Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:55:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đơn tuyến  (Đọc 24824 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:30:45 pm »


        Thành phổ Hồ Chí Minh ngày 4-3-1977. ”

        “Giấy giới thiệu kết nạp đảng viên mới.

        Tôi là Nguyễn Văn Lộc, tức Hai Chuối, cán bộ hiện đang công tác tại phòng 4KD4B, là đảng viên chỉnh thức từ năm 1965. Được sự phân công của chi bộ, tôi và đồng chí Nguyễn Phước Tăn chịu trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ giáo dục anh Nguyễn Đình Ngọc là cán bộ điệp bảo của Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, hoạt động tại thành phổ Sài Gòn.

        Từ năm 1972 tôi hoạt động trong cụm điệp báo do đồng chỉ Nguyễn Phuớc Tân phụ trách, tôi được giao trách nhiệm liên lạc giữa đồng chỉ Tân với anh Ngọc, lúc đỏ là giáo sư giảng dạy ở trường Đại học Khoa học Sài Gòn. Do nguyên tắc và để bảo đảm bỉ mật nên tôi không hiểu rõ anh Ngọc, nhưng đường dây liên lạc giữa ba chúng tôi vẫn được liên tục, an toàn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu về anh Ngọc nhiều hơn, tôi được biết anh đã hoạt động trong lòng địch từ lâu và đã có nhiều thành tích. Là một trí thức cỏ trình độ khoa học kỹ thuật cao, được địch (ngụy quyền Sài Gòn) kỉnh nể, anh Ngọc vẫn giữ vừng khí tiết của người cách mạng, không bị địch lợi dụng, mua chuộc, hoặc bị cuộc sổng xa hoa trụy lạc lôi cuốn. Sống trong thời kỳ còn bị địch tạm chiếm cũng như sau khi miền Nam được giải phóng, anh Ngọc vẫn giữ được đạo đức, phẩm chất của người cán bộ, hăng say trong công tác và sổng cần cù giản dị, được nhiều người yêu mến quý trọng.

        Tôi xin bảo đảm trước Đảng, truớc chi bộ những lời nói trên của tôi là đúng, xuất phát từ lợi ích cách mạng và chịu trách nhiệm về việc giới thiệu anh Ngọc vào Đảng. Thành phổ Hồ Chí Minh ngày 4-3-1977. ”

        “Trích tài liệu về anh Nguyễn Đình Ngọc.

        Biên bản ghi lời khai của Lâm Văn Thế, Thiếu tá trưởng G312-F41-E4 khối cảnh sát đặc biệt, hỏi 8 giờ ngày 1-11-1978: Có tổ chức theo dõi giáo sư Ngọc ở mé ngoài vì có bà con là tướng hải quán Nghiêm Văn Phú. Thấy Ngọc là giáo sư đại học nhưng ăn uống rắt kham khổ, chỉ đi xe buýt, lâu lại có người bà con ở hải quân cho xe jeep đến đón vào chiều thứ bẩy ăn cơm. Nhưng chúng tôi chưa vào được hải quân, cũng chưa ghi nhận được anh Ngọc. Chúng tôi coi chủ yếu giáo sư và sinh viên của trường để giám thị quan hệ, nhưng chưa phát hiện được gì cho đến ngày giải phóng.

        Trích báo cáo của đồng chí NQT, cán bộ Cục BVLL ngày 2-11-1978: Giáo sư Ngọc nhà riêng ở chung cư đường Công Lý hay đường Pasteur gì đó, nhưng nơi dạy học của Giáo sư ở trường Đại học Khoa học, đường Cộng Hòa. Tất cả những nơi ở trên Lăm Văn Thế đã cho giám thị và xác minh thì chỉ có Giáo sư Ngọc chưa phát hiện được rõ mối quan hệ với cách mạng, còn các cơ sở khác đều có quan hệ với cách mạng. Nhưng địch chưa bắt ai, vì sẽ động đến các cơ sở khác chúng chưa biết.

        Ngày 6-11-1979. Nguời trích... Kính chuyển Ban thường vụ Đảng ủy cơ quan Bộ ”.

        Hôm đó tôi đang ngồi làm việc tại nhiệm sở bên hồ Hale, Hà Nội. Có điện thoại từ phòng trực ban:

        - Một người cứ nằng nặc xin gặp đồng chí. Hỏi có hẹn trước không, thì ông ấy nói không, mới biết địa chỉ đồng chí ở đây nên tìm đến gặp luôn. Có cho gặp không ạ?

        - Ai vậy? - Tôi hỏi.

        - Người ấy đưa chứng minh thư, tên là Đào Hữu Thành, sinh năm 1929, quê Bình Xuyên, Vĩnh Yên ạ.

        Tôi sực nhớ ngay đến Đào Hữu Thành người bạn đã đưa tôi đến gặp Giám đốc công an liên khu 4, không nhẽ lại chính anh ấy? Tôi nói với người trực ban:

        - Anh đưa vào phòng tiếp khách. Tôi xuống luôn đây.

        Vừa đến cửa phòng khách tôi nhận ra Thành ngay, anh chỉ gày hon, mặt nhiều nếp nhăn, da xạm hơn, còn mái tóc dày đã bạc trắng cả. Tôi bước nhanh đến, nghèn nghẹn gọi tên anh:

        - Đào Hữu Thành!

        - Nguyễn Đình Ngọc! Chưa quên mình sao!

        Chúng tôi ôm nhau. Quen nhau lúc mới ngoài hai mươi, nay đều ngoài 50 tuổi cả rồi, chẵn 30 năm mới gặp lại.

        - Sao anh biết tôi ở đây? - Ngồi vào bàn uống nước, tôi rót nước mời anh và hỏi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:31:04 pm »


        Đôi mắt anh cứ chăm chú, trìu mến nhìn sang tôi và đã có ngấn nước. Rồi anh nhấm nháp chén trà, mãi sau mới nói được:

        - Tình cờ thôi anh Ngọc ạ. Nghỉ rồi, ru rú ở quê chẳng mấy khi ra ngoài. Hôm kia có đám giỗ bên nhà vợ ở Kim Anh, tôi gặp một cậu cháu ngoại họ xa, mới học trường an ninh ra được phân về công tác ở một cục gì đó của Bộ Công an. Lúc ăn cỗ xong, ngồi xỉa răng uống nước, cậu ấy mới khoe vừa có thêm cái bằng B tiếng Anh, lại bảo cháu đang định lấy thêm bằng tiếng Pháp nữa vì công việc cần đến ngoại ngữ lắm. Tôi mới buột miệng hỏi là cơ quan cháu có ai biết nhiều ngoại ngữ không? Cháu nói có chú biết đến bốn, năm ngoại ngữ, ba cái bằng kỹ sư chuyên môn, hai bằng tiến sĩ. Nghe vậy tôi bảo, mày làm như chú không biết gì về cơ quan nhà nước ấy, mà mang người nhà nước có nhiều bằng cấp ra dọa. Cũng có người giỏi thật, nhưng làm gì có ai nhiều bằng cấp, nhiều ngoại ngữ như thế, riêng chuyện học đã “chết” rồi. Thằng cháu cười bảo, chú không tin thì thôi, thời chú lạc hậu, thời hiện đại cần nhiều bằng cấp, không muốn học cũng phải học. Tôi thấy nó chê mình, thì tức khí vặc lại: ai nhiều bằng cấp, nhiều ngoại ngữ thế, nói cụ thể tao xem nào? Chú Nguyễn Đình Ngọc ở cơ quan cháu. Nghe cháu nói tôi giật thót, nghĩ ngay đến anh. Tuy chúng mình gặp nhau có thời gian ngắn, rồi biệt tích bao nhiêu năm, nhưng quên nhau sao được. Tôi sợ mình nhầm, liền hỏi thêm về dáng người, giọng nói, nghe nó tả, tôi khẳng định đúng là anh rồi. Anh không thay đổi mấy, còn đẹp hơn hồi thanh niên ấy chứ, hồi ấy anh xanh, gày chứ đâu béo tốt, trắng trẻo thế này.

        - Anh vừa nói đã nghỉ hun - Tôi hỏi - Anh hơn tôi có 3 tuổi, năm nay mới 54, nghỉ sớm thế?

        - Anh còn nhớ sếp Nguyễn Hữu Khiếu không? - Thành hỏi lại.

        - Sao không nhớ.

        - Thế còn nhớ bài thơ về nghề điệp viên của sếp dạy cho bọn mình không? -Nhớ.

        - Đúng i xì phooc vào cuộc đời tôi, anh Ngọc ạ. Nỗi oan Thị Kính ai bằng.

        - Oan? Có sự hiểu lầm à?

        Đào Hữu Thành lại nhìn tôi hồi lâu, khẽ gật. Tôi rót thêm nước trà vào chén của anh. Anh chậm rãi kể:

        - Sau khi anh đi rồi, tôi thôi làm ở nhà máy điện Vinh, nhận nhiệm vụ hoạt động đơn tuyến, cũng trà trộn trong đoàn người di cư vào Nam. Tôi được phân công phải trụ lại Huế. Rồi mình đăng lính, mười hai năm leo lên đến đại úy biệt kích quân đội Sài Gòn. Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, giai đoạn cuối cơ sở bị vỡ, người liên lạc bị bắt, không chịu được tra tấn đã khai báo nên mình bị an ninh quân đội ngụy tóm. Chuyện hoạt động nội gián rồi bị bắt cũng dài lắm, lúc nào rỗi rãi sẽ kể chi tiết cho Ngọc nghe. Nói tóm lại, mình bị tống giam, hỏi cung, tra tấn. Mình chỉ khai những gì chúng đã biết và những điều vụn vặt không gây thiệt hại đáng kể nào cho cơ sở cách mạng. Hai năm sau ngày bị bắt, tra hỏi mãi cũng chỉ có vậy, chúng đưa ra Phú Quốc giam chung với những quân nhân bị bắt trong chiến tranh. Thêm 4 năm nữa, đến 1973 được trao trả tù binh ở Lộc Ninh. Trở về cơ quan cũ, mình phải tường trình toàn bộ sự việc từ khi bị bắt đến khi thả. Tổ chức ghi nhận, bảo sẽ xác minh. Ngồi chơi xơi nước thêm 2 năm đến ngày giải phóng. Cũng không kết nạp Đảng lại. Sau đó mình tìm đến gặp sếp Nguyễn Hữu Khiếu khi ông đã là Bộ trưởng Lao động - Thương binh xã hội. Ông nói chỉ có thể chứng nhận cho mình thời kỳ ở Công an Liên khu 4, thời kỳ Tết Mậu Thân ông đã chuyển sang công việc khác rồi. Cơ quan thì bảo việc xác minh vẫn còn đang tiếp tục, không biết bao giờ mới ngã ngũ, mà để mình tiếp tục trong ngành cũng khó. Họ gợi ý, có thể làm chế độ về hưu non. Sếp Khiếu biết chuyện, bảo còn trẻ mà nghỉ sẽ thiệt thòi về lương bổng, nhận cho chuyển công tác sang bộ ông, thế là mình sang đó làm thêm sáu, bảy năm nữa, đủ chế độ hưởng bẩy lăm phần trăm lương chính là về. Trường hợp lý lịch như của mình, có sếp trên bộ đỡ hẳn hoi, cũng vẫn không thể giao trọng trách, việc được đứng trong đội ngũ công chức nhà nước đã là một sự minh oan, là ân huệ rồi. Ai đã vào nghề này cũng phải biết chấp nhận một sự thật khắc nghiệt như vậy có thể rơi vào mình, phải không anh?

        Sau lần gặp lại Đào Hữu Thành, tôi lên Bình Xuyên thăm quê anh. Nghèo quá! Nhà tranh vách đất xơ xác, đồ đạc trong nhà chẳng có thứ gì đáng giá. Ke hoạch làm V.A.C của anh mấy năm liền bị thất bát, cụt cả vốn liếng. Vợ anh làm nông nghiệp, ốm yếu, có ba đứa con gái đều lấy chồng xa, tất cả chi tiêu mua sắm trong nhà chỉ trông vào đồng huơng hưu ít ỏi của anh...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:31:57 pm »


CÔNG VIỆC THỜI BÌNH

        Chắc đồng chí Bộ trưởng đã xem kỹ lý lịch tôi, ông quyết định rút hẳn tôi ra Hà Nội để lập một tổ nghiên cứu, đặt tên là “Khoa học lãnh đạo”. Thực ra có thể gọi khác đi: Khoa học quản lý cho dễ hiểu hơn, song cái cụm từ trên cũng khá gợi và hấp dẫn. Thời chiến, trong thử thách nghiệt ngã giữa sống và chết người chiến sĩ an ninh đã được sự chỉ đạo sát sao của cấp trên, thể hiện được những phẩm chất tuyệt vời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mô hình công an thời chiến của Việt Nam thời chống Mỹ có thể là một mẫu mực cho bất cứ công cuộc giải phóng dân tộc nào. Đến thời bình điều kiện sống, chiến đấu đã thay đổi nhiều, rõ ràng cần được thay đổi theo mô hình mới, ở cấp cơ sở phải sắp xếp thế nào cho hợp lý. Bộ trưởng đã hỏi ý kiến tôi và một số nhà khoa học về đề tài này, tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng sáng suốt của ông. Tôi đã có một số buổi xemina về ứng dụng Lý thuyết Hệ thống, Lý thuyết Tai biến trong điều khiển xã hội... cho các cán bộ lãnh đạo cục, vụ, viện, trường có buổi Bộ trưởng cũng đến nghe và nghe rất chăm chú. Lần ấy ông phát biểu nêu ra một gợi ý: “Tôi đã đến một số trại giam phạm nhân nữ. Nên chăng thay vì rào dây thép gai quây xung quanh trại là hàng rào cây bồ kết, thứ cây có gai nhọn tua tủa quanh thân và cành nhánh trở thành một hàng rào tự nhiên kiên cố, tốt cho môi trường lại hàng năm cho quả để nữ phạm nhân gội đầu.” Rõ ràng, Lý thuyết Hệ thống trong trường hợp này là một chuỗi Vật chất - Thông tin - Năng lượng, còn thêm yếu tố mới là “yêu thương, cải hóa con người”.

        Về mặt lý thuyết, tôi đã vận dụng toán học viết ra các chuyên đề cụ thể như “Sắc thái toán học trong Nghị quyết 4”; “Mô hình người thanh niên xung phong trong chống Mỹ cứu nước”... Tôi còn được tham gia chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước, đề tài mang mã số KX.06 “Khoa học công nghệ với các giá trị văn hóa”. Suy nghĩ về những gợi ý của Bộ trưởng, về lời dặn dò trước lúc hy sinh của cha tôi, một “tia chớp” lóe lên trong đầu: hẳn phải có một mối liên hệ nào đó giữa Thuyết Tương đối của Albert Einstein với sự phát triển về tri thức của con người và quyết thức của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Và sau nhiều đêm suy nghĩ tôi đã lần ra mối liên hệ đó, diễn toán như sau:

        Bắt đầu từ công thức nổi tiếng của Einstein: E=m X c2, với E là năng lượng; m là khối lượng và c là vận tốc ánh sáng. Suy ra:

        Kiến thức = Khối lượng dữ kiện X (Tốc độ xử lý)2

        Tri thức = Khối lượng kiến thức X (Tốc độ mô phỏng)2

        Quyết thức = Khối lượng kiến thức X (Tốc độ mô phỏng - Dự báo - Lựa chọn)2

        Ông cha ta xưa kia đã nói: biết thì sống, đề cao vai trò của quyết thức trong những trường hợp sống còn của dân tộc. Biết để sống cũng tức là phải học, phải nâng cao dân trí. Dân trí được chú ý ngay từ bây giờ, từ những công dân tí hon bước vào lớp mẫu giáo. Dân trí của một xã hội văn minh bao giờ cũng phải theo mô hình hình chóp, đồng nghĩa với thượng tầng kiến trúc bao gồm những con người ưu tú nhất, đủ năng lực để đề ra những quyết thức, chính sách mới trong mỗi giai đoạn tiến lên của đất nước.

        Hóa ra tôi có một tủ sách đồ sộ đến vậy. Khi có lệnh chuyển công tác ra Bắc, đã phải dùng đến hai chiếc xe tải hạng nặng chở sách từ Sài Gòn ra và một xe vì chở nặng quá mà nổ lốp trên đường. Lãnh đạo Bộ còn ưu ái phân cho một căn hộ ở tầng 5 khu tập thể lắp ghép Trung Tự. Khi khuân hết số sách đó lên, anh em trong cơ quan cũng như hàng xóm nơi tôi mới đến đều lo sập trần. May mà không đến nỗi như vậy, mối lắp ghép vẫn cứng vững. Căn hộ lèn toàn sách, chỉ để chừa một khoảng hình chữ nhật chừng bốn, năm mét vuông đặt cái phản nằm và chỗ tiếp khách. Thay đổi nơi ở, tôi vẫn không bỏ thói quen ăn một bữa, khi không đi công tác thì ngày ngày vào buổi chiều đạp xe về phố Tuệ Tĩnh, mẹ đã phần sẵn cơm canh. Cái tổ nghiên cứu của tôi được ghép sinh hoạt với bộ phận Xử lý thông tin điện tử ở cùng nhà, trong bảng lương tổ được ký hiệu bằng chữ viết tắt chỉ nội bộ mới hiểu: BPK, tức “bộ phận khác”. Ngày ấy ở biên giới phía Bắc rồi Tây Nam đều không yên, trong năm chúng tôi có khoảng thời gian tập quân sự bắn súng, lăn, lê, bò, toài trong công viên Thống Nhất. Những anh em cán bộ khoa học trẻ trong Cục đều tỏ ra yêu mến và thích trò chuyện cùng tôi. Chắc hẳn họ ít nhiều cũng đã nghe những chuyện tôi hồi còn ở nước ngoài, hay đã về nước hoạt động, có khi chuyện được thêu dệt thêm đến nỗi chính tôi cũng ngạc nhiên về mình. Nhiều khi anh em còn bàn tán rôm rả những cá tính mà trong Nam đã gọi là “lập dị” của tôi. Tôi đi tập quân sự, vẫn đội mũ cối của anh chiến sĩ giải phóng trẻ hy sinh ở cửa ngõ Sài Gòn trước ngày toàn thắng. Anh em hỏi về dấu đạn và vết máu còn đọng xung quanh mũ, tôi kể lại câu chuyện bi hùng ngày ấy, cuối cùng kết luận: Mình cũng là lính chiến, có được may mắn hơn người lính trẻ này. Đến 30-4-1975 hết khấu hao rồi, giờ sống thêm được ngày nào là lãi ngày ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:33:28 pm »


        Khoảng một năm ra Bắc, ổn định chỗ ăn ở và tìm hiểu công việc mới, cũng dường như đã đến lúc kết thúc phần “nghiên cứu lý thuyết”, Bộ trưởng muốn chúng tôi thực hành bằng việc xuống một đồn cảnh sát ở phường điểm của Thủ đô để đúc kết, tìm ra một mô hình cụ thể. Đây là nơi từng được đồng chí Thứ trưởng thường trực Bộ tới thăm, kiểm tra, trở về rất khen ngợi. Tôi hỏi chuyện từng chiến sĩ cảnh sát, rồi xuống các nhà dân trong phường nắm tình hình. Tôi bất ngờ, khác về thực chất so với những điều đã được thông tin trên báo chí và thông báo nội bộ. Tôi tự nhủ: mô hình đồn cảnh sát của ta rõ ràng khác với đồn cảnh sát các nước tiên tiến, nó thích hợp với thời chiến, giống như cái gân bò khi chịu sự tác động thì biến dạng để thích nghi, rồi lại trở về như cũ. “Cái gân bò” ấy giờ không còn thích hợp nữa. Ngày đó, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới, Việt kiều Pháp về nước, cũng nêu nhiều ý kiến đề đạt lên trên về mô hình quản lý xã hội. Chẳng hạn, ông đề xuất để giảm bớt khâu trung gian, giấy tờ phiền hà ở các thành phố, thị xã dân trí đã cao, nên bỏ cấp phường. Người dân chỉ cần đến cấp quận là giải quyết được mọi thủ tục hành chính và nơi đó cán bộ mới đủ trình độ và phẩm chất để giải quyết công việc một cách tốt nhất. Còn ở những nơi vùng sâu vùng xa, miền núi đất rộng người thưa vẫn nên giữ lại cấp cơ sở là xã, phường. Tôi cũng đã nhận ra nhiều bất cập trong cái đồn cảnh sát của phường điểm này và tôi có những ý kiến đề xuất riêng. Thế rồi trong buổi báo cáo về mô hình quản lý của công an cấp cơ sở, có đông đủ các cục, vụ, viện tới dự, tất nhiên do đích thân Bộ trưởng chủ trì, tôi đã mở đầu bằng một câu: “Thưa các đồng chí, sau một thời gian đi thực tế tìm hiểu hôm nay tôi xin gióng lên 5 hồi chuông báo động...” Và tôi kể ra 5 cái bất cập đáng báo động ở cấp phường. Cả hội trường im phăng phắc. Dường như “hồi chuông” gióng lên bất ngờ quá làm mọi người... giật mình. Hồi chuông cảnh báo về những “mặt trái” mà lâu nay có thói quen chỉ biết đến “mặt phải”. Tôi vừa thuyết trình xong, đầu tiên là nghe được tiếng thở dài của Bộ trưởng. Có vị phụ trách về quản lý hành chính thì không nhịn được, giờ giải lao đã văng về phía tôi một lời khiếm nhã. Rồi Bộ trưởng kết luận hội nghị, tỏ ý không đồng tình với nhận định của tôi, cho rằng “lập luận không logic, lẫn lộn tình hình với nguyên nhân”. Tôi hoàn toàn lẻ loi trong hội nghị và hiểu mình đã thất bại trong lần nghiên cứu, đề xuất này. Có thể vì không hiểu được hết thực tiễn Việt Nam, vẫn nhìn sự việc một cách giản đơn như khi mình sống ở nước ngoài. Cũng có thể tôi chỉ chăm chăm tìm cái xấu mà bỏ quên cái tốt đáng biểu dương như mọi người vẫn thường làm...

        Sau sự việc đó tôi vẫn được cấp trên trọng dụng, nhưng không phải trong lĩnh vực “Khoa học lãnh đạo” nữa, mà trở về với chuyên môn thuần túy của tôi là viễn thông-tin học.


Thiếu tướng, Giáo sư Nguyễn Đình Ngọc khi là Cục trưởng Cục Khoa học viễn thông tin học - Bộ Công an (1994)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:34:00 pm »



        Khi tôi lên Cục trưởng Cục Khoa học viễn thông tin học thì đúng lúc Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết số 49-CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đến năm 2000. Đây là Nghị quyết góp phần quyết định trong tiến trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX. Sau đó Bộ Nội vụ (sau đổi là Bộ Công an) có Chỉ thị 06 về phát triển công nghệ thông tin trong ngành. Tôi hiểu trách nhiệm đặt lên vai mình rất lớn, giờ đây không còn gì là lý thuyết nữa, mà thực sự là một bài toán thực tiễn, bài toán dành cho người quản lý, làm sao trang bị đúng và đủ mọi thiết bị hiện đại và nhanh chóng làm chủ khoa học công nghệ trong cả hai lĩnh vực viễn thông và tin học để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành. Tôi và anh em trong đơn vị bắt tay ngay vào dự án quan trọng nhất: Đổi mới, nâng cấp hiện đại hóa và phát triển mạng lưới viễn thông tin học của công an nhân dân (1994-2000). Một dự án đổi mới đồng bộ và toàn diện, kinh phí Nhà nước cấp trong nhiều năm tổng cộng tới vài chục triệu dollar.

        Chiếm lĩnh điểm cao, dường như có một cuộc “thi đua ngầm” với viễn thông quân đội, chỉ một thời gian ngắn đi khảo sát thực địa, ngành công an đã xây các trạm thông tin viễn thông hiện đại trên các đỉnh Tam Đảo, núi Bà Đen. Rồi tổng đài điện tử số cùng mạng cáp truyền dẫn, hệ thống máy tính thế hệ mới được lắp đặt hàng chục nghìn chiếc từ trung ương đến cơ sở. Đến năm 2000, năm kết thúc Dự án cũng là năm thực hiện đúng những gì mà kế hoạch đã đề ra.

        Có một chuyện xảy ra trong quá trình triển khai dự án, tuy không thuộc phạm vi dự án, sự việc không có gì là lớn, nhưng tôi lại nhớ. Hội nghị công nghệ thông tin phục vụ công tác bảo vệ an ninh và trật tự của một số tỉnh Bắc Bộ, họp ở Cửa Lò. Sau hội nghị có chương trình đi thăm khu di tích quê hương Bác Hồ ở Nam Đàn, Nghệ An. Lúc trở về một chiếc xe Uoat bị hỏng nặng, lại rơi đúng vào chiếc xe vừa tốn khá nhiều tiền để đại tu. Cả đoàn đi không thể để một chiếc nằm lại, tôi bảo anh em ngồi trên chiếc xe đó sang cả chiếc Matscovic của tôi, còn tôi ngồi trên chính chiếc xe hỏng đó. Nó được buộc sau một xe khác “kẽo kẹt” kéo về tận Hà Nội. Lỗi không phải của người lái, tôi xác định trưởng phòng Hậu cần đưa xe đi đại tu và nhận xe về có lỗi chính. Tôi gọi cả trưởng phòng Tổ chức cán bộ lên, viết quyết định, tôi ký “xoẹt” cách chức anh trưởng phòng Hậu cần kia. Cục trưởng, kiêm Bí thư đảng ủy Cục cách chức trưởng phòng, tôi cho đó là chuyện bình thường, song trong cơ quan lại có tiếng xì xào bàn tán, họ thương cho anh trưởng phòng không gặp may và “ngán” tôi, quản lý theo phong cách “tây” quá! Có sự khác nhau nhiều về quản lý hành chính ở công sở giữa trong nước và nước ngoài sao? Tôi thì không thấy khác gì nhiều, ở đâu cũng vậy, cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ bị cấp trên trực tiếp cách chức là chuyện bình thường. Sau đó, tôi cũng không thấy cấp trên nhắc nhở, rút kinh nghiệm gì sau vụ cách chức ấy. Tôi đã có lần bảo với anh em: Tôi như chiếc xe tăng, cần húc lúc nào là tôi húc. Liên hệ với điều ông Hai Tân nói về khuyết điểm của tôi trong bản giới thiệu tôi vào Đảng là “nóng tánh, ít hiểu và gần gũi người lao động”. Có thể “chiếc xe tăng” húc chưa thật đúng chỗ, đúng lúc chăng? Dù sao tôi cũng tự rút được kinh nghiệm cho bản thân sau sự việc này. Phương pháp công tác, hay tính cách của người chỉ huy, thủ trưởng đơn vị cũng đòi hỏi luôn có sự tự điều chỉnh để thích nghi.

        Chuyện “xe tăng húc” là vậy, còn chuyện về đối nhân xử thế, đôi khi tôi cho là “bình thường” thì người khác lại bảo “không bình thường”. Chẳng hạn chuyện này. Một tiến sĩ trẻ học ở nước ngoài về, anh cũng có năng lực chuyên môn và tôi quý mến anh như những bạn trẻ làm khoa học công nghệ khác trong cơ quan. Thế rồi, một hôm anh đến gặp tôi trình bầy nguyện vọng muốn được chuyển ra ngoài để phát huy hơn nữa khả năng của mình. Nghe xong tôi bảo ngay: Anh có mang theo đơn đây không, đưa tôi ký cho. Mặt anh ta bỗng trở nên căng thẳng biểu lộ sự lúng túng, sau đó đã đưa đơn và tôi ký ngay, về sau cấp cao hơn không chấp nhận đơn chuyển ngành của anh. Anh ấy vẫn tiếp tục làm ở cơ quan tôi và được phân một công việc mới. Với tôi thực ra đó chỉ như mọi “chuyện thường ngày” khác thôi. Ẩy thế có người đã nói lại với tôi, rằng thủ trưởng “thật” quá, anh ấy có ý trách đấy. Đêm hôm trước ngày đưa đơn anh ấy đã trăn trở, cân nhắc rất nhiều cách trình bày như thế nào để “xuôi tai”, đáng lẽ khi nghe xong thủ trưởng phải tỏ ra muốn giữ lại, đằng này ký “xoẹt” luôn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:37:51 pm »

     
        Trong công việc, tôi thấy mình luôn giữ đúng nguyên tắc và không hề có động cơ cá nhân nào ở các quyết định cụ thể kiểu như vậy. Cũng không có ý kiến phản hồi rút kinh nghiệm của cấp trên, cấp ủy nơi mình công tác. Nhưng bài học được rút ra cách đây vài năm từ việc thực hiện ý kiến của Bộ trưởng xuống tìm hiểu ở một phường điểm của Thủ đô thì tôi vẫn không quên. Có thể do nhiều năm sống ở nước ngoài, rồi lại hoạt động trong lòng địch, tôi chưa thể hòa nhập, thích ứng được với thục tiễn ở môi trường công tác mới, nhất là các mối quan hệ thời bình. Những việc tôi trực tiếp xử lý, qua dư luận đến tai tôi, không phải ai cũng đồng tình, dẫu không có góp ý cụ thể chính thức nào, toàn “xì xào” cả. Lại trở về câu hỏi ban đầu: cái cách điều hành, giải quyết công việc kiểu như vậy thích hợp với bên “tây”, không thích hợp với bên “ta” chăng? Ngay cả khi tôi đã chuyển khỏi ngành làm một công việc khác thuần túy chuyên môn, tôi vẫn nghĩ rằng về mặt quản lý hành chính ở đâu cũng phải tuân thủ một nguyên tắc sòng phẳng, nghiêm minh và trung thực với chính mình và đồng chí, đồng đội. Và tôi đã không ân hận, tiếc nuối về điều đó.


Cùng một số bạn đồng môn Trường Chu Văn An, Hà Nội (2002)



Con trai và cháu nội



Giáo sư Nguyễn Đình Ngọc khi đã nghỉ hưu
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:42:03 pm »


Chương mười một

TRỌNG BỆNH

        Thời trẻ bệnh tật đã hành hạ tôi “phổi trái có đám thâm nhiễm”, rồi lúc về già đã ba lần chảy máu dạ dầy. Cuối cùng thì ung thư gan. Tôi đã nói với mọi người sau 30-4-1975 tôi đã khấu hao hết, sống ngày nào lãi ngày ấy, vậy là đã lãi tới 31 năm, kể ra ông trời quá ưu ái mình rồi!



Năm 70 tuổi (2002)


        Ca cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Khi tôi tỉnh lại, nhà thương Đồn Thủy ngày nào. Quân Pháp đã giam tôi cũng tại chính căn buồng này, sở dĩ nhận ra được vì nhìn qua cửa sổ vẫn thấy cây muỗm cổ thụ có hai trạc khá đều nhau chĩa ra hai bên, vật đổi sao dời, riêng cây muỗm vẫn chẳng lớn lên là bao, chẳng “đi” đâu, như một chứng nhân trung thành của lịch sử. Nhanh vậy, đã 59 năm trôi qua!

        Những ngày cuối cùng, tôi trở về nằm ở Bệnh viện 19-8 của Bộ Công an. Anh em đến thăm liên tục, lúc cơn đau dịu đi, tôi cười bảo: Mình bị ung thư, tức là “ung dung thư giãn” đấy.



Những ngày cuối cùng trên giường bệnh tại bệnh viện 198 Bộ Công an. Ngồi bên là người bạn đời,Tiến sĩ TrươngThị Mỹ Dung.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:43:46 pm »


        Người ung thư đã di căn tỉnh đến lúc chết, chỉ đau đớn vô cùng. Hồi bị chảy máu dạ dầy, dù nhiều lần tôi vẫn kiên trì tự chữa, nay bị căn bệnh quái ác này, phải được như con sói trong bài thơ của Alfred de Vigny, nghiến răng không để bật ra tiếng rên rỉ nào.

        Tôi nhớ hồi mới ra Hà Nội đã đọc được cuốn tiểu thuyết “Quy luật của muôn đời” của nhà văn Liên Xô cũ Nodar Dumbatze, có câu đại ý: người ta cần vào nằm bệnh viện một thời gian để có dịp bình tâm suy nghĩ lại cuộc đời mình.

        Tôi đã có gần nửa thế kỷ phục vụ cách mạng, trong đó có hơn 20 năm hoạt động tình báo - những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời. Phải mất đến 10 năm tạo “vỏ bọc”, sau đó được thực sự cống hiến với nhiều thử thách cam go. Ưu thế của cái anh “giáo sư lập dị” là dễ tiếp cận với giới chính khách, giới quân nhân phía bên kia, để rồi “dỏng tai nghe” phân tích, phán đoán từ những thông tin có chủ định tìm hiểu hoặc tình cờ biết được. Và hầu hết những tin tình báo của tôi đều được cấp trên sử dụng. Cũng có những “bế tắc”, như việc tìm hiểu bản kế hoạch AB 144 của địch hồi năm 1966-1967, không có cách gì tiếp cận và chắc hẳn các điệp viên đơn tuyến khác đã làm việc này tốt hơn nhiều. Có một điều sau này tôi cũng muốn biết thực hư ra sao. Cuộc chiến đã qua lâu rồi, xác minh được chỉ là để thỏa mãn nỗi “tò mò” của một người trong cuộc như tôi thôi. Biết chẳng để làm gì. Đó là về cuộc trao đổi ngắn ngủi của tôi với Phó Đề đốc Nghiêm Văn Phú vào thời điểm sắp giải phóng, anh ta có thực sự “án binh bất động” ở hướng quân ta tiến công đường thủy vào Sài Gòn như điều tôi yêu cầu không? Rồi một lần, tình cờ tôi có trong tay tờ báo của ngành, có bài ca ngợi chiến công của người chỉ huy tình báo tài ba Nguyễn Phước Tân, trong đó ông Hai Tân có nhắc đến những kỷ niệm với tôi, một đường dây điệp viên đơn tuyến ngày đó. Và ông đã đưa ra dẫn chứng rằng: trong giai đoạn cuối của cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn, giang đoàn do Nghiêm Văn Phú chỉ huy ở đồng bằng sông Cửu Long đã không nổ súng khi lực lượng cách mạng hành quân qua khu vực họ kiểm soát.

        Đến 30-4-1975, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cũng có thể coi là cái mốc kết thúc một nghề. Một sự kết thúc khá trọn vẹn, có phần may mắn. Lại bắt đầu một nghề mới. Tôi đã có những năm tháng tiếp theo làm việc say sưa, nhưng không cưỡng được quy luật của tuổi tác. Những dự án về viễn thông-tin học của ngành công an đã và đang đi vào cuộc sống, có chút ít “bóng dáng” của tôi trong đó. Cũng có vài công trình nghiên cứu, có công trình viết chung với Trương Thị Mỹ Dung và các học trò khác, chủ yếu trong lĩnh vực toán-tin; dăm ba bài báo đã đăng trên các tạp chí toán học quốc tế.

        Còn chuyện này nữa. Tôi không bao giờ có ý định viết hồi ký, có lẽ do còn giữ thói quen “im như thóc” của người điệp viên. Thời hậu chiến nhiều nhà tình báo được tổ chức cho phép ra công khai, đã có một số cuốn sách viết về họ khá công phu và có tiếng vang. Dường như tôi không thể rũ bỏ tấm áo khoác “lập dị”, khép kín trước mọi người và đinh ninh câu các cụ đã dạy “sống để bụng chết mang theo”. Có lẽ vì thế mà cánh nhà văn, nhà báo rồi đây cũng phải... chào thua(!)

*

*       *

        Trong những ngày cuối cùng với đầu óc còn khá tỉnh, lúc cơn đau tạm lắng dịu tôi lại có dịp quan sát và suy nghĩ về người thân, bạn bè, nhất là những người hay đến thăm nom, nâng giấc cho mình.

        Hai Tân hơn tôi 2 tuổi, trước khi về hưu ông là Tổng cục phó Tổng cục An ninh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đời hoạt động tình báo, tôi có hai ông thầy. Giờ nhìn ông Hai Tân đến thăm, tôi lại nhớ đến người thầy đầu tiên là cụ Nguyễn Hữu Khiếu. Cách đây đúng một năm tôi đã đưa tiễn cụ về nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Mai Dịch, thọ 90 tuổi. Thế là trò lại sắp có dịp được đến vấn an thầy nơi thế giới bên kia rồi! Còn người thầy thứ hai, cũng đang bị nhuốm bệnh. Gầy, xanh xao, Hai Tân bước đi chậm, song trên gương mặt vẫn nụ cười chân thật, đôn hậu dạo nào, còn thêm phần hóm hỉnh nữa. Ông cúi xuống ghé tai tôi bảo: Ngọc à, mình cũng như cậu khấu hao hết đến ngày giải phóng, được lãi nhiều quá, giờ trong hai ta không biết ai lãi hơn ai chút xíu nữa đây nhỉ?

        Đã có câu trả lời ngay sau lần gặp cuối cùng này không lâu, tôi đi trước ông.

        Nguyệt Tỉnh và con trai bay từ Paris về. Hơn hai chục năm trước tôi và nàng đã chính thức chia tay nhau, lúc đó tôi giải thoát cho nàng hay chính nàng giải thoát cho tôi, cũng không biết nữa. Giờ đây nàng từ phương trời xa lắc trở về đau xót nhìn tôi lần cuối. Hẳn trong lòng nàng vẫn còn ẩn chứa bao nhiêu yêu thương, nghĩa tình và tôi thì đến giờ phút sắp rời bỏ dương thế này không còn chút giận hờn nào nữa. Nguyệt Tỉnh à, ông thầy bói già ở phố Hàng Hành, cũng như bà Hoàng Thị Thế tại Paris chẳng đã có cùng một lời tiên tri cho chúng ta: “khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” đó sao!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:44:25 pm »

 
        Nguyễn Hà, con trai tôi giờ đã tròn 50 tuổi, là một tiến sĩ dược có việc làm chắc chắn bên Pháp. Và tôi đã có hai cháu nội. Tôi còn đòi hỏi gì hơn ở con nữa. Con cao lớn, sáng sủa hơn tôi nhiều, con hơn cha nhà có phúc. Con nhớ chăm sóc mẹ chu đáo, đôi khi về thăm lại quê nhà, thắp nén hương cho ông bà, cho cha nghe con.



Vợ và con trai Giáo sư Nguyên Đình Ngọc tại Pháp (2013)

        Luôn bên tôi không rời từ khi bạo bệnh phát ra, “bản án tử hình” treo lơ lửng, là Trương Thị Mỹ Dung. Cô học trò người Sóc Trăng, sinh năm 1949, ở Đại học Khoa học Sài Gòn trước ngày giải phóng, sau này trở thành bạn đời của tôi. Rồi với nghị lực rất cao, học xong đại học, em làm nghiên cứu sinh tiến sĩ về toán tối ưu ở Viện Toán học Hà Nội. Em từng đi thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, anh em tổ BPK vẫn nói trêu: cái đề tài toán học về thanh niên xung phong là do tôi đúc kết từ người phụ nữ này ra cả.

        Một người không đến được lúc này, song tôi vẫn cảm thấy có anh bên cạnh, đó là Bùi Trọng Liễu. Vào giữa năm 1981, anh là trưởng đoàn trí thức Việt kiều ở Paris về nước theo lời mời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp góp ý cho chính phủ lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Anh đã vào Sài Gòn tìm tôi, đến lúc ấy anh mới hiểu, toán học không phải công việc chính của tôi. Anh bảo: Thế mà... Rồi chúng tôi lại nhìn nhau cười, hệt như ngày ấy khi anh cười chọc tôi giảng “lộn” một bài toán vì thói quen tài tử lên lớp không giáo án. Sau lần gặp ở Sài Gòn anh không về lại quê nhà lần nào nữa vì lý do sức khỏe, vẫn là bệnh phổi từ ngày cùng ở dưỡng đường Sceaux.

        Hoàng Xuân Sính kém tôi 1 tuổi, vẫn trẻ trung, nhanh nhẹn và chị khi rảnh việc ở trường Thăng Long, luôn vào bệnh viện chăm nom tôi tận tình như người ruột thịt. Sau 30-4-1975 gặp chị ở Sài Gòn, chị bảo giờ thì anh Ngọc thỏa sức học, nghiên cứu khoa học rồi nhé. Nói vậy thôi, cùng nghề hiểu nhau lắm. Trong lĩnh vực toán học định ra giải thưởng lớn nhất là giải Fields chỉ dành cho người 40 tuổi trở lại, vì độ tuổi trẻ trung như vậy mới có những sáng tạo đột phá. Dù sao, chị Sính ơi tôi không hề nuối tiếc về sự lựa chọn thời trai trẻ của mình! Chị còn kể, hồi tôi về nước là lúc chị sang Paris bảo vệ luận án tiến sĩ toán học. Alexander Grothendieck trong hội đồng chấm luận án, khi gặp anh vẫn nhắc lại kỷ niệm với Nguyễn Đình Ngọc. Ngày còn chiến tranh anh đã sang Hà Nôi bất chấp báo động máy bay Mỹ quần thảo trên đầu, lần mò tìm đến tận nhà mẹ tôi, ngôn ngữ bất đồng, anh chỉ biết tặng mẹ một nụ cười hồn hậu, tươi tắn cùng cái radio nhỏ. Rời Viện IHES, từ năm 1993 anh không còn lưu dấu địa chỉ bưu điện nữa, sống cô đơn trong một căn nhà nhỏ bên sườn dãy Pyrenees hẻo lánh miền Bắc nước Pháp. Đen giờ không biết cố nhân còn hay mất?

        Em trai, em gái và mọi người trong gia đình các em đến thăm nom tôi thường xuyên. Các em ơi, đến lúc này anh vẫn cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm của người anh trưởng, các em hiểu cho tấm lòng anh nhé!

        Kìa, người bạn thân mến của tôi: Giáo sư Đào Vọng Đức! Ngày ấy tôi mới chuyển ra Hà Nội, đang bộn bề việc, nhưng nghe tin ở Viện Khoa học Việt Nam trên Nghĩa Đô có cuộc thuyết trình “Lý thuyết trường và các hạt cơ bản”, là gác mọi chuyện để lên đấy nghe. Tôi vốn có tính “tham lam”. Hồi ở Pháp đã định theo học thêm ngành Vật lý lý thuyết nữa vì thấy nó hay quá, toàn vận dụng toán học giải các phương trình vật lý, tìm hiểu khám phá các quy luật của tự nhiên, nhưng do đã “chật cứng” ngành học rồi, đành phải thôi. Thuyết trình là Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đào Vọng Đức, người từng được đào tạo tại trường nổi danh nhất thời Liên bang Xô viết, Đại học Tổng hợp Lomonosov, về sau đã được bầu vào Viện Hàn lâm Thế giới thứ ba. Không chỉ một buổi, Giáo sư đã thuyết trình nhiều buổi về một chủ đề khó nhưng đầy hấp dẫn như thế và từ đó chúng tôi quen nhau, thân nhau.

        Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ, một trưởng phòng của tôi hồi ở Cục Khoa học viễn thông tin học, về sau khi tôi đã nghỉ hưu anh lên cấp tướng lãnh đạo một tổng cục. Người bạn trẻ đôn hậu ấy luôn gần gũi tâm sự cùng tôi. Thọ ơi, em có còn nhớ một lần trong lúc giận dỗi nhất thời, tôi đã nói với em là mất hết cả rồi! Trong giờ phút sinh ly tử biệt này, xin cho được nói lại với em một câu, dường như tôi đã tìm ra câu đó từ một “định lý tổng quát” được chứng minh qua cuộc đời mình cùng bạn bè, người thân, đồng đội, ấy là: Ta được hết, khi ta thực sự yêu quý và hết lòng với cuộc đời này!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2018, 06:46:29 pm »

   
*

*       *

        Và, bỗng thấy ánh hào quang nơi Thiên Đường đang ló rạng trước mắt tôi. Rực rỡ, ảo huyền biết bao! Linh hồn tôi sắp bay về nơi ấy. Chợt nhớ đến câu thơ của Lý Bạch do Bùi thi sĩ đã dẫn ra hôm nào: Đời như giấc mộng lớn...



Lễ an táng Giáo sư Nguyễn Đình Ngọc được tổ chức có tính chất gia đình đã diễn ra đơn giản, trang nghiêm (2006)



Tại nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh, phấn mộ của GS. Nguyễn Đình Ngọc ở ngay bên cạnh phần mộ của Anh hùng Nguyễn Phước Tân (Hai Tân) - người chỉ huy trực tiếp trước đây trong chiến tranh và cũng là người bạn thân của Giáo sư những tháng ngày hòa bình sau này.


VĨ THANH

        Nguồn trích từ các báo:

        “Tin buồn.

        Thiếu tuớng Nguyễn Đình Ngọc sinh ngày 13-8-1932, tại Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Tây, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Cục trưởng Cục Khoa học viễn thông tin học, Bộ Công an; Phó ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin; Phó chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam; Bỉ thư chi bộ Trường Đại học dân lập Thăng Long; Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương chổng Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy hiệu Vì An ninh Tổ quốc... sau một thời gian lâm bệnh mặc dù được giáo sư bác sĩ Bệnh viên Trung ương quân đội 108, Bệnh viện 19-8 Bộ Công an và gia đình hết lòng cứu chữa nhưng vì bệnh nặng, đồng chi đã từ trần hồi 8 giờ 56 phút ngày 2-5-2006, tức 5-4 Bỉnh Tuất, tại Bệnh viện 19-8, hưởng thọ 74 tuổi.

        Lễ viếng tổ chức từ 9 giờ 30 ngày 8-5-2006 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu hồi 12 giờ 30 cùng ngày, điện táng tại Đài Hóa thân hoàn vũ, Hà Nội. ”

        “Tro cốt của Giáo sư, Thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc đã được đưa vào Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Táng ở khu K6, dãy thứ hai gần tượng đài, phía sau mộ các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bùi Thiện Ngộ...”

        Những người thế hệ anh Ngọc đã phải trải qua những cảnh éo le, có thể nói là rất đau khổ. Có người tham gia cuộc chiến vì lý tưởng, vì bổn phận, có người vì thời cuộc đưa đẩy, chắc chẳng mấy ai vì công danh. Có Bài ca người lính của F.Lemarque, lời thơ gây rung cảm. Tôi chỉ là “dịch dở” xin tóm lược đại ý vài câu:

        Chàng đi chinh chiến trở thành nguyên soái, đó là mong ước
        Trên đường về, quần áo bẩn đeo vai, chân chàng bước
        Ra đi lúc tuổi đôi mươi: chiến tranh đếm xỉa gì đến tình yêu lứa đôi, lời hẹn ước
        Hết chiến tranh may sống trở về, thôi tạm coi là được...

        Paris, 23-6-2006.” (Trích bài “Cố nhân” đăng tại Pháp của nguyên Giáo sư Đại học Paris Bùi Trọng Liễu).

        “... Cái chết thông thường là bất hạnh. Còn ở anh vẫn coi thường, sống phút nào thì phải tận dụng làm điều có ích. Anh bảo: tôi chết cũng là chơi nốt một trò chơi. Ôi, cái câu lãng mạn và chí lí biết bao!” (Trích “Lời tiễn bạn” của ông Nguyễn Bội Tài, một bạn học Trường Chu Văn An).

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM