Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:34:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi nhỏ đáp khẽ về các vấn đề quân sự phần 13  (Đọc 6907 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2017, 02:24:21 am »

Mời các bạn tiếp tục hỏi đáp phần 13
Logged
longngtrl
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2017, 02:45:03 pm »

Các bác cho em hỏi,việc Nga sản xuất T90 V (phiên bản chuyên chiến đấu ở địa hình Việt Nam) để bán cho ta có thật không ạ? Nếu thật thì số lượng ta có thể mua và trang bị,là khoảng bao nhiêu?
Logged

Mobilis in Mobile
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2017, 01:45:17 am »

Về thông tin bạn hỏi tôi đã nói từ 2 năm trước, thông tin này đến nay không còn úp mở nữa mà là thông tin kiểu" Ván đã đóng đinh" rồi. Tổng số 64 xe T-90S và T-90SK. Chẳng có mã định danh nào là T 90V cả, mấy bố anh hùng bàn phím nhà ta nghĩ ra cái T90V này cho vẻ như Nga sản xuất giêng cho Việt nam ta vậy. Tất nhiên cấu hình có thể đặt giêng nhưng lúc đó giá sẽ khác. Lô tăng này giá trị hợp đồng là 250 tr. Cấu hình không có yêu cầu đặc biệt. Thực sự vụ  này là nhập lô hàng với động cơ cũ V-84 công suất 840 mã lực (626 kW). Nga cũng sẽ cung cấp cho Ấn Độ 1250 xe 90MS nhưng trang bị động cơ  V-92S2. Sau vụ Ukraina, Nga đã tự túc được động cơ, tăng T 14 Armata bản mới nhất hiện nay công suất 1500HP.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2017, 04:05:25 pm gửi bởi longtrec » Logged
Duy Tùng
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2017, 02:22:08 pm »

Các bác cho cháu hỏi cấu tạo của hệ thống nạp đạn, cách bố trí đạn dược trên xe tăng T-14 Armata, hệ thống mới có những điểm cải tiến nào so với những hệ thống cũ trên tăng T-80 và T-90?
Thứ 2 cháu để ý trên pháo của tăng T-14 không hề có bầu hút khói như trên các xe tăng tháp pháo có người điều khiển, vậy hệ thống bầu hút khói này có ưu, nhược điểm gì? Nếu loại bỏ nó thì phần khí thuốc sẽ thoát đi đâu?
Thứ 3 đó là các xe tăng của LX/Nga có tốc độ hành tiến rất tốt, khối lượng khá nhẹ nếu so với xe tăng Phương Tây nhưng lại thường chỉ có 1 số lùi; điều này dẫn đến tốc độ lùi xe của các xe tăng Nga trung bình chỉ từ 4-5 km/h (kể cả tăng T-90) .Với xe tăng Phương Tây bố trí nhiều số lùi hơn hẳn dẫn đến tốc độ lùi nhanh hơn nên khả năng cơ động trên chiến trường linh hoạt hơn rất nhiều? Mà tốc độ lùi theo cháu rất quan trọng trong chiến đấu, nhiều lúc có thể cứu sống cả xe tăng và kíp lái trong gang tấc khi xe tăng gặp nguy hiểm, đặc biệt với thời đại các loại vũ khí chống tăng cầm tay/ tên lửa chống tăng phát triển mạnh và ngày càng đa dạng như hiện nay. Chưa kể nó ảnh hưởng lớn chiến thuật sử dụng và chiến đấu xe tăng. Người Nga "xem nhẹ" phần này là có dụng ý gì chăng?
Thứ 4 đó là so sánh giữa hệ thống nạp đạn tự động và có người nạp, về ưu nhược điểm thì chắc ai cũng biết rồi nhưng với xu thế phát triển tăng trong tương lai đó là tăng kích cỡ đạn và cỡ nòng, vậy thì nếu không thay người nạp bằng máy nạp thì liệu xe tăng Phương Tây làm cách nào để có thể chạy đua về cỡ nòng với các xe tăng hiện đại của Nga?
Thứ 5: cháu có xem một bài viết của bác longtrec về đạn liền vỏ nhưng mới chỉ thấy giới hạn với cỡ nòng nhỏ như 45 hay 57mm còn những loại đạn cỡ lớn hơn như 100mm, 122mm, 125mm,... thì tuyệt nhiên không thấy một thông tin nào về loại đạn này cả, vậy có phải do một số hạn chế về công nghệ, kinh phí,... nên hiện tại loại đạn này vẫn chưa được phổ biến hay không? Theo cháu đây sẽ là một trong những xu hướng phát triển của công nghệ súng đạn trong tương lai vì đạn liền vỏ đã chứng tỏ được rất nhiều ưu điểm so với đạn truyền thống đặc biệt đó là giúp tăng được cơ số đạn mang theo mà không phải gia tăng thể tích chứa đạn, giảm gánh nặng về hậu cần Smiley
Cuối cùng cháu xin cảm ơn!  Grin
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Một, 2017, 02:47:51 pm gửi bởi Duy Tùng » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2017, 09:48:27 pm »

Chào các bạn, chào bạn Duy Tùng! Bạn hỏi toàn vấn đề hóc búa, nếu trả lời mỹ mãn cũng phải 20 bài viết và tất nhiên như vậy không thể thực hiện trong topic này.

Tôi chỉ sơ lược thôi nhé.
1/Hiện nay, số lượng  xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, được trang bị máy nạp đạn tự động Автоматы заряжания/autoloader như :T-90, "Leclerc", K-2, Type-90 và "Oplop/MBT". Hệ thống nạp đạn đầu tiên( 1952) do người Pháp nghĩ ra , nhưng thực chất nó chỉ bán tự động (mẫu AMX-13 ). Giải pháp tự động hoá đầy đủ đầu tiên cho toàn bộ chu kỳ nạp đạn được thực hiện trên chiếc T-64 của Liên Xô. Tất cả các chủng tăng chủ lực của Nga hiện nay đều sử dụng đạn liều dời cho nên cơ chế máy nạp đều có băng tải và 2 cánh tay robot gắp đầu đạn và liều phóng. Thời gian nạp tối thiểu  trong chế độ tự động là 6 giây, tối đa (khi băng tải được quay 180 độ để chọn một kiểu bắn cụ thể) là 20 giây. Trong chế độ thủ công, thời gian nạp tăng lên 1 phút. Các dòng tăng chủ lực đang có trong biên chế của Nga đều có 2 chế độ, tự động và thủ công.
Băng tải đạn được nắp trên T72, T80 và T90 gần như không thay đổi. Hệ thống này có 2 nhược điểm

-Hệ thống nạp được gắn với khung gầm xe chứ không phải hệ thống treo với tháp pháo. Khi có tác động ngoại lực( mìn,đạn chống tăng, tên lửa chống tăng...), hệ thống nạp dễ bị tổn thương trong khi xe có thể sống sót nhưng hệ thống nạp đã bị hư hỏng.

-Dung lượng băng tải chỉ chứa được 6 quả đạn bố trí nằm ngang, nó là rất ít khi tác chiến bởi thông thường trong cơ số đạn mang theo thì tăng T72, T80 và T90 thường có 4 chủng đạn( đạn nổ lõm, đạn nổ mạnh phá mảnh, đạn điều khiển và đạn thanh xuyên dưới cỡ).

Ở Tăng T14 Nga đã cải tiến sâu rộng hệ thống nạp đạn, tất nhiên 2 nhược điểm trên được sử lý. Nhược điểm 1 không mấy vấn đề nhược điểm 2 T14 sử lý như sau:.
-Sử lý lệnh trọn chủng đạn, lệnh điều liều phóng tương ứng được hệ thống máy tính của xe đảm nhiệm. Thời gian rút xuống còn 1/3 không cần đợi băng tải xoay 180o

-Tăng đạn đa nhiệm để giảm số lượng đạn mang theo.


2/ Do tính tàng hình, để giảm bớt bức xạ, các nhà thiết kế đã chuyển hệ thống hút và lọc khói vào sâu trong buồng đạn.




Bạn Duy Tùng, 3 câu hỏi còn lại tôi trả lời ngày mai, giờ tôi bận mất rồi và bài cũng đã dài
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2017, 12:41:08 pm gửi bởi longtrec » Logged
Ural 375D
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2018, 08:18:36 pm »

Các bác cho cháu hỏi cấu tạo của hệ thống nạp đạn, cách bố trí đạn dược trên xe tăng T-14 Armata, hệ thống mới có những điểm cải tiến nào so với những hệ thống cũ trên tăng T-80 và T-90?
Thứ 2 cháu để ý trên pháo của tăng T-14 không hề có bầu hút khói như trên các xe tăng tháp pháo có người điều khiển, vậy hệ thống bầu hút khói này có ưu, nhược điểm gì? Nếu loại bỏ nó thì phần khí thuốc sẽ thoát đi đâu?
Thứ 3 đó là các xe tăng của LX/Nga có tốc độ hành tiến rất tốt, khối lượng khá nhẹ nếu so với xe tăng Phương Tây nhưng lại thường chỉ có 1 số lùi; điều này dẫn đến tốc độ lùi xe của các xe tăng Nga trung bình chỉ từ 4-5 km/h (kể cả tăng T-90) .Với xe tăng Phương Tây bố trí nhiều số lùi hơn hẳn dẫn đến tốc độ lùi nhanh hơn nên khả năng cơ động trên chiến trường linh hoạt hơn rất nhiều? Mà tốc độ lùi theo cháu rất quan trọng trong chiến đấu, nhiều lúc có thể cứu sống cả xe tăng và kíp lái trong gang tấc khi xe tăng gặp nguy hiểm, đặc biệt với thời đại các loại vũ khí chống tăng cầm tay/ tên lửa chống tăng phát triển mạnh và ngày càng đa dạng như hiện nay. Chưa kể nó ảnh hưởng lớn chiến thuật sử dụng và chiến đấu xe tăng. Người Nga "xem nhẹ" phần này là có dụng ý gì chăng?
Thứ 4 đó là so sánh giữa hệ thống nạp đạn tự động và có người nạp, về ưu nhược điểm thì chắc ai cũng biết rồi nhưng với xu thế phát triển tăng trong tương lai đó là tăng kích cỡ đạn và cỡ nòng, vậy thì nếu không thay người nạp bằng máy nạp thì liệu xe tăng Phương Tây làm cách nào để có thể chạy đua về cỡ nòng với các xe tăng hiện đại của Nga?
Thứ 5: cháu có xem một bài viết của bác longtrec về đạn liền vỏ nhưng mới chỉ thấy giới hạn với cỡ nòng nhỏ như 45 hay 57mm còn những loại đạn cỡ lớn hơn như 100mm, 122mm, 125mm,... thì tuyệt nhiên không thấy một thông tin nào về loại đạn này cả, vậy có phải do một số hạn chế về công nghệ, kinh phí,... nên hiện tại loại đạn này vẫn chưa được phổ biến hay không? Theo cháu đây sẽ là một trong những xu hướng phát triển của công nghệ súng đạn trong tương lai vì đạn liền vỏ đã chứng tỏ được rất nhiều ưu điểm so với đạn truyền thống đặc biệt đó là giúp tăng được cơ số đạn mang theo mà không phải gia tăng thể tích chứa đạn, giảm gánh nặng về hậu cần Smiley
Cuối cùng cháu xin cảm ơn!  Grin
Bác này nghiên cứu sâu ghê, hỏi khó trả lời thật.
Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:11:06 am »

  Huh T-95 là một chiếc xe tăng mạnh ho'n nhiều so với T-14!

 
Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM