Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:06:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)  (Đọc 20280 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:14:45 pm »

Quảng Ninh – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Hà Nội - 1996
Người số hóa: macbupda


Chỉ đạo nội dung:
THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢNG NINH
THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY VÀ BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH QUẢNG NINH
   - Thiếu tướng      TÔ QUỐC TRỊNH
   - Đồng chí      NGUYỄN DANH KÝ
   - Thượng tá      PHẠM NGỌC CƯƠNG
   - Thượng tá      NGÔ THẾ LỤC
   - Thượng tá      NGUYỄN CÔNG TRANH


Sưu tầm tư liệu và viết:
   - PHAN VĂN ĐẠT
   - LÊ MÃ LƯƠNG



“Bác mong tất cả công nhân và cán bộ cố gắng hơn nữa, đẩy mạnh ngành than trở thành một ngành gương mẫu cho các ngành kinh tế khác và tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp”

(Trích lời Bác Hồ nói chuyện với đại biểu ngành than về Phủ Chủ tịch báo cáo với Bác và Trung ương Đảng công việc sản xuất than ngày 15 tháng 11 năm 1968)

LỜI GIỚI THIỆU
CỦA ĐỒNG CHÍ PHẠM VĂN ĐỒNG
CỐ VẤN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Quảng Ninh là vùng đất lịch sử với Bạch Đằng Giang lẫy lừng, vịnh Hạ Long một trong những kỳ quan của thế giới.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Ninh kế thừa truyền thống “Vùng mỏ bất khuất” đã chiến đấu cực kỳ dũng cảm, xây dựng và bảo vệ hậu phương vững mạnh, góp phần cùng nhân dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ, có cống hiến to lớn về sức người, sức của chi viện cho miền Nam ruột thịt.

Cuốn “Quảng Ninh – lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)” là một công trình lịch sử được biện soạn công phu, nghiêm túc, góp phần tổng kết những năm tháng chiến đấu hào hùng của nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Ninh chống sự xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ ở vùng Đông Bắc duyên hải và cả nước. Là một người đã nhiều năm gắn bó với Quảng Ninh và tận mắt được chứng kiến trận giáng trả đích đáng không quân Mỹ đến gây tội ác chiều mồng 5 tháng 8 năm 1964, trện đầu đánh thắng của Quảng Ninh trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, tôi vui mừng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách này.


                                                                                                                                                                                 
Hà Nội tháng 1 năm 1996
PHẠM VĂN ĐỒNG
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 11:43:01 am gửi bởi ptlinh » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:19:42 pm »

LỜI NÓI ĐẦU

Tiếp sau cuốn “Quảng Ninh – lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” xuất bản năm 1991, Đảng ủy và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu biên soạn cuốn “Quảng Ninh – lịch sử kháng chiến chống Mỹ và cứu nước (1954-1975)” viết về quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân và dân Quảng Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện hai chiến lược cách mạng trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Nhân dịp cuốn “Quảng Ninh – lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)” xuất bản, chúng tôi xin chân thành cám ơn Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Phòng Khoa học công nghệ và Môi trường Quân khu 3, Sở Văn hóa thông tin, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, các đồng chí cán bộ cách mạng lão thành, các đồng chí chỉ huy của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh qua các thời kỳ đã góp nhiều ý kiến, cung cấp nhiều tư liệu nâng cao chất lượng bản thảo và giúp đỡ tận tình để cuốn sách ra mắt bạn đọc.

“Quảng Ninh – lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” là một công trình khoa học lịch sử, nhưng do thời gian gấp, sự kiện nhiều, tư liệu chưa có điều kiện khai thác đầy đủ, do trình độ người viết, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót.

Thường vụ Đảng ủy và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để tiếp tục bổ sung cho lần xuất bản sau được tốt hơn.


                                                                                                                                                                                   
THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY
BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ
TỈNH QUẢNG NINH
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:22:08 pm »

Chương một

QUÂN DÂN QUẢNG NINH CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY
SỨC MẠNH CỦA CHẾ ĐỘ MỚI, LÀM THẤT BẠI MỌI ÂM MƯU
PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI
(1954-1964)

1. Nhanh chóng ổn định vùng mới giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Địa bản Quảng Ninh trước khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (21-7-1954) gồm hai tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai.

Theo thỏa thuận giữa Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ tổng chỉ huy Quân đội Pháp tại hội nghị Trung Giã thì lịch trình rút quân của quân đội Pháp và tay sai ở Quảng Ninh diễn ra như sau:

- Khu tập kết 100 ngày gồm các huyện Nam Sách, Chí Linh, Đông Triều, Kim Môn, Hoành Bồ.

- Khu tập kết 200 ngày gồm đại bộ phận tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai.

- Tỉnh Hải Ninh không có lịch cụ thể nhưng là nơi địch rút sớm nhất so với các tỉnh miền Bắc (23-7 – 8-8-1954) để đón quân vào khu tập kết 300 ngày.

Ngày 25 tháng 7 năm 1954 ta tiếp quản quân cảng Vạn Hoa, tuyên bố thành lập chính quyền dân chủ nhân dân ở vùng này. Đây là lần đầu tiên người dân Vạn Hoa (huyện Cẩm Phả) được hưởng không khí tự do, độc lập (trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ta chưa giải phóng được quân cảng này(1)).

Ngày 30 tháng 7 năm 1954, ta tiếp quản đảo Vân Hải. Ủy ban hành chính Vân Hải ra công khai hoạt động. Từ đó, lần lượt chính quyền cấp xã ở Hải Ninh, Cẩm Phả, Hoành Bồ cũng ra công khai hoạt động2.

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý vùng mới giải phóng, ngày 2 tháng 8 năm 1954 đại đội 158 (tiểu đoàn 433 – trung đoàn 238) do tiểu đoàn phó Hoàng Hiên chỉ huy từ thị xã Lạng Sơn được lệnh hành quân ra tiếp quản thị xã Móng Cái. Khi đại đội đến Khe Tù, đồng chí Hiên đề nghị với chỉ huy quân Pháp cho đi qua thị trấn Tiên Yên rồi theo đường số 4 tiến thẳng đến Móng Cái, viên chỉ huy Pháp ở Khe Tù không đồng ý. Đại đội 158 phải trở lại hành quân theo đường mòn trong rừng, rồi huy động thuyền đi đường biển. Với sự giúp đỡ tận tình của tỉnh đội Hải Ninh và thị đội Móng Cái, sau năm ngày đêm đại đội mới tới thị xã Móng Cái. Đơn vị nhanh chóng chiếm lĩnh khu vực Tổ Sơn, Giếng Guốc và những vị trí trọng yếu trong thị xã, rồi bắt tay ngay vào việc động viên, vận động nhân dân, tuyên truyền giáo dục những người trước đây đã làm việc cho địch bảo vệ trật tự an ninh. Tiểu đoàn phó Hoàng Hiên được trên chỉ định tham gia Ủy ban quân quản thị xã.

Lực lượng còn lại của tiểu đoàn 433 tiếp quản thị trấn Tiên Yên, Khe Tù, Mũi Chùa, huyện lỵ Ba Chẽ, Khe Lò, các đảo thuộc vùng biển Hải Ninh, củng cố vùng mới giải phóng, giữ vững an ninh chính trị an toàn xã hội, tranh thủ và đoàn kết nhân dân các dân tộc, xây dựng và phát triển cơ sở quần chúng, lôi kéo những người theo địch còn lẩn trốn, phá tàn dự phỉ của Voòng A Sáng đang ẩn náu. Đồng chí chính ủy trung đoàn 238 Trần Đức được trên chỉ định tham gia Ủy ban quân chính Tiên Yên.

Ngày 15 tháng 8 năm 1954, tiểu đoàn 434 và trung đoàn bộ do trung đoàn trưởng Trương Cao Dũng và chỉnh ủy Tùng Giang đang ở thị xã Bắc Ninh thì nhận được lệnh của Bộ tư lệnh Liên khu Việt Bắc tập trung lực lượng toàn trung đoàn ở tỉnh Hải Ninh để làm nhiệm vụ củng cố, bảo vệ vùng biên ải ven biển có ý nghĩa về chiến lược ở Đông Bắc duyên hải. Sau hai ngày, toàn bộ tiểu đoàn 434 và trung đoàn bộ lên đường ngược đường số 1, qua đường số 13 đến thị trấn Đình Lập sang đường số 4 ra Khe Tù.

Sau cuộc biểu dương lực lượng kỷ niệm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 1954 ỏ Tiên Yên, tiểu đoàn 434 do tiểu đoàn trưởng Hoàng Dũng, chính trị viên Vũ Thái và tiểu đoàn phó Hồng Quỳnh chỉ huy tiểu đoàn vào thị trấn Ba Chẽ, Khe Lò, Khe Kim thay thế đại đội 157 thuộc tiểu đoàn 433, làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở chính trị, tranh thủ nhân dân, đoàn kết các dân tộc, diệt phỉ phản động do tên Lục Văn Thông cầm đầu.

Cùng thời gian này trung đoàn bộ và tiểu đoàn 433 tiếp tục làm nhiệm vụ củng cố bảo vệ vùng giải phóng, xây dựng cơ sở chính trị ở Tiên Yên, Khe Tù, Mũi Chùa; đồng thời trung đoàn được lệnh tách ra một lực lượng đảm nhiệm việc bảo vệ tổ cố định của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ ở Tiên Yên. Khi tổ cố định này di chuyển đi làm nhiệm vụ ở các nơi khác trong tỉnh, lực lượng bảo vệ cũng cơ động theo để bảo đảm an toàn cho tổ. Để nắm vững sự hoạt động của tổ chức quốc tế này, đồng chí phó chính ủy trung đoàn Trần Đức được cấp trên chỉ định làm việc thường xuyên với tổ quốc tế với tư cách là tư lệnh địa phương cùng với đồng chí Đỗ Chính, Bí thư tỉnh ủy Hải Ninh, danh nghĩa là nhà đương cục địa phương.


(1) 30 năm đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân ở Quảng Ninh, tư liệu, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh, 1975, tr. 57.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:25:11 pm »

Những tháng cuối năm 1954 đầu năm 1955 tiểu đoàn 434 đã lăn lộn với núi rừng Ba Chẽ, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Ngày đầu vào Khe Lò, bộ đội đã nhường cơm sẻ áo cứu 17 người dân sắp chết đói. Ngày ngày bộ đội cùng đồng bào lên nương, lên rẫy tra ngô, trồng sắn, trồng khoai. Qua những buổi cùng làm, đồng bào đã cho bộ đội biết những nhà trong khe, trong bản còn có người theo phỉ lên núi, lên hang. Được bộ đội và cán bộ hết lòng giúp đỡ, một số người lầm đường, lạc lối theo địch đã về nhà, về bản. Họ được chính phủ khoan hồng.

Trong khi tàn dư phỉ đang tìm cách lẩn trốn trong rửng sâu, núi hiểm Ba Chẽ, thì ở Đầm Hà, Hà Cối một bọn phản động người Hoa câu kết với tay chân Voòng A Sáng cài lại, do Trịnh Coóng Phí cầm đầu đã gây rối, bạo loạn cướp chính quyền. Dải đất các huyện phía đông từ Móng Cái đến Tiên Yên, chúng đòi thuộc quyền cai quản của chúng.

Một bộ phận của tiểu đoàn 433 đang làm nhiệm vụ ở Tiên Yên, Khe Tù được điều động gấp ra Đầm Hà, Hà Cối để cùng với các lực lượng địa phương giải quyết vụ bạo loạn này. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban cán sự huyện, các đơn vị đã dựa vào dân, cô lập bọn xúi giục gây rối loạn, trừng trị những tên đầu sỏ gian ác, lập lại trật tự an ninh, giúp dân sản xuất và ổn định đời sống.

Đầu năm 1955, Bộ tư lệnh Liên khu Việt Bắc quyết định bổ sung tiểu đoàn Bạch Dằng cho trung đoàn 238 để kiện toàn lực lượng, chuẩn bị làm nhiệm vụ mới.

Tiểu đoàn Bạch Đằng là một đơn vị chủ lực của tỉnh Quảng Yên, thành lập năm 1949, đã có bề dày thành tích chiến đấu suốt 5 năm ở vùng sau lưng địch. Trước khi bổ sung vào đội hình trung đoàn, tiểu đoàn Bạch Đằng đã hoàn thành nhiệm vụ cùng với tiểu đoàn pháo binh 178 tiếp quản thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh) và thị trấn Đông Triều (huyện Đông Triều) thuộc khu vực địch tập kết 100 ngày.

Sáp nhập vào trung đoàn 238, tiểu đoàn Bạch Đằng mang phiêu hiệu tiểu đoàn 48. Toàn tiểu đoàn được lệnh gấp rút chuẩn bị mọi mặt để cùng trung đoàn đi tiếp quản khu 300 ngày.

Ngày 17 tháng 2 năm 1955 Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định thành lập khu Hồng Quảng(1). Đồng chí Hoàng Hữu Nhân được cử làm bí thư khu ủy kiêm chủ tịch ủy ban hành chính khu, đồng chí Tăng Văn Hội khu đội trưởng, đồng chí Trịnh Nguyên chính trị viên khu đội(2).

Lực lượng tham gia tiếp quản khu Hồng Quảng gồm: trung đoàn 238, trung đoàn 248, tiểu đoàn 244, trung đoàn 64 (đại đoàn 320) và các thủy đội 470, 471, 472.

Trung ương rất quan tâm việc tiếp quản khu tập kết 300 ngày mà trọng tâm là thành phố cảng Hải Phòng và khu công nghiệp than Hồng Gai.

Khu tập kết 300 ngày có tầm quan trọng về mọi mặt. Ở Hội nghị Giơ-ne-vơ, việc quy định khu vực này thuộc về bên nào là một trong những điểm đấu tranh gay go giữa ta và Pháp. Đây là nơi tập kết cuối cùng trước khi địch phải rút bỏ hoàn toàn miền Bắc Việt Nam. Chúng tung dư luận có thể trì hoãn ngày rút quân khỏi đây.

Tranh thủ thời gian 300 ngày, chính quyền từ đặc khu đến cơ sở của ta kịp thời phổ biến văn kiện của Hiệp định Giơ-ne-vơ cho quần chúng, vận động mọi người đấu tranh chống những hành động vi phạm hiệp định của quân đội Pháp và ngụy quyền tay sai. Hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền, trong thời gian 300 ngày, công nhân vùng mỏ đã tổ chức 200 cuộc đấu tranh chống chủ mỏ cúp phạt, đánh đập, quỵt lương, thải thợ, buộc chủ không được ngừng sản xuất. Trong cuộc đấu tranh này, đáng chú ý là cuối năm 1954 công nhân mỏ Cẩm Phả đã mở cuộc đấu tranh lớn chống lại chủ đem máy móc đi Nam, khiến chủ mỏ Pháp không thực hiện được ý định. Sau đó họ phải xin phép Chính phủ ta cho chuyển đi một số. Một tháng trước ngày sau tiếp quản khu mỏ, phía Pháp đồng ý tiếp nhận một đoàn chuyên viên kinh tế của ta vào trước để nắm tình hình trang thiết bị, cơ sở sản xuất. Các cơ quan quân sự của khu, huyện và thị xã được kiện toàn và đã có những bộ phận thâm nhập vào các thị xã để gây cơ sở và nắm địch. Tiếp đó, ta đưa các đội hành chính, công an vào để cùng đối phương chuẩn bị công việc bàn giao. Được sự chỉ đạo của Khu ủy, các đoàn công tác vào trước đã bí mật liên lạc với cán bộ cơ sở tuyên truyền giải thích vận động công nhân và nhân dân ở nội thị đấu tranh chống âm mưu địch cưỡng ép di cư vào Nam. Đây là cuộc đấu tranh rất căng thẳng. Khi được giải thích cặn kẽ, hàng trăm gia đình ở mỏ bị địch dụ dỗ đến nơi tập trung đã lần lượt bỏ về quê, không theo Pháp vào Nam.


(1) Địa bàn Hồng Quảng gồm các thị xã Hồng Gai, Cẩm Phả, Quảng Yên, Cửa Ông, Cát Bà, Uông Bí; các huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Cát Hải, Thủy Nguyên, Đông Triều.
(2) Quảng Ninh lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991, tr. 272.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:28:23 pm »

Việc tiếp quản khu vực 300 ngày ở khu Hồng Quảng được chia làm nhiều đợt. Trung đoàn 238 nhận trọng trách tiếp quản ngay ngày đầu tiên của đợt đầu. Lúc này ban chỉ huy trung đoàn gồm có: trung đoàn trưởng Trương Cao Dũng, trung đoàn phó Long Xuyên, phó chính ủy Trần Đức. Bộ chỉ huy các lực lượng tiếp quản khu vực 300 ngày chỉ thị cho ban chỉ huy trung đoàn 238 phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật giữ vững an ninh trật tự khi vào tiếp quản, không để xảy ra một tiếng nổ khiến địch vin cớ trì hoãn việc rút quân.

Mệnh lệnh tiếp thu khu chu vi Hải Phòng của Bộ Quốc phòng do Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký ngày 16 tháng 1 năm 1955 chỉ rõ: “Trung đoàn 238 phụ trách khu vực Cẩm Phả Mỏ, Cẩm Phả Bến, vịnh Bái Tử Long và các quần đảo đông bắc vịnh Bái Tử Long cho đến Vạn Hoa”(1).

Trung đoàn 238 đã sử dụng lực lượng theo kế hoạch của Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu và của Bộ chỉ huy tiếp quản khu vực 300 ngày. Từ Tiên Yên, Khe Tù và Ba Chẽ, các đơn vị hành quân đến các khu vực tập kết cách Mông Dương 6km. Trước đó trung đoàn đã cho một trung đội trinh sát bí mật bám sát và bảo vệ đoạn đường mà trung đoàn sẽ hành quân vào tiếp quản từ Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm Phả.

Ngày 21 tháng 4 năm 1955 tại khu vực tập kết, trung đoàn nhận được điện của Bộ Tổng Tham mưu báo cho biết dùng hành quân vào tiếp quản Cửa Ông, Cẩm Phả với các đơn vị có nữ ký giả Ma-đơ-len Ríp-phô, phóng viên báo Nhân đạo (Humianité) của Đảng Cộng sản Pháp.

Ngay chiều hôm đó, Ma-đơ-len đã đến thăm các đơn vị. Chị chụp ảnh những dãy lán đơn sơ, bữa cơm muối vừng của bộ đội và trò chuyện thân mật với cán bộ, chiến sĩ bằng tiếng Việt Nam.

3 giờ sáng này 22 tháng 4 năm 1955, toàn trung đoàn xuất phát. Tiểu đoàn 433 do tiểu đoàn trưởng Đinh Văn Kế chỉ huy cùng trung đoàn bộ vào Cửa Ông. Tiểu đoàn 434 do tiểu đoàn trưởng Hoàng Dũng và chính trị viên Vũ Thái chỉ huy vào Cẩm Phả Mỏ. Tiểu đoàn 48 do tiểu đoàn phó Đinh Viên và chính trị viên Đỗ Đức Nguyên chỉ huy cho hai đại đội dùng thuyền vượt biển tiếp quản Quan Lạn, quần đảo Kế Bào, một đại đội tiếp quản khu ven biển và vịnh Bái Tử Long, đại đội trợ chiến cùng tiểu đoàn bộ vào khu vực bắc Cửa Ông.

Để chuẩn bị cho bộ đội vượt sông Mông Dương, đồng bào quanh vùng đã huy động thuyền bè xếp ngang mặt sống rồi rải bè tre dọc lối đi, bảo đảm đội hình vượt sông khẩn trương và an toàn.

Các đơn vị hành quân vào tới bờ nam sông Mông Dương trời còn tối, đồng bào đã chờ sẵn đốt đuốc sáng bừng đôi bờ đón chờ bộ đội qua sông.

11 giờ ngày 22 tháng 4 năm 1955, chính quyền ta bắt đầu vào tiếp quản khu mỏ. Các đơn vị thuộc trung đoàn 238 đã vào các điểm tiếp quản từ Cửa Ông, cọc 6, Đèo Nai, Cẩm Phả đến Quang Hanh, Đèo Bụt. Các thủy đội 470, 471, 472 tiếp quản một số đảo phía ngoài. Đại đội 413, khu đội Hồng Quảng ra tiếp quản đảo Bạch Long Vĩ.

Cùng thời gian này trung đoàn 248, tiểu đoàn 244, trung đoàn 64 (đại đoàn 320) tiếp quản Uông Bí, Quảng Yên, Bãi Cháy, Hồng Gai, Hà Tu, Hà Lầm Đồng chí Trương Cao Dũng trung đoàn trưởng trung đoàn 238 được chỉ định làm chủ tịch ủy ban quân quản, đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm là phó chủ tịch ủy ban quân quản khu Hồng Quảng.

Sau 72 năm đấu tranh kiên trì, bền bỉ, dẻo dai và vô cùng anh dũng của quân dân khu mỏ (kể từ ngày thực dân Pháp chiếm đóng Hồng Gai ngày 12 tháng 3 năm 1883), ngày 25 tháng 4 năm 1955 tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi khu mỏ thân yêu của chúng ta.

Từ đây nhân dân khu mỏ vĩnh viễn thoát khỏi cuộc đời nô lệ, từ kiếp sống người làm thuê trở thành người làm chủ hoàn toàn mảnh đất giàu đẹp của mình(2).

Các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ tiếp quản khu Hồng Quảng có vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng quốc phòng –Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Thiếu tướng Văn Tiến Dũng – Tổng tham mưu trưởng về thăm. Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ đại diện trung đoàn 238 tại sân một trưởng học phía trong cầu 20 (Cả Ông), Thiếu tướng Văn Tiến Dung – Tổng tham mưu trưởng khẳng định: “Nhân dân khu mỏ sẽ đời đời ghi nhớ trung đoàn 238 đã về giải phóng, bảo vệ và giúp đỡ địa phương những ngày tháng đầu tiên mới hòa bình”(3).


(1) Trung đoàn bộ binh 238, Phòng khoa học lịch sử Quân khu 3, 1992, tr. 33.
(2) 55 năm chiến đấu và xây dựng của Đảng bộ vàn hân dân tỉnh Quảng Ninh, tr.55.
(3) Trung đoàn bộ binh 238, Phòng khoa học lịch sử Quân khu 3, 1992, tr. 35.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:32:16 pm »

Sau hai ngày tiếp quản an toàn, vùng mỏ thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ và của Bác Hồ kính mến. Giai cấp công nhân mỏ và cả những viên chức dưới chính quyền cũ đã trở lại vị trí làm việc. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ nhà máy, bến cảng, tầng lò đã hoạt động trở lại. 4.254 công nhân và lao động khác ở khu vực bị thất nghiệp được chính quyền cách mạng giải quyết việc làm. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chính trị và dân sinh giáng một đòn trí mạng vào bọn thực dân chủ mỏ đã từng hằn học và dọa chúng ta rằng “Ít ra cũng phải 20 hay 25 năm nữa người An Nam mới đào được than!”.


Ngày 26-4-1955, sau tiếp quản một ngày, tàu của Braxin lại tiếp tục vào lấy than

Bước vào cuộc chiến đấu mới, một thử thách và khó khăn đối với chính quyền cách mạng là trình độ tổ chức quản lý sản xuất và xã hội trên phạm vi rộng, quy mô lớn, tập trung cao đối với các cấp, vì vậy phải có nỗ lực lớn biết dựa vào khả năng công nhân và những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật của chế độ cũ tự nguyện làm việc cho cách mạng.

Tháng 8 năm 1955, vùng mỏ Cẩm Phả gặp khó khăn về vận chuyển, do đó cần phải khôi phục lại trục số 2 (mỏ Đèo Nai). Những kỹ sư Pháp còn ở lại làm việc với ta theo hiệp định giữa hai chính phủ khuyên không nên làm vì nó “lạc hậu”. Ta xác định quyết tâm làm. Họ nêu nhiều khó khăn và cho rằng nếu cứ làm thì ít nhất phải 9 tháng mới khôi phục xong. Cán bộ và công nhân ta khẳng định có thể làm nhanh ơn. Kỹ sư Pháp đành rút thời gian xuống 6 tháng rồi 3 tháng.

Với lòng nhiệt tình và ý thức làm chủ của người công nhân dưới chế độ mới, đường ray hỏng đã có vật liệu thay thế. Từ thời hạn 3 tháng mà kỹ sư Pháp xác định, anh chị em công nhân nghiên cứu và thấy khả năng có thể rút xuống 22 ngày. Nhiệt tình lao động sáng tạo, dám nghĩ dám làm lại được nhà máy quan tâm chăm sóc tinh thần và vật chất nên cuối cùng chiếc trục hỏng bị bỏ rơi vì “lạc hậu” đã được khôi phục trong 20 ngày, vượt kế hoạch 2 ngày so với dự kiến của ta, vượt 50 ngày so với ý định của kỹ sư Pháp.

Sau thắng lợi này, giai cấp công nhân mỏ còn tiếp tục khôi phục nhà máy, sản xuất hơi hàn, nhà máy luyện than, giải quyết đường điện cao thế ở cảng Cửa Ông phục vụ hoạt động cho các cần cẩu “poóc tích” trong điều kiện thiếu thiết bị kỹ thuật, thiếu kỹ sư và thợ lành nghề.

Một số ngành phụ trợ như hệ thống vận tải đường sắt, vận tải ô tô, các xí nghiệp tuyển than, các cảng, các nhà máy cơ khí sửa chữa cũng được tiến hành tìm kiếm phụ tùng thay thế, khôi phục những bộ phận hư hỏng để đưa vào vận hành, phục vụ sản xuất.

Ở mỏ than Mạo Khê - một khu mỏ hoang tàn, sau giải phóng, được lệnh của trên, 10 đồng chí bộ đội trong đó có một cán bộ kỹ thuật và một số là thợ mỏ cũ đã hạ ba lô khôi phục mỏ. Do mặt bằng thuận lợi, vỉa than dày, việc bóc đất đá đơn giản, nên sản xuất lúc đó chủ yếu là cuốc và dùng sức người gánh than từ nơi khai thác đến nơi vun đống tập trung.

Từ 10 con người đầy nhiệt huyết, mỏ quy tụ được vài trăm công nhân. Trong quá trình sản xuất mỏ đã áp dụng nhiều phương pháp sản xuất có hiệu quả, giảm sức người, năng suất cao.

Năm 1955, phương pháp sản xuất do Đậu Thị Nhàn đề xuất nhằm hợp lý hóa sản xuất, giảm động tác thừa đã được áp dụng. Phương pháp dùng vỉ sắt thay vỉ gỗ trong lò chờ đã giải quyết được khó khăn vì thiếu gỗ.

Thời gian này nguồn điện chủ yếu của vùng mỏ là nhà máy điện cọc 5 (Hồng Gai). Đây là nhà máy điện do Pháp xây dựng từ những năm hai mươi của thế kỷ này, công suất trên một vạn ki-lô-oát, chủ yếu là phục vụ sản xuất than và tiêu dùng của chủ mỏ. Sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng sớm tổ chức quản lý sản xuất là nhờ giữ được nhà máy điện. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy điện cọc 5 (ngày 9 tháng 3 năm 1955) chống địch di chuyển máy móc trái phép đã giành được thắng lợi.

Cùng với việc sản xuất than, phong trào tăng gia sản xuất “Tấc đất tấc vàng” trong nông nghiệp đã góp phần hạn chế nạn đói, toàn bộ ruộng đất hoang hóa do địch khống chế trước đây đã được phục hồi, năng suất các loại khoai lang, ngô, sắn tăng nhanh, năm 1955 khoai lang đạt 32 ta/ha.

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh chủ trương chấn chỉnh một bước về tổ chức biên chế và cải tiến trang bị bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và chuẩn bị bước vào xây dựng theo hướng tiến dần lên chính quy, hiện đại.

Ở hướng Đông Bắc, ngày 25 tháng 6 năm 1955, Bộ quyết định thành lập sư đoàn bộ binh 332 gồm một số đơn vị, trong đó có trung đoàn 238 tiếp quản vùng mỏ thuộc biên chế của sư đoàn này. Cuối năm 1955, trung đoàn 238 được lệnh rút các tiểu đoàn đang làm nhiệm vụ ở các huyện thuộc Hải Ninh tập trung về khu vực cọc 6 (Cẩm Phả) để huấn luyện.

Trung đoàn 248 do đồng chí Vũ Nhung trung đoàn trưởng, đồng chí Hà chính ủy và Nông Tôn Vinh, trung đoàn phó, thay thế nhiệm vụ trung đoàn 238 đưa các đơn vị vào Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hà Cối, Móng Cái. Đầu năm 1956 Quân khu Đông Bắc được thành lập gồm sư đoàn 332 và các tỉnh Hải Ninh, Lạng Sơn. Cùng thời gian trên trung đoàn 238 rút khỏi Hồng Quảng về đội hình sư đoàn 332 Quân khu Đông Bắc. Ở hướng ven biển, từ ngày 5 tháng 6 năm 1955 Bộ tư lệnh Liên khu Việt Bắc đưa trung đoàn phòng thủ bờ biển 701 triển khai lực lượng ở Mũi Ngọc, các đảo Cái Chiên, Cô Tô, Quan Lạn, Vạn Hoa và hai thị xã Hồng Gai, Cẩm Phả, các tiểu đoàn cảnh vệ 470, 471, 472, 473 của Cục Phòng thủ bờ biển triển khai việc đặt đài quan sát và dựa vào thuyền của dân để tiến hành hoạt động tuần tra, cảnh giới vùng ven biển và hải đảo. Tháng 5 năm 1958 sư đoàn 332 và Quân khu Đông Bắc giải thể. Từ đây Hồng Quảng và Hải Ninh chuyển về trực thuộc Quân khu Tả Ngạn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:34:38 pm »

Cùng với việc tiễu phỉ, củng cố Đông Bắc, cuối năm 1955, chính quyền cách mạng thị xã Cẩm Phả được công an tỉnh và Bộ Công an chỉ đạo tiến hành bắt tên Phan Năm, một gián điệp được Pháp cài lại tại nhà máy cơ khí, khai thác mỏ than Đèo Nai (Cẩm Phả). Trước ngày giải phóng, Năm là tay sai đắc lực cho thực dân Pháp và bọn chủ mỏ, đã từng thẳng tay đàn áp nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.

Trong thời gian Cẩm Phả còn là khu tập kết 300 ngày, Phan Năm đã thực hiện âm mưu phá dỡ, di chuyển máy móc của chủ mỏ, nhưng cuộc đấu tranh của công nhân mỏ Đèo Nai (Cẩm Phả) trung tuần tháng 4 năm 1955 đã giành được thắng lợi. Tòa án cách mạng tuyên án phạt Phan Năm mức án tử hình. Trên một bãi đất rộng ở cọc 6, hàng nghìn người dân Cẩm Phả đã chứng kiến cuộc xử bắn tên phản bội Tổ quốc Phan Năm.

Bản án tử hình đối với Phan Năm cũng đồng thời cũng là bản cáo trạng đối với âm mưu thực dân Pháp cài cắm gián điệp pháp hoại công cuộc lao động hòa bình của nhân dân ta.

Đến năm 1957, tiểu đoàn 3 trung đoàn 248 cùng lực lượng dân quân địa phương Ba Chẽ bắt được Lục Văn Thông, tên trùm phỉ chỉ huy cả mạng hành lang Thanh Phán đến vùng “xứ Nùng tự trị” cũ của địch.

Trên vùng cao Hoành Bồ, đại đội 103 (tiểu đoàn 1, trung đoàn 248) do đại đội trưởng Bùi Văn Thọ chỉ huy đã cùng lực lượng vũ trang địa phương đi sâu vào từng khe bản vận động đồng bào thực hiện các chủ trương của huyện, xây dựng các đoàn thể đẩy mạnh sản xuất, giúp đỡ bộ đội, gọi phỉ về nhà làm ăn sinh sống. Trên hành lang Thanh Phán ở vùng rẻo cao Hoành Bồ, địch đã cài một tên phản động chỉ huy một toán phỉ có vũ khí hoạt động nằm vùng tạo thế chân vạc phía sau vùng mỏ Hoành Bồ qua Ba Chẽ đến Tiên Yên.

Sau nửa năm thâm nhập quần chúng và tổ chức lực lượng đón lõng, đại đội 103 bắt mối được với cô gái người Thanh Phán, một phụ nữ xinh đẹp mà tên phản động đang rắp tâm chiếm làm vợ kế, nhưng bị cô phản đối. Cô đã báo cho bộ đội biết ngày giờ và nơi y hẹn đến gặp cô. Trung đội 1 đại đội 103 bố trí một trận phục kích trên đoạn đường dốc thuộc địa phận Lưỡng Kỳ Thượng cách Khe Bông 4km. Vào lúc nhập nhoạng tối khi tên này cùng đồng bọn xuống núi, lọt vào đúng điểm “phát hỏa”, cả trung đội bật lên bất ngờ và chính xác, y không kịp phản ứng. Các chiến sĩ trinh sát có võ thuật gỏi, bắt tên trùm phỉ cùng 15 tên cận vệ của y, chỉ có 5 tên chạy thoát.

Tên trùm phỉ cuối cùng ở vùng Đông Bắc bị trừ khử, mối hiểm họa của nhân dân bị đẩy lùi. Những tên phỉ còn lại lần lượt ra hàng. Người dân vùng Đông bắc yên ổn làm ăn.

Từ năm 1958 đến năm 1960, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương và được nhân dân giúp đỡ, cơ quan quân sự các cấp phối hợp lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ khám phá và bắt gọn 11 vụ gián điệp, biệt kích, bắt 62 tên, diệt 25 tên, gọi hàng 142 tên, thu 136 súng và nhiều phương tiện hoạt động gián điệp, dập tắt một vụ bạo loạn của bọn phản động người nước ngoài ở Hà Cối (1956). Lực lượng vũ trang nhân dân phát triển rộng rãi, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững(1).

Từ năm 1958, Hải Ninh, Hồng Quảng bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong điều kiện mới.

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Đảng bộ Hồng Quảng và Đảng bộ Hải Ninh lãnh đạo nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể.

Khu Hồng Quảng lấy việc phát triển công nghiệp và công tác cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp là trọng tâm phát triển kinh tế(2).

Cơ chế quản lý “Đảng ủy lãnh đảo, giám đốc phụ trách, công nhân tham gia quản lý xí nghiệp” được hình thành từ trong cuộc vận động cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp đẩy mạnh sản xuất trong toàn khu mỏ. Đây là cuộc vận động có ý nghĩa cách mạng to lớn về mặt tư tưởng tổ chức và quản lý sản xuất trong cán bộ, công nhân mỏ.

Hai năm cải tạo xã hội chủ nghĩa ở thành thị, 100% số tư sản công nghiệp, 99% số tư sản thương nghiệp đã chuyển hướng sản xuất, kinh doanh theo phương thức xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trên các lĩnh vực kinh tế chính trị và xã hội của nhân dân Hồng Quảng và Hải Ninh.

Nhà máy điện cọc 5 được trang bị thêm hai nồi hơi do Ba Lan giúp dỡ (thay hai nội hơi cũ) bảo đảm công suất điện phục vụ sản xuất.

Có điện đi trước một bước, phương tiện vận chuyển được trang bị thêm hàng trăm xe “gấu” loại 10 tấn và một số xe xúc công suất lớn, năm 1958 khu mỏ lập một kỷ lục đáng khâm phục: khai thác được sản lượng than sạch cao hơn mức sản xuất của tư bản Pháp ở vùng mỏ này(3). Sản lượng năm 1958 cũng là năm sản xuất cao nhất của ta trong thời kỳ khôi phục kinh tế.


(1) 55 năm chiến đấu và xây dựng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh, 1985, tr. 62.
(2) Nghị quyết hội nghị đảng bộ khu Hồng Quảng lần thứ nhất.
(3) Năm 1939, năm sản xuất cao nhất thời chủ mỏ Pháp, đạt 1.612.339 tấn.
Năm 1958, ngành than khai thác đạt 1.700.500 tấn, vượt năm cao nhất dưới thời Pháp thuộc 88.161 tấn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:36:00 pm »

Sản xuất nông nghiệp cũng đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đất đai của Hồng Quảng – Hải Ninh phần lớn khô cằn, bạc màu, bị xói mòn, độ dốc cao lại chua mặn, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng vào loại thấp nhất miền Bắc. Năm 1958 thực hiện Nghị quyết 16 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải tạo nông nghiệp, tỉnh ủy và ủy ban hành chính tỉnh Hải Ninh phát động phong trào toàn dân sản xuất, tiến tới tự túc lương thực (không xin Trung ương viện trợ gạo) và bắt đầu xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Chính phủ tặng Hải Ninh hai chiếc máy kéo nhằm tạo tiền đề cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Năm 1959, Hải Ninh và Hồng Quảng tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh, thị xã và thị trấn. Toàn tỉnh Hải Ninh và Hồng Quảng số cử tri đi bầu cử đạt tỷ lệ 97,74% so với cử tri ghi trong danh sách. Thành phần công nhân, phụ nữ và dân tộc ít người được bầu vào hội đồng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp chiếm tỷ lệ cao, đại biểu phụ nữ trong hội đồng nhân dân là18%, trong ủy ban hành chính là 6,6%, đại biểu dân tộc chiếm 16% trong hội đòng nhân dân và 6% trong ủy ban hành chính, đại biểu công nhân trong hội đồng nhân dân chiếm 24% và trong ủy ban hành chính chiếm 33%.

Các ngành y tế, giáo dục, văn hóa của Hải Ninh và Hồng Quảng cũng phát triển với nhịp độ nhanh.

Phong trào vệ sinh phòng bệnh “sạch làng tốt ruộng” được phát động rộng khắp, mạng lưới y tế bao gồm bệnh viện, bệnh xá, trạm xá ở xã và khu phố được xây dựng, phát triển nhanh.

Sự nghiệp giáo dục có những tiến bộ đáng kể. Bên cạnh lớp vỡ lòng là hệ thống trường cấp II, cấp III ở Hồng Gai, Cẩm Phả, Hải Ninh với 471 giáo viên cấp III. Tổng số học sinh ở Hồng Quảng là 45.872 (trong đó cấp II có 2.510, cấp III có 157).

Khi vào tiếp quản, cả Hồng Quảng không có nhà văn hóa hoặc câu lạc bộ. Đến 1959 Hồng Quảng xây dựng 7 câu lạc bộ, 2 nhà văn hóa, 1 nhà bào tàng.

Việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng bảo vệ quê hương đã ra đời một đội ngũ dân quân tự vệ được rèn luyện thử thách. Đó là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân địa phương phát triển từ tiểu đội đến đại đội, được trang bị vũ khí và làm xung kích trong sản xuất, tuần tra canh gác, bảo vệ bản làng, nhà máy. Một số nơi dân quân tự vệ phối hợp với bộ đội truy quét thổ phỉ, tiêu biểu như dân quân xã Thanh Y (Đầm Hà) có người con trung hiếu của bản làng Lý A Coỏng chỉ huy bắt sống hai tên phỉ có nhiều nợ máu với nhân dân.

Tiểu đội dân quân xã Tấn Mái (Hà Cối) thành lập năm 1959. Anh chị em cấy 5 sào ruộng. Ngoài sản xuất, học tập, có đợt anh chị em còn leo núi hàng ngày trời lên tận vùng cao của người Dao vận động đồng bào xuống núi định canh định cư. Năm 1959 họ vận động được 13 thanh niên vào dân quân.

Ở đồn Đạc, Ba Chẽ có Hà Thị Thắm, người dân tộc Dao đã vào dân quân cùng bộ đội đi vây bắt phỉ. Trước cô, trên núi rừng Ba Chẽ này chưa có ai là con gái đứng trong hàng ngũ dân quân, chị em ở đây mới chỉ biết sớm tối còng lưng với cái nương, cái rẫy. dần dần, Thắm vận động bốn bạn gái cùng vào dân quân, cùng đi học chữ, học bắn súng.

Ở vùng mỏ, từ năm 1959 xuất hiện đại đội tự vệ nhà máy sàng Cửa Ông, một đơn vị xung kích trong sản xuất, làm tốt công tác trị an và huấn luyện quân sự. Sự kiện đầu tiên do đồng chí Quách, bộ đội phục viên cùng 10 tự vệ có sáng kiến làm thêm các lập là trong máy rửa số 2 để chắn đá, lại nâng mức rửa than sạch một ngày lên 20 tấn. Tiếp đó, cầu trượt bùn do Nguyễn Huy Tự sáng chế để than từ hố bùn chuyển lên xe, giải phóng lao động được 40 công nhân hàng chục năm từ thời Pháp thuộc vẫn phải đội thúng trên đầu. Bằng vai trò của mình, khẩu hiệu “đâu khó có tự vệ” ra đời.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng khen thưởng phong trào tự vệ nhà sàng Cửa Ông “không những đẩy mạnh sản xuất mà còn góp phần đào tạo nhiều công nhân giỏi về kỹ thuật”. Năm 1960 đại đội tự vệ nhà sàng Cửa Ông trở thành đơn vị ba nhất (sản xuất nhất, học tập nhất, huấn luyện nhất) của lực lượng tự vệ khu Hồng Quảng và một trong những lá cờ đầu của Quân khu tả Ngạn. trong đại đội có những chiến sĩ như Hà Thị Cẩm liên tục từ năm 1957 đến năm 1963, được bầu là chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến, tự vệ xuất sắc. Năm 1958 Hà Thị Cẩm được kết nạp vào Đảng và được đi dự hội nghị Thanh niên vượt mức kế hoạch toàn miền Bắc.

Cùng thời gian này, Quân khu tả Ngạn mở hội nghị “đầu bờ” rút kinh nghiêm xây dựng và hoạt động của tự vệ. Tại hội nghị này, Thiếu tướng Hoàng Sâm, Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn đã kết luận: “Tự vệ nhà sàng vừa là lực lượng sản xuất tiên tiến, vừa là lực lượng trị an giỏi và sẵn sàng chiến đấu”. Bộ tư lệnh Quân khu phát động các đơn vị tự vệ toàn Quân khu học tập tự vệ nhà sàng, 59 đơn vị ngoài khu Hồng Quảng đã kết nghĩa thi đua với tự vệ nhà sàng.

Trên vùng cao huyện Đình Lập dân quân du kích xã Châu Sơn liên tiếp giữ cờ thi đua của huyện trong nhiều năm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:39:10 pm »

Ngày 30 tháng 3 năm 1959 ngày đặc biệt ghi nhớ đối với Đảng bộ và quân dân vùng mỏ. Bác Hồ kính yêu đã thăm công trường khai thác mỏ than Đèo Nai (Cẩm Phả). Cùng đi với bác có đồng chí Nguyễn Lương Bằng.

Từ sáng sớm, hàng nghìn công nhân mỏ Đèo Nai và đại biểu công nhân toàn khu mỏ tề tựu ở công trưởng, nơi mà thành quả lao động của giai cấp công nhân mỏ lấp lánh trong những núi than cao ngất. Bác đến công trường với áo nâu, quần vải, dép lốp, mũ cát rộng vành. Nói chuyện với công nhân, Bác chỉ vào những vỉ than nục nạc rồi khen: “Than vùng mỏ vào loại tốt nhất của thế giới. Cảnh ở vùng mỏ cũng vào loại kỳ quan của loài người. Các chú phải làm than cho tốt”(1).



Bác Hồ thăm mỏ Đèo Nai (tháng 3-1959)

Hôm sau, ngày 31 tháng 3 năm 1959, tàu 524 đại đội 3 Hải Quân có vinh dự đưa Bác đến thăm trận địa pháo trên đảo Hòn Rồng. Đây là trận địa của đại đội 34 thuộc Quân khu Tả Ngạn làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, biển vịnh Hạ Long. Tàu tới gần đảo rồi buông neo, một xuồng con áp mạn tàu đón Bác. Thoáng thấy Bác ung dung đến nơi bộ đội xếp hàng chào đón Bác, các chiến sĩ không kìm được niềm vui sướng đã đồng thanh hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Đến trước hàng quân, Bác nói với bộ đội: “Bác và anh cả (tức đồng chí Nguyễn Lương Bằng) thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra thăm các chú”. Bộ đội vỗ tay dào dạt như sóng vỗ vào bờ. Không chờ chỉ huy báo cáo, Bác đã nói với bộ đội:

- Các chú thiếu nước và sách báo lắm phải không?

Các chiến sĩ lễ phép trả lời:

- Thưa Bác, vâng ạ.

Sau đó Bác đi thăm nơi ăn ở và nhà bếp của bộ đội. Bác vui vẻ hỏi đồng chí anh nuôi:
 
- Củi đun các đồng chí lấy ở đây?

Đồng chí anh nuôi trả lời:

- Thưa Bác, chúng cháu tăng gia ạ.

Bác nói vui:

- Trời tăng gia chứ, các chú chỉ việc chặt về đun thôi!

Trước khi rời đảo, Bác chụp ảnh lưu niệm với bộ đội.

Một tuần sau, đại đội 34 được nhận quà của Bác. Một đài bán dẫn và mỗi người được một tấm ảnh các chiến sĩ chụp chung với Người. Cũng từ sau lần Bác ra thăm đảo, báo chí và nước ngọt đã được Tổng cục Hậu cần và Quân khu tìm cách chuyển ra cho bộ đội nhanh hơn, đều kỳ hơn(2).



Ngày 5 đến 10 tháng 9 năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng là một sự kiện rất trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Đại hội đã vạch ra đường lối chính trị nhằm đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, phát huy sức mạnh tổng hợp của hai cuộc chác mạng lớn của thời đại ở trong nước và trên ghế gới để đánh thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng.

Đại hội đã đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta, mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược đó, vạch ra triển vọng thắng lợi tất yếu của cách mạng và phương thực hoạt động giành thắng lợi của từng miền.

Trong phiên họp ngày thứ 3 của đại hội, ngày 7 tháng 9 năm 1960, đồng chí Tống Đăng Bồn trong đoàn đại biểu Đảng bộ khu Hồng Quảng đọc tham luận về phong trào phá kỷ lục đạt năng suất cao ở công trường khai thác than cọc 6 (mỏ Cẩm Phả). Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ngồi trên đoàn chủ tịch đứng dậy nói với đại hội:

“Cọc 6 đạt nhiều thành tích vì:

Giai cấp công nhân ta có chí khí anh hùng, có lòng yêu nước luôn luôn mong đạt kỷ lục ngày càng cao.

Cán bộ đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, cùng bàn bạc, cùng thương lượng, cùng học tập với công nhân. Nếu tất cả các xí nghiệp, công trường đều học tập cách làm việc của cọc 6, vượt cọc 6 thì chắc chắn rằng kế hoạch 5 năm sắp tới của ta sẽ được hoàn thành và hoàn thành trước thời hạn”. Cả đại hội vỗ tay kéo dài(3).

Qua 5 năm (1954-1960) dưới ánh sáng các nghị quyết của Trung ương Đảng, chủ trương của Chính phủ, sự lãnh đạo trực tiếp của khu ủy, tỉnh ủy các cấp trên địa bàn tỉnh Hải Ninh – Hồng Quảng, giai cấp công nhân, quân và dân các dân tộc không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua nhiều khó khăn, quản lý trọn vẹn vùng mới giải phóng làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội(4) ổn định đời sống, hàn gắn vết thương chiến tranh, nhanh chóng khôi phục kinh tế, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa có hiệu quả, bước đầu phát triển sản xuất và văn hóa tạo nền móng và tiềm lực mọi mặt để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.


(1) Thủa xưa thi hào Nguyễn Trãi trên đường tới Vân Đồn thấy cảnh nước non tráng lệ của vịnh Hạ Long đã thốt lên “Thiên khởi địa thiết phó kỳ quan” (trời bày, đất đặt một vùng kỳ quan) trích bài Vân Đồn, Ức trai thi tập.
 Vua Lê Thánh Tông có thơ khắc ở chân núi Bài Thơ: “Sơn thượng cao phong quần ngọc lập. Tỉnh la ký bố thủy tranh vinh” (những ngọn núi cao mà ngọc thạch đứng sừng sững như muôn ngôi sao vãi, như quân cờ bay).
Cụ Quách Mạt Nhược nhà văn hóa lớn, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc ví Hạ Long là “chốn đào nguyên ở trần thế”.
Ngày 17 tháng 12 năm 1994 UNESCO (của Liên hiệp quốc) cấp bằng công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
(2) Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr. 68.
(3) 30 năm đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân ở Quảng Ninh, tư liệu, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh.
(4) Theo Những sự kiện công an tỉnh Quảng Ninh (1945-1954), đến cuối năm 1955 công an Hồng Quảng đã bắt 57 tên tội phạm chính trị, 104 tên tội phạm hình sự, lập 76 hồ sơ bọn đầu sỏ phá hoại, 42 hồ sơ mật thám và nghiệp đoàn Vàng, tập trung 204 tên tay sai, mật thám, nghiệp đoàn Vàng giáo dục, cải tạo, thu hồi 332 khẩu súng, 3 hòm đạn các loại.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2017, 10:41:32 pm »

2. Củng cố xây dựng lực lượng chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại. Trận đầu đánh thắng không quân Mỹ ngày 5 tháng 8 năm 1964

Bước vào năm 1961, tình hình đất nước chuyển biến mạnh mẽ. Miền Bắc căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Ở miền Nam, sau cuộc đồng khởi của đồng bào Bến Tre, phong trảo quần chúng nổi dậy giành chính quyền đã làm chủ nhiều vùng rộng lớn, chế độ Mỹ - Diệm lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Để cứu vãn sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm và chuẩn bị cho những bước can thiệp vũ trang vào miền Nam với quy mô lớn hơn, đế quốc Mỹ quyết định đưa một số lực lượng đặc biệt và hàng trăm cố vấn sang miền Nam mở đầu “chiến tranh đặc biệt”, một kiểu chiến tranh xâm lược “dùng người Việt đánh người Việt”, dưới sự chỉ huy, viện trợ, vũ khí và tài chính của Mỹ.

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng về mặt quân sự, ngày 31 tháng 1 năm 1961, Bộ chính trị có cuộc họp quan trọng để phân tích đánh giá tình hình và xác định nhiệm vụ công tác cho cả hai miền Nam – Bắc.

Về tình hình miền Bắc, Bộ Chính trị nhận định “ngày càng xây dựng vững mạnh về mọi mặt, cùng với các nước xã hội chủ nghĩa trở thành một khối vững chắc! Ta càng có điều kiện giữ gìn hòa bình và phòng thủ miền Bắc vững vàng hơn, miền Bắc ngày càng trở nên chỗ dựa và là căn cứ địa vững chắc cho cách mạng giải phóng miền Nam và càng có tác dụng quyết định đối với sự nghiệp hòa bình thống nhất nước nhà”.

Với trách nhiệm vì Hồng Quảng – Hải Ninh và vì cả nước, từ năm 1961, quân dân Hồng Quảng – Hải Ninh dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) với niềm tin tưởng và phấn khởi.

Trong công nghiệp sản xuất than, được sự giúp đỡ của Liên Xô, việc cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật và cải thiện tổ chức quản lý được đẩy mạnh, sản lượng than tăng nhanh, chất lượng bảo đảm tốt.

Về nông nghiệp, 2 năm 1960-1961 là thời kỳ cao trào nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, cả Hải Ninh và Hồng Quảng đã có 70% số hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp (bậc thấp) trừ một số vùng cao ở huyện Hoành Bồ, huyện Cẩm Phả và một số vùng của Hải Ninh lúc này đang tiến hành cuộc vận động dân chủ kết hợp đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể.

Nghề đánh cá biển và phong trào hợp tác hóa nghề cá, đến năm 1961 đã có 76,19% số hộ ngư dân bao gồm trên 2 vạn nhân khẩu, trong đó 6.861 lao động ngư nghiệp vào hợp tác xã. Quan hệ sản xuất thay đổi, việc tổ chức quản lý sản xuất đang đi dần vào nền nếp, bước đầu làm ăn theo lối công nghiệp, đi đôi với công cụ cải tiến đánh bắt cá và trang bị kỹ thuật mới đề ra khởi theo hướng tỉnh ủy xác định “cải tiến nghề lộng, phát triển nghề khơi để có thể đánh cá quanh năm, chuẩn bị điều kiện thành lập các đoàn tàu ra khởi đánh cá vào những năm tới”.

Ngày 9 tháng 5 năm 1951, trên đường ra thăm một số đảo vùng biển Hạ Long và Bái Tử Long, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghé thăm hang Đầu Gỗ, nơi xưa kia Trần Hưng Đạo dựng công trường làm cọc để cắm trên sông Bạch Đằng tạo ra những trận thủy chiến chiến lược, đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông. Đứng trước một hang động kỳ vĩ “ngũ thể tường vận động” (dịch: động năm sắc mây huy hoàng), động các kỳ quan (Grotte des merveilles) Bác xúc động nói với cán bộ chiến sĩ hải quân cùng với các đồng chí lãnh đạo Đảng và chính quyền Hồng Quảng đi theo. Người: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày và trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”(1).

Buổi chiều cùng ngày Chủ tịch Hồ Chính Minh ra đảo Cô Tô – chìa khóa vàng của tổ quốc. Tàu tiến vào gần bờ thì buông neo, thuyền ra đón Bác áp mạn tàu an toàn. Bác xuống thuyền vào bến.

Trên bến, nơi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tập trung đón Bác, mọi người vỗ tay reo hò sung sướng:

- Hồ Chủ tịch muôn năm!

Sau khi dự mít tinh, Bác liền đi thăm nơi ăn ở, hầm hào chiến đấu của bộ đội, gặp gỡ cán bộ và nhân dân trên đảo.


(1) Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr. 71.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM