Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:33:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 30992 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #160 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:08:22 pm »

Bị thua đau trên chiến trường chung và ở Tây Ninh, nhưng để cố giữ thế phòng thủ, địch điều phối lực lượng quân khu 1 và quân khu 2 dồn về quân khu 3 và 4 để cố thủ.

Đầu tháng 3-1975, Thường trực Trung ương Cục trực tiếp giao nhiệm vụ cho Tây Ninh sau khi phân tích tình hình chung và quyết tâm của Trung ương. Lúc đầu Trung ương định chi viện cho Tây Ninh 1 Trung đoàn chủ lực, nhưng sau đó quyết định chỉ chi viện cho Tây Ninh 6 khẩu pháo và một số cán bộ chính trị, quân sự để hỗ trợ cho Tây Ninh trong chiến dịch. Trước tình hình đó, cuối tháng 3-1975, Tỉnh ủy họp hội nghị bất thường ở căn cứ Dương Minh Châu xác định rõ nhiệm vụ quan trọng mà Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền giao cho:

1- Tây Ninh phải tự lực giải phóng địa phương mình.

2- Tây Ninh phải tổ chức đánh địch liên tục để kiềm chân sư đoàn 25, liên đoàn biệt kích 81, và cả lực lượng địch ở địa phương không cho rút chạy về Sài Gòn để góp phần tạo điều kiện cho lực lượng trên tiến công giải phóng Sài Gòn.

Chấp hành tinh thần chỉ thị đó, Tỉnh ủy đã đề ra nhiệm vụ cụ thể là: Huyện tự giải phóng huyện, xã tự giải phóng xã, không để địch ở địa bàn này sang cố thủ ở địa bàn khác, nhanh chóng vận động quần chúng đưa con em vào xây dựng lực lượng vũ trang.

Tỉnh ủy cũng đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương là không để những phần tử phản động trong đạo Cao Đài lợi dụng tình hình gây khó khăn cho ta khi giải phóng, Tỉnh ủy quyết định phân công các đồng chí Thường vụ, Tỉnh ủy viên cùng một số cán bộ chủ chốt khác về hỗ trợ và chỉ đạo ở các Huyện. Điều động hầu hết lực lượng thanh niên trong khối cơ quan vào lực lượng bộ đội Tỉnh, Huyện.

Với khí thế vô cùng sôi nổi chỉ trong vòng 20 ngày kể từ ngày 4 đến ngày 24-4-1975, trên 3.000 thanh niên, trung niên tình nguyện lên đường tham gia lực lượng vũ trang. Ta tổ chức được 9 tiểu đoàn mới (trong đó có 2 đại đội là tín đồ Cao Đài). Các tiểu đoàn 20, 22, 24, 26 được tập trung bổ sung về cho lực lượng chủ lực tỉnh. 5 tiểu đoàn còn lại của các địa phương gồm Tân Biên 1 tiểu đoàn, Châu Thành 2 tiểu đoàn, Trảng Bàng 2 tiểu đoàn ở cánh Tây và Đông. Ngoài ra, Tân Biên còn thành lập thêm 13 đại đội độc lập khác. Như vậy đến lúc ấy toàn tỉnh có 12 tiểu đoàn. Du kích xã cũng phát triển khá mạnh, có xã quân số lên đến đại đội, xã ít nhất cũng có 20 du kích. Nhân dân hết lòng ủng hộ bộ đội, tổ chức đón rước, cho cách mạng mượn tiền, lúa, tài sản… rất nhiều, bố trí bảo vệ địa bàn đứng chân của bộ đội, sẵn sàng tạo mọi điều kiện để bộ đội giành chiến thắng.

Tỉnh ủy triệu tập cuộc hội nghị Thường vụ tỉnh ủy mở rộng để quán triệt quyết tâm của Đảng và bàn kế hoạch cụ thể việc giải phóng tỉnh, giải phóng từng Huyện và đặc biệt là giải phóng Thị Xã – Trung tâm đầu não của địch. Cùng thời gian đó thì lực lượng ta đã áp sát lộ 22, các thị trấn, thị xã.

Chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn – Gia Định, giải phóng toàn miền bắt đầu, để bảo đảm chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, các đơn vị của tỉnh được bố trí trên nhiều hướng.

Hướng chủ yếu gồm 6 tiểu đoàn, 1 đại đội pháo cao xạ và 1 đại đội pháo mới hình thành, đánh từ hướng Nam Tòa Thánh lên Thị Xã. Lực lượng chủ lực gồm tiểu đoàn 14 do đồng chí Bi tiểu đoàn trưởng, đồng chí Lương làm chính trị viên tiểu đoàn, tiểu đoàn 16 do đồng chí Nguyễn Thành Út tiểu đoàn trưởng, đồng chí Siêu làm chính trị viên tiểu đoàn, cùng phối hợp với các tiểu đoàn 18, 20, 22, 24 và đại đội trinh sát Công An tỉnh.

Ban chỉ huy hướng này do đồng chí Nguyễn Thành Dương, tỉnh đội trưởng làm chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Xuân Nhị, Nguyễn Văn Nghĩa làm chỉ huy phó và đồng chí Đặng Văn Lý (Mười Đôi) làm chính trị viên, Ban chỉ huy còn có các đồng chí chủ nhiệm, phó chủ nhiệm chính trị, hậu cần, tham mưu tham gia.



Đồng chí NGUYỄN THÀNH DƯƠNG
Tỉnh đội trưởng Tây Ninh
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #161 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:09:43 pm »

Hướng chủ yếu ở phía bắc Thị Xã gồm tiểu đoàn 26, đại đội 2/45 của thị xã và lực lượng công an vũ trang tỉnh.

Ban chỉ huy hướng này do đồng chí Phạm Anh làm chỉ huy trưởng, đồng chí Năm Đanh làm chỉ huy phó và đồng chí Quốc Việt làm chính trị viên.

Lãnh đạo chung có các đồng chí Ba Trọng, Ba Dừa và Tô Lâm, nhưng sau đó 2 đồng chí Ba Trọng, Ba Dưa được rút về trên, còn lại đồng chí Tô Lâm.

Chấp hành chỉ thị của chỉ huy Miền, đêm 24-4-1975, Tây Ninh dùng 3 tiểu đoàn 14, 18, 20 tổ chức đánh chiếm cầu Bàu Nâu, sau đó phục kích tại đây để chặn đánh trung đoàn 49 thuộc sư 25 ngụy tháo chạy về Sài Gòn, nhưng đêm đó chúng chưa bỏ chạy nên sáng ngày 26-4, ta tổ chức cắt đứt quốc lộ 22, mọi liên lạc bằng đường bộ của chúng giữa Tây Ninh với Sài Gòn đều bị gián đoạn.

Tòa Thánh là một địa bàn rất phức tạp, lực lượng quân sự địch tập trung đông, nhiều tiểu đoàn bảo an, đại đội độc lập, phòng vệ dân sự được rải đều khắp. Bọn phản động trong tôn giáo kết hợp với nhiều loại: CIA, mật vụ, cảnh sát… được bố trí từng khu vực để khống chế quần chúng. Số đông chức sắc trong Hội Thánh thì lừng chừng, ngán ngại tiếp xúc với ta. Đối với tình hình trên, Thường vụ Tỉnh ủy đã có kế hoạch và biện pháp khá cụ thể, nắm rõ và cố gắng kéo lực lượng “Hòa Bình Chung Sống”, số chức sắc trung lập để chặn đứng âm mưu thâm độc của địch và phỗng tay trên bọn cơ hội. Dùng hai biện pháp chính trị và quân sự: Tăng cường cán bộ chính trị và lãnh đạo lực lượng quân sự vừa đánh đúng đối tượng vừa ráo riết vận động quần chúng đấu tranh.

Đêm 26-4, thực hiện phương án đánh chiếm khu vực trung tâm huyện Tòa Thánh ta đã triển khai địa bàn tấn công cho các tiểu đoàn gồm:

* Tiểu đoàn 20 đánh vào khu vực Long Hải.

* Tiểu đoàn 22 chia làm 3 mũi đánh chiếm các khu vực Lò Than, Trường Xuân, Trường Lưu.

* Tiểu đoàn 24 đánh chiếm khu vực Quy Thiện.

Các đội biệt động mật, du kích mật và quần chúng được lệnh chuẩn bị nổi dậy phối hợp nhịp nhàng với lực lượng vũ trang để giáng đòn quyết định.

Thế trận đã bày sẵn nhưng do hợp đồng chiến đấu chưa chặt nên đêm 26-4-1975 Ban Chỉ huy chiến dịch phải cho lệnh tạm hoãn kế hoạch tấn công, các đơn vị vẫn đứng chân ở vị trí tập kết. Nhưng tiểu đoàn 20 do tiếp nhận lệnh không kịp thời nên vẫn tiến hành tấn công đánh chiếm khu vực Trường Lưu, tiêu diệt tiểu đoàn 351 và 1 đại đội bảo an của địch đóng tại đây và tổ chức bao vây đồn Trường Đức. Cũng trong đêm đó, lực lượng của tiểu đoàn 26 của Tòa thánh về Thị xã tiến đánh vào khu vực Ninh Thạnh, bắt gọn đội phòng vệ dân sự ở đây và đứng chân ở Suối Bà Phụng, chuẩn bị tấn công vào trung tâm Thị xã.

Đêm 27-4-1975, tiểu đoàn 14 đánh chiếm Quy Thiện và sang ngày 28-4, các đơn vị đều đồng loạt nổ súng tấn công vào các mục tiêu theo kế hoạch. Lực lượng võ trang và quần chúng nhân dân đã bao vây bức rút bức hàng… giải phóng hàng loạt đồn, bót ở khắp nơi, dồn địch lui dần về khu vực trung tâm đầu não.

Trong lúc các lực lượng vũ trang tiến công thì trên 3.000 người dân đã dọn, đắp hàng chục cây số đường ở phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, chuẩn bị nhiều dụng cụ để bắc cầu cho xe tăng và quân chủ lực quân đoàn 232 sang sông đánh chiếm Đức Huệ, cắt đứt 4 lộ và tiến về Sài Gòn. Thật là một sự hiệp đồng tuyệt đẹp.

Trên địa bàn các huyện, nhân dân địa phương tổng tấn công và nổi dậy để tự lực giải phóng địa phương mình.

Ở Gò Dầu, ngày 26-4, bộ đội huyện kết hợp với du kích và nhân dân tấn công giải phóng đồn Suối Bà Tươi, Cây Trường và đồn Hiệp Thạnh. Cùng ngày, các đồn Bông Trang, Trà Vỏ, Thạnh Đức, cây Xoài, Xóm Mới cũng được giải phóng. Ngày 26-4, giải phóng đồn dân vệ ở Trâm Vàng, Xóm Bố, Hiệp Thạnh và tấn công tiêu diệt 1 chốt hành quân cấp trung đoàn của địch ở Rừng Dầu. bị du kích và nhân dân bao vây, phát loa gọi hàng, toàn bộ binh lính địch ở đây đã đầu hàng, mang vũ khí ra nộp cho cách mạng. Như vậy ngày 29-4, huyện Gò Dầu cơ bản đã giải phóng, chỉ còn 2 bót địch ở chi khu Gò Dầu và Bàu Đồn. Ta hoàn toàn chiếm giữ lộ 22 (đoạn Bàu Nâu).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #162 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:10:06 pm »

Ở Trảng Bàng, khi lực lượng chủ lực và xe tăng của ta đi qua để xuống Củ Chi và sang Hậu Nghĩa, trong tình hình địch hoang mang dao động cao độ, Huyện ủy đã hạ quyết tâm dồn hết lực lượng đồng loạt tấn công đều khắp địa bàn Huyện. Ngày 27-4, lực lượng địa phương đã tấn công chiếm lĩnh Gia Huỳnh. Ngày 28-4 tiểu đoàn 1 cánh đông của huyện dùng 2 đại đội đánh vào chi khu Trảng Bàng và 1 đại đội kết hợp với du kích và nhân dân ở Gia Lộc, Lộc Hưng bao vây bức hàng đồn Rừng Cầy, Láng Liêm, Chùa Đá, Hốc Nai, Gia Tân, Bàu Hai Năm, Cầu Ván, Đồng Ớt và Chùa Mọi. Ngày 29-4, du kích An Tịnh với sự hỗ trợ của nhân dân, bao vây các đồn Suối Sâu, Biện Sen, Bàu Tràm, Cây Dương, An Thới, buộc địch phải đầu hàng và nộp súng. Cùng ngày 29-4, quân địch ở 2 đồn Gia Bình và Tân La, trước sức ép của ta cũng buông súng đầu hàng. Đúng 16 giờ ngày 29-4, quân dân Trảng Bàng đã cắm lá cờ giải phóng lên nóc dinh quận trưởng Ngụy Huyện Trảng Bàng, cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn trên quốc lộ 1 làm cho liên đoàn 33 biệt động quân của địch từ Gò Dầu chạy về Sài Gòn đến Trảng Bàng không lối thoát buộc phải đốt xe, vất súng và đầu hàng. “Cuống họng” của Tây Ninh – Sài Gòn bị quân dân Trảng Bàng kiên quyết cắt đứt. Trảng Bàng là Huyện thứ hai của tỉnh giải phóng trước tỉnh và Sài Gòn.

Ở Châu Thành, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tiến vào khu tam giác Thanh Điền, Cao Xá, Thanh Bình, hình thành thế bao vây thị xã. Một bộ phận chủ lực của ta áp sát phía Nam Thị xã và một bộ phận Công an vũ trang đã lọt được vào nội ô.

Không chịu nổi trận bão lửa pháo binh của ta, lúc 10 giờ tên đại tá Bùi Đức Tài bị sức ép của ta buộc phải đầu hàng đã liên lạc bằng vô tuyến điện đồng ý cử người ra gặp ta. Hắn cử tên Ngô Minh Chử trưởng Ban 1, Tạ Kim Lời (tham mưu phó) đến gặp các đồng chí chỉ huy của ta ở Bến Kéo, 30 phút sau, tức 10 giờ 30 phút, ạia tá tỉnh trưởng ngụy tuyên bố đầu hàng và kêu gọi lực lượng địch trên toàn tỉnh hạ vũ khí đầu hàng, giao chính quyền cho cách mạng.

Đúng 11 giờ ngày 30-4-1975, ta vào tiếp quản Thị xã. Bộ phận của chúng gồm Đại tá Tài (tỉnh trưởng), thiếu tá Sang (tham mưu phó hành quân), Tên Vũ (phụ trách nội an), các tên phụ trách các ty, và 13 tên tiểu đoàn trưởng có mặt nơi ký kết đầu hàng. Cùng lúc đó tên trưởng Ty cảnh sát trên đường trốn chạy về Sài Gòn bị ta bắt ở Trà Vỏ cũng bị giải về Thị xã. Toàn bộ bộ máy đầu não của chúng ủ rũ trong phòng giam giữ của ta. Lực lượng ta tiếp quản Thị xã, ra lệnh tên tỉnh trưởng và tên Trưởng Ty cảnh sát cùng ta đi kêu gọi bọn cấp dưới ra trình diện.

Tây Ninh được hoàn toàn giải phóng 30 phút trước khi Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Trong lúc lực lượng vũ trang tiến công giải phóng Thị xã, thì nhân viên, công nhân (có lực lượng hoạt động bí mật của ta làm nòng cốt) các nhà máy điện, nhà máy nước, bệnh viện, bưu điện… đã triệt để bảo vệ máy móc tài sản. Do đó, khi Thị xã giải phóng thì các cơ sở phục vụ sinh hoạt công cộng đều hoạt động bình thường. Đó cũng là một thắng lợi to lớn của ta trong chiến dịch, là kết quả tốt đẹp của sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy.

Sáng ngày 1-5-1975, toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền cấp dưới, toàn bộ sĩ quan quân đội, cảnh sát từ cấp đại đội trở lên và bọn ngụy quyền cao cấp đều ra trình diện, giao nộp vũ khí ra Ủy ban quân quản tỉnh gồm 30.503 tên, trong đó có 23.078 quân ngụy, 1.543 cảnh sát, 640 viên chức, 111 đảng viên đảng dân chủ của Thiệu. Chiến lợi phẩm thu được gồm: 19.769 súng các loại, 24 khẩu pháo 105 ly, 8 khẩu pháo 155 ly, 195 xe quân sự, 18 xe thiết giáp, 630 máy truyền tin, 3 tổng đài siêu tần số, 21 máy phát điện, 81 tấn đạn, 30 tấn gạo và nhiều tấn nguyên, nhiêu liệu khác. Tài chính thu được gồm 19.852.200 đồng tiền mặt, 36.930.000 tiền trưng thu của ngân hàng và 348.426.000 đồng quỹ giá trị bằng phiếu.

Qua 21 năm đấu tranh hy sinh gian khổ, quân và dân Tây Ninh đã cùng cả nước giành được thắng lợi trọn vẹn, vẻ vang, ghi thêm vào trang sử đấu tranh oai hùng của dân tộc và tỉnh nhà chiến công hiển hách.

Bằng sức mạnh tổng hợp được phát huy cao độ trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, quân dân Tây Ninh đã tự lực giải phóng tỉnh nhà, đồng thời chặn đứng sư đoàn 25 chủ lực Ngụy không tháo chạy được để về tiếp ứng cho Sài Gòn, góp phần xứng đáng vào công cuộc giải phóng hang ổ cuối cùng của chính quyền địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cúa trên giao, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc kéo dài gần 21 năm.


DIỄN BIẾN GIẢI PHÓNG TÂY NINH
TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH CỦA BỘ CHỈ HUY/QS TỈNH
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #163 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:11:50 pm »

PHẦN IV

KẾT LUẬN CHUNG VÀ MẤY BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

I – NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHUNG:

1/- Nét tổng hợp chung.

Quân dân Tây Ninh đã chiến đấu hơn 10 ngàn ngày đêm ròng rã, từ tiếng súng trường đầu tiên ở Suối Sâu (8-11-1945 đến tiếng đại pháo cuối cùng bắn vào trại Chi Lăng ở Thị xã 29 và 30-4-1975). Suốt chuỗi thời gian ngập tràn khói lửa đạn bom ấy, quân dân Tây Ninh với đạo lý không gì quý hơn độc lập tự do, thà hy sinh tất cả quyết không làm nô lệ, còn Đảng là còn chiến đấu, đã vượt qua muôn vàn gian khổ và hy sinh nhiều xương máu đã lập nên bao nhiêu chiến tích anh hùng của các thời kỳ lịch sử.

Chiến thắng ấy, bắt nguồn từ cách mạng tháng Tám 1945, lúc Đảng bộ Tây Ninh chỉ có 25 đảng viên dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự tỉnh bộ, các đồng chí đã đoàn kết nhất trí cao toàn tâm toàn ý chấp hành tốt chỉ thị của Xứ ủy sống trong lòng dân quy tụ được các tầng lớp quần chúng đông đảo, mà đặc biệt là đồng bào đạo Cao Đài, cô lập và kiên quyết chống kẻ thù, đứng lên giành lấy chính quyền trong tay bọn bù nhìn tay sai phát xít Nhật. Từ đó, chiến công nối tiếp chiến công, mở ra từng trang sử mới.

Chiến thắng 9 năm chống Pháp ở chiến trường Tây Ninh một trong số nơi khó khăn nhất của “miền Đông gian lao mà anh dũng”. Vị trí và địa thế khá đặc biệt(1) của Tây Ninh đã thu hút mọi kẻ thù tập trung mọi mưu mô xảo quyệt: “chia để trị”, dùng người Khơ me giết người Việt, dùng người Việt giết người Việt, dùng Cao Đài đánh Việt Minh. Chúng áp dụng mọi chính sách thâm độc nhất, cả chính sách “tam-quang” giết sạch, đốt sạch phá sạch và dùng đủ các loại vũ khí tối tân. Ngoài quân viễn chinh nhà nghề càn quét lớn liên miên, chúng còn tổ chức bọn mật vụ, rờ-sẹt, com-măng-đô luồn sâu, hết thay tướng lại đổi quân, cuối cùng chuốc lấy thất bại nặng nề. Để giành lấy thắng lợi, Đảng bộ Tây Ninh đã biết nắm Mặt trận và các đoàn thể, vận động tổ chức chăm lo cuộc sống dù còn hạn hẹp cho quần chúng, củng cố các tổ chức Đảng từ cơ sở thành hệ thống lãnh đạo vững vàng qua từng lúc thăng trầm, xây dựng chính quyền cách mạng từ non trẻ cùng chấp nhận mọi hy sinh, quyết tâm vượt mọi khó khăn ác liệt về vật chất, từng bước thống nhất các lực lượng võ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát triển lực lượng võ trang đủ 3 thứ quân lớn mạnh, tổ chức giáo dục lập trường quan điểm quần chúng và luôn giữ vững tinh thần cách mạng tiến công, làm tròn trách nhiệm tại địa phương và bảo vệ căn cứ địa kháng chiến, của liên tỉnh, của Phân liên khu miền Đông và Trung ương Cục miền Nam, lãnh đạo toàn Miền giành thắng lợi, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp.

Chiến thắng 21 năm chống Mỹ của quân dân Tây Ninh là trang sử hào hùng và oanh liệt nhất. Đế quốc Mỹ, tên sen đầm quốc tế giàu tiềm lực kinh tế, quốc phòng, lại quỷ quyệt dùng chính sách thực dân kiểu mới, trao chính quyền độc lập bánh vẽ cho tên đồ tể Ngô Đình Diệm rồi Nguyễn Văn Thiệu đưa nhân dân miền Nam vào cảnh phồn vinh giả tạo vừa dụ dỗ răn đe, vừa kềm kẹp mong đè bẹp phong trào đấu tranh. Không xong, chúng đẩy nhân dân miền Nam vào cảnh nhà tù khổng lồ mệnh danh “ấp tân sinh, ấp chiến lược”… Nhân dân Tây Ninh giữ truyền thống kiên trung bất khuất đã vượt qua thời kỳ đen tối hy sinh trong đấu tranh chính trị, rồi tạo thế, tích cực đứng lên giành chiến thắng “Tua hai”, chuyển thế cách mạng sang đấu tranh chính trị kết hợp võ trang. Kẻ thù bị lộ nguyên hình, phải trở lại thực dân kiểu cũ, xua đủ các loại quân, đưa hết các bậc danh tướng, cùng các loại binh khí kỹ thuật hiện đại với nhiều “chiến lược tân kỳ”, leo thang chiến tranh lên tột đỉnh nằm trong địa bàn trọng điểm của toàn Miền. Quân dân Tây Ninh tự giác chấp nhận hy sinh gian khổ đã gan góc chịu đựng từng bước tiến lên trong từng giai đoạn chiến tranh, chống trả kẻ thù sừng sỏ, cùng với toàn Miền lần lượt bẻ gãy các chiến lược tàn bạo của Mỹ, làm cho “Nhà trắng” đau đầu, bế tắc, trong đường hầm không lối thoát, chịu liên tiếp nhiều đòn đau và cuối cùng nhận lấy thất bại nhục nhã, chúng phải ngồi vào bàn hội nghị, xuống thang chiến tranh và chịu rút hết quân Mỹ.

Nhưng chúng còn hy vọng chuyển thế cờ, dùng ngụy quân, ngụy quyền có Mỹ viện trợ tối đa, để Mỹ rút nhưng vẫn có Mỹ ở Miền Nam, điều khiển bọn ngụy. bọn chúng không lường nổi lực lượng cách mạng đã trưởng thành, đè bẹp quân ngụy trong vòng 55 ngày đêm chiến dịch, buộc tổng thống ngụy phải tuyên bố đầu hàng, vô điều kiện. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thành công rực rỡ. Quân dân Tây Ninh đã xứng đáng với lòng tin của Đảng, của dân tộc quật ngã kẻ thù tại chiến trường trọng điểm, làm tròn trách nhiệm bảo vệ căn cứ địa đầu não, và buộc tên Đại tá Bùi Đức Tài phải đầu hàng trước Tổng thống ngụy nửa giờ.


(1) Tây Ninh có rừng lớn, núi cao. Phía Đông Bắc rừng ăn thông qua tỉnh Sông Bé ra dãy núi Trường Sơn đi miền Trung, miền Bắc. Phía Tây và Bắc có biên giới giáp với nước bạn Campuchia. Phía Nam là cửa ngõ vào Thành Phố Sài Gòn và Tây Nam ăn thông qua Đồng Tháp Mười xuống miền Tây Nam Bộ.
- Tây Ninh có trung tâm Tòa Thánh đạo Cao Đài, tôn giáo có lực lượng chức sắc (một loại cán bộ), quần chúng tín đồ đông đảo, có lực lượng vũ trang hung bạo có lập trường và tổ chức chính trị và mưu đồ bá chủ như một nhà nước.
Tây Ninh có căn cứ địa thuận lợi cho dân, có địa thế chỗ đứng chân của đầu não lãnh đạo tỉnh phân liên khu miền Đông và Trung ương Cục miền Nam, chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn miền qua các thời kỳ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #164 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:52:21 pm »

2/- Thắng lợi 30 năm quân dân Tây Ninh giành được là do sự lãnh đạo sáng suốt từ đường lối phương châm, của Đảng từ Trung ương, Trung ương Cục, quân ủy, và Tỉnh ủy với nhiều nghị quyết đúng sát hợp, các tổ chức cơ sở Đảng làm nhân lõi tốt, cán bộ đảng viên kiên định vững vàng về quan điểm lập trường. Đảng bộ đã xem công tác xây dựng Đảng là yếu tố quyết định nhất từ đầu với số lượng ít nhưng quyết tâm xây dựng đảng bộ nắm vững đường lối phương châm, mục tiêu cách mạng, lý tưởng của Bác Hồ lấy đấu tranh nội bộ đoàn kết để củng cố và phát triển, lấy phẩm chất, năng lực lòng trung thành vô hạn làm thước do cho sự tiến bộ và động viên toàn đảng bộ triệt để bám dân chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng. trong tổ chức thực hiện biết vừa giữ đúng nguyên tắc, vừa biết vận dụng cơ động linh hoạt phù hợp với chiến trường, sát đúng với tình hình địa phương, tạo được thế và lực mới và luôn phát triển đủ sức tiến lên hoàn thành nhiệm vụ.

Do phát huy được truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của tổ viên, không khuất phục bất kỳ kẻ thù nào dù nó to mạnh, hung xảo đến đâu. Các lời hịch bất hủ: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, “Thà hy sinh tất cả quyết không chịu mất nước”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”… đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người dân Việt Nam. Quân dân Tây Ninh đã giữ vững truyền thống và phát huy trong mọi tình huống, cả lúc gian nguy thế cô, ngột ngạt đen tối cũng không nhụt chí, ươn hèn, giữ niềm tin sẽ có ngày mai tươi mát sáng trong, nhìn thẳng vào kẻ thù đạp lên gian khó tiến tới không tiếc thân, tiếc của.

Do nhận thức đúng sức mạnh của tổ chức quần chúng trong đông đảo nhân dân, xây dựng Mặt trận dân tộc ngày càng rộng rãi, vững mạnh, trong từng giai đoạn cách mạng. Mặt trận quy tụ được lực lượng đông đảo các tầng lớp quần chúng, đặc biệt trong khối Cao Đài có cả lớp dưới và trung gian bảo vệ nuôi dưỡng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lúc khó khăn ác liệt cũng như lúc lực lượng phát triển lớn mạnh cần trang cấp vật chất tối đa cả cho tỉnh, khu và Trung ương Cục. Tùy thời, tùy đối tượng, tùy hoàn cảnh, Mặt trận đã huy động và tổ chức quần chúng từ nông thôn, thành thị, thánh thất, nhà chung, nhà chùa, trường học, ấp chiến lược, biên giới… hợp sức đấu tranh bằng mọi hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp đến không hợp pháp, biến thành bạo lực cách mạng đập tan mọi âm mưu địch, qua đó mà tự xóa bỏ hằn thù dân tộc, đoàn kết Việt - Khơme cùng chống kẻ thù chung là đế quốc xâm lược, xóa bỏ hận thù lương giáo, đoàn kết đạo đời. Việt Minh – Cao Đài cũng chống giặc; phá khu dinh điền trù mật, mở cửa căn cứ giải quyết ruộng đất cho đồng bào bung ra làm ăn, thắt chặt tình đoàn kết Bắc Nam cùng đấu tranh vì độc lập dân tộc. Từ đó, nông thôn, thành thị nối liền, vùng liên vùng, biên liên biên, xóa vành đai cách biệt, cùng chịu đựng gian khổ, vượt khó khăn, tự lực tổ chức hậu cần tại chỗ, tự cường chống giặc giữ làng, đồng thời biết tranh thủ sự chi viện của trên, sự ủng hộ của các tỉnh bạn, đủ sức tập trung lực lượng đánh những đòn trí mạng và kẻ thù.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến trường, biết đánh giá đúng tương quan lực lượng địch ta tại tỉnh và từng khu vực, từng huyện để vận dụng được sức mạnh tổng hợp và thực hiện đầy đủ các phương pháp hình thức cách mạng (chính trị, võ trang, 2 chân, 3 mũi, 3 vùng, 3 thứ quân hợp pháp, nửa hợp pháp, không hợp pháp) một cách tốt nhất, biết lợi dụng địa hình biên giới, chọn đúng địa bàn quyết tâm đánh địch. Qua mỗi lần gặp khó khăn vấp váp Đảng bộ nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, nghiêm khắc phê bình và tự phê bình, kiên quyết tổ chức khắc phục sửa chữa (các vấn đề: Cao Đài, vùng yếu, nội bộ, phương châm, phương thức đánh Mỹ, đấu tranh chính trị 1954-1958) và tạo điều kiện vượt khó khăn vươn tới giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác và tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn bằng lực lượng địa phương mình, đồng thời góp phần giải phóng thành phố Hồ Chí Minh trong chiến dịch lịch sử.

3/- Nhìn lại lịch sử 30 năm chiến tranh, Tây Ninh còn có những khuyết điểm đặc biệt cần nghiên cứu sâu sắc, đó là:

Về mặt tổ chức Đảng, lực lượng đảng viên đa số là nông dân và tiểu tư sản, chưa xác lập đúng mức lập trường quan điểm giai cấp, tổ chức cán bộ, trình độ chính trị, tư tưởng có hạn, ít được học tập để lao động, thường hay tả, hữu, thích ứng không kịp yêu cầu, nhất là ở những mốc chuyển giai đoạn, chuyển hướng chỉ đạo. Năm bước công tác cách mạng trong vận động quần chúng thiếu sâu sắc kiên định, từng lúc tư tưởng thỏa mãn trông chờ có lúc co thủ, đánh giá địch chưa sâu để bộ lộ lực lượng, chuyển hướng hoạt động không kịp thời có bị thiệt hại (như chuyển công tác vùng yếu, chuyển hướng sau Mậu Thân, trước đó vấn đề Cao Đài, vấn đề biên giới…).

- Về chủ quan, có lúc nơi này, nơi khác, cả ở cấp tỉnh nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng gây tổn thất không nhỏ, nhưng được khắc phục nhanh hạn chế tác hại và khôi phục lại sức đấu tranh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #165 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:53:17 pm »

II- MẤY BÀI HỌC KINH NGHIÊM.

Trong cuộc chiến đấu quyết liệt với các kẻ thù vô cùng hung ác và có nhiều tiềm lực chiến tranh, để trưởng thành lên từng bước, hoàn thành nhiệm vụ của mình, quân dân Tây Ninh đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm phong phú và đa dạng trong đó bao trùm nhất vẫn là vai trò lãnh đạo của Đảng.

1/- Đảng ta có đường lối lãnh đạo sáng suốt.

Đảng đã xác định đúng và làm cho toàn Đảng quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, và từng lúc có sự chỉ đạo kịp thời đúng đắn, nhất là những lúc, những nơi khó khăn.

Đối với nhân dân ta trong cả nước nói chung cũng như Tây Ninh nói riêng, nước ta là một nước nhỏ, yếu, tỉnh ta là tỉnh khó khăn nhất ở miền Đông Nam Bộ (đất rộng người ít, kinh tế nghèo nàn, lương thực thiếu thốn thường xuyên, kẻ thù lại rất tập trung) mà ta đã đánh thắng 2 đế quốc to, già dặn trong chiến tranh xâm lược, lại có tiềm lực lớn về kinh tế quốc phòng thì thật là điều kỳ lạ đối với thế giới.

Làm được điều đó, chủ yếu là do Đảng ta đã xác định được chiến lược chiến tranh đúng đắn, biểu hiện rõ tính tiền phong vì sự nghiệp của đất nước của nhân dân huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên kháng chiến không hề tiếc máu xương của cải.

Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thua vì đã tiến hành chiến tranh xâm lược, không được nhân dân 2 nước Pháp và Mỹ tán thành. Chúng ta đã chiến thắng vì cả dân tộc Việt Nam tham gia kháng chiến, vì độc lập tự do của dân tộc mình, có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đó là nguồn gốc thất bại của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và là bí quyết thành công của nhân dân ta.

Với chiến lược toàn dân kháng chiến nên không những quân đội mà toàn quân đều đánh giặc. Cả vùng tự do, vùng tạm chiếm, đồng bào nông thôn, đồng bào thành thị, đồng bào lương, đồng bào các tôn giáo đều đánh giặc. Cả già, trẻ, nam, nữ đều đánh giặc. Đúng là: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” – và trên cơ sở khối đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công nông làm nền tảng, các giai cấp, các tầng lớp và cá nhân yêu nước đều ra sức kháng chiến chống giặc.

Ta đã tạo được sức mạnh tổng hợp bằng toàn dân đánh giặc. Nhờ toàn dân đánh giặc, ta đã khắc phục được nhiều nhược điểm khó khăn to lớn, điển hình như vấn đề lương thực (hậu cần tại chỗ) trong kháng chiến chống Pháp… vấn đề chống các loại vũ khí kỹ thuật chiến tranh hiện đại, vấn đề quân số trong kháng chiến chống Mỹ… nhờ toàn dân kháng chiến mà quân đội ta từ du kích phân tán lên tập trung, chính qui đủ sức đánh trả kẻ thù, vượt khỏi vòng vây chia cắt nhiều mảnh của địch, đứng vững hoạt động đánh địch, thắng địch.

Toàn dân đánh giặc là quy luật cơ bản của cuộc trường kỳ kháng chiên chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do. Nơi nào nắm vững quy luật đó thì thắng lợi, ngược lại thì gặp khó khăn. Quy luật này cũng được rút ra từ thực tiễn kinh nghiêm của cách mạng tháng Tám 1945, ta giành được chính quyền cũng dựa vào lực lượng quần chúng… và trên cơ sở khách quan xã hội là dân ta có chính quyền nhân dân trên đất nước ta, từ đó Đảng ta, đội quân tiên phong của giai cấp và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tạo ra sức mạnh vô địch.

Toàn dân và toàn diện kháng chiến tức là đánh giặc bằng tất cả các loại vũ khí trên tất cả các vùng và các lãnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, binh vận… trong tất cả mọi hoàn cảnh và điều kiện.

Toàn dân toàn diện kháng chiến là cơ sở đảm bảo cho nhân dân ta có thể kháng chiến lâu dài và nhất định giành được thắng lợi. Nước ta nhỏ, yếu, tỉnh ta hết sức khó khăn. Kẻ thù lớn mạnh, tập trung lực lượng đánh chiến trường trọng điểm này. Muốn thắng được nó ta phải có thời gian chuyển hóa lực lượng từ yếu sang mạnh bằng động viên lực lượng của toàn dân tham gia kháng chiến dưới mọi hình thức từ thấp đến cao, và từ đó ta càng đánh càng mạnh.

Một vấn đề then chốt nữa là dựa vào sức mình là chính. Ta không thể trông chờ ở sức lực người khác giải phóng cho mình. Dựa vào sức mình là chính cũng là quy luật phát triển khách quan của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của ta. Dựa vào sức mình là chính tức là dựa vào sức của toàn dân mà tỉnh ta chủ yếu là nông dân, công nhân và biết bồi dưỡng dức dân (cấp đất cho nông dân, cấp rừng cho dân bung ra, làm rẫy, làm ruộng ủng hộ kháng chiến… ). Dựa vào sức mình là chính, không có nghĩa là loại trừ mọi sự chi viện, ngược lại ta biết tranh thủ mọi sự chi viện tỉnh bạn, của các nước XHCN anh em, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân 2 nước Pháp, Mỹ và các dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý trên thế giới đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

Đường lối toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến cũng là phát huy truyền thống của tổ tiên ta chống giặc từ xưa (Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung…) Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã vận dụng tài tình, linh hoạt nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin và truyền thống của dân tộc ta trong lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Quân dân Tây Ninh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ đã chấp hành tốt đường lối của Đảng mà vượt được vô vàn khó khăn để giành thắng lợi vẻ vang.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #166 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:53:51 pm »

2/- Xây dựng và phát huy cao độ vai trò Mặt trận dân tộc và vận dụng đường lối, quan điểm quần chúng.

Bài học Đảng có đường lối lãnh đạo sáng suốt đã chỉ rõ, chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện và lâu dài mang tính nhân dân sâu sắc triệt để. Do vậy, công tác vận động, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng tập hợp thành Mặt trận mạnh mẽ là một trong những vấn đề quan trọng đặc biệt để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đấu tranh cách mạng bất kỳ lúc nào, nhất là những thời kỳ quanh co của lịch sử, cũng phải dựa vào quần chúng, cơ bản và trước hết là quần chúng công nông dưới mọi hình thức.

Do vị trí và địa hình của Tây Ninh mà nhiệm vụ chính trị của BCH Tỉnh Đảng bộ Tây Ninh nêu: “hai công tác có tầm quan trọng và hết sức đặc biệt ngoài công tác quần chúng nói chung, là công tác vận động quần chúng Cao Đài và vận động nhân dân Khơme ở biên giới”.

Đối với quần chúng Cao Đài:

- Đối với quần chúng Cao Đài: - Đây là vấn đề tôn giáo mà thực chất là một tổ chức chính trị cải lương có đông đảo tín đồ là lao động, bên trên có đội ngũ chức sắc là lưc lượng trung gian, một số có nhiều tham vọng nắm chính quyền…, ta phải hết sức kiên trì và có sách lược mặt trận đúng đắn linh hoạt. Nóng vội xử lý sai lầm thì tác hại khôn lường. Trong kháng chiến chống Pháp, lúc đầu ta có sơ hở trong công tác vận động đồng bào Cao Đài để thực dân Pháp mua chuộc được một số chức sắc cao cấp nắm lấy lực lượng vũ trang và mê hoặc một số tín đồ cấu kết với Pháp đánh phá kháng chiến, gây cho Tây Ninh nhiều khó khăn trong nhiều năm. Mãi đến 1952 ta có chính sách tốt, cơ bản và toàn diện, mới gỡ được mâu thuẫn do giặc Pháp quỷ quyệt gây nên.

Vận động quần chúng Cao Đài cũng là vận động quần chúng nói chung và chính là vận động nông dân. Ta phải thật sự tôn trọng tự do tín ngưỡng và quan tâm đến quyền lợi ruộng đất thiết thân với đời sống của họ. Đồng thời ta vạch rõ âm mưu của kẻ thù và một số tên phản bội trong đạo… Rõ ràng, từ khi ta có chính sách đúng, quần chúng Cao Đài đã trở về với cách mạng, ủng hộ kháng chiến.

Đến kháng chiến chống Mỹ, từ đầu Tỉnh ủy chọn riêng 25 cán bộ trung sơ cấp đi vào Tòa Thánh làm công tác Cao Đài vận. Có đồng chí được giao nhiệm vụ “ẩn mình vào cửa đạo” để hoạt động lâu dài. Các đồng chí phải tìm nơi ăn ở hợp pháp, quan hệ nắm từng người qua đó tạo cơ sở lõm, từng bước phát triển ra. Sau đó, tiếp tục bổ sung thêm cán bộ. Tình hình vận động quần chúng Cao Đài có sự chuyển biển mới, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của tôn giáo này.

Đế quốc Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền của tu sửa Tòa Thánh, đường sá, dùng nhiều thủ đoạn đặc biệt hòng lừa mị, dụ dỗ mua chuộc quần chúng Cao Đài. Nhưng chúng không đẩy được quần chúng Cao Đài chống phá cách mạng.

Ngược lại, quần chúng tín đồ tin cách mạng, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng tại chỗ và thực tiễn đã chứng minh cho quần chúng Cao Đài hiểu rõ những người cách mạng là người thật sự yêu nước, đánh Pháp, đánh Mỹ rõ ràng, vì lợi ích của toàn dân trong đó có tín đồ Cao Đài. Vì thế, chính đồng bào Cao Đài đã đánh bại chính sách chia rẽ, tái võ trang lực lượng Cao Đài và một số chính sách khác của Mỹ, ngụy.

Thắng lợi về tư tưởng của chính sách Cao Đài vận đã chỉ rõ:

Quần chúng Cao Đài bị đầu độc mang nặng mê tín, bị giáo lý thần quyền chế ngự. Cho nên, giải quyết vấn đề Cao Đài phải:

- Phát động lòng yêu nước, tính dân tộc, tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, căm thù giặc, với âm mưu chia rẽ; - vừa thật sự giải quyết đoàn kết, vừa động viên tổ chức đấu tranh với địch đòi quyền lợi thiết thân, đảng viên phải đi vào quần chúng, toàn dân toàn ý vì quần chúng, thực sự hòa mình trong quần chúng tôn giáo – vừa nắm vững quần chúng nhân dân lao động, vừa có sách lược với lực lượng chức sắc (tranh thủ, phân hóa, cô lập), có kế hoạch và hình thức phù hợp với khả nặng của họ; - Tạo lòng tin bằng hành động cụ thể, cư xử đúng mức với số chức sắc tiêu biểu đi với cách mạng; - Cán bộ làm công tác Cao Đài vận phải được giáo dục, lãnh đạo tư tưởng chính trị tốt, không ngừng rèn luyện quan điểm lập trường và yêu cầu công tác (công tác khó).

- Đối với quần chúng cuộc vận động phải có nội dung, hình thức, yêu cầu mức độ cụ thể, thích hợp, dẫn dắt họ đi từ thấp đến cao, đi sâu quyền lợi vật chất thiết thực, không cầu kỳ, không tranh cãi về giáo lý; - Đặc biệt vận động thanh niên và học sinh; - Chọn người đạo thực sự nâng cao giác ngộ thành nòng cốt rồi cán bộ đảng viên mới thiết tha và phù hợp với quần chúng – Lực lượng này có mạnh mới phát huy có hiệu quả đông đảo quần chúng và chức sắc; Thành công lớn của Tây Ninh là bằng công tác Cao Đài vận có kết quả mà sức mạnh tổng hợp với cao, mặt trận đoàn kết mới rộng phá tan âm mưu chia rẽ, phá tái võ trang Cao Đài, đem sức người, sức của hơn phân nửa dân số bổ sung cho cách mạng.

- Đối với nhân dân Khơme vùng biên giới. Thời gian đầu kháng chiến chống Pháp ta cũng thiếu quan tâm đầy đủ công tác vận động đồng bào dân tộc ở biên giới. Giặc Pháp đã lợi dụng kẽ hở này, kích động nhân dân Khơme về hằn thù dân tộc. Giặc đã gây mâu thuẫn, xúi giục họ “cáp duồn” (giết người Việt), gây rối ren ở các xã vùng biên giới.

Ta kịp thời ổn định tình hình. Năm 1946, tỉnh đề nghị trên để bộ đội Trần Phú ở lại Tây Ninh làm công tác “Khơme” vận. Bộ đội Trần Phú do anh Ngô Thất Sơn chỉ huy đã tiến hành tốt công tác vận động người Khơme chẳng những ở 4 tổng Khơme ở Tây Ninh mà còn mở rộng ra khu Đông Campuchia. Về sau bộ đội anh Ngô Thất Sơn và lực lượng Tây Ninh đã mở rộng thành bộ đội Si-vô-Tha, A-Cha-Chiu và Pô-kim-Pô giúp bạn chống Pháp, tạo điều kiện tốt cho mối đoàn kết hai dân tộc cùng chung kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược, tạo biên giới thành vùng hữu nghị.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #167 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:54:30 pm »

Trong 21 năm chống Mỹ ta đã sớm đặt vấn đề đoàn kết các dân tộc trong nước ta và đoàn kết hai dân tộc Việt Nam – Campuchia nhất là ở vùng biên giới - tạo nhiều thuận lợi cho ta và cho cách mạng của Bạn. Thực tiễn chúng minh rất rõ là có sự chân thật gần gũi tương trợ, giúp đỡ đùm bọc nhau giữa hai dân tộc trong xây dựng cũng như trong chiến đấu chống kẻ thù. Nhân dân Campuchia vùng biên giới 2 tỉnh Soài Riêng và Com-Pông-Chàm thông cảm khó khăn của đồng bào và các lực lượng vũ trang ta, đã nhường cho hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm và giúp đỡ vận chuyển vũ khí, đạn dược, thuốc men từ đất “K” về Tây Ninh. Ngược lại nhân dân các xã biên giới bên ta trong đó có đồng bào dân tộc Khơme đã kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống địch, buộc địch không dám lăm le sang đánh, cướp phá tài sản, đồng bào các dân tộc yên lòng xây dựng cuộc sống.

Đặc biệt, lúc địch mở rộng chiến tranh xâm lược sang Campuchia, trên tinh thần ba nước Đông Dương là một chiến trường, quần chúng các xã biên giới cùng lực lượng vũ trang của mình giúp đỡ cách mạng Campuchia tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng một vùng nông thôn rộng lớn. Nhân dân Campuchia anh em cũng hết lòng, hết sức giúp đỡ lương thực nhà ăn ở cho gần một vạn quần chúng các xã biên giới và các xã khác trong tỉnh do địch càn quét đánh phá phải lên tạm lánh ở đất bạn.

Qua thắng lợi, rút ra bài học Công tác vận động đồng bào dân tộc Khơme ở trong nước và đồng bào CPC anh em, mang ý nghĩa dân tộc và giai cấp được tiến hành tốt thì tinh thần đoàn kết tương trợ, gúp đỡ đùm bọc nhau giữa hai dân tộc anh em trong xây dựng, trong chiến đấu là hết sức cao quí, có hiệu quả và thiết thực.

+ Vấn đề mặt trận là khâu then chốt của tổ chức thống nhất và lãnh đạo các cuộc vận động quần chúng

- Muốn tập hợp được quảng đại quần chúng tọa thành Mặt trận dân tộc đấu tranh mạnh mẽ, vượt mọi gian lao thử thách quyết liệt với kẻ thù, giành thắng lợi từng bước, từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn và trọn ven cho cách mạng thì yêu cầu khẩu hiệu giáo dục, phát động quần chúng đấu tranh phải luôn luôn phù hợp với lợi ích trước mắt của quần chúng và lợi ích lâu dài ở từng giai đoạn chiến lược của cuộc cách mạng.

Thực hành đúng chính sách của Đảng, ở Tây Ninh ngay từ khi mới giành chính quyền, lãnh đạo Tây Ninh tranh thủ ngay thời cơ tràn ngập không khí thắng lợi đưa một số chức sắc Cao Đài, một số lãnh tụ các đảng phái, tôn giáo khác; một số nhân sĩ trí thức có ảnh hưởng chính trị, xã hội trong quần chúng vào Ủy ban Mặt trận tỉnh và các huyện, đã thực sự tiêu biểu cho huyện và Mặt trận tỉnh Tây Ninh.

Mặt trận đã tổ chức tập hợp quần chúng rộng rãi gồm nhiều giai cấp, nhiều từng lớp mà ở đó Đảng biểu hiện toàn tâm, toàn ý, lập trường quan điểm của Đảng và lợi ích thiết thân từng thành viên của Mặt trận.

Phương thức của Mặt trận là lấy công nông trí làm nền tảng tranh thủ tập hợp bất cứ ai có thể tập hợp được vì độc lập tự do hạnh phúc của toàn dân.

Tổ chức hình thức, nội dung của Mặt trận biến đổi từng lúc theo tương quan lực lượng, theo yêu cầu chỉ đạo chiến lược của Đảng.

Tóm lại phân công tác Mặt trận đạt kết quả tốt, rút ra mấy kinh nghiêm.

+ Hết sức mở rộng bên trên với nhiều thành phần tiêu biểu thực sự, có uy tín và năng lực thực sự, không hình thức, tiêu biểu cho đoàn kết rộng rãi; - Xây dựng vững mạnh tổ chức nông dân (nam, nữ thanh niên và trung niên) nông dân các tôn giáo, qua chính sách đoàn kết động lực kháng chiến chủ yếu của Tây Ninh tạo ra các lực lượng khác thu hút các thành phần khác; - Lực lượng công nhân không nhiều nhưng đấu tranh mạnh; - Đặc biệt giải quyết tốt công tác tôn giáo (cả công giáo), Khơme.

Mặt trận có nội dung công tác cụ thể thiết thực từng lúc nhưng bao trùm đoàn kết chiến đấu chống thực dân xâm lược, giành độc lập dân tộc, chăm lo lợi ích thiết thực của quần chúng các tầng lớp. (Độc lập dân tộc, kháng chiến kiến quốc, chống giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm).

Mặt trận thực sự huy động tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh với địch, (toàn dân kháng chiến, hậu phương quân đội) 3 mũi giáp công hình thành một trong hai quả đấm; Chăm lo xây dựng bộ đội, làm hậu cần toàn dân. Chỗ dựa và lực lượng thực hiện bộ máy nhà nước.

Mặt trận từ đầu là trường đào tạo cán bộ Đảng viên cho Đảng Bộ Tây Ninh. (hầu hết đảng viên được phát triển lần đầu là cán bộ Việt Minh. Cán bộ của Tây Ninh thời kỳ đầu từ trường đào tạo của Mặt trận, đoàn thể) do nội dung và uy tín thiết thực nên Mặt trận có uy tín to lớn, có vị trí xứng đáng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #168 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:55:18 pm »

3/ - Xây dựng lực lượng võ trang làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân.

Chiến tranh nhân dân toàn diện là sức mạnh tổng hợp của kháng chiến. Nhưng nòng cốt để tiến hành chiến tranh giành thắng lợi chủ yếu là các lực lượng võ trang.

Để đánh thắng địch, ta phải vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng võ trang thành ba thứ quân trên nền tảng chiến tranh nhân dân. Quần chúng căm thù địch, giác ngộ theo Đảng vì độc lập tự do, tự giác tham gia du kích chiến tranh. Đánh địch trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đánh liên tục, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn tiêu hao, tiêu diệt địch trên tất cả ba vùng. Mỗi thứ quân có vai trò, nhiệm vụ chức năng riêng, có phương châm, phương thức hoạt động riêng, nhưng có sự phối hợp chặt chẽ, kết hợp lại thành sức mạnh vô địch dưới sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, với tài nghệ chỉ đạo chiến tranh xác đáng nặng nhẹ mặt nào là gặp khó khăn.

Quy luật đó vạch rõ con đường xây dựng lực lượng võ trang nhân dân phải đi từ sự giác ngộ của đông đảo quần chúng từ nhỏ đến lớn, từ trang bị thô sơ tiến lên trang bị ngày càng hiện đại, từ hoạt động phân tán du kích tiến lên kết hợp hoạt động tập trung, tác chiến chính quy, từ một quân đội chỉ có bộ binh tiến lên các binh chủng hợp thành từ một bộ đội du kích tiến lên thành lực lượng vũ trang hùng mạnh có 3 thứ quân phối hợp chặt chẽ với nhau.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tỉnh đã xây dựng thành công lực lượng vũ trang từ một đội quân du kích tiến lên có một bộ phận tập trung huyện, tỉnh. Do đi đúng phương châm xây dựng lực lượng thích hợp, phát triển từ thấp lên cao và cân đối nhịp nhàng. Vừa bảo đảm xây dựng lực lượng địa phương mạnh lực lượng dân quân du kích rộng khắp, đủ sức tiêu diệt, tiêu hao, kiềm chế lực lượng địch, giữ vững quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ cơ sở mọi mặt của kháng chiến, phá tan chính sách bình định của địch, vừa bảo đảm việc xây dựng hậu phương và căn cứ địa, kể cả căn cứ ở vùng sau lưng địch.

Nắm vững tư tưởng bạo lực cách mạng, võ trang từ quần chúng mà ra, từ quần chúng được phát động giác ngộ, coi võ trang là sức mạnh của chính mình, tự nguyện tham gia đưa con em vào bộ đội… Do đó, nguồn bổ sung không cạn dù ở thời kỳ gom tát… Vì vậy ngoài lực lượng võ trang có tổ chức, quần chúng làm chiến tranh nhân dân tạo thế thiên la địa võng địch đi đâu cũng bị đánh, ngay vùng chúng làm chủ cũng bị đánh. Địch thua cơ bản là chỗ này.

Xây dựng võ trang phải từ quan điểm căm thù địch cao, quyết chiến, quyết thắng quan điểm tự lực cánh sinh là chính. Trường kỳ đạt được mục đích nên phải từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, từ phân tán đến tập trung, tập trung phân tán linh động tùy yêu cầu và tương quan thực tế của lực lượng chính qui mô võ trang, chiến thuật, kỹ thuật… ta đánh nhỏ lẻ tiêu hao đến tiêu diệt đơn vị, từ phục kích đến vận động, từ đánh ngoài đến đánh đồn, từ bộ binh là chính đến binh chủng hợp thành.

Xây dựng lực lượng võ trang ngoài xem chất lượng, nguồn bổ sung còn vấn đề phải có là hậu cần tại chỗ: lương thực, thực phẩm từ trong dân, binh công xưởng, bệnh viện… căn cứ địa cách mạng lớn và nhỏ.

Bộ đội là của dân, của Đảng bảo đảm chiến đấu, chiến thắng. Đảng quan tâm đầy đủ công tác chính trị tư tưởng, vật chất; đặc biệt là chọn đảng viên ưu tú vào quân đội nhất là khó khăn và lúc phải chuyên lên đánh mạnh. Đảng viên trong quân đội gương mẫu đi đầu trong chiến đấu, hy sinh… Dân cũng làm chính trị tư tưởng: chăm sóc thăm nom, đảng viên hy sinh chiến đấu, không đầu hàng địch, nhất là lúc gian khổ khó khăn, Đảng bộ liên hệ chặt chẽ với quân đội…

Xây dựng quân đội Tây Ninh ta luôn chú trọng hậu phương quân đội: chăm lo thực sự gia đình bộ đội (giải quyết đất, đoàn kết sản xuất, bảo vệ sản xuất…) lãnh đạo đồng bào xóm ấp quí trọng gia đình bộ đội, các cuộc lễ, liên hoàn gia đình bộ đội được ưu tiên… Điều này cũng có ý nghĩa lớn đến tinh thần yên tâm chiến đấu của bộ đội.

Đảng bộ lo cho bộ đội lúc khó khăn thì Đảng bộ cũng bàn giải quyết khá kịp thời, giải quyết kịp yêu cầu…; lúc hy sinh, vấp váp Đảng bộ chân tình phân tích rút kinh nghiệm khi có bước ngoặt thì tổ chức quán triệt nội dung yêu cầu, giải quyết tư tưởng và động viên tự giải quyết. Từ đó, đã giải quyết tình hình xây dựng quân đội Tây Ninh (lúc đầu phân tán cục bộ, chỉ huy, cán bộ; lúc có nhiều lực lượng võ trang ở Tây Ninh rất phức tạp; lúc Cao Đài nổi dậy, lúc chuyển lên năm 1950; lúc tập kết để một số cán bộ chiến sĩ ở lại…; 54-59 xây dựng lực lượng ngoài; phá ấp chiến lược (61-63) lúc bắt đầu đánh Mỹ; năm (69-72).

Tây Ninh là căn cứ địa của “R”, trên cũng lần lượt tổ chức các tiểu đoàn tập trung, tiến dần lên trung đoàn, sư đoàn, tiến lên thành lập quân đoàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Riêng Tây Ninh cũng cấp tốc hình thành thêm nhiều tiểu đoàn và đại đội tập trung với nhiều binh chủng chuyên môn tự giải phóng tỉnh nhà.

Thắng lợi đó là tỉnh xây dựng lực lượng võ trang nhân dân trên cơ sở toàn dân đánh giặc. Lực lượng võ trang là lực lượng thanh niên ưu tú nhất, tự nguyện và trang bị chính trị, võ trang làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, trong bất kỳ lúc nào và ở đâu lực lượng võ trang đều phải kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng thành một khối. Trong kháng chiến chống Pháp đã thực hiện kết hợp khá tốt; đến kháng chiến chống Mỹ càng được nâng cao. Lực lượng võ trang nhiều lần làm ngòi pháo cho phong trào đấu tranh chính trị bật lên. Ngược lại, nhiều lần lực lượng chính trị của quần chúng đã hỗ trợ đắc lực “bịt nòng pháo”, cản đầu xe cơ giới… tạo điều kiện cho lực lượng võ trang chuyển thế giành thắng lợi. Từ đó đúc kết thành phương thức đấu tranh: “2 chân, 3 mũi…” Được như vậy do lực lượng võ trang luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, có đường lối chiến lược và nghệ thuật quân sự đúng, có đường lối xây dựng lực lượng đúng. Đảng đã giáo dục cho lực lượng võ trang tư tưởng yêu nước, vì dân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giữ kỷ luật nghiêm minh, đoàn kết chặt chẽ giữa cán bộ và chiến sĩ đối với kẻ thù thì không lùi bước, đối với bạn Campuchia thì sẵn sàng giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản cao cả, đối với nhân dân thì một dạ trung thành.

Nhờ quyết tâm khắc phục nhược điểm, khó khăn, vượt qua thử thách rèn luyện, phấn đấu mà lực lượng võ trang Tây Ninh từ yếu kém tiến lên hùng mạnh, có trang bị vũ khí tốt đánh thắng quân viễn chinh nhà nghề của Pháp và các lực lượng phản động tay sai. Đồng thời tạo cho mình đủ sức cùng lực lượng trên bảo vệ vững chắc đất Tây Ninh căn cứ địa cách mạng. đến kháng chiến chống Mỹ, lực lượng võ trang Tây Ninh đã góp phần xứng đáng buộc đế quốc Mỹ xuống thang chiến tranh và quật ngã tại chỗ giành thắng lợi hoàn thành.

Thực tiễn đã chứng minh lúc nào đơn vị nào trong lực lượng võ trang thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng hoặc xa rời quần chúng thì mất phương hướng, mất uy tín trong nhân dân, hạn chế sự phát triển của quân đội và dễ bị kẻ thù uy hiếp, nếu không kịp thời củng cố thì sẽ khó tồn tại. Tây Ninh đã chịu đựng bao khó khăn rối ren và chứng kiến sự tan rã của các lực lượng võ trang, đệ tam, đệ tứ sư đoàn, Hồng Tảo… và chi đội 11 lúc đầu do Trịnh Khánh Vàng chỉ huy.

Bài học xây dựng lực lượng võ trang cho thấy: vừa chiến đấu vừa xây đựng lực lượng chiến đấu theo đúng đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, thực hiện phương châm xây dựng thích hợp đã tạo cho lực lượng võ trang Tây Ninh có bản chất cách mạng tốt đẹp, tổ chức lực lượng lớn mạnh, đội ngũ cán bộ, chỉ huy có phẩm chất và có kinh nghiệm, cơ sở trang bị vũ khí, khí tài ngày càng phát triển, kỹ chiến thuật ngày càng cao, hậu cần nhân dân ngày càng rộng, bảo đảm chiến thắng kẻ thù.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #169 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 04:56:58 pm »

4/- Xây dựng căn cứ địa vững mạnh, liên hoàn từ tỉnh đến huyện, xã.

Vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân là phải có căn cứ địa đứng chân. Nhưng xây dựng căn cứ địa phải biết lấy dân làm gốc và kết hợp được yếu tố nhân dân với yếu tố địa hình có lợi, kinh tế và đường lối lãnh đạo của Đảng.

Trong cuộc chiến tranh giải phóng, lúc đầu lực lượng ta còn yếu, tuy có sức mạnh chính nghĩa và tinh thần. Nhưng địch mạnh và có bộ máy đàn áp khổng lồ. Ta muốn bảo tồn và phát triển lực lượng thì phải có vùng căn cứ để tạo chỗ đứng chân xây dựng, phát triển và bảo tồn được lực lượng ta.

Trên cơ sở địa hình về vị trí chiến đấu của tỉnh, trong cuộc kháng chiến chống Pháp lúc đầu, ta phân tán 3 đại đội ra 3 vùng, hình thành 3 chiến khu: Bố Địch, Bời Lời và Hòa Hội.

Để bảo vệ các cơ quan Dân, Chánh, Đảng, tỉnh quyết định xây dựng căn cứ địa Trà Vông nơi có địa hình tốt. Nhưng yếu tố dân tại chỗ quá ít. Ta phải cấy dân xây dựng làng chiến đấu tạo thế đứng chân, chỗ dựa cho căn cứ. Các chiến khu Lam Sơn (Bố Địch) ở khu 4, Bời Lời ở Trảng Bàng, Hòa Hội  Châu Thành cũng được các đại đội tỉnh và địa phương huyện xây dựng củng cố làm chỗ đứng chân cho các huyện, thành thế liên hoàn từ Đông-Nam, Đông-Bắc và Tây Bắc tỉnh.

Qua năm 1948, căn cứ địa Trà Vông hoàn thành, các cơ quan Dân, Chánh, Đảng tỉnh có nơi tập trung chỉ đạo kháng chiến. Các căn cứ huyện cũng được củng cố vững mạnh mở hành lang ăn thông từ Trảng Bàng lên khu 4, về căn cứ địa Trà Vông và từ Rừng Nhum đến Xóm Mía, Hòa Hội qua xóm Trường về căn cứ địa Trà Vông. Và đó cũng là vùng sản xuất lương thực phục vụ cho các lực lượng thoát ly.

Địch tập trung lực lượng 3 lần tấn công vào cũng không phá được căn cứ địa Trà Vông.

Kinh nghiêm cũng cho thấy, khi có căn cứ địa ổn định thì nhanh chóng xây dựng lực lượng, từng bước hình thành các thứ quân vào bố trí sử dụng thích hợp, hỗ trợ, bảo vệ cán bộ, ngăn chặn địch, giữ lực lượng ta sẵn sàng chờ đợi thời cơ.

Căn cứ địa Trà Vông vững mạnh, ổn định chỗ đứng chân cho các ngành Dân, Chánh, Đảng tỉnh chỉ đạo cuộc kháng chiến. Các đại đội ở địa phương đã tao điều kiện cho du kích xã và lực lượng địa phương huyện phát triển thành các đại đội địa phương. Các đại đội của tỉnh hình thành tiểu đoàn tỉnh. Chi đội 11 phát triển thành trung đoàn 311 có 3 thứ quân kết hợp chiến đấu ngăn chặn địch, bảo vệ tốt cho các ngành Dân, Chánh, Đảng huyện, tỉnh mở rộng hoạt động kháng chiến.

Trung ương Cục miền Nam và Phân liên khu miền Đông do yêu cầu lãnh đạo đã chuyển về đứng chân ở khu căn cứ Tây Ninh, chỉ đạo kháng chiến toàn miền Đông và Nam Bộ.

Sau sát nhập tỉnh, Tỉnh ủy Gia-Ninh, xây dựng căn cứ ở An Thành ven sông Sài-Gòn không an toàn, cũng phải chuyển lên căn cứ Bàu Hang phía Tây Bắc căn cứ Trà Vông.

Căn cứ địa Trà Vông được mở rộng, Trung ương Cục miền Nam tổ chức các huyện căn cứ Dương Minh Châu cho cả tỉnh, Phân liên khu và Trung ương Cục miền Nam. Bên dưới cũng mở rộng ra nhiều căn cứ nhở ở Suối Nhánh, Xóm Trường, Bàu Gõ, rừng 16 mẫu v.v... và các căn cứ lõm sau lưng trong thị trấn, thị xã và Tòa Thánh Cao Đài.

Căn cứ địa Dương Minh Châu và các vùng liên hoàn của nó đã hình thành trước mặt nhìn thẳng vào đầu não kẻ thù ở thị xã, xa hơn nữa là thành phố Sài Gòn, sau lưng dựa vào cả vùng rừng lớn ăn thông lên biên giới, phía Bắc và Tây-Bắc gắn liền với hậu phương CPC, với chiến khu Đ. Bên trái hành lang ăn thông từ khu 4 xuống Trảng Bàng qua tứ giác: Bến Cát, Hốc Môn, Thủ Thừa, Đức Hòa. Bên phải hành lang gắn liền Châu Thành qua Đồng Tháp Mười đi khu 8 miền Tây Nam Bộ. Cho nên căn cứ địa Dương Minh Châu quả là căn cứ lý tưởng bảo đảm cho tỉnh và lực lượng đầu não các cấp khu, Trung ương Cục đứng chân an toàn lãnh đạo kháng chiến chống Pháp thành công.

Qua cuộc kháng chiến chống Mỹ kinh nghiệm xây dựng căn cứ địa Dương Minh Châu và các căn cứ: Bời Lời, Rừng Rong, rừng Thạnh Đức, rừng Hòa Hội, Rừng Nhum… nhất là trong đấu tranh chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” của địch. Cán bộ đảng viên bị lộ ngày về căn cứ đêm ra hoạt động, hoặc đứng chân ở căn cứ liên lạc chỉ đạo phong trào.

Căn cứ Dương Minh Châu lại được đón Xứ ủy về đứng chân ở Trảng Chiêng chỉ đạo cho bộ phận C.1000 và cùng Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức đánh Tua 2, tạo thế mở đầu cho triển khai NQ 15 TW đưa cách mạng miền Nam chuyển lên đấu tranh chính trị có võ trang.

Chiến thắng Tua 2, và nhiều nơi ở Tây Ninh, mở ra một vùng giải phóng rộng lớn, là điều kiện tốt, tạo thêm yếu tố cơ bản của căn cứ địa là nhân dân 3 vùng liên hoàn bảo vệ và xây dựng căn cứ địa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM