Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:21:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 31112 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:32:07 am »

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, các huyện Trảng Bàng, Châu Thành, Dương Minh Châu tiến hành mạnh mẽ chống lấn chiếm khu căn cứ Bời Lời các vùng du kích quan trọng: Thanh Điền, Long-Xuyên-Điền, Phước Ninh… Các huyện đội được tăng cường cán bộ, củng cố mạnh về mặt chỉ huy tác chiến. Các đại đội của tiểu đoàn tập trung tỉnh (D.306) cũng hỗ trợ cho các đại đội, trung đội địa phương hoạt động mạnh ở Trảng Bàng, Châu Thành. Các đội du kích xã cũng được tăng cường cán bộ, tổ chức bám trụ đánh địch chống lấn chiếm. Các nơi địch giăng tháp canh được tổ chức diệt tháp canh bằng Ba-dô-ca, Bê-ta, và ngụy vận nội ứng. Ngay lực lượng dân quân du kích cũng hạ tháp canh bằng Bê-ta. Với lực lượng Com-măng-đô luồn sâu đánh lẻ được các huyện tổ chức đánh bằng mọi cách, để tiêu diệt loại nguy hiểm tàn ác trước, diệt loại mới xây dựng, loại chuẩn bị chiếm đóng, nơi đào tạo Com-măng-đô thì diệt ngay bọn chỉ huy và loại rành đường. Cách đánh Com-măng-đô thì có trọng điểm, diệt ngay lúc chúng còn ở địa phương. Vùng căn cứ thì xây dựng hầm, hố chông, gài mìn, lựu đạn chống Com-măng-đô đánh lẻ, thọc sâu, vùng du kích thì vận dụng địch ngụy vận, gây căm thù, vận động đồng bào cùng du kích diệt Com-măng-đô; lại Com-măng-đô ở đồn thì đánh lúc chúng mới ra đi và lúc chúng trở về gần đồn là lúc nó sơ hở dùng mìn tiêu diệt… Bằng tất cả các cách đánh như vậy, các huyện đã tiêu diệt được nhiều Com-măng-đô và ngăn chặn được loại thọc sâu đánh lẻ nguy hiểm này.

Ở vùng tạm chiếm, ta lãnh đạo đồng bào đấu tranh chống thuế, chống xâu bằng cách phá hư xe không đi kéo cho địch, trốn tránh, kêu đói nghèo.. Ở các sở cao su thì các tổ chức công đoàn tiếp tục lãnh đạo chống áp bức bóc lột, chống cúp phạt; lãng công, đổ mủ, ngấm ngầm phá hoại kinh tế địch và kết hợp du kích mật hoạt động diệt địch tại sở.

Ở vùng tranh chấp thì cất giấu bớt đồ đạc, chống cướp bóc và sẵn sàng làm tai mắt cho du kích, bộ đội diệt địch, đặc biệt phong trào quần chúng tại chỗ bắt do thám.

Vùng cách mạng lúc này nổi bật các phong trào:

- Phong trào dân công hỏa tuyến.

- Phong trào sản xuất và bảo vệ mùa màng gắn với xã chiến đấu, nhất là sau trận bão. Ở đây có sự kiện đồng bào vùng Cao Đài, vùng tạm chiếm ra sản xuất, khi thu hoạch giấu lúa lại cho kháng chiến.

- Phong trào thanh niên tòng quân.

- Phong trào toàn dân vận động đồng bào, binh lính (sau khi có nghị quyết Cao Đài vận của Trung ương 1952).

Các huyện đã tiến hành công tác Cao Đài vận, tổ chức học tập trong Đảng, chính quyền, đoàn thể thông suốt chính sách rồi mở rộng ra quần chúng. Đặc biệt nhiều tổ cán bộ có võ trang áp sát xung quanh vùng Tào thánh, vừa nắm, lôi kéo quần chúng, vừa phân hóa chức sắc, vừa phân biệt đối xử với binh lính Cao Đài thân binh hóa. Huyện Trảng Bàn tiến hành khá hơn cả, đã vận động binh sĩ đào bỏ ngũ, nội ứng hạ tháp canh, diệt đồn Cầu Ván, vận động giáo dục đồn bào tín đồ rời khỏi chu vi đồn bót về làng, vận động thanh niên Cao Đài tòng quân kháng chiến chống Pháp, công tác địch ngụy vận đã thành ý thức trong quần chúng. Đồng bào lợi dụng căm thù qua thực tế bị chèn ép bóc lột, gợi lòng nhớ nhà, nhớ quê hương trinh binh sĩ, kêu gọi khóc chồng, con em đi lính cho giặc bị chết; thiệt thân, gia đình mang tiếng xấu cả đời… Các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành cũng tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính sách Cao Đài vận của Đảng, tổ chức nhiều đoàn cán bộ, nhiều đội tuyên truyền xung phong luồn sâu vào Tòa thánh và các chu vi đồn bót phát loa, vận động, hát ca nhiều bài có nội dung gợi lòng căm thù giặc, gợi tính dân tộc, nghĩa đồng bào, nhắc quê hương bản sở đang chờ bà con đoàn tụ sinh sống làm ăn… Để chống âm mưu thân binh hóa quân đội Cao Đài của Pháp, các huyện thực hiện chủ trương của tỉnh ủy là phân hóa bọn Cao Đài phản động, chỉ đánh đồn Pháp và đồn bót Cao Đài nào ngoan cố đi với Pháp, không đánh Cao Đài nếu họ không khuấy nhiễu dân, làm cản ngại kháng chiến, ta kêu gọi anh em binh sĩ Cao Đài trở về làng không đi lính đánh thuê cho Pháp. Qua gia đình binh sĩ Cao Đài ta nói rõ chính sách đoàn kết đạo đời. Đồng bào và binh sĩ tự do đi đến thánh thất và về thăm quê, họ hàng bà con không ai ngăn cản… Công tác Cao Đài vận của ta không những năm 51-52 có tác dụng rất mạnh mẽ, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ phản động Cao Đài làm cho chúng chia rẽ lủng củng nhau trong lớp chỉ huy và binh sĩ đào rã ngũ ngày càng nhiều. Đến mức bọn tướng tá Cao Đài phải kêu hai năm 51-52 là “nghiệp chướng”, là “cơn thử thách vô tiền khoáng hậu” rồi mạt sát nhau là “vì bả lợi danh ám ảnh đã quên lời minh thệ” và chúng cũng công nhận hai năm này “hàng ngũ gần như tan rã”.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2018, 07:28:47 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:32:33 am »

Riêng bọn liên minh đã khuấy phá nặng ở Long Xuyên Điền của huyện Châu Thành. Đồng bào ở cá xã Tam Long cũ phải chạy loạn Liên Minh tứ tán nhiều nơi rất cơ cực. Huyện Châu Thành cho chuyển 53 gia đình lên lập quê hương mới ở xã Khăng Xuyên. Số dân còn lại dồn về phái Bắc Xã Long-Xuyên-Điền. Huyện đội tập trung lực lượng và cán bộ rồi cho C40 địa phương huyện quyết tâm tháo gỡ khó khăn lớn là bọn Cao Đài Liên Minh. Bọn nầy ở lẫn lộn với ta trong rừng, mặc dù nó ở bót cứ điểm nhưng phân tán nhiều, ban ngày đi hoạt động luồn lỏi khắp vùng. Lực lượng chúng được trang bị tốt mạnh hơn du kích ta nhiều, khi gặp du kích là chúng truy đuổi tới cùng. Ban chỉ huy C40 và các b mà nhất là b3, b chủ công của đại đội, phải qua nhiều đêm mất ngủ, nhiều ngày băng rừng, lội suối lần mò dấu vết bọn chúng, tìm hiểu mọi sinh hoạt ăn, ở, hoạt động của từng bộ phận, thâm chí rờ từng công sự, từng cây súng trong các ụ đất, bụi mật cật… Ban chỉ huy C.40 và các b xác định đối với bọn Liên Minh, chủ yếu là phải đánh cho đau, diệt nhiều sinh lực vì đó là những tên lưu manh lì lợm lại bị giáo lý mê hoặc. Đồn Bến Sỏi ở đầu trên, bót Năm Dinh ở đầu dưới là hai chỗ dựa quan trọng, cần phải tiêu diệt làm áp lực tinh thần, tạo thêm thuận lợi cho ta.

Ý kiến của Ban chỉ huy C.40 được huyện đội nhất trí và đề nghị lên trên, tỉnh có chủ trương diệt bọn Liên Minh với ý nghĩa: 1) là, diệt bọn rất ác ôn ngoan cố, vừa giáo dục trong đồn bào, vừa làm rõ chính sách phân biệt đối xử với lính Cao Đài; 2) là, tạo mâu thuẫn sâu sắc Mỹ - Pháp, 3) là, đánh một chỗ dựa phản động của Phạm Công Tắc cho hỗ trợ lực lượng đánh mạnh bọn Liên Minh.

Trận đầu tiên C.40 chống càn của Liên minh ở Trà Xiêm có du kích Long-Xuyên-Điền, Thanh Điền kết hợp. Trận này thử thách để biết nhau. Bọn chúng coi thường lực lượng địa phương lắm. Hai du kích Ninh Điền: Tòng ô và Xiêm bám sát bót Trà Xiêm ở giữa rừng dẫn đường cho đặc công của D.306 dùng mã tấu chém chết 40 tên và bắt sống tên Chính chỉ huy phó. Bọn Liên Minh có nao núng, bớt đi lùng sục. C.40 kết hợp với C.918 của D.306 đánh bót Liên Minh ở xóm Mía, bằng cách dụ địch ra khỏi bót mà anh em gọi là “điệu hổ ly sơn”., Nhưng khi trọng liên 13,2 ly phát lịnh nổ 2 phát bị kẹt đạn, địch hoảng sợ rút vào bót. Ta chưa diệt được.

Huyện đội liên lạc với tiểu đoàn 302 chủ lực Khu đề nghị kết hợp với C.40 đánh bót Bến Sỏi bằng chiến thuật công đồn (cắt chỗ dựa đầu trên của địch). Đúng giờ quy định, Bêta nổ diệt lô cốt, công sự ngầm, đại liên diệt bọn bên ngoài. Ta chiếm đồn, bọn sống sót phải lội sông qua Tầm Long chạy chết, bỏ ngũ luôn. Ta thu nhiều súng và chiến lợi phẩm.

Trận đánh ở Bến Sỏi làm cho bọn Cao Đài phản động ở các bót rung rinh. Bọn lính ở Bắc Rù bỏ chạy luôn.

Huyện đội cho trinh sát điều nghiên kỹ bót Liên Minh ở xóm Mía. Bót này được chúng đắp công sự đất và chèn gỗ tròn, hình tạm giác. Lần này cũng C.40 và C.918 của D.306 đánh; ta tiêu diệt được trên 50% số địch trong bót. Bọn chúng đang hoang mang vì thiếu chỗ dựa Bến Sỏi, Bắc Rù nên rút bỏ bót xóm Mía luôn.

Địch đã chú ý đến cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến phía Nam ở căn cứ địa Tây Ninh. Một lần nữa địch tập trung lực lượng kềm chế khu căn cứ. Mặt hậu, ngoài việc tăng cường bót Prey-Sala, chúng tăng cường thêm các bót nhỏ ở biên giới. Mặt trước, chúng xây dựng thêm công sự kiên cố cho bót Suối Đá và bổ sung lực lượng tăng cường mọi hoạt động tình báo và phục kích ngăn chặn tiếp tế liên lạc của ta. Phía Đông, chúng đóng thêm bót Suối ông Hùng, bót Cầu Lộc Ninh (Đông Bắc) phía Tây củng cố thêm bót Hai Sông, bót ngã ba Vinh.

Lực lượng ta ở căn cứ địa lúc này không phải chỉ có đại đội A mà có lực lượng huyện đội Dương Minh Châu, 4 trung đội của Khu và tỉnh cũng thường xuyên lui tới hoạt động, trong đó có 2 đại đội của tiểu đoàn 302 gần như thường xuyên có mặt tại căn cứ. Cho nên các hoạt động tăng cường của địch ở các đồn bót bao quanh các nơi đều bị ta chặn đứng. Ta dồn địch vào thế co cụm trong bót và du kích xã thường xuyên bao vây bên ngoài bắn tỉa, không cho chúng mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi bót.

Với lực lượng đại đội, tiểu đoàn địch không dám tấn công vào căn cứ địa. Chúng mở các cuộc càn nhỏ lẻ bên ngoài căn cứ ở ven lộ 26 và lộ 13 đầu ngoài. Đầu năm 1952, địch tập trung lực lượng lớn khoảng 20 tiểu đoàn bộ binh mở nhiều mũi tấn công căn cứ địa, hướng chính là Đồng Rùm và Trà Dơ. Bên trên có không quân yểm trợ ném bom và bắn phá các nơi nghi có ta đóng quân. Đồng thời cho biệt kích dù nhảy xuống Trà Dơ truy lùng Bộ Tư lệnh Nam bộ. Đây là một trong những trận càn lớn nhất của giặc Pháp ở chiến trường Nam Bộ. Nhưng đánh vào căn cứ rừng núi, hỏa lực địch bị nhiều hạn chế. Chúng dùng lực lượng lớn nhưng không thực hiện được ý định, mục tiêu đề ra mà còn bị rơi vào thế trận du kích chiến tranh của ta. Chỉ riêng lực lượng địa phương huyện Dương Minh Châu và du kích các xã đã phục kích đánh địch từng chặng và các mũi tiến quân của địch từ ngoài vào. Khi đến được điểm tấn công, chúng đã bị tiêu hao khá nhiều lực lượng. Các đại đội chủ lực của tiểu đoàn 302 dùng hỏa lực phòng không bắn trúng chiếc máy bay P.26 làm nó lảo đảo trên không và đâm vào chiếc máy bay khác, cả hai cùng rơi (một chiếc tại Trâm Sụ và một chiếc tại Đồng Sầm). Cuộc càn lớn của địch cơ bản bị thất bại. Cơ quan đầu não phía Nam và các bộ phận trực thuộc đều bảo đảm an toàn. Du kích các xã và bộ đội địa phương huyện căn cứ đã tiêu diệt địch trên hai đại đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:33:01 am »

Sau thời gian đóng căn cứ ở An Điền không bảo đảm an toàn, Tỉnh ủy Gia ninh cho một bộ phận của văn phòng tỉnh ủy và Ủy ban nghiên cứu thực địa vùng Bàu Hưng, Trảng Công thuộc xã Khăng Xuyên, huyện Châu Thành, chuẩn bị cơ sở vật chất, đón tỉnh ủy và một số cơ quan tỉnh chuyển lên đứng chân lãnh đạo kháng chiến. Tỉnh ủy chỉ đạo cho huyện ủy Châu Thành chọn một số cán bộ xã chuyển lên hỗ trợ cho xã Khăng Xuyên tổ chức màng lưới công an, du kích để kết hợp với d. 923 của tỉnh bảo vệ căn cứ Bàu Hang của tỉnh ủy. Đến sau cơn bão năm 1952, tỉnh ủy Gia Ninh cùng các cơ quan tỉnh chính thức chuyển lên Tây Ninh, đầu tiên ở vùng Túc Tra Suối Ky sau đại bộ phận về đóng tại căn cứ Bàu Hang. Xã Khăng Xuyên được coi là xã căn cứ địa của tỉnh, chịu sự lãnh đạo song trùng cả huyện ủy và tỉnh ủy để kịp thời nhận trực tiếp chỉ thị phục vụ công tác bảo vệ căn cứ địa.

Để hỗ trợ cho các lực lượng võ trang ngăn các cuộc càn quét của địch vào vùng căn cứ và thiết thực bảo vệ căn cứ, tỉnh phát động phong trào thi đua phá hoại giao thông và kinh tế địch, lập làng chiến đấu.

Huyện Châu Thành hưởng ứng thi đua và đạt giải thưởng thi đua đợt 1 là cây súng Mút Anh đầu bằng. Khắp huyện sôi nổi thi đua. Nổi nhất là cụm 1 gồm các xã: Đước Hòa Bình, Khăng Xuyên, Thái Bình B, và Trung Hòa đã chặt cây cao su, đập chén mủ ở các cơ sở cao su phía Bắc tỉnh và đào phá lộ 13, và lộ 22 từ Trại Bi lên Cần Đăng. Kết quả đợt 1, ấp Nguyễn Đức Cơ, xã Khăng Xuyên đạt giải nhất. Lễ trao tặng súng được huyện tổ chức trọng thể và phát động tiếp thi đua đợt 2. Đợt này đào bứt ngang cầu Trại Bi, lộ 22 trước mùa mưa tới. Các cụm thi đua được giữ nguyên. Phong trào thi đua càng lên cao. Hai xã Đước Hòa Bình và Khăng Xuyên có điểm thi đua suýt soát nhau ở đợt 1. Đợt này hai xã bố trí lực lượng dân quân khỏe, nhiều kinh nghiệm đào hai bên đầu cầu. Kết quả đội dân quân xã Khăng Xuyên cùng kinh nghiệm ngăn dòng nước và xả lũ cuốn đất trôi nhanh đã giành phần thắng đợt 2, giành được phần thưởng 3 súng trường Pháp. Dân quân huyện Châu Thành còn chặt các cây to ở mép sông ngã sang sông và chèn gỗ, chà thành đập ngăn sông Vàm Cỏ Đông và Bến Nam Vàng và ngăn Rạch Sóc Om tại đầu Vàm, chặn các tàu địch chạy theo đường sông lên bắn phá. Dân quân huyện Châu Thành đã lập thành tích thi đua góp phần chống địch càn quét.

Ở huyện Trảng Bàng, sau nhiều ngày dùng không quân bắn phá các khu rừng, làng xóm vùng căn cứ Bời Lời, địch mở nhiều cuộc càn liên tiếp dài ngày, kết hợp các bót xung quanh từ Cầu Ván. Cầu Xe lên Bàu Đồn, Vên Vên, Gò Dầu xuống, từ Bến Củi, Sóc Lào qua… Địch có gây nhiều khó khăn cho ta. Có nơi, có lúc, ta gần như bị mất đất ban ngày, ban đêm bộ đội, du kích, dân quân ra sửa đắp hầm hào, rào rấp, cắm lại chông, gài lại trái chống địch. Bộ đội địa phương huyện phải chấn chỉnh lực lượng và được các đại đội của tiểu đoàn chủ lực tỉnh (d.306) hỗ trợ chiến đấu chống địch bảo vệ vùng căn cứ và đảy địch lùi dần trở lại đồn bót cũ. Đại đội địa phương kết hợp nội ứng diệt bót Suối Sâu (6-52), diệt tháp canh Bàu Rong, Thạnh phước (9-52).

Ở huyện Châu Thành, đại đội 40 trinh sát kỹ bót Liên Minh ở giữa rừng Nhum. Ban chỉ huy hỗn hợp C.40 và C.60 thuộc d.302 quyết định dùng 9 Trung liên và lựu đạn, cho 2 lực lượng gọn nhẹ, cơ động diệt địch. Đúng 5 giờ chiều, trong rừng đã nhá nhem tối, địch tập trung ăn cơm liền bị trung liên và lựu đạn ta nổ liên hồi, diệt hầu hết địch tại chỗ, chỉ còn vài tên sống sót vọt ra ngoài chạy thoát. Sau trận này, bọn Cao Đài Liên minh “tản thần” rút bỏ bót Rừng Nhum và tất cả bót đóng trong rừng đều rút chạy. Chỉ còn lại bót tên Năm Dinh (Cha Trịnh Minh Thế) và bót Bến Cầu đầu dưới.

Các trận đánh Pháp và các lực lượng Cao Đài ngoan cố, đã tác động mạnh đến tinh thần binh sĩ Cao Đài; ta phát động cả quân, dân, chính Đảng đều tập trung tổ chức vận động thực hiện chính sách Cao Đài vận. Lần lượt nhiều bà con tín đồ bung về làng cũ và ra vùng căn cứ cũ làm ăn, góp phần tham gia kháng chiến. Nhiều binh sĩ trong các đồn Trảng Bàng đấu tranh với chỉ huy không chịu đi càn quét. Nhiều binh sĩ cho vợ con ra liên lạc với ta xin về làng làm ăn hoặc xin về thăm họ hàng quê hương. Trong binh sĩ Cao Đài Liên minh đã lẻ tẻ có số bỏ ngũ, và có số liên lạc với ta về thăm làng quê.

Tình hình chung trong 3 huyện của Tây Ninh (cũ) đã trở lại thế ổn định, có thuận lợi cho ta. Ở những đồn lẻ địch trở lại co cụm cố thủ. Các đồn bót gần Thị xã thị trấn, địch phải củng cố thêm công sự và hạn chế việc càn quét ra ngoại vi. Ta phát triển mạnh chiến tranh du kích và củng cố xây dựng thêm chủ lực và địa phương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:33:52 am »

2/ - Khắc phục nạn đói sau lũ lụt, thực hiện chính sách thuế nông nghiệp và tích cực chống càn, giữ vững phong trào kháng chiến:

Mùa mưa năm 1952 (Nhâm Thín) rất dữ dội. Đến trung tuần tháng 10 lại có một cơn bão chưa từng có. Rừng, trảng, suối, sông, đường sá và một số làng mạc bị ngập nước. Cả các đồn bót địch ở ven sông cũng bị ngập, bị trôi. Tại cầu Lộc Ninh, mực nước suối đôi lên cao 18,70 mét, tại cầu Cần Đăng 13,18 mét, chợ Tây Ninh ngập 3,60 mét. Huyện Châu Thành bị ngập 4 xã: Đước Hòa Bình, Khăng Xuyên, Thanh Điền, Long-Xuyên-Điền, hàng ngàn mẫu lúa và rẫy bị ngập. Sau lụt chỉ còn thu hoạch 180 mẫu lúa. Dân bị mất 80% lúa, 40% rẫy. Cơ sở tự túc của dân, quân, chính huyện và các cơ quan tỉnh mất 100% lúa và 50% rẫy. Huyện Trảng Bàng mất 2/3 số ruộng lúa, 220 nhà bị ngập, 92 người chết. Huyện Dương Minh Châu mất 50% rẫy và ruộng. Tính chung 3 huyện mất khoảng 500.000 giạ lúa.

Thiên tai gây tác hại chung cho cả địch và ta. Trong mấy tháng cuối năm địch cũng lo tiến hành củng cố đồn bót bị thiệt hại, song đầu năm mới lợi dụng chỗ khó của ta về lương thực mở các cuộc càn ngăn chặn bao vây đánh phá ta một số nơi.

Vấn đề lương thực lại quá khó khăn, ảnh hưởng đến các mặt hoạt động khác của ta nói chung và riêng trong vùng căn cứ. Tỉnh ủy họp đề ra chủ trương: chống giặc đói ngang hàng với giặc Pháp, chống chính sách dụ dân, bót nghẹt dân của địch, cố gắng giải quyết cho dân có ăn, có mặc, bảo đảm học tập và vận dụng tốt về chính sách thuế nông nghiệp. Tất cả các huyện và các cấp, các ngành thực hiện phương châm đẩy mạnh sản xuất. Lúc đầu trồng ngay lang, mì, bắp để cấp thời cứu đói và tiến hành cấy, gieo lúa sớm, chuẩn bị làm mùa sắp tới. Tất cả đều phải ăn cù mì, bắp thay gạo là chính, từ đầu năm 1953, đến giáp hạt. Tuyệt đối cấm nấu rượu và làm cá loại bánh bằng nếp, gạo. Đưa 5% cán bộ nhân viên đi sản xuất. Mở rộng đợt tuyên truyên giải thích trong dân thông suốt chủ trương của tỉnh ủy cùng tiết kiệm lương thực và đẩy mạnh sản xuất lương thực…

Các huyện ủy chỉ đạo cho các chi bộ đi đầu, cùng các đoàn thể nông, thanh, phụ, vận động động đồng bào các xã trong căn cứ sản xuất chống đói. Đồng bào dọn ngay đất rẫy mùa nhì và lợi dụng phù sa của lũ để lại ở mép suối triền sông. Nước rút đến đâu là hoa màu, bắp, mì, khoai mọc lên đến đó. Các loại măng le, tre, nứa, củ nầng, nấm hương, nấm nối, hạt dẻ, trái cây, ngọn lá… đều được tận dụng. Các nghề truyền thống như săn bắn thú rừng, làm sa bắt cá, lượm mủ chai, đốt dầu trong, đan lát mây tre cũng được phát huy tạo thêm nguồn hàng hóa gửi đi đổi lương thực. Bà con chèo thuyền đến tận các rẫy xa ở đầu nguồn sông, suối, trồng cây lương thực, chẳng những nuôi gia đình mà còn nuôi chồng, con, em trong bộ đội. Ở Châu Thành và Trảng Bàng còn phát động mạnh phong trào trồng khoai ruộng, trồng xen vụ bắp, màu, bí, đậu để cấp thời cứu đói và chuẩn bị làm mùa. Việc rút gạo trong Thị xã, Thị trấn cũng được tiến hành khẩn trương và khéo léo một việc làm không chỉ vì tiền lời mà còn mang ý thức kháng chiến. Đường dây tải gạo từ Đồng Tháp Mười lên cũng được củng cố và mở rộng. Tất cả bộ đội và du kích đều sản xuất tự túc; làm ruộng, làm rẫy, trồng khoai, bắp, rau xanh và lượm mủ chai, cắt lá mật cật gởi đồng bào bán mua gạo. Anh nuôi còn tìm môn nước, lá lục bình, rau móp, tát cá mò cua, lo thêm bữa ăn cho chiến sĩ. Vai trò nòng cốt của đảng viên trong bội đội cũng rất rõ. Anh em chiến sĩ nói: “cứ xem khi chọn người đi xung kích thì có người đưa tay trước, lúc anh em ngủ thì có người đi tát cá, hái rau, xắn măng về nấu cho anh em cải thiện thêm… đó là những đảng viên”. Tất cả đã thể hiện tinh thần quyết tâm của các chi bộ xã, chi bộ đại đội, các đoàn thể cộng với thế lực mạnh của lực lượng quần chúng. “Ý Đảng lòng dân” quyện chặt vào nhau tích cực chống giặc đói và chống giặc càn quét. Một phần lương thực được giải quyết tại chỗ, cộng với nguồn tiếp tế khác cho các huyện, nhát là huyện căn cứ nhanh chóng vượt khó khăn. Những cảnh sống mì, bắp thay cơm, một lon gạo chia làm 7 ngày nấu cháo cho một định suất chiến sĩ… Tình trạng thiếu kém kéo dài đến giáp hạt, đồng bào và chiến sĩ Tây Ninh không vì khó khăn lương thực mà bê trễ việc đối phó với giặc, mà càng khó, khổ tình quân dân càng đậm đà. C.40 chống giặc càn lấy lại tàn sản, lương thực, hoa màu bị giặc cướp giao nộp đủ cho xã trả lại đồng bào không thiếu một củ mì, trái bầu trong lúc chiến sĩ đã ăn đói nhiều ngày qua. Còn đồng bào thì biết bao gia đình xẻ từng lon gạo, củ khoai cho anh em chiến sĩ. Tình nghĩa keo sơn của đồng bào và chiến sĩ Tây Ninh đã được các văn nghệ sĩ sáng tác nhiều thơ ca kháng chiến trong đó có bài “lên ngàn” nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Việt.

Bước sang năm 1953, tình hình chiến trường chung có nhiều thay đổi lớn. Sau chiến dịch Hòa Bình (10-52) thắng lợi và chiến dịch Thượng Lào chuẩn bị mở trong năm 1953, địch lúng túng bị động, lún sâu vào thế phòng ngự bị động. Ý đồ củng cố chiến trường Nam Bộ địch không thực hiện được. Ba thứ quân của lực lượng võ trang kháng chiến ở Nam bộ đều lớn mạnh. Ở tỉnh Gia Ninh cũng thế, riêng các huyện của Tây Ninh cũ đã nhanh chóng vượt qua trận đói của lũ lụt Nhâm Thìn, mọi mặt đều từng bước được ổn định trở lại.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:34:15 am »

Tỉnh ủy Gia Ninh sau khi chuyển bộ phận lãnh đạo căn cứ địa Bàu Hang, giao cho hai huyện Đức Hòa Thành và Trảng Bàng tổ chức đường dây liên lạc từ huyện lên tỉnh và ngược lại đảm bảo giao liên và tiếp cận thông suốt. Tỉnh chỉ thị cho huyện Trảng Bàng lùi căn cứ lên khu 4 của huyện Dương Minh Châu. Tỉnh nhắc các huyện tiếp tục thực hiện việc chuyển hướng công tác vào vùng địch, kiểm soát kiên quyết một thời gian nhứt định chuyển phong trào lên mạnh đồng thời cơ quan tổ chức gọn nhẹ, tập trung cán bộ cho vùng yếu và xã đồng thời đề ra 6 nhiệm vụ công tác:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác Cao Đài vận, gắn với công tác địch, ngụy vận.

- Tiếp tục công tác giáo dục nhiệm vụ và phương châm hoạt động theo chuyển hướng tổ chức và chú ý vùng yếu.

- Tuyên truyền phổ biến tin chiến thắng các chiến dịch lớn: Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào gây phấn khởi nội bộ và gây hoang mang trong hàng ngũ địch.

- Tiếp tục chống địch lấn chiếm căn cứ và vùng căn cứ quan trọng.

- Tiến lên tổ chức đánh giao thông chiến.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất, bảo vệ sản xuất, và phát động phong trào tiết kiệm và thực hiện thuế nông nghiệp.

Các huyện ủy Trảng Bàng, Châu Thành, Dương Minh Châu chấp hành khá nghiêm chỉnh việc tổ chức thực hiện hai chính sách lớn Cao Đài vận và thuế nông nghệp. Các tổ chức Đảng và chính quyền được học tập thông suốt trước rồi chủ trương kế hoạch đưa ra dân qua các đoàn thể trong mặt trận. Các đoàn thể phổ biến rộng rãi đến tận người Hội viên và vận động quần chúng tuyên truyền động viên nhau chấp hành. Vợ động viên chồng, cha mẹ chú bác động viên con cháu họ hàng chấp hành chính sách và bản thân các cụ già làm gương trong tác động tình cảm rất mạnh mẽ. Khâu nào khó, gia đình nào mắc mứu chưa thông, các cụ đến thuyết phục, nhiều lúc hay hơn cán bộ. Lực lượng thanh niên được sử dụng làm đội xung kích, đội tuyên truyền xung phong, sử dụng văn nghệ để vận động tuyên truyền trong quần chúng rất sôi nổi và đạt kết quả cao.

Chính sách thuế nông nghiệp vừa làm nghĩa vụ công dân vừa mang tình cảm của quần chúng, chứng tỏ kháng chiến đã lớn mạnh (đóng góp theo hình thức lũy tiến từ 10% đến 45%, số đóng góp bình quân vùng độc lập đóng 60%, vùng bán độc lập đóng 40% đã góp phần giải quyết tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, chiến sĩ và đồng bào. Nhất là sau vụ mùa 1953, qua thuế nông nghiệp đáp ứng được một phần cung cấp lương thực cho bộ đội và cán bộ. Cán bộ, chiến sĩ thêm an tâm phấn khởi. Đồng bào cảm thấy việc đóng góp của mình thiết thực nuôi quân đánh giặc, góp công sức kháng chiến, tình đoàn kết quân dân thêm gắn bó.

Về địch sau cơn lũ, chúng lợi dụng lúc ta khó khăn tiến hành đóng thêm bót Cầu Xa cách, bót Trâm Sụ và bót ngã 3 Đất Sét, đóng thêm tháp canh dọc lộ 26, tổ chức thêm Com-măng-đô thọc sâu, đánh lẻ. Ý đồ của địch muốn khống chế, ngăn chặn các hoạt động của cơ quan đầu não lãnh đạo của ta ở khu căn cứ địa phía bắc đông bắc (TWC) và phía bắc tây bắc, chúng mở cuộc tấn công vào căn cứ Bàu Hang của Tỉnh ủy Gia Ninh (6/53). Địch sử dụng khoảng 2 tiểu đoàn lính Lê Dương và B.V.N đi ba mặt: cơ giới, bộ binh từ ngã ba Vịnh lên, từ bót Cây Dầu, Bến Kế (CPC) xuống Chót-Lê-Viêng và tàu chiến từ sông Vàm Cỏ đổ bộ vào Băng Dung và một bộ phận tàu mặt dựng chạy theo Rạch Sóc Om và Bàu Ông Cả. Ý đồ địch đánh mặt tiền căn cứ và bí mật cho một cánh cắt rừng bọc hậu căn cứ Bàu Hang rồi xuyên rừng ra Bàu Ông Cả xuống tàu mặt dựng. Do thế trận bố trí chu đáo của d.923 kết hợp với du kích xã Khăng Xuyên, cánh quân địch bí mật cắt rừng bị chặn đánh rút ra đường 13 lại bị đánh. Các cánh khác cũng đều bị đánh hoặc bị chồng mìn giăng bẫy. Đến trưa địch thấy lộ tông tích và ngán ngại thế trận du kích của căn cứ địa, chúng hợp điểm ở lộ 13 và rút luôn về hướng ngã ba Vịnh. Lực lượng tàu mặt dựng không gặp bộ binh, chúng đốt vài cái chòi ở Rạch Sóc Om và rút ra cùng tàu lồng cu bắn xối xả hai bên sông rồi dông tuốt về Bến Kéo.

Thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy, các đại đội của tiểu đoàn tập trung tỉnh hỗ trợ cho các đại đội, trung đội địa phương huyện và du kích xã hoạt động chống lấn chiếm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:34:40 am »

Bộ đội địa phương Dương Minh Châu hoạt động khá tốt. Trung đội 9 hoạt động vùng xã Phước Ninh. Trung đội 8 bám xã Định Thành, trung đội 7 lưu động vùng các xã Ninh Thạnh, Thạnh Bình, Chơn Bà Đen. Các trung đội kết hợp chặt với các xã diệt các độ Com-măng-đô thọc sâu đánh lẻ, chặn các mũi càn quét lấn chiếm và bắn tỉa khống chế các đồn bót quanh căn cứ. Khá nhất là trung đội 6 trinh sát đặc công của huyện đã bám sát các trục lộ 26, 13 liên tục dùng Ba-zô-min diệt xe cơ giới địch, dùng Ba-zô-ca diệt tháp canh, dùng Bê-ta phá tung các lô cốt công sự ngầm. Các đội du kích cũng sử dụng được Ba-zô-ca, Bê-ta hạ tháp canh, lộ cốt. Đội du kích xã Phước Ninh hoạt động mạnh nhất trong xã.

Các đại đội 916, 917 (d.306) đại đội 75, 80 (d.302) cung tăng cường hoạt động kiềm chế địch. Để tạo điều kiện tốt cho các lực lượng địa phương bảo vệ căn cứ, các đại đội chủ lực kết hợp với đại đội đặc công (d.304) đánh cường tập bót Hai Sòng. Ta dùng Ba-zô-ca và S.K.Z bắn sập lô cốt pháo đài, diệt 2/3 quân số, bọn còn lại cố thủ ở lô cốt ngầm chờ tiếp viện. Tiếp đó ta đánh bót cầu Lộc Ninh, đột kích diệt bót Cầu Xa Cách, phá hủy kho súng khá lớn của địch dự trữ cho các đồn bót ở khu vực này.

Huyện Châu Thành có kế hoạch hoạt động cho các lực lượng địa phương mở rộng chiến trường chống lấn chiếm tiến lên đánh giao thông chiến… Đại đội 40 đã trưởng thành, các đội du kích xã cũng hoạt động rất tốt. Du kích các xã Thái Bình, Thanh Điền, đã cùng C.40 khống chế đường 13 (Bến Sỏi đi Thị xã Tây Ninh); nhất là đoạn Tầm Long, Trảng Lớn, địch cho là đoạn đường đẫm máu, có ngày xảy ra 5-7 trận liên tiếp giữa địch và du kích hoặc C.40. Các lô cốt, tháp canh dọc lộ dựng lên gục xuống không biết mấy lần. Bọn địch hoảng sợ phải thương lượng xin “anh Đội du kích” cho yên thân, du kích tự do đi lại đêm ngày. Ba-zô-min của du kích tung xe bọc thép giặc khắp các đoạn đường trên lộ 13.

C.40 còn kết hợp với các đại đội chủ lực diệt đồn địch và diệt địch lúc đi càn lớn. Ở thời điểm này đại đội địch không dám đi càn, lực lượng tiểu đoàn đi càn cũng phải loại thiện chiến sừng sỏ. Trận càn Bàu Sen của tiểu đoàn B.V.N đã bị ta diệt gọn. Trận này, tiểu đoàn địch chia ra 3 mũi tiến vào Xóm Trường im lặng, rồi đêm ém quân lại để thực hiện ý đồ bất ngờ đánh ta. C.40 trinh sát kỹ và liên lạc với d.302 đánh địch giạt ra giữa ruộng, bị C.75 rót pháo cối vào đội hình. Bọn chúng quần nhau, lúng túng và phơi thây ngoài ruộng lúa lực lượng ta xung phong diệt địch, truy kích địch, bắt sống 22 tên vừa Pháp và ngụy, thu nhiều súng các loại (Về sau du kích còn lượm súng dưới ruộng, năm sau cày ruộng còn gặp súng trận này). Các tên bị bắt, ta xét hỏi và thả ngay tại chỗ chỉ giữ lại 2 tên Pháp và 2 tên Việt gian có nợ máu giao nộp lên trên.

Huyện Trảng Bàng, chỉ đạo mở rộng công tác Cao Đài vận, tập trung cán bộ tốt cho huyện đội chấn chỉnh bộ đội địa phương huyện từ 5 trung đội thiếu thành 4 trung đội mạnh. Hai trung đội khinh binh, 1 trung đội phụ trách vùng và 1 trung đội trinh sát đặc công. Tăng cường du kích xã giao cho xã đội phụ trách trực tiếp. Phương thức tổ chức này đã thực hiện được ý đồ chiến lược của trên là vận dụng du kích chiến là chính, đồng thời tiến lên đánh giao thông chiến, vận động chiến để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch kết hợp với chiến trường chính. Từ đó du kích và bộ đội địa phương hỗ trợ nhau hoạt động mạnh khắp các chiến trường huyện. Đại đội địa phương két hợp với đại đội chủ lực của d.306 đánh nhiều trận thối động như diệt đại đội Cao Đài ở Bố Heo. Đại đội địa phương kết hợp với d.306 diệt gọn tiểu đoàn B.V.N ở suối Bời Lời. Trận này Pháp điều lực lượng 2 tiểu đoàn ở Thủ Dầu Một và Tây Ninh mở cuộc càn vào Đôn Thuận, có máy bay và pháo yểm trợ. Địch đốt phá nhiều nhà cửa, bắn chết trên 200 trâu bò khu vực từ Bến Kinh và Bà Nhã, bắt trên 100 đồng bào trở về Trảng Bàng. Hai tiểu đoàn địch tiếp tục càn quét hỗ trợ cho bọn đóng bót Bời Lời, Mang Chà, Trảng Tròn, Trảng Cỏ, Mãi Nài… Được đại đội địa phương báo cáo, Ban chỉ huy tỉnh đội quyết định tổ chức và trực tiếp chỉ huy trận đánh. Các đại đội 916, 917 cùng đại đội địa phương đánh thẳng vào đội hình địch, lùa chúng xuống Bời Lời, hai bên giáp lá cà, ta diệt 1 tiểu đoàn Pháp (lần đầu 1 tiểu đoàn Lê Dương bị diệt gọn). Bọn sống sót băng rừng lội suối chạy thoát, gọi pháo bắn yểm trợ, pháo địch trúng hầm chỉ huy, đồng chí Đỗ Thế Nhân hy sinh và nhiều đồng chí khác bị thương.

Qua các hoạt động mạnh của du kích, bộ đội địa phương và chủ lực suốt mùa khô 1952-1953, ta đã thu trên 300 súng các loại và diệt nhiều sinh lực địch, trong đó có các tiểu đoàn B.V.N bị diệt gọn, các đại đội gian ác của Cao Đài liên minh và bọn phản động Cao Đài còn ôm chân Pháp. Ta diệt nhiều toán Com-măng-đô, phá hủy nhiều xe cơ giới, hạ nhiều tháp canh cường tập, đột kích công đồn triệt hạ một số đồn địch, buộc địch co lại trong đồn bót, xây dựng thêm công sự kiên cố, cố thủ. Thế ta lên, giành chủ động chiến trường, tiến lên kềm chân địch hỗ trợ cho chiến trường chính của Trung ương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:35:10 am »

3/ Phát triển vùng giải phóng, chủ động tiến công địch trên khắp ba vùng kháng chiến:

Từ cuối năm 1953 trỏ đi, ta liên tục giành được những thắng lợi quân sự qua một loạt chiến dịch lớn trên khắp chiến trường cả nước và Đông Dương. Cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Pháp ngày càng đi vào con đường bế tắc, chúng ngoan cố tranh thủ viện trợ Mỹ đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm ra một lối thoát khả dĩ, nhưng gặp phải hàng loạt khó khăn lớn, đặc biệt thiếu quân số trầm trọng.

Tỉnh ủy Tây Ninh nhận được chỉ thị của Trung ương Cục “chuẩn bị đón thời cơ mới”. Bộ Tư lệnh quân khu Miền Đông đề ra 3 nhiệm vụ chính cho các tỉnh là giữ vững và đẩy mạnh du kích chiến tranh, củng cố và mở rộng vùng tranh chấp vùng giải phóng và căn cứ địa, đẩy mạnh công tác địch ngụy vận. Phương châm tác chiến lúc này là lấy du kích chiến tranh làm chính, học tập đánh vận động trong điều kiện thuận lợi.

Trên chiến trường Gia Ninh, địch rút bớt các đồn bót lẻ và các đơn vị Âu Phi, thay thế vội vã vào đó các đơn vị ngụy binh mới thành lập. Tinh thần binh lính địch sa sút ngiêm trọng. Phong trào kháng chiến trong toàn tỉnh đang trên đà chuyển biến lớn. Nhiều nơi quần chúng nổi lên bao vây, cướp đồn bót địch. Chỉ riêng tháng 3/1945 đã có hàng chục đồn bót địch bị quần chúng san bằng. Tại các thị trấn Hóc Môn, Gò Vấp quân ta trừng trị bọn ác ôn ngay giữa ban ngày.

Tiểu đoàn 306, lực lượng chủ lực của tỉnh đã cho các đại đội xuống các huyện chủ động kết hợp với các đại đội địa phương tạo những quả đấm mạnh cầm chân địch trong các thị trấn, thị xã và đồn bót lớn, đồng thời chuẩn bị chiến trường cho toàn tiểu đoàn đánh lớn.

Ở các huyện Trảng Bàng, Châu Thành, Dương Minh Châu, hầu hết các tháp canh bị hạ hoặc bắt liên lạc với du kích để được yên. Kế hoạch De la tour bị vô hiệu quả. Các đồn bót lẻ đóng sâu của Cao Đài đều nhận điều kiện của ta nằm im không càn phá. Bọn Rờ-sạt, Com-măng-đô bị du kích diệt không dám thọc sâu, thậm chí đặc công huyện vào tận trong ổ của chóng ở bót Lò Heo, Thị xã Tây Ninh diệt chúng bằng rựa. Các đại đội địa phương hoạt động mạnh mẽ, luồn sâu vào sau lưng địch đánh những cú thối động.

C.40 đã bước qua sông Vàm Cỏ đứng chân, kết hợp với d.302 đánh công đồn sở cao su Oconel. Sở cao su Oconel cách thị xã 1,5 km, bót này cũng loại lớn, ở đây làm hai nhiệm vụ: bảo vệ sở và giữ mặt ngoài thị xã Tây Ninh. Địch bố trí công sự khá kiên cố. ta dùng Ba-zô-ca, S-K-Z, bắn sập pháo đài chính, dùng Bê-ta diệt các hầm ngầm công sự bên trong, đốt cháy kho súng từ 1 giờ khuya. Đến 8 giờ sáng địch từ Thị xã mới dám ra tiếp viện. Bót Oconel bị tiêu diệt hoàn toàn ta thu nhiều súng các loại và đốt phá nhiều vũ khí, khí tài dự trữ của địch, bắt sống 5 tên Pháp (3 nam, 2 nữ). Ta đem tù binh ra căn cứ giáo dục và thả về thị xã, giao cho một tù binh nữ người Pháp, một bó truyền đơn đem về rải từ Cầu Quan qua các khu phố và công sở. Nó thi hành đúng lệnh, làm rệu rã thêm tinh thần và quần chúng thị xã phấn khích.

Cao Đài liên minh rút chạy khỏi rừng Long – Xuyên – Điền về co cụm ở Bến Cậu. Chỗ dựa là bót Năm Dinh, tên chúa đất vẫn còn hoành hành trong vùng. Nó có khám riêng nhốt hàng chục nông dân không đủ lúa đóng thuế ruộng nó khoanh chiếm. Lần trước ta đánh chưa được, lần nầy C.40 điều nghiên kỹ, bố trí diệt bót bằng đặc công B.5 thuộc C.40 đã đặt Bê-ta vào hai dãy nhà lính và 1 Bê-ta vào đầu giường tên đại đội trưởng. Đại đội bảo vệ ngoài rào, chờ A.2/B.3 và hai A/B.25 lội sông vượt hào sâu kiên cố đem Bê-ta vào bót chính diệt tên Dinh làm lệnh chung. Giờ G là 1 giờ trôi qua, 2 giờ rồi 3 giờ các a mới vượt được chướng ngại nổ Bê-ta lệnh thì đồng loạt Bê-ta của b.5 cùng nổ. Tên Năm Dinh bị tan xác và đồng bọn bị diệt sạch. Ta chiếm đồng giải thoát cho đồng bào bị nó giam giữ. Bọn liên minh ở Bến Cầu không dám ra tiếp viện và từ đó nàm im luôn không càn quấy nữa. Cả vùng rộng lớn của huyện Châu Thành được giải phóng.

Ở Trảng Bàng các lô cốt dọc lộ 1, lộ 22, lộ 6A Trảng Bàng, Bùng Binh, lộ 19 Trảng Bàng – Bàu Đồn, lộ (253) tắt ngang Gò Dầu qua lộ 19, lộ từ Thạnh Đức qua lộ 26… đều bị du kích và binh chủng chuyên môn huyện diệt sạch. Một số liên lạc với du kích xin nằm im để khỏi bị đánh. Bót Cầu Ván, Cầu Xe bị diệt mấy lần, sau bọn chỉ huy liên lạc với ta xin nằm im. Giặc Pháp phải cho kiểm tra, đổi bọn chỉ huy và thay lính khác đến. Nhưng chúng cũng biết thân phận không dám sục sạo.

Đại đội địa phương kết hợp với đại đội chủ lực tỉnh diệt đồn Truông Mít lúc trung đội Pháp mới đến chuẩn bị đóng bót. Lực lượng địa phương liên tiếp tấn công bao vây, bắn tỉa hù dọa bức rút bót Bùng Binh, tiêu diệt bót Bà Nhãn, tiêu hao nặng bót Gia Bình, bức rút bót Mang Chà, Trảng Sa. Chiến thắng liên tiếp, binh sĩ Cao Đài bỏ ngũ ra hàng ta càng nhiều. Căn cứ Bời Lời càng được mở rộng. Nhiều vùng nông thôn được giải phóng.

Ở huyện căn cứ địa Dương Minh Châu, các tháp canh còn lại ở lộ 13 và 26 xin nằm im. Các trung đội của đại đội địa phương huyện đã khống chế hẳn các bót bên trong và hoạt động manh ra đánh địch ở vòng ngoài căn cứ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:36:00 am »

*
*   *

Cùng với hoạt động tiến công sau lưng địch mở rộng vùng giải phóng, ta tiếp tục phát động phong trào đẩy mạnh kháng chiến toàn diện ở cả 3 vùng.

Địch chuyển sang đánh vào tinh thần quần chúng với âm mưu dụ dân và diệt tinh thần yêu nước kháng chiến một cách thâm độc hơn ở Thị xã, thị trấn. Chúng khuyến khích thanh niên ăn chơi, xa hoa, trụy lạc mua sắm xe đua, đồng hồ, kiếng mát, đờn ca, đá banh,… phụ nữ thì trang sức se sưa, bịt răng vàng, chụp hình ngồi trên xe tăng, mặc quân phục tập cầm lái xe hơi… đối với nông dân khá giả thì mua máy hát, cúng kiến, giỗ chạp, cưới xin, má chay linh đình, cờ bạc, chơi hụi… và từng bước đưa văn hóa Mỹ xâm nhập vào. Ở vùng nông thôn sâu, vùng giải phóng của ta, chúng cho máy bay thả các thùng đồ hộp, máy hát, rađio, mì khô và xa xỉ phẩm để cuối cùng là những thùng thuốc nổ nhằm đánh vào du kích và nhân dân.

Quần chúng ở thị xã, thị trấn được ta giải thích động viên sống giải dị theo thuần phong mĩ tục Việt Nam và tiết kiệm, làm việc nghĩa cứu giúp những người tàn tật. Số đồng bào giác ngộ khá thì ta khuyên đóng góp ủng hộ kháng chiến. Với đồng bào vùng nông thôn sâu, vùng giải phóng, ta phát động cảnh giác âm mưu địch trước giờ giãy chết. Hầu hết các vụ máy bay địch thả đồ dùng và biệt kích dù đều bị đồng bào ta phát hiện bắt gọn và tháo gỡ an toàn. Hai tên biệt kích dù Bé và Kiểm bị ta bắt ở rừng Bàu Hang. Nhiều vụ nổ làm chết người xảy ra nhiều nơi trong cùng một đêm trong đó có 2 vụ nổ đáng tiếc ở Sóc Thiếc làm chết 4 người và ở Bàu Huỳnh chết 9 người.

Phong trào công nhân cao su đấu tranh chống bóc lột hà khắc, chống tăng giờ làm, tăng công việc, tăng cúp phạt, nhưng lương lại không tăng… và mở rộng diện phá kinh tế địch, đã đi vào chiều sâu, tinh vi, có tổ chức hơn, địch khó phát hiện và bắt bớ cán bộ, công đoàn ở các sở. Hầu hết các sở đều có tổ chức công nhân tự vệ mật diệt loại Cai, Ký gian ác. Du kích mật kết hợp với du kích xã, bộ đội địa phương diệt địch tại sở, tại nhà máy. Phong trào mạnh nhất lúc này là ở sở Bến Củi và Vên Vên.

Nông hội được củng cố thêm về tổ chức, đẩy mạnh đấy tranh giảm tô ở vùng trong và tiến hành tạm cấp thêm ruộng đất của địa chủ, ruộng công điền cho nông dân nghèo. Tỉnh ủy cũng chấn chỉnh kịp thời một số nơi còn ruộng công điền và đưa cấp hết theo yêu cầu của nông dân, tạo thêm phấn khởi cho quần chúng.

Thanh niên hai huyện Dương Minh Châu và Trảng Bàng phát động mạnh phong trào tòng quân, gia nhập du kích thoát ly và du kích mật bảo vệ xóm ấp. Thanh niên huyện Châu Thành và Dương Minh Châu đã hăng hái tham gia phong trào phá hoại giao thông và kinh tế địch. Tất cả thanh niên các huyện đuề quyết tâm tăng gia sản xuất chống đói, nuôi quân đánh giặc.

Phụ nữ tổ chức tốt công tác binh vận làm rệu rã tinh thần binh sĩ địch. Việc đào rã ngũ hầu như thành phong tào, làm cho địch khốn đốn, phải đẩy mạnh việc đôn quân, bắt lính cũng không kịp lấp lỗ trống thiếu quân. Chị em còn phát động phong trào đấu tranh chống mê tín dị đoan, ăn chơi xa xỉ ở thị xã, thị trấn, chống nạn mù chữ ở vùng căn cứ và tiến hành chấn chỉnh tổ chức phụ nữ huyện và các xã, khắc phục các mặt sa sút, đẩy phong trào phụ nữ tiến mạnh kịp thời với tình hình chung, đặc biệt là sản xuất nuôi quân.

Các ủy ban kháng chiến hành chánh huyện, xã cũng được củng cố và đẩy mạnh hoạt động phục vụ kịp thời cho yêu cầu chung của chiến trường, nhất là tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng việc thực hiện hai chính sách lớn: Cao Đài vận và thuế nông nghiệp. Ủy ban huyện, xã đều có biện pháp tích cực nhất lo sản xuất tự túc lương thực, hoa màu, đẩy mạnh việc tiếp vận và giao lưu hàng hóa, lương thực ở các vùng về để ổn định đời sống đồng bào, cán bộ chiến sĩ yên tâm kháng chiến.

Vùng giải phóng mới được mở rộng cách lộ lớn độ vài cây số, cách thị trấn thị xã từ 3 đến 5 cây số, cách đồn bót địch 3 cây số, có nơi gọi là vùng tranh chấp mạnh. Địch kiểm soát thị trấn, thị xã và giao thông chính, nhưng ban đêm thì thế ta địch xôi đậu. Do đó, các vùng căn cứ càng an toàn, các lực lượng tỉnh, huyện, khu Đông Campuchia, Trung ương Cục lần lượt về nghi chân rèn cán chỉnh quân, hội nghị đúc kết kinh nghiệm. Các đoàn văn công, chiếu bóng, văn nghệ quần chúng của huyện, tỉnh, khu cũng lần lượt về các vùng căn cứ, vùng giải phóng ven thị xã, thị trấn phục vụ đồng bào, chiến sĩ. Cả đồng bào ngoài thị xã, thành phố cũng náo nức vào xem. Lúc này có điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ ở nơi khác đến kháng chiến ở Tây Ninh và Đông Campuchia móc nối gia đình ra thăm.

Công tác Đảng đã đi trước một bước, Thường vụ Tỉnh ủy phân công cán bộ xuống các huyện ủy, kiểm điểm chấn chỉnh củng cố thêm nội bộ, đẩy mạnh sinh hoạt Đảng mọi mặt. Các huyện ủy tiến hành củng cố các chi bộ, liên chi cơ quan huyện và các Đảng ủy, chi bộ xã lúc này ở vùng căn cứ, tỷ lệ đảng viên khá đông. Vùng tạm chiếm số đảng viên thấp hơn nhiều. Số đảng viên và chi bộ bám cơ sở bên trong còn ít, phần lớn còn đứng ngoài luồn vô thị xã lãnh đạo. Huyện ủy đã chỉ đạo các chi bộ đưa cán bộ đảng viên vào bám thị xã, thị trấn để kịp lãnh đạo phong trào theo yêu cầu chung. Vùng du kích có lúc còn bị xáo trộn, sinh hoạt rời rạc, nay huyện ủy bồi dưỡng cho các chi ủy viên, nâng cao ý thức trách nhiệm củng cố lại nề nếp sinh hoạt và sự lãnh đạo chi bộ. Các chi bộ liên chi ngành công an, tòa án, các mặt kinh tế tài chính, thuế vụ, giao lưu hàng hóa… cùng với tổ chức Đảng trong các đoàn thể quân đội đều được củng cố đồng nhịp làm nòng cốt đẩy mạnh mọi mặt kháng chiến tiến lên theo đà tiến triển chung toàn chiến trường.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2018, 07:08:37 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:36:34 am »

Hưởng ứng chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, các huyện Châu Thành, Dương Minh Chuâ, Trảng Bàng đồng loạt tấn công địch mở rộng chiến trường.

Cuối năm 1953, ta diệt các bót quan trọng của Cao Đài liên minh đóng ở Châu Thành, làm chúng hoảng sợ rút bỏ các bót đóng ở vùng rừng, chạy về Bến Cầu. Sang đầu năm 1954, ta diệt bót Năm Dinh. Chỗ dựa đầu não này mất, bọn Cao Đài liên minh co lại không càn quấy nữa. Cả vùng rộng lớn bên hữu ngạn sông Vàm Cỏ được giải phóng. Lực lượng địa phương huyện được chuyển qua tả ngạn sông Vàm Cỏ đứng chân cùng du kích các xã kềm chế lộ 13, kết hợp với d.302 diệt bót Oconel làm chủ luôn lộ 7, đẩy địch lui về thị xã cố thủ. Các bót còn lại bên ngoài chỉ còn hình thức, sĩ quan, binh lính đều cầu hòa, nằm im, ta để hoặc gỡ lúc này tùo yêu cầu.

Ở huyện Dương Minh Châu bước sang Đông Xuân 1953-1954 các lực lượng địa phương huyện mở rộng hoạt động ra ngoại vi căn cứ. Lộ 26 Bầu Năng, Truông Mít coi như chiến trường chính của Dương Minh Châu. Nhiều đoàn “công voa” bị diệt. Tháng 3/1954 đại đội địa phương huyện phục kích đánh diệt đại đội Com-măng-đô có Pháp chỉ huy tại Cầu Nhỏ, thu 1 trung liên, 2 Mút Mác, 1 súng ngắn. Từ đó bọn đóng tại chỗ không dám ló đầu ra khỏi bót, xin ta cho để yên, bọn từ xa đến càn thì bị đánh, bị diệt. Cả đến lực lượng tương ứng chiến cũng ngán ngại đi vào vùng căn cứ. Chúng bảo nhau: “từ thần” đã trao lưỡi hái trên cổ bọn nào dại mang đầu đến căn cứ của Việt Minh. Huyện Dương Minh Châu an toàn tức là khu căn cứ của Trung ương Cục, của Khu, của tỉnh an toàn. Mọi hoạt động chỉ đạo chung toàn Miền, toàn Khu, toàn tỉnh được thông suốt kịp thời, đáp ứng sự chuyển biến nhanh, nhạy cho giai đoạn chót cuộc chiến tranh chống Pháp.

Ở huyện Trảng Bàng, đại đội địa phương kết hợp với các đại đội chủ lực tỉnh mở rộng chiến trường và đánh giao thông chiến ở lộ 26, 22, lộ 1. Đi lại của địch phải bằng đoàn Công Voa từ Sài Gòn lên lộ 1, 22 lên tây Ninh, từ Tây Ninh xuống lộ 26 hoặc ngược lại đều phải rải bọn dò mìn từng chặng, nhưng xe địch cũng liên tiếp bị Ba-zô-min của ta gài, đánh nổ tung. Địch thắc thỏm lo sợ đạn dược, quân dụng, trang thiết bị từ Sài Gòn chở lên tiếp tế cho Việt Minh chớ không phải cho Pháp, ngụy ở Tây Ninh. Sau trận càn lớn mà tiểu đoan Lê Dương bị diệt ở suối Bời Lời, các bót Bùng Binh, Mang Chà, Trảng Sa, Bà Nhã, Truông Mít bị bao vây, bức rút, bị diệt và bót Gia Bình bị đánh thiệt hại nặng. Thế và lực tại Trảng Bàng đã dân lên bước mới. Địch cố giải tỏa các bót Cao Đài bị vây. Chúng bị đại đội địa phương và đại đội 916 đánh diệt, thu 85 súng. Tháng sau, địch điều tiểu đoàn chủ lực mang danh hiệu H.Y xuống ứng cứu bót Bùng Binh bị ta phục kích tại Tua Cây Cám (Xóm Suối) diệt hầu hết, bọn sống sót tháo chạy thục mạng về Trảng Bàng. Lực lượng Pháp, ngụy ở Tây Ninh lo âu. Địch chỉ còn có cách ỳ ra trước sự thúc ép của trên, nằm im cố thủ thụ động. Đó là hiện tình của huyện Trảng Bàng và các huyện trong toàn tỉnh Gia Ninh. Thế ta đã chồm lên mọi chỗ đánh địch, đẩy địch lùi sâu trong thị xã, thị trấn trong bót lớn, có hầm hào, công sự kiện cố.

Tin chiến thắng dồn dập bay về. Đồng bào ta ở các vùng căn cứ, vùng du kích, vùng thị xã và thị trấn đều nô nức phấn khởi. Mọi người tìm cách giúp đỡ bộ đội, quyên góp thuốc men, lương thực ủng hộ kháng chiến để mau chóng giành thắng lợi hoàn toàn.

Các cơ quan Đảng, Chính, Dân tỉnh, huyện mở rộng luồn sâu vào vùng địch hậu phát huy chiến quả, giành lợi thế về chính trị, uy hiếp thêm tinh thần ngụy quân, ngụy quyền và giặc Pháp.

Ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Ngày 20-5-1954 hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Lệnh ngừng bắn được ban hành trên khắp các vùng chiến trường ở Nam bộ.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn dân đã giành thắng lợi rực rỡ. Người dân Tây Ninh từ cán bộ, chiến sĩ đến bác nông dân miệt ruộng vẫn biết rằng thắng lợi sẽ đến, vẫn không khỏi xúc động bàng hoàng. Đã hơn 104 tháng trời ròng rã kháng chiến, nếu tính từ ngày thực dân Pháp đặt bàn chân xâm lược trở lại lên mảnh đất Tây Ninh. 104 tháng chịu đựng gian khổ hy sinh có lúc tưởng chừng khó có thể vượt qua, 104 tháng kiên trì gây dựng lực lượng phát động phong trào, chiến đấu không mệt mỏi với kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai mạnh hơn ta về quân số và trang bị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Tây Ninh đã lần lượt vượt qua mọi thác ghềnh, thử thách đưa con thuyền kháng chiến cặp bờ thắng lợi, trong màu cờ chiến thắng có hàng ngàn người Tây Ninh ngã xuống rên mọi nẻo đường quê hương vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Những nét truyền thống và bài học lịch sử được hình thành trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp để trở thành hành trang mang theo cho quân và dân Tây Ninh trong thời kỳ lịch sử mới.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2018, 07:15:03 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:38:10 am »

PHẦN BA

HAI MƯƠI MỘT NĂM CHỐNG MỸ KIÊN CƯỜNG,
THẮNG LỢI VẺ VANG CỦA QUÂN DÂN TÂY NINH

CHƯƠNG I

TỪ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ ĐẾN ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ CÓ VŨ TRANG HỖ TRỢ,
TIẾN LÊN TỔNG KHỞI NGHĨA VŨ TRANG,
GIẢI PHÓNG ĐẠI BỘ PHẬN NÔNG THÔN
(Từ 20-7-1954 đến hết năm 1960)

A- ĐẾ QUỐC MỸ XÂY DỰNG BỘ MÁY TAY SAI PHÁ HOẠI HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ ĐÀN ÁP PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN ĐÒI THỰC HIỆN HIỆP THƯƠNG TỔNG TUYỂN CỬ, ĐÒI DÂN SINH DÂN CHỦ (20-7-1954 – 20-7-1956)

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, ta chuyển quân tập kết ra phía bắc vĩ tuyến 17. Tình hình chung có những biến chuyển rõ rệt.

Vùng giải phóng rộng lớn của ta ở Tây Ninh nay không còn bom đạn nữa. Nhân dân bị kềm kẹp o ép chung quanh đồn bót và các khu chu vi phấn khởi về ruộng vườn cũ làm ăn, náo nức chờ hiệp thương tổng tuyển cử.

Ngược lại bọn tề, ngụy hết sức hoang mang dao động, tư tưởng ngả nghiêng chờ đợi. Nhưng tình trạng này diễn ra không lâu. Đế quốc Mỹ nhanh chóng hất chân Pháp và bọn tay sai đầu sỏ thân Pháp, dựng lên bộ máy chính quyền tay sai mới từ Trung ương đến cơ sở. Ở Tây Ninh chúng dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc đi đôi với rùn ép, sử dụng tôn giáo Cao Đài nhằm biến lực lượng này thành công cụ đối lập với cách mạng, ra sức xây dựng thành tuyến phòng thủ phía tây – bắc Sài Gòn để bảo vệ cơ quan đầu não của chúng.

Vâng lệnh quan thầy, Ngô Đình Diệm, tên tay sai bán nước đầu sỏ được đế quốc Mỹ đẻ ra và dựng lên làm thủ tướng chính phủ, ra sức mua chuộc sử dụng các thành phần thân Pháp trước đây và đào tạo số tay sai mới làm bộ máy chính quyền và các công cụ bạo lực phản cách mạng: quân đội, công an, cảnh sát, nhà tù, tình báo, gián điệp… Ở Tây Ninh, chúng đưa tên Nguyễn Văn Vàng lên giữ chức tỉnh trưởng, hình thành Ty Công an, ty giao thông, công chánh, ty thông tin, kho bạc, sửa lại khám đường. Tên Đỗ Tường Thạnh và tên Lâm Văn Huê là hai tên quan lại cũ làm quận trưởng Trảng Bàng và Châu Thành. Các ban tề cũ của Pháp ở các xã Gia Lộc, Gia Bình, Thái Hiệp Thạnh, Thạnh Phước, Thạnh Đức… được sử dụng lại. Địch chọn số thành phần không tốt, tại chỗ và chọn những kẻ xấu ở thị trấn, thị xã đưa đến các vùng căn cứ kháng chiến, lập ra Hội đồng Hương chính với các chức đại diện, ủy viên cảnh sát, ủy viên hộ tịch và các chủ ấp.

Cùng với việc dựng lên bộ máy cai trị như trên, địch chuyển các đơn vị lính Pạc-ti-dăng, sang dân vệ đoàn và đưa vô lính cộng hòa để thành lập các sư đoàn chủ lực. Tuyển mộ thanh niên vào dân vệ xã. Riêng lực lượng quân đội Cao Đài và quân đội liên minh, địch vẫn để cho chiếm đóng các đồn bót và các vị trí cũ.

Phía ta, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là đấu tranh đòi địch thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ, lập lại mối quan hệ bình thường giữa hai miền Nam – Bắc, tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đấu tranh chống địch khủng bố, trả thù, đòi quyền lợi dân sinh dân chủ. Sau ngày 20-7-1954, Tỉnh ủy nhanh chóng sắp xếp lại lực lượng cán bộ, đảng viên gài trong dân lúc này còn khoảng 3.000 đồng chí, số đồng chí có gia đình hoặc người quen thân ở các vùng yếu, thị trấn, thị xã, kể cả ở Sài Gòn, Gia Đình và các nơi khác, thì tạm thời chấp nhận để các đồng chí đi, sau khi ổn định nơi ăn chốn ở, sẽ tìm cách liên lạc trở lại. Mặt khác, Tỉnh ủy củng cố các huyện ủy Châu Thành, Trảng Bàng, Dương Minh Châu, củng cố chi bộ xã. Đồng thời tổ chức hệ thống thông tin lên lạc, bí mật và công khai, với cấp trên và từ tỉnh xuống tới huyện xã. Một số địa phương còn được chỉ đạo chôn giấu vũ khí, trong đó có cả súng cối, đại liên như Trảng Bàng, Châu Thành, Dương Minh Châu (Dương Minh Châu chôn 105 khẩu, Trảng Bàng chôn 80 khẩu, Gia Bình, Gia Lộc chôn 17 khẩu, Hiệp Thạnh, Phước Thạnh chôn 27 khẩu).

Đến cuối tháng 8-1954, để công tác lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời thích ứng với tình hình mới, theo tổ chức hành chánh của địch, Khu ủy miền Đông chủ trương tách Tây Ninh ra thành tỉnh, với ranh giới cũ (từ cuối thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Tây Ninh và Gia Định sát nhập thành một tỉnh) và chỉ định Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ gồm 11 đồng chí là: Ba Cát Bí thư Tỉnh ủy, Tám Hòa Phó Bí thư, Út Thành, Hai Bình, Tư Nguyện, Chín Đạt, Tư Chẳng, Hoàng Lệ Kha, Sáu Soái, Hai Thánh và Bảy Tâm.

Sau đó, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tại ấp Lợi Hòa Đông thuộc xã An Tịnh huyện Trảng Bàng vạch ra chương trình hành động, củng cố lại tổ chức đảng các cấp chi ủy, huyện ủy, xây dựng chế độ, sinh hoạt báo cáo thỉnh thị. Giáo dục đảng viên, phương châm, phương thức hoạt động công khai, nửa công khai, bí mật. Lãnh đạo tư tưởng cán bộ, đảng viên, tránh ảo tưởng hòa bình. Cán bộ đảng viên phải tạo chỗ dựa trong dân, phải bám dân, thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng quần chúng đấu tranh. Thông qua đó mà xây dựng và phát triển thực lực. Có như thế mới tồn tại, đưa được phong trào cách mạng tiến lên. Trong cuộc họp này, Tỉnh ủy cũng chủ trương chọn một số cán bộ có năng lực để thành lập Thị xã ủy và các ban chuyên môn. Mỗi Ban có một đồng chí cấp ủy viên phụ trách như Ban binh vận, Ban giao liên, Ban Lưu huấn, bộ phận Văn phòng Tỉnh ủy, bộ phận bảo vệ, điện đài… Các huyện cũng dựa vào những tổ chức trên, căn cứ vào thực tiễn tình hình địa phương mình mà tổ chức cho phù hợp. Trong khi giải thể các đoàn thể cứu quốc, Tỉnh ủy chỉ thị cho các địa phương, đưa vào tập quán và sinh hoạt bình thường của quần chúng, tổ chức ra các tổ chức công khai biến tướng như hội banh, hội làm nhà, hội cúng đình, miếu, vạn cấy, vần đổi công, đờn ca, múa lân… Ta cũng vận dụng các tổ chức của địch như nghiệp đoàn, hội phụ nữ, hội truyền bá quốc ngữ để tập hợp quần chúng đấu tranh chống địch. Mặt khác, nắm các cơ sở cũ và tuyển chọn số người tốt và số cán bộ đảng viên, đoàn viên, đưa vào Hội đồng hương chính, dân vệ, các sắc lính khác và các tổ chức trong bộ máy của địch ở các cấp để nắm âm mưu, hoạt động, gây xáo động trong nội bộ địch và xây dựng cơ sở chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập mặt trận công khai công nông binh liên hiệp hành động sau này. Để nắm chắc cơ sở nội tuyến, giữ đúng phương châm ngăn cách bí mật, Tỉnh ủy phân cấp phụ trách. Xã (Ban binh vận) lo tổ chức và lãnh đạo trong dân vệ, Hội đồng hương chính. Huyện phụ trách tổng đoàn dân vệ, tỉnh phụ trách các tiểu đoàn cơ động, công an, cảnh sát… đồng thời phối hợp với bộ phận binh vận miền tổ chức ra các đầu mối, cơ sở mật giao chốt của các trung đoàn, sư đoàn, chủ lực. Mặt khác, phát huy thế mạnh biên giới trong kháng chiến chống Pháp, Tỉnh ủy chỉ đạo các huyện ủy xây dựng mối đoàn kết dân tộc Việt Nam – Khơme tạo thế dựa vững chắc cho hai dân tộc chống kẻ thù chung. Để biến tôn giáo Cao Đài trở thành công cụ chống phá lại cách mạng, thông qua Ngô Đình Diệm và bọn bán nước tại chỗ, giặc Mỹ bỏ ra một số tiền lớn tu sửa đền thất, thánh đường, nhà thờ, chùa chiền… khác hơn thực dân Pháp trước đây là phân quyền tự trị vùng lãnh thổ… Nay chúng ra sức dùng tiền bạc, danh vọng mua chuộc hộ pháp Phạm Công Tắc và các tướng lĩnh trong quân đội như Trần Quang Vinh, Nguyễn Thành Phương, Văn Thành Cao… để làm tay sai và đưa lực lượng Cao Đài sát nhập vào lực lượng quân sự quốc gia thống nhất và tất cả đều nằm trong phạm vi kiểm tra, kiểm soát của ngụy quyền Trung ương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM