Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:33:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)  (Đọc 20442 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:07:08 pm »

Bước đầu, Quân khu đưa hai trung đoàn làm đường biên giới, một tiểu đoàn làm đường Bản Sen, một trung đoàn đi quai đê lấn biển, tổ chức đơn vị khảo sát, quy hoạch vùng kinh tế hải đảo, miền núi… xây dựng tiểu đoàn cá phá kết hợp vận chuyển hàng hóa ra các đảo.

Đơn vị khoác ba lô lên huyện miền núi Ba Chẽ đầu tiên là trung đoàn 8, vốn là trung đoàn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng “quân chiến thắng trở về” nay chuyển sang lao động xây dựng kinh tế. Từ nơi đóng quân Yên Lập (Yên Hưng) trung đoàn khẩn trương hành quân lên Ba Chẽ. Sau một thời gian lao động xây dựng doanh trại, củng cố tổ chức, quán triệt nhiệm vụ, toàn trung đoàn làm lễ ra quân thực hiện mục tiêu làm con đường dài 38km xong trong năm 1973. Đây là con đường lâm nghiệp cấp 2 nhưng trong toàn tuyến có tới 170 cầu, cống, kè, đập. Huyện ủy Ba Chẽ luôn động viên thăm hỏi và giúp đỡ bộ đội.

Bộ đội trung đoàn 8 về đến đâu đều khéo kết hợp lao động với tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Dân thương bộ đội, nhường nhà ở, giường nằm cho anh em. Nhiều xã còn cử thợ mộc đến giúp bộ đội làm nhà, vào rừng lấy tre ủng hộ bộ đội. Nhờ được nhân dân Ba Chẽ giúp đỡ, trung đoàn 8 đã làm được 100 nhà ở khá tươm tất.

Với 240.000 ngày công của năm đầu làm kinh tế, trung đoàn hoàn thành kế hoạch vượt 15 ngày, tạo được mặt bằng nâng cấp về năm sau. Kết hợp làm kinh tế, trung đoàn còn sản xuất tự túc thu hoạch 12 tấn chất bột, gần 4 tấn thịt, 1 tấn lạc, vừng, tự túc đủ rau ăn. Bình quân mỗi cán bộ, chiến sĩ nuôi 2 con gà, trồng 300 gốc sẵn, từ 5 đến 10 người nuôi một con lợn. Nguồn lương thực thực phẩm của trung đoàn tạo ra trong khi làm nhiệm vụ vừa nâng cao được đời sống cho bộ đội, vừa đỡ khó khăn cho địa phương.

Trên địa bàn các huyện miền đông, trung đoàn 43 do đồng chí Hoàn làm trung đoàn trưởng, đồng chí Chất làm chính ủy ra quân sự trung đoàn 8. Trung đoàn có khó khăn là 2/3 cán bộ trung đội thuộc thế hệ mới, vẫn phải huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ trị an vùng biên giới vừa lao động xây dựng kinh tế kết hợp củng cố quốc phòng. Thời kỳ đầu ra quân làm đường, công cụ chủ yếu là loại cầm tay nên việc đào đắp chỉ được 1,2m3 công làm đất đá, vào giữa năm đạt 2m3 rồi cuối năm đã lên 3,5m3. Các tiểu đoàn 800, 254, 244 nhiều tuần ở nơi bằng phẳng ít đá nên bình quân đạt 7m3/người. Với tổ chức chặt chẽ, lao động có kỷ luật và dần dần có kỹ thuật, trung đoàn đã sửa được 9km đường cũ, làm 31,573km đường mới.

Cùng thời gian, trung đoàn đã hoàn thành đoạn đê Xuân Hòa – Xuân Hải dài 1.400m, vượt mức 125%, thu về cho công quỹ hàng triệu đồng. Trong một đợt tiến công vào nơi khó, điểm khó, tiểu đoàn 154 còn đốt đuốc làm đêm trên tuyến đường Nà Phái đi Bình Liêu dài 15km. Chỉ hai tuần đầu, tiểu đoàn đã làm được 2km, đồng thời hàn khẩu xong đoạn đê Lục Lầm dài 30m.

Ở đảo Ngọc Vừng, tiểu đoàn 2, Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ngoài việc hoàn thành chương trình huấn luyện theo phương án hiệp đồng binh chủng trên đảo sẵn sàng giáng trả địch trong các tình huống chiến tranh phá hoại, pháo kích, đổ bộ đường không, trong vòng gần hai năm 1973-1974, tiểu đoàn đã tu bổ 550 ha rừng, vỡ hoang cấy lúa thu hoạch 7 tấn thóc, 10 tấn khoai, tự túc đủ rau ăn, chăn nuôi lợn gà đạt 20km thịt/đầu người. Trong đơn vị thường xuyên có 30 con trâu, bò, 54 lợn, 1.500 gà vịt, có gần 400 vịt đẻ hàng vạn quả trừng, tạo khả năng tiểu đoàn tự túc 2 tháng lương thực, thực phẩm.

Ở Bản Sen, tiểu đoàn 4 cũng đã hoàn thành 14km đường trên đảo, bảo đảm cơ động chiến đấu và mở đường cho nhân dân vào rừng khai thác lâm thổ sản.

Trên công trường xây dựng nhà máy gạch Tiêu Giao, Yên Mỹ, đoàn 11 mà nòng cốt là các đơn vị công binh công trình đã phát huy khả năng, kinh nghiệm bảo đảm tiến độ, chất lượng cao, kỹ thuật tốt được các chuyên gia của Bộ Xây dựng đánh giá cao. Để chủ động nguyên vật liệu xây dựng, đoàn đã chỉ đạo đại đội 3 tách khỏi đội hình xây dựng đi làm dá nung vôi có tháng khai thác 450m3 đá.

Phía trong, trên công trường bắc Cửa Lục đắp đê lấn biển, tiểu đoàn 1 trung đoàn 43 là một trong những đơn vị có hiệu suất cao. Ở đây ba phía là núi bao quanh một eo biển lấn sâu vào đất liền. Đắp được con đê lấn biển này, 100 ha sú vẹt thành ruộng lúa, nhiều vùng nước mặn được ngọt hóa, mở hướng nuôi cá, mở mang giao thông. Tham gia công trình này, cán bộ chiến sĩ ý thức được nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế địa phương sau chiến tranh, nên đã mang sức lực hoàn thành nhiệm vụ với năng suất cao dù thời gian thi công có những ngày rét xuống 3-4 độ, thủy triều lên xuống thất thường, nước ngọt hiếm, bụi than nhiều, nước mặn làm nẻ buốt chân tay. Cán bộ chiến sĩ hạ quyết tâm hoàn thành con đập dài 1.500m, rộng 1,7m đạt chất lượng tốt.

Trên các công trường khai thác than, tiểu đoàn công binh 25 tham gia xây dựng mỏ than Tràng Khê.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:10:00 pm »

Đầu năm 1954, các chiến sĩ thuộc tiểu đội khảo sát làm đường tới đỉnh cao khoảng Năm Châu. Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc, nằm giữa miệt rừng già nguyên thủy, ít có người đặt chân tới. Đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ, chỉ có tiếng thác đổ, tiếng suối rì rào, tiếng muông thú văng vẳng và tiếng rít của gió, của rừng khi mùa đông đến.

Tiểu đội khảo sát thuộc tiểu đoàn 244 được lệnh lên đây tìm đường phát tuyến, vẽ sơ đồ, cắm mốc cho đơn vị làm đường. Tiểu đội chỉ có chín người, do đồng chí Bùi Xuân Thành làm chỉ huy. Mỗi người một ba lô cùng tăng, võng, con dao, cái cuốc, lương khô, bao gạo, muối, hộp thịt, bao diêm, cái nồi… Vừa di vừa phát cây tìm lối, cắm tuyến. Khí hậu vùng cao rất khắc nghiệt, mưa nắng thất thường. Trời đang quang bỗng dưng mưa đổ xuống như trút nước, lũ réo ầm ầm. Không có củi đun nấu, phải dùng lương khô. Nước uống hứng lá rừng, vắt muỗi nhiều như trấu vãi. Đêm đến về mùa đông nhiệt độ xuống 0oC, nước đặc quánh như tuyết rơi. Một năm trời với khoảng Năm Châu heo hút, gian lao, tiểu đội đã khảo sát được 15km đường từ chân núi lên đỉnh cao 1.506m, vượt 30% định mức trên giao.

Phát tuyến tới đâu, đơn vị thi công tới đó. Con đường từ Ta Chỉ lên khoảng Năm Châu rộng mở. Ngành lâm nghiệp khai thác gỗ đưa về xuôi xây dựng.

Việc tham gia xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng của các trung đoàn, tiểu đoàn thuộc Quân khu Tả Ngạn trên địa bàn tỉnh góp phần làm tăng thêm của cải vật chất xã hội và tạo điều kiện giúp địa phương khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống, từng bước có sự phát triển mới về nguồn lợi của từng nơi.

Tháng 10 năm 1954, Thượng tướng Hoàng Văn Thái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó tổng tham mưu trưởng về thăm tỉnh Quảng Ninh, thăm trung đoàn 8, nơi xuất phát những con đường đầu tiên trên vùng núi Đông Bắc. Cùng đi với Thượng tướng có Thiếu tướng Nguyễn Quyết, Chính ủy Quân khu Tả Ngạn.

Nói chuyện với địa biểu cấp ủy, chính quyền địa phương cùng cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 8 tại Ba Chẽ, Thượng tướng rất vui về thành tích bước đầu của trung đoàn trong xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng. Thượng tướng mong trung đoàn làm kinh tế giỏi hơn nữa, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng có lệnh là đi, có địch là đánh và đánh là phải thắng. Với đại biểu cấp ủy, chính quyền huyện Ba Chẽ, Thượng tướng kể lại những kỷ niệm hồi ở căn cứ trong chiến trường, rừng cây bị chất độc hóa học Mỹ tàn phá. Về Ba Chẽ, nhìn rừng cây xanh tốt, đất Ba Chẽ màu mỡ, lâm, thổ sản quý có nhiều, đồng bào các dân tộc đoàn kết,quân dân một ý chí… thật sự phấn khởi(1).

Cùng với sự phát triển kinh tế, kết hợp quốc phòng ở biên giới, hải đảo, công tác động viên tuyển quân năm 1974 có nỗ lực lớn. Tất cả cấp ủy các cấp tập trung chỉ đạo bằng mọi biện pháp động viên chính trị, kiên quyết chống tiêu cực và giải quyết tình hình thiếu công bằng trong thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi công dân. Với tinh thần tiến công không khoan nhượng, đợt tuyển quân năm 1974 đã tuyển ở cơ sở yếu được 12,91%, tuyển ở diện không công bằng hợp lý được 34,58%. Chỉ với hai đối tượng này, toàn tỉnh tuyến được 47,49%.

Nhiệm vụ khai thác của ngành than cũng có bước phát triển.

Ở mỏ than Mạo Khê, đến hết năm 1974 đội ngũ công nhân mỏ đã lên tới 2.000 người, trong đó có trên 10 kỹ sư, 205 cán bộ trung cấp kỹ thuật, sản lượng cả năm đạt trên 200.000 tấn.

Trên công trường, khôi phục và xây dựng mỏ Vàng Danh theo thiết kế và trang bị của Liên Xô, chủ yếu khai thác trong lò, áp dụng một phần cơ khí từ khâu khai thác đến khâu vận chuyển, vừa khôi phục vừa sản xuất, đến năm 1974, sản lượng than đã đạt tới hàng chục vạn tấn/năm.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, toàn tỉnh đã huy động trên 8 triệu ngày công làm đất, làm đá, bê tông xây mương máng, kè cống, hồ đập, trạm bơm, khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích với tổng số vốn đầu tư gần 19 triệu đồng.

Nghề cá là một thế mạnh của Quảng Ninh. Đến 1974, năng suất lao động trong nghề cá (bình quân một lao động/năm) đạt 2,9 tấn (gấp hai lần năm 1964), là năm đạt sản lượng cao nhất được nhận cờ thi đua “Tỉnh có nghề cá khá nhất” của Tổng cục Thủy sản. Hợp tác xã Hải Tân (Quảng Hà) được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, được Bác Tôn tặng lẵng hoa.



Hợp tác xã ngư nghiệp Hồng Gai vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu


(1) Trích tài liệu lư trữ của Văn phòng Quân khu ủy, quyền 5, tr.79, 1974.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:10:59 pm »

Về phát triển giao thông, đã làm ngầm, cầu, giải phóng được 7 phà tạo điều kiện giao thông nhanh chóng thuận lợi. Đến cuối năm 1974, từ tỉnh đã có đường, về tới trung tâm cá huyện lỵ, 136 xã trong số 154 xã của tỉnh (trừ số xã hải đảo) ô tô về đến xã. Toàn tỉnh làm được 1500km đường trục xã, liên thôn, ra cánh đồng phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp. Toàn ngành được thưởng 30 huân chương các loại, 5 đơn vị được công nhận là dũng sĩ giao thông vận tải, 2 tổ đạt danh hiệu tổ lao động xã hội chủ nghĩa.

Về vận tải, đã vận chuyển trên một chục triệu tấn hàng, ngót 10 triệu người đi lại trên tuyến đường bộ, sông, biển. Đi đôi phát triển đường sá, phương tiện vận chuyển, ngành giao thông vận tải còn tập trung xây dựng 2 xí nghiệp công nghiệp, 4 trạm bảo dưỡng. Từ chỗ chỉ đóng được thuyền gỗ thô sơ đã tiến lên đóng được tàu khách chạy ven biển loại 150 chỗ ngồi, đồng thời đóng được cả tàu vỏ sắt, tàu khách, xà lan các loại.

Đội ngũ cán bộ, công nhân toàn ngành đến 1974 tăng 20 tấn (so với 1956), đội ngũ công nhân kỹ thuật tăng 60 lần, có 47 kỹ sự, 160 cán bộ trung cấp.

Với thành tích đóng góp vào sự nghiệp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, phát triển kinh tế, văn hóa, chi viện chiến trường… ngành giao thông vận tải dũng cảm vượt qua thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 30 huân chương các loại.

Một số ngành khác trong công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp có nhiều phát triển về tổ chức và hoạt động thực tiễn…

Ngành cơ khí trong tỉnh với tiềm lực và trang thiết bị được xây lắp, cải tiến đã tự thiết kế, chế tạo các loại máy công tác phục vụ nông nghiệp, xây dựng và có năng lực đảm bảo trung tu, đại tu các máy động lực lớn. Riêng nhà máy cơ khí Hữu Nghị đã sản xuất hàng trăm máy tuốt lúa, hàng trăm máy xay xát gạo, chế tạo các máy nghiền bột khô, máy băm thái rau cho các trại lợn tập thể, sản xuất hàng nghìn xe cải tiến, các loại xe goòng.

Ngành sành sứ từ những xưởng làm bát thủ công, nay đã sử dụng điện vào cơ khí vào khâu nghiền đất, mài men. Nguyên liệu như hóa chất trước đây phải nhập ngoại, nay đã tìm được một số nguyên liệu thay thế. Khả năng sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phổ biến, đảm bảo được một số hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Toàn ngành công nghiệp địa phương đã có 40 cán bộ tốt nghiệp đại học, 200 cán bộ trung cấp, 4.000 công nhân, trong đó có nhiều công nhân tay nghề bậc cao.

Giá trị tổng sản lượng từ 4.500.000 đồng (1960) lên 20.630.000 đồng; trong đó một số ngành có tỷ lệ tăng nhanh: chế biến thực phẩm tăng 1,8%, sản xuất đồ sứ tăng 296%, sản xuất đồ sành tăng 312%.

Về tiểu thủ công nghiệp và phong trào hợp tác hóa, đến hết năm 1974 có 123 hợp tác xã bậc cao, 91 hợp tác xã bậc thấp, có gần một vạn thợ thủ công, chiếm 87,3% tổng số thợ thủ công toàn tỉnh. 10 ngành có năng lực sản xuất phục vụ công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương, nông nghiệp kiến thiết cơ bản, giao thông vận tải, xuất khẩu và tiêu dùng của nhân dân ta. Một số ngành tăng nhanh (đến hết năm 1974): kim khí thông thường tăng 21,2 lần so với năm 1955, vật liệu xây dựng tăng 39,2 lần, chế biến gỗ, tre tăng 9,7 lần.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được chăm lo trên cơ sở kinh tế xã hội của miền Bắc, của tỉnh được đẩy mạnh và phát triển. Sự nỗ lực phi thường trong sản xuất dưới bom đạn của kẻ thù của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và nhân dân các dân tộc không ngừng tạo ra nguồn của cải vật chất cho xã hội; giá cả thị trường ổn định, đời sống bình thường của nhân dân kể cả lúc phải khắc phục hậu quả chiến tranh vẫn từng bước được cải thiện, các tiêu chuẩn cơ bản về gạo, thịt, đậu phụ, đường, nước mắm, vải, muối… vẫn được cung cấp đầy đủ.

Đời sống tinh thần cũng không ngừng được nâng cao. Quá trình xây dựng và phát triển, ngành văn hóa đã có cơ sở vật chất khá lớn: 1 quốc doanh chiếu bóng với 25 đơn vị, 4 đoàn nghệ thuật, 15 thư viện (có 2 thư viện thiếu nhi), 4 nhà truyền thống, 1 quốc doanh phát hành sách, 1 công ty nhiếp ảnh, 1 xí nghiệp quốc doanh in…

Sự nghiệp giáo dục qua hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ vẫn ổn định và phát triển. Tỉnh vẫn duy trì được việc học tập cho con em đồng bào các dân tộc. Trường lớp ngày càng tăng, trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm phát triển mạnh. Năm học 1973-1974 có 1.142 học sinh.

Năm học 1974-1975 toàn tỉnh có:

- Số trường:         386

- Số lớp:            6.005

- Học sinh phổ thông các cấp:   164.685

- Học viên bổ túc văn hóa:   11.500

- Giáo viên các cấp:      6.757

Sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân trong những năm chiến tranh ác liệt là thời kỳ sự nghiệp y tế phát triển khá nhanh trên nhiều mặt. Tính đến hết năm 1974, có 23 bệnh viện, 50 bệnh xá, 15 trạm y tế, 828 y sĩ, bác sĩ, bình quân một vạn dân có 12,4 y sĩ, bác sĩ và 45 giường bệnh. Hầu hết các xí nghiệp trong công ty than Hồng Gai đều lập nhà điều dưỡng để chăm sóc sức khỏe công nhân, cán bộ, viên chức.

Sự phát triển của ngành y tế đã đẩy lùi hoặc làm giảm các bệnh dịch nguy hiểm: dịch tả, đậu mùa, thương hàn… và căn bản tiêu diệt sốt rét.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:12:01 pm »

2. Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tất cả cho tiền tuyến (1975).

Trung tuần tháng 2 năm 1975, Tỉnh ủy Quảng Ninh triệu tập hội nghị cán bộ quán triệt chỉ thị Ban Bí thư Trung ương Đảng và nghị quyết Quân ủy Trung ương về công tác quân sự địa phương trong tình hình mới. Hội nghị hoàn toàn nhất trí với tinh thần chỉ thị, nghị quyết của trên về vai trò, vị trí chiến lược của công tác quân sự địa phương trong toàn bộ công tác quân sự của Đảng. Khi đất nước có chiến tranh cũng như khi đã chuyển sang hoàn bình, quân sự địa phương luôn luôn là một mặt công tác quan trọng của các cấp ủy đảng, gắn chặt việc thực hiện nhiệm vụ quân sự với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phấn đấu xây dựng tỉnh giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh, làm tròn nghĩa vụ đối với chiến sĩ đồng bào miền Nam ruột thịt.

Kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư tỉnh ủy phát động phong trào ra quân mùa xuân tập trung vào nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất và động viên tuyến quân, thực hiện kế hoạch ra quân cả năm 1975 trong một đợt, một lần.

Ngày 20 tháng 2 năm 1975, huyện Đông Triều mở đầu khí thế ra quân của toàn tỉnh, hoàn thành gọn một đợt trong một ngày, vượt chỉ tiêu cả năm 5%. Quân khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu Tả Ngạn tặng Đông Triều bức trướng mang dòng chữ “Hoàn thành giỏi nhiệm vụ tuyển quân năm 1975”. Sau Đông Triều, các huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, thị xã Uông Bí cũng hoàn thành vượt chỉ tiêu cả năm gọn một đợt trong một ngày. Đến giữa tháng 3 năm 1975, tất cả các huyện thị còn lại đều hoàn thành vượt chỉ tiêu tuyển quân.

Thực hiện chỉ lệnh tuyển quân năm 1975 của Bộ Tổng Tham mưu đến ngày 15 tháng 4 năm 1975 Quảng Ninh và Hải Hưng là hai tỉnh hoàn thành xuất sắc nhất trong các tỉnh miền Bắc về thực hiện tuyển quân chi viện chiến trường.

Tổng kết công tác động viên tuyển quân năm 1975 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh nêu rõ:

- Thắng lợi của nhiệm vụ động viên tuyển quân năm 1975 là toàn diện. Trong một thời gian ngắn, bảo đảm tuyển đủ số lượng gấp hơn hai lần năm 1974 với chất lượng cao, giao quân nhanh gọn trong một đợt, giao đủ một ngày, vượt chỉ tiêu cả năm, thực hiện đúng yêu cẩu của Trung ương, đáp ứng yêu cầu chiến trường đang thắng lớn và phát triển nhanh.

Số quân giao năm 1975 của tỉnh tuyển ở cơ sở yếu được 2,96% (tuyển ở diện không công bằng), còn lại là tự nguyện nhập ngũ (8,56%), diện phải nuôi dưỡng (1,11%), còn 87,37% và số vượt chỉ tiêu là do tuyển đều ở tất cả các cơ sở, huyện thị trong tỉnh.

Cùng với tin vui về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân, ngày 30 tháng 5 năm 1975 nhà máy điện Uông Bí đã hoàn thành xây dựng đợt 3 theo đúng tiến độ, thể hiện tài năng và ý chí của giai cấp công nhân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự giúp đỡ tích cực của chuyên gia Liên Xô, tạo thêm nguồn điện phục vụ sản xuất, quốc phòng và đời sống nhân dân.

Những ngày tháng 3 năm 1975, cuộc tiến công của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam phát triển với tốc độ một ngày bằng hai mươi năm.

Ngày 10 tháng 3 năm 1975, quân ta tiến đánh Buôn Ma Thuột, mở đầu chiến dịch Tây Nguyên, đồng thơi mở cửa đột phá của cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975.

Từ hậu phương Quảng Ninh, cơ quan bộ chỉ huy quân sự tỉnh tưng bừng trong khí thế vui mừng chiến thắng của chiến trường và rộn rã ngày đêm những kế hoạch, phương án giúp tỉnh ủy chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng giáng trả âm mưu, thủ đoạn của địch trả đũa cuộc tiến công của quân dân miền Nam, đánh phá trở lại miền Bắc. Trên trận địa tiểu đoàn pháo cao xạ 237, các đơn vị pháo phòng không của tự vệ vùng mỏ, của tổ trực chiến, săn máy bay của dân quân du kích không ngừng luyện tập nâng cao trình độ sẵn sàng đánh trả các tình huống máy bay địch đến đánh phá địa phương. Các đơn vị phòng thủ khu vực ngoài tuyến đảo, các đơn vị pháo đối biển luyện tập không ngừng chống quân địch đổ bộ đường không và tập kích bằng đường biển.

Vừa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị bộ đội tỉnh, các đơn vị tự vệ dân quân sẵn sàng lên đường đáp tiếng gọi của miền Nam ruột thịt. Cán bộ chiến sĩ nhiều đơn vị tự nguyện làm đơn xung phong ra tiền tuyến với tinh thần “đi ngay, đi nhanh để kịp có mặt ở chiến trường lập công góp phần giải phóng miền Nam”.

Trước chiến thắng và sự phát triển của ta trên chiến trường, ngày 18 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị quyết định bổ sung quyết tâm chiến lược: giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Sau 20 ngày đêm chiến đấu, đến 24 tháng 3 năm 1973, toàn bộ Tây Nguyên đã được giải phóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:13:21 pm »

Nắm chắc thời cơ, ngày 25 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị lại bổ sung quyết tâm chiến lược, giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Ngày 25 tháng 3 ta giải phóng Huế, ngày 29 tháng 3 giải phóng Đà Nẵng, đến ngày 3 tháng 4 năm 1975 thì 5 tỉnh Bắc Trung Bộ và toàn bộ đồng bằng Trung Bộ được giải phóng.

Căn cứ phát triển như vũ báo của quân ta trên chiến trường, Bộ Chính trị tiếp tục bổ sung quyết tâm chiến lược, giải phóng miền Nam trong thời gian sớm, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975.

Vùng giải phóng miền Nam được mở rộng rất nhanh, yêu cầu có ngay đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các đoàn thể, các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội để kịp thời tham gia quản lý vùng mới giải phóng. Thực hiện sự lãnh đạo của tỉnh ủy và chỉ đạo ngành dọc cấp trên, hàng trăm cán bộ, nhân viên quê ở miền Nam công tác tại Quảng Ninh đã được lệnh lên đường gấp về các tỉnh mới giải phóng. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh được giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu đoàn gồm các phân đội dự bị của các huyện vào vùng Tây Nguyên bảo vệ vùng mới giải phóng và chuẩn bị lập vùng kinh tế mới sau này.

Từ ngày 9 tháng 4 năm 1975 quân ta bắt đầu mở cuộc tiến công tạo thế ở đông bắc và tây nam Sài Gòn. Đồng thời ta tổ chức triển khai lực lượng hải quân và Quân khu 5 tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Với sức mạnh tổng hợp của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, của miền Nam được chuẩn bị từ trước, tập trung lực lượng lớn nhất trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cho một chiến dịch tiến công lớn nhất trong lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, tiếng súng mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu.

Những bảng tin thông báo chiến thắng đã dựng lên khắp đường phố, bến xe, bến tàu, trường học, cơ quan… thông báo kịp thời những tin mới nhất. Có nơi ghi hàng ngày. Nơi có điều kiện mỗi ngày hai lần tin sáng, chiều. Những bản tin đọc chậm trên Đài tiếng nói Việt Nam được hệ thống cơ quan tuyên huấn ghi lại để thông báo lên bảng cho loa phát thanh hoặc đọc lại trên đài địa phương.

Cả tỉnh đâu đâu cũng rạo rực tin chiến thắng, đâu đâu cũng náo nức, làm việc với tinh thần chiến trường thắng lớn. Trên các công trường khai thác than, trong nhà máy xí nghiệp những năng suất mới, chỉ tiêu mới được thể hiện bằng những mũi tên đỏ trên các bảng tin.

11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ đại thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã phấp phới bay trên nóc dinh tổng thống ngụy quyền miền Nam. Đây là thời điểm báo hiện sự cáo chung của chế độ tay sai đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn – Gia Định, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng. Cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm chống đế quốc xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng ta toàn thắng.

“Thắng lợi đó đã mở một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc… Thắng lợi ấy đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô nhất và dài ngày nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của tên đế quốc đầu sỏ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, thu hẹp và làm suy yếu hơn nữa hệ thống đế quốc chủ nghĩa, củng cố tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam châu Á, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các lực lượng cách mạng trên thế giới”(1).

Miền Nam giải phóng, Quảng Ninh đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới.

Thực hiện các nghị quyết 22, 208, 209 của Trung ương Đảng về tổ chức lại sản xuất theo hướng đi lên sản xuất lớn, từ đầu năm 1975, các huyện lần lượt mở hội nghị đại biểu nông dân. Chính nhờ có những đổi mới về tổ chức quản lý, về phương thức sản xuất, về áp dụng khoa học kỹ thuật nên năm 1975, năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tạ/ha/vụ.

Nghề đánh cá biển với phong trào hợp tác xã hóa nghề cá, đến đầu năm 1975 toàn tỉnh có 57 tàu thuyền đánh cá có gắn máy, 1/3 số tàu là của hợp tác xã đánh cá, trong đó có 23 chiếc từ 23-25 sức ngựa, 10 chiếc 90 sức ngựa, 6 chiếc 200 sức ngựa, 2 chiếc 400 sức ngựa. Một số tàu cỡ lớn đã có máy dò cá, có vô tuyến điện để chỉ đạo sản xuất ở địa phương. 40 trong số gần 100 hợp tác xã đánh cá kiên quyết xóa bỏ các loại nghề ven bờ đã cũ kỹ, năng suất thấp.


(1) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:14:06 pm »

Từ ngày cải tiến công cụ đánh bắt, năng suất tăng cao, bình quân đạt trên 80 tấn/vàng, cá biệt có vàng lưới đạt trên 188 tấn/năm. Tàu máy 135 sức ngựa của hợp tác xã Chiến Thắng, Cô Tô và hợp tác xã Hải Tân (Quảng Hà) đạt 160 tấn/năm bằng công cụ thủ công.

Năng suất lao động trong nghề cá năm 1975 bình quân 1 lao động đạt 3,1 tấn, tăng gấp 3 lần năm 1964. Sản lượng cá biển đánh được trong năm 1975 tăng gấp 2 lần năm 1956.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết ngư dân sống lênh đênh với chiếc thuyền trên mặt biển, nay đây mai đó, thiếu thốn, cơ cực đủ bề. Ngay hầu hết bà con ngư dân đã lên bờ làm nhà ở, hình thành những thôn và ngư dân có trường học, trạm xá chữa bệnh thông thường cho xã viên. Có làng đã “ngói hóa” từ 50%-100% như hợp tác xã Hải Tân, Tiến Thành, Cô Tô, Hưng Đạo, Hùng Thắng.

Để củng cố và phát huy chính quyền dân chủ nhân dân, nhiệm kỳ thứ 3 (khóa 3) của hội đồng nhân dân tỉnh ngày càng tăng số đại biểu người dân tộc ít người, thể hiện rõ chính sách đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc, các thành phần xã hội tham gia quản lý nhà nước, tạo nên sức mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân.

Năm 1975 là một năm có nhiều thành tựu đáng ghi nhớ. Các nhiệm vụ đều được hoàn thành xuất sắc. Toàn đảng bộ nỗ lực lớn. Quân và dân trong tỉnh vững vàng vượt qua nhiều thử thách, sản xuất phát triển. Đời sống nhân dân ổn định. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững.

Quân dân Quảng Ninh dưới sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đã phấn đấu hết mình vì Quảng Ninh ngày càng giàu mạnh, vì miền Bắc hậu phương lớn của cả nước, vì miền Nam, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

Sáng mùng một tết Nguyên đán Bính Thìn, đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về vui tết với quân dân, đồng bào các dân tộc Quảng Ninh.

Hình ảnh của Thủ tướng vui tết với đảng bộ, quân và dân các dân tộc Quảng Ninh giữa ngày đầu xuân tràn ngập tin vui thắng lợi toàn diện của cả năm 1975 là một sự động viên cổ vũ lớn trong khi chuẩn bị bước vào nhiệm vụ mới của kỷ nguyên Độc lập – Hòa bình – Thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. thủ tướng có mặt và trực tiếp động viên quân và dân Quảng Ninh trong trận đầu 5 tháng 8 năm 1964 và suốt trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Thủ tướng đã nhiều lần về thăm, mở hội nghị dân chủ với ngành than bàn đẩy mạnh sản xuất (1968) và tặng cờ thưởng luân lưu đơn vị thi đua khá nhất ngành than năm 1969, về chuyển lời Bác Hồ có ý kiến với đảng bộ và công nhân mỏ (5-1969). Và hôm nay, Quảng ninh giành nhiều thắng lợi trong năm 1975, Thủ tướng về chúc tết cán bộ, chiến sĩ đồng bào trong tỉnh.

Sự có mặt của Thủ tướng Phạm Văn Đồng giữa ngày vui, năm vui thắng lợi trọn vẹn của dân tộc càng làm cho cán bộ, chiến sĩ đồng bào các dân tộc Quảng ninh tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu. Người đã dành nhiều ưu ái chăm lo, động viên và “Bác mong tất cả công nhân và cán bộ cố gắng hơn nữa, đẩy mạnh ngành than trở thành một ngành gương mẫu cho các ngành kinh tế khác, và tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp”.

Tại trung đoàn 8, một trong những trung đoàn có thành tích về lao động sản xuất, kinh tế kết hợp quốc phòng, Thủ tướng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ biểu dương cán bộ, chiến sĩ trung đoàn có nỗ lực lớn khi nhận nhiệm vụ ở một huyện miền núi nhiều khó khăn, gian khổ nhưng đã tự khẳng định được mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thủ tướng tỏ ý vui mừng về tuyến đường mới làm, về những nếp nhà tranh tre, nứa lá nhưng khang trang, về đàn trâu, đàn bò béo mộng, và đàn gia cầm từ bốn phía rừng quanh nhà đổ về sân khi có tiếng kẻng gọi ăn.

Thủ tướng ân cần dặn và chúc cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 8 luôn luôn là “trung đoàn lao động tốt, xây dựng chính quy tốt, tăng gia tự túc tốt, quan hệ địa phương tốt”.

Tại tỉnh ủy, bên cây đào đón xuân mới, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoan nghênh Quảng Ninh và Bộ tư lệnh Quân khu Tả Ngạn có sự phối hợp rất ăn ý và là nơi đi đầu trong việc chuyển lực lượng vũ trang tham gia xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng, đã làm được nhiều việc có tính chất điển hình, gương mẫu.

Trải qua 21 năm (tháng 8 năm 1954 – tháng 12 năm 1975) kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – một quá trình lịch sử oanh liệt, vừa xây dựng tiềm lực mọi mặt của một tỉnh “vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến”, vừa kiên cường chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, vừa hết lòng, hết sức chi viện chiến trường, đảng bộ, quân và dân các dân tộc Quảng Ninh đã góp phần cùng miền Bắc và cả nước hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng, tô thắm truyền thống “Đoàn kết toàn dân, chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo, đấu tranh bất khuất, kiên cường vượt mọi gian khổ, khó khăn, quyết tâm đánh giặc cho đến thắng lợi cuối cùng”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:14:51 pm »

KẾT LUẬN

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn Quảng Ninh là một thiên anh hùng ca, đỉnh cao của quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chi viện chiến trường và làm nghĩa vụ quốc tế.

Từ một địa bàn gồm ba tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên, Hồng Gai, mỗi nơi có một thế mạnh riêng, có bản sắc riêng, nhưng khi được sáp nhập lại, các địa phương vừa xây dựng, vừa củng cố và bổ sung lẫn nhau, thế mạnh được khai thác và phát huy triệt để, bản sắc riêng được giữ gìn và tôn trọng. Trong vòng 10 năm (1954-1964) trải qua hai bước sáp nhập, lúc đầu là Quảng Yên – Hồng Gai thành Hồng Quảng rồi thành Quảng Ninh (1964). Đây là một thời kỳ không lâu so với chiều dài lịch sử của mỗi tỉnh trước khi được giải phóng. Sự phát triển của mỗi địa phương, mỗi vùng khi người dân được đổi đời từ một người dân mất nước, người nô lệ đến người làm chủ vận mệnh đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình, sự trỗi dậy của ý thức và hành động cách mạng có một sức sống phi thường.

Kết quả 5 năm đầu (1955-1960) khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa rồi 5 năm thực hiện kế hoạch lần thứ nhất (1961-1965) trong điều kiện hòa bình và những kế hoạch tiếp theo trong trạng thái vừa có chiến tranh vừa có hòa bình, nhưng đảng bộ, quân và dân Quảng Ninh anh dũng vươn lên sẵn sàng chấp nhận những điều kiện hết sức khó khăn và ác liệt. Thành tựu của 21 năm (1954-1975) liên tục chiến đấu xây dựng, củng cố và phát triển đã làm thay đổi khá sâu sắc bộ mặt kinh tế, chính trị, xã hội của Quảng Ninh. Từ tiềm năng và bề dày lịch sử, quân và dân Quảng ninh tỏ rõ khí phách của một dân tộc trước họa xâm lăng của kẻ thù, đã anh dũng đánh bại mọi hành động ăn cướp của không quân Mỹ ngay từ ngày đầu 5 tháng 8 năm 1964. Trải qua 8 năm, Quảng Ninh góp phần cùng quân dân miền Bắc đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Mặc dù phải hứng chịu 24.808 quả bom các loại (bằng 9.690 tấn) mà địch đã đánh phá ác liệt vào 2.300 mục tiêu, làm chết 2.501 người, làm bị thương 3.976 người, gây thiệt hại về tiền của, tài sản của Nhà nước và nhân dân tới 69.886.908 triệu đồng, bằng 465% giá trị tổng sản lượng năm 1972 của cả tỉnh, nhưng quân dân Quảng Ninh đã anh dũng vượt lên mọi gian khổ, hy sinh. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chân lý ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đã hun đúc ý chí và quyết tâm của đảng bộ, của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đứng lên bảo vệ thành quả cách mạng, thực hiện Di chúc của Bác Hồ: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam – Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Thắng lợi của quân và dân Quảng Ninh đã góp phần tô thắm thêm lịch sử anh hùng của dân tộc và truyền thống vẻ vang của đất nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Từ thắng lợi của những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn Quảng Ninh, đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang trong tỉnh đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:

1. Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quảng Ninh thường xuyên quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng.

Hai nhiệm vụ chiến lược đó xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam là đồng thời phải giải quyết hai mâu thuẫn, giữa một bên là đế quốc Mỹ xâm lược, một bên là dân tộc Việt Nam (cả miền Nam – miền Bắc) đứng lên chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và mâu thuẫn giữa một bên là con đường chủ nghĩa xã hội và một bên là con đường tư bản chủ nghĩa.

Hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng ta tuy tính chất khác nhau, nhưng lại gắn bó chặt chẽ, thúc đẩy nhau phát triển, nhằm mục tiêu chung của cách mạng cả nước.

Một Đảng, một dân tộc, một đất nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau là một đặc điểm chưa từng xảy ra trong lịch sử cách mạng nước ta.

Quán triệt và vận dụng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng vào địa phương là một quá trình đòi hỏi phải xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm chung về mục tiêu, lý tưởng của sự nghiệp cách mạng cả nước.

Từ một tỉnh có khu công nghiệp lớn của miền Bắc, với vai trò vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến, đảng bộ, quân và dân Quảng Ninh vừa kiên cường chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ góp phần bảo vệ hậu phương lớn cả nước, vừa dốc lòng, dốc sức chi viện sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng, Quảng Ninh luôn luôn xác định việc xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt là xây dựng tiềm lực về chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa xã hội, tạo khả năng mới, chất lượng mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ miền Bắc, chi viện chiến trường trong mọi tình huống ác liệt nhất.

Việc thực hiện các kế hoạch 5 năm trên địa bàn các tỉnh, từng bước tạo cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phát huy được tinh thần tự lực tự cường, cả Quảng Ninh là một khối đoàn kết thống nhất, kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, quyết chiến, quyết thắng. Đồng thời không ngừng làm tăng của cải vật chất nhằm bồi dưỡng sức dân để “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa”, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân vẫn trụ bám vững vàng trên quê hương mình vừa sản xuất vừa chiến đấu, quyết đi tới thắng lợi cuối cùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:15:47 pm »

Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại trên địa bàn tình là một cuộc chiến đấu không cân bằng về mức độ vũ khí, trang bị, phương tiện, kỹ thuật giữa ta và địch. Có những trận, những mục tiêu đế quốc Mỹ đã sử dụng tới hàng năm, sáu chục lượt máy bay các loại được cải tiến mới nhất của hải quân, không quân, với nhiều loại bom mới ra xưởng chưa đầy dăm tháng nhưng chỉ phá hủy của ta vài khu nhà, một vài góc phố. Ngược lại, xác suất chiến đấu của các lực lượng phòng không ba thứ quân của ta có trận bắn rơi 5 chiếc, có 3 chiếc rơi tại chỗ. Có trường hợp chỉ một tổ săn máy bay hoặc một tổ trực chiến của dân quân tự vệ bắn rơi được cả loại máy bay siêu hạng, và nhiều trường hợp máy bay bị diệt trên đường vào tiếp cận đánh phá mục tiêu nên đã làm thất bại hoàn toàn cả phi vụ của chúng.

Những thủ đoạn đánh ngày, đánh đêm, đánh lén, đánh dồn dập, đánh cao, đánh thấp, đánh nhỏ lẻ, đánh phân tán dài ngày… của địch, chúng ta cũng đều có cách đối phó và hạ được máy bay địch.

Cuộc đấu trí, đấu lực giữa ta và địch có lúc rất ác liệt, nhưng quân dân tỉnh Quảng Ninh dũng cảm vươn lên phát huy mọi sáng tạo và tiềm năng của chiến tranh nhân dân địa phương đánh bại chiến tranh phá hoại của địch. Quảng Ninh tự hào là một trong những địa phương tích cực góp phần chi lửa với miền Nam để đồng bào, đồng chí trong đó bớt tổn thất đau thương, giành nhiều thắng lợi lớn ngay tại chiến trường.

Trong khói lửa chiến tranh, quân dân Quảng Ninh không chỉ tập trung toàn lực chống chiến tranh phá hoại, mà với nhiệm vụ chi viện chiến trường đã phấn đấu theo tinh thần “thóc vượt cân, quân vượt yêu cầu”.

Những năm Mỹ ngừng ném bom miền Bắc (tháng 11 năm 1968 – tháng 4 năm 1972) cũng như từ năm 1973-1975, sau khi Hiệp định Pa-ri về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, Quảng Ninh vẫn chủ động cả hai tình huống thường xuyên và đột xuất chi viện chiến trường, cho dù một bộ phận ở nơi này, nơi khác do ảnh hưởng của tư tưởng hòa bình muốn nghỉ ngơi, có hiện tượng “cạn quân, cạn nguồn” xuất hiện.

Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh tập trung giải quyết số quân tồn đọng ở vùng cơ sở yếu, ở diện không công bằng hợp lý, ở dạng thấp bé nhẹ cân, hay có bệnh ngoài da thông thường. Năm 1972, giữa bom đạn của chiến tranh phá hoại lần thứ hai, quân bổ sung cho chiến trường của Quảng Ninh đã vượt chỉ tiêu 107% và mùa xuân tổng tiến công năm 1975, với yêu cầu giao quân cả năm gọn trong một đợt và một ngày, Quảng Ninh là một trong hai tỉnh xuất sắc nhất miền Bắc được Chính phủ biển dương.

Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bảo vệ địa phương góp phần bảo vệ miền Bắc, chia lửa với miền Nam và chi viện chiến trường, hai nhiệm vụ hàng đầu ở Quảng Ninh có sự gắn bó, thôi thúc tác động và hỗ trợ nhau cùng giành thắng lợi, cùng đạt tới đỉnh vinh quang trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

2. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ Quảng Ninh luôn coi trọng việc thừa kế và phát huy kinh nghiệm Cách mạng tháng Tám năm 1945, kinh nghiệm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong điều kiện mới.

Xây dựng Đảng để Đảng luôn luôn là hạt nhân lãnh đạo là yếu tố quyết định thắng lợi mọi nhiệm vụ.

Củng cố, giữ vững và tăng cường vai trò chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước, địa phương trên phạm vị rộng, quy mô lớn, tập trung và toàn diện với trình độ không ngừng được nâng cao.

Giáo dục, động viên và tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân, phát động được lực lượng to lớn của công nhân, nhất là công nhân mỏ, nông dân, thực hiện khối công nông liên minh, tiến hành xây dựng lực lượng cách mạng đều khắp ở các vùng rừng núi, nông thôn, đồng bằng, đô thị, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc.

Phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước với tinh thần “người người thi đua, nhà nhà thi đua, ta nhất định thắng,địch nhất định thua”.

Phát huy cao độ tin thần tự lực tự cường của nhân dân trong hoàn cảnh nước ta bị kẻ thù bao vây bốn phía, thực hiện tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh “việc giải phóng của ta phải do ta làm lấy”.

Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa đánh giặc vừa bồi dưỡng sức dân, kiên quyết tiêu diệt địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương bằng máu của biết bao thế hệ, lớp trước ngã, lớp sau xông lên.

Sự phát triển kinh nghiệm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong điều kiện mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được nâng lên trình độ cao, chất lượng mới.

Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh và chiến thắng được kẻ thù hung ác, tàn bạo không chỉ là quyết tâm ở thời kỳ đầu mà trải qua 21 năm, nhất là trong hai cuộc chống chiến tranh phá hoại, nhiều lĩnh vực của tỉnh vẫn được giữ vững và phát triển, có mặt phát triển rất cao như chiến đấu và phục vụ chiến đấu, công nghiệp sản xuất than, đánh bắt cá biển, một số ngành công nghiệp địa phương, giao thông vận tải, giáo dục, văn hóa, y tế, bưu điện, lâm nghiệp, lưu thông phân phối. Giá trị tổng sản lượng năm 9175 đạt 200 triệu, gần gấp đôi năm 1965.

Sự nghiệp cách mạng của Quảng Ninh là một quá trình tiếp nối thắng lợi trong mây chục năm chiến đấu và xây dựng của đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân. Với những thành tích xuất sắc ấy, Quảng Ninh được Nhà nước tặng huân chương Hồ Chí Minh (1964), huân chương Độc lập hạng nhất (1968) và huân chương Độc lập hạng nhì (1973). 15 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 54 bà mẹ được phong tặng bà mẹ Việt Nam anh hùng, 7 anh hùng lao động trong công nghiệp, 2 anh hùng lao động trong nông nghiệp, ngư nghiệp. Các đồng chí Lý A Coỏng, đồng chí Vũ Thành (công an nhân dân), đồng chí Đoàn Sinh Hưởng, Đỗ Viết Cường, Trần Ngọc Giao và liệt sĩ Hà Quang Vóc, liệt sĩ Đặng Bá Hát được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Những phần thưởng cao quý đã làm rạng rỡ thêm truyền thống đấu tranh anh dũng của đảng bộ, của quân dân Quảng Ninh. Những thành tựu quan trọng của tỉnh đã góp phần tích cực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân cả nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:16:18 pm »

3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá đúng tình hình, phán đoán đúng âm mưu địch, đề cao cảnh giác hạ quyết tâm chiến đấu cao, luôn luôn tổng kết kinh nghiệm chiến đấu, chỉ đạo, chỉ huy để kịp thời bổ sung chủ trương quyết định về tổ chức và triển khai thực hiện kịp thời.

Thấu suốt quyết tâm chiến lược của Trung ương, ra sức xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh đủ sức đảm nhiệm việc tác chiến bảo vệ địa phương để thay thế cho bộ đội chủ lực tập trung chi viện miền Nam.

Kết hợp chặt chẽ giữa chính trị, kinh tế và quốc phòng để xây dựng và củng cố hậu phương vững mạnh, làm cơ sở vững chắc cho thắng lợi của chiến tranh.

Chăm lo củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan quân sự huyện, thị xã… làm tham mưu đắc lực cho cấp ủy chỉ đạo phong trào, chỉ huy chiến đấu, thực hiện chính sách hậu phương quân đội; đồng thời cơ quan quân sự các cấp là cơ quan phối hợp và giúp đỡ các đơn vị binh chủng, quân chủng về làm nhiệm vụ ở địa phương, là cơ quan hiệp đồng với các ban, ngành, đoàn thể chấp hành chỉ thị, nghị quyết tỉnh ủy về công tác quân sự địa phương.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh và củng cố quốc phòng.

4. Đoàn kết, bình đẳng, thủy chung gắn bó, vững vàng, chiến thắng và phát triển.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những thành tựu của Quảng Ninh được bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết, bình đẳng, thủy chung, gắn bó vững vàng chiến đấu và chiến thắng để phát triển.

Quảng Ninh từ bảo vệ mình, từ ba tỉnh sáp nhập lại, là một tỉnh tận cùng của Đông Bắc Tổ quốc, có chiều dài biên giới giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có hai cảng biển (Cửa Ông, Hồng Gai) giao lưu quốc tế… Tình hình an ninh chính trị còn nhiều diễn biến phức tạp. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương phải trải dài, vươn xa và sâu sát không chỉ trên địa bàn rộng mà gần như hầu hết các mặt ở mỗi cấp, mỗi nơi để bảo đảm phù hợp sự tiếp nhận thời mở cửa và phát triển ở vùng đó. Nhưng nhìn chung, địa bàn nào cũng phải khắc phục để vượt lên tàn dư của chiến tranh, của sự lạc hậu do chế độ cũ để lại.

Từ ba tỉnh thành một tỉnh Quảng Ninh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã tụ hội lại những gì cao đẹp nhất về đạo lý, nhân phẩm và phong cách, tạo ra một Quảng Ninh bất khả xâm phạm, thủy chung, gắn bó, nghĩa tình vì lợi ích của cả nước, của địa phương và cùng bè bạn xa gần chống kẻ thù chung, cùng giữ gìn độc lập, hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.

5. Cả nước vì Quảng Ninh và Quảng Ninh cùng cả nước chiến thắng.

Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân cả nước. Quảng Ninh cũng như các tỉnh trong cả nước, luôn luôn được sự hỗ trợ, chung lưng gánh vác theo nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi địa phương. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mối quan hệ cả nước vì Quảng ninh và Quảng Ninh cùng cả nước chiến thắng được thể hiện đa dạng phong phú và đan xen vào nhau.

Trước hết đó là sự quan tâm sâu sắc của Trung ương Đảng, của Chính phủ, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh. Quảng Ninh có nền công nghiệp than lớn nhất, quy mô nhất cả nước, có rừng, có biển, đặc biệt có vịnh Hạ Long, một cảnh quan kỳ thú của nhân loại nên Đảng, Nhà nước, Bác Hồ có sự quan tâm chăm lo đặc biệt tạo điều kiện để Quảng Nịnh phát triển phong phú hơn.

Từ tuyến đầu Tổ quốc, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam gửi tặng quân dân Quảng Ninh lá cờ vinh quang “Thành đồng Tổ quốc” để làm giải thưởng luân lưu cho đơn vị lập thành tích xuất sắc nhất trong chống Mỹ cứu nước.

Suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, Quảng Ninh đã làm hết sức mình chiến đấu, sản xuất vì cả nước và cả nước cũng đã vì Quảng Ninh, động viên cổ vũ Quảng Ninh cùng đi lên.

Miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất, Quảng Ninh chuyển sang thời kỳ mới.

Với những thành tựu, kinh nghiệm xây dựng và chiến đấu chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Quảng Ninh vững bước tiến vào thời kỳ mới, đầy tự hào và tin tưởng, phấn đấu để “Quảng Ninh trở thành một tình giàu và đẹp” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2017, 10:19:20 pm »

PHỤ LỤC

THÀNH TÍCH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
CỦA QUÂN VÀ DÂN QUẢNG NINH

- Đánh 2.340 trận.

- Bắc rơi 200 máy bay các loại.

- Thời kỳ củng cố vùng Đông Bắc sau thắng lợi kháng chiến chống Pháp đã:

+ Khám phá, bắt gọn 11 vụ gián điệp biệt kích.

+ Từ 1956-1960 bắt sống 62 tên, diệt 25 tên, bức hàng 142 tên, thu 136 súng và nhiều loại phương tiện chiến tranh.

+ Dập tắt bạo loạn của bọn phản động người nước ngoài ở Hà Cối (1956).

- Những năm đầu thập kỷ sáu mươi, bắt gọn 5 tên biệt kích, gián điệp Mỹ - Diệm và 2 toán biệt kích Mỹ - Tưởng gồm 71 tên. Riêng 2 toán biệt kích Mỹ - Tưởng gồm 26 tên do 1 thượng tá cầm đầu, 2 trung tá, 25 cấp úy, phá tan 2 khung sư đoàn của chúng.

- Tập trung cải tạo 533 tên phản cách mạng và phạm tội khác.

Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng:

- 1 huân chương Độc lập hạng nhất, 1 huân chương Độc lập hạng nhì, 1 huân chương Quân công hạng ba.

- Được tặng “Cờ thưởng luân lưu quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Bác Hồ.

- Hai lần ngành than được tặng “Cờ thưởng luân lưu khá nhất” của Bác Hồ năm 1965 và 1966.

CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TUYÊN DƯƠNG
DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN


1. Đại đội tự vệ nhà máy sàng Cửa Ông (1965)

2. Tự vệ bến Hồng Gai (1974)

3. Nhà máy điện Uông Bí (1974).

4. Quân và dân thị xã Cẩm Phả (1974)

5. Đồn biên phòng Pò Hèn (1975)

6. Đồn biên phòng Cô Tô (1976)

7. Bộ đội biên phòng Cẩm Phả (1973)

8. Quân và dân đảo Ngọc Vừng (Cẩm Phả huyện) 1974.

9. Đội phòng cháy chữa cháy Hạ Long (1967)

10. Đội tuần tra kiểm soát vịnh Hạ Long (1973)



Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Hạ Long (Quảng Ninh) đang cứu cháy 4 chiếc xà lan chở dầu năm 1966

CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG
ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

1. Lý A Coỏng, chính trị viên xã đội Thanh Y, Đầm Hà.

2. Hà Quang Vóc (liệt sĩ), quê thị trấn Đầm Hà, thuộc đoàn 3 đặc công Bộ chỉ huy Miền (1976).

3. Đỗ Viết Cường (Mỹ Sơn, Hà Cối), đoàn 126 Hải quân (1973)

4. Đoàn Sinh Hưởng (Bình Ngọc, Móng Cái), đoàn 273, Quân đoàn 3.

Những cán bộ, công nhân vùng mỏ, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp
được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Anh hùng lao động trong ngành công nghiệp khai thác than:

1. Lê Văn Hiểm, Cửa Ông.

2. Hồ Văn Dậu, Cọc 6.

3. Vũ Xuân Thủy, Cọc 6.

4. Voòng Nài Hoài, vận tải mỏ.

5. Hoàng Văn Tiến, mỏ Thống Nhất.

6. Vũ Hữu Sơn, mỏ Đèo Nai.

7. Trịnh Văn Nghinh.

Anh hùng lao động trong nông nghiệp, ngư nghiệp:

1. Tống Thị Vít, Liên Hòa, Yên Hưng.

2. Châu Vồ Mủn, huyện đảo Cô Tô.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM