Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:13:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ án Nuremberg  (Đọc 30280 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2017, 04:52:46 am »


*

*       *

        Trên hàng ghế bị cáo thứ nhất ở Nuremberg có một người đàn ông ngồi ủ rũ mà cá tánh kỳ cục không ngớt làm băn khoăn cả tòa án và ký giả, cũng như dân chúng ở khắp thế giới. Thoạt mới nhìn y lần đầu tiên, Rudolf Hess đã cấu tạo nên một bí ẩn khó lòng giải quyết nổi !

        Trước hết, y có thực sự là một người lẩm cẩm không ? Chính y khai là đã mất trí nhớ, đến nỗi không thấy lại dược một kỷ niệm nào. Nhưng y cũng lại xác nhận rằng y chỉ giả bộ làm ra vẻ lẩm cẩm. Vấn đề này chưa hề bao giờ được giải quyết thỏa đáng.

        Doưglas M. Kelley, bác sĩ Mỹ chuyên viên thần kinh đã từng nghiên cứu kỹ lưỡng Hess trong nhiều tháng và trải qua nhiều buổi tối với y trong xà lim. Những sự quan sát của ông đã giúp ông phân tách được các điểm chính sau đây :

        Hess, với tư cách là người "thay thế" Quốc Trưởng, đã thực sự đau đớn vì luôn luôn chỉ là người thứ yếu, là «con số hai» ! Tình trạng này không thể nào bỏ qua và chịu đựng nổi, nhất là đối với tham vọng bệnh hoạn của y do y đã xác định là chánh đáng. Chắc chắn là vì muốn thoát khỏi óc tự ti mặc cảm ấy nên y đã lao đầu vào một cuộc phiêu lưu dị thường, kỳ quái là bay sang Anh ! Một sự tính toán cuồng loạn, điên rồ nhưng đồng thời cũng rất hợp lý : nếu đạt được kết quả là đem lại hòa bình thời đối với tất cả hoàn cầu, y sẽ đương nhiên là « con số 1 » !

        Cũng vẫn theo Kelley, cảm giác thất vọng của Hess sẽ được diễn tả bằng đủ mọi thử bần thần, uể oải về thể chất và thần kinh. Cũng chắc chắn là từ nhiều năm nay, y đã không ngớt khám bệnh tại nhiều bác sĩ khác, y đã theo nhiều phương thức trị liệu khác nhau, để rồi lại bỏ sau hai hay ba tuần lễ vì không hề nhận thấy một kết qua chớp nhoáng nào ! Cuối cùng, không còn tin tưởng vào các thầy thuốc nhà nước, y bèn cầu cứu đến các bác sĩ tư, các nhà chiêm, tinh học và các thầy lang vườn... Cũng vẫn không két quả : bệnh đau dạ dày kinh niên của y luôn luôn chống, đối mãnh liệt hết tháy mọi thứ thuốc !

        Từ năm 1938 trở đi, sự suy nhược của y tiến triển một cách kinh khủng ; y gầy xọm đi, sự hăng say càng xuống dốc và mỗi ngày thêm kiệt quệ. Theo một vài nhân chứng thời đôi khi, ngồi hàng giờ trước bàn giấy, y chăm chú nhìn vào khoảng trống không.

        Nhà thần kinh học nghĩ là có thể khám phá thấy nguyên do sâu xa của sự suy nhược này. Vào thời kỳ đó, Hess đã nhận thấy rằng Hitler, cho đến nay vẫn là thần tượng của y, không còn xứng đáng với sự tôn sùng của y nữa.

        Ngay lúc khởi đầu chiến tranh, Hess đã ở trong một tình trạng khủng hoảng tinh thần tột độ ! Y có ý định giải quyết sự khủng hoảng này theo phương thức riêng biệt của y : một chiêm tinh gia đại tài đã chẳng tiên đoán cho y là y sẽ được Thượng Đế dùng để đem lại hòa binh cho nhân loại đấy ư ?

        Chính vì thế nên y đã quyết định sang Anh một mình, không có sự ủy nhiệm, để mở cuộc điều đình riêng biệt. Những chuẩn bị của y có tính chất khái quát là sắc thái thông thường trong những công cuộc của các người mất thăng bằng về trí não. Lẽ dĩ nhiên là y mưu toan ngầm ngấm : nếu chẳng may Hitler được báo cáo về dự định này hay chỉ nghi ngờ thôi, thời mọi sự đều tan vỡ hết ! Ngay từ mùa hè 1940, y đã bảo cô thơ ký riêng bí mật theo dõi tình hình khí tượng ở các đảo Anh và biển phía Bắc. Vào cuối mùa thu 1940, y đến thăm xưởng phi cơ của hãng Messerschmitt ở Augsbourg.

        Messerschmitt, nhà chế tạo phi Cơ lừng danh, tường thuật:

        - Hess đến thăm tôi và tỏ ý muốn bay thử các khu trục cơ kiểu cuối cùng. Lẽ dĩ nhiên là tôi bắt đầu từ chổi nhưng y nhấn mạnh và xác định là với địa vị của y thời y có quyền tìm hiểu về phẩm chất các phi cơ do hãng tôi chế tạo. Vì biết rõ y là một phi công tài ba nên tôi thấy không thể nào cưỡng lệnh vị phụ tá thay thế Quốc Trưởng và sau cùng tôi bằng lòng cho y bay thử Me-10l, loại khu-trục-cơ tối cân nhất !

        « Y bay thử độ 29 chuyến, luôn luôn cất cánh từ phi trường riêng của hãng ở Augsbourg. Mỗi khi trở về, y đều lưu ý tôi và các kỹ sư của tôi về một vài khuyết điểm do y tưởng là mới khám phá thấy. Chắc chắn là y hy vọng sẽ hướng dẫn chủng tôi cấu tạo nên một phi cơ khả dĩ cho y sang Anh an toàn !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2017, 10:40:51 pm »


        « Như vậy, một hôm y tuyên bố là phi-cơ Me-Ị01 tuy hoàn hảo thực nhưng phạm VI hoạt động hạn chế quá :

        —  Tôi đánh cuộc là nếu ông lấp những bình xăng phụ vào đôi cánh thời phi cơ sẽ mất tính chất dễ điều khiền ».

        Một lần khác, y có một cảm nghĩ tương tự về vấn đề thiết lập một máy truyền tin có tần số mạnh. Bị châm chọc như vậy, Meserschmitt bèn trang bị cho một khu trục cơ những bình xăng phụ và một máy radio cực mạnh. Hess đã mưu mô rất tài tình : hiện y đã có một phi cơ lý tưởng để bay sang Anh, chỉ còn chờ đợi cơ hội thuận tiện...

        Ngày 9-5-1941 một chiêm tinh gia ở Munich báo cho y biết ngày mai sẽ là ngày rất tốt lành cho các việc đại sự. Thế là hôm 10-5-1941, Hess cất cánh ra đi không hẹn ngày về...

        Một vài phút trước 10 giờ đêm hôm ấy, các đàỉ quan sát Anh báo cáo là trên bờ biển miền Northumberland, có một phi cơ địch xuất hiện, kiểu rất lạ, xưa nay người ta chưa hề trông thấy trong miền xa xôi hẻo lánh này. Tại một Trung tâm Chỉ huy Không Lực Hoàng Gia Anh (R.A.F.), tin này được tiếp nhận với đầy vẻ hoài nghi. Hiền nhiên là có sự nhầm lẫn : phi cơ Me-101 chưa hề có một phạm vi hoạt động để bay sang Northumberland rồi lại trở về một căn cứ tại lục địa. Tuy nhiên người ta vẫn ra lệnh cho các đài quan sát theo dõi tình hình và lại báo động cho một tiểu phi đội khu trục cơ.

        Hồi 25 giờ 7 phút, người ta được tin là phi cơ bí mật bổc cháy và rơi xuống gần tỉnh Eaglesham ở Tô- Cách-Lan, phi công nhảy dù xuống một cánh đồng và đã bị các nhân viên ủy ban Bảo vệ Nội địa (Home Guard) bắt giữ.

        Chủ trại Mac Lean là người Anh đầu tiên đã tiếp xúc với Hess. Sau khi nghe có tiếng máy bay lượn trên mái nhà, rồi thấy một tiếng nồ ầm nên y vội vàng chạy ra ngoài.

        Trong bầu trời tối đen, một cái dù có chỏm màu trắng đang lơ lửng bay và từ từ rơi xuồng một cánh đồng bên cạnh... Lean đến vừa kịp thời để nâng đỡ phi công dậy. Hess bị trật mắt cá chân, tuy nhiên vẫn còn khập khiễng đi được. Bằng một giọng tiếng Anh hoàn hảo, y nói với người chủ trại đang trố mắt nhìn và hết sức ngỡ ngàng :

        —  Tôi tìm nhà Quận công Hamilton. Tôi đem tới một tin tức tối quan trọng. Xin ông cứ yên tri, tôi chỉ đến có một mình và không có khí giới.

        Lean muốn mời Hess vào trong trại uổng một tách nước trà nhưng y từ chối và nói :

        —  Thôi, cám ơn ông ! Tôi không thể uống nước trà vào giờ khuya khoắt này. Và tôi quên không tự giới thiệu : tôi là Horn... Alfred Horn !...

        Trong khi Hess còn đang bóp chân thời một chiếc xe hơi cổ lỗ, kêu lóc cóc, ngừng ở ngoài sân. Cái quý vật của bảo tàng viện này thuộc quyền sở hữu của Robert Williamson, một cảnh sát viên tình cờ từ xa đã chứng kiến lúc phi cơ rớt. Thận trọng, y gọi thêm Clark, một bạn thân trong U.B.B.V.N.Đ. đi theo... Clark vung vẩy một khẩu súng lục cũng cổ điển và khả kính như chiếc xe hơi, đều là di vật của Đệ I Thế chiến ! Còn quân trang của Williamson chỉ giản dị có một chiếc mũ gắn phù hiệu để chữ "Cảnh-Sát"

        Chính hai chiến sĩ gan dạ này đã bắt giữ Hess một cách anh dũng : Tù nhơn lên xe và xe chạy một quãng ngắn thời lại xuống đi bộ vào trại của U.B,B V. N Đ. Vì trại ở cách xa đường lớn một quãng đường đất có nhiều chỗ lồi lõm và ổ gà nên xe hơi cổ lỗ này không dám đi, sợ gãy nhíp !

        Thế là Williamson đi mở đường, Hess khập khiễng đi giữa và Clark đi tập hậu. Về sau này, Williamson thuật chuyện lại :

        —  Tôi sợ nhất là khẩu súng lục bất hủ của Clark ! Với thứ võ khí cà là tàng này, người ta không thể biết bất kỳ lúc nào nó sẽ nổ bất tử ! Tôi có cảm tường là Hess cũng đồng quan điểm và chia sớt nỗi thắc mắc âu lo của tôi !

        Trong trại Ư.B.B.V.N.Đ. mọi người đang « canh khuya giấc điệp mơ màng »... Williamson phải vất vá lắm mới huy động được một vài người chạy đến tiếp tay với y, người thì mặc quần áo ngủ hay xà lỏn. Cảnh tượng có vẻ một nhà trường hơn trại binh !

        Khi người ta muốn giam Hess vào một phòng hẹp trong bót gác thời y tỏ vẻ bất mãn và phản đối kịch liệt :

        —  Nhân đanh là một sĩ quan Đức...

        Clark ve vẩy khẩu súng lục và cắt ngang :

        —  Tôi cóc cần ! Trước tiên, ông hãy vào đây đã... và nhanh lên chút xíu !

        Hess đành chịu khuất phục.

        Trong khi ấy, tin bắt được đại úy Horn trong quân đội Đức đã đến tai chánh quyền cao cấp. Người ta cũng loan báo lời khai của y vè «công cán quan trọng» và tỏ ý muốn gặp Quận công Hamilton. Rất chịu chơi, người Anh bèn thỏa mãn lời yêu cầu của Hess. Ngay sáng sớm hôm sau, quận công đến nơi, tò mò muốn biết anh chàng nào ở trên trời rơi xuống mà lại đòi gặp mình ? Đi theo ông, có một điệp viên của sở Phản Gián và một sĩ quan trực. Ông tiến vào căn phòng nhỏ hẹp, rất băn khoăn, chăm chú nhìn người lạ mặt, vừa ngồi dậy, vẻ đầy mệt nhọc rõ rệt...

        Hamilton hỏi :

        —  Ông muốn nói chuyện với tôi ư ?

        Hess trả lời :

        —  Vâng... nhưng không có nhân chứng !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2017, 10:10:29 pm »


        Sau khi hai sĩ quan rút lui, Hess bèn ba hoa chích chòe như đọc một bài diễn văn thực sự. Để bắt đầu, y nhắc lại cho ông nhớ (Thực ra ông chẳng nhớ chi cả !) là y đã quen biết ông tại Thế Vận Hội Bá Linh 1936 và y lại cũng có hân hạnh được tiếp ông tại nhà riêng ! Rồi y nói đến mục đích cao siêu cuộc «công cán» : một mục đích vô cùng nhân đạo ! Cử nghe y nói thời Quốc Trưởng thành thực lo lắng về việc miễn xá cho Anh quốc nên muổn chấm dứt chiến tranh,.. Y hăng say nói tiếp :

        — Thưa Quận-công : có những người bạn thân của chúng ta nói với tôi rằng ông là một trong những nhân vật hiếm có của Anh có thể thấu triệt quan điểm của Đức. Vì thế tôi đã khinh miệt bao nhiêu nguy hiểm đề tiếp xúc với ông. Hai chúng ta có thể đạt tới thành quả là chấm dứt cuộc chiến tranh vừa tàn bạo vừa vô ích...

        Nhưng cần biết phải hành động ra sao ? Vê điểm này, Hess thú nhận là ý kiến rất mơ hồ... Có thể là Quận-công sẽ tập hợp một vài đảng-viên Đảng Bảo-thủ để dự thảo một bản hòa-ước... Như vậy, lẽ tất nhiên là Anh phải từ khước đường lối chánh trị cổ điển của mình.

        Quận-công nhún vai và từ giã y. Làm thế nào ông có thể đáp ứng lại những sự dụng công, khổ nhục kế do sáng kiến bất hủ của một khối óc bệnh hoạn ?...

        Tối hôm 11-5-1941, Thủ-tướng Winston Churchill ăn tại nhà các bạn thân. Sau bữa ăn, mọi người dự cuộc chiếu phim hài hước tại căn phòng riêng biệt. Đối với ông, đây là một sự di dưỡng hoàn hảo nhất, sự nghỉ ngơi trọn vẹn nhất cho trí óc, do những biến cố dồn dập ít khi dành cho ông... Ông làu nhàu khi viên bí-thơ đến báo là quận công Hamilton kêu điện thoại có việc tối quan trọng... Tuy nhiên sự khó chịu của ông tan biến rất mau lẹ : tin tức do Quận-công vừa báo cho ông thực sự phi thường !...

        Sau giây lát suy nghĩ, ông đặc biệt chỉ-thị :

        — Hess phải được coi như tù binh và thuộc thầm quyền nhà chức trách quân sự. Điểm này không hề phương hại đến sự có thể khởi tổ y về các trọng tội chánh trị. Dù sao chăng nữa, Hess đã rõ ràng là một tội nhơn chiến tranh, ngang hàng với phần nhiều các lãnh-tụ quốc-xã khác.

        — Y sẽ bị giam riêng biệt và nghiêm ngặt tại một căn nhà ở gần Luân-Đôn. Người ta sẽ thử khai thác để cho y nói và thăm dò tâm trạng của y.

        — Y sẽ được ăn uống dồi dào, có quyền đem sách đến xem và đi dạo ở trong vườn, lẽ dĩ nhiên là dưới sự giám sát thường xuyên. Ngược lại, mọi sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài (khách đến thăm, báo chí, radio) đều cấm ngặt, ngoại trừ biệt lệ do Bộ Ngoại- giao chấp thuận. Y sẽ được đối xử như một tướng lãnh tù binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2017, 04:31:21 pm »


        — Trong khi chờ đợi một biệt thự được lựa chọn và sẳp đặt sau thời Hess sẽ bị tạm giam ở Lao xá Trung ương Luân-Đôn.

        Đối với Vị "Sứ-giả Hòa-bình" thời những biện pháp này lẽ dĩ nhiên có hiệu quả của một gáo nước lạnh ! Thế mà trước kia y cứ tưởng bở là sẽ được đón tiếp rất cởi mở và nồng hậu !...

        Nói cho đúng ra, người Anh cũng đang phân vân, do dự... Họ tự hỏi tại sao một nhân vật quyền hành cao cả như vậy, "người thay thế Quổc-Trưởng" lại có thể dấn thân vào một cuộc phiêu lưu tương tự ?

        Phải chăng y không hiểu biết chi về tình hình chính trị ? Hoặc y đã loạn trí hay có thể mất cả lương tri ? Để cho vấn đề thêm sáng tỏ, họ giao Hess cho thầy thuốc khám nghiệm.

        Vài hôm sau, Churchill nhận được bản báo cáo của một bác sĩ thần kinh siêu việt :

        "Hess cho là y đã thực sự kinh hoàng trong mùa thu vừa qua về những cuộc oanh tạc khổng lồ ở Luân- Đôn. Lúc nghĩ đến các nạn nhơn vô tội bị hy sinh oan uổng, y đã vô cùng khiếp đảm, nhất là lúc y nhìn đến chính vợ y và con trai y. Do đấy, y nảy ra ý kiến bay sang Anh để thương thuyết một cuộc hòa bình mau lẹ. Tư tưởng ấy lại càng dai dẳng, bền bỉ hơn nữa, vì y tưởng là sẽ tìm thấy ở Anh một đảng hòa bình hùng mạnh.,. Trong số các nhân vật đang ấy, người ta nói cho y biết là có quận công Hamilton và y hy vọng là ông này sẽ giới thiệu cho y được tiếp xúc với Anh-Hoàng. Do phương thức ấy, chắc chắn là y sẽ tiến tới việc lật đổ Chánh-phủ Anh hiện tại để nhường chỗ cho một Nội-các hòa bình.

        "Căn phải nhấn mạnh là mặc dù với một hệ thống tư tưởng đầy những lý thuyết và giả định như vậy, Hess cũng rất lơ mơ vè đời sống chánh trị ở Anh. Đặc biệt nhất là y cũng thường không biết cả tên các chánh khách của chúng ta !.."

        Lẽ dĩ nhiên là báo chí Anh chộp ngay lấy tin tức giật gân và sổt dẻo này để khai thác, triệt để ! Đài B.B.C. loan tin đi khắp nơi, kèm theo bình luận và đồng thời Chánh quyền Quốc Xã của Hitler cũng không thể giữ bí mật được nữa. Đó là một điều rất khổ tâm cho họ : Chả lẽ Goebbels lại bó buộc loan báo cho dân tộc Đức biết "người thay thế Quốc Trưởng" đã nhảy dù xuống đất địch !..

        Nhờ có những lời ghi chú của Henry Picker, một trong những thơ ký tốc-ký của Hitler nên chúng ta đã biết rõ hiệu quả do tin này gây ra trong giới thân cận trực tiếp của nhà độc tài áo nâu :

        "Hitler đang ngồi nói chuyện với Goering và Ribbentrop bên lò sưởi thời nhận được tin về Hess. Mãi tới khuya, gần nửa đêm, người ta đưa đến cho ông bản tin đầu tiên của đài BBC... Sau khi thảo luận với Goering, Ribbentrop và Bormann, ông đọc bài loan báo sau   đây, do cơ quan báo chí nhà nước phổ biến trên đài phát thanh vào sáng sớm mai và   các báo chí Đức sẽ đăng tải, không thêm lời bình luận :

        "Văn-phòng Đảng thông cáo : Đã biết là đồng- chí Hess bị một bệnh nan - y không thuốc nào chữa khỏi nên Quốc Trưởng đã nghiêm cấm không cho y lái phi-cơ. Vày mà Hess khinh thường mệnh lệnh này đã chiếm đoạt một phi cơ.

        « Hồi 6 giờ chiều thứ bảy 10-5-1941, Hess cất cánh từ Augsbourg bay đến một nơi chưa biết rõ. Cho đến bây giờ y vẫn chưa về. Trong một lá thư của y viết trước lúc khởi hành, người ta nhận thấy những dấu hiệu của một sự thác loạn trầm trọng. Có thể ngờ rằng Hess đã là nạn nhơn của một vài ảo tưởng...

        « Quốc Trưởng đã ra lệnh bắt giam tức khắc những người phụ tá của y vì đã hoàn toàn biết rõ những cuộc bay tập của y cũng như lệnh cấm của Quốc Trưởng mà không hề làm chi để ngăn cản Hess khỏi cất cánh.

        Có thể giả thuyết là máy bay của Hess đã rơi xuống một nơi nào đó ở ngoài nước Đức ! »

        Bốn mươi tám giờ sau, văn phòng Đảng Quốc-Xã ra một thông cáo đây đủ chi tiết hơn :

        «Việc xem xét các giấy tờ do Rudolf Hess để lại đã tiết lộ rằng đồng chí khốn khổ của chúng ta chắc chắn là đã hành động theo ảnh hưởng của một ý kiến cổ định : y tin tưởng là theo một sự vận động cá nhơn vơi một vài người Anh quen biết, y có thể đem lại một sự thỏa hiệp giữa hai nước Anh và Đức !

        «Đúng sự thật, chúng ta được tin từ Luân-Đôn là y đã nhảy dù xuống miền Tô-Cách-Lan ở gần nơi ma y định đến.

        «Bị đau từ nhiều năm nay một bệnh tình trầm trọng và khổ sở, Hess càng ngay càng cầu cứu đến các nhà thôi miên, chỉêm tinh và nhiều lang vườn khác. Vậy cần phân tách và tìm hiểu xem bọn họ nhằm mục đích gì để góp phân cấu tạo nên sự thác loạn đã thúc đầy y hành động như vậy ?..

        «Tuy nhiên cũng rất có thể là người Anh đã nhất quyết dụ hoặc và lôi cuốn y vào một cái bẫy sập !..»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2017, 07:53:40 pm »

       
        Nếu Chánh quyền Quốc-Xã tỏ ra hết sức buồn phiền thời Messerschmitt, người chế tạo phi cơ lại càng phải sợ hãi hơn nữa ! Y đã tường thuật lại :

        « Tôi được tin này vào hồi 8 giờ tối ngày 10-5- 1941 khi đang ăn tiệc tại một nhà hàng rượu bia ở Innsbruck Hai giờ sau, Goering gọi điện thoại cho tôi. Rất xúc động, y mời tôi đến Munich. Sáng ngày mai tôi đến gặp y tại nhà ga trung-ương, ở trong một toa tầu riêng biệt của y. Cầm cái gậy thống-chế chỉ vào bụng tôi, y hét lên :

        — Thiệt quá sức tưởng tượng ! Nếu chỉ thuộc quyền ông; thời bất cứ ai cũng có thể lấy một phi cơ rồi bay vù !

        Lẽ dĩ nhiên là tôi phản pháo :

        — Dù thế chăng nữa, Hess không phải là « bất cử ai ! »

        — Đồng ý ! Nhưng thế cũng không miễn xá cho ông khỏi phối kiểm trước tiên...

        — Kính thưa Thống-chế : Nếu mai đây, ông đến hỏi mượn tôi một phi-cơ, ông có nghĩ là trước tiên tòi cần phải thông báo với Quốc-Trưởng ?

        Goering đã bắt đầu nguôi dần, lại thét lớn :

        — Hình như hai sự kiện không hề giống nhau ! Tôi là Bộ-trưởng Không-Lực, tôi...

        — ... và Hess là vị chánh thức thay thế Quốc - Trưởng !

        — Nhất định là ông đã sẵn sàng để trả lời cho mọi câu hỏi! Tuy nhiên, ông vẫn phải thú nhận là đã thiếu sót sự kinh-tế: ông phải nhận thức là Hess không còn đầy đủ lương-năng và lý trí nữa !

        — Kính thưa Thổng-chế : nói cho đúng ra thời ý kiến ấy không hề đến với tôi ! Làm thế nào tôi có thể nghi ngờ trong giây phút là trong nước Đức Quốc- xã, một người loạn trí lại có thể chiếm được một địa vị cao trọng như vậy ? Nhưng nếu ông đã biết rõ là y điên rồ tại sao ông lại không bó buộc y phải từ chức ?

        Goering phá ra cười :

        — Được rồi, Messerschmitt ! Ông đã thắng lợi vẻ vang ! Ông hãy yên ổn trở về Ausgbourg và tiếp tục chế tạo những con chim sắt nhỏ bé, xinh xinh !

        Kết cục, Messerschmitt sẽ không hề phải thắc mắc lo âu I... Ngược lại, hai vệ sĩ của Hess bị tống giam vào trại tập trung. Hitler không hề nguôi giận. Trong đầu óc y, việc bỏ trốn điên rồ của Hess có vẻ phạm tội khi quân hơn là phản bội trọng đại ! Và nếu bất đắc dĩ, y chấp nhận sự giải thích về tự-ti mặc cảm, thời y đặt sự mặc cảm ấy trên một phạm vi rất cá nhân ! Cứ tin theo lời Hitler thời từ nhiều năm nay, Hess vẫn điều trị về sự bất lực nên nay đương sự có cấu tạo nên hành vi trọng tội này để hy vọng xác định nam-tính dũng mãnh của y.

        Phán ứng đột ngột về một cảm giác thất vọngkhông thể nào chịu nồi ư ? Thác loạn điên rồ, tầm thường ư ? Sự tin tưởng kỳ cục là sẽ được kêu gọi đem lại hòa bình ư ? Vấn đề chính xác là ở nơi khác và đặc biệt vượt quá thân phận con người của Hess.

        Trong một quốc-gia đã dựa trên căn bản chọn lọc những phần tử ưu tú, làm thế nào một tên loạn trí lại có thể tiến tới một địa vị cao trọng nhất ? Làm thế nào sự lập dị — nếu không muốn nói là sự thác loạn — của y đã có từ bao nhiêu năm nay mà không ai biết tới ?

        Rất có thể là trong số các lãnh tụ của Chánh- quyền Quốc-xã, sự điên khùng rồ dại, dưới nhiều sắc thái, đã được che đậy rất tinh vi, khéo léo !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2017, 09:51:23 pm »


        TRÊN ĐƯỜNG TỚI NUREMBERG

        Hiện nay các bị cáo tương lai đang bị giam — nói theo giọng cổ điển của những bản thông cáo quân sự — «ở nơi nào đó » tại Âu-Châu. Trong trường hợp này "nơi nào đó" là Mondorf, nơi có suối nước nóng ở gần Luxembourg (Lục-Xâm-bảo).

        Thoạt mới trông, đây chỉ là một vụ đi nghĩ mát. Ở trong Đại Khách-sạn, các tù-nhơn gần như sống một cuộc đời của những người đi nghỉ mát mùa hè. Một người trong số tù nhơn, Ludwig Pflucker, bác-sĩ ở các lao xá đã ghi chú trong cuốn nhật-ký :

        «Chúng tôi không đến nỗi phàn nàn lắm! Hai người ở một buồng nên không chật chội và thiếu tiện nghi.. Có thể đi dạo trong vườn khách sạn hoặc nằm nghỉ ngơi trong các ghế bành hay ghế dài. Thực phẩm rất ngon lành do sở Quân-nhu Mỹ cung cấp và các tù binh Đức nấu nướng trong bếp khách sạn. Bữa được dọn trong phòng ăn do các bồi bàn mặc áo trắng tinh phục vụ. Chúng tôi lại có cả một người thợ bánh ngọt, gốc ở Vienne (Áo) và bánh nhân kem để ăn tráng miệng rất được tán thưởng ! »

        Tuy nhiên đời sống ở Đại Khách-sạn Mondorf cũng có một vài sự bất tiện. Trước hết, đó chính là một trại giam mà viên Chỉ-huy trưởng, đại tá Mỹ Andrus — xếp tương lai ban An-Ninh ở Pháp-đình Nuremberg — không mấy thích thủ sự bông đùa, bỡn cợt!

        Andrus cũng không mấy thiện cảm với các tù nhơn và ông khỏi cần giấu giếm điêu đó. Do thế có một cuộc chiến tranh lạnh với tính-chất du-kích thực sự : một bên là Andrus, quá tỉ-mỉ và luôn luôn thắc mắc, bày đặt ra những phiền toái mới mẻ; bên kia là các tù nhơn bị kích thích vì "tính yêu ma quỷ quái" — như lời các thầy giáo thường bảo học trò!...

        Ví dụ như Goering thường riễu cợt rùm beng cái mũ màu xanh tươi, sơn bóng loáng của viên đại tá mà y gọi biệt hiệu là "Vị đại-úy cứu hỏa của chúng ta!" Papen chê y có cái nhìn cau có, gắt gỏug. Schacht miêu tả y như một người « vô cùng khó chịu, sợ sệt và dữ tợn như một viên chức phụ thuộc». Người duy nhất công bằng với y là bác-sĩ Pflucker đã viết trong nhật-ký:

        "Là sĩ quan kỵ binh hiện dịch, đại tá Andrus chỉ biết có quy-luật và lúc nào cũng quy-luật đến nỗi làm cho các tù nhơn nổi khùng tới mức độ không tưởng tượng nổi. Trái lại, y đã cố gắng hết mình để bảo đảm cho chúng tôi có thức ăn ngon lành. Sự thắc mắc chính yếu của y — một mối lo âu thường xuyên - là sự an toàn các tù nhơn. Để phòng ngừa việc tự ái, y đã cho thay thế các mặt kính bằng chấn song và lưới sắt. May mắn thay, chúng tôi cũng quen với cảnh tượng này một cách mau lẹ, nhờ có cái nhìn khuây khỏa những vườn cỏ và cây cao. Tôi cũng cần nhấn mạnh là các người canh gác chúng tôi luôn luôn có một thái độ đứng đắn và rất lịch sự nữa !»

        Điều bất tiện thứ hai — thực sự trầm trọng hơn! — là các vụ hỏi cung thường xuyên và lâu quá ! Đúng sự thực là cuộc thẩm vấn chính yếu diễn ra ở Mondorf. Vì thế nên ở đây, bầu không khí căng thẳng, nặng trĩu những lo ngại vẩn vơ, những ẩn ý và hoài nghi. Các sĩ quan điều tra luôn luôn trở lại cùng một vấn đề, nhảy từ điểm này sang điểm khác, che giấu những chủ đích của họ bằng cách nhận chìm các ý muốn ấy trong hàng loạt những câu hỏi vẩn vơ, vô hại và tìm kiếm, nêu ra những mâu thuẫn tầm thường nhất! Lẽ dĩ nhiên là có viên lục sự kiêm tốc ký ghi chú từng chữ một. Việc nghiên cứu các biên bản — mỗi tài liệu này dài độ mười trang — có thể cho ta tưởng tượng thấy khí hậu như "điện giật" đang ngự trị ở Đại Khách sạn !

        Viên phụ tá Luật sư Stahmer, người biện hộ cho Goering, đã giữ gìn được nhiều đoạn trong hai biên bản ấy, đề tháng 6 năm 1945 — năm tháng trước khi xử án ở Nuremberg. Nội dung rất đơn giản tuy quá dài dòng ! Đây chúng tôi chỉ đưa ra một trích lục điển hình ;

        HỎI : — Tên đầy đủ của ông?

        ĐÁP : — Hermann Wilhelm Goering.

        — Sự hoạt động chính xác của ông là gì ?

        — Tư-lệnh Không-lực, Bộ-trưởng Không-quân, Thủ-tướng nước Phổ, Chủ-tịch Quốc-hội, Quản-thủ Lâm-biên, Thống-chế Đức Quốc-Xã.

        — Vì ông đã sống sót sau cuộc sụp đổ này, vậy liệu người ta có thể nói chắc rằng ông là một trong số các nhân vật Quốc-xã may mắn nhất không ?

        — Đó chỉ là một phương thức quan niệm... Dù sao chăng nữa, cũng vẫn hãy còn rất nhiều người quốc xã!

        — Nhưng dù sao ông cũng là vị chức sắc Quốc- xã cao cấp cuối cùng, những người khác chỉ là đồ hèn mọn, vụn vặt !... Làm thế nào ông hãy còn sống được cho tới ngày nay ?

        — Do sự tình cờ ! Các Vệ-binh đã bắt tôi, đáng lẽ tôi đã bị bắn, nhưng số mệnh lại an bài một cách khác...

        — Ông nghĩ thế nào về Schacht ?

        — Một người chỉ hay nói đến chính mình.

        — Ông không thấy là chính ông cũng y hệt như vậy ư ? Ngoài điểm này ra, ông còn có thấy chi khác biệt ở Schacht không ?

        — Y là người thông minh và đã làm việc cho Đảng ngay từ trước khi Đảng cầm quyền.

        — Như thế có thể là y còn thông minh hơn ông vì y đã rời khỏi Đảng ngay từ trước khi chiến tranh ?

        — Có một vài người thiếu hoàn toàn cá tính...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2017, 10:34:46 pm »


        — Theo ý ông, chúng tôi có thể tin cậy được Schacht không ?

        — Đó là tùy ý các ông quyết định.

        — Nói theo danh từ của ông, đấy có phải là một cái chong chóng không ?

        — Tôi không nói đến như vậy... nhưng tất cả mọi người đều biết là Schacht thường hay thay đổi ý kiến luôn.

        — Còn về phần ông thời ông là một người theo nguyên-tắc ư ?

        — Luôn luôn tôi có can đảm về những định kiến của tôi.

        — Vậy điểm chính-yếu của những định kiến ấy là gì ?

        — Niềm vui thích và nhiệm vụ làm việc cho xứ sở tôi. Xin ông chú ý cho là tôi không hề xét đoán Schacht. Ông chỉ hỏi tôi về một ý kiến cá nhơn.

        — Phải chăng năm 1938, ông đã ký một sắc lệnh buộc các người Do-Thái ở Đức phải nạp một số "tiền phạt đền tội" là một tỷ Đức-kim không ?

        — Đó là theo lệnh Hitler.

        — Thế bây giờ ông có xấu hổ vì đã hành động như vậy không ?

        — Tôi nghĩ rằng biện pháp ấy là bất công.

        — Vậy ông xấu hổ vì đã ký sắc lệnh ấy ư ? Hay ít ra một Thống-chế Đức không thể nào xấu hổ được ư ?

        — Chiếu theo Hiệp-định Genève, tôi không bó buộc phải trả lời một câu hỏi tương tự.

        — Ông lầm rồi ! Ông không phải là tù binh chiến tranh nữa vì theo sự đầu hàng vô điều kiện của ông thời chiến tranh ở Đức đã chấm dứt rồi. Vậy ông có trả lời câu hỏi này hay không ?

        — Vậy thì... tôi rất tiếc về biện pháp đó. Nhưng cần phải để ý đến khoảng thời gian đã xảy ra những biến cố này.

        — Ai giữ cuốn sổ chi-phiếu của ông ?

        — Cô thơ ký của tôi và lẽ dĩ nhiên là cả tôi nữa.

        — Ai đã thanh toán các khoản chi tiêu về lâu đài Karinhall của ông ?

        — Nội-các và Bộ Không-quân.

        — Khi mua một bức họa danh tiếng thời ông trả tiền thế nào ?

        — Luôn luôn trả bằng hiện kim.

        — Nhưng hiện kim ấy ở đâu ra ?

        — Không bao giờ tôi thiếu tiền ! Dù sao chăng nữa, tôi cũng là nhân vật thứ hai của Quốc-Gia.

        — Như vậy chắc chắn là ông có thể sử dụng những số tiền lớn bằng ngoại tệ.

        — Phải, trong lãnh vực này có thể nói tôi là chung thẩm. Chính tôi định đoạt.

        — Muốn có những ngoại tệ ấy, cần phải theo đường lối nào ? Các dịch-vụ có theo phương pháp kế toán không ?

        — Trên thực tế, tất cả mọi sự chỉ gồm có việc đạt được một chấp thuận. Lẽ dĩ nhiên là điểm này đổi với tôi không khó khăn mấy.

        — Ông có tự coi minh như một người nghèo không ?

        — Cái đó còn tùy ... Tôi không hề có một ý kiến nào về của cải còn lại.

        — Không !... Không có chi cả.

        — Ông có viết nhật-ký không ?

        — Có, nhưng một cách bất thường. Tôi biết là người vệ-sĩ của tôi có viết một cuốn nhật-ký, hay ít nhất là vào những năm cuối cùng. Dĩ nhiên là các tài liệu này đã bị thiêu hủy trong vụ cháy lâu đài Karinhall. Có thể nói là chính tôi cũng không biết rõ ai đốt lâu đài ấy ? Hồng-quân hay các gia nhơn của tôi ?

        — Chính các gia nhơn của ông ư ?

        — Phải ! Được tin quân Nga tiến lên giữa Karinhall và Bá-Linh, tôi ra lịnh thiêu hủy hết. Xin ông nhớ cho là hãy còn rất nhiêu đồ vật chôn giấu ở dưới đất.

        — Ông hãy cho chúng tôi biết những nơi chôn giấu và chúng tôi sẽ cho tìm lấy lại những đồ vật ấy.

        — Không thể được : chắc chắn là người Nga sẽ không cho phép các ông đào bơi để tìm. Hơn nữa tôi cũng không nhớ rõ phải mô tả những vị trí ấy như thế nào ? Các nơi chôn giấu ở rải rác khắp nơi đến nỗi không bao giờ tôi có thể vẽ được một bản đồ.

        — Nhưng một bản đồ như vậy hẳn phải có chứ ? Không à ? ...

        — Đúng thế, không có bản đồ. Ngoài ra chỉ có một vài người lính biết nơi chôn giấu Vậy tôi không biết những nơi ấy ra thế nào ? Dù người Nga có để cho các ông đào bới chăng nữa, họ cũng vẫn chiếm đoạt lấy các đồ vật tìm thấy. Sau này thời họa may...

        — Được rồi, lúc này hãy tạm xếp vụ đó. Có đúng là hồi tháng Tư năm 1945, ông đã rút một số tiền lớn ở nhà băng của ông để chuyển qua một nhà băng khác phải không ?

        — Tôi đã ra lệnh chuyển nửa triệu Đức-kim sang một nhà băng ở miền nam nước Đức. Bình thường thời tôi đã nhận được giấy báo chuyển tiền nhưng đến nay tôi vẫn còn đợi...

        — Có lẽ ông cũng đã lập một tờ di chúc rồi ?

        — Tôi sẽ lập bây giờ. Thực ra đó là một điểm phòng ngừa vô ích : theo pháp luật, toàn thể tài sản của tôi sẽ về tay con tôi.

        — Ông có tặng chi cho viên thư-ký không ?

        — Tôi đã lập một danh sách các vật tặng hảo. Vợ tôi sẽ thi hành bản di chúc.

        — Danh sách ấy ở đâu ?

        — Ở trong các hòm đựng sách của tôi. Các hòm ấy do một tầu hỏa chuyên chở : không phải là tầu tổng hành dinh của tôi nhưng là tầu khác đậu trong một đường hầm. Khi quân Nga đến, các lính gác đều bỏ trốn sau khi đã cướp phá nhiều toa. Nhất là họ đã phá vỡ các rương nhỏ đựng nữ trang đế lấy các viên ngọc quí và bỏ lại những khung, vành dùng để nhận mặt ngọc.

        — Vậy ông đã trở lại đường hầm để kiểm soát tầu hóa ư ?

        — Không ! Đó là một sĩ quan Mỹ nói cho tôi biết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2017, 11:39:37 pm »


        — Lợi tức hàng năm của ông bao nhiêu ?

        — Tôi có thể nói ông về lợi tức hàng tháng bằng Đức-kim : lương Thống-chế 20.000, Tư-lệnh Không- lực 3.600, Chủ-tịch Quốc-Hội 1.600. Đó là những con số chính-xác đã trừ thuế rồi. Ngoài ra tôi lại còn tiền tác quyền : các sách của tôi đem lại cho tôi gần một triệu Đửc-kim.

        — Nhưng tôi giả thiết là mức sống của ông đắt đỏ hơn thế nhiều phải không ?

        — Quốc-Gia đài thọ một phần những món chi tiêu của tôi, nhất là việc bào-trì dinh-thự của tôi ở Bá-Linh và tòa lâu đài Karinhall.

        — Phải chăng ông đã tiêu những món tiền khổng lồ để mua các bức danh họa — những món tiền vượt quá số lợi tức của ông ?

        — Tôi có một gia tài... những vốn liếng... trái khoản.

        — Ông có các anh em chị em chứ ?

        — Tôi có người anh cả là Karl đã chết trong đệ nhất Thế-chiến ; một người anh cùng cha khác mẹ là thiếu-tá Wilhelm Goering, 74 tuổi, một người anh khác là giáo sư Heinrich Goering, bác-sĩ nhãn khoa, cả hai đều ở Wiesbaden ; hai chị em gái là Olga và Paule — tôi cũng không biết là hiện nay họ ở đâu, có thể là ở vùng Nga chiếm đóng ; tôi cũng có một em trai là Albert — chớ hề bao giờ y muốn ghi tên nhập Đảng...

        — Ông cứ yên trí : chúng tôi không bao giờ báo thù gia đình ông đâu. Đó không phai là thói quen của chúng tôi !

        — Không phải là thói quen của người Mỹ nhưng chắc chắn là thói quen của người Nga.

        — Theo ý ông, nếu người ta giao ông cho người Nga thời ông sẽ sống được bao nhiêu lâu nữa ?

        — Có thể là vài ngày.

*

*       *

        Trên đây chỉ là một đoạn trích lục trong số rất nhiều biên bản. Vị Dự thẩm nào, trong đời sống nghề nghiệp hàng ngày, dù quá câu nệ, tỉ mỉ cũng phải hài lòng về điểm này, nhưng các điều-tra viên Đồng-Minh vẫn chứng minh một sự tò mò chưa thỏa mãn !... Mỗi ngày, họ vẫn đặt những câu hỏi mới : không cần để ý tới là câu này vừa được hỏi ngày hôm qua hay tuần trước ! Đôi khi một tù nhân đã nổi khùng thực sự ;

        — Ông hỏi tôi cùng một câu như thế, ít nhất đã mười lần rồi !

        Nhưng các sĩ quan Đồng-Minh vẫn không hề bối rối ! Họ cứ tiếp tục hỏi đi hỏi lại, cả tuần hay cả tháng...

        Các hồ sơ dầy cộm chồng chất lên nhau. Sau các biên bản hỏi cung lại thêm hàng trăm tấn tài liệu chính thức, do các chuyên viên khám phá thấy ở những nơi bất ngờ nhất : hầm mỏ, tủ sách, văn phòng xã trưởng, trại huấn luyện quân sự... đó là chưa kể hàng đoàn xe cam - nhông đã di chuyển các văn-khố Quốc-Gia !

        Bản cáo trạng sẽ thâu lượm các tài liệu trong những đống giấy tờ cao ngất tựa Hy-mã-lạp-sơn ! Chứng bệnh kỳ khôi của những công chức ở Đức làm việc gì cũng đến nơi đến chốn đã quay lại làm họ nguy hại. Do thế Jackson, viên biện-lý Mỹ ở tòa án Nuremberg đã có thể xác nhận :

        « Chớ hề có một điểm nào trong bản cáo trạng là không được chứng minh bằng những tài liệu, ghi chú cá nhơn hay khẩu cung của các bị can, các bài đăng tải trên báo chí. Tôi cần thành thực tri ân các người sắp bị xét xử : trong khi tỏ bày những ý kiến hay lời nói của họ trên giấy trắng mực đen đã làm cho công việc của chúng tôi thêm nhẹ nhàng rất nhiều ! »

        Nhưng hiện nay Jackson chưa phải là biện lý vì bây giờ tòa án Nuremberg hãy còn ở trong tình trạng mơ hồ... Hãy còn lâu Đồng-Minh mới đồng ý về số phận dành cho các bị can !

        Đây không phải là một cuộc tranh luận nhưng là một cuộc đấu tranh thực sự giữa các thủ-đô Ba Lê, Luân-Đôn, Hoa-Thịnh-Đổn và Mạc-Tư-Khoa ! Người Đức không hay biết chi cả. Mọi sự đều diễn ra bên hậu trường. Chính ngay ba cường quốc Tây-phương cũng chia rẽ vì một cuộc tranh chấp xấu xa. Ngoài Mỹ ra, ba nước kia (Anh, Pháp, Nga) đều muốn né tránh một vụ xử án công khai. Cả Luân-Đôn, Ba-Lê, Mạc-Tư-Khoa đều bứt rứt khó chịu : khi đưa các chánh khách, chỉ huy quân sự và kỹ-nghệ-gia Đức ra xử trước tòa án, như thế là cho họ quyền tự bào chữa và người ta sẽ mạo hiểm cho phơi bày ra ánh sáng những sự kiện do ai nấy đều thích giữ gìn bí mật !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2017, 11:25:13 pm »

              

GOERING (trái) và RIBBENTROP (phải) trong phiên tòa cuối cùng


GOERING (người to lớn) có vè thoẫi mái khi các bạn của y lo âu


KEITEL nhận tội trước tòa
   
        Đến nỗi là vụ án vĩ đại này, diễn ra gần như là trái với ý muốn của những người chiến thắng, đã liên hệ tới một cuộc diễn tiến lâu dài do chúng tôi tóm lược như sau :   

        1) Trong hậu-bán niên 1940, sau khi chiến trường Pháp kết-liễu, các chánh phủ lưu vong của Pháp, Ba- Lan và Tiệp. Khắc đã thỏa hiệp với Anh để long trọng phản kháng những sự tàn bạo quốc-xã trong các miền bị chiếm đóng ở phía Đông.

        2) Tháng 10-1941, Tổng thống Mỹ Roosevelt lên án "các vụ hành quyết khổng lồ những con tin vô tội" trong các nước do Hitler chiếm đóng. Thủ-tướng Anh Churchill tán đồng lời tuyên bố này.

        3) Luôn hai lần, vào tháng 11-1941 và 1-1942, Mo- lo-tov, ủy-viên bộ Ngoại-giao Nga-Sô gởi cho các Đồng- Minh tây-phương một kháng thư liên hệ tới việc "người Đức đã cố ý vi phạm trắng trợn quốc tế công pháp do những sự hung bạo và yêu sách quá đáng của họ đối với tù binh Nga và những sự tàn ác đổi với các dân-sự Nga-Sô".

        4) Ngày 13-1-ỉ941, ở Luân-Đôn, một hội nghị liên minh của chín nước : Pháp, Bỉ, Hòa-lan, Lục- xâm-bảo, Hy-lạp, Nam-tư, Na-uy, Ba-lan và Tiệp-khắc đã quyết định một việc lớn lao. Sau khi nhắc lại Hiệp ước La Haye cấm ngặt địch quân về « mọi hành vi tàn bạo   đối với các dân sự ở miền chiếm đóng, không tôn trọng những luật lệ trong các miền ấy và hủy diệt những cơ cấu quốc gia », họ đồng thanh quyết nghị :

        « Trong các mục đích chính yếu về chiến tranh của Đồng-Minh có sự trừng phạt những người trách nhiệm về các thứ trọng tội ấy, hoặc họ đã ra lệnh, chính họ phạm tội hay họ đã tham dự vào trọng tội. Các chánh phủ đã ký tên đều cương quyết theo dõi để thực thi hai điểm chính yếu :

        a)   Các người phạm trọng tội, bất kỳ quốc tịch nào, đều bị truy nã và đem ra xét xử trước một tòa án.

        b) Các bản án phải được triệt để thi hành. »

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2017, 09:07:55 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2017, 09:44:52 pm »

         


Giữa phiên tòa HESS (trái) làm một vài động tác thề
thao trong khi KEITEL (phải) thẳc mắc


Ngay sau khi tòa tuyên án, đám đông ký giả báo chí chạy ùa vào các phòng điện thoại và điện tin đề gởi tin


FRITSCHE và SCHACHT ký thủ bút


SCHACHT nói chuyện với Luật sư KRAƯSS
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM