Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:30:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiểu đoàn trừng giới  (Đọc 32497 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 05 Tháng Chín, 2017, 08:40:06 pm »

      
        - Tên sách: Tiểu đoàn trừng giới

        - Tác giả: Heinz - Gunther Konsalik; Tám Vũ dịch

        - Nhà xuất bản Thùy Dương

        - Năm xuất bản :1973

        - Số hóa: Giangtvx


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2017, 09:15:07 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2017, 10:16:30 pm »


        Sáng hôm đó, JULIA DEUTGHMANN trang điểm thực cẩn thận trong niềm tin tưởng rằng một người đàn ông rất dễ chấp thuận sự giúp đỡ nếu người khẩn cầu là một phụ nữ xinh đẹp. Nàng cũng chẳng phải cố gắng nhiều lắm vì nàng đã đẹp sẵn dù cặp mắt có bị quầng đen vì thức đêm và đôi môi hơi nhợt nhạt. Một chút son, một chút phấn, vài nhát bàn chải trên mái lóc đen, cuộn thành lọn, buông lơi. Nàng mặc bộ quần áo thật giản dị, rất vừa vặn và chợt nhớ ra là ERNSI đã chọn vải này. Một thoáng mơ mộng về kỷ niệm, nàng xỏ chân vào đôi giày gót cao, màu sắc cân xứng, liếc mắt kiểm điểm lần chốt trong gương rồi đi ra.

        Tới cồng tòa nhà đồ sộ, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội Quốc Xã Đức (Wehrmachl) nàng đưa tờ giấy cho anh lính gác. Anh ta đọc thật lâu và thật cẩn thận mặc dầu tờ giấy rất ngắn : vỏn vẹn có 3 giòng mời nàng tới trình diện Tướng Von Frankenstein.

        Trong căn phòng phía trước, một Thiếu-úy trẻ đập gót chân chào nàng và nhanh nhẩu xin dẫn nàng lên lầu hai. Anh ta ngừng ở đầu hành lang trước một chiếc cửa lớn bằng gỗ sồi, chiếc cửa có vẻ như mở sang một thế giới khác, thế giới mà số phận Ernst sẽ được định đoạt, một thế giới xa lạ thù nghịch,và bí ẩn. Một tấm bảng bên cạnh cửa ghi : Bođo V. Frankenstein.

        Viên Thiếu-úy nói .

        - Đại-Tướng chắc sẽ tiếp bà ngay. Tôi sé xin báo cho bà biết. Thưa bà, bà vui lòng đưa cho tôi tờ giấy mời.

        Julia đưa cho anh ta. Một lát sau, anh trở lại, rõ ràng là có vẻ cứng cỏi hơn, dè dặt hơn.

        - Chờ một phút. Người ta sẽ gọi tên bà.

        Chẳng còn "Thưa bà", chẳng còn chào hỏi. Anh ta bỏ đi thật nhanh. Đôi bốt nện ròn trên hành lang. Julia tự nghĩ với nỗi chua chát: "Vậy đó, chỉ riêng cái tên Deutschmann cũug đủ làm hắn ta thay đổi lạnh lùng như băng đá !"

        Nàng ngồi trên chiếc ghế gỗ tồi tàn ở hành lang. Nửa giờ sau chiếc cửa nặng nề mới mở. Đầu người Thư ký trẻ hiện ra ;

        -"Bà Deutschmaan ?"

        -"Dạ tôi đây".

        -"Đại-Tướng mời bà vào".

        Tướng VON FRANKENSTEIN tiến lên ba bước trước mặt nàng khi nàng bước vào phòng thứ hai, rồi ông đột nhiên đứng sững lại như một thứ đồ chơi bằng máy mà bị đứt lò so. Ông ta khẽ nghiêng mình :

        -"Thưa có phải bà DEU SCHMANN ?"

        -"Dạ đúng, Thưa Đại-Tướng".

        -"Bà có nộp một lá đơn xin ân xá cho chồng bà ?

        -"Dạ đúng như vậy."

        -"Tại sa0" ?

        JULIA nghĩ rằng, tiếng nói của ông này cũng răng rắc như đôi bốt của anh Thiếu úy. Nàng ấp úng :

        -"Vì.... vì nhà tôi bị bắt lầm và bị tuyên xử phục vụ trong một Tiểu-đoàn Trừng Giới.... Tôi không biết bây giờ nhà tôi ở đâu",

        -"Chẳng có truyện sai lầm nào cả."

        -"Nhưng...."

        Viên Tướng nghiêng mình một lần nữa và nói :

        -"Xin lỗi ngắt lời bà".

        Hiển nhiên, đây là một Sĩ-quan thuộc lớp cũ mà chỉ gầu đây người ta dạy cho Sĩ-quan trong mọi trường hợp phải tỏ ra lịch sự với các bà. Julia rõ ràng là một bà hẳn hoi, dù là một bà có chồng mang tên Bác-sĩ Ernst Deutschmann. Điều đó ai chẳng thấy ngay. Nhưng rồi ông Tưởng cũng mỉm cười và tiếp :

        -"Thưa bà, chính bà cũng là một bác sĩ và tôi khỏi cần phải giải-thích để bà rõ. Không có truyện sai lầm. Đó không phải là ý kiến riêng của tôi khi tôi nói như vậy, mà là kết quả của một điều tra do các nhà chuyên môn nổi tiếng thực biện. Chúng tôi không hành động nông nỗi bao giờ. Quân đội Đức không có tính cách như vậv. Trường hợp của chồng bà đã được xem xét một cách khoa học và kết thúc minh bạch : tự hủy hoại thân thể bằng cách chích vi khuẫn Sta... Sta............"

        -"Staphylocoques"

        -"Đúng thế".

        Giọng nói thực dõng dạc. Viên Tướng trở lại chiếc bàn giấy uy nghi. Một vệt nắng chiếu qua bức màn làm sáng rực những nẹp đỏ trên quần ông. Tới đằng sau chiếc bàn ông ngừng lại tay nắm để trước mặt, đầu hơi cúi. Ảnh mắt Julia từ từ ngước nhìn lần lượt đôi bàn tay nổi gân của ông ta dọc theo chiếc áo màu xám, nhấp nhánh, ngưng lại một chút trên chiếc Bội tinh anh dũng hạng nhất của thế chiến I, màu đỏ với nhành lá sồi vàng. Ánh mắt của JULIA tiếp tục nhìn sang chiếc huy chương khác, rồi đến chiếc cà-vạt Phần-Lan, chiếc cổ xếp nếp, bộ mặt xương xương, lạnh lùng, cho tới cặp mắt xanh lợt, mi đỏ duới chiếc trán nhăn và bộ tóc cắt ngắn dựng dứng. JULIA nhìn thẳng vào cặp mắt:

        -"Chính vì tôi là một bác sĩ và tôi đã giúp đỡ công việc cho nhà tôi nên tôi mới càng chắc chắn về sự lầm lộn của Đại-Tướng. Chưa có ai đã dám làm như nhà tôi. Để có thể cứu giúp cho nhiều người khác, nhà tôi đã thực hiện một cuộc thí nghiệm ngay trên thân thể mình. Đó sự thật là thế. Nhưng người ta đã bắt giữ anh ấy như một tội nhân và xử phạt. Vì vậy tôi đã nộp đơn xin ân xá cho nhà tôi, "
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2017, 09:16:12 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2017, 11:55:34 am »


        Vị Tưởng trả lời với vẻ bồn chồn :

        - "Sự việc còn có thể trở nên tai hại hơn cho ông ấy. Thưa bà, bà nghe tôi đây : Chồng bà là một nhà Bác học nổi tiếng. Vì vậy, đầu tiên chứng tôi đã miễn nghĩa vụ quân sự cho ông ấy. Nhưng có thể chúng tôi phải gọi ông ấy. Thế là ông ấy tự chích cho mình cái... cái bệnh đó. Như vậy là một hành động hủy hoại, khỏi cần bàn cãi gì nữa. Và ông ấy bị xử phạt phải phục vụ tại Tiểu đoàn Trừng Giới, một đơn vị của quân đội Đức cũng như những đơn vị khác.

        Cho tới khi nào mà ông ấy chứng tỏ được lòng dũng cảm, ông ấy sẽ được thuyên chuyền. Như vậy người ta có thể chắc chắn ông ấy sẽ thoát khỏi nơi đó tới chỗ tốt đẹp hơn." •

        Julia hỏi lại, biết rằng những lời nói của minh với con người này sẽ nẩy ngược lại như những viên đạn gặp bức tường :

        - "Tôi nghe nói... nghe nói rằng Tiểu đoàn Trừng Giới 999... "

        - " Bà nghe nói như thế nào ? "

        - " Những người ở Tiểu đoàn này bị ngược đãi hết sức, coi như những tội nhân... "

        Vị tướng giơ tay một cách oai vệ và nói bằng giọng lạnh lùng :

        - " ông ấy là một quân nhân. Bà đừng có nghe những lời đồn như vậy. Trong quân đội người ta phải chiến đấu. Hàng triệu người khác từng chiến đấu từ nhiều năm nay. Đó, tôi chỉ có thể nói với bà tất cả như vậy ".

        Julia nói yếu ớt :

        - " Dạ..."

        - "Bà thấy không, việc bà tới đây thực hoàn toàn vô ích. Tiểu đoàn 999 cũng là một đơn vị như những đơn vị khác. Tôi xin nhắc lại điều đó. Ông bà phục vụ ở đó hoặc ở nơi nào khác..."

        - " Dạ ".

        - " Vậy thì chẳng có gì cần phải nói nữa ".

        Vị Tướng gập hồ sơ lại, ngước mắt lên và lại mỉm cười.

        Julia đã ra qua khỏi chiếc cửa lớn bằng gỗ sồi,

        Julia đứng tựa vào chiếc cửa sổ bên cạnh. Nàng nghĩ : "Anh ấy phục vụ ở Tiểu đoàn 999 hay nơi nào khác.. Anh ấy là quân nhân như hàng triệu người khác. Anh ấy phải chứng tỏ được lòng dũng cảm, rồi thì... Ernst ! Ernst yêu dấu..."

        Tất cả diễn lại trong đầu óc nàng : những tuần lễ phấn đấu tuyệt vọng và vô ích dài lê thê, những đêm thức trắng, rồi hồ sơ, phán quyết, rồi toan tính xin tái thẩm, cuộc tranh đấu dài với những người đã kết tội anh ấy, người nào cũng ngoan cố như viên Tướng vừa rồi, những nỗi lo ngại hoảng hốt, sự từ chối ít hay nhiều phũ phàng và tới hôm nay là sự tiêu tan của mối hy vọng chót ! Nàng cảm thấy như bị cuốn trôi trong cơn tuyết đổ. Mắt trừng trừng nhìn vào quãng không, nàng không hiểu gì nữa, tâm thức nhạt nhòa dần dần   

        Viên Thiếu-úy,trẻ tuổi với đối bốt kêu lách cách huýt sáo tiến lên thang lầu. Bước tới bậc chót, anh thốt nhiên ngừng lại, ngừng huýt sáo, môi mấp máy, kinh hãi nhìn hình thù nằm sóng sượt trước cửa phòng vị Tướng. Thế rồi, anh ta chạy, mới đầu còn ngập ngừng sau phóng thẳng.

        Julia nằm yên, bất động. Những mẫu khăn mùi soa rách còn lắt lay trên cặp mỏi hé mở.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2017, 09:17:00 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2017, 09:17:16 pm »


*

*       *

        Trại Fridrichlust, căn cứ chính của Tiểu đoàn 999 ở ngay đầu tỉnh Posen, trên đường đi Kostzyn. Không biết ai đã đặt tên đó cho những căn trại bằng đá, đồ sộ, buồn nẫu này. Một cái tên nhắc nhớ đến những khu rừng trong sáng, những tiếng kèn săn, những tiếng sủa của bầy chó săn và những kỵ sĩ lãng mạn. Tên đó được ghi trên một tấm bảng đã hư mòn vì thời tiết, đặt cạnh điểm gác và chiếc rào cản di động ngăn cách quân trại với thế giới bên ngoài.

        Đang mùa thu. Mưa bụi bay dưới nền trời xám nặng.

        Cùng lúc này khi mà ở Bá-Linh, cách xa bao nhiêu cây số, viên Thiếu-úy đang cúi xuống hình thù bất động của Julia, thì ở đây, Thượng Sĩ Nhất Kruil, thuộc đại-đội 2, Tiểu đoàn 999, đứng ngay trước cổng ra vào, chờ đợi những tên lính mới tới để dành cho họ một sự đãi ngộ mà ông gọi là "cuộc tiếp đón xứng đáng".

        Trước hết, ông đáp lại những người quân cảnh bằng một cái chào hờ hững như muốn bảo họ:"Các anh đừng ngại gì cả. Kế từ giờ, tôi sẽ liệu cho bọn nó, những thằng cha này sẽ được đối xử xứng đáng với chúng".

        Bốn người được lệnh xếp hàng theo thứ tự lớn nhỏ cạnh đội lính gác. Ông Thượng-Sĩ lông mày nhíu lại dưới chiếc mũ kết hơi lật về phía sau, khoan thai ngắm nghía họ từ trái sang phải, từ người lớn nhất đến người nhỏ nhất, từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên. Ông ta có vẻ bực bội, bộ mặt tròn, núng nính, lộ vẻ khỉnh thị. Ỏng gục gặc đầu như đã tìm thấy một sự khẳng định nào đó, ông quay sang hỏi người cao lớn nhất ở bên trái ;

        - "Tên ?"

        - "Gottfried Von Bartlitz"

        Người vừa trả lời có mái tóc hoa râm, cặp mắt lõm hẳn trong lòng mắt, hai nếp nhăn hẳn sâu hai bên cánh mũi bao quanh chiếc miệng nhỏ với cặp môi lợt lạt. Nước mưa chảy xổi xả trên mặt anh ta. Chiếc áo khoác ngắn thành quá rộng so với anh, đã ướt sũng nước mưa,

        Thượng sĩ Krull cất tiếng :

        - "Chà ! Họ Von ! Tưởng lãnh hả ?"

        - " Dạ Binh sĩ ".

        - "Còn tao, tao cũng là binh sĩ, hả ? "

        - " Không. Ông là Thượng-sĩ nhất "

        - "Rất đúng. Tao là Thượng-sĩ nhất. Và tao vừa trở thành má mày đó ! Nào, bây giờ mày là ai ? Tên mày là gì ?"

        ÔngThượng-sĩ rống lên, tay chống nạnh.

        Người vừa bị la, trả lời mặt tỉnh khô ;

        - "Binh nhì Gottfried Von Barllitz, trình diện Thượng sĩ "

        Krull ra lệnh như muốn khạc ra tiếng nói;

        - "Nằm xuống !"   

        Ông ta im lặng đi vòng quanh anh lính, lấy chân đầy anh ta vào vũng nước, ngắm một lúc rồi trở lại đứng thẳng trước mặt mấy người khác. Ông hỏi người thứ hai ;

        - "Còn mày ?"

        - "Binh nhì Ernst Deutschmann, trình diện Thượng-sĩ,"

        - "Nghề nghiệp ?"

        Deutschmann ngập ngừng

        - "Y-SĨ, thưa Thượng-sĩ."

        - "Bác-sĩ hả ?"

        - "Dạ đúng, thưa Thượng-sĩ."

        Thượng-sĩ Krull ngắm nghía con người gầy ốm trán rất cao, mặt vàng vọt xanh xao, cặp mắt đầy lo sợ. Ông ta nhún vai, nhổ bãi nước bọt sang bên cạnh và lại thét :

        - "Bác-sĩ với chẳng Bác-sĩ, mày là thằng lính, Nghề nghiệp của mày đó ! Nằm xuống!"

        Binh nhì Ernst Deutschmann, Y-khoa bác sĩ, nhà sinh hóa học, giáo sư diễn giảng tại Đại- học Bá-Linh, nhà bác-học nổi tiếng, tác-giả nhiều bài khảo luận được chú ý trong tập san y-học, theo lệnh nằm xuống và khép hai gót chân lại.

        Viên Thượng sĩ gật gù nói thêm : "Ông binh nhì bác sĩ !" rồi quay hỏi người thứ ba.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2017, 04:51:33 am »

         
        - "Binh nhì Erich Wieđeck, trình diện Thượng sĩ".

        Viên Thượng sĩ vẫn tiếp tục la hét, nhưng Deutschmann không hiểu ông ta nói gì. Anh nằm yên, mặt gục trên cánh tay, mưa xối xả trên gáy anh, gõ nhịp trên lưng anh. Anh đang nóng lạnh. Ngay trước mắt anh một con kiến lạc lõng đang trèo lên viên đá cuội ẩm ướt. Anh nghĩ : "Phải còn lâu mình mới khỏi hẳn được", rồi anh nghe thấy tiếng người thứ ba đến nằm bên cạnh.

        Thượng sĩ Krull đang đứng trưởc người thưa tư. Anh này người tầm thước nhưng cũng vạm vỡ như ông Thượng sĩ. Tuy nhiên, Thượng sĩ thì béo mỡ, còn anh ta thì bắp thịt dầy và nồi phồng, tràn trề sinh lực trong mỗi cử động dưới chiếc áo khoác ngắn chật chội. Chiếc ngực nở nang căng phòng trên chiếc bụng dẹp. Trông anh ta như một khối đá được đẽo gọt thô sơ và khuôn mặt giống như chiếc mặt nạ bằng đất sét vừa được nắn sơ qua : chiếc trán thấp dưới mái tóc đen cắt ngắn, cái mui tẹt và chiếc cằm bạnh của những tay anh chị quen giết chóc. Hắn mỉm cười bẵng cặp môi, riêng đôi mắt hình như vẫn u tối, không hòn, giống như hai hòn bi ve.

        Viên Thượng sĩ nói ;

        - "Được lắm... Mày có bộ mặt cô hồn đó".

        - "Thế mà, tôi đã đoạt giải thi sắc đẹp... chỉ thua có Thượng-sĩ. Tên tôi là Karl Schwaneeke. Còn ông, ông là thứ Thượng sĩ đồ bỏ, thôi bây giờ tôi đi nằm."

        Hắn phát một cử chỉ như muốn đến nằm cạnh mấy người kia, nhưng Krull sững sờ, chết điếng, bảo hắn đứng thẳng. Karl Schwaneeke nghe theo, đứng ngay ngắn, mỉm cười nhìn viên Thượng sĩ trong khi ông ta không nói không rằng một lúc lâu.

        Có trời biết ông ta đang nghĩ gì. Có lẽ ông chẳng nghĩ gì, vì đầu óc ông như bị tê liệt. Suốt cả đời, chưa bao giờ ông ta nghe thấy những lời như vậy, Tuy rằng chẳng thiếu những tên "lì" trong cái Tiểu đoàn khốn kiếp này, gồm cả những người thuộc thành phần trí thức ưu tú lẫn những tội nhân thường phạm mà người ta muốn trừ khử đi bằng cách đưa đến đây, nhưng chưa hề ai dám nói với ông, Thượng sĩ nhất Krult, một cách như thế. Ông ta chưa biết phải làm thế nào. Thế là ông văng tục. Đó là giải pháp tốt nhất và chỉ cần văng tục một hồi là sẽ nảy ra ý kiến hay. Mục lục về các câu chửi thề của ông rất phong phủ. Trong cuộc đời binh nghiệp, ông đã được nghe rất nhiều câu chửi và ông lại có trí nhớ xuất sắc. Vả lại, với vấn đề này ông có một thứ tưởng tượng sáng tạo và một giọng nói chát chúa lắm tăng thêm mãnh lực cho những câu chửi thề mà ông tìm ra. Đức tính đó kèm theo với sự tận tụy, sự khắc nghiệt khó lay chuyển của ông làm cho ông nổi tiếng, và nhờ đó ông như bắt rễ vào Tiểu đoàn trừng- giới này. Một người như ông, hơn ai hết, phải thành công đối với những phần tử kẻ thù của dân tộc và những bọn ác ôn côn đồ đủ loại như vậy. Ông đã đáp ứng một cách thiết thực tất cả những hy vọng đặt ở nơi ông.

        Tuy nhiên, trong lúc này, trí tưởng tượng của ông lại bị kẹt mà ông thì chẳng mấy khi tập điều hành khối óc. Chiến cuộc đã đến lúc toàn diện mới phải để cho những loại người như Schwanecke mặc quân phục. Trước kia, người ta nhốt bọn này vào ngục tối hay đem thủ tiêu đi tùy theo trường hợp. Thượng sĩ Krull tuy rằng không thiếu kinh nghiệm vẫn cảm thấy vô phương và ông ta đành che đậy bằng những tiếng la hét vô nghĩa, miệng mở lớn, mặt đỏ gay, mắt nhắm lưng chừng. Tiếng nói chát chúa vang dậy khắp chiếc sân rộng làm im lặng cả một dẫy nhà xám của doanh trại. Duy chỉ có Karl Schwanecke vẫn giữ nụ cười. Cuối cùng rồi Thượng sĩ Krull cũng ngưng và lẫn với tiếng nước xối của ống máng, có tiếng hát của đoàn quân di hành.

        Đây là dịp thoát nạn cho Krull. Với khả năng đặc biệt của những người lính già biết thích ứng với mọi trường hợp, ông ta ngưng hẳn những tràng tiếng văng tục, chửi thề, nhìn đồng hồ tay so với đồng hồ ngoài điểm canh, hất đầu về phía Scliwanecke vẫn đang mỉm cười, cho phép anh ta nằm xuống và ông lại gần chỗ hàng rào.

        Bốn anh lính mới nằm sóng soài trong bùn và dưới mưa.

        Đó là buổi đầu của Bác sĩ Ernst Deutschmann tới Tiểu đoàn trừng giới 999. Mắt theo dõi con kiến lạc lõng, thân thể run lên bần bật, anh cố chống lại cơn buồn nôn và lắng nghe tiếng hát quân hành đang tiến gần tới.

        Họ vừa đi dưới mưa, vừa hát. Dẫn đầu là Trung sĩ Hefe, có hỗn danh là "Ông Quạu" ướt sũng, bẩn thỉu, giận dữ, cũng bắt buộc phải bước qua những vũng nước, vũng bùn như những binh sĩ đi theo sau.

        Con đường kéo dài, vô tận giữa cánh đồng lúa mì đã gặt, trước những hàng cây buồn thảm, sầu muộn. Phía xa, con sông tuôn dòng nước xám giữa hai bờ cát.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2017, 03:35:10 am »


        Đảm binh sĩ mệt mỏi chẳng muốn hát chút nào. Nhưng họ vẫn hát vì "ôngQuạu" ra lệnh. Đoàn quân rầu rĩ bước theo nhịp chân, giữa phong cảnh ảm đạm, dưới bầu trời ủ ê, những khuôn mặt chan hòa nước mưa, những chiếc miệng đen sì tuôn ra những bài ca nói về hoa thơm cỏ lạ, về những đoàn chiến xa gầm thét, về những nắm xương tàn trở về cát bụi. Và mưa vẫn cứ rơi, làm chìm ngập tất cả trong nỗi buồn thảm càng sâu đậm hơn. Tất cả gồm năm mươi ba người.

        Peter Hefe hô :

        - "Đại đội đứng lại... đứng !"

        Tách ra phía bên trái, Hefe nhìn đám binh sĩ suy nhược, ướt sũng và bẩn thỉu, Họ cũng nhìn lại anh, không biểu lộ gì qua sắc mặt, chỉ sung sướng là không còn phải hát nữa. Số phận họ thực buồn thảm. Anh nói léo nhéo :

        - "Nghe tao đây, bọn ngu ngốc. Tụi bây hát như những cô gái si tình trong đêm trăng. Nếu tao còn nghe thấy sai điệu hay mất nhịp vì ngủ gục, tao sẽ cho tụi bay chạy lại suốt con đường vừa đi qua. Nghe chưa ?"

        Đã đành đó là câu đe dọa hão. Chẳng có cái gì trên thế gian này có thể đem anh ta trở lại con đường dài dằng dặc ở phía sau. Vả lại cũng đã khá muộn rồi nên anh cũng tạm bằng lòng khi chỉ độ hai chục binh sĩ đáp ; "Dạ, nghe rõ, thưa Trung sĩ". Anh nói tiếp :

        - "Tốt. Trong mười lăm phút nữa, chúng ta sẽ tới trại. Lúc đó thì phải đàng hoàng nghe. Tiểu đoàn trưởng sẽ quan sát đó. Tụi bay đừng có để phiền gì cho tao. Nghe chưa ?"

        - "Dạ, nghe, thưa Trung sĩ".

        - "Được... bây giờ cần một bài hát. Bài: "Đẹp
làm sao đời lính". Tụi bây phải hát cho có tình cảm, có tâm hồn."

        Đám người lại bước đều trong tiếng hát, giữa hai hàng cây. Họ đi như vậy vào doanh trại, nơi có Thượng sĩ nhất Krull đang đứng chờ.

        Vào giữa lúc xế chiều nầy, Krull khám phá ra một điều mà sau này ông gọi là "nghệ thuật để cho tràn ứa". Ông ta đang giận dữ, nghĩa là tình trạng nóng giận của ông đã vượt qua một cao điểm mới, nguyên do là vì Karl Sehwanecke và sự chậm trễ của Đại đội. Lẽ ra Đại đội phải về tới đây từ bảy phút trước rồi. Và giờ này chắc chắn là ông Tiểu đoàn trưởng đang đứng bên cửa sổ, nhìn đồng hồ và mỉm cười theo lối thâm hiểm của ông ta. Krull suy nghĩ : "Rồi ông sẽ thấy. Chính tôi đây nè, tôi sẽ cho ông hay..." nhưng không nghĩ xa hơn nữa. Riêng ngón tay út của ông, nơi tập trung tất cả sự hiểu biết của một viên Thượng sĩ, đang ngọ ngoạy không ngừng.

        Chiếc rào cản được nâng lên, Đại đội đi ngoẹo về phía trái : Trung sĩ Peter Hefe cất tiếng hô mạnh mẽ hơn trong chiếc sân rộng, trước mặt Thượng sĩ đang nhìn anh, chân đứng dạng, nắm tay chống nạnh, trong lúc ấy, thẳng phía trước đoàn quân, bốn anh binh sĩ mới tới, nằm sấp bất động, mặt hơi nghiêng nhìn những đôi bốt tiến lại gần.

        Một lát sau, Peter Hefe mới nhận ra họ, nhưng anh hô ngay khâu lệnh cho đổi hướng về bên phải để tránh. Đoàn quản hơi ngập ngừng. Krull thét lên :

        -  "Tiếp tục đi thẳng !"

        Sự ngập ngừng tăng thêm. Peter Hefe nhận thấy tình hình, hiểu rõ Thượng sĩ muốn gì và tuân theo lập tức. Anh cất tiếng hô khẩu lệnh thích ứng. Năm mươi ba người xếp hàng ba, chia thành bốn trung đội, vừa hát vừa tiến lên phía những người bạn đang nằm soài. Krull biết rằng chẳng có gì đáng ngại. Khoảng cách giữa bốn người lính đang nằm kia không xa quá mà vừa đủ. Chỉ cần chú ý, người ta có thể đặt chân vào giữa. Hơn nữa ông ta biết rằng đoàn người sẽ không bước lên những người nằm dài kia, cũng như một con ngựa biết cách tránh trong trường hợp tương tự... Ý kiến này thật mới mẻ và thích ứng để cho những anh lính mới tới được nếm trước, những gì còn chờ đợi họ, một thứ cảnh cáo bổ ích. Sau này, ông phải hoàn hảo phương pháp đỏ mới được.

        Nhưng những người đang bước tới đã mệt lử và dửng dưng. Một số lớn chẳng hiểu có chuyện gì xảy ra. Nhiều người đến nỗi nhắc chân khỏi mặt đất không quả 10 phân và đa số khi nhỉn thấy những người nằm quá chậm. Vì thế trong cái cảnh đón tiếp do Thượng sĩ nhất bày đặt ra đó, mấy người nằm bị bầm tím cùng khắp thân thể và binh nhì Coltírieđ Von Bartlitz bị dập ngón tay vì anh ta không kịp dấu bàn tay dưới thân mình.

        Đại úy Bart, chỉ huy trưởng Tiểu đoàn, đứng bên cửa sổ của văn-phòng hành chành, nhìn cảnh diễn biến. Khi hàng người sau chót diễn hành qua và bốn hình thù nằm dài lại hiện ra, Đại-úy lại hỏi vị Trung úy đứng phía sau :

        - "Đại đội của cậu phải không Obermeier ?"

        - "Dạ phải, thưa Đại-Úy. Bọn họ đi làm tạp dịch trở về. Chắc chẳng có thú vị gì với trời đất bẩn thỉu này !"

        - "Một thằng cha kỳ cục, tên Krull đó !", không thấy viên Trung-úy trả lời, ông nói tiếp : "Đúng là loại người đang cần cho chúng ta."
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2017, 08:43:43 pm »

      
        Bấy giờ viên Trung úy mới nói :

        - "Thưa Đại-úy, tôi không biết"

        Đại đội đứng ở giữa sân. Peter trình diện Thượng sĩ Krull. Ông ta lắng nghe và khẽ hất đầu về phía 53 binh sĩ. Rồi thọc ngón tay cái vào giữa nút thứ ba và thứ tư của chiếc áo, ỏng bắt đầu bài hiểu thị hàng ngày, ông nói về cuộc đi chơi ngoài trời, về những hòn đá cuội mà binh sĩ đã ném thia lia trên giòng sông Warthe, về sự chậm trễ của họ, về truyện này, truyện nọ... một bài diễn từ mà bản chất chẳng có gì khác với những bài, vào giờ này tại các doanh trại hầu khắp Âu châu, những ông Thượng sĩ khác cũng đang nói với những binh sĩ, những tân binh. Nếu có khác chút nào chăng là những binh sĩ ở đây thuộc một Tiểu đoàn trừng giới và đa số họ chẳng nghe gì cả.

        Thoạt nhìn thì sự khác biệt không có gì rõ rệt lắm. Một Tiểu-đoàn trừng giới gồm những người mà cái chết nắm chắc từ 95 tới 98 phần trăm, nhưng vào thời kỳ này, gần như mọi người mặc quân phục đều nắm chắc phần chết, tuy rằng ở những đơn vị khác thường tỷ lệ tử vong không cao đến mức đó. Vì vậy trước hết, sự khác biệt chỉ nhận rõ trong cách đối xử với quân phạm, trong những sự sỉ nhục mà người ta trút xuống đầu họ, trong những cảnh gian khổ về tinh thần và thể xác họ phải chịu, trong nỗi tuyệt vọng mà người ta dồn họ tới.

        Bài diễn từ chấm dứt, Krull bắt đám binh sĩ đã kiệt quệ chạy hai vòng sân, bắt họ nằm xuống rồi sau mới cho tan hàng. Bổn anh lính mới tới vẫn còn nằm dài.

        Viên Trung-úy nhận xét:

        - "Bây giờ tụi nó sẽ đánh lộn nhau quanh vòi nước cho mà xem".

        Đại ủy hỏi:

        - "Sao vậy? Bên ngoài mưa khá lớn mà."

        - "Tỏi đã thấy rồi. Làm việc suốt 6 tiếng đồng hồ không được uống nước rồi trở về còn phải hát nữa. Với tôi thì thôi, xin chào thua !" Đại-úy rủt điếu thuốc lá, đẩy gói thuốc trên bàn về phía viên Trung Úy và nói với vẻ riễu cợt:

        - "Nè, Obermeier, tôi mong được gặp lại cậu ở đây như một người bạn vui tính của câu lạc bộ sĩ quan khi trước. Thế mà bây giờ cậu lại bi thảm như một cây dù ướt, Khi còn ở Vitebsk cậu đâu có như thế."

        - "Đúng vậy, thưa Đại-úy. Ngoài mặt trận, tôi thấy đúng chỗ.... nhưng còn ở đây ? Tôi là một sĩ quan chứ không phải anh cai ngục." Ông lấy điếu thuốc, châm hút, tay hơi run, Đại-úy Bart nhìn ông với vẻ tò mò:

        - "Cậu thương hại mấy thằng cha đó hả ?

        - "Còn Đại-úy thì không hay sao ?"

        - "Tại sao lại thương ? Trong bọn nó, có đứa nào là không bị kết tội một cách xứng đáng đâu ?"

        Obermeier dập điếu thuổc lá vừa châm vào dĩa đựng tàn :

        - "Đại-Úy vừa nhìn thấy Đại đội của tôi đó, năm mươi ba cái xác chết đi vật vờ. Thượng sĩ Krull lại vừa hành hạ thêm vì họ về chậm mất bảy phút. Như vậy là kết tội một cách xứng đáng sao ? Thí dụ như cái thằng nhỏ bé, gầy ốm ở hàng thứ nhất, Trung úy Remberg đã được thưởng anh dũng bội tinh, là một trong những chiến sĩ đầu tiên tiến vào Mạc-Tư-Khoa đó. Thế rồi trong một cuộc hội thảo tình hình, anh ấy tuyên bố rằng, quân đội sẽ bị tiêu hao suy mòn tại miền đất mênh mông của nước Nga, rằng cần phải ngưng lại cho kịp thời nếu không chúng ta sẽ đi tới thảm họa. Người ta tống cổ anh đến đây. Anh ấy nói ; "Tôi không phải là anh đồ tể, tôi không thể tham dự vào vụ đó được". Bây giờ thì anh ấy đào đất.

        - "Để khỏi thành anh đồ tể, hắn trở thành thợ đào đất. Như vậy hắn không khoải hơn là chết sao ?"

        Viên Trung úy không nỏi tiếp truyện đó nữa.

        - "Đại-Úy có nhìn thấy người tiều tụy, sói trán, mang kính đang đi ngoài sân kia không ?"

        - "Hắn ta làm sao ?"

        - "Giáo sư Ewald Puttkamer, Thiếu-Tá trừ bị đó. Ông ấy dám nói rằng sơ-mi màu nâu (áo của đảng) là y phục mới của bọn phu đào huyệt".

        Đại Úy mỉm cười:

        - "Khá lắm".

        - "Những người như vậy ở đây rất nhiều. Nhưng Đại-úy cũng biết rồi mà"

        - "Có cả những tội nhân nữa phải không ?

        - "Vâng, cũng có".

        - "Kết luận ?"

        - "Tôi không tin rằng một sĩ quan Đửc lại thích hợp trong vai trò cai ngục",

        Đại Úy Bart, mỉm cười ngồi xuống chiếc ghế duy nhất trong phòng, thả khói thuốc lên trần nhà. Từ ngoài sân vọng vào, qua cửa sổ, tiếng la hét của Thượng sĩ Krulll, ông ta đang đi đến nơi phát cơm.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2017, 12:29:19 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2017, 08:33:59 am »

      
        Obermeier nói :

        - "Thực ghê tởm !"

        Bart nói nhẹ nhàng:

        - "Ô hay ! Chiến tranh là ghê tởm. Và hòa nhã còn ghê tởm hơn nữa vì lính tráng như mình thành vô dụng. Hãy nhận xét sự việc một cách bình tĩnh hơn, từ tốn hơn nhiều nữa, bồ ơi ! Có thế thì may ra cậu mới sống sót được. Đừng có bất bình khi nhìn thấy một Trung Tá, một sĩ quan anh dũng bội tinh hay một giáo sư siêu việt phải chạy vòng quanh sân dưới quyền xài xể của thượng sĩ Krull, giống như...cậu nói giống như khỉ... à phải, giống như những xác chết đi vật vã. Đúng vậy không?

        Vị Trung-úy đồng ỷ.

        Bart uề oải đứng dậy, ngáp, vươn vai và sửa lại chiếc đaí da. Rồi ông nhìn chiếc đồng hồ nhỏ trên cổ tay, ngáp thêm lần nữa, chẳng che miệng. Giây đeo đồng hồ làm bằng vải . Người ta nói rằng, mỗi ngày Bart thay một dây để lúc nào giây cũng trắng tinh. Có thể là mặc dầu việc đó hình như không thích hợp tính tình của con người to khỏe đó, mà lại rất thích hợp với Đại-Đội trưởng Đại đội 1, cực cưng của các bà, Trung úy Wernher.

        Khi Đại Úy Bart ngước mắt lên thì thấy Trung úy Obermeier đứng nghiêm trước mặt ông.

        - "Thưa Đại-úy, xin Đại-úy vui lòng chấp thuận đơn của tôi xin thuyên chuyển đi một đơn vị tiền tuyến".

        Đại Úy nói với vẻ nhạo bảng :

        - "Này, này ! Một vị anh hùng ! Nếu cậu có thể đợi thêm một phút nữa, cậu đã có thể để dành lại cái hình thức biểu lộ anh dũng đó."

        Ồng thò tay vào túi lấy ra một tờ gấp đặt thêm vào đống giấy tờ phủ kín một phần chiếc bàn.

        - "Đại đội của cậu, Đại-đội 2 của Tiểu đoàn 999 sẽ sang Nga một ngày rất gần đây."

        - "Sang Nga ?"

        - "Rất đúng, Các Đại đội khác sẽ đi tiếp theo sau 2 ngày. Tôi đi với Đại-đội sau chót, nghĩa là Đại-đội 1. Thỏa mãn không ?"

        - "Không thưa Đại-úy".

        - "Vẫn chưa? Mẹ kiếp ! Vật thì cậu muốn gì ?"

        - "Một đơn vị bình thường. Tôi sẽ làm được gì ở Nga với những kẻ dở sổng, dở chết này ? Chúng ta sẽ thắng trận sao được với những thân xác vờ?"

        - "Thắng trận ? Obertneier, Cậu thật còn trẻ. Rút cục thì chủng ta cũng đã nhận được một nhiệm vụ rất cao đẹp. Cậu sẽ có thể phô trương tất cả chí khi anh hùng của cậu. Một nhiệm vụ với một mục tiêu phải đạt được nếu không sẽ phải đưa ra tòa-án binh. Không còn phải làm những tạp dịch chán ngắt : gỡ mìn, tháo bom, tát cạn giao thông hào, chuyển đạn, làm đường, chốn xảc..."

        - "Thế nhiệm vụ rất cao đẹp đó là gì ?"

        - "Cậu sẽ được biết vào đúng lúc".

        Bart đến gần cửa sổ. Ngoài sân, Krull đang la hét đuổi theo một binh sĩ như đuổi theo một con thỏ rừng.

        - "Tên nào đó ? Cậu có vẽ am hiểu tất cả binh sĩ của cậu mà."

        Obermeier đáp ;

        - "Trung-Úy stubuitz"

        Đại-úy sửa lại :

        - "Binh nhì Stubnitz. Hắn phạm tội gì vậy ?"

        - Khi ở Dortmund, hắn ném ly rượu vào hình lãnh tụ và la lên : xin mừng anh khỏe mạnh, anh hề !"

        - "Thằng ngu vậy !"

        - "Hắn say rượu."

        - "Nếu thế nó là thằng ngu say ! Tại sao cậu không can thiệp đi. Tại sao cậu không làm một phúc trình tố cáo Krull đã hành hạ binh sĩ trực thuộc ?"

        - "Việc đó đưa tôi đi đến đâu ? Chắc sẽ đi tới một cuộc điều tra nhanh chóng như thế này : Hỏi : Đơn vị nao ? Đáp : Tiểu đoàn trừng giới 999".

        - Thượng sĩ, ỏng đã làm gì ? - Tôi nhắc lại bổn phận cho một binh sĩ cứng đầu trong khuôn khổ kỷ luật - Tốt lắm, Thượng sĩ, ông cứ tiếp tục! Và cuối cùng là chính tôi sẽ bị khiển phạt".

        - "Đúng vậy. Cậu không "bết" lắm đâu. Nhưng vì chúng ta sẽ sang Nga, chẳng bao lâu rồi cậu sẽ dẹp được những ưu tư và những hoài nghi triết lý của cậu".

        - "Tại sao thế ?"

        Đại-úy Bart nói rành rẽ từng tiếng :

        - "Bởi vì chỉ trong vòng vài tuần là cậu sẽ không còn Đại đội nữa."

        Im lặng. Rồi chắc hẳn Đại-úy muốn làm dịu ấn tượng gây ra bởi lời nói của ông ta và để xua đuổi hình ảnh ma quái đẫm máu mà lời nói đã gợi lên, ông nói :

        - "Bốn người nằm trong bùn kia thuộc Đại- đội của cậu. Thành phần tăng cường cho cậu đó. Tóm lại, đó là những tên rất đáng chú ý, sẽ không làm mất vẻ đẹp bộ sưu tập của tụi mình đâu. Tên thứ nhất là... ông tìm trong hồ sơ - GolTried Von Bartlitz, cựu Đại tá, được ân thưởng huy chương anh dũng kèm theo ngành lả sồi, nguyên tư lệnh sư đoàn, bây giờ là binh nhì. Sau trận Stalingrad hắn ta đã nói quả nhiều.... Hình như hắn cũng không muốn trở thành đồ tể. Tên thứ hai tên là Erich Wiedeck, cựu hạ sĩ, nông dân miền Poméranie. Hắn đã tự ý kéo dài thêm ngày nghỉ phép vì hẳn muốn gặt lứa cho kịp, đó là hắn tin như vậy. Tên thứ ba, Karl Schwanecke, là một thợ thuộc kim nhưng truớc hết là một tội nhân tái phạm nhiều lần, một thứ "phi nhân". Còn tên thứ tư, Bác sĩ Ernst Dcutschmann, bị buộc tội tự ý hủy hoại thân thễ một cách rất khôn khéo nhưng cũng không thoát. Nhưng mà cậu làm sao vậy, Obermeier ?"
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2017, 11:08:26 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2017, 11:10:26 pm »


        - "Người thử nhất.... tên là gì ?"

        - "Sao ? Cậu biết hắn à ?"

        - "Tên hắn là gi ?"

        - "Gottfried Von Bartlitz. Cậu biết hắn ?"

        - "Dạ. Tiểu đoàn trưởng cũ của tôi"

        - "Vậy hả ! Thú vị đấy chứ !"

        Đại-úy Bart trở lại bên cửa sổ coi như cảnh Kull la lối không làm cho ông khó chịu. Không nhìn vị Trung-úy, ông khẽ nói :

        - "Truyện đời nó như vậy đó, cậu thấy không? Hôm qua còn ở tít trên cao, hôm nay xuống thấp và ngày mai, còn xuống thấp nữa... dưới lớp đất đen. Phải ở trên cao, Obermeier ạ, đó là điều quan trọng. Cậu hãy cố gắng trèo lên nữa, nhưng đừng cố quá cao. Hãy quên đi mấy thằng cha đó trước đây là cái gì. Hãy quên điều đó đi để khỏi xẩy đến cho cậu những truyện tương tự như họ. Họ không còn dĩ-vãng nữa Ở đây họ chỉ còn là những binh sĩ trong một Tiểu-đoàn trừng-giới. Những người binh sĩ không vũ khí. Họ đã bị truất mất danh dự mang vũ khí. Đối với bọ, chỉ còn có danh dự được chết. Những binh sĩ của Tiểu-đoàn-trừng-giới 999.

        Ông thọc hai tay vào túi, nhún vai nói tiếp:

        - "Phải sống, phải ở trên cao, đừng có xuẩn động. Có gì uống không cậu?"

        - "Đại-úy uống Hennessy?"

        - "Thứ đó được quá"

        Hy vọng giống như những món đồ chơi có gắn chì ở đáy, đặt thế nào rồi cũng dựng đứng dậy. Tưởng rằng đã hoàn toan tiêu tan, ấy thế mà nó giống như một cái mầm nhỏ xíu phát hiện, trước còn rụt rè nhưng rồi lớn mạnh nhưng rồi lớn mạnh thực mau như tia sáng mặt trời. Tất nhiên nó thường hay đánh lừa chúng ta. Nó phát sinh từ những ước muốn của chúng ta hơn là từ lý trí, nhưng mà cần chi, hãy biets nó giúp cho chúng ta thoát khỏi sự an phận và đôi khi cũng giúp chúng ta tìm thấy hay nhận ra một con đường thoát nạn.

        Julia Deutschmann cũng ở vào tỉnh trạng như vậy.

        Sau khi gặp Tướng Yon Frankenstein, cải tia hy vọng le lói mà nàng dự liệu mang một danh tính: Bác sĩ Albert Kukill.

        Điều đó hơi lạ lùng vì chỉnh Bác sĩ Kukill đã là nhà chuyên môn được mời ra làm chứng trong hồ sơ buộc tội Ernst. Với đầu óc lạnh lùng, ông đã tuyên bố những ý kiến được coi như không thể sai lầm. Nếu không có Bác sĩ Kukill, có lẽ Ernst đã không bị kết tội. ông Tướng chẳng nói rằng: ý kiến của nhà chuyên môn là yếu tố quyết định, Julia nghĩ rằng chỉ còn một con đường duy nhất: chứng minh cho nhà chuyên môn đó thấy rằng, ông ta đã lầm. Một sự thú nhận của ông ta sẽ đưa đến việc tái xét hồ sơ và Ernst sẽ thoát khỏi Tiểu đoàn trừng giới 999.

       Nàng biết rằng chuyện đó sẽ không dễ dàng. Nàng quả hiểu các bạn đồng nghiệp, những vị bác sĩ: chỉ một rất nhỏ dám nhận một sự…… lầm lẫn và Bác sĩ Kukill thì hình như không thuộc vào nhóm ít oi đó. Tuy nhiên, nếu nàng đủ tài khéo léo, nếu nàng có thể tìm được những câu thích hợp, nếu...Dù sao mặc lòng, nàng cũng chẳng còn khả năng nào khác để cứu Ernst. Nàng lấy hết can đảm, nàng nhấn chuông. Nàng không muốn thông báo trước vì chắc chắn người quản gia hay cô thư ký khi nghe tên nàng sẽ trả lời ngay là bác sĩ không có nhà. Nàng đến bất thình linh, gặp ông ta bất ngờ, buộc ông ta phải nói, đặt ông ta đối diện với ác tâm của ông.

        Bác sĩ Kukillmặt bộ đồ lịch sự có nút cài chéo, bộ tóc hoa râm chải sát ngược về phía sau. Khuôn mặt ông hẹp làm liên tưởng đến mặt loài chim ăn thịt đang rình mồi và cặp mắt xám, dữ tợn, thích hợp với vóc dáng đó.

        Ông không tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy Julia và nếu ông có cảm thấy phần tội lỗi nào đó đổi với nàng, hay đúng hơn đối với chồng nàng thì ông ta cũng tuyệt đối không để lộ ra. Nhưng mà một con người trầm tĩnh như thế, từ tốn như thế, có thể nào cảm thấy phạm tội được ?

        Chính Julia cảm thấy bối rối.

        Ông đưa tay bắt tay nàng như đối với người quen biết từ lâu và mỉm cười. Thoắt cái, bộ mặt ông mất vẻ cứng cỏi, hiểm hóc. Khi ông nói, với phong thái của người thành Vienne, bằng tiếng nói mà ông biết xử dụng một cách tuyệt hảo cho thêm âm vang, để khẳng định với giọng lãnh đạm hoặc để biện hộ với niềm tự tin dễ lây sang người khác.

        - "Chắc ông biết tại sao tôi tới đây ?" Julia nói và mừng thầm căn phòng tranh tối tranh sáng đã che dấu bàn tay run rẩy và nét mặt đó của nàng.

        - "Tôi tự đoán được điều đó, thưa bà, hay đúng bơn thưa nữ đồng nghiệp vì cả hai chúng ta đều là y-sĩ, phải không thưa bà? Mà ta không nên đứng đây. Dù bà có chuyện gì cần nói với tôi, chúng ta cũng nên vào ngồi trong này tốt hơn."
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2017, 12:13:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2017, 10:50:19 pm »


        Ông ta mở chiếc cửa và mời Julia vào trong một phòng khách, đồ đạc bày biện sang trọng, quay ra vườn. Một chiếc cửa sổ rộng nhìn xuống khu vườn trồng nhiều cây lớn nom như một công viên, nơi hoàng hôn đang phủ xuống. Những bồn hoa các loại che khuất nửa chiếc hồ tắm.

        Bác sĩ Kukill bật đèn và kéo chiếc màn cửa. Rồi ông chỉ chiếc ghế bành lớn bọc nệm màu trái chanh:

        - "Xin mời bà ngồi"

        Nàng nghe theo. Làm thế nào mà con người này có thể mỉm cười và bình thản khi ông ta thừa biết rõ lý do cuộc tới thăm của nàng? Nàng nói:

        - "Tôi muốn được nói truyện thêm với ông về tất cả vụ đó".

        Nàng lấy lại được thái độ tự chủ. Đối phương trước mặt nàng chỉ có thể bị khuất phục hay dồn vào thế bí bằng sức mạnh của lý trí. Ồng ta đáp:

        - "Tôi không được hiểu rõ rằng điều bà yêu cầu có thể có ích lợi gì không ? Nhưng mà bà dùng gì? Cô nhắc? Ác-ma-nhắc 1913? Tôi đề dành riêng tiếp đãi bạn bè."

        Ông ta nói không một chủt riễu cợt nào.

        - "Dạ cám ơn ông, ông cho gì cũng được".

        Bác sĩ Kukill đốt ngọn nến, hơ ly cho nóng và rót chất rượu màu hổ phách, mỗi ly chừng một ngón tay.

        Ông nói;

        - "Có một số người chê trách tôi về tất cả những thứ này : về nhà cửa phong lưu hoặc về rượu Ác-ma-nhắc 1913. Theo họ, những thứ đó coi chướng mắt trong lúc này. Nhưng thử hỏi lúc nào thì nó không chướng mắt ? Các công ty bảo hiểm ước lượng đời sống trung bình một người Âu-Châu bây giờ là 66 tuổi, và chiến tranh lại làm con số đó xuống thấp rõ ràng. Ngày mai có thể là quá xa xôi... và cũng có khi chẳng bao giờ tới với người nào đó. Vậy tội gì không cố đem lại chút hương vị có thể được cho cuộc sống ? Bà nghĩ về vấn đề đó ra sao ?"

        - "Tôỉ chẳng bao giờ nghĩ tới điều đó."

        Ông mỉm cười nói :

        - "Dù sao mặc lòng, nên làm cho cuộc sống bớt sầu thảm !"

        Ông giơ ly rượu nhìn qua chất nước trong vắt :

        - "Xin mời bà"

        - "Tôi tự hỏi không hiều ông là con người như thế nào. Có lẽ ông chỉ bận trí về những thứ này (nàng phác một cử chỉ bao quanh phòng khách vườn tược, chai rượu Cô-nhắc) và không chú ý đến truyện gì xảy ra quanh ông."

        Kukill vẫn mĩm cười, đáp :

        - "Có phần nào,"

        - "Vậy mà những truyện đó đang xảy ra. Mới hôm qua, một vụ ném bom làm nhiều người chết, chắc chắn hôm nay cũng sẽ cố. Ròi còn bao nhiêu người đang chết tại mặt trận Nga, mặt trận Ý. Lại còn có những sự bề ngoài coi không đáng gì cả mà có tầm quan hệ, hơn nữa, mang trọn vẹn ý nghĩa cho cuộc sống của một con người."

        Ông ta nói một cách lạnh lùng ;

        - "Có lẽ bà muốn ngụ ý nói về ông nhà."

        Julia nhìn thẳng ông ta và nói :

        - "Dạ phải. Anh ấy là cuộc sống của tôi. Xin ông hiểu cho, tôi không còn biết kiếm ai ngoài ông ra. Câu truyện gồm toàn hoàn cảnh thảm khốc liên tục."

        -  "Một luật gia có thế nói như bà. Nhưng chúng ta hãy nói một cách rõ ràng hơn : bà muốn nói là đã có sự lầm lẫn ?"

        - "Thế còn ông ? Ông nghĩ sao ?"

        Bác sĩ Kukill trề môi dưới, ngắm nghía bàn tay bé nhỏ trắng trẻo của ông:

        - "Và nếu đích thực là mội sự lầm lẫn?..."

        JULIA vuột dậy :   

        - "Ông...ông nói thế đó! Bản giảm định của ông đã làm ERNST thân bại danh liệt. Chính ông đã làm cho anh ấy bị tù tội. Và bây giờ lương tâm ông yên ổn khi tuyên bố rằng, có thể có lầm lẫn trong truyện đó hay sao ?"

        - "Xin bà bình tĩnh. Bà ngồi xuống đi. Bản giám định của tôi mang tính chất hoàn toàn khoa học. Trong tình trạng khoa học hiện nay, bản đó đã được thiết lập hoàn toàn đủng. Với tư cách một chuyên viên đứng trước tòa án không thể nói lắt léo với những điều dự tưởng, những giả thuyết."

        - "Thế nhưng tôi và nhà tôi đã đạt được nhiều kết quả mỹ mãn trong cuộc thí nghiêm ...?"

        - "Ông đã thực hiện bao nhiêu loạt thí nghiệm?"

        - "Chừng ba chục."

        - "Như vậy chưa có thể nói là đạt được kết quả mỹ mãn, bà thừa hiểu điều đỏ. Nhưng hãy xếp vấn đề đó lại. Bà thấy nội vụ như thế nào, hay nói cho đúng hơn, nội vụ diễn tiến ra sao?"

        Ông chắp tay nhìn JULIA, mơ màng, ông không quan tâm mấy đến câu chuyện vừa vô ích, vừa chán ngắt. Chẳng ai có thể cứu ERNST DEUTSCHMANN được nữa. Có lúc ông tự nhủ, người đàn bà này làm ông mất thì giờ. Nhưng... bà ta xinh xắn, lịch sự, điểm dắn can đảm. Tóm lại là đẹp. Một vẻ quyến rũ đặc biệt của trí thông minh, nghị lực và niềm tuyệt vọng, ông thấy hơi ghen vởi ERNST DEUTSCHMANN và tự hỏi :

        "Đối với một người đàn ông thì còn đòi hỏi gì hơn nữa ?. Nếu chồng bà chết ở Tiều Đoàn trừng giới thì bà ta sẽ ra sao?". Vừa tìm kiếm những câu để thuyết phục cho nàng thấy nỗ lực của nàng vô ích, ông nghĩ rằng nàng sẽ là một góa phụ xinh dẹp. có điều chắc không phải là góa phu tươi vui như người ta thường nói.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2017, 12:15:23 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM