Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:08:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Phạm Quang Lễ đến Trần Đại Nghĩa nhà khoa học anh hùng  (Đọc 16511 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2017, 11:32:39 pm »


        Sau đó, tôi đã hoàn thành ca khúc, viết trang trọng, và cho vào khung ảnh, kính dâng lên bàn thờ ông ở nhà riêng, đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Đúng ngày Giỗ, kỷ niệm 5 năm ngày Giáo sư về cõi vĩnh hằng, chúng tôi cùng gia đình đến nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh viếng hương hồn ông. Tôi thay mặt cho những người thư ký và phục vụ cho ông trước đây, có hoa và lư hương riêng. Đứng trước mộ ông, tôi khấn và tự tôi cất lên tiếng hát trong sáng, tôi hát khá to bài hát “Người Anh Hùng Trí Thức Cách Mạng” làm cho nhiều bà con đi viếng mộ cùng đến vây quanh để nghe:

        “Quê ta có những người con nhà nghèo hiếu học, khao khát bầu trời tri thức tẩm cao, Trần Đại Nghĩa ngôi sao sáng đầy tự hào, anh hùng lao động trọn đời vì dân!

        Thời sinh viên - một tấm gương mải trường du học, luyện rèn tri thức đất nước mong chờ. Một ngày tươi sáng theo bước Bác Hồ tạm biệt Pa-ri về với chiến khu. Lửa hồng trong tim, ý chí Cách mạng Mùa thu, hiến dâng trí tuệ cùng bao đồng chí xây dựng Ngành Quân Giới, luyện rèn vũ khí tiến công giải phóng quê nhà.

        Nào ba dô ca chặn đứng chiến xa, nào Étcaiet (SKZ) công phá bốt đồn, quân giặc khiếp hồn vũ khí Việt Nam.

        Trở về quê hưong, sáng mãi trong lòng niềm tin những lòi Bác dạy là lời non nước, thúc giục từng nhịp bước dựng xây Đất nước sáng tươi nguyện ước bao ngưòi.

        Trọn đời vì Đất nước yêu thương, vì sự nghiệp thiêng liêng, xứng với họ tên Bác Hồ đã đặt. ơi Người Anh hùng trí thức đầu tiên, Người Anh hùng trí thức Cách mọng Việt Nam”





        Hát xong tôi khấn: “Thưa Anh, sinh thời Anh là người khiêm tốn, không thích phô trương. Nhưng tấm gương sáng của Anh rất cần cho lớp trẻ trên bước đường rèn luyện đức, tài để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Vì vậy, em xin phép Anh được phổ biến bài hát này và xin Anh cho hiệu ứng”. Chỉ một phút sau, riêng lư hương của chúng tôi bùng cháy trước sự vỗ tay của bà con đứng vây quanh, trước sự ngỡ ngàng chứng kiến của bà quả phụ Nguyễn Thị Khánh và hai người con trai của Giáo sư là Trần Dũng Trọng và Tiến sĩ Trần Dũng Trình.

        Tôi vui mừng vì tấm lòng thành của người thư ký đã được hương hồn Giáo sư hiệu ứng. Tôi kể câu chuyện trên với nhạc sĩ Văn Ký, tác giả “Bài Ca Hy Vọng”, người anh, người thầy âm nhạc của tôi. Nhạc sĩ Văn Ký nói: “Bài hát đã làm rung động đến vong linh, sẽ có ngày được trọng dụng”. Tôi thật bất ngờ, điều đó đã thành sự thật. Cuối năm 2009 Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Trường Kỹ thuật Vim Hem Pích đóng ở quận Gò vấp Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Trần Đại Nghĩa. Một đồng chí trong Ban Giám hiệu nhà trường đến nhà mời bà Nguyễn Thị Khánh đến dự Lễ công bố quyết định của Bộ Quốc phòng. Khi thắp hương tưởng niệm Giáo sư Trần Đại Nghĩa, nhìn thấy có bài hát “Người Anh Hùng Trí Thức Cách Mạng”, đồng chí đã nhờ bà Khánh điện báo cho tác giả và mang bản nhạc về nhờ Đoàn Nghệ thuật Quân Khu 7 dàn dựng. Bài hát được các nghệ sĩ Quân khu 7 trình bày trong Lễ công bố quyết định của Bộ quốc phòng thành lập Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.

        Tác giả được mời đến dự và rất xúc động khi nghe ca khúc được trình bày thành công và đón nhận bó hoa tươi thắm của nhà trường. Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường và các nghệ sĩ Đoàn Nghệ thuật Quân khu 7 đã dàn dựng ca khúc “Người Anh Hùng Tri Thức Cách Mạng”, bày tỏ tấm lòng thành kính của hậu thế tưởng nhớ và biết ơn Nhà Khoa học Anh hùng, Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2017, 11:13:57 pm »

       
*

*       *

        Bạn đọc thân mến!

        Tháng 3 năm 2013, khi tôi đang viết những dòng cuối cùng của cuốn sách thì nhận được thư của đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long mời viết bài tham luận cho Hội thảo Khoa học, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa sẽ tổ chức vào tháng 9 năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Long. Nhân đây, cho phép tôi được giới thiệu bài viết này cùng bạn đọc.

GIÁO SƯ, VIỆN SĨ TRẦN ĐẠI NGHĨA
TÂM ĐỨC TRONG SÁNG - CỘI NGUỒN CỦA Ý CHÍ VÀ TÀI NĂNG

Thành Đức                               
Nguyên Thư ký của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa       

        Ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lớp học sinh chúng tôi ai ai cũng biết đến Trần Đại Nghĩa. Ngày ấy, giặc Pháp có vũ khí hiện đại như máy bay, xe tăng, đại bác, còn quân dân ta chỉ có vũ khí thô sơ. Một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức giữa ta và địch. Vì vậy, những lời truyền miệng rằng Bác Hồ đã đưa về nước một kỹ sư chế tạo vũ khí rất giỏi đã làm nức lòng mọi người.

        Ít lâu sau, chiến công của badôca và SKZ phá tan boong ke lô cốt, xe tăng, thiết giáp của giặc Pháp vang dội trên các chiến trường dồn về hậu phương, thì câu chuyện chế tạo vũ khí hiện đại trong điều kiện thiếu thốn của chiến khu Việt Bắc được xem như một huyền thoại của cuộc kháng chiến. Và ông “Bác học Việt Minh” Trần Đại Nghĩa được cả nước cảm phục, đã trở thành thần tượng của giới trí thức và thanh niên học sinh chúng tôi từ ngày ấy.

        Thế rồi số phận đưa tôi đến với ông. Sau khi tốt nghiệp kỳ sư luyện kim tại trường đại học ở Matxcơva, tôi về Nhà máy quân giới Z113 làm vũ khí, chế tạo đạn K56, cải tiến đạn cối 82 ly thành 81 để cung cấp cho chiến trường miền Nam. Đầu năm 1968, ngay sau tết Mậu Thân, tôi được điều động về làm thư ký cho Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, người vừa được Trung ương Đảng điều động trở lại quân đội giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, chỉ đạo công tác kỹ thuật quân sự.

        Là một kỹ sư trẻ, tôi vô cùng lo lắng vì vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân còn hạn hẹp, sợ không đảm đương tốt nhiệm vụ. Hiểu rõ tâm trạng của tôi, bằng tấm lòng của bậc cha, chú, Giáo sư động viên tôi cứ yên tâm vừa làm vừa học, điều gì chưa biết thì hỏi, đừng ngần ngại. Ông hướng dẫn cho tôi tỷ mỷ và dặn tôi phải thường xuyên đọc tạp chí kỹ thuật quân sự của Nga để báo cáo ông. Một cảm giác đầm ấm, thân thiết lan tỏa trong tôi, khi ông cho phép gọi bàng “Anh” như anh em trong một nhà. Dần dần, tôi quen việc, tự tin và làm tốt công việc của người thư ký.

        Đã hơn 45 năm trôi qua, hôm nay tôi đã ở tuổi thất thập hồi tưởng lại những năm tháng được giúp việc cho Giáo sư Trần Đại Nghĩa, tôi càng cảm thấy vinh hạnh và may mắn được ở gần một nhà khoa học anh hùng, thần tượng của chúng tôi. Bốn năm ở bên ông, tôi thực sự đã trải qua một khóa đào tạo sau đại học, lĩnh hội được rất nhiều, không chỉ là những kiến thức khoa học kỹ thuật, mà quan trọng hơn là học được những phẩm chất đạo đức, nhân cách cao quý của nhà trí thức cách mạng tiêu biểu.

        Ngày ấy, mỗi lần chú ý lắng nghe ông nói, quan sát ông làm việc, từ khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ đều toát lên những nét phúc hậu, hiền lành mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1947 đã gọi là “Ông Phật làm súng”. Những năm sau này, mặc dù đã được điều động làm nhiệm vụ khác, nhưng tôi vẫn có nhiều dịp đến thăm ông và gia đình ở Hà Nội cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh. Càng hiểu biết về ông, tôi càng trân trọng, quý mến và cảm phục tâm đức, ý chí và tài năng của ông.

        Giáo sư Trần Đại Nghĩa có tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, chào đời trong một gia đình nghèo ở miền quê Vĩnh Long địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Cụ ông là nhà giáo Phạm Văn Mùi giàu lòng nhân ái, làm nhiều việc thiện. Cụ bà là Lý Thị Diệu, một phụ nữ hiền lành, đảm đang, tôn sùng Đạo Phật, trọn đời vì chồng, vì con. Người chị là Phạm Thị Nhẫn hơn em hai tuổi, một cô gái hiếu thảo, vâng lời cha mẹ, giàu tình thương em.

        Gia đình ông giáo Phạm Văn Mùi mang đậm nét của truyền thống gia đình Việt Nam, là chiếc nôi nuôi dưỡng phẩm chất nhân cách, ý chí và tài năng của Phạm Quang Lễ vốn đã có trí thông minh thiên phú. Điều không may là ông giáo qua đời sớm khi Lễ mới 7 tuổi, nhưng ông thực sự có ảnh hưởng đến ý chí vươn lên sau này của cậu con trai. Đặc biệt, những lời căn dặn cuối cùng của ba trước khi đi xa, được má nhắc lại nhiều lần đã khắc sâu trong tâm khảm của Phạm Quang Lễ: “Con phải trở thành trụ cột gio đình, phải học hành đến nơi đến chốn, và phải biết mang hiểu biết của mình giúp ích cho đời”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2017, 10:14:57 pm »


        Sau khi ông giáo qua đời, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, bà giáo không quen buôn bán, đã cùng con gái vê quê Tam Bình làm mộng nuôi con trai ăn học ở Vĩnh Long. Hon bảy tuổi, mồ côi cha, phải xa mẹ và chị, một mình tự lập, tự lo cho bản thân để học tập, nhưng Phạm Quang Lễ được gia đình thầy Năm và các nhà giáo ở trường tiểu học Vĩnh Long quan tâm chăm sóc, đã vượt qua khó khăn ban đầu của tuổi học sinh. Có một lần vì quá nhớ má và chị, đã trốn học về nhà, nhưng khi thấy má và chị gầy guộc, đen sạm vì công việc đồng áng để nuôi mình ăn học, Lễ cảm thấy ân hận vì không làm tròn bổn phận. Có thế nói tâm đức của gia đình, của ba, của má và chị đã hun đúc tâm đức bản tính của cậu con trai. Và kết quả là mùa hè năm 1926, Phạm Quang Lễ thi tốt nghiệp đạt loại giỏi cấp tiểu học và thi đậu đạt điểm cao vào trường trung học đệ nhất ở Mỹ Tho.

        Dưới mái trường trung học Mỹ Tho và tiếp đó là trường trung học đệ nhị Petrus Ký ở Sài Gòn, Phạm Quang Lễ ở lứa tuổi mười ba đến hai mươi, đã từng bước trưởng thành và phát triển vượt bậc cả về trí lực và thể chất. Trong môi trường cùng học với những người bạn đồng hương thông minh và đầy chí hướng như Phạm Hùng, sự trao đổi nhận thức khi quan sát về thời cuộc thực dân Pháp áp bức, bóc lột dân ta, kết hợp với những suy ngẫm khi học về lịch sử dân tộc và tự nhận thấy năng khiếu của bản thân, năm 17 tuổi Phạm Quang Lễ đã bắt đầu khẳng định chí hướng và hoài bão của mình. Giáo sư Trần Đại Nghĩa tâm sự: “Năm học cuối cấp ở Mỹ Tho, tôi bước sang tuổi mười bảy, cảm thấy mình có năng khiếu về môn toán và các môn khoa học tự nhiên. Từ đó tôi nung nấu ý chí theo hướng này, học cho tốt để có đủ năng lực tham gia chế tạo vũ khí cho các cuộc nổi dậy chống thực dãn Pháp. Đó là hoài bão của tôi”

        Âm thầm nuôi dưỡng hoài bão lớn, đầy niềm tự tin, Phạm Quang Lễ đã tập trung trí lực, học tập xuất sắc, đặc biệt là môn toán, và thi đậu thủ khoa hai bàng tú tài, tú tài tây và tú tài ta. Phẩm chất nhân cách và tài năng của cậu học sinh thủ khoa đã chiếm được thiện cảm của nhà báo Dương Văn Ngưu, và ông đã tìm cách xin cho Lễ một năm học bổng du học tại Pháp. Đúng là “Ở hiền gặp lành”, một dịp may cho anh thực hiện hoài bão đã ấp ủ trong lòng.

        Thế là một thanh niên của một nước thuộc địa đã ở Paris, thủ đô của chính quốc, sau một năm tập trung sức lực học dự bị, anh đã thi đậu vào Đại học cầu đường Paris. Pháp luật nước Pháp cấm người ngoại quốc nghiên cứu về vũ khí, nếu để lộ sẽ bị trục xuất, thậm chí bị bỏ tù. Vì vậy, Phạm Quang Lễ phải tìm một cách đi riêng, tránh sự theo dõi của mật thám. Giáo sư tâm sự rằng, bước đầu ông thi vào trường Đại học cầu đường Paris, vì ở đây dạy về chất nổ và kỹ thuật làm mìn phá đá, xây hầm xuyên núi. Vậy là ông có thể công khai đọc sách về chất nổ mà không bị nghi ngờ. Chế tạo vũ khí đòi hỏi một hệ thống kiến thức cao cấp và chuyên sâu về toán, lý, hóa, khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ cao. Bởi vậy, Phạm Quang Lễ đã tranh thủ nghe giảng ở nhiều trường như Đại học Sorbonne, Viện Khí động học, Học viện Kỹ thuật Hàng không, Đại học Điện lực, Đại học Bách khoa Paris. Học để có đủ kiến thức nghiên cứu vũ khí, học để dự thi và nhận một số bằng kỹ sư công nghiệp, sau này dễ tìm việc làm ở những nơi có thể tiếp cận tài liệu vũ khí, cũng như có thể giao lưu với các giáo sư và các nhà kỹ thuật chuyên ngành để học hỏi và tìm nguồn tài liệu.

        Chúng ta thực sự cảm phục cách đi khôn khéo của Phạm Quang Lễ, biết cách tìm chỗ sơ hở để có điều kiện tiếp cận tài liệu vũ khí. Phải có một trí lực sung mãn, một ý chí kiên trì, dày công mới có thể thực hiện được. Và chỉ một mùa thi, anh đã có ba bằng kỹ sư, và cử nhân toán học cao cấp, rồi vào làm việc 6 tháng tại công ty chế tạo biến thế điện Tôm sơn, sau đó chuyển đến Phòng Thiết kế của công ty chế tạo máy bay dân dụng và quân sự. Ở đây có nhiều tài liệu về vũ khí, khí tài của máy bay, sách hướng dẫn chế tạo súng pháo cao xạ, bom mìn, súng bộ binh các loại mà Phạm Quang Lễ đang mong đợi. Cơ hội do anh tạo ra, đúng là “mong được ước thấy”. Lúc này bộ nhớ khổng lồ của anh phát huy hiệu quả, nhưng anh luôn ghi chép để bổ sung vào số tài liệu vũ khí đã dày công thu thập bao lâu nay, lên tới hàng chục ngàn trang.

        Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nước Pháp rơi vào tay quân Đức, Lễ cùng chung số phận như những trí thức Pháp. Anh biết rõ nước Đức ngày ấy đã trở thành trung tâm kỹ thuật công nghệ cao của châu Ẩu và thế giới, đã phát triển nhiều loại vũ khí mới. Trước đó, anh đã tranh thủ tự học tiếng Đức, nên dễ dàng được nhận vào làm việc tại nhà máy chế tạo máy bay của hãng Messerschmidt ở Halle, miền trung nước Đức, tiếp đó tại Viện nghiên cứu vũ khí hàng không của Đức. Ở đây, anh đã tìm hiểu, nắm được một số kỹ thuật mới, công nghệ cao và phương pháp tổ chức công nghiệp rất khoa học của nước Đức. Rất may, được những người bạn Pháp yêu nước báo trước, anh đã kịp bí mật rời khỏi Halle, trước khi máy bay quân Đồng Minh ném bom phá tan cơ sở chiến tranh này của phát xít Đức.

        Sau khi nước Pháp được giải phóng, Phạm Quang Lễ là kỹ sư trưởng một nhà máy chế tạo máy bay của Pháp, tích cực tham gia hoạt động của Hội Việt kiều hướng về Tổ quốc, ủng hộ Cách mạng Tháng Tám. Ngày 22 tháng 6 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Paris, là thượng khách của nước Pháp. Phạm Quang Lễ cùng một sổ trí thức Việt kiều được tiếp kiến Bác Hồ. Trước đó, anh đã được biết Hồ Chủ tịch chính là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc nổi tiếng mà anh từng cảm phục. Được ở gần Bác, tư tưởng, nhân cách, tri thức uyên thâm của Bác càng làm cho Phạm Quang Lễ rạo rực niềm tin mong được theo Người về nước phụng sự Tổ quốc, thực hiện hoài bão đã bao năm ấp ủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2017, 09:04:34 am »

           
        Ngày 20 tháng 10 năm 1946, sau hơn một tháng vượt trùng dương, từ hải cảng Tu lông miền nam nước Pháp, Bác Hồ cùng đoàn tùy tùng về đến cảng Hải Phòng.

        Đầu tháng 11/1946, Phạm Quang Lễ đã có mặt tại xưởng Giang Tiên ở Thái Nguyên bắt đầu nghiên cứu chế tạo badôca. Sáng ngày 5 tháng 12 năm 1946, đúng hai tuần trước khi Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Phạm Quang Lễ trọng trách Cục trưởng Cục Quân giới và đặt tên là Trần Đại Nghĩa.

        Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn của cuộc kháng chiến, bằng trí thông minh và vốn tri thức bao năm tích lũy và bằng nhiệt tình cách mạng, Cục trưởng Trần Đại Nghĩa vừa trực tiếp nghiên cứu chế tạo, vừa đào tạo kỹ thuật vũ khí cho cán bộ, công nhân, cùng tập thể Cục Quân giới vượt khó, sáng tạo đã sản xuất nhiều loại vũ khí như badôca , SKZ, bom bay..., góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, và năm 1952, được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động, một trong bảy anh hùng đầu tiên của nước ta.

        Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, trên cương vị Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, với trí tuệ bác học uyên thâm và kinh nghiệm thực tế từng trải qua chiến tranh thế giới thứ hai và kháng chiến chống thực dân Pháp, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã góp phần thiết thực chỉ đạo công tác kỹ thuật quân sự, một lĩnh vực quan trọng về sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Giáo sư vừa là Thủ trưởng, vừa là người Thầy, cố vấn khoa học kỹ thuật đa năng, là chỗ dựa cho cán bộ kỹ thuật quân sự của quân đội ta trong cuộc đối đầu trí tuệ chống lại kỹ thuật chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ, từ việc cải tiến vũ khí, khí tài của ta để nâng cao hiệu quả chiến đấu của bộ đội, đên việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chống hàng rào điện tử Macnamara, phá bom từ trường, rà phá ngư lôi, biện pháp chống nhiễu và đánh pháo đài bay B52...Giáo sư lại tiếp tục đóng góp tinh thần và trí tuệ cho đất nước để tiến tới Đại thắng Mùa Xuân, Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

        Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã có công lớn trong giai đoạn đầu xây dựng Viện Khoa học Việt Nam, định hướng, hình thành và phát triển các ngành khoa học của Viện, từ đội ngũ cán bộ đến cơ sở vật chất.

        Giáo sư đi vào cõi vĩnh hằng ngày 9/8/1997, thọ 85 tuổi. Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao công lao của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại nghĩa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, xây dựng và phát triển khoa học và kỹ thuật của Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá: “Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã để lại một tấm gương sáng của một nhà trí thức tiêu biểu, mẫu mực và đức độ: Liêm khiết, công tâm; về tài năng: thông minh và sáng tạo, ăn ở đoàn kết, thủy chung, có thể nói là không phụ lòng Bác Hồ đã đưa anh về nước”

        Đúng như sự đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nói đến Giáo sư Trần Đại Nghĩa, trước hết phải nói đến những phẩm chất mẫu mực và đức độ của một nhà trí thức tiêu biểu, nghĩa là nói đến tâm đức trong sáng của ông, bởi tâm đức là nền tảng gốc rễ của ý chí và tài năng. Bản tính tâm đức trong sáng của nhà khoa học tương lai đã được cha mẹ đặt trọn niềm tin khi đặt tên con là Phạm Quang Lễ. Hàng ngày, mỗi lần cha mẹ gọi tên con là một lần nhắc con tu dưỡng rèn luyện tâm đức. Những ngày Phạm Quang Lễ được ở bên cạnh Bác Hồ, Bác đã thấy rõ bản tính tâm đức của nhà trí thức Việt kiều. Do yêu cầu bí mật của thời chiến, khi giao trọng trách Cục trưởng Cục Quân giới, Bác đã đặt tên cho anh là Trần Đại Nghĩa. Như vậy Bác Hồ đã đặt trọn niềm tin vào tâm đức và tài trí của nhà khoa học. Và “anh đã không phụ lòng Bác Hồ đã đưa anh về nước ” phụng sự Tổ quốc, đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định.

        Tâm đức bản tính của Phạm Quang Lễ được nuôi dưỡng và hun đúc từ thuở lọt lòng trong một gia đình nhà giáo nghèo, giàu lòng nhân ái ở miền quê Vĩnh Long địa linh nhân kiệt, trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm, trải qua một quá trình dài rèn luyện, tu dưỡng Tâm Hiếu, Tâm Trung, Tâm Trí, Tâm Nhẫn, làm nhân tạo quả, trở thành Anh hùng Trần Đại Nghĩa, nhà kỹ thuật quân sự lỗi lạc, một đại trí thức tài trí xuất chúng, tiêu biểu của Giới trí thức Cách mạng Việt nam.

        Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi nhớ công lao và sự nghiệp của Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học anh hùng đã trọn đời vì đại nghĩa. Cả cuộc đời của ông là tấm gương sáng cho chúng ta, nhất là cho các thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên noi theo trên bước đường đời rèn luyện tâm đức, ý chí và tài năng phụng sự Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang trên đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng đất nước giàu mạnh theo định hướng Xã hội Chù nghĩa và bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Thành Đức                  
Vũng Tàu, tháng 3 năm 2013        

HẾT

        

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM