Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 04:29:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ án Nuremberg  (Đọc 30378 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2017, 09:09:14 am »


        Tháng 10-1942, cũng ở Luân-Đôn, 17 chánh phủ thành lập ủy ban Liên minh về các trọng tội chiến tranh, sau này đổi thành Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ủy ban có nhiệm vụ sưu tra các bằng chứng và lập danh sách những phạm nhơn chiến tranh thuộc về các nước của Trục (Đông-kinh —  Bá-linh —  La-mã). Hơn nữa, đã nhiều lần Đồng-Minh kêu gọi trên đài phát thanh là các phạm nhơn chiến tranh cần phải ý thức rõ rệt vè hành vi của họ...

         Các tài liệu chồng chất mau trong văn phòng của ủy ban đã tiết lộ sự khủng khiếp vượt mức về việc thanh toán đẫm máu các người Do Thái ở Trung và Đông-Âu, chưa kể những người ở miền Tây. Dưới áp lực của những chứng minh cụ thể và ghê rợn đó, Đồng-Minh bèn tuyên bố là những người có trách nhiệm về vụ diệt chủng cả một dân tộc và giống nòi như vậy sẽ bị trừng phạt nặng nề !

         Lẽ đĩ nhiên là nhân dân Đức bị bưng bít, không hiểu chi cả, ngoại trừ các lãnh tụ và những cận thần trực tiếp là các người duy nhứt được nghe những tin tức ngoại quốc. Những con người hiếm có và được ưu đãi này không hề dám nói rõ sự thật. Nhân dân không được hoài nghi, với bất cử giá nào, về tội trạng nặng nề do các lãnh tụ gán ghép cho mình. Nhân dân cử phải tiếp tục làm việc cho tới khi nào Quốc Trưởng và đồng bọn bỏ rơi mình, mặc cho số phận định đoạt!...

         Trong thời gian này, ai nghe đài phát thanh ngoại quốc sẽ bị phạt tử hình. Và có lý do chánh đáng : không hề ai có quyền được biết là Tòa-án Quốc-tế đang hình thành. Cũng không ai được quyền hiều biết bản tuyên cáo Mạc-Tư-Khoa do Staline, Roosevelt và Churchill đồng ký:

         1) Các tội nhơn chiến tranh phạm trọng tội ở một nơi nào nhất định, sẽ được giao cho Quốc-Gia liên hệ đè xét xử theo luật pháp địa phương.

         2) Các người phạm tội ở một nơi nào mà vị trí địa dư không được rõ rệt vì liên hệ đến nhiều nước thời sẽ bị trừng phạt theo một « quyết-định chung » của Đồng Minh.

         Vậy chỉ còn việc xác định rõ ràng là «quyết-định chung» ấy ra sao? Danh từ bề ngoài có vẻ đơn giản và minh bạch nhưng mỗi người lại hiểu theo ý riêng mình và sự tranh luận sẽ gây ra nhiều cơn dông tố phũ phàng!...

         «Trừng phạt theo một quyết định chung»; như thế có nghĩa là bó buộc phải xét xử tại tòa-án.

         Từ hội nghị Téhéran (Ba-Tư) tháng 11-1943, các nước Tây-phương đã biết rõ ý kiến của Staline về vấn để này. Vị chúa tể ở điện Cầm-Linh không cần giữ gìn bí mặt nữa. Y đã nói rõ ý muốn của mình trong một bữa tiệc khoản đãi các bạn thân là Churchill và Roosevelt.

         Bữa tiệc theo kiểu Nga: liền tiếp không ngừng, một người trong số thực khách nâng ly chúc mừng về điều này hay điều kia : người ta hy vọng ngày mai sẽ đẹp trời hoặc là cung cấp đầy đủ các dụng cụ chiến tranh... Mỗi lần như vậy, một người đều đứng lên và trịnh trọng uổng một hớp rượu sâm banh Crimée hay rượu Nga Vodka —  duy có Churchill là chỉ nhất quyết uống rượu mạnh !...

         Chiều hôm đó, người ta cụng ly ít nhất lần thứ hai mươi... Bữa tiệc gần tàn. Cho đến bây giờ mọi sự đều trôi chảy, không hề có sự chi trục trặc: các mặt trận Stalingrad và E1 Alamein đã rõ ràng kéo chuông cáo phó thế lực của Hitler !... Chung quanh bàn ăn có bầu không khí vui vẻ hoàn toàn. Nhưng thình lình Sta- line đưa ra một nốt nhạc chói tai trong cuộc hòa am êm dịu :

         — Tôi đề nghị cụng ly về một nền công lý hết sức đơn giản và mau chỏng đòi với các tội nhơn chiến tranh Đức. Chúng ta uống mừng công lý của quân đội hành hình...

         Y ngừng lại như để thưởng thức sự làm thinh nặng như chì do lời nói của y gây ra. Rồi dằn từng tiếng mội, y tiếp tục :

         — Tôi uống mừng sự quyết định của chúng ta là thanh toán ngay tức khắc khi bắt được họ ! Hết tất cả... không trừ ai... khoảng độ 50.000 người!...

         Một tiếng động mạnh làm mọi người giật mình: đó là cái ghế của Churchill đổ rơi xuống ! Con người tranh-đấu già nua này đứng bật dậy như cái lò-xo, với một vẻ nhanh nhẹn khác thường đối với một thân hình quá vạm vỡ, quá trầm lặng !...

         Mặt đỏ rực lên, y kêu to:

         —  Đối với chúng tôi là những người Anh thời các biện pháp tương tự sẽ mâu thuẫn trầm-trọng với Luật-pháp và Công-bằng! Không bao giờ nước Anh lại hỗ trợ cho một cuộc ám sát tập thể ! Không bao giờ!..

         Elliot Roosevelt, con trai Tổng-thổng Mỹ, vừa là phụ-tá kiêm bí thư, vừa là người chép tiểu-sử của cha đã ghi chú trong tập nhật-ký:

         « Staline có vẻ đùa giỡn lắm ! Bề ngoài rất thản nhiên, y vừa trả lời một cách lịch sự, vừa nháy mắt đồng lõa, phụ họa theo chúng tôi! »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2017, 09:09:56 am »


         Chính Churchill cũng đã nói rõ trong tập Ký-ức những chi-tiết về vụ này :

         « Staline cho là trước tiên cần phải thanh toán hết cả bộ Tổng-tham-mưu Đức. Theo ý ông, tiềm lực quân sự của Hitler lệ thuộc chính yếu vào độ 50.000 sĩ quan và chuyên viên. Việc hành quyết bọn họ sẽ hủy diệt khả năng quân sự Đức trong nhiều thế hệ.

         «Tôi cãi lại rằng không bao giờ Quốc-Hội Anh cũng như dư-luận Anh lại chấp nhận những vụ hành quyết sơ sài như vậy !... Người Nga đã phạm một lầm lỗi nặng nề khi đánh giá không đúng mức sự cương quyết của chúng ta về điểm này. Và khi Staline nhấn mạnh về sự như cầu phái bắn ít nhất 50.000 người thời tôi lạnh lùng tuyên bố là sự hành quyết đơn giản ấy không thể nào công nhận được. Tất cả mọi người, dù quốc xã hay không, đều phải được xét xử điều hòa nghĩa là tùy theo những dữ-kiện và chứng cớ cụ thể.

         Staline lắc đầu. Thế là Churchill, bằng một giọng run rẫy ném ra một câu bất hủ :

         — Tôi thích được người ta dẫn ngay tôi ra vườn để hạ tôi còn hơn là để cho danh dự tôi và danh dự quê hương tôi bị hoen ố vì việc ghê tởm này !

         Roosevelt, cho tới bây giờ, vẫn chưa tham dự vào cuộc tranh luận. Khi Staline quay về phía ông thời ông tưởng nên làm cho bầu không khí bớt căng thẳng bằng một câu nói hóm hỉnh !...

         — Tôi nhận xét là càn phái tìm một sự hòa giải. Chúng ta rất có thể từ chối sổ 50.000 người bị bắn để thỏa thuận với nhau về... 49.500 chẳng hạn !...

         Người Nga và người Mỹ đều bật cười. Người Anh yên lặng... Eden liếc mắt nhìn Churchill ra hiệu xin khuây khỏa nguôi giận... nhưng vị Thủ-tướng Anh không thể nào bình tĩnh được ! Ông rời bàn ăn, ra đứng riêng một mình ở phòng bên cạnh, Đứng ngay trước cửa sổ, đầu rụt vào hai vai đồ sộ, ông ngắm nhìn cảnh vườn ban đêm... Nhưng chỉ độ một phút sau, Staline và Molotov sang tìm ông, xác nhận đó chỉ là bông lơn cho vui... Nói cho đúng ra, Churchill chỉ tin họ phân nửa nhưng ông cũng nhận lời trở lại phòng họp.

        Vụ này xảy ra ít nhất cũng xác định rõ ràng những trạng huống hiện tại : một bên muốn bắn các tội nhơn chiến tranh, không cần xét xử, bên kia muốn xét xử họ theo luật lệ hiện hành. Sự bất đồng ý kiến này không báo hiệu điều chi tốt lành cho «quyết-định chung của Đồng-Minh» !

         Hơn một năm sau cuộc hội nghị Téhéran, hồi tháng 2-1945, điểm tranh chấp này lại được nêu ra trong chương trình nghị-sự của hội - nghị Yalta. Vấn đề gay go, lởm chởm do Stalinè đề cập đến với sự bất mãn, khó chịu rõ rệt. Lông mày rậm rạp của y nhíu lại khi nghe Churchill tuyên bố :

         —  Chắc chắn là sẽ rất tiện lợi khi lập một danh sách các tội nhơn chiến tranh chính yếu để tìm kiếm họ và nhận ra họ ở giữa đám tù nhơn, do chúng ta đã làm và còn làm nữa. rồi dán danh sách ấy lên tường. Tuy nhiên tôi nghĩ là chúng ta phải tổ chức một vụ án đại quy mô.

         Staline nét mặt vẫn sa sầm, bí mật. Hiện nay sự tranh luận chỉ nhằm về phạm vị lý-thuyết trong khi chính y, ở những miền vừa chiếm lại của người Đức, đã giải quyết vấn đề một cách vô cùng thực tiễn : ngay hôm 15-12-1945, ở Kharkov đã có «vụ án về tội nhơn chiến-tranh» đầu tiên. Một trò hề đơn giản : sau một vụ hỏi cung về hình thức, các bị can là ba sĩ-quan Đức bị bắn liền. Thiệt là minh bạch, vắn tắt và nhanh chóng !

         Thế mà trong một vụ án, xứng đáng với danh xưng đó, sẽ diễn ra dưới những cặp mắt của dư luận quần chúng hoàn cầu, thời những cuộc tranh tụng rất có thể tiết lộ ra nhiều dữ kiện đau khổ, điều mà các người buộc tội muốn giữ gìn kín đáo.

         Vả lại, căn phải buộc tội ai bây giờ ? Duy nhất là những người phạm tội theo ý nghĩa thông thường của danh từ, ví dụ như những kẻ sát nhơn tầm thường hay là cả những người thuộc về một loại rất đặc biệt : tài chánh gia, chỉ huy quân sự, kỹ nghệ gia, công chức cao cấp ?

         Và người ta sẽ trách cứ họ điều chi ? Người Mỹ bèn sáng chế ra các yếu tố cáo trạng mà cho đến nay, luật quốc tế công pháp vẫn chưa hề biết tới : ví dụ như là «sự âm mưu » hoặc là «chiến tranh xâm lược ». Đó là những quan niệm mới mẻ, không định nghĩa rõ ràng và chắc có lẽ khó lòng sử dụng được !

         Vậy tất cả những sự đó hãy còn rất mơ hồ !...

         Staline lại thấy vui tươi trở lại và y bảo thông ngôn hỏi :

         — Tôi hy vọng là ông còn nhớ Rudolf Hess chứ ? Rồi sau tên anh hùng rơm ấy ra sao ?

         — Y được đối xử như một tù binh.

         — Thực thế ư ? Vậy thì... Nếu chúng ta để lại vấn đề này cho các Bộ-trưởng Ngoại giao của chúng ta, chắc có lẽ họ sẽ tiến tới sự đồng ý... Bây giờ tôi thích chúng ta hãy nói chuyện chút xíu về cuộc phản công Anh-Mỹ ở mặt trận miền Tây...

         Các hồ sơ cũ được gấp lại và thay thế bằng những hồ sơ mới. Người ta làm ra vẻ coi như vấn đề này đã được giải quyết ổn thỏa. Nhưng rồi nó sẽ trở lại trên thảm của bàn hội nghị rẩt mau lẹ. Lần này với những vai trò đảo ngược : ý tưởng về một vụ án đại quy mô, rất tha thiết đối với Churchill, không còn làm ai say mê nữa !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2017, 11:07:01 pm »


*

*        *

         Ở Anh và ở Pháp, sự bực dọc, phiền muộn không ngớt gia tăng. Phải chăng vụ án này sẽ là con dao hai lưỡi ? Chỉ kể một ví dụ điển hình : từ nhiều năm nay, toàn thể hoàn cầu, không nhiều thì ít, đã có những cuộc giao thiệp chánh thức, đôi khi thân thiện, với chánh phủ Hitler. Liệu người ta có can đảm ra trước một tòa án quốc tế để nghe ký giả khắp thế giới xì xầm là mình đã giao thiệp với bè lũ những kẻ phạm trọng tội ư ?

         Trước tiên là Bộ Ngoại-giao Anh rất bực bội, khó chịu !... Rồi đến người Pháp loan báo là họ không mấy ham mê thấy vụ xử án. Còn về người Nga thì họ vẫn luôn luôn ưa thích những vụ hành quyết đơn giản và vĩ đại !

         Một cộng-sự viên của Anthony Eden đưa ra một đề nghị thiệt tài tình : « Dự-án Nã-Phá-Luản » ! Các tội nhơn chiến tranh cỡ bự sẽ không bị bắn, cũng không bị xét xử : người ta chỉ giản dị xử phạt họ, như xưa kia đối với Hoàng-đế Nã-Phá-Luân, phải lưu đày trên một hoang đảo cô quạnh. Trong nhiều tuần lễ, chương trình kế hoạch này là đầu đề của những xì xầm to nhỏ ở ngoài hành lang và trong văn phòng các vị Chưởng-ấn. Càng tranh luận, người ta lại càng thấy biện pháp này là hoàn hảo nhất. Phải chăng đó là cách giải quyết lý tưởng nhất, ngõ thoát tiện lợi nhất? Cho mãi tới ngày Hoa-Thịnh-Đốn can thiệp với một sự minh bạch rất là khó chịu :

         «Chúng tôi, những người Mỹ, yêu sách một vụ xử án !»

         Ở Luân-Đôn và Ba-Lê, đó là cuộc hòa tấu những lời than van, lại thêm ngay vào đấy sự gào thét của Mạc-Tư-Khoa !... Ngày 19-5-1945, qua tiếng nói của người bình luận ở đài phát thanh nhà nước, Staline ném cho các nước Tây phương câu này :

         —  «Người ta hãy quyết định thanh toán ngay bọn Quốc-Xã ! »

         Nói tóm lại, người ta cứ loay hoay mãi chung quanh một vấn đề. Mãi cho tới khi có sự xuất hiện —  dường như do thiên-mệnh ! —  của một vị cứu-tinh sẽ gỡ rỗi tơ vò một cách vô cùng khéo léo, kiên nhẫn với một nghị lực vui tươi. Do Tổng thống Mỹ là Truman ủy nhiệm công cán đặc biệt nên người này đi khắp nước Đức đang đói khát, nay xuất hiện ở Ba-Lê, mai ở Luân-Đôn vì những cuộc thương nghị bí mật, bó buộc những người này hoặc thuyết phục những người kia và chả bao lâu đã đạt được một địa vị ưu tiên trong ván bài gay go sắp sửa bắt đầu...

         Tất cả báo chí hoàn cầu đều đã biết tên y : Robert Roughwout Jackson, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Mỹ, chánh công tố viện tương lai của Mỹ ở tòa án Nuremberg. Các chuyên viên đều chăm chú theo dõi những nỗ lực của y về hai phương diện chánh trị và pháp lý. Trong số rất nhiều khó khăn y vấp phải, có một khó khăn dường như không thể nào vượt qua nổi : làm thế nào né tránh được cảnh tượng đau lòng của một nhóm người chiến thắng xét xử một nhóm người chiến bại ? Ở đây có điểm gì chướng tai, gai mắt, gần như là một thách thức đối với sự công bằng, vô tư ! Người ta đã suy nghĩ đến nhiều phương thức giải quyết khác, nhất là :

         — Một tòa án gồm các nước trung lập. Rủi thay, số các nước thực sự trung lập rất nhỏ nhoi nên giải pháp này tỏ ra không thể nào thực hiện được.

         — Một tòa án Đức sẽ xét xử chính người dân của họ... Nhưng người ta chợt nhớ lại một giai thoại rất đáng tiếc đã xảy ra sau Đệ-nhất Thế chiến (1914- 1918) :

         Thời kỳ đó, theo Hòa ước Versailles, các nước chiến thắng đã bó buộc người ta phải trao cho họ các tội nhơn chiến tranh Đức để đem ra xét xử ở ngoại quốc do những Tòa Án Binh Quốc tế. Danh sách gồm nhiều ngàn người, đứng đầu là Đức hoàng Guillaume II. Đến chữ G, ngưò‘i ta thấy —  đã có ngay từ hồi đó ! —  tên viên phi công Hermann Goering !

         Các biện pháp này chỉ có tượng trưng trên giấy tờ ! Người Hòa-Lan từ chối việc dẫn độ cựu hoàng Guiilaume II. Và Chánh phủ Đức suy tư rằng nếu cho các viên chức của mình bắt bớ rất nhiều người như vậy thời chung cục là chánh phủ sẽ sụp đổ và rất có thể là cuộc cách mạng bùng nổ. Để ít nhất là tiến tới một kết quả từng phần, các nhà ngoại giao đề nghị một vài tội nhơn chiến tranh đo Đồng Minh chỉ định sẽ bị đem ra xét xử trước Tối-cao Pháp-viện Đức ở Leipziz. Thực ra thì năm 1921 có 12 vụ xử án với kết quả là 6 vụ tha bổng và 6 vụ phạt tù qua loa. Và cuối cùng, vụ án đã diễn tiến như người ta hằng mong đợi... một cách đầu voi đuôi chuột !...

        Năm 1945, Đồng-Minh không còn muốn làm trò cười thêm một lần nữa. Vì cả Luân-Đôn, Ba-Lê và Mạc-Tư-Khoa đều không thể và không muốn đồng quan điểm nên chính Mỹ sẽ đứng ra khởi xướng. Trong phiên họp khai mạc Hội Liên-Hiệp-Quổc ở San Fran- cisco, Hoa-Thịnh-Đốn đã trình bày với các nước bạn thêm một dự án đầy đủ chi tiết về một vụ xử án quốc tế có thể thực hiện được. Hai tháng sau, với một nỗ lực phi thường, Jakson đã hội họp được các đại diện của Tứ-Cường chung quanh tấm thảm xanh và bó buộc họ phải chấp thuận một "quyết-định chung" bất hủ !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2017, 11:07:44 pm »

     
        Thành phần đại diện của Tứ-Cường là :

        — Mỹ : chính Jakson và 10 phụ tá.

        — Anh: Chưởng lý David Maxwell Fyfe, Chưởng ấn Jowitt và 11 phụ tá.

        — Pháp :   Hội thẩm tòa Thượng thẩm Robert Faico, giáo sư André Gros, chuyên viên công pháp quốc tế và 2 phụ tá

        — Nga : Tướng Iola Nikitchenko, phó chủ tịch Tối cao Pháp viện Mạc-Tư-Khoa và 2 phụ tá.

        Những cuộc thảo luận được giữ tuyệt đối bí mật. Ngay mới đầu đã có sự trục trặc — trục trặc quá xá đến nỗi nhiều lần người ta e sợ là hội nghị sẽ tan vỡ.

        Chỉ mãi bốn năm sau, biên bản những cuộc họp này mới được công bố và tiết lộ nhiều bất đồng quan điểm vô cùng trầm trọng.

        Tưởng cần phải nói ngay là có một vài vấn đề hình như không tài nào giải quyết nổi :

         1) Thái độ của tòa án sẽ ra sao nếu Đức bào chữa và nêu ra những chiến tranh xâm lược và trọng tội của các nước khác ?

         2) Làm thế nào chứng minh được sự luận tội và sự kết án một vài người mà các hành vi, theo tình trạng luật lệ hiện hành không thể gọi được là trọng tội ?

         3) Trong khi cấu tạo nên những điều khoản mới mẻ, phải chăng người ta sẽ làm thành một tiền lệ để cho các chánh khách của những nước chiến thắng, một ngày kia, cũng bị xét xử theo chính những điều khoản ấy ?

         4) Có nên đề cập đến chương gay go là những vụ oanh tạc các thành phố bỏ ngỏ và dân sự không ?

        Và như thế vẫn chưa hết ! Luân đôn là nơi họp hội nghị lại đày nhóc các người tị nạn chiến tranh Esthome, Lettonie, Lithuanie Và Ba-Lan. Các người bị lưu đày cương quyết phản đối Nga không được phép ngồi trong một tòa án quốc tế tương lai. Năm 1939, Nga đã cấu kết với Hitler để cắt xé Ba-Lan, đã gây chiến tranh xâm lược đối với Phần-Lan và các nước ở ven biển Baltique (Esthonie, Lettonie, Lithu- anie) và phạm rất nhiều sự tàn bạo, dã man !... Vậy Nga phải ngồi trên ghế bị cáo chứ không phải ghế thẩm phán !

        Ngay cả phái đoàn Anh cũng cảm thấy những niềm lo ngại vẩn vơ...

        Rất có thể người biện hộ cho Đức sẽ nêu ra việc chiếm đóng Na-Uy là một hành vi tự vệ chánh đáng. Thái độ này sẽ làm cho Anh gặp nhiều khó khăn. Thiệt là vô cùng khó chịu !...

        Jakson đã khéo léo tìm được cách né tránh hòn đá ngầm tối nguy hiểm này. Đó là quả trứng của Colomb, chỉ cần suy nghĩ tới. Người ta sẽ thêm vào trong quy chế của tòa án nghĩa vụ hạn chế những cuộc tranh biện về mọi hành vi phạm pháp của các bị can. Vậy có nghĩa là cấm ngặt không được chỉ trích hay nhận định về tính chất các hành vi của chánh phủ các nước chiến thẳng.

        May thay, những cuộc đàm luận của Hitler với các tướng của y đã chứng minh cụ thể tính chất xâm lăng của chương trình kế hoạch Đức : như vậy việc thiếu sót sự định nghĩa về xâm lăng sẽ không cảm thấy rõ rệt.

         Một vấn đề khác là sự trách nhiệm, hay đúng hơn là tội trạng cá nhơn. Tương đối dễ dàng nếu là một người như Goering hay Frank... nhưng lại vô cùng tinh tế trong một vài trường hợp của một vài kỹ thuật gia... Ví dụ như Schacht, chuyên viên tài chánh, không hề tham dự vào một trọng tội nào, cũng không hề vi phạm luật công pháp quốc tế. Ở đây, Jakson đề nghị câu viện đến khái niệm của Mỹ về cuộc âm mưu và nói :

        — Tuy tự nguyện làm đồng lõa của bọn côn đồ Hitler nhưng Schacht chỉ khư khư ở trong lãnh vực của y. Như vậy, chỉ có lý thuyết của chúng tôi về cuộc âm mưu mới có thể buộc tội y được. Nếu không có lý thuyết ấy thời y có thể đòi hỏi và đạt được một sự miễn tố !

        Sự hòa hợp lại càng dễ dàng hơn về những vụ phi cơ oanh tạc. Trong lãnh vực này, nếu quân Đức là những người đầu tiên đã thực thi chiến tranh toàn diện quân Anh-Mỹ sẽ được yên tâm. Vậy có những dữ kiện cần phải thông qua là hơn !

        Ngược lại, người ta sẽ tranh đấu ráo riết về việc lựa chọn thành phổ nào làm nơi xử án. Nga đề nghị Luân-Đôn hay Bá Linh; Anh gợi ý Munich. Jakson không nói chi cả, y chỉ hành động... Nhảy lên một phi cơ, y bay thẳng đi Francfort để tham khảo ý kiến với tướng Lucius Clay, phó thống đốc vùng Mỹ chiếm đóng :

        — Ông thấy có một thành phố nào của Đức mà chúng ta có thể sử dụng các tòa nhà đầy đủ : một phòng rộng làm tòa án, một lao xá, một chỗ ở cho các ký giả báo chí không ?

        — Tất nhiên là có chứ ! Pháp đình Nurembergt hãy còn nguyên vẹn.

        Jakson gật đầu. Nuremberg, thành phố của những cuộc hội nghị quốc xã, những chiến thắng lẫy lừng, ngoạn mục nhất của Hitler và đồng bọn ; thiệt là hoàn hảo ! Anh và Pháp đồng ý, Nga ngập ngừng... Sau cùng, họ đòi lệ thuộc vào sự tán thành của họ hai điều kiện :

        — Văn phòng thường trực của tòa án phải đặt ở Bá-Linh.

        — Chỉ có vụ án thứ nhất mới xử ở Nuremberg.

        Vì hồi đó người ta hãy còn nghĩ đến xử hàng loạt các vụ án khác, Người Nga cũng đã nghĩ đến độ 200.000 vụ ! ..

        Jakson phải hết sức khó khăn mới chứng minh cho họ thấy sự điên rồ của một dự án quá trớn như vậy. Cuối cùng họ tạm hài lòng với việc buộc tội một vài đoàn thể như Công-an Xung-phong (S.A.) và Vệ binh (S.S.) — phương pháp này có thể tiết kiệm được việc xét xử hàng nhiều ngàn vụ án cá nhơn.

        Ngày 18-10-1945, các hội viên của Tòa-án Quốc- tế đã có thể họp ở Bá-Linh để dự phiên khai mạc. Cùng ngày, các bị can đã nhận được bản cáo trạng, dài 25.000 chữ và chia ra 4 chương lớn :

        — Âm-mưu. — Các bị can đã khởi thảo và đồng tiếp tục một chương trình kế hoạch nhằm mục tiêu chiếm đoạt quyền hành tuyệt đối. Họ cũng đồng tình hành động trong việc thực hiện những trọng tội của họ về sau này.

        — Trọng tội với hòa bình. — Trong 64 trường hợp, các bị can đã vi phạm 34 hòa ước quốc tế, khởi diễn những cuộc chiến tranh xâm lăng và khích động cuộc xưng đột ở khắp hoàn cầu.

        — Trọng tội chiến tranh. — Các bị can đã ra lệnh hay dung túng cho những cuộc ám sát tập thể đại quy mô, những sự tra tấn, bắt làm nô lệ hàng triệu công nhơn, cướp phá kinh tế,

        — Trọng tội với nhân loại. — Các bị can đã tàn sát các chánh khách đối lặp, cũng như các thiểu sổ về dân tộc và tôn giáo. Họ đã hủy diệt hoàn toàn các tập đoàn về nhân chủng.

        Đó không phải chỉ là giấy tờ tư pháp. Cáo trạng này còn đày rẫy những chi tiết khó tin nhưng có thực, vô cùng ghê rợn, vượt quá mức khủng khiếp về những sản phẩm của một trí óc tưởng tượng bệnh hoạn nhất ! Bạn đọc lên sẽ đủ thấy buồn nôn !..
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2017, 10:05:26 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2017, 10:06:46 pm »


*

*      *
       
        Sự phản ứng của các bị can ra sao ? Hai tháng trước, họ đã được phi cơ chở tới Nuremberg và giam ở lao xá thành phổ. Họ có thể lựa chọn và tiếp xúc với các luật sư. Nhưng dù vị luật sư nào có tài hùng biện đến đâu chăng nữa cũng sẽ bất lực để làm nhẹ bớt gánh nặng tội lỗi của các thân chủ !

        Tưởng cần phải nói ngay là gánh nặng ấy cũng không đến nỗi quá đáng.

        Gilbert, giáo sư chuyên viên thần kinh tài ba của Mỹ, biệt phái làm việc tại Ban giám đốc lao xá Nuremberg đã tập hợp tất cả những sự quan sát tỉ mỉ, quý báu về hành vi và thái độ của các tù nhơn. Công việc của y khá dễ dàng vì y nói rất sỏi tiếng Đức. Để bắt đầu, y thử trắc nghiệm họ về trí thông minh : y hỏi họ về hết thảy mọi vấn đề, kiểm soát lại trí nhớ của họ, bảo họ giải đáp những bài toán nhỏ mọn hay giải thích những hình ảnh tượng trưng. Những kết quả đạt được sẽ cho phép y có thể tính hệ số thông minh đối với một người "C trung bình" là khoảng từ 90 đến 110.

        Theo hệ thống này, biểu hiệu chiến thắng thuộc về Schacht với hệ số 143, theo sau là Seyss-Inquart 141 và Goering 138. Cuối danh sách là Sauckel chỉ có 118» Kaltenbrunner 113 và Streicher 106. Tuy nhiên những con số này cũng không hẳn là một tiêu chuẩn về tinh thần : một kẻ chai đá phạm trọng tội cũng vẫn có thể có một hệ số thông minh trên trung bỉnh rất nhiều.

        Rồi Gilbert mời các tù nhom viết một vài câu về trạng huống của họ đối với bản cáo trạng. Những câu giải thích vắn tắt này đã tiết lộ nhiều điều rất ý nghĩa.

        Trước hết là ba bị can (sau này họ sẽ được tha bồng) :

        — Fritzsche, người bình luận của đài phát thanh Bá-Linh viết theo thể văn bi-lạc-kịch : «Đây là một bản cáo trạng kinh khủng nhất của lịch-sử. Chỉ một tâm trạng này lại càng kinh khủng hơn là dân tộc Đức sẽ có quyền tố cáo những người nào lợi dụng chủ-nghĩa lý tưởng của họ ! »

        — Papen đã tìm thấy những lý lẽ : Tôi vô cùng kinh hoảng :

         1) do sự khinh xuất, nước Đức đã xông vào cuộc chiến tranh này và gây thảm họa.

         2) do sự chồng chất những tội trạng của một vài đồng bào tôi mắc phải. Sự kiện sau này thiệt là khó hiểu về phương diện tâm lý. Theo ý tôi, thủ phạm chánh yếu là đa thần giáo và chế độ độc tài đã biến đổi Hitler thành một người dối trá, bệnh hoạn.

        — Schacht viết một cách gọn gàng, cộc lốc : «Tuyệt đối tôi không hiểu rõ người ta muốn tố cáo tôi điều chi ?.. »

        Thế còn các «đao phủ» Frank và Kaltenbrunner do bản cáo trạng đặc biệt chỉ định là những kẻ chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sự tàn ác rùng rợn nhất... họ viết ra sao ?

        — Frank. — «Tôi chờ đợi vụ án này như một phán quyết do ý muốn của Thượng-Đế và dùng để kết liễu một thời đại khủng khiếp đầy rẫy đau thương, chịu đựng dưới triều Hitler ! »

        — Kultenbrunner trái lại, cổ gắng phản kháng : «Tôi không hề tự coi như đã phạm một trọng tội nào về chiến tranh. Tôi chỉ làm tròn nhiệm vụ cấp chỉ huy của một cơ quan an ninh. Tôi từ chối trả nợ thay cho Himmler. »

        — Doenitz tỏ ra vẻ phẫn uất : «Không hề một tội trạng nào trong bản cáo trạng này lại có liên hệ đến tôi. Đó là sự khôi hài đặc biệt kiểu Mỹ... »

        — Keitel nêu ra kỷ luật nhà binh : «Đối với một quân nhơn, mệnh lệnh là mệnh lệnh ! »

        — Ribbentrop cho là người ta đã tố cáo y một cách nhầm lẫn :   « Người ta chưa hề tố cáo những người phạm tội thực sự, »

        — Speer duy nhất là người đã thẳng thắn tỏ bày sự can đảm : «vụ án này là cần thiết ! Đối với những trọng tội ghê tởm như vậy, cần phải có một trách nhiệm cộng đồng và tập thể — mặc dù là dưới một chế độ độc tài. »

        Goering vừa thoát khỏi khó khăn nhờ sự thay đổi ý kiến mau lẹ : «Kẻ chiến thắng luôn luôn là quan tòa, kẻ chiến bại là bị can ! »

        Vị thống chế to béo, đồ sộ này rất yếu kém về sức khỏe. Y gầy đi nhiều : sưng cuống phổi, kèm theo sốt rét dai dẳng, kêu là đau tim — lại thêm những hậu quả của một liều thuốc giải độc !

        Andrus, đại tá giám đốc trại giam Mondorf (Lục- xâm-bảo) đã tường thuật như sau :

        — Goering khi mới tới đây, với nụ cười ngây ngô và hai va-ly đầy nhóc các thứ thuốc, có vẻ là một lão già lẩm cẩm. Nhưng chúng tôi đã tước hết đủ các thứ thuốc viên, thuốc bột và ống chích rồi dần dần chúng tôi đã «dàm lại cuộc đời» y thành một người xứng đáng với tên tuổi của con người !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2017, 10:07:26 pm »

   
        Hàng ngày, người ta giảm dần liều thuốc ma-túy của y. Nếu y phàn nàn thời bác-sĩ tù-nhơn Pflucker, thầy thuốc điều trị các tù nhơn, lại đánh trúng yếu điểm là tính phô trương, tự đắc vô biên của đương sự :

        — Một người khí phách như ông cần phải chịu đựng mọi thiếu thốn một cách dễ dàng hơn là những kẻ tính chất nhu nhược !

        Đến nỗi Goering đành phải nghiến răng chịu đựng và nhẫn nại phục tòng,.. Thế mà trong thời vàng son thuở trước, y đã hai lăn dùng rồi ngưng hẳn một liều thuốc giải độc ! Ngay ở trong tình trạng bị giam hãm, y đã có can đảm tiến tới cùng... Kết quả thiệt là phi trường : sự buông rơi thả lỏng về vật chất và thần kinh đã được thay thế bằng sự cương nghị và hăng say hoạt động thời oanh liệt xa xưa. Con người xuất hiện trên ghế bị cáo sẽ không giống chút nào với thân hình tàn tạ, xơ xác... khi ra đầu hàng người Mỹ !

        Robert Ley là người duy nhất trong số các tù nhơn sẽ bị tan rã dưới những yếu tố nặng nề của bản cáo trạng. Kể từ lúc bị bắt, tên cựu độc tài của Mặt- trận Lao-động, tên bài Do-Thái hung hãn nhất đã mất hết ý thức về mọi sự vật. Trong Xà-lim, y phác họa một bài trần tình gởi cho Hoa-Thịnh-Đổn mà khi đọc lên người ta thấy rõ ràng sự lộn xộn đáng thương hại về tư tưởng của y. Đây là những điểm chính yếu:

        — Đức sẽ trở thành một tiểu-bang của Mỹ.

        — Mỹ sẽ theo một chế độ giống hệt như chủ nghĩa Quốc - Xã nhưng loại bỏ sự bài Do Thái quá trớn; nhờ hình thức này, Mỹ sẽ cấu tạo lâu dài vai trò của một siêu cường quốc trên hoàn cầu.

        Chính y là bác-sĩ Robert Ley sẽ đảm nhiệm trọng trách thực thi dự án đại quy mô này. Từ Xà - lim trong khám  đường Nuremberg, nhờ một số cộng sự viên phụ tá đắc lực, y sẽ hướng dẫn mọi hoạt động và áp dụng mọi biện pháp thích nghi...

        Khi nhận thấy chớ hề ai đếm xỉa tới những khổ công của mình, y bèn viết một bức thư cho Henry Ford.

11 XAC TỌl PHẠM CHIEN TRANH
Sau khi bị xử giảo


1- H.FRANK
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2017, 11:35:11 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2017, 11:39:02 pm »

     

2— W.FRICH


3— GOERING


4— A.JODL


5— E. KALTENBRUNNER
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2017, 11:46:00 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2017, 11:42:46 pm »

       

6- W. KEITEL


 7- Ị. V. RIBBENTROP


8— A. ROSENBERG


9— F. SAUCKEL
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2017, 11:56:20 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2017, 09:51:19 pm »

       

10— A. SEYSS-INQƯART


11— J.STREICHER

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2017, 09:52:12 pm »

   
        Nhấn mạnh về những kinh nghiệm quý báu, dồi dào của y trong lúc kiến thiết các xưởng máy xe hơi Volkswagen, y xin một chỗ làm và sẽ nhận việc «ngay khi vụ án kết thúc».

        Nhưng bản cáo trạng đã tàn nhẫn lôi y ra khỏi những lý luận, mưu cơ vô ý thức. Thế nào ?.. Người ta lại dám buộc tội V. Robert Ley, về sự lưu đày hàng triệu thợ thuyền ra ngoại quốc và cư xử vô nhân đạo đổi với họ ở Đức ư ? Thiệt là phẫn uất, quái đản không tài nào tương tượng nổi !..

        Ley nhớn nhác, lơ láo, không thể tự chủ được các dây thần kinh, đi ngang dọc trong xà lim một cách cuồng nhiệt. Thỉnh thoảng y nói lắp bắp một mình : Sự xúc động quá mạnh đã làm tái phát chứng bệnh cà-lăm trước kia đã gần khỏi. Theo lệ thường Gilbert, bác sĩ thần kinh, hàng ngày đến thăm y trong chốc lát. Y vội vàng chạy đến trước mặt ông và nói lắp bắp :

        — Làm... làm thế nào tôi... tôi có thể bào... bào chữa được sự tố cáo này ? Tôi... tôi không biết chi về... về các tội trạng ấy ! Chắc chắn là... là công lý phải được sáng tỏ... tỏ nhưng...

        Đôi mắt mở to, y đứng dựa lưng vào tường, hai tay khoanh lại, y tiếp tục lắp bắp :

        — Hãy... hãy bắn ngay tôi đi ! Dù sao... sao các ông cũng là... là kẻ chiến thắng ! Nhưng... nhưng chớ đưa tôi ra tòa như... như một tên cường đạo... tầm thường...

        Hơi thở hổn hển, y rời khỏi tường để lại đi ngang dọc như một con thú dữ ở trong chuồng. Đôi lúc y lẩm bẩm những câu không rõ và đánh dấu bằng những động tác khoa chân múa tay như đóng kịch !... Bác sĩ Gilbert nhún vai và rút lui. Ông không thể ngờ là ngay tối hôm ấy Robert Ley sẽ thanh toán xong xuôi bản chung kết đời sống của con người tội lỗi !

        Đêm 25 rạng 26 tháng 10 năm 1945...

        Người lính gác Mỹ thỉnh thoảng lại hé mở ô cửa nhỏ để nhìn vào xà lim của Ley, lúc đầu khi trông thấy tù nhơn đang loay hoay đi vòng tròn... bèn hỏi :

        — Này !... Sao ông không cố gắng ngủ đi ?

        Ley thong thả kéo lê từng bước... lại gần cửa lớn. Những giọt nước mắt chảy dài trên gương mặt tàn tạ, y lắp bắp :

        — Ngủ... ngủ ư ? Các người chết không... không để cho tôi... tôi ngủ ! Hàng triệu thợ ngoại quốc, hàng triệu người Do-Thái... tất cả đều bị giết... ám sát !... Làm thế nào tôi... tôi có thể ngủ được ?...

        Người lính gác quay mặt và tiếp tục đi tuần. Đến lần sau, y nhận thấy Ley đứng ở trong một góc cầu tiêu và chỉ trông thấy hai ống chân. Lính gác không hề để ý tới vì là một cảnh tượng quá thường...

        Hai vòng sau, vì thấy Ley đứng nguyên ở chỗ cũ, lính gác hết sức băn khoăn và nhìn đồng hồ : 20 giờ 10 phút. Suy nghĩ lung lắm và một ánh hoài nghi lóe ra trong đầu óc, y bèn kêu qua ô cửa nhỏ :

        — Này !... Bác sĩ Ley...

        Không có tiếng tra lời. Càng kinh hãi hơn, y chạy đi cầu cứu thời viên hạ sĩ quan trực cùng chạy đến với hai người lính.

        Cửa mở ra, bốn người chạy vào trong xà lim và đờ ngưòi ra vì sửng sốt ! Họ nhìn một cảnh thương tâm : Ley mặt tái xám và sưng phù, gục xuống thành chậu. Y đã dùng cái khoá móc gài áo choàng của quân đội Mỹ để làm một dây thòng lọng và buộc vào cán cần giật nước. Các mảnh vải dài, xé ở chiếc mền dùng làm dây thắt cổ. Ley cũng không để cho sự tình cờ nào xảy ra : để làm tắt ngấm những tiếng khò khè, rên rỉ, y đã tọng vào trong mồm một nắm giẻ rách xé ở chiếc quăn xà lỏn...

        Các lính gác gỡ y xuống và đặt nằm trên giường. Một người chạy đi gọi thầy thuốc và mặc dù đã tận tình cửu chữa bằng mọi phương pháp : chích thuốc hồi sinh, làm hô hấp nhân tạo... cũng không thể cứu sống được y.

        Theo nghiêm lệnh của đại tá Andrus, vụ tự tử này được tuyệt đối giữ bí mặt trong nhiều ngày : y sợ là các tù nhơn khác sẽ noi gương bạn đồng tù Ley ! Lẽ dĩ nhiên là họ vẫn biết được như thường — các tin tức loan truyền rất mau lẹ trong lao xá — nhưng không hề ai tỏ vẻ mảy may xúc động...

        Goering kêu lên :

        —  Xin ngợi khen Thượng Đế ! Với các bài diễn văn lộn xộn và những lời khai phô trương, Ley sẽ chỉ làm cho chúng ta thành trò cười trước tòa án. Một tên say khướt cò bợ rất buồn ! - dù sao chăng nữa, cuối cùng y cũng sẽ chết chìm trong hũ rượu !

        Đó là tất ca bài điếu văn, rất vắn tắt nhưng đầy ý nghĩa cho một kẻ tưởng mình là Á thánh !...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM