Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:04:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 30989 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:28:16 am »

Các đại đội 1, 2, 3 của chi đội 11 hoạt động ở 3 vùng trong 2 huyện đã phát triển lực lượng khá mạnh. Trong nửa đầu năm 1948, đã đánh một số trận tiêu biểu, diệt nhiều sinh lực địch và thu nhiều súng tốt. Các đại đội hoạt động rộng có lúc kết hợp yểm trợ chiến đấu giữa ta với các đơn vị tỉnh bạn. Qua chiến đấu rèn luyện các đại đội đã lớn lên về kỹ thuật tác chiến, ngoài chống càn diệt viện phục kích, tập kích còn cường tập công đồn (xưởng đã sản xuất được các loại võ khí đánh cường tập công đồn rất tốt như: Bazôca, Bê-ta, Lăng-sơ-bom). Trong đó có trận đánh kỳ tập sở cao su Bến Củi rất lý thú. Trinh sát ta nắm được sở cao su Bến Củi thường xuyên hàng ngày có 2 xe đi chợ. Ta chặn đường bắt 2 xe này lấy quần áo cải trang cho xe chở về sở, bất ngờ vào chiếm mấy vị trí quan trọng trong đồn rồi gọi địch đầu hàng. Giặc phải chịu bó tay, ta tước toàn bộ võ khí (35 cây súng các loại) và thu nhiều chiến lợi phẩm. Gạo rất nhiều, ta kéo không hết cho dân tha hồ lấy. Các loại vải, đường, sữa, thuốc uống, thuốc hút cũng khá nhiều, có cả một cái đài truyền thanh rất to (sau chuyển về Nam bộ cho Đài phát thanh sử dụng). Ta thu khá nhiều nhôm lá chuyển về cho công binh xưởng gò đồ dùng và đúc đuôi lựu đạn phóng. Trận đánh thắng này có công đoàn cơ sở Bến Cát góp công báo cáo địch tình, tạo nên một phương thức kết hợp chính trị quân sự đánh địch có hiệu quả.

|Các trận cường tập bót hai sòng, tập kích đồn Truông Mít, bót Hai Nam, bót Vườn Điều, Gia Bình... do đại đội, trung đội hoặc tiểu đội đánh xảy ra liên tiếp ở các huyện. Đồng thời điểm này các súng Lơ-ban, Mút-cơ-tông cũ của Pháp đã bị các đại đội loại dần về cho du kích, hoặc đưa về thay kho của công binh xưởng. Các đại đội đã lấy súng địch thay thế trang bị cho mình mỗi đại đội hàng trăm súng trường tốt, hàng chục tiểu liên và 4-5 trung liên, có đại đội có cả đại liên và trọng liên 13,2 ly.

Tháng 3-1948, Khu 7 quyết định thành lập cấp trung đoàn trong toàn khu, trên cơ sở mở rộng nâng cao các chi đội sẵn có. Cuối năm 1948, chi đội 11 phát triển thành trung đoàn 311 Tây Ninh. Lúc này quân số đủ tổ chức 3 tiểu đoàn, đại đội A, địa đội C thành chủ lực, các ban và các bộ môn trung đoàn bộ. Về võ khí không kể số súng đã chuyển ra xây dựng lực lượng du kích địa phương, số súng hiện có lúc này hơn hiều lần so với số súng của chi đội lúc đầu. Trung đoàn tổ chức thành 3 tiểu đoàn, 2 đại đội. Tiểu đoàn 931 hoạt động vùng tây Tây Bắc lấy cứ điểm là Ninh Điền; tiểu đoàn 933 hoạt động vùng Đông Bắc lấy cứ điểm là Bàu Chanh; tiểu đoàn 932 hoạt động vùng phía Nam lấy cứ điểm là Bời Lời. Đại đội A được tăng cường và củng cố mọi mặt để bảo vệ căn cứ và trinh sát ranh giới hậu cứ và áp tải lương thực, đưa đón cán bộ. Đại đội C được tuyển súng tốt, cán bộ chiến sĩ gỏi để hoạt động tác chiến cơ động của trung đoàn.

Ban chỉ huy trung đoàn lúc thành lập gồm có: đồng chí Nguyễn Văn Dung trung đoàn trưởng. Đồng chí Nguyễn Hữu Dụ chính trị viên. Đồng chí Trần Văn Đẩu trung đoàn phó.

Ban chỉ huy các tiểu đoàn và các đại đội độc lập gồm:

1) – Ban chỉ huy tiểu đoàn 931, các anh: Tiến, Nghĩa (đồng đen).

2) – Ban chỉ huy tiểu đoàn 932, các anh Ngọc, Trọng, Chấn.

3) – Ban chỉ huy tiểu đoàn 933, các anh: Bằng, Soại, Giang, Thái.

4) – Ban chỉ huy đại đội A, các anh: Thành, Tốt, Hồ.

5) – Ban chỉ huy đại đội C, các anh: Trung, Thuần (Nghĩa, Minh).

6) – Ban chỉ huy đại đội 2793 (B, CX), các anh: Tỷ, Tị, Quốc.

7) – Văn phòng trung đoàn do các anh: Lượng, Cửu phụ trách chung.

8) – Ban chính trị, các anh: Minh, Vóc phụ trách.

9) – Ban tham mưu, các anh: Nhân, Bích phụ trách.

10) – Ban quân nhu: Anh Lượng chánh văn phòng trung đoàn kiêm trưởng Ban quân nhu.

11) – Ban quân báo, các anh: Ca, Như, Bang phụ trách.

Văn phòng trung đoàn và các ban trực thuộc được tăng cường cán bộ, củng cố và mở rộng tổ chức hoạt động công tác. Các đội sản xuất tự túc và trường quân chính trung đoàn cũng được củng cố và tăng cường hoạt động sản xuất, đào tạo cán bộ quân sự, chính trị.

Các đơn vị thi đua lập chiến công và nhiều thành tích mới. Đại đội C mở đầu bằng trận diệt đại đội Cao Đài phản động đầu tiên ở Bàu Heo. Đây là đại đội Cao Đài đóng ở bót Bến Sỏi, chúng từ Thị xã kéo về bót nhưng kết hợp cắt ngang xóm Tà Hụp, Bàu Heo để cướp giật của đồng bào.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2018, 07:55:59 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:28:53 am »

Nắm được ý đồ của địch và cũng biết rõ quy luật hành quân của chúng, ta chủ động bố trí phục kích trước, khi toàn bộ đại đội địch phơi bày giữa ruộng trong vòng vây của ta, các tầm đạn trung, tiểu liên, đạn cối, lựu đạn phóng rót vào đội hình địch, diệt hầu hết, chỉ còn 6 tên chạy thoát ngang rừng chối nhưng đến nhà ông Tư Hồ cũng bị ta bắt sống luôn. Đây là trận đầu, Cao Đài phản động bị diệt gọn đại đội mà ta thu được toàn bộ vũ khí.

Phía Nam tỉnh, tiểu đoàn 932 đánh lấy bót Gia Bình lần thứ hai. Phía Đông Bắc, tiểu đoàn 933 phục kích đánh địch ở đường 26, ở bót cao su cầu Khởi, sở cao su Bến Củi, phía Tây và Tây Bắc tiểu đoàn 931 phục kích đánh địch ở đường 13, ở Trảng Lớn, ở đường số 7, sở cao su Ô-cô-nen… Trên đường 22 đi Cây Xiêng, đại đội C phục kích đánh Cao Đài phản động đi tải lương và hộ tống từ Tòa thánh về Cây Xiêng. Địch chuyển hàng bằng xe bò từ Tòa thánh ra có 1 đại đội áp tải và 1 trung đội từ bót Cầy Xiêng xuống đón. Sau khi điều nghiên kỹ, đại đội C bố trí bộ phận chặn đầu cách bót Cầy Xiêng 600 mét và 1 trung đội nằm sát bót chặn viện trong bót ra. Đầu dưới bộ phận khóa đuôi ém quân tại sở cao su ở Quán Cơm. Bị bất ngờ, địch bị diệt tại chỗ 2 trung đội, 2 trung đội còn lại chạy thoát, bọn trong đồn ra gặp trung đội chặn viện phải thun lại. Ta thu hơn 20 súng. Trận này anh Khâm tiểu đội trưởng hy sinh.

Các tiểu đoàn, đại đội liên tục đánh địch và tạo mọi điều kiện cho các đội du kích xã phát triển. Các trung đội du kích tập trung của huyện hoạt động luồn sâu vào sau lưng địch, bám đất giữ làng và phá hoại kinh tế địch.

Du kích tập trung huyện Châu Thành đã hình thành trung đội mạnh. Vì địa bàn huyện rộng, nên phân vùng cho các tiểu đội hoạt động: tiểu đội 3 hoạt động ở Tổng Hàm Ninh thượng (cũ) từ vùng Trâm Sụ, xã Phước Hội lên đến các xã Hòa Hiệp, Hòa Hội, Hảo Đước… Tiểu đội 1 hoạt động từ vùng Tổng Hòa Ninh (cũ) từ xã Thái Bình, Thanh Điền vào thị xã và luồn sâu qua xã Trường Hòa, Long Điền xuống các xã ở vùng Bến Cầu. Các tiểu đội đã kết hợp chặt chẽ với dân quân du kích tại chỗ ở các xã chặn đánh địch ngày đêm và hiệp đồng liên lạc dẫn đường cho các đại đội của các tiểu đoàn đóng ở địa phương đánh địch, hợp đồng với đại đội A đưa đón cán bộ, áp tải lương thực và bảo vệ cho dân quân cùng các đoàn thể phá đường, ngăn chặn địch, chặt cao su phá hoại kinh tế địch… Du kích các xã Ninh Điền, Thanh Điền, Thái Bình, Hảo Đước phát triển khá nhanh, kết hợp với lực lượng huyện và tỉnh đánh địch nhiều trận. trong đó có trận lừa cho địch đánh nhau (của du kích xã Thái Bình), lúc Pháp và Cao Đài hình thành hai gọng kềm tiến đánh căn cứ ta. Tiểu đội du kích chia thành hai tổ anh Châu và Vui phụ trách, bí mật dẫn hai tổ lọt vào giữa hai gọng kềm đánh Pháp và Cao Đài, hổ súng đánh cả hai bên. Địch quay vào đánh trả thì hai tổ du kích bí mật rút ra cho Pháp và Cao Đài đánh nhau, súng máy, moóc chê bắn vào đội hình nhau, hồi lâu chúng mới biết đánh lầm. Gậy ông đập lưng ông, chúng đành cùng nhau khiêng thây và bọn bị thương rút lui… Du kích Thái Bình đoán biết đường rút, đã bố trí mìn, hố đinh, hầm chông chơ địch rút về, bắn tỉa cho địch tạt ngang, bị mìn và hố chông chết thêm một số nữa.

Lực lượng du kích tập trung huyện Trảng Bàng cũng luồn sâu vào thị trấn Trảng Bàng, Gò Dầu vào các sở Vên Vên, Bàu Nâu, Trà Vỏ lên lộ 1, lộ 22 đánh địch nhiều cũ bất ngờ. đồng thời cùng với các đội dân quân du kích xã đánh địch càn quét ra Đôn Thuận, An Tịnh, Lộc Hưng, Thạnh Phước, Phước Thạnh, Bàu Đồn. Riêng phong trào du kích xã An Hòa vẫn duy trì lực lượng từ sau trận hạ đồn Vàm Trảng (2/46) lấy 12 súng trường Nhật, gia đình ông Bảy Nam giữ, sau ông Nam được mệnh danh là ông già Mười Hai. Du kích phát triển lên vây ép đồn Vàm Trảng lần thứ hai (6/46) lính đồn tháo chạy, tề xã phải cúi đầu xin chịu tội. Năm 1948, du kích xã đã tổ chức nội công ngoại kích đánh đồn Mộc Bài, diệt 5 tên, thu 6 súng và kết hợp với tiểu đoàn 932, trung đoàn 311 đánh sập đồn Rộng Tượng, diệt nhiều địch, thu toàn bộ vũ khí. Tiểu đoàn 932 còn được du kích tập trung huyện kết hợp chặt bao vây ngăn chặn địch ở các đồn bót, giữ yên vùng căn cứ Bời Lời của ta, có nơi đồn bót địch chỉ cách ta 01 km, địch không dám ra càn quét.

Ba thứ quân đã bắt đầu kết hợp nhịp nhàng. Du kích tập trung các huyện và du kích các xã hoạt động mạnh, cần chân địch tại chỗ và đưa đường cho các tiểu đoàn, đại đội của trung đoàn 311 liên tục diệt địch. Các bót Cao Đài đóng bao chặn mặt ngoài đều bị tấn công nhiều lần, chúng phải nhiều lần củng cố thêm công sự cố thủ. Các tiểu đoàn, đại đội đã bắt đầu tiến sâu vào đánh các dồn Pháp và thân binh bên trong.

Cuối năm 1948, ta đánh bót Trường Đồi, ngang thành Săn-đá, sâu trong thị xã. Trận đánh do đại đội C phụ trách, do chính anh Đỗ Thế Nhân, tham mưu trưởng trung đoàn trực tiếp chỉ huy. Ta có anh Ngởi làm nội ứng, do anh Ba Huynh tổ chức. Hai bên bàn bạc kỹ về kế hoạch hành quân, tác chiến, nhưng đến giờ chót, anh Ngởi bị địch bắt trói dưới cột cờ, chờ xử tội (Anh Ngởi móc thêm một tên lính khác và bị tên lính này phản bội). chúng cho bọn lê dương phục trên đường hành quân của ta, mặt khác sẵn sàng đánh ta tại bót.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:29:19 am »

Trên đường đi, anh Đỗ Thế Nhân nghĩ ra một con đường tắt bí mật hơn cho nên nhờ đó không lọt vào ổ phục kích. Đến nơi, Ba Huynh làm ám hiệu, cổng đồn mở ra, anh Ba Huynh đi trước, bị tên Pháp sếp đồn bắn chết tại chỗ nhưng rồi nó cũng đền tội ngay, anh Nhân cũng khá nhanh tay. Trước những thay đổi đột xuất này, Ban chỉ huy trận đánh vẫn quyết định cho lệnh ném lựu đạn và đạp rào xung phong. Địch hoàn toàn bất ngờ, lúng túng kháng cự. Trong vòng 20 phút, ta hoàn toàn làm chủ trên trận địa, thu nhiều súng đạn, lúc bọn lê dương quay về cứu viện, ta bố trí đánh yểm trợ cho đại bộ phận rút lui an toàn, chỉ tiếc là không kịp cứu anh Ngởi (chúng bắn chết trước khi ta biết chuyện) và không đem được xác anh Ba Huynh ra.

Bước sang đầu năm 1949, Trung đoàn 311 Tây Ninh bắt đầu giành được thế chủ động trên khắp chiến trường trong tỉnh. Các cơ quan trực thuộc của Trung đoàn bộ đều lớn mạnh. Hầu hết các đơn vị chiến đấu và bộ phận trực thuộc Trung đoàn đều có chi bộ đảng. Số đảng viên phát triển nhiều. Trung đoàn đã tiến hành đại hội đảng viên thành lập trung đoàn ủy. đại hội bầu ban chấp hành Đảng bộ trung đoàn gồm 5 đồng chí: Nguyễn Hữu Dụ (Bí thư), Nguyễn Văn Dung, Trần Văn Đẩu, Trần Văn Lượng và Nguyễn Công Bằng.

Ban quân nhu đã hình thành nhiều bộ phận như: đội quân trang có máy may, may trang phục cấp phát cho bộ đội, đội thuộc da sản xuất dây nịt to bản, dây mang súng đạn, túi đựng đạn, túi dết (sắc cốt) cho cán bộ, đội xay lúa, xay xát gạo cung cấp cho bộ đội đội, đội sản xuất thu hoạch năm 3.000 giạ lúa cho trung đoàn.

Ban chính trị, ngoài tổ chức giảng dạy chính trị, văn hóa còn tổ chức câu lạc bộ của trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, có cả đàn sáo cho chiến sĩ sinh hoạt vui chơi, tổ nhiếp ảnh ghi lại nhiều hình ảnh để cổ động tuyên truyền, triển lãm và lưu niệm…

Ban tham mưu còn tổ chức tác chiến, tổ kiểm tra quân khí và đội công binh. Trung đoàn đã có đài vô tuyến điện, mật mã nhận tin tức từ Nam bộ phát. Tờ báo tường của chi đội nay cũng phát triển mạnh, trung đoàn được xưởng in của Ty Thông tin giúp đỡ đào tạo cán bộ sử dụng máy in chữ chì (ti-pô) in tờ tin tức của Trung đoàn (trong số thợ in được đào tạo đầu tiên có anh Hai Tố và cô Phải). Lúc này du kích xã và địa phương quân các huyện đã bám đất, chống càn tại chỗ, kềm chân địch, tạo thuận lợi cho các tiểu đoàn cơ động trong tỉnh và giao lưu với các tỉnh bạn.

Trung đoàn 11 đã giành được thế chủ động nhưng không phải đã hết khó khăn trên chiến trường đối đầu với hai kẻ thù Pháp và phản động Cao Đài. Khu lại có lệnh điều lực lượng của Trung đoàn 311 về khu hai lần: một lần, 2 tiểu đội đủ súng trường, tiểu liên và 1 trung liên để thành lập đơn vị bảo vệ căn cứ của khu; một lần, 2 trung đội đầy đủ súng trường, tiểu liên và 2 trung liên để thành lập tiểu đoàn chủ lực của Khu. Tất cả đều chọn người khỏe, súng tốt.

Tiếp đó, Khu lại chỉ thị Trung đoàn 311 điều cho chiến trường Đông Nam Campuchia 2 đại đội trang bị đầy đủ, theo trang bị lúc đó là: một đại đội có 3 trung liên, 75 súng trường, tiểu liên và lựu đạn phóng; một đại đội trang bị đủ súng tay, không có trung liên. Tất cả đều phải chọn người tốt, súng tốt.

Sau đó, vẫn theo chỉ đạo của Khu, Trung đoàn 311 tập trung một bộ phận lực lượng xây dựng thành đại đội chủ lực của tỉnh Tây Ninh có ưu thế về lựu đạn phóng nên đại đội này còn thêm bộ phận chuyên sử dụng lựu đạn phóng. Lực lượng còn lại của Trung đoàn tổ chức thành hai tiểu đoàn địa phương. Mỗi tiểu đoàn chỉ có 2 đại đội chứ không phải 3 đại đội như trước. Và tỉnh chia thành 4 khu hoạt động giao cho mỗi tiểu đoàn phụ trách 2 khu. Ngoài ra tổ chức một trung đội bảo vệ căn cứ địa; một trung đội gồm 2 tiểu đội bảo vệ binh công xưởng (Xưởng của Trung đoàn lúc này hoạt động rất mạnh, sản xuất hiện loại vũ khí kịp yêu cầu của Trung đoàn và chiến trường), một trung đội gồm 2 tiểu đội luân phiên áp tải lương thực, vật liệu, đưa đường cán bộ… Lực lượng áp tải này khi cần lực lượng mạnh hơn thì nhờ tiểu đoàn địa phương giúp.

Để tăng cường cho lực lượng du kích địa phương những nơi xung yếu, Trung đoàn còn đưa một số cán bộ cùng một số súng về tăng cường du kích một số xã quan trọng như: Trí Bình, Thanh Điền, Ninh Thạnh, Hiệp Thạnh…

Do yêu cầu chung của chiến trường mở rộng, khu điều động đồng chí Nguyễn Văn Dung Trung đoàn trưởng và đồng chí Trần Văn Đẩu Trung đoàn phó lên chiến trường Đông Campuchia. Ban chỉ huy Trung đoàn có sự thay đổi. Đồng chí Nghĩa (đồng đen) được rút lên giữ nhiệm vụ quyền Trung đoàn trưởng, đồng chí Nhân Trung đoàn phó. Sau đó Khu điều đồng chí Huỳnh Văn Một lên nhận trách nhiệm trung đoàn trưởng (lúc trung đoàn còn một đại đội chủ lực và 2 tiểu đoàn địa phương).

Trên nền du kích chiến tranh, lực lượng ba thứ quân Tây Ninh hình thành và bắt đầu phát triển.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:29:43 am »

3/ - Đẩy mạnh cuộc kháng chiến phát triển toàn diện:

Tháng 9-1949, chấp hành nghị quyết Xứ ủy, hội nghị quân sự mở rộng toàn Nam bộ họp chủ trương chuẩn bị mọi điều kiện để chuyển mạnh sang tổng phản công. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cho các tỉnh là đẩy mạnh cuộc kháng chiến phát triển toàn diện. Phải phá chính sách chính trị, quân sự, kinh tế của địch, đưa du kích chiến tiến lên vận động chiến với phương châm đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung ra sức xây dựng căn cứ địa, xây dựng vùng giải phóng của ta.

Chiến trường Tây Ninh có nhiều chuyển biến lớn. Về mặt hành chánh, Ủy ban tỉnh đã được củng cố và chuyển thành Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh. Đồng chí Lê Lai làm chủ tịch. Các ủy ban kháng chiến hành chánh huyện, xã cũng được kiện toàn. Các mặt công tác kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng mở rộng.

Về kinh tế, chủ yếu là lương thực, ngoài tổ chức đường dây vận chuyển từ Đồng Tháp Mười lên, tỉnh đã phát động được phong trào nhân dân và cơ quan sản xuất tự túc phát triển khá mạnh từ năm 1948 về sau. Các vùng ruộng đất phì nhiêu cặp hai bên sông Vàm Cỏ từ đầu nguồn đến hai huyện Châu Thành và Trảng Bàng dần dần được đồng bào và bộ đội vừa tổ chức chống càn bảo vệ, mùa màng, vừa khai hoang phục hóa cấy lúa. Đồng thời khắp các căn cứ cặp mé rừng được dọn chồi phá rẫy, tỉa lúa bắp, trồng khoai… Hai bên rạch Sóc Om từ ngoài Vàm lên đến tận đầu nguồn và ăn sâu vào nhánh suối Tổng Du lên đến Trảng Còng cũng được đồng bào các xã Hảo Đước, Hòa Hội, Tà Păng… và nhiều bộ phận sản xuất của cơ quan, bộ đội khai hoang vỡ thành công cấy lúa và làm rẫy trồng bắp, trồng khoai. Trong đó chỉ tính 5 Ban sản xuất lớn như: canh nông huyện Châu Thành (4 ha), công an tỉnh (25 ha), bộ đội Sivôtha (30 ha), bộ đội Đông CPC (20 ha), Trung đoàn 311 (35 ha) đã thu hoạch hàng năm được trên 12.000 giạ lúa (ngoài 5 ban sản xuất lớn kể trên, còn nhiều bộ phận sản xuất khác như Ủy ban tỉnh, Kinh tài tỉnh, Mặt tận và đoàn thể tỉnh, Ty y tế, Quân dân y, xưởng giấy, lò da, Ty Thông tin, các bộ phận huyện, xã...). Sông, rạch, rừng, trảng nhiều là điều kiện thuận lợi cho phong trào sản xuất tự túc lương thực, ước lượng chung toàn tỉnh khoảng thời gian này sản xuất tự túc tại chỗ hàng năm thu trên 100.000 giạ lúa. Con số này không nhiều đối với các tỉnh ở Đồng Tháp Mười, đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ở vùng miền Đông, ở Tây Ninh là vấn đề khá lớn. Ăn được chén cơm đầy nhớ những ngày ăn cháo lúa tre, ăn củ nầng, hột dẻ, bột mút, hoặc bột gạo kèm theo bao nhiêu mồ hôi và máu từ Đồng Tháp Mười tải bộ qua đồng chó ngáp về nuôi dân, nuôi quân. Cho nên, giải quyết được vấn đề lương thực là coi như lo được nửa phần công tác kháng chiến. Đến năm 1949 Tây Ninh đã tự lo tương đối về lương thực. Nhưng tỉnh vẫn động viên việc gánh gạo, rút gạo các nơi về để lo cho một phần dự trữ. Tỉnh vẫn thấy vấn đề lương thực cần phải quan tâm đặc biệt. Tỉnh và huyện còn tổ chức nhiều trạm thu mua lương thực, tổ chức đội xay giã tiếp tế, cung ứng thêm một phần cho bội đội và các cơ quan trong tỉnh, huyện, tạo ra mọi thứ hậu cần tại chỗ, cách mạng đỡ bót một phần lo dân đói.

Cơ quan tài chính thuế vụ cũng được hình thành. Từ đầu kháng chiến ngành thủy lâm đã vận động sự đóng góp của các sở cây, sở củi, lò than, bọng dầu, vựa chai thu một số tiền nộp ngân sách tỉnh và nuôi bộ đội. Nay tài chánh thuế vụ cụ thể hóa thuế khóa lâm sản, nông sản và các loại thuế khác tạo nguồn thu hợp lý cho ngân sách phục vụ kháng chiến. Về sau tỉnh tổ chức ty Ngân khố, nhận giấy bạc Cụ Hồ từ Trung ương và Nam bộ cấp, đồng thời được Nam bộ cho phép in thêm ngân phiếu của tỉnh (dùng như giấy bạc Cụ Hồ). Ngành Tài chánh thuế vụ, ngân khố đã làm trung gian hối đoái giữa tiền của ta và tiền của Đông Dương ngân hàng. Ta tổ chức các trạm đổi tiền tại cửa khẩu vào thị xã, thành phố, ai được giấy nhập thành thì đem tiền Cụ Hồ đến đổi tiền Đông Dương ngân hàng, khi trở về thì đổi lại tiền Cụ Hồ đem về dùng trong vùng giải phóng. Cũng có đồng bào đem hàng hóa thực phẩm, nông lâm sản qua trạm xem xét đưa ra thành thị bán mua hàng về và còn tiền thì đổi lại bạc Cụ Hồ. Từ đó góp phần lưu thông phân phối trong vùng kháng chiến thêm thuận lợi.

Về y tế, Trung đoàn có quân y xá, nay được bổ sung thêm cán bộ mở rộng diện điều trị, cứu thương cho cán bộ chiến sĩ, cán bộ ngành y được tăng cường xuống các tiểu đoàn, đại đội ở địa phương chăm sóc sức khỏe cho bộ đội tại đơn vị chiến đấu. Dân y xã tỉnh cũng được mở rộng, bộ phận lãnh đạo của Ty y tế chuyển về căn cứ Trà Vong chỉ đạo phong trào chung: vệ sinh phòng bệnh, tổ chức các trạm y tế huyện, xã, các phòng hộ sinh và các cô đỡ lưu động… Nhưng bộ phận điều trị vẫn đóng xóm Trường và khu vực Bàu Cần Sen cặp Rạch Sóc Om. Về sau sát nhập hai bộ phận quân và dân y của huyện Châu Thành làm một cũng đóng ở vùng Vịnh Cái Kết và Bàu Cần Sen, kết hợp hỗ trợ nhau phục vụ điều trị cho bộ đội, cán bộ và cả đồng bào trong vùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:30:19 am »

Về văn hóa giáo dục, cũng hình thành tổ chức ngành, ở tỉnh có Ty giáo dục, ở huyện có Phòng giáo dục. Số cán bộ giáo việc cũng được đào tạo và mở nhiều trường cấp 1 ở khắp các xã, ấp trong vùng giải phóng. Các cháu được cắp sách đến trường học ban ngày. Ban đêm đã có phong trào bình dân học vụ bổ túc văn hóa và chống nạn mù chữ cho người lớn. Phong trào phát triển từ năm 1948 đến nay càng mở rộng. Các thầy cô giáo được gởi về học lớp đào tạo ở Nam bộ và tỉnh đào tạo tại chỗ đủ phục vụ phong trào từng bước, từng bước lần lượt các xã thanh toán được nạn mù chữ, thực hiện được lời kêu gọi của Bác Hồ chống giặc dốt (15-9-1948). Việc chống mê tín dị đoan ở nông thôn, phong trào nếp sống mới, ăn ở vệ sinh cũng được vận động đồng bào thực hiện.

Ty Thông tin tuyên truyền cũng chuyển văn phòng Ty về Trà Vong, chỉ đạo chung phong trào ở đây, Ty có mở lớp đào tạo cán bộ thông tin, tuyên truyền và cán bộ chính trị. Chương trình học tập chính trị là cộng sản sơ giải, học tập nghiệp vụ là tổ chức cuộc mít tinh thế nào? Cách thức tuyên truyền thế nào? Tổ chức phòng thông tin ra sao? Từ đó, Ty có thêm nhiều cán bộ mở rộng các đoàn cán bộ lưu động, tuyên truyền xung phong… Bộ phận in ấn cũng chuyển về Trà Vong hình thành xưởng in, các anh Năm Choàng, Tám Tâm đã nghiên cứu, tự đóng thêm 3 máy in Tipô. Ngành in được mở rộng lúc này, tờ báo Tây Ninh in được nhiều số và một số sách báo khác được tái bản, sách học vần, học văn hóa cho các trường, truyền đơn tranh cổ động cỡ nhỏ, bài ca, hò ve do các văn nghệ sĩ trong ngoài tỉnh sáng tác… Về giấy, tổ chức làm giấy bằng lục bình, tre, gòn bổ sung cho nguồn giấy từ trong thành ra. Có đủ giấy, đủ máy in cho tập san “Tiền Phong” của Đảng hàng tháng ra 2.000 tập. Tờ Tây Ninh ra hàng tuần. Lúc này chẳng những nội dung tốt mà kỹ thuật in tiến bộ hơn và bìa tranh các tập san, báo, tin tức cũng được trình bày khá đẹp về hình thức do họa sĩ Chọn (Tư Văn) vẽ. Sau đó xưởng in cả tín phiếu cho tỉnh và đào tạo cán bộ cho xưởng in trung đoàn 311. Về văn nghệ lúc này cũng phát triển mạnh, tỉnh có đội văn nghệ chuyên nghiệp, nhiều xã cũng có đội văn nghệ quần chúng. Tỉnh cũng còn tổ chức các đội “Chim Sơn Ca”, “Đoàn chim Việt” của lớp thiếu niên lưu động múa hát phục vụ đồng bào kèm theo phát loa tuyên truyền, trưng bày hình ảnh cổ động các chính sách của Đảng, các loại hình văn nghệ đã hấp dẫn, thu hút quần chúng hưởng ứng, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và xây dựng nếp sống lạnh mạnh, vui khỏe, hăng say kháng chiến.

Về an ninh nội chính, Ty Công an cũng phát triển tổ chức xuống cơ sở phối hợp cùng công an huyện, xã mở rộng màng lưới phòng gian, bảo mật, trừng trị tề điệp của địch. Ty tổ chức công an xưởng sản xuất võ khí cho ngành. Công an tỉnh, công an huyện đều có các tổ chức công an vũ trang để chống giặc bảo vệ cán bộ và có đội công an xung phong tham gia các đợt tuyên truyền hoạt động sâu trong lòng địch ở Thị xã, thị trấn.

Cộng tác mặt trận cũng được mở rộng đến nửa năm 1949. Đại hội sát nhập Mặt trận Việt Minh và Liên hiệp quốc dân thành Mặt trận Liên Việt. Các đoàn thể bắt đầu hoạt động mạnh. Nông hội ngoài việc mở rộng tổ chức Hội, còn tiếp tục tổ chức phân chia tạm cấp ruộng đất của địa chủ phản động và tư sản Pháp cho nông dân nghèo và vận động tổ chức nhiều tổ chức vần đổi công trong sản xuất và bảo vệ mùa màng. Vùng giải phóng ngày càng rộng, đồng bào tín đồ bị gò ép vào các khu chu vi đồn bót, cũng muốn bung về làm ăn, nông hội vận động phân chia ruộng đất, rẫy, cho đồng bào về ruộng vườn cũ hoặc cấp đất mới. Đây là việc làm thiết thực về đời sống kinh tế mà có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Các đoàn thể phụ nữ, thanh niên rất xứng đáng vai trò xung kích trong mọi phong trào tòng quân, dân công, y tế, văn hóa, xã hội, trừ gian diệt tề… có thể nói Đảng gọi là thanh niên nam, nữ sẵn sàng. Đoàn thể thanh niên, sau các khóa đào tạo của tỉnh đoàn, huyện đoàn cán bộ phong trào được đưa xuống hình thành hệ thống ngành từ tỉnh xuống đến xã. Các huyện đoàn cũng được bổ sung cán bộ cốt cán, đồng chí sáu Long, Dân, Thành vào thường vụ huyện đoàn, trực tiếp xuống cơ sở phát động phong trào vui khỏe (văn hóa, thể thao) vai mang đàn, tay ôm trái banh đi hết xã này đến xã khác, cứ chiều là tổ chức thanh niên đá banh, tối là đàn ca múa hát. Từ đó phong trào lên cao. Kháng chiến cần gánh gạo, thì thanh niên lên đường ngay, cần chặt cao su ở sở Si-na, Trà Vỏ, Bà Phủ, Sa Nghe… cần đào đường ở lộ 19, 10, 13, 22… là thanh niên dẫn đầu. Nhất là phong trào tòng quân giết giặc thì thanh niên xung phong lên đường có lúc huyện phải ngăn bớt để giữ cán bộ phong trào ở hậu phương. Đoàn thể phụ nữ, từ chị Kiều phụ trách tỉnh hội đến chị Vân, chị Phụng… Phong trào ngày càng củng cố và phát triển. Các huyện đội cũng dần dần bổ sung đủ cán bộ lãnh đạo phong trào. Từ chị Cúc, chị Nữ đến chị Huê, chị Rong, các chị xông xáo, sâu sát phong trào, đưa tổ chức phụ nữ đi sâu vào thị trấn, thị xã, rút nhiều mặt hàng cần thiết cho kháng chiến và vận động chi em cùng với thanh niên tham gia đầy đủ công tác tải lương, phá hoại giao thông, kinh tế địch, đồng thời cùng với các mẹ chăm sóc cho bộ độ. Nổi nhất trong phong trào phụ nữ là hội mẹ chiến sĩ. Các mẹ tìm mọi cách vận động ủng hộ bộ đội: Hũ gạo kháng chiến, con gà chiến sĩ, liếp rau bộ đội… bằng nhiều hình thức khác nhau, các mẹ quyên góp đem đến cho các Vệ Quốc cái ăn, cái mặc, đồ dùng, thuốc men… làm cho bộ đội bớt khó khăn. Cho nên “Hội mẹ” có vai trò rất lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của anh em chiến sĩ.

Tất cả các mặt công tác quân dân chính đều mở rộng phát triển và bên trong đều có đảng viên, chi bộ Đảng làm nòng cốt tận cơ sở đơn vị, thôn xã lên huyện tỉnh. Các ban chi ủy chi bộ đều lần lượt được đại hội bầu cử. Cấp huyện có Đại hội huyện Đảng bộ bầu cử ban chấp hành huyện Đảng bộ Châu Thành và Trảng Bàng.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2018, 11:29:26 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:31:26 am »

Trước tình hình đó, đầu năm 1949, tại căn cứ Trà Vong, Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Tây Ninh được triệu tập nhằm tổng kết rút kinh nghiệm công cuộc kháng chiến trong mấy năm qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ và bầu Ban chấp hành mới tiếp tục đưa cuộc kháng chiến đi lên. Đại hội có khoảng 80 đại biểu của cấp huyện và các cơ quan, Ty ban ngành trong tỉnh về dự. Hội trường do Ban Công binh trung đoàn Ty và Công an cất khá rộng, được họa sĩ Chọn trang trí đẹp và trang nghiêm. Qua 4 ngày làm việc, đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm những chủ trương của Tỉnh ủy thời gian qua và kết luận những chủ trương ấy rất đúng đắn và kịp thời. Việc lãnh đạo của tỉnh ủy nhạy bén và kiên quyết. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của toàn Đảng bộ biểu hiện tinh thần nghiêm túc, dũng cảm. Các mặt công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, quân đội, sản xuất tự túc đều tiến hành tốt. Do đó, trong một thời gian ngắn, cách mạng Tây Ninh đã từ chỗ khó, khổ đã vững vàng tiến lên bước mới. Đại hội đã đề ra nghị quyết, chương trình cho thời gian tới về mọi mặt công tác, khái lược là:

- Về Đảng, tiếp tục củng cố và phát triển, nhằm nâng cao chất lượng phát triển tổ chức, thận trọng và đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển tổ chức vào vùng tạm chiếm, củng cố tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở các cấp, xây dựng rèn luyện lập trường quan điểm, ý thức tổ chức kỷ luật, đặc biệt xây dựng ý chí chiến đấu chống giặc và quan điểm quần chúng.

- Về mặt trận, củng cố tăng cường cả về tổ chức và hoạt động trong mặt trận, nhất là giải quyết rõ ràng các trường hợp bị lệch lạc lúc Cao Đài tàn phá. Tăng cường công tác vận động Cao Đài, Phật giáo, trí thức, nhất là giáo chức, tư sản dân tộc, cả quần chúng tín đồ và binh sĩ bị bọn phản động o ép. Tăng cường công tác Khơ-me vận. Bồi dưỡng cán bộ và củng cố các cơ quan lãnh đạo trong mặt trận từ trên xuống dưới.

- Về chính quyền, kịp thời củng cố chính quyền và đẩy mạnh hơn nữa sự hoạt động của các ngành các cấp từ trên xuống dưới, đặc biệt là công tác y tế, tài chánh và sản xuất. Tạo điều kiện tốt, giúp đỡ mọi mặt cho công tác mặt trận, công tác Cao Đài vận, và Khơ me vận.

- Về quân đội, tăng cường công tác Đảng, công tác chính trị nhằm nâng cao trình độ chính trị, trình độ Đảng, kiên định ý chí giết giặc lập công, không ngại gian khổ hy sinh, hoàn thành nhiệm vụ, gắn bó với dân, phát triển tổ chức Đảng rộng khắp trong quân độ. Củng cố sức khỏe cho anh em bị ốm yếu trong quá trình chiến đấu gay go do phản động Cao Đài gây nên. Củng cố sức lực cả chất và số lượng ho các đơn vị chiến đấu. Đẩy mạnh tác chiến và chiến đấu, du kích. Đẩy mạnh công tác địch ngụy vận… Củng cố và mở rộng căn cứ địa.

- Về kinh tế, chủ yếu là lương thực, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất tự túc và bằng mọi biện pháp để bảo vệ sản xuất. Sản xuất phải bảo đảm bí mật cơ quan (không phá rừng đốt rẫy gần cơ quan). Tăng cường kiểm soát và thống nhất việc kinh doanh lâm sản. Tiếp tục tạm cấp ruộng đất cho nông dân sản xuất, cấp đất rừng tạo điều kiện cho người nông dân tín đồ bung ra phát rừng làm củi, tỉa rẫy làm ăn. Tất cả đều nhằm tự túc lương thực và thống nhất quản lý kinh tế tài chánh… Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Tỉnh ủy mới gồm 9 đồng chí: Lê Lai, Nguyễn Hữu Dụ, Trần Thuần, Phạm Tung, Trần Kim Tấn, Nguyễn Văn Dung, Lê Đình Nhơn, Nguyễn Văn Nữ(1), Nguyễn Văn Tốt. Đồng chí Lê Lai phụ trách Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Hữu Dụ phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Bí thư trung đoàn 311.

Đại hội Trà Vong đã thành công tốt đẹp cả về nội dung, hình thức và tinh thần phục vụ.

Giữa năm 1949, đảng viên, cán bộ, đồng bào Tây Ninh đó nghị quyết của Đại hội trong lúc vừa vượt khỏi bước ngoặt lịch, sử, thực hiện nghị quyết với một niềm tin, một sức mạnh và ý chí quen vượt gian khổ, quyết giành thắng lợi mới.



Đồng chí LÊ LAI Bí thư Tỉnh ủy
(1949-1950)

Đại hội Đảng bộ đánh giá tình hình bước vào ổn định, từ chỗ Pháp và phản động muốn tiêu diệt ta giành chiến trường Tây Ninh nhưng ta vẫn tồn tại, được tôi luyện thêm vững vàng hơn, cả về ý chí cách mạng, về hình thức và phương pháp chiến đấu. ta trở lại thế giằng co và tạo nhiều nhân tố mới chủ động tiến lên. Địch từ thế chủ động tiến công sang thế giằng co đối phó.

Ta đã có đất, có dân, có phong trào tòng quân kháng chiến, cố vùng căn cứ, vùng tranh chấp, vùng tạm chiếm, có tổ chức luồn sâu, kín trong lòng địch.


(1) Theo anh Hai Bình nhớ thì lúc ấy anh Dung đã đi công tác khác, thay chỗ đó là đồng chí Phạm Văn Uyển.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:33:15 am »

Ý đồ chiến lược của Tỉnh ủy được các ngành chủ động thực hiện. Các tiểu đoàn chủ động, mở rộng du kích chiến tranh ra các xã vùng hoạt động của mình và từng bước chuyển từ đánh chống càn, phục kích tiến lên đánh đột kích, tập kích, bao vây bức rút, cường tập… tạo thế đứng ngày càng vững chắc cho lực lượng quân sự và các ngành khác hoạt động, lực lượng dân quân du kích xã lớn mạnh, mở rộng hoạt động sát đồn bót địch và thị xã, thị trấn.

Cuộc kháng chiến mở ra nhiều mặt, các ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và các huyện cũng mở rộng các mối quan hệ. Huyện Trảng Bàng móc với Thủ Thừa (Tân An), Đức Hòa (Chợ Lớn), Hóc Môn (Gia Định), Bến Cát (Thủ Dầu Một) để tạo thế liên hoàn và hỗ trợ về lực tiến lên vây ép địch đẩy địch vào thế bị động đối phó. Các tỉnh bạn đã tạo điều kiện tốt kết hợp với Tây Ninh đánh địch nhiều đòn đau, phối hợp hoàn chỉnh đường dây liên lạc từ Tây Ninh lên Xứ kịp thời. Huyện Châu Thành cũng mở rộng hoạt động lên vùng biên giới Campuchia, về sau tỉnh tổ chức thêm huyện Khăng Xuyên (tháng 4/1949) và cùng với lực lượng kháng chiến của bạn (Si-vô-tha, A-Cha-Chiu và Pukom Pô) kết hợp hoạt động ở vùng Đôn Bắc Campuchia tạo thế đứng chân cho hoạt động an toàn rộng lớn phía sau của huyện Châu Thành và tỉnh, đồng thời huyện Châu Thành mở rộng hoạt động vào thị xã và Tòa thánh Cao Đài, ảnh hưởng kháng chiến ăn sâu vào nhân dân vùng tạm bị chiếm. Đầu năm 1950, với phương châm 3 vùng chiến lược… tỉnh thành lập Ủy ban Thị xã, điều đồng chí Truyện sang làm Chủ tịch Ủy ban Thị kiêm trưởng Ban cán sự Thị xã, phong trào quần chúng thị xã khá tốt, các tổ chức công an, thị đội, bộ đội 45 của thị xã, công an xung phong, đều hoạt động nhịp nhàng kết hợp đánh địch, đẩy phong trào quần chúng tiến lên.

Tình hình chung và riêng Tây Ninh từ đầu năm 1950 chuyển biến đi lên khá mạnh. Địch càng chuyển hướng đánh phá ta bằng quân sự, đặc biệt nổi lên kế hoạch Đơ-la-tour, đóng bót, lô cốt khá dày đặt toàn bộ trong và ven thị trấn, thị xã, châu vi Cao Đài, đồng thời đánh mạnh về kế hoạch do thám vào vùng cách mạng, có gây cho ta khó khăn mới và tổn thất một số cán bộ cơ sở nhất là vùng tạm chiếm và tranh chấp.

Lúc này, đồng chí Trưởng Ty Công an đi học ở Nam bộ, Phó Trưởng Ty công an Phan Văn Hoai điều hành công việc của Ty đã có tư tưởng sai lệch, từ cán nhân chủ nghĩa nặng, lợi dụng lúc địch đánh phá cách mạng bằng tình báo gián điệp, ta tăng cường công tác phòng gian bảo mật, đánh gián điệp, Hoai chủ trương chống gián điệp trong nội bộ tổ chức! Hoai tạo một số sự kiện giả… một số tài liệu mơ hồ… và khéo léo trình bày đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhất trí cho Hoai tiến hành. Hoai đã cho bắt bớ nhiều cán bộ đảng viên giam cầm nhục hình tra tấn, bức cung hướng vào một số cán bộ trong Tỉnh ủy và một số ngành quan trọng. Khi xảy ra bắt bớ khá rộng, Tỉnh ủy đấu tranh quyết liệt nhưng không ngăn được dẫn đến 2 bộ phận Tỉnh ủy lên Xứ ủy và Khu ủy đấu tranh và được Xứ ủy tích cực ngăn chặn việc bắt bớ, minh oan cho một số đảng viên bị bắt. Hoai bị bắt đưa về Nam bộ và định đưa về Tây Ninh công khai xét xử, nhưng y chết trong khám.

Nội bộ được Xứ ủy kiểm điểm phê phán nghiêm khắc, do tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, thiếu tập thể, thiếu đoàn kết nhất trí để cá nhân lộng hành.

Vụ án Phan Văn Hoai có ảnh hưởng lớn, Xứ ủy triệu tập cuộc họp Tỉnh ủy rộng đến các ngành tỉnh và huyện, đánh giá vụ án đề ra định hướng sửa chữa, được toàn Đảng bộ nhất trí. Do đó, vụ án rất lớn, nghiêm trọng, nhưng một thời gian ngắn đã ổn định được nội bộ, tập trung nắm, đẩy tình hình chung lên mạnh đều khắp. Đây là bài học sâu sắc của Đảng bộ địa phương.

Tình hình địch lúc này là dùng kỹ thuật mới vừa củng cố thế chiếm đóng vừa bung ra từng bước. Ta chủ trương chuẩn bị cho Tổng phản công, trước mắt là đánh bại kế hoạch Đơ la tour và gián điệp do thám…, vừa phát động du kích mạnh ở cả 3 vùng, vừa ráo riết chuẩn bị thực lực (bộ đội, lương thực…) cho định hướng hoạt động mới theo chủ trương của Xứ ủy, nổi cộm lên cao vấn đề: Công nhân phá hoại cơ sở kinh tế địch, nông dân chặt phá cao su, giành lại đất sản xuất, vừa xây dựng ấp chiến đấu, bao vây chặn địch, vây ép địch ở đồn bót, làm binh vận…

Từ năm 1950, các phong trào quần chúng trong tỉnh cũng lớn mạnh và hoạt động đều hơn. Phong trào công nhân cao su đấu tranh ngày càng sôi nổi. Ở các sở Bến Củi, Vên Vên, Trà Vỏ công nhân đâu tranh kéo dài 3 tháng, đòi tăng lương từ 4,2 đồng lên 6,5 đồng. Kết quả giành được quyền lợi cho công nhân. Nhưng sau đó, chúng bắt nguội cán bộ lãnh đạo phong trào và lần lượt đàn áp tù đày một số công nhân, đồng chí Tâm, một trong những cán bộ lãnh đạo đã bị bắt tra tấn dã man. Phong trào đấu tranh ở các sở càng dâng cao. Trong các khâu sản xuất then chốt ta đã gài được cơ sở vào trực tiếp lãnh đạo phá hoại địch bằng nhiều kiểu, cách, đã gây địch thiệt hại gần 20 triệu đồng tiền Đông Dương lúc đó.

Đến mùa thu năm 1950, trên chiến trường miền Đông Nam bộ, tình hình quân sự có nhiều chuyển biến. Chiến tranh du kích phát triển. Ba thứ quân hình thành và ngày càng lớn mạnh, bộ đội chủ lực đã tổ chức được những trận đánh lớn và thu kết quả tốt.

Tháng 9/1950, Bộ Tư lệnh Khu chỉ đạo củng cố thêm một bước lực lượng ba thứ quân, xây dựng chủ lực mạnh và bộ đội địa phương tỉnh, huyện, phát triển dân quân du kích, kiện toàn cơ quan tỉnh đội, huyện đội.

Tại Tây Ninh, Trung đoàn 311 và Tỉnh đội dân quân thống nhất thành một cơ quan chỉ huy quân sự trong tỉnh lấy tiên là Tỉnh đội. Tổ chức thay đổi, Tỉnh đội thành lập một tiểu đoàn tập trung và một đại đội chủ lực của tỉnh và mỗi huyện có một địa đội địa phương. Lực lượng còn lại dồn về khu thành lập Trung đoàn chủ lực Đồng Nai chủ yếu đứng chân hoạt động ở chiến trường Tây Ninh. Ban chỉ huy tỉnh đội gồm có: đồng chí Nguyễn Hữu Dụ chính trị viên, đồng chí Đỗ Thế Nhân tỉnh đội trưởng, đồng chí Nguyễn Hữu Minh tỉnh đội phó, đồng chí Lê Thuấn tham mưu trưởng (đồng chí Nghĩa về Trung đoàn Đồng Nai làm Tiểu đoàn trưởng D.304). Tháng 10/1950, phối hợp với chiến dịch biên giới, Bộ Tư lệnh Khu 7 quyết định mở chiến dịch Bến Cát. Bến Cát nằm về phía Đông Gò Dầu, Trảng Bàng. ngăn cách bởi con sông Sài Gòn, là địa bàn có liên quan mật thiết đến chiến trường Tây Ninh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:33:53 am »

Tỉnh đã đưa một Trung đội mạnh xuống cùng với một trung đội của Bà Rịa và 1 trung đội của tiểu đoàn 303 hình thành đại đội xung kích đánh đồn Bến Súc. Tỉnh Tây Ninh huy động lực lượng dân công rất lớn, cả xe bò vận tải lương thực cho chiến dịch. Khí thế rất cao, dân công hỏa tuyến tải lương ra, tải thương về hậu cứ. Ngoài ra tỉnh còn điều một bộ phận nghi binh thu hút đại bác 105 ly của địch tại Dầu Tiếng bắn thường xuyên về hướng Bắc, Tây Bắc để cho các đơn vị bộ đội và dân công thực hiện nhiệm vụ chiến dịch ở phía nam, đông nam Dầu Tiếng. Cả hai bộ phận này đều đã hoạt động xuất sắc trong suốt quá trình chiến dịch, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch lịch sử này. Sau chiến dịch Bến Cát, lực lượng võ trang trong tỉnh tiếp tục xây dựng, củng cố để phù hợp với tình hình mới. Các huyện rút du kích tập trung lên để hình thành các đại đội địa phương. Ở huyện Châu Thành thành lập đại đội 40 do các anh Chẩn, Tốt, Bạt chỉ huy, về sau thêm anh Hai, anh Thuấn (anh Tốt chuyển về đại đội 45 thị xã). Đại đội 40 có 4 trung đội do các anh: Thứ, Ba, Anh, Minh Quân, Sáu Thuần chỉ huy. Ở Trảng Bàng thành lập đại đội địa phương (Hà Huy Tập) do các anh Hồ, Soái Quang chỉ huy. Ở Thị xã có đại đội 45 do anh Tám Đường, anh Tốt chỉ huy. Ở Khăng Xuyên có đại đội 55 do anh Của chỉ huy. Các trung đội, tiểu đội du kích các xã cùng phát triển khá mạnh. Lực lượng võ trang ở Tây Ninh đã hình thành và phát triển đủ 3 thứ quân hoạt động khắp các vùng trong tỉnh. Các đội biệt động võ trang (thuộc đại đội 45) Thị xã hoặc thuộc Ty Công an, thuộc Ban tham mưu tỉnh đội…) luồn sâu vào hậu địch diệt bọn Rờ sẹt công an, do thám ở tận hang ổ của chúng trong thị trấn, thị xã. Vùng biên giới Việt Nam Campuchia đã liên hoàn hỗ trợ nhau chiến đấu chống địch và mở rộng vùng kháng chiến của ta và bạn đứng chân. Tỉnh đội chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa đại đội chủ lực với tiểu đoàn tập trung và đại đội địa phương. Ở các xã có trung đội, tiểu đội du kích tập trung và tổ chức dân quân đều khắp hình thành thế du kích chiến tranh rộng mạnh mà địa bàn chính là vùng tranh chấp và căn cứ lõm. Theo phương thức tổ chức này, lực lượng võ trang thực hiện được nhiệm vụ cơ động chiến đấu, tập trung khi chống càn lớn, diệt đồn hoặc phối hợp với chủ lực tỉnh bạn mở các chiến dịch lớn theo yêu cầu của chiến trường chung và nhiệm vụ bám đất, bám dân, mở rộng du kích chiến tranh.

Qua quá trình hình thành và phát triển, lực lượng võ trang Tây Ninh đã thể hiện khá rõ khả năng chịu đựng, sức chiến đấu chống giặc và ý thức tự lực tự cường. Từ 100 súng có 2 trung liên lên trên 600 súng có 18 trung liên, 2 đại liên, 1 trọng liên 13,2 ly nhiều tiểu liên có cả phóng lựu đạn, mooc chê. Từ chỗ chỉ biết rờ sạt một số loại đạn đến chỗ rờ sạt nhiều loại đạn và còn làm ra được lựu đạn ném, lựu đạn phóng, các loại mìn và súng. Từ quân số 300 người lên 2.800 người, tổ chức biên chế hợp lý hơn. Các mặt chính trị, tham mưu, quân nhu, quân báo, thông tin liên lạc, quân y, quân chính, ý thức tư tưởng, tinh thần và khả năng chiến đấu đều lớn lên nhanh chóng. Từ chưa có đảng viên đên có Đảng bộ rộng khắp hùng mạnh từ dưới lên trên, lực lượng võ trang Tây Ninh luôn xứng đáng làm con đẻ của đồng bào và công cụ đắc lực của Đảng. Với những thành tích này, hội nghị cán bộ Khu ủy Khu 7 (có các Bí thư Tỉnh ủy cá tỉnh và cán bộ quân sự các trung đoàn trong khu) đã quyết định đề nghị lên trên khen thưởng lực lượng vũ trang Tây Ninh:

- Huân chương quân công cho chi đội 11 và các đơn vị chiến đấu ở Tây Ninh.

- Huân chương quân công cho binh công xưởng 311 Tây Ninh.

Về các mặt công tác Đảng, chính quyền mặt trận, Tỉnh ủy chỉ đạo các khối tiếp tục phát triển đẩy mạnh hoạt động. Mặt trận chỉ đạo công tác Cao Đài vận sâu vào tận các châu vi thánh thất, đồn bót Cao Đài. Ngoài việc tuyên truyền các chính sách tự do tín ngưỡng của ta, vạch rõ âm mưu gây chia rẽ của địch, ta còn chủ trương vận động giúp đỡ quần chúng tín đồ bung về đất cũ và nông dân ra ngoài sản xuất, phá bỏ sự ràng buộc ở các chu vi chung quanh đồn bót, từng bước xóa vùng trắng làm thất bại một âm mưu thâm độc của địch. Chủ trương này phù hợp với tình cảm của quần chúng tín đồ bị gom trong hàng rào kẽm tai trong nhiều năm qua. Âm mưu của giặc và sự lừa phỉnh của phản động dần dần trắng đen đã rõ. Hàng vạn đồng bào Cai Đài được vận động bung ra quanh Núi Bà, bìa căn cứ ta, dọn đất từng tỉa rẫy, sản xuất hoa màu, làm củi, từng bước tiến tới đưa quần chúng tín đồ quay về làng cũ làm ăn sinh sống, vừa giải quyết đời sống đồng bào, vừa tạo lương thực cho kháng chiến. Các tổ chức binh vận luồn sâu vào vận đồng binh sĩ Cao Đài và một số sĩ quan Cao Đài chỉ huy các đồn bót lẻ, làm nội ứng cho ta hoặc thực hiện theo chủ trương của ta, không làm gì trở ngại công tác kháng chiến thì ta để các đồn bót ấy yên. Từ đó, công tác vận động Cao Đài có nhiều chuyển biến mới. Đồng bào tín đồ lần lượt bắt nối liên lạc với ta và qua bà con thân thuộc ở làng cũ ở vùng kháng chiến và được hướng dẫn về làng cũ hoặc khu đất mới do cách mạng cấp làm ăn sinh sống ngày càng đông. Sự cách biệt dần dần được hàn gắn.

Cuối năm 1950 đầu năm 1951, đồng chí Lê Lai Bí thư Tỉnh ủy được Xứ ủy rút về Xứ, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cán bộ bầu bổ sung Ban chấp hành Tỉnh ủy. Đồng chí Tư Đáng Bí thư Tỉnh ủy, đồng chi Huỳnh Văn Một Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh ủy có thêm một số ủy viên dự khuyết, trong đó có đồng chí Phan Văn Uyển. Ban chấp hành Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo thực hiện nghị quyết, chủ trương của Tỉnh ủy cho đến ngày sát nhập thành liên tỉnh Gia Ninh (5/1951).

Đầu năm 1947 cho đến đầu năm 1951 là quãng thời gian công cuộc kháng chiến ở Tây Ninh có những bước phát triển lớn và toàn diện. Từ trong thực tiễn đầy gian nan thử thách, quan và dân Tây Ninh với lòng căm thù địch sâu sắc, sự đoàn kết rộng rãi khoan dung, với ý chí tự lực tự cường… không lúc nào xa rời bạo lực võ trang, không ngừng tự rèn luyện mình, ra sức xây dựng Đảng, chính quyền đoàn thể kháng chiến, xây dựng lực lượng 3 thứ quân vừa chống quân đội thực dân Pháp, vừa kiên trì đẩy mạnh chống âm mưu lôi kéo Cao Đài vào con đường phản bội sự nghiệp kháng chiến, xây dựng căn cứ địa và không ngừng mở rộng vùng giải phóng tạo thế liên hoàn 3 vùng ngày càng có lợi cho ta làm cơ sở cho việc đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp kháng chiến trong địa bàn toàn tỉnh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:31:13 am »

CHƯƠNG III

ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANG DU KÍCH, PHỐI HỢP TIẾN CÔNG
QUÂN SỰ VỚI ĐỊCH NGỤY VẬN, GIỮ VỮNG VÀ MỞ RỘNG
VÙNG GIẢI PHÓNG, GÓP PHẦN KẾT THÚC THẮNG LỢI
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1954)

1/- Lập tỉnh Gia Ninh và huyện Dương Minh Châu, đẩy mạnh phong trào địch ngụy vận, đấu tranh mở rộng vùng tranh chấp, thu hẹp vùng tạm chiếm, và giữ vững vùng căn cứ:

Từ cuối năm 1950 qua đầu năm 1951, Tây Ninh đã khá vững mạnh về nhiều mặt.

Tình hình chung lúc này có nhiều chuyển biến lớn, sau chiến dịch biên giới. Cuối năm 1950, thất bại liên tiếp trên chiến trường chính, địch quay về củng cố Nam bộ. Chúng đẩy mạnh việc áp dụng chính sách “dùng người Việt giết người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Chúng đánh phá ác liệt bằng quân sự vào căn cứ ta. Xúc tiến mạnh việc sử dụng giáo phái chống phá kháng chiến. Đẩy mạnh việc áp dụng chiến thuật giăng tháp canh của Đờ-la-tua (Dela Tour) đi đôi với các dội Com măng đô luồn sâu đánh lẻ gây rối để ngăn chặn chia cắt giao thông liên lạc, chia cắt từng chiến trường, ngăn chặn việc tiếp tế của ta từ khu 8, khu 9 lên, từ thị xã, thị trấn vào chiến khu… và ngược lại.

Trước tình hình địch ráo riết thực hiện chính sách bao vây ta về mọi mặt, Trung ương Cục miền Nam quyết định bố trí lại chiến trường, bố trí lại lực lượng, thay đổi tổ chức và kiện toàn cấp lãnh đạo, chỉ đạo ở tỉnh, huyện, xã (toàn Nam bộ lấy sông Tiền làm ranh giới chia thành hai phân liên khu; Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây).

Thực hiện chủ trương của trên, tỉnh Tây Ninh với 2 huyện Đức Hòa Thành, trung huyện của tỉnh Chợ Lớn và 2 huyện Gò Vấp, Hóc Môn của tỉnh Gia Định sáp nhập lại thành tỉnh Gia Ninh (tháng 3/1951 thì có nghị quyết sát nhập tỉnh, đến ngày 19/5/1951 chính thức hợp nhất tỉnh, tại cuộc họp ở Long Nguyên, Bến Cát có đủ đại diện của 3 tỉnh kể trên. Các huyện, xã, các ngành, các cấp đều có sự dồn xếp lại gọn nhẹ biên chế đảm bảo “tinh binh, tinh cán” vừa có lực lượng sản xuất trực tiếp ở địa phương, nhẹ gánh cho việc tiếp tế trang cấp… Bước giao thời này tỉnh có gặp khó khăn lúng túng về tổ chức và lề lối làm việc và chưa hiểu hết tình hình thực tế. Tỉnh ủy Gia Ninh có nhiều cuộc họp chung và họp riêng với các ngành, các huyện để sắp xếp đội ngũ cán bộ, củng cố nội bộ, giải quyết tư tưởng, ổn định tình hình hoạt động kháng chiến. (Riêng 2 ngành Công an và tỉnh đội ít xáo trộn, đỡ lúng túng hơn).

Thế chiến lược ngày càng lớn, chiến trường ngày càng mở rộng thì căn cứ địa, chỗ đứng chân, càng phải củng cố vững vàng hơn. Căn cứ địa Trà Vong của tỉnh Tây Ninh (cũ) hình thành từ năm 1948 cho đến nay ngày càng ổn định và phát triển về mọi mặt. Dân cư ở các thị trấn, thị xã, ở vùng gần đô thị, ở các sở cao su và đồng bào tín đồ bị gom về các thánh thất, đồn bót bung ra, về sống trong các xã vùng căn cứ hoặc giáp ranh căn cứ làm cây, làm củi, làm rẫy, làm ruộng, làm các nghề rừng khác sinh sống. Xã Ninh Thạnh, các xóm vùng quanh Núi Bà, vùng ven sông Sài Gòn lên ấp Bến Buôn và các xóm Bàu Chanh, Bàu Chòi, Bàu Cối, Trại Đèn, Lộc Ninh, dần dồn về ngày càng đông. Từ dân số trong khu căn cứ trước đây thưa thớt, ít ỏi khoảng 2.000 người, nay lên gần 10.000 người. Tỉnh ủy chỉ đạo mở rộng tổ chức hành chánh. Xã Ninh Thạnh quá rộng được tách một phần và lấy phần đất rộng mênh mông phía Bắc về Thái Bình thành lập thêm xã Thạnh Bình. Các xóm quanh Núi Bà cùng các xóm trong khu căn cứ hình thành xã Chơn-Bà-Đen. Các xóm trong 2 xã Lộc Ninh và Phước Hội nay nhập lại thành xã Phước Ninh. Tách ấp Bến Buôn và vùng sông Sài Gòn thành xã Định Thành, mỗi xã có trên dưới 2.000 dân. Các chi bộ Đảng cũng hình thành tổ chức làm nòng cốt lãnh đạo trong các xã. Nhiều xóm đã có tổ Đảng trực tiếp lãnh đạo, cùng quần chúng sản xuất làm ăn, xây dựng căn cứ, hoạt động kháng chiến. Địa thế rừng núi của căn cứ địa đã vững vàng nay có thêm lớp vòng rào người bao bọc càng thêm chắc chắn.

Với dân số trong vùng căn cứ đủ điều kiện thành lập huyện, tỉnh ủy chỉ đạo hình thành tổ chức huyện căn cứ lấy tên là huyện Dương Minh Châu. Huyện căn cứ gồm 5 xã: Ninh Thạnh, Thạnh Bình, Chơn-Ba-Đen, Phước Ninh và Định Thành, Tỉnh ủy chỉ đạo đưa nhiều cán bộ đủ các ngành về đây xây dựng huyện chuẩn bị đón Trung ương Cục miền Nam về đứng chân chỉ đạo chung phía Nam. Đồn chí Huỳnh Văn Một được bố nhiệm về làm Bí thư và chủ tịch huyện căn cứ địa. Lúc này, Đảng bộ huyện có số lượng đảng viên trên 100 đồng chí. Chi bộ xã Phước Ninh có số lượng đảng viên đông nhất trong các xã, các đoàn thể Nông, Thanh, Phụ cũng hoạt động khá mạnh. Các chính sách cấp đất cho đồng bào nông dân ở các nơi mới về vùng căn cứ được tiến hành mạnh mẽ. Nhất là cấp đất cho nông dân tín đồ Cao Đài thoát ra khỏi sự kề kẹp của địch, ổn định chỗ ở, sản xuất làm ăn, ủng hộ kháng chiến. Các hoạt động phá hoại kinh tế địch, dân công hỏa tuyến, vận động thanh niên nhập ngũ, vận tải lương thực, ủng hộ bộ đội, chăm sóc thương binh cùng các mặt văn hóa, xã hội khác trong vùng căn cứ đều được các đoàn thể quần chúng chấp hành theo nghị quyết của chi bộ xã, huyện căn cứ đã từng bước đi vào nề nếp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2018, 11:31:36 am »

Cũng năm 1951, Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tư lệnh Nam bộ về đóng ở Tây Ninh lấy vùng Trà Dơ, Đồng Rùm làm an toàn khu, Bộ Tư lệnh Nam bộ lúc này chỉ huy cả vùng Nam Trung bộ và vùng Đông Nam Campuchia. Để bảo vệ Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh, căn cứ địa được mở rộng thêm đến tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông gồm thêm một phần các xã Hảo Đước, Hòa Hiệp của huyện Châu Thành, là căn cứ địa Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh nên mối quan hệ ngoại vi càng rộng khắp các tỉnh phía Nam và 5 khu đều tập trung về đây báo cáo và nhận lệnh, khối lượng tiếp tế to lớn hơn nhiều, nhất là mặt lương thực và mọi mặt hậu cần khác. Chẳng những tỉnh Gia Ninh được vinh dự lo cho Trung ương Cục mà còn các tỉnh khác, các bộ phận của Trung ương Cục và Bộ tư lệnh cũng hoạt động mạnh mẽ phục vụ kịp thời và đáp ứng theo yêu cầu tạo thế chuyển biến mạnh ở chiến trường phía Nam góp phần cho thế chiến lược chung cả nước. Cũng trong thời gian này Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Đông chuyển về đứng chân tại căn cứ địa Dương Minh Châu.

Ở 2 huyện Châu Thành và Trảng Bàng cũng có sát nhập một số xã gần nhau thành liên xã. Huyện Châu Thành nhập 3 xã Hảo được, Hòa Hội, Trí Bình thành xã Đước-Hòa-Bình, 3 xã Long Giang, Long Chữ, Long Khánh thành xã Tam Long. (Năm 1949, có một thời gian do yêu cầu chiến trường ta nâng xã Khăng Xuyên Trung lên thành huyện Khăng Xuyên với 3 xã: Khăng Xuyên Nam, Khăng Xuyên Trung, Khăng Xuyên Bắc. đến khi liên minh ra rừng, tình hình dân cư xáo trộn ta phải dồn lại cho tiện việc tổ chức hành chánh, nhập thêm xã Tam Long, Ninh Điền và Khăng Xuyên Nam thành xã Long Xuyên Điền. Còn Khăng Xuyên Trung và Khăng Xuyên Bắc trở lại xã Khăng Xuyên nằm trong huyện Châu Thành như cũ). Huyện Trảng Bàng sát nhập 2 xã Đôn Thuận và Thuận Lợi thành xã Đôn Thuận Lợi, 2 xã Phước Trạch và Hiệp Thạnh thành xã Hiệp Phước, 2 xã Thạnh Đức và Cẩm Giang thành xã Thạnh Giang, 2 xã An Thạnh và Lợi Thuận thành Liên xã An Thạnh – Lợi Thuận và đến 1951 thành xã An Thạnh Lợi.

Sự thay đổi chiến trường và tổ chức lực lượng nêu trên đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để phong trào kháng chiến Tây Ninh tiếp tục phát triển trong tình hình mới. Huyện căn cứ Dương Minh Châu thành lập và trở thành căn cứ lớn của Nam bộ là vinh dự to lớn của Tây Ninh. Phong trào kháng chiến Tây Ninh được gắn với sự lãnh đạo của Trung ương Cục rồi Phân khu ủy hơn, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm nặng nề với hơn đối với quân và dân Tây Ninh trong nhiệm vụ xây dựng bảo vệ căn cứ địa, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến của toàn Nam bộ. địch thực hiện ý đồ củng cố chiến trường Nam bộ nhất là đánh mạnh các vùng quanh Sài Gòn. Tại Gia Ninh chúng tiến đánh các khu căn cứ của ta ở An Phú Đông, An Nhơn Tây (Gia Định), Đức Hòa Thành (Chợ Lớn) và khu Bời Lời (Tây Ninh). Ngoài ra chúng biết rõ Trung ương Cục rồi Phân liên khu miền Đông và chủ lực trên về đóng ở Tây Ninh nên hoạt động càng ráo riết hơn. Chúng tập trung lực lượng không quân bắn phá, bộ binh tăng cường càn quét gom dân vào chu vi đồn bót, giăng tháp canh trên các tuyến đường giao thông quan trọng và vùng ven giáp khu căn cứ của ta. Dọc lộ 13 khu vực huyện Châu Thành địch giăng thêm đồn, 7 tháp canh, và lộ 13 khu vực huyện Dương Minh Châu 2 đồn, 6 tháp canh. Địch tổ chức các đội Com-măng-đô thọc sâu đánh lẻ và tổ chức càn quét dài ngày vào các vùng du kích, phá địa hình, địa đạo, hầm chông, rào làng chiến đấu… lấn chiếm một số vùng du kích quan trọng ở các xã Thanh Điền, Long Xuyên Điền (Châu Thành) Phước Ninh (Dương Minh Châu), Đôn Thuận Lợi (Trảng Bàng). Địch tiến hành xây dựng tề, phát triển bảo an, mở chợ, nhà thương, trường học ở vùng gần thị trấn để thu hút dân chúng tiến hành triệt phá kinh tế; ở vùng căn cứ thì đốt sạch, phá sạch, bao vây, chặn đường tiếp cân. Ở vùng tạm chiếm, chúng vơ vét bóc lột, thuế má nặng nề, nhất là thuế đảm phụ quốc phòng và có cả loại thuế bảo trinh phụ nữ. Đồng thời chúng khai phá cao su ở các sở Ô-cô-nen, Ác-nô, Trà Vỏ, Vên Vên để nuôi chiến tranh.

Địch có âm mưu mới cho Cao Đài liên minh ra rừng để đánh sâu vào vùng căn cứ ta. Bọn này là lực lượng Cao Đài, vừa là của Pháp, vừa là của Mỹ, vấn đề cũng là mâu thuẫn Mỹ - Pháp. Pháp muốn can thiệp vào Việt Nam, Pháp mặc cả với Mỹ. Bọn lãnh đạo phản động trong Cao Đài lợi dụng cả Pháp và Mỹ, vòi vĩnh bắt cá hai tay để có tiền có súng, xây dựng thế lực làm tay sai có giá cho mình. Pháp bị thất bại trên chiến trường bị Mỹ chen vào nắm nhiều tổ chức và tôn giáo nên Pháp phải dùng thủ đoạn thân binh hóa các lực lượng võ trang giáo phái, càng đẻ ra mâu thuẫn mới, đẩy Pháp càng suy yếu thêm. Năm 1952 có thêm kẻ thù mới Mỹ. Địch cho bọn liên minh Cao Đài ra rừng, lực lượng lớn bung ra vùng Long Xuyên Điền để đầu trên dựa vào bót Bến Sỏi, Bắc Rù và đầu dưới dựa vào các bót ở Bến Cầu và bót Năm Đinh (cha Trịnh Minh Thế) tên Chúa đất vùng Bến Cầu này. Bọn liên minh ở trong rừng nhưng cũng hình thành các bót Trà Xiêm, Xóm Mía, Gò Nổi, Bằng Năng, Truông Chẹt, Rừng Nhum, Long Vĩnh (Bộ chỉ huy của lực lượng liên minh gồm 4 tên: Trịnh Minh Thế, tổng chỉ huy, trung tá Tỉnh, thiếu tá Triệu, thiếu tá Ba-kềnh Càng). Các bót có chỉ huy trực tiếp, bót nhỏ nhất là Tràm Xiêm có lực lượng 1 trung đội, bót có chỉ huy trực tiếp, bót lớn nhất là bót Xóm Mía đóng 2 đại đội. Các bót có công sự hầm hào, trụ cây, ụ đất. Ban ngày chúng tỏa đi bắt dân, cướp tài sản, giết người chặn đường liên lạc đón bắt cán bộ tay, truy lùng du kích và giả dạng dân đi tát cá mò cua kiếm ăn, đồng thời cũng dò la tin tức về ta. Trước tình hình địch đánh phá mạnh bằng không quân và tập trung lực lượng càn quét mạnh lấn chiếm căn cứ An Nhơn Tây, Tỉnh ủy thấy nếu chuyển bộ phận lãnh đạo tỉnh về khu căn cứ địa Dương Minh Châu thì an toàn nhưng xa 4 huyện phía Nam tỉnh, khó liên lạc chỉ huy và nhất là khó về tiếp tế. Hơn nữa tỉnh ủy đề phòng địch tập trung đánh phá gây thêm khó khăn cho trên. Tỉnh ủy chủ trương cho bộ phận đầu não tỉnh chuyển qua vùng An Điền (ven sông Sài Gòn địa phận Bến Cát, Thủ Dầu Một) nơi có thể coi là trung tâm của tỉnh. Tỉnh ủy phân công Thường vụ và Tỉnh ủy viên xuống các huyện trực tiếp các huyện chỉ đạo thực hiện các chủ trương tích cực chống địch lấn chiếm khu căn cứ, diệt tháp canh, bằng đủ cách diệt lực lượng Com-măng-đô, đẩy mạnh công tác địch ngụy vận, kết hợp quân dân chính đánh địch; ngăn chặn địch, tổ chức đấu tranh chống thuế, chống xâu, chống áp bức bóc lột và triệt phá kinh tế địch. Các huyện mở rộng công tác Cao Đài vận, nhất là ở Tây Ninh cũ, coi đây là công tác trọng tâm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM