Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:18:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiểu đoàn Phủ Thông  (Đọc 9939 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:19:34 pm »

4. Kết luận về trận đánh

Trận Phủ Thông 25.7.1948 là trận công kiên đầu tiên của quân đội ta đánh vào một đồn địch có công sự kiên cố, hoả lực mạnh, quân đông và tinh nhuệ.

Tiểu đoàn 11 trực tiếp đánh đồn, lực lượng có hạn, vũ khí trang bị thô sơ và là trận đánh quy mô tiểu đoàn đầu tiên. Tuy có chuấn bị kỹ. nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế. Sức mạnh chủ yếu của Tiêu đoàn là ý chí chiến đấu, quyết chiến, quyết thắng, không sợ hy sinh, chủ động sáng tạo để giành chiến thắng.

Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt, các đơn vị xung kích được sự yểm trợ của pháo binh, trợ chiến, đã dũng cảm vượt qua công sự, vật cản kiên cố, hoả lực mạnh, đè bẹp sự kháng cự quyết liệt của lính lê dương tinh nhuệ, tiêu diệt đại bộ phận quân địch, cơ bản chiếm được đồn, còn một điểm cố thủ, do không còn lực lượng nên không thể tiêu diệt gọn quân địch. Tờ Ca-ra-ven (của Pháp) số ra sau trận Phủ Thông đưa tin: Đại uý Các-đi-nan và trung uý Sác-lốt-tông chết trong trận đánh. Bức ảnh chụp đề: "Những người sống sót ở Phủ Thông" có 11 tên, trong đó có tên thiếu uý.

Về phía ta cũng thương vong nặng, khoảng 100 đồng chí, trong đó nhiều đồng chí chỉ huy từ tiểu đoàn, đại đội đến tiểu đội; có 43 đồng chí hy sinh trong đó có 2 đại đội trưởng, 1 chính trị viên đại đội, 1 phái viên chính trị tiểu đoàn, 6 cán bộ trung đội và nhiều cán bộ tiểu đội.

Tuy không làm chủ được hoàn toàn đồn Phủ thông, nhưng trận đánh có ý nghĩa rất quan trọng:

Một là, trận đánh đã làm rung chuyển hệ thống đồn bốt của địch, đánh mạnh vào chiến thuật lập hệ thống đồn bốt để bình định vùng chiếm đóng; đã tạo một sức ép góp phần vào việc bức địch rút khỏi thị xã Bắc Kạn.

Hai là, trận đánh đã đánh dấu bước phát triển mới trong nghệ thuật và trình độ tác chiến của quân đội ta: Tiến lên đánh công kiên với quy mô tiểu đoàn, khẳng định bộ đội ta có đầy đủ khả năng đánh được các đồn có công sự kiên cố, hoả lực mạnh, với quy mô đại đội tăng cường lính tinh nhuệ của địch chiếm giữ, tạo niềm tin mới cho quân đội ta.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ trận đánh đã góp phần xây dựng hoàn thiện nghệ thuật đánh công kiên, góp phần vào chiến thắng của các trận đánh công kiên sau này của quân đội ta.

Trong thư gửi Tiểu đoàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Phủ Thông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "... Chiến thắng Phủ Thông đã mang lại niềm tin và kinh nghiệm, có cống hiến lớn cho bộ đội ta tiến lên trên con đường đánh công kiên, đặc biệt là trong chiến dịch giải phóng biên giới và trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nói chung cả 30 năm kháng chiến...".

Với ý nghĩa đó, ngay sau trận đánh, Tiểu đoàn được Bộ Tổng chỉ huy tặng danh hiệu: "Tiểu đoàn Phủ Thông".

- Ngày nay, di tích đồn Phủ Thông đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử quốc gia.

- Thị trấn Phủ Thông trước đây thuộc làng Phương Thông. Nhân dân và lực lượng vũ trang đã phối hợp giúp đỡ Tiểu đoàn trong trận đánh, cùng với nhiều thành tích trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp.

Sau trận đánh, Tiểu đoàn được lệnh cơ động về Phú Bình, Thái Nguyên để củng cố trong sự chăm sóc, động viên của nhân dân và các mẹ, các chị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Thời gian này, Đại đội 122 và Đại đội 124 sáp nhập thành một đại đội, lấy phiên hiệu là Đại đội 122, do đồng chí Đào Đình Luyện làm Chính trị viên, đồng chí Phan Văn Phúc (Phiên Ngung) được trên điều về làm Đại đội trưởng. Trên còn điều một đại đội chủ lực của Chiến khu 3 hoạt động ở Phủ Lý do đồng chí Vinh làm Đại đội trưởng, đồng chí Phạm Đăng Ty làm Chính trị viên về bổ sung cho Tiểu đoàn, mang phiên hiệu Đại đội 124. Đồng chí Hồ Quang Hoá được trên điều về làm Tiểu đoàn phó thay đồng chí Quỳnh. Tiểu đoàn còn được bổ sung tân binh và một số cán bộ ở Trường Võ bị về... Các thương binh sau một thời gian điều trị cũng lần lượt về đơn vị tiếp tục chiến đấu.

Bên cạnh nỗi nhớ thương đồng đội, Tiểu đoàn cũng đều vinh dự, tự hào với danh hiệu Phủ Thông. Một không khí quyết tâm, phấn khởi tin tưởng mới được dấy lên, toàn đơn vị lại bắt tay vào luyện tập, chuẩn bị sẩn sàng nhận nhiệm vụ mới. Trong chiến dịch Sông Thao (mùa hè 1949), Tiểu đoàn đã tiêu diệt đồn Đại Phác (ngày 19.5.1949) lập thành tích mừng ngày sinh của Bác Hồ và hơn một tháng sau lại lập công xuất sắc: Tiêu diệt đồn Phố Ràng (ngày 26.6.1949).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:22:11 pm »

PHẦN III
TRUYỀN THỐNG TIỂU ĐOÀN PHỦ THÔNG

Chiến thắng Phủ Thông đã mở đầu cho truyền thống đánh cứ điểm của quân đội ta, đã đóng góp những kinh nghiệm xương máu và mang lại một niềm tin mới cho quân đội. Với Tiểu đoàn, chiến thắng Phủ Thông đã hình thành nên một tinh thần và tác phong chiến đấu tốt đẹp, thể hiện cụ thể truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân đội. Tinh thần quyết thắng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả mọi chiến thắng của Tiểu đoàn.


Trận Phủ Thông là trận đánh tập trung đầu tiên của Tiểu đoàn, là trận cường tập tiêu diệt cứ điểm đầu tiên của quân đội ta. Đánh với một kẻ địch mạnh có công sự kiên cố, ta chưa có kinh nghiệm cả về đánh tập trung và đánh đồn, lực lượng trực tiếp đánh không hơn địch bao nhiêu, trang bị thô sơ... Tuy có chuẩn bị chu đáo nhung cũng chưa lường hết phức tạp, khó khăn, quyết liệt của trận đánh. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng đã giúp Tiểu đoàn vượt qua tất cả để đánh thắng, trở thành truyền thống của Tiểu đoàn: Tiểu đoàn Phủ Thông.


Tinh thần nàv bắt nguồn từ lòng yêu nước căm thù giặc xâm lược, quyết giành và giữ độc lập cho Tổ quốc, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, từ lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với nhân dân; từ sự tin tưởng tuyệt đối ở Hồ Chủ tịch... của thanh niên cả nước nói chung và của Chiến khu 3 nói riêng. Họ đã được thử thách tôi luyện trong những trận chiến đấu ở mặt trận Hải Phòng, Kiến An, ở dọc Đường số 5 từ Hải Phòng lên Hải Dương, Hưng Yên... Các đơn vị tập trung về thành lập Tiểu đoàn đều mang theo những chiến công xuất sắc và truyền thống chiến đấu vẻ vang. Được trao nhiệm vụ là một trong những Tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của Bộ, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều thấy tự hào và nhận thức sâu sắc trách nhiệm to lớn của mình, ngay từ đầu đã gắn bó với nhau, hoà chung một ý chí quyết tâm làm thật tốt nhiệm vụ, xứng đáng với sự uỷ thác của Chiến khu và lòng tin của Bộ.


Qua thử thách trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đồng 1947, tinh thần ý chí đó càng được nung nấu thêm, được phát triển trong tình thương yêu đùm bọc của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên - Bắc Kạn, được sự đỡ đầu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, với sự chăm sóc động viên của những người mẹ, người chị trên khắp các nẻo đường chiến đấu, trong mọi lúc khó khăn gian khổ ở chiến trường cũng như khi về hậu phương. Mặt khác, môi trường quân đội với tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm, với việc lãnh đạo giáo dục chính trị tư tưởng đã thường xuyên nâng cao giác ngộ chính trị của đơn vị là cơ sở cho sự phát triển truyền thống tốt đẹp của Tiểu đoàn.


Tinh thần "Quyết chiến, quvết thắng" đó là động cơ, là niềm tin và tự hào của mỗi cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Phủ Thông. Tinh thần đó đã dẫn đến chiến thắng Phủ Thông và chiến thắng Phủ Thông đã tôi luyện thêm, khẳng định sức mạnh tinh thần đó. Tinh thần và truyền thống đó đã được cụ thể hoá ở những nét đặc sắc trong xây dựng và chiến đấu của Tiểu đoàn như sau:


1. Chiến đấu dũng cảm ngoan cường, chỉ tiến không lùi, nối tiếp nhau người trước ngã, người sau xông lên, chủ động linh hoạt mưu trí, sáng tạo, tích cực khắc phục khó khăn (về vũ khí trang bị, về điều kiện vật chất quá thiếu thốn: đầu trần, áo vải, chân đất, dao tông...) quyết đánh và tìm mọi cách để đánh thắng

Trước khi đi đánh Phủ Thông, thiếu gạo phải ăn cháo để dành gạo nấu cơm nắm mang theo chiến đấu, nhưng khi ra trận vẫn vui như trảy hội, mọi người nô nức đi lập công. Khi xung phong vào đồn như “thác reo đầu non!”. Vượt rào leo thang người rơi cứ tiến - Tiến! Tiến! Mọi người còn nhớ hình ảnh Tiểu đoàn trường Vũ Yên, mặc dù đạn địch bắn ra ác liệt, vẫn tư thế hiên ngang đứng chỉ huy... đã cổ vũ mạnh mẽ mọi người xông lên. Đánh vào trong đồn, từng đơn vị, từng bộ phận, từng người chủ động linh hoạt xử trí, phối hợp và tiếp sức cho nhau, thấy có địch là tiến đánh; xung phong dũng mãnh, đâm ngập cán giáo búp đa; địch ngoan cố chống cự, nhưng cuối cùng cũng bị diệt và tháo chạy. Mặc dù chỉ huy bị thương vong nhiều, quân số hao tổn, có mũi chỉ còn vài ba người vẫn quyết chí xung phong. Đồng chí Phạm Văn Cười bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu, lắp đạn cho trung liên, quyết không rời trận địa. Khi vào tung thâm quvết tiêu diệt hầu hết quân địch cho đến khi hết lực lượng mới dừng lại.


2. Khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, khổ công luyện tập, thành thạo kỹ thuật, phát huy dân chủ, sáng tạo tìm tòi và nắm vững cách đánh, tin tưởng đánh thắng

Đầu năm 1948, Tiểu đoàn bước vào cuộc luyện quân lập công với tinh thần rửa hận Thu Đông 1947, đã đạt thành tích xuất sắc được trên tin tưởng chọn làm đơn vị thí điểm đánh công kiên là nhiệm vụ hoàn toàn mới. Tiểu đoàn trưởng Vũ Yên đã có sáng kiến xây dựng một đồn địch có công sự kiên cố, có hoả điểm mạnh (theo mô hình đồn Phủ Thông) để cho bộ đội luyện tập. Sáng kiến dựng mô hình cứ điểm địch để bộ đội luyện tập đánh đồn sau này được vận dụng phổ biến trong bộ đội ta. Không kể quần áo thiếu, ăn không no, bệnh tật sốt rét, ngày đêm mưa nắng, cán bộ chiến sĩ vẫn kiên trì luyện tập từng kỹ thuật ứng dụng vào đánh đồn, từng cách đánh trong từng giai đoạn, từng tình huống trong chiến đấu, của từng người, của từng tổ 3 người, từng tiểu đội, trung đội, đại đội và toàn thể tiểu đoàn. Đặc biệt là vừa huấn luyện vừa phát huy dân chủ quân sự trong nghiên cứu cách đánh của ta, vừa tập vừa rút kinh nghiệm nhằm giải quyết các khó khăn, các thủ đoạn đối phó của địch, xử trí các tình huống chiến đấu, luyện đi luyện lại cho đến khi thành thục mới thôi. Trong huấn luyện cũng phát huy nhiều sáng kiến như làm thang phên để vượt tường rào, dùng giáo búp đa để thay lưỡi lê và súng còn thiếu... Qua huấn luyện sát gần thực tế chiến đấu như vậy, nên mọi băn khoăn, thắc mắc được giải quyết ngay trên thao trường, lòng tin tưởng ra quân nhất định đánh thắng và quyết tâm lập công được nâng cao. Truyền thống đánh công sự vững chắc được xây dựng từ trận Phủ Thông đã được phát huy trong các trận sau: Phố Ràng, Ba Huyện, Ba Vì, Him Lam, Điện Biên Phủ...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:23:42 pm »

3. Tôn trọng bảo vệ tài sản của dân, giữ nghiêm kỷ luật quần chúng, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân và dựa vào dân

Các đơn vị trong Tiểu đoàn, ngay từ đầu kháng chiến đã sống và chiến đấu trong dân, được dân chăm lo nuôi dưỡng, phối hợp chiến đấu tiếp thêm sức mạnh. Khi về tập trung thành đơn vị chủ lực vẫn giữ và phát huy tác phong đó. Trong luyện tập ở hậu phương cũng như trong chiến đấu, ở đâu cũng tôn trọng, bảo vệ tài sản của dân, giữ nghiêm kỷ luật quần chúng, đi dân nhớ, ở dân thương. Tiểu đoàn còn tổ chức đội vũ trang tuyên truyền làm công tác dân vận, đem lời ca, tiếng hát và các sáng tác kịch, chèo kịp thời tuyên truyền vận động nhân dân. Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên và hai huyện Đại Từ, Phú Bình, mặc dù đời sống còn khó khăn nhưng đã tích cực giúp đỡ Tiểu đoàn, tận tình chăm sóc bộ đội. Nhất là thời kỳ đầu còn bỡ ngỡ vừa từ miền xuôi lên, được nhân dân các dân tộc đùm bọc, che chở, động viên giúp đỡ về mọi mặt đã tạo thành chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần và vật chất của Tiểu đoàn.


Đặc biệt là mối quan hệ kết nghĩa chị em giữa Tiểu đoàn với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đây là một sáng kiến nảy sinh từ bản chất của cuộc chiến tranh nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam. Mối quan hệ này đã có tác động tích cực về nhiều mặt và cả hai chiều: Sự động viên cổ vũ của Hội về tinh thần và sự quan tâm chăm sóc về vật chất đã làm tăng thêm ý chí quvết tâm chiến đấu, sự tin tưởng ở hậu phương vững chắc, nâng cao sức chiến đấu của Tiểu đoàn. Trong huấn luyện, các chị đã chăm lo giúp đỡ về hậu cần, lo ăn uống, khâu vá quần áo, săn sóc khi ốm đau. Trong chiến đấu các chị động viên cổ vũ lập công, chăm sóc thương binh, phục vụ bệnh binh nhanh chóng phục hồi sức khoẻ để lại trở về chiến đấu. Trận Phủ Thông, thương binh nhiều, để đưa về hậu phương nhanh phải tải thương vượt qua hồ Ba Bể rất khó khăn, nhưng nhờ đó nhiều thương binh được cứu chữa kịp thời vì được chuyển nhanh về hậu phương.


Ngược lại Tiểu đoàn cũng gắn bó chặt chẽ với Hội. Đi đến đâu, đóng quân ở đâu. Tiểu đoàn cũng liên hệ mật thiết với Hội Phụ nữ địa phương, với "chị nuôi"; chủ động, tích cực góp sức giúp đỡ phong trào phụ nữ ở địa phương như: Tuyên truyền chính sách, kể chuyện chiến đấu, giúp đỡ lao động sản xuất, chăm sóc thanh thiếu nhi, giúp vệ sinh làng bản... được hội các chị hết lòng quý mến.


Đối với Trung ương Hội, mỗi lần đi chiến dịch lập công trở về. Tiểu đoàn lại cử đại biểu cán bộ, chiến sỹ về thăm các chị, kể chuyện chiến sự, báo cáo thành tích với Trung ương Hội kèm theo những tặng phẩm rất có ý nghĩa để động viên các chị.

Tinh cảm cách mạng, trong sáng đó càng ngày được bổi đắp, trở thành truyền thống của Tiểu đoàn và duy trì phát triển cho đến ngày nay.


4. Đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở nhất trí về chính trị, tinh thần bình đẳng, dân chủ, thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình không tranh công đổ lỗi, đồng cam cộng khổ khắc phụ khó khăn, tin phục nhau, trên dưới một lòng

Từ phân tán về tập trung, lại trải qua nhiều khó khăn gian khổ, thiếu thốn, qua nhiều thăng trầm, nhưng ngay từ đầu các đơn vị đã hoà nhập với nhau thành một khối. Cán bộ chiến sĩ tin phục nhau, đoàn kết keo sơn, thực sự bình đẳng về chính trị, đồng cam cộng khổ, sống chết, vui buồn có nhau. Trước sự không thành công của Tiểu đoàn trong nhiệm vụ Thu - Đông 1947, mỗi cấp, mỗi người đều tự kiểm điểm nhận phần trách nhiệm của mình, không kêu ca đổ lỗi cho nhau, sát cánh bên nhau luyện tập để "Rửa hận cũ, lập công mới". Sự kiện đó mở đầu cho truyền thống tự phê bình và phê bình, không tranh công đổ lỗi mà sau trận Phủ Thông đã nghiêm túc rút kinh nghiệm tìm nguyên nhân để khắc phục tiến lên. Trong Tiểu đoàn cán bộ chiến sĩ gắn bó, chan hòa, thân thiết như anh em, mỗi đơn vị như một gia đình, tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát huy dân chủ và đề cao kỷ luật, làm cho mọi người đều thống nhất hành động, hướng vào một mục tiêu lập công, quyết xứng đáng với truyền thống và danh dự của Tiểu đoàn, đáp lại sự uỷ thác của Chiến khu 3 và lòng tin của Bộ Tổng chỉ huy.


Sở dĩ có tinh thần quyết chiến, quyết thắng biểu hiện ở những phong cách và tác phong mang tính truyền thống nêu trên, nguyên nhân sâu xa là từ sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện ở vai trò của chi bộ (tuy lúc này Đảng còn hoạt động bí mật nhưng về tổ chức đại đội đã có chi bộ, trung đội có tổ Đảng), của cán bộ, đảng viên (những phần tử trung kiên) đã tạo nên hạt nhân đoàn kết của sức mạnh Tiểu đoàn. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở lãnh đạo chính trị, tư tưởng và tổ chức. Về tổ chức, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng cán bộ, kiện toàn đội ngũ, củng cố tổ chức trước, trong và sau chiến đấu. Quan tâm xây dựng tác phong lãnh đạo, chỉ huy: kiên định quyết tâm, sâu sát quần chúng, tỷ mỷ cụ thể trong công việc. Lúc này đảng viên còn ít, cán bộ thì một số trưởng thành từ chiến đấu lên và một số ở các trường võ bị về, còn rất trẻ, đầy nhiệt huyết. Vai trò lãnh đạo của chi bộ, tổ Đảng thông qua các đảng viên, cán bộ đã tác động đến mọi mặt hoạt động của Tiểu đoàn. Tất cả đều gương mẫu về mọi mặt, dẫn đầu trong luyện tập, trong chiến đấu, hoà mình với quần chúng trong cuộc sống thường ngày, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng, của chiến sĩ, kịp thời động viên giúp đỡ. Giữa cán bộ và chiến sĩ, cán bộ trên và dưới, đảng viên và quần chúng, có mối quan hệ tình cảm đặc biệt, tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng vào chi bộ vào chỉ huy nên đã phát huy được sức mạnh toàn tiểu đoàn, vượt qua mọi khó khăn gian khổ ác liệt, hy sinh, phát huy sáng tạo, động viên được mọi người tìm ra cách đánh để chiến thắng. Trong trận Phủ Thông, đã phát huy dân chủ quân sự, trí tuệ tập thể tìm ra cách đánh mưu trí sáng tạo và trong hành động chiến đấu, cán bộ, đảng viên đều dẫn đầu đơn vị xung phong, nhiều cán bộ đại đội, trung đội hy sinh và bị thương, đảng viên và quần chúng chiến sĩ đã anh dũng noi theo, xông lên giết giặc lập công.


Những truyền thống đầu tiên đó ngày càng được các thế hệ cán bộ chiến sỹ của Tiểu đoàn trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và không ngừng giữ vững và phát huy trong điều kiện mới. Cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn Phủ Thông luôn tự hào về truyền thống vẻ vang của mình, vinh dự tự hào được là người chiến sỹ Tiểu đoàn Phủ Thông.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:24:57 pm »

Sau trận Phủ Thông, Tiểu đoàn tiếp tục tham gia chiến dịch sông Thao (hè 1949). Trong chiến dịch này, ngày 19.5.1949. Tiểu đoàn đã tiêu diệt đồn Đại Phác lập thành tích mừng sinh nhật Bác Hồ. Tiếp sau đó. ngày 26.6.1949, Tiểu đoàn tiêu diệt đồn Phố Ràng - một đồn mạnh là sở chỉ huy tiểu khu Phố Ràng, có công sự kiên cố, phức tạp, do lính Pháp làm nòng cốt. Ta tiêu diệt đồn Phố Ràng còn giải phóng một vùng rộng lớn thuộc hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai, ngày nay là huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Di tích đồn Phố Ràng đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử quốc gia.


Ngàv 28.9.1949 thành lập Đại đoàn 308. Tiểu đoàn được biên chế trực thuộc Bộ Tư lệnh Đại đoàn. Trong chiến dịch Biên giới Tiểu đoàn đã phối hợp với đơn vị bạn tiêu diệt cánh quân Lơ-pa-giơ ở đồi Cốc Xá.


Khi thành lập Đại đoàn 312 (năm 1950). Tiểu đoàn được điều về cùng Tiểu đoàn 428 và Tiểu đoàn 16 để thành lập Trung đoàn 141 (11-12-1950) thuộc Đại đoàn. Từ đây mọi hoạt động của Tiểu đoàn thống nhất trong đội hình của Trung đoàn. Các trận đánh công kiên quan trọng, Tiểu đoàn thường được giao nhiệm vụ chủ công ở hướng chính và đều hoàn thành nhiệm vụ. Trong đội hình của Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Tiểu đoàn đã tham gia các trận đánh Ba Huyên - Ba Vì - Ba Lay (chiến dịch Tây Bắc), độc lập tiêu diệt đồn Sốp Hào mở đường vào Sầm Nưa (chiến dịch Thượng Lào). Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Tiểu đoàn được giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm 1 sở chỉ huy cụm cứ điểm Him Lam. Đợt 2 chiến dịch. Tiểu đoàn làm nhiệm vụ thọc sâu. Đồng chí Hà Văn Nọa - Đại đội trưởng được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch này.


Hoà bình lập lại trên miền Bắc, thực hiện xây dựng Quân đội chính quy, Tiểu đoàn đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 141 cho đến ngày nay.

Trong kháng chiến chống Mỹ. Tiểu đoàn phát triển thành 3 tiểu đoàn. Một tiểu đoàn trong đội hình Trung đoàn 141B vào chiến trường miền Đông Nam Bộ, sau cùng Trung đoàn 165B và Trung đoàn 209A hình thành Sư đoàn 7. Một tiểu đoàn 11 vào chiến trường Khu 5 tham gia các trận Chóp Chài (31-5-1965), Vạn Tường (8-1965) và hình thành Trung đoàn Ba Gia thuộc Sư đoàn 3. Tiểu đoàn 11 trong đội hình Sư đoàn 312, đã làm nhiệm vụ quốc tế, tham gia chiến đấu trên chiến trường Xiêng Khoảng - Cánh Đồng Chum. Sau đó đã tham gia đánh địch ở mặt trận Quảng Trị, động Ông Do, điểm cao 314 động Tiên và tham gia chiến dịnh Hồ Chí Minh lịch sử trong đội hình Quân đoàn 1 Quyết Thắng. Tiểu đoàn đã tham gia các trận đánh tiêu diệt các cứ điểm Bình Cơ, Bình Mỹ, đánh chiếm Phú Lợi, Bình Dương, Lai Khê, Bến Cát và tiến vào giải phóng Sài Gòn.


Từ sau ngày thống nhất đất nước, Tiểu đoàn tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong huấn luyện đều đạt thành tích cao. Công tác quần chúng tốt. giữ quan hệ quân dân tốt, luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh và đơn vị vững mạnh toàn diện.


Trong chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc (1977- 1979), Tiểu đoàn đã tham gia chiến đấu và đã cử cán bộ, chiến sỹ bổ sung vào chiến đấu ở chiến trường Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Cán bộ, chiến sĩ Phủ Thông, từ lớp đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp, nhiều đồng chí đã hy sinh, từ trần, nhiều đồng chí trưởng thành giữ các chức vụ quan trọng trong quân đội và các cơ quan đoàn thể ngoài quân đội, nhiều đồng chí được phong quân hàm cấp tướng, nhiều đồng chí khác được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ Thi đua của toàn quân. Những chiến sỹ đánh trận Phủ Thông ngày ấy tiêu biểu như đồng chí Vũ Yên - Thiếu tướng Tư lệnh Quân khu 3, nguyên là Tiểu đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy trận đánh; đồng chí Đào Đình Luyện - Uỷ viên Trung ương Đảng, Thượng tướng Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên là Chính tri viên đại đội trong trận Phủ Thông và sau là Chính trị viên Tiểu đoàn 11; đồng chí Trần Linh, Trung tướng, Phó Tư lệnh chính trị, Phó bí thư Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng, nguyên là Chính trị viên trung đội trong trận Phủ Thông và là Chính trị viên tiểu đoàn 11 trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tạ Quốc Luật - nguyên là Trung đội trưởng thông tin, Nguyễn Văn Thuần - nguyên là Tiểu đội phó Đại đội 124.


Các cựu chiến binh đã về hưu, bất kỳ ở đâu, ở trong hoàn cảnh nào vẫn giữ phẩm chất của “Anh bộ đội cụ Hồ” gắn kết với nhau thành lập Ban liên lạc để tổ chức sinh hoạt, thăm hỏi động viên giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy truyền thống Tiểu đoàn trong đời thường. Các lớp sau kế thừa và tiếp tục phát huy truyền thống của Tiểu đoàn trong xây dựng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trong các vị trí công tác mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho.


Các thế hộ cán bộ, chiến sĩ cựu chiến binh Phủ Thông vẫn gắn bó mật thiết với nhau, gắn bó với cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Phủ Thông hiện nay trong đội hình Trung đoàn 141, Sư đoàn 312.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:25:35 pm »

Các thệ hệ cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Phủ Thông vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ Chị em kết nghĩa thân thiết với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tiểu đoàn tiếp tục được sự động viên chăm sóc của Trung ương Hội và Hội Phụ nữ các địa phương. Những sinh hoạt truyền thống hằng năm của Tiểu đoàn đểu có các chị tham gia. Các kỳ đại hội phụ nữ của Trung ương Hội, hai Tiểu đoàn em nuôi tổ chức đến chào mừng và cử đại biểu tham dự. Dịp kỷ niệm 55 năm kết nghĩa "chị em" (năm 2003) hai tiểu đoàn Phủ Thông và Bình Ca đã cùng Trung ương Hội tổ chức trọng thể thiết thực. “Chị em” cùng nhau xúc động tự hào ôn lại truyền thống hơn nửa thế kỷ kết nghĩa và bàn duy trì đẩy mạnh hoạt động trong điều kiện mới.



Đặc biệt, đối với tỉnh Bắc Kạn, Tiểu đoàn được Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Mật trận Tổ quốc coi là một thành phần trong nhân dân các dân tộc Bắc Kạn. Hàng năm Tiểu đoàn có đại biểu dự đều đặn cuộc họp mặt đầu xuân của Hội đồng hương Bắc Kạn ở Hà Nội, được giao lưu và thông tin về tình hình phát triển mọi mặt của tỉnh Bắc Kạn. Nghĩa trang liệt sĩ Phủ Thông được tồn tạo khang trang, được các cháu học sinh thường xuyên chăm sóc. Di tích lịch sử đồn Phủ Thông được tỉnh xây dựng hoành tráng, tôn nghiêm. Các ngày kỷ niệm chiến thắng Phủ Thông vào năm chần được Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tổ chức trọng thể, các cựu chiến binh Phủ Thông được mời về dự, được tiếp đón trọng thể và nồng nhiệt. Hằng năm, Ban Liên lạc cựu chiến binh Phủ Thông và đại biểu của Tiểu đoàn 1 cũng đều về thắp hương ở nghĩa trang liệt sỹ Phủ Thông và thăm hỏi nhân dân thị trấn Phủ Thông.


Với huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai - nơi diễn ra trận Phố Ràng lịch sử của Tiểu đoàn, cũng duy trì mối quan hệ mật thiết với địa phương như Phủ Thông tỉnh Bắc Kạn.


Hằng năm vào ngày truyền thống chiến thắng Phủ Thông (25.7), Ban liên lạc cựu chiến binh Phủ Thông đều tổ chức họp mặt truyền thống với sự có mặt đầy đủ các cựu chiến binh Phủ Thông ở Hà Nội, Hải Phòng, Sơn Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Đông. Thái Bình, Thái Nguyên... về dự. Cuộc họp mặt thường có đại biểu Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nừ Việt Nam, đại biểu Đảng, chính quyền, Hội phụ nữ Bắc Kạn, Phủ Thông, huyện Bảo Yên và các đơn vị bạn như Tiểu đoàn Bình Ca, Trung đoàn 72, đại biểu hội đồng hương Bắc Kạn và đại biểu Trung đoàn 141, Tiểu đoàn 1. Trong các cuộc họp mặt này đều có mặt của gia đình các liệt sỹ Phủ Thông, các đồng chí đã từ trần. Các chị, các cháu đến dự là sự hiện diện của các bạn chiến đấu Phủ Thông năm xưa. Việc làm trên đã biểu hiện tình cảm, tình đồng chí, đồng đội vào sinh ra tử sâu sắc bền vững.


Riêng với thị trấn Phủ Thông - nơi mở đầu cho truyền thống của Tiểu đoàn, nơi Tiểu đoàn được vinh dự mang tên trong lịch sử chiến đấu của mình, Tiểu đoàn coi như nơi sinh thứ hai (nơi đầu tiên là huyện Ân Thi, Hưng Yên). Với tình cảm chân thành và khả năng khiêm tốn của mình, các cựu chiến binh Tiểu đoàn Phủ Thông và Tiểu đoàn 1 ngày nay đã tích cực hoà mình vào cuộc sống của nhân dân địa phương, tham gia khuyến học, xoá đói giảm nghèo, giao lưu văn hoá văn nghệ...


Tiểu đoàn 150 được thành lập vào năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, gồm những đơn vị đã chiến đấu anh dũng từ những ngày đầu kháng chiến, lập nhiều thành tích trên các chiến trường Chiến khu 3 tập trung lại.


Là một trong những Tiểu đoàn chủ lực đầu tiên trực thuộc Bộ, đã lập chiến công đầu tiên dùng cường tập tiêu diệt cứ điểm Phủ Thông, một cứ điểm mạnh của địch lúc bấy giờ gây được niềm tin mới cho bộ đội và rút được kinh nghiệm bổ ích cho quân đội ta tiến lên con đường đánh công kiên. Tiểu đoàn được tặng danh hiệu “Tiểu đoàn Phủ Thông" và trở thành một Tiểu đoàn nổi tiếng của quân đội ta về đánh địch trong công sự vững chắc.


Những truyền thống được hình thành đầu tiên của Tiểu đoàn là cơ sở vững chắc ban đầu và đã được các thế hệ cán bộ chiến sỹ của Tiểu đoàn giữ vững và phát huy rực rỡ trong suốt 30 năm chiến tranh cách mạng và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.


Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn luôn tự hào về những năm tháng đầy ý nghĩa và những truyền thống tốt đẹp vẻ vang ấy, nguyện giữ vững và phát huy trong đời thường, nguyện nối tiếp nhau giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới; trong sự nghiệp xây dựng Quân đội "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, làm tròn nhiệm vụ trên vị trí của mình, luôn tự hào, tin tưởng và xứng đáng với vinh dự là chiến sỹ Tiểu đoàn Phủ Thông.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:27:01 pm »

MỘT SỐ KẾT LUẬN THỐNG NHẤT TRONG HỘI THẢO CUỐN
"TIỂU ĐOÀN PHỦ THÔNG"


Để biên soạn cuốn "Tiểu đoàn Phủ Thông", Ban biên soạn đã dựa vào các nguồn tài liệu sau đây:

- Tư liệu của Cục Tác chiến và của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua cuốn "Chiến đấu trong vòng vây" NXB QĐND xuất bản năm 1995.

- Các cuốn lịch sử của Trung đoàn 141 và Sư đoàn 312.

- Các cuốn lịch sử có liên quan: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp tập 1 - Viện LSQS Việt Nam; Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp - Quân khu 3; Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng tập 1 - Quân khu 1; Trung đoàn 72; Trung đoàn 42; Trung đoàn 64; Đại đoàn 308; Di tích đồn Phủ Thông - Sở VHTT Bắc Kạn.

- Các nhân chứng lịch sử.


Sau khi biên soạn dự thảo, bổ sung sửa chữa đến lần thứ 3, Ban biên soạn tổ chức một cuộc Hội thảo rộng rãi vào ngày 3.11.2006 để góp ý kiến lần cuối vào bản dự thảo.

Tham gia Hội thảo và góp ý kiến vào tài liệu có những đồng chí tham gia trận đánh Phủ Thông, những đồng chí có mặt từ những ngày đầu thành lập Tiểu đoàn hoặc đã ở Tiểu đoàn một thời gian dài, đại diện của các cơ quan Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quân khu 3, Quân khu 1, Bộ chỉ huy quân sự Bắc Kạn, Sở VHTT Bắc Kạn và địa phương Phủ Thông - nơi có liên quan đến lịch sử Tiểu đoàn.


Nội dung Hội thảo tập trung vào những vấn đề cần làm rõ để đi đến thống nhất về nguồn gốc và sự hình thành Tiểu đoàn; vể tổ chức, cán bộ của Tiểu đoàn; về các trận đánh ở Phủ Thông và về nội dung khái quát những truyền thống ban đầu của Tiểu đoàn. Hội nghị đã nhất trí trên những vấn đề cơ bản về lịch sử và truyền thống của Tiểu đoàn.


Sau đây là những nội dung đã được kết luận thống nhất, nhấn mạnh và làm rõ thêm:

1. Về nguồn gốc và sự thành lập Tiểu đoàn

- Tiểu đoàn là một đơn vị mới, được thành lập theo chỉ thị của Bộ: Chiến khu 3 tổ chức 1 tiểu đoàn mạnh là chủ lực cơ động trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy. Bộ chỉ huy Chiến khu giao cho Trung đoàn 44 thực hiện, điều động cán bộ và các đơn vị đã chiến đấu trên các mặt trận cho trung đoàn, thành lập Ban chỉ huy tiểu đoàn mới, tổ chức cơ quan mới đặt phiên hiệu là Tiểu đoàn 150. Khi công bố quyết định thành lập Tiểu đoàn cũng là lúc Tiểu đoàn hành quân lên Việt Bắc nhận nhiệm vụ. Có thể vì thế công trình trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của Quân khu 3 không ghi việc thành lập Tiểu đoàn này. Lên tới Bộ, Tiểu đoàn đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 160 trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy.

(Đến giữa năm 1947 các đơn vị trưc thuộc Bộ Tổng chí huy có Đại đội cảnh vệ 15, Trung đoàn 147, Trung đoàn 165 (tức Trung đoàn Thủ đô) và Tiểu đoàn 160 - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp tập 1 - trang 285).

- Thực hiện Sắc lệnh 76/SL ngày 26.8.1947 thành lập "đại đoàn độc lập” đầu tiên của quân đội ta. Bộ Tổng chỉ huy rút Trung đoàn 147, Trung đoàn 165, Tiểu đoàn 160 về thành lập đại đoàn nhưng tạm đình chỉ thực hiện do có cuộc tiến công lên Việt Bắc của quân Pháp. Đầu năm 1948, thành lập Trung đoàn 17, Tiểu đoàn được chuyển thuộc về Trung đoàn 147 với phiên hiệu Tiểu đoàn 36. Tháng 6.1948, Trung đoàn 17 chuyển thành Trung đoàn 308. Tiểu đoàn chuyển phiên hiệu thành Tiểu đoàn 11. Thời gian Tiểu đoàn nằm trong đội hình Trung đoàn 17, Trung đoàn 308 nhưng về mặt tác chiến vẫn do Bộ trực tiếp chỉ đạo và chỉ huy. Khi thành lập Đại đoàn 308, Tiểu đoàn trực thuộc Bộ chỉ huy Đại đoàn về mọi mặt. Sau chiến dịch Biên giới (1950), Tiểu đoàn chuyển về thành lập Trung đoàn 141, Đại đoàn 312. Phiên hiệu Tiểu đoàn 11 được giữ suốt cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi xây dựng chính quy mới chuyển thành Tiểu đoàn 1. Trung đoàn 141, Sư đoàn 312.

- Ngày nay, Tiểu đoàn là một bộ phận nhỏ trong Trung đoàn, Sư đoàn. Quân đoàn, nhưng lúc đầu kháng chiến, thực hiện phương châm "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung", các tiểu đoàn được xâv dựng mạnh, có vai trò như "một binh đoàn tác chiến nhỏ", đảm nhiệm nhiệm vụ tác chiến trên từng địa bàn hay trên một hướng như trong Thu Đông 47. trong các chiến dịch Đường số 3 (có 2 tiểu đoàn chủ lực của Bộ), chiến dịch Sông Thao (có 3 tiểu đoàn chủ lực của Bộ)...

- Các đại đội bộ binh khi chuyển về Tiểu đoàn đều đặt thống nhất theo phiên hiệu các đại đội 120, 122. 124.

Đại đội 124 nguyên là Đại đội 13 Tiểu đoàn 5 (sau đổi thành Tiểu đoàn 77) Trung đoàn 44 chiến đấu ở cầu Phú Lương - Lai Vu. Cùng với đơn vị bạn và bộ đội địa phương tiêu diệt một trung đội lính Pháp giữ cầu Phú Lương, tiêu diệt nhiều địch, đốt cháy cầu Lai Vu, đánh địch từ Hải Phỏng tiến công lên, sau chuyển lên đánh địch trên đường 5 đoạn Hải Dương - Hưng Yên, chặn địch từ Hà Nội tiến xuống.

Đại đội 122 nguyên là Đại đội 5 Tiểu đoàn 90, Trung đoàn 42 sau chuyển thuộc mặt trận C (Tiểu đoàn 90 đi Tây Tiến), bao vây vòng ngoài thành phố Hải Phòng, chiến đấu trên các hướng Sở Dầu, Cam Lộ, Quán Toan và huyện Rế, Hà Liên... chặn địch mở đường 5. Đại đội được bổ sung thêm Trung đội bảo vệ pháo đài Đồ Sơn và một số đơn vị tự vệ chiến đấu nội thành, dự cuộc tập kích 3.000 quân vào Hải Phòng, sau đó được tăng cường cho mặt trận Hải Dương, rồi chuyển về thành lập Tiểu đoàn.

Đại đội 120 là một đại đội mới do Tiểu đoàn 182, Trung đoàn 44 tổ chức, gồm các đơn vị đã chiến đấu trong nội thành Hải Phòng thuộc Tiểu đoàn 89. Trung đoàn 42 và các đơn vị đã chiến đấu trong nội thị thị xã Hải Dương thuộc Tiểu đoàn 4. Trung đoàn 44 bổ sung cho Tiểu đoàn 182 khi tiểu đoàn này từ mặt trận Thuỷ Nguyên thuộc Trung đoàn 50 chuyển về mặt trận Hải Dương thuộc Trung đoàn 44.

Các đơn vị trợ chiến được rút từ các phân đội bộ binh đã chiến đấu, trang bị thêm các vũ khí mới lấy được của địch tổ chức thành các trung đội trực thuộc với Tiểu đoàn, lên tới Việt Bắc mới tổ chức lại thành Đại đội 126.

Các đơn vị về thành lập Tiểu đoàn đều đã chiến đấu từ những ngày đầu kháng chiến ở Chiến khu 3, có thành tích và truyền thống góp vào xây dựng nên truyền thống Tiểu đoàn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:27:33 pm »

2. Tổ chức và cán bộ của Tiểu đoàn

Tổ chức của Tiểu đoàn như trong tài liệu đã nói, ngay từ đầu cho đến trận Phủ Thông có 3 đại đội bộ binh (đại đội xung kích) 120, 122, 124 sau đó tổ chức thêm Đại đội trợ chiến 126. Các đại đội bộ binh biên chế trang bị giống nhau. Các trung đội công binh, thông tin, quân báo, vận tải trực thuộc Tiểu đoàn.


Cán bộ chỉ huy các đại đội, trung đội do đã qua nhiều lần điều chỉnh sắp xếp, lại không có tài liệu gốc, thời gian đã lâu nên nhớ và ghi lại không được đầy đủ và có chỗ khác nhau. Nhưng trong trận Phủ Thông có thể khẳng định được các đồng chí sau đây:

Đại đội 122: Đồng chí Đăng Văn Kiên - Đại đội trướng (từ Đại đội 124 chuyển về thay đồng chí Chương được Bộ điều đi). Đồng chí Vũ Tế Tửu - Chính trị viên.

Đại đội 124: Đồng chí Thái Xuân Mai - Đại đội trưởng (Bộ bổ sung, thay đồng chí Kiên về Đại đội 122). Đồng chí Minh Bắc- Chính trị viên.

Đại đội 120: Đồng chí Trịnh Thuần - Đại đội trưởng (Bộ bổ sung, thay đồng chí Thung về Đại đội 126). Đồng chí Neuvễn Viên- Chính trị viên.

Đại đội 126: Đồng chí Thung - Đại đội trưởng. Đồng chí Đào Đình Luyện - Chính trị viên.

Các đồng chí Đăng Văn Kiên, Thái Xuân Mai, Vũ Tế Tửu hy sinh trong trận Phủ Thông.

Có tài liệu nhầm lẫn giữa đồng chí Trịnh Thuần với đống chí Nguyễn Văn Thuần, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trong trận này mới là Tiểu đội phó Đại đội 124.

Việc ghi lại đầy đủ chính xác các đồng chí chỉ huy ban đầu có ý nghĩa quan trọng đến lịch sử và truyền thống. Còn nhiều vị trí chưa được xác định rõ, mong được các đồng chí cũ phát hiện, bổ sung thêm vào lịch sử Tiểu đoàn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:28:09 pm »

3. Các trận đánh ở Phủ Thông

Ngay từ khi địch đóng đồn Phủ Thông, quân, dân Bắc Kạn đã nhiều lần tiến công, có sách ghi lại 2 trận, có sách nói 3 trận, 4 trận nhưng có 2 trận có ý nghĩa quan trọng; trận 30.11.1947 và trận 25.7.1948 được ghi trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


- Trận 30.11.1947, là một trận tập kích vào một vị trí đóng quân dã chiến của địch đang chuyển sang xây dựng thành đồn. Ngày 16.10 địch chiếm Phủ Thông làm bàn đạp tiến sang Chợ Rã, Chợ Đồn. Ngày 16.11 địch bắt đầu rút khỏi Chợ Rã, Phủ Thông chuyển thành đồn để giữ đường số 3, bảo vệ thị xã Bắc Kạn, đến 30.11 chưa thể xây dựng được hoàn chỉnh có công sự kiên cố, đường ngầm được.


Theo tài liệu của Phòng lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bắc Kạn và Lịch sử của Trung đoàn 72, lực lượng đánh đồn là Đại đội 395 Trung đoàn 72 cùng đại đội địa phương Ba Bể, có tiểu đội du kích Vi Hương phối hợp. Với tinh thần tích cực chủ động tấn công địch, lực lượng vũ trang Bắc Kạn nắm vững thời cơ địch mới đứng chân, bí mật tiếp cận, diệt lính gác xung phong vào đồn, đánh chiếm khu lều bạt, diệt địch thu vũ khí, một số hoảng loạn bỏ chạy ra ngoài. Địch cố thủ ở khu nhà gạch, ta rút quân, Tiểu đoàn 160 không tham gia trận này, vì nhiệm vụ chiến đấu của tiểu đoàn lúc đó ở khu vực Chợ Chu, Chợ Mới phát triển xuống Đại Từ (Thái Nguyên).


Trận đánh 30.11.2947 mở đầu cho thời kỳ tiến công quân địch chiếm đóng Bắc Kạn, có ý nghĩa rất lớn như trong tài liệu đã nêu.

- Trận 12.3.1948, đây cũng là một trận tập kích vào đồn của lực lượng vũ trang Bắc Kạn. Do đồn đã được xây dựng hoàn chỉnh nên bộ đội ta không vào được đồn, dùng hoả lực sát thương một số, hiệu quả và ý nghĩa trận đánh không lớn, không ghi trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiểu đoàn 45 không tham gia trận đánh này, vì ngày 18.3.1948 có 2 sơn pháo 75 phối hợp đánh Tu Vũ; ngày 10.6.1948 đánh Phố Chủng, thị trấn Yên Bình Xã.


Sau trận này, địch tiếp tục xây dựng kiên cố, tăng cường lực lượng, vũ khí, chướng ngại vật thành một đồn mạnh có công sự vững chắc để đối phó với tấn công của ta.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:28:51 pm »

4. Trận Phủ Thông 25.7.1948

Là một trận dùng lối đánh cường tập để thực nghiệm chiến thuật diệt cứ điểm còn gọi là công kiên.
Trận đánh đã được giới thiệu đầy đủ trong tài liệu, nói rõ và nhấn mạnh thêm một số điểm:

- Tiểu đoàn chuyển về Phú Bình, Thái Nguyên xây dựng thao trường luyện tập và cũng tại Phú Bình, Tiểu đoàn làm lễ xuất phát đi chiến dịch.

- Hướng tiến công vào đồn: Các Đại đội 122, 124 ém quân ở các mỏm núi Nà Cốt phía Bắc đồn. Đại đội 124 tấn công theo hướng Đông bắc, triển khai từ phía Bắc đánh vào góc Đông bắc đồn (phía Đông là suối vách đứng không triển khai đội hình tiến công được). Đại đội 122 theo sườn đổi phía Tây bắc đồn, tiến công theo hướng Tây, vượt qua bãi suối cạn xung phong vào phía Tâv đổn. đoạn giữa gần lồ cốt phía Tây nam. Do vị trí, cấu trúc đồn và địa hình xung quanh không thể tiến công từ phía Nam nễn cùng triển khai cả hai đại đội đánh vào cổng chính và bên phải. Ở phía Bắc đồn. cũng không có tình huống cả hai đại đội cùng triển khai tiến công theo hướng Đông Bắc và Bắc. Và cũng không thể có tình huống Đại đội 122 triển khai đội hình ngoài hàng rào, thấy phía Tây đồn pháo bắn trúng nhiều, chuyển đội hình cả đại đội sang hướng Tây. Việc Đại đội 122 tiến công theo hướng Tây đã có chuẩn bị từ trước và hiệp đồng giữa bộ binh, pháo binh.

- Chiến đấu trong tung thâm

Lực lượng của hai đại đội trực tiếp đánh vào đồn khoảng 200 người, vũ khí, trang bị chiến đấu thô sơ, thiếu thốn, địch khoảng 150 lính tinh nhuệ, vũ khí trang bị mạnh, công sự vững chắc lại trong thế phòng thủ có chuẩn bị sẩn. Chiến sỹ ta vượt được tường rào vào trong đồn giáp chiến với địch, không tránh khỏi thương vong nhiều (khoảng 100 đồng chí) nhất là ở khu vực vượt tường chiếm đầu cầu và cả trong tung thâm, việc giành giật giữa ta và địch cũng rất quvết liệt. Cán bộ chiến sỹ ta dũng cảm kiên cường đã áp đảo được quân địch giành chiến thắng. Nhiều gương chiến đấu anh dũng và hy sinh nhưng không ghi lại được, mô tả chiến đấu chỉ nêu được những nét chung chung, cố gắng làm rõ tính quvết liệt của trận đánh, và tinh thần anh dũng chủ động linh hoạt của bộ đội ta. Tuy vậy cũng có chỗ mô tả không đúng như: đồng chí Phan Thúc Giáp Trường ban kiểm tra và Chính trị viên đại đội 124 xung phong vào được nhà thì bị địch nhảy ra bóp cổ và chém chết. Thực ra đồng chí Giáp đi cùng Đại đội 122, hy sinh như thế nào, lúc nào, ở đâu chưa có ai biết rõ.

Khi xung phong vào đồn, các đại đội trưởng đều hy sinh, các trung đội nối tiếp nhau vào chiến đấu trong tung thâm. Về hướng hướng Đại đội 122, không có chuyện Trung đội 6 dừng ở suối E đợi đến khi có lệnh của Tiểu đoàn trưởng mới vào chiến đấu mà Trung đội này vừa tiến được vào đồn thì bị địch dùng trung liên chặn lại, một số hy sinh, còn một số nối tiếp ngay Trung đội 5 vào chiến đấu trong tung thâm, đánh chiếm được nhà chỉ huy thì Trung đội trưởng hy sinh, Chính trị viên bị thương nặng, anh em thương vong hết. Lúc này tuy đã đối diện với hoả điểm cuối đồn nhưng không còn lực lượng để tiến công.

- Hoả điểm cố thủ ở cuối đồn của địch bắn ra rất mạnh, ta thương vong nhiều, không tiêu diệt được. Có phải vì địch có hầm ngầm hay không (hầm ngầm theo đúng nghĩa của nó) cũng chưa khẳng định được, vì thực tế chưa có ai biết cụ thể nó thế nào (sau này khi san ủi để xây dựng khu di tích không thấy dấu vết hầm ngầm). Ở nhà chỉ huy và các khu vực đồn, ta đã chiếm được không có hầm ngầm, đường ngầm, cũng không có việc địch theo đường ngầm ra khu phố chợ bắn súng cối vào. Bọn địch sống sót chạy dồn về cuối đồn dựa vào khu nhà ăn, nhà kho có bố trí sẵn công sự, lỗ châu mai chống trả quvết liệt chờ tiếp viện. Ta không diệt được khu cô thủ này vì không còn lực lượng để đánh, chứ không phải không đánh được. Tiểu đoàn không nắm được dự bị, không điều động được dự bị vào.

Đại tướng Võ Nguvên Giáp viết trong cuốn "Chiến đấu trong vòng vây" về trận Phủ Thông: ”Trận đánh không thành công trọn vẹn nhưng đã mang lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm mới: nếu chuẩn bị đầy đủ hơn thì đã tiêu diệt đồn địch. Củng phải thấy rằng trong một trận thí điểm, lẽ ra ta nên chọn một mục tiêu phù hợp hơn với trình độ tác chiến của bộ đội ta” (Trích "Chiến đấu trong vỏng vây" NXB QĐND 1995 trang 267).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 08:29:22 pm »

5. Truyền thống Tiểu đoàn Phủ Thông

Truyền thống Tiểu đoàn được khái quát lên từ thực tiễn lịch sử, từ những đơn vị đã hình thành Tiểu đoàn và nhất là từ trong giai đoạn lịch sử từ khi thành lập Tiểu đoàn đến trận Phủ Thông.

Cốt lõi của truyền thống Tiểu đoàn Phủ Thông là tinh thần quyết chiến quyết thắng đã có từ các đơn vị chiến đấu trên chiến trường Chiến khu 3 từ những ngày đầu kháng chiến về tập trung trong đội hình Tiểu đoàn và tiếp tục được giáo dục rèn luyện và phát triển tới đỉnh cao là chiến thắng Phủ Thông. Tinh thần ấy đã tạo ra sức mạnh trong huấn luyện, chiến đấu vượt qua mọi gian khổ hy sinh, dũng cảm sáng tạo, vượt lên kẻ thù mạnh giành lấy chiến thắng, xây dựng nên truyền thống Tiểu đoàn Phủ Thông.
Truyền thống được thể hiện ở bốn nội dung cụ thể như đã trình bày trong tài liệu, then chốt là sự lãnh đạo của Đảng, của các tổ chức Đảng, là vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ Đảng viên luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh, đoàn kết động viên hướng dẫn quần chúng chiến đấu và chiến thắng.


Truyền thống ấy được các thế hệ tiếp theo kế thừa và phát triển lập nhiều chiến công rực rỡ, thành tích vẻ vang cả trong hai cuộc kháng chiến; cả trong ba Tiểu đoàn Phủ Thông; trên cả ba chiến trường Bắc, Trung, Nam; cả trong làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào và Campuchia và trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Cuốn sách này mới nói được sự ra đời của Tiểu đoàn Phủ Thông và truyền thống ban đầu của Phủ Thông. Các thế hệ tiếp sau đã lập những chiến công vẻ vang phát huy truyền thống tốt đẹp làm lên những đỉnh cao mới trong những chặng đường tiếp theo mà có dịp sẽ biên soạn vào những tập tiếp theo.

                  BAN LIÊN LẠC TRUYỀN THỐNG
                      TIỂU ĐOÀN PHỦ THÔNG
Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM