Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:10:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những nẻo đường chinh chiến  (Đọc 49012 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2017, 12:23:25 am »


        Hằng ngày L19 lên quần lượn rồi gọi phản lực lên đánh bom. B52 đánh trúng đội hình trú quân của Tiểu đoàn 9, may mà hơn 8 giờ sáng, bộ đội đã ra mặt đường chi còn lại anh em hậu cần và ốm yếu ờ nhà. Thế mà vẫn có 17 đồng chí hi sinh và hàng chục đồng chí bị thương.

        Con đường hoàn thành cũng là thời điểm địch bắn phá ác liệt. Một đêm, lệnh của cấp trên cho Trung đoàn nhanh chóng vượt sông Bến Hải trước lúc trời sáng để tránh B52. Thế nhưng đường lại chưa bàn giao cho lực lượng công binh. Trung đoàn quyết định tôi và 7 chiến sỹ ở lại, sáng hôm sau đi kiểm tra đường và vào tận Cam Lộ để bàn giao đường cho đơn vị bạn.

        Đây là nhiệm vụ khó khăn, ác liệt có thể tất cả chúng tôi bị hi sinh vì B52. cấp trên cho biết tất cả các vị trí trú quân của các đơn vị đều nằm trong tọa độ B52.

        Đơn vị rút đi, tôi gọi mấy anh em lại động viên, rồi tìm mấy cái hầm tốt nhất của Ban Chi huy Tiểu đoàn mắc võng ngủ. Sáng ra tôi đi từng hầm đánh thức anh em dậy và phổ biến nhiệm vụ.

        Chúng tôi xuống mặt đường đi thẳng về phía Cam Lộ nếu có đoạn nào hư hỏng thì khắc phục sửa chữa để bàn giao cho đơn vị bạn. Chúng tôi đi được một đoạn khá xa thì gặp anh em công binh đi từ Cam Lộ ra. Tôi trao đổi với họ:

        - Con đường từ Mo đến Cam Lộ, Trung đoàn chúng tôi đã làm xong. Sáng nay anh em chúng tôi đi từ ngoài đó vào đây đường tốt không bị sạt lở chỗ nào cả. Các anh đi từ trong đó ra tới đây có thấy đoạn nào hư hỏng không?

        Các đồng chí công binh trả lời:

        - Đường tốt, an toàn.

        - Theo thông báo của ưên ngày hôm nay địch sẽ cho B52 đánh trên con đường này. Nên Trung đoàn chúng tôi, tối qua đã vượt qua sông Bến Hải. Trung đoàn giao cho anh em chúng tôi, sáng nay đi kiểm tra và vào Cam Lộ để bàn giao cho các anh. Nếu các anh thấy đường tốt thì chúng tôi xin bàn giao lại cho các anh quản lý. Đoạn từ đây ra tới Mo các anh không phải kiểm tra nữa đâu, vì chúng tôi đã kiểm tra rồi.

        Thế rồi chúng tôi hai bên giao nhận. Anh em công binh quay về Cam Lộ còn chúng tôi tìm đường ra Bắc.

        Chúng tôi mới đi được chừng 30 phút thì thấy một chiếc LI9 lên quần lượn. Tôi hô anh em:

        - Không đi theo mặt đường nữa mà nhanh chóng vượt qua đồi bên kia. Ta cứ cắt thẳng làm sao cách xa con đường này 2 đến 3 cây số, rồi cắt đường đi ra Bắc. Bám mặt đường này thì sẽ bị máy bay B52 đánh ngay.

        Mấy anh em chúng tôi vượt qua hai quả đồi, qua hai thung lũng. Cách con đường, khoảng 3 km thì dừng lại lấy sức để tìm đường ra Bắc.

        Đúng như dự kiến của tôi, chi hơn một giờ sau ba chiếc B52 lên rải bom dọc theo đường vừa làm và các điểm trú quân của Trung đoàn. Anh em ai cũng hú vía nói không nghe anh Hợi, cứ đi theo đường bằng thi chắc là chẳng còn ai sống sót. Tôi thì nghĩ: “Không hiểu anh em công binh mình có dính bom không”.

        Mấy anh em chúng tôi tiếp tục cắt đường đến gần tối thì gặp sông Bến Hải. Chúng tôi theo dòng nước chảy xuống hạ lưu khoảng một giờ thì gặp binh trạm Mo, anh em binh trạm chỉ đường cho chúng tôi về đơn vị.

        Về gặp Trung đoàn, ai cũng mừng vì tưởng chúng tôi đã dính B52. Chúng tôi về lại Tiểu đoàn và tiếp tục hành quân về xã Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình để trú quân huấn luyện, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.

        Xã Đức Trạch chạy dài, nằm sát theo bờ biển. Dân ở chỉ cách bờ biển khoảng 100 mét. Những năm chiến tranh, ở đây ác liệt lắm, dân đi sơ tán mới về dựng nhà ở tạm để làm nghề chài lưới ngoài biển. Nhà cửa chật chội nhưng nhà nào cũng nhận cho 2 đến 3 bộ đội vào ở. Họ dành chỗ tốt nhất cho bộ đội nằm.

        Hằng ngày họ đi đánh cá. Được con cá, con tôm nào ngon thường đem biếu bộ đội. Biết Ban Chi huy chúng tôi ở trong nhà anh Toán (trạm trưởng y tế xã) không đi biển, nên các gia đình xung quanh mỗi khi đi biển về đều cho con mang tôm, cá ngon sang biếu.

        Có hôm có nhà cho cả con cá thu đến vài cân. Có nhà cho ba, bốn con tôm hùm to bằng cẳng tay. Mỗi người chi ăn một con là ngán vì mỗi con nặng tới 5 đến 7 lạng.

        Không hiểu có được cán bộ địa phương phổ biến không mà tôi thấy nhà nào cũng tranh thủ quan tâm, chăm sóc bộ đội. Tôi đoán chắc họ cũng hiểu đơn vị chúng tôi vừa ở chiến trường ra và nay lại đang huấn luyện để chuẩn bị đi B dài.

        Kể từ ngày về công tác tại Trung đoàn 271 cho đến nay, tôi mới thực sự hiểu biết nhiều hơn về con người và mảnh đất Quân khu 4. Đặc biệt là Nghệ An quê mình. Từ lúc lớn lên cho tới khi đi bộ đội, tôi chỉ biết xã mình, huyện mình và một phần Thành phố Vinh, ngay cả Bến Thủy vẫn chưa tới. Chỉ có mấy tháng về Trung đoàn 271, tôi đã cùng đơn vị hành quân diễn tập hầu như khắp các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành rồi miền tây Quảng Trị và một số huyện của tỉnh Quảng Bình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2017, 06:38:10 am »


        Đầu tháng 9, đơn vị cho anh em đi phép về thăm nhà 15 ngày để vào an dưỡng đi B dài.

        Chúng tôi thường nói đùa nhau về tình yêu của lính. Chỉ 15 ngày phép mà cả Trung đoàn có đến mấy trăm đồng chí vừa yêu, vừa hỏi, vừa cưới. Tôi cũng nằm trong số đó.

        Tôi thật sự khâm phục tinh thần của chị em phụ nữ. Biết người lính ra trận có mấy ai được về và được trở về cũng liệu còn nguyên vẹn, thế mà họ vẫn yêu, vẫn cưới để làm vợ lính.

        Sau chiến tranh, chúng tôi kiểm lại, có trên 70%, trong số chị em đó có chồng là liệt sĩ. Chiến tranh nghiệt ngã, sự hi sinh mất mát của phụ nữ Việt Nam nói chung và những người vợ lính Trung đoàn chúng tôi là không gì bù đắp nổi.

        Tổ quốc, dân tộc tôn vinh họ là những phụ nữ Việt Nam anh hùng. Đất nước có chiến tranh, người thiệt thòi nhất, mất mát nhiều nhất là phụ nữ. Những người quả phụ sau chiến tranh, cuộc sống đã đưa đẩy họ mỗi người một số phận. Nhiều chị đã có con ở cái tuổi rất trẻ nhưng họ vẫn ở vậy thờ chồng, nuôi con. Người may mắn hơn thì đi bước nữa, nhưng người ta thường nói rổ rá cạp lại có mấy ai tròn trĩnh như cuộc tình đầu.

        Có nhiều chị, cứ hy vọng chờ đợi người thân của mình còn sống trở về. Nhưng chiến tranh đã lùi xa thời gian đâu có dừng lại tuổi xuân. Chị em cứ chờ đợi dù là chờ đợi trong tuyệt vọng. Nên mới có chuyện làng Lòi ở huyện Yên Thành, Nghệ An. Nơi hội tụ mấy chục chị em không chồng, không con ở với nhau. Trong số họ có cả vợ các liệt sĩ Trung đoàn chúng tôi.

        Từ ngày 10 tháng 11 năm 1971, Trung đoàn thông báo chính thức lịch hành quân, di chuyển cho các đơn vị. Các đơn vị theo lịch lần lượt rời khỏi khu vực trú quân ở huyện Bố Trạch. Đến đây, bộ đội được bổ sung lương thực, thực phẩm và hành quân ngược về phía Tây theo đường mòn Hồ Chí Minh vào Nam chiến đấu.

        Khi ở B5 ra, tôi được Trung đoàn điều động và quyết định về làm Chính trị viên Đại đội 4 (Đại đội hỏa lực) của Tiểu đoàn 8. Đại đội tôi có 103 người được trang bị hai khẩu cối 82, 1 khẩu 12,7 ly, 2 khẩu đại liên, 2 khẩu ĐKZ 82, 5 khẩuB41.

        Trung đoàn 271 là đơn vị thực binh đi B dài, được trang bị đầy đủ súng đạn và các phương tiện kỹ thuật. Đi đến đâu gặp địch là có thể tác chiến được ngay. Do vậy bộ đội hành quân mang vác rất nặng từ 30 đến 35kg, các đơn vị hỏa lực có thể hơn 40kg.

        Đường Trường Sơn đối với anh em là mới lạ vì họ lần đầu mới được đặt chân đến đây. Còn tôi thì đây là lần thứ 3 đi trên con đường này. Nhưng lần này khác hoàn toàn với hai lần trước. Trước đây là chiến sỹ, nay tôi đã là Chính trị viên Đại đội.

        Ngày 12 tháng 11 năm 1971, chúng tôi rời Cự Nẫm, Quảng Bình. Đây là ngày chính thức đi B của Tiểu đoàn 8. Biết bao tình cảm quyến luyến gia đình, vợ con, quê hương, đặc biệt là tình cảm với người dân Quảng Bình. Nhiều người dân ở xã Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình đã đi bộ hàng mấy chục cây số lên đây để tiễn chân bộ đội.

        Lệnh hành quân đã bắt đầu, quân dân quyến luyến tạm biệt nhau. Không biết ai khởi xướng mà cả đơn vị hô vang: “Tạm biệt miền Bắc! Tạm biệt quê hương! Hẹn ngày chiến thắng gặp lại. Tất cả vì miền Nam thân yêu, tất cả vì giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc”.

        Bộ đội hành quân liên tục mấy tháng trời, vừa đi vừa huấn luyện quân sự, vừa rèn luyện thể lực mang vác nặng, leo đèo, lội suối. Những ngày đầu hành quân thật vất vả, mũi miệng thi nhau thở.

        Đại đội tôi có đến một phần tư quân số là sinh viên đại học Vinh, hầu hết anh em đang học dở năm thứ hai. Có nhiều đồng chí con quan chức ở thành phố, ăn uống sinh hoạt có điều kiện hơn, ít lao động nặng nhọc như các đồng chí ở nông thôn. Bây giờ bước vào cuộc trường chinh này thật sự là một thử thách lớn đối với anh em. Nếu không có sự giác ngộ cao về lý tường thì không thể vượt qua được.

        Tôi cũng hết sức thông cảm và chia sẻ với anh em vì liên hệ từ mình mà ra. Tôi lúc đó mới 24 tuổi, cái tuổi cường tráng được rèn luyện thử thách như vậy mà đi vẫn thấy bở hơi tai. Còn anh em thì quá trẻ, lại ngồi trên ghế nhà trường mới được tập luyện có 6 tháng.

        Qua một ngày hành quân, sáng hôm sau, trước khi đi tôi tập trung đơn vị, đánh giá, nhận xét, biểu dương những cá nhân, tập thể có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần giúp đỡ nhau để về trạm đúng thời gian quy định. Đồng thời động viên nhắc nhở một số cá nhân chưa thật sự cố gắng để bám đội hình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2017, 09:47:20 am »


        Hồi đó tôi trí nhớ khá tốt, hàng ngày cứ nghe mấy bản tin thời sự phát trên đài phát thanh, nhất là những tin chiến thắng trên các chiến trường là tôi nhớ lại gần như toàn bộ. Mỗi buổi sáng sau khi nhận xét kết quả hành quân hôm trước, phổ biến kế hoạch trong ngày là tôi lại nói chuyện thời sự, toàn những tin nóng hổi nên anh em rất phấn khởi, tạo nên một không khí mới làm xua đi nổi vất vả, nhọc nhằn. Rồi chúng tôi phát động thi đua từng cá nhân, Tiểu đội, Trung đội, đăng ký hành quân giữ đúng đội hình về trạm gọn nhất và đảm bảo 100% quân số đến tận chiến trường chiến đấu được ngay.

        Miền Bắc cứ lùi xa dần. Đoàn chúng tôi đã vượt qua bao nhiêu núi đèo, qua biết bao nhiêu trọng điểm ác liệt, qua biết bao nhiêu khu rừng lạ.

        Rừng ở Đông Trường Sơn, cây to xen lẫn cây nhỏ nên trông rậm rạp. Sang Tây Trường Sơn rừng cây to thưa, khô ráo, khe suối nhiều nơi đã cạn kiệt, trơ ra toàn sỏi đá. Có khi đi hai ba ngày toàn rừng săng lẻ, cây to, cao, thẳng, thân vỏ trắng và đẹp như da báo, có những cái banh chìa ra hai ba mét. Đã có nhiều đoàn đi qua đây, nhiều người dùng dao găm khắc vào cây biệt danh của đoàn, có cả những câu ca dao, những bài thơ ngắn, những địa chi.

        Qua Nam Lào, về Tây Nguyên, rồi qua đất Căm Pu Chia. Chúng tôi đã đi qua những rừng lồ ô, rừng le, rừng khộp. Khộp là loại cây to, cao, mọc thưa, về mùa khô lá rụng hết, đi dưới rừng mà nắng như đi trên đường trống vậy.

        Qua thông báo thời sự, tôi biết được thế mạnh của anh em sinh viên nên Đại đội phát động làm thơ ca, hò vè, xướng, họa.

        Chúng tôi giao chỉ tiêu cho các Trung đội, thế là sáng nào sau phần của Đại đội anh em lên thay nhau đọc thơ, xướng, họa. Nhờ làm tốt công tác tư tưởng và các hoạt động văn hóa, văn nghệ với khẩu hiệu "Tiếng hát át tiếng bom" mà đơn vị tôi hành quân được hai tháng vẫn chưa một người nào phải khiêng cáng. Quân số vẫn đảm bảo 100%, có một số đồng chí yếu đau được anh em san sẻ tư trang, súng đạn rồi tự chống gậy đi.

        Tâm lý của anh em là sợ ốm phải gửi vào trạm vì anh em trong Tiểu đoàn 8 chúng tôi ngoài tình đồng chí, đồng đội thì còn tình đồng hương. Anh em toàn là người cùng xã, cùng huyện. Một số anh em con chú, con bác nên rất sợ xa nhau. Khi đơn vị đi hết địa phận B3 thì được chuyển tiếp sang binh trạm 470 Nam Bộ.

        Từ đây các điều kiện cơ sở vật chất, hậu cần được cải thiện nhiều. Đường hành quân đi qua các tỉnh của Căm Pu Chia bằng phẳng, địa hình trống trải, có nhiều trạm phải đi đêm. Những đồng chí ốm đau, yêu cầu gửi vào trạm sẽ được chăm sóc chu đáo. Có trạm đã có rau xanh, cá khô, đậu xanh cấp cho bộ đội.

        Tôi có kinh nghiệm vì đã vào ra trên đường Trường Sơn hai lần. Trước khi đi B, tôi động viên anh em có bao nhiêu tiền mua hết thuốc B1, pôlyvitamin, chứ đường sữa thì mang nặng, ăn lại mau hết. Hai loại thuốc BI và pôlyvitamin trợ sức rất tốt nên trên đường hành quân, Đại đội tôi mang vác nặng mà quân số đảm bảo, lúc nào cũng dẫn đầu Tiểu đoàn và được Tiểu đoàn biểu dương liên tục. Anh em các Đại đội khác thường gọi Đại đội 4 là Đại đội pôlyvitamin.

        Trước khi đi B, lúc về phép, tôi xuống gặp chị Nhơn (chị con bác tôi). Chị Nhơn bán hàng giải khát ở Vinh. Tôi xin chị khoảng nửa cân bột chanh khô. Chị bảo đây là bột chanh hóa học, bọn chị là nhân viên bán nước chanh mà chả dám uống. Tôi bảo bọn tôi là lính kể gì.

        Hành quân hai, ba tháng làm gì có rau. Thinh thoảng tìm được cây bứa, người trước thì hái lá non, người sau hái lá già, người sau nữa đẽo cả vỏ về nấu. Cây bứa từ quả, lá và vỏ đều chua, anh em đem về nấu với nước lã bỏ tý mì chính, xí muội thế là được bữa canh ngon lành.

        Thỉnh thoảng tôi cho mỗi Trung đội vài thìa cà phê bột chanh là có thể nấu được một nồi 20 canh chua. Còn Đại đội bộ thì dùng thường xuyên. Chỉ chừng ấy bột chanh mà tôi phân phối ăn dè cho cả Đại đội vào tận binh trạm 470 mới hết.

        Những ngày hành quân trên đường Trường Sơn, bộ đội biết bao thiếu thốn, mỗi ngày ăn 7 lạng gạo mà vẫn đói vì lao động nặng nhọc, ăn cơm với mắm kem, uống nước suối. Có một bữa anh em tìm được một nắm rêu mọc trên những tảng đá dọc suối mang về nấu ăn. Tôi hoảng hốt kêu: “Các cậu ăn thế này mà chết à!”. Một cậu nhanh miệng nói:

        -  Bọn em hỏi đồng bào dân tộc rồi, họ bảo ăn được, không chết đâu, con heo đồng bào ăn được thì người cũng ăn được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2017, 04:49:48 am »

         
CHUYỆN LÁU CÁ CỦA LÍNH

        Trên chặng đường hành quân xảy ra hai chuyện. Từ đó đến nay đã hơn 45 năm rồi mà tôi vẫn nhớ. Cứ mỗi lần chúng tôi gặp nhau, anh em lại nhắc lại và cười ra nước mắt.

        Vụ thứ nhất là:

        Như thường lệ sáng ra, chúng tôi tập trung đơn vị để sinh hoạt. Bữa ấy tôi thấy Trung đội đại liên do đồng chí Quang quê ở Quảng Bình làm Trung đội trưởng, cả Trung đội mang vác cồng kềnh, ba lô căng phồng mà tư trang quần áo, chăn màn thì gói ni lông mang ngoài, có cậu gánh một đầu hòm đạn và một đầu tư trang.

        Có một đồng chí giao liên ở trạm xin gặp Ban Chi huy Đại đội. Không hiểu lý do gì, tôi ân cần tiếp đón. Đồng chí giao liên nói:

        - Tối qua bọn em mất sạch một vườn rau cải hơn một tạ rau, có lẽ anh em chiến sỹ của thủ trưởng lấy.

        Tôi hỏi:

        - Vườn rau ở đâu? Cách đây có xa không?

        - Cách đây khoảng 40 phút, bên đồi bên kia.

        Tôi nói:

        - Thực sự thì tôi không biết. Hôm qua trạm hơi xa, anh em tôi mãi 5 giờ chiều mới thu quân hết rồi lo kiếm củi nấu ăn là tối, còn thời gian và sức đâu mà đi tìm rau. Mà vườn rau các đồng chí làm xa và kín thế anh em tôi làm sao biết được. Hơn nữa đồng chí nói mất cả tạ rau, anh em ăn làm sao hết và có dấu vết gì đâu.

        Có lẽ đồng chí giao liên biết anh em ta bỏ ba lô nên ranh mãnh đề nghị:

        - Thủ trưởng cho khám ba lô.

        Tôi nói ngay:

        - Việc khám ba lô tư trang cá nhân là quyền của chúng tôi, người ngoài đơn vị không được quyền làm việc ấy. Thời gian hành quân đã đến rồi mong đồng chí thông cảm.

        Đồng chí giao liên bực tức ra về. Đơn vị tiếp tục hành quân. Trung đội đại liên hết sức vất vả vì quá nặng. Nhìn thái độ anh em tôi linh tính, có lẽ Trung đội 2 tối qua đã đi lấy cắp rau. Vì chưa kịp ăn, còn mang theo nên đã bỏ vào ba lô còn đồ đoàn đùm lại đeo bên ngoài.

        Chiều tối nhập trạm xong, tôi xuống các Trung đội kiểm tra như thường ngày. Đến Trung đội 2, thấy mấy chiếc ba lô to cồng kềnh, anh em mệt quá nên còn vứt ngổn ngang, tôi nói đùa đồng chí Quang, Trung đội trưởng:

        - Quang ơi cho atrh em tháo rau ra đi không thì hỏng hết đấy.

        Quang trả lời:

        - Rau đâu ra, thủ trưởng?

        Tôi chi tay vào mấy chiếc ba lô và nói:

        - Cậu lừa được giao liên chứ làm sao qua được mắt tôi.

        Quang không sao biện bạch được đành thú nhận:

        - Lúc sáng, nếu thủ trưởng cho khám ba lô thì bọn em không có đất đâu mà chui. Bọn giao liên nó nghi ngờ bọn em bỏ rau vào ba lô.

        - Cậu tưởng mình là trẻ con hay sao? - Tôi tỏ vẻ thông cảm nói - Nếu là mất vũ khí, khí tài thì tôi cho kiểm tra, chỉ có mấy ký rau thì ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. Làm sao mà mình lại nghe mấy lời đề nghị của họ. Làm lính như họ thì quá sướng, ở phía sau ăn rồi làm gì mà không trồng rau.

        Tôi giả vờ cời mở với việc làm sai trái của Quang. Thế rồi Quang bộc bạch ra hết. Quang nói:

        - Chiều qua có cậu Dũng đau chân bị tụt lại sau, khi bọn em đến trạm quay lại đón Dũng thì thấy một anh giao liên đi từ hướng ấy ra có mang theo mấy mớ rau cải. Tối đến bọn em nghĩ nhất định trạm họ trồng rau hướng đó vì trồng gần sợ bộ đội ta lấy. Nghĩ vậy em cho 7 người tổ chức đi về hướng ấy, không ngờ chín mười giờ đêm anh em vác mỗi người một bó rau to về. Ban đêm nấu thì sợ ánh sáng. Sáng nay anh em mới ăn một ít. Còn lại anh em bỏ vào ba lô, đồ đoàn thì treo ờ ngoài. Ngày hôm nay Trung đội em hành quân mệt muốn chết nhưng anh em đều cố gắng không dám kêu sợ bị lộ.

        Tôi bảo Quang:

        - Thôi tháo rau ra chia cho toàn Đại đội mỗi người ăn một tý gọi là "cái lộc" cùa anh Quang.

        Nói đến "cái lộc" cùa anh Quang, hắn hốt hoảng xin lỗi thủ trưởng mấy tháng nay bộ đội mới được ăn một tý rau.

        Việc làm của Quang nếu ờ miền Bắc hoặc ở vị trí khác thì đáng phải phê bình, kiểm điểm nhưng rồi chúng tôi chỉ nhắc nhờ tuyệt đối không được tái phạm nữa, đó là rau của lính chứ rau của dân thì kỷ luật cả nút.
       
        Chuyện thứ hai:

        Hôm hành quân trên đất Tây Nguyên gần giáp với đất Cam Pu Chia, trạm cuối cùng để nhập vào binh trạm 470, bộ đội nghỉ một ngày để đi lấy gạo và thực phẩm. Gần tối tôi đi động viên và kiểm tra đơn vị, khi tới Tiểu đội 10 (Tiểu đội B41) do Lê Quảng Ba làm Tiểu đội trưởng, tôi thấy anh em rất vui vẻ tranh nhau mời thủ trường ngồi xuống võng chơi. Tất cả nhằm ngăn không muốn cho tôi xuống chỗ bếp nấu ăn. Nhưng việc kiểm tra nơi ngủ, nghỉ, ăn uống là việc thường nhật của tôi. Tôi nhìn vào bếp thấy nấu hai nồi cơm to, một nồi 20 và một nồi 10. Thông thường tiểu đội này mỗi bữa ăn nấu một nồi 10 chưa đầy. Tôi hỏi ngay:

        - Các cậu nấu cơm cả ngày mai hay sao mà nhiều thế? Như thế này là không được. Đơn vị đã quy định trên đường hành quân bộ đội ăn hai nóng một nguội có nghĩa là buổi trưa bộ đội phải ăn cơm nắm. Sao các cậu lại làm thế này?

        Tôi nhìn vào đầu giá để ba lô, mỗi người một ruột tượng gạo đầy căng. Tôi nghĩ ngay có lẽ các cậu này khi đi lấy gạo đã vào kho ăn cấp được gạo. Tôi chi nhìn mà không nói gì hết, thế rồi đồng chí Ba, Tiểu đội trường tự thổ lộ:

        - Khi đi lấy gạo bọn em đã vác trộm được một bao gạo 70 kg. Một mình đồng chí Yên cõng từ ngoài kho về đây trót lọt nên anh em bàn cho anh em ăn một bữa thật no vì đã mấy tháng đói rồi.

        - Các cậu nấu vậy ăn làm sao hết?

        - Ba nói anh em còn đòi nấu một người 1 kg nhưng em chi cho nấu mỗi người 7 lạng.
   
        Khoảng 8 giờ tối, tôi bấm đèn pin xuống kiểm tra xem có anh nào bị bội thực không. Ba bộc bạch:

        - Anh em ăn hết sạch trơn còn đòi ăn nữa, chính trị viên cứ yên tâm.

        Những chuyện đã qua đi mấy chục năm thế mà mỗi khi anh em gặp nhau, nhắc lại. Anh em đều thừa nhận cách xử lý của tôi khi ấy là thấu lý, đạt tình.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2017, 03:36:30 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2017, 03:37:22 am »


NHỮNG NGÀY ĐẦU Ở CĂM PU CHIA

        Đầu tháng 2 năm 1971, đơn vị đã đi qua hai tỉnh Căm Pu Chia là Na Ta Ga Ri và Môn Đôn Ga Ri. Tới tinh Công Pông Chàm, bộ đội phải hành quân đêm vì đường hành quân bằng phẳng, trống trải, qua nhiều đường dân sinh ngang dọc, qua nhiều Phum Sóc có một số làng Việt Kiều và Hoa Kiều.

        Đêm hành quân, ngày bộ đội trú quân trong rừng cao su bỏ hoang nhiều năm không ai khai thác. Có những rừng cao su đã già cỗi, trồng từ những năm 1938, có những cây cao to hai người ôm không xuể. Song cũng có những rừng mới trồng được chín, mười năm.

        Đầu mùa xuân và cũng là giữa mùa khô, cây cao su đổ lá đã nảy lộc, dưới đất lá cao su dày đến cả gang tay đi cứ lộp xộp như đi trên chiếc bánh đa khô. Bộ đội đi từ Bắc vào đây phải qua nhiều loại rừng, dốc cao, khe suối, sông ngòi nay được mắc võng nghi trong rừng cao su sẽ rất thoải mái. Những hàng cao su thẳng tắp trông thật lãng mạn.

        Khi hành quân đến cần Ché (Kra Chê) bên bờ sông Mê Công, tôi cảm thấy một không khí hòa bình thực sự. Bên bờ sông phố xá, nhà hàng thắp đèn Măng xông sáng như đèn điện. Dân buôn bán ờ đây chủ yếu là Hoa Kiều và Việt Kiều. Dân Việt Kiều gặp bộ đội miền Bắc họ tranh nhau hỏi về quê quán.

        Việt Kiều ở đây hầu hết quê ở Thái Bình, Nam Định. Họ đi phu đồn điền cao su cho Pháp, sang đây từ những năm 1938 - 1940. Năm 1970, khi chính quyền Xi Ha Núc bị lật đổ, người trồng và khai thác cây cao su bị thất nghiệp, họ chuyển sang sản xuất lúa và buôn bán.

        Từ Cần Ché, đơn vị có đêm hành quân bằng đường thủy. Bộ đội ngồi trên phà do một chiếc ca nô kéo đi dọc dòng Mê Công. Ngồi trên phà, nhìn hai bên bờ sông nhiều nhà hàng buôn bán, bến cá, đèn Măng xông sáng như đèn điện đường phố.

        Trên sông, nhiều thuyền của ngư dân đánh bắt cá bằng nhiều loại phương tiện như lưới, câu, trễ, xúc... Trên mỗi thuyền đều có đèn thắp sáng nên nhìn mặt sông rộng mênh mông, đèn sáng như sao, trông thật kỳ thú. Có ai biết nơi đây từng là một chiến trường ác liệt, đẫm máu. Trận càn Gian Sơn xi ty, năm 1967, của quân ngụy Sài Gòn và trận càn năm 1970, khi Xi Ha Núc bị lật đổ.

        Hai trận này, quân Sài Gòn đã đưa lên đây mấy vạn quân, có hàng trăm xe tăng, xe cơ giới và có hàng trăm chiếc máy bay yểm trợ nhằm quét sạch quân giải phóng, cứu nguy cho chính quyền Lon Non. Dấu tích để lại là nhiều làng, nhiều đồn điền cao su dân bỏ chạy không quay về nữa. Nay trở thành hoang vắng và công nhân cao su không có việc làm, thất nghiệp. Phà chạy trên sông mấy chục kilômét thì cập bến, chúng tôi rẽ về phía trái của dòng sông và cũng chẳng biết đây là địa phận nào.

        Cập bến đã quá nữa đêm, dân Hoa Kiều, Việt Kiều và cả dân Căm Pu Chia ra đón tiếp rất đông. Không ai tổ chức, dân tự phát, không cờ, đèn, trống. Các ông, bà già là chính đứng thành cụm ba bốn người, dọc hai bên đường, họ đưa một thúng thuốc lá cuộn bộ đội đi qua phát cho một người 2 điếu. Có chỗ thì họ mời nước, mỗi người đi qua đưa cho một bát nước. Bộ đội chi dừng lại mấy giây uống nước.

        Từ đầu tới cuối hàng quân, ai cũng được hưởng lộc cùa dân như vậy. Về tới trạm có đồng chí đưa ra đếm được 20 điếu thuốc lá cuộn. Xa miền Bắc mấy tháng, nay được điếu thuốc lá cuộn anh em mừng lắm.

        Từ đây các trạm giao liên đường dây 559 và 470 đã hoàn thành nhiệm vụ đưa Trung đoàn bộ binh 271 bàn giao cho Bộ Chỉ huy Miền. Trung đoàn 271 được bổ sung cho Quân khu miền Đông Nam Bộ thuộc Bộ Chi huy Miền trực tiếp chi huy quản lý và chính thức hoạt động trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ.

        Đơn vị hành quân thêm mấy ngày nữa thì tới khu vực gọi là đại bản doanh của Quân giải phóng. Đây vẫn là đất Căm Pu Chia tiếp giáp với hai huyện Lộc Ninh tinh Phước Long và huyện Tân Biên tinh Tây Ninh. Khu vực này trước đây là hậu cứ của Bộ Chi huy Miền và các đơn vị như Sư 9, Sư 7, Sư 5. Có nhiều con đường mòn cắt qua, cắt lại ngang dọc, nhiều hầm hào kiên cố, nhiều nhà và kho tàng lợp lá trung quân kết lại trông rất đẹp.

        Lá trung quân chi to bàng bàn tay, dài khoảng 20 phân, loại lá này chịu mưa, chịu nắng. Nhà lợp lá trung quân 5 đến 7 năm không mục và lại chống cháy rất tốt. Lá khó cháy và chi cháy âm ỉ, không bốc lừa như các loại lá khô khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2017, 07:38:43 am »


        Ở đây có nhiều giếng đào sâu hơn 20 mét, lá khô đã đổ xuống dày hàng mét nước đen như hắc ÚI thế mà bộ đội vẫn múc lên ăn và uống vì cả vùng này không có suối. Vùng này là rừng già nguyên sinh, cây to, cao nhưng thưa, phía dưới cây nhỏ bàng cẳng tay, cẳng chân thì dày đặc, kín đáo cho bộ đội trú quân.

        Bên cạnh đội hình trú quân có một con đường vận tải chiến lược, đường rộng khoảng 2m. Đường mở quanh co, dưới tán các cây to nên rất kín đáo. Ban ngày, bộ đội hậu cần của Miền cả nam và nữ đi thồ hàng trên con đường này. Khi đi, họ còng lưng đẩy xe hàng nặng hàng trăm cân. Khi về, xe không thì họ đạp xe chạy băng băng, vừa đi vừa trêu đùa nhau. Tiếng các cô gái miền Đông ngọt như mía lùi.

        Chúng tôi là lính mới chẳng biết mô tê gì. Nghe phổ biến không được đi lại, không được quan hệ tiếp xúc với bên ngoài, tuyệt đối giữ bí mật phiên hiệu đơn vị từ Bắc vào. Nhưng không hiểu lý do gì ngày 18 tháng 2 năm 1972, Tiểu đoàn 9 hành quân di chuyển bị máy bay LI9 lên quần đảo và gọi mấy chiếc trực thăng HU1A lên bắn phá. Chủ yếu bắn rốc két và ĐK đinh trúng đội hình gây cho ta một số tổn thất. Trong số các đồng chí hi sinh, có đồng chí Khôi, Chính trị viên Đại đội 2, Tiểu đoàn 9 quê ở Nghi Lộc.

        Ngày 19 tháng 2 năm 1972, Trung đoàn đang đóng quân trên một tuyến đường xe thồ cũ. Gần sáng các đơn vị nhận lệnh của Trung đoàn nhanh chóng hành quân di chuyển, địch sẽ đánn B52.

        Tất cả vị trí trú quân của Trung đoàn đều nằm trong tọa độ oanh tạc của B52. Các đơn vị đều hành quân trên một tuyến đường, lực lượng quá đông dẫn đến ùn tắc, tốc độ rất chậm.

        Tiểu đoàn 8 chúng tôi hành quân được khoảng 20 phút thì Tiểu đoàn 7 hành quân tới vị trí Tiểu đoàn 8.

        Tiểu đoàn 7 đang hành quân thì bị B 52 rải bom trúng đội hình. Biết Tiểu đoàn 7 đã dính bom, Trung đoàn huy động mỗi đcm vị 20 người quay lại giúp khắc phục hậu quả.

        Một mất mát to lớn. Ba mươi lăm đồng chí hi sinh tại chỗ và hàng chục đồng chí bị thương, số bị thương được đưa về tuyến sau cấp cứu, thêm một số hi sinh vì vết thương quá nặng.

        Qua trận B52, Tiểu đoàn 7 chi còn một vài Đại đội mất sức chiến đấu, quân số thương vong hơn một nửa. Trong số hi sinh có đồng chí Hồ Xuân Quý chính trị viên Đại đội, quê Hưng Thắng, Hưng Nguyên, về đến vị trí mới, Bộ Chỉ huy Miền phải lấy Tiểu đoàn 5 tân binh đi từ Bắc vào cùng Trung đoàn bổ sung cho Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 9. Tiểu đoàn 5 tân binh hầu hết người Nghi Lộc, Nghệ An.

        Như vậy, mới vào chiến trường chưa kịp đánh đấm gì mà hai Tiểu đoàn kỳ cựu có truyền thống của Trung đoàn đã bị thiệt hại nặng, nhất là Tiểu đoàn 7.

        Tiểu đoàn 8 chúng tôi đóng quân tại một rừng cao su gần làng 54 Việt Kiều. Bộ đội được ăn dưỡng 10 ngày, mỗi ngày 10 Ria (tiền Căm Pu Chia). Bộ đội vừa nghi ngơi, vừa huấn luyện bổ sung và học chính trị. Cán bộ các cấp từ Đại đội đến Trung đoàn thì đi nghiên cứu chiến trường.

        Thời gian này, Trung đoàn được bổ sung mấy chục đồng chí cán bộ từ Đại đội đến Trung đoàn từ các Sư đoàn 9, Sư đoàn 5 về. Đây là đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm hoạt động nhiều năm ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Bước đầu đã giải quyết được sự thiếu hụt, đội ngũ cán bộ các cấp và sự bỡ ngỡ khi đơn vị được hoạt động ở một chiến trường mới lạ.

        Chiến trường đồng bằng đầy gay go ác liệt. Đại đội tôi được trên bổ sung đồng chí Huệ quê ở Vĩnh Phú từ Sư 9 về làm chính trị viên phó Đại đội và đồng chí Hứa Trung đội trưởng cối 82 được bổ nhiệm lên làm Đại đội phó.

        Bộ đội ở đây mấy ngày sống thoải mái ăn uống khá đầy đủ, ra chợ mua cá, thịt, rau xanh. Chuối và đu đủ thì có cả mấy đồn điền rộng hàng chục héc ta, bộ đội tha hồ lấy ăn. Những ngày hành quân vất vả thiếu đói đủ thứ nay được nghi ngơi, ăn uống khá nên trông anh nào cũng sáng sủa ra và lên cân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 05:40:22 am »


THAM GIA CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ

        Sau khi đội ngũ cán bộ đi nghiên cứu chiến trường về, Trung đoàn 271 được giao nhiệm vụ tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ và nằm trong đội hình Sư đoàn 30B. Sư đoàn có nhiệm vụ đánh mở màn chiến dịch.

        Trung đoàn quyết tâm ra quân đánh thắng trận đầu, nên mọi công tác chuẩn bị được làm hết sức chu đáo, nhất là công tác Đảng, công tác chính trị. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên các đơn vị đều hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

        Đảng ủy, Ban Chỉ huy Trung đoàn ra lời kêu gọi cán bộ, chiến sỹ quyết tâm hoàn thành xuất sác nhiệm vụ để trả thù cho Tiểu đoàn 7 bị B52 giết hại và làm rạng danh Trung đoàn bộ binh của Quân khu 4 - Con em của quê hương Xô viết anh hùng. Khí thế ra trận cùa Trung đoàn vui như trảy hội.

        Cuối tháng 3 năm 1972, cả Trung đoàn hành quân di chuyển đến vị trí tập kết, sẵn sàng chiếm lĩnh trận địa. Đến khu vực Sáu Cầu gần Tà Âm, đơn vị dừng lại để phổ biến nhiệm vụ. Cán bộ các cấp tiếp tục đi nghiên cứu trận địa.

        Trung đoàn giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau: Tiểu đoàn 7 tổ chức phục kích trên tuyến đường 22 đoạn từ Thiện Ngôn đi Cần Đăng.

        Tiểu đoàn 8 có hai Đại đội bộ binh và một số hỏa lực làm lực lượng dự bị cho Sư đoàn đánh vào Thiện Ngôn. Đại đội 3 bộ binh cùng với một khẩu cối 82, một khẩu đại liên, hai khẩu B41 của Đại đội 4, vận động phục kích trên đoạn đường đất đỏ từ Thiện Ngôn đi Tà Xia.

        Tiểu đoàn 9 vây ép Tà Xia và sẵn sàng đánh tiêu diệt căn cứ Tà Xia.

        Đoàn cán bộ đi địa hình bị một quả pháo bẳn vu vơ trúng đội hình làm một số hi sinh và bị thương. Trong đó có đồng chí Lê Ồn, Trung đoàn trưởng bị mất một cánh tay.

        Trận đánh mở màn Chiến dịch Nguyễn Huệ của Sư đoàn là trận đánh vào Thiện Ngôn. Lực lượng Sư đoàn tham gia vào trận này có một Trung đoàn bộ binh, tăng cường đặc công, pháo binh, xe tăng, ngày N (ngày nổ súng) là ngày 31 tháng 3 năm 1972.

        Chiều ngày 30 tháng 3 năm 1972, anh Đoàn Hồng Vu, Đại đội trưởng Đại đội tôi đi địa hình về, quần áo đầy bùn đất. Vì thời gian quá gấp, tôi đề nghị: “Anh cởi quần áo vứt lại đó, lấy quần áo tôi mà mặc, ta tranh thủ trao đổi trong Ban Chi huy một số vấn đề để bộ đội hành quân cho kịp thời gian quy định của Tiểu đoàn”.

        Anh Vu lấy quần áo tôi mặc và chẳng kịp ăn uống gì. Chủng tôi bàn bạc và thống nhất phân công Ban Chỉ huy. Anh Vu và anh Huệ, Chính trị viên phó đi với đội hình Tiểu đoàn làm lực lượng dự bị cho Sư đoàn. Tôi và anh Hứa, Đại đội phó đưa một khẩu cối 82, một khẩu đại liên, hai khẩu B41 đi tăng cường cùng Đại đội 3 tổ chức trận địa phục kích trên đoạn đường đất đỏ từ Thiện Ngôn đi Tà Xia.

        Như vậy, Đại đội tôi chia làm hai bộ phận chiến đấu trên hai hướng khác nhau. Anh em tranh thủ ăn cơm vội, rồi tháo bớt đồ đoàn mỗi người chỉ mang theo một cái tăng, một cái võng, một nắm cơm và hai ngày gạo rang cùng với súng đạn. Anh em chúng tôi chào tạm biệt nhau rồi mỗi người đi một hướng.

        Bộ phận chúng tôi đi với Đại đội 3, mang vác rất nặng: cối 82 mang 40 quả đạn, đại liên mang 700 viên, mỗi khẩu B41 tám quả đạn, súng bộ binh một cơ số 300 viên. Anh em chúng tôi cắt rừng 5 tiếng đồng hồ thì tới được vị trí quy định, lúc đó khoảng 2 giờ sáng.

        Trận địa chúng tôi bố trí cạnh một bãi cỏ tranh cao quá đầu gối dễ quan sát về phía trước, hầm bộ đội đào sát bìa rừng. Chúng tôi nhanh chóng triển khai phương án chiến đấu cho bộ đội rồi động viên anh em đào hầm sâu, cưa cây làm nắp cẩn thận. Những hầm ở gần đường thì ngụy trang thật kín đáo.

        Gần sáng, bộ đội đã đào xong hầm hào. Tôi và anh Hứa sang gặp Ban Chi huy Đại đội 3 bàn bạc thống nhất phương án tác chiến. Xác định khu vực quyết chiến điểm, xác định phần tử cho cối 82 và cối 60 bắn và dự kiến các tình huống có thể xảy ra để chi viện cho nhau. Đi kiểm tra và thống nhất phương án, hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh xong, tôi hoàn toàn yên tâm.

        Nếu địch đi đúng dự kiến, chúng ta có thể diệt gọn một Đại đội địch. Ngồi trong hầm tôi cứ bồn chồn, lo lắng vì cả ngày hành quân, đêm thức trắng, bộ đội mệt quá có thể ngủ quên. Đây là lần đầu tiên anh em ra trận chưa có kinh nghiệm, còn tôi thì đã có năm năm ở chiến trường Tây Nguyên.

        Hồi ở Trung đoàn 95, đơn vị chuyên môn đánh giao thông hên đường 19 nên tôi có kinh nghiệm và bản lĩnh đánh vận động chiến. Nhưng hồi đó mình là chiến sỹ nay ở vị trí chi huy thì thực sự lo lắng, chi một sơ suất nhỏ là đơn vị bị thương vong và không hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, tôi liên tục bò xuống các hầm để động viên nhắc nhờ bộ đội sẵn sàng chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2017, 10:46:06 pm »


        Đêm 31 tháng 3 rạng 1 tháng 4 năm 1972, trên toàn chiến trường miền Nam đồng loạt nổ súng, mở màn cho chiến dịch Nguyễn Huệ. Hướng chính của Sư đoàn chúng tôi là đánh vào Thiện Ngôn, Sa Mát.

        Thiện Ngôn một căn cứ quân sự lớn. Trước đây, do một Tiểu đoàn Mỹ, án ngữ ngay trên đường 22, có hầm hào, vật cản kiên cố, có sân bay dã chiến, có 9 đến 10 lớp hàng rào kẽm gai. Địch ờ đây, có một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 25 Sài Gòn, có xe tăng, pháo binh và ưận địa pháo Cần Đăng chi viện.

        Ngày thứ nhất lực lượng của Sư đoàn đánh vào đây không dứt điểm, trận đánh diễn ra hết sức ác liệt.

        Ngày thứ hai (2 tháng 4 năm 1972), Sư đoàn tập trung lực lượng bộ binh, pháo binh, xe tăng và tung cả lực lượng dự bị vào kiên quyết tấn công giải phóng bằng được chi khu Thiện Ngôn. Với sức mạnh tổng hợp của ta, địch không thể chống cự nổi đã kéo cả xe pháo tháo chạy theo đường 22 về cần Đăng và roi vào trận địa phục kích của Tiểu đoàn 7. Tiểu đoàn 7 đã vận động tấn công tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu hơn 30 xe quân sự các loại.

        Ngày 1 tháng 4, chúng tôi chờ đợi từ sáng đến trưa, địch vẫn không đi vào trận địa. Trời năng như thiêu, bộ đội hết sức căng thẳng. Tôi ngồi trong hầm lấy sổ ra ghi nhật kí. Từ chiều 30 đến giờ tôi viết một lúc được bốn, năm trang. Cái gì cũng muốn ghi lại, kể cả trời đất, cảnh vật nhất là tinh thần hào hứng sôi nổi của bộ đội, trước lúc ra ưận, rồi đến những giờ phút căng thẳng chờ địch.

        Tôi đang mải suy nghĩ, bồng nghe tiếng súng nổ dồn dập từ tổ khóa đầu bên kia đường. Tôi nghe rõ tiếng nổ của súng B40, B41, súng AK và sau đó là tiếng súng phản kích của địch, đạn bay vèo vèo qua đầu, đạn M79 nổ to như đạn cối 60 vào gần hầm của tôi. Tôi nói với Đại đội phó Hứa:

        - Địch không đi đúng dự kiến của ta. Anh em đại đội 3 chưa ai nổ súng.

        Tôi nhảy sang hầm đồng chí Thái đại đội trưởng Đại đội 3 và nói:

        - Địch không đi đúng dự kiến của ta, nó không đi trên đường mòn mà lần theo bìa rừng bên kia đường, đi từ Tà Xia về Thiện Ngôn nên đã gặp phải tổ khóa đầu của ta bên kia đường.

        Địch tưởng quân ta chi một lực lượng nhỏ nên dù bị bất ngờ chúng vẫn củng cố lại tinh thần cho phản công quyết liệt và hô xung phong. Tôi nói với đồng chí Thái:

-           Ta cho cối 82 và cối 60 bắn chi viện, nếu không anh em sẽ gặp khó khăn vì phía bên kia đường ta chi có 6 đồng chí.

        Anh Hứa nhảy sang hầm cối 82 cho bắn cấp tập 5 quả, hai khẩu cối 60 mỗi khẩu bắn 5 quả. Đạn cối nổ đúng vào giữa đội hình địch, buộc chúng tháo chạy.

        Bất đắc dĩ ta đã cho xuất hiện cối 82 nên địch biết lực lượng của ta ở đây khá đông, chúng gọi pháo từ cần Đăng bắn vào trận địa như mưa. Hết đợt pháo, tôi bò qua đường đến mấy hầm anh em vừa nổ súng để nắm tình hình. Anh em nói, địch rất đông nó đi từ Tà Xia về bám theo bìa rừng.

        Đoạn này rừng bám sát mặt đường nên chúng đi thảng, cắt ra đường. Không ngờ gặp phải 3 cái hầm của chúng tôi. Chúng tôi nổ súng diệt được mấy tên. Địch phản kích để lấy xác. Mấy cái xác gần quá, địch lấy không dược còn nằm đó, anh em đã ra lấy súng và tư trang. Tôi động viên anh em quyết tâm giữ vững trận địa, Đại đội sẽ chi viện đắc lực cho các đồng chí.

        Trinh sát L19 lên quần lượn rồi gọi phản lực đến đánh bom. Vì chưa có kinh nghiệm, Ban Chỉ huy Đại đội đặt trong đám rừng già nên trở thành mục tiêu đánh phá của máy bay. Nhiều quả bơn rơi sát hầm chúng tôi, bom phát quang nổ trên mặt đất, nên hầm chúng tôi không bị sập cái nào.

        Khu rừng rậm chi trong chốc lát đã bị pháo, bom cày nát, có một cây to đổ sập lấp cả trận địa cối 82, suýt nữa thì cả cán bộ Đại đội và khẩu cổi 82 đi chầu Diêm Vương. Hầm của tôi và hầm cối 82 chi cách nhau khoảng 7m, một quả bom nổ ngay ờ giữa. Tôi thì tường anh em cối đã hi sinh hết, còn anh em cối thì tường Ban Chi huy chẳng còn ai.

        Dứt tiếng bom, qua màn khói bụi thấy ai cũng còn sống cả. Sau đợt bom pháo, tôi bảo anh em tranh thủ cưa cây đắp lên hầm để pháo bom đánh trúng hầm vẫn không sập.

        Tôi và đồng chí Thái, Đại đội trường Đại đội 3 đi kiểm tra toàn bộ trận địa về, hai anh em nhận định:

        "Căn cứ Thiện Ngôn đang bị ta tấn công, căn cứ Tà Xia đang bị Tiểu đoàn 9 vây ép. Do đó, con đường này là con đường duy nhất để địch liên lạc với nhau, chi viện cho nhau. Nếu căn cứ Tà Xia tháo chạy cũng phải kéo xe pháo đi trên con đường này. Vì vậy, địch nhất định sẽ tập trung lực lượng để nhổ cho bằng được. Nhất định chúng sẽ vòng ra phía sau hoặc chọc sườn. Nếu ta không điều chỉnh lực lượng nhanh địch sẽ đánh vào hai Ban Chi huy Đại đội và khẩu cối 82, chúng ta không có cách nào chống đỡ".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2017, 11:36:19 pm »


        Chúng tôi nhanh chóng điều chinh bộ binh Đại đội 3 về bên trái. Anh em tranh thủ đào hầm và sẵn sàng đánh địch phản kích. Tôi ngồi trong hầm quan sát gần khắp trận địa vì cây cối đã bị bom pháo phát quang gần hết.

        Trực thăng HU1A lên quần lượn bắn rốc két, đại liên, ném cối 81 xuống trận địa chúng tôi. Tôi nghĩ có thể địch sẽ đổ quân thêm nhưng không phải nó chi hỗ trợ cho lực lượng tại đây, chúng vòng ra phía sau để đánh úp chúng tôi. Anh em chiến sỹ của Đại đội 3 vừa được điều chỉnh đến, hầm mới đào được 40 -50 phân chưa có nắp đã phải nổ súng đánh địch.

        Bị đánh bất ngờ, địch tạt sang bên trái thì vấp phải ổ đại liên của ta. Anh em bắn như vãi đạn vào đội hình của địch. Lúc này trời cũng sắp tối. Tôi trao đổi với Đại đội trưởng Đại đội 3: “Trời sắp tối rồi máy bay địch không còn lên đánh bom nữa đâu, ta tập trung nện cho nó một trận, buộc nó phải giãn ra để bộ đội có điều kiện củng cố công sự”.

        Anh em cối nhìn rõ địch cỏ hàng trăm tên đang dạt ra ở bìa rừng, cách chúng tôi khoảng 200 mét. Tôi nói với anh Hứa: "Khi cối 60 Đại đội 3 nổ, anh cho cối 82 bắn cấp tập 10 quả".

        Cả cối 82 và cối 60 cấp tập nện vào đội hình địch, tiếng kêu la tháo chạy bạt vía. Chúng lùi ra xa gọi pháo Cần Đăng bắn hàng trăm quả vào trận địa. Vì anh em Đại đội 3 mới cơ động đến, hầm đào còn nông lại không có nắp nên đã có 4 đồng chí hi sinh và mấy đồng chí bị thương. Đại đội tôi nhờ có hầm hào kiên cố, pháo bắn trúng hầm chi làm cho anh em bị sức ép chứ không có ai hi sinh.

        Trời tối, chúng tôi nhanh chóng đi kiểm tra, xốc lại lực lượng và động viên anh em chuẩn bị cho trận chiến đấu ngày mai có thể ác liệt hơn. Cán bộ chiến sỹ ai cũng mệt lử vì thức trắng cả ngày lẫn đêm.

        Bộ đội chiến đấu phải chịu bao nhiêu trận bom pháo, chỉ có một nắm cơm to bàng quả cam, ăn từ sáng. Từ trưa đến lúc này, vừa đói vừa khát. Đưa gạo rang ra ăn mà không sao nuốt nổi.

        Tôi cho anh em gom bi đông lại cho người quay về phía sau khoảng 20 phút có con suối để lấy nước uống. Hầm nào, hầm nấy tranh thủ củng cố lại rồi thay nhau người ngủ, người gác. Tôi tổng hợp tình hình của đơn vị báo cáo về Tiểu đoàn và xin ý kiến chi đạo.

        Đồng chí Hiêu, Tiểu đoàn trưởng thông báo kết quả chiến đấu của Sư đoàn và Trung đoàn trong ngày đầu ra quân và quyết tâm ngày mai phải nhổ bàng được căn cứ Thiện Ngôn. Tiểu đoàn 9 vẫn đang tiếp tục vây ép Tà Xia Ngày mai địch có thể tập trung lực lượng đánh vào chốt chúng tôi. Chúng tôi phải cho củng cố hầm hào, điều chinh phương án thích hợp để đảm bảo chiến đấu thắng lợi.

        Tối nay, Tiểu đoàn sẽ cho anh Vu, Đại đội trường xuống cùng với chúng tôi. Đi cùng với anh Vu là anh em vận tải sẽ mang đạn cối 82, cối 60 xuống và khiêng cáng thương binh, từ sỹ về tuyến sau.

        Từ chỗ tập kết tới trận địa chúng tôi, nếu theo chúng tôi đi tối qua thì chi 5 giờ là tới. Tiểu đoàn thông báo: “Đoàn anh Vu đi lúc 5 giờ chiêu, nêu chậm 10 giờ đêm là tới. Anh cho người bắt liên lạc với anh Vu kẻo bắn nhầm nhau”.

        Tôi sốt ruột, cử mấy tổ ra đón vẫn không gặp anh Vu. Khoảng 11 giờ đêm tôi báo về Tiểu đoàn vẫn chưa bắt liên lạc được với anh Vu. Tiểu đoàn điện cho tôi tiếp tục đón, có thể anh em đi lạc đường nên chậm. Khoảng hơn 12 giờ đêm, chúng tôi đã bắt liên lạc được với anh em vận tải đi cùng anh Vu mang đạn lên.

        Anh em vận tải cho biết: Khoảng lúc 8 giờ tối khi chúng tôi vượt qua bầu một quãng khá xa thì gặp một cái trảng nhỏ phía bên kia là bia rừng. Đồng chí trinh sát đi trước thấy có mùi thuốc lá Ru Bi. Anh em phán đoán địch đã phục kích hoặc quân thám báo đi cả ngày đến tối ngủ tại đó. Đồng chí trinh sát đề nghị cắt đường khác mà đi, nhưng đồng chí Vu nói: “Đi vậy sợ lạc đường!”, rồi đồng chí nói: “Chưa chắc phải địch mà nếu có địch thì đánh địch mà đi”.

        Đồng chí Vu tiếp: “Các cậu ở lại đây tớ, Tịnh mang khẩu B41 và Sơn liên lạc ta đi lên xem sao”. Khi 3 đồng chí đi đến bìa rừng thì nghe một tiếng mìn nổ to và sau đó không thấy 3 đồng chí quay trở lại nữa. Vì trời tối anh em vận tải không dám bò lên. Đợi mãi không được, anh em cắt đường tránh mãi mới tới đây.

        Qua trao đổi, tôi báo cáo về Tiểu đoàn. Tiểu đoàn nhắc chúng tôi củng cố trận địa xây dựng quyết tâm cho bộ đội để ngày mai đánh cho tốt. Còn việc tìm kiếm ba đồng chí Vu, Tịnh, Sơn, Tiểu đoàn sẽ xử lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 08:29:45 pm »


        Sáng ngày 2 tháng 4 tháng 1972, trời trong xanh mới sáng ra mà mặt trời đã như một đống lửa trút vào trận địa.

        Không gian yên tĩnh, chúng tôi lại căng thẳng chờ đợi. Càng về trưa trời càng nắng. Tôi bò đi các hầm kiểm tra bộ đội. Có hầm cả hai chiến sỹ đều dựa súng vào thành hầm ngủ ngáy khò khò. Tôi nghĩ kiểu này thì chết nếu địch vào, nó sẽ ném lựu đạn vào hầm. Tôi nhắc nhờ anh em tuy có mệt nhưng phải ngủ thay nhau chứ cả hai đều ngủ thì nguy hiểm lắm.

        Tôi cho liên lạc đi mời mấy đồng chí cán bộ Trung đội, Tiểu đội và đảng viên đến hầm tôi để hội ý, nhắc nhở:

        -  Vì anh em đã quá mệt do đó các đồng chí phải phân công nhau liên tục bò đi kiểm tra nhắc nhờ bộ đội, chứ nhắc một lần không được đâu. Chi một sơ suất thiếu trách nhiệm của cán bộ đảng viên là chết cả nút. Khi đó, đơn vị sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, mong các đồng chí gương mẫu và cố gắng làm.

        Cả một ngày căng thẳng chờ đợi mãi 5 giờ chiều, Tiểu đoàn mới thông báo: Lúc 5 giờ sáng lực lượng của Sư đoàn đã tẩn công vào Thiện Ngôn. Lực lượng Đại đội 1, Đại đội 2, dự bị đã được Sư đoàn tung vào trận. Trước sức mạnh của ta (có hiệp đồng xe tăng), địch vừa chổng cự vừa tháo chạy về cần Đăng. Chúng đã bị tiểu đoàn 7 tiêu diệt.

        Địch ở Tà Xia bị Tiểu đoàn 9 vây ép, đã cắt rừng tháo chạy về Bến cầu.

        Trước khi rút khỏi Tà Xia, địch cho trực thăng lên cẩu pháo 105 ly về đà bị cối 82 của Tiểu đoàn 9 bắn rơi cả máy bay và pháo xuống đất. Vì nó biết rút theo đường đất đỏ về Thiện Ngôn thì sẽ gặp trận địa chốt của chủng tôi. Khi chiếc máy bay và khẩu pháo bị rơi ở Tà Xia, biết không thể lấy được nên pháo địch ở cần Đăng bắn hàng trăm quả vào Tà Xia để hủy diệt.

        Tôi nhận được điện của Tiểu đoàn: Đại đội 3 và Đại đội 4 không quay về hậu cứ nữa mà tổ chức hành quân về Đường 1 Căm Pu Chia sẽ có lực lượng đón.

        Như vậy toàn bộ đồ đoàn, quần áo, chăn màn, xoong chảo đều vứt lại chỗ tập kết. Việc tìm kiếm Đại đội trưởng Vu và hai chiến sỹ mất tích tối qua Tiểu đoàn cũng không thực hiện được mà giao lại cho bộ đội địa phương tìm kiếm giúp.

        Hơn một ngày hành quân, chúng tôi mới về được đội hình của Tiểu đoàn. Anh em chúng tôi gặp nhau mừng lắm, nhưng ai cũng thương tiếc ba đồng chí chưa tìm được. Tôi thật sự hụt hẫng, vỉ được biết anh Vu đã hi sinh, đồng chí Huệ mới được bổ sung về, đồng chí Hứa mới lên chưa có kinh nghiệm. Tiểu đoàn 8 vừa hành quân vừa nhận lệnh rồi tự cắt đường mà đi.

        Chúng tôi hành quân trên đất Căm Pu Chia. Đường qua nhiều phum, sóc, địa hình trống trải nên bộ đội phải hành quân đêm. Ban ngày bộ đội nghi tạm trong nhà dân.

        Ngôn ngữ bất đồng, quan hệ tiếp xúc rất khó khăn, nhất là khi mượn, xin các vật dụng trong gia đình bộ đội thường làm động tác giao tiếp như với người câm. Có lúc làm cho các cô gái Căm Pu Chia lúng túng.

        Ngày 15 tháng 4 năm 1972, chúng tôi hành quân tới vị trí tập kết. Các đơn vị mới được giao nhiệm vụ cụ thể. Bộ đội tranh thù nghi ngơi, sinh hoạt rút kinh nghiệm trận chiến đấu vừa rồi. Còn cán bộ các cấp thì đi nghiên cứu trận địa.

        Đại đội tôi là đơn vị hỏa lực, trận đầu ra quân đã có ba đồng chí hi sinh. Trong đó có Đại đội trường. Đồng chí Hứa được đề bạt lên Đại đội phó chưa đầy nửa tháng nay giao quyền Đại đội trưởng.

        Nhiệm vụ của Trung đoàn 271 được giao là tập trung lực lượng tiêu diệt địch và giải phóng tuyến đường 1 đoạn từ Chi Phu đến Ba Vách dài khoảng hơn 30 km. Địch ở đây là lính Lon Lon, đóng thành ba cứ điểm. Đó là Lò Súc, Trung Liên 1 Trung Liên 2 và căn cứ Ba Vách.

        Địch đóng xen kẽ trong phố xá có dân cư đông đúc, chỉ có Trung Liên 1 và 2 là địch đóng ngoài bãi trống ngay trên đường 1. Ba căn cứ này đều nằm trên tuyến đường 1, các điểm cách nhau khoảng 10 km. Vì căn cứ Lò Súc tiếp giáp với vùng giải phóng của ta nên địch bố trí lực lượng mạnh nhất, khoảng một Tiểu đoàn, quân số khoảng 400 tên.

        Tiểu đoàn 7 được giao nhiệm vụ đánh chi khu Ba Vách. Tiểu đoàn 8 và Đại đội đặc công được giao nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ Lò Súc. Tiểu đoàn 9 được giao nhiệm vụ tiêu diệt Trung Liên 1 và 2. Thời gian nổ súng cùng một ngày.

        Căn cứ Lò Súc quân địch có một Tiểu đoàn được bố trí thành hai cụm Đông đường và Tây đường 1, có hàng rào dây thép gai, hầm hào kiên cố, có hệ thống hỏa lực chi viện cho nhau.

        Ý định tác chiến của Tiểu đoàn và nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị như sau: Đại đội đặc công mở hàng rào đánh chiếm khu phía Tây đường, sau đó Đại đội 2 được tăng cường hỏa lực cùa Tiểu đoàn nhanh chóng bám theo đội hình tẩn công của đặc công để tiêu diệt địch ở những hầm còn sót lại.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM