Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:31:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đơn tuyến  (Đọc 24910 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:47:18 pm »


        - Thưa quý vị - Ông nói tiếp - Đúng như vị giáo sư Hiệu trưởng vừa nói, tôi có hân hạnh trong phái đoàn được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ủy thác sang Hoa Kỳ thuyết phục tân Tổng thống Gerald Ford tăng cường viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Đoàn gồm có các chuyên gia, cố vấn của Tổng thống, ông Phó Chủ tịch Hạ viện, ông Chủ tịch ủy ban đối ngoại và tôi. Có lẽ do tôi từng được Viện Hàn lâm Hoa Kỳ trao bằng Viện sĩ danh dự, nên đoàn trao cho tôi vinh dự được là phát ngôn viên chính khi tiếp xúc với phía Hoa Kỳ. Ra đón đoàn có nhân vật quen thuộc với chính giới Sài Gòn chúng ta những năm khi cuộc Chiến tranh cục bộ bắt đầu và kết thúc bằng Việt Nam hóa chiến tranh, Đại tướng Westmoreland. Vừa gặp, ông ấy đã nói ngay: Vụ Watergate đã phá hỏng tất cả ý đồ trước đây của chúng ta. Ông Nixon người ủng hộ các vị hết lòng phải từ chức và nay Quốc hội vừa ra một đạo luật trói tay Tổng thống trong việc chi viện quân sự ra ngoài biên giới quốc gia. Tuy tân Tổng thống không xa lạ gì với giới chức Sài Gòn, các vị cũng phải có cách nói thế nào đó để ông ủng hộ một khoản viện trợ đáng giá, chứ không phải quá ít ỏi.

        Chắc hẳn qua phuơng tiện truyền thông quý vị đã biết, ngày 9-8-1973 Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức vì bê bối Watergate, ngay sau đó tân Tổng thống Gerald Ford đã có một lá thư trấn an đến Tổng thống của chúng ta, nội dung như sau: “Tôi tưởng không cần phải viết rõ để thông báo tới ngài rằng một trong những nét chính của chánh sách Hoa Kỳ là tính liên tục trong chánh sách ngoại giao từ tổng thống này qua tổng thống khác. Hơn bao giờ hết, điều này hoàn toàn đúng vào lúc hiện tại. Những lời cam kết của Hoa Kỳ khi trước vẫn được Hoa Kỳ giữ đúng vào lúc này, dưới chánh phủ của tôi”. Lá thư đã được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc trong giao ban chính phủ và đọc ở lưỡng viện để củng cố niềm tin của mọi người, rằng trong lúc quốc gia lâm nguy, bạn đồng minh lớn Hoa Kỳ không bỏ rơi chúng ta. Đấy là lá thư ngoại giao. Đoàn chúng tôi sang Hoa Kỳ lần này được giao trọng trách cột chặt lời cam kết ấy với những việc làm cụ thể, cấp thời của Hoa Kỳ với Việt Nam. Vậy thì chọn cách nào đây để thuyết phục ông ta? Chúng tôi bàn rất kỹ, cuối cùng khi gặp Tổng thống Ford tôi chọn thuyết phục theo cái cách của nhà quân sự, tránh dùng những từ hoa mỹ, ngoại giao, mà đi thẳng vào vấn đề, nói rõ một phần thực trạng của quân đội, nếu không có sự chi viện khẩn cấp của Hoa Kỳ thì sẽ có nguy cơ bị Cộng sản thôn tính. Tôi nêu cả dẫn chứng về một bức ảnh đã được đăng trên nhiều tờ báo phương Tây, trong một cuộc rút chạy, một người lính Sài Gòn đã bám cả vào càng trực thăng. Một sự thật trần trụi nhưng có sức thuyết phục. Quan sát nét mặt của Tổng thống, tôi đã nhận ra những sự đồng cảm của tình huynh đệ đã bao năm vào sanh ra tử với nhau. Kết thúc cuộc gặp, Tổng thống Gerald Ford bắt chặt tay tôi và các thành viên trong đoàn, hứa sẽ cử ngay một viên tướng có kinh nghiệm và tài giỏi sang Sài Gòn để nắm tình hình và sẽ có quyết định cụ thể sau. Thưa quý vị, đoàn chúng tôi ra về, hiểu rằng đấy là thắng lợi bước đầu và rất quan trọng...

*

*       *

        Trong thời gian gần đây, kể từ sau vụ Watergate, sự ra đi của tổng thống diều hâu nhất Richard Nixon, cùng những thắng lợi dồn dập, to lớn của quân dân ta trên chiến trường, tôi có linh cảm chế độ Sài Gòn sắp sụp đổ, ngày toàn thắng đã đến rất gần. Quân đội Sài Gòn tỏ ra yếu kém ngay cả khi có quân đội đồng minh đứng cạnh, hoặc có hỏa lực phi pháo Mỹ yểm trợ tối đa. Nay càng rệu rã khi không còn sự sát cánh của lục lượng Mỹ và đồng minh, bên cạnh đó hầu bao viện trợ cũng đang thắt lại. Hôm đến nhà Jason Kaatz, tôi gặp Thiếu tá John Murray, tùy viên quân lực Hoa Kỳ (DAO). Trong cuộc tranh luận với chủ nhà về khoản viện trợ của Hoa Kỳ là bao nhiêu cho đủ, Murray đã nói ra điều này: nếu viện trợ hàng năm ở mức 1,4 tỷ Mỹ kim mới giữ được cả 4 vùng chiến thuật; nếu là 1,1 tỷ Mỹ kim không giữ được Vùng 1; nếu chỉ có được 900 triệu Mỹ kim quên đi cả Vùng 1 và 2; 750 triệu Mỹ kim chỉ còn giữ được một số vùng đông dân cư; còn 600 triệu Mỹ kim thì may ra giữ được Sài Gòn và miền Tây.

        Vào tháng 8-1973 hai nghị sĩ Hoa Kỳ Frank Church và Clifford Case đã đệ trình một dụ luật trước Thượng viện cấm tất cả mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Dương nếu không được sự thỏa thuận của Quốc hội. Dụ thảo này đã được thông qua vào tháng 12-1973. Như vậy Đạo luật Case-Church Amendment được ban hành thì bất kỳ một tổng thống nào muốn can thiệp vào Đông Dương bằng quân sự, chẳng hạn như ra lệnh cho B52 oanh tạc đều phải xin phép Quốc hội. Và Quốc hội năm tới hoàn toàn do đảng Dân chủ nắm, mà đa số đảng viên đảng Dân chủ thì chống lại việc đảng Cộng hòa ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng hòa. Do đó dù muốn trợ giúp cho Nam Việt Nam, Gerald Ford cũng khó lòng mà đạt được thỏa thuận của Quốc hội Hoa Kỳ. Việc Ford trấn an Thiệu bằng “tính liên tục trong chính sách” cũng chỉ cách nói xã giao, hình thức. Bằng chứng là giữa tháng 8-1973 đạo luật cuối cùng của Tổng thống Nixon viện trợ cho chế độ Sài Gòn 1,1 tỷ dollar, sau đó Quốc hội biểu quyết chỉ thông qua khoản viện trợ 700 triệu dollar, cuối cùng vì nhiều chính sách khác biệt của Bộ Quốc phòng Mỹ mà đến tay chính quyền ngụy Sài Gòn chỉ còn 400 triệu dollar. Muối bỏ bể!

        Chuyện thương thuyết của ông nghị Đinh Văn Đệ chỉ để thương thuyết, khó mà có một sự ủng hộ cụ thể, thiết thực nào của Tổng thống. Hãy chờ xem!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:48:46 pm »

       
Chương chín

VIÊN TRỢ LÝ HÀNH QUÂN

        Đầu năm 1975. Một sự kiện chấn động giới quân nhân Sài Gòn: Phước Long thất thủ! Tôi thì ngầm hiểu, đây là “bài thuốc thử” của ta về khả năng tác chiến của quân ngụy cùng phản ứng của Mỹ, trước khi tung những đòn chiến lược tiếp theo.

        Phước Long ở phía Đông Bắc Sài Gòn, sát biên giới Campuchia, là một trong những tỉnh được thành lập dưới triều tổng thống họ Ngô, nơi chuyển tiếp của địa hình cao nguyên cuối dãy Trường Sơn xuống đồng bằng miền Nam. Tỉnh này núi không cao, rừng không rậm, cư dân hầu hết người thiểu số. Phước Long và Bình Long đều thuộc lãnh thổ quản lý của Quân đoàn 3, Quân khu 3 do trung tướng Dư Quốc Đống làm tư lệnh. Có thời kỳ trung tướng Lê Nguyên Khang làm tư lệnh quân đoàn này, năm 1974 anh ta đã đổi sang làm phụ tá hành quân của Tổng Tham mưu trưởng, rõ ràng bị thất sủng. Tôi tìm cách gặp anh ta. Trong điện thoại anh bảo, mời giáo sư sang chơi, tôi đang rảnh việc. Khi tôi đến, thấy có một viên đại tá còn khá trẻ, đầu chải rẽ ngôi bóng mượt đang ở đấy. Lê Nguyên Khang giới thiệu: Đại tá Phạm Bá Hoa, Trợ lý hành quân của Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Cao Văn Viên. Tôi tỏ ý không hiểu, hai chức danh “phụ tá” và “trợ lý” đều của Tổng Tham mưu trưởng cả, có gì khác nhau? Phạm Bá Hoa nhũn nhặn trả lời ngay:

        - Trong quân đội có những chức danh thoạt nghe có vẻ giống nhau, song lại rất khác nhau. Trung tướng đây bậc thầy tôi, chỗ của ông là đứng bên cạnh Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng, quyết định những việc hệ trọng của quân cơ, còn tôi người giúp việc cho hai vị thôi.

        - Đại tá nói vậy cho phải phép - Lê Nguyên Khang cười nhạt nói - Thực ra lâu nay ngay Tổng Tham mưu trưởng cũng đâu có nhiều việc, việc hệ trọng nhất điều binh khiển tướng lại do Tổng thống quyết hết. Bởi thế nên ít thấy Đại tướng Cao Văn Viên đến nhiệm sở. Tôi nói vậy, có đúng không Đại tá?

        - Cũng có chuyện ấy - Phạm Bá Hoa nhìn Khang gật đầu, cười nửa miệng - Nhưng chuyện mất Phước Long vừa rồi thì chính Tư lệnh Dư Quốc Đống cánh tay mặt của Tổng thống, cũng không hài lòng với cái cách điều binh khiển tướng của Tổng thống.

        - Tôi cũng có nghe phong phanh chuyện ấy - Khang nói - đang dở câu chuyện ban nãy, Đại tá nói tiếp đi.

        - Xin lỗi giáo sư - Hoa nhìn tôi nói - chuyện nhà binh toàn phi pháo, chết chóc ngán lắm, không biết có làm mất thì giờ của giáo sư không?

        Tôi bảo anh ta là công việc giảng dạy, nghiên cứu đến mụ mẫm đầu óc, nay được “đổi món” thế này là rất thú vị. Xin cứ nói, nếu không có gì bí mật quân sự.

        - Thua rồi, mọi con bài đều lật ngửa cả, còn bí mật cái mẹ gì nữa. Lê Nguyên Khang còn có vẻ cay cú.

        - Chuyện thế này - Phạm Bá Hoa tiếp lời - Ngày 24-12-1974 có chuyến Chinook 47 chở toán chuyên viên từ Sài Gòn lên phi trường Phước Long để sửa chiếc phi cơ vận tải C130 bị hư. Vừa sửa xong, chiếc cần cẩu bay đó đã bị pháo phòng không của Cộng quân bắn hạ. Các phi tuần khu trục phản lực A37 được điều lên từ Sư 4 không quân ở cần Thơ cũng bị bắn rát, sau này thiếu tá phi công Trần Quốc Tuấn nói với tôi rằng: Em chưa bao giờ gặp hỏa lực phòng không dày đặc như thế bố trí xung quanh tỉnh lỵ Phước Long. Sang ngày đầu năm nay, Cộng quân lại pháo kích mạnh vào căn cứ không quân Biên Hòa, ngăn những khu trục của Sư 3 yểm trợ Phước Long. Đang tình hình hết sức nguy hiểm cho lực lượng phòng trú ở Phước Long thì nổ ra mối bất hòa giữa Tư lệnh Đống và Tổng thống Thiệu trong phiên họp tại Phủ Tổng thống. Trung tướng Đống xin lực lượng tổng trù bị cứu viện ngay, nhưng không được chấp thuận. Lực lượng này dưới quyền điều động của Tổng Tham mưu trưởng, gồm Sư dù, Sư Thủy quân lục chiến, Liên đoàn 81 Biệt cách dù và Liên đoàn 7 Biệt động quân. Tổng Tham mưu trưởng lúc nào cũng theo dõi, thấu hiểu tình hình quân sự khắp nơi trên lãnh thổ, nhưng cũng không được hỏi ý kiến. Tổng thống phớt hết. Theo lời trung tướng Đồng Văn Khuyên - Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận thì trung tướng Đống tỏ ý bức xúc xin từ chức ngay trong cuộc họp nhưng không được Tổng thống chấp thuận. Tôi thấy tướng Đống như vậy là làm mình làm mẩy. Có thêm quân thì tiếp tục làm tư lệnh, không thì xin nghỉ, trong khi Phước Long đang nguy ngập. Xin nói với Trung tướng và Giáo sư, tôi vốn rất kính trọng sự khảng khái của tướng Đống từ hồi ông chuẩn tướng, thành viên trong hội đồng kỷ luật đặc biệt năm 1966 tại Bộ Tổng tham mưu, để giải quyết việc 5 tướng gây ra khủng hoảng ở miền Trung. Chuẩn tướng lúc đó đã dõng dạc nói là mình bỏ phiếu trắng, có nghĩa riêng ông không chống lại trung tướng Nguyễn Chánh Thi. Lý do ông trình bầy vì ông kính trọng trung tướng Thi, một bậc thầy của ông. Đồng thời ông cũng xin hội đồng quyết định chức Tư lệnh nhẩy dù của ông. Nay ông từ chức trong lúc Phước Long nguy ngập không đúng với tính cách của ông, một tướng nhẩy dù can đảm. Thế rồi đến khi Tổng thống nhượng bộ lời yêu cầu của Tướng Đống thì đã quá chậm. Liên đoàn 81 Biệt cách dù một đơn vị rất tinh nhuệ đến ứng cứu khi tỉnh lỵ sắp thất thủ, lính biệt cách dù chỉ còn cách băng rừng tháo chạy vì phải đương đầu với 2 sư đoàn tinh nhuệ của Cộng quân.

Chương chín

VIÊN TRỢ LÝ HÀNH QUÂN

        Đầu năm 1975. Một sự kiện chấn động giới quân nhân Sài Gòn: Phước Long thất thủ! Tôi thì ngầm hiểu, đây là “bài thuốc thử” của ta về khả năng tác chiến của quân ngụy cùng phản ứng của Mỹ, trước khi tung những đòn chiến lược tiếp theo.

        Phước Long ở phía Đông Bắc Sài Gòn, sát biên giới Campuchia, là một trong những tỉnh được thành lập dưới triều tổng thống họ Ngô, nơi chuyển tiếp của địa hình cao nguyên cuối dãy Trường Sơn xuống đồng bằng miền Nam. Tỉnh này núi không cao, rừng không rậm, cư dân hầu hết người thiểu số. Phước Long và Bình Long đều thuộc lãnh thổ quản lý của Quân đoàn 3, Quân khu 3 do trung tướng Dư Quốc Đống làm tư lệnh. Có thời kỳ trung tướng Lê Nguyên Khang làm tư lệnh quân đoàn này, năm 1974 anh ta đã đổi sang làm phụ tá hành quân của Tổng Tham mưu trưởng, rõ ràng bị thất sủng. Tôi tìm cách gặp anh ta. Trong điện thoại anh bảo, mời giáo sư sang chơi, tôi đang rảnh việc. Khi tôi đến, thấy có một viên đại tá còn khá trẻ, đầu chải rẽ ngôi bóng mượt đang ở đấy. Lê Nguyên Khang giới thiệu: Đại tá Phạm Bá Hoa, Trợ lý hành quân của Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Cao Văn Viên. Tôi tỏ ý không hiểu, hai chức danh “phụ tá” và “trợ lý” đều của Tổng Tham mưu trưởng cả, có gì khác nhau? Phạm Bá Hoa nhũn nhặn trả lời ngay:

        - Trong quân đội có những chức danh thoạt nghe có vẻ giống nhau, song lại rất khác nhau. Trung tướng đây bậc thầy tôi, chỗ của ông là đứng bên cạnh Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng, quyết định những việc hệ trọng của quân cơ, còn tôi người giúp việc cho hai vị thôi.

        - Đại tá nói vậy cho phải phép - Lê Nguyên Khang cười nhạt nói - Thực ra lâu nay ngay Tổng Tham mưu trưởng cũng đâu có nhiều việc, việc hệ trọng nhất điều binh khiển tướng lại do Tổng thống quyết hết. Bởi thế nên ít thấy Đại tướng Cao Văn Viên đến nhiệm sở. Tôi nói vậy, có đúng không Đại tá?

        - Cũng có chuyện ấy - Phạm Bá Hoa nhìn Khang gật đầu, cười nửa miệng - Nhưng chuyện mất Phước Long vừa rồi thì chính Tư lệnh Dư Quốc Đống cánh tay mặt của Tổng thống, cũng không hài lòng với cái cách điều binh khiển tướng của Tổng thống.

        - Tôi cũng có nghe phong phanh chuyện ấy - Khang nói - đang dở câu chuyện ban nãy, Đại tá nói tiếp đi.

        - Xin lỗi giáo sư - Hoa nhìn tôi nói - chuyện nhà binh toàn phi pháo, chết chóc ngán lắm, không biết có làm mất thì giờ của giáo sư không?

        Tôi bảo anh ta là công việc giảng dạy, nghiên cứu đến mụ mẫm đầu óc, nay được “đổi món” thế này là rất thú vị. Xin cứ nói, nếu không có gì bí mật quân sự.

        - Thua rồi, mọi con bài đều lật ngửa cả, còn bí mật cái mẹ gì nữa. Lê Nguyên Khang còn có vẻ cay cú.

        - Chuyện thế này - Phạm Bá Hoa tiếp lời - Ngày 24-12-1974 có chuyến Chinook 47 chở toán chuyên viên từ Sài Gòn lên phi trường Phước Long để sửa chiếc phi cơ vận tải C130 bị hư. Vừa sửa xong, chiếc cần cẩu bay đó đã bị pháo phòng không của Cộng quân bắn hạ. Các phi tuần khu trục phản lực A37 được điều lên từ Sư 4 không quân ở cần Thơ cũng bị bắn rát, sau này thiếu tá phi công Trần Quốc Tuấn nói với tôi rằng: Em chưa bao giờ gặp hỏa lực phòng không dày đặc như thế bố trí xung quanh tỉnh lỵ Phước Long. Sang ngày đầu năm nay, Cộng quân lại pháo kích mạnh vào căn cứ không quân Biên Hòa, ngăn những khu trục của Sư 3 yểm trợ Phước Long. Đang tình hình hết sức nguy hiểm cho lực lượng phòng trú ở Phước Long thì nổ ra mối bất hòa giữa Tư lệnh Đống và Tổng thống Thiệu trong phiên họp tại Phủ Tổng thống. Trung tướng Đống xin lực lượng tổng trù bị cứu viện ngay, nhưng không được chấp thuận. Lực lượng này dưới quyền điều động của Tổng Tham mưu trưởng, gồm Sư dù, Sư Thủy quân lục chiến, Liên đoàn 81 Biệt cách dù và Liên đoàn 7 Biệt động quân. Tổng Tham mưu trưởng lúc nào cũng theo dõi, thấu hiểu tình hình quân sự khắp nơi trên lãnh thổ, nhưng cũng không được hỏi ý kiến. Tổng thống phớt hết. Theo lời trung tướng Đồng Văn Khuyên - Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận thì trung tướng Đống tỏ ý bức xúc xin từ chức ngay trong cuộc họp nhưng không được Tổng thống chấp thuận. Tôi thấy tướng Đống như vậy là làm mình làm mẩy. Có thêm quân thì tiếp tục làm tư lệnh, không thì xin nghỉ, trong khi Phước Long đang nguy ngập. Xin nói với Trung tướng và Giáo sư, tôi vốn rất kính trọng sự khảng khái của tướng Đống từ hồi ông chuẩn tướng, thành viên trong hội đồng kỷ luật đặc biệt năm 1966 tại Bộ Tổng tham mưu, để giải quyết việc 5 tướng gây ra khủng hoảng ở miền Trung. Chuẩn tướng lúc đó đã dõng dạc nói là mình bỏ phiếu trắng, có nghĩa riêng ông không chống lại trung tướng Nguyễn Chánh Thi. Lý do ông trình bầy vì ông kính trọng trung tướng Thi, một bậc thầy của ông. Đồng thời ông cũng xin hội đồng quyết định chức Tư lệnh nhẩy dù của ông. Nay ông từ chức trong lúc Phước Long nguy ngập không đúng với tính cách của ông, một tướng nhẩy dù can đảm. Thế rồi đến khi Tổng thống nhượng bộ lời yêu cầu của Tướng Đống thì đã quá chậm. Liên đoàn 81 Biệt cách dù một đơn vị rất tinh nhuệ đến ứng cứu khi tỉnh lỵ sắp thất thủ, lính biệt cách dù chỉ còn cách băng rừng tháo chạy vì phải đương đầu với 2 sư đoàn tinh nhuệ của Cộng quân.

        Lại còn chuyện buồn này nữa. Sau khi đã mất Phước Long, trung tướng Đồng Văn Khuyên mời tất cả các đơn vị trưởng trong phạm vi Quân trấn Sài Gòn và vùng phụ cận đến câu lạc bộ của Bộ Tổng tham mưu để nghe ông tóm tắt diễn biến chiến sự. Cuối cùng ông kết một câu thế này: Quý vị ạ, mất Phước Long lại là điều may, giảm đi cái ung nhọt trên cơ thể, vì với khả năng không vận hiện nay mà chiến trường Phước Long cần đến thì Bộ Tổng tham mưu không thể thỏa mãn nổi. Ông vừa nói xong mọi người “ồ” lên kinh ngạc. Chính tôi cũng thấy trung tướng Khuyên đã không có chuẩn bị trước cho buổi họp này, đã nói một câu làm đau lòng những chiến sĩ trú phòng cũng như tiếp viện Phước Long còn sống sót, và làm tổn thương vong linh những người đã ngã xuống.

        - Sau Tổng thống cử trung tuớng Nguyễn Văn Toàn - Lê Nguyên Khang tiếp lời Phạm Bá Hoa - thay trung tuớng Du Quốc Đống, Tu lệnh Quân đoàn 3, tôi thấy cũng không trúng. Cuối năm 1974, trung tướng Toàn đã bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2 cho trung tướng Phạm Văn Phú, vì theo Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tướng Toàn đã bị tố cáo tham nhũng. Trước đó, khi giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh đồn trú tại Quảng Ngãi, Tướng Toàn đã bị báo chí khui ra nhiều bê bối trong đời tư. Hình như Tổng thống quá ưu ái đến vị này. Binh bị giảm sút, người chỉ huy lại bất tài, vụ lợi thế thì sao không thất bại.

        - Trung tướng có nhớ bản kế hoạch tái phối trí binh lực - Phạm Bá Hoa nói - do Đại tướng Cao Văn Viên đệ trình hồi tháng 1-1974 nhưng bị Tổng thống gạt qua một bên không?

        - Sao không nhớ. Chính tôi và Đại tướng đã bàn nhau soạn bản kế hoạch này - Lê Nguyên Khang nói - Rồi kết luận mới đây của Tổng thống về việc co cụm, thu hẹp vùng lãnh thổ cho tương xứng với sự cắt viện trợ của Hoa Kỳ, cũng là nhắc lại những nét chính trong bản kế hoạch đó. Ai cũng thấy, đối phương muốn mở trong nay mai cuộc chiến tranh tổng lực để quyết định nhanh chiến cuộc. Nhưng chỉ còn e ngại phản ứng của phía đồng minh Hoa Kỳ mà thôi.

        - Tình hình xấu đi quá rõ - Phạm Bá Hoa hỏi - Trung tướng đã có ý định...

        Không để Hoa nói hết câu, Khang hất hàm:

        - Tất nhiên!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:50:43 pm »


TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO MỘT QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

        Đêm khuya. Tôi dán tai vào cái radio nhỏ, bản tin cuối cùng của Đài Tiếng nói Việt Nam: Rạng sáng ngày 10-3-1975 quân ta đồng loạt tấn công Buôn Ma Thuột và ngày 11-3 thị xã này thất thủ. Ngày 12-3 lực lượng của Quân đoàn 2 ngụy, gồm các trung đoàn của Sư đoàn 23, liên đoàn 21 biệt động cùng bộ phận còn lại của Trung đoàn 53, với sự yểm trợ của Sư đoàn 6 không quân phản kích nhằm tái chiếm Buôn Ma Thuột. Nhưng đã bị quân ta đánh áp đảo, địch bị cầm chân trên đường 14. Sáng 14-3, tại Cam Ranh, Tổng thống Thiệu ra lệnh trung tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2, Quân khu 2 tùy nghi di tản, rút các lực lượng khỏi Tây Nguyên. Quân ngụy Sài Gòn bị quân ta truy kích dọc đường số 7 và đang tan rã.

        Huế thất thủ; tiếp đến Đà Nẵng; đầu tháng Tư lần lượt các thành phố biển miền Trung được giải phóng...

        Ngày 25-4, qua ông Hai Chuối, người liên lạc, tôi nhận được một tài liệu gồm 2 tờ in roneo “Thông tri số 10/TT ngày 22-4-1975” của Ban Thường vụ Trung ương cục Miền Nam. Đây cũng là văn bản đầu tiên của cấp cao nhất đến được tay tôi kể từ ngày về nước:

        “1. Do những thắng lợi dồn dập của ta và trước nguy cơ sựp đổ hoàn toàn của ngụy quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ đã ép Thiệu từ chức hòng tìm biện pháp ngăn chặn tổng công kích, tổng khởi nghĩa của ta, làm lạc hướng đẩu tranh của quần chúng, mong tránh khỏi thất bại hoàn toàn của chúng. Việc Thiệu từ chức, Hương lên thay trong tình hình hiện nay càng làm tinh thần ngụy quân ngụy quyền sụp đổ nhanh, nội bộ chúng càng mâu thuẫn phân hóa sâu sắc, càng có lợi cho ta tổng tấn công nổi dậy và giành thắng lợi nhanh chóng ở thành thị và nông thôn. Vì vậy các cấp bộ đảng và toàn thể quân dân ta cần phải:

        - Nắm vững mục tiêu đánh đổ toàn bộ chỉnh quyền địch, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.

        - Quyết đẩy mạnh cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa và quyết giành toàn thắng.

        - Đả phá mọi tư tưởng chờ đợi, chập chờn, do dự.

        2.   Các cấp các ngành đều phải tập trung đẩy mạnh tấn công nổi dậy, đồng thời tiếp quản xây dựng tốt vùng giải phóng và phát triển các lực lượng cách mạng. Phải hết sức tranh thủ thời cơ và thời gian thuận lợi hiện nay để giành toàn thắng, không được một chút nào do dự, chần chừ, dù là kẻ địch có đưa ra bất cứ đề nghị thương lượng nhân nhượng nào.

        - Phải khẩn trương thực hiện các kế hoạch tổng tấn công quân sự thật kiên quyết triệt để, tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch và chiếm lĩnh các mục tiêu quy định.

        - Thẳng tay phát động nhân dân nổi dậy giành chỉnh quyền, nhanh chóng tháo gỡ hàng loạt đồn bổt giải phóng nông thôn, nhanh chỏng diệt ác phá kiềm, mở rộng quyền làm chủ đưa lên phong trào khởi nghĩa để phổi họp với tẩn công quân sự giành giải phỏng các thành thị.

        - Đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động binh lính và nhân viên ngụy quyền, nhân thời cơ nầy làm tan rã lớn ngụy quân, ngụy quyền.

        3.   Tiếp theo việc Thiệu từ chức, sẽ còn có những thay đổi khác trong bọn cầm đầu ngụy quân, ngụy quyền. Các cấp cần theo dõi sát các diễn biến này để liên tục tranh thủ những thời cơ cụ thể mà đẩy mạnh tấn công nổi dậy và kịp thời tấn công binh vận thật sắc bén giành thắng lợi mau lẹ và to lớn hơn nữa.

        4.   Ở Sài Gòn và các thành phổ, phải kịp thời ngăn chặn và đổi phó với mọi âm mưu tuyên truyền lừa mị của Mỹ ngụy, đừng để quần chúng lạc hướng đẩu tranh trong lúc nầy. Phải nhân cơ hội nầy mà đưa quần chúng nổi dậy dùng bạo lực chính trị và vũ trang kết hợp với binh tề vận mà diệt ác trừ gian giành quyền làm chủ ở cơ sở. Phải dựa vào sức đẩu tranh cách mạng của quần chúng cơ bản mà lôi kéo quần chúng tiểu tư sản và trí thức tiến bộ đi theo con đường cách mạng, đừng để cho lực lượng trung gian lừng chừng gieo rắc ảo tưởng hòa bình thương lượng trong quần chúng, kéo quần chúng đi lạc hướng đẩu tranh cách mạng, chệch con đường tấn công nổi dậy giành toàn thẳng.

        Sau việc Thiệu từ chức, thái độ của quần chúng, của nhân viên chính quyền và binh lính địch, của các phe phái chỉnh trị tiến bộ và phản động thế nào, cần báo ngay về KBN (bí danh của Trung ương Cục). ”


        Tôi đọc xong, ghi nhớ và đốt tài liệu này đi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:52:24 pm »


        Mười năm, cuộc chiến sắp đến hồi kết. Sài Gòn những ngày giữa tháng 4-1975 có cái gì đó giống như Hà Nội giữa tháng 4-1955, những người trong giới cầm quyền và người thân của họ đang trong tâm trạng cực kỳ hoang mang hốt hoảng chuẩn bị cho một cuộc trốn chạy. Tôi bỗng nhớ đến ông chú vợ, cựu Thủ tướng Phan Huy Quát. Ông đã hết thời từ lâu, dù sao tôi cũng hàm an vợ chồng ông, đã giúp Nguyệt Tỉnh và tôi khi vừa đặt chân đến sinh sống ở thành phố này hai mưoi năm về trước. Tôi đến, cả nhà ông đang rối bời giữa đi và ở. Lý do duy nhất níu chân ông lại là đã già rồi, chẳng còn sống được mấy nả nữa, muốn được gửi thân xác tại quê nhà. Nhưng vợ và các con ông thì nhất quyết ra đi, không đội chung trời với cộng sản. Ông hỏi ý kiến tôi, tất nhiên tôi nói nhỏ vào tai ông, nên ở lại. Ông vẫn dùng dằng, bảo còn chờ tin của cậu cháu trung tá biệt động, nếu việc di tản bằng C130 thuận lợi thì đi. Đi sang một nước nào đấy rồi tính sau. Được một lúc có điện thoại. Ông nghe, mồ hôi vã trên trán, bỏ máy xuống quay ra thở dài thườn thượt nói với cả nhà:

        - Không ổn rồi. Lúc bốn giờ sáng Cộng quân đã pháo kích vào phi trường Tân Son Nhất làm chiếc C130 của không lực Hoa kỳ bị trúng đạn, đúng vào lúc sắp sửa cất cánh, hai binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị trúng đạn tử vong. Sau cuộc pháo kích này kế hoạch di tản bằng C130 bị hủy hoàn toàn vì phi trường hư hại nặng. Hiện có vài nghìn người Việt và hàng trăm người Mỹ đang bị kẹt lại sân bay. Chỉ còn cách di tản bằng trực thăng tại tòa Đại sứ, ở đó cũng đang rất hỗn loạn, người ngoài không thể lọt vào được.

        - Đi Cần Thơo - Bà vợ ông nói - di tản bằng đường thủy ra Đệ Thất hạm đội với gia đình Nghiêm Văn Phú. Ngay bây giờ, kẻo không kịp.

        Tôi vội vã chia tay ông bà, ra về với tâm trạng xốn xang khó tả. Quân Giải phóng đã áp sát các cửa ngõ Sài Gòn. Thế rồi sau đó chừng một giờ, tôi được tin xe chở gia đình ông Phan Huy Quát mới đi được một chặng ngắn khỏi thành phố đã bị quân ta chặn lại, không một ai trong nhà trốn thoát.


Nguyễn Phước Tân (1930-2007), tên thật Nguyễn Văn Chẩn, bí danh: Hai Tân, Bảy Chẩn, Bảy Hưởng, là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người chỉ huy trực tiếp của Giáo sư Nguyễn Đình Ngọc hoạt động bí mật.

        Tôi nhận được chỉ thị “khẩn” từ ông Hai Tân: Trung ương muốn biết trong tình hình ngụy quyền Sài Gòn sắp bị sụp đổ, Mỹ có quay trở lại hay không? cần trả lời ngay!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:53:24 pm »


        Đe có ngay được câu trả lời chuẩn xác theo chỉ thị của cấp trên trong thời khắc gấp gáp, nước sôi lửa bỏng này là điều khó, cực khó! Tôi nghĩ đến hai người: Jason Kaatz và Nghiêm Văn Phú.

        Tôi gọi điện cho Jason, chỉ nghe tiếng “u, u” đường dây đã bị cắt. Nhà Nghiêm Văn Phú cũng không có tín hiệu phản hồi. Phải đến Jason trước. Từ chiều qua khi quân giải phóng áp sát các cửa ngõ vào thành phố, sự hỗn loạn không kiểm soát đã diễn ra ở nhiều nơi trong nội ô, các tuyến xe buýt hầu như đã tê liệt, ngoài đường cũng chẳng còn bóng dáng chiếc xe lam, xích lô hay xe ôm nào. Nhà của hai người khá xa nơi tôi ở. Tôi kéo chiếc xe đạp vẫn thường dùng đến trường khỏi gầm cầu thang chung cư, ra lề đường. Vừa ngồi lên đạp mạnh thì nghe “roẹt”, guồng đạp sau đó nhẹ tênh, xe chẳng hề nhúc nhích. Cái líp xe đã tuột cá. Tôi quăng nó vào gốc cây, cuốc bộ là thượng sách! Và cứ cắm cúi sải bước trên hè phố, mấy lần suýt đụng người đi ngược chiều, họ cũng vội vã chẳng kém. Mỗi khi vượt qua đường, tôi đều phải nhấp nhổm dừng hồi lâu để chọn thời cơ tót được sang bên kia, vì lúc này xe nào cũng rú ga chạy như điên, có khi còn gặp cả đoàn xe nhà binh rầm rầm qua như trận cuồng phong, trên thùng lố nhố đầu súng, đầu mũ sắt. Dầu vậy, tôi vẫn nghe vẳng bên tai tiếng đùng đoàng không ngớt từ ngoại ô vọng về, có lẽ tuyến phòng thủ cuối cùng của quân ngụy Sài Gòn ở Xuân Lộc sắp bị chọc thủng rồi!

        Đen đường Catinat. Và ngôi biệt thự ba tầng kiểu dáng hiện đại, sơn trắng toát, nơi không ít lần tôi đến “coi tử vi” cho vợ chồng Jason - Vương Mộng Ngọc đã ở trước mặt. cổng sắt mầu xanh đen quen thuộc đang đóng im ỉm. Tôi vội nhấn chuông mấy lần. Chờ một lúc vẫn không thấy mở cửa. Chắc vợ chồng anh ta đã cao chạy xa bay rồi? Tôi vừa định quay đi, thì cánh cổng cọt kẹt, một cái đầu ló ra. Tôi lại gần: một người đàn bà đứng tuổi, tóc muối tiêu đang bên trong ánh mắt lộ vẻ sợ sệt. Tôi hỏi:

        - Thưa, tôi muốn gặp đại tá Jason Kaatz. (Cuối năm ngoái, anh ta đã được thăng từ trung lên đại tá).

        - Cả nhà ông bà - Người đàn bà ngập ngừng trả lời - trưa qua đã vô phi trường Tân Sơn Nhứt di tản rồi.

        Nói xong bà ta đóng sập cánh cổng. Tôi lắc đầu quay ra. Giờ mới biết lưng áo mình đẫm mồ hôi và cũng cảm nhận được sự mệt bã bời của cuộc chạy bộ ngót mười cây số vừa nãy. Tôi lo ngại, phải cuốc tiếp hơn mười cây số nữa đến nhà Nghiêm Văn Phú lúc này không biết có còn đủ sức không? Rồi tự nhủ: mệt mấy cũng phải cố! Tôi vừa bước được một đoạn chưa ra khỏi khuôn viên nhà Jason, chợt nghe tiếng nghiến ở cổng sắt phía sau. Bản năng làm tôi quay đầu nhìn lại, người đàn bà tóc muối tiêu ban nãy lại thò đầu ra, gọi với theo:

        - Giờ không có xe buýt, xe lam đâu ông ơi! Đây sẵn cái xe cuốc, ông cần thì lấy mà đi.

        Mừng quá, tôi chạy lại. Người đàn bà mở rộng cổng cho tôi lọt vào. Cái xe đạp cuốc đang dựa hàng rào cây ô rô phía trong sân.

        - Đại tá sáng nào cũng thể thao vài vòng quanh phố cho khỏe người - Bà nói - Lúc loạn lạc này, ông cứ xài nó tự nhiên cho được việc của mình.

        Tôi gật đầu cảm ơn bà và lập cập dắt xe ra khỏi cổng. Rồi tôi nhảy ngay lên yên, đạp dấn, xe hơi cao phải nghến hết chân, song rất nhẹ, xích líp ròn tanh tách. Bỗng chốc tôi trở thành một cua -rơ thực sự lao vun vút trên đường. Nếu không có người đàn bà tốt bụng kia giúp thì không biết đến bao giờ tôi mới đến được nhà Nghiêm Văn Phú ở tận Tân Cảng, trong khu biệt thự dành cho sĩ quan hải quân cao cấp.

        Tôi đến nhà Nghiêm Văn Phú đúng lúc vợ chồng anh bàn tính thu xếp mang đi những thứ gọn nhẹ, đáng giá nhất.

        - Có lẽ em sẽ sang Pháp với chị em. - Nguyệt Mỹ nói với tôi - Nhưng anh Phú thì thích sang Mỹ hơn.

        Bộ mặt Phú bợt bạc, nói độ nửa giờ nữa phải xuống giang đoàn xung phong mạn cần Thơ, còn vợ con anh sẵn sàng khi có xe đón là lên đuờng ngay. Tôi hỏi Phú:

        - Tình hình nguy cấp thế này, sao không cầu cứu không lực Hoa Kỳ yểm trợ?

        - Đã gọi ra Đệ Thất hạm đội cho Đô đốc Noel Gayler rồi, nhưng máy không bắt đuợc, bận liên tục anh à.

        - Gọi lại xem, biết đâu gặp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:53:50 pm »


        Phú bật máy bộ đàm. Bỗng có tín hiệu. Tiếng của người ở đầu dây bên kia tôi đứng cạnh Phú nghe được khá rõ. Phú gào vào bộ đàm:

        - Đô đốc có biện pháp gì yểm trợ khẩn cấp chứ. Chúng tôi không thể tử thủ mãi được, sắp bại trận cả rồi!

        - Hết cách rồi! - Tiếng Noel Gayler, một chất giọng Hoa Kỳ không thanh thoát mà trầm đục, không giấu nỗi thất vọng, chán nản - Ông Thiệu, ông Kỳ cũng yêu cầu như Phó đề đốc nhưng Tổng thống Gerald Ford đã từ chối. Giờ chỉ còn chiến dịch di tản bằng phi cơ C130 tại phi trường Tân Sơn Nhất đưa người Mỹ rời Việt Nam thôi.

        Phú buông máy, nhìn tôi nhún vai lắc đầu. Tôi nói ngay với anh ta:

        - Đằng nào cũng thua. Tử thủ không giải quyết được gì, chỉ thêm đổ máu cho cả hai phía.

        Phú nhìn tôi không biểu thị sự phản đối lời tôi vừa nói.

        - Anh vẫn còn binh quyền, nên ra lệnh cho thuộc cấp - Tôi nói tiếp - án binh bất động. Không đụng độ khi VC tiến vào Sài Gòn bằng đường thủy.

        Đôi mày rậm của Phú hơi nhướn lên khi nghe tôi như thể đang ra lệnh vậy. Tôi đọc được thoáng ngạc nhiên và hoài nghi nào đó từ ánh mắt anh ta. Trong giờ phút sinh tử này, tôi quyết định nói thẳng ra điều ấy với anh, cho dù anh ta có phản đối và lờ mờ hiểu ra về con người thật của tôi thì cũng đã muộn. Nhưng Phú chớp chớp mắt nhìn tôi thay cho một lời đồng tình, còn bảo:

        - Hiện ở phi trường Tân Sơn Nhất đang rất nhốn nháo. Cộng quân có thể pháo kích bất cứ lúc nào. Chỉ còn cách di tản theo đường thủy ra Đệ Thất hạm đội. Anh có theo gia đình tôi thì hôm nay ở luôn lại đây.

        - Tôi có một mình - Tôi nói - Lại chỉ làm khoa học. Thôi thì phó mặc cho số phận.

        Anh ta chủ động bắt chặt tay tôi. Cả hai đều hiểu: đây là cái bắt tay cuối cùng. Và chia tay nhau vội vã.

        Phú cho xe Jeep đưa tôi về. cần phải giải ngay một “bài toán”: chọn cách nào để tin đến ông Hai Tân nhanh nhất? Từ ngày cảm thấy đường dây đơn tuyến của tôi bị “động”, ông Hai Tân đã yêu cầu tôi cắt hẳn việc liên hệ trực tiếp qua điện thoại hoặc đánh mooc (trước đây gặp tình huống bất đắt dĩ lắm tôi mới phải dùng đến cách này). Chỉ được phép gửi tin qua hộp thư bí mật. Theo lẽ thường, người liên lạc có mang báo cáo đến được chùa Đại Tùng Lâm trên đường 51 đi Vũng Tầu nhanh nhất cũng sẽ mất nửa ngày. Nếu ngay lúc này đến thẳng “đại bản doanh” bằng ô tô thì chỉ mất khoảng hon một giò. Nhưng ông Hai Tân đã có chỉ thị: chưa có lệnh không được đến. Chạy đua từng phút từng giò trong thời khắc lịch sử này, dù vi phạm nguyên tắc tôi cũng vẫn làm! Nghĩ vậy, chiếc xe Jeep vừa ra khỏi cổng nhà Phú tôi bảo người lái:

        - Đến chùa Đại Tùng Lâm trên đường 51 đi Vũng Tầu.

        Viên thượng sĩ tỏ vẻ không hiểu, hỏi lại:

        - Giáo sư không về cư xá?

        - Không! Đến chùa Đại Tùng Lâm. - Tôi nhắc lại.

        Bỗng xe giảm tốc độ và đánh sang bên đường, từ từ đỗ lại. Viên thượng sĩ quay hẳn người nhìn tôi với bộ mặt nhăn nhó:

        - Thưa, Sài Gòn cả tuần nay bị vây chặt. Có lọt được ra khỏi nội thành, mà đi trên cái xe nhà binh thế này, sao tránh khỏi bị Việt cộng mai phục, tra xét...

        Vì sốt ruột mà tôi quên bẵng điều “sơ đẳng” ấy. Tôi nghĩ ngay đến giáo sư Võ Bình, người bạn cùng trường có chiếc Peugeot 404, liền vỗ vai cười xòa với viên Thượng sĩ, bảo:

        - Phải! về cư xá thôi.

        Đến nơi, tôi cho chiếc xe Jeep quay lại. Và xộc vào căn hộ tầng trệt ở mé con đường đầu hồi của giáo sư Võ Bình. Tôi suýt reo lên khi ngó thấy chiếc xe của ông vẫn còn nằm trong ga ra. Cả tuần, khi chiến sự liên tục và ngày càng nóng ở các cửa ngõ thành phố, trường học nào cũng đều phải đóng cửa, các giáo sư và nhân viên của trường tôi trừ một số ít người đã di tản được ra nước ngoài, còn hầu hết đều thu vén của nả, nằm im trong nhà mặc cho thời cuộc bên ngoài chuyển vần. Tôi bấm chuông một lúc lâu mới thấy chủ nhà mở cửa. Vừa thấy tôi, giáo sư Võ Bình tròn xoe mắt vì ngạc nhiên, đã lâu quá rồi tôi không lại chơi với bố con ông:

        - Ô, giáo sư Ngọc!

        - Tôi muốn phiền anh - Tôi nói ngay - có việc gấp không thể chậm trễ, muốn mượn anh cái xe trong vòng ba giờ đồng hồ thôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:54:09 pm »


        Thoáng ngỡ ngàng, giáo sư Võ Bình nhìn tôi, chắc hẳn ông không ngờ lúc này tôi lại có yêu cầu ấy. Rồi ông kéo tay tôi vào nhà, bảo:

        - Thì vào trong này hẵng nói chuyện...

        - Thật tình tôi có việc gấp - Tôi vẫn đứng ở cửa - Phiền anh.

        Giáo sư Võ Bình ngần ngừ giây lát, rồi lấy trong túi quần ra chùm chìa khóa đưa tôi. - Vâng - Ông nói - Anh cứ đi.

        Tôi cảm ơn rồi bước nhanh ra ga ra.

        Trên đường 51 nườm nượp xe, hầu hết đều xuôi về mạn biển, hẳn là xe con của các gia đình đi Vũng Tầu di tản. Tôi hòa vào dòng xe với tốc độ đều đều bám đội hình, trong lòng không khỏi phấp phỏng sợ nếu xe nào phía trước gặp sự cố thì ùn tắc là cái chắc, không biết bao giờ mới thông được. May mắn làm sao, sau hơn một giờ tôi đã đến được khu vực chùa Đại Tùng Lâm.

        Vừa gặp, nét mặt ông Hai Tân lộ rõ vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi đến vào lúc này. Rồi tôi kể ngay nội dung cuộc điện đàm giữa Nghiêm Văn Phú với Đô đốc Noel Geyler. Nét mặt ông giãn ra, thoáng một nụ cười nở trên môi, ông choàng người ôm chặt tôi, và nhẹ nhàng bảo tôi cần quay trở về thành phố...

        Sau này khi nước nhà đã thống nhất, theo thời gian dần dần hoạt động của một số điệp viên đơn tuyến được phép tiết lộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tôi mới vỡ nhẽ: ít ra là trong thời điểm những ngày diễn ra cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, cấp chỉ huy chiến lược đã nhận được 3 tin tình báo, đều khẳng định Mỹ không quay lại cuộc chiến. Đó là của ông Phạm Xuân ẩn, sau này lộ diện Thiếu tướng tình báo quân đội ta, lúc ấy đang trong vỏ bọc Trưởng Văn phòng tạp chí Time tại Sài Gòn; của ông nghị Đinh Văn Đệ tôi đã từng gặp tại Đại học Khoa học, cũng là một điệp viên đơn tuyến và tôi. Ông Hai Tân khi gặp lại cũng cho biết: tin của tôi đến bộ chỉ huy ở cấp cao nhất 24 giờ trước cuộc tổng công kích cuối cùng vào đầu não của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

        Tôi còn biết thêm về câu chuyện xin cầu viện Mỹ mà ông Chủ tịch ủy ban quốc phòng của Hạ viện Đinh Văn Đệ đã kể công khai hôm đến trường tôi, thực ra đó chính là một “mẹo” khá cao cường của người điệp viên này, khi thẳng thừng nói về thực trạng của quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng để làm nản lòng chính Tổng thống Gerald Ford, làm ông ta không còn quyết tâm vực dậy chế độ Sài Gòn nữa.

        Đầu giờ chiều hôm đó sau khi đã gặp trực tiếp và báo cáo, khẳng định với Hai Tân, Mỹ sẽ không quay trở lại, ngụy Sài Gòn hoàn toàn bị bỏ roi, tôi quay trở về cư xá, trả xe cho giáo sư Võ Bình. Ông cũng ngạc nhiên, không ngờ tôi lại trả xe sớm thế.

        Đại học Khoa học Sài Gòn có một phân hiệu đóng tại huyện ngoại thành Thủ Đức, tôi dự định sẽ sang ở hẳn bên ấy, sau khi cảm ơn giáo sư Võ Bình về sự giúp đỡ chí tình vừa rồi, tôi vội trở về căn hộ trên tầng 5 của mình để lấy thêm một số tư trang cần thiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:54:58 pm »

        
CIA ĐẾN NHÀ

        Vậy là trong giờ phút hấp hối của chế độ Sài Gòn, vợ chồng Jason Kaatz - Vương Mộng Ngọc đã kịp di tản bằng đường không; vợ chồng Nghiêm Văn Phú cũng đi trót lọt bằng đường thủy. Khi tôi vừa leo lên đến tầng năm của cư xá thì thấy hai người Mỹ mặc thường phục đang đứng đợi trước cửa nhà mình

        - ông là giáo sư Nguyễn Đình Ngọc? - Người cao to, mắt xanh, sống mũi gồ, mặc áo kẻ ca rô hỏi ngay.

        Tôi gật đầu bảo họ vào nhà. Anh ta nói tiếp:

        - Chúng tôi biết ông là điệp viên Việt Cộng. Giáo sư chỉ cái vỏ.

        - Các ông là ai? - Tôi hỏi.

        - CIA! - Gã mặc áo ca rô hất hàm nói gọn lỏn và giở thuốc ra hút. Người bên cạnh vẫn im lặng quan sát tôi.

        - Tôi từng diện kiến đại tá Carver - Tôi sực nhớ tên của trùm CIA Sài Gòn được nhắc đến trong cuộc nói chuyện của Jason Kaatz, nói để thị uy hắn trước.

        - Đấy là sếp chúng tôi. Tên mặc áo ca rô nói.

        - Chế độ Sài Gòn sắp cáo chung rồi. - Tôi nói tiếp - Tôi thì chỉ làm khoa học và dạy học. Các ông muốn gì ở tôi?

        Tên mặc áo ca rô, dúi điếu thuốc đang cháy dở vào cái gạt tàn mốc meo đã lâu lắm không sử dụng đến. Hắn nói:

        - Chúng tôi theo dõi ông đã lâu, nay có đầy đủ chứng cứ. Tiếc tình hình hoi muộn. Đúng, chế độ Sài Gòn sắp cáo chung. Nhưng nếu ông cộng tác với chúng tôi thì vẫn có tương lai lâu dài. Thắng lợi của cộng sản chỉ tạm thời. Sớm muộn gì Hoa Kỳ cũng sẽ quay trở lại.

        - Dù chế độ nào tôi cũng là một giáo sư làm khoa học thuần túy - Tôi cười, nhìn thẳng vào mắt hắn - Tôi không theo đảng phái nào.

        - Đúng rồi - Tên CIA nheo mắt, cười mỉm bảo - Ông chưa đảng viên cộng sản, nhưng từ lâu đã là một điệp viên lợi hại. Đây, ông xem tấm hình này.

        Tên Mỹ rút ra tấm ảnh: tôi đang bái Phật tại chùa Đại Tùng Lâm. Chỉ có vậy, tức là chúng chưa biết gì nhiều về tôi. Tôi đưa trả hắn, cười bảo:

        - Thời nay ai chẳng đi lễ chùa...

        - Tiếc hôm đó bị sớm “cắt đuôi” - Tên mặc áo ca rô nói - Chắc chắn ông đi gặp thượng cấp. Thôi, tình hình đang rất cấp bách. Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau. Đây là carte de visite của tôi, khi cần ông cứ liên hệ.

        Tên thứ hai cũng lẳng lặng rút danh thiếp đưa tôi. Cả hai vội vã chuồn ngay.

        Từ lâu tôi vẫn linh cảm sẽ có một ngày mình phải đối mặt với CIA, không ngờ lại đúng vào lúc giao thời này. Nếu chúng gặp sớm hơn chắc chắn tôi đã bị bắt. Một may mắn ngẫu nhiên!

        Khi thành phố vừa được quân giải phóng tiếp quản, gặp Hai Tân, việc đầu tiên tôi kể với ông về cuộc tiếp xúc của hai tên CIA vào giờ phút chót và nộp ông hai tấm danh thiếp của chúng. Nhiêu năm sau, khi tôi đã nghỉ hưu và tham gia vào việc sáng lập trường Đại học dân lập Thăng Long ở Hà Nội, đảm nhiệm Bí thư chi bộ trường, hồ sơ đảng viên được chuyển cả về đây, tôi đã được thấy bản xác nhận của ông Hai Tân về sự việc này. Việc CIA chủ động tiếp xúc với một điệp viên của phía bên kia hẳn sẽ gây ra bao nghi vấn, hệ lụy cho điệp viên đó. Một người trong ngành công an lõi đời như Hai Tân biết rất rõ tính “hệ trọng” của sự việc, song ông đã không ngần ngại đứng ra xác nhận một sự thật như thế, càng cho thấy bản tính trung thực, thẳng thắn, cùng sự tin cậy rất cao với đồng chí, đồng đội của ông.

*

*       *

        Ở phân hiệu của trường tại Thủ Đức, ngay ngày đầu tôi đã chứng kiến một sự việc bi hùng. Một mũi tấn công của quân ta khi tràn qua khu vực nhà thờ Thủ Đức, bỗng xuất hiện ổ đại liên của địch bố trí trên tháp chuông nhả đạn xối xả. Sau ít phút ổ đại liên đó bị dập tắt. Trước mặt tôi, người chiến sĩ giải phóng còn rất trẻ bị trúng đạn ngã xuống hè đường, anh được đồng đội đưa về phía sau cấp cứu. Cái mũ cối của anh bị văng ra. Tôi đến nhặt chiếc mũ đó lên. Một lỗ đạn xuyên phía trước và máu của người lính ấy còn thấm đỏ trên mũ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:56:17 pm »

        
Chương mười

NGƯỜI THÂN VÀ ĐỒNG ĐỘI

        Hơn 20 năm, về lại Hà Nội nơi tôi sinh ra và lúc mới ngoài hai mươi tuổi đã bước chân theo dòng người di cư vào Nam với nhiệm vụ đặc biệt của một điệp viên hoạt động đơn tuyến. Đến giờ phút này mà trọn vẹn trở về là một may mắn. Như một giấc mơ!

        Vẻ bề ngoài của các phố phường nội ô vẫn của Hà Nội ngày xưa cổ kính, trầm mặc. Người đi ngoài đường chủ yếu xe đạp, xích lô, thỉnh thoảng mới gặp chiếc xe Honda từ Sài Gòn hay các tỉnh phía Nam mang ra. Hà Nội nguyên vẹn thời bao cấp, mặt tiền không để mở cửa hàng và người xếp hàng mua gạo, thực phẩm, chất đốt theo tem phiếu vẫn dài và đều đặn. Bờ Hồ - Đồng Xuân - Hà Đông... mấy toa tầu điện leng keng, thứ tầu điện mà thế giới đã lưu giữ trong bảo tàng. Xe buýt còn ít, ô tô thì chỉ có xe công biển xanh dân sự hoặc biển đỏ quân sự. Trong nhà mỗi gia đình rất hiếm đồ điện tử như: tivi, tủ lạnh, đài cassette, dàn Akai, quạt điện, bàn ủi... So với Sài Gòn, Hà Nội đậm nét nghèo, thanh khiết vừa trải qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc chưa xây dựng được gì nhiều và vẫn đang thực thi cung cách “cộng sản thời chiến” hoàn hảo.

        Tôi còn cố tình qua Cửa Nam thăm lại vườn hoa Canh Nông dạo nào. Gốc bồ đề - dừa vẫn đứng đấy, tươi tốt trẻ mãi không già. Có biết bao đôi tình nhân đã ngồi dưới vòm che của “tuyệt tác lai ghép” ấy và chắc hẳn nhiều người trong số họ đều đã đi qua những năm tháng sôi động, khốc liệt của cuộc chiến tranh, giờ đây tận hưởng hạnh phúc viên mãn. Còn tôi và nàng “đôi tình nhân bay nhẩy” đã có những sự không được như ý trong đời tư và tôi lại nhớ đến “cái xoa đầu” của ông thầy bói già nghiện thuốc lào phố Hàng Hành: cháu ạ, nhân vô thập toàn...

        Theo thời gian, những người thân yêu nhất của tôi ở ngôi nhà 62 Tuệ Tĩnh đã có nhiều thay đổi. Việc đầu tiên khi trở lại mái nhà xưa tôi thắp hương, chắp tay khấn vái trước bàn thờ cha và ông bà nội ngoại. Thưa cha! Con đã về, lưu lạc bốn phương trời và đã trả thù cho cha, thực hiện đúng lời cha dặn, học thật nhiều để chống lại sự dốt nát, để đón lấy văn minh tiến bộ và rồi đây con sẽ còn thực hiện đến hơi thở cuối cùng điều ấy trong chặng đuờng tiếp nối.

        Mẹ giờ đã gần bẩy muơi tuổi, buớc chậm, lưng hơi còng xuống, mái tóc bạc phơ, trên gương mặt phúc hậu nhiều nếp nhăn hằn sâu. Khi vừa gặp, tôi khóc, mẹ cũng khóc ôm tôi hồi lâu. Mẹ ơi! Con vẫn là đứa con bé bỏng của mẹ đây, vẫn cái thằng thích ngủ ngồi, thích ăn có một bữa như ngày nào bên mẹ. Ở xa con vẫn biết mẹ vất vả lo nghĩ nhiều cho con, mà con chẳng biết cách gì để vơi nỗi buồn nhớ của mẹ. Ngần này tuổi đầu rồi vẫn chưa báo hiếu được, lại có lúc còn làm phiền lòng mẹ. Tôi nghẹn ngào hồi lâu. Bỗng mẹ hỏi nhỏ:

        - Đợt này ở nhà, không phải vào Sài Gòn nữa chứ Ngọc?

        - Cũng tùy tổ chức phân công mẹ ạ. Có lẽ sau đợt này con sẽ ra hẳn.

        Bỗng mẹ hỏi, ánh mắt nhìn tôi buồn buồn:

        - Sao không gọi mẹ con nó về xum họp?

        Tôi không biết trả lời sao cho mẹ vui lòng, chỉ dám nói nước đôi:

        - Để khi nào thuận lợi mẹ ạ.

        - Anh cũng khó tính khó nết lắm đấy.

        Hẳn mẹ đã nghe ai nói, đã biết sơ sơ gia cảnh nhà tôi và mẹ có ý trách tôi, bênh vực người con dâu bao năm xa cách của mẹ. Trưa 30-4-1975 giải phóng Sài Gòn, chiều tôi gọi điện, viết thư về nhà ngay, cũng kể sơ về mình và chỉ nói vợ con thì vẫn ở Pháp. Vài năm sau, qua một vài người ở Paris về, Nguyệt Tỉnh đánh tiếng với tôi muốn nối lại sợi dây tình cảm ngày xưa. Và giờ đây mẹ đã nói đúng tính xấu của tôi, tôi là người cố chấp, khó bảo, khó tính. Còn với đứa cháu đích tôn của ông bà, đứa con thương yêu đang tuổi đi học, tôi muốn cháu học hết đại học bên ấy, vả lại nó cũng không muốn rời xa mẹ. Nhiều đêm vì buồn cho duyên phận, thương nhớ con mà tôi trằn trọc không ngủ được...

        Nguyễn Đình Kim em kế tôi, từ khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội vẫn chỉ làm việc ở một nơi là bệnh viện tuyến cuối chuyên chữa lao phổi. Và tôi biết em đã trở thành một nhà phẫu thuật phổi có tay nghề vững vàng. Bao năm tôi biền biệt xa nhà, em đã thay tôi chăm sóc mẹ. Nhiều năm như thế, dường như Kim cũng đoán biết sơ sơ việc hoạt động bí mật của tôi, đã giữ kín tiếng với người xung quanh, lại còn có lúc đóng vai trò liên lạc giữa tổ chức với tôi. Em gái út Ninh Thủy là kỹ sư ở một xí nghiệp dược phẩm trung ương. Em lớn lên chỉ biết tôi qua vài tấm ảnh đã ngả màu, qua chuyện kể của người trong nhà và vì tôi mà đã nhiều phen làm em gặp rắc rối. Em học phổ thông luôn trong diện khá, giỏi thi đại học thừa điểm, nhưng vào Trường Bách khoa suýt bị đánh trượt vì lý lịch ông anh cả di cư vào Nam năm 1954, may nhờ có bố được công nhận liệt sĩ, bằng “Tổ quốc ghi công” mà em được xét vớt. Đen khi kết nạp Đoàn thì bị rớt thực sự vì “ông anh phản động”. Rồi Ninh Thủy còn kể câu chuyện hồi năm sáu bẩy (1967), có một ông Tây đi bộ từ Bờ Hồ tìm đến tận phố Tuệ Tĩnh thăm mẹ, nói là bạn của Nguyễn Đình Ngọc ở Paris. Sau đó anh công an hộ tịch cứ đến truy hỏi mãi: Người ngoại quốc này đến với mục đích gì? Bà có còn liên hệ thường xuyên với con bên Pháp không? Tôi cũng đã biết chuyện này. Sau giải phóng, gặp Hoàng Xuân Sính ở Sài Gòn, chị kể “ông Tây” ấy chính là nhà toán học nổi tiếng Alexander Grothendick, vì phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ mà anh tình nguyện sang Việt Nam để tìm hiểu đất nước con người Việt Nam, còn có một số buổi giảng về “Đại số đồng điều” cho cán bộ, sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ở khu sơ tán trên đất Thái Nguyên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2018, 06:58:27 pm »


*

*       *

        Ông Cao Đăng Chiếm và ông Hai Tân đã lãnh trọng trách cao ở Bộ và Tổng cục An ninh, với tôi hai ông vẫn là người chỉ huy trực tiếp, người bạn gần gũi. Một thời gian chừng 2 năm sau giải phóng, tôi chưa được ra công khai, còn là “giáo sư lưu dung” ở Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Một hôm tôi đi gặp ông Hai Tân bảo lần trước đã viết đơn vào Đảng, do khó khăn trong hoạt động đơn tuyến mà chưa thể kết nạp, nay đất nước đã thống nhất, trong điều kiện thời bình tôi muốn viết lại lá đơn. Ông ủng hộ ngay.

        Thế rồi chờ đợi đã khá lâu chưa thấy chi bộ nói đến việc kết nạp, tôi nhận được trả lời tổ chức đang đi xác minh, có nhiều điểm cần làm rõ trong thời gian tôi hoạt động trong lòng địch. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, ấy thế mà chờ đợi kết nạp đã gần bằng thời gian tôi từ nước ngoài trở về hoạt động trong lòng địch. Tôi vẫn kiên trì và đôi khi tự an ủi bằng bài thơ mộc mạc của sếp cũ khả kính của mình:

        Nhớ người tình báo năm xưa
        Tấm thân đi sớm về trưa đã từng
        Oan như Thị Kỉnh ai bằng...

        Đầu năm 1984 tôi được đứng trong đội ngũ của Đảng (công nhận chính thức 3-1985). Thực ra khi nước nhà thống nhất tôi đã hoàn thành nhiệm vụ điệp viên rồi và một thời gian sau chuyển sang công việc mới. Ban đầu tôi trong tổ Nghiên cứu khoa học lãnh đạo, là Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Cục V14; Chuyên viên cao cấp Trung tâm máy tính, rồi Phó cục trưởng Cục Tham mưu tổng hợp; đầu năm 1994 nhận quyết định Cục trưởng Cục Khoa học viễn thông tin học Bộ Công an. Quân hàm từ trung, lên thượng, đại tá, đến tháng 10-1994 tôi được thăng thiếu tướng. Cục trưởng được chừng 2 năm, Nhà nước lập ra Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, tôi được điều đảm trách Phó ban. Khi nghỉ hưu khi đã ngoài 65 tuổi, tôi lại cùng chị Hoàng Xuân Sính và nhiều nhà khoa học khác, trong đó có cả sự góp sức của người bạn từ Paris là giáo sư Bùi Trọng Liễu, thành lập trường đại học dân lập đầu tiên ở Việt Nam: Đại học dân lập Thăng Long. Trong hồ sơ lý lịch của tôi còn lưu nhiều ý kiến nhận xét, cùng chứng nhận của những người bạn hoạt động trong lòng địch ngày ấy. Chẳng hạn, những văn bản cụ thể dưới đây:

        “Nhận xét

        1/ Anh Nguyễn Đình Ngọc là phái khiển của Bộ Công an năm 1968, chuyển cho Ban An ninh Trung ương Cục do đồng chí Hai Tân trực tiếp chỉ đạo. Anh Ngọc trong thời gian công tác điệp báo đến ngày giải phóng miền Nam là một cán bộ tốt, chấp hành tốt chỉ thị, chủ trương của cấp trên.

        2/ Cuối năm 1970, anh Ngọc nạp đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản, hai đồng chí Tư Bình và Hai Tân cũng đề nghị kết nạp anh Ngọc vào Đảng. Do chìm có yêu cầu và cũng do cần phải không đế lộ anh Ngọc, chúng tôi hoãn kết nạp. Kế đến giải phóng miền Nam vẫn chưa kết nạp.

        3/ Xét phẩm chất đạo đức, sự trung thành của anh Ngọc, như ý thức chấp hành chủ trương của Đảng anh Ngọc xứng đáng được kết nạp vào Đảng Cộng sản.

        Nhưng trong hoàn cảnh thắng lợi hiện nay, đề nghị xét và kết nạp đúng nguyên tắc và thủ tục kết nạp đảng viên của Đảng.

        Ngày 6-4-1976

        Cao Đăng Chiếm. ”

        “Giấy giới thiệu gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

        Tôi tên là Nguyễn Phuớc Tân, tức Hai Tân, đảng viên chánh thức từ năm 1947. Xin giới thiệu anh Nguyễn Đình Ngọc sinh ngày 13-8-1932 tại Hà Nội, cán bộ Cục Bảo vệ chính trị 2, Bộ Nội vụ, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới đây tôi xin trình bầy mẩy điểm:
        1/ Anh Nguyễn Đình Ngọc là tiến sĩ khoa học học ở Paris, Pháp, con của liệt sĩ Nguyễn Đình Diệp. Mẹ và anh chị em ruột của anh Ngọc đều sổng ở Hà Nội, tham gia công tác cách mạng, thuộc gia đình tiểu tư sản yêu nước.

        2/ Năm 1953 Công an Liên khu Tư phái anh Ngọc hoạt động trong vùng địch kiểm soát. Từ tháng 11-1955 đến tháng 2-1966 theo chỉ thị của Bộ, anh Ngọc sang Paris học, dạy học, đỗ tiến sĩ. Từ tháng 2-1966 đến tháng 12-1968 được lịnh của Bộ anh Ngọc về miền Nam Việt Nam công tác tại Huế do Bộ trực tiếp chỉ đạo. Từ tháng 12-1968 đến tháng 8-1977, tôi được Bộ phân công trực tiếp chỉ đạo công tác anh Ngọc.

        3/ Quá trình công tác của anh Ngọc do tôi trực tiếp lãnh đạo ngót 9 năm, anh tỏ ra trung thành với cách mạng, tin tưởng tuyệt đổi vào Bác Hồ, vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, có lập trường giai cấp vững, hăng say công tác bất kể ngày đêm, khó khăn nguy hiểm. Rất trung thực với Đảng, bất cứ việc gì dù lớn nhỏ cũng báo cáo thỉnh thị, sẵn sàng hy sinh thân mình để phục vụ cách mạng. Anh sổng cần cù, khiêm tổn, giản dị có đạo đức tốt, luôn tha thiết trở thành người đảng viên cộng sản. Anh Ngọc có khuyết điểm là nóng tánh, ít hiểu và gần gũi quần chúng lao động.

        4/ Năm 1972, anh Ngọc có làm đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chỉ Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm lúc bấy giờ là Phó ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, trên nguyên tắc cho là anh Ngọc xứng đáng kết nạp vào Đảng. Song do hoàn cảnh chiến trường bị chia cắt khó khăn, địch đánh phá ác liệt, nên cần hoãn lại chờ có cơ hội sẽ kết nạp.

        Qua sự trình bầy trên, tôi thay anh Ngọc đủ tiêu chuẩn, xứng đáng trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi xin chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM