Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:14:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 30991 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #130 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:57:52 pm »

Phối hợp với tấn công vũ trang, phong trào đấu tranh của quần chúng trong ấp chiến lược cũng dâng lên mạnh mẽ: diệt ác phá rã phòng vệ dân sự, giành quyền làm chủ đấu tranh binh vận đánh vào tinh thần ngụy khi Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia, làm cho nhiều ấp thế địch từ mạnh xuống vừa rồi trở thành yếu. Từ đó, ta có điều kiện khôi phục lại địa bàn, nối liền Dương Minh Châu, Gò Dầu với Trảng Bàng.

Thắng lợi của đợt xuân – hè 1970 là thời cơ để ta xây dựng thế tiến công mới phù hợp với tình hình mới.

Thi hành chỉ thị của Bộ chỉ huy Miền, Ban thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội tổ chức tiếp đợt tấn công mùa mưa 1970 nhằm đánh bại thêm một bước âm mưu mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương của Ních-Xơn, đẩy mạnh mặt tận đánh phá bình định, ra sức khôi phục lại các địa bàn hoạt động trong tỉnh, đồng thời trích một bộ phận cán bộ, nòng cốt và lực lượng vũ trang để giúp cách mạng Campuchia xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang.

Trong khi địch đánh sang Campuchia, lực lượng vũ trang Tây Ninh vừa dọc đánh chặn địch, vừa kết hợp với lực lượng trên và lực lượng của địa phương bạn tranh thủ thời cơ, giải phóng các vùng biên giới như: Bà Quách, Chi Phu, Chót, Xăm Rôn, Cây Dầu lên Tà Nốt, Tà Păng… Kết quả 13/19 tỉnh của Campuchia được giải phóng, cách mạng Campuchia phát triển nhảy vọt.

Vùng giải phóng cặp biên giới liên hoàn giữa 3 tỉnh Tây Ninh, Xoài Riêng và Kompongchàm được mở rộng. ta có điều kiện thuận lợi để ổn định chỗ ăn ở cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội chủ trương đưa một đại đội thuộc tiểu đoàn 16 xuống tăng cường cho huyện Bến Cầu, cùng với lực lượng địa phương khôi phục lại địa bàn; đưa tiểu đoàn ta về đứng chân ở Dương Minh Châu, Suối Nhánh, Gò Dầu, đưa từng đại đội xuống đứng chân ở Phước Thạnh, Hiệp Thạnh, mở rộng dần lên Thạnh Đức, đưa đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 4 biệt động quân đánh sâu vào Thị xã, trụ lại, làm cho hậu phương địch không ổn định và lực lượng địch phải căng kéo.

Thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy và Tỉnh đội, các đơn vị và địa phương suốt đợt tấn công mùa mưa năm 1970 đã liên tiếp tấn công địch, lập nhiều thành tích mới, nổi bật là những trận sau đây:

- Tại thị xã Tây Ninh ngày 1/7/1970, đội biệt động phối hợp với tiểu đoàn 1 đã tiêu diệt 2 trung đội bảo an tại Giồng Mạch và Trường Đua. Riêng đội 4 biệt động trong đợt này đã hoạt động liên tiếp tục trên khắp các địa bàn của thị xã; đánh sĩ quan dù tại ngõ căn cứ Trảng Lớn, đánh Mỹ trên lộ 22 cách dinh tỉnh trưởng 120 mét, diệt sĩ quan địch ở rạp hát, diệt ác ôn tại phòng làm việc, trừng trị tên sĩ quan an ninh trên đường phố v.v…. Trong đợt này, đội 4 biệt đội đánh 14 trận, diệt 79 tên (có 3 đại úy Mỹ, 3 đại úy ngụy, 8 trung úy, 3 thiếu úy và một số tên ác ôn khét tiếng khác), phá hủy 4 xe jeep.

Số trận đánh tuy không nhiều nhưng chất lượng cao, đánh đúng đối tượng ác ôn. Các chiến sĩ đội 4 biệt động đã hoạt động táo bạo, bất ngờ, chiến đấu linh hoạt và sáng tạo, làm cho địch hoang mang lo sợ, quần chúng phấn khởi, tin tưởng vào thắng lợi, ra sức giúp đỡ cho đội 4 biệt động ngày càng có hiệu quả hơn.

- Tại Dương Minh Châu, ngày 15 và 21-8-1970, bộ đội địa phương và du kích phục kích trong hai ấp chiến lược Suối Đá và Phan, diệt một trung đội Mỹ và một trung đội bảo an, tại Gò Dầu, tiểu đoàn 14 đánh càn ở Suối Nhánh, diệt một trung đội Mỹ.

Ngày 8-9-1970, tiểu đoàn 14, đại đội 33 và lực lượng công binh phối hợp bao vây và tấn công một trung đội bảo an đang ém quân dưới suối Hiệp Thạnh hòng thực hiện thủ đoạn “đánh biệt kích nhả răng bừa”, kết quả ta diệt 15 tên, thu vũ khí và một máy bộ đàm. Thủ đoạn “nhả răng bừa” bước đầu bị bẻ gãy.

Về mặt quân sự, năm 1970 là năm ta và địch giằng co quyết liệt. Ta đã đánh 646 trận lớn nhỏ, diệt 4.,765 tên, trong đó có 1.054 tên Mỹ, 50 tên chủ lực, diệt 3.651 tên bảo an, dân vệ, 134 tên ác ôn và 48 tên sĩ quan các cấp – có cả đại tá Mỹ. Về đơn vị, ta tiêu diệt gọn 2 đại đội, 11 trung đội và 21 tiểu đội. Về phương tiện chiến tranh, ta phá hủy 200 xe quân sự - có 150 xe tăng và xe bọc thép, 10 khẩu pháo 105 và 155 ly, bắn chìm 36 tàu chiến trên sông, bắn rơi và phá hủy 7 trực thăng. Ngoài ra còn đánh chiếm 1 đồn cấp trung đội và 5 tua, đốt cháy 6 dãy nhà kho quân trang quân dụng, 1 nhà đèn, 3 kho súng gồm trên 100 khẩu của phòng vệ dân sự ở Suối Đá, Trà Võ, Truông Mít.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #131 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:58:43 pm »

Phong trào chiến tranh du kích năm 1970 phát triển rộng, mạnh hơn năm trước, huy động được cán bộ, chiến sĩ, kể cả cán bộ ngành, đoàn thể, và một số đồng bào ấp chiến lược tham gia với nhiều mức độ khác nhau: tìm bom đạn lép, đào hầm hố chông, phá cầu, đường, đắp mô… các công trường xã dần dần được phục hồi và hầu hết các xã đều có bãi trái hoặc gài trái. Nhiều nơi còn kết hợp bãi trái gài với khẩu hiệu tranh thủ binh sĩ, kết hợp với bám trụ bảo vệ mùa màng, kết hợp với ba thứ quân đánh càn, bao vây xây lấn đồn bót, hạn chế việc nống ra đánh phá của địch, mở rộng địa bàn đứng chân có tác dụng lớn trong việc bảo vệ địa hình vùng ven.

Trong năm 1970, riêng trái gài đã diệt 1.000 trên 4.765 tên địch bị diệt phá hủy 210/236 xe quân sự. Nổi bật là phong trào chiến tranh du kích ở các xã ruột Gò Dầu phát triển mạnh, bước đầu đã gây được phong trào quần chúng, trong các ấp chiến lược trực tiếp tham gia gài trái đánh địch, quản lý bãi trái gài, xây dựng bãi trái lưu động, từng bước có sáng tạo gài trái đánh thương vong. Chiến tranh du kích ở Gò Dầu đã diệt sinh lực địch nhiều nhất trong tỉnh, là lá cơ đầu về chiến tranh du kích và đánh phá bình định toàn diện, bám địa bàn huy động quần chúng nổi dậy. Đặc biệt có 2 trận bắn tỉa kết hợp với gài trái, diệt 1 tiểu đội và đánh thiệt hại nặng 1 đại đội bảo an.

Năm 1970, toàn tỉnh xây dựng được 35 đội du kích với quân số trung bình từ 4-7 đội viên. Riêng hai đội Suối Đá và Tà Păng – Rô – Bon có 11 và 13 đội viên. Trong 35 đội du kích, có 16 đội có quân số và chất lượng khá; đặc biệt đội du kích xã Thái Bình (Châu Thành) đã kết hợp hỏa lực bộ binh với bãi trái gài, diệt hàng trăm tên địch, thu được súng, phá hủy xe quân sự, trở thành đội dẫn đầu toàn tỉnh về tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch.

Về lực lượng vũ trang mật, đến cuối năm 1970, toàn tỉnh có 130 đội viên du kích mật và biệt động mật. So với năm 1969, số lượng có phát triển hơn, hoạt động đều hơn. Năm 1970, lực lượng vũ trang mật đánh 50 trận, diệt 300 tên địch. Nhiều trận thọc sâu, đánh hiểm đạt hiệu suất chiến đấu cao, diệt được sĩ quan địch, phá hủy kho tàng, gây thối động mạnh trong hàng ngũ địch.

Nói chung về mặt quân sự, ta vẫn giữ thế chủ động trên chiến trường, từng lúc ngăn chặn được các chiến thuật “phục kích nhả răng bừa”, phục kích gài mìn, bung ra đánh nhỏ cấp tiểu đội trung đội của địch, đồng thời tiếp tục phát huy thế phong trào chiến tranh du kích, thế bám trụ địa bàn vùng ven của các lực lượng vũ trang, đánh đúng đối tượng, diệt nhiều đơn vị bảo an, dân vệ lực lượng trực tiếp kềm kẹp nhân dân. Các lực lượng vũ trang đã làm chuyển thế và phát triển phong trào của 2 huyện Bến Cầu, Gò Dầu cùng một số căn cứ lõm của huyện, xã trước đây gặp nhiều khó khăn, tạo thuận lợi cho các lực lượng chính trụ bám vững địa bàn, tiếp cận và phát động quần chúng. Phối hợp chặt chẽ với tấn công quân sự, đấu tranh chính trị năm 1970 hình thành năm phong trào:

- Phong trào nhân dân các ấp chiến lược, đấu tranh dai dẳng và quyết liệt chống phá bình định, giành được thắng lợi lớn, phá rã hoặc phá lỏng một số tổ chức kềm kẹp của địch, tẩy chay chính sách cải cách điền địa, chống sáo canh, không kê khai ruộng đất, chống nộp thuế, phá luật lệ quy định của địch bung ra sản xuất, đi sớm về tối, bám lại ruộng vườn, lấp được vành đai trắng, phát triển được diện tích canh tác gồm 3.000 ha ruộng hàng trăm ha hoa màu. Nổi bật là phong trào đấu tranh quyết liệt của nhân dân xã Thanh Điền, chống cướp ruộng đất, giành lại được trên 600 ha. Ngoài ra, đấu tranh phá rã một số đội phòng vệ dân sự nữ, chống đóng tiền thay cho gác đêm, tẩy chay và phá rã các tổ chức chính trị, kinh tế, phản động như: lão ông, lão bà, hợp tác xã chăn nuôi…

- Phong trào công nhân đồn điền cao su đấu tranh dai dẳng đòi tăng lương cấp gạo, đòi mở cửa sở, chống khủng bố sa thải cũng giành được thắng lợi. trong đấu tranh đưa ra khẩu hiệu sát đúng với nguyện vọng của công nhân, biết dựa vào tổ chức công khai, nên đã tập hợp được lực lượng quần chúng đông đảo huy động thành phong trào, vừa phát triển đấu tranh, vừa xây dựng được thực lực tại chỗ, đồng thời kết hợp 3 mũi diệt ác phá kềm, đánh phá bình định, qua đó nâng cao khí thế đấu tranh và chuyển được phong trào.

- Phong trào học sinh chống quân sự hóa học đường, chống phạt vạ, tố cáo giáo dục phản động… từng lúc lên mạnh với hình thức chất vấn, bãi khóa.

- Phong trào Việt Kiều ở Campuchia bị gom về nước, ở vùng Tòa Thánh đấu tranh từ thấp đên cao, đòi tự do trở về ruộng vườn, đòi bồi thường thiệt hại, đòi giải quyết đời sống… Cuộc đấu tranh có lúc tập hợp trên 2.000 người biểu tình, giương cao băng khẩu hiểu, kéo đến giáp mặt với ngụy quyền và được binh sĩ đồng tỉnh ủng hộ, buộc địch phải nhận yêu sách, phải cấp tiền, gạo và xuất hàng triệu đồng để xây dựng nhà cửa, cấp phát cho Việt kiều hòng xoa dịu phong trào.

- Phong trào đấu tranh của quần chúng Cao Đài vùng Tòa Thánh liên tục vạch mặt và lên án những tên tay sai đội lốt đạo, chống âm mưu tái vũ trang Cao Đài. Đặc biệt cuộc đấu tranh chống đuổi nhà diễn ra quyết liệt, buộc địch phải dùng cơ bút và thương phế binh ngụy đập phá để đuổi nhà, đuổi bar, nhưng cũng bị phong trào quần chúng vạch mặt tố cáo. Đồng thời, cơ sở tại chỗ vận động thuyết phục thương phế binh, từ chỗ đập phá để đuổi nhà, đuổi bar, chuyển sang đập phá công sở và phòng tuyển mộ tân binh của ngụy quyền.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #132 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:59:19 pm »

Ngoài ra, còn phong trào đấu tranh dư luận công khai, rộng mạnh tập trung tấn công vào các chính sách phản động của Mỹ, ngụy và bọn tay sai đội lốt tôn giáo, đề cao uy thế cách mạng, đồng thời cổ vũ các phong trào học sinh, thương phế binh… Nổi nhất là phong trào tấn công dư luận, hoan nghênh chính sách hòa bình 8 điểm mà Chính phủ ta đã đưa ra tại hội nghị Pa-ri về Việt Nam, đồng thời cực lực chỉ trích đề nghị 5 điểm “ngừng bắn tại chỗ” của tổng thống Mỹ Ních-xơn, lan rộng trong các tầng lớp trung gian, chức sắc và tín đồ tôn giáo, binh sĩ và nhân viên ngụy quyền. Hầu hết dư luận đều hoan nghênh thiện chí hòa bình của Chính phủ ta và vạch trần ý đồ xấu ca của kẻ địch trong đề nghị “ngừng bắn tại chỗ” của Ních-xơn như sau:

Một là, đánh lừa dư luận nhằm xoa dịu sự phấn nỗ của dư luận Mỹ và thế giới và làm cho nhân dân ta mơ hồ, giảm sút ý chí chiến đâu, để chúng có thể đeo đuổi dã tâm xâm lược nước ta.

Hai là, Mỹ đang thua, phải dùng kế hoãn binh, để chúng có thời gian và điều kiện củng cố ngụy quân, ngụy quyền đang sa sút về tinh thần, tan rã về tổ chức, rồi sao đó dốc toàn lực đánh lại các lực lượng cách mạng và nhân dân.

Ba là, “ngừng bắn tại chỗ” có nghĩa là nhân dân ta bị tước vũ khí, để cho Mỹ - Ngụy tự do khủng bố, bắn giết, kềm kẹp, bắt người, tự do bắt lính, đôn quân, cướp bóc, tự do đóng đồn, lấn chiếm mà không bị trừng trị.

Công tác binh vận năm 1970, trong chỉ đạo có tập trung và liên tục tấn công vào phòng vệ dân sự và các hình thức tổ chức khác, đồng thời kết hợp binh vận với đánh phá bình định nhằm làm tan rã bô máy kềm kẹp của địch. Kết quả, 14 cơ sở đã phục vụ 12 lần, diệt 30 tên bình định, dân vệ, bảo an, thu 10 súng, 41 lựu đạn. Ba mũi giáp công đã làm tan rã 2 đại đội bảo an mới lập, 2 trung đội dân vệ, 1 trung đội bảo an, 2 trung đội và 5 tiểu đội phòng vệ dân sự có trang bị. Ngoài ra, tấn công ba mũi kết hợp với vận động của gia đình đã làm tan rã trên 3.000 phòng vệ dân sự - có những đội ta phá đi phá lại 5-7 lần, và gia đình binh sĩ vận động gọi về trên 200 binh sĩ chủ lực, dân vệ, bảo an, trong số 1.449 binh sĩ bỏ ngũ trong năm.

Qua phát động làm công tác binh vận, ta đã huy động được trên 5.000 lượt gia đình binh sĩ tham gia đấu tranh, trên 3.000 binh sĩ được giáo dục về tình hình nhiệm vụ, phần lớn có tâm trạng hoang mang, sợ đi chiến trường Campuchia, sợ chiến tranh kéo dài, sợ đánh nhau với ta, sợ xã chiến đấu… từ đó có những hành động tích cực như: chống lệnh hành quân, phản chiến, đốt doanh trại (Bến Kéo), tự gây thương tích để không đi càn, tạo lý để đấu tranh đòi giải ngũ và phổ biến nhất là hành quân không đến mục tiêu.

Công tác đánh phá bình định bằng ba mũi giáp công năm 1970 đã đưa đến kết quả chuyển vùng như sau:

- Ấp loại 1: 6 tháng đầu năm có 27 ấp tranh chấp thế và lực ta mạnh, với 84.764 dân.

- Ấp loại 2: có 2 ấp tranh chấp, thế và lực ta ngang hoặc yếu hơn địch, với 85.764 dân.

- Ấp loại 3: vùng nông thôn yếu, địch còn kềm kẹp nặng và nội ô thị xã, Tòa Thánh, thị trấn, 53 ấp với 259.650 dân.

Trong 6 tháng cuối năm, mặc dù địch tăng cường đánh phá và bình định thâm độc hơn trước, với những chính sách hết sức phản động trực tiếp đánh vào dân, nhưng toàn Đảng bộ đã xây dựng quyết tâm và nỗ lực mới, kiên trì và tập trung đánh phá bình định hơn 6 tháng đầu năm, nên đã phục hồi một số ấp đưa lên loại 1, xây dựng được cơ sở tại chỗ, từng bước chuyển tương quan lực lượng từng ấp lên, đẩy lùi địch từng bước, Kết quả chuyển vùng trong 6 tháng cuối năm như sau:

- Loại 1: có 5 ấp và khu chiến lược với 7.240 dân.

- Loại 2: có 8 ấp và khu chiến lược, với 17.523 dân.

- Loại 3: có 4 ấp và khu chiến lược với 24.140 dân.

Ngoài ra, toàn tỉnh có 7 ấp giải phóng với 3.380 dân ở ven thị trấn và lộ giao thông, không có đồn bót, và 2.500 dân ở biên giới Campuchia.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #133 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:59:51 pm »

Công tác lãnh đạo sản xuất năm 1970 có tập trung hướng dẫn quần chúng đấu tranh bung ra lấp vành đai trắng, chống phá gom tát dân của địch, đồng thời lãnh đạo đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, giải quyết tốt đoàn kết nông thôn, chia sớt ruộng rẫy, giúp đỡ phương tiện sản xuất, cứu đói, lãnh đạo bảo vệ mùa màng, hướng dẫn quần chúng dự trữ gạo muối cho chiến trường, kết hợp công tác dân vận, chăm sóc sức khỏe của đồng bào ấp chiến lược, đồng bào phía sau và nhân dân Campuchia, có ảnh hưởng tốt. Kết quả đông bào ấp chiến lược bung ra nhiều, diện tích sản xuất năm 1970 tăng hơn năm trước trên 3.000 ha. Thực hiện nghị quyết tự túc 3 tháng lương thực, các cơ quan đơn vị, tuy gặp nhiều khó khăn, cũng ra sức sản uất được trên 100 ha ruộng và nhiều hoa màu.

Công tác hậu cần năm 1970 cũng lập được nhiều thành tích xuất sắc. từ tháng 4/1970, trong khi địch mở rộng chiến tranh sang Campuchia, hầu hết các đơn vị chủ lực của chúng ở Dương Minh Châu đã rút đi, chỉ còn lại bảo an, dân vệ do đó hoạt động nống ra càn quét có giảm. Thừa cơ hội này, cán bộ, chiến sĩ hậu cần tổ chức bung ra hoạt động với hình thức nhỏ lẻ, bảo đảm bí mật để bám trụ lâu dài. Sau một thời gian kiên trì phát động thu mua lương thực, thực phẩm, đồng bào đã dùng xe trâu, xe bò vận chuyển gần 1.000 tấn gạo và nhiều loại thực phẩm, nhu yếu phẩm khác đưa vào căn cứ.

Cũng trong năm 1970, Miền có đưa một số đơn vị đặc công trinh sát về địa bàn Dương Minh Châu để hoạt động. Nhờ có kế hoạch thu mua, tích lũy lương thực từ trước, C20 đã bảo đảm tốt hậu cần cho những đơn vị này đứng chân hoạt động liên tục. Hai bên hỗ trợ xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng, tạo điều kiện chuẩn bị cho chiến dịch Nguyễn Huệ sắp tới.

Tại Bến Cầu, hậu cần tỉnh mở cửa khẩu Mộc Bài, đồng thời cử cán bộ sang một số khu vực biên giới như: Bà Quách, Công-Pông-Trạch, Xam Rông… vừa giúp Campuchia xây dựng chính quyền cách mạng ở những vùng mới giải phóng, vừa vận động nhân dân Campuchia bán lương thực, thực phẩm cho hậu cần, để đưa về cung cấp cho lực lượng trong tỉnh.

Tại huyện Châu Thành, hậu cần tỉnh cùng với các xã đội trong và ngoài vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn, mở rộng ra Bến Sỏi, Trại Bí, phát động quần chúng Mỏ Công, Thái Bình, Thanh Điền tổ chức thu mua lương thực, thực phẩm, vải, giấy mực, dây điện, pin đèn…, bảo đảm phục vụ cho tiểu đoàn Hà Tây kết nghĩa trước đây, cho tiểu đoàn 1 (ATK) sau này và cho lực lượng chủ lực của miền đang chuẩn bị địa bàn về mở mảng ở Bến Cầu. Hậu cần tỉnh cũng đang khắp khục mọi khó khăn do địch gây ra để giải quyết lương thực cho lực lượng tỉnh, đồng thời giải quyết một phần lương thực cho lực lượng chủ lực bám trụ tại địa phương.

Công tác xây dựng Đảng, ngoài việc mở đại hội đảng bộ tỉnh, đã bầu lại huyện ủy ở 4 huyện: Bến Cầu, Gò Dầu, Châu Thành, Dương Minh Châu và bầu bổ sung huyện ủy Tòa Thánh và thị ủy, gồm 96 huyện ủy viên, có 20 ủy viên dự khuyết. Sau đó, từng bước bầu bổ sung 9 huyện ủy viên cho 5 huyện thị, đồng thời chú ý củng cố các chi ủy xã và chi ủy cơ quan.

Đến cuối năm 1970, toàn tỉnh có 224 chi bộ gồm 2.511 đảng viên (cuối năm 1969, có 215 chi bộ và 2.554 đảng viên), như vậy: năm 1970 tăng 9 chi bộ, nhưng giảm 43 đảng viên, do chiến trường quá ác liệt, số đảng viên mới phát triển không đủ số bị thiệt hại.

Kết quả thắng lợi trong năm 1970 đã chứng minh cho sự nỗ lực của quân dân Tây Ninh trong việc vừa khôi phục địa bàn, vừa đánh phá bình định chống phản kích, lấn chiếm của địch, vừa giúp bạn chiến đấu giải phóng, xây dựng vùng biên giới, tạo thế và lực đứng vững trên địa bàn xung yếu, làm đà cho sự phát triển năm 1971.

Tỉnh ủy đã kịp thời lãnh đạo, giáo dục cán bộ, đảng viên, chiến sĩ về ưu khuyết điểm trong phong trào đấu tranh chính trị, binh vận, du kích chiến tranh, trong việc xây dựng và bổ sung lực lượng vũ trang, củng cố chi bộ… Tuy nhiên so với yêu cầu thì những thắng lợi trên còn nhiều mặt hạn chế, như nghị quyết hội nghị Trung ương Cục lần thứ 10 đã nêu nhận xét tình hình chung trên toàn B2, tất cả các phong trào đã có phát triển nhưng còn chậm, chưa thấy đúng mức mặt ngoan cố, thâm độc của kẻ thù trong việc đánh phá âm mưu địch, chưa nắm vững phương châm giành thắng lợi quyết định.

Ngay trên địa bàn tỉnh, lực lượng vũ trang ta chưa đủ, chưa mạnh, vì vậy đánh địch chưa đau. Một số vùng bị mất thế, ta đang phục hồi. Hệ thống đồn bót còn dày đặc. Việc đánh phá ấp chiến lược chưa triệt được từng mảng. Mũi binh vận chưa phục vụ kịp thời với tình hình. Những mặt yếu trên đây, ta cần phải khắc phục để chuẩn bị cho mùa khô 1971, phối hợp với chiến trường chung đẩy mạnh thế tiến công địch trên cả ba vùng, tạo thế mới, lực mới ho nhiệm vụ năm 1972.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #134 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 06:01:13 pm »

*
*   *

Để thực hiện yêu cầu nhiệm vụ năm 1971, Tỉnh ủy đã động viên toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh tập trung đẩy mạnh các mặt vũ trang, chính trị, binh vận, diệt ác phá kềm nhằm đánh bại một bước kế hoạch bình định phát triển của địch.

Để đảm bảo yêu cầu nói trên, tính kiện toàn tổ chức, tăng cường lực lượng cho 4 huyện Dương Minh Châu, Gò Dầu, Bến Cầu, Châu Thành mà trọng điểm là Gò Dầu. Ở đây, sau khi đồng chí Tư Chẩn – huyện đội trưởng đã hy sinh, tỉnh đưa đồng chí Năm Nghĩa xuống làm huyện đội trưởng, đưa toàn bộ C1/D16 và đội công binh của tỉnh bổ sung cho Gò Dầu. Sau khi C3 xuống Tòa Thánh, D1 giải thể, tỉnh củng cố lại C5 bổ sung cho d14 và C2 đặc công. Miền cũng tăng cường cho d14 một số bộ đội miền Bắc; C2 đặc công hình thành C100, vể sau thành D18 đặc công. D14 sau khi được bổ sung, được đưa xuống tăng cường cho địa bàn Gò Dầu. D phân tán từng C đóng tại các điểm Phước Thạnh, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức và hậu cứ Suối Nhánh.

Đầu năm 1971, địch đánh phá các kế hoạch bình định để giành thắng lợi lớn trong phản kích hòng đánh bật ta ra khỏi chiến trường, giành đất, giành dân. Trong khi tiếp tục bình định (từ tháng 7/70 đến hết 1971), chúng triển khai kế hoạch cộng đồng tự vệ, cộng đồng phát triển, gồm 2 giai đoạn nhằm đạt tới 3 mục tiêu cơ bản là địa phương tự phòng, tự quản, tự túc và phát triển (từ 1/3/1971 đến hết tháng 1/1972).

Chủ trương mùa khô 1970-1971 của địch là tiếp tục đẩy mạnh công cuộc bình định nông thôn miền Nam, đồng thời tập trung quân Ngụy kết hợp hỏa lực, không quân Mỹ thực hiện cuộc hành quân quy mô lớn nhất, vượt biên giới, đánh vào vùng hậu phương ta, tập trung hướng chính là đường 9 Nam Lào và đông bắc Campuchia, coi đó là đòn thử sức lớn nhất của cái gọi là “lực lượng trụ cột” của “Việt Nam hóa chiến tranh” để giành thắng lợi ở bàn hội nghị Paris.

Quân số ngụy trên chiến trường đã đạt số cao nhất (trên 1 triệu). Địch rảo riết thực hiện các chiến dịch: “Đại bàng”, “Vì dân”, “phượng hoàng”… hòng đánh phá hạ tầng cơ sở cách mạng, tiếp tục ủi phá địa hình, gom dân, lấn chiếm, phá căn cứ, bàn đạp cách mạng, đóng thêm đồn bót.

Quân số ngụy ở Tây Ninh cũng đang ở thời kỳ “hưng thịnh” nhất. Hệ thống căn cứ địch gồm: 1 tiểu khu, 4 chi khu (Hiếu Thiện, Khiêm Hanh, Phú Phương, Phước Ninh) (không kể Trảng Bàng), 35 đồn (từ 1 đến 2 đại đội), 70 bót (từ 1 đến 2 trung đội), 90 tua (từ 1 đến 2 tiểu đội). Địch lần lượt đóng mới (so với 1970) 7 bót.

Chúng ráo riết thực hiện các thủ đoạn thâm độc vè chính trị, kinh tế và do thám gián điệp; tăng cường công an, cảnh sát, tổ chức do thám ngầm, lợi dụng khối Cao Đài, củng cố xây dựng các đảng phái phản động, ra sức tăng cường bộ máy kềm kẹp ở xã ấp, đẩy mạnh việc bắt lính, đôn quân, cướp bóc và phong tỏa kinh tế gắt gao, nhằm cô lập và đánh bật lực lượng ta bên ngoài, phá cơ sở ta bên trong.

Qua đánh phá của địch, từng nơi từng lúc có gặp khó khăn về lương thực, thực phẩm, về bám trụ địa bàn. Hành lang vận chuyển từng lúc bị bị ngăn chặn; lực lượng ta bị tiêu hao…

Thực tế địch đã đẩy lùi các đơn vị lớn ra xa vùng ven. Nhưng các cuộc hành quân vượt biên giới lớn nhất của chúng lại dẫn đến thất bại lớn nhất, thất bại tầm cỡ chiến lược.

Ở hướng đông bắc Campuchia, trong cuộc hành quân mang tên “Toàn thắng 1/71”, địch tập trung 2 vạn quân “tinh nhuệ” của quân đoàn 3. Trong 4 tháng thực hành chiến dịch phản công (từ 4-2-71 đến 31-5-71), quân giải phóng miền Đông đã tiêu diệt phần lớn chiến đoàn 8, đánh thiệt hại nặng 6 chiến đoàn khác (333,5,3/KB, 9/F5, 43-48/F18) và một số đơn vị ngụy Campuchia, làm cho địch không thực hiện được các mục tiêu của cuộc hành quân.

Trên hướng đường 9, Nam Lào, cuộc hành quân địch mang tên Lam Sơn 719 đã huy động 55.000 quân (không kể quân ngụy Viên Chăn) cộng với sự chi viện tối đa về hỏa lực và không quân Mỹ. Sau 43 ngày đêm đọc sức quyết liệt với quân giải phóng, toàn bộ quân ngụy Sài Gòn đã bị quét sạch khỏi đất Lào, 15.000 tên Mỹ bị tiêu diệt, 1.000 tên bị bắt sống…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #135 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 06:02:58 pm »

Thất bại của 2 cuộc hành quân lớn trên đã làm suy yếu một bước nghiêm trọng lực lượng dự bị chiến lược của Mỹ Ngụy. Chiến lược của Mỹ định giành thắng lợi bằng cách dựa vào hiệu lực và chiến thuật phát huy chỗ mạnh của phương tiện chiến tranh đã bị thất bại nặng bước đầu. Chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng, dùng thiết giáp làm lực lượng xung kích, cụm lại đóng chốt trên điểm cao, dùng lực lượng dầy đặc pháo binh yểm trợ cho bộ binh, hợp đồng giữa cơ giới, bộ binh và trực thăng…, các chiến thuật từng là lá bùa hộ mạng của lính Mỹ - Ngụy xưa nay, đã giảm hiệu lực rất lớn trên các chiến trường Nam Lào, Campuchia. Chiều hướng thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã rõ ràng.

Trên chiến trường Campuchia, quân ngụy Phnôm – Pênh sau các cuộc hành quân Tây Nam, Tây Bắc, lại tập trung 50 tiểu đoàn (11 lữ), có sự chi viện của không quân Mỹ, mở cuộc hành quân “Chella 2” nhằm nối lại đường số 6, cắt hành lang, triệt đường thu mua của ta và tạo bàn đạp lấy lại các vùng giải phóng của bạn. Đây cũng là một cuộc thử sức “Khơ me hóa chiến tranh” với chiến dịch đường số 6. Qua 45 ngày đêm, ta và bạn đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân Chella 2, tiêu diệt một bộ phận chủ lực quan trọng quân Lôn-Nôn, đẩy chế độ Lôn-Nôn vào nguy cơ sụp đổ hẳn, làm phá sản âm mưu “Khơme hóa chiến tranh” của Mỹ trên chiến trường Campuchia.

Thất bại liên tục trong các cuộc “thử sức” chiến lược, chiều hướng thất bại của học thuyết Ních-Xơn đã hiện rõ. Mỹ buộc phải rút dần và giao chiến trường lại cho quân ngụy. Các căn cứ Mỹ ở Tây Ninh như: Trảng Lớn, Trâm Vàng, Chà Rầy… được lần lượt giao cho sư đoàn ngụy 25.

Hoạt động của các lực lượng cách mạng khiến cho địch phải luôn luôn thay đổi thế bố trí binh lực. trên chiến trường Tây Ninh, chúng tập trung một lực lượng lớn với đủ loại binh chủng và đủ loại phương tiện chiến tranh để đối phó với lực lượng của ta, vì Tây Ninh có căn cứ địa cách mạng, lại có biên giới chung ở vùng đông – bắc Campuchia đây cũng là địa bàn đứng chân của chủ lực ta, bất cứ lúc nào ta cũng có thể triển khai đánh lớn vào vùng tây bắc thành phố Sài Gòn – sào huyệt của ngụy quyền trung ương. Mọi hoạt động của các trung đoàn ngụy ở Tây Ninh đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ta. Cụ thể địch hoạt động theo hai hướng:

- Hướng Tây – Nam Sông Vàm Cỏ Đông (Bến Cầu), trên tuyến liên tỉnh lộ 13, chúng vẫn duy trì lực lượng bộ binh và pháo, chủ yếu là phòng ngự.

- Tại Dương Minh Châu, chúng dùng tiểu đoàn biệt động quân biệt phái của Tua hai và liên đội bảo an ở Suối Đá, đánh vào Núi Bà, bắc thị xã và lộ 22.

Địch án ngữ, đánh phá ta ở 2 hướng nói trên hòng ngăn chặn lực lượng lớn của ta tràn xuống trung tuyến và ven đô, ngăn chặn ta ở vùng ngoài, phòng ngự trong mùa mưa và bung ra đánh phá, hỗ trợ cho dân vệ, bản an. Lực lượng cảnh sát cũng ra đánh phá, góp phần binh định lấn chiếm một số vùng. Toàn tỉnh có đến 240 đồn, bót, tua. Chúng còn lấn chiếm và đóng thêm 9 bót, tua ở các lõm bàn đạp ven vùng yếu như: Rộng Tượng Tròn, Rồng Tượng Dài (Thanh Phước), ấp Phước Tây (Phước Thạnh), Cây Da (Hiệp Thạnh), Trà Vỏ, ấp Chánh, (Thạnh Đức), bót cây Dương, tua An Phú (An Tịnh), tua Suối ông Đình (Tân Biên).

Lực lượng chủ lực trên địa bàn tỉnh được bố trí lại đội hình trước khi chấm dứt mùa mưa:

- Chiến đoàn 50 từ cầu Cần Đăng lên Thiện Ngôn, Xa Mát (lộ 22).

- Chiến đoàn 46 từ Sóc Con Trăn đến Nam MiMốt.

- Chiến đoàn 49 (gồm 3 tiểu đoàn): 1 tiểu đoàn chốt ở Phước Tân, 1 tiểu đoàn ở quanh Chi Phu (Campuchia), đến tháng 11-1971) thì chuyển lên phía bắc Núi Bà.

Chiến đoàn 48 thuộc sư đoàn 18 đớng ở bắc Lộc Ninh, Chà Dơ (Dương Minh Châu) và Bưng Bàng (Thủ Dầu Một).

- Chiến đoàn 43 đưa 2 tiểu đoàn đánh phá vùng Trà Vong dài qua đường số 4 – Bàu Bắc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #136 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 06:03:26 pm »

Địch vẫn tập trung đánh phá liên tục hầu hết các địa bàn trong tỉnh, ráo riết xây dựng, củng cố bộ máy kềm kẹp và đánh phá phong trào địa phương: nhưng chất lượng đánh phá kém, thế và lực ngày càng giảm sút, nhất là bảo an, dân vệ; song do tấn công ba mũi của ta chưa đủ mạnh nên tốc độ giảm sút của địch chưa nhanh. Mặt khác, địch còn thực hiện một số yêu cầu của kế hoạch bình định là do:

- Sinh lực của chúng có bị tiêu hao, tiêu diệt nhiều nhưng còn bắt được lính, đôn được quân; bọn trên vẫn còn khả năng chi viện cho bọn dưới, đồng thời còn đóng thêm đồn bót để ngăn chặn hành lang căn cứ và ngăn ngừa tấn công của ta vào ấp chiến lược và các vùng xung yếu của chúng.

- Bộ máy kềm kẹp của địch tuy có những nơi bị ta đánh đi, đánh lại nhiều lần, nhưng những tên đầu sỏ ác ôn trực tiếp kềm kẹp ở xã ấp và các tổ chức phản động chưa bị tiêu diệt nhiều; do đó địch còn khả năng củng cố bộ máy kềm kẹp, thúc ép bọn dưới bung ra đánh phá.

- Cơ sở bên trong của ta còn ít, diện đánh địch của ta nói chung chưa đều, chưa tạo được thế căng kéo địch, nên hậu phương của chúng còn tạm thời yên ôn, nhất là những vùng sâu thị xã, thị trấn, các khu tôn giáo, di cư v.v…

Bên cạnh những mặt mạnh tạm thời, địch cũng bộc lộ những mặt yếu sau đây:

- Do kết quả phong trào ba mũi giáp công tại địa phương và tác động của tình hình chung, tuy quân số địch còn đông, địch còn đánh phá nhiều, nhưng chất lượng kém, tinh thần địch phổ biến là tiêu cực, cầu an, sợ chết thể hiện trong thái độ trung lập, trong hành động đào rã ngũ, chống lệnh hành quân, v.v…, trừ một số tên ác ôn bên trên thúc ép.

- Qua các phong trào đấu tranh của quần chúng, nội bộ địch ngày càng mâu thuẫn, bị phân hóa cô lập. Những hành động tội ác dã man của địch càn khơi sâu căm thù của đồng bào ta đối với bọn ác ôn tại địa phương, cộng với quân số ngụy tại địa phương đang giảm (trên 3.500 tên nếu tính đến cuối năm 1971), đã làm thế và lực của địch ngày càng giảm sút nặng. Do đó, nhiều luật lệ phát xít kiềm kẹp của chúng đã bị chựng lại hoặc từng lúc bị quần chúng đấu tranh phá bỏ như: chống kềm kẹp bung ra sản xuất, chống bao ráp ban đêm, chống lệnh giới nghiêm, chống đuổi chợ, cướp ruộng đất v.v…

Những thắng lợi trên chiến trường Lào và Campuchia là điều kiện thuật lợi cho quân dân miền Nam nói chung và quân dân Tây Ninh nói riêng xốc tới tấn công địch khắp cả ba vùng.

Tại huyện Châu thành, ngày 29-3-1971, ta bắt sống và giải tán 1 đội phòng vệ dân sự ở Tua Hai; tiêu diệt 1 a biệt động quân biên phòng ở Bến Sỏi và ngày 20-4-1971 lại đánh thiệt hại 1 b biểu động quân nữa củng ở Bến Sỏi; du kích tiêu diệt 1 a thám sát trên lộ 13. Như vậy, từ 29-3-71 đến 20-4-1971 bộ đội địa phương và du kích Châu Thành đã liên tiếp tấn công địch trên lộ 13, diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch, tiêu diệt từng a biệt động quân. Quân biên phòng rải ra canh giữ lộ 13. Đặc biệt ngày 28-4-1971, du kích Thanh Điền diệt gọn 1 A bảo an chốt ở Cầu Lớn, khu Nhà thiếc, lộ 7. Từ ngày 7 đến 15-5-1971, xã Thanh Điền liên tiếp diệt ác phá kềm. Du kích Thái Bình gài mìn tại cửa bót Tua hai, diệt gọn 1 A biệt động quân biên phòng; ở Trảng Lớn, tự vệ mật gài mìn phá hủy 1 trực thăng.

Tại địa bàn trọng điểm Gò Dầu, C33, D14, đơn vị 716 đặc công và du kích liên tiếp gỡ đồn, diệt gọn từ B, A địch, gõ đồn dân vệ ấp chiến lược Thầy Cai, diệt gọn 1 B, diệt 2 A dân vệ, bắt và giải tán 1 đội phòng vệ dân sự tại 2 ấp chiến lược Rạch Sơn, Suối Bà Tươi; diệt 1 B bảo an trong ấp chiến lược Bót Mới (Bàu Đồn); chống càn tại ấp Phước Tây, đánh thiệt hại nặng 1E bảo an, diệt 1 B, đánh thiệt hại 1 giang thuyền trên sông Vàm Cỏ.

Tại Dương Minh Châu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện diệt gọn và đánh thiệt hại nặng 2 B bảo an tại ấp chiến luộc Phan và Cầu Khởi. Dui kích trừng trị nhiều tên ác ôn, phá rã toàn bộ phòng vệ dân sự ở lộ 13, đồng thời vũ trang tuyên truyền ở Trà Là, Bàu Năng.

Tại Bến Cầu, bộ đội địa phương và du kích diệt 1 B bảo an tại Long Khánh, khôi phục lại thế đứng chân, bao bó địch ở Giồng Nầng, Ngã ba Bàu gõ bằng phong trào du kích chiến đấu.

Tại thị xã, lực lượng biệt động và bộ đội liên tiếp diệt gọn 2 B dân vệ tại Xóm Dốc và Thái Hiệp Thạnh.

Tại cánh tây Trảng Bàng, C2 và du kích Phước Chỉ cùng nhân dân xây dựng thế chiến đấu ở ven sông Vàm Cỏ, từ Rạch Nhẫn đến Rạch Tràm, Rạch Trà Cao, để phòng chống sự hoạt động của giang tuyền trên sông Rạch.

Hòng đánh bật lực lượng ta ra khỏi địa bàn, địch cho 1 D càn quét xã Phước Chỉ, từ phía Rạch Tràm đánh vào vùng bưng đến Gò Chùa. Chúng đã lọt vào trận địa phục kích của ta, bị đánh tan tác. Trận địa là đồng hoang, địch không chạy thoát được, phải co cụm đề phòng và đồng thời gọi trực thăng cứu nguy và chở quân. Lực lượng ta bắn rơi tại chỗ 5 chiếc, bắn bị thương 3 chiếc khác, rơi trên địa phận Long An. Địch đổ quân ở Truông Dầu, bị ta chặn đánh, phải chạy về Bình Thạnh. Tại Rạch Trà Cao (Trảng Bàng) C2 và du kích đã đánh bật D4 địch, buộc chúng phải dạt về ven sông Vàm Cỏ. Phối hợp tấn công địch, tại các ấp chiến lược Gò Ngãi, Phước Lưu, Bình Thạnh, du kích vũ trang tuyên truyền, giải tán xã ấp và phòng vệ dân sự, trấn áp do thám v.v…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #137 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 06:04:08 pm »

Tại cánh đông Trảng Bàng, lực lượng đặc công, công binh huyện và du kích đứng vữn trên các địa bàn bám trụ, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh bao bó địch. Để đối phó lại, địch liên tiếp càn vào Bàu Mây, An Khương, đã sa vào bãi chông mìn của ta, bỏ lại nhiều xác xe tăng và xác lính ngụy. Cuộc càn bị bẻ gãy. Địch kêu phi pháo hủy diệt trận địa, làm cho 20 chiến sĩ ta hy sinh. Trên đường 19, du kích và lực lượng huyện liên tiếp tấn công vào các ấp chiến lược Xóm Sóc Bàu Rong, Gia Huỳnh, diệt nhiều tên bảo an, dân vệ, giải tán phòng vệ dân sự, thu 17 súng.

Song song với hoạt động vũ trang, phong trào thanh niên tòng quân tại Trảng Bàng cũng khá sôi nổi. trong 2 năm 1970-1971, toàn huyện có 3.000 thanh niên tòng quân, dẫn đầu các quận, huyện trong Phân khu 1.

Tiểu đoàn 14 trong 9 tháng đầu năm 1971, được phân tán xuống địa bàn hỗ trợ cho phong trào đánh phá bình định, chống lấn chiếm, khôi phục địa bàn. Tháng 10/1971, tiểu đoàn rút về căn cứ để bổ sung quân số và huấn luyện. Đồng chí Năm Nghĩa – huyện đội trưởng Gò Dầu, được rút về làm tiểu đoàn trưởng. Tháng 11/1971, tiểu đoàn làm lễ xuất quân tại Sóc Ky, rồi được phân công về hoạt động tại huyện Bến Cầu,.

Đại đội bảo an 388, lúc bấy giờ là đơn vị ác ôn khét tiếng ở Bến Cầu. Chúng càn quét, bắt bớ, đánh đập, hiếp dâm, cướp của, đốt nhà hết sức dã man. Tỉnh ủy và Tỉnh đội chỉ thị cho D14 phải tiêu diệt bằng được đơn vị ác ôn này.

Sau thời gian nghiên cứu tình hình chiến trường và quy luật hoạt động của địch, ta biết rõ phạm vi hoạt động của c bảo an này là vùng Long Giang, Long Khánh, khu vực Trảng Nhớt, Bàu Cau, Rừng Mật Cật, Bù Lu. Ngày 22-12-1971, D14 chia ra nhiều mũi phục kích địch. Khoảng 8 đến 9 giờ sáng, chúng lọt vào trận địa phục kích của ta. Các mũi đồng loạt nổ súng, chặn đầu khóa đuôi, trong vòng 30 phút đã diệt gọn C bảo an 388, bắt sống tù binh, thu toàn bộ vũ khí, quân trang quân dụng. Đây là chiến thắng của tiểu đoàn 14 trong lần ra quân thứ hai. Thắng lợi này là nguồn động viên lớn đối với cán bộ chiến sĩ toàn tiểu đoàn và tạo niềm phấn khởi tin tưởng trong quần chúng địa phương đối với lực lượng vũ trang của tỉnh,. Đây là trận cuối cùng trong thời kỳ bám trụ, khôi phục lại địa bàn và cũng là trận mở đầu cho thời kỳ làm chủ chiến trường vùng ven, hỗ trợ cho phong trào quần chúng phá từng mảng ấp chiến lược của địch, tiến lên giành quyền làm chủ từng vùng.

Công tác quân y trong những năm 1969-1971 cũng có nhiều tiến bộ. Tỉnh có 2 trạm xá và 2 đội phẫu thuật, bố trí ở Bến Cầu và Dương Minh Châu. Do chiến tranh ngày càng ác liệt và diễn ra trên nhiều hướng, thương bệnh ngày càng nhiều, nhưng số y bác sĩ, hộ lý, dụng cụ, thuốc men không tăng mà còn bị hao hụt. Số thương binh – kể của của địa phương và chủ lực miền, có lúc lên tới hàng trăm. Có lúc một hộ lý phải phục vụ 15, thậm chí đến 20 thương bệnh binh. Anh chị em phục vụ phải nhường hầm ngủ, giường chiếu, mùng, mền cho thương bệnh binh. Sống khám khổ và lao động vất vả, nhiều đống chí đã ngất đi lúc đào công sự hoặc kéo nước liên tục ở giếng sâu hàng chục mét, hoặc phải đứng mổ suốt ngày cho thương binh nặng.

Năm 1971, bệnh xá Dương Minh Câu trong một tháng phải dời căn cứ đến 3 lần (Cầu Sắt – Bến Cồng, Bến Cồng – Ngã ba xe cháy, Ngã ba xe cháy – Cầu Sắt), mỗi lần đều phải khiêng thương bệnh binh nặng, tải lương thực, thực phẩm, y cụ, thuốc men; đến căn cứ mới lại đào hầm ngủ, công sự…

Các đội phẫu ở Gò Dầu, Bến Cầu đã dũng cảm bám trụ vùng ven, giữa những chỏm rừng chồi trụi lá, mà lúc nào địch cũng có thể càn vào, đêm phải chịu hàng trăm quả pháo, nhưng vẫn kiên trì nuôi dấu và tận tình chăm sóc thương binh dưới hầm bí mật.

Phong trào nói trên của tỉnh đã đưa đến kết quả lớn về chuyển vùng vào cuối năm 1971.

- Vùng tranh chấp nông thôn, ven đường giao thông, nội ô thị xã, thị trấn. Trong số 108 ấp hiện có với 311.844 dân, đã chuyển được 60 ấp với 140.079 dân gồm: 9 ấp loại A, 34 ấp loại B và 27 ấp loại C.

- Vùng yếu (vùng nông thôn, ven đường giao thông, nội ô thị xã, thị trấn): 48 ấp loại D với 171.745 dân.

- Vùng nội thị trấn, thị xã; tôn giáo, di cư: 25 ấp với 145.000 dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #138 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 06:04:45 pm »

Trong số 60 ấp chuyển lên, có 9 xã, ấp vùng giải phóng không còn đồn bót địch, có chi bộ lãnh đạo toàn diện, 24 ấp loại B ở thế giằng co giữa ta và địch, nhiều ấp có chi bộ hoặc đảng viên lẻ, có một số đảng viên bên trong hoạt động được. Bộ máy kềm kẹp của địch thường bị phá rã, phá lỏng, lưng chừng, một số ấp ta nắm được thì đồn bót lừng chừng, trung lập hoặc hoạt động chiếu lệ.

Số quân ngụy trên chiến trường Tây Ninh so với đỉnh cao là cuối năm 1970, đã bắt đầu giảm sút. Cho đến năm 1971, trên toàn tỉnh có 2.985 tên gồm 4.299 bảo an, 4.002 dân vệ, 1.190 cảnh sát, 2.237 phòng vệ xung kích, 548 biệt kích, 175 an ninh, tình báo và 450 biệt động quân biên phòng (không tính Mỹ và chư hầu). So với cuối năm 1970, số quân ngụy trong tỉnh vào cuối năm 1971 đã giảm 3.565 tên.

Cùng với những chuyển biến trên, các phong trào đấu tranh liên tục của quần chúng từ thị xã, thị trấn đến các vùng nông thôn đã tạo được thế đấu tranh hợp pháp, đẩy lùi từng bước quyền lực của địch. Các phong trào đòi bung ra sản xuất, chống bầu cử, chống bắt lính, bảo vệ thanh niên, các phong trào học sinh, công nhân, tôn giáo… Năm 1971 có 257 cuộc đấu tranh lớn nhỏ gồm trên 30.000 lượt người tham gia, trong đó có trên 1.600 gia đình binh sĩ làm nòng cốt đấu tranh.

Thông qua các phong trào quần chúng, thực lực cách mạng phát triển và được củng cố. Lực lượng lộ của huyện, xã được tăng cường từ đầu năm. Lực lượng mật cũng phát triển và được củng cố, chất lượng cơ sở dần dần được nâng cao. Đến cuối năm 1971, toàn tỉnh có 2.351 cơ sở các loại, trong đó có 16 chi bộ mật với 161 đảng viên, 2 chi đoàn mật với 81 đoàn viện; ngoài ra, còn các cơ sở ba ngành, đoàn thể khác. So với năm 1970, việc vận dụng thực lực lăm 1971 có nhiều tiến bộ, nhưng so với yêu cầu trong năm thì còn thấp – cả số lượng và chất lượng. Hầu hết các ấp chiến lược đều có cơ sở mới, trừ một số ấp vùng sâu của Tòa Thánh và nội ô thị xã. Đặc biệt từ quý 3/1971, đã có nhiều cơ sở và một số chi bộ tự động công tác, biết làm kế hoạch, biết vận động quần chúng đấu tranh chống kềm kẹp của địch. Quý 4/1971, với công tác tuyên truyền phát động quần chúng bên trong, cơ sở ở nhiều nơi đã biết sử dụng hình thức công khai tuyên truyền trong quần chúng và binh sĩ, đạt tỉ lệ từ 1/3 đến 3/4 số người được phát động.

Việc vận dụng phương châm, phương thức có nhiều tiến bộ, như việc kết hợp giữa hai lực lượng lộ và mật, những phương thức hóa trang luồn sâu diệt ác phá kềm… Đồng thời, trong mọi hoạt động, ta đã kết hợp được ba mũi giáp công và vận dụng sách lược cài mâu thuẫn nội bộ địch để đánh phá bình định ở từng địa bàn, từng lúc khác nhau.

Công tác bám trụ cũng phá triển và thường xuyên được củng cố ngày càng vững chắc, dần dần tạo thế vây ép địch trên hầu hết các địa bàn vùng ven.

Việc chỉ đạo cũng có những chuyển biến mới: đầu năm bộ máy tỉnh được giản chính để tăng cường cán bộ, chiến sĩ cho các huyện, xã; các huyện và một số ban ngành tỉnh đã phát huy được chức năng điều khiển phong trào tại chỗ và phục vụ được sự chỉ đạo của cấp ủy trong việc đánh phá bình định.

Những chuyển biến trên tạo thuận lợi cho ta để bước sang năm 1972 đánh bại về cơ bản kế hoạch “bình định bổ túc” của địch.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, phong trào Tây Ninh vẫn còn những mặt yếu.

So với yêu cầu năm 1971 ta đạt chưa cao vì diện chuyển lên chưa rộng, số ấp chuyển lên mới chiếm được 1/2 số ấp trong toàn tỉnh, phần nhiều lại thuộc các vùng nông thôn ít dân và sẵn có cơ sở cũ: ở những vùng xung yếu đông dân, phong trào chưa chuyển mạnh; nên địch còn vơ vét được người, của để bổ sung và củng cố lực lượng của chúng.

Cơ sở mật của ta phần nhiều mới được xây dựng, chất lượng hoạt động còn yếu, khâu phát động quần chúng, nắm quần chúng nắm các tổ chức công khai chưa nhiều, nên chưa huy động được quần chúng đấu tranh liên tục.

Việc chỉ đạo tuy có tiến bộ, nhưng huyện xã chưa nắm vững phương thức, bước đi, nhất là việc đánh giá địch ở vùng yếu chưa đúng; sự lãnh đạo tại chỗ còn yếu nên chưa được lực lượng tổng hợp ba mũi theo ý đồ lãnh đạo, mà còn tình trạng tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi, ít chú ý đến những vùng sâu đông dân, khó khăn.

Ở vùng nội ô thị trấn, thị xã, Tòa Thánh còn tạm thời ổn định, địch còn khả năng củng cố hệ thống kềm kẹp, còn bóc lột, đàn áp được phong trào quần chúng. Gần đây, chúng lựi dụng “cơ bút” đưa ra một số tên tay sai vào giành quyền hành trong đạo Cao Đài, nhưng sơ hở của chúng cũng nhiều, các phong trào đấu tranh của quần chúng đã tác động, phân hóa địch, làm giảm sút thế và lực của chúng, ở các vùng nội ô khiến cho nhiều luật lệ kềm kẹp bị khựng lại, như ở Tòa Thánh, Gò Dầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #139 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 06:05:20 pm »

Đối với Cao Đài, âm mưu của Mỹ - ngụy trước hết là dùng thủ đoạn chính trị và kinh tế hòng mua chuộc hội thánh. Từ giữa năm 1971, để chuẩn bị cho cuộc bầu cử hạ viện và Tổng Thống (vào tháng 8 và ngày 3-10-1971), Nguyễn Văn Thiệu đến Tòa Thánh dự lễ tấn phong Trương Hữu Đức quyền chưởng quan Hiệp Thiên Đài. Để ve vãn Hội Thánh và lừa mị tín đồ, Thiện đã đọc một bài diễn văn đề cao vai trò của Phạm Công Tắc và hứa hẹn đủ điều, Thiệu hứa sẽ giúp đỡ Hội Thánh xây dựng Châu Thành Thánh địa, đã giúp một bộ máy đèn 1.000 ngọn và 10 triệu đồng để sửa chữa chợ Long Hoa. Tiếp đó, ngày 6-8-1971, Nguyễn Văn Kiên (anh của Thiệu) đại sứ ngụy quyền Sài Gòn tại Đài Loan, cùng phái đoàn đến thăm và hội kiến với Hội Thánh. Ngày 4-9-1971, Thiệu mời Trương Hưu Đức về Sài Gòn. Gần đến ngày bầu cử tổng thống, Thiện còn cử tên Ngô Khắc Tỉnh tổng trưởng giáo dục đến Tòa Thánh trao giấy phép của Thiệu chấp nhận cho mở trường Đại học Cao Đài và hứa giúp 10 triệu đồng để xây dựng trường này.

Mặc dầu, ngụy quyền ra sức mua chuộc để Hội Thánh hướng dẫn tín đồ ủng hộ chúng trong hai cuộc bầu cử bịp bợm này, nhưng tín đồ Cao Đài đã xác định rõ: còn Mỹ - Thiện thì còn chiến tranh, chồng con em họ còn bị chết chóc. Do đó, tín đồ phản đối, vạch mặt, đấu tranh trực diện với số ứng cử viên Hạ viện và phản đối Thiệu, ủng hộ Dương Văn Minh. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ chống bầu cử Hạ viện và tổng thống của các tôn giáo và các giáp phái đối lập ở miền Nam, trước sức ép của đông đảo tín đồ, Hội Thánh buộc phải đồng tình với quần chúng, như lần bầu cử Hạ viện, Hội Thánh tẩy chay thùng phiếu dành riêng cho mình, như ngày 3-10-1971, Hồ Tấn Khoa được bí mật cử đi Sài Gồn dự hội nghị liên tôn chống bầu cử tổng thống. Bề ngoài, Hội Thánh tỏ thái độ trung lập, nói: “Tín đồ làm nhiệm vụ công dân, cứ chọn người đáng mà bầu, chứ Hội Thánh không bắt buộc phải bầu cử ai”.

Về phía ta, phong trào vùng nội ô phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, từng lúc huy động được đông đảo quần chúng đấu tranh giành thắng lợi, như các phong trào học sinh, Phật giáo chống bầu cử, phong trào chống bắt, đôn quân, phong trào chị em mua thúng bán bưng, chống đuổi nhà, chống cướp đất, chống thuế chợ, v.v… tạo thế đấu tranh hợp pháp của quần chúng từng lúc đẩy lùi quyền lực của địch.

Đi đôi với việc huy động quần chúng đấu tranh, ta có chú ý đi sâu vào các tầng lớp bên trên, bước đầu tranh thủ được khối Cao Đài, phân hóa được một số tên tay sai có lợi cho cách mạng. Thông qua các phong trào, lực lượng bên trong phát triển đều. Đến cuối năm 1971, riêng nội ô Tòa Thánh đã có 349 cơ sở các loại nằm trong 29 ấp, xây dựng ụ lõm chính trị gồm 243 gia đình. Bên ngoài đã hình thành bộ phận lãnh đạo vùng nội ô, có điều kiện thuận lợi chỉ đạo và súc tích lực lượng.

Tuy nhiên, công tác vùng nội ô vẫn còn một số tồn tại. Thực lực tuy có phát triển nhưng chưa đều, 1/3 số ấp vẫn còn là ấp trắng. Cơ sở chưa được tổ chức thành hệ thống, chất lượng còn yếu. Việc nắm các tổ chức công khai theo ngành giới chưa nhiều, nên chưa huy động được phong trào đấu tranh liên tục của quần chúng. Mặt khác, do nắm được ít cốt cán trong các phong trào công nhân, học sinh, tầng lớp nghèo và lực lượng trẻ, nên chưa tạo được ngòi pháo và phát huy thế mạnh đấu tranh của quần chúng. Mũi binh vận còn yếu nên chưa kết hợp được với các phong trào nông thôn với các phong trào đấu tranh ở Sài Gòn và các thành thị khác ở miền Nam.

Cơ sở bên trong tuy nhiều, nhưng chưa hình thành bộ phận chỉ đạo tại chỗ, nên việc nâng chất cơ sở nhằm đối phó với tình hình chưa kịp thời. Việc vận dụng phương châm còn lộ liễu, chưa vận dụng được ba mũi giáp công diệt ác ôn đầu sỏ bên trong, do đó thế phong trào nội ô chưa phát triển mạnh.

Trải qua một thời kỳ lịch sử hết sức gay go và ác liệt, quân và dân Tây Ninh đã phải giành giật với địch từng mảnh đất, từng bờ rào, lũy tre, để bám trụ, khôi phục lại địa bàn. Trong thời gian đó, cán bộ và chiến sĩ ta đã phải chịu đựng biết bao hy sinh gian khổ, đói khát, nằm hầm. Nhiều đồng chí đã ngã xuống khi băng qua bãi mìn hoặc ổ phục kích của địch để mang gạo từ ấp chiến lược ra vùng căn cứ. Có lần một trung đội thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 14 vào hai ấp chiến lược Suối Đá, Phan, không may lọt vào bãi mìn của chúng, chỉ còn lại ba đồng chí. Nhiều cán bộ chiến sĩ của đại đội 3 – Bàu Đồn, trung đội nữ pháo binh Gò Dầu, bộ đội địa phương Dương Minh Châu, Trảng Bàng, v.v… đã ăn củ mì thay cơm cả năm trời.

Thời kỳ tự chế mìn để đánh địch cũng là thời kỳ mà ta có nhiều khó khăn và tổn thất. Nếu thời kỳ bám trụ 1969-1971 ở Gò Dầu có 10 đồng chí hy sinh thì riêng ban chỉ huy Huyện đội có đến 6 đồng chí trong khi chế tạo mìn. Đồng chí Trần Quốc Đạt, tỉnh ủy viên dự khuyết, bí thư Huyện ủy Gò Dầu, cũng đã hy sinh trong thời kỳ này (ngày 6-6-1971) sau này được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Biết bao đồng chí, đồng bào đã ngã xuống trong thời gian bám trụ ác liệt, ta giảm đi một lực lượng không nhỏ, nhưng trải qua một thời kỳ ác liệt nhất, ta đã giữ được hoặc tạo lại được nhiều địa bàn quan trọng, giành lại được địa bàn vùng ven, tạo thế lực mới giành thắng lợi quyết định.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM