Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:58:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đội công an số 6  (Đọc 18441 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2018, 09:34:04 pm »

       
        Tâm và Thông là những trinh sát đã từng hoạt động trong vùng địch. Họ rất trẻ, rất hăng hái và cùng quê ở quanh Phát Diệm. Vào thị trấn, Thông tách riêng làm một mũi để nối lại cơ sở với anh em công nhân lò bánh mì Trì Chính trong khu chỉ huy Xéc-tơ của quân Liên hiệp Pháp, đóng bên kia sông Vạc.
       
        Bây giờ nghĩ lại chặng đường đã qua, có biết bao điều muốn nói? Ngồi trước trang giấy trắng, Oanh như sống lại với những bước đầu tiên đầy khó khăn nguy hiểm từ đất tự do Nga Sơn, Chính Đại tiến vào vành đai trắng tang thương. Bát ngát hàng cây số đầy cỏ dại, chằng chịt những dây thép gai có mìn và lựu đạn. Suốt một dãy dài hơn bốn mươi cây số từ Gián Khuất theo sông Đáy, qua sông Vạc, xưa kia là vùng đất trù phú, nhà cửa san sát như Yên Ninh, Yên Cư, bây giờ thế đấy! Chúng đã đốt sạch, cướp sạch! Nhân dân hàng chục xã bị dồn vào vùng tạm chiếm sống cảnh cơ cực màn trời chiếu đất, đói rét đau thương!
       
        Đồn bốt chúng đóng dày đặc, tầm súng nối nhau chặn hết mọi ngả ra vào. Những đêm xấu trời, tối đen như mực anh em phải lần theo đom đóm mà đi. Có khi bất ngờ gặp một ổ phục kích của bọn bảo chính đoàn, bị dồn xuống ruộng cói hoang lầy quá gối, đầy mầm cói sắc như bàn chông, lại trống trải, các anh đã đánh địch mà đi. Rồi những phút hồi hộp khi các đội viên công an lần đầu trở lại đặt chân trên các phố Phát Diệm đầy lính giặc, tiếp xúc với đồng bào trong những tình cảnh vô cùng cảm động và những khó khăn ban đầu. Những đêm kiên nhẫn nằm bờ, nằm bụi, nằm hầm bí mật dưới bước giày đinh của lính địch đi tuần sục sạo, để bám dân xây dựng cơ sở...
       
        Còn biết bao nhiêu điều muốn nói về tình hình địch, về lòng dân Phát Diệm hướng theo Chính phủ kháng chiến, về tinh thần và sức khỏe các đội viên và những dụ kiến hoạt động mới.
       
        Oanh đứng dậy, cơ thể tầm thước rắn chắc của anh gầy đi trong bộ quần áo cánh đen, trông như một tay lái buôn hàng chuyến Nam Định, đến lạ mắt. Anh đi lại suy nghĩ rồi đến bên bàn cầm lấy bút viết những dòng phấn khởi:
       
        “Toàn đội đã có mặt ở Phát Diệm, đang tiếp tục triển khai công tác và sẵn sàng nhận mệnh lệnh của cấp trên”.
       
        Suốt đêm anh không ngủ. Đằng sau niềm vui xúc động của bản báo cáo đầu tiên ấy, nhiệm vụ chính của các anh, cuộc chiến đấu giáp mặt quân thù mới bắt đầu.
       
        Lại những dự tính, những kế hoạch mới lôi cuốn anh.
       
        Thông ở lò bánh mì đã tạm ổn, chỉ còn đợi lệnh hoạt động. Tâm tạm thời ở nhà ông Tám, làm người bán hàng. Từ đó, Tâm có thể quan sát, theo dõi hoạt động của địch bên Ty Cảnh binh, trại bảo chính đoàn ở cùng phố và phát hiện bọn chỉ điểm, Phòng nhì thường lui tới khu vực này. Trong khu phố đông đúc này và khu chợ, người tứ xứ thường qua lại, Tâm có thể nghe ngóng thu thập những tin tức cần thiết.
       
        Còn nhiệm vụ khó khăn nhất theo chỉ thị của lãnh đạo Ty, thì Oanh phải trực tiếp đảm nhiệm...
       
        Tiếng bà Tám đọc kinh văng vẳng nghe thiết tha đượm buồn. Bà quỳ gối, tựa người trên gót chân vẻ mệt mỏi. Lưng bà hơi gù, vai so lại, mặt bà ngửng lên. Đôi mắt bà long lanh dồn tâm trí vào tượng Chúa trên bàn thờ nhỏ ở nóc tủ cạnh giường ngủ của gia đình. Oanh lặng người nhìn bà, lòng xót xa thông cảm.
       
        Bọn giặc suốt ngày lùng sục ngăn cấm đi lại, thiết quân luật từ sáu giờ tối đến sáu giờ sáng, lại gây nên cảnh hỗn loạn phá rối ở nhà thờ làm cho phần lớn giáo dân không dám đến nhà thờ. Bà Tám đã hết lòng thành kính thờ Chúa nhưng bà vẫn băn khoăn nỗi dù sao đây cũng chỉ ở nhà mình chứ không phải được chầu lễ cùng bà con bổn đạo nơi giáo đường tôn nghiêm.
       
        Rời bàn thờ, bà cúi đầu lùi ra. Thấy Oanh đứng sau bà từ bao giờ, bà Tám thì thầm:
       
        - Khổ lắm anh ạ, chúng tôi chỉ mong được hằng đi nhà thờ, để hết lòng thờ phượng Chúa mà cũng bị chúng nó ngăn trở, cấm đoán. Thật là quân phá đạo, lũ quỷ sa tăng. Thế mà chúng nó cứ nỏ mồm tuyên truyền “đem quân bảo vệ khu công giáo”.
       
        Phần lớn giáo dân đều hết lòng kính Chúa yêu nước và cùng chung tâm trạng như bà Tám, nhưng không ai dám nói ra. Họ âm thầm chịu đựng. Oanh gật đầu thông cảm với bà Tám. Rồi anh nói chầm chậm, xúc động:
       
        - Bọn giặc ấy không thể tác quái mãi được, nhất định bà con ta sẽ được tự do sinh sống và thờ phụng...
       
        Bà Tám nhìn anh, gật đầu. Bà quay nhìn lên bàn thờ Chúa lòng đầy quyến luyến rồi chậm rãi bước ra nhà ngoài.
       
        Lòng Oanh xôn xao. Anh vừa sốt ruột vừa có cảm giác như mình có lỗi. Nhiệm vụ của mình thật nặng nề và cấp bách nhưng mình chưa làm được mấy!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2018, 09:36:18 pm »

       
4
       
CHUYỆN TẢN MẠN CỦA NGƯỜI TRINH SÁT
       
        - Này, chú Tâm ơi, chú Tâm! Cô Thuận cô ấy hỏi cháu chú Tâm là ai đấy?
       
        Tâm gần như giật mình quay lại. Anh giang tay ôm lấy bé Lân. Mặt cậu ta đỏ gay, đang cười như nắc nẻ. Đôi mắt Tâm chỉ còn kịp nhìn thấy một vai áo nâu bạc và mớ tóc dài cặp thấp, vụt khuất vào bờ tường lối xóm.
       
        Thật là phiền cho anh trinh sát cải trang.
       
        Bé Lân không chú ý đến cô Thuận nữa, cậu ta ngồi vào lòng Tâm nghịch những chiếc khuy áo và cây thánh giá bằng bạc trên cổ Tâm. Tâm định lụa lời hỏi chuyện bé Lân thì vừa có khách. Một bà cụ mặc áo lễ đen, đeo thánh giá và mảnh áo Đức Bà mặt đen, mặt đỏ to tướng, bước vào chọn nâu.
       
        Tâm đẩy cháu Lân ra, thoăn thoắt chọn những củ nâu theo ý bà cụ, đặt vào bàn cân. Vừa lúc đó có hai tên mặc quần áo đen, đeo khăn vàng và phù hiệu vệ sĩ, khoác súng các-bin đi tới. Chúng đứng trước cửa hàng nhìn bà cụ mua nâu. Có lẽ cả hai bên đều đã biết nhau, tuy bà cụ cố lờ đi, như không trông thấy chúng.
       
        Tên vệ sĩ nhiều tuổi, người béo lùn, nói giọng khe khé, hách dịch:
       
        - Ê, mụ kia, mua nâu làm gì đấy?
       
        Bà cụ không quay lại, đáp qua quýt:
       
        - Nhuộm áo mặc.
       
        - Sao lâu nay không đi nhà thờ? - Tên vệ sĩ gây sự - hay chỉ nâu sồng để chết với cái tĩnh thờ mọt kiếp nhà mày, hả?
       
        Bà cụ quay người, hất cái thánh giá và mảnh áo Đức Bà trước ngục ra đằng sau lưng, vẻ bực tức nhưng vẫn nhẫn nhục không nói năng gì. Cụ trả tiền, xách hai củ nâu đi. Tên vệ sĩ béo lùn cướp hai củ nâu trên tay bà cụ, trao cho tên vệ sĩ đi cùng, nói:
       
        - Tịch thu! Cái con mụ này, đã bắt bỏ lương tòng giáo rồi, nhưng vẫn muốn theo tà đạo! May áo thâm mà mặc cho khỏi lộn sòng!
       
        Bà cụ quay ngoắt lại chửi té tát:
       
        - Quân này cướp đường cướp chợ! Mày không thấy bà đeo cái xương cha mày đây rồi sao? - Bà vung tay hất tung cái thánh giá và mảnh áo Đức Bà đằng trước ra đằng sau, đằng sau ra đằng trước - Chúng mày ức hiếp thế này ai sống nổi? Tao ốm, tao không đi được nhà thờ thì sao! Thờ cúng ai, cốt trong bụng người ta. Chúng mày bắt buộc được à?
       
        Những người đi đường đứng lại. Bà con hai dãy phố kéo ra. Thấy đám đông quây lại, hai tên vệ sĩ nóng mặt, quát lác ầm ĩ:
       
        - Con mụ này không được già mồm! Khôn hồn thì cút đi, không có ngày ông cho vào hỏa ngục!
       
        Chợt thấy trong làn cói của bà cụ có mấy thẻ hương, hắn trợn mắt lên như bắt được quả tang hàng quốc cấm:
       
        - Này nhé! Mua hương về cúng ai? Không đi nhà thờ, ở nhà cúng ai?
       
        Hắn muốn giành cướp thẻ hương nhưng bà cụ dựa vào đám đông tránh được. Cụ cũng không vừa, mắng thẳng mặt chúng:
       
        - Cúng ai mày cấm được à? Đạo giáo nào quân quỷ dữ chúng mày!
       
        Anh Bích Hưng là người đầu tiên lên tiếng bênh bà cụ. Anh ngăn hai tên vệ sĩ:
       
        - Các chú làm thế không phải! Đạo Chúa đâu có cho phép ức hiếp con chiên? Bà cụ đây đã đeo thánh giá đi lễ nhà thờ, ai cũng biết. Các chú làm thế bà con bổn đạo không đồng tình đâu.
       
        Tâm đứng trong cửa hàng nhìn ra, thấy Thuận đứng sát bên bà Tám. Mặt cô căng thẳng, cô cau mày nhìn hai tên vệ sĩ đầy căm tức.
       
        Cả lúc này, Tâm cũng không quên để ý quan sát về phía Ty Cảnh binh ở bên kia đường phố. Anh thấy tên đội cảnh binh và một người mặc thường phục, đội mũ giang, đi đến cổng Ty Cảnh binh thì rẽ sang đám đông, chỗ hai tên vệ sĩ.
       
        Tên đội cảnh binh người to cao, mặt bì bì như nặn bằng đất, mắt hum húp như người lai. Tâm đã biết tên hắn là Đởm. Người mặc thường phục làm cho Tâm chú ý hơn. Dáng người hắn có vẻ nhanh nhẹn, cặp mắt xám ti hí hấp hiếng nhìn ngang nhìn dọc; cặp môi mỏng đỏ chót hơi nhếch, có vẻ khinh khỉnh như ta đây quyền thế. Trông qua, Tâm cảm thấy tên này ranh mãnh xảo trá.
       
        Hai đứa rẽ đám đông đi vào. Nghe câu chuyện, chúng hiểu cơ sự. Tên đội cảnh binh phẩy tay một cái, nói hách dịch:
       
        - Vệ sĩ, hương hoa gì thì mặc người ta! Đừng làm lộn xộn đường phố. Còn bà kia, muốn cúng bái ai thì cứ về nhà mà cúng.
       
        Rồi hắn hùng hổ quát những người đứng xung quanh:
       
        - Các người thì xéo đi! Việc gì mà bu vào như bầy ruồi? Không xéo ông tống cổ vào bốt bây giờ?
       
        Vừa nói hắn vừa sừng sộ vung tay đá chân. Đồng bào tản ngay ra các ngả. Bà cụ mua nâu lấy lại hai củ nâu, chen đi ngay.
       
        Tên đội cảnh binh vênh váo, vung vẩy hai cánh tay khuỳnh khuỳnh, bước về Ty Cảnh binh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2018, 09:38:07 pm »

       
        Bất chợt Tâm bắt gặp cặp mắt lươn ti hí của tên đội mũ giang. Tâm ngạc nhiên, chớp mắt quay đi. Như có làn điện chạy qua người, Tâm thấy rõ hắn chú ý anh, tuồng như đã quen biết nhau rồi? Tâm cố nhớ, nhưng không nhớ được là đã gặp hắn ở đâu. Rõ ràng cái nhìn của hắn đáng ngờ, đáng ngại! Có thể hắn nhận ra anh? Hắn biết anh từ bao giờ?
       
        Nhưng rồi hắn cũng im lặng quay đi theo tay cảnh binh.
       
        Tâm ngạc nhiên thấy chúng nó dẹp đám đông nhanh như thế và làm sao đồng bào tỏ ra quá sợ sệt?
       
        Thuận cùng anh Bích Hưng và ông bà Tám vào cửa hàng nâu. Thuận chưa hết vẻ tức tối. Cô cúi đầu chào Tâm không e thẹn và dường như không nhớ câu chuyện bé Lân lúc nãy.
       
        Bích Hưng hỏi ông Tám:
       
        - Ông biết cái thằng đội mũ giang chứ? Hắn có thế lực lắm thì phải?
       
        Bà Tám so vai lắc đầu:
       
        Lúc nào thấy mặt thằng Đởm đội cảnh binh, tôi cũng run lên. Lạy Chúa, nom nó như quỷ sa tăng ấy.
       
        Tâm vẫn chú ý nhiều đến Thuận. Anh ở đây mới hơn một tuần, là cháu ông Tám ở quê ra giúp việc, không ai chú ý tới. Chuyện đó rất thường tình ở Phát Diệm. Tại sao cô gái này lại muốn biết anh là ai? Tâm lân la lại làm quen cô ta.
       
        - Cô Thuận có biết bà cụ mua nâu không?
       
        - Có. - Thuận đáp - Bà ấy ở làng Trì Chính, tên là bà Phú.
       
        - Tội nghiệp, bà cụ hiền lành thế.
       
        Nghe Tâm nói, bà Tám góp lời:
       
        - Tội nghiệp đấy, nhưng bà ấy thì không hiền lành đâu. Tiếng là nhà có tĩnh thờ, nhưng là người lắm nhời, lắm điều có tiếng.
       
        - Cũng vì khổ quá. - Thuận nói - Chúng nó ức hiếp quá thế ai chịu được!
       
        Tâm khẽ gật đầu. Anh ngạc nhiên và vừa ý với cách suy nghĩ đó của Thuận, một người như thế sẽ không phải là mối đe dọa cho anh đâu. Trong khi đó, ông Tám hỏi Bích Hưng:
       
        - Thằng đội mũ giang ấy, người ta vẫn nói là Việt Minh đấy à?
       
        - Không! - Bích Hưng lắc đầu, cười - Nó thì có mà săn Việt Minh! Nghe đồn thằng Kháng, một lơ-ma-rin1, mới là Việt Minh.
       
        Tâm ngạc nhiên, hỏi Bích Hưng:
       
        - Tại sao một lơ-ma-rin mà lại là Việt Minh được, ông?
       
        - Tôi nghe người ta nói anh ấy là người của Việt Minh.
       
        Ông Tám bĩu môi, nói:
       
        - Sống sờ sờ với Tây thế mà cũng đòi là Việt Minh! Có mà Việt... (ông định nói chữ gian, nhưng kìm lại).
       
        - Đã đành! - Bích Hưng cười - Nhưng có nghe nói trước kia là Việt Minh, bị Tây bắt, may có bà con với Tư Thảo, Tư Thảo xin cho đấy.
       
        - Phải! - Ông Tám gật đầu - Tư Thảo, tổng tham mưu trưởng của Nhà Chung, thế lực lắm! Nhưng như thế thì thằng ấy chả phải Việt Minh nữa.
       
        Bé Lân nãy giờ đi chơi đâu bỗng chạy về, sà vào lòng Tâm rồi chỉ Thuận, vừa cười vừa nói:
       
        - Cô Thuận đây chú Tâm này! Cô ấy hỏi chú là ai đấy? Có thế mà không biết. Chú Tâm là chú Tâm chứ còn ai nữa. Chú Tâm nhỉ!
       
        Tâm cười phụ họa với bé Lân. Tưởng Thuận lúng túng nhưng cô ta chỉ đỏ mặt một tý rồi tỉnh như không, bảo lại bé Lân:
       
        - Cô chưa biết thì cô hỏi. Không được à?
       
        Lân nhổm lên, gân cổ:
       
        - Sao cô không hỏi chú Tâm lại hỏi cháu? Thế? Thế? - Cậu ta đắc chí lắm, làm cho cả nhà buồn cười. Thuận vẫn tự chủ:
       
        - Cô chưa quen chú ấy thì cô chưa hỏi được.
       
        Bé Lân chớp mắt. Cậu ta cười, thật thà hỏi:
       
        - Giờ cô đã quen chú ấy chưa? - Thấy Thuận cười, bé Lân tiếp luôn - Thì cô hỏi đi!
       
        - Trẻ con mà cũng lý sự! - Bà Tám can thiệp - Cháu Lân ra ngoài chơi để người lớn nói chuyện!
       
        Bé Lân ngoan ngoãn chạy ra đường.
       
        Bích Hưng hỏi chuyện Tâm:
       
        - Anh Tâm đã quen công việc chưa?
       
        Dạ, cháu cũng phải học dần dần ấy bác ạ. Mong các bác có lòng giúp đỡ, chỉ bảo cho.
       
        - Học với hành! - Bích Hưng bĩu môi lắc đầu - Trai tráng như các anh!...
       
        Tâm lựa lời, đánh lảng:
       
        - Cửa hàng của hai bác chắc đắt khách lắm?
       
        - Ăn thua gì! Trước kia còn tàm tạm. Từ ngày có bốt cảnh binh và bảo chính đoàn ở đây, thì ít người qua lại. Còn bọn lính tráng, cảnh binh thì chỉ tổ ăn lừa, ăn quỵt. Cứ cái đà này, đến hết vốn.
       
        Thuận nhíu mày, hỏi:
       
        - Thì bác đừng bán cho chúng nó nữa?
       
        - Đừng bán? Nói nghe dễ! Có bán mà nó còn nhũng nhiễu như vậy. Không bán thì nó đốt nhà.
       
        - Bà con ta mà một lòng giữ chung cho nhau có lẽ đỡ?
       
        Nghe Tâm nói thế, Bích Hưng lắc đầu, uể oải đứng dậy, vừa đi ra vừa nói:
       
        - Khó lắm! Ở đây người ta ngoan đạo. Nhiều khi uất ức lắm cũng muốn liều với chúng nó một phen, nhưng đi nhà thờ, các cha khuyên cho mấy câu lại đâu vào đấy.
       
        Bích Hưng và Thuận về rồi, Tâm còn ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Ông Tám ra bán hàng thay anh. Khi Tâm hỏi về Bích Hưng, ông Tám đã kể cho Tâm biết tâm sự của anh hàng phở đó.

-----------------------
        1. Cách gọi Quan một, hải tuần ngụy.
       
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2018, 09:38:39 pm »

       
        Buổi chiều. Khi những người khách quen đi cổng sau đã vào hết cái buồng trong nhà ông Tám để quây quần bên bàn đèn thuốc phiện như thường lệ thì Tâm mới được ngồi với Oanh trên một mui thuyền vắng chủ. Ở bến chợ Nam Dân, thuyền bè san sát như lá tre, người đủ hạng tấp nập. Những tên chỉ điểm đánh hơi giỏi nhất cũng không có cớ gì mà chú ý đến hai anh “chạy hàng” ngồi tào lao trên mui thuyền như thế.
       
        Theo hẹn trước, hôm nay Tâm báo cáo với đội trưởng của mình những việc đã làm và những điều cần chú ý trong tuần qua.
       
        Điều làm cho Tâm băn khoăn nhất vẫn là tên đội mũ giang đã có cái nhìn làm anh giật mình. Tại sao anh cứ bị ám ảnh là nó nhận ra mình? Tình huống đặc biệt diễn ra giữa hai người, tuy chỉ lóe lên một giây trong khóe mắt, nhưng không thể có cách hiểu nào khác được. Trong trường hợp này không thể nghĩ đó là bạn. Một con chó săn không đời nào bỏ qua con mồi mà nó đã đánh hơi được. Người hoạt động trong lòng địch cần phải biết đối thủ đang săn đuổi mình là ai? Mối nguy hiểm của mình phải được đánh giá và có cách đối phó. Tốt nhất là phải chủ động trước khi nguy cơ đe dọa.
       
        Nhưng việc xác minh kẻ địch trong hoàn cảnh của đội biệt phái lúc này thật khó khăn. Việc ăn ở trong dân chưa thật ổn định, cơ sở chưa xây dựng được bao nhiêu, làm sao có điều kiện tìm hiểu được kẻ thù đang theo dõi mình là ai?
       
        Việc thứ hai Tâm báo cáo với Oanh là tên Kháng nào đó, thiếu úy hải tuần mà đồng bào lại bảo là Việt Minh? Đáng chú ý là con người này thân thuộc với Tư Thảo, một nhân vật có thế lực ở Phát Diệm.
       
        Oanh suy nghĩ lao lung. Anh ngồi chống tay xuống mui thuyền, mắt nhìn bâng quơ những con thuyền xuôi ngược, vào ra bến chợ; những tên lính gác đi lại đầu cầu Trì Chính. Chiếc tàu khách “Đông Hải” chạy đường Phát Diệm - Nam Định kéo hồi còi dài ọ lên như bò rống, chân vịt cuộn nước trắng xóa. Nó rung lên rồi từ từ rời bến, thuyền bè xung quanh trùng triềng một loạt như say. Oanh và Tâm phải ngồi ngay người, hai tay bím chặt mui thuyền. Khi con thuyền đã êm dần, Oanh mới nói rủ rỉ:
       
        - Tên ấy không bỏ qua chúng ta đâu. Tôi sẽ liên hệ với huyện ủy để biết về nó. Trước mắt, phải chủ động bảo vệ mình. Đồng chí phải chuyển đi nơi khác.
       
        Oanh ngừng lại như đắn đo, rồi nói tiếp:
       
        - Chúng ta chỉ xây dụng cơ sở trong các phố Phát Diệm nhỏ bé này thôi thì không thuận lợi. Một đối tượng quan trọng của chúng ta là khu Xéc-tơ của Liên hiệp Pháp. Làm sao có được cơ sở trong các làng lân cận, cần nhất là ở làng Trì Chính. Ở đó rất tiện đường vào ra.
       
        Tâm chợt lẩm bẩm:
       
        - Làng Trì Chính à?
       
        - Đồng chí có quen ai bên đó? - Oanh tỏ ý hy vọng, nhưng còn băn khoăn. Làng Trì Chính công giáo toàn tòng, nhân dân bị mê hoặc, ít giác ngộ. Hệ thống kìm kẹp của thần quyền giáo lý, tổ chức tề dõng và liên gia rất chặt chẽ.
       
        Tâm kể lại chuyện bà mua nâu, rồi nói:
       
        - Nhìn vào một vùng công giáo toàn tòng, tưởng cũng khó tìm ra tia sáng. Ấy thế mà không ngờ có những trường hợp như bà cụ Phú!
       
        - Đúng thế! - Oanh lắng lại giây lát, nói - Đồng bào công giáo ở đây có nhiều loại. Phần lớn là những người đạo gốc, họ thật sự có tín ngưỡng. Một số khác không tự giác, họ bị bọn phản động đội lốt tôn giáo cưỡng bức bắt bỏ lương tòng giáo. Và cũng nhiều người đi giáo vì cơ hội, họ a dua theo giáo để cầu an và vụ lợi, như đồng bào nói “đi đạo lấy gạo mà ăn”... Chúng ta cần nhìn cho rõ để hiểu sâu mới hành động đúng được. Có điều chắc chắn là dù lương hay giáo gì thì phần lớn đồng bào lao động là người tốt có lòng yêu nước, ghét giặc, tuy mức độ giác ngộ có khác nhau. Chúng ta cần phát động cho được mặt tốt của đồng bào để đánh giặc. Chỉ những bọn phản động lợi dụng tôn giáo làm tay sai cho giặc mới là kẻ thù thực sự... - Oanh gật đầu nói tiếp - Tôi sẽ tìm hiểu kỹ thêm trường hợp bà cụ Phú. Còn tên Kháng hải tuần, đồng chí cần tìm hiểu kỹ lai lịch, tính cách và hoàn cảnh của nó, báo cáo cho tôi càng sớm càng tốt.
       
        Cái nhạy cảm của người trinh sát giàu kinh nghiệm đã làm cho Oanh coi trọng chuyện tên Kháng. Tâm phấn khởi, nhân thể anh hỏi thêm:
       
        - Qua ông bà Tám và tôi trực tiếp tìm hiểu thêm, tôi thấy Bích Hưng, chủ hàng phở, là một người tốt. Tôi muốn giác ngộ anh ấy và lấy hiệu phở để làm noi liên lạc. Anh thấy thế nào?
       
        - Tôi có biết anh Bích Hưng. Anh ấy tốt. Nhưng chị vợ là cháu Hoàng Quỳnh. Nếu anh ta hoạt động, thì không được lộ bí mật với chị vợ. - Oanh đứng dậy kéo Tâm cùng đứng dậy. Hai người lên đến bờ, Oanh dặn Tâm:
       
        - Cấp trên nhắc chúng ta nhanh chóng triển khai công tác. Còn đồng chí, tìm cớ đi khỏi nhà ông Tám ngay, phải sáng suốt đối phó với tình hình xấu. Tôi sẽ cử liên lạc đến...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2018, 09:40:51 pm »

       
5
       
VẦNG SÁNG TRÊN SÔNG VẠC
       
        Chiếc tàu tuần sông thon nhẹ, sơn trắng, có những cái phao cấp cứu khoang trắng, khoang đỏ như đồ chơi, rẽ ngược nước sông Vạc, vòng dần đến chân cầu rồi ghé vào bến chợ Nam Dân. Những thủy thủ mặc áo quần xanh lăm lăm tay sào chống đỡ cho con tàu trùng triềng nép sát vào bờ. Những thuyền buôn, thuyền lưới xung quanh lúc lắc theo sóng. Những người đàn ông, đàn bà mặc áo nâu, áo đen khép nép nhìn con tàu tuần tra đầy vẻ khâm phục và sợ hãi. Lũ trẻ con đứng trên các mui thuyền, trên bờ nhảy nhót trầm trồ, chỉ trỏ.
       
        Thiếu úy Kháng mặc quân phục hải tuần trắng toát, là thẳng nếp, súng ngắn đeo trễ bên hông, bước ra khỏi ca bin. Anh ta lơ đễnh rút khăn mùi xoa thêu hoa lau đôi bàn tay một cách duyên dáng. Chắc hẳn anh ta nghĩ đang có hàng trăm con mắt thèm thuồng, kính nể chăm chú vào từng dáng điệu của mình. Anh ta rút thuốc lá ngậm chéo trên môi, bật tách tách cái bật lửa to xù, như bấm cò súng, đưa lên châm thuốc không cần che gió, đầy ngạo mạn ra vẻ con nhà quen với sóng gió đại dương.
       
        Một anh thủy thủ lật đật lao ván lên bờ trước đôi giày da vàng bóng loáng của ông sĩ quan. Các thủy thủ khác còng lưng kéo dây neo giữ chặt con tàu chống với nước sông Vạc chảy xiết đang muốn lôi phăng nó đi.
       
        Kháng bước chậm rãi trên ván cầu, vẻ trịch thượng. Những người đứng xem trên bờ dãn ra nhường lối. Mấy đứa trẻ con ăn mặc rách rưới, hí hửng chạy theo xem ông quan. Một tên cảnh binh đứng nghiêm chào Kháng rồi quát lên một tiếng, vung roi gân bò làm cho bọn trẻ chạy tóe ra. Kháng mỉm cười ung dung bước, vẻ thỏa mãn, khói thuốc lá Tây nơi anh ta tỏa thơm một vùng.
       
        Tâm đứng sau một bà già, sát bên lều chợ, từ nãy đến giờ không bỏ sót một cử chỉ nhỏ nào ở con nguời mang danh “Việt Minh” đó.
       
        Dù là một trinh sát táo bạo, có kinh nghiệm, Tâm không khỏi cảm thấy hồi hộp vói việc làm sắp tới của mình. Cái bề ngoài tụ mãn ấy có đáng cho Tâm lo ngại không? Điều quan trọng nhất trong đầu hắn hiện nay nghĩ gì? Những món tiền lớn bóp nặn của dân buôn, dân chài trong những lần tuần tiễu, cuộc sống đầy đủ tiện nghi và quyền hành của giặc Pháp nhả cho, đã làm cho hắn ta hư hỏng hoàn toàn chưa?
       
        Đến gặp hắn, bảo hắn hãy vứt bỏ tất cả những cái hắn đang hưởng để trở về với cuộc sống chân chính đầy gian khổ mà hắn đã một lần từ bỏ, lúc này, có thể là một việc làm chết người. Nhưng suy nghĩ đó chỉ làm Tâm phân vân chốc lát. Anh nhớ đến những ngày đầu trở lại Phát Diệm. Dù còn bị mê hoặc, khống chế bởi thần quyền vói giáo lý, thì bốn năm sống dưới chính quyền cách mạng cũng đã để lại trong lòng người dân Phát Diệm những tia sáng bất diệt mà tám tháng bị tạm chiếm tàn khốc vẫn không thể nào dập tắt được. Chính những tia sáng ấy đã bùng lên mạnh mẽ khi đồng bào được tiếp xúc lại với cán bộ cách mạng và đã dành cho các anh những thành công bất ngờ... Còn tên Kháng này... hắn đã từng cầm súng theo kháng chiến?
       
        Tâm quả quyết bước nhanh lên theo thiếu úy Kháng. Khi hai người vào phố Thượng Kiệm ồn ào náo nhiệt và hỗn độn, Tâm đi sát bên Kháng.
       
        - Anh Kháng! - Tiếng Tâm đanh gọn, vừa đủ hai người nghe - Tôi cần gặp anh một lúc.
       
        Kháng đứng sững lại, tay phải bất giác đặt lên bao súng, lừ lừ nhìn người hỏi mình, khẽ nhếch mép:
       
        - Ông là ai?
       
        Tâm nhìn xoáy vào mắt Kháng, nói rành rọt như ra lệnh:
       
        - Tôi là một người bạn cũ của anh. Anh cứ tự nhiên! Chúng ta vào tạm trong hàng phở này.
       
        Mặt Kháng tái xám lại, rồi đỏ rân rân lên từng đám, từng đám. Tất cả vẻ phong lưu thỏa mãn tan biến đi. Anh ta liếc nhìn Ty Cảnh binh bên kia đường, bước như người không hồn theo Tâm.
       
        Giờ cơm chiều, hàng phở vắng. Lác đác vài ông khách từ xa đến, ăn nhanh bát phở để còn chạy việc hoặc tìm chỗ trọ. Chủ hiệu Bích Hưng ý tứ bưng hai tách cà phê và hai đĩa bánh kẹo ra cái bàn vắng vẻ bên góc trái phía trong, gần cửa sau, xa hẳn những người khác.
       
        Kháng hoài nghi và miễn cưỡng ngồi xuống ghế. Tâm nói luôn:
       
        - Tôi là người của kháng chiến. Theo yêu cầu của tổ chức, chúng tôi đề nghị anh giúp cho một việc.
       
        - Anh không sợ à? - Kháng nhìn thẳng vào Tâm vẻ thách thức. Mặt anh ta đỏ bừng.
       
        Hai luồng mắt chiếu thẳng vào nhau trong giây lát. Tâm mỉm cuời lắc đầu:
       
        - Không. Tôi tin rằng anh chua hoàn toàn phản bội Tổ quốc. Có lẽ cũng không cần nói nhiều với anh về cái sợ và nhiệm vụ của một nguời hoạt động ở hậu địch. Truớc đây anh đã từng đi trinh sát trước mũi súng quân thù?
       
        Kháng cúi mặt, lặng lẽ mân mê cái hộp thuốc lá mạ vàng. Hai, ba lần anh ta mở hộp, đóng hộp nhưng không cầm điếu thuốc lá nào.
       
        Kháng vốn là trung đội trưởng một đơn vị địa phương huyện Vụ Bản, Nam Định, bị địch bắt khi cải trang đi trinh sát vị trí địch. Anh ta bị địch giam tám tháng ở nhà tù Nam Định. Kháng có người em con cô là Lê Thị Huệ, vợ bé Tư Thảo. Gia đình Tư Thảo chạy chọt bảo đảm xin tha cho Kháng. Tư Thảo bắt Kháng cam kết không theo Việt Minh nữa. Để giữ chân anh, Tư Thảo xin cho anh giữ chức thiếu úy hải tuần, làm đồn trưởng, đóng ở Kim Đài. Kháng còn có người anh ruột là cán bộ kháng chiến. Tâm nghiên cứu kỹ gia đình, hoàn cảnh và tư cách của Kháng, mới bố trí gặp.
       
        Tâm hỏi tiếp, vẫn cái giọng chắc gọn đầy tự tin, anh trở lại mục đích của mình cứ như mọi việc về thái độ, quan điểm của hai người đã dàn xếp ổn thỏa:
       
        - Anh vẫn thường lui tới chỗ Tư Thảo chứ?
       
        Kháng nhìn Tâm vừa như thừa nhận, vừa như thăm dò. Tay anh ta rút một điếu thuốc mân mê.
       
        - Tổ chức yêu cầu anh tìm mọi cách, có thể là thông qua chị Huệ chẳng hạn, khuyên ngăn ông Tư Thảo đừng gây nhiều tội ác với đồng bào, đừng quá quắt chống đối, thù oán Việt Mỉnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2018, 09:41:29 pm »

       
        Kháng đặt mạnh hộp thuốc lá lên bàn. Anh ta cau mày làm nổi rõ những vệt mồ hôi rơm rớm trên trán và đọng hột ở mũi, nói thì thào trục trặc:
       
        - Anh thông cảm. Hoàn cảnh của tôi rất khó khăn. Bởi vì, dù sao đi nữa... quả thật, tôi không bao giờ dám phản lại cách mạng. Tôi bị mất liên lạc... vì hoàn cảnh gia đình. Tôi phải làm hải tuần... Đây là một việc hành chính, không dính dáng đến tội ác. Không va chạm với kháng chiến.
       
        - Anh uống đi cho tự nhiên. - Tâm đưa tận tay Kháng tách cà phê và bưng tách của mình lên nhấm nháp.
       
        Kháng đưa điếu thuốc lá chưa châm lửa, mềm nhũn trong tay, chùi lên trán rồi như sực tỉnh, anh ném điếu thuốc bị nhầu nhũn loang ướt mồ hôi xuống đất, móc vội cái mùi xoa thơm phức, lau trán, lau mũi. Tâm cầm mở hộp thuốc chìa cho Kháng. Cả hai cùng chụm đầu châm thuốc lá.
       
        Kháng thấy nghẹn tắc ở cổ, tức cả ngực. Cái không khí oi bức sánh nặng mùi tiệm ăn tanh tưởi, mùi bùn cống rãnh của phố chợ thị trấn vẫn quen thuộc xưa nay giờ bỗng làm anh ta váng đầu. Anh ta đứng dậy, nói khẽ:
       
        - Chúng ta ra bờ sông nói chuyện cho thoáng?
       
        Anh ta ngăn Tâm trả tiền, vội móc túi đặt mấy tờ bạc xuống dưới tách cà phê, bước ra ngoài. Tâm im lặng bước theo. Sự lúng túng, bộc lộ tâm trạng khắc khoải của đối tượng làm cho Tâm thấy lòng nhẹ nhõm.
       
        Đường phố Thượng Kiệm người đi lại đông đúc. Bọn lính lê dương đi hàng ngang giữa lòng đường nện giày đinh lộp cộp, cười nói xì xồ. Vỉa hè bên kia, hai tên vệ sĩ súng khoác vai đang dìu tên thứ ba say khướt, từ phía hàng cơm chợ Nam Dân về. Tên say ngả vào vai bạn, bước lảo đảo, lè nhè:
       
        - Cha bề trên bảo: “Lính vệ sĩ phần xác khác điều răn”. Ta chưa được uống rượu ta chẳng về, súng là phần hồn, trả súng ta đây?...
       
        Lũ trẻ con rách rưới thích thú cười nói chạy theo, cũng lè nhè bắt chước tên say: “Súng là phần hồn. Trả súng ta đây”.
       
        Một ông chánh trương nào đó, khăn xếp áo thâm, lủng lẳng cây thánh giá to bằng con dao nhíp trước ngực, đi ngược chiều, đứng khép nép chờ Kháng tới mới cúi đầu “lạy thày” và chờ Kháng lạnh lùng đi qua khỏi mới loẹt quẹt kéo guốc bước đi.
       
        Thấy Kháng vẫn bệ vệ, ngẩng cao đầu đầy vẻ kiêu hãnh bước trên đường phố, Tâm mỉm cười gật đầu nhẹ.
       
        Chả lẽ từ khi đóng thiếu úy, trưởng đồn Kim Đài tới nay không bao giờ lương tâm anh cắn dứt, giày vò?
       
        Kháng vẫn im lặng.
       
        - Anh sợ chết lắm à?
       
        - Không phải thế. - Kháng lau mồ hôi trán nói - Khó có thể nói hết cho anh hiểu được. Rắc rối lôi thôi lắm.
       
        - Tôi hiểu. - Tâm sốt sắng tiếp lời - Anh không phải nói tôi cũng hiểu. Anh bị vướng mắc gia đình. Lo sợ mất mát và kỷ luật khi trở lại hàng ngũ cách mạng. Quá sĩ diện và, chắc chắn là cả tư tưởng cầu an, ngại khổ, luyến tiếc cuộc sống vật chất đầy đủ hiện nay?
       
        Tâm dừng lại nhìn sang Kháng, giọng thân mật hơn:
       
        - Chắc anh đau đớn lắm vì những lời nặng nề của tôi phải không? Đó là sự thật. Tôi nói với anh như nói với một đồng đội. Tất cả những vướng mắc của anh hết sức vô nghĩa. Rất tầm thường. Anh hãy dứt bỏ, khinh bỉ những thứ đó để trở lại làm một chiến sĩ yêu nước!
       
        Kháng nấc lên:
       
        - Tôi thấy tôi xấu xa quá rồi!

        - Anh có những mất mát, thiệt thòi nhưng anh vẫn có cả tương lai rực rỡ nếu anh biết dứt bỏ sai lầm để làm lại cuộc đời...
       
        - Tôi hiểu... Tôi nghe tổ chức, nghe anh, nhưng thật tình tôi thấy mình không có khả năng hoạt động như thế này. Anh báo cáo cấp trên cho tôi ra ngoài. Tôi xin trở lại bộ đội cầm súng chiến đấu để lập công chuộc tội, hay làm bất cứ công tác kháng chiến nào.
       
        Đê sông Vạc nhỏ và thấp, nhưng lộng gió biển mát rượi. Dưới chân đê, thuyền bè san sát, nước chảy xiết. Bầu trời lam tím đang sẫm dần. Đường vắng. Tâm bước song song bên Kháng, kiên nhẫn chờ đợi. Kháng mải mê nhìn xa xăm phía trước.
       
        - Tình cảnh tôi... - Kháng nói, giọng đã trong và mạch lạc hơn lúc ở trong quán Bích Hưng - Tôi mà hoạt động lại, chúng phát hiện được, sẽ nguy lắm! Chuyện anh nói là một công tác chính trị. Không phải chỉ dừng lại ở đó... Tôi thành thật mong anh trình bày với tổ chức. Tôi không thể tiếp tục hoạt động trở lại. Trừ trường hợp chỉ đóng góp... Tôi xin thề không bao giờ làm một việc gì gây tổn hại đến kháng chiến. Trong hàng ngũ cũ... các anh coi tôi như người chết rồi!
       
        Tâm để cho Kháng nói xong mới thong thả hỏi:
       
        - Anh sợ địch sẽ trừng trị anh về tội phản bội. Vậy có bao giờ anh nghĩ rằng anh bỏ đội ngũ, làm việc cho địch thì anh đã phạm tội phản quốc, phản bội lý tưởng cách mạng mà anh đã từng nắm tay thề, nguyện suốt đời phục vụ, chưa?
       
        Trời tối, bóng rặng tre nặng nề phủ đen một quãng đường. Vài người đi đường trông thấy bộ quân phục ngụy binh của Kháng thì lảng tránh, bước vội như chạy. Thân hình Kháng như cái bóng trắng nhờ trôi trong đêm.
       
        - Anh Kháng - Tâm nói chậm rãi, tình cảm - anh đang bị hàng trăm thứ ràng buộc, vướng víu bởi cuộc sống vật chất tầm thường, tính toán thiệt hơn và tư tưởng cầu an hưởng lạc làm hoa mắt mất phương hướng. Dù vin vào bất cứ lý do gì để lẩn tránh trách nhiệm cũng đều không chính đáng. Nó chỉ dìm anh chìm sâu vào vũng bùn tội lỗi.
       
        Bầu trời cao thăm thẳm, hàng triệu vì sao lấp lánh. Con sông xám lác đác những cánh buồm đen. Mặt đê vàng mờ nổi rõ giữa hai bờ cỏ tối. Gió biển vi vu trên hàng phi lao phía ngoại vi sân bay Phát Diệm. Những bụi tre đen sẫm rập rờn như sóng xô vào bờ đê. Hai người đi quá xa phạm vi thị trấn. Tâm cầm tay Kháng kéo anh trở lại. Trước mắt họ, dãy đèn điện trên cầu Trì Chính hắt xuống mặt sông Vạc một vầng sáng vàng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2018, 09:43:31 pm »


6
       
NGƯỜI ĐỘI MŨ GIANG
       
        Từ hàng cà phê giải khát “Tiếng chuông” bên chợ Nam Dân nhìn thẳng đến cửa hàng bán nâu, chỉ hơn hai quãng cột điện. Đỗ Huy Hanh vẫn đến đây ngồi thu mình bên cốc cà phê, giống con mèo ngồi bên lỗ cống. Chủ hiệu cà phê này là một cảnh binh xuất ngũ, cửa hàng của hắn vốn là nơi tụ tập của đủ thứ lưu manh, cặn bã của Phát Diệm. Hắn biết Hanh đang rình mồi. Chẳng cần biết mồi tiền, mồi gái hay mồi chính trị, chỉ cần thỉnh thoảng Hanh gọi cho hắn một cốc cà phê phin hay đĩa bánh ngọt gì đó.
       
        Ngồi trong nhà Hanh vẫn đội cái mũ kiểu mũ phớt đan bằng nan giang rất đẹp. Dù lớp quang dầu đã bong, đã bạc mầu nhưng anh ta vẫn thích đội, vì đó là mốt mới ở tỉnh lẻ. Hanh biết một số người lui tới cửa hàng ông Tám nhưng không phải để mua nâu hay hút thuốc phiện. Hanh nghi họ là những người cùng hoạt động với người ngồi cân nâu cho ông Tám mà hắn ngờ ngợ nhớ đã trông thấy anh ta một lần ở Ty Công an Ninh Bình. Người ấy đã đi nơi khác nhưng thỉnh thoảng còn lui tới đây. Hắn còn thoáng thấy Tiệm, cán bộ Huyện ủy, ở ngay trong Phát Diệm, nhưng mất bao công sức hắn chưa tìm lại được. Biết đâu đấy, cứ bám lấy cái mồi này, hắn vồ được cả hai? Còn trong số đáng ngờ mà trước kia hắn chưa biết mặt may ra có được vài tay Việt Minh thực sự? Cứ bám sát tất cả, rồi Phòng nhì có nhiệm vụ gạn lọc. Quét một mẻ cả loạt, có oan mười đứa mà được một Việt Minh là ăn tiền lắm rồi.
       
        Trong số những người hắn chú ý có cả ông thiếu úy trưởng đồn hải tuần Kim Đài. Có lần hắn thấy ông ta ngồi với người cháu ông Tám trong quán Bích Hưng. Cả cái nhà thằng Bích Hưng này cũng đáng ngờ lắm! - Hắn đắc chí nghĩ - Có hai thằng ấy ở trong nhà, nhìn nó đễnh đoãng thế nào ấy? Khách vào không buồn tiếp, mắt thì ngó ngang ngó ngửa! Ông thì rồi cứ là cho mày chết ngay, Bích Hưng ạ! Thân phận mày là thằng bán cà phê quèn, có vứt ra đống rác Phát Diệm chẳng ma nào thèm nhặt mà cũng đòi cậy thế có vợ là cháu Cha tổng chỉ huy, vác mặt lên với mọi người. Tao đây, cả Phát Diệm này người ta đều trọng vọng. Vào ra hết mọi nơi quyền quý, từ nhà Lê Phát đến khu Xéc-tơ, từ dinh tỉnh trưởng Ngô Tử Hạ đến tư thất Đức cha, chả đâu ta bị coi rẻ như vào nhà mày. Gọi cà phê mày bảo chờ. Vui vẻ bắt chuyện với mày thì mày xỉ mũi! Hay mày khinh tao phản Việt Minh theo Tây? Nếu vậy thì mày là hạng người nào? Nay mai tóm gọn vụ này, ông chỉ nói một câu, rằng chúng nó hay tập trung họp hành ở nhà mày thì cứ gọi là mọt gông con ạ! Cha tổng chỉ huy không thèm đếm xỉa đến thứ mày đâu!
       
        Thiếu úy Lơ-ma-rin là người nhà của Tư Thảo. Biết đâu thằng khọm ấy cũng dính vào? Hừ, Cha tổng chỉ huy đang ghét Tư Thảo như cái dằm trong thịt. Ông cứ là thêu dệt thêm một chút mà tâu Cha; ít nhất Cha cũng có cớ mà gạt nó đi cho khuất mắt. Chỉ vầy ông cũng được Cha trọng thưởng và nâng đỡ. Ở cái đất Thủ đô công giáo này, được Cha tổng chỉ huy trọng dụng là đủ cho ta lên quá diều! Lép gì cánh thằng Thư, ông Xứng?
       
        Ngồi rình lâu, Hanh nghĩ ra lắm điều đắc chí.
       
        Không chỉ thiếu úy Kháng, Bích Hưng bị hắn theo dõi, bất cứ người nào ở nhà ông Tám đi ra mà hắn thấy khả nghi, là hắn bám theo về tận nhà. Trong “sổ đen” của hắn có ít nhất là mười ba cái địa chỉ ở trong, ngoài Phát Diệm. Hắn đã hình dung ra cả một mạng lưới Việt Minh. Nhưng hắn chưa gặp Mi-lô vội vì hắn còn lúng túng chưa biết nói với Mi-lô thế nào về hoạt động của cái “mạng lưới” này? Ngoài anh chàng cháu ông Tám mà hắn nhớ mặt và những khả nghi của hắn, quả hắn chưa có bằng chứng gì. Cứ thế này mà báo chỉ tổ cho đứa khác hớt tay trên mất. Hắn có kinh nghiệm những lần trước rồi. Lần mò ra bao nhiêu cơ sở và cán bộ nhưng chúng nó chỉ cho được ít tiền thưởng, như một tên chỉ điểm hạng thường. Phen này phải kiên nhẫn làm luôn một mẻ...
       
        Quá năm giờ chiều, hắn sắp về ăn cơm chợt thoáng thấy người cháu ông Tám mặc quần áo nâu đi ra phía cầu. Hắn nhón chân nhìn theo. Tim hắn đập thình thịch như trống cháy nhà. Chụp vội cái mũ giang lên đầu, hắn bám lấy hút bóng người mặc áo nâu.
       
        Phố Trì Chính người đi lại đông đúc. Hắn lẫn vào dòng người mà bám con mồi. Sang phố Kiến Thái bỗng người mặc áo nâu quay ngoắt trở lại. Hanh vội vàng té dạt vào một quán ăn. Hắn nói với chủ nhà bị đau bụng bất ngờ, xin đi nhờ nhà xí. Hắn cởi ngay cái áo trắng đang mặc, ở trong hắn còn cái áo màu gụ. Chập tối rồi, màu sẫm ấy lợi hơn...
       
        Bước ra đường hắn đã là “người khác”. Nhưng người mặc áo nâu đã biến đâu mất!
       
        Hắn biết, một người đã ở Ty Công an Việt Minh vào hoạt động trong này thì có thừa khôn ngoan và mánh khóe đề phòng, đối phó. Chắc hẳn không phải người áo nâu ấy có việc gì dưới trại Kiến Thái hay phía Thủ Trung đâu? Hắn làm “nghi binh” đây. Mình không cao tay, nhất định chết với hắn!
       
        Chập tối, hắn lại hăm hở đội mũ bước ra đường, nhưng rồi hắn đứng sững lại: “Ai lại đi giữa đêm hôm thế này”. Đối với tên phản bội này, chập choạng tối đã là đêm. Đêm thì đáng sợ lắm. Công an Việt Minh không tha hắn đâu. Ai đâu ngờ nghệch cứ tin vào mồm những đứa khoác lác ăn tiền Tây bảo Phát Diệm là khu an toàn, chứ hắn thì hắn biết, Việt Minh sờ sờ ra đấy chứ đâu! Đang đêm đi giữa phố, một anh bán cá bể nào đó cũng có thể dí súng vào gáy hắn. Có khi hồn về với Chúa rồi còn chưa biết Việt Minh ấy chứ? Việt Minh mà đã nhằm vào ai thì bi lắm. Cứ cài vụ này của ta lật ra rồi thiên hạ mới là trắng mắt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2018, 09:44:49 pm »

       
        Năm 1947, Hanh đã từng là cơ sở của Công an Kim Sơn trong thời kỳ chống bọn côn đồ gây bạo loạn. Pháp nhảy dù, hắn nghiêng ngả rồi bị mua chuộc làm tay sai cho giặc. Hắn đã nhận nhiệm vụ của Phòng nhì ra gặp cán bộ ta, rồi ăn cắp tài liệu của công an. Hắn đã bị bắt giam, nhưng vượt ngục trốn về được. Từ đó hắn công khai chống lại kháng chiến. Hắn đã phá khá nhiều cơ sở cách mạng, giết hại nhiều cán bộ và đồng bào ta.
       
        Hắn biết tội, càng trở nên tinh quái. Ban đêm không mấy khi hắn ra đường. Hắn chọn một cái nhà thật kín đáo, đưa vợ con đến ở. Trước nhà là đồn cảnh binh và phố Thượng Kiệm đông đúc. Bên phải, cách không xa là trại bảo chính đoàn. Bên trái, có tòa tỉnh trưởng. Sau nhà là nhà thờ kiêm trạm gác vệ sĩ. Vậy là bốn phía nhà hắn có lính gác suốt ngày đêm. Không bao giờ hắn phải lo chạy chọt vào đồn bốt hay nhà thờ để ngủ nhờ, phòng Việt Minh đánh vào bắt trị tội, như phần lớn những tên Việt gian như hắn.
       
        Khi đắc chí, hắn ngồi rung đùi, uống rượu, bảo vợ: “Cái vận mình lên từ đây. Các cụ nói: An cư thì lạc nghiệp. Mình an cư rồi, nhất định lạc nghiệp!”. 
       
        Ngày trước, khi sinh thời, bố hắn luôn tấm tắc khen ông Bang Hy, người giàu nhất làng, gặp được vận đỏ hiếm có. Chả là bố hắn và Bang Hy cùng là lính khố xanh với nhau. Bang Hy tình cờ bắt được đầu mối một chi bộ Cộng sản ở Nam Định. Thế là ăn ngon cái bang tá và hơn trăm bạc. Cái vốn bang tá đẻ ra tiền nghìn, tiền vạn. Cho đến khi chết, bố hắn vẫn nắc nỏm tiếc, cả đời đi lính khố xanh như người ta mà trời không cho được dịp may.
       
        Tuy chưa được cất nhắc làm một chân phó phòng trong “đơ-bê” như hắn khao khát, nhưng qua vụ quét cơ sở Việt Minh và nhất là bốn vụ chạy thuốc phiện, nhà cửa hắn trông đã sáng sủa ra. Gửi khối tiền về quê tậu ruộng rồi, vợ hắn còn rủng rỉnh hoa tai, dây chuyền, lập lắc, và nhẫn thì đeo cộm cả tay. Và bây giờ, nắm chắc được bọn công an Việt Minh này, đời hắn sẽ phất to!
       
        Từ trên xe jeep của tham mưu trưởng bước xuống, thiếu úy Kháng đi bộ ra phía Lạc Thiện.
       
        Ra khỏi khu vực Trì Chính, dọc Đường 10 vẫn còn đông đúc chật chội. Hai bên đường và bờ kênh nhà cửa lụp xụp nối tiếp chen chúc nhau chi chít, lộn xộn. Lề đường chỉ rộng độ hai bước chân, vừa là hè phố vừa là sân nhà. Người đi đường gặp đám đông hoặc tránh xe nhà binh, phải nép vào đi dưới những rèm cửa lủng củng những cọc chống và khấp khểnh những rãnh nước, nền nhà. Những cái nền nhà người ta phải làm nối thêm một nửa bằng luồng hay gỗ, bắc chìa ra mặt kênh nước đen ngầu sặc sụa mùi bùn và rác rưởi tanh tưởi. Những cái nhà lụp xụp tạm bợ chỉ độ mươi lăm mét vuông, phải nhét hai ba gia đình có năm, sáu hoặc hàng chục người ở; lại còn kiêm luôn cửa hàng buôn bán - phần nhiều là hàng ăn, giải khát. Trong phố, dù sao còn là phố, nhà cửa xây từ trước, bên trong chen chúc thế nào, bề ngoài vẫn ra cái phố. Còn khu Thủ Trung, Lạc Thiên này người ta nêm vào nhau, chồng lên nhau mà sống trong mọi xó xỉnh, sống lẫn với chuột bọ. Những người bị giặc dồn từ các vành đai trắng về; những người trốn tránh càn quét ở các xã lân cận vào đây chỉ cần nằm dưới mảnh vỉ buồm, mảnh chiếu cói, miếng bạt mui xe cũ treo ghếch vào bờ tường hay vách nhà nào đó, để ngủ qua đêm. Ban ngày, họ lang thang lấy đường, chợ làm nơi sinh sống. Có đủ thứ việc kiếm ra tiền với đủ hạng người: gánh thuê, bới rác, đánh giày, giặt quần áo lính, ăn cắp, đưa gái, chỉ điểm... hoặc buôn bán từ kim găm đá lửa, cầm vài bao thuốc lá chạy bán lẻ cho lính tráng đến những cửa hiệu lớn bán vàng bạc, thóc gạo, súng ống và cả con gái nữa! Người xấu, người tốt lẫn lộn trong mọi dáng vẻ, cách sống. Những bộ quần áo rách quá tổ đỉa và những chiếc áo thụng đen quá thừa vải, quét lê dưới đất. Những bộ áo quần đũi trắng, giày đen, cà vạt tân thời xen lẫn với váy sồi, áo tơ thâm, nón dấu quai thao, khăn đóng, giày hạ - những thứ vẫn được giữ nguyên trong các làng công giáo như ngày cha Lục khởi công xây nhà thờ lớn - nhưng phần lớn vẫn là quần áo lính và quần áo màu đen, màu nâu. Trong đám hỗn độn ấy, những anh trinh sát có điều kiện cải trang hoạt động.
       
        Một đoàn xe nhà binh cuốn bụi chạy rầm rầm từ phía Xéc-tơ ra. Người đi lại trên đường té dạt ra hai bên. Những cặp mắt căm hờn, hoảng hốt nhìn theo bọn lính cầm súng lầm lì đằng đằng sát khí, như quân đúc bằng chì đặt trên thùng xe. Hoạt động náo nhiệt của dãy phố như dừng lại trong giây lát. Những người nông dân các xã Quang Trung, Trưng Trắc vào thị trấn đong thóc của Nhà Chung, đặt quang gánh nhìn về phía làng mình - hướng những cái xe tai họa đang lao tới như cơn gió độc - lập cập làm dấu thánh.
       
        Trong một hàng giải khát trên bờ kênh, một thanh niên ăn mặc sang trọng như cậu học sinh Hà Nội về chơi, ngồi đọc báo “Tiếng kêu1” bên cốc cà phê.
       
        Thiếu úy Kháng ngập ngừng nhìn người thanh niên rồi bước vào. Người thanh niên đứng dậy, tươi cười bắt tay Kháng:
       
        - Anh đi bộ à?
       
        Kháng hơi đỏ mặt, nói nhỏ nhẹ:
       
        - Nhân tiện, tôi đi cùng xe ông Tư Thảo nên đến muộn. Thấy họ kéo quân đi rầm rầm như vậy, cứ lo có trở ngại gì...
       
        Oanh, người cầm tờ báo “Tiếng kêu”, cười:
       
        - Không sao. Tôi vừa đến.
       
        Ông Đạt, chủ hiệu giải khát, bước đến chắp tay mời:
       
        - Mời hai ngài vào phía trong cho yên tĩnh.
       
        Quán cà phê có làm cái sàn trên mặt kênh phía sau nhà để dành tiếp khách quen biết, sang trọng.

----------------
        1. Tờ báo phản động do Nhà Chung phát hành.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2018, 09:46:18 pm »

       
*

*      *
       
        Hôm ấy Kháng đến không gặp Tư Thảo. Suốt buổi tối ngồi uống trà với cô Huệ, anh ta cứ lầm lì, không trò chuyện gì, khác hẳn những lần trước. Cô Huệ lấy làm lạ, hỏi:
       
        - Anh làm sao thế? Có việc gì buồn à?
       
        Kháng uể oải lắc đầu, tặc lưỡi, nói:
       
        - Đời cũng lắm cái đau đầu!...
       
        Huệ cười:
       
        - Thế anh cưới vợ đi? Sẽ không phải đau đầu gì hết. Đàn bà sẽ giải được nỗi buồn bâng quơ.
       
        - Đâu phải chuyện vặt ấy. - Kháng nhếch mép coi thường - Cô cũng sinh ra văn hoa nhỉ?
       
        - Có gì anh nói xem? Cứ làm như kẻ sầu bi từ tiền kiếp thế!
       
        - Cô biết không? Cuộc chiến tranh này tệ lắm rồi. Tôi nói thật. Tình hình Bắc Việt trở nên xấu lắm. Quân Liên hiệp Pháp lúng túng tợn, nhất là sau cái trận đường số 4 trên biên giới Tàu.
       
        - Ừ phải nhỉ! - Huệ tròn xoe mắt thảng thốt nhìn Kháng, nói phụ họa - Độ này thấy ông Tư nhà tôi thở dài nhiều. Tôi có hỏi, ông ấy gạt đi, bảo đâu phải chuyện đàn bà? Có lẽ...
       
        Kháng bỏ mũ, vò vò đầu tóc, buồn bã nói:
       
        Chỗ người nhà, tôi bảo thật cô. Tình vợ chồng, khi đầu gối má kề, cô cũng nên lựa lời khuyên ông Tư nhà ta hãy nhìn xa mà biết liệu thời, liệu thế. cầm quân trong tay, quyền hành lớn như thế thì lắm thù, nhiều oán lắm.
       
        - Ông Tư có làm điều ác chi với dân lành?
       
        - Cô nói với ông, khi hành quân càn quét nên tránh giết hại dân lành. Ngay đối với Việt Mỉnh cũng phải liệu chừng. Chớ có hăng hái riết róng lắm. Nhỡ khi Việt Minh thắng, Tây nó về Tây, mình có hối cũng không kịp!
       
        Huệ lặng đi một lúc rồi phàn nàn:
       
        - Thật quyền rơm vạ đá, anh ạ. Mọi việc đều ở nơi cha Từ, cha Quỳnh cả chứ ông ấy có thiết gì chính trị với đánh nhau? Già rồi hăng hái làm gì? Cứ tưởng ra làm việc gọi là, kiếm đồng lương nuôi vợ con... nhưng nào có được cái gì! Anh không biết, có tiếng mà không có miếng...
       
               -  Ấy là chỗ người nhà, tôi nói với cô phòng xa thế thôi. Cô chớ nói với ông là tôi nói, mà phiền cho tôi.
       
        Mấy hôm sau, Kháng đến chơi, Tư Thảo gọi anh, hỏi khẽ:
       
        - Mày sợ à?
       
        Kháng hốt quá, vội chối:
       
        - Dạ không ạ. Thưa ông...
       
        Lão ngắt lời:
       
        - Tao cũng lo lắm!
       
        Nhìn cặp mắt già hơi đờ đẫn của lão cứ nhìn xuống, vẻ lo lắng, Kháng biết lão sợ thật, Kháng mới yên tâm. Bỗng lão ngửng lên nhìn thẳng mặt Kháng, hỏi:
       
        - Mày có liên lạc với ngoài kia đấy à?
       
        - Dạ không ạ! Thưa ông, con có gì đâu!
       
        Tư Thảo lo đễnh nhìn bâng quo mấy chậu cảnh ngoài sân, nói từ từ từng lời:
       
        - Tao cứ tưởng ai bảo mày về nói vói cô Huệ?
       
        Kháng biết không còn cách nào khác, làm bộ thật thà, tâm tình:
       
        - Dạ thưa ông, con có trộm nghĩ tình thế. Người ta nói “quan nhất thời, dân vạn đại”. Nhớ đến công on của ông, lúc nào con cũng lo cho ông, nên mới thưa với bà. Những mong ông lưu ý giữ đường về lâu dài chúng con còn được nhờ. Chứ thân gẫy, cành chả chống được.
       
        Tao vẫn nghĩ cung cách này không làm gì được Việt Mỉnh đâu! - Tư Thảo gật đầu vẻ bực bội chán nản - Quân sự là lính đánh với lính ấy. Chứ lính đánh với dân thì đánh sao nổi? Việt Minh họ có dân, càng ngày họ càng mạnh.
       
        Những lần sau đó, hễ Kháng đến là Tư Thảo lại gọi ra ngồi uống trà hay cà phê, nói chuyện thời thế. Tâm sự lắm thành ra càng thân tình dễ dãi. Kháng càng đến choi nhiều, càng nói lắm về Việt Minh đang thắng thế. Tư Thảo càng hay than vãn chuyện Nhà Chung chèn ép. Nhiều hôm Tư Thảo ngồi bần thần hút thuốc lá hàng giờ.
       
        Bằng đi mười ngày, Kháng mới đến. Tư Thảo vui mừng vồ vập:
       
        - Chuyến này đi lâu thế! Tao cứ tưởng mày “bị” rồi?
       
        Kháng lầm lũi vào nhà, treo cái mũ lên giá áo, gãi gãi đầu, nói cách thiểu não:
       
        - Dạ chưa việc gì, nhưng thưa ông, con sợ lắm.
       
        - Làm sao thế? - Tư Thảo lần đầu tiên rót nước bưng mời Kháng.
       
        Kháng hai tay đỡ chén nước, run run nói:
       
        - Dạ, con có công vụ sang Giao Thủy, tình cờ gặp một thằng bạn cũ, trước hắn cùng ở trong đơn vị với con. Bây giờ thấy hắn nói đi buôn. Thì cũng là chỗ quen biết cũ, con đứng nói chuyện xã giao với nó dăm câu. Không ngờ về tàu, sờ túi đã thấy mảnh giấy của Việt Minh...
       
        - Họ bảo sao?
       
        - Dạ, họ... họ khép con tội phản bội, con sợ quá!
       
        - Thế họ muốn mày “làm” cho họ à?
       
        Tư Thảo xị mặt, như cùng lây cái sợ của Kháng. Kháng lắc đầu:
       
        - Dạ con không hiểu rõ? Họ bảo con không được chống lại kháng chiến. Nếu cố tình chống lại sẽ bị trừng trị!
       
        - Cái giấy đâu rồi?
       
        - Mảnh giấy nhỏ viết vội thôi ạ. Con lúng túng để gió thổi bay xuống biển mất.
       
        - Hừ! Con khỉ! - Tư Thảo phẩy tay trước mặt Kháng hầm hầm bỏ đi. Ra sân, lão còn cau có: “Thật là trẻ ranh!”.
       
        Hôm gần đây nhất, Kháng đến vào chập tối, ăn cơm và ngủ lại. Thấy Kháng buồn bã lo nghĩ, Tư Thảo hỏi:
       
        - Kháng, mày sợ lắm phải không?
       
        Kháng ấm ứ:
       
        - Dạ, gay go lắm ạ!
       
        - Gay làm sao? - Tư Thảo sốt ruột giục.
       
        - Dạ. Con định đến hỏi ông việc này, nhưng khó thưa quá...
       
        - Nào, mày cứ nói đi. Lính tráng gì mà nhát như cáy thế?
       
        - Dạ, người ta lại đến gặp con.
       
        Tư Thảo hấp tấp, đặt chén trà đánh cộc:
       
        - Nó đòi “xử” hử?
       
        - Dạ không. Con nghĩ, giá thế còn đơn giản... - Kháng lắc đầu chán nản - Đằng này họ lại giao mang truyền đơn. Chả là con đến Xuân Trường... Khi trời tối, vừa trong hàng ăn ra đi dạo một tý, bỗng có người kèm sát bên, dí súng bắt con mang truyền đơn về Phát Diệm...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2018, 09:15:03 pm »

       
        - Đâu? Đưa tao xem?
       
        - Dạ con sợ, con thoái thác được. Nhưng lần sau nữa thì sợ khó.
       
        - Họ bảo chuyển về cho ai?
       
        - Dạ con không dám nhận, họ chưa nói. Phiền là mình thành ra người làm cho họ... Thưa ông, thân con chả nói làm gì, sợ không khỏi liên lụy đến ông. Nhỡ...
       
        - Hừ! - Tư Thảo hầm hè trong cổ.
       
        - Phong trào Ninh Bình bây giờ nghe đâu cũng mạnh lắm. Cán bộ Trung ủy, Khu ủy của họ về trực tiếp phụ trách. Nghe nói ông Tiến chủ tịch là một tay cứng lắm. Con nghĩ, tình cảnh này thật khó khăn. Làm cho họ thì phải làm sao giữ đuợc mình? Không làm, dù tránh đuợc họ, nhưng nay mai họ đánh vào thoát sao khỏi?
       
        - Mày bảo họ đánh vào?
       
        - Thế thật chứ ạ. Mặt quân sự, con không dám vô lễ nói truớc ông. Cứ suy về chính trị thì thấy rõ. Phát Diệm là nơi quan trọng. Các cha cậy có vệ sĩ với lính Tự lực làm nhiều điều càn rỡ, dân chúng đau thương ca thán thấu đến Chính phủ, Cụ Hồ. Cụ thì thương dân lắm...
       
        - Phải!
       
        - Chắc ông biết, Sư đoàn 320 của họ thiện chiến ở đồng bằng. Từ khi họ giải phóng biên giới, họ được trang bị tiếp tế nhiều vũ khí và hậu cần tối tân của nước Nga. Họ đã làm chủ chiến trường khu Ba thì đánh Kim Sơn, Phát Diệm chỉ là chuyện một sớm một chiều...
       
        Tư Thảo ngồi xỉu, mặt khó đăm đăm. Lát sau hắn húng hắng khạc nhổ, rồi nói:
       
        - Cái đó chưa dễ thế đâu. Cứ xem cục diện chiến trường Bắc phần, người Pháp tuy có núng thật nhưng “họ” chưa dễ nuốt tươi được cái Phát Diệm đâu.
       
        - Dạ vâng. - Kháng gật đầu chịu lão. Anh bưng cốc trà nhấp nhấp. Lát sau anh kể chuyện:
       
        - Bọn thủy thủ của con nó vừa kháo nhau, ở gần cồn Thoi có thằng gì ấy nhỉ?... Trước có chân trong Uỷ ban của họ, nay họ gọi ra, không ra, lại đi làm chánh bảo an. Hôm vừa rồi họ bắt ra ngoài xử đấy!
       
        - Chuyện đó khối. - Tư Thảo tặc lưỡi.
       
        Kháng gãi gáy, nói cách lo lắng:
       
        - Con chỉ lo mỗi chuyện trước đã tham gia với họ, giờ họ bắt tội phản bội thì chết!
       
        Đến bữa Tư Thảo chỉ ăn qua loa lưng cơm. Cô Huệ lo lắng pha cho lão một cốc cà phê. Lão ngồi một mình ngậm điếu xì gà gộc Habana và nhấm nháp cà phê. Một chốc, lão gọi giật Kháng. Kháng đang giúp chị bếp và Huệ bóc hạt sen để hầm chim bữa khuya cho lão, vội chạy ra.
       
        - Mày bảo ông Tiến ở tỉnh này?
       
        - Vâng ạ. - Kháng nói tỉnh khô - Ông ấy làm chủ tịch Ninh Bình.
       
        - Có đúng không?
       
        - Dạ đúng thế ạ. Ông có biết ông ta?
       
        Tư Thảo khẽ gật nói cách xuê xoa:
       
        - Biết... Nhưng có gì đâu. Hồi sau cách mạng, Cụ Hồ kêu gọi thân hào, nhân sĩ cùng ra giúp nước, tao có ra. Lúc đó ông Tiến làm chủ tịch huyện, tao ở Mặt trận liên Việt, có vài lần gặp nhau thành quen biết sơ sơ. - Lão láy lại - Mình chẳng qua anh nhân sĩ, tham gia tinh thần chứ có gì đâu!
       
        Kháng dướn mắt, vẻ thất sắc, thì thào:
       
        - Dạ thế ra ông cũng đã có hồi đứng trong hàng ngũ của họ?
       
        - Nhân sĩ thôi mà! - Lão lắc đầu - Hồi đó tao mới về làng nghỉ hưu được hơn năm, nhân khi phong trào họ lên, họ mời ra thì ra lấy lệ chứ có làm được gì.
       
        Kháng lắc đầu, càng lộ vẻ sợ sệt, quan trọng:
       
        - Con nói không phải, ông thương, ông bỏ ngoài tai cho... Mình coi thường, mình nghĩ nhẹ đi thế chứ biết họ nghĩ thế nào? ít nhiều cũng là có. Ông lại ở cấp huyện, một người sĩ quan có tiếng... Nhất là ngày nay ông lại cầm quân, va chạm với họ nhiều.
       
        Tư Thảo ném mạnh điếu xì gà, lửa tóe giữa thềm nhà như cái pháo nổ. Lão nện gót ra sân, đi đi lại lại. Hết khạc nhổ lại hậm hoẹ trong cổ họng. Đi chán, lão vào nhà châm điếu xì gà rít mấy hơi dài, đến trố mắt ra. Lão vừa hãm hơi vừa bảo Kháng:
       
        - Này, mày ạ. Tao tiếng là tham mưu trưởng chứ có quyền hành gì đâu!
       
        - Dạ, ông nói sao, con không hiểu? - Kháng ngây ngô hỏi lại.
       
        - Mày không biết, cái bọn chính trị Nhà Chung đòi lập Khu công giáo tụ trị, có quân đội tự trị. Tất nhiên là họ phải dựa vào Pháp chứ không thì tự trị làm sao. Người Pháp thì lại không muốn chia sẻ lục lượng ra như vậy. Họ chỉ cần có một chính phủ trung ương gọi là lấp cái lỗ chính trị thì đã có Cựu hoàng Bảo Đại rồi. Lại đã đẻ ra nào là Nam Kỳ tụ trị, Hoàng triều Cương thổ. Ây là Pháp lập ra hẳn hoi đấy mà chả ăn ai nữa là cái “Công giáo tự trị” này? Cái bọn chính trị đầu óc nó rắc rối chơi trò trẻ ấy chẳng hại gì chứ quân đội mà xé nhỏ ra thế thì chỉ có chết! Mỗi nơi một dúm. Đội ngũ xộc xệch. Chỉ huy lộn xộn, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thì có mà... mà... - Lão nổi cáu - mà đánh cái con tườu! Nhưng chả lẽ người Pháp họ nặng tay đàn áp mà dẹp đi? Họ mới đưa tao vào làm tham mưu trưởng, là để hạn chế quyền hành của Hoàng Quỳnh đấy mà. Chừng nào đó rồi họ cũng phải nắm lấy bọn lính nhãi này thôi.
       
        Tư Thảo nhổ bọt, ho lụ khụ. Cô Huệ ở nhà trong vội bưng nước đến, một tay cô nâng nước lên mồm lão, một tay cô vuốt lưng cho lão. Hết ho, lão lại đuổi cô Huệ vào nhà trong, lắc đầu nói với Kháng:
       
        - Tao ở đây thân cô, thế cô, chỉ làm vì. Quỳnh nó có nghe tao bao giờ! Nó muốn làm gì tự ý nó, tao biết đâu?
       
        Rít một hơi thuốc, Tư Thảo vừa ngả lưng xuống đệm đi văng vừa nói trống không:
       
        - Tao được cái đếch gì! Chúng nó ép nhau chỉ khổ cái thân già... Thì tao cũng cóc cần. Tao lo thân tao. Mẹ kiếp! Đứa nào chết cứ chết, kệ thây chúng!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM