Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:12:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 30990 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #170 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:57:40 pm »

Xứ ủy chuyển sang Mã Đà (5/61), và nhận chỉ thị Trung ương thành lập Trung ương Cục miền Nam, Trung ương Cục xem xét vị trí Mã Đà ở chiến khu Đ cũ, thế rừng núi rất tốt, nhưng yếu tố nhân dân không thuận lợi việc chỉ đạo 3 vùng có nhiều trở ngại, nên lại có quyết định trở lại đứng chân ở căn cứ địa Tây Ninh.

Muốn bảo vệ căn cứ vững chắc, phải hết sức quan tâm đến yếu tố: nhân dân. Vì quần chúng nhân dân đã giác ngộ cách mạng và lực lượng có khả năng giải quyết được tất cả. Cho nên, một vùng căn cứ hoàn chỉnh thì phải có nhân dân, mà dân phải được tổ chức giác ngộ, phải có kế hoạch bảo vệ, sơ tán khi địch đánh ác liệt và bằng nhiều cách tổ chức móc nối nhân dân ở các vùng ven thị trấn, thị xã và trong ấp chiến lược, trong nội ô Tòa Thánh và thị xã, tạo thành mạng lưới cách mạng che giấu và ngăn địch.

Chấp hành tốt chính sách Dân vận và chính sách tôn giáo của Đảng, ta đã cảm hóa dân 3 vùng và xóa mặc cảm của đồng bào các tôn giáo đối với cách mạng, ủng hộ kháng chiến, bảo vệ và xây dựng căn cứ địa.

Tiến hành tốt công tác phát động và chăm lo đời sống các mặt cho quần chúng thì quần chúng còn là nguồn cung cấp nhân tài vật lực cho cách mạng. Ngoài việc che giấu, giúp đỡ đồng bào còn lo tiếp tế hậu cần cho ta từ gạo, thuốc men chữa bệnh, quần áo v.v… Có thể nói nơi dự trữ hậu cần khá lớn là nhân dân trong ấp chiến lược và các vùng đông dân khác. Nhiều nơi địch đánh phá ác liệt ba ngày nhưng về đêm dân vẫn có hàng trăm xe bỏ chở gạo, thực phẩm, thuốc men vào rừng cho bộ đội, cho căn cứ địa…

Quần chúng cả lương và giáo sẵn có truyền thống cách mạng được vận động giáo dục lại càng triệt để ủng hộ cách mạng. Địch dùng trăm phương ngàn kế đánh phá 3 vùng căn cứ đều bị thất bại. Yếu tố nhân dân được giải quyết tốt làm cốt lõi cho công tác xây dựng và bảo vệ căn cứ địa suốt các thời kỳ. Đúng như Trung ương Cục đã đánh giá ở Mã Đà.

Về yếu tố địa hình, căn cứ địa Bắc Tây Ninh cũng có nhiều thuận lợi. Rừng rậm núi cao rất thuận lợi cho phòng thủ và tấn công. Rừng lớn ở phía Bắc và rừng vừa, nhỏ lan xuống phía Nam, vào vùng dân cư và cặp lộ giao thông. Đó là nơi làm bàn đạp lợi hại cho cuộc tấn công của ta vào đô thị, vào đường giao thông chiến lược của địch, tạo thuận lợi cho ta vây ép địch, chẳng những có lợi thế về trú ẩn mà là nơi quan sát khắp vùng, nhất là thị xã Tây Ninh, các đường giao thông thủy bộ ngang dọc, ăn thông ra ngoài tỉnh, và nước ngoài. Đó là lợi thế về địa hình và ưu thế về vị trí chiến lược của ta tấn công địch, đồng thời thuận lợi cho việc ngăn chặn các cuộc tấn công của địch, bảo vệ căn cứ địa của ta.

Về đường lối lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ là đường lối có tấn công và nỏi dậy. Do đó địa bàn đứng chân phải ở gần đô thị để dễ liên lạc, sát chiến trường chỉ đạo và chỉ huy phối hợp kịp thời giữa tấn công và nổi dậy, phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp hỗ trợ nhau đánh thắng địch. Căn cứ địa Tây Ninh đảm bảo tốt yếu tố này.

Thế liên hoàn của căn cứ địa 3 vùng là thế đứng chân của kiền 3 chân là sự kết hợp nhịp nhàng giữa thế và lực, là sự hội tụ của sức mạnh tổng hợp toàn diện. Đó là thế dứng vững vàng, lực mạnh vô song.

Khi tấn công thì đánh địch tại chỗ, đánh địch nhiều chỗ, đánh địch từ gần và từ xa, từ lúc chúng mới xuất phát, đánh trên đường hành quân, đến trận địa thì địch bị đánh từ trước mặt và từ sau lưng. Khi địch rút thì bị đánh dài về tới hang ổ…

Khi phòng thì thì có đủ 3 vùng, vùng trong sát nách địch có căn cứ lõm, vùng giữa có căn cứ vùng ven, vùng ngoài có thế trận căn cứ lớn.

Cả các mặt giao liên, tiếp tế cho sự liên hoàn cũng phát huy ưu thế đặc biệt: nắm địch tình nhanh nhạy nhất, liên lạc chỉ đạo, chỉ huy kịp thời, rút tiếp tế giữa 3 vùng hỗ trợ nhau, rút tiếp tế ở các miền về, rút cả trong vùng địch ra và đón tiếp chi viện của hậu phương lớn vào, đón sự hỗ trợ của 3 nước Đông Dương và cả sự hỗ trợ của quốc tế rộng rãi.

Cũng do vị trí mà Tây Ninh còn vận dụng thế bản lề, tạo thêm thuận lợi cho lúc phòng thủ có chỗ tránh né, giấu lực lượng để khi cần thì tung ra đánh đồn quyết định, hoặc khi cần thì thiết có chỗ cho cơ quan đầu não tránh nẽ bảo đảm an toàn lúc địch dồn lực lượng đánh phá truy tìm, (phản kích mùa khô 66-67, phản kích ác liệt sau xuân Mậu Thân 68, từ 69-72).

Qua kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng này, chúng ta nên lưu ý trong xây dựng hiện nay, khắc phục các nhược điểm để tạo đầy đủ các yếu tố căn cứ địa vững chắc khi cần.

Khắc phục các thiếu sót khuyết điểm trong chánh sách hậu phương quân đội và mọi chánh sách khác đối với dân, tạo phấn khởi cho dân phát triển mọi mặt, đáp ứng yếu tố nhân dân cho xây dựng căn cứ địa khi có chiến tranh.

- Khắc phục các tệ nạn đốt rừng, gấp rút thực hiện kế hoạch trồn lại rừng đầu nguồn (trong đó có kế hoạch trồng cao su, bạch đàn…). Trồng rừng đầu nguồn chuẩn bị cho căn cứ địa đồng thời tạo điều kiện tốt cho chống lũ chung và bảo vệ đập nước Hồ Dầu Tiếng.

- Phải kết hợp thật tốt việc xây dựng kinh tế với quốc phòng, đưa nước Hồ Dầu Tiếng phục vụ phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp liên hoàn để có lương thực, thực phẩm tại chỗ, có dân cư đông đúc tại chỗ, có cơ khí hiện đại phục vụ cho căn cứ địa Tây Ninh và cả nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #171 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:58:05 pm »

5/- Xây dựng Đảng, yếu tố cơ bản để giành thắng lợi:

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của kháng chiến. Đứng trên địa bàn chiến lược của tỉnh căn cứ địa cách mạng ta và địch đã giằng co quyết liệt giành giật nhau từng mảnh đất, từng người dân ngay từ đầu cho đến khi hết thúc cuộc chiến tranh. Để thực hiện vai trò quyết định mọi thắng lợi, Đảng ta phải tiến hành công tác xây dựng Đảng từng bước và liên tục trong sự tiến thoái của phong trào cách mạng và mưu lược của kẻ thù. Đảng đã xác lập vai trò lãnh đạo duy nhất do sự nghiệp độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, quy định cho Đảng, được nhân dân thừa nhận và yêu cầu có sự lãnh đạo của Đảng qua thực tế lịch sử… Vì thế, muốn đảm bảo cho cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ thắng lợi phải có tổ chức Đảng vững mạnh, đều khắp các vùng, các ngành.

Pháp và Mỹ có 2 ý đồ xuyên suốt: một là lấy sức mạnh tối đa của phương tiện kỹ thuật hiện đại quyết đè bẹp sức chiến đâu của nhân dân ta, hai là dùng tất cả các thủ đoạn thực dân kiểu cũ và kiểu mới, dùng chiến tranh tâm lý khoét sâu tất cả các mâu thuẫn, ly gián giữa đảng viên với Đảng, giữa Đảng với dân, giữa các tầng lớp nhân dân với nhau, giữa cha với con, vợ với chồng, anh với em…

Trước các thủ đoạn này, Đảng bộ Tây Ninh đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có lúc bị tổn thất nặng, vấp váp nhiều khuyết nhược điểm và khó khăn, nhưng vẫn giương cao ngọn cờ lãnh đạo.

Đảng bộ luôn coi trọng khâu xây dựng nội bộ cả về chính trị tư tưởng và tổ chức phù hợp từng lúc nắm chắc tình hình, xác định rõ nhiệm vụ chính trị lâu dài và trong từng giai đoạn cách mạng, lấy đó làm trung tâm công tác lãnh đạo giáo dục chính trị tư tưởng, không ngừng xây dựng củng cố lập trường giai cấp công nhân, cho cán bộ đảng viên và quần chúng quán triệt quan điểm bạo lực và tư tưởng chiến đấu lâu dài, liên tục tiến công của Đảng, quyết tâm vượt gian khó hoàn thành nhiệm vụ.

Lúc đầu cán bộ đảng viên quá thiếu. Cơ sở Đảng gần như trắng. Các đồng chí quyết tâm bằng mọi cách đi sâu vào quần chúng, phát động giáo dục lòng yêu nước căm thù giặc, tổ chức cho quần chúng ăn ở sản xuất phù hợp, vừa giải quyết cuộc sống vừa ủng hộ kháng chiến. Đồng thời lãnh đạo củng cố lực lượng võ trang chiến đấu chống càn quét bảo vệ đồng bào. Mục tiêu của công tác tư tưởng trước mắt là giữ vững ý chí chống giặc cứu nước, chịu đựng gian khổ, hy sinh, chống bi quan, sợ địch, thỏa hiệp, mất cảnh giác…

Để chống âm mưu chia rẽ của giặc, Đảng ta kịp thời phát động giáo dục quần chúng tinh thần đoàn kết lương giáo trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống giặc, vạch trần âm mưu giặc, phát động tổ chức xây dựng tình đoàn kết hai dân tộc anh em Việt Nam – Campuchia cùng chung kẻ thù.

Với trên 20 đảng viên lúc đầu, được trui rèn từ nhà tù, từ trong đấu tranh bí mật, thật sự tiêu biểu cho Đảng, ngọn cờ động viên toàn dân kiên quyết kháng chiến giành độc lập dân tộc. Cái quí nhất là các đồng chí xác định từ đầu là phải xây dựng Đảng bộ Tây Ninh với những con người Tây Ninh, xác định rõ trách nhiệm với đồng bào Tây Ninh, nên từ đầu đã có kế hoạch chọn một số thanh niên tốt của Tây Ninh bồi dưỡng, mạnh dạn giao việc, cả chủ chốt, đưa đi đào tạo và tổ chức đào tạo tại chỗ, qua tổ chức Việt Minh (CBVM) công tác bồi dưỡng, giáo dục về Đảng rồi phát triển đảng viên. Do đó năm 1947 tổ chức các huyện ủy hầu hết là đảng viên người địa phương.

Xây dựng mối quan hệ đồng chí giữa đảng viên người nơi khác với đảng viên địa phương: giúp đỡ chân tình, địa phương quí trọng và học tập các đồng chí trên. Trên dưới, trong ngoài địa phương đoàn kết gắn bó.

Lúc khó khăn đều biết đánh giá tình hình vạch ra chỗ mạnh tạm thời của địch, cái yếu cơ bản của chúng, chỗ mạnh, cái làm được của ta, cái khó, cái khuyết điểm của ta, bàn cách đánh địch, cách giải quyết khó khăn, nêu lên bài học chỉnh huấn với nội dung cốt lõi là kiểm điểm quan điểm lập trường, quán triệt đường lối chính sách của Đảng chống các loại tư tưởng.

Xây dựng quan điểm quần chúng, bám dân, lo cho dân, tổ chức nhân dân làm cách mạng bằng cách qua mỗi công tác, nhất là lúc có vấp váp thì xem xét lại quan điểm, lấy quan điểm mà phân tích phê phán. Không ngừng phát triển Đảng từ trong phong trào cách mạng của quần chúng phát hiện cốt cán bồi dưỡng giao việc để phát triển thành hạt nhân lãnh đạo từng xã, huyện, ngành hoạt động. Không ngừng đào tạo cán bộ đảng viên bằng các cuộc sinh hoạt kiểm điểm công tác, học tập chủ trương của Đảng bằng trường lớp ở địa phương và trên, bằng sơ kết, tổng kết và từ đó quan điểm lập trường được xuyên suốt. Đảng bộ tiến hành củng cố Đảng, tổ chức Đại hội Đảng viên bầu Ban chấp hành Tỉnh ủy chính thức.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #172 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:58:31 pm »

Nội dung công tác tư tưởng chủ yếu lúc này của tổ chức Đảng là nhằm đảm bảo cho Đảng nắm chặt lực lượng võ trang. Xây dựng phong trào chiến tranh nhân dân. Nắm thanh niên đưa đi bộ đội, thực hiện tự lực cánh sinh; Đảng bộ nắm chặt lực lượng võ trang, bám dân, bám đất, cùng quần chúng sản xuất tự túc lương thực và chống giặc, bảo đảm cho kháng chiến vượt qua giai đoạn khó khăn, chuyển lên bước mới.

Gắn liền công tác phát triển Đảng với nhiệm vụ chiến đấu trong lực lượng võ trang.

Qua tinh thần chiến thắng dũng cảm chống địch, tình thương yêu đồng đội của cán bộ chiến sĩ, chọn đối tượng bồi dưỡng giao công tác thử thách, xác định quan điểm lập trường đúng… tổ chức phát triển Đảng, xây dựng lòng tin và tự hào ngay từ ban đầu, tiếp tục phân công, bồi dưỡng củng cố quan điểm lập trường sau phát triển.

Kháng chiến chuyển giai đoạn cần tạo thế, tích cực, Đảng bộ lãnh đạo giáo dục tư tưởng chăm lo xây dựng căn cứ địa đứng chân, phát triển lực lượng đủ 3 thứ quân đủ sức chống giặc tại chỗ và mở rộng. Đi đôi, tiến hành củng cố tổ chức Đảng các cấp: Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ, bầu ban chấp hành mới, đại hội bầu các cấp ủy cơ quan Dân, Chính, đảng tỉnh, các cấp ủy huyện và Đảng ủy cơ sở, đại hội bầu Trung đoàn ủy và các cấp ủy cơ sở lực lượng võ trang, tạo sợi chỉ hồng xuyên suốt cho Đảng lãnh đạo chặt chẽ các ngành các cấp, nòng cốt vững vàng cho kháng chiến phát triển.

Qua củng cố tổ chức, chất lượng lãnh đạo, chất lượng đảng viên được nâng lên, bảo đảm tốt hơn nhiệm vụ lãnh đạo chiến tranh. Các ngành đều phát triển toàn diện, vững mạnh. Qua công tác xây dựng Đảng đúng đắn vừa kháng chiến vừa xây dựng Đảng theo nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, lãnh đạo quần chúng tiến hành kháng chiến và phát triển tổ chức Đảng, đến 1954 Đảng bộ đã có hàng nghìn đảng viên mới với chất lượng tốt bảo đảm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.

Trong kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ đấu tranh chính trị là chủ yếu, đảng bộ đã lãnh đạo quần chúng xác định nhiệm vụ đấu tranh chính trị hợp pháp theo Hiệp định Giơnevơ. Đồng thời Tỉnh ủy cũng nhạy bén thấy bản chất lật lọng của địch, giáo dục tinh thần cảnh giác và ý thức bí mật bảo vệ cán bộ đảng viên của Đảng.

Để chống địch khủng bố, bắt bớ Tỉnh ủy kịp thời xác định rõ quan điểm bao lực và tư tưởng tiến công của Đảng lãnh đạo giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên tường bước đưa quần chúng tiên lên đấu tranh bằng bạo lực chính trị mạnh mẽ không khoan nhượng. Đồng thời xây dựng tự vệ mật, xây dựng lực lượng võ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Để chống chiến dịch tố cộng diệt công, Tỉnh ủy nắm khâu then chốt là giáo dục nâng cao khí tiết đảng viên, giữ vững ý thức tổ chức kỷ luật của Đảng, từ đó củng cố quan điểm bạo lực và tư tưởng tiến công cho cán bộ đảng viên.

Công tác xây dựng Đảng kịp thời, đúng chỗ, làm bật khí tiết đảng viên lên, củng cố hàng ngũ Đảng, củng cố quan điểm bạo lực, tư tưởng tiến công của cán bộ đảng viên và quần chúng tiến lên đồng khởi chuyển giai đoạn cách mạng.

Khi số lượng đảng viên phát triển khá đều thi vấn đề xây dựng chất lượng tổ chức được đặt ra thường xuyên. Vấn đề ta bạn thù, đoàn kết thống nhất tổ chức kỷ luật dân chủ tập trung phê bình tự phê bình, đặc biệt là chống cá nhân chủ nghĩa, cầu an co thủ, hữu khuynh (do nhận định đa số đảng iên xuất thân từ tiểu tư sản) chống cá nhân địa vị… Trong phát triển Đảng, cốt lõi là chọn đúng đối tượng, thực hiện đúng các thủ tục…

Nhờ vậy, ta luôn lãnh đạo quần chúng giành chủ động chiến trường đánh địch bằng 2 chân, 3 mũi mở mảng, mở vùng, đánh bồi, đánh nhồi, cổ động chống địch càn quét thắng lợi.

Trong chống Mỹ, lúc Mỹ nhảy vào thực hiện chiến tranh cục bộ, Tỉnh ủy kịp thời lãnh đạo giáo dục, xây dựng chất lượng đảng viên qua tình hình diễn biến cụ thể, không chung chung, kịp thời sắc bén chống tư tưởng ngán ngại Mỹ, sợ cơ giới Mỹ (bằng tổng kết kinh nghiệm đánh Mỹ, bằng thực tế chiến trường, bằng sáng tạo cách đánh của quần chúng). Từ đó giữ vững tư tưởng tiến công, kiên định lập trường, giữ vững ý chí chiến đấu vượt gian khổ hy sinh thực hiện khẩu hiệu: “Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch” gây dựng lại phong trào, tiến lên đeo bám địa bàn xây, lấn, tấn, phá, ép địch co lại, tạo thế mới, lực mới chuyển giai đoạn sang (năm 1972) tiến công mạnh mẽ và vượt lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #173 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:58:58 pm »

Trong công tác xây dựng Đảng phải luôn quan tâm đến sự đoàn kết nhất trí trong toàn đảng bộ trên cơ sở đường lối chủ trương chung của Đảng và xác định phương châm, phương pháp cụ thể cho từng đơn vị, xã ấp, từng ngành, từng cấp thông qua hành động cụ thể bảo đảm sự thống nhất xuyên suốt giữa lãnh đạo và chỉ huy, giữa Đảng và lực lượng vũ trang và lực lượng quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp vô cùng to lớn.

Tránh việc đưa cảm tình hoặc đoàn kết một chiều… việc thiếu đoàn kết, mất đoàn kết nội bộ xảy ra thường là do tư tưởng cá nhân, ý thức cá nhân chủ nghĩa, xa rời tập thể đảng gây ra. Trong công tác xây dựng Đảng giải quyết vấn đề đoàn kết chủ yếu là khắc phục cái cá nhân ở từng cá nhân, hướng vào cái chung của Đảng. Phải đi sâu cả tình và lý, khơi dậy tình đồng chí với đồng chí và nhiệm vụ đảng viên với sự nghiệp của Đảng.

Việc thiếu đoàn kết nội bộ đã dẫn đến tình hình phức tạp khó khăn, và thiếu đoàn kết ở cấp càng cao thì tác hại càng lớn. Ngược lại tình hình càng khó khăn, phức tạp đến đâu muốn giải quyết được trước hết phải phê và tự phê bình thấy rõ đúng sai đoàn kết nhất trí trong cấp ủy Đảng, đề ra chủ trương biện pháp khắc phục học tập thông suốt trong Đảng, rồi cán bộ đảng viên phải bám sát quần chúng, cùng quần chúng chung lo thì tất cả đều được giải quyết. Điều ấy cũng đã được chứng minh trong các giai đoạn gay go ác liệt (54-59, 69-71), ta vượt qua được cũng nhờ đường lối đúng đắn của công tác xây dựng Đảng.

(Khi có sai lầm, kiểm điểm thì tập thể đều dùng phương pháp tự phê bình và phê bình với lòng thương yêu đồng chí để cá nhân thấy rõ tác hại của sai lầm, quyết tâm sửa chữa thì thời gian sửa chữa, không kéo dài…).

Công tác Đảng trong lãnh đạo chiến tranh thì phải quan tâm đến mọi quan hệ giữa Đảng với lực lượng võ trang: giữa lãnh đạo với chỉ huy.

Đảng bộ Tây Ninh đã quan tâm đúng mức, từ cấp ủy tỉnh, huyện, xã đều quán triệt điều đó. Cấp ủy đã phân công cụ thể từng đồng chí Bí thư ngoài công tác chung còn phụ trách trực tiếp công tác quân sự. Cho nên, mọi lực lượng võ trang ở địa phương tỉnh đều được cấp ủy chịu trách nhiệm chỉ đạo về phương châm, phương thức xây dựng và hoạt động chiến đấu, đồng thời quan tâm cụ thể đến đời sống vật chất của từng cán bộ chiến sĩ. Cấp ủy còn sâu sát tận chiến trường, cử cán bộ cấp Thường vụ Ủy viên cùng Ban chỉ huy tỉnh đội thành lập Ban chỉ đạo tiền phương nằm sát mặt trận chỉ đạo, chỉ huy được sát đúng, kịp thời.

Đảng ta từ nhân dân mà ra. Mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng phải được xây dựng chặt chẽ. Quần chúng đóng góp trí tuệ, tạo nòng cốt vào xây dựng phát triển Đảng, phát hiện sai trái của cán bộ đảng viên cho Đảng và báo cáo kịp thời những âm mưu thủ đoạn địch đánh phá Đảng, hủ hóa cán bộ đảng viên. Quần chúng là rừng người bảo vệ Đảng, nhất là lúc khó khăn ác liệt, Đảng vượt qua được, tồn tại và xây dựng lại lực lượng phong trào là nhờ biết dựa vào quần chúng.

Đảng xác định trách nhiệm với quần chúng vì đây là đối tượng cách mạng, là chỗ dựa sức mạnh, nguồn sinh lực của Đảng cho cách mạng.

Đảng thực sự toàn tâm toàn ý đi vào quần chúng, giải quyết mọi băn khoăn thắc mắc lo âu, khó khăn của quần chúng, từ nội dung tư tưởng thích hợp lo ăn, ở, sản xuất đến gần nhứt là bám địch chống địch, đánh phá càn quét.

Đảng lo điều tra nghiên cứu từng đối tượng quần chúng, tổ chức, giáo dục, kiểm điểm hành động cách mạng phù hợp và chọn tiêu biểu để tạo thành cán bộ của dân, lo cho dân, cho kháng chiến.

Lúc nào xa quần chúng là cách mạng khó khăn, phong trào sa sút, cán bộ bị tiêu hao, Đảng dân quyện chặt trong từng giai đoạn cách mạng và giành thắng lợi chung.

Những kinh nghiệm quý giá của công tác xây dựng Đảng được rút ra, rất bổ ích cho Đảng bộ, cán bộ đảng viên ta ngày nay suy nghĩ vận dụng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay và mai sau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #174 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:59:32 pm »

6/ - Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ và lực lượng thanh niên.

a) – Quần chúng làm nên lịch sử. Cán bộ vừa là người tổ chức quần chúng vừa là cốt cán trong quần chúng, vừa là người trung thành với sự nghiệp quần cúng, là người quyết định sự nên hư, phát triển cao thấp, phát huy hay hạn chế, tiêu biểu cách mạng quần chúng và là đầu dây xâu chuỗi giữa Đảng với quần chúng. Có đội ngũ cán bộ vững vàng thì phong trào phát triển mạnh, quần chúng tin cậy, cách mạng thắng lợi. Ngược lại thì quần chúng mất lòng tin, phong trào cách mạng chệch choạc, gặp khó khăn, dễ dẫn tới tan rã, thất bại.

Muốn có đội ngũ cán bộ tốt, tất yếu là phải chọn quần chúng tích cực đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đúng chỗ: Phải có quan điểm và chánh sách đúng đắn về cán bộ từ cách chọn lọc đúng, là chọn người có tinh thần chiến đấu cao hơn quần chúng đông đảo, có quan hệ đoàn kết tốt với xóm ấp, biết chăm lo lợi ích cho quần chúng trong công tác chiến đấu bám dân, bám địa bàn, bám địch, có quan điểm ta bạn thù phân định. Trong cuộc sống thì giản dị, trong phong trào kháng chiến thì tinh thần chiến đấu dũng cảm, thương dân, căm thù địch.

Chọn lọc không đủ phải còn thử thách qua thực tiễn, nhất là lúc gian khổ khó khăn quyết liệt.

Đã là chiến tranh, chiến đấu thì mặt đối mặt với kẻ thù, phải bám địch, mới hiểu địch và mới đánh được địch. Ngại hy sinh, ở xa địch thì chỉ đoán mò, dò dẫm, đánh thử… mất thời cơ thuận lợi nhất để thắng địch.

Việc đào tạo, ở miền Nam và ở tỉnh suốt hai cuộc kháng chiến do tình hình khẩn trương mà cán bộ lại ít, do địch đánh phá việc làm thường không ổn định, điều kiện vật chất và cán bộ giảng dạy có hạn nên việc đưa cán bộ đi đào tạo ở trường lớp hết sức hạn chế. Đây là một thiệt thòi hạn chế sự phát triển kiến thức của cán bộ. Vì vậy việc tổ chức hội nghị chỉnh huấn, học tập đường lối, chính sách có nội dung thiết thực để bồi dưỡng, ngoài trường lớp học lý luận kinh điển và học kinh nghiệm được đúc kết ra khi có hoàn cảnh thuận lợi, thì bài học sáng kiến sáng tạo của dân, học thực tiễn ở chiến trường là quý giá vô cùng. Đó là bài học được đúc kết bằng xương máu. Có khi qua thực tiễn chiến đấu biết nghe dân, lại được đào tạo, bồi dưỡng lý luận kinh điển thì cán bộ trưởng thành nhanh chóng và chất lượng càng được nâng cao. Còn cách đào tạo hay nữa là lãnh đạo gặp gỡ chân tình trao đổi với cán bộ qua đó mà hiểu cán bộ góp ý hay phê phán nhẹ nhàng như tình bạn cũ. Cách này dễ thấm sâu vào lòng cán bộ đảng viên.

Việc lấy quan điểm đúng đắn về ta bạn thù mà xem xét, tức là để đối chất lập trường. Có lập trường kiên định thời mới vững vàng trước các hiểm ác của ngón đòn thù, có bình tĩnh sáng suốt mới phân biệt được mưu mô xảo trá của kẻ thù, lấy quan điểm lập trường của giai cấp công nhân làm nền tảng đánh giá xem xét đúng ai là bạn để đoàn kết, ai là thù để kiên quyết chiến đấu. Xác định kiên đình như vậy nhưng trong hàng ngũ công nông trí cũng không phải không có kẻ ươn hèn phản bội hoặc chết vì viên đạn bọc đường, tiền, gái… Có quan điểm ta, bạn, thù đúng thì mới có đối sách đúng.

Vấn đề xây dựng quan điểm cuộc sống cũng rất quan trọng. Cuộc sống thì muôn màu muôn vẻ, cuộc sống trong chiến đấu thì cái gian khổ chịu đựng về thể xác cũng là bản sàng để chắt lọc sự chịu đựng của con người có phẩm chất đạo đức nhất là ở tỉnh Tây Ninh luôn thiếu áo, đói cơm, đói muối. Cuộc sống lành mạnh trong sạch về tinh thần, vật chất thể hiện lên tình thương yêu đồng bào, đồng chí, đồng đội, nhường nhịn xẻ chia ngọt bùi cay đắng, sẽ lộ rõ ai tốt, ai xấu ở mặt sinh hoạt. Tốt xấu phải phân minh từ cái lớn đến cái nhỏ. Có tình thương yêu đồng bào, là quyết tâm thực hiện công tác.

Cho nên vấn đề chọn lọc đào tạo, bồi dưỡng đúng thì mới có cán bộ tốt. Có cán bộ tốt, biết sử dụng đúng chỗ mới phát huy được hết tài năng, tác dụng, đem lại lợi ích to lớn cho Đảng cho cách mạng. Sử dụng không đúng chỗ sẽ hạn chế sự phát triển và hiệu quả, sẽ cùn dần tài năng cán bộ.

Do nhu cầu cách mạng từng lúc, từng địa phương, cấp trên tăng cường cán bộ cho địa phương là để vừa tăng năng lực công tác, nhưng cái chính là số cán bộ này tự giác thấy trách nhiệm nặng là xây dựng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tại chỗ.

Phong trào cách mạng tại một địa phương cốt lõi phải có người tại chỗ am hiểu tình hình, hiểu quần chúng. Do vậy, mà từ đầu kháng chiến chống Pháp các đồng chí cán bộ trên tăng cường về xác định đúng là phải cấp tốc lựa chọn đào tạo cán bộ địa phương. Qua thời gian hoạt động, cán bộ trên dưới thành một khối đoàn kết, sức mạnh thật sự của địa phương. Cho nên, cuộc kháng chiến ở Tây Ninh càng về cuối càng thêm nhiều cán bộ tại chỗ, đảm đương ở mọi cấp mọi ngành. Qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng trên phương hướng chọn lọc đào tạo tốt và địa phương Tây Ninh chẳng những đủ cán bộ cho địa phương mà còn chu cấp cán bộ cho cấp trên và các tỉnh bạn.

Bài học quý giá về cán bộ cho thấy, tiến hành chọn lọc, đào tạo đúng đi từ xây dựng cốt cán từ quần chúng, có tinh thần chiến đấu, có quan hệ tốt với quần chúng, tự nguyện hoạt động cách mạng, cuộc sống trong sáng, thì Đảng mới có đội ngũ cán bộ vững vàng đưa phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, tạo đầy đủ niềm tin trong quần chúng và chắc chắn sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ giành thắng lợi dù ở hoàn cảnh khó khăn đến đâu. Ngược lại nơi nào vì cảm tình cá nhân, bè phái lệch việc chọ lọc đào tạo bồi dưỡng thì cán bộ hư hỏng, dao động, đầu hàng, phản bội gây khó khăn cho cuộc chiến đấu làm giảm lòng tin trong dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #175 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:59:56 pm »

b)- Vấn đề thanh niên.

Dòng nhiệt huyết sục sôi của tuổi trẻ làm nên tất cả, sẽ tạo nên sức mạnh xẻ núi lấp sông, đảo dòng cuộc sống. Đó là “mùa xuân của cuộc đời”, là sức trẻ thanh niên.

Sức người có thể xẻ núi lấp sông. Nhưng không thể nói sức người chung chung mà phải là sức người đủ mạnh làm được việc ấy trước hết là thanh niên.

Ta có câu “Thanh niên là rường cột nước nhà”. Đúng vậy, khi tổ quốc lâm nguy thì lực lượng cầm vũ khí ra chiến trường chống ngoại xâm phải là thanh niên. Khi hòa bình xây dựng đất nước nói chung là toàn dân, nhưng người gánh vác, nặng nhọc vẫn là sức thanh niên.

Qua các cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng và bảo vệ tổ quốc, lực lượng thanh niên đã đi đầu trong lực lượng 3 thứ quân, trong lực lượng sản xuất và bảo vệ sản xuất, lực lượng dân công chung và dân công hỏa tuyến, lực lượng xung kích trong các cơ quan… Do vậy, Đảng có kế hoạch nắm thanh niên từ giáo dục, đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng, đưa hầu hết thanh niên trong cơ quan, trong các xóm ấp vùng giải phóng, vùng tranh chấp bổ sung cho quân đội. Thời kỳ 70-72 do dồn hết cho quân đội hy sinh nhiều, gần như không còn thanh niên ở cơ quan, ở xóm ấp… Khi hòa bình, thật sự không còn mấy thanh niên kháng chiến còn lại đào tạo cán bộ.

Qua 3 cuộc kháng chiến, sự hy sinh cao cả về xương máu của cả nước đã để lại chỉ riêng Tây Ninh có trên 40 nghĩa trang liệt sĩ, mộ bia ghi tên tuổi từ 16 đến 30 chiếm gần 90%, còn trên 10% là các độ tuổi khác.

Để đưa lực lượng rường cột này lên mọi nẻo đường giết giặc, gánh vác công việc nặng nhọc ở chiến trường, phục vụ tại chỗ, cũng như hậu phương Đảng ta đã có nhiều chủ trương, đối sách tốt trong vận động thanh niên.

Nhưng cái cơ bản là bản thân thanh niên đã tự giác xác định rõ trách nhiệm của mình đối với tổ quốc trước họa ngoại xâm. Tinh thần cao đẹp đó bắt nguồn từ truyền thống ông cha “Nam quốc sơn hà nam đế cư”. Dòng máu nóng ấy nối tiếp nhau chảy từ trái tim anh hùng của dân tộc. Thanh niên không thể cúi đầu chịu nhục mất nước.

Đó là các lời giải vì sao có hàng vạn, vạn thanh niên Việt Nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng lên đường giết giặc cứu nước.

Điều đó cũng được trả lời trong xây dựng hòa bình bằng phá núi đào sông ở hồ Dầu Tiếng Tây Ninh. Hàng triệu, triệu lượt ngày đêm đắp dập ngăn hồ, khơi mương, xẻ mảng khắp tỉnh cho nước chảy về tưới tiêu trên 172.000 ha ruộng lúa của Tây Ninh và dãn nước về huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh. Cuộc dời non lấp biển ấy cũng chính của thanh niên. Trong xây dựng phát triển mọi mặt đều phải nói đến khoa học kỹ thuật, đó cũng phải nói đến lực lượng thanh niên.

Cho nên, vận động được lực lượng than hiên là có tất cả. Bài học huy động lực lượng thanh niên này nếu Đảng tiến hành tốt, thì chiến thắng mọi kẻ thù, san bằng mọi gian khổ, đem hạnh phúc về cho mọi người.

Ngược lại, đó là lực lượng dễ bị ô nhiễm các thứ nọc độc, dễ làm rối loạn trật tự xã hội, nếu chánh sách, vận động, giáo dục của Đảng chưa tốt, chưa kịp thời…

Cho nên bài học vận động lực lượng thanh niên nhắc nhở Đảng ta phải cấp thời lập lại kỷ cương trong Đảng, Nhà nước và xã hội, có luật pháp rõ ràng, có chính sách đúng đắn đối với hậu phương quân đội, đối với thanh, thiếu niên và quần chúng nói chung. Ta phải có chính sách đi từ trẻ sơ sinh, qua thiếu nhi, lên thiếu niên, thanh niên. Ta phải đi từ giáo dục ở gia đình, ở nhà trường và ra xã hội đúng với kỷ cương luật pháp xã hội chủ nghĩa và truyền thống cao đẹp của dân tộc ta cho thanh niên.

Hơn 30 năm đấu tranh cách mạng, quân dân Tây Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã làm nên bản anh hùng ca bất hủ, có đủ phối âm, phối khí, trầm bổng, mạnh mẽ và êm dịu… Bản anh hùng ca ấy được xây dựng bằng xương máu qua nhiều thế hệ, nay được ghi lại và tóm lược một số nét kinh nghiệm có thể chưa đủ vì tầm vóc quá lớn mà trình độ biên soạn có hạn. Nhưng dù sao đây cũng là những hình ảnh cao đẹp, là những bài học quý giá cho ngày nay học tập, vận dụng và lưu lại mãi mãi cho đời sau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #176 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 05:02:50 pm »

BẢNG PHỤ LỤC TỔNG HỢP SỐ LIỆU CÁN BỘ CHIẾN SĨ, NHÂN DÂN
ĐÃ HY SINH VÀ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
(TÍNH ĐẾN THÁNG 12/1988)

I- TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP:

1/- Huyện Tân Biên:

a) – Liệt sĩ: 4

Được truy tặng: 4 Huân chương kháng chiến hạng 3.

b) Nhân dân được khen thưởng: 22 bằng khen

Trong đó có:

- 3 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

- 19 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) Cán bộ chống Pháp được khen thưởng: 23

Trong đó có:

- 9 Huân chương kháng chiến hạng 3.

- 9 Huy chương kháng chiến hạng 1.

- 5 Huy chương kháng chiến hạng 2.

2/- Huyện Châu Thành:

a) – Liệt sĩ: 20

Được truy tặng:

- 11 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 9 Huân chương kháng chiến hạng 1

b) Nhân dân được khen thưởng: 179

Trong đó có:

- 6 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 11 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 30 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 52 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

- 80 bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 63

Trong đó có:

- 1 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 14 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 36 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 9 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 3 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

3/ - Huyện Dương Minh Châu:

a) – Liệt sĩ: 1

Được truy tặng: 1 Huy chương kháng chiến hạng 1

b) Nhân dân được khen thưởng: 1

Trong đó có: 1 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

c) – Gia đình liệt sĩ: 4

Trong đó có:

- 3 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 1 Huy chương kháng chiến hạng 1

4/- Thị xã:

a) – Liệt sĩ: 2

Được truy tặng: 2 Huân chương kháng chiến hạng 3

b) Nhân dân được khen thưởng: 16

Trong đó có:

- 1 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 2 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 7 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 5 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

- 1 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 5

Trong đó có:

- 1 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 3 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 1 Huy chương kháng chiến hạng 2

5/- Hòa Thành:

a) – Liệt sĩ: 97

Được truy tặng:

- 28 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 50 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 18 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 1 Bằng khen của Hội đồng bộ trưởng.

b) Nhân dân được khen thưởng: 58

Trong đó có:

- 1 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 10 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 16 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 19 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

- 12 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 18

Trong đó có:

- 1 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 6 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 10 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 1 Huy chương kháng chiến hạng 2

6/- Huyện Bến Cầu:

a) – Liệt sĩ: 14

Được truy tặng:

- 6 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 8 Huy chương kháng chiến hạng 1

b) Nhân dân được khen thưởng: 5

Trong đó có:

- 1 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 3 Bằng khen của Hội đồng trưởng

- 1 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: không

7/- Gò Dầu:

a) – Liệt sĩ: 76

Được truy tặng:

- 39 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 28 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 1 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 8 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

b) Nhân dân được khen thưởng: 98

Trong đó có:

- 1 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 2 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 17 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 24 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

- 35 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 22

Trong đó có:

- 4 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 12 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 4 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 2 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

8/ - Trảng Bàng:

a) – Liệt sĩ: 58

Được truy tặng:

- 32 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 17 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 4 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 5 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

b) Nhân dân được khen thưởng: 86

Trong đó có:

- 5 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 4 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 10 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 46 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

- 21 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 47

Trong đó có:

- 2 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 12 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 25 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 3 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 5 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

9/- Các cơ quan tỉnh:

Cán bộ chống Pháp được khen thưởng: 37

Trong đó có:

- 2 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 20 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 17 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 2 Huy chương kháng chiến hạng 2
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #177 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 05:05:18 pm »

II- TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ:

1/- Huyện Tân Biên:

a) – Liệt sĩ: 365

Được truy tặng:

- 78 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 49 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 238 Huân chương kháng chiến hạng 3

b) Nhân dân được khen thưởng: 672

Trong đó có:

- 16 Huân chương độc lập hạng 3

- 1 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 10 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 5 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 26 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

- 614 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) Cán bộ chống Pháp được khen thưởng: 570

Trong đó có:

- 105 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 109 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 127 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 146 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 83 Huy chương kháng chiến hạng 2

2/- Huyện Châu Thành:

a) – Liệt sĩ: 860

Được truy tặng:

- 187 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 146 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 527 Huân chương kháng chiến hạng 3

b) Nhân dân được khen thưởng: 650

Trong đó có:

- 3 Huân chương độc lập hạng 1

- 4 Huân chương độc lập hạng 2

- 28 Huân chương độc lập hang 3

- 15 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 46 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 135 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 135 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 92 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 93 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

- 99 bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 437

Trong đó có:

- 160 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 80 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 88 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 50 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 59 Huy chương kháng chiến hạng 2

3/ - Huyện Dương Minh Châu:

a) – Liệt sĩ: 555

Được truy tặng:

- 101 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 123 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 311 Huân chương kháng chiến hạng 3

b) Nhân dân được khen thưởng: 121

Trong đó có:

- 1 Huân chương độc lập hạng 2

- 20 Huân chương độc lập hạng 3

- 6 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 12 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 29 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 16 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 5 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 24 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

- 8 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh

c) – Gia đình liệt sĩ: 208

Trong đó có:

- 55 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 39 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 50 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 24 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 40 Huy chương kháng chiến hạng 2

4/- Thị xã:

a) – Liệt sĩ: 91

Được truy tặng:

- 31 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 15 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 45 Huân chương kháng chiến hạng 3

b) Nhân dân chống Mỹ: 44

Trong đó có:

- 6 Huân chương độc lập hạng 3

- 7 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 4 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 13 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 5 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 6 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 3 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

c) – Gia đình liệt sĩ: 85

Trong đó có:

- 24 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 22 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 20 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 12 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 7 Huy chương kháng chiến hạng 2

5/- Huyện Hòa Thành:

a) – Liệt sĩ: 499

Được truy tặng:

- 112 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 102 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 285 Huân chương kháng chiến hạng 3

b) Nhân dân được khen thưởng: 328

Trong đó có:

- 1 Huân chương độc lập hạng 1

- 1 Huân chương độc lập hạng 2

- 15 Huân chương độc lập hạng 3

- 16 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 25 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 71 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 10 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 66 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 66 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 44 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

- 23 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 256

Trong đó có:

- 64 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 71 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 65 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 27 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 29 Huy chương kháng chiến hạng 2

6/- Huyện Bến Cầu:

a) – Liệt sĩ: 587

Được truy tặng:

- 80 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 98 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 409 Huân chương kháng chiến hạng 3

b) Nhân dân chống Mỹ được khen thưởng: 220

Trong đó có:

- 2 Huân chương độc lập hạng 2

- 7 Huân chương độc lập hạng 3

- 3 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 9 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 17 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 46 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 22 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 71 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

- 43 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 177

Trong đó có:

- 40 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 31 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 43 Huân chương khán chiến hạng 3

- 23 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 40 Huy chương kháng chiến hạng 2

7/- Huyện Gò Dầu:

a) – Liệt sĩ: 1006

Được truy tặng:

- 230 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 186 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 590 Huân chương kháng chiến hạng 3

b) Nhân dân được khen thưởng: 750

Trong đó có:

- 2 Huân chương độc lập hạng 1

- 3 Huân chương độc lập hạng 2

- 18 Huân chương độc lập hạng 3

- 35 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 61 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 168 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 160 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 136 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 100 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

- 67 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 207

Trong đó có:

- 45 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 52 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 45 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 35 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 30 Huy chương kháng chiến hạng 2

8/ - Huyện Trảng Bàng:

a) – Liệt sĩ: 1.714

Được truy tặng:

- 471 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 344 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 909 Huân chương kháng chiến hạng 3

b) Nhân dân được khen thưởng: 1049

Trong đó có:

- 3 Huân chương độc lập hạng 1

- 17 Huân chương độc lập hạng 2

- 79 Huân chương độc lập hạng 3

- 41 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 78 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 153 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 188 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 168 Huy chương kháng chiến hạng 2

- 230 Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng

- 92 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

c) – Gia đình liệt sĩ: 424

Trong đó có:

- 119 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 127 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 81 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 33 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 64 Huy chương kháng chiến hạng 2

9/- Các cơ quan tỉnh:

Cán bộ chống Mỹ được khen thưởng: 1.262

Trong đó có:

- 326 Huân chương kháng chiến hạng 1

- 265 Huân chương kháng chiến hạng 2

- 308 Huân chương kháng chiến hạng 3

- 172 Huy chương kháng chiến hạng 1

- 155 Huy chương kháng chiến hạng 2
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #178 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 05:07:35 pm »

BẢNG PHỤ LỤC TỔNG HỢP SỐ LIỆU
THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, GIA ĐÌNH LIỆT SĨ

1/ - Huyện Tân Biên

a) – Thương binh: 408 người. Trong đó:

- Thương binh hạng 1: 17

- Thương binh hạng 2: 40

- Thương binh hạng 3: 108

- Thương binh hạng 4: 243

b) – Bệnh binh: 153 người. Trong đó:

- Bệnh binh hạng 1: không

- Bệnh binh hạng 2: 148

- Bệnh binh hạng 3: 5

c) – Gia đình liệt sĩ: 658

- Trong kháng chiến chống Pháp: 48

- Trong kháng chiến chống Mỹ: 610

2/ - Huyện Châu Thành:

a) – Thương binh: 451 người. Trong đó:

- Thương binh hạng 1: 17

- Thương binh hạng 2: 54

- Thương binh hạng 3: 82

- Thương binh hạng 4: 298

b) – Bệnh binh: 97 người. Trong đó:

- Bệnh binh hạng 1: 1

- Bệnh binh hạng 2: 93

- Bệnh binh hạng 3: 3

c) – Gia đình liệt sĩ: 1.289

- Trong kháng chiến chống Pháp: 223

- Trong kháng chiến chống Mỹ:1066

3/ Huyện Dương Minh Châu:

a) – Thương binh: 247 người.

Trong đó:

- Thương binh hạng 1: 7

- Thương binh hạng 2: 30

- Thương binh hạng 3: 84

- Thương binh hạng 4: 126

b) – Bệnh binh: 52 người.

Trong đó:

- Bệnh binh hạng 1: không

- Bệnh binh hạng 2: 51

- Bệnh binh hạng 3: 1

c) – Gia đình liệt sĩ: 830

- Trong kháng chiến chống Pháp: 107

- Trong kháng chiến chống Mỹ: 723

4/ - Thị xã Tây Ninh:

a) – Thương binh: 365 người.

Trong đó:

- Thương binh hạng 1: 6

- Thương binh hạng 2: 29

- Thương binh hạng 3: 79

- Thương binh hạng 4: 251

b) – Bệnh binh: 47 người.

Trong đó:

- Bệnh binh hạng 1: không

- Bệnh binh hạng 2: 45

- Bệnh binh hạng 3: 2

c) – Gia đình liệt sĩ: 200

- Trong kháng chiến chống Pháp: 64

- Trong kháng chiến chống Mỹ: 136

5/ - Huyện Hòa Thành:

a) – Thương binh: 271 người.

Trong đó:

- Thương binh hạng 1: 12

- Thương binh hạng 2: 47

- Thương binh hạng 3: 87

- Thương binh hạng 4: 125

b) – Bệnh binh: 35 người. Trong đó:

- Bệnh binh hạng 1: 1

- Bệnh binh hạng 2: 34

- Bệnh binh hạng 3: không

c) – Gia đình liệt sĩ: 712

- Trong kháng chiến chống Pháp: 176

- Trong kháng chiến chống Mỹ: 536

6/ - Huyện Bến Cầu:

a) – Thương binh: 166 người.

Trong đó:

- Thương binh hạng 1: không

- Thương binh hạng 2: 15

- Thương binh hạng 3: 43

- Thương binh hạng 4: 108

b) – Bệnh binh: 15 người. Trong đó:

- Bệnh binh hạng 1: không

- Bệnh binh hạng 2: 15

- Bệnh binh hạng 3: không

c) – Gia đình liệt sĩ: 613

- Trong kháng chiến chống Pháp: 68

- Trong kháng chiến chống Mỹ: 545

7/ - Huyện Gò Dầu:

a) – Thương binh: 279 người.

Trong đó:

- Thương binh hạng 1: 14

- Thương binh hạng 2: 28

- Thương binh hạng 3: 50

- Thương binh hạng 4: 187

b) – Bệnh binh: 60 người.

Trong đó:

- Bệnh binh hạng 1: không

- Bệnh binh hạng 2: 58

- Bệnh binh hạng 3: 2

c) – Gia đình liệt sĩ: 1405

- Trong kháng chiến chống Pháp: 242

- Trong kháng chiến chống Mỹ: 1.163

8/- Huyện Trảng Bàng:

a) – Thương binh: 569 người.

Trong đó:

- Thương binh hạng 1: 25

- Thương binh hạng 2: 54

- Thương binh hạng 3: 186

- Thương binh hạng 4: 304

b) – Bệnh binh: 186 người.

Trong đó:

- Bệnh binh hạng 1: 2

- Bệnh binh hạng 2: 180

- Bệnh binh hạng 3: 4

c) – Gia đình liệt sĩ: 3.062

- Trong kháng chiến chống Pháp: 364

- Trong kháng chiến chống Mỹ: 2698
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #179 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 05:10:58 pm »

DANH SÁCH NHỮNG BÀ MẸ CÓ TỪ 4 ĐẾN 5
NGƯỜI THÂN LÀ LIỆT SĨ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC
TRAO TẶNG HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP HẠNG 1.

1/. Nguyễn Thị Biền: - Ở xã Trường Đông, Huyện Hòa Thành có chồng và 3 con là liệt sĩ.

2/. Trần Thị Chín: - Ở xã Thành Long, Huyện Châu Thành có 5 con là liệt sĩ.

3/. Trần Thị Dậy: - Ở xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng có 4 con và 1 cháu nội là liệt sĩ.

4/. Lê Thị Mới: - Ở xã Thái Bình, Huyện Châu Thành có 4 con là liệt sĩ, trong đó có 1 liệt sĩ được phong danh hiệu anh hùng (Bùi xuân Nguyện). Bà mẹ duy nhất ở Tây Ninh có 2 con được phong danh hiệu anh hùng.

5/. Bùi Thị Nhân: - Ở xã Thanh Điền, huyện Châu Thành có 5 con là liệt sĩ.

6/. Nguyễn Thị Tạc: - Ở xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng có 5 con là liệt sĩ.

7/. Trần Thị Tẩu: - Ở xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu có 4 con ruột và 1 con rể là liệt sĩ.

8/. Lê Thị Trong: - Ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bảng có 5 con là liệt sĩ.

9/. Đỗ Thị Sạn: - Ở xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu có 4 con và 1 cháu nội là liệt sĩ.



Bà Lê Thị Mới,
mẹ của anh hùng: Bùi Xuân Nguyên và Bùi Văn Thuyên

DANH SÁCH CÁC ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA TỈNH

1/. Anh hùng liệt sĩ: Phạm Văn Xuyên Thị xã Tây Ninh

2/. Anh hùng liệt sĩ: Nguyễn Văn Tám xã Thành Điền, Huyện Châu Thành

3/. Anh hùng liệt sĩ: Bùi Xuân Nguyên xã Thái Bình Huyện Châu Thành

4/. Anh hùng liệt sĩ: Nguyễn Văn Chấu xã An Tịnh, Huyện Trảng Bàng.

5/. Anh hùng liệt sĩ: Phạm Văn Xinh xã An Tịnh, Huyện Trảng Bàng

6/. Anh hùng liệt sĩ: Nguyễn Văn Ẩn xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu.

7/. Anh hùng liệt sĩ: Nguyễn Thị Sanh Huyện Gò Dầu

8/. Anh hùng liệt sĩ: Trần Quốc Đại xã Thạnh Phước, Huyện Gò Dầu.

9/. Anh hùng: Nguyễn Văn Chắc (Ba Ốm) xã An Tịnh, Huyện Trảng Bàng.

10/. Anh hùng: Bùi Văn Thuyên xã Thái Bình, Huyện Châu Thành.

Đồng chí TRẦN QUỐC ĐẠI (liệt sĩ)
Đồng chí NGUYỄN VĂN TÂM (liệt sĩ)
Anh hùng lực lượng vũ trang
Anh hùng lực lượng vũ trang

Đồng chí BÙI XUÂN NGUYÊN (liệt sĩ)
Đồng chí PHẠM VĂN XUYÊN (liệt sĩ)
Anh hùng lực lượng vũ trang
Anh hùng lực lượng vũ trang

Đồng chí BÙI VĂN THUYÊN
Đồng chí NGUYỄN VĂN CHẮC (Ba Ốm)
Anh hùng lực lượng vũ trang
Anh hùng lực lượng vũ trang



Đồng chí NGUYỄN THỊ SANH (liệt sĩ)
Anh hùng lực lượng vũ trang
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2018, 05:26:46 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM