Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:11:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những nẻo đường chinh chiến  (Đọc 49019 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2017, 11:45:21 pm »


        Chúng tôi rút ra được mấy tiếng đồng hồ mà địch không hề biết. Chúng tưởng chúng tôi đã rút ra sông Vàm Cỏ Đông nên mãi tới 3 giờ chiều mới cho lính đi lùng sục. Địch rất chủ quan, không ngờ vấp ngay vào trận địa của chúng tôi. Sau khi nghe anh em báo về, địch đi đúng vào đội hình, tôi vội trao đổi với các anh trong Ban Chi huy và cả cậu liên lạc nhanh chóng bò xuống các hầm nhắc bộ đội để địch vào thật gần mới nổ súng.

        Tôi đi đến từng hầm đề phòng bộ đội mệt quá ngủ quên. Đúng vậy! Tôi bò ra những hầm tiền tiêu phía trước, chứng kiến anh em đã ngủ quên. Tôi gọi mãi mới thưa. Tôi nói: “Địch vào rồi! Phải chờ nó vào thật gần mới nổ súng nhé”.

        Theo kinh nghiệm chờ địch vào gần mới nổ súng, xác địch nằm gần trận địa ta, lượng bom pháo của địch sẽ ít hơn, còn nó phản kích bằng bộ binh thì ta không sợ. Hầm hào bộ đội được ngụy trang rất cẩn thận. Tôi đi ở phía sau trận địa mà vẫn khó phát hiện ra hầm.

        Tôi ghé mắt qua miệng hầm để quan sát, theo dõi địch có khoảng một đại đội. Chúng đi nghênh ngang, chủ quan, xem thường đối phương. Có thằng còn dương súng lên ngắm những con chim cu đậu ữên những ngọn hóp. Khi bọn địch vào cách chúng tôi gần 100 mét, khoảng 20 tên ngồi lại ngay trên vực mương của dân chống súng vào vai chơi đùa. Lực lượng còn lại chia làm 2 mũi đi thẳng vào trận địa chúng tôi.

        Chúng đi ngay vào hầm chỉ huy, trước tôi chi có 2 hầm bộ binh. Tôi lệnh anh em liên lạc, y tá, thông tin sẵn sàng nổ súng. Anh Thụ nhanh chóng xuống Trung đội 3, khi nào chúng tôi nổ súng thì cho Trung đội 3 đánh tạt sang bên sườn địch, đồng thời cho cối 60 bắn trực tiếp vào tụi lính đang ngồi trước trận địa để khóa chặt đuôi nó lại.

        Tụi lính đến gần, chi cách hầm của Lộc khoảng 15 m vẫn không thấy anh em nổ súng. Tôi lo anh em ngủ quên thì nó sẽ xông thẳng vào hầm chỉ huy. Đột nhiên, từ hầm Lộc một loạt AK kéo dài, tên lính đi đầu ngã lăn tại chỗ. Liên tiếp tiếng lựu đạn, thủ pháo và các loại hỏa lực của ta bắn ra như vãi đạn vào đội hình địch.

        Địch bị đánh bất ngờ nên chi biết tháo chạy, có 8 tên chết ngay trước trận địa của chúng tôi khoảng 15 m. Anh em ta bò ra thu súng, lựu đạn và các loại tư trang như thắt lưng, túi mìn...

        Tôi đoán sau trận này địch sẽ tập trung phi pháo đánh vào trận địa. Ban Chi huy đại đội chỉ còn hai người là tôi và Thụ, Chính trị viên phó. Thập, Đại đội trưởng bị thương đã ra tuyến sau. Tôi nói: “Anh Thụ này! Bây giờ Ban Chi huy chỉ còn tôi và anh, ta phân tán ra không nên ngồi một chỗ, Nếu thương vong người này còn có người khác chỉ huy đơn vị. Kinh nghiệm như Đại đội đặc công, Ban Chỉ huy bị trúng bom, anh em chẳng khác nào gà con mất mẹ”.

        Thụ nhất trí sang hầm đồng chí Định liên lạc. Tôi thì ở lại với 2 chiến sỹ thông tin 2W. Địch lui ra mấy trăm mét rồi trụ lại gọi pháo bắn vào trận địa hàng trăm quả và nhiều tốp máy bay đánh bom nhằm hủy diệt trận địa chúng tôi.

        Gần tối, địch tổ chức một đợt tấn công hết sức quyết liệt. Chủng dùng cối 81, cối 61, ĐKZ và đại liên đứng ngay trước trận địa cách khoảng 300 mét bắn như vãi đạn vào trận địa rồi cho bộ binh xông lên nhằm để lấy xác đồng bọn. Chúng đã bị chúng tôi đánh bật ra.

        Vào lấy xác không được nên bọn địch đã thay đổi bằng một thủ đoạn hết sức khôn ngoan. Tụi lính nằm cách trận địa chúng tôi khoảng 300 mét rồi bắt dân cứ 2 người 1 cái cáng, tay cầm một miếng vải trắng đi thẳng vào trận địa chúng tôi. Dân vừa đi vừa hô to: "Các em ơi đừng có bắn, tụi tôi bị nó ép vào lấy xác". Tôi trao đổi với Thụ để cho dân họ vào lấy xác. Trời cũng sắp tối rồi, để mấy cái xác ở đây nếu ngày mai ta vẫn tiếp tục chốt thì làm sao chịu được.

        Tôi cho liên lạc bò đi các hầm truyền lệnh không được bắn dân để cho họ lấy xác. Dân chúng họ sợ quá, vừa đi vừa giơ cái cáng lên trời, miệng hô: "Đừng bắn các em ơi". Họ đi thẳng chẳng dám nhìn ngang, nhìn ngừa, khi vào thấy xác là họ vội lăn lên cáng và khiêng chạy về phía sau.

        Trong lúc bom đạn như vậy mà Thụ và Định liên lạc đã làm một việc thật không ai tưởng tượng được giống như truyện cổ tích. Tối đến, tôi thấy Định liên lạc đưa cho tôi một đùm thịt còn nóng hổi. Định nói: “Thủ trưởng ăn đi, thịt heo đấy”.

        Tôi hỏi làm sao có thịt heo, thế là Định kể lại: “Lúc chiều, khi thủ trưởng bảo anh Thụ sang hầm em, thấy một con heo của dân khoảng 20kg bị pháo bắn chết. Anh Thụ bảo em ra kéo vào hầm làm thịt. Hai anh em cứ để nguyên con heo vậy, lột da đến đâu thì cắt xẻo thịt đến đấy bỏ vào ca inốc, anh Thụ cho phá luôn quả mìn lấy thuốc TNT để nấu. Nấu được ca nào xé ni lông đùm lại, sợ đất cát té vào, cứ thế 2 anh em đã nấu được 8 ca thịt. Bây giờ em đi chia cho các hầm, mỗi hầm 1 ca, để người nào cũng được ăn”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2017, 11:27:38 pm »


        Chỉ với 1 con dao găm, một cái ca, Thụ, Định đã làm và nấu hết con heo khoảng 20kg. Con heo chi còn lại cái đầu, da, xương, bộ lòng, khi nói ra ai cũng tưởng chuyện bịa nhưng là có thật. Thụ là con người gan dạ, dũng cảm, năng động, rất hợp và tôn trọng tôi. Vì Thụ ít hơn tôi 3 tuổi và nhập ngũ cũng sau tôi 3 năm. Sau này, Thụ chuyển sang làm đại đội trường Đại đội 2, Tiểu đoàn 9 và đã hi sinh trong trận đánh ngày 1 tháng 10 năm 1972, tại Sa Thìa Căm Pu Chia.

        Ngày 11 tháng 5 năm 1972, là một ngày đáng ghi nhớ của Trung đoàn 271. Cả 3 Tiểu đoàn bộ binh đều bị thương vong lớn. Tiểu đoàn 7 bị thiệt hại lớn nhất, cả Tiểu đoàn hi sinh 85 đồng chí. Đại đội 1 đánh vào ngã ba An Định không dứt điểm. 62 đồng chí hi sinh, cả Đại đội chi còn lại mấy người sống sót bò ra được. Trong số hi sinh có Tiểu đoàn phó Phạm và Chính trị viên Đại đội Dung. Tối 11 tháng 5, tôi được Tiểu đoàn cho ra trạm phẫu của Trung đoàn để xử lý các vết thương. Anh em yêu cầu tôi lui về tuyến sau để điều trị, nhưng tôi thấy các vết thương đều phần mềm nên xin quay về đơn vị. Vì nếu tôi đi thì cán bộ Đại đội chi còn một mình Chính trị viên phó Thụ.

        Đơn vị tôi được lệnh hành quân về xã Hiệp Hòa tiếp tục chiến đấu. Từ đầu tháng 5 đến ngày 5 tháng 6, cả Trung đoàn tham gia chiến đấu mở mảng, mở vùng, tập kích, phục kích, chống càn trên 4 xã thuộc huyện Đức Hòa, Long An. Đó là các xã : An Ninh, Lộc Giang, Tân Phú, Hiệp Hòa. Bộ đội đi tới đâu là dân đi sơ tán hết, cứ chiều tối im tiếng súng là dân quay về. Toàn bộ nhà cửa, cây cối, vườn tược, gia súc, gia cầm đã bị thiêu trụi.

        Những ngày chiến đấu ở đây mới thấy hết tấm lòng và sự hi sinh to lớn của nhân dân Đức Hòa. Dân quay về nhà mặc dù tài sản bị mất mát như vậy nhưng họ không hề nao núng mà bắt tay vào giúp bộ đội, chôn cất tử sỹ, khiêng cáng thương binh, mua gạo, mua thuốc, mua thực phẩm cho bộ đội.

        Đức Hòa là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ vào Sài Gòn, cách Sài Gòn hơn 50 km nên địch cố thủ với lực lượng mạnh. Chúng có hàng chục Tiểu đoàn bảo an và Sư đoàn bộ binh 25. Lực lượng của ta chi có một Trung đoàn, lại căng kéo ra trên một diện rộng, vận chuyển tiếp tế đạn dược gặp nhiều khó khăn.

        Các trận đánh ở đây thường diễn ra vào buổi sáng, khi địch bất ngờ đi vào trận địa ta. Chúng chỉ bị diệt mấy tên đi đầu, sau đó lùi ra gọi phi pháo bắn cả ngày. Địa hình đồng bằng trống trải bộ đội ta không cơ động được. Địch lợi dụng các gò đất cao, dùng súng ĐKZ 75, 57 gắn trên xe tăng bắn găm vào hầm của anh em mình, gây cho ta tổn thất khá lớn.

        Đợt 1 mới chỉ hơn 1 tháng, Trung đoàn đã có mấy trăm đồng chí hi sinh. Trung đoàn đã được bổ sung mấy đợt tân binh. Đại đội tôi cũng được bổ sung 2 lần, mỗi lần 5 đến 7 đồng chí. Thường anh em được bổ sung về đơn vị vào khoảng 2 đến 3 giờ sáng. Tôi chỉ vội đưa anh em xuống Trung đội đào hầm ngay để tiếp tục chiến đấu. Vì vậy có một số đồng chí hi sinh tôi chỉ mới biết tên, mặt mũi ra sao nhìn cũng chưa rõ vì ban đêm, trời tối. Tôi cũng chưa kịp ghi tên vào sổ. May mà trước lúc bổ sung về đơn vị, Tiểu đoàn đã ghi đầy đủ hồ sơ trích ngang. Căn cứ vào đó để Tiểu đoàn làm công tác chính sách.

        Những ngày chiến đấu ở đây, tôi nhớ nhất là trận đánh ngày 4 tháng 6, tại ấp Bàu Trại xã Tân Phú. Trận địa mai phục nằm ngoài rìa ấp cách ấp khoảng 50 mét. Bộ đội lợi dụng bờ vùng, nương dưa của dân để đào hầm. Nóc hầm chi cao bàng bờ ruộng được ngụy ưang kỹ. Trước đó các trận đánh ta thường đào hầm sát làng, lại đắp hầm lên cao nên đều bị súng DK của địch bắn ưóc hết, bộ đội thương vong nhiều.

        Lần này chúng tôi đào hầm cách làng, lại làm nắp hầm thấp nên địch rất khó phát hiện. Ban Chi huy Đại đội đào hầm ngay dưới bụi ưe độc lập cũng cạnh rìa làng. Trung đội đồng chí Lộc bố trí ưong một nương dưa của dân. Nhân dân nhất trí cho chúng tôi vào nhà lấy được cái gì ra làm hầm thì cứ lấy.

        Hầm Ban Chỉ huy được đậy bằng một tấm phản gỗ của dân rộng khoảng lm, dày hơn 10 phân. Tôi bảo tấm phản quý thế này sao lại lấy ra đây làm hầm. Đồng chí Định liên lạc nói bác chủ nhà bảo cứ lấy mà làm, phản nằm dưới đất an toàn hơn, để trong nhà bom đánh sẽ bị cháy.

        Khoảng 9 giờ sáng, địch lợi dụng mấy nương dưa, kín đáo triển khai lực lượng tấn công vào làng, không ngờ vấp phải chúng tôi đã phục sẵn. Có tên đã vào cách hầm của ta chỉ khoảng 15 mét. Đại đội tôi nổ súng diệt 7 - 8 tên tại chỗ.

        Bị đánh bất ngờ và gần quá, địch trở tay không kịp, đành tháo chạy tạt sang một gò đất cao trước mặt chúng tôi khoảng ba trăm mét, gọi pháo, máy bay đến đánh phá. Chúng bắn hàng trăm quả đạn pháo cối vào trận địa chúng tôi rồi cho trực thăng HU1A bay thấp sát ngọn tre tìm hầm bộ đội ta để thả lựu đạn và đạn cối. Vì ta không nổ súng nên máy bay địch tự do bay đi bay lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2017, 10:32:22 pm »


        Tôi rất lo. Bọn địch làm kiểu này, chúng sẽ tìm được hầm anh em mình. Nếu để nó tự do bắn phá, anh em mình sẽ chết hết. Tôi điện đề nghị Tiểu đoàn lệnh cho các Đại đội, máy bay vào đơn vị nào thì đơn vị đó nổ súng. Tiểu đoàn nhất trí và lệnh cho các đơn vị khi máy bay vào trận địa tất cả đều nổ súng.

        Tiểu đoàn vừa lệnh xong, có hai chiếc trực thăng HU1A quen như cũ không ai dám bắn, nó bay thấp sát ngọn tre theo dọc đội hình Tiểu đoàn. Khi nó bay vào trận địa Đại đội tôi, tất cả chúng tôi đều nổ súng. Cả Tiểu đoàn đồng loạt nổ súng. Một chiếc máy bay bị gãy chong chóng, roi giữa cánh đồng, cách chúng tôi chưa đầy ngàn mét. Chiếc thứ hai vội bay lên cao và biến mất.

        Chúng gọi máy bay phản lực đến đánh bom. Loạt bom thứ nhất một quả rơi đúng góc nương dưa có hầm Trung đội Lộc, cách tôi chừng 20 mét. Tôi nghĩ hầm Lộc đã trúng bom, chắc anh em ta đã hi sinh. Đợi cho lớp khói bụi tản ra để bò lên xem Lộc thế nào thì thấy Lộc ngồi thò đầu lên lấy tay ra hiệu là an toàn. Tôi vẫn bò đến hầm Lộc. Tôi chứng kiến cảnh tượng quả bom phạt quang nổ ngay trên hầm. Nắp hầm được đậy bằng một tấm phản dày, được lấp đất cao khoảng 30 phân mà cả phản và đất bay sạch trơn. Lộc và một chiến sỹ ngồi thò đầu ra giống như con chim đang ngồi trong tổ chờ mẹ về đút mồi.

        Tôi và Lộc cố kéo tấm phản bị lật bên cạnh đậy lên hầm để tránh mảnh bom pháo. Tôi vừa về tới hầm thì một quả pháo khói từ máy bay LI9 bắn ngay vào bụi tre cạnh hầm của tôi. Tôi vội nói với cậu thông tin: “Nỏ đánh đúng hầm ta rồi!”. Ngay lúc đó, tôi nghe tiếng rít xé tai rồi nghe một tiếng nổ ục đất khói mù mịt, tôi chẳng biết gì nữa. Một quả bom tấn nổ ngay canh hầm tôi làm cả bụi tre và cả cái hầm của tôi cứ từ từ trôi xuống đáy hố bom sâu hơn 2 mét.

        Hố bom sâu và to bằng cái giếng làng. Anh em biết hầm của Đại đội đã bị trúng bom, ai cũng sợ chỉ huy chết nên đều lần lượt bò đến xem sao. Lộc, Trung đội trưởng là người đến đầu tiên. Lộc mừng quá thấy mấy thầy trò chúng tôi còn sống. Lộc nói: “Em chắc Ban Chi huy tiêu hết rồi!”. Tôi nói: “Thôi cậu về đi! Cho bộ đội cảnh giới, bộ binh nó mò vào bây giờ đấy”.

        Chúng tôi lợi dụng ngồi dưới hố bom cưa các cây tre đổ để làm giá gác tấm phản lên che mảnh đạn. Cả ngày bom đạn như vậy nhưng Đại đội tôi chi bị sập có hai hầm may mà không ai hi sinh.

        Đây cũng là trận cuối cùng đợt một hoạt động ờ huyện Đức Hòa, Long An. Tối hôm đó, đơn vị được lệnh rút lên Căm Pu Chia nhận nhiệm vụ mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2017, 09:14:42 am »


CUỘC CHIẾN TẠI CÔNG PÔNG RỒ

        Công Pông Rồ là địa danh một huyện thuộc tỉnh Soài Riêng Căm Pu Chia. Ta thường gọi là vùng mỏ vẹt nơi tiếp giáp với 3 tỉnh của Việt Nam là Tây Ninh, Long An và Kiến Tường vì nó nằm lõm vào đất Việt Nam.

        Đây là một vùng thường diễn ra nhiều cuộc chiến ác liệt nên dân đã bỏ đi từ những năm 1970. Từ ngày 5 tháng 6 năm 1972, Trung đoàn 271 lần lượt rút quân từ Đức Hòa, Long An lên vùng này hoạt động. Ở đây địa hình bằng phẳng, làng mạc đều vườn không nhà trống, cây cối, bụi bờ rậm rạp, ruộng đồng bỏ hoang nhiều năm có chỗ cỏ ngập đến bụng. Xung quanh nhà dân và các phum đều đào mương để thoát nước, lấy đất vượt nền nhà, làm đường.

        Từ Long Khốt, tinh Kiến Tường, có một con đường đá chạy thẳng sang Căm Pu Chia. Gặp con đường đất cắt ngang nên gọi là ngã ba Công Pông Rồ. Các đơn vị của Trung đoàn đều hoạt động hai bên con đường này và ngã ba Công Pông Rồ.

        Lúc đầu các đơn vị triển khai đội hình chiến đấu sát với Long Khốt. Trận đánh ngày 17 tháng 6 năm 1972 của Tiểu đoàn 7 diễn ra ngay tại ngã ba Long Khốt thuộc địa phận đất Việt Nam. Trận vận động tập kích đã tiêu diệt được một lực lượng địch khá lớn nhưng do địa hình uống trải địch dùng pháo binh và máy bay phản kích gây cho ta thương vong nhiều.

        Chúng tôi được cấp trên thông báo địch tập trung toàn bộ Sư đoàn 7 được tăng cường hàng chục chiếc xe tăng, xe bọc thép, ba trận địa pháo, máy bay chi viện, tổ chức càn quét vùng mỏ vẹt. Địch biết đây là nơi xuất phát của các đơn vị, bộ đội ta xuống tác chiến ở 3 tỉnh Tây Ninh, Long An và Kiến Tường.

        Sư đoàn 7 bộ binh của địch là một Sư đoàn thiện chiến nhất của quân đội Việt Nam Cộng hòa, tác chiến ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở Chỉ huy Sư đoàn đóng tại thị xã Kiến Tường.

        Đêm 15 tháng 6, Đại đội tôi được giao nhiệm vụ phục kích và chốt chặn tại một phum bỏ hoang phía đông chùa PLây Chăm Na khoảng 5 km. Chủng tôi bố trí trận địa xong thì đã gần 2 giờ sáng.

        Vùng này đất rắn vô cùng, anh em phải dùng cuốc chim để đào hầm. Hầm của Ban Chi huy Đại đội do liên lạc và hai chiến sỹ thông tin thay nhau đào. Trời sắp sáng, mà hầm chỉ đào sâu được khoảng 40 phân. Anh em vào nhà dờ hai cái cột nhà kê lên cho cao rồi chặt cây làm nắp lấp đất lại nên ngồi trong hầm đầu vẫn cao hơn mặt đất. Nếu không cúi xuống đạn thẳng và mảnh pháo có thể bắn vào đầu.

        Đồng chí Xuyên đại đội trường bị thương trong trận 14 tháng 4, tại ấp Gò Dầu, nay mới trở lại đơn vị. Chúng tôi đợi từ sáng mà mãi tới chiều vẫn không thấy địch vào. Khoảng 3 giờ chiều, anh em cảnh giới báo có một lực lượng địch rất đông đang đi vào hướng Đại đội bộ.

        Thông thường chúng tôi bố trí Ban Chi huy phải đảm bảo một hướng tấn công phụ. Nhưng bây giờ địch lại đi thẳng hướng vào Ban Chi huy. Đồng chí chiến sỹ vừa quay về tới hầm là anh em nổ súng ngay.

        Địch dựa vào lực lượng đông, có hỏa lực yểm trợ. Tuy bị đánh bất ngờ nhưng nó chi lui ra vài trăm mét rồi tổ chức tấn công vào. Mấy lần chủng tấn công lên đều bị chúng tôi đánh bật lại. Hầm Ban Chỉ huy có 4 người, tôi và cậu liên lạc ngồi phía trước thay nhau nổ súng. Đồng chí Xuyên ngồi ở cửa phía sau với đồng chí thông tin đường dây của Tiểu đoàn. Địch có hai khẩu cối 81 và hai khẩu cối 61 liên tục bắn vào đội hình Đại đội tôi.

        Tôi nói với đồng chí Xuyên: “Anh báo về tiểu đoàn đề nghị cho cối 82 bắn, để địch giãn bớt ra chứ nó bắn kiểu này nguy hiểm lắm vì hầm của anh em mình đào quá nông, dễ bị tróc”. Tôi và đồng chí liên lạc ngẩng lên để quan sát địch rồi lại cúi xuống để tránh đạn đại liên, mảnh cối. Đạn đại liên cứ bay vèo vèo qua đầu tôi.

        Tôi nói với đồng chí liên lạc: “Em phải liên tục bám địch đề phòng nó nâng tầm bắn đại liên để cho bộ binh bò vào”. Địch bắn rát quá cả đại liên và cối nên tôi muốn bò xuống kiểm tra đơn vị mà không đi được. Tôi cứ sợ anh em lo cúi đầu tránh pháo để bộ binh địch bò vào ném lựu đạn xuống hầm. Anh Xuyên nói: “Anh cứ yên tâm, địch nó đánh vào theo đúng phương án của ta, anh em mình có hầm cứ thế mà bắn”.

        Bỗng tôi nghe một tiếng nổ như sét đánh ngang tai một quả cối nổ ngay cửa hầm phía sau. Đất cát, khói thuốc xả vào hầm mù mịt. Tôi nhìn lên thấy Đại đội trường Xuyên cứ hực hực còn cái tai nghe điện thoại thì rơi vào chân tôi. Xuyên chẳng nói được gì, máu ở cổ tay thì vọt ra như cắt tiết ngan, rồi máu ở đầu cứ lăn dài xuống mặt. Tôi nói lớn: “Các đồng chí bám cửa hầm đề phòng địch vào” Rồi tôi lấy ngay cái dây bảo hiểm súng ngắn, thắt ga rô ờ tay cho Xuyên. Xuyên vẫn cứ hực hực, nước mắt, nước mũi, máu chảy ra đầy mặt. Tôi gạt máu, sờ lên đầu Xuyên, thấy một lỗ thủng ở phía ừên trán. Tôi vội xé băng quấn ngay lại cho Xuyên và đỡ Xuyên nằm xuống hầm. Tôi nói với cậu thông tin: “Em bò sang hầm y tá nói đồng chí Xuyến sang ngay anh Xuyên đã bị thương nặng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2017, 11:09:47 pm »


        Xuyến y tá băng bó lại cho Xuyên rồi tiêm trợ sức, nhưng Xuyên cũng chẳng biết gì cả và vẫn tiếp tục hực, tiếng mỗi lúc một to hơn. Tôi ghé vào tai Xuyên nói: “Anh đừng hực nữa! Địch nghe nó đánh vào đấy. Anh cố gắng chịu đựng để chúng tôi chiến đấu, địch nó vào đông lắm”. Không hiểu Xuyên có nghe được không mà thấy Xuyên ít hực hơn.

        Ngớt tiếng súng, tôi báo với Tiểu đoàn cho vận tải xuống cáng anh Xuyên về phẫu Trung đoàn. Do vết thương quá nặng, vừa về tới phẫu thì Xuyên đã hi sinh.

        Cũng từ đây các đơn vị của Trung đoàn và Tiểu đoàn 8 liên tục ngày nào cũng nổ súng. Những ngày đầu ta đánh nhau giáp đất Việt Nam nay cứ lùi dần sâu vào đất Căm Pu Chia.

        Đêm 1 tháng 7 năm 1972, Đại đội tôi được giao nhiệm vụ phục kích ờ một phum bỏ hoang, có con đường đất chạy từ Long Khốt lên. Do tính chất của trận đánh nên Trung đoàn tăng cường cho tôi một khẩu 12,71y và một khẩu ĐKZ 75. Chúng tôi bố trí trận địa, cho bộ đội đào hầm ở cách rìa phum. Trong khi đó địch co cụm cả bộ binh cùng xe tăng nằm ờ giữa cánh đồng cách chúng tôi chưa đầy ngàn mét mà không ai biết.

        Sáng ra, anh em chúng tôi nhìn thấy địch nhốn nháo khắp cả cánh đồng và cả một bãi xe tăng có khoảng 30 chiếc đủ các loại MI 13, M41, M48. Tôi báo về Tiểu đoàn, địch rất đông và có khoảng 30 xe tăng, xe thiết giáp cách chúng tôi chưa đầy ngàn mét, chưa biết chúng triển khai đi về hướng nào, đề nghị Tiểu đoàn có phương án chi viện.

        Phum này bỏ hoang đã lâu, cây cối rậm rạp. Tôi tranh thủ đi khắp lượt các hầm của Đại đội và 2 đơn vị phối thuộc. Sau đó chúng tôi thống nhất phương án tác chiến, sẵn sàng chi viện cho nhau, quyết tâm giữ vững trận địa.

        Trời nắng mà địch thì cứ ngồi giữa bãi trống, cả xe tăng, bộ binh. Quá trưa, tôi thấy chúng đưa cơm ra ăn. Tôi tưởng ăn cơm xong chúng quay về, ai ngờ chúng đi thẳng vào trận địa chúng tôi. Đại bộ phận bộ binh và xe tăng nằm im, chi có một Trung đội đi vào mõm làng, ở đó có 3 hầm tiền tiêu của chúng tôi.

        Địch vào gần anh em nổ súng, diệt được mấy tên. Chúng lùi ra, hỏa lực gắn trên xe tăng bắn như mưa vào trận địa chúng tôi. Những bụi cây phía ngoài bị pháo bắn dứt sạch trơn. Chúng tôi có kinh nghiệm chiến đấu ờ Đức Hòa nên không bố trí hầm ờ các góc lồi và các gốc cây to.

        Tiểu đoàn sợ địch tạt sườn đánh vào phía sau Đại đội tôi nên cho Đại đội 3 vận động lên để ngăn chặn hướng tấn công vu hồi của địch. Không hiểu địch có đài quan sát thế nào mà khi Đại đội 3 vừa vận động nó đã bắn pháo ngăn chặn. Vì anh em mình chưa có hầm nên đã bị thương vong nhiều.

        Địch cho 5 chiếc xe tăng M41 cứ chạy đi, chạy lại trước trận địa chúng tôi, cách khoảng 400 mét để thăm dò hỏa lực ta. Chúng tôi không nổ súng vì ờ cự ly đó chỉ có ĐKZ mới bắn được mà chưa chắc đã trúng. Nếu mình bắn không trúng địch sẽ tập trung hỏa lực để diệt mình.

        Gần tối, địch cho hỏa lực tập trung đánh vào đội hình chúng tôi rồi cho bộ binh có xe tăng hỗ trợ phía sau, tấn công nhưng đều bị chúng tôi đánh bật ra. Tối đến, anh em tôi ai cũng xuýt xoa, nếu tụi lính này gan đánh thẳng vào

        Đại đội thì mình làm sao chống đỡ nổi. Đại đội tôi bị nó đánh tróc một hầm, có 2 đồng chí hi sinh. Trong đó cỏ trung đội trưởng Tân quê ở Nam Phúc, Nam Đàn, Nghệ An.

        Đêm 13 tháng 8 năm 1972, Tiểu đoàn 8 phục kích chống càn tại một phum sâu phía phải Công Pông Rồ. Đây là phum lớn được liên kết bằng 5 phum nhỏ, độc lập giữa một cánh đồng rộng mênh mông. Dân đã bỏ đi từ lâu, đường đi trong phum cây cối hai bên um tùm, cỏ mọc lan kín đường. Xung quanh làng là những bụi tre liên kết nhau giống như một lớp hàng rào. Phía trong lũy tre là kênh rạch, dân đào lấy đất vượt nền nhà và làm đường. Về mùa mưa, các kênh rạch trong làng nước sâu đến bụng, bộ đội lợi dụng các gò đất cao dọc theo bờ kênh để đào hầm.

        Đại đội tôi và Đại đội 3 được bố trí ở hai phum lồi lên phía trước. Đây là hướng chính diện của Tiểu đoàn, đón địch đi từ Long Khốt lên. Đại đội 2 nằm ờ phía phải phum, còn Tiểu đoàn bộ và Đại đội 4 nằm chếch về phía sau.

        Đại đội 3 có một Trung đội bố trí độc lập ở một góc phum nhỏ lồi lên phía trước, cách Đại đội tôi khoảng 200 mét, nhìn qua một thửa ruộng trống trải, cỏ mọc cao quá đầu gối. Cả Tiểu đoàn bố trí trận địa, đào công sự xong trước lúc trời sáng, bí mật chờ đợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2017, 10:15:21 pm »


        Khoảng 9 giờ, một Đại đội địch đi vào hướng Đại đội tôi, hơi lệch về phía Đại đội 4 và Tiểu đoàn bộ. Ở đó có một bờ ruộng cao tụi lính ngồi nghi, đưa cơm ra ăn. Tôi báo về Tiểu đoàn tình hình địch đề nghị Tiểu đoàn đề phòng địch đánh vu hồi vào Đại đội 4 và Tiểu đoàn bộ.

        Đồng chí Hiêu tiểu đoàn trường nghe tôi báo tin, liền cho trinh sát ra kiểm tra thấy đúng như tôi báo cáo. Đồng chí điện ngay cho tôi: “Anh cần có ngay phương án đánh địch bảo vệ Tiểu đoàn bộ” Tôi trả lời: “Anh cứ yên chí, chúng tôi sẽ quyết tâm bảo vệ mối chúa đến cùng”.

        Khoảng hơn một giờ sau, Đại đội địch tiến thẳng vào Đại đội tôi. Chúng tôi trong phum, địch ngoài trảng. Ban Chi huy Đại đội lợi dụng địa hình che khuất, bò xuống từng hầm nhắc nhở bộ đội chờ địch vào thật gần mới nổ súng. Cố gắng đánh tiết kiệm đạn vì ngày hôm nay địch vào sớm quá, ta phải chiến đấu cả ngày.

        Tôi nghĩ, địch rất đông nó đã cho một Đại đội án ngữ phía sau đề phòng ta vận động tấn công tạt sườn. Tôi vừa về tới hầm, thì súng đã nổ ầm ầm. Tôi hô: “Cối 60 cho bắn 5 quả vào đội hình địch”. Bị đánh bất ngờ, địch dạt về một phía, gọi pháo từ Long Khốt bắn hàng trăm quả vào trận địa ta. Máy bay thay nhau đánh bom.

        Địch đánh cả tiếng đồng hồ. Tôi điện lên Tiểu đoàn đề nghị cho súng 12,7 bắn, chứ để nó tự do đánh kiểu này Đại đội tôi chịu sao xiết. Tiểu đoàn điện trả lời: “12,7 bắn buổi sáng làm sao mà chịu được, các đồng chí cố gắng bám trụ”. Sau một đợt bom pháo, tôi lại bò xuống từng hầm xem anh em có ai bị sập hầm không và động viên anh em cổ gắng giữ vững trận địa.

        Cây cối trong phum rậm rạp mà nay bom pháo phạt trắng bằng. Tôi ngồi trong hầm có thể quan sát khắp các hầm của Đại đội.

        11 giờ trưa tôi đưa ống nhòm nhìn lên phía trước. Cách khoảng 1.000 mét, tôi thấy mấy chục xe tăng và hàng trăm tên lính đang tiến vào Đại đội tôi. Tôi trao đổi với các đồng chí trong Ban Chi huy: “Bây giờ, ta tranh thủ mỗi người xuống một Trung đội động viên anh em giữ vững trận địa và yêu cầu các Trung đội trường trực tiếp ngồi với đồng chí bắn B40, B41. Tập trung hỏa lực quyết tâm bắn cháy từng chiếc xe tăng, làm giảm bót sự hung hăng của nó. Tôi nhắc lại nhiều lần, đã bắn chiếc nào tập trung ba đến bốn khẩu cùng bắn, không được bắn dàn trải, quả này không trúng sẽ có quả khác trúng. Đánh như vậy địch mới sợ và tránh không kịp”.

        Tôi thấy 5 chiếc xe Tăng M41 lao thẳng vào hướng đại đội. Tôi nghĩ tụi này liều thật, nó vừa chạy vừa bắn đại liên, 12,7 đạn bay vèo vèo vào trận địa, đạn cắm phẩm phật vào thành hầm, một đồng chí xả thủ trung liên vì hầm nông, súng dài, rút súng xuống không kịp bị nó bắn đứt ngang nòng súng phía trên. Bộ binh của địch núp sau xe tăng bắn xối xả, chúng dàn thành hàng ngang ào ào xông vào, miệng hô vang: “Bắt sống, bắt sống Việt cộng”.

        Tôi báo về Tiểu đoàn, địch rất đông, lại có xe tăng, đề nghị Tiểu đoàn chi viện cối 82. Tôi nói: “Khi nào chúng tôi nổ súng thì Tiểu đoàn cứ cho cối 82 bắn trước đội hình chúng tôi 200 mét. Địch hiện nay cách tôi khoảng 250 mét”.

        Ngồi trong hầm, tôi nghe tiếng rít của đạn cao hơn. Tôi dùng một cái que đẩy chiếc mũ lên không thấy trúng đạn. Tôi đoán địch đã nâng tầm bắn để bộ binh bò vào. Tôi nói với Đại đội trường Tịnh: “Địch đã nâng tầm bắn cho bộ binh bò vào. Bây giờ tôi, anh và Định liên lạc nhanh chóng xuống các Trung đội nhắc các hầm sẵn sàng chiến đấu vì anh em mình chưa có kinh nghiệm, có khi mệt quá có hầm anh em ngủ quên mất”.

        Ba anh em chúng tôi lợi dụng các rãnh nước, bò xuống từng hầm nhắc nhở bộ đội. Tôi nói với chính trị viên phó Hội: “Anh nhảy sang nắm khẩu cối 60, khi nào anh em nổ súng thì anh cho bắn 10 quả”. Đúng như dự đoán của tôi, địch lợi dụng cỏ tốt lúc nhúc bò vào, phía ngoài xe tăng vẫn bắn vào trận địa. Đợi địch vào thật gần, cả Đại đội tôi nổ súng. Cùng lúc, cối 82 bắn vào giữa đội hình địch.

        Địch có hàng trăm tên nhưng bị đánh bất ngờ và hỏa lực quá mạnh của ta nó chùn lại rồi hè nhau tháo chạy về phía sau. Vì đạn có hạn, chúng tôi không dám bắn nhiều. Trong lần nổ súng này có một Trung đội của Đại đội 3 cũng đã nổ súng.

        Như vậy, địch đã đoán được lực lượng của ta ở đây là cấp Tiểu đoàn vì súng cối 82 đã bắn. Tôi thấy lạ là khoảng một Đại đội địch nằm ở phía trái Đại đội tôi vẫn án binh bất động. Nó vẫn ngồi chơi trên bờ ruộng. Quá trưa, địch lùi ra co cụm lại ăn trưa. Tiểu đoàn điện xuống nhắc “Anh cho bộ đội tranh thủ củng cố lại công sự. Địch có khoảng 2 Tiểu đoàn lại có xe tăng, pháo binh chi viện nó không dừng lại ở đây đâu, ta phải chi viện cho nhau, quyết tâm giữ vững trận địa”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2017, 10:46:50 pm »


        Thủ đoạn của địch hết sức nham hiểm. Địch biết Tiểu đoàn 8 tác chiến ở một khu độc lập không thể có lực lượng nào ban ngày đến chi viện được, xung quanh trổng trải, ba phía chúng làm chủ. Khoảng 2 giờ chiều, địch cho một đại đội từ rất xa đi vòng ra phía sau để đánh úp vào Tiểu đoàn bộ. Tiểu đoàn không phát hiện được nhưng Sở Chỉ huy Trung đoàn qua máy kỹ thuật đã phát hiện được, nên đã điện cho Tiểu đoàn biết. Đồng thời Trung đoàn đã lệnh cho đại đội 16 mang hai khẩu cối 82 với 30 quả đạn vận động giữa ban ngày bắn vào giữa đội hình địch, gây cho chúng thương vong lớn buộc phải khiêng cáng nhau và yếu tố bất ngờ đánh phía sau của chúng cũng không còn nữa.

        Tiểu đoàn trưởng Hiêu lại điện cho tôi: “Xung quanh ta đều có địch, đề nghị các đơn vị chủ động đánh địch và chi viện cho nhau để giữ vững trận địa”.

        Được vài giờ yên tĩnh, địch lại tập trung bắn pháo vào đội hình Tiểu đoàn. Đạn rơi chủ yếu vào Đại đội tôi, Đại đội 3, Đại đội 4. Tôi thấy một chiếc xe tăng M41, trên cỏ gắn một khẩu súng ĐKZ 57 chạy lướt qua góc bụi tre rồi ra trước trận địa Đại đội tôi. Nó đoán chúng tôi sẽ bố trí ở đó một hầm hỏa lực. Theo mắt nhà binh, nếu bố trí ở đó một cái hầm hỏa lực B40, B41 thì rất có lý vì nó khống chế được cả 2 bên. Nhưng rút kinh nghiệm từ Đức Hòa những góc chết này nếu bố trí hầm sẽ bị địch tập trung hỏa lực tiêu diệt ngay. Chúng tôi không bố trí ở đó mà bố trí cách góc 5 đến 7m và phải bố trí hai bên hai hầm.

        Chiếc xe tăng này chạy lướt qua, lướt lại hai ba lần xem hỏa lực của chúng tôi có bắn ra không. Nhưng chúng tôi không bắn vì nó khôn lắm, nó chạy cách chúng tôi khoảng 250 mét, B40 không thể bắn cháy được. Thế là nó chạy chệch sang bên phải ờ cự li khoảng 200 mét, rồi hạ nòng pháo bắn như điện vào trận địa. Nó bắn bay cả bụi tre ờ góc phum, cành lá bay tả tơi rồi cháy rần rật.

        Chiếc xe không lùi ra mà nằm ngay tại đó, bắn hết ĐKZ rồi đến đại liên. Nó nghi binh khiến ta tập trung vào đó, để tập trung lực lượng cả bộ binh và xe tăng đánh vào bên trái trận địa chúng tôi. Tôi trao đổi với đại đội trưởng Tịnh, quyết tâm tiêu diệt chiếc xe này. Tịnh nói: “Từ hầm trung đội trưởng Lộc có một cái rãnh nước sâu khoảng 60 phân, cỏ mọc dày, kéo dài tới chiếc xe tăng, ta lợi dụng địa hình địa vật cho một đồng chí mang B40 bò ra thật gần tiêu diệt chúng”.

        Tôi và Tịnh bò đến Hầm Lộc và Tao. Tao quê ở Diễn Trung, Diễn Châu, bắn B40 giỏi lại gan dạ, tôi nói: “Địch hiện nay đang tập trung lực lượng tấn công ta ở phía trái nhưng nó lại cho chiếc xe tăng M41 đứng ở bên phải bắn vào trận địa ta để nghi binh. Tôi đã bố trí lực lượng đánh địch ở phía trái rồi. Bây giờ Lộc và Tao lợi dụng mương nước, lấy cỏ ngụy trang kín đáo, vận động đến cự li thích hợp, bắn bằng được chiếc xe tăng này. Địch chủ quan không biết cái rãnh nước này đâu. Tôi và Tịnh ngồi tại hầm này sẽ bắn chi viện nếu bộ binh địch phát hiện và kiềm chế địch để các đồng chí rút ra an toàn”. Tôi động viên: “Các cậu cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, nếu bắn cháy chiếc xe này thì địch sẽ chùn tay”.

        Lộc và Tao đắp cỏ trên đầu, bò theo rãnh nước tới gần mục tiêu. Tôi và Tịnh, hai cửa hầm, mỗi người một khẩu AK chăm chú theo dõi Lộc và Tao bò đi. Tôi sợ cỏ tốt địch nằm trên bờ mà ta không biết, chúng sẽ bắt sống Lộc và Tao.

        Đang lúc lo lắng và chờ đợi, tôi nghe một tiếng nổ đinh tai. Chiếc xe tăng bốc cháy khói đen ngòm. Địch tập trung hỏa lực bắn vào chúng tôi. Tôi, Tịnh mỗi người bắn hết một băng AK thì thấy Lộc và Tao bò về. Hai người tranh nhau nói. Tao bảo bọn em chỉ cách chiếc xe tăng chưa đầy trăm mét. Em bình tĩnh ngắm như bắn tập vì xe năm cổ định lại bắn bên hông nên rất dễ trúng. Lộc thì nói em chi sợ Tao bắn không trúng, xe mà không cháy chắc bọn em không có đường về.

        Tôi mừng quá: “Thế là tốt lắm rồi! Các cậu chuẩn bị chiến đấu cho tốt, nó không chịu tha cho ta đâu”. Tôi và Tịnh quay về hầm mình, nhanh chóng thông báo cho cả Đại đội đều biết tin Tao bắn cháy chiếc xe tăng M41.

        Địch cho máy trinh sát lên vòng lượn rồi bắn một quả pháo khỏi ngay hầm tôi. Tôi biết thế nào nó cũng cho phi pháo hủy diệt. Tôi nói: “Ngay bây giờ anh em mình phân tán mỗi người xuống một hầm với anh em. Anh Hội sang hầm cối 60. Anh Tịnh ở lại đây. Tôi sang hầm y tá đề phòng địch đánh hủy diệt, chết người này còn có người khác chỉ huy đơn vị”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2017, 10:47:25 pm »


        Chi trong chốc lát 3 chiếc AD6 lên bổ nhào cắt bom. Tôi ghé mắt qua cừa hầm quan sát thấy liên tiếp những quả bom to có dù điều khiển cứ lao xuống hầm. Tôi chi vội ghé đầu xuống là nghe tiếng bom nổ xung quanh hầm. Hầm tôi và Tịnh chỉ cách nhau khoảng 10 mét mà một quả bom tấn nổ ở giữa rồi nhiều hố bom chi chít to như cái giếng. Tôi nghĩ Đại đội mình sẽ bị hi sinh nhiều lắm. Tôi trông cho hết đợt bom để bò đi xem sao.

        Hàng chục quả bom như vậy mà chi một quả nổ trúng hầm làm hai chiến sỹ mất tích. Vì quả bom đào nỏ khoét sâu tới 3 mét và rộng như cái giếng làng, nước chảy vào ào ào. Anh em chúng tôi tìm kiếm mãi vẫn không thấy xác. Cả trận địa trống băng, cây cối đổ ngổn ngang.

        L19 tiếp tục lên trinh sát. Trận địa Đại đội tôi trống trơn. Địch tưởng chúng tôi đã bị hủy diệt. Khu vực Đại đội 4 phía sau còn khá rậm rạp. Tôi thấy nó bắn một quả pháo khói vào đó, tôi đoán địch sẽ đánh vào Ban Chi huy Đại đội 4. Pháo khói vừa bắn xong, Bốn chiếc phản lực thay nhau bổ nhào, cắt bom ngay trên đầu chúng tôi nên nghe tiếng bom rít thật khủng khiếp. Địch toàn đánh bom đào, bom tấn có dù điều khiển.

        Một quả bom đã rơi trúng hầm Ban Chi huy Đại đội 4 làm bốn đồng chí hi sinh.Trong đó có anh Huệ, Chính trị viên đại đội. Một quả rơi sát khẩu đội 12,7 làm mấy đồng chí hi sinh, bị thương, khẩu pháo bị hỏng nặng.

        Tiểu đoàn thông báo: “Địch đã đánh bom khắp Tiểu đoàn. Đại đội 4 bị thiệt hại nặng cả người và vũ khí. Khẩu cối 82 bị hỏng, chúng tôi đang cho khắc phục để bắn ứng dụng. Anh cho bộ đội cũng cố lại công sự, sẵn sàng chiến đấu và chủ động chi viện cho nhau, để quyết tâm giữ vững trận địa”.

        Từ sáng đến giờ, Đại đội tôi đã có 4 đồng chí hi sinh, 5 đồng chí bị thương đang dồn về các hầm xung quanh Đại đội. Trận địa quá trống trải, tôi ngồi tại chỗ mà nhìn rõ từng hầm của anh em và sang tận Đại đội 3. Tôi hội ý Ban Chi huy: “Bây giờ nhường hầm này lại cho anh em thương binh, chúng ta xuống các hầm của anh em. Vừa chỉ huy, vừa chiến đấu vì cả Đại đội chi còn lại 7 đến 8 hầm. Xuống động viên anh em quyết tâm giữ vững trận địa, chúng ta chi có chiến đấu không có đường lùi nữa đâu”.

        Tôi bò đi khắp các hầm để kiểm tra lại quân số, trang bị vũ khí, đạn dược rồi điều chinh lại đội hình. Chúng tôi bố trí theo hình tam giác để chi viện cho nhau. Cái khó nhất là đạn còn lại quá ít, hỏa lực B40, B41 chỉ còn lại mỗi khẩu 2 quả, cối 60 còn 15 quà, chỉ nổ súng được một lần nữa là hết. Chúng tôi cầu cho trời mau tối.

        Tôi báo cáo tình hình đơn vị và đề nghị Tiểu đoàn có kế hoạch chi viện.

        Tôi yêu cầu ba đồng chí Trung đội trưởng trực tiếp ngồi với B40, B41. Đồng chí Hội trực tiếp chi huy khẩu cối 60. Tôi nhắc lại lần này ta không để địch vào gần mới nổ súng mà cách 50 mét là cho anh em nổ súng. Nếu để vào gần, địch đông, quân ta ít thì địch nhảy tràn vào hầm, ta bắn không kịp đâu. B40, B41 cho bắn hết đạn, cối 60 giành 5 quả vì trời sắp tối rồi, địch cũng chỉ phản kích một lần này nữa thôi.

        Chúng tôi triển khai xong, chi huy mỗi người một khẩu AK giống như chiến sỹ sẵn sàng nổ súng.

        Hơn 5 giờ chiều, địch dồn dập nã pháo vào trận địa. Hơn chục chiếc xe tăng ở cự li 500 mét, bắn liên tục đạn ĐKZ, đạn 12,7 và đại liên vào trận địa. Chúng cho bộ binh chia thành 3 mũi, 2 mũi vào Đại đội tôi. Một mũi bên phải vào Trung đội của Đại đội 3.

        Địch đánh vào Trung đội của Đại đội 3, lúc đầu bị bật ra. Chúng biết lực lượng của ta quá ít, chi có 3 hầm, không liên hoàn với Đại đội nên tập trung đánh vào đây. Đại đội 3 không chi viện được cho anh em. Do đó, lần thứ 2 địch tập trung hỏa lực, bộ binh tấn công ồ ạt vào, chúng đã làm chủ được trận địa. Anh em, một số bị hi sinh và một số bị địch bắt sống.

        Sau khi làm chủ được một phần trận địa của đại đội 3 địch hò hét, kêu gọi chúng tôi đầu hàng. Đồng chí Hội hoảng hốt nói với tôi: “Anh ơi! Địch đông lắm, nó hô bắt sống và làm chủ trận địa Đại đội 3 rồi, nỏ còn mang dây nhựa để bắt sống chúng ta”. Tôi quát lớn: “Anh về đi! Địch bắt thế nào được, anh em ta còn đầy đủ vũ khí kiên quyết nện cho nó một trận”. Tôi bò sang hầm Tịnh nói: “Anh điện về cho Tiểu đoàn nói khi ta nổ súng thì cho cối 82 bắn trước mặt Đại đội ta khoảng 150 mét”. Tịnh nói: “Anh yên tâm, ta chiến đấu đến cùng”. Tôi bò sang hầm Lộc ra lệnh: “Cậu cầm khẩu B41 bắn cho ăn chắc”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2017, 10:47:49 pm »


        Đạn trên xe tăng địch bắt đầu bắn nâng tầm cao lên, hàng trăm tên lính dàn hàng ngang vừa chạy, vừa hô xung phong: “Bắt sống, bắt sống Việt cộng”. Địch vào đúng ý định, cả Đại đội tôi đồng loạt nổ súng, đạn B40, B41, đạn cối 60 nổ giữa đội hình địch. Tôi và chiến sỹ y tá, hai người hai cửa hầm quạt từng loạt AK. Địch không chống cự nổi, phải hô nhau tháo chạy. Đạn cối 82 liên tiếp nổ đúng đội hình địch trận địa mù mịt khói, đất.

        Địch chủ quan tưởng qua nhiều loạt bom pháo, chúng tôi không còn khả năng chiến đấu và vào dễ như vào Trung đội của Đại đội 3, không ngờ đã bị chúng tôi dồn hết xung lực và hỏa lực nện cho một trận. Hàng chục tên chết và bị thương bỏ lại không dám vào lấy xác nữa vì lúc này ười đã sẩm tối.

        Tụi lính ở cái chiến trường này chỉ đánh ban ngày. Ban đêm chúng co cụm lại hoặc rút về căn cứ, vì ban đêm máy bay không chi viện được.

        Tối đến, chúng tôi tranh thủ cùng cố lại trận địa, làm công tác thương binh, tử sỹ. Các đơn vị trong Tiểu đoàn đều bị thương vong nên tự giải quyết không ai giúp ai được. Số anh em hi sinh được đùm gói ni lông lại rồi lợi dụng các công sự chiến đấu để chôn cất anh em ngay lại chỗ, chẳng có hàng lối gì cả.

        Những khẩu súng bị hư hỏng, tôi cho đập gãy quăng xuống hố bom. Khoảng 12 giờ đêm, mọi công việc mới được giải quyết xong, Trung đoàn cho Tiểu đoàn lui quân về phía sau.

        Cả Đại đội tôi còn lại hơn 20 người, trong đó có 3 thương binh nặng phải khiêng cáng. Sau trận này, Trung đoàn 271 lần lượt hành quân về hoạt động ở khu vực Tà Béch, Sa Thia thuộc tinh Soài Riêng, Căm Pu Chia.

        Lui quân về phía sau, Trung đoàn tổ chức họp quân chính, rút kinh nghiệm đợt chiến đấu ở Công Pông Rồ. Trung đoàn đã đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm và làm rõ những nguyên nhân, tồn tại, tìm ra cách đánh tốt nhất nhằm giảm bớt thương vong cho bộ đội.

        Cuộc họp quân chính từ cán bộ Đại đội đến cán bộ Trung đoàn và các cơ quan diễn ra hết sức căng thẳng. Vì chỉ có 2 tháng hoạt động ở Công Pông Rồ mà có mấy trăm cán bộ, chiến sỹ hi sinh. Do thương vong quá lớn nên một số cán bộ bức xúc. Đồng chí Tĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn 9 nói: “Ta đánh nhau chả có chiến thuật gì cả. Đánh theo kiểu trâu điên chỉ biết húc nhau, chẳng biết được mất cái gì”. Đồng chí Hiêu, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 thì nói: “Tính mạng của mấy trăm cán bộ, chiến sỹ ta hi sinh được cái gì, giữ mấy cái tổ mối, mấy cái phum bỏ, vườn không nhà trống, ta giữ làm gì mà ngày nào bộ đội cũng hi sinh”.

        Từ hội nghị quân chính tháng 3 năm 1972, gần 5 tháng Trung đoàn liên tục chiến đấu, nay mới có điều kiện họp quân chính nên đội ngũ cán bộ cũng mới có dịp gặp nhau. Chúng tôi điểm mặt lại đội ngũ cán bộ chẳng còn lại mấy, nhất là cán bộ 3 Tiểu đoàn bộ binh. Có mẩy chục đồng chí cán bộ Đại đội và Tiểu đoàn hi sinh.

        Có một số chiến sỹ liên lạc, văn thư, quản lí Đại đội đầu chiến dịch là chiến sỹ mà chỉ sau 5 tháng có đồng chí đã giữ chức Đại đội trưởng, chính trị viên Đại đội. Các đồng chí mới được lên ngồi họp quân chính gặp ai cũng gọi thủ trưởng, không dám xưng ngang hàng.

        Vì anh em quá trẻ lên nhanh quá, nhìn anh nào mặt mũi cũng hốc hác, da bọc lấy xương, toàn thấy mắt và răng. Anh em tranh luận gay gắt và có phần bức xúc. Đồng chí Đoàn Sáu, Chính ủy Trung đoàn phát biểu: “Tất cả ý kiến các đồng chí phát biểu đều đúng, đều thể hiện trách nhiệm của người cán bộ trước sinh mệnh của anh em và thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật của người cán bộ là quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của cấp ưên giao”.

        Đồng chí tiếp: “Các đồng chí phải thấy cho hết ý nghĩa của đợt hoạt động vừa qua của Trung đoàn là chúng ta chiến đấu theo thòi cơ chiến dịch, phối hợp chung với các chiến trường. Chúng ta đã kéo và giam chân được Sư đoàn 7 ngụy. Nó là Sư đoàn mạnh nhất của Việt Nam Cộng hòa, tác chiến ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Ta kéo nó lên đây đã tạo điều kiện để các đơn vị ở

        Long An, Kiến Phong, kiến Tường, Mỹ Tho, mở mảng, mở vùng, phát động quần chúng đấu tranh chính trị”.

        Qua phát biểu của Chính ủy, cuộc họp được hạ nhiệt nhưng anh em còn nhiều cái chưa thỏa mãn.

        Đồng chí Trung đoàn trưởng nói là cuộc họp thành công tốt đẹp. Đội ngũ cán bộ dự họp quân chính lần này cách đây 5 tháng thay đổi nhiều quá. Có đồng chí nói đùa: “Cán bộ đơn vị ta lên nhanh như nấm gặp mưa, nhưng cũng rơi nhanh như khế gặp bão”. Các đơn vị trực thuộc và cơ quan chiến sỹ nhập ngũ năm 1965 - 1966, vẫn có đồng chí là cán bộ Tiểu đội, Trung đội mà ở các Tiểu đoàn bộ binh có nhiều đồng chí nhập ngũ tháng 8 năm 1970, sinh năm 1952 hoặc 1953, đã là cán bộ Đại đội trưởng, Chính trị viên. Nhiều đồng chí quyết định chưa xuống kịp thì đã hi sinh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2017, 10:49:02 pm »


TRẬN ĐÁNH CÔNG PÔNG, TÀ BÉCH

        Sau đợt sinh hoạt chính trị, đơn vị hành quân về khu vực Tà Béch, Sa Thia thuộc tinh Soài Riêng, Cam Pu Chia. Tà Béch là một cái cầu bắc qua một con sông rộng khoảng 50 mét, địch đóng quân cả hai bên cầu.

        Trước năm 1972, địch chủ yếu đóng ở phía đông cầu. Đầu chiến dịch Nguyễn Huệ, căn cứ này đã bị Tiểu đoàn 2 C50 (Tiểu đoàn 2 này tháng 8 năm 1973 đã bổ sung cho trung đoàn 271) đánh, tiêu diệt và bắt sống hơn 400 tên lính Lon Non.

        Khi các đơn vị của ta rút khỏi khu vực này, địch tổ chức chiếm lại, lần này chúng xây dựng trận địa phòng thủ ờ phía tây cầu Tà Béch, quân số một Tiểu đoàn, có một trận địa pháo hai khẩu 105 ly và 4 khẩu cối 81 ly.

        Về mùa mưa, khu vực này nước ngập trắng băng, chỉ có quốc lộ 1 cao hẳn lên giữa cánh đồng nước. Địch lợi dụng gò đất cao đầu cầu và dọc hai bên đường 1 để xây dựng trận địa phòng ngự. Tiếp cận để triển khai lực lượng đánh vào đây rất khó.

        Ngày 12 tháng 9 năm 1972, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 271, tổ chức tấn công vào căn cứ này dọc theo đường 1 từ hướng Đông lên không thành. Ta có 17 đồng chí hi sinh. Sau đó Trung đoàn giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 8 phải tiêu diệt bằng được căn cứ này.

        Anh em cán bộ Tiểu đoàn 8 đi trinh sát địa hình. Vì địa hình bốn bề là nước nên chúng tôi mỗi người đội một nắm cỏ trên đầu, ngâm mình dưới nước từ 7 giờ tối đến 3 giờ sáng, để bò vào đồn địch.

        Đại đội tôi được giao nhiệm vụ đánh trên hướng chủ yếu của Tiểu đoàn. Qua hai đêm đi trinh sát về. Anh em chúng tôi thấy địch ở đây là lính Khơ Me, Trà Vinh tức lính Lon Non có quân số đông, trang bị mạnh, có các vật cản như hàng rào thép gai, mìn các loại. Địa hình toàn nước, nên khó bố trí lực lượng và triển khai hỏa lực.

        Chỉ duy nhất đánh từ hướng tây bám theo đường 1 xuống là có thể triển khai lực lượng. Hướng Nam bộ binh vào được nhưng trận địa cối không có chỗ đặt vì toàn là nước. Chỉ một gò đất nhỏ, địch lại đông nên mật độ của nó dày đặc, pháo cối của ta bắn vào địch sẽ bị thương vong lớn. Tiểu đoàn 8, tổ chức hội nghị quân chính, phân tích tình hình địch, địa hình và quyết định tổ chức đánh vây lấn dựa vào đường 1, đánh từ hướng tây xuống.

        Hướng Đông, trước đây Tiểu đoàn 9 đánh không thành nay có một Đại đội đứng ở đó làm nhiệm vụ vây lấn và sẵn sàng cùng với Tiểu đoàn 8 đánh tiêu diệt căn cứ này. Đại đội này được quân khu C50 tăng cường một khẩu cối 120 ly, tổ chức đánh chi viện cho Tiểu đoàn 8.

        Đại đội tôi được Tiểu đoàn 8 giao nhiệm vụ đánh trên hướng chính diện, từ hướng Tây dựa theo đường 1 tấn công vào. Đại đội 3, chặn địch trên đường 1 từ hướng Tây xuống để bảo vệ cho Đại đội tôi. Còn Đại đội 2 tấn công ở hướng Nam lên. Phía Bắc có một cánh đồng nước rộng mênh mông.

        Chiều 18 tháng 9, chúng tôi họp quân chính Đại đội bàn phương án tác chiến. Đang họp, tôi bị lên cơn sốt rét, nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ, phải nằm lăn ra võng. Đồng chí Doãn chính trị viên Tiểu đoàn dự họp nói: “Thế này tối nay đồng chí Hợi không đi được rồi vì sốt cao quá”. Tôi thấy cả Đại đội ai cũng nhìn tôi buồn thiu. Đồng chí Tịnh, Đại đội trưởng nói toẹt ra: “Anh Hợi không đi được thì đánh đấm thế nào? Chúng tôi đều mới lên cán bộ đã có kinh nghiệm gì đâu”. Tôi biết tâm trạng của anh em, tuy mình chẳng giỏi giang gì nhưng chẳng khác nào già làng, là linh hồn của đơn vị. Tôi nói với cậu y tá: “Cố tiêm trợ sức cho tớ, hết cơn sốt là tớ đi được ngay”. Nếu tôi không đi, đơn vị sẽ gặp khó khăn, nhất là Ban Chi huy cả 3 đồng chí đều mới được đề bạt lên.

        Gần đến giờ hành quân, cơn sốt đã giảm nên tôi chống gậy đi theo anh em. Đường hành quân toàn là nước, có chỗ đi qua hố, rãnh nước sâu đến bụng.

        Một giờ sáng, đơn vị tôi chiếm lĩnh xong trận địa. Địa hình quá phức tạp. Hai Trung đội bố trí ở hai gò đất, hai bên đường 1. Một Trung đội và Ban Chỉ huy, khẩu cối 82, khẩu ĐKZ, một khẩu cối 60 nằm ở một gò đất bên này đường, cách đường khoảng 50 mét. Chúng tôi cho bộ đội tranh thủ đào hầm, bố trí xong trận địa mà tôi thấy không an tâm tý nào. Vì cả đại đội đều lợi dụng các gò đất cao để đào hầm, địa hình không liên hoàn, nếu bị phi pháo nó tập trung đánh thì dễ bị sập hầm và bộ binh địch tập trung tấn công, ta dễ mất từng phần trận địa vì bộ binh không vận động được, chỉ có hỏa lực mới chi viện được cho anh em.

        Tôi mời các đồng chí cán bộ Trung đội trường, các đồng chí hỏa lực tới bàn bạc, giao nhiệm vụ cụ thể thống nhất phương án tác chiến chi viện lẫn nhau và cho đặt hai quả mìn định hướng trước đội hình. Hai Trung đội bộ binh chốt hai bên mặt đường đề phòng địch liều chết mở đường máu chạy về Sa Thia.

        Tôi hoàn toàn yên tâm khi đã thống nhất được phương án tác chiến để tự bảo vệ mình. Mệt quá, tôi dựa lưng vào tổ mối ngủ quên, sáng rồi vẫn không biết. Đồng chí liên lạc đánh thức dậy, tôi vui vẻ nói với anh em: “Yên tâm đi! Hôm nào, bố trí trận địa xong mà mình ngủ quên là ngày hôm sau đơn vị sẽ thắng lớn và thuận lợi. Hôm nào mà trằn trọc không thiếp được một tý là đơn vị sẽ gặp khó khăn”. Cái linh tính này của tôi hầu như suốt mấy năm trời chiến đấu đều đúng.

        Tuy trời sáng đã lâu nhưng trận địa Tiểu đoàn 8 vẫn giữ bí mật. Phía Đông khẩu cối 120 ly của ta vẫn thỉnh thoảng bắn vài quả vào trận địa địch.

        Khoảng 3 giờ chiều, địch bắn 6 quả pháo 105 về hướng chúng tôi, nhưng đạn đều vượt qua trận địa. Sau đó nó cho bắn hàng chục quả đạn cối 81 vào khu vực trận địa chúng tôi. Tất cả đều bắn vu vơ, có lẽ nó thử nghiệm các phần tử bắn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM