Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:04:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)  (Đọc 20270 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:04:18 pm »

Từ ngày 24 tháng 12 năm 1965 đến ngày 31 tháng 1 năm 1966, sau 37 ngày ngừng ném bom, giặc Mỹ lại tiếp tục mở cuộc tiến công đánh phá miền Bắc.

Giữa tháng 4 năm 1966, Thường trực Quân ủy Trung ương giao cho Quân chủng Hải quân “triển khai lực lượng tàu tuần tiễu, hiệp đồng các lực lượng vũ trang trên bờ, sẵn sàng đánh máy bay địch để bảo vệ mục tiêu quan trọng ở khu vực Đông Bắc”.

Ngày 18 tháng 4 năm 1966, giặc Mỹ cho nhiều tốp máy bay vào đánh nhà máy diện Uông Bí.

Ngày 19 tháng 4 năm 1966, 24 máy bay Mỹ vào đánh Cửa Ông, cọc 6, trạm biến thế điện Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

Tại Cửa Ông, địch sử dụng 37 lần chiếc đánh 5 giờ liền vào nhà máy sàng và các cầu số 10, số 20. Trong một trận đánh, địch ném bom làm hỏng cầu 20. Kiên quyết trừng trị giặc Mỹ gây tội ác, quân dân địa phương đã bắn rơi 2 chiếc. Ngày 29 tháng 4 năm 1966 bắn rơi 4 chiếc. Ngày 1 tháng 5, mừng kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, Quảng Ninh bắn rơi 1 chiếc, ngày 5 tháng 5 bắn rơi 3 chiếc và 11 tháng 5 bắn rơi 2 chiếc. Trong vòng 22 ngày, Quảng Ninh bắn rơi 12 chiếc. Trận ngày 5 tháng 5 năm 1966, tổ săn máy bay của đại đội 3, đoàn bộ binh 2 do trung đội phó Nguyễn Trọng Hùng cùng 4 chiến sĩ Phạm Thắng, Nguyễn Văn Côn, Nguyễn Văn Quyền, Mai Quý Hải là tổ săn máy bay đầu tiên của Quân khu Đông Bắc dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ.

Đến cuối tháng 5 năm 1966, giặc Mỹ đã đánh phá hầu hết các cơ sở sản xuất chủ yếu của vùng than. Các đơn vị chiến đấu của phòng không, hải quân, dân quân tự vệ, công an vũ trang trình độ sẵn sàng chiến đấu cao, sức chiến đấu được nâng lên, thế bố trí hỏa lực tập trung, địa hình thuận lợi, trên bộ có đồi núi là trận địa của lực lượng phòng không mạnh, trong vịnh, giáp bờ có núi, đảo, vịnh sâu, luồng rộng, tàu hải quân cơ động dễ dàng, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, ngày đêm kiên cường đánh trả các hành động gây tội ác của địch, bảo vệ an toàn nhà máy điện cọc 5, nơi sản xuất chủ yếu trong các các hoạt động của vùng mỏ.

Những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1966, Mỹ sử dụng một lực lượng lớn không quân triển khai chiến dịch “Sấm rền” 50 An-pha tập trung đánh phá 4P(1), trọng tâm là đánh kho xăng dầu.

Ngày 30 tháng 6 năm 1966, ban thường vụ công đoàn Tổng công ty than Quảng Ninh thay mặt ba vạn công nhân mỏ gửi thư tới Ban thư ký công đoàn mỏ quốc tế (U. L.B.M) tố cáo trước dư luận thế giới tội ác đế quốc Mỹ đã gây ra cho công nhân mỏ. Thư có đoạn viết: “Từ 5 tháng 8 năm 1964 đến nay, Mỹ đã cho máy bay bắn phá 12 lần xuống các khu vực sản xuất, nơi sinh hoạt ăn ở của khu gia đình công nhân mỏ. Chúng còn bắn cả vào câu lạc bộ, công viên, nhà trẻ, nhà trường, bệnh viện… làm nhiều nhà đổ, nhiều người chết và bị thương, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em”.

Ngày 29 tháng 6 năm 1966, giặc Mỹ sử dụng 24 máy bay F.105 đánh kho dầu Đức Giang (Hà Nội) và 24 máy bay hai quân đánh kho dầu Thượng Lý (Hải PHòng).

Trước tình hình đế quốc Mỹ đã leo thang đánh vào Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và nhiều địa phương khác, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết chuyên đề chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, đặc biệt bảo vệ thủ đô Hà Nội, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Ngày 7 tháng 7 năm 1966, dân quân xã Nam Hòa (Yên Hưng) theo dõi, “quản lý chặt” đường bay của Mỹ, cảnh giác cao, sẵn sàng chiến đấu tốt, và chỉ với súng bộ binh, anh chị em bắn rơi một chiếc máy bay phản lực Mỹ. Đây là đơn vị dân quân đầu tiên trong tỉnh dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ.

Cùng ngày, đơn vị trực chiến săn máy bay của đoàn 3 chủ động đánh địch, bắn rơi một máy bay Mỹ.

Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc gửi thư khen hai đơn vị nói trên.


(1) 4P là Pétrôn: dầu, Port: cảng, Pont: cầu, People: người.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:05:18 pm »

Đầu tháng 7 năm 1966 Hội đồng quốc phòng tối cao nước ta họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Căn cứ quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố lệnh động viên cục bộ, “động viên một bộ phận sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và một bộ phận công dân thuộc ngạch dự bị nhưng chưa phục vụ tại ngũ” để tăng cường lực lượng quốc phòng, đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chính nghĩa cứu nước vĩ đại của nhân dân.

Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ cứu nước, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Người chỉ rõ: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Vì độc lập của Tổ quốc, vì nghĩa vụ đối với các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết một lòng, không sợ hy sinh gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.

Tháng 8 năm 1966, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở một chiến dịch tiếp nhận xăng dầu của các nước bạn vừa đưa đến vịnh Hạ Long. Thời kỳ này, đêm đêm tại khu chuyển tài dầu ở vịnh Hạ Long đã diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt giữa các tàu hải quân và các lực lượng khác đánh trả máy bay Mỹ. Đây thật sự là một cuộc chiến tranh trí tuệ, được thể hiện trong từng đường đạn chính xác, từng giọt mồ hồi và công sức của mỗi con người, mỗi tập thể, trên từng chiếc xà lan, máy kéo. Trước khi trời tối, tàu thuyền, ca nô, xà lan ra bơm dầu còn phân tán rải rác quanh những hòn núi muôn vẻ, mà nghệ thuật ngụy trang đã làm cho các loại máy bay trinh sát Mỹ không thể phát hiện được. Tối đến trên vùng vịnh không một ánh đèn và nhiều đêm không có cả trăng sao, nhưng ca nô, xà lan vẫn tìm đến áp mạn tàu dầu, bơm hút đủ khối lượng rồi rẽ sóng tỏa đi trong các luồng lạch vùng vịnh an toàn.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, trên công trường khai thác than Hà Tu, máy xúc E6 vượt 15%, EKQ2 vượt 40m3, máy khoan BU 5.7.16.22 vượt từ 100% - 150%.

Năm 1966, tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu các tỉnh miền Bắc về phong trào trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.

Từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 7 năm 1966, máy bay địch đột nhập bắn phá một số vùng Quảng Ninh. Quân dân địa phương cảnh giác, đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ.

Ngày 22 tháng 7 năm 1966, 3.000 dân quân tự vệ Yên Hưng phần lớn là tuổi trẻ nam nữ đã mít tinh vũ trang với khẩu hiệu ”Quyết thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ”; sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần đến.

Trong các ngày 5, 6, 7 và 8 tháng 8 năm 1966 các đơn vị, địa phương trong tỉnh bắn rơi 9 máy bay nhân kỷ niệm hai năm chiến thắng trận đầu (5-8-1964 – 5-8-1966), trong đó tiểu đoàn 237 bảo vệ yếu địa Cửa Ông bắn rơi 2 chiếc. Đặc biệt, ngày 15 tháng 8 năm 1966, tổ trực chiến dân quân xã Xuân Sơn (Đông Triều) bảo vệ cầu Cấm do xã đội phó Nguyễn Văn Vẹn chỉ huy và các chiến sĩ cũ của tổ trong đó có Nguyễn Thị Thúy Phượng mới được kết nạp Đảng, anh dũng bắn rơi một chiếc. đó là chiếc máy bay thứ 100 bị bắn rơi trên bầu trời Quảng Ninh.



Dân quân xã Xuân Sơn dũng cảm chiến đấu bắn rơi chiếc máy bay thứ 100 trên vùng trời Quảng Ninh (1965)

Vào các ngày 13, 22, 23, 28, 29 và 30 tháng 8, Quảng Ninh bắn rơi 10 chiếc, trong đó có một chiếc do dân quân Minh Thành (Yên Hưng) bắn rơi bằng súng bộ binh (28 tháng 8 năm 1966).

Thi đua thực hiện lời Bác gọi, chỉ trong tháng 8 năm 1966, Quảng Ninh bắn rơi 28 máy bay Mỹ, là một trong những địa phương bắn rơi nhiều máy bay nhất của miền Bắc.

Nhân một tháng lập công xuất sắc, Quảng Ninh vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen: “Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào các dân tộc, bộ đội và cán bộ tỉnh ta. Quân và dân Quảng Ninh hãy phát huy truyền thống anh hùng của đất mỏ, luôn luôn đoàn kết chặt chẽ, nâng cao cảnh giác, đánh tan mọi âm mưu tội ác của giặc Mỹ, lập nhiều thành tích to lớn hơn nữa trong chiến đấu và sản xuất”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:06:53 pm »

Sau hai năm xây dựng và chiến đấu, lực lượng tự vệ bến Hồng Gai đã tăng gấp 3 lần, có trang bị tốt, được huấn luyện giỏi và năm nào cũng dẫn đầu thị xã về thành tích toàn diện. Chiến sĩ Lê Viết Lung có sáng kiến làm bộ phận thay thế người lắp đạn, người nâng báng của súng máy. Trịnh Ngọc Tú nghiên cứu làm được chiếc kìm gỡ bom tổng hợp, tiện lợi, đỡ cồng kềnh, giảm chi tiêu và hiệu quả cao. Đoàn Thị Quy, cô thợ điện và là chiến sĩ tự vệ dũng cảm, có lần trèo lên chòi cao tắt van gió, bảo đảm an toàn cho máy trong khi địch đánh phá ác liệt. Đầu máy xe lửa số 13, lá cờ đầu ngành đường sắt, 3 năm liền là tổ lao động xã hội chủ nghĩa, 100% cán bộ, chiến sĩ tự vệ, công nhân bến vừa dũng cảm ngoan cường đưa tàu vượt qua bom đạn, vừa đưa than về bến an toàn.

Trong sản xuất, tự vệ bến Hồng Gai thực sự là lực lượng nòng cốt cả về năng suất và cải tiến kỹ thuật. Chiến sĩ tự vệ Trần Đình Tiến có sáng kiến làm bộ phận lá gấp cuốn gầu múc than luyện, tăng năng suất từ 1.000 đến 1.200 tấn. Hoàng Trung An, một tự vệ dũng cảm, khi địch đánh kho bị cháy, đã dũng cảm trèo lên mái, vạch tôn nhảy xuống cứu hàng giữa lúc lửa đang cháy lan sang gian hàng. Anh vinh dự được Bác Hồ thưởng huy hiệu của Người.

Trên khu vực phà Bãi Cháy – Hồng Gai, dưới sự chỉ huy kiên quyết và mưu trí của thuyền trưởng Hiệp, các thủy thủy Quang, Nho, Nhân, Tục, Tít trong nhiều chuyến phà gặp máy bay địch đánh phá, vừa bắn trả máy bay Mỹ, vừa hướng dẫn không để đồng bào nhảy xuống nước. Với các xử trí linh hoạt và quyết tâm của mình, thuyền trưởng Hiệp từng lái phà chạy tắt vào các bến phụ, tránh hướng bổ nhào của máy bay Mỹ bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.



Mặc cho địch đánh phá ác liệt, công nhân bến phà Bãi Cháy vẫn đảm bảo giao thông

Trong hai ngày 6 tháng 9 và 9 tháng 9 năm 1966, Quảng Ninh bắn rơi 4 chiếc, trong đó có một chiếc bị bắn rơi ban đêm.

Các ngày 14, 27, 29 tháng 9 năm 1966, Quảng Ninh bắn rơi 3 chiếc, trong đó có một chiếc do dân quân xã Liên Vị (Yên Hưng) bắn rơi từ một trận địa nổi. Vì địa thế xã hẹp, phía nam giáp sông, phía đông là biển, không nơi nào có thể làm trận địa bắn máy bay, dân quân phải lợi dụng các bãi sú vẹt, vượt đất, làm công sự. Khu vực sú vẹt này là hướng máy bay địch bay xuất hiện. Nhân dân trong các làng chở từng thuyền đất góp vào ụ súng, từng thuyền có thể ngụy trang. Khi di chuyển trận địa từ làng ra trận địa nổi 5-6km, phải chuyển súng đạn trên vai, lội bùn, rẽ sút vẹt mà đi. Cơ động ra đây rất gian khổ và khó khăn. Dưới bùn thì hà bám vào vách các tảng đám ngầm gây rách xước bàn chân, muỗi, dĩn vo ve từng đàn, từng đám. 12 giờ đêm anh chị em cơ động từ trận địa 1 sang trận địa 2 vì hướng này, địch xuất hiện nhiều. Sáng sớm, địch lợi dụng mặt biển bay là là mặt nước. Hai chiếc F.8U bay vào hướng trận địa. Trung đội trưởng Nguyễn Văn Liên chỉ huy, phất cờ bắn chiếc đi đầu. 4 khẩu đội súng máy cao xạ 12,7mm đồng loạt nổ súng. Đường đạn chính xác, một đám lửa từ thân máy bay bùng lên, rồi từng đốm, từng đốm lửa là tả rơi xuống biển. Cách trận địa 5km, máy bay địch lao xuống biển.

Từ trong nhà thường trực ủy ban, bí thư đảng ủy cùng xã đội trưởng Đỗ Văn Hòa chạy ra trận địa chúc mừng dân quân xã nhà chiến thắng. Tổ trực chiến đã thực hiện được lời hứa bắn rơi máy bay Mỹ ngay từ loạt đạn đầu và rơi ngay trong vùng biển quê hương.

Chiến thắng của Liên Vị, Minh Thành, Nam Hòa (Yên Hưng) có được trước hết là do cấp ủy, xã đội có quyết tâm cao, nắm vững thủ đoạn hoạt động đánh phá của địch, đã xây dựng trận địa cơ động (chính, phụ) đúng hướng, đúng ý định tác chiến, các mặt đời sống tinh thần, vật chất của dân quân được chuẩn bị chu đáo, từng tổ tích cực rèn luyện chiến thuật, kỹ thuật, bảo đảm không ngừng nâng cao sức chiến đấu, từng tổ đoàn kết giúp đỡ nhau tận tình. Trong quá trình huấn luyện và chiến đấu, anh chị em dân quân được cấp ủy, chính quyền biểu dương kịp thời.

10 giờ sáng ngày 7 tháng 11 năm 1966, tự vệ mỏ cọc 6 do tiểu đoàn phó Phan Văn Cư chỉ huy, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cao bắn rơi một máy bay Mỹ. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ sáu do dân quân tự vệ bắn rơi trên địa bàn tỉnh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:07:53 pm »

Đầu tháng 12 năm 1966 Tỉnh ủy Quảng Ninh mở hội nghị mừng chiến thắng năm 1966. Đồng chí Nguyễn Tuân, Bí thư tỉnh ủy (thay đồng chí Nguyễn Thọ Chân) và đồng chí Đoàn Phụng, đại tá Chính ủy Quân khu Đông Bắc đến dự.

Trong báo cáo mừng chiến thắng, tính từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 đến hết ngày 10 tháng 12 năm 1966, Quảng Ninh đã bắn rơi 124 máy bay Mỹ,. Riêng tháng 8 năm 1966, thực hiện lời Bác dạy, Quảng Ninh bắn rơi 28 máy bay Mỹ. Thị xã Uông Bí chưa đầy 2km2, nhưng do công tác phòng tránh tốt, địch đánh 24 trận thả 122 bom loại 250kg nhưng chưa có trường hợp thương vong nào khi đang ẩn náu trong hầm. Góp vào chiến công chung, công sức nhân dân phục vụ chiến đấu rất lớn: Yên Hưng 30.000 công, huyện Cẩm Phả 10.000 công. Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tỉnh đã làm được ba việc lớn.

- Tháo gỡ bom, tránh thiệt hại cho dân, ổn định tư tưởng, đẩy mạnh công tác sản xuất và sinh hoạt.

- Cấp cứu người bị thương, chôn cất người bị nạn.

- Bảo đảm giao thông thông suốt.

Nói chuyện với hội nghị, đồng chí Nguyễn Tuân, Bí thư tỉnh ủy đề cập ba nguyên nhân dẫn đến chiến thắng:

- Các lực lượng vũ trang nhân dân hiệp đồng chặt chẽ nên tạo được sức mạnh tổng hợp để chiến thắng.

- Ở tất cả các cấp, các điểm, chiến đấu quyết liệt, các đơn vị địa phương tự khắc phục nhiều khó khăn về trang thiết bị, về điều kiện sinh hoạt, khắc phục hậu quả địch đánh phá nhanh chóng kịp thời.

- Trong chiến đấu ác liệt vẫn bảo đảm sản xuất.

Hội nghị mừng chiến thắng còn nêu lên hai vấn đề nổi bật:

- Con người và vũ khí, vũ là quan trọng, nhưng con người là quyết định.

- Trong chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, lực lượng vũ trang làm nòng cốt và nhân dân là lực lượng quyết định, vì nhân dân là nguồn cung cấp nhân tài vật lực cho cuộc chiến đấu, giải quyết hậu quả trong tất cả các tình huống với mọi thứ phương tiện có trong tay…

Bước vào năm 1967, Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc, Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đơn vị tự vệ nhà máy sàng Cửa Ông. Cũng trong dịp này, đồng chí Lý A Coỏng được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bản tuyên dương đại đội tự vệ nhà sàng Cửa Ông ghi rõ: “Là đơn vị tự vệ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, nêu cao khẩu hiệu: sản xuất giỏi, chiến đấu dũng cảm. Trong các năm huấn luyện quân sự, tự vệ nhà máy sàng Cửa Ông đều là đơn vị dẫn đầu toàn thị xã, thường xuyên làm tốt công tác trị an, bảo vệ an toàn nhà máy”.

Vào cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ, qua nhiều trận thử lửa, tự vệ nhà sàng Cửa Ông đã dũng cảm làm tròn nhiệm vụ của mình, chiến đấu giỏi, phòng tránh tốt, phục vụ chiến đấu tận tụy, giải quyết nhanh hậu quả sau chiến đấu, bảo vệ tính mạng của công nhân, tài sản cho nhà nước, góp phần cùng dân quân thị xã bắn rơi 17 máy bay Mỹ. Ngay từ năm 1960, đơn vị tự vệ nhà sàng Cửa Ông được tặng danh hiệu đơn vị “3 nhất” toàn miền Bắc, năm 1963 là đơn vị “3 nhất” đầu tiên của khối dân quân tự vệ, được tặng thưởng huân chương Chiến công hạng ba, được 80 đơn vị dân quân tự vệ kết nghĩa giao ước thi đua; năm 1965 được tặng danh hiệu “đơn vị quyết thắng” đầu tiên của khu mỏ.

Bản tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lý A Coỏng có ghi:

“Là người dân tộc Dao, 41 tuổi, bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội xã Thanh Y huyện Đầm Hà. Là cán bộ vùng rẻo cao, đồng chí Lý A Coỏng đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình phục vụ bản làng.

Trên cả hai cương vị bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội, đồng chí Lý A Coỏng đều làm tròn nhiệm vụ với bản làng, xây dựng tốt đời sống và làm tốt công tác trị an, bảo vệ bản làng yên vui.

Đồng chí Lý A Coỏng luôn tin tưởng, trung thành với Đảng, nắm vững và vận dụng tốt đường lối chính sách của Đảng ở địa phương mình và được Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước tuyên dương là người chỉ huy gương mẫu, người cán bộ dân quân trọn vẹn với bản làng”.



Ông Lý A Coỏng, huyện Quảng Hà, có thành tích bắt biệt kích Mỹ - Tưởng năm 1963
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2017, 10:36:53 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:09:03 pm »

Do yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới, tháng 2 năm 1967 Quân ủy Trung ương ra nghị quyết về xây dựng lực lượng vũ trang ở miền Bắc. Ngày 27 tháng 3 năm 1967 Bộ Quốc phòng ra quyết định hợp nhất Bộ tư lệnh Hải quân và Quân khu Đông Bắc. Bộ tư lệnh Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc. Đại tá Nguyễn Bá Phát được chỉ định làm tư lệnh, đại tá Đoàn Phụng làm chính ủy.

Nhân dịp đầu năm 1967, trung đoàn pháo cao xạ 217 tổ chức mừng công. Ngay từ năm 1966, trung đoàn được cấp trên công nhận đã bắn rơi 12 máy bay Mỹ. Trong năm, tất cả các đơn vị của đoàn đều bắn rơi máy bay Mỹ, bảo vệ an toàn mục tiêu. Đại đội 3 hầu hết là chiến sĩ mới nhập ngũ, sau hai ngày nhận súng đã liên tục cơ động rèn luyện và đã bắn rơi một máy bay Mỹ, được nhận cờ luân lưu khá nhất trung đoàn năm 1966. 50% số chi bộ của đảng bộ, đoàn và liên chi đoàn đạt danh hiệu “đơn vị quyết thắng”. 83,45% số đoàn viên thanh niên lao động đạt danh hiệu “đoàn viên quyết thắng”. 54 đoàn viên xuất sắc được kết nạp vào Đảng, 96 thanh niên được kết nạp vào đoàn, 82,41% số đảng viên đạt tiêu chuẩn “4 tốt”, 48 chiến sĩ thi đua, 8 chiến sĩ quyết thắng.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, một chiến sĩ cách mạng lão thành từng hoạt động trong phong trào công nhân mỏ nhiều năm đã đến thăm và chia vui với cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 217. Cùng đến thăm các đơn vị trung đoàn 217 có đồng chí Bí thư tỉnh ủy.

Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 217, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã phân tích tình hình cuộc chiến đấu của quân dân hai miền Nam – Bắc, thắng lợi to lớn của ta, thất bại nặng nề của địch. Đồng chí cũng nhắc lại nhận định của Bộ Chính trị: “Năm 1967 có tầm quan trọng rất lớn đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Ở miền Nam, địch sẽ tăng cường lực lượng để đánh nhanh, thắng nhanh, chúng ta phải cố gắng hơn nữa về mọi mặt tạo thời cơ để giành thắng lợi quyết định”.

Sau những đợt đánh phá miền Bắc không đạt mục đích, đế quốc Mỹ chuyển sang hoạt động nhỏ lẻ, đánh phân tán trên các tuyến giao thông. Đầu năm 1967, Bộ tư lệnh Thái Bình Dương đề đạt lên Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ kế hoạch đánh phá miền Bắc với âm mưu leo những nấc thang cao hơn.

Ngày 8 tháng 2 năm 1967 Giôn-xơn gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm dò quan điểm, đồng thời rêu rao trò “tìm kiếm hòa bình” nhằm xoa dịu dư luận trong nước và trên thế giới.

Ngày 15 tháng 12 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư trả lời, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của Mỹ. Người đòi Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam và ngừng đánh phá miền Bắc. Cuộc thăm dò ngoại giao bịp bợm của Mỹ thất bại.

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ quyết định mở các chiến dịch “Sấm rền” và giao cho tập đoàn không quân số 7 và lực lượng đặc nhiệm 77(1) được phép đánh vào toàn bộ sáu hệ thống mục tiêu cơ bản. Đó là điện lực, công nghiệp, giao thông, cơ sở quân sự, kho nhiên liệu và hệ thống phòng không của miền Bắc.

Tháng 2 năm 1967, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị cho các lực lượng vũ trang kiên quyết đánh bại các bước leo thang trong đánh phá bằng không quân và hải quân của địch” và nhấn mạnh: “Việc bảo vệ các tuyến giao thông phải được coi là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng vũ trang trong việc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ”.

Việc xử lý hậu quả chiến tranh do địch gây ra để duy trì sản xuất là một cuộc chiến đấu giằng co, ác liệt giữa ta và địch trong chiến tranh và ngay cả sau từng trận đánh, không những chỉ sửa chữa trước mắt mà còn phải chuẩn bị cho việc sửa chữa sau chiến tranh. Có làm tốt việc này mới tạo điều kiện cho việc phục hồi sản xuất sau khi chiến tranh kết thúc.

Suốt trong nhiều năm, nhà máy điện Uông Bí, nhà máy diện cọc 5 đã vật lộn quyết liệt với sự đánh phá của địch để sửa chữa, phục hồi nhà máy. Trong trận đánh phá ngày 2 tháng 2 năm 1967, ở nhà máy điện cọc 5, dưới làn đạn bảo vệ tích cực của bộ đội cao xạ, các chiến sĩ tự vệ là công nhân kỹ thuật đã dũng cảm sửa xong đường dây tải điện cho mỏ Hà Tu. Suốt một ngày địch đánh phá Hà Tu nhiều lần và rải xuống đây 42 quả bom các loạn, nhưng khi máy bay địch vừa rời khỏi vùng trời Hà Tu thì nguồn điện từ nhà máy điện cọc 5 đã tỏa sáng, các phương tiện trang bị vận hành bằng điện tiếp tục hoạt động bình thường.


(1) Tập đoàn không quân số 7 chỉ huy các liên đội không quân Mỹ ở Thái Lan, lực lượng đặc nhiệm 77 chỉ huy các liên đội không quân của Hải quân Mỹ trên các tàu sân bay.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:10:34 pm »

Ở Cửa Ông, cầu 20 bị đánh đi đánh lại nhiều lần. Chiếc cầu này là gạch nối của tuyến đường 18 qua Cửa Ông đến Mông Dương đi Tiên Yên nối với đường số 4. Lực lượng tự vệ công nhân và nhân dân thị trấn Cửa Ông dũng cảm hoàn tất việc sửa chữa cầu trong tiếng bom nổ chậm.

Giữa lúc Mỹ đang chuẩn bị triển khai chiến dịch “Sấm rền”, tàu Gia-lét-xki (Ba Lan) chở 4.000 tấn thuốc nổ cho Việt Nam, theo lệnh cấp trên sẽ neo đâu trong vùng vịnh Hạ Long. Từ đây, các lực lượng bốc xếp, chuyển tải phân tán đi khắp nơi với thời gian rất khẩn trương và phải bảo đảm tuyệt đối an toàn. Tàu rời cảng Giơ-đi-ne và phải trải qua chặng đường biển 20.000km. Tàu treo biển “chở hàng nguy hiểm” nên dọc đường hầu như ai cũng biết. Riêng tình báo Mỹ đã sử dụng vệ tinh theo dõi tàu Gia-lét-xki cho đến phao số 0. Từ đây, Mỹ lại dùng trực thăng bám tàu đến nơi neo đâu. Để bảo đảm an toàn cho chuyến tàu chở hàng đặc biệt, thuyền trưởng tàu Gia-lét-xki yêu cầu ta bốn điểm:

- Đỗ tàu nơi trời quang.

- Không đỗ gần mục tiêu quân sự.

- Không bắn máy bay từ trên tàu.

- Trừ thuyền trưởng và thủy thủ cứu hỏa ở lại tàu, tất cả thuyền viên phải lên bờ.

Một kế hoạch bốc xếp, chuyển tải 4.000 tấn thuốc nổ được thống nhất giữa bộ chủ quản và lực lượng bốc xếp, chuyển tải của công nhân cảng Hải Phòng, có sự tham gia đóng góp của Quảng Ninh và các lực lượng bảo vệ trên biển, trên bờ.

Với tinh thần quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, toàn bộ số hàng trên tàu đã được bốc xếp và chuyển tải về đêm theo phương thức sang mạn. Khoảng 3.000 tấn xếp xuống xà lan tự hành chuyển đi quay vòng đến các hang núi đã chuẩn bị như: Bồ Nâu, Cửa Giữa, Sửng Sốt, Trinh Nữ… và một số hang khác. Còn 1.000 tấn xếp vào B3, B4 đưa xuống xà lan tự hành 100 tấn rồi đi thẳng đến vị trí tập kết khác.

Con tàu hoàn thành nhiêm vụ và lên đường về nước(1). Nhưng rồi địch cũng phát hiện được khu chuyển tải trên biển này. Chúng liền thả bom chờ nổ, thủy lôi phong tỏa chặn mọi nhánh đường. Hàng chục tàu của ta, của bạn và hàng trăm con người bị dồn vào trong khu đảo nhỏ… Nhưng Mỹ phong tỏa, tại lại phá hết thủy lôi và vùng vịnh của ta nước vẫn trong xanh, luồng lạch vẫn thông suốt.

Để chủ động đối phó tình hình mới, Tỉnh ủy chủ trương mở đợt giáo dục cho quân và dân trong tỉnh nâng cao cảnh giác và vạch trần âm mưu thủ đoạn của địch. Đồng thời về tổ chức, phát triển hình thức tổ quan sát, tổ săn máy bay, trận địa trực chiến, “tay búa tay súng, tay cày tay súng”. Xây dựng làng xã chiến đấu kết hợp hoàn chỉnh các đội bảo đảm chiến đấu. Trong xây dựng “lấy chất lượng làm chính”. Phát triển lực lượng dân quân tự vệ mạnh mẽ, vững chắc, chú trọng phát triển nữ dân quân tự vệ các vùng dân tộc, vùng đảo, các nơi xung yếu.

Trong hai ngày 1 và 10 tháng 3 năm 1967, giặc Mỹ đến gây tội ác, quân dân Quảng Ninh bắn rơi 3 chiếc. Ngày 13 tháng 3 năm 1967, Quảng Ninh bắn rơi 2 chiếc, trong đó tự vệ bến Hồng Gai bắn rơi 1 chiếc. Trước đó đêm 9 tháng 3 năm 1967, giặc Mỹ đánh phá vào một số khu dân cư ở Hồng Gai, quân dân Quảng Ninh chiến đấu dũng cảm, bắn rơi 4 chiếc, trong đó đại đội 5 trung đoàn 217 góp phần bắn rơi 2 chiếc. Vào thời điểm diễn ra chiến đấu, cán bộ chiến sĩ cả đại đội đang bị cúm, nhưng không một chiến sĩ nào chịu nằm trong lán. Chỉ huy chiến đấu là đại đội trưởng Lê Xuân Kiên cùng đại đội phó Dương Đức Thiềm. Trung đội phó Hà Văn Bành vừa thăm gia chiến đấu xong liền được đại đội cử xuống nắm tình hình nhà máy cơ khí, anh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Binh nhất Nguyễn Xuân Đạm thay khẩu đội trưởng chỉ huy gan dạ, bắn mãnh liệt vào đội hình máy bay địch.

Ngày 26 tháng 5 năm 1967, Quảng Ninh bắn rơi 1 máy bay Mỹ.

Ngày 11 tháng 6 năm 1967, Quảng Ninh bắn rơi 4 máy bay Mỹ.


(1) Trong nghề hàng hải thế giới có một vụ nổ tàu phân đạm ở bang Tếch-dát (Mỹ) đã tàn phá hai phần ba thành phố, làm chết 1.500 người, bị thương 3.000 người, mất tích 800 người, tổng thiệt hại lên tới 10 tỷ đô la. Vụ nổ khủng khiếp trên do một nguyên nhân đơn giản, một mẩu thuốc lá vứt bừa làm cháy bao phân bón. Tàu Gia-lét-xki được bảo đảm an toàn là một chiến công tuyệt vời của ta và của ban.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:11:35 pm »

Trong một trận chiến đấu phối hợp với tàu hải quân, đồng chí Phạm Văn Hùng, tự vệ nhà máy sàng Cửa Ông đã vào thay thế pháo thủ số 1 của tàu vừa bị thương. Liền sau đó, Hùng cũng bị ba vết thương, nhưng anh vẫn vững vàng trên mâm pháo. Pháo bị hỏng, kho đang bốc cháy, Hùng lại cùng đồng đội vào cứu kho đạn. Ở giờ phút cuối cùng của cuộc đời chiến đấu, anh động viên đồng đội: “Các đồng chí hãy chiến đấu bảo vệ nhà máy thân yêu của chúng ta. Tiền đảng phí của tổ, tôi để ở túi ngực dây, các đồng chí chuyển giúp”.



Khẩu đội pháo bảo vệ cảng Cửa Ông, chiến đấu bắn máy bay Mỹ ngày 15/4/1967

Ở nhà sàng, ngoài phân đội trực chiến và cơ động còn có một phân đội sẵn sàng thay thế pháo thủ, phục vụ bộ đội. Có thời gian đơn vị đã huy động 250 lượt người lên tiểu đoàn 237, phục vụ di chuyển trận địa trong 3-4 đêm liền. Có đêm giữa trận đánh quyết liệt, 30 tự vệ xung phong tiếp đạn cho bộ đội.

Chiều 12 tháng 6 năm 1967, hàng chục máy bay Mỹ từ biển lao qua phía bắc Cửa Ông vào đánh tuyến trong. Một chiếc tách khỏi đội hình, vòng ngoặt lại, nâng độ cao rồi lao xuống giội hai quả bom bị mẹ vào trận địa và đồi an dưỡng Cửa Ông. Pháo 88mm không bắn liên động được, đạn nổ rời rạc, không chính xác. Trong trận này, 20 chiến sĩ bị thương vong. Nhân dân Cửa Ông, tiêu biểu là các bà mẹ chiến sĩ đã lên thẳng trận địa đưa anh em xuống hầm sâu trong lòng núi để chăm sóc. 16 chiến sĩ hy sinh được các bà mẹ khâm liệm chu đáo. Đảng ủy và chính quyền Cửa Ông cùng tiểu đoàn 237 ngay đêm đó đã huy động người tổ chức mai táng và làm lễ truy điệu tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh anh dũng.

Trả thù cho đồng bào, đồng chí bị giặc Mỹ giết hại, ngày 30 tháng 6 năm 1967, Quảng Ninh bắn rơi một phản lực Mỹ. Đây là chiếc máy bay thứ 142 của địch bị hạn trên bầu trời Quảng Ninh.

Qua ba năm chiến đấu dũng cảm, gắn bó với vùng mỏ, trung đoàn 217 đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng.

Trung đội phó Trương Thanh Luyện, người chỉ huy bắn rơi chiếc A.4D đầu tiên trong trận 5 tháng 8 năm 1964, vẫn hiên ngang cầm cờ chỉ huy ở trận địa pháo và liên tiếp cùng đơn vị lập công mới.

Nguyễn Văn Nga, quân khí viên, bị thương còn một tay vẫn chữa pháo cho đơn vị chiến đấu.

Chiến sĩ Nguyễn Văn Thái, ngày ngày tập bắt mục tiêu trong nắng chói lòa. Có đợt địch đánh 4-5 giờ liền, Thái vẫn không lầm lẫn mục tiêu và thông báo kịp thời cho toàn đơn vị.

Khâu đội trưởng Hoàng Quốc Xuôi, bị thương nặng vẫn dựa mình vào thành công sự, tiếp tục chỉ thị mục tiêu chính xác cho khẩu đội nổ súng.

Trần Xuân Luyện, bị mảnh đạn cắm sâu bên hông vẫn điềm nhiên đạp cò, nhả đạn.

Ngô Tiến An cùng một lúc nhận tin gia đình có 5 người thân bị bom Mỹ sát hại, vẫn bình tĩnh chiến đấu.

Ngày 31 tháng 7 năm 1967, dân quân Quan Lạn (huyện Cẩm Phả) bắn rơi một máy bay Mỹ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:12:49 pm »

Cùng thời điểm này, huyện Yên Hưng thành lập trung đội phá gỡ bom mìn, gồm 30 người. Chỉ trong bốn ngày, trung đội đã tìm và phá gỡ được 600 quả bom bi, đẩy lùi một tai họa mà giặc Mỹ cố tình gieo rắc cho nhân dân.

Cuối tháng 8 năm 1967, máy bay Mỹ uy hiếp mạnh mẽ phà Ba Chẽ. Các đơn vị thuộc Bình Liêu, Móng Cái, Hà Cối và tự vệ phà Ba Chẽ phối hợp chiến đấu giỏi, bắn rơi 2 chiếc.



Đồng bào Ba Chẽ dùng trâu kéo pháo lên đồi giúp bộ đội bố trí trận địa bắn máy bay Mỹ (ảnh chụp năm 1967)

Ngày 4 tháng 10 năm 1967, nhiều tốp máy bay Mỹ vào đánh phá khu vực Đá Chồng (Hoành Bồ). Bộ đội cao xạ, dân quân tự vệ và công an vũ trang đã phối hợp chặt chẽ, 2 máy bay Mỹ bị đền tội.

Cũng trong năm 1967, việc xử lý bom mìn, thủy lôi địch đã được tiến hành khẩn trương và có nhiều cố gắng. Chỉ với phương tiện thô sơ, công binh Quân khu Đông Bắc và dân quân tự vệ địa phương giải tỏa được cảng Điền Công (Uông Bí) và Bến Triều bị bom từ trường phong tỏa.

Cuối tháng 11 năm 1967, Quảng Ninh tổng kết phong trào trị an tuyến đảo. Ba năm qua, mỗi người dân hải đảo là một chiến sĩ hải quân bám biển, giữ đảo, từng bắt gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích, xây dựng mạng lưới an ninh khá rộng khắp, bảo đảm an toàn miền ven biển, bảo vệ hải đảo.

Các đoản Quan Lạn, Minh Châu, Cái Bầu, Ngọc Vừng là những đảo trị an tốt, tổ chức tuần tra ven biển, phục vụ chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sản xuất giỏi.

13 giờ 10 phút ngày 13 tháng 12 năm 1967, hai máy bay F.4H vào bắn phá một số nơi trong tỉnh, ta bắn rơi một chiếc.

Thi đua với các xã vùng ven biển, dân quân xã Thạch Hà, huyện Cẩm Phả coi trọng huấn luyện chiến đấu mặt nước. Trong xã có một thuyền “ba đảm đang” gồm 6 nữ dân quân, 8 thuyền “ba sẵn sàng” thường tập bắn, tập bơi xa, rèn luyện và sản xuất. Trong sóng gió khắc nghiệt, dân quân toàn xã góp 676 công làm 15 trận địa bắn máy bay, có thời gian liền trong 25 ngày đi phục vụ bộ đội chiến đấu, có đêm thức trắng, có lúc phát hiện thủy lôi đã kịp thời rà phá giải phóng luồng lạch. Máy bay địch đánh vào khu ngư trường, anh chị em cứu được 12 người.

Năm 1967, mặc dù địch đánh phá ác liệt, phong trào thi đua bắn rơi máy bay Mỹ trong dân quân tự vệ sôi nổi khắp nơi. Nhiều địa phương khắc phục khó khăn, tích cực xây dựng lực lượng cơ động tìm địch mà đánh, dũng cảm mưu trí. Năm 1967, năm đầu bắn rơi nhiều máy bay Mỹ vào ban đêm, lực lượng nào cũng bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, gấp hai lần năm 1966 (10 chiếc), góp phần cùng quân dân cả tỉnh bắn rơi 168 chiếc (tính từ 6 tháng 8 năm 1964). Xã Năm Hòa (Yên Hưng) bắn rơi chiếc thứ hai trong xã bằng 74 viên đạn súng bộ binh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:15:02 pm »

*
*   *

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở hai miền Nam – Bắc ngày càng giành được nhiều thắng lợi to lớn. Mỹ - ngụy lâm vào thế bị động và liên tiếp bị thất bại.

Bước vào mùa khô năm 1967-1968, quân Mỹ tăng vọt lên tới 48 vạn. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt tết Mậu Thân 1968 giáng một đòn chiến lược bất ngờ, làm cho quân Mỹ - ngụy choáng váng, cả nước Mỹ rung chuyển. Dư luận thế giới hướng vào Việt Nam, ủng hộ và động viên, cổ vũ Việt Nam. Chiến công tết Mậu Thân của quân và dân miền Nam báo hiệu sự phá sản của chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã leo tới nấc thang cao nhất: đánh Hà Nội, thủ đô một nước độc lập có chủ quyền. Đế quốc Mỹ không lường trước được những thất bại cay đắng: 1.067 phản lực các loại bị bắn rơi trên miền Bắc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đứng trước thời cơ thuận lợi mới.

Trong các ngày 29 tháng 12 năm 1967 và 10 tháng 1 năm 1967, quân dân Quảng Ninh bắn rơi 3 máy bay Mỹ.

Mừng chiến thắng đầu xuân, Quân khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc nhắc các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ ghi nhớ lời Bác dạy “càng gần đến thắng lợi, càng nhiều gian nan”. Các đơn vị hãy chuẩn bị chu đáo tìm mọi cách đánh địch tốt nhất, phòng tránh tốt nhất, nâng cao chất lượng mọi mặt công tác, đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ.

Trong thắng lợi chung, phong trào “3 đảm đang” của phụ nữ Quảng Ninh có bước phát triển mới. Hàng nghìn phụ nữ viết đơn tình nguyện động viên chồng con nhập ngũ. Toàn tỉnh có 92 trung đội nữ dân quân tự vệ. Tất cả các tổ, các đơn vị trực chiến đấu có nữ tham gia. Trong lực lượng dân quân tự vệ, phụ nữ có 7 chiến sĩ quyết thắng, 150 chiến sĩ thi đua, 23.505 phụ nữ đạt danh hiệu 3 đảm đang, 891 phụ nữ tham gia chi ủy đảng cơ sở. Cán bộ nữ cấp huyện chiếm 43,47%, các xã 40,6%. 305 cán bộ nữ có trình độ trung cao cấp công tác trong các ngành kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật. 2.615 chị em là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã. Tỉnh có 125 trường văn hóa 3 đảm đang cho cán bộ nữ công tác trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. 1.340 nhóm trẻ do phụ nữ trông coi, nuôi dưỡng 7.277 cháu.



Phụ nữ Đông Triều hưởng ứng phong trào chống Mĩ, cứu nước (1964-1965)

Trung đội nữ Minh Vương, trung đội Đông Hải, tiểu đội Võ Thị Sáu đều được tặng danh hiệu đơn vị quyết thắng. Trung đội thuyền 3 đảm đang xã Thạch Hà (huyện Cẩm Phả) đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến: hai tháng đầu năm 1967 sản xuất vượt chỉ tiêu 3,7 tấn cá.

Đảm đang ở hậu phương, chị em còn luôn là nguồn cổ vũ, động viên những người thân trong chiến đấu ở tiền tuyến. Hội nghị đại biểu nữ có chồng con, người yêu đang chiến đấu ngoài mặt trận đã gửi thư cho chiến sĩ Quảng Ninh có mặt ở các chiến trường. Thư có đoạn viết:

“Từ ngày các anh lên đường đánh giặc, chị em ở nhà khắc phục mọi khó khăn, gương mẫu làm tròn công việc mà Đảng, đoàn thể giao phó. Chị em không những thay thế được công việc của các anh trên đồng ruộng, nhà máy mà nhiều người còn được Đảng, chính quyền, đoàn thể tín nhiệm giao cho nhiều trọng trách như: chủ tịch xã, chủ nhiệm hợp tác xã, bí thư đoàn thanh niên, xã đội trưởng… Nhiều chị em được bầu là chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng.

Mỗi lần được tin chiến thắng từ tiền tuyến báo về, chúng em như được tiếp thêm sức mạnh, càng nỗ lực thi đua để xứng đáng với các anh,.

Chúc các anh em khỏe, vui vẻ, hăng hái chiến đấu và chiến thắng, xứng đáng là trai anh hùng của đất mỏ Quảng Ninh bất khuất”.

Thực hiện “ném bom hạn chế”, đế quốc Mỹ âm mưu xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ và lừa bịp nhân dân thế giới. Trên thực tế chúng bắt đầu chuyển sang thực hiện chủ trương mới: tập trung lực lượng không quân đánh phá ác liệt và các tuyến giao thông ở phía nam vĩ tuyến 20 mà trọng điểm là từ Nghệ An (vĩ tuyến 18) trở vào, hòng ngăn chặn triệt để sự vận chuyển của ta vào miền Nam. Khối lượng bom đạn trước đây rải ra toàn miền Bắc, nay dồn cả vào Quân khu 4 (300-350 ngày, chiến 91% số phi vụ đánh phá miền Bắc trước đây).

Cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn mới của địch, Tỉnh ủy chủ trương: Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, đẩy mạnh sản xuất, rút kinh nghiệm chiến đấu sẵn sàng đánh bại địch nếu chúng gây chiến tranh trở lại ngoài vĩ tuyến 20, đồng thời đáp ứng yêu cầu chi viện chiến trường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:16:21 pm »

*
*   *

Tranh thủ thời gian địch ngừng đánh phá, các huyện, thị xã mở hội nghị tổng kết công tác chính sách hậu phương quân đội, biểu dương các gia đình quân nhân gương mẫu.

Xã Nguyễn Huệ (Đông Triều) là một trong những xã đầu tiên của tỉnh ngay từ năm 1966 đã trích một số ruộng lấy hoa lợi làm quỹ trợ cấp các gia đình liệt sĩ, thương binh có khó khăn. Cụ Nao, cụ Đàn, cụ Cần, cụ Tỷ có từ một đến hai con là liệt sĩ nhưng neo đơn, được xã trích 20-23kg thóc/tháng (bằng lao động chính ở xã) để nuôi dưỡng các cụ. Bà Xắn, mẹ liệt sĩ bị liệt, còn hai con chưa đến tuổi thành niên được xã nuôi cả ba mẹ con, được cấp thuốc chữa bệnh, được cử người đến chăm sóc tại gia đình. Vụ đông năm 1967, xã chi tiền mua 30 chăn bông tặng các gia đình chính sách. Bốn năm chấp hành chính sách hậu phương quân đội, xã tạo được khí thế tiễn người di yên tâm, đón người về phấn khởi. 100% số cán bộ, chiến sĩ ra đi từ xã Nguyễn Huệ đều trở thành quân nhân tốt.

Nhiệm vụ tuyển quân chi viện chiến trường kể từ khi hợp nhất Hải Ninh – Hồng Quảng thành Quảng Ninh 1964, đến năm 1968 toàn tỉnh đạt 104,7%. 58/61 cơ sở yếu đã tuyển quân làm nghĩa vụ quân sự, trong đó xã Hiệp Hòa (Yên Hưng) đạt 100%, xã Đông xá (huyện Cẩm Phả) đạt 111% chỉ tiêu. Bốn huyện Đông Triều, Yên Hưng, Hoành Bồ, Móng Cái liên tục vượt chỉ tiêu. Riêng năm 1968, số thanh niên nhập ngũ gấp 3 lần năm 1967.

Toàn tỉnh có 3 vạn đoàn viên tập luyện 5 môn: chạy, nhảy, bơi, bắn và võ. Phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng dân quân tự vệ có bước phát triển mới. Năm 1964 mới có 3 đơn vị, sau 4 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, số đơn vị quyết thắng năm 1966 tăng 11 lần, năm 1967 tăng 19 lần và năm 1968 tăng 113 lần. Từ một vài huyện, thị có đơn vị quyết thắng, đến năm 1968 tất cả các huyện, thị đều có đơn vị quyết thắng.

Tự vệ nhà sàng Cửa Ông từ đơn vị quyết thắng trở thành Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ trương thành, đã có hàng trăm chiến sĩ quyết thắng, 2.000 chiến sĩ thi đua, 28 đơn vị được tặng huân chương chiến công các loại.



Một phân đội tự vệ thuộc đại đội tự vệ nhà sàng Cửa Ông (đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) tham gia chiến đấu đánh máy bay Mĩ

Trong nông nghiệp, đến năm 1968, phong trào hợp tác hóa phát triển và ổn định, đã có 90% số hộ nông dân vào hợp tác xã (có 90% là hợp tác xã bậc cao trong tổng số 428, không kể vùng cao).

Tỉnh đã áp dụng cơ khí vào sản xuất nông nghiệp. Đến tháng 8 năm 1966 đã có 100/428 hợp tác xã được trang bị cơ khí nhỏ. Trạm cơ khí Phạm Hồng Thái đã có 5 đội, 70 cán bộ xã viên. Ngoài hai máy cày mà Chính phủ tặng Hải Ninh, tỉnh giao cho trạm quản lý sử dụng, trạm còn được trang bị thêm nhiều máy, phương tiện, hàng năm phục vụ 2.000 ha diện tích canh tác.

13 trạm bơm lớn nhỏ và 48 máy tổng công suất 52.620m3/giờ, nâng tổng lượng nước hàng năm cho vụ đông xuân là 15 triệu mét khối.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2017, 10:37:19 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM