Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:29:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiểu đoàn trừng giới  (Đọc 32519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2018, 07:39:02 pm »


*

*       *

                Chiếc tàu hỏa quân y chở Deutscbmann về Bá-Linh đi băng qua xứ Ba-Lan. Trên đường đi anh nghe thấy những thương binh khác nhắc tên các ga và tiếng những người nữ y tá Hồng Thập Tự đứng bên ngoài cửa tàu tặng cà phê, nước trà bánh trái.

        Những thương binh khác hỏi anh :

        — Cậu có khát không ? Cậu có muốn uống trà không  ? Anh gật đầu không nói. Anh suy nghĩ : “Mình đã mù, mình đã mất một chân... sống để làm gì” ?

        Một người hỏi :

        — Ngày mai bọn mình sẽ tới Bá-Linh. Cậu có thích khỏng ?

        Tại sao anh lại thích được ? Tuy nhiên anh cũng phác một cử chỉ tán đồng.

        Mình sẽ làm gì khi ở nhà thương ra ? Người ta sẽ cho minh một số lương hưu bổng chết đói. Người ta sẽ đẩy mình trên chiếc xe lăn trong khi mình chẳng thấy ngày mà cũng chẳng thấy đêm... Nếu Julia còn sống, mình còn có thể đọc cho nàng biết, còn có thể suy nghĩ, vẫn còn làm việc được !

        Nhưng, không ! Làm sao mình có thể buộc nàng phải sống cạnh một kẻ tàn tật như mình. Mà nghĩ đến chuyện đó làm gì ? Nàng chết rồi. Tania cũng chết rồi. Schwanecke thì theo như thực tế, chắc cũng đã chết, cả Trung úy Obermeier, Bartlitz, Wiedeck nữa... Tại sao mình còn sống sót làm gì ?

        Bá-Linh,

        Bây giờ anh nằm trong bệnh viện. Đã bao lâu rồi ? Các nữ y tá nói rằng đã 4 tuần. Nhưng chắc hẳn phải lâu hơn nhiều... 4 năm... 40 năm... Thời gian như một nguồn nước chảy vô tận mà anh đang sống trong đó, gần như nắm được trên đầu ngón tay. Và anh vẫn cứ ở mãi mãi trong đó, giữa nguồn nước chảy hững hờ làm anh muốn phát điên.

        Hôm nay là thứ năm, theo lời cô y tá. Và còn gì nữa? Cái đó để làm gỉ nhỉ ? Thứ năm, thứ sáu, thứ bảy... ngày nào thì cũng như ngày nào ! Anh nghe đồng hồ điểm 4 giờ chiều. Chung quanh anh là ban ngày nhưng anh chỉ nhìn thấy đêm đen. Với anh, ba giờ chiều hay ba giờ đêm thì cũng vậy. Anh sống trong bóng tối với những suy tư, những kỷ niệm... A, nếu chỉ cần làm sao cho tư tưởng, kỷ niệm đó tan biến được ! Anh nghe tiếng cửa khẽ mở lách cách. Ai vào giờ này ? Cô nữ y tá Erna, bác sĩ Bolz... hay là ông bạn cũ, bác sĩ Wissek, người đã tới thăm anh ngay sau hôm anh về tới bệnh viện ?

        Anh lắng tai nghe. Không có tiếng chân bước, không có tiếng đồ vật hay ly tách kêu mỗi khi cô y tá vào, cũng không có lời nói thường lệ của bà giám thị khi tới thăm : "Chào ! bệnh nhân của chúng ta ra sao ? Dà này tên là Hyaziutba, tên gì mà kỳ cục" !

        Anh hởi :

        — Ai đó ? Có ai đó không ?

        Bác sĩ Wissek, bác sĩ Kukill và... Julia đang đứng ngoài cửa.

        Gần như sửng sờ, kinh ngạc, họ nhìn hình thù nằm dài trên giường, đầu quấn băng lớn, đôi môi xám ngoét trên chiếc cằm nhọn, đôi bàn tay da trắng bệnh như da người chết, ngón tay đang sờ lần trên chiếc mền.

        Bác sĩ Kukill cúi đầu. Ông suy nghĩ :" Một người mù... một người tàn tật... một phế nhân mù lòa... Tội nghiệp. Nhưng bà ta đã gặp được chồng, còn trong tình trạng nào thì đối với bà ta không đáng kể ! Ồng quay đi ra, chậm rãi, kéo lê từng bước, lưng gù xuống.

        Ông chẳng còn gì để tìm kiếm ở nơi này. Tất hy vọng của ông đã tan biến vĩnh viễn. Ông đã thấy ánh mắt của Julia nhìn người nằm trên giường và đã cảm thấy hết sức rõ ràng rằng mình là một người thừa,

        Deutschmann lập lại : "Ai đó" ? Lầu nầy, giọng anh run run lo ngại.

        — Em đây... em đây... (Julia vừa nói vừa bám vào khung cửa)... Em... Julia đây, anh Einst.

        Đến lượt Bác sĩ Wissek cũng đi ra. Ông khép cửa thật khẽ và đứng sau cửa lắng nghe cho tới khi ông thấy tiếng bước chân chạy nhanh về phía giường. Ông mỉm cười.

        Cuộc đời hai người đó rồi sẽ ra sao ? Cuộc thử thách có quá sức của họ không ? Liệu họ có đủ sức bền bỉ để chịu đựng và chiến thắng được những cảnh ghê gớm khủng khiếp của hiện tại, từng giờ, từng phút ? Và cả những nỗi khủng khiếp của dĩ vãng ?... Tương lai đòi hỏi họ phải có những hy sinh vĩ đại, nhất là riêng phần Julia ! Vậy mà...

        Họ vẫn sống. Cuộc sống phải chăng là điều quan trọng nhất trên trái đất này ? Tình yêu liệu có thể vượt được mọi trở ngại không ? Kể cả những trở ngại có vẻ như không bao giờ vượt nổi ?

        Có thể có với điều kiện tình yêu đó phải đủ mức cao cả, nồng nhiệt để sẵn sàng cho đi hết, cho đi hoài mà khi nhận lại dù là nhỏ nhặt hết sức cũng coi như nhận được một ân huệ. Với điều kiện đó, tình yêu có thể vượt được hết.

        Và Bác sĩ Wissek, trước khi đi ra, đã nhìn thấy đôi mắt Julia rực rỡ một tình yêu như vậy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2018, 07:40:13 pm »

   
*

*      *

        Vào một buổi sáng mùa đông ảm đạm, Đại úy Barth đến bệnh Orcha và lại gần giường của Thượng sĩ Krull. Trên tay, ông cầm một chiếc hộp giấy cứng nhỏ đựng Chiến Công Bội Tinh đệ nhất và đệ nhị hạng cùng một bằng tuyên dương mới gửi tới Tiểu Đoàn còn đế trắng nhưng đêm qua đã được điền tên viên Thượng sĩ nhất. Một Thiếu úy vừa mới ra trường, người phụ tá mới của Đại úy Barth, rụt rè đứng sau Tiểu Đoàn Trưởng, nhìn Thượng-sĩ Krull với vẻ thán phục. Thượng sĩ hôm nay mặc chiếc áo ngoài bảnh nhất và ngồi ngay ngắn trên giường.

        Nhiều khuôn mặt xanh xao, yếu đuối, nghiêm trang hay tươi cười từ các giường khác theo dõi diễn tiến.

        Đại-úy nói bằng giọng hình như pha chút tránh móc :

        — Ông là người sống sót cuối cùng của Đại đội 2

        Nhưng Thượng sĩ Krull không lưu ý. Đôi mắt ông như dán chặt vào chiếc hộp giấy. Ông nhìn tất cả như qua một màng mây hồng và từ đó tiếng nói của Đại-úy Barth vẳng tới rất xa xôi.

        Chiến Công Bội-Tinh !

        Đại-úy nói tiếp :

        — Chiến Công Bội-Tinh đệ nhất hạng ân thưởng cho Đại-Đội 2 trong cuộc tham chiến cuối cùng và tôi trao lại cho ông.

        Thượng sĩ cho tôi rõ, làm sao ông có thể làm nổi được ?

        Thượng sĩ Krull lắp bắp :

        — Cái chi ?... Cái chi, thưa Đại-úy ?

        — À phải, tôi muốn hỏi làm thế nào mà ông có thể trở về được .

        Từ cuối phòng có tiếng hỏi:

        — Nhưng ông ấy có đi không đã chứ ?

        Một vài thương binh cười khủc khích.

        Thượng sĩ Krull đáp :

        — Thưa Đại úy, tôi gặp may. Tôi... (ông ta cố tìm một chữ thích hợp)... tôi chỉ làm bổn phận và tôi đã trở về sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Thưa Đại Úy, thực không dễ dàng gì, bọn Nga đẵ phải...

        Đại Úy Barth ngắt lởi ông bằng một cử chỉ nóng nảy. Thượng sĩ Krull làm ông chán ngán, ông nhìn chiếc huy chương rồi lại nhìn chiếc áo ngoài của viên Thượng sĩ chỉ mang duy nhất có một huy hiệu huần luyện viên thể dục. Rồi ông nói :

        — Vậy tôi trao cho ông Chiến Công Bội Tinh đệ nhất và đệ nhị hạng... (ông cầm chiếc huy chương gài lên áo Thượng sĩ)... để tưởng thưởng về hành động dũng cảm trước quân thù và cũng vì ông là người sống sót duy nhất của đại đội 2...

        Vẫn cúi xuống Krull, ông nói thong thả với vẻ châm biếm rõ rệt :

        — Thế là ông thành một vị anh hùng !

        Rồi ông ngửng phắt dậy, không lưu ý đến đám thương binh yên lặng nhìn ông, ông nói với viên Thiếu-úy đang ngạc nhiên vì cảnh vừa qua:

        — Anh cố liên lạc với căn cứ tiếp vận ở Posen. Yêu cầu họ gửi binh sĩ cho mình thành lập Đại- đội 2. Cái đó không thiếu được...

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM