Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:00:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 31107 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:32:07 am »

Nhìn chung, tất cả các nhóm đảng đều thực hiện được chủ trương của Xứ ủy và nắm lấy phong trào Thanh niên tiền phong. Nắm được Thanh niên tiền phong là Đảng ta nắm được một lực lượng quần chúng khá đông đảo. Vì Thanh niên tiền phong là một tổ chức quần chúng rộng rãi, tập hợp nhiều thành phần trong xã hội, trong đó tầng lớp thanh niên học sinh và lớp nghèo thành thị chiếm đa số, có nơi còn lôi kéo được cả công chức hoặc những người thuộc tầng lớp trên đang dửng dưng với thời cuộc. Như vậy, trong cùng một lúc ở Tây Ninh có hai phong trào quần chúng. Tổ chức bí mật của Mặt trận Việt Minh, bao gồm các đoàn thể cứu quốc, hoạt động rầm rộ công khai của Thanh niên tiền phong, thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân trong các Thị xã, Thị Trấn rồi lan về nông thôn… tạo điều kiện cho Đảng ta nắm được đại bộ phận lực lượng quần chúng đưa cách mạng tiến lên thành cao trào.

Các nhóm đảng và đồng chí đảng viên hoạt động ở các vùng trong khắp tỉnh, từ trước đến nay chủ yếu là tuyên truyền vận động quần chúng, gây cơ sở cách mạng và xây dựng phong trào, chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng đứng dậy đấu tranh. Đến nay, ý thức về một cuộc đấu tranh vũ trang cũng được hình thành, nhất là sau khi Nhật đảo chính Pháp, bọn lính Pháp tháo chạy vất bỏ vũ khí trong rừng, dưới sông suối. Các đồng chí đã tổ chức cho người tìm kiếm và thu mua một số vũ khí đó lại, đồng thời vận động, mua thêm của bọn lính Nhật hoặc của dân lượm được. Tất cả các nhóm đều thực hiện có kết quả. Nhóm Thanh Điền, các đồng chí đã tập trung được 3 súng mút Pháp. Trong các tổ chức Việt Minh, vùng đồng chí Hai Mạnh phụ trách thu được 20 súng các loại. Nhóm Thị xã, thu lượm và mua được 13 súng (1 súng lục, 10 mút Pháp và 2 mút Anh). Ở Suối Đá, các đồng chí đã tìm được 12 súng trường và súng 2 nòng, còn ở Quán cơm, Xóm Vịnh và Trảng Bàng, các đồng chí đã tìm, xin và mua được một số súng mút, súng lục và chờ ngày đem ra sử dụng. Về vũ khí thô sơ, các đồng chí tổ chức cho anh em công nhân Hàng Đường rèn gươm, mã tấu, dao găm và thu gom một số lựu đạn Nhật. Các loại tầm vông vạt nhọn, giáo mác, gậy gộc, cung ná và tên, dây buộc, được thanh niên và các hội viên cứu quốc chuẩn bị đầy đủ.

Về tài chính: các đồng chí đã tổ chức làm dầu chay, đốt than, làm củi, làm cây… vừa kiếm tiền sinh sống, vừa gây quỹ cho Đảng. Số tiền quỹ được sử dụng cho cán bộ đi công tác và mua sắm vũ khí.

Ngày 13-8-1945, Nhật đầu hàng phe đồng minh, phong trào Việt Minh hầu như hoạt động công khai ở khắp nơi trong tỉnh. Ý thức võ trang cướp chính quyền được hình thành rõ ràng và mạnh mẽ trong tư tưởng của các đồng chí đảng viên và quần chúng cách mạng. Mọi người đều tự trang bị cho mình một thứ vũ khí tìm được, để có thể sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết.

Khí thế cách mạng của quần chúng đang trào dâng như sóng triều làm cho các lực lượng trung gian nghiêng hẳn về phía cách mạng, còn những phần tử hoài nghi hay đối lập cũng lui vào thế tùy thời “lựa gió phất cờ”. Ngay như Võ Thành Cứ, Trần Văn Hương là những lãnh tụ của tổ chức “Việt Nam quốc gia độc lập đảng”, trước đây đứng ra nắm lấy Thanh niên tiền phong để tranh giành ảnh hưởng với Việt Minh, đến nay đã thay đổi hẳn thái độ. Một số sĩ quan trong quân đội Pháp, sau ngày Nhật đảo chính bỏ về làng cũng tỏ ra tích cực trong việc giúp đỡ, huấn luyện quân sự cho các đội viên thanh niên. Phong trào còn thu hút được Lê Văn Trị, một giáo viên trung học có xu hướng Trốt-kít, tham gia vào tổ chức Việt Minh với tư cách là huấn luyện viên võ thiếu lâm. Nhật đầu hàng đồng minh trong hàng ngũ của bọn bù nhìn và các lực lượng thân Nhật đang bắt đầu có sự tan rã lớn. Bọn đầu sỏ trong bộ máy chính quyền của Nhật từ tỉnh xuống huyện, xã đã mất hết tinh thần gần như không còn hoạt động, một số có xu hướng theo cách mạng. Những người lãnh đạo trong giáo phái Cao Đài, tuy nắm trong tay một lực lượng quần chúng đông đảo, trước tình hình thời cuộc chuyển biến quá nhanh cũng hoang mang dao động.

Trước tình hình đó, ngày 16-8-1945, đồng chí Huỳnh Văn Thanh tổ chức một cuộc hội nghị ở nhà đồng chí Tư Đẩu (gần chợ cũ, thị xã Tây Ninh). Hội nghị nhất trí đánh giá tình hình cách mạng đã chính muồi, nên đi đến quyết định phải thành lập một Ban vận động cướp chính quyền và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí, lo chuẩn bị thêm một số mặt quan trọng như: liên lạc với Xứ ủy, nắm trí thức giáo phái có tên tuổi để tranh thủ quần chúng, vận động nắm tên chỉ huy và lực lượng cảnh sát bảo vệ dinh tỉnh trưởng, cử người giao thiệp, vận động bọn sĩ quan và binh lính Nhật. Đại bộ phận các đồng chí còn lại tung đi các nơi lo tổ chức lực lượng vũ trang, tổ chức lực lượng công nhân ở các xở cao su và hàng đường, xây dựng các tổ chức quần chúng khắp thôn xã, khắp thị trấn, thị xã. Chuẩn bị lực lượng trong tư thế sẵn sàng đứng lên giành chính quyền. Các hoạt động của phong trào Việt Minh diễn ra công khai, lực lượng dân quân tham gia luyện tập võ nghệ, luyện tập quân sự suốt ngày đêm, ở đầu làng hoặc những nơi hiểm yếu các đồng chí đã bố trí những vọng gác có trang bị vũ khí đàng hoàng.

Ngày 19-8-1945, cách mạng nổ ra và giành được thắng lợi ở Hà Nội, trong khi đó bọn chính quyền bù nhìn trong Nam còn tổ chức mít tinh ủng hộ tên Nguyễn Văn Sâm, các đồng chí ở Tây Ninh đã kịp thời lãnh đạo quần chúng tẩy chay không đi dự mít tinh, mà tiến hành rải truyền đơn, căng khẩu hiệu “đả đảo chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim, đả đảo độc lập bánh vẽ, ủng hộ Mặt trận Việt Minh” và kêu gọi quần chúng chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Được tin Sài Gòn đang khẩn trương chuẩn bị nổi dậy cướp chính quyền, ngày 23-8-1945, đồng chí Tấn và nữ đồng chí Mỹ Lan được cử đi liên lạc với Xứ ủy đã xin chỉ thị hành động. Ngay hôm ấy, đồng chí Mỹ Lan quay về báo cáo tình hình, còn đồng chí Tấn ở lại Sài Gòn dự mít tinh. Nhận được chỉ thị Xứ ủy, đồng chí Thanh triệu tập một cuộc họp, bao gồm những đảng viên và các cán bộ nòng cốt của phong trào, để phổ biến và bàn việc tổ chức một cuộc mít tinh, đồng thời đưa mặt trận Việt Minh tỉnh ra công khai trước đông đảo quần chúng, kêu gọi mọi người đoàn kết xung quanh mặt trận để đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân trong toàn tỉnh. Hội nghị còn quyết định cử một Ban lãnh đạo hành động, bao gồm các đồng chí: Thanh, Mạnh, Tung, Mỹ Lan, Chấn… Về sau còn bổ sung thêm đồng chí Tấn.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2018, 07:35:30 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:32:35 am »

4/ - Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công:

Thực hiện chủ trương của hội nghị, ngay trong đêm 23-8, các đồng chí đã cử người đi các nơi để huy động lực lượng quần chúng về dự mít tinh ở Thị Xã. Băng cờ, khẩu hiệu trang bị cho đoàn người đi mít tinh được cơ sở Việt Minh hãng đường lấy vải từ trong nhà máy đem về nhuộm đỏ và cắt may phân phát cho các nhóm. Mọi việc đều tiến hành hết sức khẩn trương và chu đáo. Chiều ngày 24-8, lực lượng quần chúng đầu tiên từ vùng Bến Cầu được ghe máy đưa lên hãng đường, đổ bộ vào Thanh Điền tập trung tại nhà đồng chí Hai Mạnh để ổn định tổ chức và chờ lệnh xuất phát. Nhân lúc những người lãnh đạo trong giáo phái Cao Đài còn đang hoang mang dao động, ta đưa thầy thuốc Vĩnh vào vận động ông Đặng Trung Chữ, một chức sắc tiến bộ, kêu gọi quần chúng giúp đỡ chuẩn bị cờ Đạo sẵn sàng tham gia biểu tình ủng hộ Việt Minh. Lực lượng Thanh niên tiền phong Thị xã cũng được huy động, tề tựu tại đình Hiệp Ninh, chuẩn bị cờ Thanh niên Tiền phong, khẩu hiệu và trang phục chỉnh tề chờ giờ đi dự mít tinh. Còn đối với quân đội Nhật, ta tranh thủ chúng với điều kiện: Không can thiệp vào nội bộ của ta thì ta sẽ để chúng yên. Để tỏ thiện chí, chúng cử người đến dự mít tinh với quần chúng cách mạng.

Sáng ngày 25-8-1945, từ Thanh Điền, xóm Vịnh, Quán Cơm, lực lượng quần chúng có vũ trang, giương cờ đỏ sao vàng, mỗi người đều có băng trắng chữ Việt Minh đỏ hoặc băng đỏ đeo ở cánh tay, các đồng chí đảng viên mang súng ngắn dẫn đầu đội ngũ rầm rập tiến vào sân vận động Thị xã. Đoàn Thanh niên tiền phong cờ vàng sao đỏ, có trang bị súng, tầm vông, nhịp đều bước tiến theo. Đồng bào quần chúng tín đồ Cao Đài, xuất phát từ Tòa Thánh mang theo cờ Đạo (vàng, xanh, đỏ) cũng đã đến và kéo vào tham dự. Đây là cuộc mít tinh lớn chưa từng có ở Tây Ninh từ trước cho đến lúc đó. Khi buổi mít tinh sắp bắt đầu thì có tin Tây nhảy dù xuống Bến Sỏi, quần chúng xôn xao, nhưng các đồng chí đã kịp thời ổn định trận tự, cử một nhóm thanh niên có súng lên đón bắt, buổi mít tinh vẫn tiếp tục tiến hành.

Đồng chí Huỳnh Văn Thanh thay mặt Ban lãnh đạo hành động đọc diễn văn khai mạc. Trong bài diễn văn đồng chí nêu rõ: quân đội Nhật đã đầu hàng đồng minh, chính quyền ở Hà Nội và khắp Bắc, Trung cũng đã thuộc về tay Việt Minh, đồng chí kêu gọi quần chúng Tây Ninh hãy đứng lên sẵn sàng giành chính quyền. Mọi người tham dự đều phấn khởi hô to những khẩu hiệu hoan nghênh Mặt trận Việt Minh, đồng thời tỏ sự nhiệt liệt ủng hộ của mình đối với Ban lãnh đạo hành động và Mặt trận Việt Minh tỉnh.

Sau buổi mít tinh, các đồng chí đã dẫn đầu các lực lượng quần chúng biểu tình thị uy kéo qua dinh tỉnh trưởng, quanh chợ và nhiều phố chính trong Thị xã. Trước khí thế cách mạng sôi sục của quần chúng, bọn chính quyền bù nhìn nằm im không dám phản ứng. Mãi đến trưa đoàn biểu tình mới tỏa ra và kéo về các xã.

Khoảng 14 giờ chiều cùng ngày, một đoàn cán bộ từ Sài Gòn mang chỉ thị cướp chính quyền của Xứ ủy lên Tây Ninh. Ban lãnh đạo cấp tốc triệu tập một cuộc hội nghị mở rộng bao gồm nhiều đồng chí lãnh đạo cốt cán, để bàn kế hoạch hành động. Theo dự kiến ban đầu, các đồng chí sẽ huy động một lực lượng quần chúng đông đảo như cuộc mít tinh lúc sáng, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế thời gian quá cấp bách, vả lại bọn chính quyền bù nhìn đã rệu rã tinh thần đang chờ giao chính quyền cho ta, bọn Nhật ta đã cô lập được, trung đội cảnh sát bảo vệ dinh tỉnh trưởng thì tổ chức của ta đã nắm tên chỉ huy trưởng rồi. Cuối cùng hội nghị đi đến kết luận, chỉ cần huy động một lực lượng võ trang khoảng 500 quần chúng có trang bị đầy đủ, đột nhập tỉnh đường và chiếm các công sở.

Đúng kế hoạch đã phân công, đêm đến các đồng chí đưa một bộ phận xung kích vào tước súng 2 tên lính gác cổng rồi giao lại cho lực lượng tự vệ đỏ chiếm giữ và bảo vệ trật tự an toàn trong khu vực tỉnh đường. Mọi việc đều tiến hành nhanh, gọn không gặp phải một sự kháng cự nào của địch. Các đồng chí trong Ban lãnh đạo hành động cùng đi với đoàn cán bộ từ Sài Gòn lên bằng xe hơi có cắm cờ đỏ sao vàng, có súng bảo vệ tiến vào dinh tỉnh trưởng. Đồng chí Thanh trực tiếp gọi tên tỉnh trưởng Lê Văn Thạnh đến, bắt hắn nộp tất cả giấy tờ và bàn giao chính quyền.

Câu đầu tiên khi tiếp xúc với phái đoàn ta, Lê Văn Thạnh nói: “Chúng tôi cũng đã có chuẩn bị chờ các ông!”.

Ta buộc hắn gọi những người đứng đầu các công sở đến trình diện, ai có vũ khí phải mang theo (lúc này lực lượng quần chúng vũ trang của ta cũng đã triển khai chiếm xong các công sở). Ta tước hết số súng của bọn họ mang đến và cuộc bàn giao chính quyền tỉnh bắt đầu ngay trong đêm 25-8-1945.

Ta chỉ bắt giữ 3 tên: Lê văn Thạnh (tỉnh trưởng), jean Baptiste Hà Văn Sua (tên y sĩ có Pháp tịch) và đốc phủ Đường (tên tay sai quan trọng của Pháp). Số còn lại ta cho về, tạm thời được giao cho tiếp tục công việc, trừ một vài nơi trọng yếu như nhà máy đèn, nhà máy nước… ta đưa người vào trực tiếp nắm giữ.

Khi giải quyết xong bộ máy chính quyền của địch ở cấp tỉnh, thì đương nhiên bộ máy của quận Châu Thành (đóng ở Thị xã) và thị xã cũng được thanh toán luôn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:33:43 am »

Tại Trảng Bàng các đồng chí cũng nhận được chỉ thị tổ chức mít tinh ủng hộ Việt Minh và chuẩn bị cướp chính quyền. Các đồng chí đã họp bàn thống nhất kế hoạch hành động và thành lập Ban lãnh đạo cướp chính quyền (có các đồng chí: Hà, Bẹ, Lên, Đú). Một cuộc mít tinh trọng thể được tổ chức tại quận lỵ vào sáng 25-8-1945, toàn bộ lực lượng Thanh niên tiền phong của quận được huy động để tham dự, còn lực lượng quần chúng ở các xã xa quận được các đồng chí tập hợp từ chiều hôm trước, đội ngũ chỉnh tế kéo ra Thị trấn.

Tờ mờ sáng, hàng ngũ Thanh niên tiền phong và quần chúng các xã có vũ trang bằng tầm vông vát nhọn, giáo mác đã tập trung đủ trước bãi chợ, kéo dài gần hết quãng phố chính. Mỗi người đều được các đồng chí ta phổ biến trước, đây là cuộc mít tinh tuần hành biểu dương lực lượng chuẩn bị cướp chính quyền, nên không khí phấn khởi và ai cũng trong tư thế nghiêm chỉnh sẵn sàng.

Cuộc mít tinh bắt đầu, đồng chí Huỳnh Hà với tư cách là đại biểu của quân đội Việt Minh Trảng Bàng đọc diễn văn khai mạc. Nội dung khi nói chuyện cũng nêu lên: Nhật đã đầu hàng, chính quyền ở Bắc – Trung đã về tay Việt Minh, quần chúng hãy sẵn sàng chờ lệnh cướp chính quyền ở quận. Quần chúng náo nức hô to khẩu hiệu: “Chính quyền về tay Việt Minh; Việt Minh muôn năm!”.

Theo kế hoạch, tối đến anh Phiên (thơ ký quận được ta tổ chức) dùng mẹo ra lệnh cho bọn cảnh sát quận bỏ súng vào kho khóa lại. Ta huy động khoảng 1 trung đội Thanh niên tiền phong phục kích bên ngoài dinh quận. Hai đồng chí Huỳnh Hà và Lê Phẩm Ba cùng đi với anh Phiên vào gặp tên quận trưởng Huỳnh Tường Tấn. Nghe động hắn cho đóng kín cửa lại. Ta báo cho hắn biết là hắn đã bị bao vây, nếu ngoan cố chống lại sẽ không được bảo toàn sinh mạng. Mặc dù có súng riêng (một Wicker nòng dài) nhưng liệu bề không xong, tên Tấn đề nghị:

- “Xin các ông cho dẫn lực lượng bao vây ra, tôi bằng lòng giao chính quyền lại!”.

Sau đó ta vào tước súng tên Tấn, chiếm quận đường và kho súng của cảnh sát. Ta đưa một văn kiện trao trả chính quyền đã được soạn sẵn cho hắn ký và bắt hắn giam giữ. Sáng hôm sau cờ đỏ sao vàng được treo khắp Thị trấn.

Tại vùng Phước Chỉ, khi nhận được lệnh chuẩn bị cướp chính quyền từ Đức Hòa lên, các đồng chí đã nhanh chóng họp bàn triển khai kế hoạch và thành lập Ban tuyên truyền vận động khởi nghĩa (gồm các đồng chí: Vẳng, Ngởi, Thạnh, Ba Màng, và các anh Cồn, Tấn, thầy giáo Quang). Theo kế hoạch đã bàn, đồng chí Ngởi tổ chức dẫn lực lượng vũ trang kéo đến bao vây đồn Rạch Tràm và gọi hàng. Trước khí thế sôi sục của quần chúng, bọn lính đã mất hết tinh thần, nên đã hưởng ứng ngay, chúng buông súng mở cửa ra đầu hàng. Lực lượng vũ trang của ta chiếm đồn và thu súng. Việc giành chính quyền ở chợ Rạch Tràm cũng diễn ra như ở đồn cảnh sát, vì bọn cầm đầu ở đây đã hoang mang dao động cực độ, nên khi các đồng chí ta cùng với các quần chúng kéo đến, chúng đã bàn giao chính quyền ngay.

Liền trong ngày 25-8-1945, các đồng chí lãnh đạo của tỉnh và quận tung người đi khắp các tổng và xã hướng dẫn quần chúng nổi dậy cướp chính quyền ở địa phương. Bọn hương lý đã tan rã từ những ngày trước nên cũng không có hành động nào chống đối cả. Thế là chỉ trong vòng một ngày đêm, chính quyền của địch từ tỉnh xuống đến quận đều sụp đổ hoàn toàn và 3 ngày sau chính quyền ở tất cả các xã cũng đều thuộc về tay nhân dân(1). Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Tây Ninh đã diễn ra nhanh chóng và thu được thắng lợi tốt đẹp.

Sau khi giành chính quyền xong, Ban lãnh đạo hành động họp bàn việc thành lập ngay Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp để lãnh đạo và điều hành các công việc trong giai đoạn cách mạng mới. Theo sự chỉ đạo của Xứ ủy, ta đưa Võ Thành Cứ làm chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nhưng Cứ thuộc vào loại đầu cơ chính trị và sợ khó khăn gian khổ nên khi nghe tin Pháp đánh chiếm Sài Gòn, y đã tự ý rút lui. Chính quyền liên hiệp tỉnh bao gồm nhiều thành phần tham dự (như trí thức, giáo chức, đoàn thể và tôn giáo Cao Đài) nhưng thực chất là chính quyền dân chủ nhật dân do Đảng lãnh đạo. Về phía ta có 3 đồng chí Thanh, Mạnh, Chấn được đưa vào Ủy ban nhân dân tỉnh và nắm giữ những chực vụ quan trọng.

Ở hai quận Châu Thành và Trảng Bàng, cũng theo cơ cấu tổ chức như ở tỉnh, nhưng chức vụ chủ tịch Ủy ban nhân dân là do hai đồng chí Ngưu và Huỳnh Hà phụ trách. Còn ở cấp xã, tỉnh cũng đã cử một số cán bộ về tổ chức các Ủy ban, chính quyền hương thôn do các đồng chí ta trực tiếp tham chính hoặc cử những người mà qua các phong trào đã tỏ ra có cảm tình với cách mạng.

Song song với việc thành lập các cơ quan chính quyền, ta còn tổ chức Mặt trận Việt Minh tỉnh do đồng chí Vũ (cán bộ do Xứ ủy đưa về) làm chủ nhiệm, ông Đặng Trung Chữ (chức sắc tiến bộ trong giáo phái Cao Đài) làm phó chủ nhiệm và nhiều người thuộc các thành phần khác.

Xứ ủy đã cử các đồng chí Dương Bạch Mai và đồng chí Dông (cán bộ thanh tra chính trị miền Đông ) lên Tây Ninh nắm tình hình và chỉ thị cho Tây Ninh tiến hành ngay một số mặt công tác như trấn áp bọn phản cách mạng, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng vũ trang, có đối sách đúng với bọn Nhật. Các đồng chí còn thay mặt Xứ ủy chỉ định Tỉnh ủy lâm thời ở Tây Ninh gồm 11 đồng chí, trong đó có 6 đồng chí hoạt động ở đây từ trước đến giờ (Mạnh, Tung, Tấn, Mỹ Lan, Chấn, Đẩu) và 5 đồng chí của Xứ ủy bổ sung (Xuân, Thuần, Nhơn, Cát, Vũ). Đồng chí Xuân được cử làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Lúc này đồng chí Huỳnh Văn Thanh trong thời gian chuẩn bị cướp chính quyền được coi như là Trưởng ban lãnh đạo hành động đã bị Pháp bắt khi đi lên Xứ ủy báo cáo, nên không có đồng chí Thanh trong danh sách 11 đồng chí cấp ủy lâm thời.


(1) Lúc bấy giờ toàn tỉnh chỉ có 2 quận: Châu Thành và Trảng Bàng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:34:17 am »

Tháng 9-1945, Tỉnh ủy lâm thời đã đề ra một số chủ trương cho các mặt công tác như:

- Ủy ban nhân dân các cấp phải kịp thời ban hành các quyền tự do dân chủ và áp dụng các biện pháp nhằm ổn định tình hình, củng cố bộ máy chính quyền, đảm bảo trật tự an ninh cho nhân dân.

Trấn áp bọn phản cách mạng, trừng trị bọn lưu manh, lùng bắt bọn Pháp nhảy dù, đối phó kịp thời với bọn mật thám tay sai cho Pháp.

- Tổ chức quản lý các cơ sở kinh tế quan trọng (các đồn điền cao su, nhà máy đường Thanh Điền).

- Củng cố và phát triển tổ chức mặt trận các cấp, xây dựng cơ sở quần chúng, mở lớp huấn luyện cho thanh niên, phụ nữ.

- Xây dựng lực lượng dự trữ về người và lương thực, đưa số đồng bào và anh em công nhân cao su trên Mimốt (Kampuchia) về, vận chuyển gạo từ Cần Thơ lên.

Chấp hành chủ trương của Tỉnh ủy, các cấp và các bộ phận đã tiến hành khẩn trương một số việc:

- Đưa đồng chí Đẩu ra ứng cử, phu trách Tổng Hòa Ninh và giao cho đồng chí một lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền trong tỉnh, trấn áp bọn phản động, lùng bắt bọn biệt kích nhảy dù.

- Thành lập quốc gia tự vệ cuộc.

- Thành lập Ủy ban kháng chiến (ở Tây Ninh lúc này ngoài Ủy ban nhân dân có tổ chức Ủy ban kháng chiến).

- Củng cố tổ chức thanh niên cứu quốc và phụ nữ cứu quốc tỉnh.

- Tăng cường cán bộ xuống các xã để tổ chức chính quyền và mặt trận.

Ngay trong những ngày đầu, chính quyền nhân dân trong tỉnh tuy còn non trẻ nhưng đã tích cực phát huy vai trò của mình. Điều quân đi bắt những tên Pháp nhảy dù xuống ở các địa phương. Có lần ta bắt được 5 tên, nhiều lần có tin báo, đến nơi đều không thấy gì cả. Có thể nhân đấy mà địch tung ra những tin đồn thất thiện làm cho ta bị động đối phó.

- Bọn Nhật đưa quân đến bao vây trụ sở Ủy ban tỉnh đòi ta phải thả những tên bị giam giữ (tỉnh trưởng Thạnh, đốc phủ Đường, Y sĩ Sua). Đồng chí Mạnh chỉ huy anh em cương quyết không nhân nhượng. Chúng nổ súng, ta lấy những bao gạo làm công sự, bắn trả kịch liệt. Cuối cùng bọn Nhật phải lui quân. Lần thứ hai ta bắt tên Kỉnh quan tư “Hai Hô” vì nó âm mưu đảo chính, bọn Nhật cũng đưa quân đến đòi lại, ta bố trí lực lượng sẵn sàng chiến đấu, thấy không thể dùng vũ lực với ta được nên chúng rút lui.

- Bọn Hồ Vĩnh Ký (nhóm Trốt-Kít) ở Sài Gòn đưa lục sự Mạnh (anh ruột của Dõng đang chỉ huy một đơn vị quân sự của ta ở Suối Đá) lên Tây Ninh vận động Dõng đưa người và vũ khí sát nhập vào lực lượng vũ trang của chúng. Các đồng chí đã khéo léo thuyết phục Dõng và cương quyết đấu tranh với bọn Hồ Vĩnh Ký làm cho âm mưu của chúng bị thất bại.

- Ta gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với Lý Huê Vinh (đệ tứ sư đoàn). Chúng có âm mưu cướp vũ khí và tranh chấp với ta vùng Trảng Bàng. Có lần, chúng đưa lực lượng đến khiêu khích và bắn chết của ta 1 cảnh sát trưởng.

- Ta còn phải đối phó với lực lượng Cao Đài, tuy đã mời Trương Văn Xương vào cơ quan chính quyền, ông Đặng Trung Chữ vào Mặt trận Việt Minh, nhưng vấn đề Cao Đài vẫn là vấn đề rắc rối của Tỉnh. Ngoài việc phát giác âm mưu tấn công ta của tên Kỉnh, ta thường xuyên gặp hai khó khăn lớn:

- Không nắm và kiểm soát được lực lượng vũ trang của Cao Đài. Họ có những nơi đóng quân riêng, có những đơn vị quân sự được xây dựng từ thời Nhật.

- Gần như không thể tổ chức các đoàn thể quần chúng của ta trong đồng bào Cao Đài.

Chính quyền non trẻ của ta vừa mới ra đời, đã phải giải quyết những công việc hết sức nặng nề, vô cùng khó khăn, để từng bước ổn định và bảo vệ đời sống của nhân dân, củng cố chính quyền cách mạng đối phó liên tục với những âm mưu phá hoại của kẻ thù trong và ngoài nước. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời, nhân dân Tây Ninh đã vượt qua những khó khăn gian khổ trong bước đi ban đầu đó, quyết tâm đập tan mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù; chuẩn bị đầy đủ mọi lực lượng vật chất và tinh thần sẵn sàng đánh bại thực dân Pháp khi chúng tấn công lên Tây Ninh lần thứ hai từ những giờ phút đầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:35:31 am »

PHẦN HAI

KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1945-1954)

CHƯƠNG MỘT

MỞ ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP:
THỜI KỲ THỐNG NHẤT CÁC NHÓM VÕ TRANG NHỎ LẺ,
HÌNH THÀNH LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA TỈNH (8/1945 – 1/1947):

1/ - Trước và sau khi nổ súng chống Pháp, tình hình địa phương diễn biến nhanh và phức tạp:

Sau hàng thế kỷ mất nước, dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, mới giành lại được chính quyền. Nhân dân Tây Ninh hồ hởi bước vào cuộc sống mới, không còn quan Tây, chủ Nhật, không còn quan làng, cường hào, ác bá.

Xây dựng chính quyền đầu tiên của nhân dân, là việc làm hết sức mới mẻ đối với cán bộ cách mạng và nhân dân Tây Ninh. Tỉnh ủy lâm thời mới được Xứ ủy chỉ định (9/1945), còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác lãnh đạo, nhất là công tác tổ chức mọi mặt và quản lý chính quyền, lực lượng võ trang còn quá nhỏ bé, người chỉ huy thuộc đủ mọi thành phần, lại phân tán mỗi nơi một nhóm. Mỗi nhóm mấy cây súng. Chỉ có bộ phận võ trang Tỉnh giao cho các anh Hình, Mẫn, Ngọc chỉ huy là có trên 60 cây súng. Đây là số súng ta thu tại sở cảnh sát tỉnh lúc cướp chính quyền và Sài Gòn tăng cường cho Tây Ninh 1 phân đội do anh Hinh đưa lên. Tổng số súng Tây ninh có lúc này khoảng trên 100 cây. Riêng Cao Đài qua quá trình đưa thanh niên Đạo vào lực lượng thân binh phục vụ cho mưu đồ xâm lược của giặc Nhật khi Nhật đầu hàng giao vũ khí và thân binh cho số chức sắc cầm đầu đạo Cao Đài để hình thành lực lượng quân sự riêng. Họ giữ bí mật lực lượng với âm mưu chống lại cách mạng.

Trong lúc đó có nhiều nhóm võ trang không phải ta tổ chức như: Lý Huê Vinh, Hồng Tảo, Đệ tam sự đoàn… bể mặt trận ở Sài Gòn kéo lên Tây Ninh gây thêm khó khăn. Các tổ chức chính quyền từ cấp tỉnh đến huyện, xã đều mới thành lập, lâm thời, chắp vá nhiều thành phần, có cả giáo chức, hội đồng tế của chính quyền cũ tham gia. Mặt trận Việt minh tỉnh, huyện, có cán bộ đảng viên nắm lãnh đạo, đang khẩn trương đào tạo cán bộ lớp ngắn ngày để tung xuống cơ sở, tổ chức xây dựng và phát triển các đoàn thể. Ban chấp hành các đoàn thể Nông dân, thanh niên, phun nữ ở cấp xã hầu như chưa có, chỉ có vài cán bộ ở Ban Chấp hành cấp tỉnh và huyện.

Tình hình quần chúng từ Thị xã, đến nông thôn, và vùng sâu kế cận rừng núi, biên giới còn yên ổn hưởng độc lập tự do, Nền kinh tế Tây Ninh chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, lúa chỉ cấy một vụ mùa và một số vùng có trồng thêm hoa màu ở đất đồng và đất ruộng sau vụ cấy, nhất là vùng Trảng Bàng. Sau những ngày bị giặc Pháp – Nhật vơ vét để phục vụ chiến tranh, nền kinh tế độc canh càng què quặt, người dân Tây Ninh loại khá giả cũng không còn gì ngoài một số ít lúa trong nhà và mảnh vườn, đôi trâu. Nhà nghèo thì rách áo, thiếu cơm, chạy ăn từng bữa.

Vừa độc lập, Tây Ninh đã phải lo thống nhất các lực lượng vũ trang, ổn định tổ chức các mặt và ổn định tình hình nhân dân để sẵn sàng đánh trả quân thù khi chúng ngóc đầu dậy.

Ngày 23/9/1945, giặc Pháp có sự giúp đỡ của Anh - Ấn nổ súng gây hấn ở Sài Gòn.

Ủy ban kháng chiến tỉnh họp bàn kế hoạch phòng thủ Tây Nnh khi bị giặc Pháp tấn công và quyết định tổ chức lực lượng đưa xuống hỗ trợ cho mặt trận thành phố chống giặc.

Tây Ninh liên tiếp tổ chức các đợt đưa lực lượng xuống tiếp viện cho thành phố. Trong đánh, ngoài vây gây cho quân Pháp, Anh lâm vào cảnh khốn đốn. Các đợt tiếp viện cho quân dân Sài Gòn đánh Pháp được huy động từ khắp nơi trong tỉnh, trong đó có một trung đội tập trung do đ/c Năm Bằng chỉ huy. Mặc dù việc tổ chức và chỉ huy chiến đấu chưa tốt, chưa thống nhất, các chiến sĩ Tây Ninh đã đóng góp đáng kể công sức cho việc bao vây kềm chân địch trong thành phố. Một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Lúc mặt trận Bà Quẹo, Cầu Tham Lương vỡ, ta để lại 1 tiểu đội, tham gia lực lượng cảm tử quân của công đoàn Sài Gòn, trong bộ phận Hùng “Râu” phụ trách. Đến cuối tháng 10, đầu tháng 11/1945, được tàu Mỹ chở quân tăng viện, chúng mới phá vỡ vòng vây, chuẩn bị các cuộc hành quân đánh ra các tỉnh.

Ngày 2/11/1945, địch tập trung lực lượng chính quy có cơ giới yểm trợ tấn công phá vỡ mặt trận Cầu Bông, mặt trận Bà Quẹo, Tham Lương.

Tình hình tại tỉnh đang khó khăn, phức tạp, giặc Pháp lấn chiếm Sài Gòn, càng tác động mạnh đến tỉnh. Kẻ thù tại chỗ như được hà hơi, rục rịch ngóc đầu dậy. Từ bên trong và bên ngoài móc nối nhau, chuẩn bị tấn công ta.

Ta chuẩn bị các mặt trận đánh chặn quân Pháp: Suối Sâu, Trâm Vàng, Bến Kéo… Nhân dân và tự vệ dọc lộ triển khai lập phòng tuyến mặt trận như là đào hầm háo, đắp ụ đất, đốt cây ngăn đường, lấp chướng ngại vật cản xe… Võ khí thì lựu đạn, súng săn, súng trường, giáo mác, tầm vông vát nhọn… Trước tình hình khẩn trương cấp bách, Tỉnh ủy lâm thời đã họp bàn thống nhất chủ trương chuẩn bị đánh địch tại tỉnh, chỉ đạo việc dự trữ lương thực, việc tiêu thổ kháng chiến, chuẩn bị kế hoạch phá các công sở quan trọng trong Thị xã không để giặc chiếm nguyên vẹn … nhưng tình hình diễn biến khá nhanh và một số đ/c được phân công trách nhiệm lúc đó lúng túng, thực hiện không chu đáo kịp thời. Trong Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan chính quyền cao nhát tỉnh lúc ấy, người đứng đầu lại hoang mang dao động. Ông Võ Thành Cứ đã tự ý đào nhiệm lúc nghe tin Pháp sắp gây hấn. Ông Ba Phu được Xứ ủy cử lên thay, đến lúc này cũng hoang mang cho tiểu đội bảo vệ ủy ban hộ tống ông vào vùng Suối Đá tránh trước và mang theo cả tiền quỹ của tỉnh. Tỉnh ủy phải cử người vào mời mấy lần ông Ba Phu vẫn không dám về Thị xã. Sau phải cử người vào nhận một số tiền quỹ về lo cho các việc cấp bách. Đó là khó khăn nội bộ. Nhưng chỉ ở một số ít cá nhân thôi. Các đ/c chủ chốt lãnh đạo vẫn ở lại Thị xã, bám sát tình hình, cử cán bộ xuống Gò Dầu, Trảng Bàng kiểm tra nhắc nhở chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng đối phó với địch và chỉ đạo các xã Thanh Điền, Thái Bình, Hảo Đước, Trí Bình (huyện Châu Thành) đưa thêm một số du kích tập trung có võ trang thô sơ: ná, mã tấu, lựu đạn… tăng cường cho các lực lượng ở các mặt trận bảo vệ tỉnh sẵn sàng chống địch khi chúng tấn công Tây Ninh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:38:10 am »

Ngày 8/11/1945, sáng sớm ta được tin địch tấn công lên Thị xã. Các lực lượng võ trang tỉnh được điều động đến phục kích tại mặt trận Bến Kéo. Các huyện có tuyến đường giặc có thể tấn công đều có bố trí lực lượng phục kích ngăn chặn. Đầu quốc lộ 1 phía Nam, huyện Trảng Bàng bố trí lực lượng ngăn chặn giặc tại mặt trận Suối Sâu. Đoạn dưới Gò Dầu có lực lượng phục kích tại Trâm Vàng. Đầu liên tỉnh lộ 13, phía Tây có lực lượng an ninh anh Đẩu chỉ huy phục chặn. Đầu phía Bắc có lực lượng anh Bằng phục kích phía trên ngã ba Vịnh, quốc lộ 22.

Đến khoảng 7 giờ sáng, có một máy bay do thám bay lên Thị xã và quần đảo mấy vòng xem xét khu rừng Bến Kéo. Tiếp đến hai tên Nhật đi xe mô tô cờ Nhật, từ Thị xã chạy đến đầu phía trong giao thông hào mặt trận Bến Kéo (giao thông hào này là công sự phòng thủ do giặc Nhật đào từ trước) ngừng lại, xuống nằm dưới lề đường chờ đón đoàn xe cơ giới của giặc Pháp lên. Lúc đó, cách xử sự của Ban chỉ huy mặt trận(1) của ta không cứng rắn để cho bọn Nhật nằm chờ Pháp. Thậm chí lúc ta đem chất nổ gài xuống mặt đường để ngăn xe Pháp, 2 tên Nhật không cho gài, ta cũng thôi…! Giặc Pháp dùng xe cơ giới từ 2 hướng: Sài Gòn lên và Campuchia xuống tấn công Tây Ninh.

Đoàn xe cơ giới của Pháp từ Sài Gòn chạy lên đến Suối Sâu, địa đầu ranh giới tỉnh Tây Ninh đụng các chướng ngại vật của mặt trận Suối Sâu ngăn cản(2). Giặc Pháp dùng xe tăng đi đầu ủi phá các chướng ngại cho đoàn xe cơ giới vượt qua. Lực lượng võ trang của ta đã ném lựu đạn, chai cháy (xăng) và bắn nhiều phá súng trường, tên ná các loại vào đoàn xe giặc. Đó là những phát súng mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tấn công tái chiếm Tây Ninh. Lòng căm thù giặc sâu nặng, nhưng lực lượng võ trang ta còn yếu, trang bị thô sơ, lại thiếu kinh nghiệm, ta không ngăn chặn được bước tấn công của quân Pháp. Đoàn xe cơ giới địch tiến thẳng vào Thị trấn Trảng Bàng lên đến Trâm Vàng đụng lực lượng địa phương phục kích tại đây. Ta đốt bằng mủ cao su cháy ngăn đường, đồng chí sáu Hung dùng trung liên bắn một loạt giết chết tên láy xe và mấy tên lính. Một xe địch bị lật, nhiều phát súng trường và tên ná bắn tiếp vào đoàn xe vượt ngang mặt trận (cách đó 4 ngày địch có cho xe cơ giới từ Phnôm Pênh chạy xuống thăm dò đã bị mặt trận Trâm Vàng nổ súng phải tháo lui). Lần này bị đánh mạnh hơn, địch cho xe vượt nhanh, bị trúng đạn của ta chết 3 tên. Đến Thị trấn Gò Dầu, địch cho chôn xác chết tại Thị trấn (lúc chờ cánh quân từ Campuchia xuống). Cánh thứ hai, giặc Pháp từ Campuchia theo quốc lộ 1 xuống Gò Dầu. Hai cánh họp điểm tại đây, sắp xếp lại đội ngũ tiến theo quốc lộ 22 lên Thị xã Tây Ninh.

Đoàn xe cơ giới địch gồm 75 chiếc, có 2 xe tăng đi đầu, 73 xe GMC chở đầy lính nối đuôi nhau tiến lên thị xã. Xe chạy đến đầu dưới khu rừng Bến Kéo bị cây to ngăn đường. Địch phải dùng xe tăng ủi phá mở đường. Đến khoảng 10 giờ sáng đoàn xe địch tiến thẳng vào mặt trận Bến Kéo. Tiếng súng của lực lượng võ trang tỉnh phục tại đây nổi liên hồi vào đoàn xe địch. Nhiều múi tên ná có tẩm thuốc độc bắn vào lũ giặc ngồi trên xe GMC mui trần. Nhưng cũng chỉ toàn là súng trường và tên ná nên đoàn xe địch vẫn vượt qua mặt trận. đến cuối đoạn giao thông hào chiến đấu ở đầu trong, chúng gặp hai tên Nhật phất cờ báo hiệu, địch cho dừng lại một số xe GMC, đổ lính xuống đánh bọc hậu mặt trận Bến Kéo. Phục kích tại đầu trong giao thông hào là lực lượng võ trang do anh Ngọc trực tiếp chỉ huy và tiểu đội du kích tập trung ấp Thanh Trung. Anh Ngọc chỉ huy và chiến đấu rất dũng cảm. Anh dùng súng trường bắn chết nhiều tên giặc. Lực lượng du kích cũng bắn được nhiều phát tên ná vì giao thông hào nằm cập sát lộ 22. Địch bị bắn chết nhiều tên những vẫn tìm cách đánh bọc hậu ta. Anh Ngọc ra lệnh cho đại bộ phận lực lượng bộ đội và du kích rút lui. Anh cùng hai chiến sĩ chiến đấu bảo vệ anh em rút lui và khi đã bắn đến viên đạn cuối cùng anh mới rời bỏ mặt trận.

Khoảng 11 giờ trưa, đoàn xe cơ giới địch chạy đến Trường Đua, cách thị xã Tây Ninh hơn 1km thì dừng lại bắn nhiều phát súng đại bác hướng vào thị xã để uy hiếp tinh thần. Chúng cho quân lính trên xe xuống tạm nghỉ tại xóm Trường Đua. Thời gian địch tạm nghỉ ở Trường Đua cũng là thời gian chờ bộ phận bị đánh tại Bến Kéo.

Khoảng hơn 13 giờ, bọn chỉ huy địch ở Trường Đua ra lệnh lên xe tiến vào thị xã. Đoàn xe cơ giới địch ùn ùn chạy vào thị xã vắng ngắt. Đồng bào ta đã thực hiện khẩu hiệu “Vườn không nhà trống” tiêu thổ kháng chiến.

Địch chiếm thị xã, 3-4 ngày sau, đồng bào thị xã vẫn không ra đường, phố xá đóng cửa, chợ búa không họp, hoàn toàn bất hợp tác với giặc.


(1) Ban Chỉ huy mặt trận: anh Hinh, anh Mẫn, do anh Hinh phụ trách chung.
(2) Ông Ba Đề, một nông dân ở Suối Sâu đã tự nghiên cứu, vẽ bảng sơ đồ mặt trận Suối Sâu, đào phá đường theo hình “nanh sấu” đầu tiên ở Nam Bộ. Đến năm 1948, ban công binh Nam bộ và phòng công binh Quân khu 7 mới phổ biến cách phá đường kiểu “nanh sấu” của mặt trận Suối Sâu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:39:03 am »

2/ - Xây dựng lực lượng mặt trận cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Sau khi chiếm thị xã, quân Pháp củng cố lực lượng và triển khai tấn công lên chiếm đóng ra trên địa bàn toàn tỉnh.

Tại thị xã và các thị trấn, chúng tổ chức lại bọn cảnh sát, mã tà canh giữ các công sở và lập lại bộ máy cai trị. Tên đốc phủ Đường tiếp tay đắc lực cho Pháp đứng ra thành lập bộ máy hành chánh bù nhìn. Một số công chức cũ được trưng tập vào bộ máy cai trị các cấp.

Từng cánh quân viễn chinh Pháp được tung đi càn quét tại các đồn điền cao su như Bến Củi, Cầu Khởi, Trà Vỏ, Vên Vên, Ôcônen, nhà máy đường Thành Điền. Đồn bót giặc được dựng lên tại sở, bảo vệ cho các hãng, sở hoạt động trở lại, thực hiện âm mưu lấy kinh tế tại chỗ nuôi chiến tranh.

Nhiều cánh quân khác được tung đi càn quét đốt phá làng mạc, tàn sát và răn đe, uy hiếp tinh thần dân chúng. Chúng dùng chiến thuật vết dầu loang, càn quét lấn chiếm các vùng nông thôn gần thị xã, thị trấn trước, tiến dần ra vùng cặp rừng núi, chiếm các đầu mối giao thông quan trọng, các vùng đông dân cư, vùng đệm giữa làng mạc và rừng núi. Lấn chiếm đến đâu đóng bót đến đó, chuẩn bị cho việc tổ chức bộ máy tề, ngăn chặn và đánh phá lực lượng kháng chiến.

Ngoài ra, địch còn triệt để áp dụng chính sách chia để trị, chúng khởi hằn thù dân tộc, xúi giục người Khơme nổi dậy giết người Việt. Đồng thời tìm mọi cách nắm lấy tôn giáo Cao Đài và Thiên Chúa, lợi dụng họ để chống đối cách mạng.

Trước tình hình hỗn độn khó khăn trong buổi đầu kháng chiến, các nhóm võ trang của ta số đông bằng mọi cách chống giặc, bảo vệ, giúp dân tranh giặc. Có một số chỉ huy là sĩ quan cũ của Pháp dao động ra hàng giặc. Một số lực lượng khác đã không chống giặc còn phá hại dân như: lực lượng đệ tam sư đoàn kéo từ Sài Gòn lên Tây Ninh, một số bộ phận thành quân ô hợp phá làng xóm, hạch sách đồng bào, bắt tiếp tế, truy lùng bắn giết cán bộ, tước khí giới các đơn vị lẻ. Đệ tứ sư đoàn cũng từ Sài Gòn lên Trảng Cỏ, Đồng Hơn, Bàu Trâm (Đôn Thuận) lên gây rối ở thị trấn, bắn chết anh Thường cảnh sát trưởng Tràng Bàng, cướp 3 súng. Về sau họ qua luôn núi Cậu. Dọc đường hành quân, trú quân, họ để cho một bộ phận khuấy nhiễu dân. Nhất là lực lượng của Hồng Tảo (H.T.29) đã thực hiện nhiều lần giết người cướp của và cả vũ khí của những đơn vị võ trang nhỏ lẻ. Chính bọn này đã giết Lê Thanh Dân, Phan Đình Sĩ, cán bộ Ủy ban kháng chiến cũng không ngoài mục đích trên.

Trước sự tấn công ào ạt của giặc Pháp, một bộ phận lớn của lực lượng cảm tử quân Công đoàn Sài Gòn kéo ra Mỹ Hạnh về Vườn Điều, Cầu Xe (Trảng Bàng) trụ lại. Trong lực lượng này có anh em của tiểu đội Tây Ninh tăng cường mặt trận Sài Gòn trước đây, nay anh em đi tìm liên lạc với lực lượng võ trang Tây Ninh để tham gia kháng chiến. Lúc ấy, bộ đội Cao Đài (chi đội 8 do Mười Bạch chỉ huy) đóng ở Cây Sơn tìm đến dụ anh em nhập vào lực lượng Cao Đài. Bọn đệ tử cử Nguyễn Thành Long, Trần Xuân Nam đến thuyết phục. Anh em đã trả lời dứt khoát không nhập vào lực lượng của họ. Bọn Hồng Tảo cũng kéo đến bao vây, hù dọa tước khí giới. Nhưng thấy lực lượng này có hơn 40 súng, chúng liệu làm không nổi đành rút êm. Sau đó, liên lạc được với Ủy Ban Kháng chiến, toàn bộ anh em này kéo về Suối Nhánh nhập vào lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh.

Việc lãnh đạo từ tỉnh xuống các quận xã lúc này gặp nhiều khó khăn. Tình hình chuyển biến quá nhanh, tổ chức đường dây liên lạc của ta lúc này chưa đáp ứng kịp thời. Công việc quá nhiều, cán bộ ít, lại trình độ có hạn. Do vậy mà còn lúng túng trong chỉ đạo.

Tỉnh ủy lâm thời gặp nhiều khó khăn trước tình hình phức tạp khi giặc tấn công tái chiếm thị xã Tây Ninh. Tỉnh ủy lâm thời chỉ đạo chung là bảo toàn lực lượng, rút ra vùng nông thôn, rừng núi tổ chức kháng chiến. Nhưng một số cán bộ đầu ngành dao động làm sai. Khi giặc Pháp chiếm thị xã, ông Ba Phu, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng bộ phận bảo vệ rút luôn qua Núi Cậu; hai ông Dân, Sĩ chánh phó chủ tịch Ủy ban kháng chiến tỉnh nằng nặc đòi rút xuống Bàu Đồn trước khi giặc Pháp tấn công. Tỉnh ủy không đồng ý vì thấy hai cán bộ này đã có hành động quân phiệt, mệnh lệnh trong cách giải quyết, nếu để họ đi xa tỉnh sẽ dễ mắc sai lầm. Tỉnh ủy cử đồng chí Hai Mạnh phụ trách phòng 5 (tình báo) trong Ủy ban kháng chiến để kềm cặp Dân, Sĩ. Khi đồng chí Mười Thanh thoát khỏi tay giặc ở Sài Gòn trở về Tây Ninh, Tỉnh ủy giao cho đồng chí Thanh phụ trách chủ tịch Ủy ban kháng chiến tỉnh. Nhưng chưa kịp sắp xếp lại tổ chức thì giặc Pháp tấn công tán chiếm Tây Ninh. Dân, Sĩ đã rút xuống Bàu Đồn theo ý riêng. Đồng chí Hai Mạnh tách phòng 5 ra khỏi Ủy ban kháng chiến chuyển qua Tổng Giai Hóa. Đồng chí Mười Thanh qua công tác hành chánh. Sau đó Dân, Sĩ đi vào hành động thoái hóa hư hỏng, đến cuối tháng 11/1945 họ bị bọn Hồng Tảo (H.T.29) bắn giết tại Tầm Đinh (Lộc Hưng). Tỉnh ủy phải cử một số đồng chí trực tiếp nằm trong các bộ phận để uốn nắn, kềm cặp gỡ rối và tìm cách đưa các bộ phận ra vùng nông thôn tiếp tục kháng chiến.

Cơ quan mặt trận Việt Minh tỉnh lúc ấy cũng phân tán, còn bộ phận chủ chốt do hai đồng chí Vũ, Cát phụ trách, sau đó cùng lực lượng võ trang tỉnh rút xuống Bến Củi.

Cơ quan tuyên truyền tỉnh do đồng chí Lê Đình Nhơn phụ trách rút xuống vùng Trảng Bàng bám dân tránh né và chuẩn bị gây lại cơ sở.

Cơ quan Quốc gia tự vệ (Công an) do đồng chí Phạm Nguyên và Khương Quang Cảnh phụ trách cũng tách ra làm đôi. Một bộ phận rút ra vùng Bàu Sấu, Sa Nghe, một bộ phận rút ra Bến Cầu. Sau đó, đồng chí Phạm Nguyên tự đi khỏi Tây Ninh. Khương Quang Cảnh cùng lực lượng Quốc gia tự vệ Cuộc ở lại Tổng Giai Hóa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:39:38 am »

Lực lượng võ trang của tỉnh sau trận Bến Kéo rút về xóm Tà Hụp xã Thanh Điền. Anh em bị thương được đưa về điều dưỡng tại đình làng Thanh Điền do thầy thuốc Vinh chữa trị và bà con trong xã lo chăm nuôi. Đại bộ phận lực lượng võ trang đóng ở mé rừng xóm Tà Hụp. Bộ phận võ trang của anh Đẩu cũng rút từ lộ 13 (Bến Sỏi) về đây. Bộ phận võ trang của anh Bằng vẫn đóng ở trên Ngã ba Vịnh.

Lực lượng võ trang của huyện Trảng Bàng từ các mặt trận: Cầu Quan (do các anh Vinh, Tập chỉ huy), Trâm Vàng (do anh Hung, Chói chỉ huy), Suối Sâu (do các anh Bung, Tùng chỉ huy), Đôn Thuận (do các anh Bang, Xếp, Lôi chỉ huy) và trên 20 thanh niên võ trang của các xã sau khi giặc tấn công các bộ phận tan rã một số, số còn lại tập hợp ở rừng Rong. Tất cả sắp xếp lại cho một bộ phận hoạt động ở Trảng Bàng làm nhiệm vụ diệt tề, trừ gian và đánh địch bung ra càn quét. Số lực lượng còn lại, không liên lạc được với tỉnh phải phân tán thành hai bộ phận: một bộ phận hình thành một trung đội với 20 súng kéo xuống Hóc Môn nhập vào lực lượng của anh Chùa chỉ huy (sau là chi đội 12 trở về hoạt động ở vùng ranh giới tỉnh, giữa Hóc Môn và Trảng Bàng) và một bộ phận nhỏ hỗ trợ cho việc tổ chức xây dựng chính quyền địa phương. Về sau bộ phận này vận động lôi kéo được số lính ở An Thành, Vàm Trãng, An Hòa, xây dựng thành một trung đội hơn 30 súng tổ chức thành tự vệ chiến đấu chung quanh huyện Trảng Bàng.

Tỉnh ủy lâm thời phân tán một số đồng chí theo các bộ phận rút ra ngoài Thị xã, rải rác nhiều nơi trong tỉnh. Đồng chí Trần Văn Xuân, Bí thư tỉnh ủy lâm thời nhận nhiệm vụ một thời gian ngắn thì đi công vụ khác. Để phù hợp với tình hình diễn biến cấp bách, các đồng chí trao đổi và nhất trí chấn chỉnh lại tổ chức, tỉnh ủy gọn nhẹm gồm năm đồng chí: Vũ, Tung, Thuần, Tấn, Cát. Tỉnh ủy giao cho hai đồng chí Tung, Tân theo dõi nắm lực lượng vũ trang, vì hai đồng chí là người địa phương, quen biết anh em lâu nay.

Lực lượng võ trang tỉnh đóng tại Tà Hụn, có một phân đội do các anh Hinh, Mẫn, Ngọc chỉ huy, một trung đội do anh Đầu chỉ huy và tiểu đội của quốc vệ đội. Cái khó của tỉnh lúc nầy là chưa có người đủ uy tín lãnh đạo, chỉ huy tống nhất lực lượng võ trang. Ba anh Hinh, Mẫn, Ngọc đều là cai đội lính tập của Pháp. Có lúc ta giao cho anh Hinh lúc giao cho anh Mẫn chỉ huy chung. Trước tình hình khó khăn này, Tỉnh ủy cử đồng chí Tân đi gặp Xứ ủy báo cáo tình hình chung và đến Thuận Lợi gặp đồng chí Vũ Đức nhận sự chỉ đạo cụ thể về quân sự (lúc ấy đồng chí Vũ Đức là “chính trị viên giải phóng quân” của trên phái về). Đồng chí Vũ Đức đánh giá Ban chỉ huy cả ba đều là cai đội lính Pháp cũ, còn đồng chí Kiều Phan là cán bộ học trường quân chính Trung ương vào, nhưng còn quá trẻ. Đồng chí Vũ Đức không chỉ định hẳn, nhưng chỉ đạo cho tỉnh cân nhắc, phải chọn người có tín nhiệm chỉ huy lực lượng vũ trang. Đồng chí nhấn mạnh cuộc kháng chiến của ta còn lâu dài, cần đào tạo lực lượng cán bộ trẻ. Đồng chí Vũ Đức muốn cán bộ quân sự của tỉnh là người địa phương.

Trong thời gian Tỉnh ủy cử đ/c Tấn đi Thuận Lợi báo cáo tình hình, ở nhà lực lượng vũ trang tỉnh đã đánh thắng trận đầu tại Thanh Điền.

Ba ngày sau khi chiếm Thị xã Tây Ninh, giặc Pháp cho 2 xe Jép chở sĩ quan tham mưu ra khảo sát tình hình ở hãng đường Thanh Điền. Được tin này lực lượng vũ trang tỉnh tổ chức thành 2 cánh quân ra phục kích trên lộ 7 khoảng giữa sở cao su Ô-cô-nen và hãng đường. Cánh quân 1 do anh Mẫn chỉ huy phục kích tại ngã tư đồn. Cánh quân 2 do anh Đẩu chỉ huy phục kích tại khu rừng gần Bàu Cá Trê và đồng Bà Lựu. Hai giờ sau, địch từ hãng đường quay về. Xe địch chạy ngang đình Thanh Điền thì bộ phận quân báo đánh một hồi trống báo động cho mặt trận phục kích biết. Bọn địch cũng khả nghi có nguy cơ bị phục kích, chúng cho dừng xe lại, chuyển xe có trang bị súng máy lên chạy đầu với tốc độ nhanh. Địch chạy lọt vào vòng kích anh Mẫn chỉ huy cánh 1 nổ súng. Nhưng bắn trật, xe địch chạy luôn đến chỗ phục kích của cánh quân 2 anh Đẩu nổ súng bắn nổ lốp xe và chết tên lái xe, xe quay ngang đường ngừng lại cản đường, xe sau dừng luôn. Cuộc chiến đấu chớp nhoáng xảy ra. Anh Đẩu bắn chết thêm mấy tên địch và chỉ huy đơn vị xung phong, diệt địch, chiếm xe.

Ta đốt 2 xe, diệt 7 tên Pháp (trong đó có sĩ quan từ chuẩn úy đến đại úy) thu 2 súng đại liên (Mác-xim) 2 Tôm-Sơn, 1 trường Anh, 1 côn 12, 1 P.38 và 20 thùng đạn súng máy, địch từ Thị xã chạy đến tiếp viện. Ta đã rút lui an toàn.

Trận đánh kết quả tốt, nhưng anh Mẫn chỉ huy bị nhiều ý kiến phê phán; anh Tấn cũng vừa về tới Tây Ninh. Sau khi nghe ý kiến của đạo của đồng chí Vũ Đức, Ban lãnh đạo tỉnh nhất trí đưa đồng chí Kiều Phan tạm thay anh Mẫn chỉ huy chung lực lượng vũ trang. Đồng chí Tấn cùng đồng chí Tư Đẩu trở lại Thuận Lợi gặp đồng chí Vũ Đức lần nữa. Đồng chí Tư Đẩu trước cách mạng tháng 8/1945 có hoạt động và làm cây ở vùng rừng lớn của tỉnh Thủ Dầu Một. Đồng chí Vũ Đức đã tìm hiểu qua các đồng chí ở Thủ Dầu Một, biết anh Đẩu có nhiều mặt tốt, nhưng có số mặt còn hạn chế… Đồng chí Vũ Đức chưa đề cập đến việc chấn chỉnh Ban chỉ huy của lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh. Đồng chí phân phối cho Tây Ninh một số lựu đạn, đạn và cho thêm 2 cán bộ cùng ở trường Quân chính Trung ương (đồng chí Bích, đồng chí Hòa) cùng đoàn trở về Tây Ninh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:40:01 am »

Chiến sự mấy ngày qua ở Tây Ninh có nhiều chuyển biến. Trận đánh ở Thanh Điền là trận nhỏ nhưng tác dụng rất lớn. Nó chứng minh mặc dù địch ở thế mạnh, quân đông, vũ khí hiện đại, ào ạt tấn công ta, nhưng không tránh khỏi chủ quan sở hở. Ta ở thế yếu, ít quân, vũ khí thô sơ nhưng nếu dựa vào dân, tạo thời cơ, chủ động, tổ chức tìm sơ hở của địch, đánh địch thì vẫn diệt được sinh lực địch, lấy vũ khí tốt trang bị cho ta. Chiến thắng Thanh Điền đã tạo phấn khởi tin tưởng cho chiến sĩ, tạo niềm tin cho đồng bào trong tỉnh, tác động mạnh vào Thị xã, đầu não của địch. Hai cây súng đại liên Mác-xim, 2 cây tiểu liên Tômsơn và 20 thùng đạn súng mấy rất quí trong những ngày súng ít đạn thiếu buổi đầu. Nó đã tạo nhiều thuận lợi cho các trận đánh sau giành thắng lợi.

Sau trận bị thua đau, quân Pháp tập trung lực lượng càn quét mạnh vào xã Thanh Điền và vùng lân cận. Chúng sốt phá nhiều nhà cửa của đồng bào, cho tàu chiến chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông bắn súng lớn uy hiếp hai bên sông. Tội ác của địch gây thêm sự phẫn uất trong đồng bào ta. Ý chí và tinh thần kháng chiến của đồng bào càng tăng lên.

Nhưng một vấn đề được đặt ra cần giải quyết là ngoài tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch, ta còn khó khăn chưa gỡ được là lực lượng võ trang chưa thống nhất chỉ huy để kịp thời đối phó với giặc. Sau trận đánh Thanh Điền, địch tập trung càn quét thì Ban chỉ huy do đồng chí Kiều Phan chỉ huy chung. Là cán bộ trường Quân chính Trung ương nhưng đồng chí Kiều Phan còn trẻ lại không có lực lượng riêng nên nhận nhiệm vụ chỉ huy thống nhất lúc này không tránh khỏi gặp khó khăn và bị động Ban chỉ huy cho lực lượng rút ra Xóm Mía, rồi rút lên núi Bà, qua Suối Đá, xuống khu Bốn và rút xuống Bến Củi. Ý đồ của Ban chỉ huy lúc này là theo ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy là bảo tồn lực lượng tìm nơi tương đối an toàn để xây dựng chiến khu và tìm cách liên lạc với trên xin chỉ thị, xin thêm đạn dược, vũ khí để củng cố lực lượng kháng chiến. Đoàn anh Đẩu, anh Tấn từ Thuận Lợi về tới Tây Ninh lúc lực lượng rút qua Suối Đá, đoàn cùng xuống khu Bốn và rút xuống Bến Củi.

Đến ngày 30/11/1945 thì có lệnh của Khu trưởng Nguyễn Bình triệu tập hội nghị quân sự các tỉnh trong khu ở An Phú xã. Ngày 10/12/1945, cuộc hội nghị quân sự có đồng chí Hoàng Quốc Việt đại diện Trung ương Đảng dự. Hội nghị quân sự này quyết định phân chia chiến trường Nam bộ thành 3 khu: 7, 8, 9. Nguyễn Bình khu trưởng khu 7, Đào Văn Trường khu trưởng khu 8 và Vũ Đức Khu trưởng khu 9. Khu 7 bao gồm các tỉnh: Bà Rịa, Vũng Tàu, Biên Hòa, Gia Định, Thủ Dầu Một, Chợ Lớn, Tây Ninh và Thành phố Sài Gòn. Đồng chí Tấn được Ban lãnh đạo cử đi dự, cùng đại biểu các tỉnh và các bộ phận quân sự lẻ đóng trong tỉnh. Tại cuộc hội nghị này, Khu trưởng Nguyễn Bình chủ trương thống nhất các lực lượng quân sự trong tỉnh Tây Ninh, cụ thể là lực lượng của tỉnh, lực lượng Cao Đài của Trần Xuân Nam và Mười Bạch chỉ huy, sát nhập lại thành lực lượng chung của tỉnh Tây Ninh và Khu trưởng Nguyễn Bình gợi ý giao cho Trần Xuân Nam là chỉ huy trưởng. Đồng chí Tấn chưa nhận lời, hẹn sẽ báo cáo xin ý kiến Tỉnh ủy và báo lại thời gian họp mặt Ban chỉ huy các đơn vị về sau. Ban lãnh đạo tỉnh không nhất trí và bỏ luôn không họp mặt đại diện các Ban chỉ huy để giao quyền cho Trần Xuân Nam chỉ huy. Sau đó, Khu cũng rõ lực lượng Cao Đài không ổn và Trần Xuân Nam cũng không chỉ huy thống nhất được nên không nhắc đến nữa.

Đầu năm 1946, cả nước náo nức tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 6/1. Tây Ninh được bầu cử 2 đại biểu. Ban lãnh đạo tỉnh đề cử 2 đại biểu là Huỳnh Văn Thanh và Đặng Ngọc Chính tức Vũ. Lúc này, tình hình ở Tây Ninh quá phức tạp, khó khăn, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã rút chạy, đồng chí Vũ (trong Ban lãnh đạo tỉnh) phải ký bản niêm yết danh sách ứng cử đại biểu tỉnh đưa xuống các huyện, nơi nào còn điều kiện an toàn thì vận động bầu cử đại biểu tỉnh vào Quốc hội. Hai huyện có tổ chức vận động quần chúng ở mấy diện còn tương đối an toàn như: Núi Bà, Bàu Đồn, Bến Củi… Nhưng quần chúng đang xáo trộn lo chạy giặc càn quét, tập hợp được quá ít cử tri, chưa đủ đảm bảo tập trung dân chủ nên không tổ chức bầu cử được. Sau ngày 6/1/1946, Xứ ủy triệu tập các tỉnh về báo cáo kết quả việc bầu cử Quốc hội. Hai đồng chí Thuần và Cát được Ban lãnh đạo tỉnh cử đi. Làm việc xong với Xứ, đại diện Tây Ninh được Xứ giới thiệu sang gặp Khu trưởng Nguyễn Bình xin thêm đạn và thuốc cho lực lượng vũ trang. Khu trưởng Nguyễn Bình thông báo tình hình quân sự chung và chỉ đạo ba vấn đề lớn:

- Về quân sự, Khu sẽ tập trung lực lượng đánh lấy lại Tân Uyên và Biên Hòa. Lực lượng võ trang của Thủ Dầu Một và Tây Ninh phải chuẩn bị hợp đồng tác chiến. Sau khi đánh chiếm xong Tân Uyên, Biên Hòa sẽ tập trung đánh chiếm lại Thủ Dầu Một xong sẽ đánh chiếm lại Tây Ninh thì Biên Hòa và Thủ Dầu Một hỗ trợ.

- Việc thống nhất chỉ huy lực lượng võ trang đối với Tây Ninh rất cần, Khu sẽ đưa anh Đinh Tiến Lư làm chỉ huy trưởng.

- Về võ khí, thì tạm thời về Khu lấy vũ khí sau đó sẽ xây dựng Binh Công xưởng sản xuất tại chỗ.

Qua ý kiến chỉ đạo của Khu các đồng chí lãnh đạo tỉnh rất phấn khởi. Ban lãnh đạo bàn cách tập trung và phân công nhau đi gặp các đơn vị truyền lệnh tập hợp về một nơi để tổ chức lực lượng về Khu. Ban lãnh đạo cũng bàn cụ thể giao 2 đồng chí Thuần, Cát đưa bộ đội đến Khu rồi trở về. Hai đồng chí Tung, Tấn ở lại tỉnh với lực lượng nhỏ còn lại. Lúc này mới biết đ/c Vũ mất tích và đi lọt vào đám “sa mù” của bọn phản động Cao Đài. Ai lọt vào vùng này đều bị chúng bịt mắt, coi như là lọt vào sa mù không thấy gì nữa. Hầu hết đều không có đường ra.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2018, 05:40:40 am »

Các lực lượng tập trung về Trảng Sa gần đủ (cả lực lượng anh Bằng, anh đang mệt cũng cỡi ngựa về tập trung). Anh Dõng đang đau nặng không dám giao lực lượng cho người khác nên để lực lượng này ở lại. Như vậy, là bàn thống nhất đưa đại bộ phận đi lên Khu, để lại bộ phận của anh Dõng và bộ phận của anh Mạnh, anh Điểm. Nhưng đến giờ xuất phát thì 2 bộ phận của anh Bằng, anh Đẩu cũng ở lại không đi, phải thay đổi kế hoạch phân công người dẫn đường. Ban lãnh đạo quyết định anh Tấn lên Trảng Bom rồi trở về ngay. Giao anh Tung ở lại với lực lượng anh Đẩu.

Vào những ngày giáp Tết Bính Tuất (1946), đại bộ phận lực lượng võ trang tỉnh rời Bến Củi đi lên Khu. Trên đường hành quân, cấp chỉ huy trực tiếp lại tự động chọn lọc số lực lượng khỏe mạnh, có trang bị tốt, loại ra 30 anh em yếu bỏ lại giữa rừng Long Nguyên đêm 30 Tết, gây thêm khó khăn nội bộ, làm giảm lòng tin anh em chiến sĩ (anh Hinh, anh Mẫn lịnh cho anh Mai loại ra 30 anh em yếu, cấp cho một giấy đi đường, mấy đồng bạc Đông Dương có đóng dấu “Trường kỳ kháng chiến” chỉ tiêu dùng trong vùng giải phóng. Anh em biết bị bỏ rơi, hỏi anh Mai lệnh của ai? Anh Mai trưởng ban tiếp tế báo không biết và trốn anh em đi luôn. Mười anh em người Sài Gòn bất mãn về nhà luôn, số còn lại bầu anh Thuấn chỉ huy chung, quyết tìm đường báo cáo với Khu, nhưng bị ngăn đường)… Bộ phận lớn hành quân đến An Điền (Bến Cát) thì được lệnh của Khu dừng lại tại đây chờ lệnh mới. đồng chí Tấn trở về ngay Tây Ninh cùng đồng chí Tung lo việc trong tỉnh. Khoảng nửa tháng sau thì đồng chí Thuần rở lại báo lệnh của Khu không tập trung lực lượng tấn công nữa mà đóng tại An Điền củng cố lại biên chế xong sẽ trở về Tây Ninh chiến đấu. Có thể là do tập trung đánh Tân Uyên không kết quả Khu ngưng lệnh tập trung lực lượng hoặc có ý kiến chỉ đạo chung phải theo đường lối chiến tranh nhân dân; lúc này vận dụng chiến thuật du kích là chủ yếu, không tập trung đánh thị trấn, thị xã lúc tương quan lực lượng chưa phù hợp… Đó là một số vụ việc xảy ra trong thời gian tương đối ngắn trước tình hình hết sức phức tạp khó khăn mà lãnh đạo tỉnh không nắm hết, không giải quyết kịp lại có một số cá nhân tự động giải quyết theo ý riêng nên gây thêm khó khăn. Về sự kiện này, ý kiến của các đ/c cán bộ chủ chốt lúc ấy không thống nhất, thậm chí mâu thuẫn nhau. Qua các cuộc tọa đàm, trao đổi, các đồng chí đã đi đến nhất trí đưa lực lượng võ trang ra ngoài là theo sự chỉ đạo của Khu nhưng thiếu sót của các đ/c lãnh đạo là thiếu họp bàn và phổ biến chủ trương cũng như chủ động sắp xếp việc đi ở, không chỉ cho bộ đội mà cho các cơ quan của tỉnh.

Chiếm xong thị trấn và các cơ sở kinh tế (cao su, mía đường), giặc Pháp tiếp tục tung quân càn quét lấn chiếm vùng nông thôn rừng núi phía Bắc tỉnh như: Suối Đá, Phan, Núi Bà, Bàu Muồng, Trà Cốt, Sa Nghe, Đồng Tròn, Xóm Vịnh… Phía Nam, chúng càn quét vào vùng Bàu Đồn, Suối Nhánh, Suối Đá Tươi, Bời Lời, Đôn Thuận… Phía Tây, giặc Pháp xúi giục đồng bào Khơme nổi dậy đốt nhà, cướp của giết người Việt ở Xóm Vĩnh, Khăng Xuyên, Ninh Điền, Long Thuận.

Các bộ phận võ trang của anh Đầu, anh Bằng kéo từ vùng Trảng Sa về Suối Đá, Phan. Anh Đẩu đóng quân tại đây. Anh Bằng đưa lực lượng về Trà Cốt, Sa Nghe. Anh Điềm cũng đưa tiểu đội võ trang lên Núi Bà cùng bộ phận anh Mạnh đóng quân tại núi. Các lực lượng võ trang nhỏ của ta đã lợi dụng địa hình thuận lợi của rừng núi phục kích đánh trả, ngăn chặn các cuộc càn quét của địch bảo vệ tính mạng tài sản của đồng bào.

Những ngày cuối của năm 1945, biết tin đồng bào ta từ xóm Lò Gò, xóm Giữa, xóm Vịnh chạy giặc, kéo cả tài sản xuống Đồng Tròn, lánh nạn giặc Pháp mở cuộc càn vào đây để đốt phá, bắn giết, cướp bóc và uy hiếp tinh thần. Lực lượng võ trang ta đã cắt rừng đón giặc ở Bàu Muồng đánh bọn đi sau cho giặc trụ lại chống đỡ. Ta đồng thời cơ động chuyển sang Trà Cốt đánh bọn đi tàu và qua Bàu Tra ngăn chặn không để địch vào Đồng Tròn. Lực lượng ta ít nhưng rành đường và biết lợi dụng địa hình rừng chồi thưa cơ động linh hoạt chuyển dịch nhiều chỗ đánh địch làm cho giặc Pháp tưởng quân ta đông nên phải bỏ cuộc càn vào Đồng Tròn. Tính mạng và của cải tài sản của đồng bào ta được bảo vệ an toàn.

Địch dùng cơ giới theo lộ 13 mở cuộc càn vào vùng Phan, Suối Đá. Ta được tin từ sáng sớm, lực lượng võ trang ra bố trí tại Láng Le, dùng rừng Le dầy có lợi thế. Ta chờ hai mươi xe địch chạy loạt vào vòng trận. Ta ngả cây ngăn đường tiến và rút. Địch không có xe cơ giới nặng hộ tống để ủi phá cây, buộc phải xuống xe hành quân bộ. Từ rừng le dầy đặc quân ta xông ra diệt địch. Quân địch bị động, lúng túng vướng Le, bị ta diệt nhiều tên, trong đó có hai tên sĩ quan Pháp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM