Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:51:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường  (Đọc 30998 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2018, 07:15:43 pm »

Đợt 1: Đêm 30 rạng 31 tháng 1/1968 đến 15/3/1968.

Tiểu đoàn 16 cùng đại đội biệt động từ hướng tây đánh vào khu vực USOM của cố vấn Mỹ. Tiểu đoàn 14 từ hướng Bắc đánh thẳng vào tiểu khu, có đại đội pháo (sư 5) đại đội đặc công phụ trách giải phóng nhà giam. C2/45 Thị xã đánh vào khu vực Xóm Dốc, Quán Cơm và trung tâm Thị xã. Do kế hoạch hợp đồng không chặt, tiểu đoàn 16 cho chuẩn bị phương tiện vượt sông không đảm bảo nên không qua sông được, chỉ có đại đội biệt động vào Giếng Mạch đánh dạt xuống Trường Lưu, Trường Hòa về rừng 16 mẫu, Tiểu đoàn 14 và đặc công nắm địch không chặt nên rút ra, đại đội pháo (C5) bắn vào tiểu khu Tây Ninh hủy diệt kho xăng ở sân bay Tây Ninh và tiểu đoàn 14 chỉ đưa một bộ phận của đại đội 3 đánh tiêu diệt Tua Chùa Ông Cọp ở đầu Sân bay, bắt tù binh.

Ở khu vực Tỏa Thánh, tiểu đoàn 14 mở nhiều dợt tấn công vào chi khu Phú Khương, tên quận trưởng hoảng sợ gọi pháo bắn ngay vào hàng rào chi khu nằm ngăn chặn bước tiến công của ta. Đến sáng, tiểu đoàn 14 rút về trụ lại ấp Long Mỹ. Bọn Mỹ chi viện đến tập trung phản kích quyết liệt, chúng dùng bom hủy diệt ấp Long Mỹ, và sau đó, xe tăng và bộ binh Mỹ càn quét, tiểu đoàn 14 vẫn kiên cường bám trụ, đánh bật từng đợt tấn công của địch, làm chủ cả ngày lẫn đêm, diệt gần 300 tên Mỹ, gây thiệt hại 1 đại đội bảo an, bắn rơi 6 phi cơ, diệt 15 xe M48. Nơi đây là vùng tôn gáo Cao Đài, quần chúng tín dồ chưa biết quân giải phóng nay họ đã tận mắt thấy “anh lính Cụ Hồ”. Không phải như bọn địch xuyên tạc: Việt Minh Cộng sản gian ác, gặp con gái, đàn bà hãm hiếp, cướp của giết người. trong lúc bom đạn Mỹ Ngụy trút xuống xối xả, bộ đội vừa đánh, vừa giúp dân chữa nhà cháy, cứu người bị thương, nhường hầm cho đồng bào trú ẩn như đồng chí Trần Quốc Đại phó chính trị viên tiểu đoàn 14 nhường hầm của mình cho một cụ già, đồng chí ra ngoài bị miểng pháo găm vào đùi bị thương. Ông già này là một chức sắc Cao Đài tận mắt thấy hành động dũng cảm của bộ đội đã nói với quần chúng tín đồ “chỉ có quân đội giải phóng mới thật sự là quân đội lo cho dân, cứu dân, thà mình hy sinh để lo cho dân”. Hành động của đồng chí Đại đã gây ảnh hưởng rất tốt trong quần chúng Cao Đài. Khi ta rút ra còn để lại 7 liệt sĩ, quần chúng Cao Đài cùng một số chức sắc tiến bộ lo chôn cất tử tế. sau ngày giải phóng, họ đã chỉ cho ta lấy hài cốt đem về nghĩa trang.

Cùng với tiếng súng đánh vào Thị xã, ở các huyện, lực lượng vũ trang kết hợp với đồng bào nổi dậy tấn công đồng loạt. tại Châu Thành, lực lượng phối hợp với sư 9 chủ lực Miền tấn công vùng tam giác Thanh Điền – Thái Bình A – Trí Bình tiêu diệt tiểu đoàn biệt động quân tại ngã tư Thanh Phước, làm chủ được nhiều ngày và đánh vào khu “tỵ nạn cộng sản” Phước Điền, tiêu diệt bót Ocônel. Lúc đó hơn 5.000 đồng bào Thanh Điền nổi dậy đấu tranh bằng hình thức tản cư ngược, lùa cả trâu bò kéo vào Thị xã đấu tranh đòi bồi thường nhà cửa bị bom đạn tàn phá. Với khi thế biểu dương lực lượng như vậy, bọn địch phải xuống nước dịu giọng chấp nhận yêu sách của đồng bào. Ở Trảng Bàng, lực lượng vũ trang đồng loạt bao vây thị trấn, đập phá vào chi khu, cắt giao thông lộ 1, đánh chiếm bót Gia Huỳnh, Lộc Du. Vào thời gian đó, du kích Lộc Hưng và 1 đại đội huyện tấn công bót Cầu Ván, bọn lính trong đồn phải cố thủ chờ tiếp viện, 1 tiểu đoàn sư 25 Ngụy chi viện đến bị ta đánh tan tác. Trước khí thế tiến công của ta, bọn lính trong đồn hoảng sợ phải bỏ súng chạy trốn. Sau đó, 1 trung đoàn Mỹ kéo đến đóng chốt ở Chà Rầy án ngữ mặt bắc vành đài chi khu Trảng Bàng. Chúng tổ chức thành một cứ điểm kiên cố, bố trí bãi pháo, bãi đáp trực thăng, bên ngoài phòng thủ bằng lớp hàng rào xe tăng dày đặc. Để chống lại âm mưu này, dân quan du kích tiến hành lập trận địa trái mìn gài gần 500 mét từ Đồng Ớt vòng về ngã tư Bố Heo, lập thế bao vây nhằm vô hiệu háo cứ điểm này. Trên các xã cánh tây (Trảng Bàng) dân quân du kích Phước Chỉ kết hợp với bộ đội huyện tấn công đồn Trà Cao diệt 1 trung đội bảo an, bắt giáo dục một số tề ngụy. Ở Gò Dầu, bộ đội huyện cùng với tỉnh đánh từ thị trấn Gò Dầu, dọc lộ 22, Bàu Đồn, Suối Bà Tươi, lộ Thạnh Phước, chặn đánh đoàn xe tiếp viện từ Thị xã xuống Bông Trang làm cháy 4 xe, hư 2 xe, diệt và làm bị thương 40 tên. Ở Bến Cầu, lực lượng vũ trang huyện kết hợp với du kích Lợi Thuận trụ tại lộ 1 và đột nhập và ấp chiến lược ngã tư An Thạch phát loa kêu gọi lính trong đồn bỏ súng trở về với cách mạng, đồng thời còn dẫn đường cho đại đội 1 của d14 tiến công tiêu diệt đồn dân vệ ấp chiến lược Mộc Bài. Với khí thế tấn công ồ ạt, lực lượng vũ trang huyện đánh vào Long Giang, Long Khánh, Long Chữ.

Đồng thời với các hoạt động quân sự, quần chúng phản kích nổi dậy diệt ác phá kềm kẹp khắp nơi: đặc biệt là khu Tòa Thánh, quần chúng tín đồ kết hợp với lực lượng vũ trang diệt địch phá kềm bức rút đồn bót, xé tờ khai gia đình, cờ ba que, thẻ cử tri, rải truyền đơn và lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Trên 10.000 quần chúng ấp Long Mỹ cùng quần chúng tín đồ Cao Đài kéo đến đấu tranh với quận trưởng Phú Khương và tỉnh trưởng Hồ Đắc Trung đòi bồi thường tính mạng, nhà cửa, cây trái, súc vật bị bom đạn Mỹ đánh phá, địch buộc phải xuất 2 triệu đồng bồi thường. Phong trào gia đình binh sĩ kêu gọi chồng, con, em chống lệnh hành quân tiếp viện, trở về với gia đình, với cách mạng cũng phát triển mạnh mẽ. Ở Xóm Sóc (Trảng Bàng) vào tháng 2/1968, 1 trung đội địch đi càn, quần chúng đã công tác địch vận làm rã ngũ gần hết.

Để đảm bảo cho bộ đội ăn no đánh thắng, đông đảo quần chúng tham gia tiếp tế chiến trường, nhiều gia đình hiến cả lon gạo cuối cùng cho cách mạng. Tại Tòa thánh, dù phải sống trong cảnh kềm kẹp, quần chúng đóng góp tiền mua vải, đường, sữa, thuốc men cho bộ đội. Có rất nhiều người còn vượt dưới bom đạn bám sát chiến trường chuyển hàng, tải đạn, tải thương, như chị Võ Thị Dậu (Gò Dầu) lấy thân mình che đạn cho thương binh và đã hy sinh anh dũng. Chị Đặng Thị Hải ở Lộc Hưng (Trảng Bàng) cõng tử sĩ đi lạc rừng 3 ngày vẫn đưa về căn cứ chôn cất chu đáo.

Với những đòn tiến công liên tục, trong đợt 1 quân dân Tây Ninh đánh 230 trận lớn nhỏ, diệt 3.325 tên (trong đó có 300 tên Mỹ) phá hủy 55 xe tăng, bắn rơi 9 máy bay, làm rã ngũ 1.338 tên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2018, 07:16:13 pm »

Đợt 2: Đêm 4 rạng 5/5/1968 đến 18/6/1968.

Trên các chiến trường, quân Mỹ ngày càng lún sâu vào thế bị động, nên từ 30/3/1968, quân Mỹ phải phân tán cùng với quân Ngụy bình định nông thôn, chỉ làm nhiệm vụ “quét và giữ”.

Nhận rõ sự thay đổi chiến lược của Mỹ là bị động đối phó, nên sau đợt 1 tổng tiến công và nổi dậy; Trung ương cục và Bộ Chỉ huy Miền xác định nhiệm vụ kế tiếp là “tập trung mọi nỗ lực và cố gắng mới để chỉ đạo đợt 2 giành thắng lợi lớn hơn, chỉ đạo liên tục chiến đấu, đồng thời chuẩn bị về mọi mặt cho những đợt tấn công vào những tháng đầu mùa mưa để tiến lên giành thắng lợi quyết định”.

Thực hiện chủ trương trên, kết hợp với chiến trường trọng điểm Sài Gòn, Tây Ninh bước và đợt 2 tổng tiến công và nổi dậy. Đêm 4 rạng ngày 5/5/1698, bộ đội tấn công vào yếu khu Bến Cầu diệt 1 đại đội bảo an và bức rút đồn Long Giang. Bộ đội Tòa Thánh kết hợp với lực lượng trên tấn công núi Bà Đen trung tâm vô tuyến kỹ thuật Mỹ.

Ngày 7/5/1968, đại đội 40 cùng trung đội nữ, du kích Ninh Điền diệt 1 đại đội biệt kích 343 ở Bến Sỏi, bung ra án ngữ Chòm Xoài. Đồng thời, lực lượng Châu Thành đánh diệt đồn dân vệ công sở Thanh Điền, bức rút đồn Bàu Đưng (Thanh Điền) và cùng lực lượng trên đánh vào chốt Mỹ, diệt 200 tên.

Ngày 8/5/1968, lực lượng ta đánh bộc phá diệt cụm Mỹ ở An Thành (An Tịnh) và làm tan rã 1 đại đội bảo an.

Ngày 10/5/1968, bộ đội chống càn tiêu diệt 1 đại đội bảo an ở Xóm Láng (Dương Minh Châu).

Lúc này, Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Tỉnh đội quyết định thay đổi cách đánh, hướng đánh giao thông và đánh địch bung ra vùng ven, không tấn công vào thị trấn, Thị xã bằng lực lượng lớn mà chỉ để biệt động đặc công, du kích mật hoạt động trong hậu phương địch.

Chấp hành sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tỉnh đội, đêm 15/5/1968 tiểu đoàn 14 phục kích đánh giao thông trên lộ 22 khu vực Bến Mương – Trà Võ. Chỉ từ khuya đến trưa, trinh sát báo sẽ có một đoàn xe Mỹ từ Trảng Lớn về Đồng Dù. 15 giờ 30, xe Mỹ lọt vào trận địa phục kích, cuộc chiến diễn ra khoảng một tiếng đồng hồ, tiểu đoàn 14 diệt 10 xe, số còn lại hoảng sợ rút về Thị xã, 80 tên bị diệt, một số tên bị bắt sống trong đó có một thiếu tá Mỹ. Trận này đã nổi lên gương chiến đấu dũng cảm của anh Bùi Xuân Nguyên, diệt 4 xe tăng. Đại đội 33 Gò Dầu phối hợp với tiểu đoàn 1 của trên tăng cường cho Tây Ninh phục kích đánh giao thông khu vực Vên Vên lộ 22, diệt 11 xe và 150 tên Mỹ.

Ngày 30/5/1968, đại đội 33 phục kích đánh giao thông trên lộ 22 khu vực Bến Mương diệt 80 tên Mỹ - Ngụy, bắn cháy 5 xe và 1 phi cơ.

Trước áp lực tấn công của ta, địch tăng cường đánh bom pháo điên cuồng vào vùng nông thôn, quần chúng nổi dậy tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chống bắn pháo vào xóm làng và khi xe địch càn vào. Nhiều mẹ và chị em dang tay cản không cho xe càn vào đồng ruộng phá hoại hoa màu. Ngoài ra, trong các ấp vùng ven, đồng bào sốt sắng đưa con em vào xây dựng lực lượng vũ trang. Ở Trảng Bàng đợt 1 chỉ có 1 trung đội, vào đợt 2 xây dựng được 1 tiểu đội và 1 đội nữ pháo binh. Gò Dầu đợt 1 có 34 đồng chí, vào đợt 2 tổ chức được 2 đại đội và Châu Thành cũng phát triển được 2 đại đội

Trong đợt 2, quân dân Tây Ninh đánh 128 trận lớn nhỏ, diệt 2.763 tên, làm tan rã 249 tên, diệt 30 xe, bắn rơi 17 phi cơ góp phần căng kéo địch ở chiến trường trọng điểm Sài Gòn.

Đợt 3: Từ 17/8/1968 đến 30/9/1968.

Qua đánh giá tình hình, tháng 8/1968, Bộ Chính trị đề ra chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh thế tổng tiến công toàn diện đạt cho được mục tiêu chiến lược giành thắng lợi quyết định, đồng thời phải luôn luôn sẵn sàng về mọi mặt để đánh thắng địch, nếu chúng nó kéo dài hoặc mở rộng chiến tranh.

Trên cơ sở đó, Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Miền chủ trương chuyển hướng mở chiến dịch tiến công đợt 3 lấy địa bàn chủ yếu là Tây Ninh, thứ yếu là Lộc Ninh (Bình Long) phối hợp với vùng ven và nội ô Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, đánh mạnh vào tuyến ngoài của hệ thống phòng ngự của Mỹ - Ngụy ở vùng 3 chiến thuật nhằm: tiêu diệt một bộ phận sinh lực cơ động Mỹ - ngụy, làm tê liệt một thành phần quan trọng hệ thống phòng thủ Sài Gòn, đẩy mạnh phong trào địa phương diệt ác, giành dân, thu hút lực lượng địch ra ngoài tạo điều kiện cho hoạt động quân sự, chính trị Sài Gòn và xung quanh.

Thực hiện chủ trương ở trên, Tỉnh ủy chỉ đạo cho quân dân trong tỉnh kết hợp với lực lượng của trên vừa phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình, vừa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng trên hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời chỉ đạo các lực lượng vũ trang trong tỉnh mở rộng địa bàn khắp nơi để căng kéo kềm chân địch, tạo mọi thuận lợi cho trên tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch.

Để đối phó địch tăng cường sư 25 Mỹ lên Tây Ninh đóng nhiều chốt dã chiến ở Tây Bắc Trảng Lớn, Trà Phí, Chà Là, Ngã Ba Lâm Vồ, Cây Da, Bàu Cỏ, Đồng Pan, đường số 4. Hàng ngày, chúng dùng lực lượng từ 1 đến 2 đại đội đánh phá các vùng bàn đạp Tầm Lanh, Bàu Sen, Trại Đèn, Xóm Vịnh, Trà Vong, và dùng bảo an càn quét vùng tranh chấp Thanh Phước, Phước Thạnh, Gia Lộc, Lộc Hưng An Tịnh. Vùng tây sông Vàm Cỏ Đông cho biệt kích đánh ra vùng Thanh Điền để thăm dò ta.

Nhưng địch vẫn bị bất ngờ vì lo sợ ta tấn công vào các đô thị nên không đoán được hướng đánh của ta. Đêm 17 rạng 18/8/1968, lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp với chủ lực trên đồng loạt tổng tiến công khắp nơi, tiểu đoàn 14 tấn công vào Long Hoa tiêu diệt đồn Quy Thiện, loại khỏi vòng chiến 1 đại đội bảo an đóng tại ấp Long Chí. Chủ lực Miền đánh cụm Trà Phí diệt 1 tiểu đoàn và một tiểu đoàn pháo, tấn công địch trên đình núi Bà Đen, tập kích cụm Mỹ, Chà Là, diệt 600 tên đánh Suối Ông Hùng diệt 1 tiểu đoàn Mỹ và tấn công cụm Trà Phí lần thứ hai diệt 600 tên Mỹ. Trung đoàn 88 sư 5 Miền cùng bộ đội Gò Dầu đánh phục kích diệt 100 xe trên lộ 22 ở ấp Giữa và Vên Vên.

Trước thế trận của ta, từ ngày 18 đến ngày 21/8/1968, địch cấp tốc điều sư 25 ngụy và tiểu đoàn 51 biệt động quân tập trung giải tỏa Long Hoa, lộ 22 và các điểm bị ta tấn công.

Phía tây sông Vàm Cỏ Đông, đại đội 40, trung đội nữ và du kích Ninh Điền diệt đại đội biệt kích 304 Bến Sỏi nống ra Gò Nổi.

Hướng Bắc tỉnh, lực lượng trên đánh Lâm Vồ diệt 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới ở Bến Củi và Tà Păng ro bong, lực lượng trên đánh tiêu diệt 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến.

Tiểu đoàn 1 của trên tiến vào Long Hoa trụ tại Thiên Thọ Lộ đánh tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn biệt động quân.

Tiểu đoàn 14 chống càn Cầu Sắt, Hiệp Thạnh tiêu diệt đại đội 3 của tiểu đoàn 8 thủy quân lục chiến. Cũng tại Hiệp Thanh, đại đội 33 Gò dầu đánh diệt 120 tên Mỹ, bắn cháy 12 xe, 2 phi cơ, làm chủ trận địa.

Đại đội 1 của tiểu đoàn 16 phối hợp với biệt động tỉnh và C8R phục kích tại đường số 7 Thanh Điền diệt 1 đại đội thủy quân lục chiến.

Hoảng sợ trước khí thế tiến công dồn dập của ta, địch vội vã điều Bộ Tư lệnh nhẹ sư 25 Mỹ và 1 tiểu đoàn Mỹ lên đóng Dầu Tiếng lập tuyến Đông Tây lộ 26 nhằm ngăn chặn lực lượng lớn của ta tiến về phía Nam nhưng địch vẫn bị lực lượng ta tấn công liên tục. Đêm 23/8/1968, lực lượng Dương Minh Châu và chủ lực Miền đánh Trảng Trường, Bến Củi. Ở Gò Dầu, một bộ phận của trung đoàn 88 tấn công vào khu vực Hiệp Thạnh, uy hiếp lộ 22, tập kích lại cụm Chà Là. Trung đoàn 16 cùng bộ đội Trảng Bàng đánh Cầu Ván, Chà Rầy, thị trấn Trảng Bàng và bộ đội huyện chặn đánh một thiết đoàn Mỹ trên lộ 6.

Mặc dù lập phòng tuyến ngăn chặn ta, địch buộc phải hủy bỏ ý đồ tảo thanh đông tây sông Sài Gòn, đành rút lữ 2 sư 25 Mỹ và tiểu đoàn 51 biệt động quân về án ngữ Củ Chi.

Sau ngày 29/8/1968, lực lượng Mỹ ở Tây Ninh chỉ còn 3 tiểu đoàn của lữ 1 sư 25, nhưng đã mất sức chiến đấu phải co về chốt phòng ngự chung quanh thị xã Tây Ninh và trên lộ 22 để tranh thủ bổ sung quân số.

Trên chiến trường Tây Ninh, khi Mỹ rút về co cụm, quân ngụy buộc phải thay thế bung ra càn quét. Ở Gò Dầu, chiến đoàn B thủy quân lục chiến điều lên đối phó với ta trên lộ 22, Nam Tòa Thánh và đán phá các xã ruột Gò Dầu. Ngày 6/9/1968, tiểu đoàn 14 chống càn tại xã Hiệp Thạnh, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Ngày 1/9/68, tiểu đoàn 14 tiếp tục đánh vào Long Hoa, tiểu đoàn 1 phối hợp với lực lượng trên tập kích cụm Mỹ ở Bàu Tràm (Tiện Thuận) diệt 1 tiểu đoàn thuộc sư 25 Mỹ và 2 đại đội biệt kích Mỹ.

Song song với các mũi tiến công vũ trang, phong trào quần chúng nổi dậy phá thế kềm kẹp, đào đường đắp mô diễn ra rất sôi nổi. Cùng đó là phong trào đấu tranh binh vận, nhất là các gia đình binh sĩ Ngụy, họ đã vận động chống lệnh hành quân tiếp viện làm cho địch càng thêm bối rối.

Đợt 3 tổng tiến công và nổi dậy đã đem lại kết quả cao về tiêu diệt địch: lực lượng trên đánh trên địa bàn Tây Ninh loại khỏi vòng chiến đấu 10.058 tên (có 7.334 tên Mỹ), bắn cháy 211 xe các loại (73 xe thiết giáp) phá hủy 112 khẩu pháo.

Lực lượng Tây Ninh đánh 227 trận, diệt 4.116 tên, phá hủy 45 xe, bắn rơi 9 phi cơ, diệt gọn 3 đại đội và đánh thiệt hại 4 tiểu đoàn. Công tác binh vận làm rã ngũ 1.426.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2018, 07:21:29 pm »

Thời kỳ này, địch đánh phá rất ác liệt, các chiến sĩ hậu cần phải bám dân mới có hàng, vì vậy có biết bao đồng chí, đồng bào làm nhiệm vụ tiếp tế đã ngã xuống vùng ven Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Bến Cầu, các cửa khẩu Châu Thành. Như đồng chí Nguyễn Hồng Khoa, chiiến sĩ hậu cần trong lúc đang làm nhiệm vụ vận chuyển hàng pháo địch bắn bị thương thủng ruột, đồng chí tự mình băng bó vết thương điều khiển xe bò chở hàng về đến nơi an toàn. Do vết thương nặng máy chảy nhiều đồng chí đã hy sinh. Khi máy bay địch ném bom, bác Trần Văn Thích vì lo bảo vệ hàng không biết mình bị thương máy chảy thấm ướt bao gạo. Những hy sinh gian khổ không làm cho các chiến sĩ hậu cần nao núng, họ vẫn dũng cảm vượt qua khó khăn, tìm đủ mọi cách đưa lương thực thực phẩm thuốc men ra vùng ven, vùng giải phóng. Đêm đêm có hàng trăm xe bò, xe trâu, xe thồ bí mật đưa hàng đến địa điểm an toàn với số lượng hàng hóa rất lớn: 36.000 tấn lương thực, 60 tấn thịt, 100.000 hộp cá, 100 tấn muối, 15.000 mét dây nilon võng, 15.000 mét dây dù, 26.000 mét vải, 45.000 lọ thuốc kháng sinh, 123.000 ống thuốc, 326.000 viên thuốc, 300 lô pin, 15.000 mét dây điện, 2.000 kg hóa chất. Quần chúng trong các ấp chiến lược bị kềm kẹp gắt gao vẫn tìm mọi cách đưa lương thực ra nuôi bộ đội. Nổ bật trên mặt trận này là xã An Tịnh (Trảng Bàng) là nơi địch đánh phá dữ dội, Đảng ủy xã và du kích vẫn ở trong dân, vận động quần chúng đưa vũ khí vào nội thành phục vụ cho các đợt tiến công vào Sài Gòn. Đồng bào còn đào hầm trong nhà nuôi dưỡng trên 800 thương binh an toàn (vượt quá mức chuẩn bị theo dự kiến đến 4 lần).

Thắng lợi của quân dân Tây Ninh trong thời kỳ này, đặc biệt là qua 3 đợt tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã góp phần cùng các chiến trường toàn Miền đưa chiến tranh vào tận sào huyệt của địch, làm cho chúng hoàn toàn bị bất ngờ, lúng túng, dao động về chiến lược, nội bộ địch càng thêm mâu thuẫn, thế chiến lược bị khủng hoảng và bế tắc, quân ngụy thiếu lòng tin, tinh thần rệu rã.

Qua 3 năm đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ, quân dân Tây Ninh đã đấu tranh bằng 3 mũi giáp công trên 3 vùng chiến chiến lược lập nên chiến công hết sức vẻ vang, loại khỏi vòng chiến hơn 30.000 tên, trong đó có 12.000 Mỹ, diệt 800 xe các loại, bắn rơi 126 phi cơ, phá hủy 20 chiếc tàu, thu trên 1.000 súng, phá hủy hàng chục tấn đạn dược, xăng dầu, góp một phần quan trọng cùng cả nước đập tan chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.

Lập nên chiến thắng đó, quân dân Tây Ninh thể hiện: Nắm vững tư tưởng tiến công nêu cao tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, phát huy cao độ thế trận chiến tranh nhân dân tại chỗ, biết dựa vào thế mạnh vùng căn cứ địa kháng chiến, có lực lượng của chủ lực tiếp ứng, phương thức đánh Mỹ diệt Ngụy rất phong phú, vừa đánh tập trung tiêu diệt vừa đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh kềm hãm, bao vây địch, tiến công bằng 3 mũi giáp công trên 3 vùng đánh địch trong công sự, lúc đi càn quét, đánh giao thông, diệt cơ giới, hạ phi cơ… luồn sâu diệt gọn từng đại đội bình định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với lực lượng trên đánh bại hai cuộc phản công mùa khô 1965-1966, 1966-1967 của Mỹ Ngụy mà đỉnh cao là trận càn Junction-city tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ, bảo vệ được căn cứ cách mạng, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng.

Lấy thực tế chiến trường, lấy thắng Mỹ, diệt Ngụy mà giáo dục và phát huy tinh thần chiến đấu kiên cường bám đất, bám dân, bám địch, đánh địch hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của quần chúng cả 3 vùng căn cứ, nông thôn, thành thị. Vận động đồng bào tôn giáo, Khơ-me dọc biên giới sẵn sàng chịu đựng gian lao đứng lên đấu tranh bằng mọi hình thức với địch. Sẵn sàng phục vụ sức người, sức của tại chỗ: dân công tải thương, vận chuyển vũ khí, tiếp tếp lương thực cho bộ đội trong các chiến dịch mùa khô 1965-1966, 1966-1967, và tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 giành thắng lợi.

Khi Mỹ vào ta chưa biết đánh ra sao? Thực tế chiến trường chính là lời giải để tìm ra cách đánh Mỹ thích hợp nhất. Từ đó, giải quyết được tư tưởng ngán ngại Mỹ, biết khắc phục và hạn chế chỗ mạnh của Mỹ, tìm ra phương châm “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh” để tránh cái mạnh của Mỹ là phi pháo, cơ giới, hạn chế được nhiều thương vong của ta. Trong các trận càn quét, địch xung phong đều dựa vào cơ giới làm lá chắn, nên khi ta diệt 1, 2 xe là chúng lui ra. Thực tế đó đã giải quyết được tư tưởng không sợ Mỹ cho cả nhân dân và lực lượng vũ trang. Chính vị thế đã phát huy được quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ.

Nghiêm chỉnh chấp hành Nghị quyết của trên và của Tỉnh ủy, tiến hành tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968, khắp địa bàn trong tỉnh giữ vững và chủ động chiến trường góp phần cùng toàn Miền làm đảo lộn thế chiến lược của địch, làm địch suy yếu, giảm ý chí xâm lược, buộc phải xuống thang chiến tranh ngồi vào bàn hội nghị Paris.

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:43:13 pm »

CHƯƠNG IV

KIÊN CƯỜNG BÁM TRỤ, ĐÁNH ĐỊCH BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM,
KHÔI PHỤC LẠI ĐỊA BÀN, TẠO THẾ TẠO LỰC PHỐI HỢP VÀ
TIẾN HÀNH CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI
CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH”
(TỪ ĐẦU NĂM 1969 ĐẾN NGÀY 27-01-1973).

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân (1968) của quân và dân ta đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đang ở nấc thang cao nhất, buộc chúng phải xuống thang, chấp nhận hội đàm. Nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố theo đuổi cái gọi là “học thuyết Ních-xơn” nhằm giành thắng lợi mà không cần đến lực lượng trên bộ của Mỹ. Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chúng vừa tiến hành thương lượng, vừa đẩy mạnh càn quét, bình định lấn chiếm, mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương từng bước rút quân Mỹ, đồng thời cấu kết chặt chẽ hơn trong sự liên minh khu vực với bọn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc nhằm làm suy yếu phong trào cách mạng ở Việt Nam.

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được chính thức hóa từ ngày 7-4-1969 (ngày Ních-xơn chính thức tuyến bố bắt đầu “Việt Nam hóa chiến tranh”) với kế hoạch 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho ngụy, rút được quân chiến đấu Mỹ, làm suy yếu đối phương thông qua bình định nông thôn (dự kiến từ 1969 đến 30-6-1972).

- Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân ngụy và quân ngụy đủ sức đương đầu với ta dưới mọi hình thức, giữ được Miền Nam, Lào và Campuchia.

- Giai đoạn 3: Hoàn thành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, địch củng cố thành quả đạt được, ta suy yếu và chiến tranh tàn lụi dần.

Địch coi sự thành bại của “Việt Nam hóa chiến tranh” tùy thuộc thành bại của giai đoạn 1. Nội dung giai đoạn này gồm 3 bước:

- Bước 1: (Đến 30-6-1970) bình định được nhiều vùng đông dân, quan trọng, chủ lực và bộ đội địa phương ta không còn hoạt động được đến cấp đại đội ở vùng tranh chấp, hạ tầng cơ sở của ta ở các vùng chúng kiểm soát bị tê liệt, quân ngụy đủ sức đối phó với cấp tương đương của ta, quân Mỹ rút được một bộ phận.

- Bước 2: (đến 30-6-1971) bình định được tất cả các vùng đông dân quan trọng, chủ lực và bộ đội địa phương ta không còn hoạt động được đến cấp đại đội ngay trên những vùng căn cứ, hậu phương và hậu cần của ta tê liệt; quân ngụy bành trướng, trình độ “tối tân hóa” cao, quân Mỹ rút phần lớn.

- Bước 3: (đến 30-6-1972) cơ bản bình định được toàn miền nam, ta không còn hoạt động đáng kể, và cũng lợi dụng được địa bàn Campuchia, Lào. Quân ngụy đủ sức chặn “xâm lăng” từ miền Bắc, bảo đảm an ninh bên trong, quân Mỹ rút hết lực lượng chiến đấu (theo tài liệu “kế hoạch chiến lược mật” của địch).

Thực hiện âm mưu chiến lược trên tại vùng ven đô và trên chiến trường Tây Ninh, địch tập trung gần như toàn bộ lực lượng đánh phá từ ven đô, ven thị đẩy các lực lượng vũ trang giải phóng ra xa và chiếm được một số địa bàn xung yếu xung quanh Sài Gòn, gây nhiều khó khăn cho ta.

Trên chiến trường Tây Ninh sau đợt 3 năm 1968 của ta, địch tập trung cả Mỹ và lực lượng trù bị ngụy đến đánh phá như:

- F25 Mỹ chốt ở Trà Cao (Trảng Bàng), Bàu Tràm (Bến Cầu).

- Lữ dù ngụy đóng chốt ở Bàu Quang (Ninh Điền, Châu Thành), chùa Giác Ngạn (Thị xã) và một bộ phận ở Tua Hai.

- Từ Lò Gò đến Kà Tum, các cụm đóng chốt địch vẫn không thay đổi; các cụm Lò Gò, Tà Xia, Thiện Ngôn, Xa Mát, Cần Đăng, Đồng Pan, Kà Tum, Bổ Túc, Suối Bà Chiêm hình thành tuyến ngăn chặn từ xa. Trên liên tỉnh lộ 13 Suối Đá, chúng thêm 2 chốt Lộc Ninh, Thăng Long.

- Trên lộ 2 Suối ông Hùng – Bến Củi, Mỹ chốt ở Trảng Trường, ngụy chốt ở ngã ba Đất Sét và lộ 26.

- Trên lộ 19, Mỹ chốt ở Cầu Bến Sắn. Chúng mở lộ 2 từ Ngã Ba Trảng Bò (Thạnh Phước) cắt qua Gia Lộc, Lộc Hưng, An Tịnh xuống Đồng Dù. Trên tuyến đường này, Mỹ chốt ở Chà Rầy (Lộc Hưng), ngụy chốt ở Tịnh Phong, An Tịnh), F25 ngụy chốt ở Trảng Bò (Thạnh Phước).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:43:34 pm »

Hình thái bố trí của địch ở phía Tây – Tây-Nam của tỉnh cặp biên giới nhằm ý đồ chia cắt ta và Camuchia, ngăn chặn chủ lực ta xuống đồng bằng, cắt đứt đường tiếp tế lương thực của ta và đồng bằng lên căn cứ và tạo thế đứng chân để có điều kiện đánh sang Campuchia.

Ở Đông Bắc và Đông Nam tỉnh, địch cũng lập nhiều tuyến ngăn chặn chủ lực ta tiến về hướng thành phố để chúng có điều kiện thực hiện bình đụng vùng ven đô.

Tại các vùng ven tranh chấp ở cặp các lộ 1, 22, 19, 26 và khu vực Thanh Điền, địch kết hợp bắn pháo và cơ giới ủi phá địa hình, gom tắt dân lập vành đai trắng.

Tại huyện Gò Dầu, sau đợt 3 năm 1968 của ta, địch đưa 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ do tướng Dư Quốc Đống chỉ huy, mở chiến dịch Nguyễn Trãi 1 và Nguyễn Trãi 2. Chúng dùng trên 300 xe quân sự, 64 khẩu phá đánh phá, chà xát ác liệt hòng san bằng các căn cứ lõm của du kích như Cầu Sắt, Thạnh Đức, Hiệp Thạnh, Phước Thạnh và Thạnh Phước. Hai chiến dịch nói trên kéo dài 5 tháng liền, đã gây cho ta nhiều khó khăn và thiệt hại, có lúc ta trốc địa bàn, vài tháng sau mới khôi phục lại được.

Tại huyện Trảng Bàng, địch kết hợp với lực lượng Mỹ ở các chốt Bến Sắn, Chà Rầy, F25 ngụy và lực lượng tiểu khu Hậu Nghĩa tiến hành ủi phá địa hình, gom tát dân hết sức ác liệt. Chúng dùng hàng trăm xe ủi, ủi phá rừng Bời Lời. Hàng ngày, trực thăng quần đảo vừa để uy hiếp tinh thần, gom tát hết dân, hủy diệt sản xuất vừa yểm trợ cho bộ binh.

Địch tập trung đánh phá, ta quyết tâm giữ, cho nên ta và địch chiến đấu giằng co quyết liệt, nhất là ở vùng ven.

Thực hiện thủ đoạn “quét và giữ”, lực lượng Mỹ phải phân tán từng đại đội, trung đội làm nòng cốt đẩy lực lượng ngụy mở các chiến dịch bình định cấp tốc vùng ven nông thôn ở cặp lộ 1, 22, 19 và 26, làm cho chiến trường hết sức ác liệt và căng thẳng.

Địch vừa đánh phá, vừa chuẩn bị hậu cứ để làm bàn đạp đánh sang Campuchia. Những năm 1970, 1971, 1972, Mỹ lần lượt giao các căn cứ lớn như: Trảng Lớn, Trâm Vàng, Xa Mát, Thiện Ngôn cho quân ngụy. Để tăng quân số, địch bắt cả thiếu niên 15 tuổi phải trình diện và tổ chức thành “phòng vệ dân sự rộng rãi”. Đây là lực lượng bán vũ trang của địch, làm nguồn bổ sung quân số (ngụy) bị tiêu hao hoặc tăng quân khi cần thiết. Lực lượng này gồm những người từ 15 đến 45 tuổi.

Với âm mưu giành nắm dân, giữ đất cho ý định sau này, địch tiến hành phân loại quần chúng ra làm 3 loại:

+ Theo quốc gia, ký hiệu màu xanh.

+ Lừng chừng, màu vàng.

+ Theo cộng sản, màu đỏ.

Trong sơ đồ của từng ấp chiến lược, chúng tô thành 3 màu để dễ kiểm soát mà cái chính là khủng bố tinh thần gây nghi ngờ mất đoàn kết trong dân. Để kìm kẹp toàn dân, chúng lập ra các phân chi cảnh sát, các tổ chức “Thiên Nga”, “Phượng Hoàng”, v.v… đưa các sĩ quan xuống tận ấp để nắm bộ máy kìm kẹp. Chúng tổ chức mạng lưới do thám bằng những đoàn thể trá hình như: “Lão ông”, “Lão bà”, “Đội thiếu niên Phù Đổng” v.v….

Đi đôi với các biện pháp trên, địch còn dùng nhiều chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng, buộc các gia đình có chồng con đi kháng chiến phải gọi về…

Địch ráo riết bao vây kinh tế, kiểm soát gắt gao lương thực, thực phẩm trong các ấp chiến lược, không cho ra vùng giải phóng. Những người đi sản xuất bên ngoài chỉ được mang theo số gạo và thực phẩm đủ ăn trong ngày. Chúng thẳng tay vơ vét, cướp bóc của nhân dân, cộng với nạn tham nhũng ngày càng phát triển, làm cho nhân dân trở nên bần cùng. Lối sống trụy lạc lôi kéo một bộ phận nhân dân hoang mang, cầu an đi vào con đường sa đọa, dần dần trở thành tay sai của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:43:56 pm »

Ngụy quyền tỉnh trong giai đoạn này liên tục thay đổi tỉnh trưởng. Tên trung tá Hồ Đắc Trung sau hơn 3 năm trấn nhậm, 8-9-1968 đã phải nhường chỗ cho tên đại tá Nguyễn Quang Thông và ngày 1-7-1969 đến lượt tên Thông phải nhường chỗ cho tên đại tá Lê Văn Thiện. Những tên này đều là cựu sĩ quan Cao Đài, quê ở Tây Ninh, bọn này được sử dụng vừa để nắm ngụy quân, ngụy quyền tỉnh, vừa nắm được khối Cao Đài để chống phá cách mạng. Địch đưa tên tưởng Cao Đài Nguyễn Văn Thành, về Tòa Thánh với chức Tổng thanh tra đặc nhiệm chính trị đạo cùng với một số chức sắc cao cấp Hội Thánh và Trần Quang Vinh nhằm âm mưu khống chế Hội Thánh Cao Đài, đối phó với phong trào quần chúng tín đồ đang dâng lên và khối phục lại quân đội Cao Đài. Mặt khác, địch còn chủ trương cho chức sắc mở rộng cửa các thánh thất dụ cho số thanh niên trốn quân dịch vào làm công quả, vừa bóc lột dân công, vừa có điều kiện bắt lính được dễ dàng.

Sau 3 đợt tấn công năm 1968, ta đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, nhưng do ta dốc toàn lực vào các thị trấn, thị xã, nhẹ xây dựng mở rộng nông thôn, ít quan tâm phát triển lực lượng trong quá trình tổng tiến công và nổi dậy, nên khi địch phản kích tập trung quyết liệt thì phong trào có bị sa sút và gặp nhiều khó khăn. Một số địa bàn vùng trắng bị địch chiếm lại như ở các xã ruột Gò Dầu, Trảng Bàng. Lực lượng vũ trang tỉnh, một số cơ quan huyện, một số xã tạm thời đứng chân cặp theo biên giới, sau đó được phát động tổ chức lại có phương thức hoạt động phù hợp phân tán để cùng với huyện, xã bám và khôi phục lại địa bàn, tạo thế lực mới bám lại vùng ven, quật ngã các liên đội bảo an và các chiến đoàn ngụy, góp phần giành thắng lợi chung.

Trước tình thế cách mạng mới và ý đồ chiến lược mới của địch, Tỉnh ủy Tây Ninh đã lãnh đạo toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh tập trung quán triệt nghị quyết tháng 4-1969 của Bộ chính trị. Tinh thần của nghị quyết này là:

Phát huy thắng lợi đã đạt được, với tinh thần đẩy mạnh tổng công kích và tổng khởi nghĩa, tập trung đẩy mạnh ba mũi giáp công tại chỗ kết hợp với tiến công quân sự và ngoại giao mà chiến trường có tầm quyết định đặc biệt. Ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị, phát triển tiến công toàn diện, liên tục mạnh mẽ, làm thất bại các mục tiêu và biện pháp chiến lược phòng ngự của địch. Đánh bại âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh và chủ trương “Phi Mỹ hóa” chiến tranh của chúng. Đánh cho Mỹ phải suy sụp từ đó, ta mới giành được thắng lợi quyết định, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một Miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà.

Theo nghị quyết trên, Bộ chính trị đã đề ra 5 mục tiêu là:

1/ - Đánh cho quân Mỹ phải rút.

2/ - Làm cho quân ngụy phải suy sụp.

3/ - Ra sức xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng lớn mạnh, bố trí đứng vững trên thế chiến lược mạnh.

4/ - Đánh đổ chính quyền ngụy, lập nên chính quyền cách mạng trung ương, buộc bọn Mỹ phải từ bỏ ý đồ kết thúc chiến tranh trên thế mạnh.

5/ -Rút hết quân Mỹ và chấp nhận một giải pháp chính trị.

Nghị quyết chỉ rõ: “Trước thời cơ lớn hiện nay, chúng ta cần tập trung nỗ lực cao độ để giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn: chúng ta cần nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mình làm chính, ra sức xây dựng lực lượng về mọi mặt, có phương thức tác chiến và đấu tranh thích hợp để đánh mạnh, đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh”.

Tiếp đó, nghị quyết 98 của Trung ương Cục cũng đã chỉ rõ: Cuộc đấu tranh của ta là cuộc đấu tranh toàn diện trong giai đoạn thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Chấp hành các nghị quyết trên, quân và dân Tây Ninh quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của Trung ương Cục, quân ủy Miền và Bộ chỉ huy quân sự miền, Đảng bộ Tây Ninh đã lãnh đạo quân dân toàn tỉnh đấu tranh hết sức quyết liệt bằng 3 mũi từng bước từ ngăn chặn đến đánh bại các âm mưu, thủ đoạn càn quét, ủi phá, phát quang địa hình, phá căn cứ lõm của du kích, bình định gom dân; đẩy lùi địch từng bước, bám trụ tại các địa bàn quan trọng như các xã thuộc Gò Dầu, vùng ven Trảng Bàng và nối lại địa bàn Dương Minh Châu, đẩy mạnh và phát triển từng bước vững chắc phong trào du kích chiến tranh khắp ba vùng nhất là vùng ven.

Ở vùng tranh chấp, ta đánh địch và kềm chân địch tại chỗ, vận động và thực hiện ba bám (dân bám đất, chi bộ bám dân, du kích bám địch và đánh địch, hỗ trợ cho phòng trào quần chúng). Một mặt ta chiến đấu, địch bung ra, bao bó địch lại, các mặt ta tiếp tục vận động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kềm, tranh thủ thời cơ mở lại địa bàn vùng ven, đồng thời tranh thủ thời cơ giúp cách mạng Campuchia giải phóng một vùng rộng lớn giáp biên giới thuộc các tỉnh Công-Pông-Chàm, Xoài Riêng, Preyveng tạo điều kiện cho cách mạng Campuchia phát triển và cũng là chỗ dựa cho cuộc kháng chiến của ta.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của cấp trên “Đông Dương làm một chiến trường”, Tây Ninh đã trích một phần lực lượng vũ trang và cán bộ cốt cán của phong trào, giúp tỉnh bạn xây dựng lực lượng vũ trang và chính quyền. Mặt khác, ta chuẩn bị chiến trường, kết hợp với chủ lực mở chiến dịch tiến công chiến lược trong mùa xuân 1972, giành nhiều thắng lợi lớn. Toàn bộ các vùng rừng núi thuộc huyện Tân Biên được giải phóng. Tại các vùng ven, ta áp sát, bao vây tấn công địch, góp phần làm thất bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, góp phần giành thắng lợi chung trong toàn Miền, buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:45:15 pm »

4/ - Kiên cường bám trụ đánh địch phản kích đẩy mạnh phong trào đánh phá bình định, khôi phục địa bàn, giữ vững và phát triển vùng ven, giúp cách mạng Campuchia (1969-1971).

Sau các đợt tấn công của ta trong năm Mậu Thân, địch chuyển hướng chiến lược tổ chức lại lực lượng phản kích thu được một số kết quả quan trọng. Hàng trăm xe ủi đất đã được địch huy động để phát quang địa hình kết hợp hoạt động quân sự, đánh phá các căn cứ lõm của du kích ở vùng ven hòng làm mất chỗ dựa của các lực lượng kháng chiến. Chúng gom tát dân một cách triệt để, thực hiện kế hoạch bình định đặc biệt, tạo một vành đai trắng, lập nhiều tuyến ngăn chặn, tăng cường củng cố lại bộ máy kềm kẹp, đưa các đội Phượng Hoàng – Thiên Nga để đánh phá phong trào. Chúng ráo riết bắt lính nhằm tăng quân số lên trên một triệu, tổ chức các liên đội bảo an cơ động, hình thành các chiến đoàn chủ lực, tăng nhanh lực lượng võ trang và bán võ trang tại chỗ. Chúng đã bắt từ thiếu niên 15 tuổi đến trung niên 45 tuổi vào các đội phòng vệ dân sự. Trong lực lượng này chúng còn tuyển chọn một số nòng cốt đưa vào đội phòng vệ xung kích.

Ở phía Tây sông Vàm Cỏ và phía Tây Nam của tỉnh, một bộ phận F25 Mỹ chốt ở Trà Cao và Bàu Tràm, một số bộ phận lữ đoàn dù ngụy chốt ở Bàu Quang. Trên sông Vàm Cỏ, địch thực hiện chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” với 2 đoàn giang thuyền hòng ngăn quân ta tiến công vào thị xã Tây Ninh và ngăn chủ lực ta tiến về Long An và đồng bằng sông Cửu Long.

Phía Đông - Đông Bắc và Đông Nam, địch lập tuyến ngăn chặn ở Suối Bà Chiêm, đóng thêm chốt Thăng Long trên lộ 13 Suối Đá. Trên lộ 2 – Suối ông Hùng ngụy chốt ở ngã ba Đất Sét, đóng đồn Cầu Khởi trên lộ 36 chia cắt hai khu căn cứ Bời Lời và Dương Minh Châu.

Mỹ mở lộ 2 từ Ngã ba Trảng Bò qua Gia Lộc, Lộc Hưng, An Tịnh đi Đồng Dù; sư 25 ngụy chốt ở Trảng Bò (Thạnh Phước); Mỹ chốt ở Bàu Hai Năm (Gia Lộc). Trên lộ 6, Mỹ chốt ở Láng Lim (Gia Lộc), Chà Rẫy (Lộc Hưng); ngụy chốt ở Đồng Sỏi, Cây Dương (An Tịnh).

Trên quốc lộ 22, địch vẫn đóng chốt ở suối ông Đinh, Mỏ Công, Trại Bí, Cần Đăng, Thiện Ngôn. Trên lộ 20 (Thiện Ngôn, Lò Gò), Mỹ chốt ở Lò Gò, Tà Xia.

Như vậy, địch đã hình thành thế bao vây, chia cắt căn cứ và ngăn chặn chủ lực ta tiến công vào vùng ven và thành phố.

Ở vùng trọng điểm Gò Dầu, từ sau đợt 3 năm 1968 của ta, Mỹ sử dụng 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ mở chiến dịch đánh phá ác liệt các xã ruộng Gò Dầu. Chúng dùng xe ủi và xe tăng các loại phát quang địa hình và gom tát dân ở Cầu Sắt, Thạnh Đức, Hiệp Thành, Phước Thạnh và Thạnh Phước.

Tại huyện Trảng Bàng, địch mở nhiều cuộc hành quân đánh phá ác liệt các ấp Lộc Phước, Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Trì (xã Lộc Hưng). Chúng đóng bót An Thới (An Tịnh) và các cụm Đồng Ớt, Cầu Xe. Tại Bời Lời, chúng dùng xe ủi chà xát nhiều lần.

Trên chiến trường Tây Ninh, địch tập trung hơn 45.000 quân gồm sư 25 Mỹ, sư 1 kỵ binh không vận Mỹ; lực lượng ngụy gồm: 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ, 1 lữ đoàn dù, sư 18 và sư 25; còn quân địa phương chỉ tính bảo an, dân vệ, cảnh sát, biệt kích kể cả huyện Trảng Bàng, có 15.000 tên. Như vậy, quân chủ lực và quân địa phương trong thời kỳ 1969-1970 lúc cao điểm lên tới 60.000 tên. Trong lúc đó, pháo, máy bay B52, chất độc hóa học v.v… đánh phá ác liệt hơn so với giai đoạn chiến tranh cục bộ. Quân và dân Tây Ninh phải chịu đựng biết bao gian khổ hy sinh, nhưng với quyết tâm bám trụ, từng bước khắc phục khó, tạo thế lực đánh bại kẻ thù, đặc biệt tập trung vào các trọng điểm Gò Dầu, Trảng Bàng để tạo thế có lợi chung cho toàn tỉnh và cho chiến trường đông bắc Sài Gòn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:46:34 pm »

1/ Đợt tấn công mùa xuân 1969 (từ 22/2 đến 22/4/1969)

Thực hiện chỉ thị 80 của TWC vền hiệm vụ xuân 1969, từ 22/7 đến 22/4/1698, quân dân Tây Ninh phối hợp với chủ lực Miền đánh địch tên khắp ba vùng trong tỉnh.

Nổi bật về tiêu diệt địch là trận tấn công chốt Mỹ Trà Cao F9 quân giải phóng diệt 900 tên.

Ở vùng ven các xã ruột Gò Dầu, địch bố trí binh lực đông và mạnh từ tuyến ngoài, đến tuyến trong. Tiểu đoàn 14 được nhân dân giúp đỡ, bám trụ tại xã Hiệp Thạnh tích cực chống càn quét lấn chiếm của địch, diệt gọn hai chi đội cơ giới Mỹ, gồm 25 xe tăng và 240 tên, đánh thiệt hại nặng 1 đai đội bảo an, trận này, đồng chí Bùi Xuân Nguyên lại lập chiến công diệt 5 xe tăng và 20 tên Mỹ. Đặc biệt, tiểu đoàn 14 đã dùng súng B40 bắn rơi trực thăng khi chúng vừa hạ thấp để đổ quân, ứng cứu kịp thời cho tiểu đoàn 1 đang bám trụ ở vùng Gò Nhai (Ninh Điền), diệt 1 trung đội của tiểu đoàn thủy quân lục chiến.

Ở trọng điểm Gò Dầu, bộ đội địa phương sử dụng lực lượng quần chúng trong ấp chiến lược diệt ác phá kềm, tổ chức một trận phục kích trong ấp chiến lược Gò Chùa, diệt gọn 1 tiểu đội dân vệ.

Tại Bến Cầu, đội trinh sát huyện gài mìn và phục kích trong ấp chiến lược Mộc Bài, diệt gọn 1 tiểu đội cảnh sát dã chiến ác ôn; hỗ trợ cho quần chúng phá ấp chiến lược.

Ngày 10/4/19469, đại đội 5 phối hợp với lực lượng thị xã và 1 phân đội pháo Miền bắn pháo 75 ly, H.12 vào tiểu khu quân sự Tây Ninh trong lúc địch đang tập trung lính quân dịch. Đạn pháo rớt trúng khu địch tập trung, làm sập thành Nguyễn Huệ, pháo kích nổ 1 kho đạn, diệt 3 đại đội gồm 400 tên và 50 sĩ quan; tên đại tá Nguyễn Quang Thông – tỉnh trưởng ngụy bị thương. Bị thiệt hại rất nặng, địch nơm nớp lo sợ; ngụy quân, ngụy quyền rối loạn, các vị trí kho tàng và vị trí đóng quân của địch – kể cả sư đoàn dù tại thị xã, đều bị xáo trộn. Kết hợp với trận pháo kích này, ta tổ chức lực lượng quần chúng đến đấu tranh đòi địch phải trả chồng con về, đòi bồi thường nhân mạng, làm cho địch càng rối ren.

Cùng thời gian này, một bộ phận của tiểu đoàn 1 vào ấp chiến lược Long Yên làm công tác vũ trang tuyên truyền và đánh thiệt hại 1 trung đội bảo an.

Trước tình hình địch mở nhiều cuộc càn lấn chiếm, tỉnh mở hội nghị tổng kết phong trào du kích chiến tranh nhằm trao đổi kinh nghiệm chiến đấu giữa các địa phương và quán triệt chủ trương: đẩy mạnh chiến tranh nhân dân; toàn dân, toàn diện, chống địch càn quét, lấn chiếm, ủi phá địa hình, từng bước đứng trụ lại vững chắc và khôi phục các địa bàn vùng ven Gò Dầu, Trảng Bàng trong tình hình hết sức khó khăn, ác liệt.

Sau hội nghị tổng kết phong trào du kích chiến tranh, Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội chỉ đạo các huyện mở rộng chiến tranh du kích đánh địch và chỉ đạo chiến trường trọng điểm phát động phong trào “Quyết tử giữ Gò Dầu” lần thứ 2, nhằm khôi phục lại thế đứng chân trên địa bàn chiến đấu.

Địch cho rằng: giữ được địa bàn Gò Dầu là giữ được đường giao thông huyết mạch Sài Gòn – Thị xã Tây Ninh – Dầu Tiếng, giữ được cửa ngõ lên Campuchia; nhưng sau những thất bại dồn dập từ đợt 3 của năm 1969 trở đi, bọn địa phương ở đây tỏ ra bất lực, không còn khả năng đối phó, chúng phải đưa chiến đoàn B thủy quân lục chiến và đưa tiếp chiến đùa dù đến giải tỏa khu vực lộ 22, vùng ruột Gò Dầu và Nam Tòa Thánh, đồng thời dùng lực lượng tổng trù bị ngụy để che chở cho ngụy quân, ngụy quyền tại Gò Dầu không bị tan rã, và là lực lượng “quét và giữ” phục vụ cho kế hoạch bình định chiến trường tại chỗ trong một thời gian nhất định.

Được lực lượng Mỹ bao bọc ở hướng Tây và hướng Đông hỗ trợ, tại vùng ruột Gò Dầu, 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến làm đòn xeo mạnh, địch hy vọng sẽ bình định được Gò Dầu, tách các lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng, tạo nên vùng trắng an toàn cho chúng. Địch dùng mọi thủ đoạn quân sự, chính trị, kinh tế và những mánh khóe lừa bịp của chiến tranh tâm lý hòng thực hiện kế hoạch bình định đặc biệt, đánh tan cơ sở của ta trong ấp chiến lược, hủy diệt màu xanh của vùng ven thành vùng đất trắng, làm mất chỗ dựa của lực lượng cách mạng. Chúng đã hình thành thế bao vây, chia cắt từng khu vực, với 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến, một bộ phận của sư đoàn 25 ngụy, 300 xe bọc thép và xe ủi và một đoàn giang thuyền gồm 33 chiếc. Lực lượng công binh Mỹ đóng thành 4 cụm tại Gò Dầu, Bàu Đưng, Bến Cát, Trâm Vàng. Lực lượng pháo binh gồm 35 khẩu, bố trí thành 5 trận địa tại: Trâm Vàng, chi khu Gò Dầu, Bàu Đồn, Trà Võ và Cẩm Giang. Ngoài ra, còn có các cụm pháo ở Bàu Tràm (Bến Cầu), Chà Rầy (Lộc Hưng, Trảng Bàng). Lực lượng bình định chia thành bảy đồi gồm 926 tên, cùng 5.253 tên thuộc các sắc lính bảo an, dân vệ, biệt kích, thám báo, đóng tại thị trấn Gò Dầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:47:03 pm »

Địch mở liên tiếp chiến dịch Nguyễn Trãi I, Nguyễn Trãi II, đánh phá suốt 5 tháng liền các xã ruột Gò Dầu như: Thạnh Đức, Cẩm Giang, Phước Thạnh, Thạnh Phước, Hiệp Thạnh. Có những cuộc hành quân bắt đầu từ 3 giờ khuya tạo thế bất ngờ tiêu diệt lực lượng du kích và bộ đội địa phương huyện. Ban ngày, chúng sử dụng từ 60 đến 80 xe tăng và xe ủi đất để phát quang địa hình; ban đêm dùng pháo cỡ lớn bắn vào vùng đã phát quang. Thực hiện chính sách “giết sạch, đốt sạch, phá sạch”, chúng còn dùng máy bay khu trục, phản lực và cả B52 ném bom rừng 16 mẫu, rừng Tầm Lanh, đồng thời đánh phá có tính chất hủy diệt các xóm làng; 457 nóc nhà của nhân dân ở vùng ven và vùng sâu đã bị đốt cháy. Chúng còn bắn giết hàng trăm trâu bò hòng làm cho nhân dân ta không còn phương tiện sản xuất, buộc phải vào ấp chiến lược. Nơi nào không gom dân được, chúng đưa quân đến khoanh ấp, như Rỗng Tượng (Thạnh Phước).

Đi đôi với các hoạt động quân sự, địch cũng dùng chiến tranh tâm lý và kinh tế để lừa mị, mua chuộc, cưỡng bức quần chúng và các tổ chức phản động, thưởng tiền cho những ai tố cáo cách mạng. Chúng buộc các gia đình có chồng con đi kháng chiến phải trình diện. Hàng ngày, bọn đầu hàng đi nhìn mặt để khủng bố tinh thần quần chúng. Chúng phân loại gia đình, vẽ sơ đồ ấp chiến lược rồi tô màu để phân biệt từng loại, bắt chụp hình cả gia đình chung với khẩu hiệu “Gai đình tôi không chứa chấp cộng sản”, với mục đích vừa kiểm soát được nhân dân trong gia đình, vừa tuyên truyền rằng quần chúng trong ấp chiến lược trung thành với “quốc gia”.

Địch quy định mỗi gia đình chỉ được chà gạo đủ ăn trong tháng, mỗi lần chà gạo phải đem theo tờ khai gia đình, để trưởng ấp và tên phụ tá an ninh duyệt thì mới được chà. Chúng quy định nông dân trong ấp chiến lược về sản xuất tại ruộng cũ chỉ được dỡ cơm ăn trong ngày, không mang gạo theo, hòng ngăn chặn việc tiếp tế cho cách mạng. Chúng còn tổ chức theo dõi việc mau sắm thực phẩm và hàng tiêu dùng của nhân dân, đồng thời tăng cường vơ vét, cướp bóc, hối lộ làm cho đời sống nhân dân ngày càng cơ cực.

Đối với ta, địa bàn Gò Dầu có vị trí chiến lược trung tâm không chỉ của tình nhà mà còn của chiến trường Bắc – Tây Sài Gòn, là cửa ngõ xuống Sài Gòn, lên Campuchia, lên vùng căn cứ Miền. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậu xây Mậu Thân, trên chiến trường trọng điểm này, ta nặng về đánh chiếm phía trước, có phần xem nhẹ việc củng cố phía sau, cho nên phong rào không vững mạnh, khi địch phản kích, từng nơi ta bị tróc địa bản. Dân ở các căn cứ lõm trước bom đạn ác liệt, phải tạm thời lánh né, chỉ còn vài trăm nóc nhà với trên 1.000 dân rải rác các xóm ấp như: Tầm Lanh, Cây Da, Xóm Mồ Côi (Hiệp Thạnh), Phước Chánh, Cây Da Sà (Phước Thạnh), xóm Đồng (Thạnh Phước). Nhân dân bị địch gom vào các ấp chiến lược. Huyện Gò Dầu lúc bấy giờ nằm trong tình trạng hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, chấp hành sự chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội, Huyện ủy và huyện đội Gò Dầu đã tổ chức cơ sở, bám trụ khôi phục lại địa bàn chiến đấu nhằm đánh bại từng bước các cuộc phản kích và kế hoạch bình định của địch.

Về thực lực, bộ đội địa phương huyện có 114 cán bộ, chiến sĩ; các xã có 55 du kích xã, 48 du kích ấp và 19 du kích mật. Ba đoàn thể nông, thanh, phụ có 218 hội viên, nhưng tình hình đang hết sức căng thẳng, ta phải đương đầu thường xuyên với một lực lượng địch lớn gấp bội. Chúng đánh phá ác liệt các khu vực đứng chân của huyện như: Thạnh Đức, Hiệp Thạnh, Phước Thạnh và Thanh Phước. Nhân dân không chịu nổi bom pháo của địch, đã bị dồn vào ấp chiến lược. Trong tình thế đó, lực lượng của ta hoạt động khó hơn trước, tự lo mọi việc. Để tăng cường lực lượng cho Gò Dầu, tỉnh chủ trương đưa xuống huyện một đại đội thuộc tiểu đoàn 14, và đại đội 1 thuộc tiểu đoàn 16.

Trước ngày 15-4-1969, bộ đội địa phương tỉnh và lực lượng trên không còn ở chiến trường Gò Dầu. Các xã Thạnh Đức, Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Bàu Đồn, Phước Thạnh, Suối Bà Tươi đã trốc địa bàn. Ban thường vụ Huyện ủy còn: đồng chí Năm Mì ở Phước Thạnh, đồng chí Hai Ẩn ở Thanh Phước và đồng chí Một ở Huyện đội.

Ngày 15-4-1969, các tiểu đoàn tỉnh và lực lượng trên về để khôi phục lại địa bàn Gò Dầu với quyết tâm bám trụ. Huyện ủy và Huyện đội chủ trương đưa số cán bộ già yếu nữ có con của các cơ quan huyện về phía sau (Bố Bà Tây); đồng thời tổ chức lại gọn nhẹ, phân công cấp ủy viên, cơ quan đơn vị huyện, xã và đại đội 33 bám trụ gây dựng lại cơ sở, xây dựng căn cứ để chống địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 05:47:44 pm »

Song song với việc tăng cường lực lượng vũ trang cho Gò Dầu, tỉnh cũng đã bổ sung cán bộ lãnh đạo và cán bộ chỉ huy cho huyện này. Sau khi đồng chí Lâm Sơn Hải (Chín Suối) – Bí thư huyện ủy hy sinh, đồng chí Nguyễn Văn Bạch (Hai Bạch) - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, được phân công làm Bí thư huyện ủy. Đồng chí Trần Quốc Đại – phó chính trị viên tiểu đoàn 14 – về làm huyện đội trưởng thay đồng chí Một được rút về tỉnh. Đồng chí Lâm Sơn Diễn được đưa về tăng cường cho huyện với chức vụ chính trị viên huyện đội.

Chấp hành chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Ban thường vụ Huyện ủy và Ban chỉ huy Huyện đội phát động phong trào “Quyết tử giữ Gò Dầu” lần thứ 2.

Việc đưa lực lượng trở lại bám trụ chia thành hai giai đoạn:

a) Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn này chia làm ba bước:

Bước 1: Ban thường vụ Huyện ủy cùng huyện đội tổ chức học tập cho toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên và chiến sĩ thuộc các cơ quan, đơn vị huyện và các xã, nhằm củng cố niềm tin và động viên lòng tự hào về những thành tích đã đạt được, về tinh thần chiến đấu anh dũng và truyền thống các mạng kiên cường của quân dân trong huyện. Gợi lại truyền thống, thành tích của từng xã, từng đơn vị, cơ quan, những gương điển hình của cá nhân, của lực lượng vũ trang và của nhân dân trong thời kỳ “Quyết tử giữ Gò Dầu” lần thứ nhất (1964-1965).

Khêu gợi lại tình cảm quê hương, tình cảm gắn bó giữa nhân dân với đơn vị, cơ quan. Kể lại những tội ác dã man của Mỹ - Ngụy; đề cao tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và mưu trí của các mẹ, các chị, các em thiếu niên bảo vệ bộ đội, du kích và cán bộ. Từ đó xây dựng cho mọi người quyết tâm đứng lên đánh giặc, cứu nước, bảo vệ quê hương, khôi phục lại địa bàn.

Tổ chức học tập nghị quyết về phát triển du kích chiến tranh, hướng dẫn cách làm mìn để diệt địch, làm cho toàn Đảng bộ, quân và dân Gò Dầu quán triệt nhiệm vụ quyết tâm chống bình định lấn chiếm của địch, giữ vững địa bàn “càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng”, tin tưởng ở quần chúng, dựa vào sức mình là chính. Qua đó, cán bộ, chiến sĩ xác định rõ nhiệm vụ của mình để có quyết tâm cao, không được rời khỏi địa bàn.

- Bước 2: Để tưởng nhớ những cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã anh dũng hy sinh trong khi chống bình định lấn chiếm của địch, Ban thường vụ Huyện ủy và Ban chỉ huy Huyện đội đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu; qua đó phát động đợt chiến đấu mới.

Huyện ủy và huyện đội tổ chức lễ rước Huân chương của các cấp trên tặng cho những đơn vị và cá nhân đã lập được thành tích xuất sắc; đồng thời xét khen thưởng, cấp bằng khen giấy khen cho những cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã có thành tích chiến đấu trong thời gian vừa qua. Sau đó, từng chi bộ, cơ quan, đơn vị có kế hoạch hành động, mỗi cá nhân phải hạ quyết tâm trở lại bám trụ địa bàn.

- Bước 3: Tổ chức lực lượng xung kích, chọn đại đội 33 làm nòng cốt đi đầu trở lại bám trụ.

Để chủ động khi đến chiến trường, ta đã tổ chức thực hiện việc đào hầm, cách ngụy trang giấu đất mới đào, xuống hầm ở thử… Sắp xếp ai đi trước, ai đi sau; người đi phải chuẩn bị nắp hầm, cuốc xẻng, kíp nổ để làm trái.

Trước khi đại đội 33 lên đường trở về bám trụ địa bàn, Ban thường vụ Huyện ủy đã nói rõ cho cán bộ, chiến sĩ thấy được tầm quan trọng của lần bám tụ này và nhấn mạnh: “lần này ta bám trụ lại địa bàn không có dân, không nơi nương tựa, đến địa bàn thì phải đào hầm ngay để sáng ra có chỗ ẩn, vì địch càn quét ban ngày là chính. Phương châm hoạt động của ta là: “lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm”. Ngoài ra, cán bộ chiến sĩ Đại đội 33 còn phải quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ ba yêu cầu của bám trụ, khôi phục lại địa bàn như sau:

1/- Kiên cường đưa đơn vị bám trụ cho bằng được ở xã ba vùng (vành đai trắng, vùng ven và vùng sâu ấp chiến lược); làm nòng cốt để tạo điều kiện cho du kích, chi bộ, các ngành, các đoàn thể về bám trụ.

2/- Nắm vững phương châm nhiệm vụ là phát động quần chúng, xây dựng cơ sở trong ấp chiến lược để tạo điều kiện cho các đơn vị trụ lại bên trong để đánh địch. Vận động quần chúng kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công để tiến công địch, diệt ác phá kềm, đánh đúng đối tượng bình định và phá rã phòng vệ dân sự.

3/- Nắm vững phương châm, phương thức hoạt động bám trụ ba vùng là để tiến công tiêu diệt địch, giữ vững địa bàn, tiến lên giành quyền làm chủ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM