Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:56:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 31001 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:38:59 am »

Quân đội Cao Đài, đặc biệt là quân đội liên minh của Trịnh Minh Thế (tên Việt gian từng giết hại đồng bào trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp phong quân hàm thiếu tướng), lợi dụng tình hình ta chuyển quân tập kết, chúng đưa một lực lượng 812 tên lập đồn bót, đóng chốt ở Núi Bà, Bàu Châu É, Vịnh, Sóc Thiết, Bàu Cỏ, Tà Păng… Một số trung đoàn, tiểu đoàn quân lương (biên chế tiểu đoàn trên 20 tên, trung đoàn dưới 100 tên) lưu động đóng trong nhà dân, hoạt động trên khắp địa bàn trong tỉnh, trừ vùng thị xã, thị trấn. Bộ chỉ huy (tổng hành dinh) vẫn đóng ở căn cứ cũ, Bù Lu, Chuối Nước. Lực lượng tổng cộng gồm 2.000 tên. Bọn này rất ác ôn, chúng tổ chức truy lùng bắt bớ, bắn giết, thủ tiêu, chôn sống, dùng cuốc dẫy cỏ, thẻo tai, mổ bụng, moi gan cán bộ kháng chiến và những người yêu nước. Hàng trăm người bị chúng sát hại trong đó có nhiều phụ nữ bị chúng hãm hiếp rồi giết chết. Xã Gia Lộc là một trong những xã có số lượng người bị thiệt hại nhiều. Thời kỳ này được gọi là nạn liên minh ở Tây Ninh.

Song song với việc trả thù man rợ trên, quân liên minh tổ chức cướp của, lùa trâu bò, xúc lúa, bắt heo, gà, bắt đồng bào đóng tiền hàng tháng 2, 3, 50 hoặc 100 đồng tùy theo độ giàu nghèo. Chúng bắt thanh niên từ 18 đến 25 tuổi đi lính xây dựng quân đội đưa về Bù Lu luyện tập quân sự. Ai chống lại, chúng bắt đi thủ tiêu.

Để tạo hậu thuẫn, làm hàng rào bảo vệ, chúng gom bắt đồng bào các xã vùng giải phóng cũ ở Định thành, Ninh thạnh, chơn Bà Đen, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, nơi căn cứ kháng chiến cũ để ra ở chung quanh các đồn bót chúng chiếm đóng.

Tháng 9-1954, sau 2 tháng hiệp định Giơnevơ ký kết có hiệu lực, để dọn đường thực hiện âm mưu thâm độc đánh phá phong trào Tây Ninh sắp tới, địch đưa 2 trung đoàn lính chủ lực thuộc F.13 từ Sài Gòn lên xây dựng căn cứ, đóng chốt Tua Hai (tua thứ 2 từ Thị xã Tây Ninh lên Châu Thành, trước đây Pháp đóng, đồng bào gọi là Tua 2, từ đó trở thành địa danh thuộc xã Thái Bình), cặp lộ 22 nhằm chặn đường giao thông của ta từ thị xã lên huyện Tân Biên. Sau đó chúng triển khai lực lượng đóng đồn đại đội vào các vùng nông thôn sâu, căn cứ kháng chiến cũ của ta như Cần Đăng, Samát, kàtum… để làm lá chắn ngăn chặn lực lượng ta từ vùng căn cứ Dương Minh Châu, Châu Thành về vùng đồng bằng, Thị Xã, thị trấn đông dân cư.

Thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ, theo chỉ đạo của Đảng cấp trên, lực lượng Tây Ninh chuyển về Đồng Tháp Mười. Khu tập kết tạm thời 200 ngày, 283 chiến sĩ cùng một số cán bộ đảng viên của Tây Ninh và 1 lực lượng nhỏ của Phân Liên Khu Miền Đông từ chiến khu Dương Minh Châu rầm rập hành quân rợp bóng cờ, biểu dương lực lượng và khí thế, đi ra Suối đá, Phan trên tỉnh lộ số 26, suối ông Hùng, Truông Mít, Bàu Đồn, qua Thạnh Phước, ngang quốc lộ 1 qua Gia Bình rồi An Hòa, 1 xã đa phần dân cư là công giáo. Hàng ngàn đồng bào các giới, các tầng lớp trong đó người ở thị trấn Gò Dầu, Trảng Bàng, các châu vi đạo… tập trung 2 bên đường vẫy tay chào người đi “tập kết chiến thắng”.

Cuộc chuyển quân tập kết của Tây Nnh thắng lợi. Địch bố trí ngăn chặn phá hoại, đưa bọn công an, mật vụ trà trộn trong dân nhưng bị đồng bào vạch mặt vây đánh, rượt chạy về các đồn lân cận.

Sau khi hình thành một bước tổ chức bộ máy, địch ra sức chiêu dụ dân, kêu dân ra lấy giấy căn cước, đồng thời kêu gọi cán bộ kháng chiến ra trình diện, hứa không làm khó dễ, không phân biệt đối xử. Song song với hành động đó, bọn tề xã tổ chức lập bộ sổ dân số, bộ sổ ruộng đất, trâu bò, truy thu thuế trong những năm chống Pháp mà đồng bào không đóng. Ở khắp các chợ Gò Dần, Trảng Bàng, Tây Ninh… địch đưa hàng khối hàng hóa ế thừa như sữa, bơ, pho-mát của Mỹ. Lúc đầu cho, sau lại bán với giá rất rẻ cho dân, tuyên truyền sự giàu có của Hiệp chủng quốc. Chúng tiến hành chiến tranh tâm lý bằng hệ thống thông tin, báo chí, tung luận điệu “Việt minh mắc mưu Pháp, Việt Minh thua, tập kết ra Bắc không mong ngày về”.

Đầu năm 1955, sau khi dời căn cứ trú đóng từ Rừng Cầy về vùng đồng bằng đông dân cư, sát nách địch, Tỉnh ủy kiểm điểm việc thực hiện chương trình hành động, thấy tuyệt đại đa số cán bộ bước đầu bám được dân, xây dựng được “lõm chính trị” “an toàn”, “thanh khiết”, có hàng rào quần chúng bảo vệ. Tỉnh ủy và các cơ quan, các huyện ủy cũng đóng trong nhà dân, có hầm bí mật và hệ thống thông báo tin giặc đến, giặc rút. Đối với các vùng yếu như thị trấn Trảng Bàng, Bến Cầu và cá châu vi cơ sở còn mỏng, có nhiều ô, ấp trắng, Tỉnh ủy chủ trương cho các huyện ủy điều cán bộ về đây làm các ngành, nghề công khai để bám dân, lãnh đạo đấu tranh và gây dựng thực lực cách mạng.

Ở Tây Ninh, tín đồ Cao Đài chiếm hơn phần nửa dân số, trong những năm kháng chiến, do giặc Pháp kích động, một số người sùng đạo nhất là chức sắc, chức việc hiểu lầm Việt Minh cộng sản, ta chưa giải quyết tận gốc, cho nên việc xây dựng khối đoàn kết đạo đời là khâu có ý nghĩa chiến lược, có tính quyết định. Với phương châm “nắm dưới rờ trên” Tỉnh ủy chủ trương dùng các tổ chức công khai, biến tướng, tích cực vận đông, lôi kéo quần chúng bỏ châu vi đạo trở về ruộng vườn cũ hoặc bung ra sản xuất, làm ăn và qua đó nắm được lực lượng này. Mặt khác, tìm cách liên lạc móc nối trở lại với các cơ sở, đồng thời Tỉnh ủy chọn một số cán bộ cốt cán, có năng lực, có người thân quen tốt ở Tòa Thánh như đồng chí Hai Kết quận ủy viên Gò Dầu, đồng chí 9 Làu, bí thư xã An Thạnh (Bến Cầu), đồng chí Bảy Đạo bí thư xã Thái Bình (Châu Thành) bí mật điều vào công tác ở Tòa Thánh, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, gầy dựng thực lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi quan hệ với Hội thánh, với các cơ quan Cửu trùng đài, Hiệp thiên đài, Bát quái đài, tranh thủ các tầng lớp trên chỉ cho họ thấy kẻ thù Mỹ - Diệm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:39:19 am »

Năm 1955, hội nghị Băng Dung của các nước Á - Phi ra cương lĩnh “năm nguyên tắc chung sống hòa bình”. Ta nhân đó thông qua cơ sở hướng dẫn tổ chức Mặt trận hòa bình chung sống trong tôn gáo Cao Đài để tập hợp quần chúng tín đồ đấu tranh chống Mỹ - Diệm đồng thời chống lại tổ chức “hòa bình giáo hội” là một công cụ của địch do Hội thánh bày ra. Mặt trận hòa bình chung sống ra đời với cương lĩnh, điều lệ hòa hợp dân tộc, đấu tranh cho sự yên lành đã huy động được đông người tham gia trong đó có nhiều chức sắc, chức việc, giáo hữu, lễ sanh, số sĩ quan và những người làm việc cấp trung ương của Hội Thánh.

Theo ngọn cờ của Mặt trận, tại vùng thánh địa, trên 6.000 đồng bào tín đồ với khẩu hiệu chống quân Ngô Đình Diệm lấn chiếm Tòa Thánh chống mở Long Hoa hội nhân lúc người cầm đầu đạo tổ chức nghênh tiếp Ngô Đình Diệm đến Tòa Thánh. Bằng tất cả các hình thức như làm mất trật tự, choáng đường không cho xe chạy, xen lẫn với những tiếng la vang “đả đảo Ngô Đỉnh Diệm”, “Hồ Chí Minh muôn năm”. Đứng trên đài đang huyênh hoang bài diễn văn đầy lời lẽ dụ dỗ, mua chuộc, Diệm hoảng sợ trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, nói chưa hết lời đã tức tốc về Sài Gòn.

Sau cuộc đấu tranh này, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Tòa Thánh, được sự động viên, phân tích tình nghĩa phải trái phong trào đấu tranh của quần chúng tín đồ chống địch bảo vệ sự “trong sáng” của đạo đi vào chiều sâu. Hàng nghìn quần chúng xóa hàng rào trở về quê cũ hoăng bung ra khai hoang phục hóa làm rãy tỉa lúa, trồng khoai tận các vùng Bàu Cỏ, Cần Đăng, Kà Tum, Bổ Túc… Mối quan hệ hiểu biết giữa đồng bào lương và quần chúng tín đồ ngày được củng cố và phát triển.

Giữa quý 1-1955, khi các lãnh tụ Cao Đài đang mặc cả địa vị, quyền lợi với địch, chúng giả vờ chấp nhận các yêu sách của họ, đưa một số chuyên viên quân sự từ Sài Gọn lên lập một Mặt trận đối lập với chính phủ Ngô Đình Diệm. Sau đó, chúng phanh phui việc đó ra ánh sáng, lấy cớ hợp với F13 bao vây Tòa Thánh, khống chế Hội thánh, buộc Hộ pháp Phạm Công Tắc phải chạy lên Phnôm Pênh (Kampuchia).

Tuyệt đại đa số những người cầm đầu Cao Đài trước nay đã từng hợp tác với Pháp Nhật, trong đó có Trịnh Minh Thế đều qui phục Ngô Đình Diệm. Cho nên, tháng 2-1955, Ngô Đình Diệm đáp trực thăng đến Xóm Lò (xã Tiên Thuận) Trịnh Minh Thế tổ chức nghênh tiếp. Vài ngày sau, Trịnh Minh Thế dẫn gần 500 quân liên minh về Sài Gòn hợp tác với Diệm, được Diệm đề cao trên báo, đài phát thành và tổ chức yến tiệc “chúc mừng chiến hữu” trở về với chính phủ quốc gia.

Cuối quí 1-1955, được sự chỉ đạo của Khu ủy, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức 2 thanh niên, 1 nam và 1 nữ giả dạng sinh viên mang súng, lựu đạn từ Tay Ninh lên Buôn Mê Thuộc ám sát Ngô Đình Diệm trong dịp lên đây cắt băng khánh thành hội chợ triển lãm kinh tế. Cuộc ám sát không thành công. Diệm thoát chết vì có hàng rào bảo vệ dày đặc, chỉ có tên Bộ trưởng Bộ cải cách điền địa bị trọng thương phải đem về Sài Gòn cứu chữa. Mặc dù thất bại, nhưng đây cũng là tiếng súng đầu tiên biểu thị tinh thần quật khởi của nhân dân cảnh cáo chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ.

Ngày 3-5-1955, chính quyền Diệm tổ chức cuộc càn quét lực lượng Bình Xuyên, Trịnh Minh Thế được phong làm chỉ huy trưởng Mặt trận đánh phá Bình Xuyên. Ngay ngày đánh thắng, Trịnh Minh Thế cũng bị Diệm cho người lén bắn chết tại cầu chữ Y. Sau sự kiện này, nhiều chị em ở thị xã, thị trấn và các xã lân cận của Tây Ninh, trong đó có nhiều chị em là vợ của sĩ quan, công chức, vận động quyên góp tiền bạc, vải, thuốc trị bệnh… mang đến giúp đỡ đồng bào có nhà cháy và gia đình có người thân bị thiệt mạng trong giai đoạn càn quét Bình Xuyên của Diệm. Qua đó, ta tuyên truyền cho bà con nơi đây thấy rõ thủ đoạn, kẻ gây ra cảnh khổ của đồng bào chính là Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, đồng thời hướng dẫn họ đấu tranh buộc kẻ địch phải cứu tế xây lại nhà cửa.

Dẹp xong lực lượng Bình Xuyên ở Sài Gòn – Chợ Lớn, địch mở chiến dịch “Nguyễn Huệ” đánh vào lực lượng Hòa Hảo từ Hà Tiên lên Long An. Ở Tây Ninh, chúng tổ chức cuộc hành quân “Thăng Long” với lực lượng cấp trung đoàn càn quét vào các vùng tập trung quần chúng tín đồ và các xã vùng sâu căn cứ kháng chiến cũ nhằm rún ép tinh thần quần chúng ly khai. Mặt khác, chúng còn sử dụng các tướng tá Cao Đài đã mua chuộc cuộc càn quét, để xoa dịu phong trào và tiếp tục dụ dỗ Hội Thánh, các chức sắc, chức việc và quần chúng tín đồ, chính quyền Ngô Đình Diệm ký kết hiệp ước Bính Thân với các lãnh tụ Cao Đài, hứa cho Cao Đài quyền tự trị.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:41:29 am »

Nắm được âm mưu và thủ đoạn của địch đối với các tôn giáo Cao Đài, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp bất thường nhân định có 2 khả năng. Một là các lãnh tụ chóp bu của Hội Thánh bao gồm cả những tên tướng ra hàng Diệm, đưa toàn bộ lực lượng quân đội Cao Đài sát nhập vào lực lượng quốc gia, nhận làm tay sai chống phá lại cách mạng. Hai là, sự phản ứng của quần chúng tín đồ và anh em binh sĩ dẫn tới một bộ phận tuyên bố tách ra khỏi Cao Đài chống lại Diệm. Từ nhận định trên, tỉnh cử cán bộ xuống các nơi, nhất là vùng Tòa Thánh, Bến Cầu, Châu Thành bàn bạc với Đảng bộ địa phương, khẩn trương tác động quần chúng tôn giáo và quần chúng ngoài đạo sẵn sàng giúp đỡ mọi mặt cho các lực lượng chống lại chính quyền Sài Gòn. Mặt khác, chủ trương cho đại đội 25 Cao Đài liên minh đóng ở Bàu Cỏ làm binh biến.

Các cơ sở nội tuyến ta đưa vào C25 trước đây, đồng chí Nguyễn Thành Sáng và một số đồng chí khác đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa diệt bọn ác ôn chỉ huy, bắt 12 tên sĩ quan và hạ sĩ quan, tịch thu 120 súng các loại. Các tên bị bắt, ta giao cho Ban binh vận huyện Châu Thành, Ban khởi nghĩa 70 người, kéo qua Chỏm Dừa, Sa Nghe thuộc xã Hảo Đước (Châu Thành) thu thêm số đảng viên và thanh niên hoạt động bị lộ xây dựng và củng cố lực lượng. Đến tháng 12-1955, lực lượng đó lấy danh nghĩa là “Cao Đài Ly khai” để che mắt địch. Đồng chí Nguyễn Thành Sáng chỉ huy, đóng vai đại úy, đồng chí Hai Hùng (Ba Ca) đóng vai trung tá, chỉ đạo để quan hệ với các nhóm Cao Đài khác đặng cho vũ khí trang bị cho ta.

Để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào, làm trong sạch vùng căn cứ, Tỉnh ủy chỉ đạo cho lực lượng vũ trang này đánh bọn Cao Đài liên minh gian ác như đơn vị tên Phương, thiếu tá ở Trảng Dài, đơn vị tên Phụng, đại tá ở Sóc Thiết. Ta diệt và làm tan rã đại bộ phận 2 đơn vị nói trên, giải thoát 18 chị em phụ nữ bị chúng bắt phục dịch, hãm hiếp, thu vũ khí, và lấy lại toàn bộ đồ đạc, của cải, trâu bò, xe chúng đã cướp, giao trả lại cho đồng bào.

Để chia cắt nhuyễn địa bàn dễ bề kiểm tra, kiểm soát, đánh phá phong trào cách mạng, địch cắt một số xã thuộc quận Trảng Bàng và quận Châu Thành để thành lập quận mới, lấy tên là quận Gò Dầu Hạ. Tên Lâm Văn Thao, một tên đốc học thời Pháp làm quận trưởng. Dinh quận đóng tại thị trấn thuộc xã Thạnh Phước. Quận Gò Dầu Hạ gồm các xã Thanh Phước, Phước Thạnh, Truông Mít, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức, Cẩm Giang, An Thạnh, Lợi Thuận, Tiên Thuận, Long Giang, Long Khánh, Long Chữ, Long Thuận, Phước Lưu, Phước Chỉ, Bình Thạnh.

Sau khi lực lượng liên minh ra hàng Diệm, số lớn quân đội Cao Đài tan rã, bỏ súng ống và đi khắp nơi, số còn lại gần 3000 quân (không có cấp tướng) súng đạn đầy đủ ở các đồn bót Giang Tân, Bến Kéo, Quí Thiện, Chà Là, Cẩm Giang… theo mật lệnh của Hội Thánh kéo ra rừng tuyên bố là lực lượng Cao Đài ly khai để đòi yêu sách quyền lợi danh vọng với chính quyền Diệm.

Nắm bắt kịp thời tình hình trên, Tỉnh ủy chỉ đạo các địa phương vận động hàng trăm đồng bào ngày này sang ngày nọ mang gạo thóc, mắm muối, thuốc trị bệnh, thuốc hút… vào tiếp tế cho lực lượng Cao Đài, dùng lời hơn lẽ phải hoan nghênh việc họ ra rừng kêu gọi họ đoàn kết với dân chúng chống lại kẻ thù Mỹ - Diệm. Mặt khác, tỉnh ủy cử đồng chí Đỗ Văn Nguyện tỉnh ủy viên và nhiều huyện ủy viên, các bộ phận quân sự tìm cách nắm lực lượng này.

Trong thời gian ngắn, ta đã hạn chế tối đa hành động hống hách và cướp giật tài sản đồng bào của họ và đã gây cho họ nhiều ấn tượng tối đối với kháng chiến. Tuy nhiên từ chỉ huy đến binh sĩ lực lượng Cao Đài ly khai không có lý tưởng chiến đấu, động cơ ra rừng lại chỉ nhằm đòi yêu sách quyền lợi, danh vọng cho bọn chóp bu nên trước những gian khổ rất tầm thường, họ đã không chịu đựng nổi, tinh thần, tư tưởng hết sức dao động.

Địch đẩy mạnh mọi mặt hoạt động nhằm đánh phá phong trào đấu tranh của quần chúng, tiêu diệt lực lượng cách mạng. Chúng lùa bắt đồng bào làm xâu, sửa lại đường xá, làm đồn bót trên các trục lộ sâu trong vùng căn cứ kháng chiến cũ như Cần Đăng, Samát, kàtum, Bổ Tức… khuyến khích phá rừng lấy gỗ, mở nhiều lối đi ngang, xẻ dọc, cho xe be vận chuyển làm nát thế dựa của ta. Bọn địa chủ trước đây đã chạy vào các vùng đô thị, nay ngóc đầu dậy cướp lại ruộng đất của nông dân.

Địch chọn trong số phần tử không tốt, tổ chức hệ thống công an tình báo moi móc khai thác cơ sở phục vụ cho âm mưu đàn áp, trả thù sắp tới. Số này trước kia đã bị dân trong ấp xóm phản đối, nay dựa vào địch vênh mặt hống hách.

Quí II-1955, Ban chấp hành Tỉnh ủy tổ chức cho cán bộ, đảng viên quán triệt nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 9-1954, nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ tháng 10-1954 vào nghị quyết lần thứ 7 khóa 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 12-3-1955. Các nghị quyết trên chỉ ra con đường đi lên của cách mạng miền Nam là: “Giữ vững và đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của đồng bào miền Nam, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc, chĩa mũi nhọn vào Mỹ Diệm. Tăng cường công tác ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới. Đòi đối phương nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Giơnevơ để tiến tới thống nhất nước nhà”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:41:50 am »

Để công tác lãnh đạo, chỉ đạo được sâu sát và kịp thời, tỉnh ủy phân công mỗi tỉnh ủy viên phụ trách 1 huyện. Tỉnh ủy cũng chỉ đạo huyện tùy theo vị trí, tính chất từng vùng mà bố trí 1 huyện ủy viên phụ trách 1 xã hoặc liên xã. Để phù hợp với ranh giới hành chính của địch, về mặt tổ chức, tỉnh cũng thành lập huyện mới là huyện Gò Dầu gồm các xã Long Giang, Long Khánh, Long Chữ, Long Thuận, Thuận Lợi, Tiên Thuận, An Thạnh, Thanh Phước, Phước Hạnh, Phước Thạnh, Thạnh Đức, Cẩm Giang. Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ huyện 11 đồng chí do đồng chí Tùng Quân làm Bí thư xã và đồng chí Lâm Sơn Hải làm Phó Bí thư. Tỉnh ủy cũng tổ chức ra một số cơ sở sản xuất và chạy xe tắc xi ở Sài Gòn để tạo quỹ Đảng, giải quyết chi phí cho công tác và trợ cấp các gia đình cán bộ, đảng viên gặp nhiều khó khăn.

Tình hình đấu tranh đánh địch của quần chúng có những diễn biến rất sôi động. Các xã đều hình thành những nhóm đọc báo công khai xuất bản ở Sài Gòn. Các vùng biên giới đọc báo Sống Chung, báo Hòa bình Trung lập, in bằng chữ Việt, xuất bản ở Campuchia, các tổ chức hội nhà Vàng, hội cúng đình, chùa, miếu, hội banh, lân, long mã, đờn ca, vạn cấy… hoạt động mạnh. Hai gánh hát “Mộng Trúc” “Thanh Bình” lưu diễn trong tỉnh, đặc biệt ở các xã nông thôn, nhằm tuyên truyền giáo dục nhân dân lòng yêu nước, yêu quê hương, đề cao cảnh giác trước âm mưu kẻ thù.

Mặt khác bằng các cuộc sinh hoạt của những nhóm, hội, tổ… và các cuộc sinh hoạt bình thường của đồng bào như giỗ quải, cưới xin, ngày tư ngày tết và các tổ chức có tính quần chúng của địch như Nghiệp đoàn Công nhân cao su, Nghiệp đoàn xe lôi, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội truyền bá quốc ngữ đã huy động được các tầng lớp nhân dân, nông dân, công nhân lao động, học sinh, trí thức, người mua bán, quần chúng tín đồ Cao Đài, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và nhân dân các dân tộc Chàm, Khơme… tạo thành mặt trận đấu tranh rộng rãi đòi địch nghiêm chỉnh thực hiện hiệp định Giơnevơ. Trước mắt lập lại mối quan hệ bình thường giữa 2 miền Nam – Bắc để cho nhân dân được tự do gởi thư từ, bưu thiếp, đi lại trao đổi làm ăn, tiến tới hiệp thương và tổng tuyển cử thống nhất cả nước. Đòi giải quyết dân sinh dân chủ. Không phân biệt đối xử với người kháng chiến cũ. Bằng hành động cụ thể tháng 4 và 5 năm 1955, hàng vạn người, có người là đại diện gia đình, có gia đình cả chồng, vợ và con lớn tuổi đều ký tên vào bản kiến nghị. Tên ký vào bản kiến nghị được viết bằng vòng tròn để địch không biết được ai là người đã khởi xướng. Tổ chức người tìm mọi cách nghi trang mang xuống Sài Gòn đưa cho Ủy hội quốc tế, đi Ủy hội phải có biện pháp buộc chính quyền miền Nam phải nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện hiệp định Giơnevơ, thực hành điều 14C. Cùng lúc đó hàng trăm người nhất là các gia đình của cán bộ, chiến sĩ đi tập kết và các bà mẹ, bà chị chiến sĩ gởi bưu thiếp ra Bắc thăm hỏi người thân.

Sau đợt đồng bào trong tỉnh đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị, từ những năm 1955 đến 1959, đồng bào khắp nơi trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đều có những đơn từ, có khi là tập thể 5, 10 người, có khi là 20 hoặc 30 người tùy theo tính chất của từng vụ, việc, trực tiếp hoặc gởi bằng bưu điện đến Ủy hội quốc tế, viết bài gởi báo ở Sài Gòn tố cáo hành động bắt bớ, bắn giết trả thù người kháng chiến cũ, đòi bồi thường nhân mạng, bồi thường chiến tranh, tu sửa mồ mả những người đã chết do chiến tranh gây ra. Có cuộc đấu tranh đồng bào kéo phái đoàn Ủy hội đến tận làng xã chứng kiến hành động vi phạm Hiệp định Giơnevơ của địch.

Trong nông thôn quần chúng nhân dân đấu tranh với bọn địa chủ phong kiến dựa vào chính quyền tay sai cướp lại đất. Đấu tranh này dằng dai và rất gay bắt, hàng vạn lượt người tham gia có nơi được sự đồng tình của đồng bào công giáo di cư. Nhiều cuộc đấu tranh đồng bào kéo nhau như đi biểu tình với ao mác cuốc rựa trong tay, đến bọn tề xã, quận và đối mặt với bọn địa chủ, kiên quyết không cho cướp đất, thách thức, đòi chém chết tại chỗ nếu chúng không nghe (chống tên đốc phủ Đầu ở An Hòa, chủ sở Sina ở Thanh Phước, Phước Thạnh). Đặc biệt có cuộc đấu tranh đồng bào mang cơm vắt, cơm gói đến tỉnh, ăn dầm nằm đề 2,3 ngày đấu tranh với tên tỉnh trưởng buộc chúng không được ủng hộ bọn địa chủ cướp đất của nông dân ta.

Trong suốt năm 1955 và năm 1956, kẻ địch có nhiều thủ đoạn, rún ép, khống chế, xoa dịu… nhưng trước sức đấu tranh kiên trì, không khoan nhượng của quần chúng để bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, chúng không giật được mảnh đất nào của nông dân Tây Ninh.

Giặc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm tiếp tục mua chuộc và o ép Hội Thánh. Số đông tướng lĩnh Cao Đài như Nguyễn Thành Phương, Văn Thành Cao, Nguyễn Văn Thành… hàng giặc và chỉ đạo Cao Đài ly khai trở về hợp tác với Diệm. Lực lượng Cao Đài ly khai sau khi ra rừng gần 2 tháng một số tan rã trở về nhà làm ăn, một số đông ra hàng giặc. Lực lượng còn lại trên 20 người, theo cách mạng chí cốt trong đó có Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng. Đồng bào tín đồ và chức sắc, chức việc rất phản đối hành động này của chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:42:15 am »

Đấu tranh đòi dân sinh dân chủ là một yêu cầu bức xúc trước mắt. Lợi dụng chính sách mị dân của địch về thăng tiến Cần Lao, đồng tiến xã hội, phát triển hương thôn… Đồng bào đòi địch không truy thu thế, đòi miễn, bãi thuế, bãi xâu, đòi đất cất trường học, cất nhà thương, cho vay tín dụng, để dân tự do đi lại tụ họp… Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này hét sức gay go, dai dẳng, năm ngày sang nằm khác qui tụ được đông đào quần chúng trong xã, ấp nhất là vùng nông thôn sâu tham gia, bằng việc than nghèo kể khổ, đơn từ, trực diện với làng lính và bọn cán bộ thông tin, cán bộ dân vụ (những lần bọn cán bộ tuyên truyền công dân bắt quần chúng họp). Nhiều cuộc đấu tranh diễn ra rất quyết liệt như cuộc đấu tranh chống làm xu trên lộ 4, bất chấp mọi cưỡng ép của địch, hàng trăm người kéo nhau ra về, vừa đi vừa tố cáo mọi hành động của chúng.

Lúc đầu địch cho đó là hành động tự phát của quần chúng. Nhưng vì bị tiến công nhiều phía, nhiều mặt liên tục cộng với nguồn tin do bọn tình báo và bọn đầu hàng cung cấp, dần dần chúng ý thức được đấu tranh của quần chúng là có mục đích, có sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy trong các cuộc họp, chúng giở trò khủng bố, ghi tên những người phát biểu ý kiến cho là nghe lời Việt cộng để tác động ngăn chặn phong trào. Tuy nhiên trước sự đấu tranh có lý, có tình của quần chúng, từng lúc, từng nơi kẻ địch buộc phải nhượng bộ giải quyết các yêu sách, trong đó nổi lên việc phải cho dân vay tín dụng cất trường học, trạm y tế (ở Phước Thạnh, Thanh Phước nhân dân lấy tiền tín dụng của địch cho vay đem giao cho xã bỏ vào quỹ của Đảng).

Đồng bào còn đẩy mạnh việc khai hoang phục hóa, phát triển sản xuất. Tương trợ giúp đỡ nhau phân tro, giống má, công cán nhất là đối với đồng bào vùng thị xã, thị trấn, Tòa Thánh bung về quê cũ làm ăn sinh sống.

Cuối quí II-1955, để tạo vành đai bao bọc bên ngoài, xé nát vùng căn cứ, chỗ dựa vững chắc của ta, cùng với hệ thống đồn bót, địch đưa lên Tây Ninh gần 4 vạn đồng bào công giáo di cư lập các khu dinh điền Bời Lời, Truông Mít, Bàu Cỏ, Giồng Nầng… họ sống dựa vào viện trợ hàng hóa của Mỹ. Đường xá mở dọc xẻ ngang, nhà cửa, nhà thờ mọc lên. Họ được Diệm coi là con cưng cho nên đa số, từ cha cố đến giáo dân đều tỏ ra hống hách và ngang bướng với đồng bào tại chỗ.

Địch dùng toàn bộ bộ máy tuyên truyền như đài, báo, bích chương, bắt quần chúng họp lại để nghe chúng bêu xấu Bảo Đại là theo Tây, bán nước và đề cao Diệm, đề cao “Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa”. Mặt khác để phục vụ cho mưu đồ đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng và tiêu diệt các cơ sở cách mạng. Địch củng có bộ máy tay sai, đưa bọn cán bộ công an, do thám, xuống làm ủy viên cảnh sát, trực tiếp chỉ huy đội dân vệ xã, tổ chức ra các phân ty công an Trảng Bàng, Gò Dầu, Châu Thành rồi chuyển thành Chi công an quận với nhà giam và một lực lượng công an, tình báo dày đặc, giả dạng dân bán thuốc cao, bán vải và các thức khác, tràn xuống xã dò la tin tức. Thâm độc hơn, chúng dùng tiền bạc mua chuộc đi đôi với khống chế, chúng ép một số cán bộ lộ mặt, đưa vào các tổ chức tay sai, thông tin, thám báo… Bộ máy lúc đầu làm việc cầm chừng nhưng rồi trước sự o ép của địch, dần dần trở thành những tên ngoan cố, gây nhiều nợ máu, làm khó khăn rất lớn cho cán bộ đảng viên bám trụ hoạt động.

Giữa quí III-1955 mở màn cho cuộc trả thù đẫm máu người kháng chiến cũ, địch lợi dụng sơ hở của ta bao vây bắn chết đồng chí Tám Đường, Bí thư thị xã, bắn đồng chí Kinh Chi gãy chân, tra tấn dã man rồi đầy đi Côn Đảo. Sau đó, rải rác ở cá xã, một số đồng chí cũng bị chúng bắt mổ bụng, moi gan. Việc kẻ địch giết hại đồng chí ta gây phẫn nộ lớn trong quần chúng đồng thời cũng chỉ ra cho cán bộ đảng viên ta kinh nghiệm không thể có “hợp pháp chủ nghĩa”, phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng nắm vững phương châm, phương thức hoạt động trong lòng địch.

Tỉnh ủy chủ trương thành lập Ban di cư vận tỉnh và chỉ thị cho các huyện, tùy theo số lượng đồng bào di cư nhiều hay ít mà thành lập Ban di cư vận hoặc phân công một huyện ủy viên phụ trách. Tỉnh ủy tổ chức học tập trong cán bộ đảng viên 5 bước công tác (điều tra, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện, đấu tranh). Mỗi đảng viên đều có hệ thống xâu chuỗi (đảng viên có 3 nòng cốt, nòng cốt có 3 cảm tình, cảm tình có 3 quần chúng tích cự) tuyên truyền đến đâu cắm cọc đến đó để gây dựng và phát triển thực lực cách mạng. Mặt khác để bảo vệ cơ sở, chống địch khủng bố trả thù, bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào, tỉnh hướng dẫn các xã vận động nhân dân, chủ yếu là thanh niên, thành lập đội dân canh với danh nghĩa chống cướp, giữ xóm làng.

Ngày 23-10-1955, cũng như các tỉnh khác, ở Tây Ninh địch tổ chức “trừng cầu dân ý” để truất phế Bảo Đại. Tại nhà làng mỗi xã, chúng đặt 1 thùng phiếu. Phiếu là 2 tấm ảnh Ngô Đình Diệm và Bảo Đại. Tờ mờ sáng bọn làng lính đi vào ấp xóm phát loa thúc hối đồng bào đi bỏ phiếu. Bà con đến, chúng đưa 2 tấm ảnh và hướng dẫn “phiếu xanh bỏ vào giỏ. Phiếu đỏ bỏ vào thùng”. Sau đó, chúng đóng mộc vào giấy căn cước. Mộc có đề chữ “trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955”. Để tỏ ra “dân chủ” không gian lận, chúng cũng bày ra buồng kín để người đi bầu vào lựa chọn.

Nhận thức được Bảo Đại và Ngô Đình Diệm tên nào cũng là tay sai bán nước cho đế quốc, hàng chục ngàn đồng bào khắp nơi trong tỉnh, nhất là vùng nông thôn, đấu tranh chống lại bằng mọi hình thức như tẩy chay không đi bỏ phiếu, bỏ phiếu thúi (dùng ngón tay chọc, bấm ảnh Bảo Đại và Ngô Đình Diệm) hoặc trì hoãn, kéo dài thời gian không đi tập trung. Nhiều nơi đồng bào viết khẩu hiệu: “Đả đảo Ngô Đình Diệm. Ủng hộ Hồ Chí Minh” bỏ vào thùng phiếu.

Tuy tổ chức chặt chẽ và lắm mưu nhiều mẹo nhưng kết quả không như chúng mong muốn, địch phải giở trò gian lận. Đến chiều, chúng cho người đến lấy tất cả ảnh Diệm bỏ vào thùng phiếu rồi long trọng hộ tống về quận.

Quí IV-1955, một hình thái đấu tranh mới đã xuất hiện ở phạm vi một số xã ở Phước Vinh, một số cán bộ được sự đồng tình hưởng ứng của đồng bào, đã dùng dao, rựa, trong đêm diệt 3 tên công an gian ác. Sau đó, cơ sở nội tuyến đồn dân vệ Hảo Đước nổi dậy diệt chỉ huy, đốt đồn, mang toàn bộ súng ra cho ta.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2018, 07:25:21 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:42:38 am »

Phong trào đấu tranh của quần chúng qua việc thực hiện các chủ trương của tỉnh ủy có những chuyển biến sôi động. Đặc biệt là phong trào đấu tranh chống khủng bố, bắt người diễn ra rất gay gắt quyết liệt. Khi kẻ địch phát hiện có cán bộ ta trong nhà, đồng bào đứng ra nhận là chồng, là con em hoặc vợ mình rồi giả cách bất đồng gây gổ, xô đẩy, chửi bới… để cán bộ ta tìm cách thoát khỏi vòng vây của chúng. Khi có người bị bắt, đồng bào thông báo cho nhau và kéo tới, người khóc la cho là vô tội, bị oan ức, người giành giựt kéo níu để giải thoát. Nhiều cuộc đấu tranh diễn ra với qui mô lớn, quyết liệt, hàng trăm người tham gia bao vây đồn bót địch dùng lý lẽ phải trái tranh thủ tề lính đòi thả người của ta (trên 300 đồng bào xã Phước Vinh bao vây nhà làng và đồn dân vệ suốt 3 ngày đêm đòi thả đồng chí y tá của ta mà chúng bắt).

Phong trào dân canh là một tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân. Với danh nghĩa là hội chống cướp bảo vệ xóm làng, kẻ địch bắt buộc phải chấp nhận. Phong trào được hình thành và phát triển rộng khắp. Mỗi xã có từ 5-7 đội. Mỗi đội trên dưới 20 người vũ trang, tầm vông, gậy gộc, cuộn dây. Ban đêm tập hợp lại từng ca, canh gác, đánh mõ… trong xóm ấp, được bà con luân phiên nhau lo cơm nước chu đáo.

Bọn công an thám báo đêm lẻn vào ấp rình mò cơ sở, bắt cóc cán bộ đụng phải đội dân công đánh mõ báo động, bao vây bắt trói lại, đánh chúng tơi bời rồi giải ra cho làng lính nói là “quân ăn cướp” như ở Lộc Hưng, An Tịnh, Gia Lộc (Trảng Bàng), ở Phước Thạnh, Thanh Phước (Gò Dầu), ở Phước Vinh, Hảo Đước (Châu Thành).

Bị dân canh đánh, bọn địch rất bực tức nhưng không có lý khủng bố nên phải năn nỉ đồng bào xác nhận người của chúng. Thắng lợi, đồng bào tiến công chúng thêm một bước: “Từ nay về sau mấy ông có đi vào ấp xóm phải báo cáo bà con biết trước để tránh việc hiểu lầm, xô xát”. Đau, nhưng kẻ địch buộc phải nhận lời. Từ đó, ban ngày kẻ địch tự do nhưng ban đêm co rút vào đồn bót. Nhân dân làm chủ, tụ họp sinh hoạt, vui chơi.

Yêu nước, yêu người cán bộ Cụ Hồ, trong những năm này đồng bào ta đã bảo vệ, giải thoát hàng trăm cán bộ đảng viên ở các cấp trong đó có những đồng chí là huyện ủy viên, tỉnh ủy viên. Tuy nhiên trong thắng lợi không khỏi có sự hy sinh, một số đồng bào bị giặc bắt, tra tấn tù đày gương trong nhà tù như chị Năm Hiệt, Ba Phan, Tư Dung), gia đình bị bắt như gia đình chị Sáu Tâm, anh Ro ở Thanh Phước.

Cuối năm 1955 tình hình tôn giáo Cao Đài có nhiều biến chuyển quan trọng có lợi cho cách mạng. Tỉnh ủy thấy cần có một tổ chức trực tiếp và tại chỗ mới lãnh đạo kịp thời nên quyết định thành lập Ban cán sự Tòa Thánh (tương đương huyện) thành phần: Nguyễn Văn Tốt, Nguyễn Gia, Hai Kết, Chí Đức cùng một số đồng chí khác nữa làm cán sự viện.

Năm 1956, địch loại tên tỉnh trưởng tay sai Nguyễn Văn Vàng đưa tên Châu Ngọc Thôi lên thay. Đồng thời, chúng tăng cường lực lượng tổng đoàn dân vệ quân từ 2 trung đội lên 3 trung đội, rà soát lại thành phần hội đồng hương chính và dân vệ xã, đưa số người ác cảm với kháng chiến, có cha con hơặc anh em của họ làm tay sai cho giặc bị ta trừng trị và người công giáo di cư làm nòng cốt hoạt động, sửa sang, tu bô nhà cửa, doanh trại các trụ sở hành chính, quân sự, làm hàng rào kẽm gai, hầm hố chống đột nhập. Củng cố lực lượng cơ động tỉnh, biên chế thành tiểu đoàn, sửa lại, nâng cấp các tuyến đường Bàu Đồn đi Bời Lời, Bà Nhã, đường Cần Đăng, Bổ Túc, lộ số 22, số 4, số 6. Bọn cán sự thông tin, cán bộ công dân vụ tỉnh, huyện, liên tục tổ chức bắt quần chúng hội họp, tuyên truyền nói xấu miền Bắc, nói xấu Bác Hồ, công khai tuyên bố không thi hành Hiệp định Giơnevơ. Mị dân bằng các thủ đoạn như cải cách điền địa, cho vay tín dụng, tuyên truyền Mỹ giàu, Mỹ mạnh, tuyên truyền viện trợ kinh tế Mỹ. Chúng nói với quần chúng cho tự do ngôn luận nhưng khi quần chúng chất vấn, than nghèo kể khổ, phản đối hành động khủng bố đàn áp bắt người, vơ vét xâu thuế thì chúng ghi tên họ vào danh sách “người tình nghi” tổ chức theo dõi, rún ép. Trong khi đó, bọn công an thám báo, hoặc hoạt động công khai giả dạng bán thuốc cao, bán vải… ngày này sang ngày nọ xuống ấp xóm rình rập, dò la tin tức, theo dõi dấu vết của cán bộ ta.

Tình hình ngày càng hó khăn, tỉnh ủy thường xuyên nhắc nhở cán bộ đảng viên nắm vững phương châm phương thức hoạt động. Ra sức vận động quần chúng, đẩy mạnh mọi mặt đấu tranh chống địch, che dấu và bảo toàn thực lực, nhất là cơ sở trong vùng yếu, thị xã, thị trấn và cơ sở trong lòng địch.

Địch tổ chức bầu cử Quốc hội để hợp thức hóa Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, đồng bào khắp tỉnh, đặc biệt là trong các xã ấp, vùng nông thôn, đấu tranh quyết liệt với chúng. Hàng vạn tờ truyền đơn, bảng kẻ khẩu hiệu đả đảo, vạch trần âm mưu bầu cử, dán rải trên các trục lộ, nơi đông người qua lại, trước đồn bót địch. Kẻ địch dùng súng uy hiếp gom đồng bào đi bỏ thăm. Bị kẹt thế không thể tránh khỏi, đồng bào cù cưa, trì hoãn với tất cả lí do: kẹt giữ trâu bò, nhà không người… Hàng vạn tấm phiếu bị đồng bào làm thành không hợp lệ kèm theo đó là những khẩu hiệu “Đả đảo quốc hội bù nhìn. Ủng hộ Hồ Chí Minh.” Một số xã là căn cứ kháng chiến trước đây và các xã ven biên giới, đồng bào phối hợp với lực lượng vũ trang nổ súng cướp thùng phiếu, bắt tề vệ, cán bộ công dân vụ, ném lựu đạn chặn đầu xe tên tỉnh trưởng, xô sập nhà bầu cử v.v…

Sau cuộc bầu cử, để giữ thế hợp pháp cho đồng bào, các huyện tổ chức người khắc mộc “bầu cử Quốc hội ngày 24-4-1956” đóng vào hàng nghìn giấy căn cước cho số thanh niên và trung niên vừa qua đã tẩy chay, không đi bỏ thăm.

Để răn đe phong trào đấu tranh của quần chúng và tiêu diệt lực lượng vũ trang ta, mấy hôm sau bầu cử Quốc hội, địch cho 1 trung đoàn chủ lực có phiên hiệu “kiến lửa” từ Sài Gòn lên phối hợp với bọn chủ lực đóng ở Tua Hai và các đồn chốt khác càn quét đánh phá các xã ven biên giới: Long Giang, Long Khánh, Long Chữ, Ninh Điệp, Hòa Hội, Hảo Đước, Kà Tum, Samát v.v… Cạnh đó, bọn công an tình báo tràn xuống xã ấp rình mò, lùng sục. Các tổ chức thông tin đại chúng, cán bộ thông tin, cán bộ công dân vụ ra rả tuyên bố không thi hành hiệp định Giơnevơ, đề cao “Việt Nam Cộng Hòa”, “Nhà chí sĩ Ngô Tổng Thống”.

Địch đánh mạnh. Tình hình chung rất căng thẳng. Nhưng phong trào đấu tranh của quần chúng đòi dân sinh dân chủ, chống khủng bố trả thù vẫn tiếp tục phát triển. Đồng bào tín đồ Cao Đài, đặc biệt đồng bào công giáo di cư trước đây được Diệm coi là “chỗ dựa”, nhưng nay qua vận động của ta đã có một sự giác ngộ nhất định. Ở Long Hoa, Tòa Thánh, Trường Hòa, Trường Lưu…, các vùng Long Giang, Bàu Đồn, Kỳ Đà… tín đồ Cao Đài đấu tranh chống địch bức hiếp tôn giáo. Ở các khu dinh điền đồng bào công giáo di cư viện cớ phải đi nơi rừng thiêng nước độc, thiếu thốn đòi chính phủ trợ cấp, đòi đi nơi khác làm ăn, làm thịt hết trâu bò do Diệm cấp, đưa người ra cày kéo thay rồi đòi Diệm cấp trâu bò khác, treo nồi nấu cơm thay treo cờ ba que trong những ngày lễ, tố cáo Diệm bỏ đói dân di cư, v.v…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:52:39 am »

B. ĐỊCH TRẮNG TRỢN PHÁ HOẠI HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ, ĐẨY MẠNH TỔ CỘNG, RÁO RIẾT BẮT LÍNH HÔ HÀO BẮC TIẾN LẤP SÔNG BẾN HẢI. BAN HÀNH DỰ LUẬT 10-1959 LÊ MÁY CHÉM, ĐÀN ÁP PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA QUẦN CHÚNG VÀ CƠ SỞ CÁCH MẠNG VÔ CÙNG TÀN KHỐC.

Kiên trì đấu tranh chính trị, nhân dân và Đảng bộ Tây Ninh trải qua một sự hy sinh đầu thử thách:
(Từ ngày 20-7-1956) đến cuối 1959).

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, ngày 20-7-1956 đã tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử trong phạm vi cả nước. Nhưng trên thực tế, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm đã trắng trợn phá hoại hiệp định Giơnevơ, ngày càng phát xít hóa bộ máy chính quyền, đàn áp dã man phong trào cách mạng trong tỉnh.

Ngay sau ngày 20-7-1956, với một lực lượng công an gần 100 tên đội lốt cán bộ Công dân vụ, cán bộ thông tin tỉnh, huyện chia ra thành nhiều toán phối hợp lính tổng đoàn quân và tề vệ tại chỗ xuống các xã, gom quần chúng lại, liên tục tuyên truyền luận điệu “Bài phong đả thực diệt cộng quốc gia dân chính”, ra sức nói xấu miền Bắc, nói xấu Bác Hồ, tuyên bố không thi hành Hiệp định, kêu gọi quần chúng tố cộng, chỉ cán bộ nằm vùng, đồng thời rêu rao chính sách lừa mị cải cách điền địa, phát triển nông gia cuộc… Tác động tâm lý, chúng nói là: người đi tập kết không mong gì về.

Sau khi ban hành “luật bảo vệ trị an”, địch dấn sâu thêm một bước mới: tố cộng trên qui mô lớn. Cùng một lúc địch chọn Tây Ninh làm nơi thí điểm chiến dịch tố cộng mang tên Trương Tấn Bửu để rút kinh nghiệm triển khai ra các tỉnh Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa… của Đông Nam Bộ. Chiến dịch dẫm máu này kéo dài 5 tháng từ 17-9-1956 đến 15-3-1957.

Địch thành lập ra một ban chỉ huy chiến dịch thành phần gồm tên Nguyễn Ngọc Lễ tỉnh phó làm chỉ huy trưởng và một tên cán bộ công dân vụ trong hội đồng tố cộng trung ương làm chỉ huy phó. Các ủy viên trong Ban chỉ huy gồm có các tên trưởng ty công an, trưởng ty thông tin, Trưởng ty thuế vụ, Trưởng ty y tế, Trương ty giáo dục v.v…

Trước tiên địch đánh vào 2 xã Phước Vinh và Hòa Hội (Phước Vinh và Hòa Hội, 2 xã có phong trào đấu tranh điểm). 20 ngày sau, chúng đánh sang một số xã khác thuộc huyện Châu Thành là Thái Bình, Thanh Điền, Trí Bình, Ninh Điền rồi đánh tràn xuống các huyện Gò Dầu, Trảng Bàng.

Chiến dịch được địch tiến hành theo 9 bước. Trước hết chúng đưa bọn công an tỉnh báo nổi và chìm, mang danh hiệu đội diệt muỗi diệt ruồi hoặc giả dạng bán vải, bán thuốc, bói toán… do tên thiếu tá Trần Tử Oai chỉ huy xuống xã ấp dò la tin tức, tìm hiểu cơ sở cách mạng và theo dõi dấu vết hoạt động của cán bộ ta. Kế đó chúng đưa một trung đoàn quân chủ lực và một tiểu đoàn bảo an xuống phối hợp với bọn bảo an, tề vệ ở địa phương phát loa, dán thông báo cấm đồng bào ra khỏi làng, đồng thời bố trí lực lượng chốt chặn các ngả ngã ba, các đường ra vào. Tổ chức ra từng tiểu đội, trung đội đi lùng sục, rình mò, ruộng rập ngoài đồng ruộng, trong rừng sâu, các vườn tược, hàng rào, bờ tre, khóm trúc trong xóm ấp nghe ngóng, theo dõi dấu vết hoạt động của ta. Sau các động tác trên, chúng lùa bắt tập hợp nói xấu công sản, tuyên bố ly khai, xé cờ. Để che bộ mặt phát xít, xoa dịu quần chúng, sau những lần hội họp mít tinh, địch đều dùng thủ thuật lừa mị, tuyên truyền “đồng tiến xã hội”, “phát triển hương thôn”.

Trong các cuộc mít tinh, cũng như trong trong các cuộc họp, địch khêu gợi phát biểu ý kiến. Đồng bào phản đối làm thinh, chúng chỉ định và hướng dấn nói theo ý chúng là cộng sản xấu, đòi đả đảo ly khai. Người nào nói ngược lại, bọn công an đến hỏi họ, tên, ghi vào sổ tay và hăm dọa “mời” về xã, về quận. Chúng buộc đồng bào kê khai nghiệp, từng người trong gia đình, lập danh sách dán trước cửa nhà, kê khai tài sản ruộng vườn, trâu bò, lập bộ sổ truy thu thuế, bắt mỗi nhà mua một bộ cờ ba que, mua ảnh Diệm, bảng số nhà. O ép bắt quần chúng gia nhập các tổ chức thanh niên cộng hòa, phụ nữ bác ái, tự vệ hương thôn, tổ chức ngũ gia, thập gia liên bảo, chỉ định người đứng ra phụ trách, lập danh sách thanh niên từ 18 đến 25 tuổi để chuẩn bị bắt lính, rà lại thành phần lý lịch dân vệ, tề xã ấp. Địch đã vấp phải tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân, kiên quyết không tố cộng, không ly khai, không xé cờ, không khai báo cơ sở cách mạng, mặc dù hàng trăm người đã bị chúng bắt cầm tù, tra tấn, đày ra Côn Đảo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:53:00 am »

Kịp thời đối phó với âm mưu mới của địch, Tỉnh ủy đã khẩn trương chuyển hướng hoạt động theo tinh thần chỉ thị 4HBC của Xứ ủy. Trong từng xã, số đảng viên hộ hoạt động bất họp pháp với địch sinh hoạt riêng trong chi bộ A. Còn số đảng viên mật, còn có thể sống họp tác với địch sinh hoạt trong chi bộ B. Mỗi chi bộ có chương trình hành động cụ thể. Tỉnh ủy chuyển vùng đứng chân để địch khó theo dõi phát hiện. Một số đồng chí huyện ủy viên, chi ủy viên bị lộ, cũng được chuyển vùng hoạt động.

Cuối năm 1956, để tăng cường đội ngũ cán bộ cho trên, Khu ủy quyết định rút đồng chí Ba Cát và chỉ định đồng chí Võ Văn Truyện (Tám Hòa) làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Hai Bình được Xứ ủy mời về học Nghị quyết nhưng thực chất giao nhiệm vụ ẩn mình vào cửa đạo để vận động quần chúng Cao Đài ở Tòa Thánh.

Cũng cuối năm này, Tỉnh ủy họp kiểm điểm tình hình, đã nhất trí nhận định:

Trong 2 năm qua, nhân dân các dân tộc Tây Ninh đã liên tục đấu tranh chống địch nhiều mặt, nhiều phía với nhiều hình thức phong phú, đã làm cho địch bị động lúng túng. Đạt được một số thắng lợi, lòng yêu nước được nâng cao, đồng bào càng thấy rõ dã tâm của đế quốc Mỹ và tay sai và càng quyết tâm xây dựng thế trận đấu tranh chính trị vững mạnh, xây dựng nền móng cho lực lượng võ trang, tạo tiền đề cho một hình thái đấu tranh mới.

Qua thực tiễn sinh động đầy gian khổ của phong trào quần chúng, các tổ chức Đảng bước đầu được củng cố sinh hoạt, công tác đi vào nề nếp phù hợp với tình hình mới. Ở các huyện, hình thành được Ban chấp hành Đoàn thanh niên lao động, Ban Tuyên huấn cùng cán bộ phận điện đài, lấy tin, in án. Những vùng yếu trước kia như thị xã Tây Ninh, thị trấn Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu đều có đảng viên lẻ, có nơi có tổ Đảng, tổ Đoàn. Riêng ở Tòa Thánh đã thành lập được một Ban cán sự, tương đương Ban Chấp hành huyện ủy với hệ thống cán bộ cốt cán và chân rết ở cơ sở chuyên môn công tác tôn giáo vận. Hệ thống giao liên từ tỉnh xuống đến huyện xã và ngược lại được đảm bảo thông suốt với hai đường dây, trạm thư, hộp thư công khai và bí mật. Các tổ chức của địch như Hội đồng hương chính và đội dân vệ xã, hầu hết là người của ta đưa vào trong đó, làm được một số mặt công tác theo hướng lãnh đạo của ta.

Trong cuộc họp này Tỉnh ủy cũng đánh giá thực tiễn tình hình tạo ra cho Tây Ninh có lực lượng vũ trang sớm như d20 (của tỉnh) C30, C70, C80… Đây là điều kiện rất thuận lợi tạo thế đi lên cho cách mạng, mặc dù lực lượng đó do tính cách dặc biệt của giai đoạn cách mạng nên từ năm 1957 cấp trên quản lý trực tiếp và chỉ đạo hoạt động.

Ta đã sử dụng lực lượng này để diệt ác ôn hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Tuy nhiên về vấn đề này, quan điểm và nhận thức trong các cấp ủy cũng khá phức tạp. Một số đồng chí cho rằng trong tình hình hiện nay nếu sử dụng lực lượng vũ trang dù ở mức độ nào thì chẳng khác gì tự gắp lửa than bỏ vào lòng bày tay, không sớm thì muộn, cơ sở cách mạng sẽ bị tiêu diệt. Ngược lại có lập luận cho rằng phải vận dụng đồng thời đấu tranh chính trị và bạo lực vũ trang mới đánh đổ được kẻ thù, nếu không sử dụng bạo lực vũ trang thì cách mạng không thể tồn tại và phát triển được.

Do chưa nhất quán về nhận thức phương pháp cách mạng nên có lúc Tỉnh ủy Tây Ninh chủ trương đào hầm móc súng lên để hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng và tự vệ cho mình. Nhưng rồi vì nằm trong bối cảnh chung lúc đó và vì ý thức tổ chức kỷ luật, Tây Ninh phải chôn súng trở lại. Móc súng lên rồi đào hầm chôn súng xuống làm đi làm lại ba, bốn lần biểu hiện một số đấu tranh tư tưởng của tỉnh Đảng bộ, hết sức quyết liệt trong thời kỳ này. Tuy niên có vấn đề mà thực tiến đã chỉ ra, rút thành bại học xương máu vô cùng quí giá được Tỉnh ủy hoàn toàn thống nhất. Đó là việc cơ sở cách mạng bị địch đánh phá, cán bộ đảng viên bị địch bắt bớ tù đày giết hại, phần nhiều là do ảo tưởng hòa bình, họp pháp chủ nghĩa, tê liệt cảnh giác cách mạng, tạo cho địch có cơ hội lấn tới. Một, hai tên dân vệ, thám báo với con dao cũng có thể rượt bắt được cán bộ ta, trong đó có nhiều trường hợp cán bộ ta có súng mang trong mình, vẫn không tự vệ, xuôi tay để chúng bắt. Từ sự nhất quán đó, Tỉnh ủy coi đây là bài học để giáo dục cán bộ đảng viên, trong tư thế sẵn sàng lao vào cuộc chiến đấu sống mái với kẻ thù.

Địch tiếp tục tiến công ta bằng việc mở nhiều cuộc hành quân cấp đại đội, cấp tiểu đoàn càn quét Phước Vinh, Vịnh Sóc Thiết, Lò Gò; tình báo, thám báo các quận, tổ chức hệ thống mật báo trong ấp xóm để phối hợp với dân vệ quận, tề vệ xã ngày đêm xuống rập rình mò, gây không khí u tối, cấm tụ tam tụ ngũ, bắt buộc đồng bào có giỗ tiệc, ma chay, cưới xin phải xin phép. Đối với gia đình cán bộ, chiến sĩ đi tập kết và gia đình cách mạng, chúng tập trung về các quận buộc đứng ra tố cộng, ly khai, xé cờ Đảng, xé ảnh Bác Hồ, buộc làm tờ từ con, bỏ chồng… Chúng treo giải thưởng 2.000, có nơi đến 5.000-7.000 đồng cho những ai điểm chỉ hoặc bắt được 1 cán bộ kháng chiến, thúc đẩy bọn tay sai đi vào con đường tội ác hơn nữa. Đồng thời chúng tuyên bố quần chúng nào chứa chấp cán bộ cộng sản sẽ bị bắt, bị tù, tìch thu gia sản. Chúng cho bọn công an thám báo, tề vệ dùng tiền bạc dụ dỗ mua chuộc hoặc dùng quyền lực rún ép để lấy vợ con cán bộ kháng chiến, vợ con người đi đi tập kết đặng phá hoại hạnh phúc, gây nghị kỵ trong quần chúng.

Địch loại tên Châu Ngọc Thôi và lần lượt thay vào các tên có kinh nghiệm đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng lên làm tỉnh trưởng như Lê Văn Khoái và Nguyễn Văn Ngôn. Đi đôi với rà soát lại thành phần lý lịch tề vệ và số công chức khác ở các cơ quan quận, tỉnh, chúng sa thải bắt bớ những người mà chúng nghi là có quan hệ với ta, hoặc có thái độ lưng chừng, làm việc tiêu cực, nhằm rún ép số còn lại. Địch đưa bọn cán bộ công dân vụ, cán bộ thông tin và những tên trong tổng đoàn dân vệ về làm ủy viên cảnh sát, một chức vụ trong hội đồng hương chính xã và làm trưởng đoàn, phó đoàn dân vệ. Bọn này hầu hết đều được đào tạo ở các trường lớp công an, tình báo ở Sài Gòn trong đó đại bộ phận là thành phần công giáo di cư, có chính kiến thù địch và ít nhiều có nợ máu với cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:53:17 am »

Với khẩu hiệu “lính ta làng ta” (tề xã, tề ấp, dân vệ các xã ta đưa người của ta vào nằm hết nên nói “lính ta làng ta”) từ những năm 1955-1956 ta đã dầy công tổ chức xây dựng các cơ sở cách mạng trong lòng địch: Anh em đã làm được một số công việc như báo cáo âm mưu và tình hình hoạt động của địch, thông báo tin các cuộc hành quân khủng bố, càn quét gây mâu thuẫn nội bộ phát triển thực lực, bảo vệ giải thoát cán bộ, lấy giấy căn cước đưa ra cho ta… Nhưng đến thời điểm này, địch đã phá vỡ phần lớn cơ sở ta. Tính chung, trong toàn tỉnh địch đã bắt bớ giam cầm và loại ra trên 80% cơ sở. Nhiều nơi như Ninh Điền, Phum Xoài, Thanh Điền (Châu Thành), Phước Thạnh, An Thạnh (Gò Dầu), Gia Lộc, Đôn Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) địch đã diệt sạch cơ sở, một số bị bắt, một số lánh đi nơi khác, một số rất ít còn lại không dám liên lạc với ta. Rồi trước những thủ đoạn khống chế, mua chuộc, dụ dỗ của địch dần dần có người trở thành tay sai ngoan cố. Riêng trong F13 quân chủ lực đóng ở Tua 2, địch đã khám phá, khai thác bắt trên 60 cơ sở, trong đó có 1 chi bộ đảng, và bắt một số cơ sở trạm, đầu mối binh vận ở khu vực này, gây tác động lớn đối với công tác binh vận và phong trào quần chúng nói chung (Sau vụ địch khám phá cơ sở ta, chúng hoảng sợ điều động sĩ quan, xáo trộn binh lính và xóa phiên hiệu F.13 đổi lại là F.21). Tăng cường các công cụ bạo lực phản cách mạng, địch tuyển chọn những phận từ xấu bổ sung mỗi xã một trung đội dân vệ biên chế đầy đủ. Ở quận tổng đoàn dân vệ có đại đội. Ở tỉnh có tiểu đoàn bảo an và nhiều trung đội bảo an độc lập khác, phát triển thêm hệ thống đồn bót trên các trục lộ 13, lộ 22, lộ 4, mở đường từ ngã ba Đồng Pan qua Cần Đăng, dài 19km, mang tên lộ “Trần Lệ Xuân” phục vụ cho việc khai thác rừng và xé nát vùng căn cứ, lập phương án chuẩn bị xây dựng sân bay Tây Ninh, cảng Bến Kéo, Bến Sỏi cho các giang thuyền hoạt động, đo đạc, thiết kế, lên quy hoạch xây dựng dinh quận Phước Ninh ở Bến Sỏi, dinh quận Gò Dầu (đổi tên là Hiếu Thiện) đặt ở ngã ba Bàu Gõ thuộc xã Lợi Thuận (Bến Cầu).

Phát xít nhưng cố che bộ mặt, trong các cuộc họp cũng như trên báo, đài, bản tin… kẻ địch khoác lác mị dân là sẽ chấn hưng kinh tế, cải tiến cần lao, đồng tiến xã hôi, rêu rao chỉ dụ số 53 của Diệm, gọi là truất phế sở hữu ruộng đất của địa chủ, chỉ để lại mỗi địa chủ 100 ha, thực hiện hữu sản hóa nông dân, người cày có ruộng. Đây là một âm mưu khá thâm độc của chúng nhằm tạo giai cấp nông dân thành tầng lớp tư sản mới để làm chỗ dựa cho một chính quyền tay sai.

Sau đợt tuyên truyền “quân dịch”, địch tổ chức bắt lính ồ ạt. Khắp nơi, ở chợ búa, trong xóm ấp, bọn tay sai vừa kêu gọi, vừa o ép, truy lùng thanh niên trong đội tuổi từ 18 đến 27 đưa lên quận trình diện. Bọn quận quy định ngày giờ tập trung cho xe đưa ngay ra các quân trường Quảng Trung, Vạn Kiếp.

Địch bắt lính ồ ạt làm xáo trộn lớn đời sống xã hội, đụng chạm sâu xa đến tâm tư tình cảm của tất cả các tầng lớp nhân dân. Tỉnh ủy được Khu ủy quán triệt chỉ thị chống địch bắt lính, và xem đây là một công tác trung tâm, đã phân công các đồng chí cấp ủy viên khẩn trương xuống huyện, xã tổ chức học tập, đồng thời có kế hoạch phát động giáo dục rộng rãi ngoài nhân dân. Những lời hiệu triệu, khẩu hiệu kêu gọi thanh niên và nhân dân đoàn kết một lòng đứng lên đấu tranh chống địch bắt lính được Ban Tuyên truyền Tỉnh ủy in hàng vạn bản phá thành rộng rãi.

Một phong trào dấy lên bàn bạc sôi nổi, tạo thành dư luận phản đối “hòa bình” rồi bắt lính làm gì? Bắt lính để đánh ai? Hãy để cho dân yên ổn làm ăn, sum họp gia đình với khẩu hiệu không đi lính cho địch, đòi miễn dịch, đòi hoãn dịch. Mặt trận đấu tranh được hình thành rộng rãi bao gồm các giai cấp, các tầng lớp công nhân, nông dân, học sinh… thanh niên và gia đình thanh niên bị địch bắt lính. Ngày này sang ngày nọ, hết tốp này đến tốp khác từ 5-10 đến 20-30 người, được sự đồng tình của tệ ấp, kéo đến đấu tranh với bọn tề xã bằng lý lẽ, đơn từ đòi chúng giải quyết. Kẻ địch ở xã nào cũng bị quần chúng tiến công, chúng gỡ gạt bằng cách chúng đổ cho cấp trên của chúng ra lệnh. Bọn quận và tỉnh đưa lính tổng đoàn, công an, cảnh sát xuống hỗ trợ cho xã, hăm dọa khủng bố, nhưng cũng không làm nao núng ý chí đấu tranh của quần chúng.

Địch hù dọa, rún ép bắt được một số thanh niên ở các vùng yếu tập trung về quận. Tháng 10-1957, Tỉnh ủy phát lệnh đồng loạt đưa lực lượng các xã đấu tranh chống bắt lính với quận. Hàng nghìn người tổ chức thành đội ngũ, gồm lực lượng làm ngòi pháo, lực lượng đấu tranh kế tiếp, lực lượng bảo vệ chống khủng bố, lực lượng tranh thủ binh lính. Ban lãnh đạo đấu tranh ở mỗi xã được đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của thường vụ Huyện ủy, có đồng chí tỉnh ủy viên – do Tỉnh ủy cử xuống giúp đỡ.

Cùng một ngày thống nhất, các xã Gia lộc, An Tịnh, Lộc Hưng, Gia Bình, Đôn Thuận… kéo đến quận Trảng Bàng, các xã Thanh Phước, Phước Thạnh, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức… kéo đến quận Gò Dầu, các xã Thanh Điền, Trí Bình, Thái Bình… kéo đến quận Phước Ninh (tại thị xã). Bị quần chúng bao vây tấn công, hầu hết các tên Quận trưởng đều tránh né, đưa bọn thư ký ra tiếp xúc. Tên Lâm Văn Thao quận trưởng Gò Dần trốn trong phòng khóa chặt cửa lại. Sau cuộc đấu tranh của quần chúng chống địch bắt lính lần này, Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo Huyện ủy Châu Thành đưa lực lượng quần chúng 2 xã căn cứ kháng chiến cũ là Phước Vinh và Hảo Đước trực diện đấu tranh với bọn tề quận Phước Ninh. Các xã Thanh Điền, Thái Bình làm nhiệm vụ hỗ trợ. Khí thế quần chúng như vũ bão, hàng nghìn người tràn vào dinh quận Phước Ninh. Tên Huê quận trưởng hoảng sự bỏ chạy chun dưới gầm bàn, bọn thư ký hoang mang nhưng chũng cũng cố đứng ra ngăn cản, hứa giải quyết. Nhưng quần chúng không chịu, cương quyết đòi phải có quận trưởng ra giáp mặt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:53:45 am »

Địch có kinh nghiệm trong các cuộc đấu tranh trước của quần chúng nên đã chuẩn bị đối phó. Chúng cho công an cảnh sát đàn áp dữ dội. Hai bên ẩu đả nhau quyết liệt. Đồng bào dùng cây mía làm gậy, lượm củi gạch và bọc cả đá xanh vào khăn để chống trả lại dùi cui và báng súng. Đội bảo vệ với lực lượng nam, nữ thanh niên trẻ, khỏe, tay nắm tay bao vây bọn công an, cảnh sát giành giật lại người mà chúng bắt. Dấn sâu thêm một bước, địch cho tăng cường lực lượng bao vây, theo dõi bắt các đồng chí lãnh đạo trực tiếp và gom hết quần chúng lại. Sau đó chúng gạn bắt cơ sở, nòng cốt, đội bảo vệ trong cuộc đấu tranh này riêng xã Hảo Đước địch bắt gần 80% cán bộ, cơ sở và quần chúng cốt cán. Trong số đó có nhiều người chúng đưa ra tòa kêu án 5, 7 năm tù và đày ra Côn đảo. Đây là cuộc đấu tranh chính trị, đã huy động bạo lực cách mạng hùng hậu của nhân dân và giành thắng lợi, báo hiệu cao trào đang lên.

Sau cuộc đấu tranh này - xã nào cũng có từ 5-10 thanh niên, nhiều nhất là các xã vùng ven biên giới và vùng căn cứ kháng chiến cũ, kiên quyết không để cho địch bắt lính, vào rừng ra bưng sống bất hợp pháp. Anh em được gia đình và bà con giúp đỡ, bảo vệ.

Thực tế tình hình khiến khá nhiều cán bộ, đảng viên có tâm trạng muốn vũ trang khởi nghĩa. Thời gian này Tỉnh ủy cũng đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập “Đề cương đường lối cách mạng Miền Nam” của đồng chí Lê Duẩn, nghị quyết 06/54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết tháng 12-1956 của Xứ ủy Nam Bộ. Quá trình học tập đường lối cách mạng miền Nam, các đồng chí rất quan tâm đến đoạn nói về các hình thức áp dụng để đánh đổ chính quyền phản động, nhất là về khả năng có thể có những cuộc nội dậy của một bộ phận nhân dân để đánh đổ chính quyền địch.

Quán triệt đường lối cách mạng Miền Nam và các nghị quyết của trên, bằng thực tiễn tương quan ta và địch ở địa phương, Tỉnh ủy chỉ đạo một số việc cần phải làm trước mắt.

Một là nhanh chóng chuyển các đội dân canh sang đội bảo vệ, thông báo tin. Hai là Ban binh vận các cấp rà soát lại cơ sở trong lòng địch, ai còn, ai mất có kế hoạch móc ráp, củng cố lại. Mặt khác, nhắc nhở cán bộ đảng viên phương châm, phương thức hoạt động bám sát quần chúng, nhất là quần chúng lao động phát hiện kịp thời tâm tư nguyện vọng và những đòi hỏi của quần chúng, phát động giáo dục, đẩy mạnh đấu tranh mọi mặt.

Trong bối cảnh chung đó, cuộc nổi dậy của đồng bào ấp Trảng Cỏ thuộc xã Đôn Thuận nổ ra vào đầu năm 1958.

Đôn Thuận là một trong những xã có phong trào mạnh. Sau nhiều lần bị địch thanh lọc, chấn chỉnh, mấy trưởng ấp vẫn còn là người của ta, trong đó có trưởng ấp Trảng Cỏ. Trong các hình thức rất đa dạng được áp dụng để chống bắt lính như biểu tình xin miễn hoãn, đương sự khai bệnh tật hoặc gia đình khóc lóc kể lể như phải đưa con đến chỗ chết, thanh niên Đôn Thuận về đêm thường kéo đến nhà trưởng ấp để kêu xin, phản kháng. Sáng ra, trưởng ấp lên xã, huyện báo cáo, gây tâm lý căng thẳng đối với địch.

Địch rất đau đầu và nghi ngờ anh trưởng ấp có quan hệ với ta. Sau đó chúng cho lệnh bắt anh này nhưng vì cảnh giác ta cho phép anh trưởng ấp rút vào hoạt động bí mật nên chúng không bắt được. Địch tăng cường rình rập cho đến một đêm sáng trăng địch đưa một trung đội bảo an, bao nhà bắt anh trưởng ấp Nguyễn Văn Rõn (Tư Bịch). Quần chúng được báo động kéo nhau ra giải vây. Đầu tiên lực lượng nữ xông ra trước vừa đuổi theo đám bảo an, vừa la “phiến loạn bắt trưởng ấp”.

Địch nhanh chân tháo lui nhưng vẫn kéo theo người bị bắt. Trống mõ, thùng thiếc, nồi nhôm, soong chảo được báo chuyền từ xóm này sang xóm khác. Chỉ một lát sau, các tầng lớp nhân dân những ấp lân cận với gậy gộc xông ra sẵn sàng tiếp ứng, cả bà con ở sát bót Cầu Ván cũng có mặt.

Rút qua được bên kia cầu Xe rồi nhưng bọn bảo an lại không dám chạy tiếp vì chúng nghe phía trước cũng có tiếng trống mõ, tiếng hò la. Chúng đành phải dừng lại giải thích với đồng bào là có lệnh trên về mời trưởng ấp. Bà con không nhe vừa bao vây, vừa cố vận động thuyết phục…

Trước sức mạnh và lý lẽ quần chúng, địch buộc phải thả người trưởng ấp, rồi vội vàng rút lui.

Mặc nhiên nhân dân đã hoàn toàn làm chủ xóm ấp. Nhưng sau đó chưa kịp báo cáo lên trên và nhất là chưa kịp triển khai tổ chức tự vệ, chiến đấu nên đã bị địch đưa quân đến đàn áp dã man.

Cuộc nổi dậy của đồng bào Trảng Cỏ là một loại hình khởi nghĩa của cách mạng trong tình hình ấy nhưng vì quá đơn độc, có tính cá biệt nên đã bị địch tập trung lực lượng đánh tan. Tuy nhiên, đó vẫn là một bài học quý giá cho chúng ta trong cuộc vận động quần chúng nổi dậy.

Giữa năm 1958, để mở rộng vùng căn cứ và giải quyết hậu cần, lực lượng vũ trang của ta mang danh nghĩa Cao Đài ly khai do Khu ủy trực tiếp chỉ đạo, tiến công địch tại nông trường cao su Minh Thạnh và Dầu Tiếng thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Trên đất Tây Ninh lực lượng vũ trang của tỉnh chỉ còn 1 tổ do đồng chí Ba Như chỉ huy phối hợp với lực lượng trên là C70 và C80 thuộc ATK (C1000) đánh địch ở Bến Củi, diệt và làm bị thương gần 100 tên. Ta thiêu hủy đồn bót, kho tàng, tịch thu súng, tiền bạc, thực phẩm, lương thực và nhiều quân trang quân dụng. Tỉnh ủy trang bị cho các huyện ủy mỗi nơi một vài cây súng. Tình hình diệt công an, thám báo ác ôn lâu năm xảy ra ở hầu hết các địa phương.

Tình hình này cũng đã tác động đến hàng ngũ ngụy quân, đặc biệt là những cơ sở ta trong đó. Tháng 7-1958 bốn cơ sở ở đồn bảo an Băng Dung (Phước Vinh) đã ra móc nối với ta để xin chỉ thị hành động. Các anh là người xã Thanh Điền, được ta cấy vào hàng ngũ địch từ trước. ta chưa kịp cho ý kiến, các anh đã nhân một cơ hội thuận tiện, chiếm đồn giết chết tên đồn trưởng, đốt phá nhà cửa công sự và vác súng vô rừng để về với nhân dân.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2018, 07:29:31 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM