Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:51:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 12 năm bên cạnh Hitler  (Đọc 16558 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2017, 10:03:56 pm »

        
        Sự đần độn và sự ghê tởm này giải thích phần nào việc Bormann tiếm quyền ông. Nhà tổ chức vượt bực và tay giỏi về giấy tở, Bormann bao quát công việc của Hitler và giúp Hitler các công việc ông không ưa thích. Phần khác, ông dần dần trở nên một ông chủ bí mật của Đức bằng cách che dấu Hitler các biến cố làm hại tinh thần quốc gia.

        Hitler cho rằng Bormann là người hợp tác độc nhất biết thiết lập công thức một cách thông minh và sáng sủa về quan niệm và tư tưởng của ông. Thường thường, khi chúng tôi dám báo cáo cho ông hay rằng quan niệm công chúng cho rằng nền hành chánh của Bormann là vô nhân đạo. Ông trả lời với chúng tôi bằng một giọng không chấp nhận sự chống đối nào : "Tôi biết Bormann hung bạo. Nhưng mọi việc tôi giao cho ông ta, ông thi hành một cách hoàn hảo. Tất cả mọi việc ông làm đều có ý tốt".

        Hitler biết Bormann đòi hỏi thuộc hạ một sự hy sinh và một năng suất hoàn toàn. Khi lời than thở của những người này đến tai ông, ông đuổi chúng đi vời lời giải thích rằng Bormann chính ông ta, cũng làm việc như một con vật : "Chính nhờ sự cứng rắn và phương pháp không nhượng bộ, ông đã thực thi các chương trình khó khăn tôi phó thác cho ông".

        Một lần khác ông khen Bormann : "Các phúc trình của ông ta đầy đủ và tỉ mỉ đến nỗi tôi chỉ còn việc đặt bút ký. Với Bormann, tôi giải quyết một đống hồ sơ trong mươi phút trong khi với kẻ khác tôi phải mất hàng giờ. Khi tôi nói với ông trong một cuộc tiếp kiến : Hãy nhắc tôi trong vòng sáu tháng vấn đề này hay vấn đề khác, tôi tin chắc là ông ta nhớ rõ từng ngày. Ông ta trái hẳn anh ông, cái gì cũng quên."

        Albert Bormann, người anh, cũng là thư ký của Hitler bị chú em Martin ghét bỏ.

        Chính sau khi Hess đi Anh quốc mới bắt đầu sự tiếm quyền của Bormann. Buổi chiều hay tin Hess trốn đi ông mở một cuộc tiếp tân ở biệt thự Ôbersalzberg, như để ăn mừng một biến cố vui. Rồi nhờ mưu lược khôn ngoan ông thành công trong việc đẩy Wilhem Bruckner ra khỏi chức vụ quan trọng bên cạnh Hitler từ thời tranh quyền. Từ đó, Bormann hoàn toàn tự do hành động, và bắt đầu mở một hoạt động nóng sốt. Ông đưa người vào giữ các chức vụ quan trọng trong Bộ tham mưu của Hitler. Với tài chính trị kiểu Machiavele, ông biết cách xâm nhập vào mọi việc và hiếm có những người cộng tác của Quốc trường không bị ở trong màn lưới của Bormann đã dệt sẵn. Bormann trở thành người mà Hitler không qua mặt được. Nhờ ông mà Schaub, một kẻ vô tài, đã thay được Bruckner. Vai trò của Schaub là thì thầm bên tai Hitỉer những câu do âm mưu của Bormann đặt ra.

       Trong những năm cuối chiến tranh, Reichlciter ngự trị ở Bản doanh. Tất cả mọi nhân viên đều được thay vào người của ông và các người này hy sinh cho ân nhân của mình và phúc trình cho ông ta những tai tiếng nhỏ nhặt nhất.

       Một khi làm chủ được địa vị và không còn sợ thuộc hạ Hitler, Bormann đẩy xa những nguy hiểm từ bên ngoài có thể hại cho ông. Ông tạo lập quanh Hitler một bức tường thành kiên cố không ai vượt qua được nếu không phải là kẻ vô hại và đã trình cho ông ta mục đích cuộc viếng thăm. Bormann là nhà kiểm soát tuyệt đối guồng máy của Reich.

       Để thí dụ tôi nhớ lại tháng 3 năm 1945, các Gauleiter Hofer và Forster, các quận tỉnh ủy mặt trận miền Tây đến

       Bá Linh để tường trình lên Hitler, mà không báo trước cho Bormann. Khi các mật báo viên đưa tin này cho Bormaan, ông chấm dứt ngay ngày nghỉ ở Obersalzberg và trở về Bá Linh để chống đối ý định của hai vị Gauleiter đó, vì sợ quân Nga tiến gần đến vùng đất trách nhiệm của họ. Bormann hứa với họ để có thể bỏ qua vụ tường trình và khuyên họ nên trở về để sửa soạn việc chống cự hơn là đến Bá Linh để bày mưu đặt kế.

       Bormann không có bạn, người độc nhất mà tôi biết là Hermann Fegelein, anh rể cô Braunn. Một tình bạn bền chắc gắn bó hai con người, điều đó không ngăn Bormann ra lệnh bắn ông ta để có thể âm thầm rời Bá Linh vài ngày trước khi thành phổ này thất thủ.

       Bormann là hung thần của Hitler. Lòng khát khao quyền hành thật vô độ. Ông không những tách biệt xếp ông về thể chất và tâm hồn, và đưa người mang ơn ông vào làm thuộc hạ cho Hitler, mà còn biết xoay sở mỗi khi có dịp để tự nâng cao giá trị mình.

       Tôi có thể kể ra vô số thí dụ.

       Một hôm, DNB công bố một tin về vụ một trại chủ bị hai tháng tù vì đã uống hai lít sữa một ngày. Nhà chụp hình Hoffman, cũng là trại chủ, khi nghe câu chuyện đó đã thốt lên : "Trong trường hợp này thà tôi bị tù, vì mỗi lần ở trại về tôi đều mang theo 5 lít sữa."

       Sự bất cẩn này đã bị mật báo và Bormann đã dùng cây bút đẹp nhất của mình để viết những giòng chữ này: “Quốc trưởng bảo tôi nói với ông rằng, theo luật, ông chỉ dùng nửa lít sữa."

       Mỗi lần một người bạn xưa của Hitler nói thoáng qua rằng ông ta để ý đến kẻ này hay kẻ khác có uy quyền phạm vào những luật cấm. Bormann khai thác ngay sự kiện bằng cách gửi một lá thư đến kẻ đó bằng những chữ: "Theo lời của ông nào đó, các sự kiện sau đã được ghi nhận trong công việc của ông... "

       Một thí dụ chót nói lên cái cách mà Bormacn đã dùng để tách Hitler ra khỏi các người mà ông ta nghi ngờ lời nói và sự chỉ trích của họ. Một hôm Hoffmann nhận một cú điện thoại của Bormann báo tin rằng ông được tin là ông ta bị nghi có mang vi trùng thương hàn, vậy từ nay ông không được gần Quốc trưởng nữa. Hoffman lo   sợ về vụ này, phải đến Vienne để theo dõi bệnh tình trong sáu tháng ở các nhà chuyên môn lừng danh, kết quả không có gì. Tháng 3 năm 1945 ông đến Bá Linh để minh chứng sự tổ cáo bậy bạ đó. Trong khi ông đang ăn cơm ở Chancellerie, Bormann đến bàn ăn và lo sợ nói :

       "À ông đã về đấy à ! Tốt hơn ông nên ở yên một chỗ. Thay vì làm việc với các bức hình, ông nên phát minh những tia sáng bắn hạ các máy bay địch."

       Nửa giờ sau, Hitler đi qua phòng đó. Với một dáng điệu chán nản ông yêu cầu khách khứa ở yên. Hoffmann đứng ngay dậy để trình diện Quốc trưởng. Quốc trưởng lạnh lùng chào ông và hỏi với giọng dọa nạt là ông đã hết bệnh chưa. Những lời phản đối và chứng chỉ y khoa chứng minh ông không mang bệnh thương hàn không làm Hitler tin. Từ đó Hitler xa lánh "nhà chụp hình trong triều" và bịt tai trước những lời cho rằng ông này vô bệnh.

       Sau đó tôi biết rằng Bormann đưa tin là có thể Hoffmann đã gửi con trai ông cùng tên với ông đi Vienne và rằng chứng chỉ y khoa là do ông này xin.

       Hitler tin ngay sự lừa dối này một cách dễ dàng.

       Và tấn bi hài kịch làm hư hại tinh thần quốc gia đó vẫn tiếp tục.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2017, 08:51:04 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2017, 08:53:22 am »

               
        Nói hoài về một vấn đề ta sẽ đạt đến những nét chính và thấu rõ chúng
(HITLER)              

CHƯƠNG III

       Trong những năm cuối, Hitler sống một cuộc sống càng ngày càng thiếu đều đặn. Trong khi ở nhiều người, những bữa ăn dự phần vào ngày làm việc theo một thứ tự không thay đổi Hitler định hướng cuộc đời một cách đặc biệt về những "bữa nói chuyện" nổi danh, trong đó ông bàn luận tình hình với các cộng sự viên.

       Thời gian các buổi đó hoàn toàn co giãn, từ một giờ đến bốn giờ hay hơn nữa, những bữa ăn vì thế lùi dần.

       Ông có thói quen ăn điểm tâm vào 11g3o. Bữa ăn chính ở trong khoảng 14g và I7g, buổi ăn tối trong khoảng 20g và 24g.

       Sau khi ăn tối ông nghỉ một giờ rồi họp tiếp cuộc họp thứ hai, thường kéo dài đến sáng.

       Sau khi đã giải quyết những lo lắng thuộc về chỉ huy, Hitler dùng trà vào khoảng 4 đến 5 giờ sáng. Trong những năm sau cùng, chỉ có các thư ký, đôi khi B.s Morell hay phụ tá Schaub cùng hiện điện. Năm 1944, thỉnh thoảng tôi ở lại đến 8 giờ sáng, ngồi trước mặt Hitler, giả bộ chú ý nghe ông nói.

       Hitler có thể nói, nói không ngừng! Thường thường chính Hitler tạo những xung lực cần thiết cho cuộc nói chuyện và, thường ông trở nên độc thoại, nói không ngừng ông trình bày quan điểm của ông về các vấn đề khác biệt.

       Trong những cuộc nói chuyện đầu ngô minh sở này, nhiều vấn đề bất ngờ được đề cập đến. Thật thế, Hitler diễn giải về mỗi đề tài với một niềm vui sướng và một nhiệt tâm như nhau. Đến nay tôi còn tự hỏi tại sao ông chịu hy sinh giấc nghỉ ban đêm để trình bày những định lý trước một cử tọa thường thích ngủ hơn sự lắm mồm đơn độc của ông.

       Khi một vấn đề xâm chiếm ông, ông muốn bàn luận không dứt. Ông nói với chúng tôi rằng trong khi trình bày một vấn đề, lời nói, mỗi lần lại mở cho ông một chân trời mới, và khiến ông có thể hiểu những nguyên nhân và kết quả mà lúc đầu ông không biết đến.

       "Lời nói, ông nói, bắt những cây cầu về một chân trời xa lạ. Nhất là ngôn ngữ Đức, với sự tế nhị và đứng đắn, cho phép thăm dò những vùng mới lạ của trí óc. Đó chính là lý do khiến Đức quốc là nơi khai mở nhiêu nhà tư tưởng và thi nhân.

       Tôi không thể kể hết những điều Hitler nói với tôi trong các buổi trà đàm ban đêm trong suốt mười năm. Tôi thú thật rằng sự mỏi mệt vượt quá sự chú ý của tôi, và tôi chỉ bày tò quan niệm bằng chiếc mũ dạ, tư tưởng hoàn toàn mất hẳn.

        Trong những buổi dạ đàm đó, Hitler thường nhắc lại những kỷ niệm thơ ấu. Nhất là trong khi ông bị nhiều công việc, tuổi trẻ vươn lên dễ dàng từ đám lẫn lộn ý tưởng làm ông xao động,

        "Tôi không bao giờ thương cha tôi ông thường nói, nhưng tôi Sợ ông nhiều hơn, ông dễ bị kích động và hay đánh tôi vô cớ. Khi ông dạy tôi, mẹ tôi run sợ cho tôi. Một hôm tôi đọc trong một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu thấy rằng để chứng tỏ can đảm, phải che dấu sự đau đớn. Tôi quyết định không la khóc khi bị cha tôi đánh. Vài ngày sau đó, tôi có dịp thực thi ý chí của tôi. Mẹ tôi sợ hãi chạy trốn ra trước cửa. Còn tôi, tôi thăm đếm từng cú ba toong đánh xuống mông tôi. Đến tối, tôi thắng lợi báo tin cho bà rằng tôi đã nhận ba mươi hai roi, bà tưởng tôi mất trí. Điều lạ lùng là từ hôm đó, tôi không còn được trở lại kinh nghiệm cũ, cha tôi không đụng đến tôi nữa. Sau đó, Hitler kể tiếp sau khi chạm trán với những thực tế khó nhọc của cuộc đời, ông chứng tỏ một sự kính trọng lớn lao đối vói cha ông. Người, mồ côi, và lớn lên ở đồng quê, đã thành công trong công việc bao quát nghề nghiệp của một công chức nhỏ về quan thuế. Nhờ tiết kiệm và cần mẫn, ông đã tậu được một trang trại nhỏ."

        Hitler cũng thích nói đến tài nội trợ của mẹ ông, nhờ vậy gia sản đã tròn đầy dần dần.

        Trái lại, ông thường đối xử vói các bà chị ông như những người đàn bà "ngu ngốc". Ông thú nhận với chúng tôi là, trong dịp lễ hứa hôn của chị Angles của ông, ông đã khuyên vị hôn phu, mà ông có cảm tình, nên dứt bỏ tất cả, đừng để chiếc bánh cưới làm trở ngại mình.

        Ở trường Hitler là đầu nậu một băng, luôn luôn sẵn sàng làm bậy. Từ nhỏ, ông đã là kẻ tự kiêu và hay chỉ trích. Một hôm, vị giáo học, đãng trí, gọi tên ông là Hitter, ông không đứng dậy. Vị giáo học nhìn thẳng ngay ông và một lần nữa gọi lớn : "Hitter," ông vẫn không nhúc nhích. Cuối cùng, ông thầy mất kiên nhẫn, Hitler vẫn ngồi, trả lời từ tổn : "Tôi không tên Hitter mà là Hitler".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2017, 10:21:44 pm »


        Trong lúc học giáo lý, ông dùng những giả trá quỷ quyệt để chọc giận thầy tử tế ở nhà quê. Ông cố chứng minh với ban học rằng tôn giáo không thể học một cách đứng đắn. Một hôm, ông can đảm bày tỏ trước lớp học rằng Thượng đế không hề sinh ra con người, mà rằng ông đọc trong sách thì con người xuất thân từ loài khỉ. Hôm sau ông mang lại để làm chứng tập sách dày của Darwin, trước sự xúc động của giáo sư giáo lý. Mẹ ông được hiệu trường mời đến, dọa sẽ trừng phạt nếu bà không ngăn cản con bà đùa giỡn bằng những bài học sai quấy như vậy.

        Từ lúc còn rất trẻ, Hitler đã thích con gái. ông kể rằng, một buổi chiều ở Linz, khi ông nhận biết một cô gái thích ông, ông lại thẳng ngay. Khi cô gái theo mẹ, ông xin bà được theo đến nhà bằng cách giúp họ mang các vật nặng trong trường hợp cần. Ở sở cũng vậy, ông tìm cách lôi kéo sự chú ý của các cô gái bằng cách làm những trò khỉ. Ví như ông chà bộ râu mép tưởng tượng của ông với bàn chải của cha ông. Các trò hề này khiến các cô gái cười như điên và Hitler sung sướng vì những thành công nhỏ đó của mình. Ồng cũng thích kể cho chúng tôi nghe những thử thách đầu tiên trong việc hút thuốc của ông. Ổng đã hút hết nửa điếu xì gà, sau đó, ông bị bệnh nặng và phải chạy về nhà. Ông kể với mẹ ông là ông bị trúng thực anh đào. Y sĩ được mời ngay đến, đã lục các thứ của ông và tìm thấy mẩu tàn thuốc. Sau đó, ông tiếp, tôi mua một ống điếu dài bằng sứ. Tôi hút như một tay chữa lửa, ngay cả lúc đi ngủ. Một lần tôi buồn ngủ, và khi thức dậy thi chăn nệm đang cháy. Tôi đi đến sự giải quyết là không bao giờ hút thuốc nữa, và tôi vẫn trung thành với lời hứa của tôi.

        Một tai nạn tương tự đã xảy ra khi còn trẻ, Hitler bắt đầu uống rượu mạnh. Tôi luôn luôn có cảm tưởng là ông ta khó cắt nghĩa lý do tại sao ông ta lại ghét rượu đến thế. Sự việc ông ta che dấu này chỉ càng kích thích tôi thêm. Cuối cùng sự nài nỉ của tôi làm ông hết dấu diếm. Ông kể câu chuyện như sau :

        "Sau khi đỗ xong cuộc thi cuối niên học, bạn bè và tôi ăn mừng với rất nhiều lít rượu tại một quán ở nhà quê. Tôi bị bịnh và phải vội trở về nhà sau nhiều cố gắng. Sáng hôm sau, tôi không tìm ra chứng chỉ mà cha tôi hỏi. Tìm mãi không thấy tôi quyết định xin bản sao ở ông hiệu trưởng. Chính ông này xóa bỏ giùm tôi sự hổ thẹn lớn lao nhất của tuổi trẻ khi đưa cho tôi bản chính văn bằng. Một nông dân đã nhặt được trong đống rơm và gởi về trường. Tôi xấu hồ đến nỗi rằng, trong suốt đời tôi, tôi không uống một giọt rượu nào nữa."

        Trong những cuộc dạ đàm đó, Hitler bao gồm hầu hết mọi lãnh vực của tư tưởng con người. Tuy nhiên tôi cảm thấy một cách không chắc chắn rằng ông có vài điều không đúng. Ngay cả ngày nay, tôi cũng chưa biết định nghĩa nó cho rõ ràng. Trong những cuộc nói chuyện vô ích đó, theo tôi, ông thiếu một ghi chú thuộc về nhân loại sự cao quí của tâm hồn một người học thức. Thư viện của Hitler, thiếu các tác giả cổ và tất cả các tác phẩm cổ điển và duy tâm luận.

        Ông luôn luôn tiếc nuối với tôi là không có thì giờ đọc văn chương hoa mỹ, nói đến trí tuệ con người, và chỉ ham mê đọc sách về kỹ thuật. Sự thiếu sót này trong học thức của ông cắt nghĩa nhiều mặt trái mà ông xóa bỏ trong kế hoạch thuộc tâm lý.

        Nghệ thuật chiếm một địa vị quan trọng trong những bình giải của ông. Ông cho cổ Hy Lạp và La Mã là nền tảng của văn minh trong đó các quan niệm về thiên văn, khoa học và thuần túy luân lý đã tìm thấy những diễn tả đầu tiên của chúng, ông thường nói với tôi sự thỏa mãn của ông, khi ông được ngắm, trong lúc du hành qua La Mã và Florence những kiệt tác bất hủ mà cho đến lúc đó ông chỉ biết qua các hình thức sao chép.

        Hitler chê nền hội họa mới. Ông xem nó như quá được chú ý của những khuynh hướng biểu tượng và ấn tượng. "Nghệ thuật suy đồi" này - danh từ do ông rèn đúc - là, theo ông tác phẩm của tụi Juif, những kẻ đã làm quảng cáo huyên náo, chung quanh những bức tranh xấu xa, điên cuồng, để bán cho đắt giá, trong khi chính họ lại chọn lựa cho bộ sưu tập cùa họ toàn là các "thầy xưa."

        Ít có họa sĩ Đức nào ở thời đại chúng ta tỏ vẻ dịu dàng trước những chỉ trích quá khích. Tuy nhiên, ông mua các tranh ông không thích, trong mục đích khuyến khích các nghệ sĩ.

        "Các họa sĩ ngày nay, ông nói, không có sự tỉ mỉ và kiên nhẫn trong chi tiết như những họa sĩ vào thời vàng son của nghệ thuật"

        Cuối cùng chỉ còn hai thứ đối vói ông : Đồ cổ và tiểu thuyết. Ồng tìm lại thời trung cổ và phục hưng vì ông không thấy họ không theo những qui tắc của Thiên chúa giáo.

        Hitler dàn xếp để trở thành người sưu tầm đồ cổ. Tôi thấy ông sung sướng như trẻ con ngày mà ông, qua trung gian của Mussolini, mua được cổ vật nổi danh "Discobole" của Myron. Mỗi lần như thế, tôi không biết sự ham thích tràn trề này chỉ là do sự vui thích hoàn toàn nghệ sĩ hay còn pha thêm lòng thỏa mãn sự khoe khoang đã có một kiệt tác như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2017, 11:10:43 am »


        Hitler thích đem ra ánh sáng các vị thầy xưa đã đi vào quên lãng. Khi một nhà bán đồ cổ mua cho ông tác phẩm nổi danh "Dịch hạch ở Florence" của Hans Makart lòng hăng hái của ông xoắn lại trong sự ngưỡng mộ. Ông mời chúng tôi đến xem tác phẩm đó. Ông đứng thẳng trước bức tranh rộng lớn phóng mình trong sự ngắm nhìn thán phục mà tôỉ hoàn toàn không hiểu nổi. Đề tài chết chóc, màu vàng lục của những tử thi khắp nơi làm tôi thực sự không thích tí nào. Nhưng tôi không dám cho ông hay sự không thích của tôi sợ làm ông mất vui.

        Sự chê bai "phái mới" của ông lớn đến nỗi ông tổ chức, trong khi khánh thành "Kunst hall” ở Mu-nich năm 1937, một cuộc triển lãm song song những tác phàm gọi là "suy đồi". Cuộc triển lãm này dùng để dọa những kẻ vì tính quí phái, có khuynh hướng lại gần nghệ thuật mới.

        Trước khi khánh thành viện bảo tàng nghệ thuật ở Mu-nich, những tay chuyên môn, chứa đầy những ý tưởng đặc biệt của Hitler, đã giữ 1450 bức tranh họ cho là thích hợp trên 20000 bức gửi tới góp phần của mọi nơi trên Đức quốc. Nhưng sự rủi ro đến với họ. Buổi tối trước ngày khánh thành Hitler dạo qua phòng triển lãm và ông đã loại bỏ thêm 500 bức mà ông cho là không xứng đáng được treo lên. Một cú đơn giản của ngón tay cái ông đủ để làm biến đi những đại tác phẩm giá trị. Tôi kinh ngạc bởi một số lớn các bức khỏa thân ông không loại bỏ và nói với ông, rất lâu về sau sự ngạc nhiên của tôi. Ông trả lời tôi, làm vậy vì binh sĩ. Những hình khỏa thân đẹp thường được những kẻ chiến đấu ưa chuộng.

        Fuhrer luôn luôn ham thích tậu những cái mới

        Vị Bộ trưởng giao thông và bưu điện sau cùng có ý phát hành những bộ tem phụ trội trong dịp kỷ niệm những biến cố quốc gia. Tiền bán được đổ vào trong một quĩ riêng trong đó Hitler có thể dùng tự do để mua các nghệ phẩm. Ý tưởng lớn của ông là để nâng đỡ những thành phố nhỏ, thành lập các bảo tàng viện vùng "Trong những thành phố lớn, ông nói, có nhiều bảo tàng viện đầy tranh mà ngay một tay chơi nghệ sĩ cũng khó quan sát kỹ trong khối lộn xộn đó. Tôi đề nghị phân phối các tranh này đến các bảo tàng viện vùng, bằng cách xem xét quá khứ của nơi chốn, đặc tính của phong cảnh chung quanh và đặc tính của giống dân cư ngụ. Thành phố quê hương của mỗi nghệ sĩ phải có một bảo tàng viện trữ một ít sáng tác của họ". Hitler cũng muốn thu thập những bộ sưu tập khác, những khí giới lịch sử chẳng hạn, những thứ đã ngủ yên trong quên lãng hay ở trong tay những kẻ khác. Như vậy đã có thể tạo cho những bảo tàng viện địa phương một sự lôi cuốn về những thành phố nhỏ, khiến ai thích có thể nghiên cứu tại chỗ những tác phẩm nghệ thuật mà không phải di chuyền xa xôi và tốn kém...

        Nhưng tại Lenz, nơi ông xem như thành phố chôn nhau cắt rốn của ông, ông muốn dựng một bảo tàng viện giàu có nhất nước Đức. Những họa phẩm sẽ không phải treo trên tường, trong một đống lộn xộn, nhưng mọi tác phẩm phải được nâng cao giá trị trong một khung xứng đáng. Mỗi tác giả phải được đặt một trong phòng riêng, trưng bày và trang trí theo cách thức của thời đại của tác giả đó. Như vậy, tất cả các giòng nghệ sĩ của lịch sử sẽ mở ra trong chính bầu không khí của chúng.

        Nhưng Hitler không phải chỉ bị cắn rứt bởi lòng đam mê sưu tầm. Thời niên thiếu, ông có tham vọng lớn lao là được vào hàn lâm viện mỹ nghệ ở Vienne. Họa phẩm dự thi của ông đã được hài lòng nhưng ông không được nhận vào vì sức học của ông không đủ để theo các lớp học. Mỗi lần Hitler kể lại sự chán nản đau đớn đó, ông trở nên u tối và hung tợn. ông thường không thiếu lời nhục mạ sự bất công của số mạng đã khiến những thanh niên thường hay sống tàn tạ trong bóng tối vì xuất thân từ một gia đình nghèo khổ.

        Thời nay và cả thời kỳ chiến tranh 1914-1928 cũng còn những tác phẩm của Hitler bằng màu nước không phải không có tài, vẽ những dinh thự công cộng với một sự cẩn thận như chụp hình những chi tiết.

        Vẽ và họa vẫn là "hobby" của cuộc sống của ông. Ngay cả trong cuộc sống bận rộn của ông khi làm nguyên thủ quốc gia, ông cũng dành được nhiều thì giờ để tập luyện tài năng này. Trong phòng giấy của ông, luôn luôn có trong tầm tay một chồng cát tông láng ông dùng trong những lúc muốn nghĩ ngơi để vẽ những gì mà nguồn cảm hứng trong lúc đó gợi lên cho ông. Ông rất hãnh diện về các bảng vẽ đó và giữ nó không cho ai động đến. Khi ông muốn làm tôi vui hay để thường công tôi sau một ngày kiệt lực trong công việc, ông tặng tôi một bức, nhưng không bao giờ gợi sự chú ý của tôi về giá trị cử chỉ của ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2017, 04:12:59 am »

       
        Hitler có một đam mê thật tình về kiến trúc, ông đã đọc nhiều sách và biết những đặc tính của các thời đại khác nhau, đến cả những tiểu tiết. Nếu ông ít hiểu về nghệ thuật La Mã, trái lại ông chối bỏ nghệ thuật Gô-tích vì ông thấy trong đó có quá nhiều dấu tích của những huyền bí thuộc về Thiên chúa giáo. Ông ca tụng nhất là kiểu Baroque mà những danh phẩm trong sáng nhất được dựng lên ở Desđe và ở Wuszburg. Thật vô ích mà nhấn mạnh sự thích thú của ông về kiểu mới của Đức mà trên phương diện nào đó ông là người sáng lập. Chính kiến trúc sư Troost đã dựng nên, theo những chỉ dẫn của ông, nhưng nguyên tắc của lối kiến trúc này nó mang nhiều dấu tích của cổ Hy Lạp. Hitler giữ một sự biết ơn sâu xa vì những thực hiện của ông ta. Mọi kỳ sinh nhật ông cho đặt trên ngôi mộ của ông ta vô số loại hoa.

        Những hiểu biết của ông về việc này thật đáng ngạc nhiên. Ông nhớ lại những kích thước và đồ bản của tất cả kiến trúc quan trọng trên thế giói. Về quan điểm thành phố, Paris và Budapest theo ông hơn hẳn các đô thị khác. Trong thời chiến ông nhiều lần nói với tôi, rằng niềm hạnh phúc nhất của ông là cởi bỏ bộ quán phục và hiến mình cho nghệ thuật.

        Hitler đã lập một chương trình rộng lớn để xây dựng lại những đô thị và dinh thự đổ nát vì chiến tranh, ông khoe rằng đã cho chụp hình màu bên trong và bên ngoài mọi đền đài lịch sử để sau khi hòa bình đến, có thể tái tạo y như cũ. Ông muốn rằng những chứng tích đời sống văn hóa của các thế kỷ trước tái sinh từ sự đồ nát trong toàn vẻ đẹp xứng đáng của nó. Hitler tin là những bức hình màu cho phép các kiến trúc sư thành công trong thực hiện của họ. Nói chuyện với các kiến trúc sư, sự hăng hái của những ý kiến đó trở thành lan rộng. Ồng cầm một mảnh giấy và phát họa vài nét đơn sơ nhưng không thiếu sự 1ớn lao. Tôi thấy những kiến trúc sư, những nhà xây cất có tiếng đều sợ sự hiểu biết và những quan niệm vượt bực của ông. Ngay trong thời chiến, ông cũng tìm được thì giờ để bàn về kiến trúc và nghệ thuật.

        Những chương trình mới cho hậu chiến ở Bá Linh và Ham-bua thật lớn lao. Mỗi lần trong lúc diễn tả, Hitler lập lại : "Tôi sẽ làm Bá Linh thành thành phố đẹp nhất thế giới", ông thẳng người trong một thái độ kiêu căng không chế ngự được... Giọng ông như chuông và cử chỉ như muốn quét sạch mọi lề lối cũ.

        Trong những thời kỳ khó khăn nhất. Ý tưởng về sự tái thiết Đức quốc làm ông kích động một sức sống không ngờ. Khi ông họp xong trở về mệt mỏi, kiệt sức, đôi mắt thâm quầng, ông sẽ lấy lại sinh lực nhanh chóng bất ngờ nếu có một vài tay chuyên môn đề nghị ông quan sát những đề án và kiểu mẫu mới.

        Tháng ba năm 1945, tôi còn thấy Hitler đứng lặng yên trước mô hình bằng gỗ thành phố Linz như ông dự định thay đổi. Trong những lúc đó, Hitler quên cuộc chiến, ông không còn biết mệt và ông cắt nghĩa cho chúng tôi hàng giờ về những chi tiết đổi thay mà ông đã bằng lòng về thành phố quê hương của ông.

        Âm nhạc, kịch nghệ và phim ảnh ông ít thích hơn. Ông thích Richard Wagner mà ông xem như thiên thần tái sinh của huyền thoại Đức. Ngôn ngữ âm nhạc của vị sư ở Bayrcuth dội trong tai ông như một thi phẩm của Thượng đế. Ông đã dự đến một trăm bốn mươi lần ở một vài cuộc trình tấu của ông ta. Chính "Niebelungen" và "Crépuscule des Dieux" đã để lại ở ông những cảm tưởng sâu đậm. Ông giúp tiền của cho Bayreuth và dự tính làm dễ dàng cho dân chúng Đức đến dự hội như một cuộc hành hương quốc gia. "Mặt trận lao động Đức" tổ chức những cuộc du hành chung cho thợ thuyền và phu. Hitler và thuộc hạ của ông giữ bổn phận phổ biến sâu rộng tác phẩm của Wagner trong mọi tầng lớp dân chúng. Sau Wagner chỉ còn Beethoven và Bruckner là đáng được ông chú ý. Một vài"Lieder" của Brahm và những đoạn của Hugo Wolff và của Richard Strauss cũng chiếm được chỗ trước sự loại bỏ của ông.

        Hitler có một cảm quan về âm nhạc rất phát triển. Khi ông huýt gió một điệu trước Eva Braun và khi bà ta nói là ông huýt sai, ông lấy dáng bộ giảng giải để trả lời : Không phải tôi nhầm mà nhà soạn nhạc đã làm sai".

        Vào một thời, ông cũng thích các nhạc kịch : "La chauve souris" và "La veuve joyeuse" Tôi nhớ một thời kỳ, tối này qua tối khác, ông nghe hoài các đĩa hát trước ánh lửa của lò sưởi. Ngay cả ở phòng làm việc, ông cũng bỏ mọi công việc để huýt gió những điệu đó, trước cửa sổ, tay thọc túi, mắt hướng về một khung trời vô định. Ông là một người ngôi sao khiêu vũ. Ông thưởng họ những món quà xứng đáng. Trong thời chiến, ông thích thú gửi cho họ những bọc cà phê và thức ăn và sung sướng nhận được các thư cảm ơn của họ.

        Trong lúc có những hành động thù nghịch, ông từ chối tiếp đón hàng năm những đại nghệ sĩ trong một dạ hội lớn. Ông chỉ thăm hội trường hội "Bạn nghệ sĩ Đức" -  nhà đạo diễn Von Abrendt. Ông này đến thăm chúng tôi tại Bản doanh luôn và dự vào các buổi trà đàm nổi tiếng. Hitler hỏi ông tin tức về các nghệ sĩ ông biết. Khi Ahvendt từ giã, Hitler bắt tay với ông với sự cảm động và lập lại bằng một giọng than vãn : "Thật sung sường ông đã thỉnh thoảng đến thăm tôi trong sự cô tịch. Ông, đối vói tôi là gạch nối sống động với thế giới mơ mộng mà tôi không còn tới lui gì được nữa."
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2017, 12:15:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2017, 12:17:34 am »


       
Tôi không thể cho phép mình ngã
(HITLER)       
 

CHƯƠNG IV

        Câu nói này xác định cá tính của Hitler nhiều hơn những trình bày dài dòng. Như những người tưởng được gọi đến đề hoàn thành một sứ mệnh lịch sử, Hitler lo lắng đã không có đủ thì giờ để thực hiện công việc của ông. Vì vậy, dưới sự kích động cá nhân ông, tất cả mọi dự định lớn đều được chấp nhận và thi hành với sự vội vã không thích hợp vói tinh thần làm việc có phương pháp của dân Đức. Chương trình tứ niên, sự tái trang bị, sự chỉ huy các mặt trận khác nhau, tất cả những ý tưởng đó, những cuộc hành quân đó đều được thúc đẩy với một sự vội vã, một sự xáo trộn hoàn toàn đến nỗi người ngoài chẳng hiểu gì ráo. Dân Đức thường có thói quen làm việc có suy tính và thứ tự, đã bực bội bởi nhịp điệu nóng sốt và khó chịu đó mà những biến cố và công việc đã đảo ngược dưới sự hướng dẫn không biết mệt của chính Hitler. Biết bao lần, tôi đã nghe lời ta thán này của những người điều khiển nhà máy và những chính trị gia Đức :

        "Nước Đức đã thực sự trở thành một nhà điên. Người ta thay đổi, tái tạo với một sự vội vã đến nỗi trật tự phải bị xáo trộn. Ở chúng ta, mọi sự theo chiều trên dưới. Miễn là kết quả không đem lại tai biến."

        Hitler buộc thuộc cấp xử dụng tối đa khả năng của họ nên cứng rắn với chính ông và mài miệt với công việc đến kiệt sức. Đó là lý do tại sao vấn đề sức khỏe của ông và công việc lạ lùng của các y sĩ riêng của ông quan trọng như vậy. Người ta có thể tự hỏi tại sao lý tưởng điên cuồng của người này, tại sao những hành động thiếu kiểm soát và biểu lộ dưới ảnh hưởng của sự kích động phi lý của ông, được xem như kết quả của trạng thái sức khỏe yếu kém của ông, thêm vào không khí nóng nảy của căn phòng trong đó ông buộc phải thích ứng, hay tại sao, trái lại, bản chất suy vì đã cần không khí nhân tạo này để nay nở những ý tường và những nhận thức điên cuồng.

        Có một điều là vào cuối cuộc đời của ông, Hitler chỉ còn là nỗi khổ của thể xác và tâm hồn. Sự suy sụp của sức khỏe và sự yếu kém về trí óc xảy ra cùng lúc với nhau.

        Trong những năm đầu nắm giữ uy quyền, ông không còn cần những nhà chuyên môn lo cho những bệnh nội thương của ông. Người độc nhất chịu trách nhiệm về sức khỏe của ông là Bác sĩ Karl Brandt mà Hitler xem như một người bạn. Trong nhiều năm Brandt mời thêm hai y sĩ giải phẫu cỡ lớn, Bác sĩ Von Hasselbach và giáo sư Verner Haase để cùng chia xẻ trọng trách săn sóc sức khoẻ ông. Từ lâu Hitler bị đau bao tử và ruột. Nhưng dần dần, bệnh của ông tăng lên đến nỗi ông phải chịu một chế độ ăn uống thực gắt gao. Đã phải ăn rau cỏ từ 1931, biện pháp này lại còn thu hẹp số các thức ăn mà người đầu bếp bị buộc phải nẫu nướng cho ông.

        Theo lời khuyên của nhà nhiếp ảnh Hoffman. Bác sĩ Morell đến trình diện ông. Ngay lần khám bệnh đầu tiên, ông này chần đoán ra bệnh ở màng trong của ruột. Morell tái lập lại đám vi khuẩn trong ruột của Hitler. Trong một năm rưỡi, Hitler dùng đều đặn một loại thuốc của Morell gọi là "Mutoflore". Tôi không biết chất này có đem lại sự lành bệnh ruột không, nhưng có điều là bệnh phong lở ở chân mà Hitler luôn luôn đau đớn dã lành rất mau chóng. Kết quà bất ngờ này đã khiến Hitler tin tường bác sĩ Morell rất nhiều. Luôn luôn vội vã thực hiện công việc tối đa trong ngày những triệu chứng của một bệnh cúm thường đã gây cho ông một sự lo lắng chán nản. Ông sợ phải nằm trên giường. Điều này cắt nghĩa sự thành công lớn lao phương pháp của Morell luôn ngăn chặn căn bệnh từ trứng nước bằng những mũi thuốc đặc biệt.

        Guồng máy bí mật thắt chặt chung quanh bệnh nhân và những chống chọi phát sinh từ những người có trách nhiệm săn sóc ông không đem lại một ngày vui nào cho đám thân cận mà Hitler đã chọn lựa. Các giáo sư và các cụ hàn đã tỏ bày sự khinh bỉ ngầm Bác sĩ Morell, người vói cá tính hay lo lắng không có chút gì xã giao, ông ta luôn luôn là cái mốc của sự chỉ trích cay chua về giác quan quá nhậy trong công việc, về sự lo lắng không ngừng sợ bị quên trong những lần phân phối huy chương, về những đáng dấp đông phương, thiếu sự cao lớn, về nghi ngờ sự sạch sẽ trong các dụng cụ của ông và nhất là các loại thuốc bí ẩn và thường được coi như độc dược mà ông cho quốc trưởng uống.

        Tuy vậy, Hitler không để bị ảnh hưởng bởi sự chống đối đó : "Những kẻ ngu xuẩn (ông ám chỉ Brandt, von Hasselbach v.v.,.) không đủ khả năng làm tôi hết đau hay kiếm cho tôi những thứ thuốc làm lành bệnh. Họ đúng khi cho Morell là lang băm nhưng Morell chữa tôi lành bệnh. Bệnh phong ngứa của tôi đã biến mất và tôi có thể ăn lại như thường. Họ quên rằng tôi không có thì giờ để chữa bệnh cúm trên giường, Từ 1920, tôi không có một ngày nghĩ thật sự. Tôi theo sát tất cả, tôi biết tất cả những gì xảy ra. Khi tôi nghĩ ngơi ở vùng núi non thân yêu, công việc vẫn tiến hành ở Bá Linh theo sự điều khiển của tôi, như tôi vẫn hiện diện. Tôi không có thì giờ để bệnh. Đó là tất cả những gì mà các ông đó phải hiểu rõ".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2017, 06:29:08 am »


        Nhưng công việc không ngơi nghỉ và những lo lắng do đối phương tạo ra trong chiến tranh đã đào sâu sức khoẻ của Hitler. Từ mùa đông 1941-1942 Morell săn sóc ông ngày đêm. Cứ ba ngày lại chích gân máu hay chích thịt một lần. Cuối cùng những mũi chích bí ẩn xảy ra mỗi ngày. Morell cắt nghĩa cho tôi rằng chất xê rum đó gồm có : nước nho, sinh tố A,B,C,E và các kích thích tố. Trong những năm sau cùng khi Hitler sống trong cơn cuồng nộ dữ dội, những cơn đau của ông kéo theo những cơn co thắt dạ dày. Trong những lúc đó Morell được triệu tới để áp dụng những phương thuốc mà ông giữ bí mật, nhưng có tài làm cho bệnh nhân dịu cơn đau. Thang thuốc đó được Hitler xem như một sự tuyệt đối huyền bí. Sự yếu ớt của Hitler tăng lên rất mau từ đầu năm 1944. Chân phải và tay trái của ông bị một cơn run thường trực. Phải tin rằng chân đó hơi bị liệt vì ông phải kéo lê nó chút ít. Người bồi phòng của ông phải vội vã lót một tấm nệm đặc biệt mỗi khi Hitler muốn nằm nghỉ. Tôi đoán được lúc đó, trong cái nhìn của Hitler, một ý muốn ngăn cấm người bồi phòng làm như vậy, nhưng sự dễ chịu làm ông chịu diệt tính kiêu căng hơn là chịu đau đớn.

        Sau cuộc mưu sát 20-7-1944 Bác sĩ Gising, người săn sóc tai cho Hittler một hôm khám phá trên bàn một gói Antigas. Ông hỏi Hitler đã dùng bao nhiêu gói ? Hitler trả lời : “Đến 17 gói mỗi ngày !" Bác sĩ Gising sợ hãi với ý nghĩ rằng Bác sĩ Morell đã để Hitler dùng một lượng lớn như vậy. Các y sĩ điều trị được báo động và sau một cuộc họp hội đồng quân sự họ quyết định chính thức báo cho Hitler về ảnh hưởng tai hại của những gói đó đối với cơ thể. Họ cho rằng sự run tay và chân cũng như sự suy nhược càng ngày càng tăng của thị giác đã do thứ thuốc đó gây ra. Trong lúc đó Reichsleiter Bormann đã cho phân tích gói đó và đã nhận được một y chứng xác nhận nó hoàn toàn vô hại, và một người có thể dùng một lượng như vậy. Bormann không có ý xấu gì thuyết phục Hitler tin Morell và sự ngẫu trùng này đưa đến việc Bác sĩ Branđt và Von Hassebach bị nghỉ việc tức khắc.

        Tuy nhiên không nên suy ra rằng Hitler hoàn toàn tin tưởng Morell. Trái lại là khác. Sự bất tín nhiệm càng ngày càng tăng thêm. Mỗi thứ thuốc Morell đề nghị đều được Hitler kiểm soát lại. Ông đọc kỹ cách dùng và phân tích chất thuốc. Nếu chẳng may công thức của thuốc hơi đổi một tí Hitler đòi hỏi giải thích ngay, cho đến những tiểu tiết nhỏ nhặt nhất, ông cũng muốn biết tại sao lại thay đổi. Ở đấy ông cũng xử dụng trí nhớ. Ông dễ dàng nhớ rõ tất cả những gì mà thuốc men mang lại. Ông thường giữ Morell trong các cuộc bàn luận dài dòng vì công hiệu chữa bệnh của các thang thuổc đưa ra. Ông thử một cách máy móc để bảo đảm tránh những lỗi lầm của Morell. Vì trí nhớ Morell đã suy ông này khó chịu được những tra hỏi gián tiếp đó và khó trả lời đúng đắn những câu hỏi tỉ mỉ đặt ra cho ông. Mỗi khi ông lầm lẫn trong một chi tiết Hitler la mắng và lòng khinh bỉ lại tăng lên.

        Hitler đau khổ kinh khủng vời sự ám ảnh liên tục mà trong đó ông phải sống. Ông thú nhận với tôi là ông đã cố gắng một cách vô vọng để thoát khỏi nó.

        Thực vậy, khó mà tìm thấy trong lịch sử một thí dụ khác về vị nguyên thủ quốc gia sổng trong một trạng thái tâm lý khinh bỉ và lo sợ như vậy. Sự lo lắng gần như điên cuồng này không phải tạo ra để cho Hitler sự trong sáng của trí óc và sự phán đoán, điều cho phép ông tránh những lầm lẫn tai hại gặp phải với một sự ương ngạnh mù quáng trong những năm cuối cùng của triều đại ông.

        Sự lo sợ trở thành nạn nhân của một bệnh truyền nhiễm còn lớn hơn nỗi ám ảnh về một cuộc mưu sát có thể xảy ra. Khi một trong các cộng sự viên của ông bị cúm, ông cấm ngặt họ không được lại gần ông. Hitler tạo những biện pháp đó bằng cách nhắc lại luôn luôn câu nói này : "Tôi không có quyền và không có thì giờ để bệnh." Khi đủ sự giáo huấn nghiêm khắc, vài người bị bệnh đến gần ông, ông vội dùng những biện pháp phòng ngừa chống lại một sự lây bệnh có thể có. Trong trường hợp đó, ông gần như đi đến việc chế trong trà vài giọt rượu cồn. Các bác sĩ của ông thường kể cho tôi nghe ông ta đã bị một bệnh khó chữa như thế nào. Sự việc cần phải biết mọi thứ và hiểu mọi thứ của ông buộc phải cắt nghĩa hàng giờ mỗi khi cần phải có một giải phẫu nhỏ nhỏ. Mỗi lăn như vậy ông tra cứu một cuốn tự điền dày cộm. Khi ông nghi ngờ về công dụng chữa trị của một loại thuốc, ông từ chối dùng nó một cách mạnh mẽ. Những sự giải thích khoa học và tình cảm không có tác dụng gì. Cuộc bàn cãi luôn luôn chấm dứt bằng sự bột phát cơn thịnh nộ của Hitler, nhưng, tuy vậy, không có sự giận dữ điên cuồng như ông đối với các tướng lãnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2017, 09:36:36 am »


        Hitler thực sự khó chịu khi phải cởi bỏ áo quần trước người lạ nào. Cho đến tháng 10 năm 1944 ông đã từ chối dưới những chiến bài khác nhau, lời khuyên của Bác Sĩ Morell là ông phải chụp hình quang tuyến. Thời đó, khi y sĩ nhẳc lại với ông là ông đã hứa sẽ để chụp hình quang tuyến, Hitler mất bình tĩnh và giọng đanh thép của ông vang dội đến phòng kế bên nơi tôi đang có mặt. Hitler không hề thay đổi hiểu biết trong những cơn giận dữ trước mặt các Bác sĩ: "Cái gì cho phép ông ra lệnh cho tôi". Chính tôi điều khiển ở đây, không ai khác. Mọi ngươi có vẻ quên điều đó một cách dễ dàng từ lâu nay. Nếu các ông đẩy sự liều lĩnh đến cùng tôi sẽ trả các ông lại tức khắc. Tôi đủ lớn để biết phải làm gì để giữ gìn sức khoẻ ! Một hôm Morell dám hỏi ông lý do chính đáng khiến ông từ chối sự điều trị này nọ, Hitler lạnh lùng trả lời ông : "Chỉ tại tôi không thích thế thôi”. Morell vói sự hăng hái không biết mệt, tiếp tục đề nghị với ông các thuốc khác. Một hôm thất vọng bởi sự từ chối của Hitler, Morell la lên : "Nhưng thưa quốc trưởng, không phải tôi có trách nhiệm săn sóc sức khoẻ ngài hay sao ? Nểu một lúc nào đó có chuyện gì cho ngài thì sao ?" Hitler nhìn suốt ông bằng con mẳt bí ẩn trong đó sáng lên ánh lửa dữ dằn. Nhấn mạnh từng tiếng, tách rời từng vần trong một sự thích thú ác độc, ông nói câu này : "Morell, nếu có gì xảy ra cho tôi thì đời ông cũng không ra gì". Và với một cử chỉ nóng nảy, ông nắm tay như nghiền nát một nắm không khí.

        Thật đáng ngạc nhiên tình trạng sức khoẻ của Hitler và sự liên hệ giữa ông và các y sĩ đã có những vang dội kinh khủng nhất đến những kẻ quanh ông. Tôi không thể kể những ví dụ đúng, song chắc chắn rằng hơn một lần quyết định hơn một lần diện kiến với một nhà ngoại giao ngoại quốc đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng của Hitler.

        Vấn đề sức khoẻ của Quốc trưởng trở nên một vấn đề quốc gia thực sự. Tôi biết rằng Himmler, người điều khiên trong bóng tối những biến cố của đệ tam Reich cũng muốn canh chừng về vấn đề này. Hẳn nhiên Morell luôn luôn bày tỏ những cách thức huyền bí về phần ông, khi giáo sư Brandt và Bác sĩ Von Hassclbach mất lòng tin ở Hitler, một y sĩ trẻ ss, Bác sĩ Sturmfeger, thế vào. Nhờ ông ta không còn gì thoát khỏi Xếp của đoàn quân áo đen. "Mắt của Himmler có khắp nơi trong điệp vụ kiểm soát những hành động của Morell. Ông này nhận thấy điều đó và sống, từ lúc đó, trong một sự sợ hãi thường trực. Khi vào đầu năm 1944, Himmler mời ông một cách bất ngờ vào Bản doanh, Morell trước khi đi, đã nói với tôi nỗi lo lắng sợ hãi của ông. Nhưng ông quá ngạc nhiên khi nói rằng Himmler không hỏi tí gì về sự để ý của ông trên những tự liệu pháp đặc biệt. Rất tử tể, ông xin Morell giúp ông bằng cách khuyên nhủ bệnh nhân để ông ta chấp nhận người tầm quất riêng của ông, người đã rất điêu luyện trong nghề. Morell từ chối lời yêu cầu này vì ông biết trước rằng Hitler không bao giờ để cho một kẻ mới tới tầm quất ông. Đó không hẳn do bản tính khỉnh bỉ của ông mà còn một lý do khác là ông e ngại trần truồng trước kẻ khác. Chỉ trong những tháng sau cùng, Hitler mới nhờ đến tay đấm bóp này. Mưu chước của Himmler cuối cùng đã thành công theo dự định.

        Morell hoàn toàn để ý rằng ông ta không còn là một con tốt trong trò chơi tàn ác của Himmler nữa. Nỗi lo sợ chết chóc của ông đã cân bằng giữa tính tình càng ngày càng khó chịu của bệnh nhân ông săn sóc và canh chừng nghiêm nhặt của vị chỉ huy cảnh sát của Đệ tam Seich.

        Hitler bị ảm ảnh bởì ý nghĩ đã đến tuổi già. Trong câu chuyện ông luôn luôn trở lại vấn đề này. Ông tin rằng khoa học một ngày nào đó sẽ đẩy lui giới hạn số mạng của cuộc sống nhân loại. Nhiều cuộc thí nghiệm đã cho những kết quả đáng được khuyến khích. Morell đã làm cho Hitler tin rằng loài voi đã sống rất lâu nhờ đã ăn một loại cỏ mọc bên Ấn độ. Tôi tin rằng Hitler sẽ gài một đoàn quân đi Ấn độ để nghiên cứu nếu điều kiện cho phép.

        Nhờ thức ăn hoàn toàn rau cỏ và nhờ ông từ bỏ thuốc lá và rượu Hitler đã sống thêm được vài năm trong tuổi già để hoàn thành công việc trong sứ mạng hạ giới của ông.

        Trái lại, ông không chú ý tí gì đến cuộc sống giả tạo và trái thiên nhiên mà ông phải đưa đến, không tránh được, một sự sút kém thể chất rất sớm. Khía cạnh bất thường này của cuộc sống ông, công việc gắng sức về đêm chỉ cho ông ngủ những giấc ngắn nhờ thuốc ngủ, càng ngày càng tăng lượng đã khiến ông trở thành người già yếu vào tuổi mà người bình thường đang ở vào lức khỏe mạnh nhất của họ.

        Tôi phải thêm rằng Hitler không chơi một môn thể thao nào. Ngựa làm ông sợ. Ông không ưa tuyết và nắng làm ông nhức đầu. Ông cũng rất sợ nước. Không bao giờ ông chấp nhận một cuộc đi chơi bằng ca nô. Tôi không tin là ông biết bơi. Có hôm nói với tôi : "Những cử động mà con người dùng để hoàn thành công việc hàng ngày của họ đã đủ cho họ giữ một thân thể cường tráng" Nhưng điều đó không ngăn ông có một sự thán phục lớn lao các lực sĩ điền kinh Đức,

        Hỉtler vô hình chung đã làm cho sức khỏe ông tàn tạ. Sự sụp đồ bắt đầu được nhận ra từ năm 1942. Các cơn run tay càng ngày càng nhiều. Những cơn sợ hãi theo sau các sự suy sụp thần kinh và những cơn co thắt dạ dày khiến ông vùng vẫy trong đau đớn. Trong các cơn đau đó, Morell luôn luôn hiện diện với ổng chích trong tay để làm dịu sự đau đớn. Cuối năm 1944, ông bị vàng da, sau một sự giải thích dữ dội với Goering. Lại một lần nữa, Morell và ống chích của ông tác động để làm dịu ông, và tái tạo sinh lực cho manh vải được nuôi dưỡng bằng thuổc men này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2017, 04:43:33 am »

     
Không bao giờ tôi ôm một người đàn bà hút thuốc.
(HITLER)       

CHƯƠNG V

        H i t l e r sống rất nghiêm khắc, ông chỉ ăn những món rau đậu, và không uống cà phê, trà đen hay rượu. Ông tin rằng thịt rất độc một cách chắc chắn, cả thuốc lá và rượu cũng vậy, đến nỗi trong các cuộc nói chuyện, ông luôn luôn nhắc lại về vấn đề này và tìm cách làm chúng tôi cùng chia xẻ sự ghét bỏ này của ông. Thói quen ăn thịt, ông nói, đưa đến sự cần uống rượu. uống rượu mời mọc hút thuốc và như thế cái xấu này kéo theo cái xấu kia và xô đầy dân chúng vào trong một tinh cảnh đáng sợ. Chất ni-cô-tin, theo ông cũng đáng ngại như rượu, ông xem nó như loại độc dược tai hại mà ảnh hưởng chết chóc chỉ xảy ra hàng năm sau. Sự hút thuốc làm trí óc bị cùn lụt và mạch máu bị teo lại. Sự suy kém toàn diện thể chất là điều thông thường ở những tay ghiền thuốc lá. Một hôm ông nói đùa : "Thật ra, một cách hay để làm bối rối đổi phương là mời họ hút thuốc".

        Khi có ai nói trái lại về điều đó, Hitler giận tím người. Kẻ khốn nạn đó mất ngay sự qui trọng trong tia nhìn của ông. Biết bao lần ông đã từng nói tôi với giọng nghiêm trang : "Nếu một hôm nào tôi thấy Eva hút thuốc lén, tôi sẽ chấm dứt ngay sự liên hệ vời nàng".

        Hitler vuốt ve ý nghĩ ban hành luật cấm hút thuốc thời hậu chiến. Ông tin rằng ông sẽ mang lại sự giúp ích lớn lao cho dân tộc ông.

        Ý niệm tiền bạc và tài sản tạo ở ông những quan niệm mơ hồ trong đó ông không có chút thực tế nào. Sự sang trọng ông cần chỉ là một phòng lớn trang hoàng cẩn thận với Gobelins, vói những bức tranh xưa, với những vật lạ đáng giá và hoa tươi.

        Chính ông thì sao cũng được, một người luộm thuộm. Tủ áo của ông không nhiều và thiếu sự chăm sóc, ông không theo thời trang, ông chỉ đòi hỏi các đôi giầy không quá bó chân và những bộ đồ lớn không làm ông khó chịu là được. Vỉ có thói quen trong lúc nói hay dùng những cử chỉ mạnh và rộng rãi để nhấn mạnh câu nói, các tay áo vét của ông được cắt rất rộng. Ông ngán những lúc thử áo quần ở thợ may. Để có thể tránh đến đó càng nhiều càng hay ông thường đặt may 3 hay 4 bộ cùng một lúc, chúng được cắt cùng một kiểu và cùng một thứ hàng Ông không hề tìm kiểu cà vạt. Khi để ý thấy cái nào thích ông mua ngay một lúc nửa tá, cùng một hình vẽ.

        Trong thời chiến, ông may với bộ đồng phục một cà vạt làm sẵn mà ông chỉ móc vào bằng một cử chỉ máy móc, như vậy ông khỏi mất thì giờ để thắt nút. Vào đầu lúc ông cầm quyền, người ta thấy ông luôn luôn khoác mình trong một áo choàng màu xám đội một chiếc nón bằng nỉ đen. Trong những năm cuối cùng khi xuất hiện ở Obersalzberg, ông mặc một áo kép không hình dáng màu xám bẩn và đội một nón kết xám có một vành đen lớn quả khổ, vành này che gần hết phần trên khuôn mặt ông và tạo thành một đề tài bất ngờ cho các vị khách, Nhưng ông xem thường tất cả những phê bình có tính cách thân mật dành cho ông, lấy cớ rằng vành này bảo đảm mắt ông khỏi nhìn thấy mặt trời, điều làm ông khó chịu. Mỗi khi những kẻ thân cận hay khách đến gần ông và khuyên ông ăn mặc chải chuốt một tí, Hitler cằn nhằn và bày tỏ ra ngoài sự không bằng lòng của ông. Chỉ có những áo quần trong đó ông được tự nhiên là ông thích, ông ghét mặc những lễ phục để dự những buổi lễ chính thức. Ông không thể hiểu tại sao ông phải thun vai rút cổ trong tấm mu rùa cứng ngắt này để tiếp những nhà ngoại giao ngoại quốc. Bộ xì-mô-king cũng không được thích trước tính thực tiễn của ông. Năn nỉ mãi, ông đặt may một bộ xỉ- mô-king với hai hàng nút và được một số đông những kẻ thuộc hạ bắt chước ngay.

        Ông không bao giờ mang trang sức hay đồng hồ tay. Suốt đời ông chỉ mang một đồng hồ trái quýt bằng vàng đặt trong túi áo vét-ton, không có giây treo. Chiếc đồng hồ này hầu như không bao giờ chạy vì ông thường quên lên giây, đến nỗi ông thường hỏi giờ các nhân viên hay khách khứa. Ông hay tự khôi hài rằng : "Một lần nữa máy tiết chế của tôi lại ngưng chạy".

        Thực sự thì chiếc đồng hồ dưới mắt ông không có cùng một công hiệu như đối với mọi người. Chính người bồi phòng đã thay thế nó. Chính ông ta thức ông dậy mỗi buổi sáng và nhắc ông các cuộc tiếp kiến chính trong ngày.

        Hitler luôn luôn ngủ sau một cánh cửa đồng và khóa cần thận. Người bồi phòng đập cửa vào giờ đã định trước (thường lối 11 giờ sáng) kêu lên : "Kính chào ngài Hitler, đã đến giờ ngài thức giấc". Cùng lúc đó, ông ta đặt các tờ báo và những bản tường trình buổi sáng trước cửa. Hitler nhặt lấy đọc lướt qua. Không bao giờ người bồi phòng thấy ông thay quần áo hay ăn mặc lôi thôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2017, 03:31:35 am »


        Vào buổi trưa, Hitler gọi chuông để điểm tâm gồm có, vào những năm đầu, một ly sữa, một ít bánh mò đặc biệt. Ít lâu sau, ông chỉ ăn một quả bom (theo đúng nguyên bản, không hiểu là ăn quả gì nữa - Giangtvx) nghiền sẵn và cuối cùng chỉ còn một loại mứt táo làm theo công thức của một y sĩ Thụy sĩ. Nó gồm sữa, bột lúa mạch, khoai nghiền, hạt dẻ, chanh và một ít chất khác. Trong khi ăn điểm tâm người sĩ quan tùy viên mang đến cho ông những tin tức khẩn cấp và trình báo cho ông những biển cố trong đêm. Sau đó ông lập chương trình làm việc trong ngày. Khi đi nghỉ tại Berghof, ông có thói quen hội họp các công sự viên trong phòng lớn để phúc trình buổi sáng. Ông chứng tỏ như một cần thiết thể chất được ở trong căn phòng rộng lớn này. Ông đi tới, đi lui trong lúc bàn luận với mọi người. Thỉnh thoảng tia nhìn của ông dừng lại trên đỉnh đầy tuyết của dãy núi Alpes đóng khung trong một cửa sổ vĩ đại có kích thước của cửa kính của một gian hàng tạp hóa.

        Trong các buổi họp đó, Hitler thường quên luôn buổi ăn sáng, khách khứa lúc đó kiên nhẫn chờ trên sân thượng hay trong phòng, khi ông đến, ông chào Eva Braun trước hết, rồi mỗi người khách, đồng thời xin lỗi về sự chậm trễ. Trong những năm đầu, ông chỉ hôn tay những đàn bà có chồng nhưng về sau, ông thường làm như thế cả với các cô gái. Tiếp theo, Hitler chào các ông khách và chuyện vãn rất nhiều với họ cho đến lúc người quản gia thông báo : "Thưa ngài Fuhrer, thức ăn đã dọn sẵn. Mời ngài đưa bà hay cô gái nào vào bàn,"

        Lúc đó Hitler tìm chọn người đàn bà ngồi cạnh, đưa tay cho nàng, và đưa nàng đến phòng ăn. Eva Braun theo ông trong tay người bạn ông và theo sau là các cặp khác.

        Ở bàn ăn, Hitler luôn ngồi chỗ ở giữa, đối diện cửa sổ. Bên trái ông luôn luôn là Eva Braun. Buổi ăn dài ngắn tùy theo công việc buổi chiều. Không khí bữa ăn không giống nhau, mà tùy theo biến cố trong ngày, khi lên cao, khi xuống thấp. Tính tình Hitler phản ảnh trong mọi cử chỉ và hành động của ông. Điều ngạc nhiên là những buổi ăn có hôm chìm ngập trong một sự thờ ơ lạnh giá để hôm sau lại ồn ào, nhộn nhịp. Tất cả đều tùy thuộc tình cảm lúc đó của ông chủ tiệc.

        Rất đơn giản, Hitler thích nhất các dĩa món một và ít chú ý đến món đậu quyên. Rồi đậu Hòa lan và đậu lăng- ti, Không có gì khác nhau giữa thức ăn của ông và của khách, tuy nhiên sự khác biệt là không bao giờ có thịt và mỡ trong thức ăn của ông. Ông từ chối dùng cả nước thịt nghiền, ông thực sự ghét thịt. Ông tin rằng thức ăn của ông xa hẳn thức ăn của người có cuộc sống bình thường. Khi chúng tôi bàn cãi về điều đó, ông thí dụ với chúng tôi về ngựa và voi, là những thú có một sức mạnh phi thường, trong khi chó ăn thịt thì nó lại chổng mệt khi phải gắng sức. Để đưa các khách ăn ra ngoài việc dùng thịt, ông thích diễn thuyết ở bàn ăn rằng thịt gồm các chất chết và sình thối. Khi một bà ném cho ông một cái nhìn van xin để ông thôi những diễn tà siêu thực, thì điều đó chỉ mời ông đi quá hơn mà thôi. Vì cuộc nói chuyện về nguồn gốc thịt làm ăn mất ngon, ông thấy được một khẳng định cho những nguyên tắc của ông. Thường khi trước khách ngoại quốc, ông không bao giờ nói những điều bậy bạ quá khích như vậy.

        Trái lại khi ông khoe khoang thực đơn rau cỏ của ông, ông phóng minh trong sự mô tả khoái chí về những chất mà các yếu tố tạo thành. Ông mô tả người nông phu gieo hạt giống trên ruộng với một cử chỉ rộng rãi và oai nghi. Rồi lúa bén rễ, lớn lên và trở thành một biển xanh, vàng dần dưới ánh nắng. Bức tranh đồng quê này, dưới mắt ông, biện hộ cho sự trở về đất đai và các thức thiên nhiên đất mang lại cho thực phẩm nhân loại. Nhưng những trích dẫn thi vị đó thường kết thúc điều hợp với ông : sự chán ghét ăn thịt phải được mọi người hưởng ứng. Ông có cách mô tả công việc khát máu ở các nhà chủng sinh hạ súc vật, cắt thành từng phần, làm thực khách nôn mửa, làm nỗi giận kẻ ngon miệng nhất. Rồi để tiếp nối, ông kết thúc bằng cách tuyên bố rằng ông không hề có ý ép ai ăn theo cách của ông, cho rằng điều đó có thể đưa đến kết quả là không ai nhận lời mời đến ăn với ông nữa.

        Sau bữa ăn, Hitler thường hội họp các khách khứa để nói chuyện. Rồi nhóm người làm một cuộc tản bộ đến căn nhà nhỏ mùa hè, cách Berghof nửa giờ đi bộ. Hitler dẫn đầu với người khách danh dự. Các người khác theo sau, cách một khoảng đủ để câu chuyện của hai người không bị nghe thấy, cả nhóm lên trên sân nhỏ của căn nhà và ngắm cảnh hùng vĩ của núi Alpes. Rồi họ dùng trà.

        Khi câu chuyện trở nên buồn nản, Hitler cố gắng kích động bẳng cách khai triển các định lý mù mờ về các giống người hay gợi lại nỗi sung sướng trong thời gian tranh quyền của ông. Nhưng thường bỗng nhỉên ông mệt mỏi bất ngờ sau khi ăn một miếng chocolat “ti-dơn” và một ít táo nghiền. Người ta thấy ông bỗng nhiên khô héo trong chiếc ghế bành và đặt tay trước mắt. Ông chỉ thiếp đi một lúc thôi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM