Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:34:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nửa thế kỷ hành quân cùng đồng đội  (Đọc 29532 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2017, 10:36:04 pm »

Lúc này tình hình rất khẩn trương: khoảng trưa ngày 19 tháng 3, ta đã nhận được tin địch ở Quảng Trị rút chạy. Khuya ngày 22 tháng 3, tôi nhận được báo cáo của Quân đoàn 2 đã cắt được đường 1, nhưng chưa chiếm được Núi Bông, Núi Nghệ. Tôi sống lâu ở Huế, cũng vừa mới từ Quân khu Trị - Thiên ra, anh Cao Văn Khánh lúc này là Phó tổng Tham mưu trưởng, trước là thầy học của tôi ở Huế, hai anh em rất hiểu địa thế ở đây. Tôi đề nghị với anh Khánh chỉ thị cho Quân đoàn 2 vượt qua Núi Bông, Núi Nghệ đánh thắng ra Cửa Thuận và chú ý khống chế cửa Tư Hiền thì địch sẽ thua mà Huế đỡ bị thiệt hại. Anh Khánh đồng ý, tôi về viết điện ngay. Quá khuya, đồng chí Tổng tư lệnh nóng lòng biết tin, còn gọi điện hỏi. Đồng chí lại chỉ thị điện tiếp một mệnh lệnh:

“Quân đoàn 2 cử lực lượng đánh ngay ra Cửa Thuận”. Ký: Văn.

Sáng hôm sau, tôi hỏi trực ban Quân đoàn 2:

- Đã nhận được điện số… chưa?

- Vừa mới nhận được. Bộ Tư lệnh Quân đoàn cũng đang tính như vậy.

Có điện của trên, Quân đoàn hiểu rõ thời cơ đòi hỏi rất gấp, nên đã chia nhau xuống các sư đoàn và toàn quân đoàn coi như đã xuống đồng bằng đôn đốc đơn vị theo hai hướng về Cửa Thuận và về Phú Bài phát triển về Huế.

Sau chúng tôi mới biết tin ngày 25 tháng 3, ta đã tiêu diệt rất lớn quân địch, xe tăng thiết giáp cơ giới trên đường từ Huế ra Cửa Thuận, bộ đội vượt phá phát triển ra cửa Tư Hiền. Lúc 13 giờ chiều ngày 25 tháng 3, Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325 vào trước, tiếp sau là Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 vào chiếm Huế, treo cờ. Phía bắc, Tiểu đoàn 8 của Quảng Trị cũng đã tiến vào Huế hồi 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3. Phía tây, Trung đoàn 6 của Quân khu Trị Thiên tối ngày 25 tháng 3 đến bờ sông, 6 giờ 30 phút ngày 26 tháng 3 mới vào Huế và treo lá cờ lớn(1) lên cột cờ, chính thức báo hiệu Trị - Thiên – Huế đã hoàn toàn giải phóng.

Ngày 24 tháng 3, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp nắm tình hình, qua ngày 25 tháng 3 quyết định: Thời cơ chiến lược mới đã đến. quyết tâm giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa; trước mắt kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Huế, Đà Nẵng và tiếp theo là quyết chiến chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn – Gia Định.

Quân ủy Trung ương đề nghị mở Mặt trận Quảng Đà – cử đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân làm Chính ủy. Đồng thời Bộ Chính trị cũng quyết định thành lập Quân đoàn 3, đồng chí Vũ Lăng làm Tư lệnh, đồng chí Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy.

Ngày 26 tháng 3, trong khi Bộ Tổng Tham mưu bàn kế hoạch, đồng chí Cao Văn Khánh đã điện cho Quân đoàn 2: sẵn sàng chuyển đánh Đà Nẵng, tăng cường pháo ở Mũi Trâu (từ trận địa này pháo ta có thể bắn đến các mục tiêu quan trọng ở Đà Nẵng) cho đủ một tiểu đoàn, đủ đạn.

Sáng sớm ngày 26 tháng (đêm ngày 25 tháng 3 chúng tôi chưa nhận được tin Huế đã giải phóng)(2), tôi dẫn một đoàn đi trước chuẩn bị cho đồng chí Lê Trọng Tấn hợp nhất với đồng chí Chu Huy Mân để lập Bộ chỉ huy Mặt trận. Các cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật đi riêng, sẽ do đoàn chúng tôi đón tại Sở chỉ huy của Đoàn 559 ở Bãi Hà vào tối ngày 26 tháng 3. Đồng chí Lê Trọng Tấn còn họp đến chiều mới đi máy bay vào Bãi Hà, đi cùng có đồng chí Phi Long là cán bộ Cục Tác chiến, được chỉ định làm Trưởng phòng Tác chiến của Mặt trận.

Sáng ngày 27 tháng 3 đi tiếp, chúng tôi cùng đoàn tiền trạm xuất phát thật sớm. Vì đi trước nên tôi không biết là sáng ngày 26 trong cuộc họp có đồng chí Tổng Tư lệnh dự; đồng chí đã quyết định thời gian chuẩn bị chỉ được ba ngày, nên tôi đã quá ung dung khi đồng ý với đoàn tiền trạm để cho đồng chí Tấn tạm nghỉ trước khi đến đường rẽ vào Quân đoàn 2. Lẽ ra tôi phải ép anh em đi qua đấy hơn 10 ki-lô-mét nữa có trạm thông tin mới được nghỉ. Vì vậy, khi đến đồng chí Tấn vào nghỉ, đồng chí không bằng lòng, cho rằng phải tiếp tục đi luôn, tối nghỉ ở trạm thông tin là đúng đắn nhất. Tôi đã không theo kịp với diễn biến chiến trường bấy giờ đã trôi quá nhanh rồi!

Sáng ngày 28 tháng 3, quay trở lại đường 74 do Quân đoàn 2 mới sửa lại, đường rất xấu, nhiều dốc, có chỗ lầy, gặp đồng chí Thanh Quảng – Phó Chính ủy Quân khu Trị - Thiên mới biết ngày 25 tháng 3 ta đã chiếm Huế. Đến tối chúng tôi mới đến Sở chỉ huy của Quân đoàn 2. Vừa ngồi vào bàn làm việc, đồng chí Phi Long bị ngất xỉu vì quá mệt sau mấy ngày làm việc và hai ngày hành quân căng thẳng.

Khi làm việc với Quân đoàn 2, được biết ngày 26 tháng 3 theo điện của Bộ, Quân đoàn đã ra lệnh Trung đoàn 18 tăng cường một đại đội xe tăng phát triển tiến công lên hướng đèo Hải Vân, do đồng chí Hoàng Đan – Phó tư lệnh, đi trực tiếp chỉ huy. Tối 28 tháng 3, Trung đoàn 18 do sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 325 chỉ huy, đã chiếm Lăng Cô, đang phát triển lên đèo.


(1) Cờ may sẵn rộng 8 mét, dài 12 mét.
(2) Do liên lạc bằng vô tuyến điện mật nên tin chậm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2017, 10:36:29 pm »

Hướng đường 14 (qua Mũi Trâu), sáng ngày 28 tháng 3, Trung đoàn 9 thuộc Sư đoàn 304 đã đến vị trí tập kết, sẵn sàng đánh các mục tiêu làm bàn đạp ở tây bắc Đà Nẵng.

Pháo chiến dịch đặt ở Mũi Trâu đã bắn vào làm tê liệt sân bay Đà Nẵng, bắn vào cảng làm cho tàu không dám vào, bắn vào sở chỉ huy địch làm mất liên lạc với Sài Gòn.

Quân đoàn cũng đã ra lệnh cho Sư đoàn 304 (thiếu Trung đoàn 9) hiệp đồng với Quân khu 5 tiến công vào hướng đông nam Đà Nẵng).

Sau khi nghỉ một đêm ở Sở chỉ huy quân đoàn 2, mọi người đã hồi phục, đồng chí Phi Long đã tỉnh táo. Chúng tôi làm một nhóm đi trước vào Đà Nẵng tìm liên lạc với đồng chí Chu Huy Mân, bố trí chỗ làm việc, chuẩn bị buổi họp đầu tiên của Bộ Tư lệnh Mặt trận.

Xe bắt đầu lăn bánh, tôi nghĩ mọi việc thật suôn sẻ! Lòng phấn khởi mừng thầm quê mẹ đã được giải phóng, nhưng lại băn khoăn lo lắng trong khói lửa thế này không biết có an toàn không? Mẹ ngoài bảy mươi lăm, bây giờ già yếu rồi. Tiếng súng đã lùi xa, con đường rừng sao hôm nay cảnh vật thanh bình lạ. Xe chạy giữa các lùm cây xanh tươi còn dọng sương sớm, gió ban mai hiu hiu thổi thật mát mẻ, dễ chịu, bao nhiêu mệt nhọc mấy ngày qua đều tan biến hết. Ra khỏi cửa rừng, đến con suối nhỏ, không hiểu vì sao tôi cho xe dừng lại, bảo đồng chí lái xe:

- Em tranh thủ rửa sạch bùn đất đi.

Tôi vừa xuống suối rửa mặt mũi tay chân xong, đang chỉnh lại áo quần thì đồng chí Phi Long đi xe sau vừa tới hô to:

- Lại xem anh Tần chuẩn bị về quê anh em ơi!

Tôi như sực tĩnh, cười nói:

- Ta lên xe đi đi thôi, “Tết” mới về quê được. Ai đi tìm cụ Mân cho đây?

- Chắc ra đường sợ gặp bà con đây mà – đồng chí Phi Long chưa chịu tha.

Thế là lại tiếp tục đi.

Ra đến quốc lộ 1, xe quẹo phải hướng vào Đà Nẵng, tôi còn quay đầu nhìn về hướng Huế.

Đi dọc đường quốc lộ 1, chúng tôi chỉ thấy xe dân, xe nào cũng mang cờ Phật, biết rằng Đà Nẵng đã giải phóng. Trong lòng thấy thất vọng. Một ý nghĩ thật trái ngược nhưng lại rất thật: Không phải chúng tôi đang cố vượt thời gian lo cho các vị chỉ huy bàn tổ chức chiến dịch đó sao. Thế mà bây giờ còn để mỗi người một nơi. Đó là cảm tưởng không đạt yêu cầu nhiệm vụ. Nhưng rồi không khí nhộn nhịp, hồ hơi, phấn khởi chưa từng có của nhân dân trên đường chúng tôi đi lại kéo tôi về thực tại. Huế giải phóng rồi sao? Đà Nẵng giải phóng thật rồi sao? Cả quân khu 1 đồ sộ, niềm kiêu hãnh của chế độ Sài Gòn đã tan thành mây khói rồi sao? Chiến trường sỏi đá, mỗi tấc đất đều bị đào bới bởi bom đạn, đã được giải phóng rồi, nhân dân bốn tỉnh, hai thành phố lớn đã được độc lập tự do rồi! Kể từ lúc nổ súng ở Buôn Ma Thuột mới 20 ngày, hai quân khu của địch đã bị đánh tan. Như một giấc mơ, thật đúng là “Một ngày bằng 20 năm”.

Tôi đang miên man trong đầu óc với những ý nghĩ hết sức lạc quan đó bỗng nghe có tiếng hô to:”Đến Đà Nẵng rồi!”. Lúc ấy đã quá trưa. Khi vào đến phố, ở đâu cũng thấy dân rất phấn khởi, nhà, xe đều treo toàn cờ Phật, chỉ  một số cơ sở quân ta mới tiếp quản có cờ Giải phóng, giữa đường rài rác áo quần, giày, mũ, đủ các thứ trang bị của lính ngụy, vứt bỏ để tháo thân… Tôi tìm đến sở chỉ huy sư đoàn 3 ngụy tìm đồng chí Chính – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, theo đồng chí ra trung tâm gặp cán bộ của địa phương tìm được đến chỗ đồng chí Nguyễn Chánh - Tư lệnh Quân khu 5. Theo hướng dẫn của đồng chí Chánh, chúng tôi tìm được địa điểm ở Phước Tượng có chỗ làm việc yên tĩnh, an toàn, đề nghị đồng chí Chánh mời đồng chí Chu Huy Mân tối làm việc với đồng chí Tấn.

Chúng tôi quay về chỗ hẹn đón đồng chí Tấn đưa đồng chí đến chỗ họp, lúc đó trời đã sẩm tối. Đó là lần gặp mặt và làm việc đầu tiên của Bộ Tư lệnh chiến dịch. Khi đó bộ đội các hướng đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch thuộc quân khu 1 ngụy là quân khu mạnh nhất ở tuyến đầu của địch. Hồi 13 giờ hôm nay Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Sau này chúng tôi mới biết khi Trung đoàn 8 Sư đoàn 325 cùng xe tăng tiến vào cổng Sơn Trà – nơi địch đang tập trung rất đông để đợi tàu, chúng hoảng hốt chạy tán loạn, chỉ có Ngô Quang Trưởng và một số ít nhảy ào xuống biển tháo thân, bởi được đến một chiếc xuồng tuần tiễu của hải quân ngụy đón sẵn để ra tàu chiến Mỹ ở ngoài khơi.

Đến đây, quân dân bốn tỉnh và thành phố Đà Nẵng, Huế cùng Quân đoàn 2 đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân khu 1 của địch, mở ra thời cơ và điều kiện cho đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng vào sào huyệt của Mỹ - ngụy, giải phóng hoàn toàn miền Nam
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2017, 10:36:52 pm »

*
*   *

Sau ngày giải phóng Đà Nẵng tôi được giao nhiệm vụ trở lại cơ quan để phục vụ ở Tổng hành dinh, đồng thời chuẩn bị làm tổng kết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 theo chức trách của tôi.

Trên đường về, tôi có điều kiện ghé qua nhà – từ đây tôi đã ra đi cách đây 30 năm… Ngày xưa chuyển đi bộ, nay đã lâu ngày lại ngồi xe, tôi mất khái niệm về không gian nên bị lạc ngõ kiệt về nhà. Đến ngang tầm nhà mình mới nhận ra mình đang ở trước nhà bà Sáu ở vườn sau nhà mình. Tôi vào hỏi thăm, bà Sáu kể:

- Hồi Mậu Thân pháo bắn vào sau vườn, cả nhà sợ quá. Lúc này đánh nhau to hơn nên bà và các em đã chạy vào Sài Gòn, chắc ở nhà cậu Kính đang dạy học trong đó.

Tôi vẫn ghé qua nhà. Nhà vẫn như xưa, chỉ khác là tường xây và mái tôn đã gỉ thay cho mái lá. Cửa đóng then gài, im ắng quá, lạnh lẽo quá! Chỉ có con chó có nghĩa vẫn nằm trên một cái bàn thấp trước cửa trông nhà. Thấy người lạ vào nó không buồn cắn, chắc là đã bị đói lâu ngày. Tôi đành lủi thủi ra về.

*
*   *

Về đến cơ qua, gặp đồng chí Cục trưởng Lê Hữu Đức bắt tay rất mừng rỡ:

- Các anh (ý nói các cụ phó) đi các hướng cả rồi – anh Đức nói – may anh về không thì tôi xoay sở không kịp, phấn khởi thì quá phấn khởi rồi, nhưng bù đầu quá! Làm ngày làm đêm cũng không kịp

- Anh yên tâm – Tôi nói – lúc này ai chẳng muốn lao ra chiến trường tự mắt chứng kiến chiến thắng cuối cùng đang diễn ra trước mắt, được nhìn thấy nhân dân được hoàn toàn giải phóng sau 30 năm đau khổ, tang tóc, chờ đợi, được thấy quân thù ngã gục dưới chân nhân dân! Ngày anh Tấn lên đường, anh Khánh cũng muốn đi, nhưng anh Tấn nói “ở nhà” ai giúp anh Thái khi ấy chỉ còn một mình. Ra mặt trận, anh còn lo công việc ở cơ quan. Lúc anh Tấn bảo tôi về, tôi hiểu nên chẳng dám đề nghị gì. Việc tổng kết để phòng chuẩn bị, tôi sẽ tập trung giúp anh!

Trong thời gian này, Phòng Tổng kết Cục Tác chiến do tôi chỉ đạo lo thu thập tư liệu từ khi chuẩn bị kế hoạch cho đến khi kết thúc.

Sau ngày chiến thắng ít lâu, tôi mới tập trung cùng anh em nghiên cứu tư liệu của cơ quan Bộ, các báo cáo của các quân khu, quân đoàn, để thảo ra bản đề cương.

Sau đó, chúng tôi đi dự các hội nghị tổng kết của đơn vị, đưa ra những vấn đề không khớp về thời gian, về đơn vị, sau thống nhất rồi mới viết ra bản dự thảo.

Bước cuối cùng, chúng tôi báo cáo Thủ trưởng Bộ, trực tiếp là các đồng chí Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, rồi đến đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, đồng chí Chu Huy Mân, sau cùng là đồng chí Tổng Tư lệnh.

Tập tài liệu tổng kết gồm hai phần. Riêng phần thứ hai là các bài học, tuy khối lượng tương đương phần một, nhưng phải mất công sức và trí tuệ tập thể lớn nhất, phải qua nhiều cuộc hội thảo mới thống nhất được những bài học thiết thực có giá trị. Đến khi thông qua các đồng chí lãnh đạo, phần các bài học càng được nâng chất lượng lên nhiều, nhất là tính khái quát và tính khoa học.

Đến năm 1976, tài liệu tổng kết mới được hoàn thành, lưu lại ở Cục Tác chiến làm cơ sở cho công tác nghiên cứu về sau. Bản này tôi đã phổ biến cho cán bộ trong lớp học của Học viện Cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng) năm 1976.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2017, 10:37:14 pm »

*
*   *

Trở lại với công việc của Cục Tác chiến trong Tổng tiến công Xuân 1975.

Ngày 1 tháng 4, sau khi đồng chí Lê Hữu Đức – Cục trưởng dự họp về cho tôi biết Bộ Chính trị đánh giá tình hình và hạ quyết tâm như sau: “Cả về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo quân địch, còn địch thì đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong. Mỹ tỏ ra hoan toàn bất lực, dù có tăng viện cũng không thể cứu vãn tình thế sụp đổ đến nơi của ngụy. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyện của địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất cả nước… Cách mạng nước ta hiện đang phát triển sôi nổi nhất, với nhịp độ một ngày bằng 20 năm”.

Bộ Chính trị hạ quyết tâm: “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không thể để chậm”.

Qua ngày hôm sau, Cục Tác chiến được chỉ thị của đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương viết điện chỉ đạo chiến trường với các nội dung như sau:

Theo dự kiến kế hoạch giải phóng Sài Gòn có hai phương án:

Một là: Bao vây Sài Gòn dài ngày, tạo điều kiện tiến tới đứt điểm.

Hai là: Tiến công táo bạo từ đầu, đánh nhanh, dứt điểm nhanh.

Căn cứ tình hình hiện nay, Quân ủy Trung ương xác định nên chọn phương án 2 là chính, tức là làm thật táo bạo, đồng thời phải có sự chuẩn bị, để trong điều kiện nào đó thì chủ động chuyển sang phương án 1, cũng nhằm giành thắng lợi cuối cùng trong một thời gian ngắn.

Cần tiến công liên tục không dừng lại, không cho chúng hoàn hồn, củng cố thế trận để đối phó. Chú trọng tiến công tiêu diệt địch ở vòng ngoài, nếu tiêu diệt địch ở Xuân Lộc, khống chế sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, đánh cắt giao thông lộ 4, khi có thêm lực lượng đánh cắt đường ra biển chiếm Bà Rịa, sông Lòng Tàu, Nhơn Trạch thì Sài Gòn – Gia Định sẽ bị nguy khốn, bị cô lập, có thể xảy ra biến động.

Cần chuẩn bị phương án tiến công và nổi dậy với lực lượng hiện có, nắm lực lượng dự bị, chuẩn bị tổ chức lực lượng quần chúng nổi dậy, nắm thời cơ tiến công kiên quyết táo bạo hỗ trợ quần chúng nổi dậy.

Tôi đã làm việc ở cơ quan tác chiến từ năm 1974 nên tôi hiểu rõ những chỉ đạo quý báu trên đây không phải mới có ngày một ngày hai gần đây. Tôi hiểu rằng nó đã hình thành trong quá trình đồng chí Tổng Tư lệnh chỉ đạo “Tổ trung tâm” nghiên cứu kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976. Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn thực hiện kế hoạch từ mùa Xuân 1975, khi thấy những yếu tố thời cơ xuất hiện, đồng chí đã chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu báo cáo, đồng chí đề xuất, sau khi tập thể Bộ Chính trị cùng Quân ủy Trung ương thảo luận, có kết luận thống nhất của đồng chí Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương thành quyết tâm chiến lược của Đảng rồi thì đồng chí Tổng Tư lệnh mới chỉ thị cho chiến trường.

Sau này chúng tôi được biết đoàn của đồng chí Văn Tiến Dũng(1) ngày 3 tháng 4 vào đến Bộ chỉ huy Miền, tiếp đó đồng chí Đinh Đức Thiện vào đến nơi, ngày 7 tháng 4 năm 1975 Trung ương Cục đã khẩn trương họp thông qua kế hoạch tiến công Sài Gòn – Gia Định do đồng chí Phạm Hùng – Bí thư chủ trì. Hôm sau đồng chí Lê Đức Thọ vào phổ biến quyết định của Bộ Chính trị thành lập Bộ chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch Sài Gòn – Gia Định. Đoàn đồng chí Văn Tiến Dũng đã vào kịp.


(1) Ngày 8 tháng 4, đồng chí Lê Đức Thọ đã phổ biến cho Trung ương Cục quyết định ngày 6 tháng 4 của Bộ Chính trị thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch Sài Gòn – Gia Định. Anh Văn Tiến Dũng là Tư lệnh, anh Phạm Hùng là Chính ủy, các anh Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện là Phó tư lệnh; anh Lê Quang Hòa, Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị, anh Lê Ngọc Hiền quyền Tham mưu trưởng. Anh Lê Đức Thọ tham gia Trung ương Cục và Đảng ủy Mặt trận.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2017, 10:37:58 pm »

*
*   *

Từ ngày 2 tháng 4 đã hình thành một chủ trương lớn, sáng tạo. Đồng chí Lê Trọng Tấn – nguyên tư lệnh chiến dịch Quảng Đà về Hà Nội kiến nghị một chủ trương mới, chủ trương này được Thường vụ Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Quân đoàn 2 ủng hộ, đó là mở hướng tiến công trong hành tiến dọc ven biển với lực lượng đã tham gia chiến dịch Quảng Đà. Sau khi được đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương nhất trí, Bộ Tổng Tư lệnh lập tức tổ chức cuộc tiến quân này, chỉ giữ lại Sư đoàn 324 củng cố vùng mới giải phóng. Như vậy là hầu hết lực lượng chủ lực của miền Bắc ồ ạt, thần tốc đổ vào miền Nam theo tất cả các con đường, đi ngày đi đêm, đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, tất cả vì miền Nam, tất cả vì Tổ quốc, nhằm một đích đến đúng thời gian thực hiện nhiệm vụ tối cao là giải phóng Sài Gòn trong tháng Tư. Vấn đề lớn nhất là hậu cần, kỹ thuật xe pháo và phương tiện vận chuyển. Không biết ngày xưa cuộc tiến quân thần tốc của vua Quang Trung đã làm cách nào, nhưng đối với ta thì phải phát huy hết mọi lực lượng, mọi phương tiện của Đoàn 559, các quân khu, quân đoàn, các quân binh chủng, sử dụng vũ khí đạn dược, lương thực, phương tiện mới thu được của địch và của nhân dân ở vùng mới giải phóng. Để cổ vũ động viên cán bộ chiến sĩ, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã điện tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị riêng cho Quân đoàn 2: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, mấy ngày sau thấy còn chậm, đồng chí lại điện lệnh cho các đơn vị:

“Mệnh lệnh: 1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.

2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ”.

Chúng tôi ở xa mặt trận hơn 2.000 ki-lô-mét cũng cảm thấy rất gần hơn bao giờ hết. Cơ quan sôi nổi hẳn lên, làm việc ngày đêm bám sát chiến trường không biết mệt, tin thắng trận tới tấp bay về. Chúng tôi không để một tin nào chậm cho Cục Tuyên huấn đưa tin lên đài chia vui với nhân dân, với gia đình, bà con chiến sĩ ngoài mặt trận.

Tôi thấy tình hình phát triển thật kỳ diệu, trong mơ cũng không tưởng tượng được: ngày 25 tháng 3 giải phóng Trị - Thiên – Huế; ngày 29 tháng 3 giải phóng Quản Nam – Đà Nẵng; ngày 1 tháng 4 giải phóng Quy Nhơn, Bình Định, Tuy Hòa, Phú Yên, Ninh Hòa; ngày 3 tháng 4 giải phóng Nha Trang, Cam Ranh. Ở đây còn có sự phối hợp chiến trường tuyệt đẹp. Ngày miền Nam bắt đầu trận đánh cắt đường 4 và tiến công Xuân Lộc – trọng điểm của tuyến bảo vệ vòng ngoài Sài Gòn thì ngày 10 tháng 4, cánh Đông (lực lượng tiến công dọc ven biển) chuẩn bị tiến công Phan Rang, trọng điểm tuyến phòng ngự từ xa của Sài Gòn. Ở Xuân Lộc, Quân đoàn 4 kiên quyết tập trung hai sư đoàn 341 và 7 đánh địch, nhưng chúng chống cự quyết liệt vì đó là chỗ sống chết của Sài Gòn và địch còn dựa được vào căn cứ sân bay Biên Hòa nên trận đánh kéo dài. Chúng tung lữ đoàn dù phản kích quyết giữ cửa ngõ của Sài Gòn. Tiểu đoàn 8 thuộc Sư đoàn 7 bị địch vây, đã chiến đấu đến cũng, giữ vững trận địa. Khi Quân đoàn 4 chuyển sang đánh cắt và khống chế Biên Hòa thì cánh Đông đã kịp vào tăng viện một trung đoàn đánh Xuân Lộc, buộc địch phải tháo chạy vào ngày 22 tháng 4.

Đưa một lực lượng lớn vào kịp tham gia chiến dịch ở hướng Đông có ý nghĩa rất quan trọng làm thay đổi thế và lực của ta, thêm yếu tố tất thắng cho chiến dịch, và là một bất ngờ lớn đối với địch.

*
*   *

Thời gian này tôi thấy đồng chí Võ Nguyên Giáp hầu như không khi nào vắng mặt ở chỗ làm việc. Đêm khuya khi đồng chí đi nghỉ còn dặn trực ban hễ có tin quan trọng không được để chậm. Có lần đã khuya, có điện báo cáo cần trả lời gấp, đồng chí dậy nghiên cứu xử trí, thấy vấn đề cần có ý kiến của đồng chí Bí thư thứ nhất, đồng chí đi sang luôn nhà đồng chí Lê Duẩn bàn thống nhất xong mới về ra lệnh. Đồng chí luôn suy nghĩ tìm phương án tối ưu cho chiến dịch Hồ Chí Minh, rất quan tâm phát huy các cán bộ tham mưu. Tuy còn rát ít cán bộ ở Tổng hành dinh, đồng chí cũng giao cho đồng chí Cao Văn Khánh – Phó tổng tham mưu trưởng lập một nhóm nghiên cứu kế hoạch. Đồng chí để thời gian lắng nghe và nêu nhiều vấn đề rất sâu, những giải pháp rất cụ thể, những dự kiến nhìn xa giúp cho kế hoạch ngày càng hoàn thiện. Cuối cùng cơ quan tham mưu đã xây dựng được một kế hoạch được đồng chí chấp nhận, chuyển gấp vào cho Bộ chỉ huy chiến dịch đồng thời cử các cán bộ đầu ngành của quân binh chủng đã được tham gia nghiên cứu kế hoạch tăng cường vào giúp Bộ chỉ huy chiến dịch báo cáo ra cho biết chiến trường rất nhất trí với Bộ.

Khi làm tổng kết, tôi đã nghiên cứu kỹ tài liệu lưu trữ, nắm được đầy đủ nội dung quyết tâm và kế hoạch chiến dịch, khi thực hành chiến dịch đã diễn ra cơ bản như kế hoạch đã được xác định như sau:

Sài Gòn – Gia Định là một thành phố lớn, rộng khoảng 60 ki-lô-mét vuông, có khoảng 4 triệu dân, là trung tâm chính trị quân sự và kinh tế, là dinh lũy cuối cùng của địch, nơi tập trung các cơ quan đầu não. Bên trong có nhiều nhà cao, kiên cố, kiến trúc tổng hợp. Địa hình chung quanh phức tạp, trống trải, sình lầy, có nhiều sông, rạch, cầu cống. Đặc biệt có những cầu khá lớn như cầu Bông, cầu Xáng, Bình Triệu, Bình Phước, cầu Ghềnh, cầu xa lộ Đồng Nai, cầu xa lộ Sài Gòn…

Địch đang ở trong quá trình bị thất bại nặng và bị tan rã lớn. Nhưng trên chiến trường Nam Bộ nói chung, trên mặt trận Sài Gòn – Gia Định nói riêng, lực lượng của quân đoàn 3 và quân đoàn 4 ngụy chưa bị tan rã và chưa bị ta đánh đau. Do đó chúng còn ngoan cố bám giữ Sài Gòn – Gia Định, đồng bằng sông Cửu Long, hòng kéo dài cuộc tiến công của ta sang mùa mưa. Lúc đó ta gặp khó khăn phải chịu giải pháp chính trị. Lực lượng địch tuy còn đông và chưa bị tan rã nhưng ô hợp, bị sa sút nghiêm trọng về tinh thần và sức chiến đấu. Các sư đoàn chủ lực giữ tuyến ngoài bị phân tán, đối phó trên nhiều hướng. Các lữ đoàn dự bị chiến lược giữ tuyến trong đều bị tổn thất nặng và xộc xệch. Các sư đoàn 2 và 22 địch tổ chức lại để giữ Sài Gòn không còn sức chiến đấu.

Ý định và cách đánh:

Ý định cơ bản của chiến dịch là: Tập trung lực lượng, binh khí kỹ thuật, vật chất ưu thế áp đảo địch, tiêu diệt và làm tan rã quân đoàn 3 địch, đập tan ngụy quyền trung ương, giải phóng Sài Gòn – Gia Định.

Cách đánh chiến dịch như sau: Thực hành chia cắt chiến lược, cắt đường bộ, đường thủy, khống chế các sân bay, đánh chiếm Ô Cấp, cắt đường rút lui ra bể của địch, bao vây cô lập Sài Gòn, tạo nên sự rung động toàn diện đối với địch. Bao vây, tiêu diệt và ngăn chặn quân địch ở vòng ngoài không cho chúng co về Sài Gòn, đồng thời đánh chiếm và giữ các đầu cầu lớn để mở đường và bảo đảm cho các binh đoàn đột kích thọc vào nội đô. Tổ chức các binh đoàn đột kích mạnh binh chủng hợp thành vận động bằng cơ giới từ nhiều hướng, nhiều mũi thọc sâu vào nội đô, kết hợp chặt chẽ với đặc công, biệt động ở bên trong, kết hợp với quần chúng nổi dậy, đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu, nhằm đánh ngã địch ở bên trong, trong thời gian ngắn nhất.

Về chọn hướng và mục tiêu, ta xác định bốn hướng và năm mục tiêu. Bốn hướng: tây bắc, bắc và đông bắc, đông và đông nam. Hướng tiến công chủ yếu là bắc và tây bắc, trong đó tây bắc là chủ yếu nhất. Năm mục tiêu chủ yếu của nội thành là: bộ tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất, bộ tư lệnh biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát, dinh Độc Lập. Ngoài ra cỏn có các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2017, 10:39:10 pm »

*
*   *

Theo tin tức trực ban tác chiến ở Tổng hành dinh nhận được, tình hình những ngày cuối tháng 4 hết sức khẩn trương.

Cuộc tiến công dọc ven biển Nam Trung Bộ đã phá vỡ tuyến phòng ngự từ xa cuối cùng của địch ở Phan Rang, là niềm hy vọng cuối cùng để kéo dài cuộc chiến sang mùa mưa của Sài Gòn. Phan Thiết được giải phóng ngày 19 tháng 4 và Hàm Tân, Xuyên Mộc ngày 22 tháng 4, địa bàn tiến công hướng đông được mở rộng.

Cùng ngày 22 tháng 4, ta đã đánh sập Xuân Lộc, tuyến phòng thủ vòng ngoài, Sài Gòn bị uy hiếp trực tiếp, địch hết hy vọng ngăn chặn cuộc tiến công của ta vào nội đô.

Trần Văn Đôn – bộ trưởng quốc phòng ngụy đã nhận định: “Quốc gia đang ở trong tình trạng nguy ngập thực sự, sự sống chỉ có thể tính từng ngày, từng tuần, không tính từng tháng”.

Đại sức Mỹ Mác-tin ngày 19 tháng 4 cũng đánh giá:”… Sài Gòn có thể bị bao vây cô lập trong một hai tuần và có thể rơi vào tay Bắc Việt trong ba hoặc bốn tuần nữa”.

Ngày 18 tháng 4 tổng thống Mỹ Giê-rôn Pho ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn, chỉ để lại khoảng 1.000 người. Ngày 19 tháng 4, Pho kê gọi ngừng bắn, thương lượng và đề nghị quốc hội viện trợ khẩn cấp 722 triệu đôla cho ngụy Sài Gòn, nhưng không được.

Ngày 21 tháng 4, Thiệu buộc phải từ chức. Mỹ đưa Trần Văn Hương lên để mong duy trì chính quyền hợp hiến hợp pháp hòng trì hoãn cuộc tiến công của ta. Sau đó Mỹ đưa Dương Văn Minh lên để vớt vát về chính trị… Như vậy Mỹ đã chịu thua về chiến lược, thôi cam kết về quân sự ở miền Nam Việt Nam. Ngày 23 tháng 4, Giê-rôn Pho đã tuyên bố: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với Mỹ”.

*
*   *

Ngày 26 tháng 4, ngày mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đến.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp ngồi làm việc ở cái bàn to có tấm bản đồ mở rộng đã có vẽ kế hoạch. Trực ban tác chiến chúng tôi bám sát chiến trường từng giờ từng phút. Nhận được tin mới là nhanh chân thoăn thoắt qua mấy bậc thềm có bốn con rồng chầu lên báo cáo và dời lá cờ có nam châm lên đúng vị trí đơn vị đã chiếm được.

Đến ngày tổng công kích thì đồng chí Võ Nguyên Giáp đến rất sớm. Sau đó đồng chí Lê Duẩn rồi các đồng chí Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đến họp bàn chỉ đạo công tác tiếp sau chiến dịch, đồng thời theo dõi diễn biến tổng công kích. Cuộc họp thỉnh thoảng dừng lại nghe đồng chí Cao Văn Khánh báo cáo tin mới nhận được và ra chỉ thị khi cần.

Cuộc tiến công phát triển rất nhanh. Lúc 17 giờ ngày 25 tháng 4, hướng đông và đông nam bắt đầu nổ súng sớm hơn.

Đến ngày 28 tháng 4, ta đã chiếm được Bà Rịa, Long Thành, trường huấn luyện thiết giáp, yếu khu Trảng Bom, tiêu diệt và làm tan rã lữ đoàn 3 dù, lữ đoàn 468 thủy quân lục chiến, sư đoàn 18, trung đoàn 5 thiết giáp… Địch phản ứng bằng pháo binh, thiết giáp và không quân. Các lực lượng biệt động và đặc công đã chiếm được cầu Rạch Chiếc, cầu xa lộ Đồng Nai, pháo binh chiến dịch đánh tê liệt sân bay Biên Hòa, bộ tư lệnh quân đoàn 3 ngụy phải bỏ chạy về Gò Vấp từ chiều ngày 28 tháng 4.

Hướng tây nam, Đoàn 232 đã đánh thiệt hại nặng sư đoàn 22 ngụy, chiếm đoạn Bến Lức – Tân An. Sư đoàn 8 thuộc Quân khu 8 chiếm đoạn Trung Lương – Long Định, công binh Quân khu 8 và bộ đội địa phương chiếm đoạn Cai Lậy – An hữu. Đường số 4 đã hoàn toàn bị cắt đứt.

Hướng tây bắc, Sư đoàn 316 chia cắt lộ 22 và lộ 1, chế áp trận địa pháo và bức hàng một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 25 ngụy; Quân đoàn 1 mở đường tiến, giải phóng một đoạn trên lộ 16.

Ngày 28 tháng 4, Dương Văn Minh tuyên bố nhậm chức tổng thống. Lúc 17 giờ cùng ngày, ta dùng năm máy bay A37 lấy được của địch ném bom sân bay Tân Sơn Nhất và sau đó dùng pháo chế áp, làm tê liệt cầu hàng không “di tản” của địch, buộc Mỹ phải tổ chức “di tản liều mạng” bằng máy bay trực thăng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2017, 10:39:35 pm »

Tóm lại, qua hai ngày chiến đấu, về cơ bản ta đã phá vỡ khu vực phòng thủ phía đông Sài Gòn – Gia Định, đã cắt đứt hẳn lộ 4, và triển khai xong đội hình chiến dịch, tăng cường vây ép Sài Gòn trên các hướng. Cuối ngày 28 tháng 4, bộ tổng tham mưu và quân đoàn 3 ngụy bỏ chạy, trên thực tế địch đã mất chỉ huy về chiến lược, chiến dịch, càng tạo thêm cho ta điều kiện thuận lợi mới để thực hành tổng công kích và nổi dậy trên toàn mặt trận.

Ngày 29 tháng 4, theo lệnh Quân ủy Trung ương, Quân khu 5 và hải quân đã chiếm hoàn toàn quần đảo Trường Sa.

Ngày 30 tháng 4, các mũi đồng loạt thọc sâu vào nội đô. Năm cánh quân ta hợp điểm giữa Sài Gòn:

Quân đoàn 3 chiếm sân bay Tân Sơn Nhất lúc 13 giờ 30 phút, cùng Quân đoàn 1 chiếm bộ tổng tham mưu, tiến vào dinh Độc Lập thì gặp Quân đoàn 2.

Quân đoàn 1 bắt sống 8.000 tên của sư đoàn 5 ngụy, bức hàng sư đoàn 5, cùng Quân đoàn 3 chiếm bộ tổng tham mưu.

Đoàn 232 chiếm biệt khu thủ đô lúc 10 giờ 30 phút, diệt sư đoàn 22 ngụy và liên đoàn biệt động quân số 8. Trung đoàn 24 đặc công chiếm cầu Nhị Thiên Đường, cầu chữ Y, chiếm tổng nha cảnh sát 10 giờ 30 phút.

Quân đoàn 4 chiếm bộ tư lệnh quân đoàn 3 ngụy lúc 9 giờ, chiếm sân bay Biên Hòa 11 giờ, vào nội đô 16 giờ 30 phút. Sư đoàn 7 vào dinh Độc Lập 13 giờ, chiếm bộ quốc phòng, căn cứ hải quân, cảng Bạch Đằng.

Quân đoàn 2 chiếm Vũng Tàu lúc 9 giờ. Lực lượng thọc sâu gồm: Lữ đoàn 203 xe tang, Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 66, một đại đội bộ binh thuộc Trung đoàn 18. Tiểu đoàn 7 thuộc Trung đoàn cao xạ 284, một tiểu đội A72, Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 219 công binh. Mũi thọc sâu đã chiếm vào dinh Độc Lập đầu tiên lúc 10 giờ 45 phút, bắt sống toàn bộ ngụy quyền, buộc tổng thống Dương Văn Minh lên đài đọc bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4.

Tóm lại, đến 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, trận tiến công giải phóng Sài Gòn – Gia Định đã giành được toàn thắng. Chiến dịch Hồ Chí Minh – chiến dịch quyết chiến chiến lược đã toàn thắng. Nhiệm vụ của Bộ Chính trị đề ra đã hoàn thành một cách xuất sắc. Ta đã đánh sụp bộ máy ngụy quyền trung ương, đập tan bộ máy kìm kẹp của địch, giải phóng Sài Gòn – Gia Định với 4 triệu dân và miền Đông Nam Bộ với 5 triệu dân, tạo điều kiện quyết định cho quân và dân đồng bằng Nam Bộ thực hành tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn đồng bằng sông Cửu Long, hoàn thành vẻ vang cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

Khi nghe đài phát thanh báo tin chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng và liên tiếp phát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” của nhạc sĩ Phạm Tuyên mới sáng tác, các cơ quan trong Tổng hành dinh quên cả kỷ luật trật tự quy định, hò reo ầm ĩ, nhiều người chạy ra sân gọi nhau í ới báo tin chiến thắng mong đợi đã bao ngày. Thật quá vui mừng, quá xúc động không cầm được nước mắt! Nghe bài hát nhắc Bác Hồ, tôi mủi lòng muốn khóc, sao lúc này không còn Bác?

Trong hai ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 năm 1975, quân và dân đồng bằng Nam Bộ, phối hợp chặt chẽ với chiến dịch Hồ Chí Minh, đã đồng loạt tiến công và nổi dậy, bắt quân đoàn 4 và ngụy quyền địa phương đầu hàng, giải phóng toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chiều ngày 30 tháng 4, Cần Thơ được giải phóng. Nguyễn Khoa Nam – tư lệnh vùng 4 tự sát. Đêm 29 và 30 tháng 4, Vĩnh Long và Trà Vinh bị quân dân ta tiến công, địch còn một bộ phận chống trả; đến chiều ngày 30 tháng 4, tỉnh trưởng Vĩnh Long và sư đoàn trưởng sư đoàn 9 ngụy đầu hàng. Trà Vinh được giải phóng. Tại Côn Sơn, ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5, những người cách mạng bị giam đã nổi dậy phá ngục, giải phóng đảo…



Với thắng lợi tên, ta đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam nước ta, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh yêu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên đất nước thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước(1).

Thắng lợi to lớn của của nhân dân ta đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á, Phi, Mỹ La-tinh và nhân dân yêu chuộc hòa bình thế giới chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phản động để giành độc lập dân tộc, tự do, dân chủ và giữ vững hòa bình trên toàn thế giới.

Ngay chiều ngày 1 tháng 5, Cục Tác chiến chúng tôi được vinh dự đặc biệt và rất xúc động đón đồng chí Võ Nguyên Giáp đến thăm. Chúng tôi đều biết trong những ngày theo dõi chiến dịch, đồng chí đã nhiều đêm không ngủ, nay công việc còn bề bộn thế mà đồng chí đã để thời gian đến thăm chúng tôi đầu tiên ngay sau ngày chiến thắng. Vì đột ngột quá, chúng tôi không kịp chuẩn bị gì, chỉ có tấm lòng tình cảm kính mến đối với người Anh cả của quân đội. Lúc đo còn làm việc nên có mặt cả anh Cao Văn Khánh, và anh em trực của mật mã, thông tin… Anh thăm hỏi chân tình, khen cục đã tiến bộ vượt bậc về công tác tham mưu. Chúng tôi ai cũng muốn nói lên lời chúc mừng thắng lợi, chúc anh sức khỏe, sống thật thọ để lãnh đạo quân đội, để dìu dắt chúng tôi. Cuộc thăm hỏi ngắn ngủi nhưng đầy tình cảm chân thành đã để ấn tượng rất sâu sắc đối với tôi.


(1) Ta đã tiêu diệt, làm tan rã toàn bộ quân ngụy gồm trên 1 triệu tên, làm tan rã 1,5 triệu phòng vệ dân sự. Tính đơn vị thì ta đã tiêu diệt và làm tan rã 4 quân đoàn, gần 13 sư đoàn bộ binh, 18 liên đoàn biệt động, 6 sư đoàn không quân, 22 trung đoàn thiết giáp, 22 trung đoàn hải quân, 66 tiểu đoàn pháo, toàn bộ cảnh sát dã chiến, bảo an, dân vệ, cùng mọi tổ chức quân sự khác của địch. Ta đã thu nhiều vũ khí trang bị, chiếm giữ nguyên vẹn các sân bay, hải cảng, kho tàng…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2017, 10:41:21 pm »

*
*   *

Sau ngày Sài Gòn giải phóng, hòa cùng niềm vui chung của nhân dân cả nước, niềm vui của tôi còn được nhân lên gấp bội, tôi đã tìm được mẹ và các em sau 30 năm xa cách. Câu chuyện cũng có khúc quanh co. Gia đình tôi ở Huế, lẽ ra tôi đã được gặp gia đình sau ngày giải phóng Huế nhưng mẹ và các em sợ đánh lớn không tránh được bom đạn nên đã vào Nam ở nhà chú em tôi tên là Kính đang dạy học ở đó.

Sau ngày giải phóng Sài Gòn, tôi lại may mắn được giao nhiệm vụ phục vụ đoàn đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Võ Nguyên Giáp vào thăm nhân dân miền Nam. Giờ nghỉ tôi muốn đi tìm mẹ, nhưng không có thông tin nào khác. Tôi đành dùng cách nhắn tìm người thân, lúc đó ngày nào trên đài phát thanh, truyền hình cũng đưa những lời nhắn tìm người nhà. Để làm việc đó, tôi phải có một địa chỉ để gia đình đến tìm tôi. Vào tiền phương bộ ở phía nam thì không được rồi. Tôi phải nhờ địa chỉ của đồng chí Hoàng Nghĩa Khánh –bạn cùng công tác ở Cục Tác chiến, nay là Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 đang đóng quân ở “Biệt khu thủ dô”. Ngày nào rảnh tôi cũng gọi điện hỏi đồng chí Khánh nhưng vẫn bặt vô âm tín. Sau này mới biết nhà có đài hay tivi đâu mà nghe!

Một ít thời gian sau tôi hay đi vào Nam công tác để nắm tình hình biên giới Tây Nam và đi dự tổng kết ở các quân khu, quân đoàn. Qua nhiều lần dò hỏi tôi được biết một tin quan trọng: anh Lê Đình Diệm, anh bạn Chiểu của tôi, là giáo sư dạy ở trường đại học tổng hợp. Tôi đến trường, gặp người quản lý, xin phép xem danh sách các giáo sư. Tôi phải dò từng tên qua các trang giấy của một quyển sổ to, mờ cả mắt nhưng máy mắn thay, tôi tìm được địa chỉ của anh Diệm. tôi đến nhà gặp anh. Lâu ngày, hàn huyên rất lâu. Anh Diệm hỏi:

- Thỉnh thoảng tôi có gặp, nhưng không biết nhà của Kính. Khi nào gặp, tôi sẽ đến nhà cho biết, lần sau vào đây tôi sẽ đưa đi.

Thế là mừng rồi.

Chuyến công tác sau, tôi dự trữ một chiếc xe “đít vuông”(1), mặc dù chỉ có ba người cùng đi. Xong công tác, trước khi về, tôi lại đi tìm mẹ. Lần này thì thuận lợi rồi. Tôi đi xe tới đón anh Diệm, đi đến cư xá Thanh Đa, đến nhà lô P, anh Diệm đưa tôi lên lầu một chỉ cho tôi cửa phòng nhà của Kính. Tôi đã thỏa thuận với anh Diệm đừng nói trước cho gia đình biết, tôi muốn giữ niềm vui bất ngờ. Tôi ăn mặc bộ đồ giải phóng, đội mũ cứng, lưng đeo súng ngắn vì đang đi công tác, đi chầm chậm, tôi định giấu không xưng tên. Hành lang lờ mờ tối, tôi thấy một bà cụ đang ngồi chơi trên chiếc chiếu ở trước cửa phòng như ngóng chờ ai, người nhỏ nhắn, hơi gầy, mặc bộ bà ba đã cũ, mặt nhăn nheo, tóc cắt cụt ngủn, chắc mới qua một cơn bệnh nặng, duy chỉ có đôi mắt sáng. Tôi cố giữ bình tĩnh nói:

- Chào cụ ạ!

Bà từ từ đứng dậy, nhìn chằm chằm vào mặt tôi rồi nói:

- Ai ngó quen quen!

Chắc mẹ đã nhận ra con nhưng với bộ dạng của tôi lúc đó mẹ còn thăm dò. Lúc này tôi không còn bình tĩnh được nữa, nói giọng run run:

- Con đây mà!

- Thằng Bé à? – Mẹ gọi tôi bằng cái tên móc nôi như tôi còn bé.

Thế là hai mẹ con ôm nhau khóc, chiếc mũ cứng rơi lúc nào tôi cũng không biết. Cả nhà thấy có người lạ đổ xô ra. Rồi mọi người nhao nhao tranh nhau nói: Anh Bé về, anh Bé về!

Vào phòng, mọi người xúm lại, người cầm tay, người kéo áo hỏi hết chuyện này đến chuyện khác, bao nhiêu tin tức cần biết, bao nhiêu kỷ niệm cần nói… mẹ thì hỏi nhiều về anh Tảo tôi, tôi thì chú ý hỏi về ba (chúng tôi gọi bố bằng ba). Mọi người lắng xuống ngậm ngùi, ba mắt sớm quá, cuộc đời ba vất vả quá, nay con đã về đây, cả nhà đông đủ mà ba không còn.

Tôi hỏi về chuyến đi từ Huế về đây thì được biết cả nhà vào Đà Nẵng theo tàu di tản đi đường biển, lênh đênh ba chìm bảy nổi rồi cũng đến được Sài Gòn, may nhờ có chú Tư, người con rể xốc vác, lo toan cho mọi việc khó khăn dọc đường…

Mọi việc rồi cũng có lúc kết thúc. Tôi nói:

- Con đang có công tác, hai ngày nữa con ra Bắc. Đề nghị cả nhà thu xếp sẵn sàng, sau hai ngày, sáng sớm con đến đây đón cà nhà ra Huế. Ai bận việc thì ra sau.

Cả nhà đồng ý, sẽ có năm người ra. Thật là vừa khéo. Tôi chuẩn bị xe đít vuông cũng không thừa.

Đưa mẹ về đến nhà, tôi chỉ ở lại với mẹ một đêm. Tôi nói với mẹ:

- Ngày xưa khi gia đình khó khăn thì con còn bé chưa giúp được gì cho ba mẹ. Nay mẹ đã già yếu mà cả hai anh em lớn còn bận công tác ở ngoài Bắc, cho các con đón mẹ ra Bắc để chúng con chăm sóc mẹ lúc ốm đau.

Mẹ bảo:

- Mồ mả, nhà thờ ở đây, mạ phải ở đây. Mạ đã quen ở đây rồi. Rồi đây mạ cũng đi theo ba mi ở đây thôi. Mạ chỉ mong mi đưa vợ con về thăm mệ, rảnh rỗi thì vô đây chợ. Mạ đã già yếu rồi, chưa biết ra đi khi mô, bay ở xa, cứ lo công việc đi, chỉ cần sắm cho mạ một cái “nhà” (ý nói cái quan tài) cho sẵn sàng là được rồi. Chỉ sợ khi đó bay vô không kịp.

Hai anh em tôi lớn nhất nhà, ngày Cách mạng tháng Tám đều tham gia khởi nghĩa rồi thoát ly, để cho mẹ một bầy em nhỏ, nên rất thương mẹ. Chúng tôi đã cố gắng chăm sóc mẹ được hai năm. Theo mong ước của mẹ, tôi đã đưa gia đình vào thăm mẹ được đôi lần, lần nào mẹ gặp được vợ con tôi, có cả cô tôi vào, thấy mọi người mạnh khỏe, vui vẻ, gia đình êm ấm mẹ rất mừng. Mẹ không ngờ rằng chiến tranh lâu dài, gian khổ ác liệt như vậy mà mọi người đều được khỏe mạnh cả, thật là phúc đức quá! Tất cả số tiền cả đời tôi tiết kiệm được dồn hết chăm sóc cho mẹ, thuốc thang ốm đau; khi mẹ qua đời, tôi đã cùng gia đình vào kịp cùng anh em trong nhà lo cho mẹ cái tang chu đáo thì vừa đủ. Lúc trở về đơn vị phải khéo thu xếp mới trở ra được yên ổn.


(1) Xe com-măng-ca kiểu xe Gát của Liên Xô chở được một tiểu đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2017, 10:06:07 pm »

BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG TÌNH SÂU NGHĨA NẶNG

Sau ngày miền Nam được giải phóng, biên giới Tây Nam nước ta giáp với Cam-pu-chia trở nên căng thẳng vì những cuộc xung đột vũ trang do bọn Pôn Pốt gây ra. Cục Tác chiến phải tập trung giúp Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo xử trí tình hình. Tôi được giao nhiệm vụ chỉ đạo Phòng K nắm tình hình biên giới Tây Nam. Trước sự kiện bất ngờ này, tôi phải cùng Phòng K nghiên cứu tình hình quan hệ Việt Nam – Cam-pu-chia và đặc biệt là hiểu sâu hơn về kẻ đã gây nên hiểm họa này. Dựa vào Phòng K, tôi được biết những điểm cơ bản về đất nước, con người, lịch sử Cam-pu-chia như sau:

Cam-pu-chia ở phía Tây Nam Việt Nam, ba mặt liền biên gới với Việt Nam, Lào, Thái Lan, mặt phía Tây Nam giáp biển.

Từ thủ đô Phnôm Pênh có đường đi bộ đi khắp các tỉnh và nối với Việt Nam, Lào, Thái Lan. Diện tích rộng 181.000 ki-lô-mét vuông, chiều ngang đông – tây rộng hơn nhưng không nhiều lắm so với chiều dài bắc – nam nên việc đi lại từ đầu này đến đầu kia đất nước khá dễ dàng, nếu đi ôtô cũng chỉ mất một ngày là đến nơi.

Ngày xưa Cam-pu-chia chỉ có 1 đường xe lửa từ Phnôm Pênh đi qua Kom-pông Chơ-năng, Pur-sát, Bat-tam-bang, Poi-pét qua Thái Lan (Đến đầu những năm 60 có thêm con đường xe lửa từ Phnôm Pênh đi Tà Keo, Kăm-pốt đến cảng Kom-pông Som).

Cam-pu-chia có một đoạn từ biển dài gần 250 ki-lô-mét từ Hà Tiên (Việt Nam) đến Trat (Thái Lan) và có nhiều sông ngòi nên giao thông đường thủy khá phát triển. Cảng sông Phnôm Pênh và cảng biển Kom-pôn Som là hai cửa khẩu nắm phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của Cam-pu-chia.

Biển Hồ, một biển nước ngọt với 3.500 ki-lô-mét vuông nằm giữa nước Cam-pu-chia. Vào mùa mưa hàng năm, sông Mê Kông đưa vào Biển Hồ vài ba chục tỷ mét khối nước, chia sẻ một lượng nước khổng lồ với đồng bằng sông Cửu Long của ta. Biển Hồ lúc này biến thành một vựa cá và nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á với nhiều chủng loại quý được xuất khẩu đi nhiều nước.

Rừng chiếm một diện tích rất lớn, có nhiều gỗ quý và nhiều loại động vật quý. Núi là nguồn cung cấp vô tận về vật liệu xây dựng hàng năm cung cấp vật liệu xuất khẩu thu về khá nhiều ngoại tệ. Cam-pu-chia có một mỏ đá quý ở gần Pai-lin, Bat-tam-bang, chứa nhiều ngọc bích, hồng ngọc có giá trị rất lớn nhưng chỉ khai thác bằng thủ công. Số đá quý khai thác được ở đây đều đem bán sang Thái Lan để chế biến xuất khẩu.

Cam-pu-chia có hai mùa rõ rệt. Mùa nắng từ khoảng cuối tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 24 đến 27 độ, lúc nóng nhất từ 31 đến 35 độ. Ở vùng rừng núi phía bắc lạnh hơn phía nam nhất là về mùa đông. Mùa mưa, nước ở Biển Hồ lên đến bảy tám mét, làm cho nhiều vùng rộng lớn chung quanh bị ngập gây nhiều khó khăn cho hoạt động quân sự, nhất là đối với đơn vị lớn, đông người.

Đến năm 1945, Cam-pu-chia có trên 4 triệu dân, trong đó có 30 vạn Hoa kiều và 35 vạn Việt kiều. Ngoài dân tộc Khơ Me chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư, trên đất nước Cam-pu-chia còn có trên 20 dân tộc ít người như Chăm (10 vạn), Thái (1 vạn), Kuoy, Stiêng, Pua, Khạ… Thủ đô của Cam-pu-chia là Phnôm Pênh thành lập đã hơn 500 năm (Dân số Cam-pu-chia hiện nay hơn 13 triệu. Theo thống kê năm 1982, Phnôm Pênh có trên 60 vạn dân, trong đó có 6 vạn Hoa kiều và trên 3 vạn Việt kiều).

Trên 90 phần trăm người Khơ Me theo đạo Phật. Đạo Phật từ Ấn Độ truyền đến Cam-pu-chia bằng con đường biển và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân dân Khơ Me. Dân tộc Khơ Me có một nền văn hóa lâu đời và có thời kỳ phát triển rực rỡ, có chữ viết rất sớm bắt nguồn từ chữ Bắc Phạn, có một quần thể đền đài đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là hai đền Ăn Co Vat, Ăng Co Thom nổi tiếng là kỳ quan của thế giới, được xây dựng từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII.

Trên 90 phần trăm người Khơ Me là nông dân, sống với nghề làm ruộng, đánh cá, chế biến thủy, hải sản và khai thác lâm sản. Dòng sông Mê Kông hàng năm đem đến cho phần lớn các tỉnh của Cam-pu-chia một lượng phù sa màu mỡ khổng lồ. Cam-pu-chia có khoảng 1.200.000 héc-ta đất trồng lúa chiếm 6,63 phần trăm diện tích nhưng phần lớn nằm trong tay bọn tư bản địa chủ, phong kiến và phú nông. Phương pháp canh tác còn rất lạc hậu với những dụng cụ thô sơ, mỗi năm chỉ làm một vụ lúa, hoàn toàn trông cậy vào thiên nhiên. Do vậy sản lượng rất thấp. Hàng năm chỉ sản xuất được khoảng 1.400.000 tấn lúa (chỉ được trung bình 1 tấn 27kg thóc mỗi héc-ta). Một số người Pháp lập đồn điền trồng lúa nước ở tỉnh Bat-tam-bang, có sử dụng một phần máy móc như máy cày bừa, vận chuyển. Nhưng sản lượng không cao.

Cam-pu-chia có khoảng 40 đồn điền cao su lớn nhỏ với diện tích chung 28.900 héc-ta, phần lớn được trồng trên vùng đất đỏ ba-zan thuộc các tỉnh Kom-pông Chàm, Kom-pông Thom và Kra-tiê. Công nhân cao su hầu hết là người Việt Nam được mộ từ các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Sản lượng hàng năm là 20.000 tấn mủ cao su sơ chế.

Biển Hồ và sông Mê Kông cung cấp một sản lượng cá nước ngọt rất lớn và đa dạng. Hàng năm Cam-pu-chia đánh bắt được khoảng 125.000 tấn cá nước mặn và nước ngọt, trong đó 20.000 tấn cá khô và cá sấy.

Cam-pu-chia xuất khẩu khoảng 5 vạn trâu bof, 8 vạn con heo, nhiều cá tươi, cá khô và cá sấy, khá nhiều lúa gạo, bắp, mẻ, các loại đậu (6 vạn tấn), đường (3-4 vạn tấn), cao su, tiêu… Trong thời điểm này, mỗi năm Cam-pu-chia sản xuất trên 6.000 tấn tiêu.

Nền công nghiệp ít phát triển. Chỉ có một số nhà máy với quy mô sản xuất nhỏ như nhà máy điện, nhà máy thuốc lá Mic, nhà máy bia nước ngọt BGI, nhà máy xay xát gạo, nhà máy cưa xẻ gỗ, nhà máy chế biến mủ cao su… Do vậy, hàng tiêu dùng trong nước sản xuất chỉ có các mặt hàng thủ công, còn các mặt hàng công nghiệp đều phải nhập ở nước ngoài.

Với chính sách ngu dân để dễ dàng cai trị, nhà cầm quyền thực dân cho mở rất ít trường học. Cả đất nước Cam-pu-chia không có một trường đại học và chỉ có vài trường trung học ở Phnôm Pênh. Trong gần 100 năm cai trị, thực dân Pháp chỉ đào tạo có hai bác sĩ người Khơ Me. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính trong tất cả các trường. Nhà chùa tuy không nằm trong hệ thống giáo dục nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong việc dạy học… Theo lý thuyết của nhà Phật và đã trở thành phong tục của nhân dân, người con trai khi lớn lên, thường vào chùa để tu cho bản thân mình và tu cầu phúc cho ông bà cha mẹ. Người đi tu, ngoài công việc của chùa còn được học chữ do các nhà sư trong chùa dạy. Về sau thực dân Pháp lợi dụng nhà chùa dạy học để đỡ tốn kém. Nhờ nhà chùa nên nhiều thanh niên biết đọc, biết viết, nhưng đại đa số phụ nữ Khơ Me, nhất là ở vùng nông thôn và người nghèo đều mù chữ.

Báo chí rất kém phát triển. Cả nước Cam-pu-chia chỉ có một tờ báo của nhà cầm quyền lấn tên là “Cam-pu-chia” xuất bản bằng chữ Khơ Me và phát hành rất ít, chủ yếu là phát không cho các công sở.

Ngành y tế rất ít được chú trọng. Chỉ những người giàu mới được chăm sóc sức khỏe. Còn dân nghèo nhất là ở các vùng xa, việc chữa trị ốm đau chỉ trông cậy vào các thầy lang với những món thuốc gia truyền hoặc bằng cách chúng bái không có một chút khoa học nào cả. Do đó hàng năm có rất nhiều ngươi chết vì bệnh tật không có thuốc chữa.

Trong thời điểm 1946, Cam-pu-chia chia làm 14 tỉnh: Bat-tam-bang, Pur-sát, Kom-pông Chơ-năng, Kom-pông Spư, Kăm-pốt, Tà Keo, Kan-đai, Prey Viêng, Svây Riêng, Kom-pông Chàm, Kra-tiê, Kom-pông Thom, Stung Treng, và Xiêm Riệp. Sau hòa bình được tách ra thêm bốn tỉnh là Cô Công, Rát-ta-na-ki-ri, Mon-dol-ki-ri và Presh Vi-hia.

Cam-pu-chia là một nước rất giàu tài nguyên đồng thời đất rộng, người không đông. Nhưng dưới ách thống trị nghiệt ngã trên 80 năm của thực dân Pháp, trong đó có năm năm thêm một tầng áp bức của phát xít Nhật, nhân dân Khơ Me luôn sống trong cảnh nghèo đói, lầm than, không thể ngóc đầu lên nổi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2017, 10:07:16 pm »

*
*   *

Do địa lý chính trị, quân sự, vị trí chiến lược trọng yếu ở Đông Nam Á, các nước đế quốc thường nhòm ngó, âm mưu chia rẽ ba nước Đông Dương để dễ bề thôn tính, cai trị. Do đất đai sông núi liền nhau nên từ lâu đời nhân dân ba nước Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào có mối quan hệ láng giềng gắn bó với nhau trong làm ăn sinh sống cũng như trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Mặt khác, các triều đại vua chúa của ba nước có những mối quan hệ, những lần liền minh chiến đấu chống quân xâm lược, viết nên những trang sử đẹp trong mối quan hệ giữa ba nước.

Năm 1705 và 1772 đã hai lần hai nước liên minh chống quân Xiêm xâm lược. Lần thứ nhất quân Xiêm xâm lược Cam-pu-chia. Lần thứ hai, quân Xiêm đánh chiếm và tiêu hủy Hà Tiên, sau đó đánh sang Phnôm Pênh. Cả hai lần quân Việt Nam sang Cam-pu-chia phối hợp Miên – Việt đánh bại quân Xiêm, đưa vua chính thống lên ngôi rồi rút quân về nước, đã thắt chặt mối quan hệ hữu nghị bền chặt giữa nhân dân hai nước.

Năm 1785, sau khi bị quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đánh bại ở Rạch Gầm – Xoài Mút, Mỹ Tho, một bộ phận quân Xiêm bỏ ghe thuyền dẫn nhau chạy bộ băng qua đất Cam-pu-chia, bị quân dân Cam-pu-chia phối hợp với quân Việt Nam chặn đánh, gây cho chúng thêm nhiều thiệt hại.

Năm 1807, nhân lúc tình hình Cam-pu-chia đang rối ren, quân Xiêm lại kéo sang xâm chiếm Cam-pu-chia. Theo yêu cầu của vua Ang Chan II, tướng Lê Văn Duyệt đưa quân sang chi viện, đánh đuổi quân Xiêm ra khỏi bờ cõi, khôi phục độc lập chủ quyền cho Cam-pu-chia và củng cố lại địa vị của vua Ang Chan II, xong Lê Văn Duyệt rút quân về.

Khi quân Pháp xâm chiếm ba nước Đông Dương, nhân dân ba nước cũng nhiều lần liên minh chiến đấu. Trong đó cuộc kháng chiến của ba dân tộc chống quân xâm lược Pháp âm mưu đô hộ ba nước một lần nữa từ 1945 đến 1954 là một liên minh chiến đấu có quy mô lớn nhất, toàn diện nhất và có thời gian dài nhất (Tính đến năm 1954).

Từ lâu đời, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều người Việt Nam sang Cam-pu-chia và Lào để làm ăn sinh sống. Mặt khác, thực dân Pháp đặt ba nước trong một thực thể gọi là Đông Dương thuộc Pháp gồm năm xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao Miên và một guồng máy cai trị chung, có một đồng tiền chung. Trong thời kỳ này, chính quyền thực dân điều động khá nhiều công chức Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực sang làm việc tại Cam-pu-chia và Lào. Các chủ đồn điền cao su, chủ hầm mỏ người Pháp cũng mộ hàng vạn người Việt Nam, hầu hết là người miền Trung và miền Bắc sang làm phu cho chúng ở hai nước nói trên.

Ngoài ra còn có nhiều người Việt Nam sang Cam-pu-chia và Lào để tránh sự khủng bố trong nước, đồng thời tìm cách tiếp tục hoạt động vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì sự sinh tồn và hạnh phúc của nhân dân.

Vì vậy, trong thời kỳ đó, Cam-pu-chia và Lào là hai nước có Việt kiều đông nhất. Đến năm 1945, ở Cam-pu-chia có khoảng 35 vạn và Lào có khoảng 6 vạn Việt kiều.

Từ thế kỷ thứ XVIII, đã có người Việt Nam sang sinh sống ở Thái Lan. Nhưng đến thời kỳ thực dân Pháp cai trị Đông Dương, người Việt Nam mới sang đông đảo trong đó có nhiều người thuộc phong trào Cần Vương và sau này là các phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Bác Hồ đến hoạt động ở Thái Lan trong những năm 1927-1929. Nhờ vậy, Việt kiều ở Thái Lan mới sớm giác ngộ cách mạng và có những đóng góp quan trọng trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Lào và tổ chức lực lượng đưa về chi viện cho ba nước ở Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai(1).

Đến đầu năm 1945, ở Thái Lan có khoảng 4 vạn Việt kiều. Tháng 4 năm 1946, khi quân Pháp đánh chiếm lại toàn bộ nước Lào, phần lớn Việt kiều ở Lào vượt sông Mê Kông sang lánh nạn ở đất Thái, nâng số Việt kiều ở Thái Lan lên khoảng 10 vạn người.


(1) Dựa theo sách “Tư liệu lịch sử quân tình nguyện Việt Nam ở Cam-pu-chia thời kỳ 1945-1954”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM