Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:15:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)  (Đọc 20281 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:58:36 pm »



Sơ đồ trận chiến đấu ngày 5-8-1964 tại thị xã Hồng Gai tỉnh Quảng Ninh
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 09:54:34 pm »

Chương hai

CÙNG QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC GÓP PHẦN ĐÁNH THẮNG
CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
(1965-1968)

Chiến thắng ngày 5 tháng 8 năm 1964 như một động lực thúc đẩy quân dân Quảng Ninh tiến bước trên chặng đường mới – cả nước là một chiến trường, cả nước trực tiếp đánh Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng Ninh nhanh chống chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến. Phát huy trận đầu đánh thắng giặc Mỹ, toàn tỉnh nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu, kế hoạch năm năm (1965-1970) giành thắng lợi toàn diện.

Sau gần mười năm sống trong hòa bình, xây dựng chế độ mới, đảng bộ, quân và dân Quảng Ninh tỏ rõ ý chí, quyết tâm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng những thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội mà tiêu biểu là chiến thắng ngày 5 tháng 8 năm 1964, trận đầu thử lửa, trận đầu chống Mỹ. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chuyển sang thời kỳ mới, đòi hỏi sự năng động hơn, sáng tạo hơn. Trước hết, Đảng bộ tỉnh coi trọng việc nâng cao sức mạnh để đảm bảo yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với ý thức trách nhiệm cao hơn.

Cuộc vận động xây dựng đảng bộ, chỉ bộ “4 tốt” được đẩy mạnh và thực sự trở thành một trường học để giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên về tư tưởng, lập trường giai cấp, nhằm nâng cao nhanh chóng năng lực, trình độ lãnh đạo của mình.

Tổ chức Đảng ở nông thôn, hầm mỏ, xí nghiệp, nhà máy, cơ quan, công nông trường, đơn vị… được nâng lên về số lượng và chất lượng. Số chi bộ, đảng viên kém ngày càng giản dần. Số đảng bộ, chi bộ và đảng viên đạt yêu cầu “4 tốt” ngày càng tăng. Năm 1964 có 61% số đảng viên và 40% số chi bộ đạt tiêu chuẩn “4 tốt”. Công tác phát triển đảng viên mới lấy nâng cao chất lượng làm chính, số đảng viên mới được kết nạp hầu hết là lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua qua rèn luyện thử thách trong lao động sản xuất, công tác, chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Việc phấn đấu thực hiện xây dựng chi bộ, đảng bộ theo yêu cầu “4 tốt” được kết hợp chặt chẽ với phong trào “ba xây, ba chống” cải tiến quản lý hợp tác xã, làm thay đổi tác phong lãnh đạo của cán bộ, đảng viên. Với việc xây dựng chi bộ, đảng viên “4 tốt” kết hợp với phong trào “ba xây, ba chống”, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có nhiều chuyển biến, có tác phong đi sâu, đi sát các phong trào sản xuất và chiến đấu.

Được sự cổ vũ của chiến thắng ngày 5 tháng 8, chiến dịch khai thác than mang tên “Điện Biên Phủ” được phát động từ đầu năm 1964 liên tiếp giành thắng lợi. Tổng sản lượng đạt gần 3 triệu tấn/năm.

Ngày 2 tháng 9 năm 1964, tin công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí đã hoàn thành xây dựng đợt II vào dúng ngày Quốc khánh làm nức lòng nhân dân vùng mỏ.

Từ sau ngày 5 tháng 8, theo nhận định của Quân khu ủy Đông Bắc thì các kế hoạch phòng chống tập kích, biệt kích, giữ gìn an ninh trật tự đã được bổ sung từ cơ sở đến tỉnh và được thực hiện nhiều lần. Một số cơ quan đơn vị và các phân đội dân quân tự vệ đã sẵn sàng chiến đấu cao và thường trực chỉ huy nghiêm túc.

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-1964) Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức ngày hội đoàn kết quân dân, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đoàn kết, cảnh giác, sản xuất, giặc đến là đánh, đánh là phải thắng”.

Phong trào thi đua sôi nổi trong các nhà máy, hầm mỏ, trên đồng ruộng… và ngay cả trong trường học để tới đích cuối cùng của năm 1964 đạt nhiều thành tích xuất sắc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ.

Trong phong trào thi đua, ngành y tế có bước phát triển vượt bậc. Từ ba bệnh viện Hồng Gai, Tiên Yên, Móng Cái với mấy chục giường bệnh, vài chục nhân viên y tế phục vụ chủ yếu cho bọn thực dân nhà binh và chủ mỏ, sau 10 năm giải phóng (đến hết năm 9164), Quảng Ninh có 5 bệnh viên, với 150 – 300 giường bệnh, 24 bệnh xá với 1.425 giường, 41 bác sĩ, 7 dược sĩ cao cấp, 522 y dược sĩ trung cấp, 1.056 y tá hộ sinh; toàn tỉnh có 171 trạm y tế, với hàng nghìn y sĩ, y tá. Nhiều xã có y sĩ, dược sĩ trung cấp, bình quân một vạn dân có một bác sĩ, một nghìn dân có một y tá, 220 dân có một giường. Nhiều bệnh nguy hiểm như đậu mùa, dịch tả và một số bệnh xã hội bị đẩy lùi và tiêu diệt(1).

Cùng với ngành y tế, sự nghiệp giáo dục cũng có nhiều tiến bộ rất quan trọng. Trong vòng 10 năm, số học sinh đã tăng 10 lần chưa kể số học sinh mẫu giáo và vỡ lòng. Toàn tỉnh có 5 trường cấp III, nạn mù chữ đã được xóa bỏ ở miền xuôi(2).


(1) 55 năm chiến đấu và xây dựng…, sđd, tr. 67, 68.
(2) 55 năm chiến đấu và xây dựng…, sđd, tr. 67, 68.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 09:56:26 pm »

Sáng ngày 2 tháng 2 năm 1965 (mùng một tết Nguyên đán Ất Tỵ), Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Quảng Ninh.

Tại cuộc mít tinh của tỉnh tổ chức tại sân trường cấp III Hồng Gai, Bác đã tặng ngành than “Cờ thưởng luân lưu thi đua khá nhất”. Đây là lần đầu tiên Bác tặng cờ thi đua cho công nhân mỏ. Đồng chí Bí thư tỉnh ủy thay mặt công nhân mỏ biếu Bác hòn than đầu tiên của Kế hoạch khai thác than năm 1965 mang tên “Vì miền Nam ruột thịt”. Bác vui vẻ nhận hòn than và tươi cười nói:

“Bác mong sớm được các chú tặng hòn than cuối cùng của kế hoạch năm 1965 trước thời hạn nhiều ngày”.

Cả sân trường sôi động trong tiếng vỗ tay hưởng ứng lời Bác.



Bác Hồ về thăm nhân dân thị xã Hồng Gai tháng 2-1965



Cờ thưởng luân lưu "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quân và dân Đông Bắc, cuối năm 1965

Trưa mồng một tết, trên đường trở về Hà Nội, đến đoạn đường uốn quanh đồi Yên Lập (Yên Hưng) bát ngát đồi thông, cây cao, bóng mát, tiếng chim, tiếng thông reo bình yên, Bác Hồ và đoàn đã dừng lại nghỉ trưa.

Ghi nhớ nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân, đảng bộ và nhân dân Yên Hưng đã xây một nhà nhỏ sáu mái với hai hàng ghế để đồng bào qua lại, vào đây vãn cảnh có ghế ngồi nghỉ chân, có mái che mưa, nắng. Phia sau ngôi nhà có tấm bia ghi mấy dòng lưu niệm: “Ngày mồng 2 tháng 2 năm 1965, trong dịp về thăm và vui tết Ất Tỵ với quân dân tỉnh Quảng Ninh, Bác Hồ đã thăm đồi thông Yên Lập”. Phía dưới bia có hai câu thơ của Người:

“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 09:57:47 pm »

*
*   *

Trước nguy cơ sụp đổ của ngụy quyền miền Nam, đến năm 1965 ngay sau khi thắng cử tổng thống Mỹ, Giôn-xơn càng lao sâu vào bước đường trực tiếp xâm lược nước ta. Một mặt tăng cường quân Mỹ ở miền Nam, mặt khác Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được, một “biện pháp bổ sung chứ không phải biện pháp thay thế cho cuộc chiến tranh trên bộ của Mỹ ở miền Nam”(1). Mục tiêu cụ thể của Mỹ là:

- Ngăn chặn mọi sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam.

- Phá hủy tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc.

- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Từ ngày 7 tháng 2 năm 1965 đến ngày 13 tháng 2 năm 1965, lấy cớ đánh trả đũa các vụ quân dân miền Nam tiến công doanh trại quân Mỹ ở Plây Cu và Quy Nhơn… Giôn-xơn quyết định mở rộng các hoạt động đánh phá miền Bắc thành cuộc chiến tranh phá hoại vì “những hành động trả đũa từng thời kỳ dựa trên cơ sở một trả một sẽ thiếu sức thuyết phục của một sức ép liên tục”. Tướng không quân Mỹ Lơ Mai còn nói: “Không quân là quyết định, không quân sẽ là công cụ chiến thắng. Bằng không quân chúng ta có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào trên ghế giới này. Bắc Việt Nam hãy sờ lên gáy, nếu không chúng ta sẽ tàn phá tan hoang đẩy lùi Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá. Dưới bom đạn Mỹ, Bắc Việt Nam không chịu nổi vài tuần”.

Cũng thời gian này Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 và ra nghị quyết về tình hình nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Hội nghị nhận định: “Do những âm mưu và hành động của đế quốc Mỹ, tình hình một nửa nước có chiến tranh, một nửa nước có hòa bình đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh… Miền Nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền Bắc vẫn là hậu phương lớn”.

Quán triệt Nghị quyết 11 của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã khẳng định nhiệm vụ của đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh là: “Vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Ra sức nâng cao mọi cố gắng đánh bại chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân của địch. Tích cực chống chiến tranh mở rộng, từng bước vững chắc có trọng điểm, giữ vững an ninh trật tự địa phương, kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ quân sự, chính trị, phát triển mạnh mẽ dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”.

Dựa vào sức mạnh toàn diện của tỉnh và được Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc, Bộ tư lệnh Hải quân và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân trực tiếp chi viện lực lượng chiến đấu bảo vệ khu công nghiệp than, nhiều đơn vị phòng không được xây dựng gấp, nhiều tổ đội bắn máy bay tầm thấp của dân quân tự vệ, bộ đội địa phương, công an vũ trang đã ra đời và triển khai rộng khắp.

Tiểu đoàn 217 phát triển thành trung đoàn pháo cao xạ 217. Trung đoàn pháo cao xạ 243 chốt giữ Uông Bí. Ngày 16 tháng 9 năm 1965 thành lập tiểu đoàn pháo cao xạ 237 bảo vệ Cửa Ông(2). Lực lượng phòng không cơ động của Quân chủng Phòng không – Không quân có 2 trung đoàn tên lửa và 2 trung đoàn pháo cao xạ bảo vệ tên lửa. Theo quyết định của Bộ tư lệnh Hải quân, từ giữa tháng 7 năm 1965, các đơn vị tàu thuyền thuộc căn cứ Bãi Cháy triệt để phân tán ra các đảo thuộc vịnh Hạ Long và Bái Tử Long sẵn sàng đánh địch. Trên một dải ven biển từ Hồng Gai đến Cẩm Phả, 20 tàu của các phân đội 2, 3, 6,7 và 100 đã thả neo, treo cờ cách mục tiêu trong bờ từ 2.000 đến 3.000m. Ngoài những tàu bảo vệ mục tiêu trực tiếp, còn có các biên đội đón lõng ở các luồng để đánh địch bay vào hoặc bay ra. Năm khu vực phòng thủ của Quân khu Đông Bắc có 6 đại đội phòng không bố trí trên các đảo.

Lực lượng dân quân tự vệ có 3 đại đội pháo 37mm và 200 khẩu súng máy cao xạ 12,7mm..

Đến giữa tháng 6 năm 1965, kế hoạch tác chiến phòng không do Bộ tư lệnh Quân khu chủ trì được Thường vụ tỉnh ủy cho ý kiến, và các đơn vị phối hợp nhất trí, xác định trọng điểm địch sẽ đánh phá và ta phải tập trung bảo vệ là Hồng Gai, Uông Bí và thị xã Cẩm Phá trong đó Hồng Gai là trọng điểm của trọng điểm. Những trọng điểm của Hồng Gai là nhà máy điện cọc 5 và cảng Hồng Gai.


(1) Lời Mác Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, theo tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 8 năm 1964.
(2) Tiểu đoàn trưởng Nông Ích Sơn, chính trị viên Lê Xuân Hoài, chính trị viên phó Phan Văn Đạt, hai tiểu đoàn phó Nguyễn Liên và Trần Hương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 09:59:09 pm »

Sau ngày Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, ba vạn thanh niên, bộ đội phục viên, xuất ngũ ở tất cả các huyện, thị làm đơn đăng ký nhập ngũ hoặc tái ngũ. Thanh niên khu mỏ phát động phong trào “3 rèn luyện, 3 sẵn sàng” chống Mỹ cứu nước, mở đầu phong trào thanh niên 3 sẵn sàng của miền Bắc.



Thanh niên Đông Triều hăng hái kí tên lên đường chống Mĩ, cứu nước (năm 1965)

46 bà mẹ và vợ bộ đội ở thị xã Cẩm Phả gửi thư về tỉnh đội: “Chúng tôi xin hứa đảm nhiệm sản xuất than để chồng con đi chiến đấu, đảm nhiệm gia đình để chồng con yên tâm tại ngũ. Trước tình thế cách mạng khẩn trương, chúng tôi đề nghị các cấp lãnh đạo quyết định cho chồng con được tái đăng để làm nhiệm vụ cách mạng chiến đấu”.

Đại đội tự vệ nhà sàng Cửa Ông có bước củng cố tổ chức. Hai cấp ủy viên được bổ sung vào ban chỉ huy đại đội. Toàn đơn vị học xong chương trình bắn máy bay bằng súng bộ binh. Trong thi đua săn xuất, tự vện làm nòng cốt thực hiện: “3 quản” (năng suất cao, phẩm chất tốt, giá thành hạ), có tuần vượt 187 tới 197 tấn than sàng, ngày đạt năng suất cao nhất được 288 – 339 xe, rồi 351 xe một ca.

Ở Hà Cối, 1.256 dân quân tự vệ thuộc 16 đơn vị của cá dân tộc từ vùng ven biển Sơn Khu tập hành quân chiến đấu, mang theo trang bị trên chặng đường rừng dài 19km. Tất cả đều đến nơi quy định tại lâm trường Chúc Bài Sơn.

Huyện Bình Liêu sơ kết 6 tháng, học chính trị đạt 94,3%, học quân sự 89,9%, các cơ sở tập báo động trị an. Dân quân tự vệ Bình Liêu đi đầu làm thủy lợi đạt 19.551 công, góp phần xứng đáng giành cờ luân lưu của ngành thủy lợi tỉnh. Trong 6 tháng, dân quân tự vệ các xã cấy lúa thu hoạch được 10.620kg đủ cung cấp cho các ngày dân quân tập trung học tập, huấn luyện.

Xã biên giới Ninh Dương (Móng Cái) trải dài trên sông Ca Long, 90% dân số làm nông nghiệp. Mùa huấn luyện, dân quân kết hợp sản xuất theo lịch. Sáng sớm, chiều tà làm việc đồng áng. Lưng trưa, lưng chiều huấn luyện hoặc học chính trị. Thời gian xen kẽ như vậy trâu đỡ đứng nắng. Toàn xã có một tuyến ven biển dài 10km, nhưng khi có báo động, chỉ hai giờ sau anh chị em đủ mặt. Năng suất lao động của dân quân thường đạt gấp đôi xã viên. Toàn xã có 130 công sự chiến đấu, phòng không. Ninh Dương là xã lá cờ đầu về dân quân của huyện Móng Cái.

Tiếng súng chống chiến tranh phá hoại đã làm thức tỉnh Bình Ngọc (Móng Cái), một xã nằm giữa hai xã Trà Cổ và Vạn Ninh, từng “vác đèn đỏ” trong phong trào dân quân của huyện từ năm 1963 trở về trước. Tình trạng “người ngủ, súng ngủ” đã đi đến độ súng hoen gỉ. Số dân quân đi thuyền trên biển 4-5 tháng không về, xã đội vẫn báo cáo quân số có mặt. Được học tập tình hình nhiệm vụ, cấp ủy tự phê bình về việc coi nhẹ lãnh đạo tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ. Từng bước phong trào được vực dậy. Hoàn thành chương trình huấn luyện bắn máy bay tầm thấp bằng súng bộ binh. Hầm hố phòng không dọc các tuyến đường chính cùng 2km hào giao thông được đào đắp vừa để tránh bom đạn vừa cơ động chiến đấu. Chiến dịch thủy lợi của huyện phát động, dân quân đóng góp 2.000 công bảo đảm nhanh gọn, có chất lượng tốt.

Ngày 19 tháng 8 năm 1965, nhân sự kiện miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ, Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc kêu gọi các lực lượng vũ trang quân khu học tập các đơn vị, các tỉnh bạn, đẩy mạnh công tác chuẩn bị mọi mặt, ra sức thi đua bắn rơi máy bay Mỹ bay thấp với phương châm:

- Bắn gần, bắn tập trung, bắn chắc trúng.

- Bắn rơi từ loạt đạn đầu.

- Bắn rơi máy bay tại chỗ.

- Bắt sống giặc lái nhanh gọn.

- Bắn tiết kiệm đạn.

- Bảo đảm an toàn cho người và vũ khí, trang bị.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 09:59:49 pm »

Nhân kỷ niệm lần thứ 20 quốc khánh 2 tháng 9 (1945-1965), Tỉnh ủy ra chỉ thị về công tác phòng không, sẵn sàng chiến đấu và quyết tâm bắn rơi máy bay Mỹ. Chỉ thị nhấn mạnh: “Các cấp ủy đảng phải tăng cường lãnh đạo quân sự hơn nữa. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cơ quan quân sự địa phương chấp hành nghị quyết quân sự của tỉnh ủy. Đồng thời lãnh đạo các ngành tích cực giúp đỡ các cơ quan quân sự địa phương trong việc xây dựng dân quân tự vệ, xây dựng phương án tác chiến và hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ. Kiên quyết đánh bại mọi âm mưu, hành động chiến đấu bằng đường không, đường biển hoặc âm mưu tăng gián điệp, biệt kích của đế quốc Mỹ xuống địa bàn tỉnh”.

Ngày 20 tháng 8 năm 1965, Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc tổ chức trao cờ “Đơn vị quyết thắng” được Hội đồng Chính phủ tuyên dương, trong đó Quảng Ninh có 4 đơn vị: Đại đội tự vệ nhà máy sàng Cửa Ông, dân quân xã Đầm Hà (huyện Cẩm Phả), dân quân xã Minh Châu (huyện Cẩm Phả), phân đội 4 công an nhân dân vũ trang.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh truyền đạt ý kiến của tỉnh ủy, yêu cầu cấp ủy các cấp “nắm vững nhiệm vụ trung tâm là sản xuất và chiến đấu, bảo đảm sẵn sàng khi địch đến là đánh được, đánh là phải thắng. Khi địch đi lại sản xuất giỏi, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu về than, điện, gỗ, lương thực, thực phẩm mà Đảng và Chính phủ giao cho tỉnh. Thực hiện kỳ được lời dạy của Bác Hồ hồi đầu xuân Người về thăm khu mỏ”.

Thực hiện âm mưu, thủ đoạn đánh phá Quảng Ninh từ tuyến đảo vòng ngoài, ngày 20 tháng 9 năm 1965, một tốp máy bay Mỹ trong đội hình 24 chiếc A.4 và F.4 vào đánh cầu Sông Hóa trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn. Lúc quay ra hai chiếc sà xuống đánh phá xã Ngọc Vừng (huyện Cẩm Phả). Theo dõi sát đường bay lúc địch vào, đơn vị trực chiến của trung đoàn 242 phối hợp với các trận địa 12,7mm, các tổ săn máy bay bay thấp của dân quân tự vệ bám địch từ xa. Khi mục tiêu xuất hiện, các đơn vị nổ súng. Một loạt đạn chính xác của lưới lửa tầm thấp bắn rơi một máy bay Mỹ. Lúc đó là 11 giờ 45 phút. Đây là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi ở vòng ngoài Quảng Ninh.

Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc quyết định trao cờ thưởng luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” cho quân dân đảo Ngọc Vừng.

Đảng ủy Tổng công ty than Quảng Ninh gửi điện mừng chiến công của đảo Ngọc Vừng. Bức thư có đoạn viết: “Chiến công của các đồng chí nhắc chúng tôi sẵn sàng tay búa, tay súng hơn nữa. Thay mặt ba vạn cán bộ, công nhân ngành than, chúng tôi hứa với các đồng chí sẽ xứng đáng là những người đứng ở tuyến đầu sản xuất của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với truyền thống công nhân mỏ trong chiến đấu”.

Ngày 5 tháng 10 năm 1965, lần đầu tiên đế quốc Mỹ sử dụng kết hợp lực lượng các liên đội 15 từ sân bay U-đôn và lực lượng liên đội 8 ở sân bay Đà Nẵng đột nhập từ hướng Quảng Ninh vào đánh đường 1A. Địch cho rằng trên hướng này, lực lượng phòng không của ta mỏng, ở đây lại có nhiều địa hình che khuất để tận dụng tầm cao có thể bay thấp an toàn. Mặc dù vậy, trận đánh của các lực lượng phòng không ba thứ quân lần đầu phối hợp trên một địa bàn rộng lớn nhưng diễn ra chủ động, quyết liệt. Ngay từ phút đầu, ở khu vực Yên Hưng, tiểu đoàn tên lửa 81 do tiểu đoàn trưởng Phạm Sơn và chính trị viên tiểu đoàn Trần Đình Khánh chỉ huy bắn rơi một máy bay F105 (thần sấm). Đội hình máy bay địch bị rối loạn. Nhiều tốp hạ độ cao liền bị lưới lửa tầm thấp đón đúng tầm bay, nổ súng chính xác, bắn rơi 2 chiếc nữa. Trong trận này bí thư và chủ tịch huyện Yên Hưng cùng tham gia chiến đấu với các chiến sĩ cao xạ. Đêm hôm trước vào chiếm lĩnh trận địa, các đơn vị tên lửa, pháo khòng không được nhân dân các xã quanh vùng giúp đỡ hàng nghìn cây chuối để ngụy trang trận địa trước lúc trời sáng.

Cùng thời gian đánh Yên Hưng, nhiều tốp máy bay địch bay qua, bay lại đánh Hoành Bồ. Ở một trận địa dân quân phối hợp với bộ đội cao xạ, đồng chí Châu Màn Dưỡng, dân tộc Sán Dìu, lúc địch đến đánh phá, máy bay bổ nhào xuống mục tiêu, anh đã quỳ xuống cầm càng trung liên lên vai để Voòng Mán Kim nổ súng. May bay giặc Mỹ bị bắn rơi, tiếng reo hò của bà con trong làng bản dội vào vách núi.

Hai tốp từ hướng Hoành Bồ vòng qua Hà Tu tháo chạy ra biển bị lực lượng mỏ và đơn vị súng máy phòng không cảnh giác, đánh trúng, bắn rơi một chiếc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:00:20 pm »

Ở phía Cửa Ông, ngay từ 8 giờ sáng ngày 5 tháng 10 máy bay địch bắt đầu xuất hiện rồi lại lởn vởn bay ra. 10 giờ 47 một tốp đánh lén rồi bay ra biển. 11 giờ 4 phút, hai máy bay Mỹ lợi dụng các triền núi phía bắc bay thấp đánh một số điểm, các đơn vị pháo của tiểu đoàn 237 và súng tầm thấp của tự vệ nhà sàng nã đạn quyết liệt, bắn rơi một chiếc, bắn bị thương một chiếc khác. Trên đường tháo chạy ra biển, chiếc máy bay bị thương từ Cửa Ông khi lao qua Ngọc Vừng bị quân và dân trên đảo bắn rơi.

Chỉ trong một ngày 5 tháng 10 năm 1965, quân và dân Quảng Ninh anh dũng bắn rơi 7 máy bay Mỹ.

Điện khen của Bộ Tổng tư lệnh có đoạn viết: “Chiến thắng ngày 5 tháng 10 của các đồng chí là đòn trừng phạt nghiêm khắc đối với giặc Mỹ xâm lược, làm nức lòng đồng bào ta trong cả nước. Chiến thắng đó biểu hiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, tinh thần tích cực tiêu diệt địch, sự tiến bộ nhanh chóng và vững chắc về kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.

Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhiệt liệt khen ngợi và tuyên dương công trạng toàn thể cán bộ, chiến sĩ các đơn vị chiến thắng, nhiệt liệt khen ngợi đồng bào các dân tộc Quảng Ninh… đã hết lòng giúp đỡ và đoàn kết chiến đấu cùng các lực lượng vũ trang đánh thắng giặc Mỹ xâm lược…

Các đồng chí hãy phát huy mạnh mẽ khí thế chiến thắng, luôn luôn cảnh giác, đoàn kết quân dân, tiến lên lập nhiều thành tích to lớn hơn nữa”.

Ngày 6 tháng 10 năm 1965, Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc gửi thư khen ngợi đồng bào, chiến sĩ Yên Hưng, Hoành Bồ, Hà Tu, Cửa Ông, Ngọc Vừng đoàn kết chiến đấu, tích cực giúp đỡ các lực lượng vũ trang nhân dân lập chiến công oanh liệt ngày 5 tháng 10 năm 1965.

Phát huy khí thế chiến thắng, ngày 7 tháng 10 năm 1965, quân và dân Hà Tu bắn rơi một chiếc và Cửa Ông bắn rơi một chiếc.

Bà mẹ Hoàng Thị Nhâm (Cửa Ông) được tận mắt trông thấy chiếc máy bay bị bộ đội ta bắn rơi. Không quản tuổi già, mẹ chạy lên trận địa tặng chiến sĩ 2 quả bưởi, 10 quả cam.

Tự vệ cơ quan xí nghiệp bến Cửa Ông và cơ khí kịp thời có mặt ở vị trí được phân công để phối hợp chiến đấu. Nhân viên các cửa hàng công nghiệp phẩm, thực phẩm, gánh nước ngọt, đem thuốc lá, sữa lên tặng bộ đội.

Sau trận 5 tháng 10, đoàn văn công Quân khu Đông Bắc xuống tận trận địa Cửa Ông, đem lời ca, tiếng hát phục vụ chiến sĩ. Ngày 7 tháng 10, các diễn viên văn công lại trở thành đồng đội cùng chung chiến hào chiến đấu với các chiến sĩ đánh trả máy bay Mỹ.

Ngày 5 và 7 tháng 10 năm 1965, Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc quyết định ghi tên các đơn vị đã lập công bắn rơi máy bay Mỹ vào cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng.

Ngày 9 tháng 10 năm 1965, Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh tổ chức lễ mừng chiến thắng. Trong diễn văn tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thọ Chân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy nhấn mạnh: “Trận chiến thắng ngày 5 tháng 10 là một trận phối hợp tuyệt đẹp của các quân binh chủng và lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn tỉnh, và là chiến thắng lớn kể từ trận thắng ngày 2 tháng 8 năm 1964…”.

Vào các ngày 16 và 17 tháng 10 năm 1965, máy bay Mỹ lại đến đánh phá Quảng Ninh, bị quân và dân các địa phương bắn rơi 2 chiếc.

Rút kinh nghiệm những trận chiến đấu ngày 5 và 7 tháng 10 năm 1965, các địa phương khẩn trương làm thêm hầm hố phòng tránh dọc các trục đường chính, quanh các khu vực có trận địa cao xạ, tên lửa, trong các nhà máy, cơ quan, công trường. Ở Hồng Gai, Uông Bí, Cẩm Phả đã có kế hoạch sơ tán người già, trẻ nhỏ vào các nơi an toàn. Các cơ quan lãnh đạo của tỉnh ủy chuẩn bị điểm sơ tán ở Trại Me. Cơ quan Ủy ban hành chính tỉnh chuẩn bị khu vực làng Bang. Một số hang được cải tạo, làm nơi hội họp. Các cơ quan quân sự tỉnh, quân khu chuyển dần vào hướng từ Việt Yên đến Đồng Ho (Hoành Bồ). Kho tàng quý hiếm phân tán sâu vào phía những dãy núi đá, gần các trục đường chính. Nhà máy xí nghiệp chuyển từng bộ phận, từng bước. Riêng nhà máy điện cọc 5 chia làm hai bộ phận cho phù hợp thời chiến, gồm bộ phận tải điện và bộ phận phân phối điện. Trường học, cửa hàng dịch vụ, bệnh viện sơ tán theo từng khu dân cư, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:00:49 pm »

Sau khi nhận danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, từ 30 tháng 9 đến 10 tháng 10 năm 1965, đảng ủy và giám đốc xí nghiệp bến Cửa Ông giao cho tự vệ quản lý sản xuất. Để đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới, đại đội tự vệ nhà sàng được phát triển thành tiểu đoàn, do giám đốc làm tiểu đoàn trưởng, bí thư đảng ủy kiêm chính trị viên. Tự vệ trực tiếp sản xuất vượt 98%.

Ngày 8 tháng 11 năm 1965, nhiều tốp máy bay luồn thấp từ dãy núi Yên Tử lao tới đánh lén cầm Dầm (Đông Triều) trên trục đường 18. Ở khu vực cầu chỉ có hai tổ trực chiến của hai xã bên cầu (Hưng Đạo và Xuân Sơn). Phía trong có các tổ trực chiến đấu của tự vệ và một số xí nghiệp quanh vùng. Đây là một khu vực trống trải. Cầu ngắn, đường nhỏ, sông hẹp. Máy bay bay thấp ném bom không chính xác, phóng rốc-két vọt xuống sông. Hai tổ chiến đấu do trung đội trưởng Nguyễn Văn Vẹn chỉ huy, bình tĩnh và kiên quyết đánh trả địch. Trong công sự của tổ một có hai anh em ruột Nguyễn Văn Chiến và Nguyễn Văn Hội phụ trách khẩu súng máy cao xạ 12,7mm và cô gái Nguyễn Thị Thúy Phương, 17 tuổi tiếp dạn. Nhiều đợt địch giội bom quanh cầu, quanh công sự, anh chị em vẫn chờ địch xuống thấp mới nổ súng. Một quả bom nổ cạnh công sự, Hội hy sinh. Chiến bị đất vùi. Cầu vẫn chưa bị sập. Một số máy bay Mỹ bị bốc cháy. Sau trận chiến đấu, xã đội trưởng Anh, chính trị viên Miết cùng một số tự dự bị bổ sung cho tổ của Vẹn, đưa Hội và Chiến về phía sau.

Rút kinh nghiệm các trận chiến đấu tháng 10 năm 1965, chỉ huy trung đoàn 217 quyết định đưa một tiểu đội trinh sát lên đỉnh núi Bài Thơ làm nhiệm vụ quan sát báo mục tiêu cho các đơn vị chiến đấu. Giám đốc tổng công ty than cũng đưa lên lưng chừng núi Bài Thơ còi điện công suất lớn để thông báo, báo động cho toàn thị xã Hồng Gai.

Tiểu đội trinh sát do Ngô Huy Trinh làm tiểu đội trưởng. Được trên giao nhiệm vụ, anh dẫn sáu chiến sĩ tìm đường lên núi. Trong khi tiểu đội họp xác định nhiệm vụ, có chiến sĩ phát biểu: “Ngày 1 tháng 5 năm 130, các đảng viên cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân mỏ đã mưu trí, luồn qua các vành đai kiểm soát của địch trèo lên núi cắm cờ Đảng, soi đường chỉ lối cho phong trào công nhân mỏ. Đỉnh núi Bài Thơ trở thành ngọn núi lịch sử. Tiểu đội cần làm gì để xứng đáng với truyền thống bất khuất của Đảng”. Ba ngày sau, anh em tìm được lối đi. Việc lên xuống phải có thời gian tập luyện, lúc lên thì mỏi, lúc xuống thì chồn chân, có đoạn dốc đứng phải leo bằng tay.

Lập được vị trí quan sát trên đỉnh núi, anh em bắt đầu rèn luyện “đôi mắt thần”, đôi tai có trình độ “bắt mục tiêu, ước lượng cự ly, tầm hướng” chuẩn xác. Từ trên đài quan sát, nhìn phía trước là biển, là núi đá, còn ba phía nữa, xa xa là rừng thẳm, gần hơn là núi trùng điệp. Lúc thường tập quan sát máy bay xuất hiện trong muôn hình vạn trạng địa hình trước mắt, kết hợp dùng máy kiểm tra về tầm xa, độ cao. Lúc thời tiết xấu, hoặc ban đêm rèn luyện tai nghe âm lượng động cơ. Máy bay của lực lượng hải quân, động cơ nghe rít, âm rền đằng sau rất nặng và lâu tan. Máy bay của không quân Mỹ tiếng rít nghe như xé rất dữ nhưng âm vang lại nhẹ hơn và chóng tan. Máy bay có một dải khói ở phía sau đuôi là F.4, hai dải khói là A.6, loại có thùng dầu phụ đầu cánh là F.105, loại để thùng dầu phụ sát thân là A.6…

Ngày ngày các chiến sĩ trinh sát đeo súng, đeo bi đông nước, ngực lủng lẳng ống nhòm, lưng cõng tăng võng, một tay xách nồi cơm, một tay chống gậy leo núi. Do khổ luyện và thường xuyên ở vị trí quan sát, anh em đã kịp thời báo cáo chỉ huy khi máy bay địch xuất hiện.

Ngày 25 tháng 11 năm 1965, máy bay Mỹ vào đánh phá đảo Cô Tô., Cảnh giác cao, sẵn sàng chiến đấu tốt, quân dân địa phương bắn rơi một chiếc ngay khi chúng chưa kịp gây tội ác.

Tiếp tục củng cố, nâng cao sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu giành thắng lợi to lớn hơn. Quân khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc điện nhắc các đơn vị cao xạ, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ các địa phương:

- Đoàn kết, tin tưởng sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, các tỉnh ủy, nêu cao quyết tâm đánh thắng địch trong tình huống khó khăn nhất, phức tạp nhất.

- Hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, tránh bản vị địa phương, đề phòng hiện tượng suy bì, tranh công đổ lỗi cho nhau.

- Kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung phương án tác chiến, thường xuyên rèn luyện, sẵn sàng đánh thắng địch ngay từ loạt đạn đầu, bắn rơi tại chỗ, tiết kiệm đạn, bắt sống giặc lái.

- Đẩy sản xuất đặt năng suất cao “một người làm việc bằng hai”, vừa chiến đấu vừa sản xuất thắng lợi.

- Không chủ quan tự mãn… tránh hiện tượng bỏ lỡ thời cơ do thiếu sẵn sàng chiến đấu, bắn máy bay địch ở độ quá cao, quá tầm hiệu lực của vũ khí hiện có hoặc bắn vuốt đuôi

Đảng ủy và giám đốc mỏ Hà Lầm tổ chức thêm 5 tổ bắn máy bay tầm thấp, làm thêm 17 trận địa, đào 450m giao thông hào. Trong “chiến dịch than Bầu Bàng”, ba ngày đầu, tiểu đoàn tự vệ mỏ đạt từ 2.352 tấn – 2.405 tấn. Ngày chủ nhật và làm thêm trong giờ nghỉ được 1.037 tấn. Đây là kỷ lục cao của mỏ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:01:07 pm »

Huyện Hoành Bồ tổ chức 13 tổ trực chiến, 23 tổ kết hợp chiến đấu với sản xuất.

Huyện Đông Triều tổ chức 21 tổ trực chiến.

Cuối tháng 11 năm 1965, Thường vụ tỉnh ủy họp. Đồng chí Vũ Đình Mai, trung tá – phó tham mưu trưởng Quân khu Đông Bắc báo cáo một số nét về địch trong những ngày đánh phá tháng 10 năm 1965. Từ nhận xét tổng quát về đường bay, thủ đoạn đánh phá của máy bay địch ở những điểm vòng ngoài vừa là thăm dò, vừa là để kéo lực lượng bố trí ở các trọng điểm Hồng Gai, Uông Bí lùi ra, Thường vụ tỉnh ủy nhận định: “Có khả năng địch sẽ đánh lớn vào Uông Bí nhằm phá nhà máy điện mới hoàn thành giai đoạn hai. Cần lãnh đạo và chỉ đạo các đơn vị ở bất kỳ tình huống nào, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, bảo vệ vùng trời, bảo vệ mục tiêu… và ra nghị quyết lãnh đạo quân và dân trong tỉnh đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ trong chiến đấu và sản xuất, thực hiện “giặc đến là đánh, giặc đi lại tiếp tục sản xuất với năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước năm 1965”.

Ngày 15 tháng 12 năm 1965, địch đánh một số cơ sở xung quanh Uông Bí. Quân và dân địa phương cảnh giác đánh tốt, bắn rơi 2 chiếc, có một chiếc F.105 rơi tại chỗ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1965, địch lại gây gội ác ở Uông Bí. Quân và dân địa phương hiệp đồng chặt chẽ bắn rơi 4 chiếc. Cùng ngày, quân dân ven biển Quảng Ninh đón đúng hướng bay của địch, bắn rơi 2 chiếc.

Mờ sáng ngày 22 tháng 12 năm 1966, đúng ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 2 máy bay A6-A vào đánh lén nhà máy điện Uông Bí. Tiểu đoàn 81, trung đoàn tên lửa 238 (trong cụm tiền phương III cơ động hướng đông bắc) tiêu diệt một chiếc bằng 2 quả đạn. Ngay sau đó, tiểu đoàn pháo phòng không bảo vệ tiểu đoàn tên lửa 81 do tiểu đoàn phó Mẹo chỉ huy bắn rơi tại chỗ một chiếc. Đến 13 giờ 50 phút, 16 chiếc A.4-E chia thành 4 tốp, lợi dụng dãy Yên Tử làm vật che khuất, theo lòng núi Vàng Danh vào đánh nhà máy điện Uông Bí. Các lực lượng bảo vệ nhà máy bắn rơi 1 chiếc A.4-E. 20 phút sau, 3 tốp A.4-E vào đánh đợt 2 bị bắn rơi thêm một chiếc. 15 giờ 30 phút, máy bay của hải quân Mỹ tiếp tục vào đánh phá nhày máy điện, bị ta đánh trả quyết liệt. Các trận đánh diễn ra hầu như suốt ngày và kết thúc lúc 16 giờ. Đánh phá nhà máy điện Uông Bí, đế quốc Mỹ đã sử dụng hơn một trăm lần chiếc xuất kích từ ba tàu sân bay In-téc-pơ-rai-giơ, Kít-ti-hốc và Ti-côn-đê-rô-ga đánh đi đánh lại tới bốn lượt. Lực lượng phòng không cụm tiền phương 3 cùng các lực lượng bảo vệ nhà máy của Quân khu Đông Bắc (trung đoàn cao xạ 243) và dân quân tự vệ Uông Bí chiến đấu lên tục, khéo kết hợp giữa đánh địch vòng trong với đánh địch vòng ngoài, giữa chốt và cơ động nên đạt hiệu suất cao: 5 máy bay địch bị bắn rơi, trong đó 3 chiếc rơi tại chỗ. Nhà máy diện vẫn được bảo vệ an toàn.

Hôm sau, ngày 23 tháng 12 năm 1965, giặc Mỹ lại đến gây tội ác, bị quân dân Uông Bí bắn rơi 1 chiếc.

Qua 4 ngày (15, 20, 22 và 23 tháng 12 năm 1965) toàn tỉnh bắn rơi 14 máy bay phản lực của không quân và hải quân Mỹ. Riêng Uông Bí bắn rơi 12 chiếc.

Ngày 24 tháng 12 năm 1965, Bộ Tổng tư lệnh điện khen quân dân Quảng Ninh: “Chiến công của Quảng Ninh 4 ngày bắn rơi 14 máy bay là một đòn trừng phạt đánh vào hành động leo thang mới của giặc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, làm đồng bào cả nước nức lòng phấn khởi nhân kỷ niệm ba ngày lễ lớn, 19, 20, 22 tháng 12 năm 1965”.

Uông Bí chiến thắng vì đảng bộ Uông Bí chuẩn bị tốt, theo tinh thần nghị quyết của thị ủy: “Tích cực tiêu diệt địch, bảo vệ mình, hạn chế sự thiệt hại về người và của đến mức thấp nhất”. Từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 12 năm 1965, những người thuộc diện sơ tán đã rời khỏi thị xã 100%. Nội thị chưa đầy 2km2, nhưng những người ở lại chiến đấu, phục vụ chiến đấu đã có hàng nghìn hầm và 7km hào giao thông.

Trận 22 tháng 12, dân quân tự vệ nhà máy điện, máy nước, các phố Lê Lợi, Đông Tiến, Vũ Phong… chiến đấu rất dũng cảm. Có tổ bị bom nổ gần trận địa, súng và người bị đất vùi, có người bị ngất, sau khi được cứu chữa vẫn không rời trận địa.

Trong không khí dào dạt niềm vui chiến thắng của quân dân hai miền Nam – Bắc, các lực lượng vũ trang Quân khu Đông Bắc tiến hành Đại hội mừng công năm 1965. Đại hội phấn khởi được đón Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về thăm và động viên.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2017, 10:36:08 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 10:02:19 pm »

Tại đại hội này, thay mặt tỉnh ủy, ủy ban hành chính tỉnh và đồng bào các dân tộc Quảng Ninh, đồng chí Phó bí thư, Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh đã khẳng định: “Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Ninh luôn đặt rõ trách nhiệm của mình là đoàn kết, giúp đỡ các lực lượng vũ trang của Đảng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước”.

Trước khi bế mạc, đại hội đã long trọng làm lễ trao cờ thưởng luân lưu của Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam cho dân quân tự vệ Quảng Ninh.

An ninh và quốc phòng được giữ vững, phong trào quần chúng đã góp phần vây bắt 7 toán gián điệp biện kích gồm 71 tên. Tập trung cải tạo 533 tên phản cách mạng và phạm tội khác(1).

Làm trong sạch các địa bàn trọng điểm nhất là vùng biên giới, rẻo cao và hải đảo. Đặc biệt từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 đến ngày 23 tháng 12 năm 1965 bắn rơi 45 máy bay phản lực Mỹ.

Trong khói lửa chiến tranh, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Quảng Ninh vẫn được tăng cường và củng cố.

Trong công nghiệp, sản xuất than từ năm 1965 có bước phát triển mới, bắt đầu khôi phục các mỏ Vàng Danh, công suất thiết kế 50 vạn tấn/năm. Tuy vừa xây dựng vừa sản xuất và mới khai thác 29.000 tấn/năm nhưng đã góp phần vào tổng sản lượng khai thác than năm 1965 – năm kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất – đạt trên 3 triệu tấn, gấp 2 lần sản lượng năm cao nhất thời thuộc Pháp.

Năm 1965 sản lượng diện gấp 7 lần hồi mới giải phóng.

Ngày nông nghiệp năm 1964 đã hoàn thành với mức kế hoạch lương thực Nhà nước giao, sản lượng lương thực năm 1964 tăng gấp 2,15 lần năm 1955. Nông dân cơ bản tự túc được lương thực mà trước kia Nhà nước vẫn phải bao cấp.

Năm 1965 số học sinh phổ thông lên tới 59.871 em, chiếm 12,4% dân số.

Lực lượng cán bộ kỹ thuật tốt nghiệp đại học và trung học tăng lên nhanh. Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã có 873 cán bộ kỹ thuật cao cấp, trung cấp các ngành kinh tế, trong đó có 64 nữ, tăng 66 lần so với năm 1962, tăng 2 lần so với năm 1964.

Cuộc vận động xây dựng đảng bộ, chi bộ “4 tốt” đạt kết quả cao. Năm 1965, số đảng viên đạt tiêu chuẩn khá và tốt, tăng lên 70% số chi bộ khá tốt tăng lên 50%. Số chi bộ trong công nghiệp trung ương và cơ quan, tỷ lệ đảng viên khá và tốt từ 80% trở lên.

Việc xây dựng đảng bộ, chi bộ “4 tốt” có hiệu quả là nền tảng cho công tác phát triển đảng viên đi đúng hướng, lấy năng cao chất lượng làm chính.Trong 3 năm phát triển 4.122 đảng viên. Tỷ lệ đảng viên được kết nạp năm 1965 so với 1964, thành phần cơ bản tăng từ 42% lên 46%, phụ nữ tăng từ 9% lên tới 11,2%, thanh niên từ 6% lên 61%, cán bộ công nhân kỹ thuật từ 10,7% tăng lên 30,6%, người dân tộc từ 3% tăng lên 10,7%. Hai năm 1964-1965 đảng bộ đã xóa được 75% cơ sở trắng ở tổ, đội sản xuất, hợp tác xã, bản làng trước kia chưa có đảng viên, nay có đảng viên và đã thành lập 14chi bộ và đảng bộ cơ sở.

Những thắng lợi trên đây đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của Quảng Ninh, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam ruột thịt.

Cùng với thắng lợi của miền Bắc, quân dân miền Nam đã đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của Mỹ - ngụy, giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm cho niềm hy vọng lật ngược thế cở ở miền Nam bằng lực lượng Mỹ của chúng đã lung lay.


(1) 55 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Đảng bộ và quân dân Quảng Ninh, tr.69.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM