ lại thì hình như chưa có điểm gì không hay cả. Theo thói quen Gri-gô-ri tránh tiếp xúc trên tàu, không bắt chuyện với những hành khách, anh kêu đau đầu và nuốt một viên pi-ra-mi-đồng. Điều đó đã có tác dụng. Không còn ai quấy rầy anh với câu hỏi như một điệp khúc : từ đấu đến đây. Không còn ai chú ý xem quyển sách anh đang thong thả lật từng trang là quyển sách gì nữa. Nếu một hành khách đang đau đầu thì nên để cho người ta yên tĩnh. Những việc như thế có thể xảy ra với bất cứ ai, nhất là trên tàu hỏa, nơi mà những cửa ra vào rất trống gió. Lợi dụng tình thế thuận lợi trên, Gri-gô-ri quay mặt về phía cửa sổ...

        Dấu vết của cuộc chiến tranh vừa kết thúc lần lượt hiện ra trước mặt anh. Đó đây một cái đầu máy trông xa giống như một con quái vật khổng lồ thời cổ đại đang thu mình chuẩn bị vồ mồi và cứ ở nguyên trạng thái đó khi bị sát thương. Những khung toa xe cháy dở rải rác khắp nơi, bên một đống gạch vụn đổ ngổn ngang chỉ còn một bức tường đứng sững nguyên vẹn. Chắc là vật báo tin độc nhất còn sót lại của khu nhà đông đúc, Một vài ống khói còn lại một cách kỳ lạ nổi bật lên giữa cảnh hoang tàn đồ nát như những tấm bia mộ. Những cành nhỏ quằn quại đen thui trên nhưng thân cây lớn bị thiêu cháy, như những cánh tay hướng về phía bầu trời trong sạch với những cử chỉ cầu khẩn hay kêu gọi trả thù...

        Đoàn tàu lao nhanh qua những tang chứng tố cáo cuộc chiến tranh bẩn thỉu, và Gri-gô-rỉ có cảm tưởng như tất cả những tang chứng ấy đang diễu hành dọc theo đường ray trước mắt anh. Dần dần anh phát hiện ra giữa cảnh hoang tàn đó một màu xanh mượt mà của những dải đất đã được trồng những cây ăn quả, những thảm lúa mì xanh non tươi mát, những bước chân vội vã hấp tấp trên các ấp trại, những chiếc ô-tô chất đầy những bao, những túi và gạch, gỗ, vật liệu xây dựng, những chú bò non bướng bỉnh chạy trên con đường khấp khểnh dọc đường tàu. Hàng đoàn trẻ con đổ ra trên các sân ga rải đá vẫy tay tới tấp theo đoàn tàu, như Gri-gô-ri đã làm không phải chỉ một lần khi còn ở tuổi thiếu niên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2018, 08:28:45 pm »


        Cuộc nói chuyện với đại tá Ti-tốp sau đó kéo dài rất lâu. Từ những góc độ khác nhau cả hai lường thử những tình thế mà Gri-gô-ri có thể rơi vào, rồi cân nhắc và tìm giải pháp xem Gri-gô-ri phải xử sự ra sao trong từng trường hợp. Gri-gô-ri thấy rằng đại tá đã tạm bằng lòng với những dự đoán của mình và anh càng yên tâm hơn.

        — Thôi được, —    cuối cùng ông đồng ý — Tôi sẽ giúp cho cuộc hành trình của đồng chí được trót lọt.

        Nếu quyết định của đồng chi đã nghiêm chỉnh đến thế... Nhưng đồng chí hãy nhớ lấy : cuộc hành trình này là việc riêng của lương tâm đồng chí. Chỉ là việc riêng thôi. Hiện giờ chiến tranh đã kết thúc, đồng chí không còn là tình báo viên, thậm chí cũng không phải là quân nhân nữa, mà chỉ là một khách du lịch bình thường như mọi người khác.

        — Tôi đã rõ...

        Đại tá thực hiện lời hứa, nhưng có thể thấy rõ là ông miễn cưỡng tán thành, và dường như có vẻ bực mình với sự nhân nhượng, dễ dãi của chính ông.

        — Thôi, cứ đi đi ! Giờ thì tôi lại phải lo lắng vì cậu — ông thốt lên lúc chia tay — Không phải vì cậu là cấp dưới của tôi, mà vì... Ti-tốp không nói hết câu, ông chi lắc đầu bực bội dường như muốn xua tan những ý nghĩ không vui của mình, ông siết chặt tay Gri-gô-ri — Vạn sự như ý nhé !

        Cái ý nghĩ mình đã không thực hiện được niềm hy vọng của đại tá như một điều xấu hổ luôn day dứt cấu xé lòng anh. Không, tốt hơn hết là ta đừng nghĩ tới cái siết tay thân ái đó, đừng nhớ đến cái nhìn của cặp mắt buồn rầu và nghiêm nghị đó. Và một hình ảnh chia ly khác lại dần dần hiện lên trong trí nhớ anh. Sân ga Ki-ép. Tội nghiệp cho cha ! Cha đã giấu nỗi băn khoăn lo lắng và đã cố gắng biết bao mới có được cái vẻ ngoải bình tĩnh dù rằng ông cảm thấy cái thư nào đó đã khuấy động con trai ông, và chắc chắn có liên quan đến chuyến đi xa đột ngột của nó. Giờ đây người cha thân yêu có thể nghĩ gì sau khi nhận được tấm bưu ảnh vỏn vẹn chỉ có vài dòng của con trai nhỉ ? Và chắc chắn là theo thói quen cha lại tới lật những tờ lịch chờ cái ngày mà Gri-gô-ri hứa sẽ trở về. Và niềm hy vọng sẽ còn sống mãi trong cha. Cha sẽ lằn lượt giở những tờ lịch với niềm mong ước... mà không hề biết rằng đứa con trai ấy chỉ còn có đêm nay nữa.

        Khó khăn biết bao khi phải cắt đứt dòng suy nghĩ gắn với những người gần gũi thân thiết. Tha lỗi cho con, cha ơi ! Lúc này con không có quyền nghĩ đến cha, con không có quyền mềm yếu. Cần phải bóp chết trong tim con nỗi đau đớn tiếc thương, để khỏi mang niềm ô nhục và hổ thẹn đến cho nòi giống chân chính của chúng ta.

        Người ta thường nói khi sắp chết cả cuộc đời của con người như diễu qua trước mắt họ. Nhưng tại sao mình vẫn chưa muốn nhớ lại những gì trải qua. Chỉ một phần nhỏ của quá khứ làm mình bận tâm. Phải, mình phải tìm xem, phải suy xét đến cùng xem vài tuần gần đây nhất mình đã lầm lỗi ở đâu. Bước đầu của cuộc hành trình anh nhớ lại thì hình như chưa có điểm gì không hay cả. Theo thói quen Gri-gô-ri tránh tiếp xúc trên tàu, không bắt chuyện với những hành khách, anh kêu đau đầu và nuốt một viên pi-ra-mi-đồng. Điều đó đã có tác dụng. Không còn ai quấy rầy anh với câu hỏi như một điệp khúc : từ đấu đến đây. Không còn ai chú ý xem quyển sách anh đang thong thả lật từng trang là quyển sách gì nữa. Nếu một hành khách đang đau đầu thì nên để cho người ta yên tĩnh. Những việc như thế có thể xảy ra với bất cứ ai, nhất là trên tàu hỏa, nơi mà những cửa ra vào rất trống gió. Lợi dụng tình thế thuận lợi trên, Gri-gô-ri quay mặt về phía cửa sổ...

        Dấu vết của cuộc chiến tranh vừa kết thúc lần lượt hiện ra trước mặt anh. Đó đây một cái đầu máy trông xa giống như một con quái vật khổng lồ thời cổ đại đang thu mình chuẩn bị vồ mồi và cứ ở nguyên trạng thái đó khi bị sát thương. Những khung toa xe cháy dở rải rác khắp nơi, bên một đống gạch vụn đổ ngổn ngang chỉ còn một bức tường đứng sững nguyên vẹn. Chắc là vật báo tin độc nhất còn sót lại của khu nhà đông đúc, Một vài ống khói còn lại một cách kỳ lạ nổi bật lên giữa cảnh hoang tàn đồ nát như những tấm bia mộ. Những cành nhỏ quằn quại đen thui trên nhưng thân cây lớn bị thiêu cháy, như những cánh tay hướng về phía bầu trời trong sạch với những cử chỉ cầu khẩn hay kêu gọi trả thù...

        Đoàn tàu lao nhanh qua những tang chứng tố cáo cuộc chiến tranh bẩn thỉu, và Gri-gô-rỉ có cảm tưởng như tất cả những tang chứng ấy đang diễu hành dọc theo đường ray trước mắt anh. Dần dần anh phát hiện ra giữa cảnh hoang tàn đó một màu xanh mượt mà của những dải đất đã được trồng những cây ăn quả, những thảm lúa mì xanh non tươi mát, những bước chân vội vã hấp tấp trên các ấp trại, những chiếc ô-tô chất đầy những bao, những túi và gạch, gỗ, vật liệu xây dựng, những chú bò non bướng bỉnh chạy trên con đường khấp khểnh dọc đường tàu. Hàng đoàn trẻ con đổ ra trên các sân ga rải đá vẫy tay tới tấp theo đoàn tàu, như Gri-gô-ri đã làm không phải chỉ một lần khi còn ở tuổi thiếu niên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2018, 01:21:26 am »


        Ừ, không gì có thể ngăn nổi sức sáng tạo của cuộc sống. Cuộc sống dù trải qua phong ba bão táp vẫn tiến tới, vẫn vươn lên với đà mạnh mẽ không gì ngăn cản nổi. Cái ý nghĩ chiến tranh đã thuộc về dĩ vãng và lịch sử đã chứng minh sự thật hùng hồn của cuộc sống khiến Gri-gô-ri thấy tự hào biết bao về Tổ quốc của mình. Bởi chính nhờ thắng lợi của Tổ quốc anh mà cả Trung Âu ngày nay được sống trong hòa bình, công lao đó của dân tộc anh, của lý tưởng chân chính vô địch đã dẫn lối đưa đường cho anh và anh sẵn sàng hy sinh tất cả, sẵn sàng cống hiến cả sự sống của mình cho chân lý đó.

        Trong xà-lim mờ tối Gri-gô-ri lại cảm thấy niềm tự hào vô bờ bến đó. Giờ đây có rút kinh nghiệm cũng không còn nghĩa lý gì nữa ! Chính lòng tự hào đã dẫn dắt anh đến chỗ chủ quan và anh đã rơi vào ma lực của những say sưa trước thành tỉch. Nghĩ đến dân tộc mình, anh nhớ đến phần việc bé nhỏ mà anh đã đóng góp vào thắng lợi chung.

         Phải chăng cái lầm lỡ đầu tiên mà mình phạm đã bắt rễ từ tư tưởng tự mãn đó ? Tính anh hùng cá nhân đã làm cho mình mê muội như cọn công trống xòe bộ lông đuôi sặc sỡ để phô trương, mình đã tự hài lòng với bản thân và quên mất sự thận trọng.

         Giá mình đừng mù quáng tin ở ngôi sao vận mệnh đến thế. Đừng xuống ở cái ga đáng nguyên rủa ấy và đừng phá bỏ lời hứa với bản thân là sẽ không rời toa xe nếu không cần thiết...

         Khi tàu hỏa đến biên giới Áo — Ý anh không kìm nổi mình bước xuống sân ga. Không khí ấm áp trong sạch đượm mùi hoa lá mùa xuân tràn đầy lồng ngực anh. Lúc đó mình đã choáng váng, dường như chớm say sưa vì nó. Và một ý muốn không thể cưỡng nổi : ít nhất phải mang vào toa xe một vài cành lá, dù nhỏ cũng được. Và mình đã bước những bước tai hại về phía rìa ga.

         — Đại úy Gôn-rinh ? — một giọng nói vang lên từ bên cạnh khi anh đang cúi xuống một đám cỏ non có vẻ là cỏ gà...

         Phải, chúng đã bất chợt tóm được mi, và mi đã giật mình như một đứa trẻ ăn vụng bị bắt quả tang. Điều đó không thoát khỏi sự chú ý của tên sĩ quan Mỹ và hai tên lính. Nếu không thế thì ai biết được, có thể... nhưng không ? Giữa cái đám vô công rồi nghề đang hau háu vây quanh người hành khách khả nghi, Gri-gô-ri thoáng thấy hình dáng quen thuộc Phran Vôn-phơ, mụ quản gia cũ của tướng Ê-vec. Khi cảm thấy cái nhìn của người mà một thời mụ quen gọi là Gôn-rinh mụ ta nhanh nhẹn ẩn vào sau lưng một người nào đó.

         « Chính mụ đó đã khai báo mình», — Gri-gô-ri chợt hiểu ra.

 
         — Phải, tôi là đại úy Gôn rinh. - Anh xác nhận sau giâỵ lát suy nghĩ, lưỡng lự.

         Giữa tình thế này anh không thể viện vào giấy tờ đã chuẩn bị sẵn, bởi như thế sẽ chỉ làm cho tình thế thêm phức tạp mà thôi. Không, anh không có quyền để lộ chân tướng của mình. Bằng bất cứ giá nao cũng không! Cần phải tìm mọi khả năng khác để thoát thân thôi. Vậy nếu đã là Gôn-rinh thì cứ là Gôn rinh xem sao ? Họ có thể buộc tội gì cho ta kia chứ? Ta làm việc ở Ban tham mưu, không trực tiếp tham gia trong các chiến dịch hành quân cũng như trong các đoàn tiểu trừ ở hậu phương.

         Nhưng mọi sự lại không xảy ra như điều Gri-gô-ri nghĩ. Quả anh không thể biết được rằng khoảng thời gian đó ở Áo cung như ở biên giới Đức và Thụy sĩ, người ta đang lùng bọn đã phục vụ cho chủ nghĩa Hít-le. Và để trốn tránh quân đội chiến thắng, bọn mất chủ này đã lần về những dãy núi của miền Nam nước Đức, nơi chiến tranh đang tiếp diễn.

         Khi chợt hiểu ra là bị đánh lừa, và sự thất bại là không gì cứu vãn nổi, thì chủ yếu là bọn tướng tá và những sĩ quan của bọn ss liền hối hả chạy tản đi khắp nơi dưới những tên giả lẫn giấy tơ giả để hòng cứu mạng. Phần đông chúng bị tóm lại và tống vào những trại tù binh tập trung có hàng rào dây thép gai vây quanh. Từ trại tù binh đó quân đồng minh Anh, Mỹ đã thả ngay một số lớn, thậm chí là đại đa số mà không một lời xét hỏi về những tội lỗi chúng đã gây ra trong chiến tranh.

         Gri-gô-ri không nắm được tình hình đó, nên anh rất ngạc nhiên khi gặp ban chỉ huy trại.

         Viên thượng sĩ trực nhật chỉ viết vẻn vẹn có mấy chữ vào sổ : Gôn-rinh và đơn vị mà anh đã phục vụ, sau đó không hỏi han gì thêm, hắn chỉ cho anh nơi ở của những người mới tới,

         Trại tù binh ! Lại một lần nữa anh thấy rõ từng chi tiết trước mắt anh. Trại tù binh được thiết lập trên sân bay cũ giờ đã được rào dây thép gai xung quanh, gần ngoại ô của thành phố Sat-đơ. Mỗi đại đội được dành  một khu riêng biệt, các cán bộ từ trung đội đến trung đoàn thì ở chung với nhau, còn các sĩ quan tham mưu thì ở trong một khu nhà gỗ riêng khác. Những sĩ quan cao cấp hơn thì được cấp người phục vụ riêng. Từ thiếu úy đến thiếu tá cứ ba người thì được một cần vụ. Trong trại cấm không được giữ ống nhòm và máy ảnh, nhưng các sĩ quan lại có thể mang súng lục theo người
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2018, 08:07:48 am »

 
         Có khoảng 80 nghìn lính và sĩ quan trong trại. Quả là một thành phố nhà gỗ thật sự. Những dãy nhà xếp theo khối đều đặn, và từ những con số cùa chúng có thể suy ra số của các tiểu đoàn. Xưởng sửa chữa khổng lồ cũ của sân bay được trang bị lại thành câu lạc bộ và ở đó hầu như được chiếu phim liên tục cả ngày lẫn đêm.

         Ban chỉ huy trại đóng ở tòa nhà bốn tầng cạnh cổng ra vào của sân bay xưa kia. Cũng như những người mới đến khác, ngay lập tức Gri-gô-ri đã bị những « cư dân » cũ vây quanh và anh đã mau chóng làm quen, tìm hiểu ngọn ngành, nội quy của cuộc sống ở trại và những tin tức mới đang làm cho các tù binh hồi hộp chờ đợi. Sự kiện gây ấn tượng mạnh mẽ gần đây nhất là theo thông tư của ban chỉ huy trại, người ta sẽ lại phóng thích một số tù binh nữa, trừ những người đã phục vụ ở tổ chức SS -  SO và ở Sở Ghet-xta-pô.

         Trong trại hiện giờ những tin tức này đang là đề tài hấp dẫn cho những cuộc nói chuyện và tranh cãi ầm ĩ.

         Thỉnh thoảng một vài tù binh, nhưng chủ yếu là những sĩ quan tham mưu lại bị điệu lên gặp ban chỉ huy trại, và bị giữ ở đó hàng tiếng đồng hồ. Chuyện đặc biệt đó làm cho những người khác phát ngứa ngáy vì tò mò, và khi bị các bạn tù căn vặn thì những, sĩ quan tham mưu đó chỉ trả lời úp mở, mập mờ, để cho các bạn tù ai muốn hiểu theo nghĩa nào tùy thích.

         Riêng đối với Gri-gô-ri thì thời gian đi chậm như rùa, Mặc dù anh đã gửi nhiều bản thỉnh cầu lên ban chỉ huy trại, nhưng họ vẫn không tiếp anh. Cả ngày anh nằm dài trong khu nhà gỗ, sách luôn luôn trên tay. Trại tù binh này có một thư viện khá tốt. Anh đọc liên tục để cố quên, để xua đuổi nổi lo âu và để bớt nghĩ đến Mac-ti-ni bất hạnh đang chờ đợi vô ích sự giúp đỡ của anh. Ngay phút đầu anh đã ít lo nghĩ đến số phận riêng mình: nếu họ đã thả những người khác thì thế nào cũng đến lượt mình...

         Anh phó mặc cho thời gian cứ thế trôi đi và đó là sai lầm thứ hai mà Gri-gô-ri không thể nào tự tha thứ cho mình được trong giờ phút cuối cùng này. Nhưng giờ đây có nghiêm khắc phê phán mình cũng đã muộn, không còn nghĩa lý gì nữa... Có lẽ tốt hơn là trước khi nhận cái chết không nên căn vặn cái « vì sao » của những sự việc nối tiếp và không nên nghĩ ngợi gì cả. Nhưng khốn thay bộ óc đã bị khuấy trộn vì những hồi ức không để anh được yên với những sự kiện vừa xảy ra không lâu...

         Buổi sáng 1 tháng 7 bắt đầu một cách khác thường. Gri-gô-ri choàng tinh giấc vì có người lắc vai anh, anh mở mắt : một thượng sĩ Mỹ đứng bên cạnh dường :

         — Ông là đại úy Phôn Gôn-rinh ? — hắn nói bậng tiếng Đức sai giọng.

         — Phải, chính tòi.

         Vậy mời ông lên gặp cấp chỉ huy.

         — Ai mời ?

         — Ở đó ông sẽ rõ.

        Thoáng cái Gri-gô-ri đã chuẩn bị xong, anh theo tên thượng sĩ Mỹ bươcs vào văn phòng, nơi anh được đưa tới.

         Văn phòng ban chỉ huy trại trang bị nghèo nàn. .Không ở đâu có mội cái gì thừa : trong góc phải đặt chiếc bàn viết cồng kềnh, trước nó là chiếc ghế dựa thấp, dọc theo tường bên phải là một cái tủ khổng lồ với vô số ngăn kéo. Chỉ những chữ la-tinh đen tròn xếp theo vần A,B,C và chiếc máy điện thoại nhựa trắng trên bàn là nổi bật hơn cả trong văn phòng.

         Gri-gô-ri vô cùng ngạc nhiên khi bước vào phòng. Anh nghĩ là mình sẽ gặp một quân nhân, nhưng ngươi ngồi đối diện với anh lại mặc thường phục. Cái áo vét- tông nhàu nát treo cẩu thả trên đôi vai góc cạnh. Cổ áo sơ mi để lộ ra chiếc cổ gầy nhãn nheo như muốn giới thiệu đầy đủ nhất vẻ thiếu quan tâm đến hình thức của chủ nhân. Nhưng, nét mặt của người ấy lại gợi lên ấn tượng trái ngược.

         Sau đôi mắt kính to che mất một phần ba khuôn mặt gày là đôi mắt lạnh lùng, dò xét, nhìn kỹ người đang bước vào. Dường như tất cả sức sống của tấm thân gầy còm, tàn héo ấy đều tập trung cả trong đôi mắt.

         Y chỉ thoáng gật đầu trả lời câu chào của Gri-gô-ri, rồi trở vào chiếc ghế dựa.

         Cả hai lặng lẽ nhìn nhau đến vài giây. Cuối cùng hắn cất tiếng :

         — Speak you English ?1

         — Không, tôi chỉ nói tiếng Đức thôi.

         Cặp môi mỏng của y lệch đi, trông như một nụ cười mỉm, hoặc cũng có thể là một oai bĩu môi khinh bỉ nữa.

         — Cũng được, ta nói chuyện bằng tiếng Đức vậy.

         Hắn nói :

         — Ngài là Hen-rích phôn Gôn-rinh, đại úy của quân đội Đức ?

         — Đúng.

         — Chắc ngài cũng biết là chúng tôi bắt đầu phóng thích những sĩ quan tham mưu của quân đội Đức ?

         — Tôi có nghe nói

-------------------
        1. Ngài có nói chuyện bằng tiếng Anh được không ?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2018, 01:11:02 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2018, 02:05:30 am »


         — Bây giờ đến lượt ngài. Vì vậy tôi cho mời ngài đến. Vấn đề là trước khi phóng thích chúng tôi muốn biết chúng tôi trao tự do cho ai. Những giấy tờ của quân đội các ngài nằm gọn trong tay chúng tôi và như thế chứng tôi có điều kiện làm quen với hoàn cảnh riêng của từng người. Ngài có hiểu điều tôi nói không ?

         — Tôi hiểu.

         — Giờ thì quả tình tôi không biết bắt đầu từ việc gì với ngài.

         — Vì sao ?

         Tên đeo kình bắt đầu gõ những ngón tay xương xẩu lên mặt bàn, mắt nheo lại như để lựa câu trả lời...

         — Tôi không gây khó khăn cho những người như các ngài, dù rằng các ngài đã chiến đấu chống lại chúng tôi. — y nói giọng dễ dãi, tuy ánh mắt vẫn lạnh lùng không hề thay đổi.

         — Ngài muốn nói về những phiền toái nào kia ? Tôi hoàn toàn không hiểu ý ngài.

         — Như tôi vừa nói, chúng tôi có dịp làm quen với hoàn cảnh riêng của tất cả các ngài.

         — Vậy thì càng tốt.

         — Chưa hẳn thế, ngài phải công nhận là thời gian đầu ngài đã ở trong quân đội Xô viết, sau đó ngài chạy sang quân đội Đức. Như vậy có nghĩa là ngài tự nguyện chống lại chúng tôi, chứ không phải bị ép buộc.

 
         — Tôi nguyên là người Đức.

         — Nhưng ngài là công dân Nga. Vì thế chúng tôi có thể dựa vào hiệp ước đã ký với các nước đồng minh mà đối xử với ngài

         — Tôi không rõ thực chất của bản hiệp ước đó.

         — Vậy thì ngài nghe đây. Theo tinh thần của bản hiệp ước ký với Nga xô, tất cả những người rời nước Nga từ trước năm 1939 được coi là những người lưu vong. Còn những người qua biên giới sau đó được coi như di cư và phải trả số người ấy lại cho nước họ không tùy thuộc vào nguyện vọng.

         — Nhưng tôi là người Đức, như vậy thì...

         — Điều ấy không có nghĩa gì cả, thực chất ngài là 1 công dân Nga-Xô. Nhưng tôi nghĩ rằng triển vọng trở về nước Nga không làm cho ngài hào hứng lắm. Bởi tòa án binh Nga ngay mùa thu năm 1941, — y nhìn đương sự với giọng nói nhấn mạnh đặc biệt, — đã tuyên án tử hình vắng mặt vì tội phản quốc,

         — Đúng như vậy.
         
         — Đối với chúng tôi thì điều đó cũng chẳng được lợi gì nếu họ thanh toán ngài. Dù rằng theo tinh thần hiệp ước đã ký...

         —   Nói trắng ra nghĩa là các ông định trao tôi cho quân đội Xô-viết xử bắn chữ gì ?

         — Đó chưa phải là sự thật đã được quyết định...

         — Tòi có thề hy vọng sự thật ấy sẽ không bao giờ xảy ra được chăng ?

         — Điều ấy còn tùy thuộc ở ngài,

         — Tùy tôi ư ? Tôi chưa hiều ý ngài...

         — Lúc nào chúng tôi cũng thực hiện đầy đủ hiệp ước quốc tế. Trong các trại tù binh, chúng tôi không hề tuyên truyền, mà cho tất cả mọi người khả năng lựa chọn tự do. Trường hợp của ngài cũng vậy. Ngài cần phải tự giúp mình để chúng ta cùng tìm ra lối thoát. Nếu dự tính của ngài có thể chấp nhận được, chúng tôi sẽ giúp ngài thực hiện. Ngài có thể tính đến sự giúp đỡ tận tình của chúng tôi. Vài ngày nữa tôi cho mời và ngài sẽ cho tôi rõ ý định của ngài... Hôm nay tôi không giữ ngài lâu hơn nữa...

         Gri-gô-ri vừa quay lại khu nhà gỗ, vừa trầm ngâm suy nghĩ. Tên đeo kính đã ranh mãnh lợi dụng « những hoàn cảnh riêng » của anh. Hắn lại đòi hỏi chính anh đề ra « lối thoát », cứ chờ xem...

         Rõ ràng là họ muốn đưa anh vào một tổ chức nào đó. Nhưng tổ chức nào ? Vì mục đích gì ? Cần phải đợi thôi. Rồi họ sẽ quyết định thay anh. Gri-gô-ri cảm biết « họ » là những ai3 anh biết rằng chỉ trong vài ngày nữa họ sẽ xuất đầu lộ diện và tấm lá chắn bấy lâu họ ẩn náu sẽ được cất bỏ.

         Nhưng một tuần đã trôi qua mà vẫn không có ai cho gọi anh cả. Điều ấy bắt đầu làm anh lo ngại. Và mặc dù không để lộ ra ngoài, nhưng trọng thâm tâm anh phải tự thú nhận với chính mình rằng sự chờ đợi làm căng thẳng thần kinh anh.

         Khi người ta cho gọi anh lên ban chỉ huy trại lần nữa là lúc hơn hai tuần trôi qua kể từ cuộc nói chuyện với tay mặc thường phục kia.

         Văn phòng anh đến lần trước ở trên gác, và anh đi về phía cầu thang.

         — Không phải ở đó ! Viên thượng sĩ hộ tống lên tiếng. Hắn dẫn anh đi dọc dãy hành lang dài dằng dặc, rồi đưa anh vào một gian phòng nhỏ hầu như trống rỗng. Ngoài cái bàn nhỏ và hai chiếc ghế ra, trong phòng không có cái gì khác.

         — Ngài hãy chờ đây, rồi các ông ấy sẽ đến ! — Viên thượng sĩ dặn, rồi đi mất.

         Gri-gô-ri đoán người ta sẽ chú ý rình anh qua một lỗ hổng bí mật nào đó, nên anh châm thuốc hút với vẻ uể oải bình thản cố tình... Anh hút hết điếu này đến điếu khác, mà vẫn chưa thấy ai tới cả. Dường như người ta đã quên mất có anh đang đợi... đúng là một trò chơi với các dây thần kinh...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2018, 01:26:53 am »

           
        Cuối cùng cánh cửa mở ra nhẹ nhàng và trên ngưởng cửa xuất hiện một người, Gri-gô-ri ít ngờ tới nhất trong môi trường này. Một cố đạo già nua, gầy gò, cằn cỗi bước vào tới những bước chân lặng lẽ. Khuôn mặt ông ta như bị nhúng vào sáp ong, có những nếp nhăn cắt ngang cắt dọc, Đôi mi mắt xệ xuống gần như đã giết hết sự sống trên khuôn mặt tàn héo ấy. Nhưng rồi hai mí mắt của ông ta chợt mở, một đôi mắt đen có ánh sáng ấm áp hiện ra. Đồng thời đôi môi ông ta cũng trở nên sinh động hơn, những nếp nhăn giãn ra như những nếp gấp của chiếc quạt và bộ mặt người ướp1 của lão già trở nên có sinh khí.

         — Ngồi xuống, con ! — Giọng của lão cố đạo trầm và êm ái như ánh mắt của lão ta.

         Gri-gô-ri ngồi xuống và cũng đặt một cánh tay lên bàn như vị khách không mời mà đến kia.

         — Ta đọc được từ ánh mắt con sự ngạc nhiên, từ đó suy ra con ít có quan hệ với nhà thờ. Đúng vậy không con ?

         — Thưa cha, rất tiếc là con không thể hầu chuyện cha bằng tiếng Anh. Hiểu thì con cũng hiểu đôi chút, nhưng để trả lời cho chỉnh xác ihì...

         — Còn ta thì chỉ bập hẹ được vài tiếng Đức... Làm thế nào nhỉ. Lão ta hỏi vẻ do dự giả tạo. Rồi đôi mắt lão sáng bừng lên một cách ranh mãnh, một nụ cười nghề nghiệp làm rung động bộ mặt cằn cỗi đầy nhưng vết nhăn chân chim của lão.   

         — Ta nghĩ rằng có một thứ tiếng có thể giúp chúng ta dễ dàng hiểu nhau được. Không đúng ư ? — Ông ta nói lưu loát bằng thứ tiếng U-cra-i-na rõ và nhẹ nhàng, hơi kéo dài như hát phần cuối các từ.

         — Jaw-ohl2 - Gri-gô-ri cố ý trả lời bằng tiếng Đức.

         — Sao con lại trả lời ta bằng tiếng Đức ?

         — Đó là tiếng mẹ đẻ của con.

         — Phải chăng thứ ngôn ngừ đã giúp con làm quen với cuộc sống từ lúc còn thơ ấu không thể trở thành thứ tiếng mẹ đẻ thứ hai của con đưọc sao ? Có lẽ nào! Hay ta nhầm ? Vì theo ta biết thì từ nhỏ con đã theo học ở trường U-cra-i-na kia mà?

         Lập tức Gri-gô-ri thấy ngay tay ác thụng này cũng tường tận về quá khứ của anh chẳng kém gì tên đeo kính cận thị kia.

         — Thưa cha, con thiết tưởng cha đến đây không phải để tìm hiểu về mối liên quan của con vời tiếng Ucra-i-na chứ ? — Gri-gô-ri lộ rõ vẻ sốt ruột; Lão cố đạo lắc đầu vẻ chê trách, nhưng giọng nói của lão vẫn dịu dàng:

        — Con bẳn tính quá đấy, nam tước ạ! Nhưng chính vì thế mà người ta đưa cây thánh giá thiêng liêng vào tay chúng ta, những kẻ chăn chiên, để chúng ta truyền sự bằng an vào những tâm hồn phiến loạn, bắt sự độc ác ngự trị trong trái tim con người phải lẩn trốn.

        Thưa cha kính mến ! Ngươi có thể nói thẳng vào chủ đề chính được chăng ? Con là quân nhân nên thích nói chuyện rõ ràng và ngắn gọn. Còn về chuyện chăn dắt linh hồn con người thì con hiểu rất ít và cũng không có ý định bỏ những khuyết điểm đó.

        Giọng nói của Gri gô-ri còn gay gắt hơn lời anh nói nhiều. Và thái độ của cha cố lại càng đáng ngạc nhiên hơn. Lão ta bước đến cạnh Gri-gô-ri, đặt tay lên vai anh. và giọng nói hầu như vui sướng :

        — Nói chuyện với một người tính tình thẳng thắn cởi mở như thế này thật dễ chịu. Nam tước thân mến ! Con đã giúp ta tránh khỏi nhưng phép tắc bắt buộc, nói cách khác là những lý lẽ dài dòng vô tích sự của lối xã giao. Ta nhận thấy trong bản tính của con tính chính xác tinh vi cao độ của người Đức, và sự khôn khéo của người Mỹ. Nào, thời giờ là vàng ngọc. Vậy chúng ta đừng nên phung phí nó vô ích. Trước tiên ta là ai ? Là một linh mục giản dị bần cùng của nhà thờ Thiên chúa giáo, Người ta quen gọi ta là cha Phô-ti-ốt. Nhiệm vụ Giáo hoàng La mã tối cao trao cho ta là phải báo cáo cụ thể với Người về hoàn cảnh và nỗi đau khổ của bầy con chiên đang mòn mỏi dưới ách của bọn phản Chúa. Bởi vì nếu một người nào đó tin Chua thì mặc dù thể xác có thể bị hành hạ, nhưng lại vui sướng thảnh thơi trong tâm hồn, và ân huệ đó sẽ sáng mỗi trên ngưỡng cửa kẻ nô lệ Chúa.

        -- Thưa cha Phô-ti-ốt. Cha thứ lỗi cho. Tâm hồn của kẻ nô lệ Chúa làm sao mà vui sướng được; khi người ta tước mất khẩu súng lục của nó và bản thân nó lại bị nhốt trong hàng rào dây thép gai của một trại tù binh ? — Gri-gô-ri phát cáu vì những câu nói dài dòng cửa cha linh hồn, bèn chế nhạo hỏi.

        Cha Phô-ti-ốt làm như không để ý đến giọng giễu cợt đó.

        — Con ạ, kẻ mạnh không phải là người giữ vũ khí. trong tay mà chính là người khoác áo giáp trong linh hồn để chống lại kẻ thù của lòng tín Chúa.

        — Dù sao con cũng tín nhiệm một khẩu súng tốt hơn. Nhưng thôi, tốt hơn hết là nên quay về mục đích chính đã dẫn cha tới đây, mà đừng hoài công bàn cãi về sự lợi hại của các loại vũ khí.

----------------
       1. Tiếng Ả rập : mumi

        2. Đúng như thế, đúng vậy. (Nguyên văn tiếng Đức)
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2018, 03:14:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2018, 03:15:22 am »


        Lần này sự giận dữ thoáng hiện trên cặp mắt đen to của tên cố đạo.

        — Được thôi ! Nếu con muốn thế thì con hãy nghe đây...

        — Con chờ nghe cha, con chỉ yêu cầu cha cho phép được hút thuốc.

        — Ố, con cứ tự nhiên !

        Gri-gô-ri đốt thuốc và ngồi lại cho thoải mái hơn.

        Cha sẽ tóm tắt để con rõ. Ta đã hiểu biết về tiều sử của con. Và con cũng đừng thắc mắc là vì sao ? Điều đó không quan trọng. Điều cốt yếu là con còn trẻ, có năng lực và có thể hy vọng trước lòng tin Chúa. Số phận của con hình thành như thế nào điều ấy không phải dửng dưng đối với ta — người cha linh hồn của con. Con đã được đảm bảo về đời sống vật chất, điều đó ta cũng biết, nhưng nhà thờ Đức Mẹ muốn rằng con đừng để lãng phí tài năng mẫn cán, mà nên dùng nó để chống lại kẻ thù của lòng kính Chúa.

        — Có lẽ con sẽ là nhà truyền đạo ư ? —  Gri-gô-ri hỏi với thái độ nhạo báng ra mặt.

        Cha Phô-ti-ốt vờ không để ý đến thái độ chọc tức đầy xúc phạm kia.

        —  Không, chúng ta không muốn yêu cầu con một hy sinh lớn lao đến thế. Chính năng khiếu sĩ quan quân đội và bản lĩnh của con đang cần cho một dân tộc đang đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại kẻ đã giương cao lá cờ đen chống Chứa.

        — Thưa cha, quả tình con không hiểu cha muốn nói gì ?

        — Rõ ràng trong hoàn cảnh con, con không thể biết được những gì đã xảy ra trên thế giới rộng lớn này. Điều đó tất nhiên thôi. Vậy cha sẽ kể lại để con rõ. Hiện giờ những cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra ở miền tây U-cra-i-na yêu dấu. Những đứa con trung thành của Chúa ở U-cra-i-na đang khởi nghĩa chống lại bạn «cộng sản». Mở đầu cuộc chiến đã tỏ ra có hiệu quả. Quân khởi nghĩa hầu như chiếm được cả miền tây U-cra-i-na. Các thế lực phướng Tây đã giành sự giúp đỡ lớn lao, rộng rãi và hậu hĩnh cho quân khởi nghĩa. Nhà thờ Đức Mẹ vĩ đại của chúng ta cũng đứng về phía những người cầm vũ khí bảo vệ chính nghĩa thiêng liêng ấy. Và mặc dù quân khởi nghĩa rất đông, lại được trang bị vũ khí tối tân đầy đủ, nhưng đáng tiếc là họ không đủ những sĩ quan quân sự dày đạn kỉnh nghiệm. Chúng ta được biết con rất căm thù bọn bôn-sê-vích và đã thể sẽ trả thù cho cái chết của cha con. Chính ý thức về mối tử thù đó đã dẫn dắt con vượt qua mặt trận mùa thu 1941. Ta hy vọng rằng cũng ý thức đó sẽ tiếp tục chỉ đạo con cùng với những người khởi nghĩa tham dự trận chiến vì lòng kính Chúa. Ta sẽ không bao giờ quên con trong những lời cầu nguyện, về vật chất cũng sẽ cung cấp đầy đủ theo yêu cầu.

        Tiếp theo là sự im lặng kéo dài.

        Lời đề nghị của lão cố đạo bất ngờ đến nỗi Gri-gô- ri không tìm ngay được câu trả lời thích hợp. Anh nghi : «Hay là ta cứ nhận lời đề nghị kia, để rồi từ bên trong phá nát bè lũ đê tiện cặn bã đã không ngần ngại đem quyền lực của nhân dân ra buôn bán kiếm lời. Hoặc để vạch trần trước thế giới bộ mặt của những kẻ « đối đầu, những kẻ có «thế lực phương Tây» mà Phô-ti-ốt vừa nói đến» — Anh lại nghĩ : «Mọi người nghĩ rằng chiến tranh đã kết thúc. Nhưng thực tế nó vẫn đang tiếp diễn... Mình lại có thời cơ đột nhập vào tận hang ổ của kẻ thù» - Thiếu chút nữa Gri-gô-ri lại ngây ngất trước sự kiện bất ngờ đó. Nhưng cuộc nói chuyện với đại tá Ti- tốp đột ngột hiện ra trong trí nhớ anh với câu : « Đồng chí hãy nhớ lấy : chuyến đi này chỉ là việc riêng, hoàn toàn chỉ là việc riêng thôi». Giờ đây những lời ấy như còn văng vẳng bên tai anh. Không, anh không có quyền làm sai lời dặn dò của đại tá. Có trời biết việc phiêu lưu sẽ đưa tới đâu. Bởi sự đồng ý của anh có thể dẫn đến những mạo hiềm tột bậc khác. « Nếu anh chưa biết bơi thì chớ đặt chân xuống nước...»1 Vậy thì nên từ chối thẳng ư ? Điều đó có thể gây nguy hiểm, vì bây giờ thì sự việc khá rõ ràng : Tất cả những điều anh vừa nghe được ở đây là sự nối tiếp của câu chuyện mà tay đeo « kính cận » kia đã khơi mào hai tuần lễ trước.

        Gri-gô-ri hồi tưởng lại những câu anh trả lời lão cố đạo và anh kết luận là mình đã hành động đúng.

        Thưa cha Phô-ti-ốt, cha đã chân thành với con và con muốn đối với cha cũng chân thánh như thế. Ý nghĩ về cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa bôn-sê-vích của cha rất quyến rũ con. Đồng thời với danh nghĩa là một sĩ quan Đức, một nam tước, con không muốn đổi bộ đồ sĩ quan lấy bộ đồ da hổ lớn của quân khởi nghĩa...

        Cha Phô-ti-ôt mỉm cười :

        — Đó chỉ là hình thức bề ngoài, thực chất chỉ là một và cũng là...

        — Theo con hình thức và nội dung đôi khỉ phụ thuộc chặt chẽ với nhau, — anh ngắt lời lão cố đạo, — đến nỗi nếu cắt rời hai cái khỏi nhau thì  nghĩa là bản chất chủ yếu của con người sẽ nổi loạn chống lại cá tính của họ. Con trở thành sĩ quan là do giáo dục, chứ không phải nhờ bộ quân phục.

-----------------
        1. Châm ngôn Hung.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM