Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:49:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự thật về X.30 (Tập 1+2)  (Đọc 55844 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2018, 03:37:45 am »


*

*       *

        Uy-li-am Ăng-đéc-xơn đã không dám nói thật với Lên-sđên.

        Không phải chỉ có một mình hắn và Xmít ở Huế biết âm mưu của C.I.A. định giết Phan Thúc Định. Còn người nữa biết âm mưu đó là Tố Loan.

        Từ Sài Gòn bay ra Huế, ngoài công việc ra, Ăng-đéc-xơn tấp tểnh nghĩ đến việc riêng. Hắn mong mỏi gặp Tố Loan. Người con gái Việt Nam xinh đẹp, dịu dàng có học thức ấy đã làm hắn say mê, vì hắn không thể tìm thấy ở những phụ nữ châu Âu, châu Mỹ vẻ dịu dàng, thanh tú riêng biệt phương Đông như ở Tố Loan.

        Hắn say mê vì hắn không thể tìm thấy ở những người phụ nữ khác những cử chỉ, dáng điệu, những lời nói biểu lộ một chiều sâu của học thức như ở Tố Loan. Hắn say mê vì nghĩ nếu đưa được Tố Loan về Mỹ sống thì hắn có thể tư hào với bạn bè ở bang Mai-a-mi là đã có "thành tích" chinh phục dược một người đẹp châu Á.

        Hiện nay, hắn chưa chiếm được tình yêu của Tố Loan nhưng hắn tin rằng rồi đây hắn sẽ chiếm được. Bởi vì, hắn tin ở ảnh hưởng của hắn đối với Tố Loan. Chẳng phải chính hắn đã là người làm thay đổi được chiều hưởng tư tưởng tình cảm của Tố Loan đấy ư ? Chẳng phải chính hắn đã là người làm cho Tố Loan từ một người tham gia các phong trào đấu tranh của đám thanh niên học sinh thân Cộng biến thành một người căm thù Cộng sản đấy ư ? Chẳng phải chính hắn đã làm cho Tổ Loan từ chỗ có ác cảm với người Mỹ đến chỗ làm cộng tác viên của C.I.A. đấy ư ? Những việc ấy so với việc chiếm tình yêu của Tố Loan còn khó hơn nhiều mà hắn đã làm được. Cái đó không khó gì, miễn là càn một số thủ đoạn và sự kiên nhẫn.

        Hắn tự tin vì hắn là một người Mỹ trẻ tuổi, đẹp trai, lịch sự, có học, một người đàn ông lý tưởng cho các phụ nữ. Hơn nữa, hắn là con một nhà tư bản lớn. Hắn sẽ hứa với Tố Loan một đám cưới chính thức, một cuộc đi chơi trăng mật ở Pa-ri, Rô-mơ hay ở Ha-oai tùy theo ý Tố Loan. Một cuộc sổng giàu có ở Mỹ ... He-lô ! Đô-la và cuộc sống Mỹ ... ai chẳng thích ! Đô-la và cuộc sống Mỹ ! Không có lời tán tỉnh và hứa hẹn nào hấp dẫn bằng !

        Những hình ảnh đó lại quay lại huyễn hoặc hắn. Hắn tưởng tượng đến cảnh hắn sánh vai với Tố Loan trong một đám cưới linh đình tổ chức ở Sài Gòn. Gia đình hắn sẽ đi máy bay riêng sang. Đám cưới có đại sứ Hoa Kỳ, các quan chức cao cấp Hoa Kỷ, các quan chức cao cấp Sài Gòn đến, Đức cha Tổng giám mục Sài Gòn sẽ làm lễ. Tố Loan sẽ ăn mặc như thế nào ? Không, cứ mặc áo dài Việt nam, choàng voan trắng. Một đám cưới Việt - Mỹ...

        Cho nên vừa đến Huế, sau khi gặp Xmít xong, hắn tìm gặp ngay Tố Loan. Từ ngày hắn thuyết phục Tố Loan làm cộng tác viên cho C.I.A. và đưa Tố Loan về Huế thì hắn tránh gặp cô công khai với mục đích bảo đảm bí mật cho cô.

        Nhận được bức điện của hắn, Tố Loan phân vân không biết đối xử thế nào. Gặp hắn ư ? Cô rất khó chịu. Từ ngày được Phan Thúc Định giúp cho hiểu biết sự thực về gia đình mình, về cái chết của Phạm Xuân Phòng. Tố Loan bần thần như người mất hồn suốt một thời gian. Nhiều tình cảm khác nhau xáo trộn trong cô. Buồn bã, chán nản, cảm giận, hoài nghi. Qua việc bọn Mỹ dùng cái chết của Phạm Xuân Phòng đế đánh lừa cô, lợi dụng cô, cô thấy ghê tởm sự xảo quyệt của chúng. Mỗi lần gặp bọn Mỹ, nghe chúng nói, cô cảm thấy tất cả những điều chúng nói là lừa bịp, dối trá. Vân Anh cũng lừa bịp, dối trá với cô. Vậy ai là người trung thực, có thể tin được ? Người đã làm cho cô hiểu rõ tất cả mọi sự dối trá kia là ai ? Phan Thúc Định.

        Thế rồi, cô gặp lại những người bạn đã đi cùng trong những buổi "xuống đường" hồi còn đi học. Cô thấy họ vẫn say mê, vẫn hừng hực lửa của tuổi trẻ. Nói chuyện với họ, cô thấy họ nhìn bản chất bọn Mỹ rõ hơn cô.

        Cô cảm thấy hối hận và xấu hổ về mấy cái báo cáo tin tức cô gửi cho Ăng-đéc-xơn. Những người bạn trẻ kéo cô đi dự những cuộc họp của thanh niên, sinh viên. Trong những cuộc họp ấy, cô nghe mọi người phát biếu ý kiến và so sánh với những lời Ăng-đéc-xơn nói với cô, cô thấy bọn lính biệt động, bọn cảnh sát ác ôn đàn áp đánh đập man rợ, bỏ tù, giết chết những người thanh niên, sinh viên chỉ vì một "tội" : muốn cho nước Việt Nam độc lập, muốn cho ngoại bang không được xâm lược, không được can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, muốn nhân phẩm người Việt Nam được tôn trọng. Tất cả những điều nghe được, thấy được đặt ra cho cô một câu hỏi lớn - một câu hỏi vẫn thường được đặt ra trước mặt tất cả những người trí thức sổng trong vùng bị tạm chiếm - đi theo con đường nào ? đứng về phía nào ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2018, 03:12:29 pm »


        Mối thù gia đình bịa đặt đẩy cô rời khỏi hàng ngũ bạn bè, bà con đồng bào đã bị gỡ bỏ, lại nhìn thấy thủ đoạn xấu xa, tàn bạo của bọn địch lợi dụng mình, tất nhiên Tố Loan trở về với bạn bè, với bà con đồng bào mình. Cô muốn làm một cái gì đó bù đắp lại thời gian vừa qua. Sức sống tuổi trẻ như trở lại với cô.

        Sau lần được Phan Thúc Định cho biết rõ về nguồn gốc gia đình, hiểu biết sự thực về cái chết của Phạm Xuân Phòng, Tố Loan tiếp xúc với anh nhiều hơn. Cô ngạc nhiên về sự hiếu biết rộng rãi của anh, về những tin tức anh nắm được. Tuổi trẻ thường tò mò, ham hiểu biết. Cô hỏi anh về những vấn đề gì cô chưa hiểu biết, những tin tức gì cô phân vân. Có vấn đề, anh trả lời cô thẳng thắn, tất cả những vấn đề, những tin tức anh nói với cô, cô thấy hoàn toàn đúng. Chỉ trừ những câu cô hỏi về bản thân anh thì anh lảng tránh, hoặc chỉ đáp một cách chung chung "Tôi học ở Pháp về và cũng như cô thôi - muốn đem những hiểu biết của mình giúp ích cho đất nước”.

        Hình như lúc đầu, Phan Thúc Định cũng thử xem cô có phải là người kín đáo, trung thực không, nên chỉ trao đổi với cô những tin tức bình thường. Sau đó, thấy những điều anh nói cho cô biết, ngay cả sự thực về cái chết của Phạm Xuân Phòng nữa, cô không hề lộ cho ai biết, Phan Thúc Định mới bắt đầu trao đổi với cô những vấn đề rộng rãi hơn, những tin tức mà ở ngoài ít ai biết.

        Dần dần, Tố Loan hỏi Phan Thúc Định những vấn đề thuộc cuộc sống của mình. Cô thấy bao giờ anh cũng khuyên cô làm điều tốt, đúng với những ý kiến phân tích xác đáng, những lời lẽ trung thực. Giữa lúc cô tưởng không còn biết tin vào ai thì niềm tin Phan Thúc Định, ở trong cò, từng bước, tưng bước hình thành. Cùng với niềm tin ấy, một tình cảm rất mơ hồ, rất nhẹ nhàng đến với cô. Hình như mỗi lúc gặp Phan Thúc Định cô thấy vui hơn, an tâm hơn trên bước đường đi của mình; hình như mỗi lúc nghĩ đến Phan Thúc Định, cô thấy đỡ cô đơn hơn, như có một người anh tin cậy, một người bạn thân hiểu minh. Tình cảm ấy đến từ bao giờ, cô không rõ.

        Nghe theo lời của Phan Thúc Định, cô cảm thấy mình gần bạn bè, đồng bào của mình hơn. Cô quên mình đã có một thời kỳ là cộng tác viên của C.I.A.. Bây giờ, bức điện của Ăng-đéc-xơn mà cô nhận được gọi cô trở lại với mối quan hệ mà cô muốn quên nó đi, xóa nó đi, dứt nó đi ra khỏi cuộc đời, lại hiện về. Cô căm ghét nó như căm ghét bọn Mỹ bịp bợm, dối trá. Cô như thấy hiện ra trước mắt bộ mặt giả dối, giọng nói ba hoa cứ lăm le chuyến sang tán tỉnh cợt nhã của Ăng-đéc-xơn. Làm thế nào bây giờ ? Gặp hắn thì chẳng khác gì phải chịu đựng một cực hình, một sự tra tấn, khi nhìn bộ mặt và nghe những lời nói của hắn. Gặp hắn thì tức là nối chặt thêm mối quan hệ với bọn chúng mà cô đã muốn cắt dứt, xóa đi, quên đi, kể cả trong ký ức của mình. Nhưng nếu không gặp hắn, gây cho hắn một mối nghi ngờ, để cho hắn biết rằng cô đã thay đổi thì chắc chắn bọn C.I.A. sẽ không để cho cô yên. Cái chết của Phạm Xuân Phòng đã dạy cho cô hiểu điều đó.

        Làm thế nào bây giờ ? Cô nhớ tới Phan Thúc Định. Cô gọi dây nói, hẹn gặp.

        ...Hai người bước song song trên đồi thông như một cặp tình nhân đi viếng lăng tẩm. Sau khi nghe Tố Loan nói về việc Ăng-đéc- xơn ra Huế, Phan Thúc Định liên hệ tới ngay những lời Vân Anh nói với anh trong bức thư cô gửi cho anh trước khi tự tử. Thằng C.I.A. đội lốt nhà báo, con chó sói đội lốt cừu, lần này ra Huế có việc gì đây ? Nó có âm mưu gì mà Vân Anh, trước khi chét, cũng phải báo cho mình ? Anh nói với Tố Loan :

        - Cô cứ gặp. Chắc chắn không phải tự nhiên Ăng-đéc-xơn ra đây. Chắc hắn ra cũng không phải chỉ để gặp cô. Cô vẫn thường nói cô muốn trở thành một người có ích cho xã hội, cho đất nước. Cô làm thế nào nắm được mục đích của việc hắn ra đây, tức là cô cũng làm được một việc lớn rồi.

        Tố Loan cau mày :

        - Nhưng tôi không thể chịu được mỗi khi phải nhìn cái bộ mặt đểu cáng của hắn.

        Phan Thúc Định nhẹ nhàng :

        - Tôi cũng hiểu như thế ! Tôi biết đó cũng là điều rát khổ tâm của cô, nhưng cô hãy nghĩ rằng cô gặp hắn không phải vì hắn, mà vì yêu cầu của công việc. Cô hãy nghĩ đến những điều lớn lao khác mà quên sự khó chịu ấy đi. Cô cố gắng đừng để lộ cho hắn biết một chút gì về sự khó chịu ấy. Cô lộ ra, dù chỉ là một tí chút về sự thay đổi của cô thôi, cũng đủ để cho hắn đề phòng, hắn sẽ không hở miệng ra điều gì, mà lại có thể rất nguy hiểm cho cô.

        Gió thổi xào xạt trên những ngọn cây. Trong ánh nắng dịu, Tố Loan nhìn nét mặt nghiêm túc của Phan Thúc Định, nghe lời nói rành rẽ của anh, tin rằng những điều anh nói là những điều cần phải theo. Phan Thúc Định nói thêm :

        - Đối với Ăng-đéc-xơn, cô hãy coi như cô vẫn là cộng tác viên của hắn. "Chúng ta" cần phải biết mọi ý đồ của bọn Mỹ và ngược lại, không được để cho bọn Mỹ biết bất cứ điều gì của "chúng ta" cả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2018, 04:09:19 am »

 
*

*        *

        Thấy Tố loan đến đúng chỗ hẹn theo sự thông báo của bức điện, Ăng-đéc-xơn không nghi ngờ gì cả. Trước sự khéo léo của Tố Loan và để mua chuộc sự tin cẩn của cô trong lúc tán tỉnh, Ăng-đéc-xơn đã để lộ cho cô biết âm mưu của C.I.A. định giết Phan Thúc Định.

        Nhận lệnh cửa Lên-sđên, hắn ra gặp Xmít. Hắn thống nhất với Xmít kế hoạch giết Phan Thúc Định. Hắn được Xmít cho biết cứ vào khoảng 16 giờ ngày thứ bảy mỗi tuần, Phan Thúc Định thường lái xe một mình lên phía bắc thành phố xa Huế khoảng 15 ki-lò-mét, dạo chơi qua chỗ Tố Loan dạy học. Cách chỗ ấy không xa, nhô lên mấy ngọn đồi cây rậm rạp, chạy dài theo đường cái khoảng một ki-lô-mét.

        Có một số tên lính bản xứ trong lực lượng đặc biệt bị Xmít nghi ngờ là tay chân của Ngô Đình Cẩn cài vào, sẽ được lệnh của Xmít giả làm du kích Việt Cộng phục sẵn ờ đoạn đường 13+500. Bọn chúng được lệnh khi thấy chiếc Méc-xê-đét sơn màu như thế, mang biển số như thế, có những đặc điếm như thế... chạy qua lúc 16 giờ thì phải bắn chết ngay người lái.

        Đồng thời Xmít cũng sẽ cho một đại đội lực lượng đặc biệt Mỹ bố trí thành một vòng cung bao bọc lấy bọn lính bản xứ.

        Nhiệm vụ của đại đội lực lượng đặc biệt Mỹ là giám sát đề phòng Phan Thúc Định chạy thoát. Nếu Phan Thúc Định, vì một lý do nào đó thoát được luồng đạn của bọn lính bản xứ thì lính Mỹ phải giết bằng được. Nhiệm vụ nữa của bọn lính Mỹ là dù bọn lính bản xứ kia có giết được Phan Thúc Định hay không thì cũng phải diệt hết chúng.

        Thực hiện kế hoạch đó, bọn Mỹ có nhiều cái lợi. Chúng vừa giết được Phan Thúc Định, người mà chúng không nắm được, vừa phủi trắng tay đổ cho Việt Cộng gây tội ác. Chúng vừa tuyên truyền chiến thắng được một trận phục kích của Việt Cộng, vừa diệt được bọn bản xứ chúng nghi ngờ. Chúng lại tránh được một sự căng thẳng giữa chúng với anh em họ Ngô, do việc chúng công khai giết Phan Thúc Định gây ra.

        Nghe được Ăng-đéc-xơn lộ ra việc định giết Phan Thúc Định, Tố Loan bàng hoàng. Phải cố gắng lắm cô mới giữ được bình tĩnh. Cô hỏi hắn :

        - Sao lại giết Phan Thúc Định ? Anh ta là cố vấn của ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Cẩn cơ mà !

        Ăng-đéc-xơn mỉm cười tinh quái :

        - Ông Lên-sđên và ông Phi-sin hiểu rõ điều ấy hơn tôi. Theo ý hai ông, hắn là Việt Cộng.

        Tố Loan càng sững sờ :

        - Có thể tin được điều ấy không nhỉ ! Việt cộng sao lại làm cố vấn cho Ngô Tổng thống ? Nếu anh ta là Việt Cộng thì anh ta giết Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Cẩn rồi ! Người Mỹ các ông giàu óc tưởng tượng quá ! Hay các ông bị ảnh hưởng những chuyện tình báo ly kỳ do chính các ông viết ra ?

        Ăng-đéc-xơn đáp :

        - Tôi xin miễn tranh luận với cô điều ấy. Người Pháp trước đây đã chẳng để cho một tình báo viên Việt Minh leo lên đến chức Quốc vụ khanh của Bảo Đại là gì ? Người Hoa Kỳ chúng tôi không muốn mắc cái sai lầm như người Pháp. Dù hắn không phải là Việt Cộng một trăm phần trăm thì khi không nắm được hắn, chúng tôi cũng không thể để như thế được. Bổn phận của chúng ta là phải thi hành lệnh trên.

        Rồi Ăng-đéc-xơn quay sang câu chuyện hắn nói dở trước đó :

        - Nhưng thôi, cô Loan ạ ! Chuyện ấy bây giờ là của ông Xmít. Chúng ta chẳng cần quan tâm đến. Cô biết đấy, tôi đã tin cô đến như thế nào, tôi có giấu cô điều gì đâu. Thú thật, tôi không thế tìm thấy trên đời này một người phụ nữ thứ hai nào làm tôi quí... tôi mến... như cô. Tôi vẫn nghĩ rằng thật là diễm phúc cho người nào được làm bạn đời với cô. Người Hoa Kỳ chúng tôi quen nói thẳng những suy nghĩ của mình. Cô cho phép tôi được nói thực với cô : Tôi mơ ước được có diễm phúc ấy. Tôi có cả trăm triệu đô-la của bố mẹ tôi sẽ để lại cho tôi ở Mai-a-mi, tôi có một ngân khoản riêng ở ngân hàng đứng tên tôi, tôi có một dãy biệt thự... Nếu cô đồng ý...

        Nhưng từ đó, Tố Loan không nghe thấy gì nữa. Lời của Ăng- đéc-xơn cứ loáng thoáng tiếng được tiếng mất ”... trăng mật... Pa-ri... Đài Loan... máy bay... lợi tức... đô-la... Hoa Kỳ”. Cô chỉ đáp cho qua chuyện và nghĩ cách gặp ngay Phan Thúc Định.

*

*       *

        Tố Loan đã bí mật gặp lại Phan Thúc Định. Cô kể hết những điều Ăng-đéc-xơn đã lộ với cô. Cô ngạc nhiên khi thấy nét mặt Phan Thúc Định vẫn bình tĩnh khi nghe những điều mà cô tưởng ”tày đình" ấy, những điều quan hộ đến sinh mạng của anh.

        - Ngày mai, thứ bảy ! Ngày mai, chúng Sẽ bổ trí giết anh. Anh hãy tìm cách trốn ngay. Trốn thật lẹ ! - Cô nói khẩn khoản.

        Phan Thúc Định im lặng suy nghĩ. Tố Loan càng ngạc nhiên thấy anh thản nhiên đáp lại lời khẩn khoản đầy lo lắng của cô :

        - Không ! Tôi sẽ không trốn đi đâu cả ! Ngày mai tôi cũng sẽ đi về phía Kim Long dạo chơi như thường lệ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2018, 05:02:58 am »


40. TRỞ VỀ...

        Hôm nay cơ quan công tác đặc biệt đón đồng chí Tư lệnh đến thăm. Thấy nét mặt đồng chí vui, anh em trong cơ quan chắc đồng chí đem lại cho cơ quan tin mừng. Nhưng ở cơ quan này, mọi người đã quen người nào việc ấy nên không ai tò mò hỏi đồng chí điều gì. Giữa lúc đỏ, Vũ Long được tin đồng chí Tư lệnh đến, chạy ra đón.

        Vũ Long đưa đồng chí vào một cản phòng riêng, vẫn căn phòng vách tre lợp lá giản dị trong khu giải phóng mà Vũ Long thường trao đổi công tác với các cộng sự của mình. Ở đó, có một người thanh niên trắng trẻo, dong dỏng, có vẻ thư sinh, đang ngồi đọc báo. Thấy Vũ Long đưa khách vào, người ấy đứng dậy, Vũ Long giới thiệu khách với anh ta :

        -  Xin giới thiệu với anh, đây là đồng chí Tư lệnh.

        Và quay lại chỉ người trẻ tuổi, Vũ Long nói với đồng chí tư lệnh :

        - Xin giới thiệu với anh, đây là đồng chí X.30.

        Đồng chí tư lệnh mỉm cười hồn hậu, bắt tay người trẻ tuổi:

        - Xin chào "ông Phan Thúc Định, cố vấn đặc biệt của Ngô tổng thống" !

        Ba người cùng cười, cái cười thoải mái của những người chiến thắng. Vũ Long nói với X.30 :

        - Đòng chí tư lệnh đã nghe báo cáo về thành tích của đồng chí, muốn gặp đồng chí và muốn trực tiếp nghe kế lại sự việc.

        Người trẻ tuổi khiêm tốn :

        - Dạ thưa anh, việc nhỏ có gì đáng kể đâu. So với cả cuộc chiến đấu lớn lao, vĩ đại của toàn thế nhân dân ta, chúng tôi chưa đóng góp được bao nhiêu.

        Đồng chí Tư lệnh hồ hởi :

        - Đúng là so với cả cuộc chiến đấu lớn lao, vĩ đại của nhân dân ta suốt mấy chục năm thì việc của mỗi chúng ta không đáng kể, nhưng mặt khác nếu không có từng việc "không đáng kể" ấy góp lại thì làm sao có được sự lớn lao, vĩ đại. "Mỗi giọt nước đều góp làm nên biển cả" ! Đồng chí khiêm tốn là rất tốt, nhưng trên đánh giá cao thành tích của đồng chí.

        Người trẻ tuổi đáp :

-           Dạ, nếu tôi có chút thành tích gì thì không phải là công của riêng tôi. Đấy là công của tập thế anh em. Nếu không có anh em, không có mọi người thì tôi không làm được gì cả.
-   
        Đòng chí Tư lệnh gật đầu :

        - Tất nhiên là như thế !.. Nhưng trong công tác đặc biệt này, ngoài sự giúp đỡ, chỉ đạo của tập thể ra thì sự mưu trí, lanh lẹ, tinh thần dũng cảm, gan dạ, nghị lực của cá nhân là quan trọng lắm. Các đồng chí có công nhận thế không ?

        Vũ Long ”vâng" tán thành. Người trẻ tuổi cúi đầu không nói gì.

        Đồng chí Tư lệnh chìa tay ra :

        - Nào, chúng ta ngồi xuống nói chuyện chứ !

        Lúc bấy giờ, Vũ Long mới sực nhớ ra mình đã quên vai trò chủ nhà của mình. Anh thay vội ấm trà mới. Nước sôi, trà ngon, hương bốc lên ngào ngạt. Người trẻ tuổi kể lại công việc mình đã làm.

        Câu chuyện trở về những năm Phan Thúc Ngân chưa làm tuần vũ ở Hà Tĩnh. Bên cạnh việc hắn tìm hết cách xu nịnh tâng công với quan thày Pháp để có thế nhảy nhanh trên hoạn lộ, hắn còn làm hại cuộc đời nhiều người phụ nữ ở những nơi hắn đến. Lúc bấy giờ ở làng nọ có một cô gái xinh đẹp. Sắc đẹp ấy chẳng may lọt vào mắt Phan Thúc Ngân trong một dịp hắn xuống làng. Mặc dầu cô gái nông thôn ấy sắp làm lễ cưới với một chàng trai cùng làng, Phan Thúc Ngân hạ lệnh cho bọn lý dịch phải phá đám cưới đó. Chiều ý quan trên, bọn cường hào lý dịch đã bức anh trai làng ấy đăng ký đi phu sang "Tân thế giới". Sau đó buộc gia đình cô gái phải dâng cô làm nàng hầu cho quan. Cô gái đã phải nuốt đi bao nhiêu nước mắt, không dám tự tử, vì sợ liên lụy đến cha mẹ, vì thương người trai làng đã phẫn chí bỏ đi. Cô còn phải nuốt bao nhiêu nước mắt nữa khi phải chôn vùi tuổi thanh xuân, như một người đầy tớ trong nhà Phan Thúc Ngân.

        Cùng một lúc với mụ cả Phan Thúc Ngân sinh đứa con trai thì vài tháng sau cô gái cũng ở cữ. Đứa con trai mụ vợ cả là Phan Thúc Định, đứa con trai của cô gái nông thôn là Phan Thúc Nhơn.

        Tuy hai đứa con trai cùng ra đời trong khoảng thời gian gần nhau nhưng sống hoàn toàn khác nhau. Con mụ vợ cả thì sống trên chăn dưới nệm, kẻ hầu người hạ. Con cô gái nông thôn thì vì bị khinh rẻ, không ai chăm sóc đến.

        Không chịu được sự khinh rẻ, không chịu được sự ghen tuông hành hạ của mụ vợ cả, cô gái nông thôn ấy bế con trốn khỏi nhà Phan Thúc Ngân. Phan Thúc Ngân không đi tìm mẹ con cô vi một lẽ đã thỏa mãn thú tính hắn còn bận đi tìm những cô hầu mới, một lẽ khác hắn rất sợ mụ vợ cả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2018, 02:59:46 am »


        Rời khỏi nhà Phan Thúc Ngân, cô gái không dám trở về quê cũ. Không nghề nghiệp, không nơi nương tựa, cô phải xin vào đội than trong nhà máy điện để kiếm sống nuôi con. Tình cảm của cô dồn vào đứa con. Cô giấu quê quán, giấu họ hàng, giấu tông tích. Người chung quanh thương cô, cho cô là trót dại dột, nhỡ nhàng về đường tình ái nên phải trốn gia đình. Trong cái đám người phải lao động quần quật, vất vả, tối tăm mặt mũi mới kiếm đủ miếng ăn này, ngươi ta không nhìn người khác bằng con mắt hẹp hòi của lễ giáo phong kiến. Người ta thương yêu đùm bọc nhau hơn.

        Một người thợ trong nhà máy đã để ý đến cô gái đội than ít nói, lúc nào cũng tư lự, đau khổ, nhưng màu nhem, nhuốc, đen đủi của than không làm mờ được vẻ xinh đẹp của cô. Anh hỏi han, săn sóc tận tình. Cảm kích lòng tốt của người thợ, cô gái nói thực hết cảnh mình với riêng anh. Người thợ càng thương cô gái hơn. Cuối cùng, hai người thành vợ, thành chồng. Người thợ hết lòng thương yêu vợ và săn sóc đứa con riêng của vợ như con đẻ của mình. Anh không muốn nó phải mang họ của người bố xấu xa, đã từ bỏ nó. Anh đổi họ Phan để cho nó mang họ Nguyễn của anh. Từ đó, đứa trẻ Phan Thúc Nhơn trở thành Nguyễn Thành Nhơn. Mặc dù phải lao động vất vả nhưng hai vợ chồng anh cương quyết dành dụm cho đứa trẻ đi học. Sau này, có thêm với nhau hai đứa con, một trai, một gái nữa, nhưng anh công nhân vẫn sản sóc Nhơn không kém gì trước.

        Nhơn lớn lên giữa những người lao động bị bóc lột, bị đánh đập hết sức dã man ấy, có những người bạn của Nhơn mới mười ba, mười bốn tuổi đã phải bỏ học làm quần quật như những con vật rồi suy nhược còm cõi như những ông già. Mắt Nhơn sớm phải nhìn thấy tất cả cái thực tế trần trụi của cuộc sống, sớm phải nhận thấy tất cả những áp bức bất công. Ngoài giờ đi học ở trường, Nhơn phải đi lao động giúp thêm gia đình. Nhơn hiểu thấm thía cuộc sống cơ cực của người lao động. Nhưng những người lao động đã không bao giờ chịu cho bọn chủ bóc lột, áp bức mãi. Họ kế cho nhau nghe về những cuộc đấu tranh của những người thợ các nước khác.

        Họ thầm thì với nhau về nước Nga xa xôi, giai cấp thợ thuyền đã đứng lên làm chủ nhà máy, hầm mỏ, làm chủ cuộc đời mình, sống tự do hạnh phúc trong một xã hội không còn áp bức, không còn bóc   lột   nữa. Có người giải thích cho họ biết nguồn gốc sự đau khổ    của họ, và bàn bạc với họ làm cách nào để hết cảnh đau khổ. Họ hiểu ra và siết chặt hàng ngũ lại đấu tranh.

        Người bố dượng của Nhơn tham gia một tổ chức đấu tranh và dần dần đứng vào trong hàng ngũ cách mạng. Nhơn cũng đã lớn.

        Ông dẫn dắt Nhơn đi theo con đường của ông. Người thanh niên hòa mình trong hàng ngũ những người thợ, những người cha chú bạn bè, lao vào cuộc đấu tranh, lao vào cách mạng với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ.

        Trong khi Nhơn lớn lên trong hơi thở, trong cuộc sống hừng hực đấu tranh của người lao động như thế thì Phan Thúc Ngân ngày một thăng chức và càng giàu có. Càng giàu có, hắn càng tàn bạo muốn lập công với Pháp để được thảng chức và giàu có hơn. Phan Thúc Định lớn lên trong cái không khí ấy của gia đình. Gã được giáo dục từ nhỏ phải biết đánh đập, chửi bới gia nhân cũng như những người nghèo, phải biết kính trọng và làm vừa lòng các quan Pháp. Gã được đi theo bố đến những nơi bố trị nhậm. Gã đã thích thú thấy bố gã với chức tuần vũ Hà Tĩnh trong năm 1930 - 1931 đốt trụi từng làng, chém không tiếc tay từng dãy người. Gã mơ ước sẽ làm quan để sống sung sướng, kẻ hầu người hạ như bố.

        Nếu người nào biết cả Định, cả Nhơn thì tất phải sửng sốt ngạc nhiên, vì hai người anh em cùng bố khác mẹ ấy có khuôn mặt, dáng người rất giống nhau nhưng nụ cười và tính nết lại khác nhau một cách kỳ lạ.

        Cách mạng Tháng Tám 1945 đã đập tan xiềng xích, gông cùm của hàng nghìn năm phong kiến và gần một thế kỷ thực dân Pháp cai trị đất nước Việt Nam. Trên đỉnh cột cờ Huế, lá cờ quẻ ly lạc hậu, bệnh hoạn bị hạ xuống lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ được kéo lên. Bảo Đại thoái vị, cái triều đình bù nhìn tan vỡ, lũ tay sai nháo nhác. Một số tên Việt gian đầu sỏ có nhiều nợ máu với nhân dân bị đem ra xử trong đó có Phan Thúc Ngân.

        Lúc Cách mạng Tháng Tám thành công thì cả người bố dượng của Nhơn và Nhơn đều đã ở trong tổ chức và tham gia cướp chính quyền. Người thợ điện đã đứng tuổi, trở thành một trong những người lãnh đạo phong trào ở thành phố Huế. Nhơn được tổ chức điều về cơ quan công an đế bảo vệ chính quyền Cách mạng còn non trong lúc hoàn cảnh trong nước và ngoài nước rất phức tạp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2018, 07:48:40 pm »


        Nhờ sự lăn lộn với cuộc sống ngay từ nhỏ, lại thêm có học và sớm được giác ngộ, Nhơn đã tỏ ra là một cán bộ mưu trí, già dặn và đầy nhiệt tình trong những buổi đầu xây dựng ngành công an cho chính quyền Cách mạng. Đồng chí Vũ Long, phụ trách anh từ trước Cách mạng Tháng Tám, bây giờ cũng vẫn là người lãnh đạo của anh trong ngành công an, hiếu rỏ và quý anh như người em ruột.

        Phan Thúc Định thì không chịu nổi cuộc đổi đời. Gã hằn học nhìn những cuộc biểu tình của nhân dân rầm rộ ngoài đường phố. Gã xót xa luyến tiếc cuộc sống phóng đãng trong giàu sang, quyền thế trước kia.

        Gã vẫn nuôi một niềm tin là cái chính quyền của "bọn dân đen" này sẽ không đứng vững được lâu, chẳng qua là chúng lợi dụng người Pháp còn đang mắc việc bên châu Âu, chúng "làm loạn" như hồi 1930 ở Nghệ An, Hà Tĩnh thế thôi ! Rồi người Pháp sẽ quay lại. Cái đám người đang hò hét trước mắt gã này đầu sẽ lại rụng như sung không đủ đất đổ chôn. Quan lại bạn bè của bố gã sẽ lại ra giữ mọi chức vụ. Những người trung thành với nước Pháp sẽ lại được trọng dụng.

        Tình hình ngày càng phức tạp. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam bộ. Quân Tưởng Giới Thạch kéo sang đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra đế giải giáp quân đội Nhật. Các phần tử chống Cách mạng bắt đầu ngóc dậy. Chúng cho rằng thời cơ đã đến. Chúng hằn học, điên cuồng dùng đủ mọi thủ đoạn tấn công vào chính quyền Cách mạng. Công việc của những người như Vũ Long, bố dượng của Nhơn, thật bề bộn. Rồi Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 đã để lính Pháp lên một số thành phố, tỉnh lỵ thay thế cho quân Tưởng, giải giáp nốt quân đội Nhật Bản. Cuộc đấu tranh chuyển sang giai đoạn mới.

        Ngay từ khi thấy thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam bộ, Phan Thúc Định đã mừng rỡ như người sắp chết đuối trông thấy thuyền cứu mình. Mấy lần gã đã định tìm đường vào Sài Gòn, nhưng sau khi thăm dò thấy tình hình chiến sự ác liệt, ta kiểm soát chặt chẽ mọi con đường, gã đành nán lại chờ đợi. Trong khi tiếp xúc với gia đình bọn quan lại cũ ở Huế, Phan Thúc Định thường được nghe người ta nói về Ngô Đình Diệm. Một số trong bọn này tỏ vẻ trông cậy ở họ Ngô sẽ là cứu tinh của chúng (bởi vì lúc ấy chúng cho là Bảo Đại đã thoái vị, đã phải đầu hàng trước Việt Minh rồi, còn bọn Trần Trọng Kim thì đã hoàn toàn sụp đổ cùng với sự sụp đổ của quân đội Thiên hoàng. Con bài còn lại không còn ai ngoài họ Ngô). Phan Thúc Định đoán biết Ngô Đình Diệm có thể lên chức to, lại biết bố mình vốn có quen biết Diệm nên bí mật gặp Diệm. Gã được mách cho biết lúc này Diệm đang có mặt ở Hà Nội.

        Phan Thúc Định ra Ha Nội. Đúng vào lúc quân của tướng Lơ-cléc đã vào thủ đô. Phan Thúc Định nhìn thấy bọn lính viễn chinh Pháp đội mũ nồi lệch, đeo dây biểu chương, ngồi ghếch chân lên xe díp hoặc đứng trên xe thiết giáp lượn lờ ở một vài phố Hà Nội. Đây là những cứu tinh của gả ! Đây là những người sẽ giúp gã trả được thù nhà. Gã gặp được Ngô Đình Nhu qua sự giới thiệu của một tên bạn cũng con quan ở Huế, lúc ấy đang trốn tránh ở Hà Nội. Ngô Đình Nhu, mặc dầu bề ngoài vẫn làm việc cho chính quyền cách mạng, nhưng bên trong đã nuôi sẵn những âm mưu đen tối và đã chứng tỏ khả năng tổ chức gián điệp của hắn, đã bí mật liên lạc với Phòng nhì của đạo quân Lơ-cléc và tổ chức một số tay chân thân tín, trung thành với anh em hắn. Gặp Phan Thúc Định, Nhu rất mừng.

        Hắn đang cần những người như Định. Hắn giới thiệu Định với Phòng nhì của Lơ-cléc. Thực dân Pháp mới trở lại đất nước ta nên cũng đang rất cần những tay chân như Định. Vì còn náu mình trong một chức vụ của ta nên Nhu phải giữ tuyệt đối bí mật sự liên lạc giữa hắn với bọn Pháp. Chính Định đã được Nhu cho vào gặp tướng Moóc-li-e đề nghị giúp cho Diệm trốn ra nước ngoài. Nhu đã bố trí cho Định bí mật gặp Diệm. Rồi theo đúng sự thống nhất giữa Moóc-li-e và Nhu, tối hôm đó, Định ngồi trên chiếc xe hơi của quân đội Liên hiệp Pháp, đi đón Ngô Đình Diệm, đưa vào doanh trại quân đội Pháp đóng trong thành.

        Vào đến trong doanh trại Pháp, Moóc-li-e tiếp riêng Ngô Đình Diệm. Chủ tớ gặp nhau bàn tính những chuyện gì, Định không được rõ. Từ đó, Định không được gặp Diệm nữa. Ít lâu sau, gã chỉ biết rằng bọn Pháp đã đưa Ngô Đình Diệm ra nước ngoài.

        Bọn Pháp chuẩn bị gây chiến. Tình hình mỗi lúc một căng thẳng. Bọn phản động càng ráo riết hoạt động phá hoại ta. Công an ta cũng thẳng tay trấn áp chúng.

        Ngô Đình Nhu khuyên Định trở về Huế và mang thư của hắn gửi về cho Đơ-ra-pi-ê để bàn việc lập ’’Liên đoàn Công giáo chống Cộng”.

        (Sự việc đến đây hoàn toàn như anh em Ngô Đình Diệm đã biết).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2018, 04:22:55 am »


        Nhưng những hoạt động mờ ám của bọn phản cách mạng không thoát khỏi mắt công an ta. Vào đến Huế, Phan Thúc Định bị công an bắt. Nhìn Phan Thúc Định, Vũ Long sửng sốt. Định giống Nhơn quá ! Sự giống nhau giữa Định và Nhơn, làm cho Vũ Long nảy ra một ý nghĩ táo bạo : dùng Nhơn thay Định, lọt vào hang hùm.

        Thận trọng vốn là bản tính của Vũ Long. Anh hỏi cung tỉ mỉ Phan Thúc Định, nghiên cứu đi nghiên cứu lại hồ sơ của gã. Anh đưa toàn bộ hồ sơ của Định cho Nhơn nghiên cứu. Anh trao đổi riêng dự kiến đánh địch của anh với Nhơn. Lúc đầu, anh chỉ nghĩ đến chuyện đưa Nhơn vào thay Định trong cuộc họp thành lập ’’Liên đoàn Công giáo chống Cộng" thôi. Sau khi đọc toàn bộ hồ sơ về Phan Thúc Định và suy nghĩ, Nhơn vui vẻ nhận lời thực hiện ý đồ táo bạo của Vũ Long.

        Hai người mất mấy ngày bàn bạc với nhau về từng điếm nhỏ nhất như lời nói, thái độ khi lọt vào trong hàng ngũ địch đến những điểm lớn, dự kiến mọi tình huống có thế xảy ra và biện pháp xử trí.

        Thế là Nguyễn Thành Nhơn hay Phan Thúc Nhơn mang mật danh X.30 đóng vai Phan Thúc Định, cầm bức thư của Nhu vào gặp Tổng giám mục Đơ-ra-pi-ê. Nhơn đã được dự cuộc họp kín của một số tên phản động đội lốt tôn giáo dưới sự điều khiến của bọn thực dân khoác áo thầy tu, thành lập "Liên đoàn Công giáo chống Cộng". Cùng lọt vào cuộc họp kín ấy có cả một nữ điệp viên khác của ta. Trong cuộc họp ấy, Nhơn được bọn thực dân chú ý vì thái độ nhanh nhẹn của anh. Nhờ sự có mặt của anh và người nữ điệp viên, chính quyền ta đã nắm được toàn bộ nội dung của cuộc họp và phá được cả một âm mưu đen tối của chúng trong phạm vi toàn quốc.

        Thấy bước đầu thành công, mà Nhơn lại được bọn thực dân tín nhiệm, Vũ Long quyết định giao nhiệm vụ cho Nhơn đi sâu hơn nữa vào hàng ngũ địch, cài hẳn Nhơn vào trong hàng ngũ của chúng. Chủ trương này được cấp trên đồng ý.

        Tướng Lơ-bơ-rít lúc đó có mặt ở Huế thấy trong đám tay sai nhờ mình bảo vệ có Nhơn còn trẻ tuổi, nhanh nhẹn, có học, thì muốn đào tạo Nhơn để sử dụng lâu dài. Hắn gửi Nhơn vào Sài Gòn, cho đi học. Được sự đồng ý của tổ chức, Nhơn yên tâm ở Sài Gòn học và tốt nghiệp tú tài toàn phần. Thực ra, Nhơn cũng không phải hoàn toàn học tập. Anh vẫn thường xuyên gửi về tổ chức những báo cáo về tình hình mọi mặt của Sài Gòn, tình hình thanh niên học sinh trong vùng địch kiổm soát. Tổ chức vẫn giữ liên lạc thường xuyên với X.30.

        Sau khi tốt nghiệp tú tài loại ưu, Nhơn được chính phủ Pháp cấp học bổng cho sang Pháp học vì là con gia đình đã có công lớn với chính phủ bảo hộ trước đây.

        Từ những năm 1950, sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, đế quốc Mỹ ráo riết tăng cường can thiệp vào Đông Dương. Chúng lấn dần bọn thực dân Pháp đang ngày càng tỏ ra bất lực trước cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam và đã chuẩn bị những con bài của chúng. Một trong những nhiệm vụ của chúng ta là phải nắm được những ý đồ của Mỹ. Vì vậy, trong dịp về nước nghỉ, Nhơn đã được dự một cuộc họp kín chỉ có ba người : anh Vũ Long và một đồng chí cán bộ cao cấp của ngành.

        Cuộc họp kín kéo dài mấy ngày. Sau đó, X.30 nhận nhiệm vụ mới.

        Thế là Nhơn lên đường sang Mỹ tìm gặp Ngô Đình Diệm. Anh đã thành công trong việc tìm hiểu được một phần ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam. Anh đã phát hiện Lê Mậu Thành, Phạm Xuân Phòng...

        Khi Pháp thua trận, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về nước, lập chính phủ bù nhìn thân Mỹ, thì Nhơn đã trở thành một người "gắn bó" với chính quyền ở cương vị "ngài cố vấn Phan Thúc Định" cùng anh em họ Ngô "trấn áp bọn đối lập, dẹp tan giáo phái, củng cố chính quyền họ Ngô"; đồng thời liên hệ chặt chẽ với tổ chức của ta. X.30 đã cung cấp cho tổ chức bản danh sách cán bộ kháng chiến cũ còn ở lại hoạt động vùng Sài Gòn - Chợ Lớn mà địch định khủng bố, để tổ chức kịp thời đưa những người đó đi nơi khác, đã phát hiện ra màng lưới gián điệp của Pháp do SEDCE cài lại sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết ; nhờ đó, ta có kế hoạch đối phó, không để cho bọn này rơi vào tay của C.I.A. Mỹ. X.30 cũng đã cung cấp tin tức, ảnh về những vụ địch cưỡng ép đồng bào miền Bắc di cư vào Nam, về những toán gián điệp biệt kích mà địch đã thả ra phá hoại miền Bắc, để miền Bắc kịp thời trừng trị bọn chúng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2018, 04:28:55 am »


        Ra Huế, Nhơn đã báo cáo với tổ chức về kế hoạch "GIÓ ĐÃ XOAY CHIỀU" của Mỹ - Diệm. Nắm được ý đồ chiến lược của địch, ta đã đập tan kế hoạch đó, làm địch hoàn toàn thất bại trong việc sử dụng tên Lý Ngọc Tú làm đặc vụ đè bẹp phong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên ; việc chúng dùng tên Lê Mậu Thành làm nội gián định phá vùng giải phóng, căn cứ địa của ta, và trong việc chúng có mưu đồ lấy Tố Loan giảng một bẫy lớn phá các cơ sở của ta ở vùng giáp ranh.

        Tuy nhiên, đã có một lần ở Huế anh suýt bị lộ, do một sự sơ xuất của Vũ Long. Trước đây, khi Phan Thúc Định bị bắt, hắn đã không khai ra (và Vũ Long đã không chú ý hỏi) về việc hắn đã có người vợ sắp cưới tên là Phương Lan - con gái út của viên Án sát họ Trần, quê ở huyện Hải Lăng. Cuộc chạm trán bất ngờ trên đường phố, Phương Lan tưởng anh là Phan Thúc Định (thật) - vị hôn phu của nàng, trong khi đó thì Nhơn coi nàng như một người chưa từng quen biết. Nhờ đóng kịch nên trong cuộc gặp lại nhau tại phòng khách nhà chú Vân Anh, Phương Lan mới không còn oán trách anh, nhưng khi nghe anh tỏ bày tâm sự, nàng không khỏi đau lòng vì duyên số bẽ bàng.

        Mặc dầu đã khéo che mình và với vỏ bọc chu đáo, song C.I.A. vẫn nghi ngờ anh nên tìm mọi cách để loại trừ anh. Sau khi được Tố Loan cho biết C.I.A nhất định giết mình bằng được, Nhơn xin ý kiến tổ chức và trình bày ý kiến của anh. Thấy Nhơn hoàn thành nhiệm vụ và ở lại cũng không có lợi nữa, tổ chức đồng ý rút anh về. Anh đã hẹn với Tố Loan hôm sau anh vẫn đi ra Kim Long dạo chơi như thường lệ...

        Thấy Nguyễn Thành Nhơn dừng lại, đồng chí Tư lệnh hỏi :

        -  Đồng chí đã làm thế nào thoát được cuộc phục kích của bọn Mỹ ?

        Nguyễn Thành Nhơn cười :

        -  Tôi lên Kim Long sớm hơn thường lệ. Có khác mọi lần là lần này tôi rủ cả thằng vệ sĩ của Cẩn cấp cho tôi đi theo. Tố Loan đã làm một bữa ăn khá thịnh soạn đợi tôi. Ăn xong, tôi vờ say rượu, nhờ tên vệ sĩ lái xe tìm đến nhà người quen ở cây số 15, cáo lỗi rằng tôi không lên chơi được. Tên vệ sĩ này, vốn là một tên đặc vụ tin cẩn của Ngô Đình Cẩn, nhận lời đi ngay. Hắn hy vọng rằng lần này sẽ có tài liệu về sự hoạt động của tôi đế báo cáo cho chủ. Tôi đợi hắn ở nhà Tố Loan. Lúc 18 giờ 05 phút thì tiếng súng rộ lên ở phía Bắc. Biết rằng chiếc xe đã lọt vào ổ phục kích của bọn Mỹ, nhưng tôi vẫn đợi đến tối trời mới rời khỏi nhà Tố Loan...

        Vũ Long tiếp lời Nguyễn Thành Nhơn :

        - Đồng chí X.30 chưa kế nốt để anh rõ ? Đồng chí ấy trước khi về còn lập một chiến công to lớn. Trong khi làm "cố ván” cho Ngô Đình Cẩn, đồng chí ấy đã nghiên cứu kỹ đường đi lối lại, các tủ riêng của Cẩn và đồng chí ấy đã lẻn vào phòng riêng của hắn để thực hiện một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà tôi đã giao : là đoạt lại tấm bản đồ bí mật trước đây của một viên đại tá Nhật Bản giao cho ta, nhưng sau đó đã bị Phòng nhì Pháp đánh cắp1. Vừa ròi, Ngô Đình Diệm đã mua được của viên sĩ quan Phòng nhì nọ bằng một số tiền lớn, rồi cho mụ Lệ Xuân đưa ra cho Ngô Đình Cẩn. Ngoài ra, còn lấy được nhiều tài liệu quan trọng khác, trong đó có bản kế hoạch mới của Mỹ vạch ra cho anh em họ Ngô, bình định miền Nam trong 18 tháng2

        Đồng chí Tư lệnh gật đầu :

        - Lấy được bản kế hoạch mật đó là một điều làm cho Mỹ- Diệm đau đầu. còn cái bản đồ kia bị mất, chắc chắn anh em họ Ngô phát điên lên được... Các đồng chí làm ăn khá thật !

        Nguyễn Thành Nhơn :

        - Thưa đồng chí, tôi vẫn nghĩ rằng riêng tôi không thể làm được gì cả nếu không có đồng chí Vũ Long, anh em trong tổ chức giúp đỡ, không có những người như em nhỏ đánh giày ở Sài Gòn, anh chủ quán sách ở Huế, thậm chí cả những người như Mai Lan, Tố Loan...

        Nụ cười đôn hậu vẫn trên môi đồng chí Tư lệnh :

        - Đồng chí nói đúng. Đúng như lời Hồ Chủ tịch đã khẳng định : Nhân dân ta ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Chính lòng yêu nước, ghét giặc ấy làm tất cả mọi người đều cùng chúng ta đánh địch. Riêng tôi, ngoài những thành tích đồng chí Vũ Long đã báo cáo rồi, còn một điều tôi rất quý là đồng chí đã làm chuyển được những người như Mai Lan, như Tố Loan và tạo điều kiện cho những người ấy cũng có thể đóng góp được một phần nhỏ bé của mình cho đất nước.

        Vũ Long cũng mỉm cười nhìn Nguyễn Thành Nhơn gật đầu tán thành ý kiến của đồng chí lãnh dạo.

        Đòng chí Tư lệnh trìu mến nhìn Nguyên Thành Nhơn :

        - Bao giờ đồng chí lại có thể nhận nhiệm vụ mới được ?

        Cặp mắt Nguyễn Thành Nhơn ánh lên. Anh đáp ngay :

        - Thưa đồng chí, ngay bây giờ ạ.

-------------------
        1. Xem "Tấm bản đồ thất lạc", tiểu thuyết tình báo (2 tập). Nhà xuất bán Thuận Hóa xuất bản năm 1985 - Cùng một tác giả.

        2. Bản kế hoạch Staley - Taylor.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2018, 04:18:12 am »

        
ĐOẠN CUỐI

        Chỉ sau mấy giờ X.30 về đến cơ quan thì Phan Thúc Định thật cũng được "ra mắt", đi lại công khai bên ngoài, sau một thời gian dài quản thúc, được đổi đời qua cái tạo và được làm việc cho Cách mạng tại một nơi bí mật trong vùng giải phóng.

        Trên con đường mòn xuyên sơn vượt qua khu giới tuyến Vĩnh Linh1, một đoàn cán bộ trong đó có Vũ Long, X.30, Phan Thúc Định cùng đi, trò chuyện với nhau.

        Phan Thúc Định hỏi X.30 :

        - Trong thời gian sống trọng vùng địch, có lần nào anh gặp cô Phương Lan không ?

        - Có gặp, và vị hôn thê của anh - X.30 trả lời, giọng xúc động - Cô áy vẫn đợi chờ anh. Nếu được biết tin anh, chắc cô ấy mừng lắm !

        Phan Thúc Định ngậm ngùi :

        - Tội nghiệp ! Không rõ giờ cô ra sao ?

        Vũ Long vỗ nhẹ lên vai Định :

        -  Cậu cứ yên tâm ! Tôi báo cho cậu một tin vui : Cô ấy là cơ sở của ngành ta, do tôi trực tiếp tổ chức. Đã có lần tôi gặp cô ấy và nói rõ cho Phương Lan biết cậu đang phục vụ Cách mạng.

        Cái tin đó đến với Phan Thúc Định thật bất ngờ.

Viết xong tại thành phố Hồ Chí Minh       
Tháng 9 năm 1990.                 
ĐẶNG THANH (Vũ Long)                     

MỤC LỤC (tập 2)
GIÓ ĐÃ XOAY CHIÊU

        22. Tôi đã có cách giải quyết   

        23. Nụ cười của người trong ảnh   

        24. Một cuộc gặp gỡ bất ngờ trên đường phố   

        25. Con chim mồi trong phong trào sinh viên   

        26. Những dòng chữ bằng mực hóa học   

        27. Cụ lớn định thanh trừng nơi nào trước ?   

        28. Mai Lan và Lý Lâm   

        29. Nỗi lòng của Phương Lan   

        30. Hồng Nhật trước quân thù   

        31. Chuyện xảy ra trong bệnh viện Huế   

        32. Sổ lồng   

        33. Tố Loan trước sự thật phũ phàng   

        34. Các ông có tin tôi không ?   

        35. Kỷ vật cũ của người bạn bên núi Ngự Bình   

        36. Một quả đấm hạ hai quân thù   

        37. Lá thư tuyệt mệnh của Vân Anh   

        38. Tán bi kịch ở ki-lô-mét 13 + 500   

        39. Thoát hiểm   

        40. Trở về   

        Đoạn cuối   

        
LỜI CỦA NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ






---------------------
       1. vĩ tuyến 17.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2018, 04:30:45 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2018, 03:39:46 am »

       

X.30 tức Phan Thúc Nhơn



VŨ LONG



VÂN ANH



NGÔ ĐÌNH NHU
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2018, 03:45:01 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM