Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:45:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đơn tuyến  (Đọc 24907 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:47:46 pm »


        Kết thúc buổi tham quan, trong khi đoàn của Viện Đại học Cần Thơ làm việc vói đối tác, tôi được rảnh rỗi liền tìm đến nơi làm việc của Bộ trưởng, kiến trúc sư Molyvann. May mà ông có nhà và khi đọc danh thiếp của tôi, ông vui vẻ nhận lời tiếp ngay.

        Kiến trúc sư Vann Molivann có đủ những nét đặc trưng của người Khmer: nước da ngăm đen, mái tóc đen dày xoăn vài lọn rủ xuống vầng trán cao, cái cằm vuông vức hơi bạnh ra, toát lên đức tính cương nghị và thẳng thắn. Ông tiếp khách Việt Nam trong bộ comple sáng màu, cravat xanh nước biển nền nã. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Tôi xin gặp với danh nghĩa một giáo sư của Đại học Khoa học Sài Gòn muốn tìm hiểu về nền kiến trúc Khmer cổ, cận và hiện đại. Nhưng vừa vào câu chuyện, ông bảo ngay với tôi rằng, chỉ tuần trước ông còn rất bận rộn với việc duyệt thiết kế kỹ thuật cho dự án công trình nhà hát lớn thủ đô, giờ thì đã phải gác mọi việc lại rồi, không biết bao giờ mới giở lại bản đồ án thiết kế ấy nữa. Kiến trúc hiện đại của Campuchia mở đầu xuôn sẻ, bỗng nhiên vài năm gần đây trở nên “còi cọc”. Tôi muốn biết điều gì làm ông phải bỏ dở một dự án lớn và thú vị như vậy, ông nhún vai bảo:

        - Quốc gia nào cũng có những vấn nạn trong phát triển. Tôi là thành viên hội đồng chính phủ, song chỉ làm chuyên môn, tách hẳn chính trị không giống như nhiều quan chức khác. Bộ của tôi bộ của thời bình, mà nay lại sắp một cuộc nội chiến, giáo sư hiểu không, Bộ đó mặc nhiên không có lý do để tồn tại.

        Tôi ngại rằng, nếu ngay từ đầu trò chuyện mà đã quá quan tâm về những điều vượt ra ngoài lĩnh vực “kiến trúc” thì sẽ làm người đối thoại nghi ngờ mục đích của cuộc viếng thăm, liền chủ động chuyển chủ đề. Tôi nói cảm tưởng của mình về đài Độc Lập, về kiểu dáng bên ngoài rạp Bassac, những công trình do ông thiết kế. Ông ngồi nghe với vẻ mặt không chăm chú lắm, dường như ông đã quá quen với những lời tán dương nhàm chán kiểu như thế của khách. Chính chủ nhà lại muốn nói sang chuyện mới. Ông gợi lại những ngày sống và học ở Paris, hỏi tôi có biết những người bạn Pháp của ông. Tiếc rằng ngày đó tôi ít quan tâm đến giới kiến trúc nên không biết gì về họ. Sực nhớ đến cuộc đàm đạo với Thượng tọa Thích Minh Châu hồi giữa năm ngoái, có nhắc đến một vị hòa thượng tăng thống người Campuchia tên là Maha Ghosananda. Nghe tôi hỏi về vị đó, Molyvann trở nên vui vẻ, linh hoạt hơn, ông nói:

        - Hòa thượng tăng thống người bạn gần gũi, thân thiết với tôi. Tôi cũng có lần nghe Maha Ghosananda nhắc đến tên hòa thượng Thích Minh Châu của Việt Nam với sự vì nể. Như thế thông qua hai vị đó, chúng ta đều là bạn của nhau. Cả hai hòa thượng đang dịch kinh Pali, một công việc rất hữu ích cho mai sau. Ghosananda của tôi đến đâu cũng chỉ nói đến lòng từ bi và trí tuệ cảm hóa con người. Hôm rồi ông theo Thủ tướng Lonnol đến làm lễ cầu siêu cho những người lính Khmer tử trận ở một đơn vị đồn trú vùng biên giới Móc Câu - Mỏ Vẹt, nơi vừa có cuộc giao tranh. Liên quân Mỹ - Việt cùng những lính biên phòng của quân đội hoàng gia Campuchia trong khi tiến vào căn cứ của Việt Cộng, đã bị chống trả ác liệt, nhiều thương vong. Hòa thượng nói với binh sĩ và dân địa phương trong lễ cầu siêu là, ông chỉ lên án hành động xâm lấn biên giới chứ không thù ghét những người lính của cả hai phía, với tình thương chúng ta sẽ thiết lập được nền hòa bình. Lonnol nghe nói vậy tỏ ý không hài lòng. Ông ta bảo: Hòa thượng nên biết, còn cộng sản thì không thể có hòa bình và hòa giải dân tộc. Tiếc là Mỹ đã sớm kết thúc viện trợ cho Campuchia vào năm 1963, nếu không tôi đã có đủ thời gian và lực lượng để đánh bật cộng sản ra khỏi biên giới từ lâu rồi. Quốc trưởng Sihanouk cũng vì lòng nhân từ chung chung đó mà cho cộng sản thiết lập căn cứ trên đất mình. Đó là điều thất sách. Nếu tôi nắm quyền việc đầu tiên trục xuất ngay họ khỏi đất nước.

        - Thủ tướng Lonnol hiếu sát vậy ư?

        - Tôi quá biết ông ấy - Kiến trúc sư Molivann lại cười nửa miệng - Vì kính trọng Quốc trưởng mà tôi tham gia chính phủ, chứ tôi với ông ta như mặt trăng, mặt trời vậy. Ông ta hơn tôi 3 tuổi, hồi nhỏ từng học ở Lycee Chasseloup Laubat Sài Gòn đấy, rồi khi tôi vào trường luật thì ông học trường quân sự hoàng gia. Cuối những năm 40 ông mới bắt đầu nhẩy vào chính trường. Sau khi Campuchia giành được độc lập, ông đứng ra lập Đảng Cách tân. Năm 1955 là Tổng tham mưu trưởng quân đội, rồi năm 1960 thăng lên Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng. Năm 1966 làm Thủ tướng, việc đầu tiên là sử dụng quân đội dưới quyền Sihanouk đàn áp không thương tiếc phe cánh tả. Thế rồi ông ta bị một tai nạn xe hơi, nghỉ dưỡng tại nhà, trở lại ghế thủ tướng lần thứ hai vào tháng 8-1969. Lần này ông liên minh với hoàng tử Sirik Matak, một người cũng rất thân Mỹ, càng có ý chống đối Hoàng thân Sihanouk hơn. Một sự kiện vừa xảy ra trên nước tôi, không biết giáo sư sang đây đã biết chưa?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:48:23 pm »


        Tôi nói chưa biết, Molivann tiếp:

        - Quốc trưởng vừa cùng bà hoàng Monique sang Pháp thăm thú, chữa bệnh thì tại Xiêm Riệp nổ ra các cuộc bạo loạn nhằm vào Việt kiều. Ở thủ đô hai đại sứ quán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng bị cướp phá, trong khi chính phủ làm ngơ. Lonnol và Sirik Matak lập tức hạ lệnh đóng cửa cảng Sihanoukville nơi trung chuyển vũ khí lậu tới tay Việt Cộng ở Nam Việt Nam, đồng thời đòi lực lượng quân đội Bắc Việt phải triệt thoái khỏi Campuchia trong vòng 72 giờ, nếu không sẽ bị tấn công. Tôi biết, đây chỉ là màn dạo đầu cho một cuộc đảo chính quân sự sắp nổ ra.

        - Chắc hẳn đứng sau Lonnol là Hoa Kỳ?

        - Sao khác được! Chính CIA đứng sau giật dây Lonnol - Kiến trúc sư Molivann nói tiếp - Lâu nay tôi vẫn biết Quốc trưởng bị kẹt giữa hai làn đạn của Mỹ, đồng minh và Việt Cộng. Vì thế ông luôn tỏ ra trung lập, chủ trương đi với cả hai bên. Nhưng không thể trung lập mãi theo kiểu ấy, sớm muộn gì ông cũng phải bầy tỏ chính kiến, bị hạ bệ thôi.

        - Lonnol - Sirik Matak lên nắm quyền liệu có được sự ủng hộ của dân chúng hay các đảng phái không?

        - Tôi chắc không, vì ông ta nhiều tham vọng, nhưng lại bất lực trong việc tập hợp lực lượng. Tính vô cùng đa nghi, ông ta không tin cả những người gần gũi mình, đến nỗi giờ không có một cố vấn thân cận nào. Ông ta lại là người mê tín cực kỳ, hoàn toàn tin vào thầy bói và phật tử thuộc phái Phật giáo thần bí. Chẳng hạn, vừa rồi nghe tin lực lượng chống đối Khmer Đỏ của Pol Pot - Iêng Xari mới được thành lập, sẽ tấn công vào Phnom Pênh trong nay mai. ông ta liền mời pháp sư đến niệm chú yểm bùa, rồi điều cả tiểu đoàn quân chia nhau đi rắc thành một vòng tròn cát khổng lồ viền quanh ngoại vi Phnom Pênh gọi là “Thánh hóa” để tạo ra “bức thành vô hình bảo vệ thủ đô”, chuyện mà đến đứa con nít cũng không thể nào tin nổi.

        - Thời loạn lạc này, những kẻ cầm quyền ngu dốt như vậy, “Bộ kiến trúc thời bình” của ông sao tồn tại được?

        Molivann cười:

        - Giáo sư nói phải lắm. Nếu sắp tới Khme Đỏ lên nắm quyền, thì Pol Pot cũng chẳng khác gì Lonnol, có khi còn tệ hại hơn. Tôi đã gặp Pol Pot ở Paris lúc anh ta đang định làm một luận văn về triết học. Qua trao đổi, tôi cứ tưởng đang nói chuyện với một kẻ bị bệnh tâm thần hoang tưởng, thứ triết học anh ta nghĩ ra cực kỳ vô nhân tính và bệnh hoạn. Một lũ điên khùng như thế lãnh đạo đất nước thì chỉ có bom đạn tàn phá, máu chảy đầu rơi và thù hận sao có hòa bình, nhân văn, tái thiết được. Chả thế mà tôi buộc phải mau chóng gác mọi chuyện kiến quốc lại. Tôi và gia đình chuẩn bị đi Thụy Sĩ trong nay mai, nhận lời làm việc cho Chương trình định cư của Liên Hợp Quốc. Khi nào đất nước yên bình thì về. Giáo sư thấy không, muốn thuần túy đưa chuyên môn phục vụ nhân sinh cũng không được. Năm nay tôi bốn mưoi tư tuổi, đang tuổi làm việc có hiệu quả nhất mà không được đem hết sức mình phụng sự tổ quốc, thật là điều đau lòng và đáng tiếc...

*

*       *

        Trở về Sài Gòn, tôi viết ngay một báo cáo ngắn gửi đi: “Chỉ trong một, hai ngày tới, Lonnol -Sirik Matak sẽ lật Sihanouk. Chính phủ mới của Campuchia sẽ cấu kết với Mỹ - ngụy Sài Gòn dùng lực lượng quân sự tấn công, chủ yếu vùng Móc Câu - Mỏ Vẹt”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:49:18 pm »


CHÙA ĐẠI TÙNG LÂM

        Dạo này đi lại tôi luôn cảm thấy có “đuôi”. Đấy hoàn toàn là linh cảm, có thể giống như một thứ tự kỷ ám thị. Chỉ vì có lần Nga đến thăm tôi tại cư xá. Bà nội mới mất và em kể bà bảo dìu ra trước bàn thờ, ngước mắt ngắm nhìn lần cuối cùng tấm biển “Tiết hạnh khả phong” rồi mới đi. Em đã xin được làm công nhân ở nhà máy cá hộp, tuy đi ca hai, ca ba vất vả nhưng cũng có thu nhập thêm để giúp mẹ. Em còn cho hay, sau lần tôi đến thăm nhà không lâu, có một người đàn ông đến hỏi: Giáo sư Nguyễn Đình Ngọc thăm nhà với mục đích gì? Em bảo với người ấy, giáo sư đến thăm bà cháu và biếu mẹ cháu một khoản tiền tuy không nhiều nhưng đầy tình nghĩa. Hắn bỏ đi không thấy quay lại nữa. Tôi hỏi người đó hình dáng thế nào, nghe Nga tả không thể hình dung là ai. Dù sao cũng biết thêm một điều: đã có kẻ ngấm ngầm theo dõi mình

        Tôi vẫn là một giáo sư lập dị, chẳng chơi bời giao du thân thiết với ai, ngày ăn có một bữa và đi dạy liên miên, những bốn, năm trường đại học, thì giờ đâu mà làm việc khác nữa. Tôi còn nghĩ ra “mẹo” đi ngược chiều. Chả là ban Toán nơi tôi làm việc có một thư viện khá lớn, tòa nhà lại gần với trụ sở cảnh sát rất có thể bị tấn công, tôi bàn với anh em: trước mắt sơ tán phần lớn sách quý về nơi tôi ở cư xá đường Công Lý. Anh em tán thành. Thế là hàng tháng liền, tôi cứ kẽo kẹt buộc từng chồng sách sau xe đạp và dắt bộ ngược chiều. Tôi thủng thẳng đi như thể trêu ngươi ai đó. Dù sao cũng chưa lần nào phát hiện “đuôi”.

        Những năm qua thực sự vào nghề này tôi càng hiểu một điều: bản thân người điệp báo như một ngọn đèn dù công suất lớn đến đâu cũng không có giá trị tự thân. Phải có một sợi dây liên lạc, một cách thức để truyền thông tin, không có nó thông tin mà người điệp báo thu thập được chẳng có giá trị gì cả. Tôi nhớ đến một cuốn sách viết về nghề tình báo tình cờ mua được trong đống sách cũ bày bán trên vỉa hè chợ Ben Thành. Đại ý: làm tình báo có hai điều cấm kỵ và bắt buộc. Thứ nhất, nếu chẳng may bị bắt mà không thể trốn thoát, anh phải coi mình là nguời đã chết. Cái cần phải bảo vệ ở đây không phải là thân thể mình. Anh phải tự coi mình đã chết rồi, nhung các nguồn tin của mình thì không bao giờ đuợc tiết lộ. Anh không được thú nhận. Đó là điều bắt buộc. Tất nhiên anh có thể khai nhận những điều mà kẻ thù đã biết. Điều sống còn đối với nghề, phải bằng mọi giá bảo vệ những người đã cung cấp tin cho mình. Thứ hai, tất cả những gì mà anh thu thập được phải đầy đủ và hoàn toàn bí mật.

        Từ ngày trở lại Sài Gòn, tôi luôn cảm thấy bất cứ lúc nào mình có thể bị lộ, bị bắt, bị tra tấn, nhiều khả năng còn bị thủ tiêu. Tôi sẵn sàng đón nhận, coi đó như những rủi ro nghề nghiệp. Vì thế mà tôi còn có thói quen ngủ ngoài ban công nữa, những đêm đông nằm trên sàn gạch lót giấy báo. Đó là sự khổ luyện trong nghề, nếu bị địch bắt, cực hình tra tấn cũng quen chịu đựng. Tôi tin sẽ làm được giống điều đã viết ở cuốn sách kia. Và chính vì nghĩ đến rủi ro mà dạo ấy tôi không muốn vợ con cùng về, họ có thể bị uy hiếp, bắt cóc bất cứ lúc nào. Có lúc tôi nghĩ lại: có lẽ đó là một sai lầm phải trả giá của mình. Nguyệt Tỉnh ở xa và ngày càng xa rời tôi, nàng không còn thuộc về tôi nữa? Tôi không muốn trả lời, hay cố tình lẩn tránh một câu trả lời phũ phàng như thế. Còn về giọt máu duy nhất của tôi. Tôi không được nuôi dạy, chăm bẵm con lớn khôn; không được giúp nó giải những bài toán khó ở trường; mai này không được nghe dù chỉ một lần thôi, nó hỏi ý kiến về người bạn gái nó yêu và chọn làm bạn đời... Đó cũng là một nỗi buồn, nỗi day dứt khôn nguôi trong lòng. Tôi nhớ hôm sắp rời Paris, chị Hoàng Xuân Sính vừa từ Berlin sang. Chị sang Pháp làm luận văn tiến sĩ nhà nước về toán với Alexander và chị cũng khá thân thiết với gia đình tôi. Chị bảo, anh Ngọc ạ, tôi cảm thấy anh giống con sói trong bài tho của Alfred de Vigny quá. Tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, thì chị hắng giọng chậm rãi đọc cả đoạn tho về con sói:

        Rên xiết, nguyện cầu hay khóc than đều hèn yếu
        Hãy tôi rèn nghị lực làm đến cùng nhiệm vụ lâu dài và nặng nhọc của anh
        Trên con đường số phận gọi anh đi
        Sau đây rồi cũng như tôi, khổ đau và chết không một lời than vãn...


        Giờ nghĩ lại, điều chị ấy nói ra hoàn toàn cảm tính, mà xác đáng với những người sống nhiều bằng nội tâm như tôi và bất cứ lúc nào cũng có thể gặp bất trắc, hiểm nguy. Phải rồi, đến một ngày tôi sẽ như con sói kia, chịu đựng khổ đau, chết không một lời than vãn!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:49:56 pm »

        
*

*       *

        Ở Phnom Pênh về Sài Gòn chưa được bao lâu, đúng như dự báo của kiến trúc sư Molivann, tôi nghe trên đài loan tin Lonnol - Sirik Matak đã làm cuộc đảo chính lật đổ Sihanouk. Lúc đầu Lonnol còn chần chừ, hắn biết tuy đường lối trung lập nửa vời của Quốc trưởng không giải quyết được gì, ông ta vẫn có uy tín lớn trong xã hội Campuchia, hạ bệ ông tức là cô lập mình. Nhưng rồi Sirik Matak bám riết, thúc giục, cho y nghe cuộn băng ghi âm cuộc họp báo tại Paris. Sihanouk chửi Lonnol và Sirik Matak là kẻ vong ân bội nghĩa, bán nước cầu vinh, dọa khi về nước sẽ xử tử cả hai. Y buộc phải hành động. Tuy vậy y vẫn cảm thấy không chắc chắn trong việc bắt các nghị sĩ bỏ phiếu phế Quốc trưởng. Không thể nhượng bộ thêm, kẻ cùng hội cùng thuyền Sirik Matak và ba viên sĩ quan quân đội liền chĩa súng vào Thủ tướng, chìa ra các văn bản buộc y phải ký. Ngày 18-3-1970 Lonnol yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu phế truất Quốc trưởng Norodom Sihanouk, kết quả số phiếu 92-0. Heng Cheng trở thành Chủ tịch Quốc hội. Lonnol Thủ tướng giữ mọi quyền lực, Sirik tiếp tục ghế Phó thủ tướng. Chính phủ mới đón chờ viện trợ quân sự, tài chính từ Hoa Kỳ. Đảo chính đã mở đường cho cuộc tấn công lần nữa vào vùng Móc Câu - Mỏ Vẹt được cho là nơi có cơ quan đầu não của Việt Cộng. Khởi đầu cho hành động quân sự ấy, Lonnol lấy Việt kiều làm con tin, vây ráp giam cầm họ. Cùng với đó là các cuộc tàn sát dã man. Ngày 15-4, thi thể của khoảng 800 nạn nhân người Việt bị bỏ trôi theo dòng sông Mê Kông về miền Nam Việt Nam...

*

*       *

        Đã mấy năm nay, ông Hai Tân trong vai chủ một hãng buôn và sự làm ăn của ông cũng nhiều lần gặp “hên”. Ông đủ tiền để mua một khu đất rộng cỡ dăm hec-ta gần chùa Đại Tùng Lâm bên quốc lộ 51 trên đường đi Vũng Tầu, cách Sài Gòn 70 km. Một trang trại trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm và chế biến nông sản, thực phẩm. Người làm, ông chủ ý tuyển toàn thương, phế binh ngụy cùng gia đình của họ, tạo ra một vỏ bọc khá chắc chắn. “Đại bản doanh” của Hai Tân đóng gần ngôi chùa lớn như Đại Tùng Lâm luôn tấp nập khách thập phương còn thuận lợi cho việc liên lạc, hội họp.

        Như lệ thường, tôi đi đến nơi để hộp thư bí mật và nhận ra tín hiệu của Hai Chuối: anh cần về “Đại bản doanh” gấp!

        Chủ nhật. Tôi đi tắm biển Vũng Tầu cùng một số giáo viên trong trường. Nhưng tôi cố ý xuất phát chậm, bắt xe đò dọc đường. Đến khu vực thuộc xã Phú Mỹ (Tân Thành, Bà Rịa -Vũng Tầu) tôi xuống xe, trước hết vào chùa Đại Tùng Lâm nơi đang diễn ra lễ hội nhộn nhịp hoành tráng. Chùa này vào loại lớn nhất trong các chùa ở miền Nam ngày đó, rộng tới 100 hec-ta. Trang trại của ông Hai Tân tiếp giáp khu chùa không xa, lùi sâu về phía bên trong có rừng cây bao quanh. Còn khoảng gần một tiếng đồng hồ nữa mới đến giờ hẹn, tôi có dịp đi thăm thú cảnh chùa.

        Một băng rôn lớn bằng vải sa tanh màu xanh treo ngang cổng chùa “Lễ hội Vía Quán Thế Âm Bồ Tát - Chùa Đại Tùng Lâm 19-6-1970”. Từ sáng sớm, hàng chục nghìn Phật tử từ mọi miền lục tục kéo về đây, hầu hết họ đều mặc đồng phục quần áo tràng màu lam, còn các nhà sư đều khoác áo vàng nguyên thủy của nhà Phật. Chùa này được Hòa thượng Thích Thiện Hòa từ chùa Ân Quang, Sài Gòn về đây khai sơn vào năm 1958. Sau nhiều năm nhờ tiền đóng góp công đức của đệ tử khắp nơi, việc xây cất các tượng Phật lớn tĩnh tọa ngoài trời, điện thờ, tòa bảo tháp, đầm sen... ngày càng hoàn chỉnh, khang trang. Một thế giới tâm linh riêng biệt của một tín ngưỡng đặc sắc! Nữ đệ tử có khuôn mặt tròn phúc hậu đứng bên tôi, thốt nhiên nhỏ nhẹ thuyết minh, bởi cô đoán biết tôi vô thần và đến đây lần đầu: Chú à, cuối năm ngoái ở đây vừa hoàn thành công trình điện Phật tầng lầu gồm 9 pho tượng bằng đá hoa cương. Còn đây là bộ tượng Di Đà Tam Tôn ngoài trời, gồm Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí . Trong các năm tới sẽ hoàn thành nốt bộ tượng Thích Ca Tam Tôn gồm Phật Thích ca Mâu Ni, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền cùng hai tượng Hộ Pháp và Tổ Sư Đạt Ma. Tôi khẽ gật đầu cảm ơn sự chỉ dẫn ân cần, vô tư của cô. Ngắm các pho tượng đá hoa cương lấp lánh phản chiếu nắng sớm mai, tưởng như tự thân các pho tượng ấy đang tỏa sáng, tôi sực nhớ đến lời Alexander hôm chúng tôi ngồi đàm đạo với nhau về khoa học và Phật giáo: “Một Đức Phật, người không gắn cho các hiện tượng một sự bền vững nào, nhìn thế giới theo cách hoàn toàn khác với cách của chúng ta, đạt tới cấp độ cuối cùng của thiền định, thoát khỏi mọi mê muội và ảo tưởng.” Vậy các pho tượng Phật, đó là chân lý hiện hữu một cách tượng trưng. Tôi vừa vào mấy ngôi chùa lớn lâu đời ở thủ đô nước Campuchia, thấy phong cách kiến trúc cùng các pho tượng Phật bên đó rất khác ở đây, có lẽ hai tông phái mà tôi chưa có dịp tìm hiểu, dù sao chân lý của đạo Phật thì chỉ có một. Thượng tọa Thích Minh Châu chẳng đã nói về điều này rồi đó sao, và suốt đời ông chỉ khoác áo của đạo Phật Nguyên thủy. Giá có Thượng tọa hay Tăng thống Maha Ghosananda ở đây, hẳn sẽ được các ngài giảng giải thêm cho biết được ngọn ngành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:50:59 pm »


        Nhưng tôi còn đang quá nặng việc đời.

        Ai đến đây chiêm bái cũng với vẻ mặt hiền hòa, thành kính, miệng niệm Nam mô a di đà, tôi yên tâm hòa vào dòng người thiện tính sùng đạo. Vậy mà bất ngờ quay đầu lại, tôi bắt gặp một cái nhìn khác lạ, nham hiểm, dẫu kẻ đó cũng mặc bộ quần áo Phật tử. Tôi dừng trước đài Phật Di Lặc ở phía trước ngôi chính điện, kín đáo để ý kẻ kia, hắn cũng tỏ ý dừng bước ngắm nghía pho tượng bên đường, vẫn đôi mắt lấm lét nhìn về phía tôi. Lần đầu tiên tôi gặp “cái đuôi” của mình: hắn trạc tuổi trung niên, dáng thô kệch. Tôi khó lẫn vào dòng đệ tử đang trật tự chuyển động bởi bộ quần áo không giống ai cả. Nhân lúc hắn vừa lo láo quay đầu đi, tôi lẩn nhanh, rảo bước trở ra cổng. Rồi không thấy “cái đuôi” đâu nữa, hay hắn đã nấp vào chỗ kín đáo nào đó quan sát mà tôi không biết? Không muốn choi trò “ú tim”, tôi ngồi vào chỗ khuất của một quán nước, nhâm nhi một ly trà đá. Còn mười lăm phút nữa đến giò hẹn. Trả tiền nước xong, tôi thấp thoáng bên dìa bức tường rào xây bằng gạch đỏ ngăn cách giữa đạo và đời, rồi khuất hẳn vào rừng cây phía sau chùa.

        Ông Hai Tân dạo này gày, nước da xanh hơn hồi tôi gặp cách đây gần một năm. Ông bảo cũng vừa qua một trận ốm, dư âm của cơn sốt rét rừng mấy năm ở cứ. Giọng ông thì vẫn giàu âm sắc và lần gặp này không giấu giếm niềm vui:

        - Nhận định của anh về cuộc đảo chính của Lonnol - Sirik Matak đã giúp cho Trung ương Cục chuẩn bị đối phó kịp thời. Không ít đồng chí thoát hiểm trong gang tấc. Hồi anh vừa về nước năm 1966 đã lập được chiến công. Những năm qua, các tin anh cung cấp đều chính xác, kịp thời. Anh Sáu Hoàng nhờ tôi chuyển tới anh lời biểu dương của Trung ương Cục.

        Đang câu chuyện, người nhà bếp bê lên một nồi bắp luộc bốc khói nghi ngút, ông Hai Tân đưa tôi một bắp to, những hạt màu ngà đều tăm tắp, bảo:

        - Chắc lâu rồi anh không được thưởng thức hương vị quê nhà.

        - Mấy chục năm, giờ tôi mới được ăn ngô luộc đấy. -Tôi nói - Quê tôi ở Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Đông có đất bãi phù sa sông Hồng trồng màu tốt lắm, hương vị ngô nếp luộc ăn hồi bé đến giờ còn chưa quên. Được uống nước ngô non cũng rất tuyệt.

        Mỗi người ăn hết một bắp. Rồi Hai Tân múc trong nồi đưa tôi bát nước ngô sóng sánh màu xanh nhạt, âm ấm, bốc lên mùi thơm ngầy ngậy, uống một hơi, ngọt lự đến tận cùng chân tóc.

        - Lúc nãy anh nói đến anh Sáu Hoàng, - Chúng tôi lại tiếp tục câu chuyện dở - quả tôi chua gặp lần nào. Có lẽ anh ấy cũng cùng lứa với anh Nguyễn Hữu Khiếu, giám đốc Công an Liên khu 4, thuợng cấp của tôi ngày trước.

        - Anh Nguyễn Hữu Khiếu tôi chỉ nghe tiếng, cũng chưa được gặp lần nào - Ông Hai Tân nói - Nhưng tôi có nghe các anh ở cứ nói, thì anh ấy cao tuổi hon anh Sáu Hoàng, đi hoạt động trước. Anh Sáu, tên thật là Cao Đăng Chiếm, người Cai Lậy, Mỹ Tho, thân phụ từng tham gia phong trào khởi nghĩa chống Pháp của Nguyễn Trung Trực. Bản thân anh Sáu giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Thòi chống Pháp, ở vùng Mỹ Tho, Tiền Giang địch nghe đến tên “Bảy Chiếm” là run sợ. Năm 1946, anh đã làm Phó giám đốc Sở Công an Nam Bộ, kiêm Trưởng ty Công an Sài Gòn - Chợ Lớn. Rồi sau ngày hòa bình lập lại, anh được bố trí trở lại miền Nam hoạt động qua con đường Campuchia với danh nghĩa một nhà báo. Tôi dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh từ năm 1960, lúc anh là Trưởng ban An ninh T4. Đó là con người trí tuệ, quyết đoán và rất hiểu nhân tình thế thái.

        - Hiện Trung ương Cục đã di chuyển đến được nơi an toàn?

        - Hôm rồi tôi có gặp anh Sáu - Ông Hai Tân nói tiếp - do có chuẩn bị trước nên ta không bị động. Sau cuộc đảo chính ở Phnom Pênh, lực lượng thám kích của địch được thả bằng trực thăng đánh úp vào căn cứ. Đại bộ phận văn phòng Trung ương Cục đã di chuyển trước, để lại lực lượng nghi binh và bảo vệ. Cũng có những đụng độ nhưng nhỏ, ta chỉ có một đồng chí thuộc tiểu đoàn bảo vệ hy sinh. Cơ quan Trung ương Cục vượt qua biên giới, điểm trú đầu tiên là cao điểm 81 cạnh phum Mê May. Đến cuối tháng Năm đơn vị tiền phương đã tạm dừng chân tại nhánh sông đổ ra thị trấn Cholong, tỉnh Crachê. Tuy địch đã không đạt được mục tiêu ban đầu là cất gọn mẻ lưới bắt cá lớn, song những nơi cơ quan đi qua đều bị B52 bám đuổi cầy nát và đài, báo nước ngoài có những dự báo về hướng di chuyển không khác nhiều so với thực tế. Vì thế, các anh lãnh đạo đã quyết định không được mở đài liên lạc như cách thông thường và thay đổi kỹ thuật phát sóng. Cũng có khả năng có nội gián trong nội bộ. Cách đây ít hôm, tôi được biết toàn bộ Trung ương Cục đã vượt sông Mê Kông thành công. Đây là một bước đi rất táo bạo, lần này địch không thể lần ra dấu vết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:51:26 pm »


        Tôi đã nhận nhiệm vụ trước anh Sáu nay truyền đạt lại với anh. Bộ máy chiến tranh của Nixon đang ráo riết triển khai những bước phiêu lưu mới của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Chiến tranh không chỉ ở nước ta mà sẽ mở rộng ra toàn bán đảo Đông Dương. Mục tiêu trước mắt của chúng là cắt đứt đường tiếp tế từ Bắc vào Nam qua con đường Tây Trường Sơn trên đất bạn Lào; đồng thời tiếp tục truy đuổi cơ quan đầu não Trung ương Cục. Bằng các mối quan hệ sẵn có, anh vẫn cần nắm các động thái hành quân trong các chiến dịch tìm diệt của địch. Hồi Tết Mậu Thân, một số mạng lưới tình báo của ta đã bị bộc lộ lực lượng, riêng anh vẫn bảo đảm được sự bí mật. Nhưng đến gần đây, rất có thể CIA đã bắt đầu chú ý đến anh. Tôi cho rằng chúng mới nghi thôi chứ chưa có bằng chứng gì cụ thể. Trước mắt anh có thể nằm yên, củng cố cho chắc vỏ bọc. Chờ cơ hội. Sẽ phải thay đổi cách liên lạc giữa anh và anh Hai Chuối. Nếu không có lệnh, anh không được trực tiếp về căn cứ Đại Tùng Lâm.

        Đến trưa. Nhà bếp bê lên một mâm cơm. Đúng là cơm nóng canh sốt, tôi chợt nhìn thấy những món quen thuộc mà lâu rồi ít dùng đến, do tôi đã cố tình tạo ra bữa ăn thật “gọn nhẹ”, thường là cái bánh mì kẹp pa tê để sẵn trong cặp, đến giờ là lấy ra dùng. Trên mâm có những món thời xưa ở Hà Nội mẹ hay làm cho tôi và em Kim ăn: rau cải bắp luộc, cá lóc kho, canh chua, cà muối, nước mắm dằm trứng gà luộc. Ông Hai Tân thản nhiên cầm bát đũa và nhìn tôi ra hiệu:

        - Mời.

        - Anh chưa biết nhỉ - Tôi cười, ngồi nhìn anh đang xới cơm nóng vào bát - Lâu nay tôi chỉ ăn có một bữa, vào bữa chiều.

        - Ủa, lạ vậy!

        - Giờ thành thói quen rồi anh ạ. Anh cứ ăn đi, cho tôi uống thêm một bát nước ngô nữa

        thôi.

        Ông Hai Tân chưa hết ngạc nhiên, bỏ bát đũa xuống và vội ngăn tôi múc nước trong nồi ngô luộc. Ong nói:

        - Quả bây giờ tôi mới biết thói quen đó của anh. Nhưng hôm nay có lẽ nể tôi mà phá lệ cho. Đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội được ăn bữa cơm gia đình với anh.

        Ánh mắt của ông nhìn tôi thật chân thành, thân thiết, tôi nhượng bộ và đưa bát cho ông xới:

        - Anh Hai đã nói vậy, tôi không thể không tuân theo.

        Hai Tân cười xuề xòa, cái cười tôi chưa từng thấy ở ông, có lẽ do lần gặp trước ông chỉ chớp nhoáng trao đổi việc, rồi chia tay trong im lặng. Tôi “phá giới” ăn một bát cơm, xong bữa không quên uống thêm chút nước ngô luộc.

        Mâm cơm dùng xong được dọn đi. Ông Hai Tân rủ tôi ra ngoài bách bộ quanh trại nói là cho tiêu cơm. Không đi về phía khu nhà ở của trại viên mà về phía những vạt ngô đang thu hoạch. “Vương quốc” Hai Tân rộng ngút tầm mắt đang tiếp tục được khai phá, biến những đồng cỏ, trảng rừng thưa thành cánh đồng trồng ngô, đậu, lúa nước. Bên cạnh các trại chăn nuôi đang hình thành, tôi thấy những dãy chuồng nuôi lợn, gà theo cách công nghiệp khá bài bản. Nhưng ông chủ lại tỏ ra không mấy quan tâm đến những thứ ông bầy ra chỉ để che mắt thiên hạ, mà trở lại câu chuyện ban nãy về việc mỗi ngày chỉ ăn một bữa của tôi. Ông vui vẻ nói:

        - Tôi cũng nghe nói anh được gọi là “Giáo sư lập dị”. Cái vai đó anh đóng khá đạt đấy. Nhưng anh phải chú ý bồi bổ cho có đủ dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe lâu dài công tác.

        - Lúc đầu không có ý đóng vai gì đâu anh. - Tôi nói - Chỉ nghĩ đơn giản ăn một bữa sẽ có thêm nhiều thời gian lên lớp, nghiên cứu, đọc sách. Không ngờ, nó cũng hợp với những thói quen khác của tôi, lại có lợi cho công việc chung. Còn về sức khỏe, anh yên tâm giờ tôi đã quen, thấy trong người chóng thích nghi.

        Mặt trời đứng bóng.

        Theo đúng lịch trình đầu giờ chiều tôi sẽ đi tiếp Vũng Tầu tắm biển, có những đồng nghiệp ở ban Toán đang chờ duới đó. Trở lại căn nhà ban nãy, ngồi uống nuớc lúc sắp chia tay, tôi mới nói với nguời chỉ huy của mình một nguyện vọng lâu nay vẫn giấu kín trong lòng:

        - Tôi có một đề nghị, anh Hai ạ.

        - Anh cứ nói.

        Ông Hai Tân nhìn tôi, hiểu rằng có một điều quan trọng nào đó sắp được thổ lộ của người đồng đội.

        - Tôi chính thức vào ngành công an từ năm 1953, - Tôi chậm rãi - do hoàn cảnh một thời gian khá dài hoạt động ở nước ngoài, tôi chưa là đảng viên. Nay về nước được hơn bốn năm rồi. Anh biết công việc tôi đã làm rồi đấy, tôi nghĩ mình đã được thử thách. Hồi ở Pháp tôi đã đọc các trước tác của Karl Marx và Engels, đó là một hệ thống lý luận khoa học nhằm giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột. Giờ tôi thấy cần được đứng trong đội ngũ của Đảng để tiếp tục được cống hiến.

        - Nguyện vọng rất chính đáng. - Hai Tân bỗng nở nụ cười đôn hậu, siết chặt tay tôi - Anh viết đơn đi. Để khỏi phải đi lại nhiều và bảo đảm việc giữ bí mật, ngay bây giờ có giấy bút đây anh viết đơn và so yếu lý lịch đưa tôi luôn. Tôi sẽ sớm báo cáo chi bộ và Trung ương Cục về trường hợp của anh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:52:41 pm »


Chương bầy

NHẬT KÝ CHIẾN TRƯỜNG

        Một ngày giữa năm 1970. Tôi vừa đi dạy ở Đại học Cộng đồng Mỹ Tho về thì có điện thoại của Jason Kaatz. Lâu rồi không đến nhà anh ta, tôi thầm nghĩ: chắc lại có chuyện gì liên quan đến tử vi đây?

        Vẻ mặt chủ nhà không được vui. Vừa gặp anh ta đã than vãn:

        - Buồn quá! Giáo sư còn nhớ thiếu tá biệt kích Jack Smith không?

        Tôi bảo là vẫn nhớ Jack, cách đây 4 năm đã từng xem tử vi cho anh ta. Jason nói tiếp:

        - Anh ấy vừa tử nạn tuần trước ở núi rừng Bình Long rồi! Đã có quyết định gọi về MACV làm trợ lý tác chiến mà anh chưa kịp nhận giấy điều động, mới đau đớn chứ. Trong cuốn sổ nhật ký anh mang theo vẫn còn kẹp tờ lá số mà giáo sư đã lấy cho lần ấy. Giáo sư đoán năm 38 tuổi gặp hạn sát thân. Jack bằng tuổi tôi, nếu tính theo lịch phương Tây năm nay Jack 37 tuổi, còn lịch phương Đông đúng là 38 tuổi. Chỉ có lời tiên đoán của giáo sư “qua được nhờ phúc đức của tổ tiên” là không đúng thôi. Anh bị viên đạn AK của VC (Việt Cộng) xuyên thủng phổi trái, gần tim, mất máu nhiều. Lúc hấp hối anh trăng trối đưa cái đồng hồ đeo tay đa năng của thủy quân lục chiến, cùng các cuốn nhật ký anh đã viết trong những năm ở chiến trường Việt Nam nhờ tôi gửi về Mỹ cho bố mẹ, vợ con.

        Nói rồi, Jason bê trong tủ ra năm, sáu cuốn sổ khá dầy, bìa bọc nilon và nói trong công vụ về nước sắp tới anh sẽ thực hiện lời trăng trối cuối cùng của người bạn xấu số. Chắc hẳn không thể xem tất cả, tôi chọn cuốn nhật ký cuối cùng của Jack Smith. Giở lướt, thấy những trang viết chữ tháu, sít nhau khó đọc, có chỗ còn nhòe có lẽ do bị dính nước mưa trên đường hành quân. Tôi hỏi Jason:

        - Tôi muốn mượn một cuốn xem thử. Có gì bí mật quân sự trong này không?

        Jason suy nghĩ giây lát, rồi nói:

        - Tôi chưa có thì giờ đọc hết toàn bộ, không biết có bí mật gì tiết lộ trong đó không. Còn cuốn sổ giáo sư đang cầm, viết trong năm nay tôi vừa đọc rồi, nhiều chi tiết thú vị đấy. Cũng chẳng có gì là bí mật quân sự. Giáo sư tò mò muốn biết đời sống, cùng tâm trạng thật của người lính viễn chinh thì có thể lấy về xem. Nội trong ba ngày phải trả lại. Jack có ước nguyện trở thành nhà văn, biết đâu người thân của anh ấy sau khi đọc toàn bộ những ghi chép chiến trường này, sẽ tìm cách công bố, để nơi thiên đàng linh hồn anh được thỏa nguyện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:53:18 pm »


*

*       *

        Tôi đặc biệt quan tâm đến những đoạn viên trung tá biệt kích đó (trước lúc tử trận Jack Smith đã đeo lon trung tá được một năm) mô tả những đợt đột kích vào căn cứ của Trung ương Cục và Mặt trận Giải phóng ở vùng giáp biên giới Campuchia ngày đó. Và tôi lấy máy ảnh chụp lại nhiều trang cần thiết, giữ làm tư liệu. Dưới đây trích một số đoạn:

        “30-3-1970. Bắt đầu cuộc hành quân Delta di chuyển lên Bình Long nhằm thiết lập căn cứ hành quân tiền phương của lực lượng đặc biệt Bunard. Trực thăng đổ toán chúng tôi xuống một khu rừng được cho là căn cứ đầu não của VC. Bãi đáp tôi chọn rộng rãi, trực thăng có thể sà xuống cách mặt đất khoảng 6 bộ và chúng tôi nhẩy ra. Toán có 6 người. Trung sĩ nhất Terry vừa mãn hạn, sau chuyến này hồi hương. Trung sĩ nhất William R. mới từ Hoa Kỳ sang, quê anh ở miền Nam, bang Alabama, đây là công vụ đầu tiên của anh ta. Khu rừng đã bị máy bay rải chất khai quang một, hai năm về trước. Bình Long có những cánh rừng rậm rạp, bao la bát ngát. Địch quân đã xây ở đây nhiều căn cứ, binh trạm, hệ thống đường mòn để chuyển quân, vũ khí, đồ tiếp liệu từ Campuchia sang. Trải qua năm đầu trụi lá, giờ cây cối đã xanh trở lại gây khó cho phi cơ quan sát. Nhiệm vụ trước tiên của toán tôi xem địch có dùng lại đường mòn tiếp vận khi xưa không? Cũng như mọi lần ở căn cứ, sau buổi thuyết trình tôi phải bay trên chiếc máy bay trinh thám 0-1 để thám sát khu vực hành quân, tìm bãi đáp chính, bãi đáp phụ cho toán biệt kích thâm nhập. Tôi đã từng tuần tiễu khu vực này khoảng những năm 1966 - 1967 cùng với một đại đội dân sự chiến đấu của người Thượng. Lúc đó tôi và họ làm chủ thực sự cánh rừng, gặp trái cây ăn được họ hái ăn tại chỗ nhưng không mang về. Tôi không dám ăn sợ đau bụng, họ cười, phiên dịch nói là bụng họ tốt đến nỗi ăn đất cũng không sao. Họ sống hòa hợp với thiên nhiên chứ không phá hoại, trên thực tế họ tôn thờ những cây cổ thụ của đại ngàn như những thần linh. Tôi băn khoăn, không biết người Thượng nghĩ sao khi chúng ta rải chất khai quang hủy diệt những vị thần của họ?

        1-4-1970. Tôi dự trù chuyến hành quân kéo dài 4 ngày và biệt kích sẽ di chuyển đến bãi đáp trực thăng để triệt xuất. Ngoài vấn đề chính đối phó với địch quân, nước uống cũng rất đáng để quan tâm. Hành quân biệt kích trong mùa hè thứ nhất tìm nguồn nước, thứ nhì mới đến địch quân. Hiếm nước, mỗi người lính vác ba lô trèo đèo lội suối cần uống hơn 3 lít nước mỗi ngày. Họ mang tối đa 6 bi đông nước. Chỗ lấy nước là tử địa, dễ đụng địch, vì chúng cũng mò ra đấy lấy nước. Gặp một dòng suối nhỏ, sợ đụng địch quân, tôi cho một người cầm tất bi đông xuống suối lấy nước, còn lại bố trí mai phục sẵn sàng. Cách đấy khoảng một trăm thước có một con đường mòn, nhưng không thấy dấu vết người qua lại. Một cây to bị mục gốc đổ chắn ngang đường, vết đổ còn mới. Tôi chụp một vài kiểu ảnh, để có bằng chứng báo cáo rằng con đường bị bỏ đã lâu, không có người đi. Cả toán ra khỏi rừng, ngồi lại một bụi rậm tiếp giáp trảng cỏ tranh. Trời tối nhanh. Đêm đó địch quân đi thăm dò gần suối, nằm trong bụi chúng tôi không ai ngủ được, thỉnh thoảng nghe tràng tiểu liên và kết thúc bằng tiếng nổ “uỳnh” của trái lựu đạn. Chúng bắn hú họa. Sáng hôm sau chúng tôi vừa chui ra khỏi bụi rậm, chợt nghe tiếng răng rắc, tiếp theo “rầm”, bụi tung mù mịt. Cây đổ. Trước mặt chúng tôi một khu rừng chết, nhiều cây cổ thụ đã chết khô, bị mối ăn, thỉnh thoảng lại đổ rầm như thế. Cây to đổ làm gãy những cây khô khác tạo ra tiếng nổ liên hoàn, đến khi nó lăn xuống dốc chạm vào gốc cây đứng bị chặn lại, phát ra tiếng nổ kết thúc như của một trái lựu đạn. Biết rằng rất nguy hiểm, có thể bị cây đè chết bất cứ lúc nào khi đi vào bên trong tìm dấu vết những con đường mòn, tôi vẫn không muốn gọi máy về căn cứ hành quân tiền phương xin triệt xuất. Tôi ra lệnh cho cả toán đi trên bãi cỏ tranh dọc theo bìa rừng. Đi như vậy dễ lộ, còn hơn đi bên trong dễ toi mạng vì cây đổ.

        8-4-1970. Đến một vùng chiến sự mới, toán trưởng đi thám sát trước. Tôi ngồi trên máy bay trinh sát Bird Dog. Bay độ cao 2.000 bộ nhìn xuống thấy nhiều cây cổ thụ đã bị chết khô vì chất khai quang như những cánh tay xương xẩu chĩa lên trời. Đây được cho là căn cứ địa của Công trường (sư đoàn) 9 VC, có những binh trạm của các Trung đoàn 271, 272, 273. Đấy là theo tin tình báo cung cấp, còn giờ đây tôi tự hỏi: không biết địch còn ở đó nữa không?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:53:39 pm »


        14-4-1970. Nhiệm vụ trong tháng Tư này của cuộc hành quân biệt kích Delta là thám sát những khu vục dọc theo sông Đồng Nai. Toán của tôi đảm nhiệm một nhánh sông nhỏ chảy theo chân những dãy núi sát vùng trách nhiệm của Quân đoàn 2, Vùng 2 chiến thuật. Chiều hôm trước, trục thăng UH-lA thả chúng tôi xuống một trảng rừng hoàn toàn lạ lẫm, gọi là Thung lũng tử thần. Thung lũng rộng khoảng 40 km xung quanh vách đá dựng đứng. Khu vực thám sát quá rộng, có nhiều con đường mòn trên sườn núi chạy xuống thung lũng. Có dấu hiệu cho thấy địch thường xuyên qua lại nơi này. Khu vực hành quân nằm xa nhất trong tầm bay đổ quân và toán chúng tôi lần đầu tiên đặt chân đến đây. Tôi đã dặn anh em trong đội mang thật nhiều đạn, lựu đạn và mìn Claymore, tất nhiên sẽ ít đi lương khô và các vật dụng cá nhân khác. Phải lo tìm đường sống trước hết. Trung sĩ nhất William R. thì bảo nên dành nhiều thì giờ cầu nguyện và đi ngủ sớm.

        Sáng. Trục thăng đến rước. Hành quân trước lúc rạng đông, vừa hạ độ cao cách mặt đất 6 bộ là cả toán nhẩy ào xuống. “Phụp”! Không ngờ tôi hạ trúng một bãi phân voi nhão nhoét ngập đến lưng ống chân. May mà tiếp đất không ngã vì trơn trượt, nếu không từ chân đến đầu dính toàn phân. Cả bãi đáp và đường mòn đều có dấu vết của voi, rải những đống phân to đùng, hôi hám kinh khủng. Thì ra đường mòn này của voi chứ chẳng phải đường mòn của VC. Tôi nghe thằng William nhắc lại câu ngạn ngữ của người Việt Nam nó mới học được: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Đúng, nên như vậy thì hơn! Dù sao đã có báo cáo viết rằng VC sử dụng voi để chở đồ tiếp vận, chiến cụ nặng. Phải cẩn thận đề phòng, đâu có voi đấy có VC. Không chỉ vậy, ở đây còn có khỉ đàn, sóc, chim chóc. Chúng dạn dĩ, lơ láo nhìn chúng tôi không biết sợ là gì.

        Chiều buông xuống. Bỗng gặp “Nguời Rừng” (Forest people). Tôi từng nghe binh lính Thuợng và lực luợng đặc biệt của quân lực Việt Nam Cộng hòa miêu tả Nguời Rừng, nhưng không tin. Người Tuyết xứ Siberia ở Nga Xô, người Nguyên Thủy ở rừng Amazon Nam Mỹ, đã ai thấy trực tiếp đâu, toàn lời đồn đại. Nay thì thấy tận mắt Người Rừng xứ Đông Dương. Bỗng có tiếng hét thất thanh. William cầm trên tay cả túm bi đông rỗng không từ dưới suối hớt hải chạy lên, mồm lải nhải: Người Rừng! Người Rừng! Tôi lên đạn khẩu tiểu liên báng gập chạy ào xuống quan sát. Bờ suối đối diện có tới bốn, năm Người Rừng lông lá khắp người đen xì, cao chừng 5 bộ (chưa đến 1,6 mét) hai tay dài lòng thòng, đi khom, đang nhe nanh gầm gừ, mắt lóe lên những tia điên dại như muốn nói: hãy cuốn xéo khỏi vương quốc của ta! Tôi chờn chọn định giương súng bắn, nghĩ thế nào lại thôi. Quay lại khoát tay bảo cả toán: Rút!

        1-5-1970. Hôm nay bắt đầu một chiến dịch lớn, gồm liên quân Mỹ -Việt phối hợp với quân chính phủ mới lập ở Phnom Pênh càn quét vùng biên trên đất Campuchia. Đại tá Sam Burrows chỉ huy trưởng Trung tâm biệt kích Bunard nói với tôi: Đã mấy lần vồ hụt bộ chỉ huy cao cấp của VC, lần này đội anh được trao trọng trách thọc lưỡi dao trúng tim chúng.

        Hơn một giờ đồng hồ luồn lách. Phía trước chỉ có cây ken dày trùng trùng, mờ mờ, trên cao tán lá đã che hết ánh sáng mặt trời. Câm lặng. Mắt ai cũng đăm đăm hướng về trước. Tịnh không có dấu vết khả nghi nào. Sát bên là Trung sĩ nhất William R. tôi còn cảm nhận được hơi thở nóng cùng mùi mồ hôi của anh ta tỏa sang. Hắn thì thầm vào tai tôi: Lạc đường chăng, Trung tá? Theo phản xạ tự nhiên tôi cúi xuống bấm đèn pin vào tấm bản đồ và đặt lên đó chiếc la bàn nhỏ. Không, không thể nào chệch hướng được! Chúng tôi đang đi xuyên tâm vùng Mỏ Vẹt. Tôi khoát tay tiếp tục hành tiến.

        Đi được khoảng nửa giờ nữa. Bỗng, khoảng rừng phía trước sáng hơn, thưa hơn. Tôi ra hiệu chậm lại. Chẳng mấy chốc dưới tán rừng rậm rạp thấp thoáng những mái lán lợp cỏ tranh, lá trung quân. Trúng đích rồi! Cả toán nằm ép mình xuống đám lá khô mục để quan sát. Không thấy động tĩnh gì. Dò dẫm tiến lại gần hơn. Hóa ra toàn lán trại rỗng. Chúng đã rút sạch. Một căn cứ hậu cần, thấy có dấu vết tro than đun bếp, nhà kho còn sót lại vài vỏ đồ hộp rỉ mèm, một cái thùng lương khô 701 do Trung Cộng viện trợ bẹp dúm. Mấy căn nhà nhỏ rải ra thành hình vòng cung vây xung quanh, có lẽ là nơi vừa ở, làm việc của từng VC “bự”, trong mỗi lán đều có một giường đơn, bàn viết, bề mặt làm bằng nứa đan. Một đội viên đưa tôi xem tấm hình anh ta nhặt được trên búi cỏ trước một căn lán, có lẽ do vội thu dọn mà chủ nhân lán ấy để rơi ra. Một người trạc tuổi trung niên, thấp đậm, mặt hơi dài, đội mũ tai bèo, cổ cuốn khăn rằn. Chưa rõ hình ai. Tôi bảo đội viên: cất làm chứng cứ. William thì đưa về mấy cành hoa rừng anh ta nhặt được phía ngoài cửa sổ một căn nhà, bảo: Chúng mới rút khỏi đây một, hai ngày gì đó thôi, cành này cắm lọ, hoa vẫn chưa héo hết. Tôi báo về trung tâm: Gặp một căn cứ không người. Lệnh của đại tá Sam Burrovvs: Tiếp tục truy quét, địch quân chưa chạy xa. Tôi bấm lia lịa mấy chục kiểu ảnh. Tư liệu về căn cứ VC sẽ được đăng trên các tờ báo mô tả chiến công quăng gọn mẻ lưới của biệt kích Hoa Kỳ. Trung sĩ nhất William hỏi: Trung tá, đốt sạch chứ? Tôi lắc đầu, không cần thiết!

        Sắp tối. Cả toán rút ra trảng rừng thưa phía ngoài, chờ trực thăng đến bốc đi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2018, 06:54:02 pm »


        2-5-1970. Đây là một căn cứ liên hoàn. Tiến sâu thêm chừng một cây số nữa, chúng tôi đụng VC, đội vệ binh làm nhiệm vụ ở lại thu dọn và đánh chặn.

        Chúng tôi đang thận trọng men theo một con đường mòn ngoài căn cứ, bỗng phía trước tiểu liên nổ giòn từng chặp. Đạn chiu chiu qua mang tai tôi. Một biệt kích bị viên đạn găm trúng đùi, máu túa đỏ lòm, lăn lộn, rên la như lợn bị chọc tiết. Đội viên bên cạnh nhanh nhẹn lấy băng gạc cá nhân sơ cứu và cõng anh ta lùi lại phía sau. Chúng tôi nằm sấp, kê súng lợi dụng địa hình xung quanh bắn trả mãnh liệt. Có lẽ lực lượng địch không nhiều, sự chống trả mỗi lúc thưa dần. Khoảng mươi phút sau đối phương im hẳn. Tôi dẫn cả toán chạy khom dí ch dắc, luồn lách qua các gốc cây, tảng đá. “Bịch”, nghe tiếng rớt sát cạnh chân, tôi nhìn ra không phải hòn đá, một trái lựu mắt na. May mà nó không nổ, nếu không tan xác rồi. Tôi lia trọn một băng về phía bụi cây bên trái cách chừng hai chục thước, nơi trái lựu đạn vừa tung ra. William cũng nhanh tay lẳng thêm một trái về phía đó. Tiếng nổ xé toang bụi cây, quầng lửa bùng lên. Khói tan. Chúng tôi xông tới. Xác một VC nằm vật ngửa, khẩu AK vừa rời khỏi tay. Hắn đội mũ tai bèo, quần áo ka ki xanh đã rách bươm ám đầy bụi khói, máu chảy đỏ lòm không thể nhìn rõ mặt. William nhanh tay lục túi ngực hắn, lấy ra cái chứng minh thư quân nhân, đưa tôi xem: Trần Trường Chiến, binh nhất, quê Đồng Châu, Tiền Hải, Thái Bình; sinh 1950, nhập ngũ 1968.

        Hắn còn quá trẻ. Tôi không quên ghi lại mấy kiểu ảnh. Một chiến binh quả cảm, hẳn là hắn ở lại bắn chặn cho đồng đội rút...”

        Những ngày tiếp theo, Jack viết đều đặn. Chủ yếu miêu tả các trận đánh, cũng có xen kẽ những đoạn về riêng tư, suy nghĩ thời cuộc, ước vọng khi trở lại quê hương, vân vân. Và đây là trang cuối cùng, không hiểu vì lý do gì Jack không viết tiếp nữa, ba ngày sau sinh nhật anh ta tử trận:

        “15-5-1970. Theo dự tính đến cuối tháng này chiến dịch kết thúc và có lẽ tôi cũng kết thúc đời biệt kích cái chết cận kề.

        Hôm nay sinh nhật lần thứ 37 của tôi. Vậy là đã chinh chiến ở xứ nhiệt đới chết chóc này được tròn 6 năm rồi. Nhưng lần đầu tiên đón sinh nhật tại rừng. Chắc hẳn Loura cùng con gái Aretta yêu dấu đã gửi thiệp sang chúc mừng và giờ này đang mong nhớ mình. Sáu năm thăng hai cấp. Bán xương máu kiểu này kể cũng là quá rẻ mạt. Nhưng máu phiêu lưu mạo hiểm của mình thì có lẽ đến già vẫn vậy, mãn hạn một nhiệm kỳ rồi mà vẫn tình nguyện ở lại. Mình còn mơ ước trở thành nhà văn nữa. Hemingway tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha trở về viết được kiệt tác chiến tranh “Chuông nguyện hồn ai ” đó thôi; Henri Charriere, một người tù 18 năm khổ sai, về già chỉ kể lại chuyện đời tù tội, vượt ngục của mình, vừa cho ra đời “Papillon người tù khổ sai ”, lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong năm nay, mang lại cho ông một khoản tiền lớn. Một biệt kích thượng thặng như mình sau này có khối cái để viết, sách thể nào chẳng thuộc loại bestseller. Dù sao sắp tới cũng không thể khoác mãi cái bộ biệt kích rằn ri này mà phải về chỗ khác làm việc thích hợp hơn. Thằng bạn cùng nhập ngũ Tason Kaatz đã kiếm cho mình một chân trợ lý hành quân ở Văn phòng MACV rồi. 37 tuổi phương Tây, 38 tuổi phương Đông, mình sực nhớ đến lá số tử vi mà ông giáo sư Ngọc ở Đại học Sài Gòn đã lấy cho, bảo năm nay cẩn thận có họa sát thân, nhẹ thôi, qua khỏi được vì phúc đức tổ tiên. Đúng rồi, tổ tiên mình từ Tondon sang Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đầu thế kỷ mười chín, làm điền chủ, buôn bán rượu nho đời nào cũng ăn ở phúc đức. Chờ gắn thêm một sao nữa là hồi hương. Goodbye VC! ”

        Đọc đến đây tôi thấy số phận đã quá nghiệt ngã với Jack. Trong “vụ” này, tôi đoán trước vận hạn đến với anh ta, mà không gì cứu được anh ta, ngay cả tổ tiên có làm chuyện phúc đức chăng nữa. Chung quy vẫn là sự lấp liếm nói dựa của cái trò “ngoại giao tử vi” của tôi mà thôi.

        Jack theo đạo Thiên chúa, cầu cho linh hồn anh ta được bằng an nơi Nước Chúa!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM