Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 12:57:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ án Nuremberg  (Đọc 30415 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2017, 04:44:23 am »


        Các người Mỹ hỏi Schacht :

        - Vì lý do nào Hitler bắt giữ ông ?

        - Tôi không có ý kiến chi cả.

        Cũng như y không có ý kiến chi về những lý do mà người Mỹ từ khước trả tự do cho y. Người ta đối xử với y rất tốt : thực phẩm ngon lành và y có thế đi dạo thong thả. Cho mãi tới ngày, đi từng chặng đường ngắn ngủi, người ta lại chở y đến gởi ở vùng Naples. Chính ở đây, trong một trại giam tầm thường với những căn nhà lụp xụp đấy nhóc người, y sẽ đợi ngày ra trước tòa án Nuremberg...

        Trong thời gian đó, ngay ở nội địa nước Đức, những vụ bắt bớ vẫn tiếp tục theo một phạm vi đại quy mô. Ngoại trừ hàng ngàn người thừa hành cấp dưới, thỉnh thoảng cũng chộp được một bị cáo tương lai của vụ án lớn lao này.

        Ngày 6-5-1945, người Pháp khám phá thấy trong khu vực hành quân của họ nam tước Von Neurath, cựu "Toàn quyền Bảo-hộ" xứ Bohême-Moravie.

        Ngày 11-5-1945, người ta tóm được ở Bá-Linh tên tiểu tốt vô danh và kỳ cục Walter Funk, người kế VỊ Schacht ở bộ Kinh-tế Quốc-Xã.

        Ngày 15-5-1945, người Mỹ đã bắt được Kalten- brunner, cấp chỉ huy ghê gớm nhất của một cơ sở đáng sợ là "An-Ninh Trung-Ương !"

        Về phía các người Gia Nã-Đại, họ bắt được một trinh sát hạm của hãng Kriegsmarine. Kết quả vô cùng tốt đẹp vì ở trên tầu có Seyss Inquart, cao ủy quốc- xã ở Hòa-Lan. Khi nhắc nhở đến vai trò của y trong vụ xâm lăng Áo năm 1938, một đại nhật báo ở Nữu- ước đã đặt cho y biệt hiệu : "Con ngựa gỗ thành Troie của bọn Quốc-Xã" ! Sự kiện ngộ nghĩnh khòng phải là Seyss-Inquart đi trên trinh-sát-hạm này để trốn tránh. Một vài hôm trước kia, ngày 3-5-1945, đô đốc Doenitz, với tư cách là Chủ-tịch Chánh Phủ Lâm-thời đã triệu hồi về Flensbourg tất cả những người chịu trách nhiệm về quân sự và dân sự trong các vùng do Đức hãy còn chiếm đóng : Hòa Lan, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Na- Uy... Y muốn tìm kiếm với họ những biện pháp thích nghi để đạt được ở trong các xứ đó một cuộc đầu hàng mau lẹ. Khi cuộc hội nghị kết thúc, Seyss - Inquart muổn trở về Hòa-Lan. Vậy đường giao-thông duy nhất còn tự do là đường biển và một cơn bão thình lình làm cho cuộc hành trình không thực hiện được. Y chỉ có thể khởi hành ngày 7-5-1945 để rồi bị các tầu tuần tiễu Gia Nã Đại bắt giữ.

        Người Anh bắt được Von Krupp, chủ nhân ông thế lực nhất của các xưởng chế tạo võ khí vô cùng quan trọng ở Đức. Nói cho đúng hơn, họ bắt được Krupp tại nhà riêng ông. Sự thực là Krupp đã già lắm rồi, què quặt, gần hấp hối. Tuy nhiên, ông cũng phải rời khỏi tòa lâu đài đồ sộ và kiêu hãnh của gia đình để ra ở tại một căn nhà nhỏ (hãy còn đầy đủ tiện nghi) dành riêng cho người làm vườn của ông. Vả lại người ta cũng tự hỏi liệu sức khỏe của ông có cho phép ông ra trước tòa án Nuremberg chăng ?

        Vụ bắt giữ Sauckel, cựu chỉ huy Sở lao động gần như không mấy ai biết tới... vì đã bắt bớ quá nhiều !

        Trái lại, trường hợp của Robert Ley sẽ làm chảy rất nhiều mực ! Vì hình như Ley là người sáng lập V2 cổ xúy một đoàn thể bí mật trứ danh lấy tên là Ma-Sói (Werwolf hay Loups-garous, chưa hề bao giờ hoạt động). Thực ra, mặc dù y có tước vị, rất kêu nhưng rỗng tuếch, là Lãnh tụ Mặt trận Xã hội Đức (tên của những liên hiệp nghiệp đoàn dưới chế độ Quốc Xã), nhưng trong ngôi Thánh miếu Quốc-Xã y chỉ là một vật trang trí bày trên lò sưởi. Đó là một tay nghiện rượu, ưa thích xa hoa theo cách thức của một vài trung lưu, trưởng giả đã giàu có rất nhanh chóng !

        Nhất là Ley vô cùng hãnh diện về buồng tắm của y lát gạch vuông màu đen với các vòi nước toàn bằng vàng khối. Đã từ nhiều năm nay, hết thảy mọi người đều chế nhạo các bài diễn văn của y vừa rỗng tuếch, rời rạc, vừa lờ mờ, tối nghĩa vì hơi men ! Một ngày kia, trong một cuộc biểu tình khổng lồ, y đã làm nổi dậy một trận bão cười lúc y hét to : "Thưa Quốc Trưởng, tôi hân hạnh báo tin Ngài rõ là tháng Năm đã tới !"

        Trong lúc đại sự sụp đổ tan tành, Ley lẩn trốn trong dãy núi Alpes, miền Bavière. Một căn nhà ván miền núi, ở vào khoảng phía nam Berchtesgaden đối với y là một nơi trú ẩn vô cùng lý tưởng ! Địa điểm đã được lựa chọn rất khéo léo và Ley sẽ có thể thoát ly khỏi màng lưới săn đuổi, nếu không có sự can thiệp của một vài nông đân đi báo với người Mỹ. Ngày 16- 5-1945/ một trung đội của Sư - đoàn Không - vặn 101 tiến vào căn nhà ván. Các binh sĩ chỉ thấy có một người duy nhất : rõ ràng là một người đàn ông đần độn, khù khờ, với một bộ râu nhiều ngày không cạo gậm nhấm gương mặt, đang ngồi xồm trên một cái giường thô sơ và run lẩy bẩy từ đầu đến chân...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2017, 03:32:26 am »

        
        Một lính Mỹ hỏi :

        - Ông có phải là Robert Ley không ?

        Người đàn ông đứng lên, vừa lắc đầu vừa nói lắp phản đối :

        - Có sự nhăm lẫn rồi ! Tên tôi là Ernst Disteltneyer.

        Viên sĩ quan Mỹ không hề bối rối vi câu trả lời đó.

        Người lính nói tiếp :

        - O.K... Ồng cứ việc đi theo chúng tôi.

        Đành cam phận, tù nhơn bèn mặc phủ lên bộ quần áo lót nhầu nát chiếc áo choàng ngắn bằng len dày xù lông, đi đôi giày cổ dài và đội chiếc mũ kiểu Tyrol. Thế là trong bộ y phục lố lăng kỳ dị ấy, y đến bộ Tham mưu Sư đoàn.

        Để bắt đầu, người ta khám xét y rất cằn thận : không thấy có ống độc dược, không thấy có lưỡi dao nào ! Rồi tiếp đến việc hỏi cung :

        - Ông vẫn luôn luôn từ chối không chịu nhận mình là Robert Ley ư ?

        - Chắc chắn như thể ! Giấy tờ của tôi đây...

        Lẽ dĩ nhiên là các giấy tờ ấy đứng tên Ernst Distelraeyer hoàn toàn hợp lệ. Viên điều tra Mỹ đẩy các giấy tờ ấy ra với một động tác khinh bỉ, rồi nhấn mạnh bằng một thứ tiếng Đức vô cùng thuần khiết, không hề pha lẫn giọng ngoại quốc :

        - Xin ông hãy nghe kỹ đây. Tôi thuộc Cơ quan Tình báo. Từ 15 năm nay, tôi chí có trách nhiệm duy nhất là nghiên cứu, theo dõi một nhân vật đáng buồn có tên là Robert Ley. Vậy có thể nói là tôi đã biết rõ con người ấy... tôi đã biết rõ ông rồi !

        Tù nhơn, từ màu xanh nhợt biến thành tái xám, vẫn còn cố gắng chối cãi :

        - Tôi chỉ có thể nhắc lại là ông đã nhầm lẫn.

        - Tùy theo ý muốn của ông!

        Rồi y bỏ đi ra ngoài và lát sau trở lại với một ông già, Trước đây một tháng, ông già 85 tuổi này, Francois Xavier Schwartz hãy còn là Tổng giám đốc ngân khố quốc xã, người cầm những đầu đây mối nhợ các các thị trường chứng khoán. Ngày hôm nay, cũng như các vị chức sắc khác, y đã bắt giam...

        Schwartz không hiểu lý do tại sao mình được dẫn vào văn phòng này, không hề đề ý đến... nên vội thổt kêu lên :

        - Chà !.. Bác sĩ Ley !.. Thiệt là một sự ngạc nhiên !.

        Ley hiểu ngay là mình bị nhận diện rồi, nên y không hề phản đối lúc bị hai người lính đẩy lên xe díp đi Salsbourg.

        Người Anh vẫn luôn luôn tìm kiếm Himmler... Và cùng ngày hôm đó, cùng ở trên nước Đức nhưng ở mãi đầu bên kia, họ lại bắt được một con mồi khác. Chính là trong khi lục soát bịnh viện Hải quân ở Flensbourg, họ đã khám phá thấy Alfred Rosenberg, tác giả cuốn Phát-âm Quốc-Xã, nhan đẽ: "Thần-tượng của thế-kỷ XX". Y đang nằm điều trị vì bị trật xương mắt cá và y đã uống rượu liên miên để làm tràn ngập nỗi buồn tê tái vì Doenits đã quên không mời y tham gia Chánh phủ lâm thời !.. Chính y cũng sẽ phải ra ngồi trên ghế bị cáo trước tòa án Nuremberg, không phải vì thuyết truyết-lý lờ mờ của y nhưng để trả lời về hoạt động của y trong khi còn làm bộ trưởng các vùng chiếm đóng ở miền Đông.

        Rồi trung tâm cuộc săn đuổi khồng lồ này lại di chuyền về phía dãy núi Alpes ở miền Bavière... Ngày 23-5-1945, bốn người Mỹ đi xe díp trên đường Berchtesgaden. Ngồi thoải mái ở ghế sau là thiếu tá Blitt thuộc Sư đoàn không vận 101, đang mơ màng ngắm nhìn phong cảnh thân tiên tuyệt đẹp !..

        Đó là nơi rất lý tưởng do y thích thú đến nghỉ xả hơi và giải trí, một khi được trút bỏ bộ quân phục để khoác vào vào mình bộ quần áo dân sự...

        Khi xe díp đi qua chân đồi có một nông trại, Blitt nhận xét thấy có một ông già đang thanh thơi ngồi trước một giá vẽ. Xa xa, một vài con bò cái đang gặm cỏ, tiếng chuông rung một cách êm dịu... Cánh tượng bình thản, du dương quá đến nỗi viên thiếu tá cảm thấy cần phải ngưng xe lại, trèo lên tận căn nhà để xin một ly sữa : sữa tươi thật sự, có nhiều váng kem, rất thơm ngon... khác xa với thứ nước nhạt nhẽo, không mùi vị, đã khử trùng của những siêu thị ở Nữu Uớc ...

        Vừa nhấm nháp ly sữa tươi một cách vô cùng khoái trá, Blitt vừa nói chuyện với ông già. Lão nói bằng tiếng mẹ đẻ của lão: tiếng "Viddish", một thổ ngữ Đức, tuy đã suy vi, cổ lỗ nhưng người ta còn hiểu được khá rõ ràng ở Đức... Thiếu tá hỏi:

        - Thế nào! Ông nội mạnh giỏi thứ ? Cái trại xinh đẹp này của ông đấy ư ?

        Ông già từ từ ngâng đầu lên, gương mặt nhăn nheo với một chòm râu trắng xóa như tuyết rất xinh đẹp, trả lời:

        - Ồ !.. Không !.. Tôi chỉ giản dị ở tạm đây thôi !.. Tôi là nghệ sĩ, ông biết đấy, nghệ sĩ hội họa...

        - Với tư cách nghệ sĩ, chắc ông không yêu thích bọn Quốc xã lắm phải không ?

        Ông già lầm bẫm :

        - Tôi không để ý đến chánh trị. Thủ vui duy nhất của tôi là nghệ thuật...

        Blitt nhún vai và mỉm cười : một vài nét trên gương mặt nhăn nheo này đã nhắc nhở cho y hình ảnh Streicher, con người bài Do-thái rất cuồng tính và hình ảnh đã được dán lên tường ở khắp các trại lính với lời chú thích:" Truy nã về trọng tội đối với nhân loại" ! Cũng là cơ hội tốt để tung một quả bóng thăm dò... nên thiếu tá ném một câu bông đùa vô hại :

        - Ông nội biết không ?.. Ồng giống Julius Streicher một cách lạ lùng, huyền diệu !

        Lão già giặt mình... vẻ kinh hoàng thoáng qua trên ánh mắt... và thì thầm nói ngoài ý muốn :

        - Ông biết tôi đãy ư ?

        Blitt tự trấn tĩnh rất mau lẹ. Thêm một lần nữa sự tình cờ lại làm những công việc vô cùng tổt đẹp !

        - Tôi thấy rồi ! Cuộc gặp gỡ này kỳ cục lắm phảĩ không ?..

        Cổ gắng hy vọng vớt vát lại sự nhầm lẫn của mình Streicher vội vàng nói hấp tấp.

        - Tên tôi là Sailer... Hermann Sailer.

        Nhưng quá chậm !.. Viên thiếu tá đã ra mật hiệu cho các bạn đồng hành và dõng đạc tuyên bổ :

        - Tôi bắt ông !

        Tức giận và hoảng sợ, vị "Quốc Trưởng của Francovie" cúi đầu. Với mớ tóc roi bù, sơ-mi kẻ sọc không cố cồn, quần nhầu nát y có vẻ là một tên du đãng vừa bị cảnh sát chất vấn. Y lẩm bẩm :

        - Tôi muổn vào trong nhà... để đi giầy...

        Vừa đi vừa kéo lê chân, Streicher vào trong nông trại, để rơi mình xuống một chiếc ghế bành có lò xo đung đưa... Một thiếu phụ còn trẻ tuổi, vẻ tươi mát ngon lành, quỳ xuống trước mặt y, tháo đôi giây vải ra đi giầy da vào và buộc dây rất cẩn thận. Nàng không hề hé môi và cũng không ngỏ một lời từ giã nào khi các người Mỹ đẩy tù nhơn lên xe díp. Chớ hề ai và cũng không bao giờ người ta biết tên nàng.

        Báo chí Mỹ đều chạy tít cỡ lớn, suốt 8 cột :

        "Vụ Streicher, người bài Do thái lớn lao nhất trong khắp các thời đại, vừa bị một người Do thái gốc Nữu Ước bắt được".

        Bây giờ ủy ban của Liên Hiệp Quốc có thể đăng tải một bản tổng kê tạm thời. Hầu hết tất cả những tay lãnh tụ Quốc xã đều đã nằm ở khám lớn. Chỉ còn thiếu có hai tay đại bự, toàn là những tên quan trọng, rất nguy hiểm: Ribbentrop, cựu bộ trưởng Ngoại-giao và Himmler, cựu chỉ huy tối cao các Vệ binh S.S.. để tìm ra dấu vết hai tay tổ này nên thêm một lần nữa, toàn thể nước Đức lại bị lục soát rất tỉ mỉ...
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2017, 07:31:03 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2017, 07:32:07 am »


*

*       *

        Vào khoảng hạ tuần tháng hai năm 1945. một người Thụy-Điển do công tác của cơ quan Hồng Thập Tự Quốc Tế đã đi khắp cả nước Đức, lúc bấy giờ đã trở thành một bãi hoang tàn, đồ nát bao la. Xe hơi của y sơn màu trắng, trên mui kẻ chữ Thập đỏ chói ngay từ xa đã trông thấy rất rõ... Đó là phương thức phòng ngừa tối thiều và cần thiết ở một xứ mà phi cơ Đồng- minh nã súng lia lịa xuống bất kể thứ chi động dậy, di chuyền... Cần phải có một can đảm phi thường, một thiện chí khỏi cần mọi thử thách mới dám nghễu nghện đi khơi khơi trong những trường hợp tương tự !.. Nhưng bá tước Bernadotte không phải là người từ chối một cuộc công cán, mặc dù rất nguy hiểm ! Vả lại sau đó ba năm, ông cũng sẽ không từ chối nhiệm vụ hòa giải ở Do thái và ông đã bị hy sinh tính mạng vì chánh nghĩa...

        Hiện bây giờ thời Bernadotte đang đi lùng kiếm ma quỷ... Hay nói rõ hơn : Căn cứ con ma ấy là Heinrich Himmler, chỉ huy tối cao các Vệ binh S.S., sở Mật vụ Gestapo, các trại tập trung với những phòng hơi ngạt và lò hỏa thiêu. Hơn thế nữa, để củng cố thêm địa vị, y lại xin phong cho mình chức Tổng chỉ- huy Cảnh-sát và đạo quân trừ bị. Chính Bernadotte muốn nỗ lực thuyết phục con người này, xin phóng thích cho những người Bắc-Âu : Đan-mạch, Na-uy, Phần-lan, Thụy-điển đang bị giam cầm để cho cơ quan Hồng-Thập-Tự chở họ về Thụy-Điển. Trước hết là những người Bắc Âu, rồi sau rất có thể là những người khác, tất cả những người khác...

        Cuối cùng, ngày 19-2-1945, Bernađotte gặp Himmler ở quân y viện Hohenlychen, gần Bá-Linh. Himmler lẩn tránh vào đây cho được bình thản, dễ chịu hơn : các nhiệm vụ bao quát làm cho y mệt lử, sự chắc chắn về một sụp đổ không tài nào tránh khỏi làm y hoang mang, lo sợ... Thế là y cáo ốm dành lại cho các người thừa hành nhiệm vụ cứu vãn điều chỉ còn có cơ cứu vãn được".

        Cuộc đàm thoại diễn ra trong văn phòng Y sĩ trưởng và Bernadotte ghi chú như sau :

        "Thoạt đâu tiên, người ta sẽ tưởng lầm là có việc giao thiệp với một tiểu công chức ! Với cặp kính gọng đồi mồi, với bộ quân phục màu xanh đậm không gắn một huy chương nào, Himmler là cả một mẫu người lu mờ, không quan trọng, do hàng ngày người ta có thể gặp hàng trăm lần ngoài đường phố mà không hề ai để ý đến. Bàn tay y nhỏ nhắn, đều đặn, giữ gìn rất cẫn thận. Với tất cả thiện chí tốt đẹp, tôi không hề thấy y có vè chi là độc ác, gớm ghê !" Đó là con người đã làm rung chuyển cả Âu-châu trong nhiều năm qua : với một cử chỉ, y có thể kết án hàng trăm ngàn người bị hủy diệt một cách đơn giản, thuần khiết ! Một người bị kích thích về một chủ nghĩa lãng mạn hẹp hòi, phân chia giữa sự do dự thuộc về bệnh lý và sự kiêu hãnh có tính cách bạo cuồng. Y thuộc thành phần con nhà danh giá, hơi trưởng giả chút xíu : cha y là thái phó (thầy giáo riêng) của hoàng tử Henride Bavière. Vị hoàng tử này nhận là cha đỡ đầu cho viên chỉ huy tương lai các Vệ-binh s.s. Với một tính tình thất thường và mâu thuẫn, sau khi bị thất bại trong việc chăn nuôi gà vịt, bán các chất bón hoá học, y lại rất khoái trá và thán phục Hốt Tất Liệt, cái "Tai ương của Thượng Đế người Mông-cổ ! Y đã chiến đấu trong hàng ngũ các Nghĩa quân năm 1920, bí thư của Grégor Strasser, tên phiến loạn quốc xã đã bị hành quyết theo lệnh của Hitler. Y đã biết kịp thời trở cờ theo chiều gió và đứng sau lưng Quốc Trưởng, chiếm lấy những cần trục chỉ huy chánh yếu, nâng đỡ việc trồng trọt các loại dược thảo và đồng thời ra lệnh thí nghiệm vào hàng ngàn các tội nhơn. Rất khao khát oai quyền, cuối cùng y đã mơ màng đến việc kế vị Hitler !

        Bernadotte vừa trình bày qua loa sự thỉnh cầu thời Himmler đã cắt ngang :

        - Không thể được ! Nếu ngày hôm nay, tôi phóng thích những người Bắc-Âu đang bị giam giữ thời báo chí Thụy-điển sẽ khai thác, làm thành một tin tức giật gân ! Dường như tôi đã trông thấy rõ những hàng tít lớn: "Tới lúc cuối cùng, tội nhơn chiến tranh Heinrich Himmler hoảng sợ và tìm cách xin dung thứ những lỗi lầm của y !"

        Rõ ràng là y không hề nuôi một ảo ảnh gì cả về tình hình quân sự cũng như về số phận đang chờ đợt y. Đúng sự thực ra, tư tưởng của y cũng không đến nỗi phức tạp lắm ! Là chỉ huy trưởng các ngành Cảnh sát, Vệ binh s. s., Mật-vụ và Đạo-quân trừ bị, chắc chắn y rất có thể thử làm một cuộc đảo chánh bây giờ người ta biết rõ là đã hơn một lần, y thử tìm giải pháp đó ! Nhưng y vẫn ngập ngừng - một do dự vĩnh viễn đã lùi bước trước một sự kiện xảy ra, không tài nào cứu vãn được. Đồng thời y vừa muốn trung kiên với Hitler lại vừa muốn cứu nguy chính cái đầu mình !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 05:35:37 am »

     
        Cuối cùng y sẽ phản bội, tuy nhiên vẫn không cứu vãn nổi sinh mệnh... Cuộc tiếp xúc đầu tiên với Himmler không đem lại một kết quả cụ thể nào. Cuộc tiếp xúc thứ hai vào hồi đầu tháng Tư năm 1945 cũng không có chi là xác thực... Himmler nói :

        - Tôi sẵn sàng làm mọi việc không thể được để giúp đỡ dân tộc Đức nhưng bó buộc tôi vẫn phải đấu tranh ! Tôi đã tuyên thệ trung thành với Quốc-Trưởng...

        Bernadotte tàn nhẫn trả lời :

        - Vậy ông chưa thấy rõ là Đức đã bại trận ư ? Một người đã từng lãnh những trọng trách tối cao như ông không có quyền vâng lời một cách mù quáng. Người ấy cần phải có can đảm áp dụng mọi biện pháp thích nghi do tình hình tuyệt vọng đòi hỏi !

        Tiếng chuông điện thoại reo vang làm cho Himmler có dịp ngưng cuộc đàm thoại gay cấn này. Tuy nhiên y lại ủy nhiệm cho một người thân cận là thiếu tá Schellenberg, chỉ huy các Vệ binh s.s. đưa ra cho Ber- nadotte một phần đề nghị bất ngờ : tại sao anh chàng Thụy-điển này lại không xin tiếp kiến ngay đại tướng Eisenhower để xin ông chấp thuận cuộc đầu hàng của quân Đức ở miền Tây ?

        Thoạt tiên hơi phân vân, khó xử nhưng Bernadotte tự trấn tĩnh ngay và đến lượt y lại đặt những điều kiện. Trong nhiều sự đòi hỏi khác biệt, có hai điểm đặc sắc đáng chú ý :

        1) Himmler sẽ tuyên bố công khai là trong trường hợp Hitler là ngăn trở vì lý do sức khỏe thời y sẽ là người kế-vị để thi hành chức vụ ;

        2) Himmler sẽ ký sắc lệnh giải tán đảng Quốc Xã.

        Nói một cách hợp lý, hai điều kiện này sẽ không thể nào chấp thuận được, nhưng Bernadotte kinh ngạc xiết bao khi thấy Himmler không hề phản đối chi cả ! Rõ ràng là anh chàng Thụy-điển này không hề biết đến những âm mưu, giữa lúc đó, đang được xếp đặt và móc nối ở trong hậu-trường chánh trị...

        Himmler thiển cận thực nhưng không đến nỗi quá mù quáng ! Y biết là chiến tranh đã thảm bại ; y lại còn biết rõ điều ấy từ năm 1943 ! Ngay trong thời kỳ ấy, do sự trung gian của Arnold Rechberg, một kỹ nghệ gia Đức, y đã thử tiếp xúc với các người Anh-Mỹ để tiến tới một cuộc hòa bình riêng rẽ !...

        Mặc dù có những đề phòng, thận trọng để bảo toàn bí mật, Bormann và Ribbentrop cũng đánh hơi thấy sáng kiến này và đã can thiệp kịp thời để bóp nghẹt ngay từ trong trứng nước !

        Hiện bây giờ màn cuối cùng của tấn thảm kịch đã sắp kết liễu nên Himmler sẵn sàng làm đủ mọi việc để thoát ly khỏi sự trừng phạt. Nếu công khai, y vẫn luôn luôn hô hào lệnh cầm cự với bất cứ giá nào, nếu y cho treo cổ hàng ngàn quân sĩ đã lùi trước kẻ thù thời trong bóng tối, y đang đánh lén một ván cờ tuyệt vọng !

        Y bám riết lấy Rechberg, yêu cầu y lại móc nối với Luân-Đôn và Hoa-Thịnh-Đon để tìm những cửa ngõ mới mẻ về hòa bình.

        Sau khi giết hàng triệu người Do-Thái, y lại bí mật liên lạc với Hillel Storch, đại điện của đại-hội Do-Thái Quốc-Tế ở Stockholm. Y bảo đảm cho người đại điện của Storch một cuộc hộ tống danh dự và mời đến Bá-Linh để thảo luận với y về việc phóng thích những người Do-Thái hiện bị giam trong các trại tập trung. Ngoài ra, y lại còn thương thuyết với Jean Marie Musy, cựu chủ-tịch Liên-đoàn Thụy- sĩ về việc di chuyền sang Thụy-Sĩ những người Do- Thái bị giam ở trại Belsen và đang chờ đến lượt họ vào phòng hơi ngạt.

        Y lại tiếp xúc với Wallenberg, chủ ngân hàng Thụy-Điển để móc nối với những người Anh-Mỹ để xin thương thuyết hòa bình.

        Bây giờ y cũng lại cố gắng nhờ sự trung gian của bá tước Bernadotte. Chính là do sự chủ tâm ấy nên y đã bằng lòng việc phóng thích các người Bắc- Âu đang bị giam cầm. Dù sao chăng nữa, y rất có thể từ khước sự thỏa mãn về việc ám sát vài trăm người khốn cùng, trong khi chính mạng sống của y đang bị đe dọa trầm trọng. Sinh mạng y quý giá vô ngần !...

        Nói cho đúng ra, càng ngày Himmler càng bị một ý kiến cố định ngự trị : y tin tưởng là mình sẽ được kêu gọi đóng vai trò trọng tài cuối cùng đem lại hòa bình. Tin tưởng chắc chắn là tất cả thế giới sẽ biết ơn về hành động của y, nhưng y rất lấy làm ngạc nhiên, sửng sốt khi biết là ở ngoại quốc cũng như ở ngay nước Đức, người ta coi y như một con quái vật, một tên sát nhơn nguy hiểm, lớn lao nhất trong lịch sử !

        Tuy nhiên sự hăng say hoạt động của y lại vấp phải một chướng ngại vật vô cùng quan trông : sự sợ hãi !

        Himmler run rầy khi nghĩ đến là Hitler rất có thể khám phá ra trò chơi hai mang này và sẽ thanh toán y. Người ta không đùa giỡn với tội phản quốc ở Đức Quốc-Xã ! Vậy muốn tranh thủ thời gian và đi trước phong trào, y thử làm một cuộc đảo chánh...

        Sự biện minh, bào chữa cho một công cuộc tương tự đã sẵn sàng tìm thấy : sự suy nhược, kiệt quệ về thể chất và tinh thần của Quốc-Trưởng !... Himmler, trong những câu chuyện với Scheilenberg, vẫn luôn luôn nhấn mạnh đến tình trạng của Hitler quá xuông dốc đến nỗi hình như bị còng lưng, đần độn, không thể nào giữ cho hai bàn ray khỏi run lẩy bẩy. Vả lại hai danh tài y học, được giữ bí mật, đã tỏ bày cùng một quan niệm : Hitler mắc chứng bệnh "Parkinson" là một thứ bệnh có sắc diện bị trướng- cơ (gương mặt đông đặc như chiếc mặt nạ) và những hiện tượng tê liệt tứ chi. Đã rõ ràng là một người bị suy nhược như vậy không còn đủ khả năng đề làm tròn nhiệm vụ nặng nề, gay cấn !

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2017, 10:42:01 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2017, 10:42:43 pm »


        Khốn thay ! Nghị quyết này của y khoa không giải nổi vấn đề. Himmler vẫn luôn luôn không biết nên làm gì ? Nhân một cuộc đi dạo trong rừng, y bèn tâm sự với Schellenberg :

        - Tôi phải làm cách nào để loại trừ Hitler ? Dù sao, tôi cũng không thể cho ám sát y như một tên phạm nhơn tầm thường hoặc bắt giữ y ở trong hầm trú ẩn dinh Quốc-Trưởng...

        Schellenberg trả lời :

        - Theo ý tôi, chỉ thấy có một giải pháp duy nhất : ông hãy đến gặp y, giải thích cho y rõ là y không còn đủ năng lực làm tròn phận sự trong tình trạng hiện tại và ông ép buộc y phải thoái vị.

        Himmler đày hoảng sợ :

        - Ông mất trí rồi ư ? Y sẽ nổi cơn thịnh nộ# điên cuồng và cho bắn tôi ngay tức khắc !

        Nhưng Schellenberg vẫn bảo thủ ý kiến của mình ĩ

        - Ông rất có thể dễ dàng dùng một vài biện pháp phòng ngừa. Trước hết, ông dẫn theo một vài cấp chỉ huy Vệ-binh s. s., những người triệt để trưng kiên với ông. Như vậy, thay vì ông bị Hitler xử bắn thời ông sẽ bắt giữ ngay y. Sau hết, ông sẽ xin sự can thiệp của các thầy thuốc để chứng minh hành động của ông. Họ sẽ tuyên bố là y bị điên khùng !

        Thêm một lần nữa, Himmler lại do dự, do dự khá lâu để cho các biến chuyền dồn dập xảy ra rất mau lẹ. Khi Hồng quân tiến sát đến cửa ngõ thủ đô Bá Linh, nỗi thắc mắc, lo âu của Himmler biến thành kinh hoàng, khủng khiếp ! Y lại thổ lộ tâm tình với Schellenberg :

        - Khi nghĩ đến sự gì đang chờ đợi chúng ta, tôi không khỏi rùng mình, ghê sợ !

        Trong đêm 20 tháng 4 năm 1945, y lai gặp Bernadotte lần thứ ba. Anh chàng Thụy-điển, sứ giả hòa bình này ghi chú:

        "Gương mặt kẻ đối thoại tái mét, hốc hác. Không thể nào ngồi yên một chỗ, y loay hoay đi lại trong phòng như con sư tử bị giam ở trong chuồng và không ngớt lấy móng tay vỗ nhè-nhẹ vào răng... Rõ ràng là một người cảm thấy mình đang bị săn đuổi, lùng bắt".

        Himmler bắt đầu nói :

        - Tình hình quân sự đã cực kỳ trầm trọng ! Vậy bao giờ thì ông chuyền lời đầu hàng của tôi đến Đại tướng Eisenhower ?.. Nếu có thể được, xin ông vui lòng cho tôi tiếp xúc với vị Tổng tư lệnh đoàn quân Anh Mỹ.

        Bernadotte nhún vai, lạnh lùng :

        - Tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu Đồng Minh chấp thuận một cuộc đầu hàng hạn chế ở mặt trận phía tây ! Dù sao chăng nữa, cuộc đầu hàng tương tự vẫn có thể thương lượng được, khỏi cần đến sự can thiệp của ông. Bất kỳ trong trường hợp nào, Eisenhower cũng không nói chuyện với ông đâu ! Xin ông vui lòng nhớ kỹ cho rằng ở trong một nước Đức của ngày mai, ông sẽ không được giữ một vai trò nào cả ! Đồng-Minh không bao giờ chấp nhận điều ấy...

        Tuy cuộc hội kiến không hề mang lại một kết quả nào cụ thể nhưng hai nhân vật này sẽ còn gặp nhau một lần nữa trong đêm 23-4-1945, tại tòa Lãnh sự Thụy-Điển ở Lubeck. Bernadotte đã ghi chú : "Thiệt là một đêm khó quên trong bầu không khí kinh hoàng, ánh sáng chặp chờn..."

        Vừa bắt đầu câu chuyện thời còi báo động phòng không rú vang, bó buộc mọi người phải chui vội xuông hầm trú ẩn. Một giờ sau, còi tan, mọi người lồm ngồm bò lên. Cuộc đàm thoại diễn ra trong một căn phòng thắp nến vì Lubeck đã không có điện từ nhiều ngày nay... Himmler tuyên bố :

        -  Theo nguồn tin có thể là đáng tin cậy thời Quốc-Trưởng chết rồi! Dù còn sống chăng nữa thời chắc chắn là y cũng sẽ chết vào ngày mai hoặc ngày kia. Trong tình trạng hiện tại, tôi coi như là được giải lời thề trung kiên. Như vậy tôi sẽ được rảnh tay để tự do quyết định theo tình thế đòi hỏi. Đây là những quyết định : tôi sẵn sàng đầu hàng ở miền Tây để cho quân đội Anh-Mỹ có thể tiến mau lẹ tới gặp gỡ quân Nga. Trái lại, tôi từ chối đầu hàng ở miền Đông

        Rồi y trở lại với dự định lớn lao vè một cuộc điều đình trực tiếp với Eisenhower. Sau này người ta còn biết là chính y cũng đã hỏi ý kiến Schellenoerg để biết rõ về việc phải giữ thái độ thế nào khi đứng trước vị đại tướng của Đồng Minh : "chào kiều nhà binh, hoặc cúi đầu hay giơ tay để bắt tay ? "... Rõ ràng là Himmler mỗi lúc thêm mất hết ý thức về những thực tế sơ đẳng nhất !... Trước mặt Bernadotte, y tự do phát biểu ý kiến theo trí tưởng tượng :

        - Tôi đã biết là tôi sẽ nói gì với Eisenhower ? Sẽ rất vắn tắt và minh bạch: "Tôi công nhận là quân đội Anh Mỹ đã chiến thắng Đức quốc. Như vậy, tôi xin trân trọng kính tặng ông sự đầu hàng vô điều kiện ở miền Tây".

        - Nếu Đồng Minh từ chổi không nhận món quà tặng ấy ?

        - Vậy tôi sẽ chỉ huy một tiểu đoàn ở mặt trận miền Tây và chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng !...

        Bernadotte ghi trong tập Bút ký : "Như mọi người đã biết, Himmler không hề thực hiện dự định oai hùng này !"
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2017, 11:33:43 pm »


        Lẽ dĩ nhiên là nhân vật Thụy-điển từ chối việc tiếp xúc với Eisenhower. Ông chỉ giản dị nhận lời chuyển về Bộ Ngoại Giao ở Stockholm lời đề nghị đầu hàng từng phần của Himmler để Chánh-phủ tùy nghi đứng làm trung gian điều đình...

        Hy vọng rất mơ hồ mà Himmler đành phải tạm hài lòng. Hồi ba giờ sáng, hai người chia tay và rời khỏi tòa Lãnh-sự. Himmler tự cầm lái chiếc xe hơi bọc sắt và long trọng tuyên bố :

        - Tôi đi về mặt trận miền Đông.

        Rồi suy ngẫm giây lát, với một nụ cười an phận y nói tiếp:

        - Bây giờ không còn phải là một cuộc hành trình vĩ đại nữa!

        Rồi y lẩy chân đạp ga thiệt mạnh làm cho động cơ kêu rú lên ! Một lát sau, người ta nghe thấy tiếng đánh rầm : Himmler đã tông thẳng xe vào hàng rào kẽm gai bao quanh tòa Lãah-sự ! Một toán vệ binh s. s. vội vàng chạy ra và phải khó nhọc lắm mơi gỡ nổi chiếc xe nặng nề. Bernađotte đã ghi chú :

        "Cuộc khởi hành trong sự khủng khiếp này đã có một triệu chửng không may mắn!"

        Hai mươi bốn giờ sau, Tổng-thống Mỹ Truman đã gởi một thông điệp cương quyết từ chối mọi sự đầu hàng từng phần. Đó là một đòn tổi hậu cho những tham vọng điên rồ của Himmler : thế là số phận của y đã được quyết định rồi!

        Thay vì đến mặt trận miền Đông, Himmler lại trốn lủi ở Siesvig-Holstein, gần bộ Tham-mưu Liên-quân đặt tạm ở Ploen. Dù đi tới đâu chăng nữa, y vẫn kéo lẽ theo sau mệnh lệnh thanh trừng của Hitler:

        "Trước khi chết, tôi trục xuất Heinrich Heimmler cựu chỉ huy trưởng Vệ binh s. s. và Bộ trưởng Nội vụ ra khỏi đảng Quổc Xã. Tôi đuổi y ra khỏi hết thảy các nhiệm sở Quốc Gia do y đã nắm giữ. Goering và Himmler, trong khi mật điều đình với kẻ thù và tìm cách chiếm quyền... đã phản bội, nịch chức, trái lời thề... một trọng tội đối với Quốc Gia !"

        Tuy nhiên, hiện bây giờ Himmler vẫn chưa hề biết là mình đã bị trục xuất ra khỏi nơi "Thiên-Đường Quổc-Xã" ! Chưa hề lúc nào y đã nghĩ đến là các đài phát thanh ngoại quốc có thể loan truyền tin tức về những cuộc thương lượng của y với Bernadotte. Y vẫn còn tin tưởng mãnh liệt rằng mình là người kế vị của Hitler !

        Ảo tưởng cuối cùng của y lại chính do Doenitz làm tan biến mất.

        Vị Đô đốc này đã mời Himmler tới Flensbourg "dự một cuộc mật đàm", đồng thời ông cũng áp dụng một vài biện pháp phòng ngừa vì ông e ngại một cách chính đáng những phương thức hành động còn sót lại của người "quái khách" này. Một đoàn thủy thủ tàu ngầm, toàn những người đáng tin cẩn, được lựa chọn rất tỉ mỉ, thay thế toán lính cũ để canh gác bên trong và ngoài trụ sở. Các lính gác võ trang đầy đủ ẩn núp trong các hành lang, cầu thang, vườn hoa...

        Hơn nữa vì muốn tiếp Himmler khỏi cần nhân chứng nên Đoenitz đã giấu một khẩu súng lục dưới chồng hồ sơ dầy cộm ở trên bàn giấy... Himmler rất có thể dám làm hết mọi sự, sau khi biết đài phát thanh loan tin Doenitz được bổ nhiệm là Chủ tịch Đức quốc !

        Nhưng Himmler đã chứng tỏ một sự bình tĩnh phi thường !... Y đọc lướt qua ban thông cáo, tái mặt đi, suy nghĩ mau lẹ... Rồi y đứng lên, thẳng thắn tỏ bày với Doenitz "những lời ngợi khen thành thực"... và hơi ngập ngừng trước khi nói thêm :

        -  Tôi hy vọng rằng ông sẽ cho phép tôi được là một nhân vật thứ hai của Quốc-Gia.

        Doenitz cương quyết từ chổi và giải thích một cách thận trọng là ông chỉ có thể mời tham gia Nội các của ông những người "không có dĩ vãng chính trị".

        Himmler không đồng ý về quan điềm này. Ngược lại, y tự xét rằng hơn ai hết, y là người biết rõ phương thức thương lượng với Eisenhower và Montgomery. Cứ nghe y nói thời các vị Chỉ huy Đồng Minh đang sốt ruột đợi chờ cuộc tiếp xúc với y :

        - Dù sao chăng nữa, những người chiến thắng sẽ phải cần đến tôi. Các vệ binh S.S., ở Đức và khắp Trung Âu, cấu tạo nên một yếu tố trật tự tuyệt đối cần thiết ! Vậy họ đang ở dưới quyền chỉ huy của tôi và chỉ vâng lệnh tôi! Hiện bây giờ sự tương phản, chống đối giữa hai miền Đông-Tây đang trầm trọng mau lẹ quá, đến nỗi chậm lắm là sau đây ba tháng nữa, tôi và các Vệ binh của tôi sẽ là những người trọng tài của tình thế. Chính chủng tôi sẽ làm lệch cán cân vè bên này hay bên kia !...

        Luận lý hài hước, kỳ cục này, Himmler đã biện bác trong hai giờ đồng hồ ! Cuối cùng, đến lúc y rút lui thời Doenitz thở dài khoan khoái... Sau này, rất hối tiếc là đã để cho tên sát nhơn ấy ra đi khơi khơi... ông đã khai trước tòa án Nuremberg :

        - Nếu lúc đó mà biết rõ những vụ thủ tiêu khổng lồ và những điều kiện sống đê hèn ở trong các trại tập trung thời tôi đã bắt giam ngay Himmler!

        Nhưng hối tiếc quá chậm ! Hìmmler không còn có tên trong danh sách các tội nhơn chiến tranh : y không đủ can đảm trả lời về những trọng tội của mình !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 08:24:04 pm »


        Có thể chắc chắn là trước tiên, y đã ẩn náu ngay ở Flensbourg, trong phòng một tình nhơn. Một chỉ huy trưởng vệ binh s.s. nói là ngày 21-5-1945 - chỉ 48 giờ trước khi thanh toán Chánh phủ Quốc Xã cuối cùng - đã gặp y ở ngoài phố...

        Các sở mật vụ đồng minh đã nhận thấy là tên của y bỗng nhiên biến mất trên các thông cáo do đài phát thanh Flensbourg loan đi. Các điệp viên Anh -  Mỹ xuất sắc nhất và hơn một trăm ngàn quân nhân được báo động tức khắc. Chắc chắn là Himmler đã thử len lỏi qua các phòng tuyến để sang ẩn náu tại nơi nào đó ở phía Tây, trong những miền đã bị chiếm đóng. Lưới bủa vây càng thắt chặt thêm trong nội địa và chẳng bao lâu nữa, Himmler sẽ mắc lưới...

        Sự hóa trang của y là cả một ngây thơ, ấu trĩ : y cạo ria và dán một miếng băng đen hình vuông trên mắt trái. Thay vì giấy tờ, y có một thông hành đề tên Heinrich Hitzinger do sở An ninh Lục quân cấp phát. Như vậy lại càng thêm đặc biệt ngu ngổc : dù sao chăng nữa, sở An ninh Lục quân nằm trong thành phần những cơ cấu mà các nhân viên đương nhiên sẽ bị bắt giữ !

        Với hai tùy viên đi theo, cũng mặc quần áo lôi thôi như y : nửa quân phục, nửa dân sự..., y đến trước một đồn kiềm soát Anh ở Meinstedt, trong miền Brême. Hàng ngàn đàn ông và đàn đàn bà đang chờ đợi ở lối vào cầu trên sông Oste, một chi nhánh nhỏ của sông Weser : những người chạy loạn, bị thương, lính giải ngũ, tù phóng thích, thợ ngoại quốc... Himmler và hai tùy viên lén lút lẫn vào được giữa đám đông. Y đưa trình thông hành trước đồn.

        Thêm một nhẫm lẫn ngu ngốc, đồng thời cũng rất đặc biệt ! Đối với Himmler, con người đầy óc trinh thám thời bất cứ ai thiếu giấy tờ đều bó buộc phải hoài nghi ! Vậy phần nhiều những người khốn khổ kia đang muốn vượt qua đồn kiềm soát, đều không có một thứ giấy căn cước nào. Hành vi của Himmler đủ làm cho người ta chú ý đến mình. Ngạc nhiên lính gác xem kỹ tờ giấy thông hành, nhìn trừng trừng đầy vẻ nghi ngờ, con người có dán băng keo trên mắt và bảo hãy đợi ở bên hàng rào chắn...

        Ngay lúc này, người Anh cũng chưa thể ngờ là họ lại tóm được con mồi quá đặc biệt ! Tuy nhiên họ quyết định giữ lại tên Hitsinger, trước hết vì giấy thông hành mới quá, đầy đủ dấu kiêm và chữ ký, sau sau hết y lại thuộc sở An ninh Đức quốc !

        Người ta giải y đến một trại mà viên trại trưởng, cũng không biết làm thế nào hơn, bèn giam y vào một xà lim cá nhơn. Đồng thời hồ sơ của y hãy còn quá sơ sài cũng được gởi tới trụ sở Phản Gián của Quân đoàn II. Các sĩ quan bèn phân tách rất tỉ mỉ : Heinrich Hitsinger... Heinrich Himmler... Cùng họ, cùng chữ H ở đầu tiên... và cùng vóc dáng, cùng gương mặt... thôi đúng chắc là hắn rồi ! ... Ngay tối hôm ấy, ba sĩ quan cao cấp vội vã lên đường để xem xẻt kỹ lưỡng hơn tên tù nhơn đầy hứa hẹn này !

        Khi đến trại, họ mới biết là vừa xảy ra một biến cổ quan trọng. Lúc buổi chiều, tù nhơn yêu cầu cho y tiếp xúc với Thiếu tá Chỉ huy trưởng. Thiếu-tá bèn cho tù nhơn vào văn phòng, đuổi hết các lính gác ra ngoài rồi hỏi :

        - Muốn chi ?

        Thế là bằng một động tác khô khan, tù nhơn xé bỏ miếng băng dán mắt, rứt trong túi ra một cặp kính đeo lên mũi, đập hai gót chân vào nhau và dõng dạc nói :

        - Tôi xin tự giới thiệu : Heinrich Himmler !...

        Viên sĩ quan Anh nuổt nước bọt... Có thể là ông đã cố trấn tĩnh để khỏi rùng mình ! ... nhưng Himmler đã nói hăng say :

        - Tôi cần phải nói chuyện ngay với Thống chế Montgomery... Khẩn cáp ! ...

        Viên Thiếu tá bình tĩnh trở lại và hét lớn :

        - Tôi sẽ báo cáo về Tổng Hành dinh Quân đoàn.

        Rồi để cắt đứt mọi phản ứng của tù nhơn, ông cho dẫn ngay y về xà-lim và tăng cường gấp đôi số lính canh gác.

        Không bao giờ người ta hiểu rõ tại sao, tự nhiên Himmler lại phủ nhận căn cước giả của mình ? Nhưng có thể giả thuyết là y vẫn luôn luôn tin tưởng rằng mình sẽ được mời ngay đến thương lượng với những người chiến thắng ! Lẽ dĩ nhiên, với điều kiện là phải tự mình cho người ta biết rõ mình là ai ? ...

        Một lát sau, các sĩ quan ở Tổng Hành dinh đến. Họ ký nhận tù nhơn và áp tải về Lunebourg. Tại đây, những hy vọng hão huyền của Himmler mơi thực sự sụp đổ tan tành ! Thái độ phớt tỉnh của người Anh đã chứng minh rõ ràng là họ không hề có ý coi y là kẻ đối thoại...

        Trước tiên người ta lột hết quần áo của y để viên đại-úy quân y Wells khám xét cẩn thận quần áo và cả người y. Trong một túi áo va-rơ người ta khám phá thấy một ổng độc được si-a-nuya dài 12 ly, to gần bằng điếu thuốc lá. Người ta phát cho y một bộ quân phục Anh nhầu nát và giam y vào xà-lim.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2017, 07:56:08 pm »


        Gần nửa đêm, đại tá Murphy, phụ trách Phòng Nhì của thống chế Montgomery tới nơi. Ông có nhiệm vụ kiểm soát lại những biện pháp an ninh ở trong trại và hỏi cung sơ qua tù nhơn... Ông cắt ngang khi các sĩ quan đang báo cáo :

        - Tôi nghĩ là các ông đã lục soát y cẩn thận rồi. Vậy y có mang độc dược ở trong người không ?

        - Có một ống ở trong túi áo. Ngoài ra không còn chi nữa ! ... Dù sau, y cũng không thể nào tự ải được.

        - Tôi cũng hy vọng thế ! Nhưng các ông đã nghĩ đến việc nhìn ở trong mồm y chưa ? Không à ? Vậy xin các ông hãy vui lòng nhìn ngay tức khắc ! Rất có thể là ống thuốc ở trong túi áo chỉ giản dị dùng để đánh lạc hướng mọi sự chú ý...

        Người ta bèn giải ngay Himmler từ xà lim đến và bảo y há mồm ra... Chỉ trong một tích tắc, người y cứng ngay đơ, cặp mắt co rúm lại, quai hàm bạnh ra và động đậy tựa như hai thớt cối xay đang nghiến... Một lát sau, y sụp đổ như một khối thịt ! ...

        Bác sĩ Wells vội vàng quỳ xuống, lùa những ngón tay vào giữa hàm răng kẻ hấp hối, cố gắng móc ra chất thuổc còn lại... Đại tá Murphy hò hét ra lệnh ! Một thầy thuổc khác chạy đến và cho tù nhơn, lúc ấy đã bất tỉnh, uổng một liều thuốc nôn mửa cực mạnh. Người ta rửa ruột cho y và thử áp dụng mọi phương pháp trị liệu thích nghi... Hoài công và vô ích ! Mười hai phút sau, các thầy thuốc đành chịu bó tay: Himmler chết rồi.

        Suốt cả ngày 24-5-1945, xác Himmler vẫn để nguyên ở chỗ y gục xuống. Vài trăm lính Anh, độ mười ký giả và nhiếp ảnh đến nhìn mặt y lần cuối cùng. Yên lặng, họ đi lướt qua trước thi hài, chăm chú nhìn mặt hay thu hình vào ổng kính người công chức vô tín ngưỡng rồi đi ra ngoài, hít thở vội vàng không khí tươi mát. Dù chết rồi, Himmler vẫn còn gợi ra sự khủng khiếp và ghê rợn ! ...

        Bây giờ chỉ còn lại vấn đề giải quyết thi hài Himmler. Ở Tổng Hành dinh của Montgomery, một vài người lập dị và rởm đời, bàn một cách trịnh trọng là nên an táng Himmler theo lễ nghi quân cách, có sự hiện diện của nhiều tướng tá Đức. Các Cha Tuyên úy lại tự hỏi có nên dành cho đám tang một ý nghĩa tôn giáo không ?

        Chính Montgomery đã ban hành một quyết nghị duy nhất và hợp lý : Himmler sẽ được an táng ở một nơi tuyệt đối bí mật, không hề có lễ nghi quân cách hay tôn giáo. Như vậy y sẽ được yên phân mộ, không thể trở thành một nơi hành hương cho những người cuồng tín trong hiện tại hay tương lai. Sáng sớm tinh sương ngày 26-5-1945 một xe cam nhông nhỏ chở xác Himmler vào trong một cánh rừng ở gần Luneboưrg : nơi đấy chỉ có tài xế, một sĩ quan An Ninh và ba trung sĩ đào huyệt biết mà thôi !... Himmler được chôn trong bộ y phục do y mặc lúc tự ai: quần của quân đội Anh, sơ mi ka ki cổ bẻ, đôi tất màu xám nhà binh ờ trong kho Quân tiếp vụ.

        Các trung sĩ ném thây xuông hố, lấp đất cẩn thận rồỉ phủ lên nguyên vẹn như cũ những mảnh cỏ và rêu. Khi họ ra về thời những dấu tích cuối cùng của con yêu quái đeo kính đã bị xóa nhòa. Sẽ không còn một người nào có thể tìm thấy nơi an nghỉ cuối cùng của tên đao phủ khét tiếng, ghê gớm nhất của Lịch sử !

        Vài tuần sau, một vang dội cuối cùng được đăng tải trên báo chí ; dưới một vựa thóc ở gần Berchtes- gaden, người Mỹ khám phá thấy một kho tàng riêng riêng biệt của Himmler. Tồng sổ trị giá ước độ một triệu Mỹ kim, gồm đủ các thứ ngoại tệ ở khắp bốn phương trời : 132 đô-la Gia-nã-đại, 26 ngàn Anh-kim, 3 triệu quan Algérie và Maroc, 1 triệu Đức-kim, 1 triệu đồng Ai-Cập, 2 đồng peso Argentine, nửa đồng Yên Nhật-Bổn, 7 ngàn rưởi đồng Palestine !...

        Vấn đề Himmler đã được thanh toán dứt khoát, chỉ còn lại việc lùng tìm ra tung tích Ribbentrop. Như người ta biết, trong những ngày cuối cùng cuộc chiến tranh, y đã lưu trú ngay tại Flensbourg, hay ít ra là ở trong miền này. Chính là lúc Doenitz, với tư cách Tổng thống Đức quốc, đang cố gắng tìm một nhân vật không có dĩ vãng chánh trị để đảm nhiệm Bộ Ngoại giao : một người mà Đồng Minh sẽ khòng từ khước nhận là kẻ đối thoại.

        Nghe thấy tin đó, Ribbentrop đến gặp Doenitz và đề nghị:

        - Vì tôi biết rõ ràng tất cả các nhân vật đủ khả năng về nhiệm sở ấy nên tôi có thể tìm hộ cho ông con người hiếm có này. Sáng mai tôi sẽ trình bày vơi ông những ý kiến của tôi.

        Sáng mai, y tuyên bố :

        - Sau khi suy nghĩ chín chắn, tôi đi đến kết luận rằng viên Bộ trưởng Ngoại giao hoàn hảo nhất sẽ chính là tôi.

        Doenitz chỉ hơi nhún vai... Và phật ý, Ribbentrop bèn rút lui êm. Từ đó, người ta không còn thấy hình y ở Flensbourg.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2017, 10:59:13 pm »


        Ngược lại, người ta thường gặp y ở hải cảng Hamboug y thuê căn buồng ở lầu nằm một tòa nhà đơn giản và theo nếp sống của một dân trung lưu lương thiện, dưới cặp mắt của đoàn quân Anh chiếm đóng. Trong thành phố này có độ 50 cảnh sát và sĩ quan tình báo đang cố gắng lùng tìm dấu vết của y nhưng cũng không vì thế mà y nao núng; Mặc bộ đồ đúng thời trang đội chiếc mũ kiểu Eden, y ung dung đi dạo phố và chỉ đeo thêm một cặp kính râm để hóa trang. Chợt hồi tưởng lại thời xa xưa, y làm đại diện cho một hãng rượu sâm banh Đức, nay y muốn tìm lại một công việc tương tự để cho căn cước mới của y thêm phần hoàn hảo.

        Tính hay khoác lác của y đã làm y sa hố ! Tại nhà một khách hàng quen, có tiệm lớn bán đủ các thứ rượu ngon, y ba hoa chích chòe với những câu vừa ngây thơ, vừa đáng ngại :

        - Ông cần phải giúp đỡ tôi. Trong di chúc, Quốc Trưởng đã ủy thác cho tôi một nhiệm vụ vô cùng trọng đại... nhưng bó buộc tôi phải ẩn náu cho tới khi nào cơ hội hơn... và có liên hệ mật thiết đến tương lai nước Đức.

        Thương gia kia hơi ngập ngừng ... nhưng con trai y không hề e ngại... bèn mật báo ngay cảnh-sát !

        Sáng hôm sau (14-6-1945), ba lính Anh và một người Bỉ gõ cửa buồng Ribbentrop. Không thấy trả lời, họ toan phá cửa thì bỗng nhiên cửa mở toang và hiện ra trước những cặp mẳt ngỡ ngàng và kinh dị của họ thân hình rất ngon lành, khêu gợi của một thiếu phụ vừa khoác vội chiếc áo choàng dài phủ ngoài áo sơ mi mỏng dính !... Nhưng bây giờ không phải là môi trường thuận lợi để chiêm ngưỡng vẻ mê ly, hấp dẫn của nữ giới !

        Trung-úy Adams tiến vào căn buồng nhỏ, ấm cúng và hô :

        - Khám xét !   /

        Lính lục soát rất cẩn thận và người Bỉ tò mò nhận thấy nệm giường hãy con âm ấm... Một người lính kêu lên :

        - Kỳ cục quá xá ! Lại đây coi !...

        Một người đàn ông nằm co quắp dưới những khăn trải giường, đang ngủ say đến nỗi không nghe thấy tiếng chân đạp cửa !... Hoặc là y làm ra vẻ ngủ say...

        Viên trung úy phải lay rất mạnh để đánh thức y dậy. Sau cùng y quay lưng lạy, mở mắt ra, ngơ ngác nhìn bọn lính bao vây quanh giường và hỏi :

        - Việc chi đó ?... Các ông muốn gì

        Viên trung úy hét lớn :

        - Đứng dậy !... Mặc quần áo nhanh lên ! Ông có phải là...

        Ribbentrop đồ quạu :

        - Đã biết rồi thời còn hỏi làm chi nữa ! Ông hài lòng lắm phải không ?

        - Khỏi cần diễn thuyết ! Xin ông chớ quên là ông đang ở tình trạng bị bắt giữ ! Lè-lẹ đi !...

        - Tôi muốn cạo mặt...

        - Thợ hớt tóc trong nhà pha sẽ cạo cho ông. Có mặc quần áo không hay để người ta giải ông đi trong bộ đồ ngủ ?

        Không hề phản kháng, không nói một lời, Ribbentrop mặc áo sơ-mi trắng và bộ đồ tuyệt đẹp, xếp quần áo với các đồ dùng rửa mặt vào trong cái xắc... Rồi y nói :

        -    Tôi đã sẵn sàng rồi.

        Rõ ràng là y tưởng rằng mình hãy còn quyền nhận những sự tôn kính dành riêng cho một nhà ngoại giao ! Luôn luôn y biểu lộ sự cứng nhắc và kiêu hãnh mà xưa kia, khi được giới thiệu trước triều đình Luân Đôn, đã làm cho y thành vụng dại, lố bịch : y đã chào Anh-hoàng Gèorge VI với câu hô lớn "Vạn-tuế Hitler !"

        Khi đến Tổng Hành dinh của Anh, y tỏ vẻ hơi miễn cưỡng, khó chịu lúc bị lục soát khắp người. Đó là biện pháp phòng ngừa rất phổ thông kể từ khi Đồng Minh bị "mất" nhièu tù nhơn thượng thặng vì họ ưa thích con đường tiện lợi nhất là độc dược !

        Đúng sự thực, chính Ribbentrop cũng có một ống độc dược bất hủ giấu ở nơi kín đáo nhất trong thân thể ! Không những thế, trong xắc quần áo của y, người ta còn khám phá thấy nhiều cuộn giấy bạc : độ nửa triệu Đức kim ! Đó là món tiền ăn đường khá đầy đủ, giúp đỡ cho y đủ sổng tiện nghi để chờ đợi những ngày tươi sáng hơn !

        Ribbentrop đã khai cung trong cuộc thầm vấn sơ khởi :

        - Tôi có ý định biến mất cho tới khi nào dư luận quần chúng đã lắng dịu dần.

        Điều tra viên hỏi thêm ;

        - Ông có ý nói đến dư luận quần chúng ở Đức ư ?

        - Ở Đức và ngoại quốc. Tôi biết là tôi có tên trong danh sách các tội nhơn chiến tranh. Và trong bầu không khí hiện tại tôi có thể tưởng tượng dễ dàng ban án xử các vị chức sắc của Đức Quốc Xã ; một bài thơ nhại đưa tới kết qua tử hình cho tất cả mọi người !

        - Tóm tắt là ông có ý để cho cơn dông tố qua đi rồi sau nay lại xuất đầu lộ diện chăng ?

        - Chính thế !

        Sự lộn xộn khó tưởng tượng nổi về những suy tư trong đầu óc y cũng phát sanh do một sự kiện khác. Người ta thấy trong túi áo vét tông của y ba bức thư để gởi cho Montgomery, Anthony Eden và... "Vincent" Churchill !.. Vincent thay vì Winston !... và chính Ribbentrop, một tay tài tử, một tên i tờ đã lãnh đạo đường lối ngoại giao của một đại dân tộc !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2017, 06:12:00 pm »


        Hiện thời, hết thảy những bị cáo tương lai của tòa án Nuremberg đều ở trong tay Đồng Minh, ngoại trừ Baldur von Schirach, cựu Thủ lãnh Thanh niên Quốc Xã, nguyên Đô trưởng thành Vienne (Áo) và đại đô đốc Raeder, cựu tư lệnh Hải quân đã bị Hitler phế thải năm 1945.

        Schirach suýt nữa đã thoát hiểm... Ngay hôm quân Nga chiếm đóng thành Vienne, y trốn về làng Schwaz ở miền Tyrol, lấy tên là Falk để thuê một căn buồng trong một nông trại... Y tưởng là được sống yên ồn : quân Mỹ chiếm đóng miền Tyrol coi như là y chết rồi ! Đúng thế, theo một báo cáo đáng tin cậy thời dân thành Vienne đã treo cổ viên Đô trưởng của họ trên cầu sông Danube.

        Tin tức này có vẻ chính xác quá, đến nỗi Schwach, dưới một tên già Falk đã xin được làm thông dịch viên trong một cơ sở Mỹ. Trong những lúc rảnh rỗi, y đánh máy một tập bản thảo lớn nhan đề : Bí mật của Myrna Loy, "tiểu thuyết trinh thám"... Đúng ra, dấy là câu chuyện về những ngày cuối cùng ở thành Viên... nhưng mụ chủ trại, làm các việc vặt ở trong buồng y, cũng không tò mò lật xem từng trang !

        Bỗng nhiên cuộc đột biến xảy ra : ngày 5-6-1945" viên thiếu tá Mỹ nhặn được một bức thư :

        "Chính tôi tự nguyện ra đầu hàng quân đội Đồng Minh. Như vậy tôi sẽ có thể trả lời về những hành  động của tôi trước tòa án quốc tế.

        Baldur von Schirach"

        Tay ôm lấy đầu, viên thiếu-tá suy nghĩ lung lắm :

        -  Thiệt là vô lý ! Vì Schirach chết rồi kia mà !

        Tuy nhiên, để cho lương tâm được yên ổn, ông cũng đi một xe díp tới nơi. Nửa đường, ông gặp gỡ Schirach : y rất bình tĩnh, khai rõ căn cước mình.

        Mãi về sau này, người ta mới biết rõ những lý do về sự quyết định của Schirach : lý do danh dự mà sự hối hận đã giữ một vai trò chánh yếu. Y được biết rõ là tất cả những Trưởng đoàn Thanh niên Quốc Xã sẽ bị bắt giam ; ngay cả đoàn thể này cũng sẽ bị tố cáo và các cơ quan Đồng Minh đang ráo riết truy tăm cả đến các Trưởng toán, phần nhiều là những trẻ con 16 tuổi... Vì thế, vị Thủ lãnh Thanh-niên thấy phẩm giá và tự ái của mình vùng chỗi dậy : y sẽ từ khước sự mai danh ẩn tích của mình, chấp nhận trách nhiệm, cố gắng che chở đoàn con ấy, dù phái hy sinh tính mạng !... Hành vi can đảm vì y không mấy nhiều ảo tưởng : trong vụ án Nuremberg, bản cáo trạng sẽ bó buộc rọi ánh sáng vào một vài việc mà chính ngay Schirach cũng không hề bao giờ nói chuyện cho vợ nghe...

        Giai đoạn cuối cùng trong việc săn đuổi khổng lồ cày xảy ra ở vùng ngoại ô thành Bá-Linh, Ngày 23-6- 1945, sáu sĩ quan Nga tiến vào nhà đại đô đốc Raeder. Y không giấu vẻ ngạc nhiên sửng sốt : y không hề sống như người bị truy nã ! Chánh quyền đã biết rõ địa chỉ của y ; chính y cũng không tìm cách rời khỏi vùng Nga chiếm đóng ; không một lúc nào y lại có thể ngờ rằng người ta có thể để ý đến y !

        Trước tiên, người Nga giam hai vợ chồng y vào một nhà pha ở thành phố Bá-Linh. Mười lăm ngày sau, họ được tải bằng phi cơ sang thủ đô Mạc Tư Khoa. Trên một hòn đảo giữa sông Moskova, cách thủ đô 20 cây sổ, vợ chồng Raeder ở trong một nhà chòi suốt ba tháng, có lính canh gác nghiêm ngặt.

        Trong gần 100 ngày và cả 100 đêm ấy, có lẽ đô đốc Raeder đã tự hỏi nhiều lần không hiểu số phận mình sẽ do điện Cẩm-Linh định đoạt ra sao ? Đến tháng mười 1945 thời y đã biết rõ vì thấy mình ngồi trên ghế bị cáo trước tòa án Nuremberg.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM