Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:47:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 30987 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 08:01:28 am »

Phong trào nam nữ thanh niên lên đường nhập ngũ, vào các cơ quan đơn vị rầm rộ hơn lúc nào hết. Xã An Tịnh, Lộc Hưng, Thanh Điền… có lần 40-50 thanh niên thoát ly kháng chiến. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, Mặt trận… ân cần tổ chức, tiễn đưa, nhiều gia đình gởi theo thóc gạo cho chồng con em lên đường để có cái ăn đánh giặc, cùng với phong trào, hàng nghìn thanh niên, trung niên nam nữ hăng hái tham gia công tác dân công. Nhiều đoàn người có chỉ đạo, chỉ huy chặt chẽ trên nhiều tuyến đường liên tục đêm này sang đêm nọ vận tải súng đạn bằng mang, vác, bằng xe trâu, xe bò từ Vàm Trắng (Trảng Bàng) Ninh Điền (Châu Thành) về bến Lò Gò, Sa Mát căn cứ tập kết của Trung ương Cục.

Chiến tranh nhân dân phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Khắp nơi, nhà nhà làm chông, người người làm chông, mô ụ, cạm bẫy, làm hầm hào, địa đạo chiến đấu chống địch. Đến cuối năm trong toàn tỉnh có 25 xã chiến đấu xây dựng hoàn chỉnh có xã, ấp chiến đấu lấn sát đồn bót, hình thành thế vây hảm địch như An Tịnh, Bùng Binh, Đôn Thuận. Riêng xã Đôn Thuận, đồng bào đã làm lại 1 địa đạo dài 15 km có nhiều ngách, có mô ụ chiến đấu. Có lương khô, có nước dự trữ có thể chứa 1 trung đoàn bộ binh.

Tháng 1-1962, sau khi mở chiến dịch “Mặt trời mọc” bị thất bại, địch mở chiến dịch “Sao mai” với lực lượng 6.000 quân gồm 10 tiểu đoàn thuộc các sư đoàn số 5, số 7 và số 21 cùng với 36 máy bay đánh từ Long An lên Tây Ninh. Ở Tây Ninh chúng đánh Trảng Bàng, chỉa mũi nhọn vào khu Dương Minh Châu để tìm diệt chủ lực, phá hủy căn cứ chính của ta, để thực hiện mục tiêu mà Diệm đã tuyên bố trong cuộc họp quốc hội Ngụy “thời đại hiện nay là thời đại ấp chiến lược”.

Trong thực hiện âm mưu, bình định, địch ra sức nắm quần chúng tín đồ Cao Đài, biến bộ máy đạo thành công cục kềm kẹp quần chúng. Nhóm “lật đổ” ở Tòa thánh nhận làm tay sai cho địch, ngày càng lộ rõ bộ mặt phản động. Phạm Tấn Đãi, một trong những bọn đó, đã báo cho quân Ngụy bắt nhiều quần chúng tín đồ và chức sắc yêu nước. Chúng tích cực thực hiện âm mưu địch, gom dân lập ấp trong vùng Tòa thánh và các châu vi. Chúng buộc tín đồ “ấp rào” rồi “xã rào” buộc đồng bào các nơi đến vùng đạo phải vào đạo Cao Đài. Một số tư sản mới và tổ chức kinh tế của Hội thánh lấy iệc khai thác gỗ và kinh doanh trại mộc phá rừng, phá căn cứ kháng chiến, lấn chiếm vùng giải phóng… xây dựng thế lực cho chúng để biến vùng Tòa thánh thành một ấp chiến lược lớn nhất ở Tây Ninh qua đó thực hiện ý đồ bắt lính kết quả nhất.

Cùng với mũi tấn công quân sự, phong trào quần chúng đào xới phá hoại đường sá, cầu cống trên các trục lộ giao thông chiến lược số 1, 19, 13, 26… cũng diễn ra sôi nội gây khó khăn rất lớn cho quân địch trong chuyển quân, tiếp tế. Phong trào đấu tranh chính trị chống địch, gom dân lập ấp, đòi không được bắn pháo, chống rải chất độc hóa học, tố cáo tội ác giặc, đòi bồi thường thiệt mạng, cứu chữa người bị thương, thành yêu cầu bức xúc của quần chúng, biến thành phong trào sôi nổi mạnh mẽ tiến công địch liên tục; ở đó chứa đựng nội dung chính trị binh vận và vũ trang với sự phối hợp chặt chẽ giữa đồng bào vùng bị địch gom tát với đồng bào tại chỗ bị kềm kẹp. Các má, các chị, “Có chết tao cũng đi, chứ cảnh này không thể chịu nổi”. Nhiều người “mê” đi đấu tranh, hễ có lệnh là khăn nón lên đường ngay.

Tổ chức một cuộc đấu tranh chính trị cũng công phu như tổ chức một trận đánh bằng súng đạn. Để đảm bảo thắng lợi, phải giáo dục phát động tư tưởng làm mọi người thông suốt yêu cầu mục đích, hình thức và phương pháp đấu tranh cùng với việc dự đoán âm mưu và thủ đoạn của địch. Về mặt tổ chức, lực lượng đấu tranh được tuyển chọn trong các tổ chức phụ nữ giải phóng và được tập hợp lại thành xâu, tổ cố định. Lực lượng đấu tranh trực tiếp là những người trui rèn, thử thách, dạn dĩ, có lý lẽ, biết “ăn miếng, trả miếng” với địch có đảng viên và thanh niên nòng cốt làm ngòi pháo. Lực lượng thứ hai là lực lượng dự bị. Lực lượng dự bị gồm có lực lượng dự bị 1 và dự bị 2 để khi cần tăng cường khống chế địch nối tiếp cuộc đấu tranh. Ngoài ra có bộ phận thông báo tin, giao liên, bộ phận chuyên tiếp tế cơm nước, cứu thương. Ngoài ra còn lại lực lượng giữ nhà, chăm sóc trẻ con, tưới xách, giữ trâu bò, đề phòng phi pháo để chị em an tâm đi đấu tranh và có trách nhiệm đưa đón, động viên trước khi đấu tranh cũng như lúc về. Lực lượng này gồm đàn ông, con trai và số chị em già yếu, có con mọn.

Lãnh đạo cuộc đấu tranh tùy theo tính chất và qui mô xã liên xã hoặc toàn huyện mà thành lập 1 Ban chỉ huy thống nhất, các mệnh lệnh đấu tranh tiếp tục đấu tranh quyết liệt, giằng co, xoa dịu hoặc rút quân… được qui định thành mật hiệu như giở nón, vẫy khăn… Sau cuộc đấu tranh trở về các tổ họp lại kiểm điểm rút kinh nghiệm, phát huy thắng lợi.

Trong suốt năm 1962 đã có hàng trăm cuộc đấu tranh của quần chúng trực diện với tề quận trảng Bàng, Gò Dầu, Phước Ninh… Các cuộc đấu tranh hầu hết đều mang lại thắng lợi về chính trị, tố cáo tội ác địch biểu dương khí thế cách mạng, nâng cao tổ chức, giác ngộ quần chúng, tập hợp cá thành phần giai cấp vùng thị trấn, thị xã hướng về cuộc kháng chiến. Tuy nhiên do bản chất ngoan cố của địch nên nói chung cuộc đấu tranh nào dù qui mô lớn hoặc nhỏ trước khi nhận sự sự thất bại chúng cũng đều đàn áp, bắt người tra tấn, phơi nắng, bỏ đói, bỏ khát, viết khẩu hiệu “đả đảo Việt cộng” trên lưng, trên nón… của đồng bào.

Đầu năm 1963, thời hạn thực hiện kế hoạch bình định cấp tốc của Staley – Taylor gần hết nhưng kẻ địch không thực hiện được ý đồ gom dân lập ấp, lực lượng quân sự lại bị thiệt hại nặng. Do vậy, chúng ra sức củng cố lại các trung đoàn chủ lực của F21, sửa kiên cố lại các đồn bót trên các tuyến lộ số 1, 22, 26, 19, các chốt và sân bay, các giang thuyền, tàu bobo hoạt động trên sông Vàm Cỏ. Một mặt chúng tăng cường bắt lính, bổ sung cho quân chính qui, bảo an và dân vệ. Đặc biệt lực lượng dân vệ lúc bấy giờ trở thành lực lượng thoát ly thực chất là lực lượng bảo an, tổ chức thành trung đội, trang bị đầy đủ hơn trước và phạm vi hoạt động được nới rộng ra ngoài xã hội, do sự điều động của bọn trên khi cần thiết phối hợp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 08:01:50 am »

Với khẩu hiệu “Tát nước bắt cá”, địch tăng cường hoạt động ngày đêm thả bom, bắn pháo, đốt nhà, giết hại dân lành, nhằm hủy diệt làng mạc trong các vùng đông dân cư kể cả những vùng ven thị trấn, thị xã ven các trục lộ. Chúng không chừa một thủ đoạn dã man tàn ác nào. Đặc biệt nghiêm trọng, một ngày giáp tết năm 1963, địch đã cho máy bay ném bom, thả xăng bột diệt Thánh thất Cao Đài Chợ Cầu làm chết và bị thương hàng trăm quần chúng tín đồ, dùng bom hủy diệt trường học Cầu Xe (xã Đôn Thuận) làm chét và bị thương 22 em học sinh. Sau đó ở Bời Lời với hàng trăm lượt máy bay đủ loại cùng với các bãi pháo Gò Dầu, Trảng Bàng… trong vòng 1 tháng chúng đổ vào đây mỗi ngày trên 10.000 tấn bom đạn, xăng đặc, chất độc hóa học, làm cây rừng trụi lá, nhà cửa hoa màu của đồng bào tiêu điều xơ xác.

Địch lên sa bàn có 17 căn cứ cần tập trung đánh phá năm 1963 trong đó ở Tây Ninh có 2 căn cứ là Bời Lời và Dương Minh Châu. Tây Ninh được đặt trong khuôn khổ “chiến dịch toàn quốc”, “tổng tiến công toàn diện” lấy tên là “An/16”. Bằng các cuộc hành quân “phóng lựu 1”, tháng 1-1963 địch mở cuộc càn lớn vào Bời Lời với các binh chủng phối hợp: máy bay đổ quân, phi pháo và xe bọc thép M113, M41 yểm trợ đánh phá. Sau đó là cuộc hành quân “Thu Đông ba”, địch đánh đi đánh lại nhều lần căn cứ Dương Minh Châu, Tân Biên. Ngày 14-4-1963 địch mở tiếp cuộc hành quân “Đại phong 12” đánh vào huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu.

Được bọn trên hỗ trợ tích cực, quân địa phương liên tục tổ chức càn quét. Trừ các vùng giải phóng sâu, không ngày nào là không có những cuộc hành quân lớn hoặc nhỏ của chúng đốt nhà, bắt giết người, diệt trâu bò gia súc. Ở Ninh Điền trong một cuộc đánh phá địch dùng xe bọc thép bao vây bắn chết trên 20 đồng bào có cả cụ già và trẻ em, bắn chết gần 100 trâu bò, tiêu diệt phương tiện cày kéo, sản xuất của đồng bào.

Trong thời gian này, Bộ chỉ huy quân sự Miền tổ chức hội nghị tổng kết phong trào du kích chiến tranh toàn miền. Trong hội nghị này, Tây Ninh có 2 báo cáo điển hình là phong trào du kích chiến tranh xã Gia Lộc và phong trào sản xuất vũ khí tự tạo của tỉnh.

Nhân kinh nghiệm của mình và bài học, kinh nghiêm phong trào du kịch chiến tranh các tỉnh bạn, Tỉnh ủy tổ chức triển khai rộng rãi xuống các xã về tình hình các mặt, chiến đấu, chóng gom dân, phá ấp chiến lược, xây dựng lực lượng vũ trang, đội thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến phục vụ chiến trường. Đông bắc, các tổ chức, đoàn thể giải phóng. Mặt trận, phong trào nam nữ thanh niên gia nhập vào các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, phong trào thi đua sản xuất, xây dựng vùng giải phóng có bước phát triển mới. đực biệt đối với tôn giáo Cao Đài, với khẩu hiệu Hòa bình độc lập trung lập cơm áo, hòa hợp dân tộc và dân chủ, Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh đã liên tục mở nhiều cuộc hội thảo ở rừng 49, Núi Bà, Bến Cầu, Bàu Đồn, Bùng Binh, Phước Chỉ… quy tụ hàng nghìn chức sắc, chức việc, hàng vạn quần chúng tín đồ hướng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Kết hợp với phong trào chung trong tỉnh, trong vùng tòa thánh và các châu vi đạo, quần chúng bám đất giữ làng, đấu tranh chống gom dân, chống khủng bố, đòi bồi thường thiệt hại, chống lập ấp chiến lược, tái vũ trang Cao Đài, chống tướng Nguyễn Văn Thành trong lớp áo “tổng thanh tra chính trị Đạo”. Đặc biệt sau vụ thả bom sát hại 22 em ở trường học Cầu Xe và thánh thất Chợ Dầu, hàng trăm đồng bào tín đồ có cả chức việc, chức sắc mặc đồng phục trắng kéo lên Tòa thánh tố cáo tội ác địch, đòi Tòa Thánh can thiệp buộc địch bồi thường, tổ chức hàng chục cuộc lễ cầu siêu trong các thánh thất có hàng nghìn lượt đồng bào tín đồ đến tham dự.

Bằng con đường tranh thủ từng bước giác ngộ ý thức cách mạng quần chúng tôn giáo, 1 số tổ chức có tính chất đấu tranh chống địch của tín đồ và các chức sắc, chức việc dưới sự lãnh đạo của ta lần lượt ra đời, như Ban củng cố hòa bình chung sống và lực lượng thống nhất toàn lực quốc gia. Tiền thân là lực lượng Cao Đài ly khai, lực lượng thống nhất toàn lực quốc gia dưới lá cờ “Tận trung báo quốc” với gần 70 người được vũ trang đầy đủ, hoạt động có hiệu quả, phát huy được thanh thế, hiệu triệu được quần chúng tín đồ và một số chức sắc (lực lượng thống nhất toàn lực quốc gia sau này đổi tên là lực lương vũ trang hòa bình chung sống).

Giữa năm 1963, với sự đánh phá ác liệt, địch đã xây dựng được 94 ấp chiến lược trong toàn tỉnh, trong đó có trên 30 ấp chúng đặt được bộ máy kềm kẹp. Đó là các ấp trong vùng Thị xã, thị trấn, nội ô Tòa thánh và những nơi có đồn bót lớn.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tại căn cứ Bời Lời để kiểm điểm đánh giá tình hình, tham dự hội nghị có các đồng chí trong Ban lãnh đạo các cơ quan đơn vị tỉnh huyện. Hội nghị nhất trí nhận định: Các tiểu đoàn, đại đội ở tỉnh, bộ đội địa phương và du kích xã đã kết hợp chặt chẽ với phong trào. Các ấp chiến lược, cơ sở ta ít, yếu. Cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang thiếu tin tưởng quần chúng bên trong. Hội nghị đề ra nghị quyết, đồng thời với việc đẩy mạnh hoạt động của các lực lượng vũ trang, chống địch càn quét, lấn chiếm gom dân, phá ấp chiến lược đấu tranh chính trị chống bom pháo, đòi bồi thường thiệt hại, phải tích cực móc ráp quàn chúng trong các vùng yếu, trong các ấp chiến lược; giáo dục, phát động, từng bước xây dựng cơ sở Đảng, Đoàn, nòng cốt, tự vệ mật để tạo điều kiện hợp đồng chặt chẽ hơn giữa 2 lực lượng trong ngoài đánh địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 08:02:51 am »

Sau hội nghị này, tỉnh thành lập Ban lãnh đạo chống bình định lấn chiếm. Ở các huyện cũng thành lập Ban lãnh đạo. Thành phần Ban lãnh đạo gồm các đồng chí trong cấp ủy, trong Ban chỉ huy quân sự, trưởng các ban ngành và đoàn thể, Mặt trận. Riêng ở Gò Dầu và Trảng Bàng, hai huyện được xem là trọng điểm đánh phá, ta tổ chức ra Ban lãnh đạo liên huyện và hình thành từng khu vực.

Khu vực ngã ba Hai Châu do 2 chi bộ xã Gia Lộc và thị trấn phụ trách. Lực lượng vũ tang hoạt động nơi đây gồm có đội du kích của 2 xã nói trên và C54 của huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của huyện ủy Trảng Bàng.

Ở Gò Dầu có các khu vực: Trâm Vàng, Kỳ Đà, Thanh Hà, Rạch Sơn, thị trấn do 3 chi bộ Thanh Phước, thị trấn và Phước Thạnh cùng 3 đội du kích của 3 xã phụ trách. Khu vực Gò Chùa, Xóm Giữa, Bàu Chẽ Hai, Vên Vên và khu vực Bến Mương, Trà Vỏ, Bông Trang, Bàu Nâu thuộc phạm vi phụ trách của các chi bộ và các đội du kích nằm trong khu vực. Lực lượng C33 của huyện là lực lượng cơ động hỗ trợ các khu vực. Tất cả các khu vực đều dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của huyện ủy Gò Dầu.

Địch áp dụng ráo riết các chiến thuật trực thăng vận, chiến xa vận “bủa lưới phóng lao” và gia tăng ồ ạt các loại binh chủng chủ lực, bảo an và dân vệ. Đặc biệt lực lượng dân vệ, xã nào cũng tổ chức được thành trung đội trang bị đầy đủ. Chúng càng phát triển mạnh lực lượng thanh niên chiến đấu trong các ấp chiến lược. Thủ đoạn chính của địch ở Tây Ninh trong thời kỳ này là dùng trung đoàn, tiểu đoàn hỗn hợp bộ binh, thiết giáp, máy bay và pháo khoanh từng vùng 2 hoặc 3 xã đánh phá liên tục ngày đêm để gom dân lập ấp hiến lược. Khoanh được ấp chiến lược hoặc xây dựng được ấp chiến lược nào chúng tổ chức ngay bộ máy kềm kẹp tai chỗ nhằm đánh bật ta ra khỏi vùng tranh chấp, có dân và có bàn đạp chung quanh. Chúng đề ra chỉ tiêu ấp loại A, là ấp tương đối chúng kiểm soát được phải có 12 thanh niên chiến đấu. Các ấp loại B và C có 24 thanh niên chiến đấu. Số thanh niên này địch đưa về Trảng Dài huấn luyện quân sự. Sau đó đưa về địa phương cấp súng bắt canh gác.

Địch rút kinh nghiệm việc xây dựng ấp chiến lược mà chúng ngụy trang trước kia là ấp Tân Sinh đã bị ta phá đi phá lại nhiều lần. Lần này chúng xây dựng 1 bờ đê cao, trên dưới 2m. Mặt trên đóng cọc sắt, giăng kẽm gai chằng chịt, gài lựu đạn, chôn mìn. Ngoài đê, đào hào sâu bao quanh. Ngoài hào có hàng rào tre đan mắt cáo. Hố chông đặt theo kiểu răng cưa. Có chuồng chó, chuồng ngỗng, treo lồng đèn. Bốn góc có 4 chòi gác. Tùy theo mỗi ấp chiến lược chúng mở ra 3 hoặc 4 cổng. Đi ra hoặc đi vào phải qua cổng theo giờ qui định do thanh niên cộng hòa hoặc dân vệ canh gác. Trong ấp địch chia ra từng lô đất, mỗi lô một liên gia từ 7 đến 10 hộ. Các hộ chúng phân loại có bảng số nhà treo trước cửa. Mỗi hộ phải có 1 lồng đèn treo, ban đêm thắp sáng, có mõ tre đánh báo động khi có Việt cộng vào ấp.

Mỗi lần dân đi qua cổng đều bị khám xét. Ai đi ra đồng ruộng mà mang phần cơm nhiều, gạo nhiều, chúng cho là tiếp tế Việt cộng, bắt bỏ cơm gạo đi, bắt người ăn cho hết cơm, còn dư thì đổ mới cho đi. Ban đêm giới nghiêm, không ai được ra khỏi nhà, nếu cưỡng lệnh bị lính phục kích bắn chết bỏ. Đêm muốn đi đâu phải xin phép liên gia, trưởng ấp. Nếu thấy nhà vắng người là kiểm tra xét hỏi buộc là quan hệ với Việt cộng.

Mỗi xã có từ 20 đến 30 tên cán bộ bình định. Bọn này cũng nêu ra khẩu hiệu “cùng ăn, củng ở, cùng làm” với dân. Bề ngoài tỏ ra chăm lo xây cất trường học, cho vay vốn sản xuất, tổ chức chăn nuôi heo, trâu… Nhưng thực chất chúng đi sâu vào trong quần chúng tổ chức do thám gián điệp, chiến tranh tâm lý, phối hợp chặt chẽ với bọn tề xã, ấp, công an cảnh sát, dân vệ khống chế kềm kẹp quần chúng.

Với việc bố trí mạng lưới liên gia, công an, thanh niên chiến đấu, tề vệ và sự có mặt thường xuyên của cán bộ bình định, bên ngoài có quân chủ lực án ngữ cùng với hàng rào kẽm gai, bót gác, chúng gây cho ta khó khăn rất lớn, làm hạn chế nhiều mặt hoạt động của ta. Các lực lượng võ trang của ta chưa đánh ấp chiến lược kiểu mới bao giờ, chưa có kinh nghiêm. Mặt khác nhân dân trong ấp chiến lược bị kẻ địch bao bó, kềm kẹp, ta khó móc nối giáo dục, phát động xây dựng cơ sở cách mạng. Một số đảng bộ không bám được dân phải đứng ngoài địa bàn.

Tỉnh ủy nhận định là phong trào đấu tranh các mặt của ta có hiện tượng bị sượng, chựng lại. Ở đây có nguyên nhân do mức độ chiến tranh ác liệt, tập trung từng khu vực nhỏ hơn so với trước đó, nhưng quyên nhân cơ bản vẫn là do chủ quan của ta chưa thấy hết âm mưu và thủ đoạn đánh phá của địch nên kế hoạch cuẩn bị đối phó thiếu chu đáo. Các lực lượng vũ trang, chính trị và công tác binh vận của ta cũng chưa đủ mạnh để đáp ứng với tình hình mới đặc biệt ở một số cơ sở, cán bộ đảng viên bị bật khỏi quần chúng trong ấp chiến lược khó vào các vùng gần dân. Công tác chỉ đạo, chỉ huy đánh địch, chống gom tát dân, phá ấp chiến lược chưa sít sao, nhạy bén, địa bàn chỉ đạo bị bật ra xa.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2018, 03:57:09 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 08:03:15 am »

Thấy rõ được mặt yếu của mình, Tỉnh ủy chủ trương tích cực đánh phá ấp chiến lược với yêu cầu: phá lỏng, phá rã, phá banh các ấp chiến lược theo yêu cầu cụ thể từng nơi. Các xã tìm mọi cách luồn sâu móc nối đồng bào tốt trong các ấp chiến lược, bám đồng bào bung ra sản xuất giáo dục, phát động xây dựng cơ sở, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hoạt động các lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị và binh vận. Sau đó hưởng ứng phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” do Trung ương Cục và Quân ủy Miền phát động, Tỉnh ủy phát động quân dân trong tỉnh dấy lên cao trào bám đất bám dân, bám vùng tranh chấp chống địch càn quét lấn chiếm gom dân, phá ấp chiến lược.

Phong trào chuyển biến dần, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng địa phương và được các lực lượng võ trang canh gác bảo vệ, hàng nghìn đồng bào nam nữ có cả những ông lão, bà cụ lên đường tìm mọi cách bắt ngỗng, diệt chó, đập lồng đèn, đào phá, nhổ chông, gỡ mìn, cắt dây kẽm gai đêm này sang đêm nọ có nơi đồng bào tại chỗ tự phá rồi sáng báo với địch là Việt cộng vào phá. Có đêm ta phá đồng loạt các xã. Ban đêm phá, ban ngày địch bắt dân trong ấp sửa lại. Đêm ta lại phá, ngày địch lại xây. Ta phá địch xây, địch xây ta phá và mỗi lần như vậy đồng bào bên trong đấu tranh chống địch bắt làm lại. Một cuộc đấu tranh hết sức giằng co và quyết liệt. Ấp chiến lược Gia Lâm xã Gia Lộc ta phá 10 lần. Ấp chiến lược Xóm Sóc (Gia Bình) ta phá 15 lần, ấp chiến lược Lộc Trác ta phá 17 lần.

Phá ấp chiến lược được coi là công tác chiến đấu. Đồng bào vùng giải phóng và vùng tranh chấp phải đi hàng năm bảy km đường, mưu trí vượt qua đồn bót, chốt chặn, chịu gió sương cùng đồng bào bên trong và lực lượng vũ trang đánh phá ấp chiến lược. Có những cụ già trên 50 tuổi, có chị vừa sinh con 3 tháng, khi phát lệnh tiến công là xông lên mặc làn mưa đạn của địch. Nhiều đồng bào đã anh dũng hy sinh hoặc bị thương tích, nhưng người trước ngã, người sau tiến tới, đánh phá đợt này sang đợt khác.

Hỗ trợ tích cực cho nhân dân phá ấp chiến luộc, các lực lượng vũ trang của ta vừa có tập trung, vừa có phân tán nhỏ tác chiến đều khắp. Nổi bật là tháng 7 năm 1963 một trung đội thuộc C33 của huyện Gò Dầu phối hợp với du kích của xã Thạnh Đức, được đồng bào và cơ sở bên trong giúp đỡ đã tập kích diệt gọn 1 trung đội và dân vệ đóng giữ trong ấp chiến lược Bàu Nâu, thu toàn bộ vũ khí và điện đài. Đây là trận đánh đầu tiên của ta trong ấp chiến lược. Nó có ý nghĩa làm thông tư tưởng ngán ngại đánh địch trong ấp chiến lược của cán bộ chiến sĩ. Đẩy mạnh được phong trào chung của toàn tỉnh làm bộ máy kềm kẹp của địch trong một số ấp bị tê liệt, tan rã. Tiếp theo trận đánh trên, lực lượng C40 Châu Thành cùng du kích xã Thanh Điền diệt bót Hàng đường lần thứ 2. Huyện Dương Minh Châu tiếp tục diệt đồn Cầu Khởi, giải phóng ấp chiến lược ngã 3 Đất Sét. Lực lượng Q761 diệt đồn Bàu Cỏ (Tân Hưng). Sau đó địch dùng xe M113 và phi pháo yểm trợ để cho lực lượng bộ binh đóng lại đồn này nhưng bị đồng bào xã Tân Hưng bao vây hù dọa kết hợp với du kích xã bắn tỉa suốt 7 ngày đêm liền, 1 lần nữa đồn này rút chạy.

Để chia cắt địa bàn ta và cũng là để tập trung củng cố tuyến phòng thủ phía Tây Bắc Sài Gòn, đối phó với quân chủ lực của ta, ngày 15-10-1963 địch cắt huyện Trảng Bàng của Tây Ninh, huyện Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Long An và huyện Củ Chi của tỉnh Gia Định thành lập tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hậu Nghĩa. Như vậy từ nay Tây Ninh sẽ đương đầu với cả tiểu khu Tây Ninh và tiểu khu Hậu Nghĩa.

Ở Tây Ninh, địch đưa tên tướng Cao Đài Lê Văn Tất lên làm tỉnh trưởng thay thế Vũ Đức Nhuận với dụng ý của Mỹ cố nắm lại tôn giáo Cao Đài đang có xu thế theo kháng chiến. Mặt khác chúng điều thêm 2 trung đoàn số 7 và 9 thuộc Sư đoàn 5, cho đứng chân ở Gò Dầu để án ngữ cửa ngõ về Sài Gòn, kế hoạch binh định cấp tốc của Staley-Taylor đã phá sản, đến đây địch chuyển sang kế hoạch bình định có trọng điểm của Mắc-Na-ma-ra kéo dài trong 3 năm lập lại các ấp chiến lược bị phá đóng lại một số đồn bót nhưng lực lượng chủ yếu là lực lượng chủ lực với các binh chủng mạnh. Tây Ninh là một trọng điểm của kế hoạch này. Địch sử dụng tối đa các phương tiện chiến tranh hiện đại: chất độc hóa học, pháo bầy đủ loại 105, 155, 205 ly, máy bay cá rô, cá nhái, cá lẹp, đầm già, phản lực và các loại xe tăng, xe bọc thép cùng với lực lượng bộ binh của sư đoàn 5, 21, 3 và quân địa phương ngày đêm càn quét đánh phá, gom tát dân, lập ấp, khoanh ấp chiến lược từng phạm vi hẹp. Chiến sự trong những ngày cuối năm 1963, vì vậy hết sức quyết liệt.

Địch sử dụng 1 trung đoàn bộ binh kết hợp với các binh chủng chia ra làm 3 mũi đánh vào huyện Gò Dầu và Trảng Bàng: từ Bắc lộ 19 xuống Suối Bà Tươi, Xóm Sóc, từ Nam lộ 19 đánh lên Suối Bà Tươi, Lông Công, Bàu Đồn, và Xóm Bố, từ thị trấn Gò Dầu vào Thanh Phước, Phước Thạnh. Sau 3 ngày càn quét đánh phá ác liệt, chúng chiếm và đóng chốt Xóm Sóc, Xóm Bố, Thanh Phước, Suối Bà Tươi, xây dựng huyện mới ở Bàu Đồn lấy tên là huyện Khiêm Hanh gần các xã Phước Thạnh, Đôn Thuận, Thuận Lợi, Bàu Đồn và Bến Sỏi. Cùng lúc đó ở Dương Minh Châu địch cho lực lượng bộ binh ở Long Hoa vào đánh chiếm các xã Bàu Năng, Chà Là, Phan và chiếm đóng tại đồn Cầu Khởi. Ở huyện Châu Thành, địch đánh mạnh vào các xã Hòa Hội, Hảo Đước, Phước Vinh, Ninh Điền, Thanh Điền, Trí Bình, gom dân Bàu Rào, Xóm Rẫy, Tam Hạp, Gò Nổi ra Bến Sỏi và lộ 13, lộ số 7. Trong các vùng sâu, huyện Tân Biên và 1 phần của huyện Dương Minh Châu ngày đêm địch cho máy bay thả bom, pháo bắn cấp tập.

Ngày 31-12-1963, địch ở cuộc càn lấy tên là “đại phong 35” với lực lượng 1 tiểu đoàn bộ binh và xe bọc thép, phi pháo đánh vào căn cứ Bời Lời. Sau đó địch dùng 1 lực lượng lớn 3 trung đoàn đánh vào các xã Bắc Suối Đá, 2 trung đoàn đánh vào xã ruột của huyện Gò Dầu gồm Thanh Phước, Phước Thạnh, Hiệp Thạnh và Thạnh Đức. Cùng lúc đó để chia nhuyễn địa bàn, xé nát vùng căn cứ ta, địch cho xe ủi và công binh nâng cấp lộ ủi Đồng Pan – Cần Đăng, lộ 20 Lò Gò – Thiện Ngôn, mở đường Sa Mát, Cà Tum.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 08:05:12 am »

Trong thời gian này, đồng chí Vũ Văn Truyện (Tám Hòa) Bí thư Tỉnh ủy được rút về trên, đồng chí Nguyễn Văn Tốt (Hai Bình) được chỉ định quyền Bí thư. Và đồng chí Từ Minh Tân được điều về giữ chức Tỉnh đội trưởng thay đồng chí Trương Như Quân (Sáu Trương) vừa hy sinh.

Năm 1964, địch càng ra sức lấn chiếm, gom dân lập ấp chiến lược ta dốc toàn lực với sức mạnh tổng hợp chống lấn chiếm, chống gom dân lập ấp, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, đánh địch bằng 3 mũi, đánh khắp cả 3 vùng tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng để làm cơ sở cho việc giành thắng lợi quyết định trong thời gian tới. do vậy, tình hình diễn ra trên chiến trường giữa ta và địch vô cùng ác liệt à phức tạp, giành giựt từng ấp, từng xóm, lõm.

Trong vùng giải phóng với khẩu hiệu “một tấc không đi, 1 ly không rời” cùng với việc xây dựng củng cố vững mạnh chi bộ cơ sở, xây dựng dân quân du kích, xây dựng làng xã chiến đấu chống địch, động viên thanh niên tòng quân xây dựng lực lượng địa phương. Nhà nào cũng làm hầm chống phi pháo cho người và gia súc. Nhiều gia đình bị giặc đốt nhà 5 đến 7 lần, nhất là các xã ven biên giới, như Hòa Hiệp, Hòa Hội, Phước Vinh… Ban ngày địch cho máy bay quần đảo thả bom bắn phá không cho dân làm ruộng rẫy được., đồng bào chuyển sang làm ban đêm. Tuy khó khăn, nhưng mọi mặt sinh hoạt của quần chúng như hội họp, các đoàn thể, đội văn nghệ, các đoàn văn công, trường lớp văn hóa dạy con em, bình dân học vụ vẫn phát triển.

Trong vùng giải phóng huyện Châu Thành và Tân Biên, các trường đào tạo cán bộ quân sự, cán bộ đảng, trường tân binh của trên liên tục mở lớp, hàng nghìn cán bộ chiến sĩ khắp các tỉnh đông tây Nam bộ về đây tham dự. Bộ phận hậu cần của Trung ương Cục đã đưa 1 lực lượng trên 50 chị em về khu Tam Thái (Phước Vinh) làm gần 100 ha ruộng, sản xuất lương thực, 1 bộ phận lớn của Y 4 (đặc khu Sài Gòn, Gia Định) và một bộ phận của cực nam trung bộ đưa về Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bời Lời, Ninh Điền, để làm bàn đạp hoạt động và bồi dưỡng cán bộ.

Trường Đảng của Tỉnh sau khi hình thành bộ khung giảng dạy, đã tổ chức mở lớp liên tục bồi dưỡng cán bộ cơ sở cùng với các trường Y tá, trường bổ túc văn hóa, đáp ứng yêu cầu địa phương và chiến trường. Đặc biệt trường Hoàng Lê Kha hình thành từ tháng 10-1962 đến nay có 3 giáo viên và 30 học sinh cấp 1, đa phần là con em của liệt sĩ, thương binh, cán bộ, đến nay vẫn hoạt động đều đặn.

Tháng 1-1964, tại vùng căn cứ tỉnh nhà, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam tổ chức đại hội đại biểu lần thứ 2. Đại hội ra lời hiệu triệu kêu gọi toàn dân “Dốc toàn lực thực hiện đến cùng cuộc kháng chiến toàn diện, trường kỳ chống đế quốc Mỹ và tay sai bán nước tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa”.

Một sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra tại Hà Nội, trái tim của tổ quốc. Ngày 27-3-1964 Bác Hồ triệu tập hội nghị chính trị đặc biệt, Bác đã chỉ rõ “Tình hình ở miền Nam hiện nay chúng tỏ một cách rõ rệt sự thất bại không thể tránh khỏi của đế quốc Mỹ trong cuộc “chiến tranh đặc biệt” này. Cuộc “chiến tranh đặc biệt” mà chúng dùng thí nghiệm ở miền Nam Việt Nam đã thất bại, thì chúng cũng sẽ thất bại ở bất kỳ nơi nào khác. Đó là ý nghĩa quốc tế của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam ta đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới”(1). Bác kêu gọi đồng bào miền Bắc ra sức thi đua mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Bác kêu gọi “Phát huy truyền thống của dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, luôn luôn sẵn sàng hy sinh phấn đấu vì quyền lợi cao cả của tổ quốc, của nhân dân và sự nghiệp các mạng toàn thế giới”.

Tiếng nói của Bác mang đến cho nhân dân Tây Ninh niềm tin tất thắng, sức mạnh đấu tranh mới và tình cảm gắn bó sâu sắc đậm đà giữ lãnh tụ với nhân dân.

Cùng hời gian này, sau khi thực hiện chỉ thị về công tác xây dựng Đảng của Trung ương Cục, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức hội nghị sơ kết công tác củng cố chi bộ. Dự hội nghị có trên 150 đại biểu của các chi đảng bộ các ban, đoàn thể tỉnh, các huyện và xã tham dự. Hội nghị kiểm điểm đánh giá cao công tác 3 xây, 3 chống, coi đó là nhân tố quan trọng trong việc lãnh đạo quân dân trong tỉnh thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Hội nghị cũng rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao sức chiến đấu và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.


(1) Hồ Chí Minh: “Báo cáo tại hội nghị chính trị đặc biệt”, vì độc lập tự do, vì CNXH, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội năm 1970, t.252.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 08:05:52 am »

Tiếp theo đó, Tỉnh ủy mở cuộc họp rút kinh nghiệm đánh phá bình định vừa qua và nghe kinh nghiêm chống gom dân lập ấp chiến lược của xã H (Bến Tre), kinh nghiệm làm cung, tên ná đánh địch của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tỉnh ủy đề ra quyết tâm thực hiện nghị quyết 9 của Bộ Chính trị, căn cứ vào thực tế tình hình địa phương với phương châm 2 chân, 3 mũi, 3 vùng, coi lực lượng vũ trang là lực lượng chủ yếu quyết định nhất để từ đó xây dựng 2 lực lượng tại chỗ và làm nhiệm vụ xây dựng lực lượng cho trên, góp phần thực hiện theo yêu cầu của Nghị quyết đề ra nhằm giành thắng lợi cao nhất trong năm bản lề 1964. Tỉnh ủy cũng đề ra một số công tác cụ thể chống kế hoạch bình định có trọng điểm của địch:

1. Củng cố các chi bộ Đảng về chất lẫn lượng trong đó hết sức coi trọng tổ chức Đảng trong các lực lượng vũ trang và các vùng yếu, ấp chiến lược, đặc biệt coi trọng xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng, chống cầu an, co thủ, thoát ly quần chúng. Qua đó kiện toàn ban chỉ huy quân sự, Ban an ninh, Ban binh vận, Ban Tuyên huấn, Tổ chức… ở các cấp.

2. Xây dựng tiểu đoàn chủ lực của tỉnh và các binh chủng đặc công, công binh, hậu cần, thông tin… đủ quân số biên chế. Các huyện củng cố đại đội đã có tăng cường đặc công, công binh huyện, đồng thời phát triển thêm từ 1 đến 2 trung đội. Du kích xã có 1 trung đội, trang bị đầy đủ. Phát triển tự vệ mật, du kích, biệt động mật ở vùng yếu. Đẩy mạnh hoạt động các công trường tỉnh, huyện, xã, sản xuất trái đạn đáp ứng kịp thời nhu cầu tác chiến.

3. Đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, phát triển thêm hầm hào, hàng rào chiến đấu, địa đạo chiến. Chống địch càn quét, lấn chiếm, chống gom dân, đấu tranh chính trị, chống địch thả bom, bắn pháo, đòi bồi thường thiệt hại, chống địch bắt xâu bắt lính, tranh thủ binh sĩ, động viên phong trào quần chúng phá lỏng, phá rã tiến tới phá dứt điểm ấp chiến lược.

4. Tỉnh lấy huyện Gò Dầu làm điểm chỉ đạo để từ đó nhân ra phong trào chung toàn tỉnh. Đối với các huyện Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu… đẩy mạnh du kích chiến tranh làm tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực địch và phương tiện của địch, đồng thời bằng mọi cách căng kéo địch ra để hỗ trợ tích cực cho vùng trọng điểm.

Thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy, huyện Gò Dầu thành lập 4 mặt trận chống địch bình định lấn chiếm gom dân. Mặt trận 1 gồm các xã Thanh Phước, thị trấn, Suối Bà Tươi. Các xã đó cùng với 2 tiểu đội của C33 chịu trách nhiệm đánh địch ở thị trấn Gò Dầu, Thanh Phước và khu vực Suối Bà Tươi đến Cây Trường giáp xóm Sóc và có kế hoạch phối hợp với mặt trận ở xóm Sóc (Trảng Bàng). Mặt trận 2 gồm 2 xã Phước Thạnh và Bàu Đồn. Lực lượng trên gồm có 2 tiểu đội của C33, một đại đội thuộc d14 và 1 trung đội đặc công, công binh của tỉnh chịu trách nhiệm đánh địch ở chi khu Khiêm Hanh và trên trục lộ 19 từ Bàu Đồn đến suối Bà Tươi. Mặt trận 3 gồm các xã Hiệp Thạnh, Phước Thạnh và đội Công nhân Vên Vên cùng với 2 tiểu đội của C33 chịu trách nhiệm đánh địch trên trục lộ 22 từ Gò Chùa đến Đá Hàng. Mặt trận 4 gồm các xã Thạnh Đức, Cầm Giang và Cầu Sắt chịu trách nhiệm từ Bến Mương lên Bàu Nâu trên quốc lộ 22.

Lực lượng huyện còn có 1 trung đội cơ động, hỗ trợ cho các nơi khi cần thiết. Huyện ủy và huyện đội đứng chân ở xã Phước Thạnh để chỉ đạo.

Đầu quí 2-1964, sau khi chiếm và xây dựng hệ thống đồn bót trên hệ lộ 19 nối liền với lộ 26 làm lá chắn, án ngữ lực lượng ta từ các vùng căn cứ Dương Minh Châu, Bời Lời ra các vùng tranh chấp, thị trấn, thị xã, địch đánh mạnh vào các xã xã ruột Gò Dầu. Hàng ngày trên bầu trời máy bay quần đảo liên tục, thả bom, xăng đặc. Có ngày chúng thả bom hàng chục lượt trên 1 địa bàn nhỏ ở ấp Phước Tây, Phước Bình. Cùng với nhiều cuộc hành quân cấp trung đoàn, tiểu đoàn. Đầu tháng 5-1964 địch đưa trung đoàn 9 thuộc sư 5 đánh xã Hiệp Thanh, Phước Thạnh. Sau đó chúng khoanh ấp Phước Tây, Phước Hội, An Phú, Ấp Chánh. Ở Thanh Điền (Châu Thành) xã cửa ngõ của thị xã, lại tiếp giáp với các xã biên giới và các xã tây sông Vàm Cỏ Đông cùng với xã Thái Bình, Hảo Đước, địch đánh rất ác liệt, có ngày chúng càn 3-4 lần, hàng chục lượt pháo, hàng chục lượt máy bay thả bom, bắn rốc-két với 1 lực lượng bộ binh và xe tăng, xe ủi thường trực trên 700 tên đủ các loại quân, quân F5, F25, Chày Vồ, biệt kích Sông Mao, biệt động quân, dân vệ bình định… Chúng quyết biến nơi đây thành vành đai trắng trong các vùng yếu, địch ráo riết bắt lính, tổ chức úp bộ quần chúng, cả công chức, giáo chức và thanh niên cộng hòa, thanh niên chiến đấu tranh bị súng bắt canh gác. Mở các cuộc hành quân cảnh sát, hành quân phượng hoàng, khống chế, o ép, kềm kẹp quần chúng, chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng.

Địch phản kích mạnh, nhiều cán bộ đảng viên và chiến sĩ hy sinh. Huyện ủy Gò dầu, các ban, ngành, đoàn thể của huyện và 1 số xã Phước Thạnh, Hiệp Thạnh… không bám được dân, không bám được đất phải chạy vào Suối Nhánh, dựa vào thế rừng. Việc “ra đi” của huyện và các xã nói trên làm cho địch có cơ hội lấn tới trong việc gom dân bình định.

Trước tình hình trên, Tỉnh ủy đưa d14 và 1 bộ phận lớn công binh, đặc công tỉnh cùng một số cán bộ tỉnh xuống trợ lực cho Gò Dầu, đồng thời chỉ đạo cho các huyện Trảng Bàng, Châu Thành, Bến Cầu, đẩy mạnh mọi hoạt động trên diện rộng để căng kéo địch. Riêng huyện Gò Dầu, Tỉnh ủy chỉ đạo, bằng mọi cách trở về bám lại xã ấp.

Thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy, tháng 5-1964, trong vùng hậu cứ, huyện ủy Gò Dầu phát động toàn Đảng, toàn quân “quyết tử giữ Gò Dầu”. Với khẩu hiệu trên, huyện ủy Gò Dầu đã nêu bật lòng quyết tấm sắt đá của toàn thể cán bộ đảng viên và lực lượng vũ trang trong toàn huyện, đồng thời phát động rộng rãi ra ngoài quần chúng. Qua đợt phát động, các cán bộ, đảng viên, chiến sĩ với khẩu hiệu trên nón tai bèo, trên ngực, lưng mang bộc phá, lựu đạn, tay cầm súng trở về bám đất giữ làng đánh địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 08:06:28 am »

Ngày 15 tháng 6 năm 1964 mở đầu cho phong trào trụ đứng của Gò Dầu. Lực lượng C330 phối hợp với C33 và du kích xã Phước Thạnh được sự giúp đỡ và hướng dẫn của đồng bào đã tập kích bất ngờ giữa ban ngày ngay đội hình địch, diệt gọn C3 tiểu đoàn 1 thuộc F5 ngay ở ấp Phước Tây. Sau đó ngày 31-7-1964, d14 phối hợp với Q761 và du kích Suối Bà Tươi, Thanh Phước tổ chức phục kích đánh tan rã 2 C bảo an lúc chúng đi càn quét ở Bàu Lớn, thu toàn bộ vũ khí. Kế tiếp là du kích xã Phước Thạnh và Hiệp Thạnh và hơn 500 đồng bào già trẻ cùng với 50 xe trâu, xe bò chở đồ đạc từ Phước Đông, Phước Bình, Phước An ra ấp Phước Hội nơi địch đang đóng quân đấu tranh trực diện. Phía sau du kích nổ súng, phía trước đồng bào hù dọa “quân giải phóng về đông lắm, súng ống đủ thứ, lớn có, nhỏ có, các chú chạy đi. Ở đây chết hết bây giờ”. Quân địch vốn đã dao động, nghe bà con nói, chúng hoảng sợ chạy ra Gò Nổi, rồi về Gò Dầu. Sáng hôm sau, địch cho vợ con binh lính vào thám thính nắm tình hình gặp đội du kích xã Phước Thạnh nghi trang, lấy súng trường cắm lưỡi lê xuống đất, dùng gốc tre dựng nghiêng trùm vải nilon lên giả súng lớn kết hợp với hù dọa. Bọn địch nghe vợ con lính báo lại không dám vào. Xã Phước Thạnh lại hoàn toàn giải phóng. Ở xã Hiệp Thạnh, hàng trăm đồng bào tản cư ngược, hù dọa kết hợp với du kích ném lựu đạn phía sau, bọn lính ngụy đóng ở Cây Da hoang mang tháo chạy.

Tản cư ngược rồi hù dọa, đồng bào kết hợp với du kích là một phương pháp đánh địch được phát triển rộng rãi và ngày được nâng cao khắp nơi. Nhiều cuộc tản cư ngược có hàng nghìn đồng bào già trẻ tham gia như ở Thanh Điền, Hiệp Thạnh, Thạnh Phước. Có cuộc tản cư ngược cùng một lúc ở các xã kéo ra quận lỵ của địch ở như ở Gò Dầu.

Để hỗ trợ cho chiến trường trọng điểm đồng thời cũng để mở rộng địa bàn đứng chân, lực lượng Miền, đơn vị Q761 với gần 1 trung đoàn, tổ chức đánh vào yếu khu chợ Cầu và hệ thống ấp chiến lược Long Giang, Long Khánh, Long Thuận… và trụ lại đánh cả quân tiếp viện gây cho địch nhiều thiệt hại: hai đại đội bảo an và hai trung đội dân vệ bị xóa phiên hiệu, trên 320 tên bị diệt.

Ở Trảng Bàng du kích xã Gia Lộc và Gia Bình bao bó và bắn tỉa địch ở chốt Xóm Sóc, cắt đứt lộ 19 đoạn Cây Trường. Du kích xã Đôn Thuận phối hợp với tiểu đoàn 14 đặc công công binh tỉnh vây ép đồn địch ở Bùng Binh gần 1 tháng trường. ta dùng loa kêu gọi chúng đầu hàng, đưa lực lượng quần chúng đến đấu tranh, tố cáo tội tên đồn trưởng ác ôn giết người. Ta tổ chức đào địa đạo từ bên ngoài xuyên qua hàng rào phòng ngự kiên cố để trồi lên giữa đồn đánh chúng, đồng thời triệt đường tiếp tế đường bộ, đường thủy. Bọn địch bỏ đồn tháo chạy về Trảng Bàng. Đồn Bùng Binh bị diệt sau 17 năm địch chiếm giữ.

Thắng lợi Bùng Binh đã giải phóng hoàn toàn xã Đôn Thuận mở màn cho chuyển biến cục diện chiến trường Trảng Bàng, tạo ra 2 địa bàn quan trọng, cánh Đông và cánh Tây vây ép địch.

Trên chiến trường Châu Thành, trung đoàn 3 thuộc sư đoàn 9 của Miền có sự hiệp đồng tích cực của du kích tiến công nhiều trận quyết liệt với quân ngụy ở chốt Gò Nổi, xã Ninh Điền tiêu diệt hàng trăm tên phá hủy nhiều xe quân sự. Lực lượng C40 của huyện và du kích xã đánh địch hàng chục trận trên lộ 13, ở Tầm Dinh, Gò Nổi, trong đó có trận đánh bại đại đội biệt kích ngụy diệt 17 tên. Ở Thanh Điền, đồng bào trong các ấp chiến lược trên lộ 7 nổi dậy ban bờ thành gỡ kẽm gai, nhổ cọc sắt cắm cờ, rải truyền đơn, phá lỏng 2 ấp chiến lược Thanh Trung và Thanh Đông. Đảng bộ xã Ninh Điền đã củng cố lại 4 chi bộ mật trong 4 ấp và phát triển thêm nhiều cơ sở mới. Các huyện Bến Cầu, Dương Minh Châu bộ đội địa phương và du kích xã cũng tiến công đánh đồn bót, đánh tập kích, phục kích, đánh bọn càn quét lấn chiếm gây cho chúng nhiều thiệt hại về sinh lực và phương tiện chiến tranh.

Trên mặt trận diệt tề ác ôn và gián điệp, các chiến sĩ an ninh đã đánh những trận táo bạo. Một chiến sĩ công an vũ trang Trảng Bàng được sự giúp đỡ của quần chúng đã bắt sống tên Trưởng ty Thông tin và tên quận phó trong lúc chúng từ Hậu Nghĩa về Trảng Bàng. Lực lượng công an tỉnh kết hợp với công an các xã đánh tan 6 ban tề ở Phước Vinh, Hảo Đước, Ninh Điền, Lò Gò, Phước Tường, Long Vĩnh. Ngoài ra, An ninh tỉnh còn khám phá mạng lưới gián điệp của tên đại úy Hùng tình báo tổng tham mưu ngụy chui vào hoạt động vùng căn cứ ở Trảng Bàng, tên Vũ Thanh Hà trưởng phòng 1 mật vụ phủ tổng thống ngụy gài vào vùng giải phóng Hồ Đồn (Bến Cầu), tên Băng tình báo Trung ương ngụy làm cơ sở của huyện Dương Minh Châu.

Ngày 10/10/1964, ở Phước Thạnh, Q763 thuộc sư 9 chủ lực Miền phối hợp với C33 huyện Gò Dầu tiến công tiểu đoàn của F5 ngụy đóng ở Phước Hội. Trận chiến diễn ra ác liệt, địch bắn pháo sáng như ban ngày và hàng chục lần kêu tiếp viện, nhưng bằng tinh thần dũng cảm các lực lượng vũ trang của ta đã đánh tan tiểu đoàn này diệt 167 tên và 2 cố vấn Mỹ. Cùng đêm đó, ta cũng tiến công tiểu đoàn chủ lực địch đóng ở đình ấp Chánh (Hiệp Thạnh) tiêu diệt đại bộ phận sinh lực của chúng. Ở Dương Minh Châu bộ đội địa phương phối hợp với đặc công huyện Gò Dầu tiêu diệt đồn Cầu Khởi và giải phóng ấp chiến lược Năm Ngọn. Du kích Bến Củi phối hợp với d14 và lực lượng huyện bao vây tiêu diệt đồn địch ở Bến Củi thu toàn bộ vũ khí. Cùng thời gian trên C33 của huyện Gò Dầu phục kích tiêu diệt gọn một trung đội bảo an mở đường trên lộ 22 đoạn Bàu Nâu – Cẩm Giang. Từ đây vùng giải phóng được củng cố và mở rộng, vùng tranh chấp chuyển lên và vùng yếu phổ biến là bị lỏng kềm.

Cuối năm 1964, quân địch bị thất bại nặng nhưng chúng hết sức vùng vẫy, phản kích. Chúng củng cố lại trại huấn luyện Biệt kích Bến Sỏi với một lực lượng túc trực 3 đại đội mang số 349, 314 và 350. Trên dưới 500 tên thường xuyên về đây dự huấn luyện. Các giang thuyền, tàu mặt dựng, bo bo được tăng cường, hoạt động ngày đêm trên sông Vàm Cỏ Đông, Lò Gò (Hòa Hiệp ) tới vàm Trảng Trâu. Ở Gò Dầu lực lượng bộ binh cấp tiểu đoàn thuộc F5 có xe pháo và máy bay yểm trợ, lấn chiếm lại 2 xã Hiệp Thạnh và Phước Thạnh. Ở Dương Minh Châu địch sử dụng 3 trung đoàn đánh vào xã Tân Hưng, Suối Đá, Phan… để bình định các xã trên tuyến lộ 13, 26, và đối phó lại phong trào phá ấp chiến lược của ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 08:06:49 am »

Để chuẩn bị cho thời cơ năm 1965, Tỉnh ủy chủ trương phát động mạnh mẽ phong trào nam nữ thanh niên tòng quân, gia nhập các lực lượng vũ trang, phát động nhân dân hiến tiền bạc, vàng, trâu, bò, xe… cho kháng chiến, tuyển chọn một số cán bộ trung sơ cấp cho trên để tăng cường cho khu Sài Gòn, Gia Định. Một mặt đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, chống địch đổ quân càn quét.

Trong tinh thần mới, tinh thần giành thắng lợi quyết định năm 1965, nhân dân và các lực lượng vũ trang của tỉnh huyện và xã đã đánh địch đuề khắp. Ở xã Lợi Thuận đồng bào thi đua ngày đêm xây dựng địa đạo dài gần 10 km, có 8 ụ chiến đấu, bên ngoài có giao thông hào, hàng rào chiến đấu, hầm hố chông, ở Đôn Thuận, Lộc Hưng, Ninh Điền, Hòa Hội, Hảo Đước… đồng bào đốn tầm vong tre, vót nhọn cắm ngoài đồng trảng chống địch cho trực thăng đổ quân.

Trên chiến trường chung và trên địa bàn Tây Ninh, địch cho hàng tốp máy bay đủ loại đổ bom, rải chất độc hóa học, xăng đặc hủy diệt căn cứ Bời Lời. Chúng đánh căn cứ Bời Lời trong suốt 2 tháng từ 11-64 đến đầu 1-65 làm hàng nghìn ha rừng, hoa màu, ruộng lúa của 2 huyện Trảng Bàng và Gò Dầu bị thiệt hại nặng. Các xã phía bên kia sông Sài Gòn như Thanh An, Bến Súc cũng bị ảnh hưởng nặng của chất độc hóa học. Đánh căn cứ Bời Lời, địch lu loa tuyên bố rằng “chiến khu Bời Lời bị hủy diệt thành bình địa”.

Trong giai đoạn 5 của kế hoạch bình định, trong toàn tỉnh địch chỉ xây dựng được 2 ấp chiến lược. Tính từ năm 1962 đến nay, địch xây dựng, gom, khoanh được tất cả 94 ấp, nhưng bị ta phá hỏng, phá rã trên 75 ấp. Thất bại trên đây, chính tên Lê Văn Tất tỉnh trưởng Tây Ninh, trong bản báo cáo tháng 6-1964 gởi về quân đoàn 3 và Ban xây dựng nông thôn Trung ương đã phải thú nhận: tình hình an ninh của quốc gia trên địa bàn Tây Ninh không chiếm được 1/3…

Từ năm 1961 đến giữa năm 1965, chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân dân Tây Ninh đã kiên trì bám trụ, đánh địch trên 776 trận lớn nhỏ, diệt 5.000 tên ngụy, hàng chục tên Mỹ, gồm 6 đại đội chủ lực và bảo an, 7 trung đội chủ lực, gỡ 19 đồn bót, bức rút hàng chục đồn bót khác, diệt và làm tan rã nhiều ban tề ấp, tề xã. Lực lượng an ninh diệt trên 50 tên ác ôn, bóc gỡ nhiều mạng lưới gián điệp ở Trảng Bàng, Bến Cầu, Dương Minh Châu và cùng với lực lượng trên phá nhiều mạng lưới ngầm của địch ở huyện 105, đưa ra Tòa xử 4 tên đầu sổ trong số 92 tên bị bắt giam giữ cải tạo.

Vùng giải phóng được mở rộng, vùng địch kiểm soát bị thu hẹp. Phong trào quần chúng đấu tranh chống gom dân cào nhà, chống bắt xâu, bắt lính, chống bắt luyện tập quân sự lên cao. Đấu tranh trực diện đòi địch không được ném bom, bắn pháo rải chất độc hóa học, đòi bồi thường thiệt hại với 1.600 cuộc, có một triệu sáu trăm nghìn lượt quần chúng tham gia. Hàng chục vạn nam nữ kể cả các cụ già và thiếu nhi hăng hái thi đua xây dựng xã ấp, làm hàng rào chiến đấu, đào giao thông hào, địa đạo hầm hố chông, sáng tạo mọi thứ vũ khí, mọi phương pháp đánh địch. Phá hoại đường sá, đắp mô gài trái làm cản trở giao thông. Xây dựng làng xóm, tổ chức đời sống văn hóa tinh thần, y tế, trường học, sản xuất lương thực đóng góp cho kháng chiến.

Trong phong trào thanh niên tòng quân, dân công hỏa tuyến tải thương tải đạn phục vụ chiến trường rất sôi nổi, các lực lượng vũ trang địa phương đã hình thành và không ngừng lớn mạnh. Tỉnh có tiểu đoàn và cá đại đội công binh, đặc công, hậu cần, thông tin. Huyện có từ 1 đến 2 đại đội binh chủng, xã có 1 trung đội du kích, xã nào kém cũng có 2 tiểu đội du kích. Chất lượng chiến đấu của các thứ quân được nâng lên với phương thức đấu tranh hai chân, ba mũi, ba vùng làm tan rã hàng ngũ địch trong đồn bót, hạn chế trong càn quét lấn chiếm.

Trong phạm vi toàn miền, với các chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Đồng Xoài (Bình Long)… và nhiều nơi khác, ta đang hãm địch vào thế nguy ngập, đẩy chiến lược chiến tranh đặc biệt của chúng đến bước đường cùng. Mắc Na-ma-ra và Taylo báo cáo tháng 4-1965: tình hình Nam Việt Nam nghiêm trọng và sẽ nghiêm trọng hơn nữa, quân đội Việt Nam cộng hòa không đủ sức đương đầu với Việt cộng, tương quan lực lượng ở mức báo động, quyền chủ động đã về tay cộng sản.

Từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965, cuộc chiến đấu của quân dân Tây Ninh diễn ra rất ác liệt, nguyên nhân chính là vì nơi đây có phong trào đấu tranh chính trị binh vận của quần chúng mạnh, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân kiên cường dũng cảm tiến công địch liên tục, đều khắp. Kế bên đó, một vấn đề hết sức quan trọng là địch biết rõ Tây Ninh là căn cứ của TWC Miền Nam, là địa bàn đứng chân, xuất phát của lực lượng chủ lực. Do vậy địch đánh Tây Ninh bằng toàn bộ lực lượng tại chỗ đồng thời có sự tập trung của các lực lượng ở vùng 3 chiến thuật, của CIA, của đặc cảnh Miền Đông, Nhà Công an cảnh sát Sài Gòn và Tổng ủy bình định cùng với các binh khí kỹ thuật mới nhất.

Tiến hành chiến tranh cách mạng, trong suốt gần 5 năm, quân dân Tây Ninh gặp phải vô vàn khó khăn, hy sinh chết chóc, bản thân đảng bộ có sự nỗ lực lớn, lại cũng có thuận lợi lớn ó với các tỉnh là có sự chỉ đạo trực tiếp của TWC, của Quân ủy Miền và các ban ngành đoàn thể cấp trên. Do vậy nên Tây Ninh chẳng những làm được trách nhiệm của mình mà còn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ an toàn căn cứ Bắc Tây Ninh, căn cứ của TWC, góp phần tích cực cho lực lượng chủ lực miền tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 08:08:10 am »

Tháng 5-1965, để phát huy thắng lợi và chuẩn bị cho thời cơ theo chỉ đạo của cấp trên lần đầu tiên Tây Ninh tổ chức Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ. địa điểm tại trường Đảng tỉnh ở bến Cây Sao (xã Phước Vinh). Dự đại hội gồm có 100 đại biểu của các Đảng bộ huyện, thị và các ban, đoàn thể, lực lượng vũ trang tỉnh.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Tỉnh ủy gồm có 25 đồng chí, BCH Tỉnh ủy bầu ra Ban thường vụ 9 đồng chí do đồng chí Hai Bình làm Bít hư, đồng chí Bảy Hải làm phó Bí thư và đồng chí Út Thành (Năm Trung) Phó Bí thư.



Đồng chí NGUYỄN VĂN TỐT (Hai Bình),
Bí thư Tỉnh ủy (cuối năm 1963 đến năm 1967)

Đại hội đề ra một số chủ trương quan trọng như:

- Phát động phong trào tiến tới cao trào quần chúng đánh phá ấp chiến lược bằng những hình thức từ phá lỏng đến phá rã, phá banh mà trọng yếu làm phá banh giành quyền làm chủ cho nhân dân.

- Theo yêu cầu của trên, tỉnh đưa 1 tiểu đoàn chủ lực vũ trang của tỉnh về Miền và về khu I, một đại đội, để xây dựng chủ lực của trên. Rút các đại đội huyện lên xây dựng lại tiểu đoàn tập trung tỉnh. Rút du kích xã và thanh niên cơ quan xây dựng bộ đội huyện và tỉnh. Tuyển thanh niên tốt vào du kích xã, mỗi xã phải có một tiểu đội, xã mạnh phải có một trung đội. Ở vùng yếu, xây dựng và phát triển du kích mật, tự vệ mật. Vùng tranh chấp thì xây dựng dân quân tự vệ rộng rãi có du kích mạnh.

- Đẩy mạnh du kích chiến tranh bằng mọi hình thức xây dựng xã chiến đấu rộng khắp các vùng nông thôn mạnh như An Tịnh, Phước Thạnh, Thanh Điền, Đôn Thuận, Lợi Thuận chủ yếu là các xã ven trục lộ chính, ven thị trấn, thị xã chống càn quét và lấn chiếm, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, giữ vững bám trụ, đứng chân trên các địa bàn vùng tranh chấp, vùng ven chống phát quang địa hình.

- Tổ chức bộ máy hội đồng cung cấp tỉnh, huyện, thành lập đội thanh niên xung phong mang tên Hoàng Lệ Kha. Tổ chức lực lượng dân công hỏa tuyến sẵn sàng phục vụ chiến trường trong tỉnh và các chiến trường của trên.

- Phát động quần chúng vùng ven, vùng yếu chống địch bắt lính đôn quân, chống bắt thanh niên vừa tổ chức thanh niên chiến đấu, tập luyện quân sự, tái vũ trang Cao Đài, phá thể kềm kẹp, đấu tranh đòi về ruộng vườn, nhà cũ làm ăn. Chống thả bom bắn phá, đòi bồi thường thiệt hại.

- Củng cố cơ sở Đảng khắp 3 vùng vững mạnh. Quan tâm phát triển đảng viên ở vùng yếu và lực lượng vũ trang. Tăng cường thêm cán bộ tỉnh và điều một số cán bộ các huyện cho vùng Tòa Thánh nhằm mở rộng diện tranh thủ quần chúng tín đồ Cao Đài và các tầng lớp chức việc, chức sắc ở Tòa Thánh và Bến Cầu. Hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác di cư để vận động đồng bào di cư ở Châu Thành.

Đại hội cũng đề ra chủ trương tích cực giáo dục, phát động tư tưởng toàn thể cán bộ, đảng viên các lực lượng vũ trang và nhân dân sẵn sàng trong thư thế lao vào cuộc chiến đấu mới, chống đế quốc Mỹ xâm lược nếu chúng liều lĩnh đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam để cứu nguy cho quân Ngụy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2018, 06:54:59 pm »

CHƯƠNG III

TIẾP TỤC TIẾN CÔNG GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC
“CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
(7-1965 ĐẾN CUỐI NĂM 1968)

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị hãm đến bước đường cùng, ngụy quyền đứng trước nguy cơ sụp đổ, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” với quyết tâm cứu vãn tình thế và giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất bằng chính lực lượng của Mỹ.

Sau quyết định đầu tiên ngày 1-4-1965 của tổng thống Mỹ Giôn-xơn về việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào chiến trường, đi đôi với hành động chiến tranh phá hoại mở miền Bắc, số quân Mỹ vào miền Nam từ tháng 7 năm 1965 đã lên đến 75.000 tên và đang đà tăng lên ồ ạt.

Trước âm mưu chiến lược mới của Mỹ, ngày 2-8-1965, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi: “Dù đế quốc Mỹ tăng thêm 10 vạn, 20 vạn quân Mỹ hay nhiều hơn nữa, dù phải chiến đấu 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam sẽ đánh đến thắng lợi cuối cùng”.

Lời kêu gọi của Chủ tịch trở thành quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta như xác định của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (tháng 12/1965) “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng Miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hào bình thống nhất nước nhà”, và định ra phương châm chiến lược: “Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính”.

Tỉnh ủy và Đảng bộ, quân dân Tây Ninh xác định quyết tâm đánh Mỹ diệt ngụy, phát triển phong trào nhân dân đánh địch khắp 3 vùng, bảo vệ căn cứ lãnh đạo của Trung ương Cục và Bộ chỉ huy các Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Miền Nam Việt Nam, giữ vững địa bàn cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn, không ngừng tạo thế tạo lực, từng bước giành thắng lợi, cùng với toàn Miền tiến tới đánh bại hoàn toàn âm mưu chiến lược mới của địch.

A – QUYẾT TÂM ĐÁNH MỸ, DIỆT NGỤY GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CUỘC PHẢN CÔNG MÙA KHÔ CỦA MỸ (TỪ THÁNG 7-1965 ĐẾN THÁNG 11-1967):

Từ tháng 7 đến cuối năm 1965, Mỹ đã đưa số quân viễn chinh vào chiến trường lên đến 184.000 tên đồng thời ráo riết chuẩn bị phản công chiến lược. Trong gần 6 tháng đó, tuy địch không hoàn toàn chặn được chiều hướng thất bại nhưng đã hoàn thành cơ bản về kế hoạch chuẩn bị chiến trường và triển khai lực lượng viễn chinh Mỹ và chưa hầu, trên cơ sở đó đã hãm bớt tốc độ suy sụp của quân Ngụy và thực hiện cuộc phản công lần thứ nhất với chiến lược “tìm diệt” bắt đầu từ tháng giêng năm 1966.

Trong bức thư ngày 6/11/1965 gởi Trung ương Cục và Khu ủy Khu 5 sau khi chỉ rõ cuộc phản công lớn của Mỹ sẽ xảy ra, Bộ Chính trị xác định: “trong giai đoạn hiện nay nắm thế chủ động là phải giữ và phát triển hơn nữa quyền làm chủ rừng núi, đồng bằng chung quanh đô thị và tiến tới từng vùng trong đô thị nữa”.

Với 6 nội dung chiến lược tiến công, quân ủy Trung ương đã xác định quyết tâm giữ vững và mở rộng thế chủ động của ta, thực hiện ưu thế quân sự trên những chiến trường quan trọng.

Trung ương Cục ra quyết định:

- Phát động mạnh mẽ trong toàn dân, toàn quân khắp các chiến trường một cao trào quân sự tiêu diệt quân địch và phát triển phong trào du kích chiến tranh đánh bại âm mưu của địch.

- Xúc tiến mạnh mẽ việc xây dựng và phát triển cả số lượng và chất lượng cho quân chủ lực Miền, của Khu, Tỉnh, Huyện.

- Động viên chính trị mạnh mẽ trong nhân dân và các lực lượng vũ trang, phát động phong trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”.

Tỉnh Tây Ninh là một trong những địa bàn trọng điểm của chiến lược “tìm diệt” của Mỹ. Tìm diệt cơ quan Trung ương Cục “đánh gãy xương sống” chủ lực B2, xé nát căn cứ… là mục tiêu của chúng ở đây. Đứng trước tình thế chiến tranh sẽ vô cùng ác liệt, Tỉnh ủy Tây Ninh quan triệt sâu sắc Nghị quyết của trên, nhận thức nhiệm vụ của mình vừa bảo vệ địa phương, vừa góp phần bảo vệ cơ quan lãnh đạo của cuộc kháng chiến ở miền Nam, tỉnh đã tổ chức hội nghị cán bộ đánh giá thắng lợi những năm qua và rút kinh nghiệm chống địch gom dân lập ấp chiến lược. Trên cơ sở đó, xác định tư tưởng tiến hành phương châm chiến lược quân sự, chính trị, binh vận gắn chặt với 3 vùng chiến lược đi đôi với phát động toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đánh Mỹ và xây dựng mạnh mẽ 3 thứ quân, nhất là quả đấm chủ lực của tỉnh đủ mạnh làm đòn xeo cho phong trào chung của tỉnh. Đồng thời phát huy thắng lợi của phong trào chiến tranh nhân dân sâu rộng ở xã ấp, ra sức củng cố các địa đạo An Thới (An Tịnh), Lợi Thuận (Bến Cầu), Bởi Lời. Phát động mỗi chiến sĩ, mỗi người dân phấn đấu thi đua đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, diệt Ngụy, diệt cơ giới, bắn phi cơ địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM