Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:54:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ án Nuremberg  (Đọc 30279 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 03 Tháng Chín, 2017, 09:03:45 pm »



        - Tên sách : Vụ án Nuremberg, Hitler tội phạm chiến tranh

        - Tác giả :JOE J- HEYDECKER et JÓHANESS LEEB; Võ Lang dịch

        - Số hóa : Giangtvx
       

LỜI GIỚI THIỆU

        Đệ-Nhị Thế-Chiến có 50 triệu người chết và 55 triệu người tàn tật. Ba phần tư các nạn nhơn đều là dân sự.

        Vụ án ở Nuremberg là một vụ án vĩ dại nhẩt trong lịch sử nhân loại !

        Từ tháng 11 năm 1945 đẽn tháng 10 năm 1946, một Tòa-án Quốc-tể đã họp để nghe và xét xử tất cả những người, trong mười hai năm liền đã làm rung động hoàn cầu : Goering, Hesse, Ribbenlrop, Streicher, Keitel, Jodl, Doenitz...

        Cuốn sách này làm cho tất cả những người ấy sổng lại không những là do những câu trả lời của họ trước phiên tòa, nhưng cũng do các lời chứng của những người đă quen biết họ từ năm 1935 dền 1945.

        Nhưng qua các Tổng-trưởng và các Thống-chế của triều đại Quổc-Xã, trước hết chính là Hitler, nhà độc tài áo nâu và công cuộc yêu ma quỷ quái của y bị tổ cáo nặng nề.

        Hết thảy những điều nói trong cuốn sách này đều chính xác. Chính hai tác giả Heydecker và Leeb đã từng tham dự vụ án không tiền khoáng hậu này. Các tài liệu nêu trong sách đều chánh thức. Và cũng chánh thức tất cả những lời tường thuật về việc truy tầm và giam giữ các tội nhơn chién tranh tại dào...

LỜI NÓI ĐẦU

        "Chúng tôi tưởng cần nhấn mạnh rằng chúng tôi không hề có ý muốn buộc tội toàn thể dân tộc Đức. Nếu thực là quảng đại quần chúng Đức đã nồng nhiệt tán thành chương trình của đảng Quốc-Xã thì các dân quân áo nâu, các trại tập trung và sở Mật-vụ (Gestapo) không còn lý do tồn tại nữa.

        "Nền kỹ thuật tần tiến đã đặt thuộc quyền sử dụng của nhân loại, các võ khí có mãnh lực hủy diệt thực sự vô bờ bến ! Hết thảy mọi sự nhờ cậy đến chiến tranh, bất kề loại chiến tranh nào, đều có nghĩa là một sự nhờ cậy đến những phương tiện phạm trọng tội theo định nghĩa. Không tài nào tránh khỏi, chiến tranh trở nên một liên hệ mạch lạc về những vụ giết người, võ trang tấn công mất tự do, hủy diệt tài sản...

        "Luật pháp" để cho phù hợp với lương năng, lý trí, không nên hài lòng trừng phạt các trọng tội bé nhỏ do các người thừa hành vi phạm. Luật phép cần phải trừng phạt những kẻ dã chiếm đoạt lấy một uy quyền lớn lao, cương quyết sử dụng uy quyền ấy và đồng lòng với nhau để gây nên một tai nạn thảm khốc cho hoàn cầu. Chính sự thiếu thốn một pháp chế quốc tẽ làm cho chiến tranh thường xảy ra tửng thời kỳ. Vậy trong tươnq lai những người lãnh đạo các Quốc-Gia sẽ cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

        Đúng là ngày hôm nay, luật pháp ấy sẽ kẽt án nặng nề những người Đức gây hấn. Nhưng ngày mai luật pháp ấy có thể kết án bất cứ một gây hấn của một quốc gia nào kề cả những người đang hiện diện ở đây với địa vị thẩm phán quan !"

        (Trích bài diễn văn trong phiên khai mạc Tòa-án Quốc-tế Nuremberg ở Đức của Robert Jackson, đại diện Công-tố viên Mỹ).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2017, 03:13:04 am »

         
1

CUỘC SĂN ĐUỔI KHỔNG LỒ

        Hồi tháng ba năm 1945, Âu-Châu trước đây bị cực hỉnh, gương mặt hốc hác, tiều tụy, dữ dằn, đói rách, đang sửa soạn tham dự buổi hoàng hôn của những thánh thần giả tạo ! Đồng thời với nền hòa bình, cũng gần đến lúc các tay đại bự chịu trách nhiệm về cơn ác mộng kia, sẽ phải thanh toán nợ nần. Bảng danh sách của họ đã được thiết lập từ lâu do một ủy ban Liên-minh đóng trụ sở tại Luân-Đôn (Anh). Lẽ dĩ nhiên, đứng đầu danh sách là Adolf Hitler kẻ trọng tội ghê tởm, kinh khủng nhất, quỷ khốc thần sầu nhất trong lịch sử. Chắc chắn là y sẽ biết rõ phương thức để thoát ly khỏi nanh vuốt của pháp luật... nhưng còn những người ở đằng sau y đã có một hồ sơ không mấy nhẹ nhàng, ít tội lỗi !
Dưới bầu trời xanh tái của mùa xuân 1945 vừa ló dạng, nước Đức đã trông thấy những giờ phút cuối cùng của mình, nếu không muốn nói là những giây phút cuối cùng ! Các lực lượng hùng hậu của Anh, Mỹ, Pháp, Nga đang rầm rộ tiễn như vũ bão, không tài nào chống cự nổi, vào giữa trái tim Đức Quốc-Xã. Cùng đi đễn với các quân đội Đồng-Minh là những chuyên viên các sở Tình-báo có nhiệm vụ khám phá ra những tay "Đảng-viên Quổc-xã" cỡ gộc và bắt giữ chúng.

        Bảng danh sách những người bị lùng bắt về tội nhơn chiến tranh gồm có một triệu tên ! Như thế có nghĩa là phải lục soát rất tỉ mỉ mỗi nơi hoang tàn, mỗi nông trại, mỗi căn cứ tù binh và cho đến cả những đoàn người tị nạn rất đáng thương xót !

*

*       *

        Anthony Eden, thủ tướng Anh, báo cáo trước Quốc-Hội :

        — Đồng-Minh đã tồ chức từ Na-Uy đến dẫy núi Alpcs ở Bavière, một cuộc săn đuồi người vô cùng vĩ đại và đồ sộ nhất trong lịch sử.

        Đấy không phải là một điều phóng đại quá đáng ! Chưa hề bao giờ người ta lại đồng thời săn đuổi, truy nã một triệu người. Tuy nhiên, hiện tại trong lúc này các bị cáo tương lai của án Nuremberg đều biến mất, chưa thể nào tìm ra tung tích. Trong thời kỳ hỗn độn khôn tả xiết về sự điêu tàn, sụp đổ của nước

        Đức, dù ngay cả đến các nhà tội phạm học chuyên nghiệp biệt phái vào các bộ Tham-mưu của hai đại tướng Eisenhcwer và Montgomery cũng không nhìn được sáng suốt hơn. Bọn Hitler, Goebbels, Ribbentrop, Bormann, ,Goering... đang lẩn trốn ở đâu ? Thực cả là một sự bí hiểm dường như không tài nào hiểu nổi !

        Các sĩ quan của Đệ Thất Sư đoàn Mỹ đã may mắn "nhặt" được Wilheim Frick, nguyên Tổng-trưởng Nội-Vụ Đức Quốc-Xã trong lúc y đang ẩn náu ở vùng ngoại ô Munich. Nhưng còn những tay chức sắc khác của chế độ đã biến mất, không hề đề lại dấu vết.

        Tình trạng thủ đô Bá-Linh ra sao ?

        Vào khoảng 11 giờ sáng ngày 21-4-1945" kinh thành run rẫy, rùng mình dưới một nền trời dây dặc và thấp, do bụi gạch cát và khói của những đám cháy hòa lẫn với lớp sương mù lầy nhầy, dẻo quánh. Trên các đường phổ; những con người tuyệt vọng đi lang thang, thất thểu, kể có hàng chục, có khi đến hàng trăm ngàn người. Đó là dân tị nạn do các nhát chổi đẫm máu của Hồng-quân Nga càn quét, xua đuổi họ về hướng Tây.

        Các chú lõi tì, nhãi ranh trong đoàn Thanh-niên Quốc-Xã do những phụ nữ và ông già tăng cường thêm, đang dựng chướng ngại vật. Tiếng ầm ì, gào thét của đại bác vọng lên báo hiệu ờ sát ngay mặt trận. Các đám khói dầy đặc như mây, bay lả tả trên các phế tích đồ vỡ trong những khu phố đã bị hàng tràng bom phá hủy tan tành. Mùi chiến bại nồng nặc

        hăng sè, ăn hao mòn da, bay lan tràn khắp thủ đô...

        Trong phòng khách riêng của Goebbels, Tổng- trưởng Thông-tin Tuyên - truyền, ở đường phố Hermann Goering, một làn gió lành lạnh lùa qua những khe tám ván thay thế mặt kính. Do những rung chuyền vì bom dội ở vùng lân cận, hồ vữa giả cẩm thạch trên các bức tường và trần nhà đã tróc vẫy, lởm chởm. Các ghế bành xinh đẹp dường như bụi bậm bám đầy, mòn nhẵn, tồi tàn.

        Độ 25 người đang hội họp trong căn phòng điêu tàn, trổng trải. Những ngọn nến hiếm hoi phản chiếu ánh sáng chập chờn trên các gương mặt căng thẳng. Từ nhiều ngày nay, cả khu vực của Chánh-phủ cũng không có điện.

        Đó là quang cảnh sắp diễn ra cuộc hội nghị cuối cùng giữa Joseph Goebbels và những cộng-sự-viên của y. Nhờ có một nhân chứng đã mục kích cuộc họp là Hans Fritzsche, một bình-luận gia chánh thức của đài Phát-thanh Bá-Linh, bị cáo tương lai của tòa án Nuremberg, nên người ta đã biết rõ ràng mỗi chi tiết, cả đến mỗi lời nói liên hệ tới cuộc họp lịch sử này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2017, 04:52:32 am »


        Tổng-trưởng Goebbels mặc một bộ đồ lớn, màu sậm, rất thanh nhã, đúng thời trang - và do lời khai sau này của Fritzsche, bộ đồ ấy có vẻ chướng phè, gai mắt trong căn phòng thê lương ảm đạm này ! Chiếc cồ cồn cứng nhắc, trắng phau như tuyết, lấp loáng dịu dàng trong bóng sáng mờ ảo. Goebbels ngồi trong một ghế bành, rất điềm đạm, bắt chân chữ ngữ một cách hờ hững và ra hiệu xin mọi người yên lặng..,

        Sự kiện ngộ nghĩnh là y không hề đề cập tới một vấn đề nào thường lệ trong một cuộc hội nghị tương tự. Y cũng không ngỏ lời với cử tọa. Đó là y đọc một bài diễn văn, hay nói cho đúng hơn là một bản cáo trạng :

        - Dân tộc Đức đã không tỏ ra đủ tư cách làm tròn nhiệm vụ của mình. Ở phía Đông, họ vội vàng chạy trốn ; ở phía Tây, họ ngăn cản quân sĩ của chúng ta chiến đấu rồi kéo cờ trắng ... (Giọng nói của y phồng lên, vênh váo, trở nên hăng say, bồng bột, dường như lúc y còn đang nói trên diễn đàn ở Lâu đài Thể-thao) : Tôi có thề làm chi được với một dân tộc mà những người đàn ông không chịu đấu tranh nữa, dù người ta đang hiếp vợ con mình ?... (Rồi y lại nói giọng bí mật) : Vậy thì cái số phận ấy, dân tộc Đức đã muốn như vậy, vắn tắt có thế thôi ! Xin các bạn hãy nhớ lại cuộc trưng cầu dân-ý hồi tháng 11 năm 1933 khi chúng ta hỏi nhân dân có tán thành việc chứng ta rời bỏ Hội Quốc-Liên không ? Ngày hôm đó, một đa số khổng lồ đã tự ý tuyên bố chống đối lại đường lối chánh trị đầu hàng và tán thành một công cuộc táo bạo... (Y nhún vai) : Không may mắn !...Công cuộc táo bạo ấy đã thất bại !...

        Hai ba người toan đứng lên phản khảng. Cái nhìn lạnh lẽo của vị Tổng - Trưởng Thông Tin làm cho họ ngậm miệng... Rồi Goebbeis thao thao nói tiếp :

        - Thực sự ra, đó là điểm bất ngờ nặng nề, kinh dị, dù đối ngay với cả những cộng-sự-viên của tôi. Xin các bạn nhớ cho là tôi đã không hề bó buộc ai phái cộng tác với tôi. Cũng như chúng ta không hề bó buộc dân tộc Đức phải theo chúng ta. Thưa các ông, chính các ông đã thấy rõ là có một thời kỳ do các ông đặc biệt thích thú hoạt động với tôi. Niềm đau khổ là các ông đã đặt tin tưởng vào một con ngựa tồi dở để đánh cá ! Ngày mai đây, sự thưởng thức nhầm lẫn ấy rất có thể sẽ hại đến tính mệnh !... Người ta sẽ chặt đầu các ông...

        Y đứng lên, mỉm cười, rõ ràng là vui thú khỉ thấy các thính giả của y tái xanh, tái xám ! Kéo lê bàn chân vòng kiềng, y tiến ra cửa. Trước khi bước qua ngưỡng cửa, y còn quay lại nói thêm, giọng phường tuồng :

        - Nhưng nếu chúng ta phải rời bỏ sân khấu thời toàn thể trái đất sẽ rung chuyền !

        Nhưng hiện trong lúc này, y chỉ mới làm rung chuyền cánh cửa thôi. Trong phòng họp, những ánh mắt kinh hoàng, khiếp đảm trao đổi lẫn nhau. Lần này, không còn được phép hoài nghi nữa : đó là hồi kết liễu ! Dần dần, phòng họp trống trơn, không một bóng người...

        Trọng pháo Sô-viết, tiếp tục triệt để nã theo hệ thống tính toán trước vào khu vực của chánh phủ. Cúi gập người làm đôi, Fritzsche chạy men theo các bức tường bị phá hủy đồ nát, trèo qua những đổng gạch ngói vụn ngồn ngang, đi vòng quanh các hố bom... Y định tìm một sĩ quan cao cấp có thể cho y biết rõ sự diễn tiến những cuộc đụng độ, nhưng không thấy. Cuối cùng, không biết làm chi hơn, y đành đi về phía biệt thự của Goebbels.

        Tòa nhà đầy nhóc các lính Phòng vệ s.s. (Schutr Staffel) đang hò hét, chửi thể và những người đánh máy chữ cuống cuồng, hoảng hổt... Trước các tủ áo mở toang, rơi lăn lóc những ngăn kéo, giấy tờ, valy bỏ quên. Ngay ở lối vào, một chủ-sự nhân-viên, mặc áo ba-đờ-suy và đội mũ, đi lang thang như một linh hồn đau khổ... Thoáng nhìn thấy Fritzsche đi tới, y nói một cách ngây ngô :

        -  À !... Ông đấy ư ? Ông tới chậm quá ! Goebbels đã đi gặp vị Thủ Lãnh ở hầm trú ẩn tại dinh Quốc- Trưởng rồi. Về phần tôi thời tôi sẽ cố gắng đi lén lút giữa các phòng tuyến để tới Hambourg. Tôi dẫn ông cùng đi nhé ! Còn một chỗ ngồi trong xe hơi.

        Fritzsche từ chổi. Y vẫn nỗ lực ở lại Bá-Linh. Y về nhà, lấy chiếc xe hơi nhỏ BMV, đi thăm tình hình xem quân Nga đã thực sự chọc thủng chiến tuyến để tiến tới Alexanderplats, ngay trung tâm điểm của thành phổ cổ xưa.

        Tới một ngã tư, y bị mắc kẹt do những lẳn đạn trái phá bắn chéo cánh sẻ của rất nhiều xe thiết-giáp Nga và Đức, gần như đối diện với nhau. Bỏ dự định tham quan chiến trường, y chạy thẳng tới đài Phát- thanh. Một biên tập viên báo cho y biết là Hitler đã hạ lệnh tiếp tục cuộc bảo vệ thủ đô Bá^Linh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2017, 03:34:06 am »


        Đúng sự thực là trung tâm thành phố hãy còn cầm cự được trong một vài ngày. Rồi Fritzsche, dán tai vào một máy thâu thanh mà bình điện đã gần cạn, nhận được tin của đài Phát-thanh Hambourg loan truyền về cái chết của vị Thủ-Lãnh.

        Cùng với bộ trưởng Werner Naumann, y vội vàng chạy đến dinh Quốc-Trưởng. Hiện nay y đã sẵn sàng có một kế hoạch : xin cho Bá-Linh đầu hàng ngay tức khắc ! Nhưng bây giờ, y hãy còn giữ kín, chưa hề tiết lộ với Martin Bormann, viên bí-thư tâm phúc và chắc có thể là người thừa hành di chúc của Hitler. Y chỉ giản dị yêu cầu Bormann hãy kiêng cữ mọi hành động thiếu suy nghĩ... Mặc dù dưới hình thức giả tạo như vậy, đề nghị của y rất có thể phải trả bằng một giá quá đắt ! Nhưng rồi mọi sự đều êm đẹp... Bormann nghe y nói và nhún vai ! Rồi trước sự hiện diện của Fritzsche, trong khu vườn, đằng trước cái hầm trú ẩn bất hủ, chung quanh có những bức tường sụp đồ, các thùng xăng, các hồ sơ mật dang cháy dở (ít nhất không phái là những hồ sơ mật, thời còn là thứ chi khác nữa ?), y hội họp một vài sĩ quan Phòng vệ s.s. :

        -  Hội bí mật Ma Sói (Loups-garous) bị giải tán với hiệu lực ngay tức khắc ! Hơn nữa, tôi ra lệnh ngưng bặt những vụ hành quyết.

        Fritzsche không thể nào hy vọng nhiều hơn nữa.

        Y bèn trở về văn-phòng tại Bộ Thông-Tin. Đến 9 giờ tồi, những người cuối cùng còn lại trong hầm trú ẩn đều muốn trốn thoát ra ngoài. Kể từ lúc đó trở đi, Fritzsche sẽ là nhân viên cao cấp duy nhất còn lại ở nhiệm sở. Chính là với cương vị này, y sẽ đề nghị với Joukov, thống chế Nga về việc thủ-đô Bá-Linh xin đầu hàng. Để bắt đầu, y loan truyền ngay cho một vài quân- y-viện, các bộ chỉ huy, các đơn - vị trưởng biết rõ quyết định của y. Rồi y viết thư cho Thổng chế Nga Sô. Thông-dịch viên Junius tại sở Báo-chí Đức sẽ phụ trách việc dịch thư này ra tiếng Nga.

        Thình lình cánh cửa văn phòng bị đẩy tung ra. Tướng Burgdorf, sĩ quan hậu cận cuối cùng của vị Thủ-Lãnh, chạy ùa vào trong hầm và hỏi vẻ gay gắt, nổi xung, không tự chủ :

        - Thế ra ông muốn đầu hàng ư ?

        - Đúng thế !

        - Trong trường hợp đó, tôi sẽ hạ ông như một con chó ghẻ !.,. Di chúc của Quốc-trưởng ngăn cấm hết thảy mọi sự đầu hàng. Cần phải tiếp tục chiến đấu cho tới người đàn ông cuối cùng !

        - Dù cho cả đến người đàn bà cuối cùng nữa chứ ?

        Burgdorf đã rút súng lục ra, nhưng Frizsche và một chuyên viên vô - tuyến - điện trẻ tuồi hiện có mặt ở đó lại mau lẹ hơn !... Viên đạn của Burgdorf bị lái chệch đi và nổ tung trên trần nhà. Rồi hai người đẩy kẻ điên khùng kia ra ngoài. Sau này họ biết là y cố gắng định trở về dinh Quốc-Trưởng, nhưng cuối cùng, y từ bỏ dự định ấy và nhồi một viên kẹo đồng vào đầu !...

        Do một phép mầu nhiệm nào đó, lá thư của Fritzsche vượt qua được các phòng tuyến và đến Đại Tổng-hành-dinh của Joukov. Sáng sớm tinh sương ngày 2-5-1945, các đặc sử Nga đến Bộ Thông-tin Đức : một Trung-tá Hồng-quân và nhiều sĩ quan khác do một đại tá Đức dẫn đường. Joukov mời Fritzsche đến văn phòng.

        Toán người ít ỏi yên lặng đi trong một Bá-Linh điêu tàn, không thể nào nhận ra nữa. Dọc đường, toàn là những xác ngựa, xe bị cháy, dây điện thoại treo lơ lửng, súng ba-dô-ca và liên-thanh vứt bỏ, đồ gỗ bị phá hủy... Và xác chết, luôn luôn là những xác chết : lính Đức, dân sự, nhãi ranh trong đoàn Thanh- Niên Quốc-Xã... Tới ga Anhalt, họ rời bỏ các vị trí Đức. Ở bên kia đường phố, một xe díp Sô-viết đang chờ đón...

        Họ đã trông thấy cảnh tượng gì ở trong các khu vực do Hồng-quân vừa chiếm đóng ? Theo lời thuật của Fritzsche :

        - Tôi đã từng trông thấy rất nhiều cảnh xấu xa, ghê tởm trong cả hai Thế-chiến. Tuy nhiên không hề điểm nào có thể so sánh được với những hình ảnh đã phơi bày ra trước mắt chúng tôi trong quãng đường ngắn ngủi đến Tempelhof và chúng tôi đã đi mất nhiều thì giờ. Tôi đã không được chứng kiến những thảm cảnh xảy ra lúc các hầm trú ẩn và những tòa nhà trơ trọi đầu hàng. Tôi cũng không thể nào diễn tả được bi kịch khủng khiếp của một vài người đàn bà đã muốn ôm con nhảy qua cửa sổ còn hơn là bị những bàn tay tham lam, thô bạo của quân chiến thắng bắt giữ... Nhưng sự chi đã do chính mắt tôi trông thấy : những cảnh điêu tàn và khói lửa, nhất là những nét kinh hoàng, khủng khiếp trên gương mặt một vài xác chết... đã chứng mỉnh rõ ràng sự chỉ đã xảy ra ở đây. Với cảnh tượng như thế, đã có lúc tôi muốn được giải thoát ngay khỏi cơn ác mộng đó bằng một trong nhiều viên đạn trái phá hãy còn tiếp tục rơi lả tả chung quanh chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2017, 11:06:30 pm »


        Xe díp ngưng lại trước phi trường Tcmpelhof và Fritzsche được dẫn vào trong một biệt thự, nơi đặt bộ Tham-mưu Sô-viết. Ở đây, y được biết rằng y không phải là người thứ nhất xin cho thủ đô đầu hàng. Một trong các vị chỉ huy cuổi cùng khu "Pháo-đài Bá-Linh" là tướng Weidling đã tới biệt thự này để cổ gắng xin đầu hàng...

        Trong bản hiệu - triệu quân - đội và các chỉ huy trưởng của họ, Weidling đã nói :

        -  " Ngày 30-4-1945, Thủ-Lãnh đã bỏ rơi chúng ta cho một số mệnh ! Tuy nhiên, thế mà theo mệnh lệnh của y, các bạn cứ tưởng là vẫn phải tiếp tục chiến đấu, nhưng sự tan vỡ đã có tính cách tổng quát. Dừ sao chăng nữa, sự thiếu thốn các trọng pháo và đạn dược làm cho cuộc kháng chiến anh dũng của các bạn trở thành vô nghĩa lý ! Mỗi giờ trôi qua càng tăng gia thêm những niềm đau khổ của dân chúng và những người bị thương của chúng ta... Vì vậy nên tôi thiết tha kính mời các bạn nên hoàn toàn thỏa thuận với bộ chỉ-huy tối cao các lực lượng Sô-viết để ngưng ngay tức khắc cuộc chiến đấu !".

        Công cuộc vận động này của Weidling đã hủy bỏ nhiệm-vụ tình nguyện của Fritzsche. Vả lại người Nga lại muốn nhờ y làm tròn một sứ-mạng có tính cách đặt biệt hơn! Ngày 4-5-1945 họ dẫn y đi xe hơi đến một thị trấn nhỏ, cách Bá-Linh độ 50 cây số. Họ dẫn y xuống một hầm rượu ẩm thấp và nói :

        -  Ông hãy trông đây. Ông có nhận ra họ không ?

        Fritzsche không khỏi rùng mỉnh ! Một xác chết gần như trần truồng ở trên mặt đất nện : sọ đã bị cháy thành than, nhưng trái lại, thân thể chưa bị lửa thiêu rụi. Về quần áo, chỉ còn sót lại một cồ cồn quân phục bằng nhung màu nâu và một ve áo có gắn huy hiệu vàng bóng loáng của Đảng.

        Gần xác chết, năm thây con nít mặc áo ngủ, xếp thành hàng. Thi thể chúng vẫn nguyên vẹn hình như còn đang ngủ...

        Fritzsche, không cần cúi xuông cũng nhận biết ngay là xác Goebbds. Quá bất mãn vì thấy cấp chỉ huy của mình đã chọn lựa một lối thoát ly dễ dàng nhứt, y không kịp để ý tới một thây ma thứ bảy : một người đàn bà, có lẽ là Magda Goebbels !

        Các sĩ quan Nga tỏ vẻ rất hài lòng ! Đối với họ, sự nhìn nhận căn cước vị cựu Bộ-trưởng Thông-Tin do một cộng sự viên trực tiếp, thế là quá đầy đủ ! Nhưng cũng không phải vì thể mà Fritzsche được tha ngay. Trong nhiều ngày sau, y nằm mốc meo trong một hầm rượu khác và nhủ thầm là người ta sẽ dành cho y số phận ra sao ?... Cuối cùng, y thấy một hạ sĩ quan Nga tới nơi, rút trong túi áo ra mặt tờ giấy đã nhầu nát, chăm chú đọc rõ ràng ba tiếng Đức :

        -  Ông bị bắt !

        Chi mãi sau này, Fritzsche mới được tha bổng sau khi đã trải qua quân lao Loubjanka ở Mạc Tư Khoa và ghế các bị cáo ở Tòa án Quốc-tế Nuremberg.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2017, 08:49:02 pm »

   

Nuremberg 1933 thời kỳ cự thịnh của triều đại Hitler


CHÁNH ÁN (MỸ) JACKSON

oOo

        Cuộc săn đuổi người, vô cùng đại quy mô, vẫn tiếp tục... Các điều tra viên Đồng-Minh tập trung nỗ lực chánh yếu của họ vào hai miền : phía Bắc, khoảng từ Hambourg đến Flensbourg ; phía Nam, miền Haute-Bavière, từ Munich đến Berchtesgaden. Người ta đã biết là khi Bá-Linh sụp đổ, một vài lãnh tụ Quốc-Xã định đi tiếp xúc với đại đô đổc Doenitz ở miền Slesvig, trong số ấy có Himmler, Ribbentrop, Rosenberg và Bormann. Còn các người khác có lẽ đang lẩn trốn ở nơi đồn lũy bất hủ trong "Mặt khu Bavi- ère" (Thực sự mật khu này chỉ có trong óc tưởng tượng của Hitler).

        Thế mà sáng ngày 9-5-1945, một đại tá Đức đến trình diện tại một tiền đồn Mỹ hẻo lánh của sư đoàn 36, thuộc quân đoàn 7. Thoạt mới đầu thời sự kiện này không co chi là kỳ dị cả. Rất nhiều đơn vị Đức vẫn còn chiếm đóng miền núi và đơn phương hành quân lẻ tẻ... để mãi sau này mới chắc chắn nhận thấy sự kháng chiến của họ là mơ hồ, ảo vọng ! Tuy nhiên, trường hợp này lại là một sự kiện khác biệt hẳn ! Viên đại tả Đức xưng danh :

        - Bernd von Brauchitsch.

        Rồi y điềm đạm nói thêm :

        - Nhân danh Thống-chế Hermann Goering, tôi đến đây với tư cách đại biểu đàm phán.

        Thế là các lỉnh Mỹ vội vàng rũ bỏ thái độ lạnh nhạt, phớt tỉnh của họ. Dù ngay cả đến các chú binh nhì này cũng hiểu rõ là rất hiếm hoi, đơn vị họ có hân hạnh đặc biệt chộp được một con mồi cỡ bự, một trong những tay tồ của chẽ độ Quổc-Xã,. Đại tá Von Brauchltsch được mời ngay lên một xc díp và xe chạy như tên bẳn về Bộ Chỉ huy Sư đoàn.

        Đã được cấp báo bằng điện thoại, tham-mưu- trưởng John E. Dahlquist và viên phụ tá J. Stack tiếp đón ngay vị tân khách. Brauchitsch giải thích là thống chế Goering, hiện nay đang ở Radstad, gần Zell am See, trao phó nhiệm vụ cho y xin đầu hàng.

        Ngay đến người Mỹ cũng không biết là con thủ săn quý báu này đang nóng lòng chờ đợi họ, đầy vẻ sốt ruột ! Chính vì Goering lo sợ cho sinh mệnh y. Đã bị kết án tử hình theo di chúc của Hitler để lại sau khi chết, y vẫn thường tự hỏi, mặc dù sự sụp đổ toàn diện, ngộ nhỡ có một vài Vệ-binh s. s. cuồng tín muốn thi hành ngay bản án thời sao ?

        Một vài ngày trước, qua làn sóng điện của đài bá âm, y dã gởi đến dinh Quốc Trưởng, bản đề nghị sau đây :

        " Thưa Quốc Trưởng, vì ông đã quyết định ở lại nhiệm sở trong các pháo đài đang bị bao vây là Bá-Linh, vậy ông có đồng ý để cho tôi đảm nhiệm toàn thể những uy quyền của chánh phủ về quốc nội cũng như quốc ngoại, áp dụng đúng theo đạo luật ngày 19-6-1941 không ? Trong trường hợp tới mười giờ đêm mà tôi vẫn không nhận được trả lời chi cả, tôi sẽ suy đoán là ông không còn được hoàn toàn tự do hành động nữa. Và tôi sẽ ước định là những điều kiện áp dụng về luật pháp đã đầy đủ, trọn vẹn."

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2017, 12:31:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2017, 11:16:56 pm »

           

PHÁP ĐÌNH NUREMBERG PHÒNG XỨ ÁN


PHÒNG XỬ ÁN của tỏa án Qu6c-Tc NƯREMBERG


        Câu trả lời đến ngay trước mười giờ đêm, tuy nhiên lại gởi thẳng cho một người khác :

        "Goering bị tước đoạt, với hiệu lực tức khắc, hết thảy mọi chức vụ, kể cả việc thừa kế chức vụ tối cao. Ông bắt giam ngay y về trọng tội phản quốc. Nếu Quốc-Trưởng có mệnh hệ nào, thời ông cứ việc thanh toán y ngay, khỏi cần mọi hình thức tố tụng."

        Sau này, tướng Koller, tham mưu trưởng cuối cùng của Không Lực Đức Quốc khai trước tòa án Nuremberg :

        - Rất có thề là Vệ binh SS đã ngần ngại không muốn dùng bạo lực đối với vị Thống-chế của Đức Quốc-Xã.

        Chính Goering, lúc bị hỏi cung trong lao xá Nuremberg, cũng đã khai :

        - Người ta dẫn tôi vào một căn buồng, bên trong có một sĩ quan. Trước cửa buồng, có một vệ binh SS võ trang đứng gác. Rồi ngày 4 hay 5-5-1945 sau khi dinh Quốc Trưởng ở Berchtesgaden bị ném bom, người ta dichuyển tôi và gia đình tôi đến một tỉnh nhỏ là Mauterndorf ở Áo. Vừa đúng lúc một đơn vị Không quân đi qua thị trấn này, bèn giải phóng và bảo vệ an ninh cho tôi.

        Còn về phần tướng Koller, sau này có nhiệm vụ canh giữ vị thống chế chăc chắn là y cũng biết rõ mệnh lệnh thủ tiêu, nhưng y từ chối sự áp dụng.

        Sau này y đã nói với một trong các luật sư bào chữa cho Goering

        - "Luôn luôn tôi vẫn phản đối sự giết người. Vả lại tôi cũng không hề chấp nhận việc người ta thủ tiêu một đối lập chánh trị !"

        Một cảnh tượng vừa lạ lùng, vừa phát giác bí mật sẽ diễn ra trước một lâu đài nhỏ bé ở Mauterndorf, nơi Goering với vợ và con gái đang bị giam lỏng cùng với một bồi buồng, thị nữ và người bếp... Kohnic thượng sĩ không quân tường thuật :

        "Khi trông thấy Thống chế xuất hiện, tôi bèn chào một cách đúng phép nhà binh và tự giới thiệu. Hơi ngạc nhiên, ông ngưng lại, ngắm kỹ tôi từ đầu tới chân, rồi vui vẻ, ông hỏi quê tôi ở miền nào ? Và bằng một giọng tâm tình, bí mật, ông giải thích cho tôi hiểu là các sự việc xảy ra sẽ khác biệt hẳn, nếu người ta chịu nghe theo lời ông. Sau khi tỏ ý cho tôi hiểu ngầm là Hitler mắc chứng tham lam danh vọng và quyền tước, ông la lớn :

        - "Bây giờ Quốc Trưởng đã biến mất, chiến tranh đã kết liễu. Chính ta Thống chế của Đức-Quốc- Xã sẽ lãnh-đạo Chánh phủ !"

        Rồi ông đi nơi khác, không đợi câu trả lời của tôi. Thình lình, cách xa độ 20 bước, ông ngã vật xuống. Tôi bèn gọi các lính gác. Chúng con phải vất vả lắm mới dựng lên nổi con người khồng lồ này ! Có lẽ ông ngất xỉu vì từ hôm bị bắt tới nay, các Vệ- binh SS đã không cho ông hít bạch phiến ! Hết thảy mọi người đều biết rõ Thống-chế là một tay nghiện bạch phiến
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2017, 12:32:30 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2017, 12:31:02 am »

     

Chưởng Lý (Pháp) c. DUBOST



Phiếu lý lịch các Tội phạm chiến tranh


        Đó là sơ lược cuốn phim về việc bẳt giam Goering do các Vệ-binh SS và cuộc giải phóng y do một đơn vị của Không-quân Đức. Cuộc phóng thích này chỉ có tính cách tùy thuộc điều kiện : y sẽ làm thế nào nếu các vệ binh SS tự trấn tĩnh lại, xông đến và dùng võ lực đề bắt y lần thưa hai ? Chắn chắn là y nạp mình cho Đồng-Minh thời hay hơn cả !

        Và bây giờ thới cơ hội thuận lợi đã tới nơi !

        Tướng Stack không muốn để cho các thuộc viên lãnh trách nhiệm thi hành vụ này. Y sẽ thân hành đi tới chỗ hẹn do Brauchitsch xếp đặt. Đúng giờ hẹn sẵn, xe díp của Stack và xe Mercedes bọc sắt của Goering gặp nhau tại một khúc quẹo trên đường cái. Hai xe ngừng cách nhau độ 50 thước. Viên tướng Mỹ nhanh nhẹn nhảy xuống đất. Goering điệu bộ ra khỏi xe một cách khá vất vả. Rồi giơ chiếc gậy thống- chế lên thay lời chào, y tiễn bước để gặp tướng Mỹ. Stack để tay lên mũ lưỡi trai và cũng tiến, lên vài bước. Mọi sự diễn tiến rất đứng đắn và lịch sự nhất hoàn cầu !

        Đứng đối diện ở giữa đường, hai người xưng danh và bắt tay nhau. Cử chỉ này khiến viên tướng Mỹ sau đây sẽ hối hận ngàn đời ! Thực thế : tin tức vừa được loan truyền đi đã gây nên sự phản đối rùm beng. Các báo đổi lập, ác ôn nhất ở Mỹ và các báo lớn nhất ở Anh đều chạy tít cỡ lớn, suốt 8 cột ở trang nhất :

        "BẮT TAY MỘT TÊN SÁT NHÂN !"

        Nội vụ gây nhiều tai tiếng quá, nên chính đại tướng Eisenhower cũng bó buộc công khai tỏ ý không tán thành. Còn về phần nước Anh, chánh phủ đã ủy thác cho Lord Woolton, Bộ trưởng Kiến thiết tuyên bố tại Nguyên-Lão Nghị - Viện :

        "Chiến-tranh không phải là một cuộc đấu giao - hữu để kết thúc bằng những cái bắt tay !"

        Hiện tại trong lúc này, tướng Stack hãy còn chưa biết câu chuyện trên đây sẽ đầu độc đời sống của y tới mức nào ! Y chỉ giản dị tưởng rằng đã thỏa mãn sự lịch thiệp, nhã nhặn sơ đẳng nhất. Goering được dẫn ngay tới Bộ chỉ huy Sư đoàn do tham mưu trưởng Dahlquist sẽ đích thân săn sóc y. Lẽ dĩ nhiên là người ta đã cấp báo ngay Đại Tổng-hành-dinh Quân - đoàn 7 do tướng Quinn, trưởng phòng Nhì, tức khắc được phái lên đường để nhận lãnh con thú săn quý giá này.

        Trong khi chờ đợi Quinn tới, Dahlquist bèn nói chuyện với tên tù binh. Là một binh sĩ chuyên nghiệp già đời nên về lãnh vực chánh trị Dahlquist ngây thơ một cách rất đáng cảm động !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2017, 03:50:14 am »

           

Các Thẩm Phán thảo luận trong phiên tòa



Các Luật Sư phần nhiều do bị can chọn

        Y khó lòng giấu nổi vẻ ngạc nhiên khi Goering, được vì nể, ba hoa chích-chòe thồ lộ cho y những niềm hy vọng chứa chan :

        - Tưởng cần phải nói rõ rằng Quốc Trưởng là ngưòi khá thiển cận, không nhìn xa thấy rộng ! Rudolf Hess là con người kỳ cục, quái gở ! Ribbentrop là một tên tầm thường, bất lương ! Tại sao y lại được đột ngột đẩy lên chức Bộ-trưởng Ngoại-Giao ? Bí mật !... Người ta đã nhắc lại cho tôi nghe có lẽ Churchill đã nót một câu bất hủ : "Tại sao người ta cứ luôn luôn gợi đến cho tôi thằng cha đáng buồn Ribbentrop này, thay vì anh chàng cừ khôi Goering kia ?" Vậy thì hiện bây giờ tôi đang ở đây ! Chừng nào các ông mới đưa tôi đến yết kiến Eisenhower ?

        Rõ ràng là viên thống-chế to béo này vẫn tin tưởng mãnh liệt là Đồng-Minh sẽ coi y như vị đại diện có thẩm quyền của Đức-quốc và sẽ chấp thuận thương thuyết với y. Con người mà uy quyền chỉ ở dưới uy quyền của Hitler, tuyệt đối không hề nhận thức rõ được thực trạng hiện tại !

        Mỗi lúc càng thêm hoảng hổt, kinh ngạc, Dahlquist nghe y đề cao và tán dương nhiệt liệt Bộ Không-Lực tuyệt hảo của y !... Thế mà cũng vào giờ này, người kế vị của y là Von Greim đã đầu hàng người Mỹ đang chiếm đóng Kitzbuhd với những lời nói đã trở thành bất hủ :

        - Tôi là Tổng-chỉ-huy cuối cùng của Không- Lực Đức - tuy nhiên Không-Lực ấy không còn tồn tại nữa !

        Nếu quả nhiên Goering không biết có sự kiện này thì còn có thể tha thứ được, nhưng ít nhất là y cũng phải nghi ngờ có điều ấy chứ ? Nhưng không... y vẫn tiếp tục khua môi, múa mép, để rồi cuối cùng nhắc lại câu hỏi :

        - Chừng nào ông đưa tôi đến gặp Eisenhower ?

        Dahlquist trả lời thoái thác :

        - Tôi cũng không rõ. Người ta sẽ biết sau...

        Goering không nhấn mạnh thêm. Một người hầu cận đem bữa ăn tới : gà, đậu, khoai nghiền. Tù binh ăn uống rất ngon iành khiến cho người Mỹ vô cùng sửng sốt : y thanh toán hết cả đĩa rau sà lách với trái cây và nhấm nháp, vẻ đam mê đầy khoái lạc, ly cà-phê đen !...

        Thực đơn này đã gây hoang mang không ít trong dư luận quần chúng, nên một vài ngày sau, để trả lời những sự công kích chua chát, bộ Tổng Hành- Dinh của Eisenhower đã nhấn mạnh :

        "Đó cũng là các món ăn của những lính Mỹ trong ngày hôm ấy."



Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2017, 06:19:19 am »

   

Trong phòng xử án : màn ảnh đề chiếu phim về những tàn ác, dã man ở các trại tập trung.



Phòng xử án
Phía trên là công chúng, phía dưới là ký giả


        Màn hài kịch này sẽ kết thúc thình lình với sự tới nơi của tướng Quinn, trưởng phòng Nhì, quân đoàn 7. Quinn ra lệnh giải tù binh về giam tại một tòa nhà riêng biệt ở gần Kitzbuhel. Đoàn quân áp tải gồm có 7 người gốc Texas : những tinh binh lão luyện đã từng tham dự cuộc đổ bộ miền Salerne và núi Gassin ! Ở dọc đường, Goering nói lớn với họ bằng tiếng Anh :

        -  Nhất là không được chểnh mảng ! Tôi rất có thể trốn đấy !

        Câu pha trò nhạt phếch này rất xui xẻo : theo sự tiết lộ của một phóng-viên chiến tranh thời những câu trả lời của các lính áp tải "tuyệt đổi không thể nào đăng tải được !"

        Một đoàn ký giả đã bao vây tòa nhà ở Kitzbuhel. Tin chộp được vị thống-chế to béo lan tràn mau lẹ như một làn thuốc súng ! Hơn thế nữa, tướng Quinn vốn luôn luôn khả ái với báo chí, đã hứa hẹn là sẽ dành cho họ một cuộc phỏng vấn công cộng về Goering !

        Hiện bây giờ, tù nhân đang bận rộn xem xét những căn buồng dành riêng cho y sử dụng. Gia đình y cũng đã đến nơi cùng với 17 xe cam - nhông hành lý ! Rất hài lòng, "Ngài" Thống-chế tắm khá lâu rồi mặc một bộ quân phục ưa thích nhất : màu xám nhạt với những nẹp vàng nặng nề hình như có vẻ vừa vặn, khít khao với thân hình đồ sộ !

        Có sự khác biệt xiết bao giữa đời sống ở đại khách-sạn này với những trại giam công-cộng do những người Chiến-thắng dồn các tù nhân Đức - có hàng chục và hàng trăm ngàn người ! - dưới trời mưa, trong bùn lầy, không nước uống, không cả những phương-tiện vệ-sinh tối thiêu !...

        Về phần Goering, y không hề có một ý tưởng nào về các người khốn nạn này ! Vừa cạo mặt xong, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, mùi nước hoa Cologne thơm ngát, y bước ra ngoài thềm nhà, mỉm cười dưới ánh mặt trời... Rồi với điệu bộ như ông Hoàng, y ra hiệu cho các phóng viên báo chí.

        Những ký giả chiến tranh, họp thành hình bán nguyệt, bao vây chiếc ghế bành bọc vải dày do vị thống-chế vừa đặt khối thịt khổng lồ ngồi xuống...

        Trên chiếc bàn nhỏ, một máy vi âm sẽ khuếch đại bất cử lời nói nào của y. Các máy chụp hình đều sẵn sàng bấm lia-lịa ... và các chú phó nhòm đang tíu tít yêu cầu :

        - Này Thống-chế, mỉm cười đi !

        - Xin Ngài quay đầu về phía này !
 
        - Một kiểu nữa : xin ông đội mũ cát-két ! Goering, ngoan ngoãn, đội lên đầu chiếc mũ cát két, có huy-hiệu binh-chủng bằng vàng to tướng. Tuy nhiên y bắt đầu cảm thấy nổi đóa, phát sùng và nói lớn :

        - Xin các ông lè-lẹ lên ! Tôi đang đói và khát... Thế là những câu hỏi từ bốn phía tới tấp bay đến. Trước hết là những câu vô hại nhất : Hiện nay Hitỉer ờ đâu ? Ông thực sự tin là y chết rồi chăng ? Tại sao Đức lại không đổ bộ lên Anh ? Dần dần cuộc phỏng vấn có vẻ thấu cáy, xảo quyệt hơn...
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM