Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:24:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 31003 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:23:17 am »

*
*   *

Chấp hành sự chỉ đạo của tỉnh ủy chi đội 11 và các lực lượng khác cố bảo toàn lực lượng ta lúc địch mới hung hãn tập trung sức nóng ra ban đầu. Nhưng lực lượng võ trang gặp rất nhiều khó khăn, địch mạnh hơn ta gấp nhiều lần (cả Pháp, Cao Đài, Partisan). Lực lượng Cao Đài phản động thành lập nhiều tiểu đoàn (Pháp trang bị súng cho 4.800 binh sĩ Cao Đài theo hiệp định giữa Phạm Công Tắc và tướng Nyo của Pháp ký tại Đà Lạt ngày 8-1-1947). Chúng liên tiếp mở nhiều cuộc càn quét truy tìm lực lượng ta. Đầu tiên, chúng đánh ta tại trận Bàu Cốp, trong khi lực lượng chi đội 11 phục kích đánh Pháp đi càn ở vùng Chà Là, Bàu Cốp. Giặc Pháp lọt vào vòng kích, bị quân ta vây đánh. Địch lâm vào thế bị động, ta đang xung phong diệt địch thì lực lượng phản động Cao Đài từ hướng Tòa Thánh vận động đến đánh xuyên hông chi đội 11, cứu cho Pháp thoát chết.

Sau trận đó, lực lượng phản động Cao đài bắt đầu tấn công vào căn cứ của văn phòng chi đội 11 đóng tại Bàu Chanh lúc 01 giờ khuya. Chúng định đánh bất ngờ: bao vây và thọc sâu 1 mũi vào lúc nửa đêm để chụp Ban chỉ huy chi đội. Ta có bị động nhưng chống trả kịp thời và rút ra khỏi vòng vây an toàn. Mấy ngày sau chúng lại tập trung lực lượng lớn bao vây và tấn công vào căn cứ Bàu Chanh lúc khoảng 15 giờ chiều Lần này chúng bao chặn và tấn công nhiều mặt. Ta, với lực lượng phân đội bảo vệ văn phòng và các bộ phận trực thuộc chi đội ở Bố Bịch đều có ý thức cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, tự trang bị, tự lực bảo vệ mình và kết hợp nhau chống trả địch, rút ra khỏi vòng vây không tổn thất gì đáng kể. Qua hai trận bất ngờ định tiêu diệt lực lượng chỉ huy chi đội 11 không thực hiện được, quân Cao Đài ào ạt đánh vào dân và kết hợp với quân Pháp liên tiếp càn quét lấn chiếm vùng căn cứ.

Lực lượng chi đội 11 tiếp tục đụng đội với địch mấy trận lớn. Trận Bàu Đôi từ xã Phước Trạch vô ấp Phước Bình, ta đánh lực lượng Cao Đài đi càn tại đây, ta bao vây sắp sửa tiêu diệt trung đội đi càn thì lập tức địch từ 3 mặt Vên Vên xuống, từ Bàu Đồn ra, từ Gò Dầu, Phước Thạnh lên tiếp viện vây đánh lại ta. Ta phải rút. Trận Đìa Xù ở Bến Cầu, ta đang truy diệt bọn Cao Đài phản động đi càn thì các phía Bến Cầu, Gò Dầu tiếp tục cứu nguy cho chúng.

Lực lượng phản động Cao Đài tung hoành phá phách. Chúng dùng lực lượng mạnh và đông, cứ 3 người 1 súng, bắt nhiều tín đồ đi theo làm con hôi đông đảo, mỗi cánh từ 400 – 500 đến 1.000 người. Là người địa phương chúng hiểu biết cả đường quanh ngõ tắt trong rừng và nhiều nơi có tai mắt của bọn phản động chỉ điểm. Chúng liên tiếp ngày đêm tấn công ta, kết hợp cả với sự mê hoặc tín đồ cuống tín, cầm cờ, giáo mác, tay không theo cùng lực lượng võ trang triệt phá làng mạc, vơ vét tài sản không chừa một cái rổ, ngọn rau… Khi đụng lực lượng ta đánh trả, chúng dùng thế đông người hò la, đạp xác nhau tràn tới. Thời gian này chiến trường Tây Ninh nóng bỏng, gian nguy, ác liệt cả ngày lẫn đêm, nhất là vùng căn cứ và vùng nông thôn quanh căn cứ.

Ở huyện Châu Thành, bọn phản động thực hiện chính sách tam quang: đốt sạch, phá sạch, giết sạch. Các xã chung quanh căn cứ: Phước Hội, Phan, Suối Đá, Thái Bình, Hòa Hội, Ninh Điền, Thanh Điền… bị chúng kết hợp với Pháp càn quét liên miên, bắn giết, lùa bắt cả trâu bò, đốt nhà cửa, gom dân về Tòa Thánh. Một tình trạng hỗn độn xảy ra cho quần chung địa phương. Người chí cốt với cách mạng thì phải đem gia đình, tài sản chạy luôn ra chiến khu, người nửa chừng thì kéo tài sản gia đình vào thị xã; số người tín đồ Cao Đài và chịu ảnh hưởng Cao Đài hoặc tùy thời thì dắt cả trâu bò, dỡ cả nhà cửa, chở thóc gạo tài sản vào nội ô Tòa Thánh. Đây là cơ hội cho họ, con hôi vơ vét của cải đồng bào và bọn lưu manh, cồn đồ cũng được dịp bắt giết, đốt phá không tiếc tay, làm cho làng mạc xác xơ tiêu điều, nhiều nơi trở thành vùng trắng dân.

Ở Trảng Bàng, phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ, chúng càn quét gom dân các xã Long Khánh, Long Giang, Long Thuận phần lớn ra vùng thánh thất ở Bến Cầu, phía Đôn Thuận, Lộc Hưng, Phước Thạnh, Thạnh Phước… ra thị trấn Trảng Bàng, Gò Dầu. Cảnh ruộng vườn hoang hóa, nhà cửa đổ nát, cướp bóc, giết chóc xảy ra liên tiếp đổ trút lên đầu người dân gánh chịu.

Ngoài việc gom dân về vùng Tòa thánh, bọn phản động trong Cao Đài tổ chức ra “châu vi” ở thị trấn Trảng Bàng, Gò Dầu và vùng Bến Cầu, chúng còn gom dân về các thánh thất, biến các thánh thất từ dưới lên trên thành đồn lính có đông đảo nhân dân bị tổ chức thành ngũ liên gia bảo bao chung quanh, khiến cho chiến trường Tây Ninh ngoài hệ thống đồn bót Tây nay thêm hệ thống của Cao Đài phản động mở rộng thêm và ăn sâu lấn vào vùng giáp căn cứ ta (theo quy ước giữa Pháp và Cao Đài, các sở cao su, Hãng đường của Pháp thì do đồn Pháp đóng giữ, ở nội ô thị xã, thị trấn thì các đồn lính Pháp và Cao Đài tùy thuộc tính chất trọng yếu mà đóng xen kẽ nhau. Bên ngoại vi, từ phía tòa thánh ra hướng đông, bắc đông bắc, nam đông nam là do Cao Đài phụ trách, các đồn ngoài như: Trà Vọng (bắc) Bưng Bàng (đông bắc) Bàu Đồn, Cầu xe (Đông Nam)… Phía thị xã ra hướng Tây của huyện Châu Thành do Pháp đóng đồn (các xã Thanh Điền, Thái Bình, Trí Bình… Bên ngoài có vài bót Cao Đài, Bắc Rù, Bến Sót. Phía tây nam có bót Cao Đài ở Bến Cầu, Bàu Gò…).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:23:47 am »

Khi tách được một số lớn dân đưa ra vùng của chúng kiểm soát, bọn chúng lại mở những cuộc lùng sục liên miên và các vùng rừng mà ta và đồng bào còn lẩn tránh. Chúng tiến hành phục kích thường xuyên các ngả đường, tổ chức các màng lưới thông tin dây chuyền khắp các hành lang, đầu mối giao thông của ta trong tỉnh. Bằng tiếng gọi con, bằng cách đuổi gà, bằng nhịp chày giã gạo, bằng tiếng giã bàng, là qui ước buộc quần chúng phải làm… để đồn lính Cao Đài gần đó biết được có ta đi qua vùng nhiều ít thế nào, võ khí ra sao để tổ chức lực lượng phục kích tương ứng với người và vũ khí của ta.

Những hành động trên được chúng tiến hành khẩn trương, liên tục gây căng thẳng tách ta ra khỏi dân, dân không dám giúp ta, quyết làm tê liệt mọi hoạt động kháng chiến, tiến tới tiêu diệt lực lượng ta. Trong thời gian này ta gặp vô vàn khó khăn, việc liên lạc giữa Trảng Bàng và Châu Thành cũng rất khó.

Tình hình cẳng thẳng trên các hành lang tiếp giáp, lực lượng các tỉnh có liên quan tới Tây Ninh và của khu đều bị địch báo động cho đồn bót Cao Đài đón đánh. Từ đó, Khu 7 có chủ trương quét sạch số được gài làm tình báo liên lạc nằm trong tín đồ Cai Đài. Việc tiến hành tảo thanh Khu không bàn gì với tỉnh. Tỉnh ủy hỏi Khu và có công văn tỏ ý không tán thành, đề nghị Khu ủy và Xứ ủy xem xét lại chủ trương của Khu 7. Do vậy Khu không giao việc tảo thanh cho Tây Ninh. Vụ thanh trừng này đã làm cho vấn đề thêm phức tạp.

Suốt năm 1947, lực lượng Pháp và phản động Cao Đài liên miên càn quét, đánh phá, gom dân, lập khu châu vi, đóng đồn… Lực lượng ta kể cả bộ phận của Khu hoạt động vùng ngoài tỉnh cũng còn yếu so với lực lượng địch. Thời gian đầu chỉ có chi đội 11 chống trả với bọn phản động Cao Đài và giặc Pháp. Chiến sĩ cùng với cán bộ, dân chính Đảng và đồng bào Tây Ninh chịu đựng mọi thử thách. Là chiến trường giành giật ác liệt giữa ta và địch: từ năm 1946, giặc Pháp liên tiếp càn quét, đốt phá hàng tuần, từ năm 1947, khi phản động Cao Đài nổi dậy, những cuộc càn quét, bao vây qui mô khốc liệt hơn, không phải xảy ra hàng tháng, hàng tuần mà là hàng ngày. Có đơn vị quân ta trong vòng 1 ngày phải đối phó với 5 trận vây tiêu của bọn phản động, súng không kịp lau chùi, người không kịp ăn cơm. Nhiều trường hợp trong 1 ngày hành quân bị nhiều lần phục kích bất ngờ, trinh sát không phát hiện được vì chúng quân đông bủa khắp. Hầu hết các đơn vị đều phải di động hàng ngày, bất chấp nắng mưa, võng bạt chưa có phải dựa vào cành lá của rừng cây. Đạn dược không có dự trữ, sản xuất còn non trẻ chưa được bao nhiêu. Quân địch lại hiểu rất rõ về khả năng bắn 2 loạt là hết đạn của ta. Chúng bào nhau súng máy của Việt Minh chỉ bắn 2 loạt là hết đạn. Nên mọi lần đụng độ chiến đấu là chúng xáp tới. Ta ít đạn phải rút, chúng lùng sục, vây đuổi đến cùng.

Về khả năng tiếp tế cũng quá khó khăn, gạo muối không có dự trữ, của đồng bào thì bọn phản động Cao Đài gom đi hoặc đốt sạch. Nhiều lúc anh em chiến sĩ muốn có bữa canh rau rừng nêm muối hoặc bữa cháo đủ no mà cũng không được. Chiến đấu ác liệt, liên miên, ăn uống đói cháo, đói muối quá thiếu thốn, 1 viên ký ninh phải khuấy nước cho mấy người uống, về sau phải uống dây cốc đắng thay cho ký ninh mà có lúc cũng không có. Nhiều anh em kể cả đơn vị trực thuộc, cơ quan, tình báo liên lạc… đi đường lên cơ sốt, cơn đau thì nằm lại giữa rừng qua cơn lại tiếp tục đi. Thuốc lá cũng là một nhu cầu lớn, thường anh em dùng lá rừng thay giấy để quấn, nhiều lúc thiếu thuốc phải bứt lá cỏ hôi vò phơi khô để hút cho đỡ ghiền. Quần áo mặc cũng quá thiếu thốn, người nào khá lắm mới được một bộ lành. Phải thay phiên nhau tắm giặt, đợi quần áo khô mới có cái mặc,… cho nên những năm đầu này giặc rận cũng hoành hành ghê gớm. Bộ đội đi chân đất, đầu trần, có đại đội tìm không ra một cái mùng… Tình hình chiến đấu, ăn, ở, ốm đau, vật chất thiếu thốn kéo dài ngày này qua ngày khác, tệ nhất là thời kỳ đầu của bọn phản động Cao Đài nổi dậy.

Đến khoảng tháng 4, 5/1947, Bộ Tư lệnh Khu 7 chính thức lập 3 liên quân: A, B, C bao gồm nhiều đơn vị của các chi đội 11, 12, 13, 15, 6, 5, 1 của các tỉnh miền đông, nhằm ngăn chặn sự phát triển của lực lượng phản động Cao Đài ra các vùng khác. Quân số mỗi liên quân khoảng 1,5 đến 2 tiểu đoàn hiện nay. Các liên quân lưu động chiến đấu trên chiến trường Tây Ninh và các tỉnh kế cận Tây Ninh. Các đại đội trong liên quân chủ yếu chiến đấu trong đội hình liên quân. Liên quân A do anh Nguyễn Văn Dung chỉ huy trưởng, liên quân B do anh Huỳnh Kim Trương chỉ huy trưởng (sau anh Tô Ký thay), liên quân C do anh Đức chỉ huy trưởng.

Liên quân đã đánh chống càn một số trận lớn như: trận Tầm Lanh (Phước Thạnh) liên quân A đã diệt gọn đại đội phản động Cao Đài, thu toàn bộ vũ khí. Ta hy sinh 6 đồng chí. Trận Xóm Mới, Gia Bẹ, ta chống càn giành thắng lợi, trận Bàu Chanh ta diệt nhiều địch, nhưng chúng ỷ quân đông tràn tới giành lại súng, trận Xóm Củi, Đìa Xù, Sa Nho, Xóm Trại, Ba Làng… ta diệt nhiều địch, chúng vẫn ồ ạt xung phong đạp lên xác đồng bọn lấy lại súng…

Qua một năm hoạt động tác chiến, các liên quân đã hạn chế được nhiều tác hại của địch gây ra, ngăn chặn không để chúng tràn qua các tỉnh khác. Bọn phản động Cao Đài có gom được dân nhưng không chiếm được đất. Dân ta số tách ra vùng kháng chiến, số bị gom cũng không giảm sút ý chí mà còn tăng thêm lòng căm thù giặc Pháp. Ngay như quần chúng tín đồ Cao Đài phải gom vào khu chu vi thánh thất, phải lìa bỏ xóm làng vườn tược cũng bất bình với giặc. Lực lượng võ trang Cao Đài tuy có phát triển thêm về số lượng nhưng chất lượng chiến đấy ngày càng giảm sút vì bộ đội chính quy của chúng lần lượt bị ta tiêu diệt, tiêu hao nhiều. Chúng phải bắt lính bừa bãi mới kịp bổ sung chỗ thiếu hụt, đồng thời phải tăng nhanh để thay thế một số đồn bót ở ngoại vi do Pháp dần dần giao thêm. Phần ta, việc tập trung các liên quân, không giải quyết thật cơ bản vấn đề Cao Đài phản động lại gặp khó khăn về hậu cần, nhiều địa phương bị bỏ trống, phong trào du kích ở một số xã có chiều hướng giảm sút. Các chi đội lần lượt rút về chi đội mình. Đến cuối năm 1947, lực lượng chi đội 11 tại chỗ đã có nhiều kinh nghiệm đánh, chống phản động Cao Đài và Pháp. Các tiểu đội, trung đội trong các đại đội hoạt động ở địa phương đã gọn nhẹ biên chế, tổ chức chiến đấu rất linh hoạt, kết hợp tốt với du kích và ấp làng chiến đấu, từng bước xây dựng lại dân quân du kích các xã kết hợp chiến đấu và ngăn giặc bảo vệ đồng bào. Công binh xưởng của chi đội đã kịp thời sản xuất được nhiều lựu đạn phóng (phóng đi xa vài trăm mét) góp phần đáng kể cho bộ đội ngăn bọn phản động từ xa. Loại súng phóng lựu đạn này cũng gọn nhẹ đơn giản dễ sử dụng. Nhiều chiến sĩ bắn quen ước lượng, tầm bắn rất chính xác. Cho nên từ khi chi đội 11 có lựu đạn phóng thì chiến thuật biển người của bọn phản động bị bẻ gãy từ xa. Chúng không còn bò la, tràn tới dễ dàng như đầu năm 1947 nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:24:02 am »

Các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận cũng chấp hành nghị quyết của tỉnh ủy phân tán hoạt động, giữ bí mật cơ quan. Ủy ban hành chính tỉnh và mặt trận tỉnh gọn nhẹ bộ máy trụ sở, đưa một số cán bộ xuống các huyện, xã bám cơ sở công tác. Ở Giồng Điều gần Đồng Tháp Mười tiện việc rút lương thực tiếp tế và liên lạc xuống Nam Bộ. Ủy ban tỉnh còn lại đồng chí Thuần, quyền chủ tịch, đồng chí Uyển, tổng thư ký, Ủy ban liên lạc được với Xứ ủy, báo cáo tình hình khó khăn ở Tây Ninh. Xứ chỉ đạo các tỉnh: Tân An giúp Tây Ninh về lương thực và Thủ Dầu Một giúp về tài chính. Ủy ban cho xây dựng kho chứa lúa ở Giồng Giữa và giao cho hai anh Tùng và Châu tìm đường đi dọc theo đồng “chó ngáp” (đồng bưng rộng mênh mông, chó chạy ngang cũng bạt hơi) lén băng qua lộ 1, cắt lên Rừng Nhum về huyện Châu Thành. Từ đây hình thành đường tải gạo bằng dân công đi gánh. Từng đợt dân công ở các xã đi gánh gạo. Tình hình thiếu thốn đói kém lúc này rất trầm trọng, không riêng bộ đội, cơ quan mà cả đồng bào cũng mót hết củ khoai, măng, bột để ăn. Hậu quả là do giặc càn quét liên miên, vụ mùa 45-46 và 46-47 không cày cấy được bao nhiêu, kế đến Cao Đài phản động cướp phá hết. Cho nên, tải gạo Tân An về để cứu đói và cho dân. Người đi gánh thì ăn no đủ, gánh gạo về lúc đầu để cho dân tự do sử dụng, về sau mới nộp 1/3 đến 1/2 cho quân lương tiếp tế cho bộ đội, cơ quan. Ủy ban được tăng thêm cán bộ, đến giữa năm 1948 chuyển về Bời Lời và trở lên địa điểm Cây Chò để tiện việc lãnh đạo chung toàn tỉnh, qua 1949 lên căn cứ Trà Vong.

Cơ quan tỉnh ủy lúc này chưa có văn phòng riêng. Tỉnh ủy khi cần họp bàn thi các đồng chí thường gặp nhau tại Ủy ban tỉnh, chỗ đồng chí Thuần, khi cần báo cáo lên trên hoặc chỉ đạo các huyện ủy bằng văn bản thì sử dụng Văn phòng của Ủy ban. Cấp huyện ủy cũng hoạt động như vậy. Tình hình khó khăn phức tạp, chống đối hai kẻ thù cấu kết nhau đánh phá kháng chiến ác liệt, vật chất và tinh thần đều căng thẳng nhưng quân dân Tây Ninh đã gan góc chịu đựng và ngày càng nổi lên những hạt nhân qua trui rèn thử thách. Đảng từng bước kết nạp vào đội ngũ của mình, tạo cho các ngành, các cấp từ cơ sở có thêm đảng viên và chi bộ nòng cốt lãnh đạo phát động quần chúng kháng chiến với kế hoạch chung chống giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm, khắc phục từng bước khó khăn, gầy dựng lại phong trào cho cuộc kháng chiến nhích dần lên.

Mặt trận Việt Minh tỉnh cũng tạm thời chuyển trụ sở xuống Giồng Điều. Trước tình hình càn quét của Pháp và phản động Cao Đài, nhiều cơ sở chính quyền và mặt trận ở các xã bị tan vỡ, mặt trận tỉnh chỉ đạo từng bước củng cố lại các đoàn thể. Về đoàn thanh niên: huyện đoàn Châu Thành từ đồng chí Hai A trưởng, đồng chí Ba Trưởng phó, sau đó anh Mẫn rồi Hai Tài. Huyện Đoàn Trảng Bàng lúc đầu đồng chí Mười Thạch phụ trách, sau đồng chí Tùng Quân. Hai huyện đều có phong trào từ đầu, đặc điểm về đoàn thanh niên và cán bộ Việt Minh lúc này tuyệt đại bộ phận là thanh niên (nông dân và học sinh) rất hăng hái có ý chí, có trình độ, được qua lớp huấn luyện Việt Minh và dân quân. Huyện Trảng Bàng có truyền thống hoạt động thanh niên từ tiền khởi nghĩa cách mạng tháng Tám nên phong trào khi chuyển qua kháng chiến chống Pháp, thanh niên vẫn còn nòng cốt mọi hoạt động và từ tháng 7-47 càng hoạt động mạnh do chính thức bầu ra Ủy ban Mặt trận huyện và đã hình thành 3 đoàn thể cứu quốc huyện, phần lớn từ cán bộ Việt Minh có thêm một số nhân sĩ trí thức. Hướng hoạt động chủ yếu là tổ chức quần chúng rộng, đều cả vùng địch chiếm, vận động nhân dân đoàn kết tương trợ chống càn quét, phòng gian bảo mật, tham gia phong trào dân quân tự vệ, xây ấp, làng chiến đấu, nuôi quân và đưa thanh niên đi bộ đội, du kích.

Đến lúc này, Cao Đài phản động cấu kết với Pháp càn quét đốt phá mạnh, phong trào ở các xã trong 2 huyện có bị chựng lại. Theo sự chỉ đạo của mặt trận, thanh niên tiến hành củng cố, từng bước đi lên. Cuối năm 1947, đại biểu 2 huyện đoàn: Mười Thạch, Hai Tài, Mười Hiển về dự cuộc họp ở Giồng Điều củng cố Ban chấp hành tỉnh đoàn, sau chuyển lên Cây Chò bầu lại Ban Chấp hành tỉnh đoàn (Ban chấp hành tỉnh Đoàn lúc đầu gồm các đồng chí Kiều Phan, Lũy, Chẵng. Về sau đồng chí Chẵng, Tỉnh đoàn trưởng). Phong trào thanh niên được củng cố thêm và tiến hành tổ chức dân quân tự vệ bảo vệ xóm làng. Phòng Dân quân Khu 7, bổ sung cho Tây Ninh 3 cán bộ: Huy, Cơ, Ẩn để huấn luyện dân quân. Lúc này phải dựa vào đoàn thể và mặt trận. Đồng chí chủ nhiệm mặt trận Việt Minh phụ trách trưởng ban dân quân tỉnh, chỉ đạo các đoàn thể đưa các lực lượng thanh niên nam, nữ vào tổ chức dân quân. Sau đó hình thành tỉnh đội dân quân (1949) Ban chỉ huy tỉnh đội dân quân gồm các đồng chí: Khôi (TĐT), Báu (TĐP), Huy (CTV). Lực lượng dân quân đầu tiên có 1 tiểu đội với 6 cây súng do lực lượng võ trang Trảng Bàng đưa sang. Tiểu đội đã làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ đoàn thể và mặt trận xuống xã An Tịnh tổ chức thí điểm dân quân. Phong trào quần chúng ở An Tịnh khá mạnh, nên tổ chức dân quân nhanh chóng được hình thành và phát huy tác dụng. Từ An Tịnh chuyển sang Lộc Hưng, Gia Lộc, Phước Thạnh, Thạnh Phước, tổ chức dân quân dựa vào đoàn thể lựa chọn đoàn viên tốt, tích cực đưa vào tổ chức huấn luyện chính trị (chương trình Việt Minh và 10 điều kháng chiến), quân sự và võ thuật. Được học đủ cả 3 mặt, anh chị em dân quân rất phấn khởi và hăng hái đi vào nhiệm vụ bảo vệ xóm làng, phong trào dân quân phát triển ngày càng mạnh trong huyện Trảng Bàng. Sau thí điểm Trảng Bàng, ta triển khai lên huyện Châu Thành, được huyện ủy và mặt trận ủng hộ triệt để, phong trào dân quân ở huyện Châu Thành cũng nhanh chóng lan rộng xuống các xã. Từ đó tiến lên tổ chức thành tiểu đội, trung đội dân quân nam, nữ có quy củ từng bước và mở rộng hoạt động như: thu thập tin tức, tổ chức trạm canh gác, quan sát thông báo kịp thời cho đồng bào cất giấu đồ đạc, tránh né địch càn. Về sau tiến lên tổ chức phá hoại giao thông địch, kinh tế địch…. Lực lượng dân quân cũng góp nhiều công sức trong công tác tải gạo từ Đồng Tháp Mười về tỉnh.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2018, 07:12:19 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:24:27 am »

Cơ quan Y tế tỉnh được hình thành - anh Đợi phụ trách - cơ quan đóng tại Xóm Trường (xã Hảo Đước). Từ bệnh viện Tây Ninh (thời Pháp) anh Đợi ra đi, đem theo bộ đồ mổ của bệnh viên để phục vụ kháng chiến. Lúc đầu cơ quan tổ chức thành 4 bộ phận: văn phòng Ty, Phòng khám bệnh có 4 cứu thương, Ban truyền bá vệ sinh, phòng dịch có 8 người, và phòng Hộ sinh do chị Tốt làm cô đỡ. Ty tổ chức Dân y xã tỉnh, hai anh Chánh và Trí phụ trách. Cơ qua Y tế phải tự lực lo mọi mặt. Ty tổ chức ban sinh sản ở Bàu Hang (Phước Vinh) đảm bảo tự túc lương thực cho Ty. Các mặt thuốc nam đều phải tự lo bào chế hoặc xin từ Nam bộ về, rút trong thành ra Cơ quan Y tế đã bước đầu giải quyết điều trị các bệnh thông thường cho cán bộ, chiến sĩ. Lúc nầy bệnh sốt rét rừng coi như phổ biến, thuốc ký ninh (quinine) không lo đủ, Ty phải nghiên cứu bào chế ký ninh bằng dây cốc đắng, vỏ sầu đâu, vỏ mãng cầu Xiêm và Hà thủ ô nấu thành thuốc nước hoặc nấu cao. Kết quả điều trị sốt rét bằng ký ninh tự bào chế cũng khá tốt. Các vết thương được băng bó và uống đỉa ngâm mật ong rất mau lành. Cán bộ ngành Y quá thiếu, Ty gởi đi đào tạo ở các khóa Y tá do Nam bộ mở và tự tổ chức nhiều lớp đào tạo cứu thương viên tại tỉnh trên 80 người. Có cán bộ, ngành Y tế phát triển thêm 2 phòng Y tế ở 2 huyện và 2 dân y xã huyện, về sau tổ chức 2 trạm xá Trà Siêm và Cây Chò có 20 giường bệnh, Ty còn điều cán bộ Y tế bổ sung cho đơn vị bội đội, trong đó có Y tá Trà sang phụ trách quân y bộ đội Sivôtha. Các phần giải phẫu vết thương cũng được tiến hành tốt, chăm sóc cho chiến sĩ, thương bệnh binh. Nhất là khi kết hợp với y sĩ Trạch (quân y D. 302) đóng ở Suối Tổng Du thì việc mổ xẻ, tháo khớp có gây mê, chỉ trừ trường hợp đại mẫu thuật mới đưa về Nam bộ. Ngành Dược của Ty cũng phát triển: nấu nước cất, nhận hóa chất từ Nam bộ về hoặc rút trong thành ra pha chế loại thuốc ống, thuốc tiêm thông thường. Khi Nam bộ phát triển điều trị bằng cấy Phi-la-tốp, Y tế Tây Ninh cũng cử người đi học và đem các dược liệu “nhao” khô về tổ chức cấy cho cán bộ, chiến sĩ và đồng bào. Công tác hộ sinh cũng phát triển khá mạnh, đoàn cán bộ tỉnh của Bảo sanh viện Huỳnh Thúc Kháng Nam bộ lên Tây Ninh mở nhiều lớp đào tạo cán bộ hộ sinh cho các xã trong 2 huyện. Cán bộ phụ trách đoàn là 2 chị Kỳ và Huệ. Chị Huệ sau ở lại phục vụ cho Tây Ninh luôn. Ty còn tổ chức một nhà an dưỡng cho 6 cán bộ lão thành của 18 thôn vườn Trầu, lên nghỉ ở Tây Ninh, nhà an dưỡng được cất tại rừng Sơn Tây gần sân lễ. Cụ Hồ (xóm Trường, Hảo Đước). Tây Ninh nuôi các cụ được 6, 7 tháng thì Nam bộ mời các cụ về dưới. Cơ quan Y tế tỉnh phát triển và đóng lâu nhất ở xóm Trường, và cập bờ Rạch Sóc Om, bờ Suối Tổng Du, đến khi có khu căn cứ địa Trà Vong; nhưng các bộ phận điều trị, an dưỡng… vẫn bám ở rừng Hảo Đước, Phước Vinh mãi về sau.

Cơ quan thủy lâm do đồng chí Năm Trung phụ trách, lúc đầu nằm ở tỉnh, sau nằm ở huyện Châu Thành vì rừng và nguồn lâm sản tập trung nhiều ở phía Bắc tỉnh là huyện Châu Thành, nguồn thu của thủy lâm là thuế làm cây, làm củi, dầu chai… Lúc đầu, kinh phí tỉnh chưa có, nguồn thu này cũng khá quan trọng. Lúc chi đội 11 ở Bù Lu – Chuối nước là nhờ nguồn thu ở các sở Củi của Châu Thành cung cấp… Sau này khi thiếu ta phải xin Nam bộ, nhờ các tỉnh giúp cho đến khi có thuế nông nghiệp.

Cơ quan quân sự, văn phòng chi đội 11 và các ban trực thuộc lúc đầu còn thiếu người, mỗi ban mới có 1, 2 cán bộ. Đồng chí Trần Văn Lượng ở văn phòng đảm trách luôn ban quân nhu, tiếp nhận anh Chín Quảng, anh Bảy Máy vào chạy lo quân lương, trang cấp cho bộ đội. Các anh vận động đồng bào tổ chức rút hàng, tiền, vật phẩm, lương thực từ thành ra, từ Campuchia về, từ khu 8 lên và kết hợp với bộ phận sinh sản của đại đội 3 để phục vụ các mặt cho các chi độ. Ban tình báo liên lạc – đồng chí Trương Văn Ca phụ trách, lúc nầy đảm trách 2 nhiệm vụ: lo cho công tác tỉnh báo lấy tin, vẽ sơ đồ bố phòng của địch phục vụ cho chi đội và đưa rước cán bộ về khu, cán bộ các nơi đến Tây Ninh. Ban đã tổ chức thành 2 bộ phận tình báo liên lạc ở 2 huyện Trảng Bàng, Châu Thành và thành lập tổ mật vụ Bố Bịch. Sau đó, tổ chức thành Ban Quân báo có 2 tiểu đội võ trang hoạt động chống Cao Đài phản động bảo vệ tài sản cho dân. Về sau sát nhập vào Ban tham mưu hình thành bộ phận trinh sát võ trang và bộ phận binh vận, quân báo, điệp báo, phản gián. Nói chung tùy tình hình diễn biến, Ban đã phục vụ kịp thời cho chi đội về địch tình cũng như các hoạt động của ta.

Ban Quân y của chi đội cũng được hình thành từ năm 1947, đóng tại Suối Bà Hảo. Ban quân y – đồng chí Thâu phụ trách thành lập quân y xã có mấy chục giường bệnh, chăm lo điều trị và cứu thương cho bộ đội. Thời kỳ này quân y xã rất thiếu thuốc men và dụng cụ y tế. Quân y cũng tự bào chế thuốc, tổ chức mua ở thành và xin ở Nam bộ về sử dụng như ngành dân y. Việc băng bó vết thương mỏ xẻ cũng dùng cả đỉa ngâm mật ong điều trị. Anh Thau đã cùng cán bộ quân y xã mạnh dạn áp dụng nhiều cách để bó xương, cưa chân cứu chữa kịp thời cứu sống chiến sĩ những ca cấp bách không thể chuyển về Nam bộ kịp. Thậm chí có lúc phải dùng cưa thợ mộc sát trùng kỹ để cưa cắt xương rồi dùng mọi cách cầm máu. Anh em chiến sĩ rất dũng cảm, gan dạ chịu đựng không rên la lúc mỏ xẻ, cưa cắt trong điều kiện không có thuốc mê, thuốc tê… Hoặc nhiều anh em bị sốt rét nặng lên cơn run dữ dội thì hai người bệnh vật lộn nhau cho người nóng lên đổ mồ hôi để qua cơn rét run… Ban quân y và quân y xã đóng khá lâu ở Suối Bà Hảo, do tổ chức bí mật địa điểm chu đáo, chỉ có bằng đường sông mới vào được y xá. Về sau chuyển lên khu Trà Vong, nhưng ở Suối Bà Hảo vẫn còn một bộ phận. Binh công xưởng sang vùng Bàu Chanh lên Trà Vong đóng bên tả ngạn Suối Tà Hợp từ năm 1947. Lúc này, hai đồng chí Tự và Ty phụ trách xưởng cũng mới có bộ phận rờ sạt bì đạn, sửa súng và làm lựu đạn. Lúc tình hình căn thẳng do Cao Đài phản động bung ra càn quét, xưởng cùng đi với văn phòng chi đội lên Bầu Văn Lịch đóng mấy tháng. Ở đây có thêm cán bộ và công nhân ở Sở Ba Son Sài Gòn ra tham gia kháng chiến. Ở Bàu Văn Lịch an toàn nhưng điều kiện tiếp tế, tiếp liệu khó khăn, xưởng chuyển về Doi-me, Suối Dây, Bến đu đủ (Bà Hảo). Tại đây, xưởng bắt đầu mở rộng việc nghiên cứu sản xuất một số vũ khí mới như lựu đạn phóng, mọc-chê. Nhất là lựu đạn phóng được sản xuất hàng loạt kịp thời phục vụ cho chiến trường Tây Ninh góp phần ngăn chặn bước tiến của phản động Cao Đài. Xưởng được mở rộng và tăng cường cán bộ cho tỉnh đội dân quân lập dân quân xưởng ở rừng Bời Lời (Trảng Bàng) do anh Tự chuyển sang phụ trách Văn phòng chi đội còn phụ trách tổ chức lớp đào tạo cán bộ chính trị sở cấp cho các đơn vị. Sau đó, tổ chức lớp quân chính và hình thành trường quân chính của chi đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:24:53 am »

Các mặt công tác đảng, chính quyền, mặt trận, các cơ quan dân chính, y tế, quân sự… đã được triển khai theo nghị quyết của Tỉnh ủy, cán bộ đã biết dựa vào mặt trận đoàn thể và quần chúng địa phương, biết dựa vào thế rừng, sông, suối ở Tây Ninh mà duy trì và phát triển tổ chức.

Các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận đã vượt qua cơn biến loạn từng bước ổn định chỗ đứng chỉ đạo mọi mặt kháng chiến. Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh được củng cố Tỉnh ủy Tây Ninh cử đồng chí Lê Lại giám đốc quốc gia tự vệ cuộc (Công an) sang làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh. Đồng chí Trần Kim Tấn tỉnh ủy viên, Bí thư huyện Châu Thành được rút về thay đồng chí Lai làm trưởng ty Công an. Các ngành tỉnh lần lượt tăng cường cán bộ xuống hỗ trợ cho huyện, xã xây dựng, củng cố lại, bám đất, giữ dân cùng bộ đội ngăn giặc, ổn định tình hình.

Ở huyện Châu Thành, sau khi đồng chí bí thư huyện ủy được rút về tỉnh. Đồng chí An quyền Bí thư huyện ủy, sau đó bầu lại đồng chí Võ Văn Truyện, Bí thư kiêm chủ tịch ủy ban huyện. Cơ quan huyện chuyển từ Rạch Cái He về Giồng Cốt, Bưng Rô thuộc vùng cây cầy (Bến Sỏi) tổ chức thành Ủy ban kháng chiến hành chánh. Ngoài cán bộ tỉnh hỗ trợ, huyện còn đào tạo thêm nhiều cán bộ đủ phân bổ cho các ngành huyện như: công an, kinh tế, xã hội, thông tin, thủy lâm, huyện đội dân quân, giao liên, y tế, giáo dục… Mặt trận huyện và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân cũng lần lượt có đủ cán bộ chủ chốt hoạt động. Lúc này phạm vi của huyện Châu Thành quá rộng, huyện tổ chức phân ra 2 khu: khu Hàm Ninh Thượng và khu Giai Hóa. Các đồng chí Bảo, Láng, Tiền phụ trách khu Hàm Ninh Thượng, các đồng chí Ngữ, Biên, phụ trách khu Gia Hóa. Tình hình các mặt trong huyện bắt đầu chuyển lên.

Phong tràn dân quân phát triển ngày càng mạnh ở 2 huyện. Tỉnh chỉ đạo phát động phong trào thanh niên xung phong, giao cho huyện đoàn, xã đoàn thanh niên phụ trách và hình thành các đội tuyên truyền xung phong. Từ đó, hai lực lượng thanh niên trong dân quân và thanh niên xung phong phối hợp nhau hoạt động nhiều mặt. Khi thì tiếp cận thị xã, thi trấn, châu vi, đồn bót địch phát loa tuyên truyền kèm theo võ trang đánh địch khi cần thiết, khi thì thanh niên và dân quân kết hợp phá đường, chặt cao su phá hoại kinh tế địch, khi thì đi dân công tải gạo, khi giặc càn thì giúp dân tránh né, cất giấu tài sản rồi bố trí ngăn địch, đánh địch bảo vệ đồng bào, khi địch rút quân thì giúp dân sửa lại nhà cửa bị đốt cháy, thu dọn tài sản còn lại.

Về công đoàn, qua năm 1947 các sở cao su ở Tây Ninh hầu hết có tổ chức công đoàn cơ sở. Các công đoàn cao su Bến Củi, Cầu Khởi, Trà Vỏ, Vên Vên, Ô-cô-nen… hoạt động khá mạnh. Ở đây, địch bị phá hoại nhiều mặt từ trong sở của chúng. Bọn mật thám theo dõi, phát hiện bắt hàng trăm cán bộ công nhân cao su (anh Châu Thái Lai hy sinh, chị Út Chị Huổng bị giết). Phong trào công nhân có thể bị thiệt hại nhưng vẫn chuyển lên, tỉnh tổ chức thành lập Liên hiệp công đoàn Cao su Tây Ninh kịp thời lãnh đạo đẩy mạnh mọi hoạt động của công nhân cao su góp công sức cho kháng chiến trong tỉnh.

Cơ quan mặt trận thời gian đầu còn phụ trách nông hội, đã đề xuất và được ủy ban tỉnh nhất trí việc tạm cấp ruộng đất các đồn điền của Pháp, của địa chủ phản động và ruộng công điền cho nông dân nghèo thiếu ruộng sản xuất làm ăn. Đồng thời mặt trận cũng chỉ đạo các đoàn thể cứu quốc củng cố và mở rộng hoạt động đưa bà con bung về vườn đất cũ, lấp vành đai trắng do địch lập càn quét gom dân trước đây. Việc này vừa đáp ứng yêu cầu của nhân dân vùng bị kềm kẹp, vừa phá thế vành đai trắng, vừa tạo điều kiện để quan hệ dân xây dựng cơ sở vùng yếu, vận động tiếp tế, nắm tình hình… Việc làm này còn có ý nghĩa tác dụng lớn góp phần đoàn kết nhân dân, mở vùng đẩy mạnh phát triển kháng chiến, tạo thế đấu tranh đòi được tự do đi lại sản xuất, thực hiện phương châm 3 vùng chiến lược. Về sau tiến hành công tác vận động đồng bào thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Phong trào diệt giặc dốt được các đoàn thể ở 2 huyện vận động đồng bào thực hiện khá tốt. Các cơ quan, bộ đội tổ chức học bổ túc văn hóa. Ban đêm mở lớp dạy cho đồng bào học quốc ngữ. Cả những ông cha, bà mẹ già cũng đốt đèn mang kiếng lão đi học. Dọc theo đường đi ở các xã vùng giải phóng có những trạm gác ngăn đường bằng tấm bảng đề i-tờ, tờ-i-ti, biết đọc thì đi, không biết chữ i thì về… Phong trào diệt giặc dốt ở các xã hoạt động tốt, nạn mù chữ được giải quyết dần dần ở những năm sau, nhiều nơi được huyện, tỉnh cấp giấy khen. Phong trào sản xuất tự túc lương thực cũng được vận động rộng rãi. Đồng bào tiến hành phục hóa, khai hoang, cấy lúa, phá rừng tỉa rẫy, trồng bắp, trồng khoai. Các cơ quan dân quân chính Đảng đều tổ chức ra 1 bộ phận đi lên vùng Hảo Đước, Tà Băng, Hòa Hội, Hòa Hiệp, Pra-ha-Miết, Rạch Tre… sản xuất lương thực. Việc rút gạo từ thành ra, gánh gạo từ Đồng Tháp về cũng được thực hiện. Từng bước, từng bước giặc đói bị đẩy lùi, các mặt công tác kháng chiến ở Tây Ninh vượt qua thời kỳ khốc liệt, khôi phục lại vùng nông thôn, tranh chấp, có dân có sản xuất, có phong trào kháng chiến khá toàn diện. Từ vùng căn cứ lớn của tỉnh bắt đầu xây dựng căn cứ lõm ở huyện được hình thành làm nơi trú đóng cơ quan, nơi tránh né chống càn của đồng bào vùng xung quanh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:25:17 am »

Cơ quan tuyên truyền tỉnh, ngoài việc đưa cán bộ xuống cơ sở kết hợp với huyện, xã tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động, tỉnh còn tổ chức ra tờ báo Dân Quyền (từ 1946) (các đồng chí: Nhơn, Châu, Đảnh, Uyển, viết bài, ký tên chính danh hoặc bút danh). Phần in lúc đầy phải dùng đất sét trắng ở suối Cây Chò in thử, mỗi lần in được 15 tờ. sau đó, chuyển lên Xóm Mía, in thử bằng bột, bột nhẹ công nhồi hơn lại in được 30 tờ. Đến tháng 6/1948, tở lại Cây Chò vẫn tiếp tục in bằng bột và cử các đồng chí đi Nam bộ học in Stencil, đi nhà in Lý Chính Thắng học in Typô, đi Bình Thuận học in Lithô. Các đồng chí Trí, Sanh, Thệ, Hiệp, Choàng, là lớp cán bộ, công nhân đầu tiên góp phần công sức xây dựng bộ phận in ấn của Ty Thông tin. Nam bộ cho Tây Ninh 1 máy in và một số chữ chì, ta chuyển sang in Tippô, Stencil và cả in Lithô khi cần thiết. Từ đó, bộ phận in ấn của thông tin, tuyên truyền tỉnh hoạt động mạnh mẽ, in tờ báo “Tiền Phong” của Đảng và tờ Tin tức Tây Ninh. Riêng phần in Lithô rất đẹp, sắc nét nhưng mực và bản đá khó mua, ta chỉ dùng in những loại đặc biệt như tranh vẽ, tín phiếu… Cũng khoảng thời gian cuối 1948 bộ phận in dùng chiếc ghe lớn chở cả máy in, đồ nghề, tiện việc lưu động, nhiều địa điểm bảo đảm an toàn in ấn và lúc ấy cơ quan cũng chuyển về vùng Hảo Đước, Tà Păng ở sâu trong Bàu Cần Sen, Vịnh Cá Kết (Rạch Sóc Om), ở đây tiện việc sản xuất tự túc lương thực và chuẩn bị cơ sở làm giấy, ổn định bộ phận in ấn tài liệu đồng thời tổ chức lớp học, đào tạo cán bộ tuyên truyền.

Các phòng thông tin của huyện được hình thành từ năm 1947 và hoạt động khá tốt. Phòng thông tin huyện Châu Thành – Anh Có phụ trách, sau đồng chí Xuân Quyên phụ trách – đã tổ chức nhiều đoàn tuyên truyền lưu động xuống các xã, tuyên truyền lẻ hoặc tổ chức mít tinh ở các ngày lễ lớn và tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, động viên đồng bào tham gia và ủng hộ kháng chiến. Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền xung phong vào thị xã, vào các xã bị chiếm. Tổ chức các đoàn ca nhạc, phát tin, dán truyền đơn. Phòng thông tin huyện Trảng Bàng (đồng chí Vạn An phụ trách hoạt động sôi nổi hơn. Phòng đã tổ chức được phim đèn chiếu đầu tiên trong tỉnh, họa sĩ Thuộc quê ở Bến Cầu đã vẽ nhiều đoạn phim đèn chiếu có nội dung tốt tuyên truyền kháng chiến và khơi gợi lòng yêu nước chống ngoại xâm. Đội văn nghệ của huyện có diễn kịch ca hát kèm theo phát tin tuyên truyền, trong diễn kịch có kết hợp sử dụng phim đèn chiếu, gây được hứng thú cho người xem. Đội tuyên truyền lưu động có cả các cháu thiếu nhi múa giỏi hát hay kết hợp biểu diễn trong khi đi đọc tin phổ biến chính sách. Phòng có cả một tổ võ trang do đại đội 2 (sau tiểu đoàn 932) cử sang do Phòng thông tin quản lý luôn đi làm nhiệm vụ tuyên truyền xung phong sát thị trấn và đồn bót địch. Phòng tổ chức nhiều trạm thông tin ở các xã, các ngã đường liên xã, dán bảng in, hình ảnh tuyên truyền.

Lực lượng phản động Cao Đài đã gom được 9/10 tín đồ trong tỉnh vào chu vi đồn bót lớn nhỏ: Tòa thánh, Trường Hòa, Cây Xiêng, Bùng Binh, Cần Ván, Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu… nhiều nhất là ở Tòa thánh có đến khoảng 4 vạn người, các nơi khác khoảng 300 đến 500 gia đình mỗi chu vi. Bọn Pháp đã giao thêm cho họ đóng một số đồn bót lẻ sâu trong nông thôn và giáp rừng căn cứ của ta. Coi như bọn phản động có hang ổ ẩn núp, có vỏ bọc ngoài bởi tín đồ gom về và lực lượng chúng đã bị tiêu hao nhiều, không còn khả năng bung ra như ban đầu. Ta cũng đã lớn lên không bị tiêu diệt như chúng tưởng. Do đó, chúng phải khựng lại, thu hẹp phạm vi hoạt động do ta đã hình thành thế 3 vùng.

Tình hình chung bớt căng thẳng, nhưng giữa ta và tín đồ Cao Đài trong các chu vi vẫn tồn tại. Ngay nhân dân vùng căn cứ và tín đồ trong các chu vi cũng liên lạc được với nhau rất hạn chế. Đó là vấn đề phải tiếp tục giải quyết nhiều năm sau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:25:44 am »

2/ - Xây dựng hệ thống căn cứ địa, mở rộng chiến tranh du kích, hình thành và phát triển lực lượng 3 thứ quân:

Sau khi thua nặng ở chiến trường Việt Bắc thu đông 1947 – bước sang năm 1948 thực dân Pháp buộc phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh kéo dài, đưa lực lượng trở lại bình định vùng đã chiếm đóng và lấn chiếm vùng tự do của ta. Đặc biệt ở các tỉnh Nam bộ, chúng dồn lực lượng bình định hòng biến nơi đây thành khu vực dự trữ chiến lược cho cuộc chiến tranh xâm lược, thực hiện “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt hại người Việt”.

Bọn giặc Pháp ở Tây Ninh, sau một thời gian dài thực hiện âm mưu dùng Cao Đài phản động đánh Việt Minh, đã thu được một số kết quả nhất định. Gần 2/3 số dân, trong đó đến 9/10 là tín đồ Cao Đài bị gom vào các chu vi thánh thất, đồn bót làm vỏ bọc bên ngoài cho chúng. Phong trào kháng chiến trong tỉnh bị tổn thất khá nặng nề. Tuy vậy càng ngày chúng càng sa vào thế khó khăn bị động do sự tác động chung trên toàn bộ chiến trường cả nước. Số đông đồng bào bị gom về xung quanh đồn bót thánh thất đều có tâm lý oán ghét giặc Pháp, không đồng tình với hành động theo giặc của một số chức sắc và quân đội phản động. Mặc khác, họ đều mong muốn được trở lại quê cũ, gắn bó với vườn ruộng để yên ổn làm ăn.

Trong lúc đó, bước vào đầu năm 1948, tình hình các mặt của ta tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã vào thế ổn định dần và trên đà đi lên. Các huyện ủy Châu Thành và Trảng Bàng được củng cố thêm một bước. Các xã dần dần có chi bộ xã và một số xã có Đảng ủy xã và bộ máy chính quyền, đoàn thể, mặt trận xã.

Ở huyện Châu Thành, năm 1948 lực lượng Cao Đài đóng bót Bến Sỏi. Ủy ban huyện dời về Bàu Hang. Giặc Pháp đẩy Cao Đài ra chốt bót bên ngoài để trực tiếp đối chọi với kháng chiến. Chúng có gây khó khăn cho huyện một phần, nhưng ta đã từng bước củng cố các ngành trong huyện và có kinh nghiệm chống phản động Cao Đài, nên huyện chỉ chuyển trụ sở Ủy ban vào địa điểm an toàn hơn thôi. Các mặt khác đều hoạt động bình thường và ngày càng mạnh lên. Nhất là Ban canh nông đưa 20 anh chị em và hơn 10 đôi trâu về Hốc Trại, Hốc Chó làm 40 ha ruộng tự túc. Ban sản xuất hàng năm thu trên 3.000 giạ lúa cho huyện và còn giúp giống, sức kéo cho dân ở Tà Nòn, Băng Dung, chót Lò Viêng… sản xuất làm ăn.

Ở huyện Trảng Bàng, lúc đầu Ủy ban huyện lâm thời hình thành tại Phước Chỉ, sau đó chuyển về Lộc Hưng được bầu chính thức, năm 1948 cơ quan huyện qua vùng Bời Lời (Đôn Thuận). Các ngành trong huyện dần dần được kiện toàn và bổ sung thêm cán bộ địa phương. Các ngành công an, kinh tế, huyện đội dân quân, thông tin, y tế, giáo dục… Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể nông dân, thanh niên, phụ nữ đều có cán bộ địa phương do tỉnh bổ sung và qua đó các lớp đào tạo do đồng chí Ba Cát phụ trách về hoạt động, đẩy mạnh các mặt kháng chiến tiến lên. Huyện trảng Bàng chẳng những lo cho công tác kháng chiến trong huyện mà còn lo phục vụ cho các lực lượng quân sự của chi đội 12, chi đội 6 (Gia Định) gần như thường xuyên đóng trên đất Trảng Bàng, ngược lại qua sự quan hệ của huyện mà các tỉnh Thủ Dầu Một, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An cũng hỗ trợ cho Tây Ninh và Trảng Bàng về tài chính, lương thực và rút vật tư kỹ thuật cần thiết cho kháng chiến ở Tây Ninh.

Một vấn đề cấp thiết đặt ra trong lúc này là cần phải xây dựng căn cứ địa để làm nơi đứng chân vững chắc cho các cơ quan lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh, xây dựng nền kinh tế kháng chiến, tạo điều kiện thực hiện đường lối chiến lược chiến tranh nhân dân: kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ, dựa sức mình là chính. Quán triệt nhiệm vụ do Khu ủy và Bộ chỉ huy Khu đề ra là:

- Đánh mạnh vào hậu phương của địch, gây cơ sở địch hậu, bóp nghẹt vùng kiểm soát của chúng.

- Phá hoại trọng tâm kinh tế địch (cao su) cắt đứt đường giao thông quan trọng…

- Mở rộng khu giải phóng, kiến thiết căn cứ địa bảo vệ lực lượng dự trữ, bảo vệ mùa màng của ta…

Trỉnh ủy Tây Ninh chủ trương gấp rút tìm chọn, xây dựng căn cứ địa của tỉnh. Tỉnh ủy phân tích, nhìn chung trong toàn tỉnh, Trảng Bàng là địa bàn trọng yếu của Tây Ninh và các tỉnh bạn lân cận. Ở đây hình thành thế tứ giác: Đức Hòa, Trảng Bàng, Bến Cát – Củ Chi (Hóc Môn). Trảng Bàng có nhân lực, tài lực, là nơi xây dựng thế và lực cho kháng chiến rất tốt. Nhưng căn cứ Bời Lời (Trảng Bàng) không đủ sức dung nạp, không trung tâm với cơ quan chỉ đạo cho một tỉnh, ta phải xây dựng căn cứ địa vững chắc ở phía trên liên hoàn với địa bàn trọng yếu này. Căn cứ địa phải đặt ở phía Đông Bắc tỉnh, vùng Trà Vong. Từ đây nối liền với căn cứ Bời Lời bằng hành lang ăn thông từ An Tịnh, Gia Lộc, Lộc Hưng lên Thanh Phước, Phước Thạnh và từ Trảng Bàng nối chặt với Hóc Môn, Đức Hòa, Bến Cát. Phía sau còn dựa vào Tây Bắc Thủ Dầu Một. Mặt khác, từ căn cứ địa Trà Vong (phía đông Bắc huyện Châu Thành lúc ấy) thông qua hữu ngạn sông Vàm Cỏ tỏa ra biên giới phía Tây giáp Campuchia và ăn thông xuống phía Nam đi Đồng Tháp… Như vậy, đứng chân tại căn cứ địa Trà Vong, mặt nhìn vào Thi xã, Tòa thánh, đầu não địch, hai tay một bên ôm vùng Trảng Bàng và Hóc Môn, Đức Hòa, một tay ôm vùng Châu Thành là kho người kho của, cả từ Đồng Tháp rút lên. Sau lưng căn cứ địa là rừng già bạt ngàn hiểm trở ăn lên tận Đông Nam Campuchia và Bình Long, Phước Long… Từ nhận định ấy Tỉnh ủy quyết định xây dựng căn cứ địa Trà Vong.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:26:16 am »

Địa giới khu vực Trà Vong: trước mặt là phía Nam, từ trung tâm cách Thị xã Tây Ninh khoảng 18 km đường chim bay, có những cánh rừng nhỏ xen lẫn trảng trống, rừng dầu thưa đến rừng dầy thông giáp biên giới Campuchia. Bên phải có rừng trảng xen nhau, có quốc lộ 22 chạy ngang qua, cách Trà Vong khoảng 8 km đường chim bay. Bên trái, cũng rừng trảng xen nhau, có đường tới đất Kê-đon đi Kà Tum (hiện nay là tỉnh lộ 4) cách rừng Trà Vong khoảng 12 km đường chim bay.

Trong căn cứ được chia thành 4 khu vực;

1/ - Khu vực văn phòng chi đội.

2/ - Khu vực các cơ quan tỉnh.

3/ - Khu vực binh công xưởng.

4/ - Khu vực dân cư.

Khu vực dân cư gồm có cá xóm:

-Phía phải, có xóm suối Trà Vong, xóm Dầu Lớn ngoài, để thông qua xóm Trường (Đước Hòa Bình).

- Đằng trước là xóm Trà Vong cũ, Trà Vong mới.

- Đằng sau, là xóm Dầu Lớn trong, xóm Ky, cao lên nữa là Bàu Văn Lịch.

- Phía trái là xóm Kê-đôn trên, Kê-đôn dưới và dẫn theo đường Trảng Dài thông với xóm Bà Hảo. Khoảng nầy sau hình thành xóm mới, xóm Rẫy mới, xóm Bàu Chanh mới.

Lúc đầu trong Khu căn cứ rất ít, trừ xóm Dầu Lớn có một số người ở cũ còn các xóm khác đều phải lập xóm cấy dân. Các huyện có trách nhiệm vận động đưa dân lên ở. Đội công binh của chi đội đến mỗi xóm tiến hành dọn rừng làm một ít nhà, mỗi nhà trồng vài cây chuối, cây ớt, 3 nhà đào 1 giếng nước. Làm được đến đâu đi tìm vận động bà con ở tản mát trong các vùng rừng về ở đến đó. Khu có đồng bào về ở các xóm rồi dần dần về đông thêm, bà con tự cất nhà thêm. Ta tìm giúp bà con các giống cây trồng: mì, bắp, chuối, lúa giống và tạo điều kiện cho bà con trồng tỉa ngay để sớm có lương thực tại chỗ, từng bước ổn định chỗ ăn ở, tiến lên tổ chức các đoàn thể cứu quốc, tổ chức dân quân du kích có trang bị võ khí và phát triển hầm hố chông, các chỗ hiểm yếu đào cả hào chướng ngại, hình thành vành đai bảo vệ xóm ấp trong Khu. Về sau, tổ chức lò rèn, rèn nông cụ sản xuất và võ khí thô sơ tự vệ. Các xóm đều lần lượt hình thành và ngày thêm đông, các mặt hoạt động và sinh hoạt thêm phong phú: trạm y tế, bình dân học vụ, thông tin…

Khoảng giữa năm 1948, việc xây dựng căn cứ đã chuẩn bị xong, văn phòng chi đội về ở khu trung tâm và các cơ quan Đảng, dân chính tỉnh lần lượt về ở trong khu vực đã qui định trong căn cứ Trà Vong.

Khu vực binh công Xưởng được bố trí bên kia suối Trà Vong qua Bàu Châu É. Xưởng ở khu vực tách biệt để tiện gài mìn, bố phòng bảo vệ nơi sản xuất võ khí.

Phân đội Z được tăng cường thêm, phiên chế thành đại đội A chịu trách nhiệm bảo vệ chung toàn căn cứ. Địa vực căn cứ rộng, đại đội A chỉ đủ sức làm nhiệm vụ canh gác tuần tiễu mặt tiền. Còn mặt hậu tăng thêm trinh sát bố trí kết hợp với tổ sản xuất tự túc và cùng các xóm Bàu Văn Lịch vừa làm nhiệm vụ trinh sát mặt hậu, vừa làm nhiệm vụ sản xuất và bảo vệ sản xuất. Ở mỗi xóm bố trí mấy chiến sĩ xuống cùng nhân dân tổ chức phát triển phong trào dân quân, đội du kích, tiến hành xây dựng hầm chông, hố chông, rào chiến đấu, về sau, xưởng cấp thêm lựu đạn gài, đạp lôi, bố phòng bảo vệ xóm ấp và căn cứ.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cơ quan cũng bố phòng quanh khu vực mình ở, kết hợp với các xóm bảo vệ chung quanh căn cứ. Đồng thời giúp các xóm củng cố tổ chức đoàn thể, hành chánh, thông tin văn hóa, vệ sinh phòng bệnh và quy hoạch khu vực sản xuất chung cho toàn khu. Xây dựng nội quy ra vào căn cứ và thành lập Ủy ban bảo vệ căn cứ điều hành chung mọi việc trong khu.

Có căn cứ địa, ổn định chỗ ở các cơ quan tỉnh tiện việc quan hệ nhau chỉ đạo mọi mặt công tác trong tỉnh. Đồng bào trong khu yên ổn phát triển sản xuất lương thực, đời sống bớt khó khăn, các mặt sinh hoạt văn hóa, xã hội có điều kiện hoạt động. Các lực lượng quân sự có nơi luyện tập kỹ chiến thuật và mở rộng trường quân chính đào tạo cán bộ. Binh công xưởng có nơi ổn định phát triển sản xuất các loại võ khí.

Lúc căn cứ ổn định, ngoài việc vận động nhân dân góp ủng hộ đồng thau (cả lư hương), xưởng tổ chức bộ phận lên Núi Bà lấy phân dơi nấu diêm trắng (Salpétre) tạo thêm nguyên liệu, hóa chất cho xưởng sản xuất được nhiều loại võ khí: súng cối, súng Tôm Sơn, súng Ba-zô-ca, Bê ta, các loại mìn, Ba-xô-min cả loại giật và loại điện… vũ khí của xưởng đáp ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng võ trang tỉnh và chiến trường chung như cần diệt đồn thì có Ba-zô-ca, Bê ta, chặn diệt cơ giới có Ba-zô-min và trang bị thêm cho bộ binh súng tiểu liên Tôm-sơn, lựu đạn phóng… du kích có đủ mìn trái, đạp lôi xây dựng làng chiến đấu. Bê-ta diệt lô cốt lẻ, lựu đạn ném, gài chặn đường ngang ngõ tắt đề phòng biệt kích thám báo hoạt động lẻ…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:26:44 am »

Song song với việc xây dựng căn cứ địa Trà Vong, Tỉnh ủy chỉ đạo cho 2 huyện Trảng Bàng và Châu Thành củng cố và mở rộng căn cứ Bời Lời, căn cứ Hòa Hội, Ninh Điền, căn cứ Bàu Chanh, Yên Thế, Lam Sơn (khu bốn) và tổ chức các hành lang nối liền giữa các căn cứ của huyện, khu với căn cứ địa tỉnh ở Trà Vong.

Huyện Trảng Bàng đã có chiến khu Bời Lời do Đại đội 2, chi đội 11 xây dựng từ cuối năm 1946. Ở đây, năm 1948 hình thành căn cứ, huyện Trảng Bàng cùng các cơ quan dân chính huyện và một số xã đứng chân hoạt động và chỉ đạo vào Gia Lộc, Thị trấn Trảng Bàng và Gò Dầu. Lực lượng võ trang của tỉnh (đại đội 2) được dân Trảng Bàng nuôi và hoạt động chống giặc, đồng thời xây dựng lực lượng dân quân du kích xã và du kích tập trung của huyện ngày càng trưởng thành. Các xã Đôn Thuận, An Tịnh, Thanh Phước, Phước Thạnh, Thạnh Đức đã có lực lượng du kích và hầm hào, gài chông, mìn chiến đấu chống giặc bảo vệ xóm làng. Du kích tập trung của huyện hoạt động khá mạnh đã cùng các đội võ trang tuyên truyền luồn sâu vào thị trấn Trảng Bàng, Gò Dầu tung lên đường 22 thọc sâu vào Vên Vên, Trà Vỏ hoạt động tuyên truyền, phục kích đánh địch. Đại đội 2 của tỉnh đã đứng chân vững vàng tại căn cứ, mở rộng chiến đấu chống địch càn quét, dồn địch dần từng bước lùi vào đồn bót lớn, mở rộng căn cứ, giữ vững các hành lang xuống các huyện, tỉnh bạn phía nam và đi lên suối Nhánh, Khu Bốn gần liền với căn cứ Trà Vong.

Ở khu bốn (của tỉnh) đại đội 3 chi đội 11 đã có chiến khu kháng chiến từ đầu ở Yên Thế, Lam Sơn (Bố Bịch, Bà Hảo), Bàu Chanh, đại đội 3 đã từng bước củng cố căn cứ và phát triển mở rộng. Căn cứ ăn thông lên Trâm Sụ, Suối Đá, Phan, Núi Bà, Ninh Thạnh và qua Chà Là, Bàu Cóp và Trường Đức, Quy Thiện. Đồng thời từ Bàu Chanh qua Bàu Chòi, Truông Bình Linh, Cầu Khởi, Truông Mít, Đất Sét, Suối Nhánh, Bến Củi, bung qua Núi Cậu, Ninh Thạnh, Dầu Tiếng. Đại đội 3 đã án ngữ phía Đông Bắc của căn cứ địa đồng thời cũng là lực lượng tiếp ứng cho hai đầu. Ở khu bốn, lực lượng dân quân du kích cũng đã phát triển khá mạnh, địch muốn càn vào Bàu Chanh cũng phải vất vả đôi phó với du kích địa phương ở dọc lộ 13 Phan, Suối Đá, hoặc dọc lộ 26, Chà Là, Bàu Cóp đến Truông Mít.

Ở phía bên này sông Vàm Cỏ từ Hảo Đước, Trí Bình lên Tà Păng, Hòa Hiệp, Xóm Giữa, Lò Gò ra biên giới Campuchia ở phía Bắc, rồi qua sông vòng xuống phía Tây là Khăng Xuyên, Hòa Hội, Ninh Điền đến tận Tam Long, Bến Cầu phía Nam, hầu hết là rừng lớn, rừng chồi xen lẫn trảng, bưng lầy gần liền ruộng lúa với xóm làng xôi đậu khắp vùng phía hữu ngạn Vàm Cỏ. Ở đây, có địa thế, có dân, có ruộng đất, có biên giới là điều kiện thuận lợi cho xây dựng căn cứ kháng chiến. Từ đầu, tỉnh đã hình thành căn cứ kháng chiến ở phía này, lấy huyện Châu Thành làm nòng cốt, sau khi chuyển sang tả ngạn sông Vàm Cỏ thì toàn bộ giao cho huyện Châu Thành và đại đội 1, chi đội 11 đứng chân ở vùng này hoạt động chống giặc. Huyện ủy Châu Thành và các cơ quan dân chính huyện lấy Hảo Đước, Trí Bình, Hòa Hội, Khăng Xuyên, Ninh Điền làm trung tâm đứng chân. Ở đây luồn qua bám Thanh Điền, Thái Bình tiến vào thị xã và từ Ninh Điền xuống Long Giang, Long Khánh, Long Chữ (Tam Long) đi qua Phước Chỉ xuống Đồng Tháp. Đại đội 1 cũng hoạt động khá mạnh giữ đất, giành dân. Sau khi Cao Đài phản động gom dân về Bến Cầu và Tòa Thánh, Châu Thành còn lại mấy ngàn dân dồn lại ở các xã Long Giang, Long Khánh, Long Chữ (Tam Long), Ninh Điền và ở Băng Dung, Đước Hòa-bình, ở Hòa Hiệp, cụm bên xóm Vịnh, xóm Trường, Bến Cây ổi, Rạch Tre, Vàm Sóc Om, Đá Hàn, Xóm Giữa, Lò Gò… Các xã đều phát triển dân quân du kích, địa phương ngay như xã Thanh Điền và xã Thái Bình sát nách địch ở Thị xã, đồn bót địch chằng chịt bao quanh xã nhưng du kích xã cũng khá mạnh, địch không sao diệt nổi, ngược lại chúng mất ăn, mất ngủ vì du kích. Lực lượng du kích tập trung của huyện và các bộ phận tuyên truyền xung phong, công an xung phong cũng hoạt động mạnh cùng với đại đội 1 của tỉnh và du kích xã đã góp phần xứng đáng trong chống giặc càn quét, giữ đất duy trì tốt căn cứ kháng chiến của huyện ăn thông với căn cứ địa Trà Vong của tỉnh, đảm bảo mặt liên biên giới phía Tây Bắc, phía Tây và Tây Nam của tỉnh, huyện an toàn, đồng thời giữ được thế liên hoàn giữa tỉnh, huyện và giữ hành lang thông suốt các tỉnh phía Nam, Đồng Tháp, Khu Tám.

Khi hình thành bộ đội Si-vô-tha đứng chân ở Tà Nón, Băng Dung, Chót Lò Viên (Tà Păng) và Tà Lơi, Tà Ét, Rạch Chích (Hòa Hội) mở rộng hoạt động qua biên giới Đông Nam, Đông Bắc Campuchia. Khu vực này gắn liền với căn cứ của huyện Châu Thành ăn thông lên căn cứ địa tỉnh, tạo thêm hành lang liên lạc hoạt động cho cách mạng của hai nước láng giềng Việt Nam – Campchia và hai dân tộc Việt Nam – Khơ-me anh em chống chung kẻ thù thực dân Pháp xâm lược.

Giặc Pháp, sau thời gian ào ạt càn quét không kết quả, lại tiêu hao liên tục ở phia phía: nông thôn và vùng kềm kẹp, đã vội tập trung càn quét lớn ra ngoài kết hợp với máy bay đánh phá chúng lấn từng bước bằng đồn bót trên các trạm giao thông ở các lộ: 26, 19, 6, 13, 22… quanh thị trấn, thị xã. Lúc này chúng dùng lính Partisan, lực lượng Cao Đài tại chỗ, ráo riết bắt lính vùng chúng kiểm soát, đi càn bắt thanh niên… đồng thời tổ chức rộng lực lượng công an, tỉnh báo kềm chế vùng kềm kẹp và thọc vào vùng tranh chấp, bí mật len lỏi vào vùng căn cứ tìm cách đánh phá ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2018, 04:27:10 am »

*
*   *

Sự liên hoàn giữa các căn cứ của huyện với các căn cứ địa Trà Vong của tỉnh đã tạo thế đứng chân của tỉnh, ngày càng vững chắc. Địch theo dõi và chuẩn bị đánh phá căn cứ địa Trà Vong. Chúng tiến hành việc kềm chế bên ngoài: Bót Hai Sòng được tăng cường lực lượng. Đường Tây Ninh đi ngã Ba Vịnh bị kiểm soát gắt gao, ngăn chặn việc rút hàng từ Thị xã tiếp tế cho căn cứ. Địch cho lực lượng tăng cường trinh sát vùng Núi Bà và đường Kê-đôn Suối Đá, Bót Prey-sa-la ở biên giới Camuchia phía hậu căn cứ được tăng cường lực lượng.

Địch bắt đầu mở nhiều đợt tấn công nhỏ lẻ thăm dò lực lượng ta ở căn cứ. Các mũi tấn công từng mặt từ đường 22 vào, từ Kê-đôn lên, hoặc từ Prey-sa-la xuống đều bị đại đội A và du kích tại chỗ cùng thế trận phòng vệ căn cứ chặn đánh. Địch không vao được, có lần lọt hầm chông, chúng phải khiêng nhau rút lui.

Giặc Pháp cho máy bay trinh sát trên không và liên tục ngày đêm bắn phá xuống các khu vực xác suất và các dấu vết khả nghi trong căn cứ. Địch có gây trở ngại ho ta trong các hoạt động. Ta phải ngụy trang kín đáo hơn và đào thêm hầm hào phòng không đảm bảo an toàn. Mọi mặt hoạt động trong căn cứ đều giữ vững và phát triển không ngừng. Tỉnh ủy dự đoán địch sẽ mở nhiều đợt tấn công lớn vào căn cứ địa. Tỉnh ủy chỉ đạo cho đại đội A và lực lượng bố phòng căn cứ củng cố thêm công sự, trên địa bàn sẵn sàng chống địch, diệt địch, cho các huyện ủy chỉ đạo phát triển mạnh dân quân du kích ở vùng tranh chấp, giải phóng, hoạt động mạnh vùng địch kiểm soát, triệt để phá hoại giao thông gắn với chống càn, chống công an, do thám. Với lực lượng vũ trang ở các vùng thì tăng cường hoạt động để cầm chân địch hỗ trợ cho căn cứ địa và giữ vững các hành lang, các đường dây liên lạc tiếp tế thông suốt từ các huyện lên căn cứ địa đảm bảo thế chủ động chống địch, diệt địch. Địch liên tiếp mở 3 đợt tấn công lớn vào căn cứ địa. Đánh cấp đại đội vào mặt tiền bị thất bại. Lần thứ hai, chúng sử dụng cấp tiểu đoàn, Đại đội A dùng cách đánh phân tán cùng du kích bố phòng chặn các ngõ tắt cho địch đi vào đường chính của căn cứ, đến trận địa bố trí sẵn, súng trung liên ta nổ. Địch tạt vào gốc cây, gò mối nào cũng bị lựu đạn gài, đạp lôi nổ, chui vào khoảng trống thi lọt hầm chông, hố đinh… Địch tháo lui và liên tiếp bị du kích phóng lựu đạn theo, lần thứ ba, giặc Pháp kết hợp nhiều tiểu đoàn cả lực lượng Cao Đài và lực lượng phía Mi Mốt đánh xuống. Trên không có máy bay yểm trợ ném bom và bắn các mục tiêu khả nghi: Địch tiến vào nhiều phía, lực lượng bảo vệ căn cứ của ta vẫn dùng lối đánh du kích kể trên nhưng linh hoạt hơn. Giặc đi đông hơn hững vẫn nơm nớp lo sợ hầm hố chông và mìn trái, không dám xông xáo. Du kích cùng lối đánh mới có nhiều biển đề: “vùng tử địa” cắm nhiều nơi ở mép rừng, cặp truông, mé trảng… Địch phải tránh né và đi sâu vào đường chính bị rơi vào vòng kích, vào thế trận hầm hố chông mìn… Các mặt tấn công đều bị bẻ gãy. Kết quả địch chỉ oanh tạc bằng máy bay cháy mấy căn nhà của văn phòng chi đội 11. Toàn bộ người và của không tổn hao gì. Lúc rút lui chúng để lại một đại đội Cao Đài đóng bót tại bìa rừng Trà Vong, có công sự kiên cố để trực tiếp khống chế ta. Đại đội A được chi đội tăng cường thêm một trung đội thường xuyên phục kích cắt đường tiếp tế từ Tây Ninh ra. Các trung đội thay phiên nhau bao vây bắn tỉa, tiêu hao buộc địch phải nằm trong bót. Qua 6 tháng bị tiêu hao lớn, không hoạt động được gì, địch phải tự rút bỏ bót Trà Vong.

Từ đó, thế đứng chân vùng căn cứ càng vững vàng, tạo nhiều thuận lợi cho các cơ quan đầu não của tỉnh chỉ đạo mọi mặt kháng chiến, vừa phát triển tổ chức trong tỉnh. Các ngành dân chính có hậu cứ an toàn tổ chức các cuộc hội nghị tổng kết ngành, các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Các tiểu đoàn, đại đội tác chiến có nơi làm thao trường diễn tập rèn cán chỉnh quân, hội họp đúc kết kinh nghiệm và nghỉ ngơi lấy sức sau các chiến dịch, chiến trận lớn.

Giữa năm 1948, địch khung lại trong các đồn bót. Các cuộc hành quân lẻ tẻ có giảm bớt. Từ bị động do địch đánh ồ ạt. Ta vừa đối phó, vừa xác định lại chiến trường, chọn đúng địa bàn, quyết tâm giành dân với địch, xây dựng ý chí chiến đấu, lòng căm thù địch; Lấy xây dựng lực lượng võ trang nhân dân làm trọng tâm ta chuyển dần giành lại thế chủ động, mở rộng phong trào, mở rộng vùng đi đôi với xây dựng thực lực chính trị võ trang với xây dựng căn cứ, từng bước giải quyết vấn đề tự túc lương thực… Cuối 1948 chuyển lại thế giằng co quyết liệt, giành lại từng vùng đất, từng người dân, tạo được thế 3 vùng. Từ đó, lực lượng ta từng bước trưởng thành, chiến tranh du kích đã mở rộng, địch không còn tự do càn như trước được. Các căn cứ kháng chiến của ta ở các huyện đã tạo được thế đứng cho lực lượng võ trang và du kích địa phương đứng chân chiến đấu, cầm chân địch, tiêu hao địch tại chỗ, tạo chiến trường cho lực lượng võ trang tỉnh kết hợp tấn công địch. Thế liên hoàn của căn cứ địa tỉnh và huyện giữa căn cứ và vùng tranh chấp, vùng địch tạm chiếm, đã tạo nhiều khả năng cho việc đứng chân, giao thông liên lạc, phổ biến hợp đồng đánh địch, mở rộng du kích chiến tranh trong toàn tỉnh, thúc đẩy có kết quả phong trào chống giặc vùng bị kiểm soát.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM