Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:50:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những nẻo đường chinh chiến  (Đọc 49013 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2017, 11:13:10 pm »


        Địa hình phía tây PLâycu, bằng phẳng cây non thành từng đám xen lẫn các nương rẫy của dân, kéo dài tới tận các ấp chiến lược. Dân cư hầu hết là đồng bào Ê đê và Gia rai. Trước đây họ sống rải rác ưên các núi cao. Để tạo thành vành đai trắng giữa quân giải phóng với đồng bào, Mỹ Ngụy đã lập ấp chiến lược bắt dân phải sống tập trung ly khai với cộng sản.

        Tuy là sống trong ấp chiến lược nhưng đồng bào Tây Nguyên vẫn một lòng theo cách mạng. Họ vẫn thường xuyên vào rừng liên lạc với bộ đội, vẫn đóng góp lương thực, thực phẩm cho bộ đội, tố cáo những tên ác ôn để bộ đội và địa phương diệt ác, phá kìm.

        Khu vực này có đồn Chư Nghé nằm ưên một điểm cao do một đại đội lính ngụy đóng, toàn là người dân tộc.

        Tên Chui trung úy người dân tộc làm đồn trường. Tên này tàn ác luôn ức hiếp nhân dân, đưa quân đi càn quét, cướp bóc của dân. Chính quyền địa phương viết thư nhiều lần khuyên ngăn, dằn mặt nó, nhưng nó vẫn ngoan cố thách đố, hăm dọa dân.

        Chui là người dân tộc lại hoạt động trên địa bàn quen thuộc nên các thủ đoạn đi lại hắn rất khôn ngoan. Chui lúc nào cũng đi một đường, về một đường và đi đường không theo một quy luật nào. Địa phương yêu cầu phải tiêu diệt tên này để phát động quần chúng, làm công tác binh vận, gọi con em cùa mình trở về làm ăn, không ức hiếp dân.

        Tên Chui còn thì phong trào địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Lực lượng của tiểu đoàn 1, bộ đội địa phương, du kích nhiều lần phục mà chưa diệt được nó.

        Sau nhiều lần bàn cãi anh em quyết định độn thổ phục ngay trước nhà vợ Chui. Khoảng 9 giờ tối, sau khi xong việc ở đồn, một tiểu đội hộ tống Chui về nhà. Thông thường Chui ngủ, tiểu đội lính phải canh gác sáng đêm.

        Hôm nay cũng vậy, Chui và tiểu đội lính vừa vào tới cổng nhà thì bị tấn công và tiêu diệt gọn ngay trước cổng nhà nó.

        Tên Chui chết, nhân dân hết sức phấn khởi và dằn mặt được nhiều tên khác, hạn chế việc lùng sục ức hiếp dân. Địa hình ở vùng này bằng, cây thấp, các điểm cao địch đóng chốt nên việc đi lại nấu ăn của bộ đội ban ngày rất khó khăn, chủ yếu là ban đêm.

        Các đơn vị của Tiểu đoàn 1, ban ngày phân tán, từng Tiểu đội sống chung với cán bộ địa phương, việc ăn uống đi lại do cán bộ địa phương lo. Họ có kế hoạch vận động nhân dân mỗi nhà mỗi ngày đóng góp một đùm cơm. Năm bảy nhà tập trung vào một chỗ rồi có người bí mật mang ra điểm hẹn. Anh em du kích mang đến từng điểm bộ đội trú quân phát cho mỗi người một đùm ăn cả ngày.

        Tùy từng gia đình, người thì cơm nếp, người thì cơm tẻ, người thì sắn độn ngô, có nhà chỉ có sắn nấu lên bỏ cối giã nhỏ giống như bánh dày ở ta. Nhà nào cũng dùng lá chuối đùm kín lại, nên người phát theo quân số, mỗi người một đùm, ai trúng đùm nào thì ăn đùm đó. Thông thường đùm mềm là cơm nếp nên lính ta có một số láu cá mỗi khi nhận cơm cứ nắn thấy đùm nào mềm là lấy trước.

        Việc tiếp tế cho bộ đội kéo dài cả tháng nên có nhà không có khả năng. Nhiều nhà chi có rau khoai, rau bầu, rau tàu bay luộc miễn là có đùm mang cho địa phương vì tất cả được đùm bằng lá chuối, không ai mở ra kiểm tra. Những lính láu cá cứ tưởng đùm mềm là cơm nếp thì nay lấy phải đùm rau, khóc dở, mếu dở. Anh em nhìn nhau cười ra nước mắt.

        Trung đoàn và Tiểu đoàn bộ đóng trên núi cao, dựa vào các hang đá nên việc đi lại thoải mái hơn. Trung đoàn bộ chỉ có hai thủ trường là Trung đoàn phó Huế và Phó Chính ủy Nguyên, không có trợ lí, các cơ quan, chi có một đài 15W, bốn trinh sát, hai truyền đạt, ba vệ binh. Trung đội trường Nhung, chi huy chung và mọi việc thủ trưởng đều giao cho đồng chí Nhung triển khai giống như Tham mưu trưởng.

        Những lần thầy trò đi địa hình, nghiên cứu trận địa về các thủ trưởng cũng chẳng có ai để bàn bạc, chia sẻ nên thường gọi chúng tôi đến góp ý. Ví dụ như bộ đội hành quân đi đường nào thuận lợi nhất, rồi tổ chức các trận phục kích chỗ nào cho hợp lý. Bước đầu chúng tôi không dám nói sợ thủ trường cho rằng lính tráng hay tóp leo. Thủ trưởng Huế động viên: “Các cậu cứ tham gia vì các cậu đi nhiều lần hơn, nắm tình hình sát hơn mình”. Thế rồi chúng tôi mạnh dạn tham gia tranh luận với thủ trưởng vì chúng tôi là người thực tế hơn. Thủ trường hứng lên nói: “Thằng này nói đúng, thằng này nói hay”. Thế là từ đó cứ mỗi khi có nhiệm vụ, có kế hoạch thầy trò lại đàm đạo, bàn cách để thực hiện. Tất nhiên có cái thủ trường không bao giờ nói và có cái khi thủ trường nói ra thì coi như mọi việc đã đâu vào đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2017, 11:14:01 pm »


        Cuối tháng 11 năm 1967, chúng tôi được lệnh đi đón anh em trinh sát pháo của Bộ Tư lệnh B3 vào. Thủ trưởng Huế nguyên là Chủ nhiệm pháo binh Sư đoàn nên lần này Bộ Tư lệnh B3 giao nhiệm vụ tổ chức trận pháo kích bằng ĐKB vào Sở Chỉ huy Quân đoàn 3 ngụy và tiểu khu tinh Gia Lai ở ngay thị xã PLâycu. Tôi và Nhị được thủ trường giao nhiệm vụ đi tìm và mời các đồng chí trong tỉnh đội Gia Lai, các đồng chí Huyện đội đến gặp thủ trưởng để làm việc phổ biến nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh B3 giao.

        Thủ trường giao nhiệm vụ cho các đồng chí cán bộ địa phương phải điều tra về địa hình địa vật, quân số, trang bị nơi ăn ở của địch trong căn cứ, ta có ý định pháo kích. Sau mấy ngày điều tra nghiên cứu, anh em cơ sở của ta đã vẽ được sơ đồ bổ trí của địch ở hai vị trí Quân đoàn 3 và Sở Chi huy tiểu khu ngụy.

        Qua sơ đồ, chúng tôi thấy Quân đoàn 3 ngụy đứng chân trên một địa bàn rất rộng, chia ra thành nhiều phân khu liên hoàn. Lực lượng chủ yếu là cơ quan Quân đoàn bộ, Sở Chỉ huy của Sư đoàn kị binh số 1 Mỹ, Lữ đoàn xe tăng thiết giáp, trận địa pháo 105, bệnh viện Quân đoàn (nơi điều trị thương binh, bệnh binh và là nơi nghi ngơi điều dưỡng của sỹ quan Mỹ. Quân số có tới hàng mấy ngàn tên).

        Tiểu khu là Sở Chi huy của Bộ Chỉ huy tỉnh Gia Lai. Có nhiều Tiểu đoàn bộ binh, biệt kích, xe tăng, xe cơ giới đóng, bao bọc nhiều tầng lớp bảo vệ. Ngoài ra còn có nhiều trận địa pháo hỗn hợp chi viện cho nhau. Cả hai căn cứ này đều là hậu phương an toàn của địch nên hầm hào đơn giản.

        Sau khi nghiên cứu sơ đồ của địa phương gửi ra, thủ trường Huế gọi anh Nhung và chúng tôi lên giao nhiệm vụ. “Các đồng chí cùng trinh sát pháo binh được địa phương dẫn đường vào điều nghiên. Thời gian chi có 5 ngày”.

        Chúng tôi được du kích dẫn đường tiếp cận mục tiêu là ấp chiến lược. Dân nuôi chó nhiều, chúng sủa inh tai. Đêm thứ nhất chúng tôi không thể tiếp cận được. Tròn sáng, chúng tôi ra ém quân vào các lùm cây và trốn ở các rẫy lúa của dân chuẩn bị thu hoạch. Chờ trời tối lại tiếp tục vào nhờ ánh đèn sáng, chúng tôi xác định cự ly từ chỗ chúng tôi vào tới trung tâm.

        Sau đó anh em pháo binh rải dây đo từ chỗ này ra tới vị trí đặt pháo. Xác định nơi đặt đài quan sát để hiệu chỉnh pháo. Tất cả kết quả điều nghiên được đồng chí Nhung và đồng chí Tiểu đoàn trưởng pháo binh tổng hợp báo cáo với thủ trường. Sau khi thống nhất với các báo cáo, thủ trưởng Huế nói:

        - Pháo ĐKB ở chiến trường Quảng Trị, ở Bắc Tây Nguyên, ta đã sử dụng có sức công phá và hủy diệt cao, làm cho địch khiếp sợ. Lần này ta đánh vào hai căn cứ này là vùng sâu, vùng hậu phương của địch. Địch chủ quan cho ràng pháo binh của ta không thể bắn tới đây nên việc bố phòng, hầm hào còn đơn giản nên trận pháo kích này nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi.

        Trong khi chúng tôi đi làm công tác chuẩn bị thì anh em pháo binh ở phía sau cũng đã bắt đầu hành quân. Anh em phải đi gần chục ngày mới tới. Những ngày này anh em Tiểu đoàn 1 liên tục có những hoạt động đánh nhỏ lẻ để nghi binh thu hút địch.

        Ngày 25 tháng 11 năm 1967, chúng tôi được lệnh dẫn Tiểu đoàn ĐKB chiếm lĩnh trận địa. Cả tiểu đoàn có 10 khẩu đặt thành hai trận địa, bắn hai mục tiêu khác nhau. Bắn xong dẫn anh em nhanh chóng chạy lên núi và sau đó họ hành quân ra phía sau.

        Sở Chi huy đặt cách trận địa khoảng 500 mét. 12 giờ đêm, các đơn vị báo về đã chiếm lĩnh xong trận địa, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng. Thủ trường Huế nhắc đồng chí Tiểu đoàn trưởng pháo binh, kiểm tra đài quan sát có nhìn rõ mục tiêu không và kiểm tra lại phần từ bắn báo ngay cho thủ trường.

        Thủ trưởng lên khỏi miệng hầm vươn vai nhìn về phía Quân đoàn 3 điện vẫn sáng bình thường, rồi ông bảo tôi: “Cậu quay máy cho tôi gặp Tiểu đoàn trưởng pháo”. Tôi nghe Tiểu đoàn trưởng vâng dạ liên tục rồi ông ra lệnh nổ súng. Lần đầu tiên tôi mới được nghe tiếng đề pa pháo ĐKB bắn. Không nghe rõ tiếng nổ chỉ nghe tiếng rú hút hút của viên đạn lao đi, chúng tôi nhìn về phía hai mục tiêu điện đã bị tắt và đã có nhiều đám cháy.

        Đài quan sát báo về tất cả đạn đều rơi đúng mục tiêu. Thủ trường Huế nhắc các đơn vị vừa bắn vừa kiểm tra phần từ và bắn hết số đạn mang theo. ĐKB là loại pháo hỏa tiễn, thời chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội Liên Xô bắn trên xe có hàng chục nòng. Ta cải tiến tách ra từng nòng. Sau này ở chiến trường miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, bộ đội ta lại bắn ứng dụng không cần nòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2017, 11:14:20 pm »


        Đây là loại pháo có sức công phá mạnh, sát thương cao. Nguyên độ nóng đã hơn 4000 độ, bán kính sát thương của nó đến vài chục mét. Đạn nổ gần xe tăng, xe bọc thép đều bị thiêu hủy. Trận pháo kích chi diễn ra hơn 20 phút, anh em pháo binh đã rút chạy ra xa mới thấy máy bay C130 lên thả pháo sáng, xung quanh căn cứ bị ta pháo kích và gọi pháo bắn lung tung chặn đường rút quân của ta.

        Địch cho rằng chủ lực của ta không thể hoạt động được ở khu vực này lấy gì mà ăn và pháo binh thì làm sao mà cõng được pháo vào đây. Địch thật sự choáng váng trước trận pháo kích phủ đầu này. Sau khi bị ta pháo kích, hai căn cứ này nội bất xuất, ngoại bất nhập nên ta rất khó nắm kết quả thiệt hại.

        Theo cơ sở báo về, sáng hôm sau có hàng chục chiếc máy bay lên chở binh lính Mỹ chết về Bình Định đóng gói rồi chở về Mỹ. Hai ba ngày sau, theo tổng hợp của nhiều thông tin tất cả đạn pháo của ta đã bắn trúng mục tiêu.

        Đài phát thanh Việt Nam cộng hòa tố cáo quân giải phóng bắn hỏa tiễn vào bệnh viện giết nhiều dân thường.

        Thực chất đều là sỹ quan Mỹ Ngụy. Dân làm sao mà vào được bệnh viện Quân đoàn. Đài phát thanh Giải phóng thì đưa tin, trận pháo kích hai căn cứ trên ta đã diệt được hơn 600 tên Mỹ Ngụy. Trong đó có nhiều sỹ quan Mỹ, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, có 30 xe tăng, xe cơ giới, phá hủy một trận địa pháo 105 ly.

        Là người trong cuộc, chúng tôi vô cùng vui sướng, còn cán bộ địa phương thì báo ra pháo ta bắn tài quá không có một quả nào rơi vào khu dân cư.

        Sau trận pháo kích, địch đổ quân ra càn quét, lùng sục. Tiểu đoàn 1, liên tục tổ chức nhiều trận phục kích diệt nhiều tên địch. Đồng thời Trung đoàn giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 2 hoạt động ở khu vực đường 14 đoạn từ ngã ba đường 19 đi Buôn Mê Thuột, dùng cối 82 pháo kích vào Đồn Rồng và tổ chức đánh giao thông trên đường 14 để kéo địch giãn ra. Đồng thời nhanh chóng hành quân xuống sâu hoạt động đánh giao thông trên quốc lộ 19, đoạn Đông đèo Mang Giang, để Tiểu đoàn 1 và Sở Chi huy nhẹ của Trung đoàn hành quân xuống cùng hoạt động đánh giao thông trên đường 19.

        Tiểu đoàn 1 và Sở Chỉ huy tiền phương Trung đoàn được bộ đội địa phương dẫn đường, tổ chức cuộc hành quân mạo hiểm. Phải đi qua nhiều căn cứ địch, vượt qua sông Ya Dun, vượt qua đường 14, sau mấy ngày đêm hành quân Trung đoàn bộ và Tiểu đoàn 1 đã tới được vị trí quy định.

        Chúng tôi đóng quân trên một dãy núi cao có nhiều hang đá. Đây là dày núi kéo dài tới đèo Mang Giang. Trong những ngày Tiểu đoàn 1 hành quân để nghi binh địch,

        Trung đoàn cho Tiểu đoàn 2 đánh chiếm ấp Lệ Chí trên đường 19, diệt gọn Đại đội bảo an, thu toàn bộ vũ khí quân trang và quân dụng. Sau đó Tiểu đoàn 2 tổ chức một trận phục kích đánh giao thông trên đường 19, đoạn Đông cầu Xà Guồng diệt 59 xe các loại.

        Lúc đó hai bên đường 19, cây cối rậm rạp ra tận mép đường, bộ đội phục kích chỉ nằm cách mép đường 5 đến 7 mét, dùng mìn định hướng AK lựu đạn tấn công gặp phải xe M113 thì mới dùng đến súng B40. Trận đánh chi diễn ra khoảng 10 phút là rút ngay, địch phản ứng không kịp.

        Những ngày Tiểu đoàn 2 hoạt động mạnh tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 1 ổn định tổ chức, nghiên cứu địa hình để phối hợp chiến đấu. Chính thời điểm này các đơn vị phía sau đang di chuyển để chuẩn bị cho cuộc tấn công Mậu Thân 1968. Tất đều hành quân theo đường xuống Bình Định.

        Khoảng giữa tháng 12 năm 1967, Trung đoàn giao cho tôi, anh Nhị và hai trinh sát được bộ đội địa phương dẫn đường, vượt đường 19, sang phía Bắc để đón Trung đoàn bộ hành quân từ hậu cứ vào.

        Theo hiệp đồng, chúng tôi vượt đường 19 đi sâu vào phía Bắc, được anh em trinh sát Tỉnh đội Bình Định đón và đưa chúng tôi về căn cứ của Tỉnh đội. Sáng hôm sau, Trung đoàn bộ và các đơn vị trực thuộc mới tới. Chúng tôi được anh em tỉnh đội bố trí nơi ở chờ cơ hội vượt đường 19 về địa bàn hoạt động của Trung đoàn.

        Cách đây mấy ngày, chúng tôi chưa đầy chục người vượt đường 19 đã khó nay có tới mấy trăm con người, chi một sơ suất để lộ là chết ngay.

        Ở đây được hai ngày, tôi đưa công văn lên mặt trận tình cờ gặp được anh Lô xã Hưng Chính. Hai anh em hồi nhỏ học chung một lớp và đi bộ đội một ngày. Lô ở Tiểu đoàn vận tải vào tới B3 thì đi học y tá về phục vụ Bộ Tư lệnh B3. Nay thủ trường Hà, Phó Tư lệnh B3 đi tiền phương nên Lô đi theo để phục vụ. Anh em gặp nhau mừng khôn xiết. Lô chi vào nơi quần áo tôi bị rách. Tôi nói:

        - Từ ngày vào đến giờ đánh nhau liên tục, có được bổ sung một bộ quần áo nào đâu, đi hành quân, đi đánh nhau toàn mặc quần đùi.

        - Mình đi tiền phương chẳng mang theo tư trang, chi có một cái áo lót cộc tay, Hợi cầm lấy mà mặc, mình không mặc áo lót cũng được.

        Thế rồi hai đứa chia tay nhau, mãi đến năm 1976, sau chuyến đi phép tôi mới gặp được Lô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2017, 11:14:51 pm »

     
        Khoảng 8 giờ sáng hôm sau, L19 rồi máy bay trực thăng HU1A quần lượn trên đầu. Theo như anh em Tinh đội Bình Định, đây là khu hậu cứ an toàn, rừng núi trùng điệp, không hề có dấu hố bom pháo. Tôi nghĩ có ai làm lộ hay sao mà địch lại đến sớm vậy. LI9 bay hẹp vòng lại và bắn pháo khói chi điểm ngay đồi bên cạnh, cách chúng tôi khoảng vài trăm mét. Trong chốc lát, ba bốn chiếc AD6 đến ném bom dữ dội. Nó cắt bom ngay trên đầu chúng tôi nên nghe tiếng bom rít rùng rợn.

        Trực thăng HU1A và một loại máy bay mới có cán gáo quạt gió. Đây là loại máy bay xuất hiện lần đầu tiên ờ chiến trường miền Nam. Tiếng nó kêu vù vù, bay tiến rồi lại bay lùi, bay sát ngọn cây. Nỏ dùng hệ thống quạt gió dưới bụng thổi xuống, gió mạnh cấp 11-12, cây cối ngả nghiêng, cây lồ ô gãy rắc rắc. Nó quạt gió để phát hiện mục tiêu dưới đất. Khi phát hiện được nó dùng lựu đạn, đạn cối thả xuống tiêu diệt mục tiêu.

        Như vậy, địch đã phát hiện được nơi trú quân của Tiểu đoàn đặc công nên nó đánh phá hàng tiếng đồng hồ bằng các loại bom và bắn rốc két. Vì lệnh tuyệt đối giữ bí mật không được nổ súng nên nó tự do đánh phá. Sau cùng nó dùng máy bay cán gáo đến quạt và để bắt sống bộ đội ta. Máy bay sà xuống tận ngọn cây, quạt thấy miệng hầm, dùng càng thò xuống hầm để gắp người trong hầm ra, hai càng của nó giống như cái gọng kìm.

        Trước diễn biến phức tạp như vậy, anh em đặc công đã phải nổ súng. Bị bắn bất ngờ, cái càng thả xuống đã mắc vào rễ cây không sao nhổ lên được, nó đành phải chặt xích cho càng nằm lại để máy bay chuồn đi. Loại máy bay này dưới bụng nó gắn một lớp cao su dày, bắn đạn AK không thủng được. Sau này ta có kinh nghiệm cứ bắn thẳng vào hai bên cửa vì nó bao giờ cũng bay thấp.

        Chúng tôi tưởng thế là đủ, ai ngờ quá trưa địch dùng lực lượng lớn hơn cho L19 trinh sát tìm kiếm, lần ra xung quanh địa bàn buổi sáng nó oanh tạc và nó đã tới đơn vị tôi. Khi sáng, chúng tôi ngồi trong hầm xem địch đánh đơn vị bạn. Nay nó trực tiếp đánh vào mình mới thấy ghê sợ.

        Tiếng máy bay các loại ầm ầm, tiếng rít của bom giống như cơn lốc, không phân biệt được loại nào nữa. Cứ sau một phát pháo khói của LI9 là ba bốn chiếc phản lực bổ nhào ném bom. Hết bom thì hai ba chiếc trực thăng HUI A đến ném lựu đạn, bắn rốc két, bắn đại liên, rồi nghe tiếng máy bay cán gáo cứ vù vù như trận tố đến quạt cây cối ngả nghiêng. Những bụi cây lồ ô to như bụi tre gai ở đồng bàng cứ quật bên này, quật bên kia gãy oang oác. Chúng tôi nhìn rõ từng tên lính trên máy bay mặt đỏ gay, tay cầm lựu đạn sẵn sàng thả xuống.

        Bộ Tư lệnh tiền phương biết đem vị tôi bị lộ nên đã cho liên lạc xuống báo. Đơn vị tổ chức một bộ phận nhỏ ở lại chiến đấu, còn toàn bộ lợi dụng khi máy bay ngừng hoạt động cho lui khẩn trương về phía tây, nhanh chóng thoát ra khỏi vòng kiểm soát của địch. Tuy địch đánh phá như vậy nhưng chúng tôi mới có hai đồng chí bị thương vì đã có công sự vững chắc và các cửa hầm đã được ngụy trang cẩn thận.

        Đại đội rút quân, đồng chí Đạm ở lại cùng 5 đồng chí nữa tổ chức chiến đấu để nghi binh, cho đơn vị rút quân an toàn. Trong số ở lại có tôi, anh Đạm, Quý, Nhị, Thuật, Đông toàn lính truyền đạt.

        Đơn vị rút quân trong vòng lượn của máy bay các loại. Sau khi rút, một số miệng hầm lộ ra. Máy bay cán gáo đến quần lượn và thả lựu đạn xuống. Sau khi đơn vị rút được vài chục phút, ra khỏi vòng nguy hiểm, chúng tôi định rút nhưng không sao lên được vì máy bay quần đảo liên tục. Năm anh em chúng tôi cụm lại hầm Ban Chi huy Đại đội, anh Đạm nói:

        - Ta chia ra ba tổ bám sảt nhau người nọ yểm trợ người kia lui về phía Tây. Bây giờ ta nổ súng để địch biết là còn lực lượng ta ở đây, không dám đổ quân xuống và không truy đuổi đơn vị đang rút quân. Vừa bắn, vừa tránh né, vừa lui quân, ít người dễ xoay xở hơn.

        Anh Đạm phân công Thuật với Đông rút trước, rồi đến Đạm và Nhị, Hợi cùng Quý rút sau cùng. Chiếc máy bay cán gáo vòng lượn hạ thấp để quạt gió, tôi và Quý đồng loạt nổ súng. Nó vội bay vọt lên. Bốn anh lần lượt vọt ra khỏi hầm lợi dụng địa hình, địa vật, lui quân. Tôi và Quý vẫn ở lại nổ súng vào chiếc máy bay thứ hai. Chiếc này vòng lượn ra xa, gọi LI9 đến vòng lượn bắn pháo hiệu cho phản lực đến đánh tiếp. Lúc này tôi và Quý rời khỏi hầm chạy thẳng về phía tây thoát ra khỏi vòng nguy hiểm. Chúng tôi rút rồi máy bay còn đến đánh phá dữ dội hàng tiếng đồng hồ nữa.

        Anh Đạm, Nhị, Đông, Thuật khi chạy ra bị máy bay trực thăng phát hiện bắn AR15 từ máy bay xuống làm Đông và Nhị bị thương. Anh Đạm và Nhị bám được với nhau, Đông và Thuật mỗi người chạy một đường, bị thất lạc nhau.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2017, 10:12:07 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2017, 10:08:37 pm »

   
        Gần tối, tôi và Quý tìm được đơn vị, các thủ trưởng mừng lắm, hỏi anh em ta đâu cả rồi. Tôi nói:

        - Tôi và Quý bắn máy bay để nghi binh. Anh Đạm, Nhị, Thuật, Đông rút trước nên chúng tôi không biết. Không hiểu anh em có làm sao không? Trời sắp tối rồi mà không ai về.

        Trời tối hẳn mới thấy Thuật lếch thếch về nói:

        - Tôi và Đông vừa chạy, vừa tránh đạn máy bay, nó bắn dữ quá nên hai anh em không bám được nhau. Ra khỏi vòng nguy hiểm tôi chờ và tìm mãi chẳng thấy anh Đông ở đâu. Gần tối, tôi gặp đường mòn bộ đội mới đi qua, tôi lần theo may mà về được đến đây.

        Khu vực này rừng rậm, lắm dốc, nhiều khe, hai người đi cách nhau vài chục mét là đã không nhận ra nhau, hơn nữa đi trong tình trạng bí mật không dám kêu to. Đơn vị hết sức lo lắng. Cử ở lại 6 người, tối rồi mới có 3 người về được, còn 3 nữa đi đâu, hi sinh, bị thương hay bị bắt. Nếu bị địch bắt, căn cứ này sẽ bị lộ, địch nhất định sẽ dùng B52 rải thảm.

        Khoảng 8 giờ sáng hôm sau, thấy anh Đạm mò về, mặt mũi hốc hác như người mất hồn rồi nói lại:

        - Khi tôi và Nhị lên khỏi hầm chạy mấy chục mét thì Nhị bị thương do một mảnh đạn cối, từ trên trực thăng ném xuống. Mảnh đạn sạt vào đùi rất nặng. Tôi băng bó cho Nhị rồi hai anh em cố dìu nhau ra khỏi vòng nguy hiểm thì dừng lại nhưng không xác định được phương hướng vì địa bàn đã mất. Hai anh em cố dìu nhau đi tìm chỗ dốc cao để may ra nhìn được mặt trời, đi mãi chăng thấy gì cả.

        Gần tối Nhị mệt quá, cái bắp chân bị thương, quấn chặt băng và vận động liên tục nên bị sưng tấy, không thể đi được nữa. Từ sáng, chẳng có tí gì vào bụng, hai anh em móc gạo sấy ra ăn, nuốt chẳng vào vì miệng khát, khô cứng, lưỡi không làm sao cuốn thức ăn xuống cổ họng.

        Hai anh em bàn nhau mắc võng nghỉ tại đây chờ sáng mai tìm đường về đơn vị. Nhị bảo tôi ngồi lại để anh xuống suối tìm nước không thì chết khát mất. Tôi nói: “Cậu cứ ngồi đây chờ mình xuống suối tìm nước sau đó ta sẽ tìm chỗ nghi tạm”

        Khi tìm được nước đưa về tới chỗ Nhị ngồi thì chẳng thấy Nhị đâu cả, tôi tìm mãi vẫn không thấy. Trời tối, tôi đành mắc võng nằm ngủ ngay tại đó. Thật vô lý khẩu súng AK dựa vào gốc cây vẫn còn nằm nguyên, vậy mà Nhị đi đâu. Cả đêm tôi không hề ngủ được, cứ mong trời sáng để tìm Nhị. Sáng ra tôi tìm khắp cũng chẳng thấy đâu, may mà tìm được đường mòn và lần về được đến đây.

        Theo anh Đạm kể, chỗ anh nghỉ đêm qua cách đây không xa, chỉ một tiếng đồng hồ. Đơn vị tổ chức lực lượng đi tìm cả ngày mà chả thấy Đồng và Nhị đâu. Sáng ngày thứ ba, người dân tộc vào báo có một bộ đội bị thương đang nằm gần rẫy của dân không đi được nữa.

        Đơn vị theo hướng dẫn của người dân đến để xem Nhị hay là Đông. Đến nơi thì thấy Đông. Đông bị thương ờ bụng, tự băng bó nên mất liên lạc với Thuật, rồi cắm cổ chạy mà chẳng thấy đơn vị đâu. Chạy mãi, kiệt sức Đông thấy một cái rẫy của dân nên năm ngay cạnh đó.

        Đông bị một viên đạn A RI5 của địch bắn từ máy bay xuống xuyên qua ổ bụng, bị thủng một chỗ mà không chết. Khi đưa anh về trạm phẩu thuật, các bác sỹ đã phẫu thuật thành công, vá và cắt bỏ một số đoạn ruột đã bị hoại tử. Các bác sỹ nói sờ dĩ anh Đông sống được là nhờ bị thương khi trong ruột không có gì.

        Cũng vào chiều thứ ba một người dân tộc vào báo có một bộ đội bị ông cọp ăn hết thịt rồi, còn xương thôi. Đơn vị đoán chắc là Nhị, liền tổ chức người đi theo người dân dẫn đường. Khi đến nơi thấy một bộ xương người còn tươi. Anh em chỉ xác định qua mấy mảnh vải quần áo hổ xé tung tóe dính đầy máu. Đó đúng là Nhị rồi, anh em đùm gói đưa Nhị về chôn cất chu đáo.

        Đơn vị chúng tôi bị địch đánh trúng vị trí trú quân là do đài 15W phát sóng làm việc bị ra đa định hướng của địch bắt được sóng. Địch cho L19 lên xác định đúng mục tiêu để đánh phá.

        Chúng tôi cùng anh em bộ đội địa phương liên tục bám đường 19 tìm cơ hội tốt dẫn đơn vị vượt đường 19 về phía Đông Nam. Hôm trước chúng tôi vượt đơn giản hơn, nay đơn vị quân số đến năm sáu trăm người lại toàn cơ quan Trung đoàn bộ và các Đại đội trực thuộc, nếu gặp địch là rất khó khăn.

        Trung đoàn cho Tiểu đoàn 1 bám địch bảo vệ Đông Nam đường 19 để chúng tôi vượt qua đường an toàn. Cuối tháng 12, đơn vị vượt đường an toàn, hành quân thẳng lên dãy núi cao trú quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2017, 10:10:26 pm »


BÁM ĐƯỜNG 19 ĐÁNH GIAO THÔNG

        Như vậy Trung đoàn chúng tôi suốt hơn 6 tháng hoạt động phân tán trải dài trên một địa bàn rộng. Trung đoàn bộ và các đơn vị trực thuộc hoạt động ờ phía sau, còn hai Tiểu đoàn bộ binh thì hoạt động độc lập sâu vào hậu phương của địch.

        Lương thực, thực phẩm và công tác hậu cần đều do cơ quan Tỉnh đội Gia Lai cung cấp. Do nhiệm vụ và địa hình nên các đơn vị đóng quân xa nhau. Hai Tiểu đoàn bộ binh và Đại đội công binh liên tục bám đường 19 đánh giao thông đoạn Đông - Tây cầu Xà Guồng và Đông đèo

        Mang Giang. Trung đoàn vừa ổn định nơi ăn ở, vừa nghiên cứu trận địa tổ chức ngay một trận đánh cấp Trung đoàn trên đường 19.

        Ngày 27 tháng 12 năm 1967, hai Tiểu đoàn bộ binh tổ chức một trận đánh giao thông trên đường 19. Chỉ sau 10 phút vận động tấn công, ta đã tiêu diệt 69 xe quân sự, trong đó có một số xe M113. Quân ta an toàn. Hai tiểu đoàn được bố trí trên một đoạn khá dài, tổ chức chặn đầu khóa đuôi rất tốt. Cả đoàn xe quân sự, lọt gọn vào giữa trận địa phục kích.

        Đánh xong bộ đội vận động xa hàng cây số rồi địch mới phản ứng. Địch cho hàng chục lần máy bay trực thăng lên để khắc phục hậu quả, chờ thương binh, tử sỹ và cho kéo những chiếc xe bị cháy xuống đường. Anh em cả Trung đoàn ai cũng phấn khởi, nhất là khi nghe Đài phát thanh Giải phóng nhiều lần phát tin trên đài.

        Ngày 27 Tết, Trung đoàn tổ chức 2 đoàn đi nghiên cứu trận địa trên đường 19, Tiểu đoàn 1 nghiên cứu đoạn chân đèo Mang Giang. Còn Tiểu đoàn 2 nghiên cứu trận địa chốt chặn ngay trên đỉnh đèo Mang Giang về phía Nam đường. Vì Trung đoàn trưởng ốm nên Chính ủy Nguyễn Hữu Hưu đi nghiên cứu cùng Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 2, có 4 trinh sát Trung đoàn và 2 truyền đạt là tôi và Quý đi cùng.

        Chiều 28 Tết, chúng tôi tới gần mặt đường thì dừng lại, chờ trời tối mới ra đường 19. Đêm yên lặng, không có xe cộ qua lại, chúng tôi thoải mái đi trên đường. Xác định trận địa chốt chặn, trận địa hỏa lực, trận địa đặt 2 khẩu súng phun lửa tăng cường cho Tiểu đoàn 2, xác định vị trí Sở Chi huy Tiểu đoàn.

        Sở Chỉ huy Tiểu đoàn đặt trên đinh đồi, cây cối rậm rạp, nhưng lại nhìn rất rõ toàn bộ trận địa chốt của đơn vị chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, chúng tôi lùi ra hơn một kilômét, dựa vào một khe cạn tranh thủ nghi, sáng hôm sau đi tiếp. Từ đây ra phía sau toàn rừng rậm nên đi ban ngày được.

        Đêm đó tôi trải ni lông nằm bên cạnh Chính ủy Nguyễn Hữu Hưu chuyện trò thân mật như tình cha con, vì địa vị xã hội và tuổi tác ông vào bậc cha chú. Ông nói:

        - Sáng mai đoàn cán bộ quay về, hai trinh sát, hai truyền đạt ở lại đây chờ bộ đội hành quân đến rồi dẫn các đơn vị vào chiếm lĩnh trận địa.

        Tôi hỏi:

        - Thủ trường ơi! Tết Nguyên Đán ta và địch đều ngừng bắn sao lại đưa bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa?

        Ông trả lời:

        - Ta muốn ngừng bắn nhưng địch nó có ngừng đâu nên ta phải đánh chứ sao. Nếu không có gì thay đổi chỗ này sẽ đặt Sở Chi huy Trung đoàn. Các cậu khi đưa bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa xong quay về đào hầm ở ngay cạnh Sở Chỉ huy Tiểu đoàn 2 để sẵn sàng chạy đi chạy lại, truyền đạt chỉ thị mệnh lệnh của Trung đoàn và đưa các báo cáo của Tiểu đoàn lên chứ đường dây điện thoại thì khi nổ súng chắc là bị đứt không liên lạc được. Tuy Trung đoàn đã tăng cường cho Tiểu đoàn 2, máy 2W nhưng đề phòng trục trặc.

        Sáng ra đoàn cán bộ quay về đơn vị để dẫn bộ đội. Tôi, Quý và hai trinh sát bám địch chờ bộ đội hành quân tới sẽ dẫn vào chiếm lĩnh trận địa.

        Ban ngày chúng tôi đứng trên dốc cao nhìn xuống đường 19, đèo Măng Giang đẹp vô cùng. Con đường uốn khúc quanh co, có đoạn gấp khúc theo đường bình độ của dãy núi có lẽ từ chân đèo đến đỉnh đèo có đến mấy chục kilômét. Xe cộ cứ nối đuôi nhau chạy cả ngày vì giáp Tết nên lượng xe càng đông, chủ yếu là xe quân sự xe GMC, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe khách. Tất cả các loại xe đều cắm cờ ba sọc lên đầu xe giống như đoàn xe đi đưa đám.

        Ở tận dưới chân dốc, có một cụm vừa lính vừa nhân viên bảo dưỡng đường, có hai đến ba chiếc xe M113 và mấy chiếc xe húc, xe ủi. Bộ đội lợi dụng rừng rậm hành quân ban ngày. Khoảng hon bảy giờ tối 30 tháng 12 Tết, Tiểu đoàn 2 đã hành quân tới chỗ chúng tôi. Chúng tôi cùng các đồng chí cán bộ dẫn bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa.

        Bộ đội chiếm lĩnh trận địa xong, bốn chúng tôi về đào hầm nằm ngay cạnh hầm Tiểu đoàn trưởng Bảy, để vừa trực phóng, vừa trực máy điện thoại.

        Bộ đội người thì đào hầm, người thì vào rừng cưa cây làm hầm. Những cây gỗ to như cột nhà, nặng đến 60kg mỗi người một khúc vác vẫn thấy dễ dàng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2017, 10:13:12 pm »


        Trận địa chốt của Tiểu đoàn 2 có hai Đại đội phía trước nằm trên đồi trọc chi có cỏ tranh, còn các đơn vị nằm ở bìa rừng. Hai khẩu súng phun lửa nằm ở bờ dốc phải đề phòng địch cho bộ binh đánh chọc sườn trận địa chốt

        Tiểu đoàn 1 và một số đơn vị trực thuộc như công binh, pháo binh, cối 82, ĐKZ phục kích đánh vận động dưới chân đèo Măng Giang. Dự kiến khi địch đến đỉnh đèo, ta sẽ tấn công làm xe cộ ùn lại, bộ đội sẽ vận động tấn công. Cối 82 và ĐKZ bắn vào các trận địa pháo 105 ly dã chiến của địch ở cầu Xà Guồng. Tất cả nhằm chi viện cho Tiểu đoàn 2 chốt chặn ờ đỉnh đèo Măng Giang

        Đúng giao thừa Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn trưởng Bảy reo lên:

        - Toàn miền Nam tổng tấn công và nổi dậy rồi! Miền Nam sắp giải phóng rồi!

        Từ giao thừa cho tới sáng bộ đội tranh thủ củng cố lại công sự. Chúng tôi liên tục theo dõi Đài phát thanh Giải phóng, ai cũng bồi hồi xúc động, vui sướng vô cùng và ai cũng tin là giải phóng tới nơi rồi.

        Khoảng hơn 7 giờ sáng, một chiêc L19 bay rất thấp lướt nhẹ trên đường 19. Vì chúng tôi ở trên dốc nên cảm giác mình cao hơn chiếc LI9. Sau đó có hai chiếc trực thăng bay thấp sát ngọn cây dọc hai bên đường 19, từ An Khê lên PLâycu để trinh sát phát hiện lực lượng ta. Trận địa chốt tuy ở ngoài trống, nhưng anh em ngụy trang kín đáo nên vẫn giữ được bí mật.

        Khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi lại thấy chiếc LI9 và hai chiếc trực thăng đi trước, trinh sát, hộ tống hơn 100 xe quân sự chạy từ An Khê lên PLâycu. Chúng tôi nhìn rất rõ những chiếc xe GMC chở đủ các loại hàng, chủ yếu là súng đạn, xăng dầu bò lên dốc, chậm chạp uốn lượn theo đường có tới mấy cây số.

        Chiếc M113 dẫn đầu vừa tới trận địa chốt của ta, bị B40 bắn cháy ngay tại chỗ. Sau đó, AK, cối 60, cối 82 bắn xối xả vào đoàn xe làm cho đường ở đinh dốc bị tắc nghẽn, nhiều chiếc nằm ngay giữa đường. Đoàn xe quân sự của địch dừng lại ở phía dưới chân dốc kéo dài hàng mấy cây sổ. Tiểu đoàn 1 vận động tẩn công tiêu diệt hàng chục chiếc.

        Địch biết ta tổ chức chốt ở đèo Măng Giang nên đã gọi máy bay và pháo binh bắn dữ dội vào trận địa chốt của ta. Bộ đội dựa vào công sự kiên quyết bám trụ, không cho địch đến khắc phục hậu quả để thông xe.

        Bị tấn công bất ngờ trên các chiến trường, đặc biệt là các thành phố lớn nên địch phải căng kéo bị động đối phó. Do đó, ở trận địa chốt của ta chủ yếu chúng dùng pháo binh và máy bay đánh phá chứ chưa cỏ bộ binh phối hợp tấn công.

        Đường 19, con đường huyết mạch vận chuyển lương thực, thực phẩm và mọi phương tiện chiến tranh như xăng dầu, sủng đạn, quân trang, quân dụng khác cho Tây Nguyên. Lúc này các trung tâm tinh lỵ PLâycu, Buôn Mê Thuật, Kon Tum đang bị ta tấn công và làm chủ.

        Ta cắt đường 19 coi như cắt cuống họng, cắt nguồn thực phẩm xuống dạ dày của địch, nên chúng phản ứng quyết liệt. Cả ngày mồng một Tết trận địa chốt Tiểu đoàn 2 vẫn kiên cường bám trụ, không hầm nào bị sập, không ai bị thương vong. Tối đến bộ đội củng cố lại hầm hào và được bổ sung thêm đạn dược.

        Sáng ngày mồng 2 Tết, địch phản ứng quyết liệt hơn. Mới khoảng 7 giờ sáng, pháo địch đã cấp tập bắn vào trận địa. Chúng tăng cường xe tăng M41 và M48 bắn thẳng vào trận địa, máy bay liên tục thay nhau bổ nhào cắt bom, trực thăng đổ quân cả phía trước và sườn trái để đánh vào trận địa. Trận địa của ta chỉ hơn một héc ta mà không biết bao nhiêu bom đạn địch đổ vào.

        Lúc bắn pháo, địch tranh thủ cho xe tăng kéo xác các loại xe bị cháy xếp thành một dãy như một bức tường trước mặt trận địa để xe chờ hàng đi phía bên kia. Chúng làm vậy đã hạn chế được súng bộ binh ta. Tiểu đoàn cho cối 60, cối 82 bắn ngay vào giữa đoàn xe làm nhiều chiếc bốc cháy. Vì xe chủ yếu chở xăng dầu và đạn pháo.

        Tôi nghe Tiểu đoàn trưởng Bảy nói, để giảm bớt khó khăn cho Tiểu đoàn ta Trung đoàn đang lệnh cho Tiểu đoàn 1 tổ chức vận động tấn công địch liên tục ở phía sau, vừa tiêu diệt địch vừa làm cho chúng hoang mang, dao động không dám đi lên. Tôi ngồi sát hầm Tiểu đoàn trường suốt 2 ngày, liên tục chịu bom pháo, cây cối xơ xác, cành lá đổ ngổn ngang, chỉ có quả nào trúng hầm thì anh em mình hi sinh, tất cả bám hầm chiến đấu.

        Đường dây điện thoại của Trung đoàn xuống Tiểu đoàn chỉ sử dụng được mấy tiếng đồng hồ sau đó đứt hết, may mà 2W làm việc thông suốt, nên đến tối Tiểu đoàn tổng hợp hai anh em chúng tôi mới phải về Trung đoàn báo cáo một lần.   

        Tối ngày thứ hai, vận tải Trung đoàn mang cơm, nước, đạn dược ra rồi cáng thương binh, tử sỹ về phía sau. Chúng tôi tranh thủ đào đắp thêm công sự, cưa những khúc gỗ to chất thành nhiều lớp trên hầm, nếu địch có bắn pháo trúng cũng sẽ không bị sập.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2017, 10:13:41 pm »


        Sáng ngày thứ ba, tức mồng 3 Tết Mậu Thân - 1968, địch đánh phá ác liệt hơn. Chúng tăng cường lên 2 trận địa pháo 105. Mới tảng sáng, địch đã bắn như vãi đạn vào trận địa. Sau đó, dùng máy bay lên thả bom đào, bom tấn, rồi dùng trực thăng đổ quân cả phía trước, phía phải tấn công vào trận địa ta.

        Địch quyết tâm nhổ bằng được trận địa chốt của ta. Anh em ta kiên quyết bám trụ. Địch không có công sự nên mỗi đợt tấn công lên đều bị đánh bật xuống. Tiểu đoàn trưởng Bảy nói:

        - Ta được tăng cường 2 khẩu súng phun lửa, bố trí ở giữa sườn bên phải gần 3 ngày rồi chẳng có một thằng địch nào lên uổng quá. Chắc chúng đoán hướng này địa hình trống trải, dốc thoải, ta sẽ có lực lượng mạnh nên địch đều tổ chức tấn công ở những nơi ta cho là khó khăn nhất như bên trái và phía sau.

        Những lúc pháo bắn dữ dội vào trận địa ta, có một số xe địch liều mạng vượt qua. Địch quyết hủy diệt chốt để thông xe cứu lấy Tây Nguyên.

        Tiểu đoàn 1 và các đơn vị trực thuộc liên tục tổ chức nhiều trận địa vận động phục kích, tập kích, pháo kích bắn cháy nhiều xe tăng phá hủy nhiều khẩu pháo, gây cho địch nhiều thiệt hại. Tuy vậy chúng, vẫn tập trung lực lượng để nhổ chốt của ta.

        Tối ngày thứ ba, chúng tôi được lệnh rời khỏi chốt hành quân ra phía sau nhận nhiệm vụ gấp. Vào thời điểm này, các đơn vị tấn công vào thị xã PLâycu đã gặp nhiều khó khăn. Địch đã lấy lại tinh thần, phản kích quyết liệt. Quân ta lọt vào thị xã PLâycu lực lượng mỏng. Chi có một Tiểu đoàn bộ đội địa phương và 2 Tiểu đoàn đặc công.

        Trung đoàn bộ binh 24 bị địch phản kích vòng ngoài không vào được. Vì vậy, hai ngày đầu anh em bộ đội địa phương và đặc công đã đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng trong thị xã nhưng không thể giữ được. Trung đoàn 95 hoạt động ở phía đông đèo Măng Giang cách thị xã PLâycu quá xa, phải đi ba bốn ngày mới tới. Nhưng Bộ Tư lệnh B3 quyết định cả Trung đoàn kiện toàn lại tổ chức, xốc lại lực lượng nhanh chóng hành quân về phía tây, tấn công vào thị xã PLâycu theo hướng đường 19 đánh lên để hỗ trợ cho các đơn vị bên trong đang gặp khó khăn.

        Chúng tôi hành quân mấy ngày liền đến khu vực ngã ba đường 14 và đường 19 (đường 14 đi Buôn Mê Thuật), dừng lại chấn chinh đội hình để tối hành quân tấn công vào thị xã PLâycu thì nhận được điện không tổ chức tấn công vào thị xã nữa.

        Mậu Thân 1968, thắng lợi vang dội, gây cho địch nhiều thiệt hại phải bị động đối phó và phải chấp nhận ngồi đàm phán với ta ở Pa ri. Song hậu quả để lại cũng vô cùng to lớn về người và của.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2017, 10:15:34 pm »


TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN VÀ TIẾP TỤC NHỮNG NGÀY THÁNG ÁC LIỆT

        Gần 6 tháng đi công tác xa đại đội, tôi theo các thủ trưởng Trung đoàn liên tục hoạt động độc lập. Chỉ mấy thầy trò đi nghiên cứu địa hình, nghiên cứu trận địa, rồi tổ chức chiến đấu giành nhiều thắng lợi.

        Tôi và Quý về đơn vị, các thủ trưởng ai cũng mừng. Thủ trường Như, Chính trị viên Đại đội gọi tôi và Quý lên gặp. Chúng tôi kể lại những việc làm của mình trong thời gian đi phục vụ thủ trưởng Trung đoàn. Thủ trưởng Như cũng như các đồng chí khác trong Ban Chi huy Đại đội rất vui và nói:

        - Chúng tôi biết tất cà, các thủ trưởng Trung đoàn cũng đã nói hết với chúng tôi rồi. Các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

        Thủ trưởng Như nói tiếp:

        - Cấp ủy họp và đã xét kết nạp Đảng cho hai đồng chí ngay tại trận, ngay ở trên chốt, nhưng do địch đánh phá ác liệt quá chúng tôi không lên được. Chiều nay chi bộ sẽ tổ chức kết nạp Đảng cho hai đồng chí coi như kết nạp tại trận mong các đồng chí thông cảm.

        Ngày vào Đảng của tôi và Quý là ngày 11 tháng 2 năm 1968, chúng tôi mừng lắm vì mình mới về đơn vị được một năm lại liên tục đi công tác xa ấy thế mà cấp ủy, các thủ trưởng luôn quan tâm theo dõi những công việc của mình làm. Ngày ấy vào Đảng sao khó thế. Đại đội 16 chúng tôi từ ngày vào Nam đến giờ đã hơn 2 năm, mới kết nạp được hai đồng chí, nay thêm tôi và Quý nữa là bốn.

        Được vào Đảng là vinh dự, tự hào. Với thời gian dự bị là 9 tháng, phải thừ thách trong điều kiện chiến đấu ác liệt. Nếu mình không phấn đấu tiếp sẽ bị xóa tên. Vì thế, mình phải gương mẫu hơn và đơn vị sẽ còn giao nhiều nhiệm vụ khó khăn hơn.

        Sau Mậu Thân 1968, địa bàn hoạt động của Trung đoàn gặp rất nhiều khó khăn. Địch đổ quân lùng sục khắp nơi, đặc biệt là nó rải quân phục kích đường tiếp tế từ ngoài vào cho Trung đoàn.

        Cả một Trung đoàn bộ binh, gạo, đạn, thuốc men với một khối lượng rất lớn, chi trông cậy vào Tiểu đoàn vận tải của Bộ Tư lệnh B3. Địch liên tục phục kích. Ba đại đội đi vận tải thì chi có một đại đội mang hàng, còn hai đại đội bảo vệ và chiến đấu.

        Trung đoàn phải điều thêm một Tiểu đoàn bộ binh và rút bớt lực lượng trực thuộc đi vận chuyển, nhưng chẳng được mấy chuyến đi trót lọt. Quân số thương vong đi lấy hàng cao hơn nhiều so với chiến đấu. Đồng chí Thắng, Chính trị viên Tiểu đoàn bị hi sinh khi đi lấy hàng.

        Nguồn hàng mì chính, muối và một số thuốc kháng sinh trước đây Ban kinh tài các huyện mua từ vùng địch hậu, nay địch đã khóa chặt và cơ sở của ta cũng bị bắt gần hết. Một chuyến hàng từ hậu cứ vào Trung đoàn chúng tôi nếu đi suôn sẻ phải mất 7 ngày. Do khó khăn về vận tải nên chi ưu tiên vận chuyển súng đạn, thuốc men, còn lương thực thì từ tháng 3 năm 1968 đơn vị ăn toàn sắn và ngô của dân tại chỗ.

        Người ốm đau không ăn được cơm thì mới có tý gạo nấu cháo. Tôi nhớ Trung đoàn trường cần cứ mỗi khi ăn sắn nẩu với ngô là nôn. Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn quyết định để bảo đảm sức khỏe cho thủ trường, Trung đoàn trưởng cần mỗi ngày được ăn một lạng gạo. Ấy thế mà thủ trường chẳng dám ăn, anh em công vụ phải tìm mọi biện pháp cải tiến để thủ trưởng ăn được. Ngô thì rang lên, sắn thì làm bánh và nướng.

        Anh em đi chiến đấu hai ba ngày phải dùng sắn nướng cả vỏ cột gói mang theo chẳng khác nào vác thêm mấy quả đạn B40. sắn nướng ăn ba bốn ngày không bị thiu.

        Muối cũng vô cùng khan hiếm. Mỗi người, mỗi tháng chi được ba lạng muối, anh em phải đào thêm riềng gió dã nhỏ trộn vào để ăn cho đủ. Bữa nào săn được con thú rừng, cán bộ phải đi gom mỗi đồng chí một thìa muối để nấu. Hằng ngày canh nấu chín rồi thì chia ra, người nào người nấy tự bỏ muối vào mà ăn. Vì chúng tôi đi công tác lẻ thường xuyên, nên mồi khi nhận muối về là cán bộ chia ra từng đồng chí tự bảo quản và tự chia ra mà ăn cho đủ tháng. Mì chính thì chỉ dành cho thương binh, bệnh binh ăn cháo.

        Địch liên tục đổ quân lùng sục lên tận các hang đá, đổ nhiều trận địa pháo để bắn phá lung tung.

        Chúng tôi phải thường xuyên di chuyển vị trí. Đại đội quân y được tăng cường, cả Đại đội vận tải đi cùng để khiêng cáng thương binh. Tất cả thương binh, bệnh binh đều nằm trên cáng để sẵn sàng di chuyển khi có địch càn. Chúng tôi thường xuyên theo dõi nắm địch để tránh né các đường hành quân của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2017, 09:41:32 pm »


        Chiến trường vùng này toàn là lính Mỹ nên nó đổ quân ở đâu, đường hướng đi thế nào rất dễ phán đoán.

        Trước khi đổ quân địch cho pháo hoặc máy bay bắn phá cả một vùng để dọn bãi, đường hành quân có máy bay dẫn đường. Địch đi thường theo phương vị trên bản đồ nên nó cứ đi thẳng. Trên đường đi, gặp dốc núi cao, đứng bao nhiêu cũng cứ đi thẳng, không vòng tránh. Gặp suối sâu, không qua được thì chúng gọi máy bay trực thăng đến tăng bo. Gặp các đường cắt ngang của bộ đội ta cũng không lùng sục theo vì sợ mìn và sợ ta phục. Địch đi theo mệnh lệnh và sự chi dẫn của trung tâm do vậy ta rất dễ tránh né. Có những lần chúng tôi đi bám địch chỉ nằm cách nó vài trăm mét, cứ ngồi chờ nó đi đường nào là chạy về báo đơn vị tránh né.

        Các đơn vị cùa Trung đoàn đóng cách nhau rất xa, nhất là 2 Tiểu đoàn bộ binh có khi phải đi 2 đến 3 ngày đường.

        Hệ thống thông tin liên lạc rất khó khăn chủ yếu là chạy bộ và hiệp đồng. Máy 15W của Trung đoàn chủ yếu dùng để báo cáo lên cấp trên và nhận chi thị của trên xuống. Nhưng cứ mỗi lần mở máy ra làm việc là hầu như bị lộ, chỉ một chốc là có pháo hoặc máy bay trinh sát đến, rồi máy bay phản lực ném bom và nhiều lần bị B52 đánh bom.

        Vùng này chi có một dãy núi cao, cái đuôi của đèo Măng Giang xuống còn lại là bằng phăng. Địch có hệ thống ra đa quét ở đèo An Khê nên cứ mở máy ra là nó phát hiện được. Chính vì vậy nên ta chủ yếu dùng máy 2W dành cho lúc nổ súng.

        Trung đoàn giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên tục chủ động tấn công địch bằng nhiều hình thức: Phục kích, tập kích, pháo kích... đánh cả phía trước và phía sau. Mỗi lần địch đổ quân ra càn quét về hậu phương ta thì ta lại tổ chức những trận đánh giao thông trên đường 19.

        Các đơn vị trực thuộc như công binh, trinh sát, thông tin, truyền đạt, thay nhau 5 đến 7 người bám đường 19, đánh mìn, bắn phá đường ống dẫn dầu của địch. Khi ống bị bắn thủng, dầu chảy lênh láng xuống sông làm cá chết trôi trắng sông cả tuần.

        Tháng 6 năm 1968, địch đổ một Đại đội 5 khẩu pháo 105 ly xuống để bắn chi viện cho một Tiểu đoàn lính Mỹ đi càn. Nó vừa đổ xong, lập tức Trung đoàn cho 2 khẩu cối 82 tập kích, cả 5 khẩu pháo đều bị hỏng nặng, lính bị thương vong nhiều, địch phải cho máy bay lên cẩu pháo về.

        Khu vực chúng tôi hoạt động rộng lắm, có nhiều chỗ pháo binh của địch ở các căn cứ không thể bắn tới nên mỗi lần đi càn quét địch đều đổ pháo 105 ly xuống để hỗ trợ.

        Những tháng đầu mùa mưa là khó khăn nhất về đạn dược. Lúc nào Trung đoàn cũng hô hào đánh tiết kiệm, thiếu nhất là đạn hỏa lực B40-B41, ĐKZ và cối 82. Đơn vị đánh giao thông mà đạn B40, B41 chỉ để dành bắn xe tăng, còn xe chở dầu, chờ đạn thì bắn AK và lựu đạn, thủ pháo.

        Cuối mùa mưa năm 1968, máy bay địch rải chất độc hóa học dọc hai bên đường 19 làm cho cỏ cây chết hết. Sau đó cho mảy máy bay phun xăng rồi đốt cháy hết tạo nên một dải trống rỗng khoảng 300 đến 400 mét. Việc đánh giao thông của ta gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây bộ đội nằm cách mép đường có mười đến mười lăm mét nay phải nằm cách xa 300 đến 400 mét.

        Tổ chức một trận đánh hết sức công phu, phải hiệp đồng nhiều bộ phận, nhiều loại hỏa lực, nhiều đơn vị với nhau. Trung đoàn tổ chức đặt một đài quan sát trên núi cao theo dõi lưu lượng xe đi trên đường, cự ly, khoảng cách, tốc độ và cách tổ chức bảo vệ của nó. Chúng tôi có 4 trinh sát và 4 lính truyền đạt đặt đài quan sát này.

        Cứ hai ngày chúng tôi về báo cáo với Trung đoàn một lần vì không có máy 2W. Hằng ngày chúng tôi theo dõi, thấy địch hoạt động như sau:

        Sáng ra, các tổ công binh đi kiểm tra, dò mìn trên đường và cả hai bên đường. Tiếp đó, LI9 bay thật thấp dọc đường quan sát rồi đến 2 chiếc trực thăng HU1A bay thấp 2 bên đường từ An Khê đến PLâycu rồi quay lại. Sau đó, lính bảo vệ đường rải ra chốt những điểm xung yếu mà ta hay tấn công. Mỗi điểm một tiểu đội lính và một chiếc xe M113. Khoảng gần 8 giờ sáng, máy bay đi trước dẫn đường, cho các đoàn xe vận tải đi sau.

        Nắm được quy luật hoạt động của địch như vậy, Trung đoàn cho Đại đội công binh dùng một Tiểu đội bẩn tỉa, bắn lính địch đi dò mìn. Súng bắn tia ở cự ly 500 đến 600 mét thì bắn phát nào trúng phát đó. Cứ mỗi sáng diệt vài tên, làm cho lính công binh của địch phát khiếp không dám đi dò mìn nữa.

        Sau nhiều lần đánh cấp đại đội và tiểu đoàn, Trung đoàn quyết định tổ chức một trận đánh cấp Trung đoàn, lực lượng chủ yếu vẫn là 2 Tiểu đoàn bộ binh. Nhưng trận đánh này huy động toàn bộ các Đại đội trực thuộc tham gia.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM