Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:07:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu  (Đọc 19668 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2018, 08:29:26 pm »


        Trên ghế bị cáo là những người đã được nhắc tới trong cuốn sách này: Andrei Andreevich, Vlasov Georgi Nikolaevich Zhilenkov, Vasili Fedorovich Malyshkin, Fedor Ivanovich Trukhin, Dmitri Efimovich Zakutnyi, Grigori Alexandrovich Zevrev, Victor Ivanovich Mlatsev, Sergei Kuzmich Buniachenko, MikhahAlexeevich, Meandrov. Ngoài ra người ta còn xử Blagoveshenki, Korbukov và Shatov.

        Đêm rạng ngày 1 tháng 8, các bị cáo được thông báo phán quyết đã đinh trước: Tước hết mọi quân hiệu, hành quyết bằng treo cổ, tịch thu tài sản cá nhân. Ngay đêm hôm đó chúng bị treo cổ.

        Ngày 2 tháng 8, báo “Tin tức” thông báo rằng bản án đối với Vlasov và 11 kẻ tòng phạm của y đã được thi hành.

        Năm mươi năm sau, ngày 1 tháng 11 năm 2001, Hội đồng quân sự toà án Tối cao đã thỏa mãn sự phản đối của Tổng kiêm soát quân sự và đã loại khỏi phán quyết luận tội đối với vụ án Vlasov và tòng phạm của y mục “tuyên truyền và cổ động phàn cách mạng”.

        Căn cứ vào luật pháp Nga ngày 18 tháng 10 năm 1991 “Về minh oan cho nhũng nạn nhân của sự đàn áp chính trị” thì việc tuyên truyền và cổ động chống Xô Viết được coi là những hoạt động không nguy hiểm cho xã hội, và nhũng cá nhân bị kết tội về việc này được minh oan cho dù sự lên án có bằng chứng thực tế.

        Ở đây Hội đồng quân sự khẳng định rằng Vlasov và những kẻ tòng phạm của y đã bị xét xử đúng luật, có bằng chứng và không được minh oan về những tội ác đã nêu trong pháp lệnh ngày 19 tháng 4 năm 1943 của Chủ tịch đoàn Xô Viết Tối cao Liên Xô “về các biện pháp trừng trị đối với những kẻ ác nhân phát xít Đức, những kẻ có tội trong việc giết hại và hành hạ dân thường Xô Viết và tù binh Hồng quân, đối với bọn gián điệp và những kẻ tiếp tay cho chúng”, cũng như theo các điều “phản bội tổ quốc”, “hành động khủng bố”, “phá hoại”... Một số phận tương tự cũng đến với các đồng minh của Hitler bị bắt ở Viễn Đông sau khi Nhật Bản bị đánh bại.

        Tất cả nhừng người còn lại trong đó có cả đội ngũ sĩ quan của quân đoàn “Vlasov”, gia đình họ và đội ngũ huấn luyện người Đức - tập trung tại trại giam tù binh N0525 (Prokopievsk) thuộc GUPV1 - NKVD Liên Xô.

        Việc thẩm tra những “người Vlasov” được trao cho các cơ quan phản gián NKO “SMERSH”. Việc sử dụng sức lao động của những “người Vlasov” chỉ được tổ chức ở các xí nghiệp khai thác than, thành từng nhóm nhỏ và chủ yếu ở những nơi được canh phòng cẩn thận. Những “người Vlasov” được bố trí ở và sử dụng trong các công việc tách biệt hắn những nhóm khác.

        Đối với những “người Vlasov” người ta thiết lập một chế độ giam cầm đặc biệt nghiêm ngặt nhằm loại trừ khả năng chạy trốn, liên hệ với thế giới bên ngoài. Để làm việc này một kế hoạch tỉ mỉ đã được vạch ra để canh phòng khu vực ăn ở của trại và các công trường lao động. Đưa họ đến nơi đó là công việc do đội áp tải được tăng cường đảm nhiệm.

        Ngày 22 tháng 10 năm 1945, Hội đồng dân uỷ đã thông qua một nghị quyết bí mật “Về tước danh hiệu sĩ quan đối với những cá nhân đã phục vụ trong quân đội Đức, những “người Vlasov” và cảnh sát được thành lập đặc biệt bởi người Đức” và các trại giam đang chờ đón họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2018, 08:42:22 pm »


        Trên ghế bị cáo là những người đã được nhắc tới trong cuốn sách này: Andrei Andreevich, Vlasov Georgi Nikolaevich Zhilenkov, Vasili Fedorovich Malyshkin, Fedor Ivanovich Trukhin, Dmitri Efimovich Zakutnyi, Grigori Alexandrovich Zevrev, Victor Ivanovich Mlatsev, Sergei Kuzmich Buniachenko, MikhahAlexeevich, Meandrov. Ngoài ra người ta còn xử Blagoveshenki, Korbukov và Shatov.

        Đêm rạng ngày 1 tháng 8, các bị cáo được thông báo phán quyết đã đinh trước: Tước hết mọi quân hiệu, hành quyết bằng treo cổ, tịch thu tài sản cá nhân. Ngay đêm hôm đó chúng bị treo cổ.

        Ngày 2 tháng 8, báo “Tin tức” thông báo rằng bản án đối với Vlasov và 11 kẻ tòng phạm của y đã được thi hành.

        Năm mươi năm sau, ngày 1 tháng 11 năm 2001, Hội đồng quân sự toà án Tối cao đã thỏa mãn sự phản đối của Tổng kiêm soát quân sự và đã loại khỏi phán quyết luận tội đối với vụ án Vlasov và tòng phạm của y mục “tuyên truyền và cổ động phàn cách mạng”.

        Căn cứ vào luật pháp Nga ngày 18 tháng 10 năm 1991 “Về minh oan cho nhũng nạn nhân của sự đàn áp chính trị” thì việc tuyên truyền và cổ động chống Xô Viết được coi là những hoạt động không nguy hiểm cho xã hội, và nhũng cá nhân bị kết tội về việc này được minh oan cho dù sự lên án có bằng chứng thực tế.

        Ở đây Hội đồng quân sự khẳng định rằng Vlasov và những kẻ tòng phạm của y đã bị xét xử đúng luật, có bằng chứng và không được minh oan về những tội ác đã nêu trong pháp lệnh ngày 19 tháng 4 năm 1943 của Chủ tịch đoàn Xô Viết Tối cao Liên Xô “về các biện pháp trừng trị đối với những kẻ ác nhân phát xít Đức, những kẻ có tội trong việc giết hại và hành hạ dân thường Xô Viết và tù binh Hồng quân, đối với bọn gián điệp và những kẻ tiếp tay cho chúng”, cũng như theo các điều “phản bội tổ quốc”, “hành động khủng bố”, “phá hoại”... Một số phận tương tự cũng đến với các đồng minh của Hitler bị bắt ở Viễn Đông sau khi Nhật Bản bị đánh bại.

        Tất cả nhừng người còn lại trong đó có cả đội ngũ sĩ quan của quân đoàn “Vlasov”, gia đình họ và đội ngũ huấn luyện người Đức - tập trung tại trại giam tù binh N0525 (Prokopievsk) thuộc GUPV1 - NKVD Liên Xô.

        Việc thẩm tra những “người Vlasov” được trao cho các cơ quan phản gián NKO “SMERSH”. Việc sử dụng sức lao động của những “người Vlasov” chỉ được tổ chức ở các xí nghiệp khai thác than, thành từng nhóm nhỏ và chủ yếu ở những nơi được canh phòng cẩn thận. Những “người Vlasov” được bố trí ở và sử dụng trong các công việc tách biệt hắn những nhóm khác.

        Đối với những “người Vlasov” người ta thiết lập một chế độ giam cầm đặc biệt nghiêm ngặt nhằm loại trừ khả năng chạy trốn, liên hệ với thế giới bên ngoài. Để làm việc này một kế hoạch tỉ mỉ đã được vạch ra để canh phòng khu vực ăn ở của trại và các công trường lao động. Đưa họ đến nơi đó là công việc do đội áp tải được tăng cường đảm nhiệm.

        Ngày 22 tháng 10 năm 1945, Hội đồng dân uỷ đã thông qua một nghị quyết bí mật “Về tước danh hiệu sĩ quan đối với những cá nhân đã phục vụ trong quân đội Đức, những “người Vlasov” và cảnh sát được thành lập đặc biệt bởi người Đức” và các trại giam đang chờ đón họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2018, 01:05:31 am »


        NỖ LỰC BÀO CHỮA

        Suốt những năm sau chiến tranh thế giới thứ Hai, một bộ phận lưu vong Nga - bộ phận đã hợp tác với chế độ Hitler dưới thức này hay hình thức khác luôn cố gắng bào chữa về sự hợp tác của mình với kẻ địch.

        Giờ đây cuộc tranh luận này được chuyển vào nước Nga. Viên thiếu tướng Đức Reichend Helen, người lãnh đạo phòng tình báo quân sự trong những năm chiến tranh cho rằng cần rộng rãi sử dụng những “người Vlasov” như ông đã viết trong hồi ký: “Tướng'Vlasov không bao giờ cô nịnh người Đức và đã đi với người Đức chỉ vì sự độc lập dân tộc Nga.”.

        Có thật thế không?

        Tài liệu chương trình hành động đầu tiên mà Vlasov đã ký ở trại tù binh, - đó là lời thỉnh cầu của y và đại tá Boiarski ký tháng 8 năm 1942 ở Vinitse đã gửi bộ chỉ huy Đức. Trong đó nói: “Một câu hỏi được đặt ra: cần theo ai - theo nước Đức, nước Anh hay Hoa Kỳ - Nhiệm vụ chính - lật đổ chính phủ - đã nói rằng cần theo nước Đức...”.

        Có thê là trên thực tế, tướng Vlasov coi mình là cứu tinh của nước Nga nhưng y đã chấp nhận hệ tư tưởng và thực tiễn của nhà nước Quốc xã, chủ nghĩa phát xít không làm y ghê tởm, y cũng chia sẻ một số ý tưởng của chủ nghĩa xã hội dân tộc.

        Tuy nhiên không phải ai cũng cho rằng những người đã bắt buộc đứng trong phái Hitler đều phải thấy xấu hổ về việc này. Nhà sử học quân sự Đức Ioahim Hoffman, tác giả cuốn sách về đội quân Vlasov, viết: “Để khắng định rằng phong trào giải phóng Nga đã tự làm hại thanh đanh mình bằng việc liên minh với người Đức, thì có thể trả lời rằng trong trường hợp này các cường quốc phương Tây còn tự làm mất thanh danh ở mức độ cao hơn bằng việc liên minh với Stalin”.

        Một luận cứ không thuyết phục.

        Nền dân chủ phương Tây không đặt ra cho mình nhiệm vụ tiêu diệt nước Nga Xô Viết. Tất nhiên họ không thể là bạn của chế độ Stalin nhưng cũng không phải là kẻ thù của nước Nga. Cả nước Anh, cả nước Pháp đều không có ý định tấn công Liên Xô.

        Các đồng minh phương Tây của Stalin trong liên minh chống phát xít không chia sẻ tư tưởng của ông và cũng không định đưa nó vào cuộc sống. Còn các đồng minh của Hitler lại giúp y thực hiện chương trình tiêu diệt nước Nga, biến nhân dân Nga, nhân dân Slavơ thành nô lệ.

        Chúng ta không được quên rằng tại sao hàng triệu người có thời đã không biết ơn Liên Xô khi thu hút về mình những lực lượng chủ yếu của quân đội Đức. Còn người Châu Âu chịu ơn những người Xô Viết đã chết trong chiến tranh để mang lại tự do cho họ như ngày nay.

        Những người lãnh đạo NTS, những người đã vội vã đặt cược cho chủ nghĩa Quốc xã, đã tạo ra một tình huống lưỡng nan giả tạo: hoặc Hitler hoặc Stalin.

        Tất nhiên họ có sự lựa chọn khác của mình - với các lực lượng dân chủ khác chống lại cả hai. Nhưng họ không thích con đường nàv bởi vì họ đã từ chối nền dân chủ và chủ nghĩa tự do mà hoàn toàn chấp nhận chủ nghĩa Quốc xã. Họ muốn trở thành những người Quốc xã Nga, nhưng thật bất hạnh cho họ, Hitler không muốn có họ trong đoàn xe của mình.

        Cái thế giới lãnh đạm và không khắc nghiệt đã để cho họ một sự lựa chọn kha khiêm tốn, như họ sau này đã cố giải thích cho sự hợp tác tự nguyện của mình với chế độ phát xít tội lỗi, còn bản thân họ: họ tự từ bỏ bất kỳ một con dường nào khác trừ việc hùa theo Hitler. Kinh nghiệm này hiện nay vẫn là một bài học có giá trị khi một phần không nhỏ của phổ chính trị ở nước Nga với sự căm ghét khó giải thích lại đang từ bỏ nền dân chủ và chủ nghĩa tự do.

        Sau chiến tranh NTS, sau khi đặt cược vào phương Tây đã thay đổi rất mạnh. Trong những năm sau chiến tranh, NTS đã đưa vào Liên Xô số lượng tài liệu tuyên truyền còn nhiều hơn cả số lượng mà tất cả các tổ chức lưu vong khác cộng lại. Nhưng những người theo chủ nghĩa đồng cảm không có được con số lớn người cùng chí hướng. Sau khi bắt đầu cải tổ, khi tất cả các cánh của đều được mở thì NTS cũng chăng có một vai trò gì đáng kể trong đời sống chính trị của nước Nga.

        Tướng Vlasov, bè lũ của y, tất cả những ai đã chiến đấu trong hàng ngũ Hitler, những ai đã tự nguyện phục vụ chính quyền chiếm đóng Đức đều là những kẻ phản bội và kẻ thù của tổ chức nhà nước Nga.

        NTS sau chiến tranh gồm những người có khái niệm không rõ ràng về các hoạt động trước chiến tranh của tổ chức mình, và có thể cũng khó mà tán thành nếu họ biết được hồi đó làm gì và nói gì.

        Nhàn tiện cũng cần nói rằng cho đến ngày nay vẫn không tồn tại một lịch sử NTS tỉ mỉ và đáng tin cậy. Rất nhiều những ấn phẩm trước chiến tranh của liên minh khó kiếm ra. Tài liệu bị tiêu huỷ trong thời gian chiến tranh khi một số người lãnh đạo NTS phải chạy trốn Gestapo, và sau chiến tranh - khi cần giấu người Anh, người Mỹ các vết tích hợp tác với nước Đức Quốc xã.

        Chương trình hành động sau chiến tranh của NTS trở nên tự do hơn, dân chủ hơn, được bén rễ trên thổ nhưỡng phương Tây.

        Còn trong hàng ngũ những người dân tộc chủ nghĩa đồng hương thì các ý tưởng hoàn toàn khác đang hợp mốt, có vẻ như theo tinh thần NTS trước chiến tranh.

        “Chủ nghĩa phát xít là một hiện tượng phức tạp, đa dạng và nói theo cách lịch sử thì chưa phải đã bị xoá bỏ hẳn. Trong đó có một cái gì đó vừa khoẻ mạnh vừa ốm yếu, vừa cũ vừa mới, vừa bảo vệ lại vừa phá huỷ quốc gia. Vì vậy khi đánh giá nó cần có sự bình tĩnh và công bằng”. Trong khi trích dẫn những lời của một nhà triết học lưu vong đã nhắc đến trong cuốn sách này Ivan Win, tạp chí “Người đương thời của chúng ta” đã ca ngợi nhà triết học về sự thản nhiên và khách quan, về sự phân tích trong sáng, vì lời kêu gọi của nhà triết học đối với những người Nga yêu nước hãy “Suy xét hiện tượng một cách toàn diện”.

        Tôi không tin là những người Nga yêu nước, những người đã bị mất người thân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít lại có thể chia sẻ với những “Người đương thời của chúng ta” về sự thản nhiên đối với chủ nghĩa phát xít.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2018, 01:07:58 am »

   
MỤC LỤC

LỜI TÁC GIẢ

Phẩn một

CHỦNG TỘC VÀ DÒNG MÁU

   Ống nghiệm cho một con người mới
   Săn lùng “Tạp chủng”
   Đừng giết hại? Câu bịa đặt của người Do Thái!
   Những tảng băng vũ trụ và người Do Thái trắng

Phần hai

NHỮNG BỨC CHÂN DUNG

        Người phụ nữ vớí cặp mắt băng giá và đức lang quân lozef Hebbels
   “Tạp chủng” hay số phận của các đại diện "Tạp chủng”
   Giáo dục ở Jerusalem (Adolf Eihman)
   Thiên thần chết (lozef Mengele)
   “Cấm người Di-gan vào cửa” (Leni Rifenshtal)
   Arnold Shvartsenegger và Kurt Valdkhaim

Phần ba

TƯỚNG VLASOV - NHŨNG NGƯỜI THẤY VÀ CHIẾN HỮU
   Lại thêm một học sinh chủng viện
   “Lẽ nào hắn là tên phản bội?”
   “Hi-vi” - những người giúp việc tình nguyện
   Liên minh chiến đấu với người Đức
   Người Kazắc - đồng minh tin cậy của bọn Quốc xã
   Liệu nước Nga có thể có đuợc tự do từ tay Hitler?
   Giết hại Tổng thống Pháp
   Chủ nghĩa phát xít và sự tự hào dân tộc
   Huyền thoại về “lực lượng thứ ba”
   Tại biệt thự của tư lệnh ROA
   Ai giải phóng Praha?
   Nỗ lực bào chữa

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM