Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:41:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn  (Đọc 16557 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:35:48 pm »

Số bị bắt thường rất ngán sợ cái trò chỉ điềm bất ngờ ngoài đường ngoài chợ, nhưng địch vẫn cưỡng bức anh đi dù anh không hăng hái tự giác. Để chống lại, nhiều người đã giả vờ chịu đi nhưng không chú ý tìm tòi gì cả, gặp đúng “mục tiêu” thì lờ đi. Đi nhiều bận không kết quả, chúng lại đem về giao cho “Ban cải tạo” tái thẩm vấn. Lại những thủ đoạn “đả thông”, giam biệt phòng, nhục hình các kiểu...

Có nhiều người tuy chịu chuyển hướng có mức độ nhưng phải đi chỉ điểm đã chống đối quyết liệt. Bọn địch dùng mọi thủ đoạn đàn áp không kết quả phải liệt họ vào loại “ngoan cố” .

Sử dụng những kẻ khai báo, đầu hàng, bọn địch có hai mục đích rõ ràng: một là để trực tiếp đánh phá cách mạng có hiệu quả, hai là để “hủy diệt sinh mạng chính trị, chặt cầu trở về”, biến cán bộ chuyển hướng thành tay sai ác ôn điên cuồng chống phá cách mạng.

Đối với những người chúng gọi là “ngoan cố”, tức là những người kiên quyết không khai báo, không chuyển hướng đấu tranh đến cùng, không bao giờ chịu khuất phục; hoặc cũng có người lúc đầu vì lí do nào đó có khai báo, thậm chí có người chịu chuyển hướng, nhưng rồi lại phản cung và đấu tranh ; các biện pháp mua chuộc, dụ dỗ không kết quả, chúng liền đưa giam “biệt phòng”. Ở Nam Bộ, chúng đưa đến P.42 trong Sở thú. Ở miền Trung, chúng đưa đến “Chín hầm”. Đây thật sự là những địa ngục trần gian. Chúng thẳng tay tra tấn bằng những cực hình tối dã man độc ác, theo cả lối tàn bạo của thời Trung cổ và lối hiểm độc rất tân kỳ của Mỹ. Đã qua đây không mấy người sống sót trở về. Nhân dân miền Trung không mấy ai không biết đến nhà nghỉ mát và vườn cam của Ngô Đình Cẩn. Những người yêu nước bất khuất vừa bị tra tấn nhục hình vừa bị đem đến đây lao động khổ sai để trồng cam, xây đập, tu sửa nhà cửa cho Cẩn. Do ăn đói, làm việc quá nặng và bị đánh đập tàn nhẫn, đêm về sống chen chúc trong hầm sâu tối tăm ngạt thở nên nhiều người đã phát điên hoặc chết gục trong hầm, chết gục dưới gốc cam hay bên chậu cảnh của nhà Cẩn!

Mỗi khi đưa một người “ngoan cố” rời trại giam đi “biệt phòng” bọn tay chân của Cẩn làm lén lút bí mật, chúng dặn người bị đem đi “không được nói hở với ai” cốt để giữ cho bộ mặt “chuyển hướng” có vẻ sạch sẽ. Nhưng chúng thừa biết ai là ai cũng biết - và chúng làm ngơ để mọi người biết - có chuyện tra tấn cực kỳ dã man ở “biệt phòng”. Chúng lấy đó làm cái đe dọa và áp lực cho việc “chuyển hướng” “tự nguyện”.

Ngô Đình Cẩn thường nói : “Cơ quan đặc biệt là một tổ chức Cách mạng... Nó không như những cơ quan chuyên môn của Chính phủ. Vì vậy việc đối xử với người bị bắt không lệ thuộc vào luật pháp của nhà nước. Không cần lập hồ sơ đưa ra xét xử. Tất cả đều tùy thuộc vào thái độ người bị bắt. Ai chuyển hướng tốt thì được tự do trước hoặc được trở về làm việc tại nhiệm sở cũ... Chuyển hướng tốt sẽ không phải ghi chú gì về tư pháp lý lịch. Nếu ai không chuyển hướng thì cứ ở đấy mãi thậm chí không có ngày về”.

Nhiều trường hợp “Đoàn công tác” giao người bị bắt thuộc loại “ngoan cố” bọn chúng tự thấy bất lực, cho cảnh sát để đày đi Côn Đảo hay thủ tiêu.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:37:21 pm »

Một sự thật, hiển nhiên là, kẻ địch đã hết sức gian ngoan xảo quyệt lắm âm mưu thủ đoạn thì cũng có nghĩa là cuộc đấu tranh của cán bộ và đồng bào yêu nước đã hết sức ngoan cường, thông minh, đa dạng phong phú và cũng hết sức khốc liệt!

Có lẽ đến bây giờ chúng ta chưa tổng kết hết có bao nhiêu cán bộ và đồng bào yêu nước đã anh dũng kiên cường đấu tranh và đã hy sinh lặng lẽ trong các nhà tù của Đoàn công tác đặc biệt miền Trung, nhưng những ví dụ sau đây có thể để cho ta một khái niệm về mức độ khốc liệt của cuộc đấu tranh đó : Một mình Lê Phước Thưởng, cán bộ Thừa Thiên đã khai báo bắt 105 người, sau hai năm số đó chỉ còn lại 6 người sống.

Nhiều cán bộ cách mạng đã nêu cao tinh thần bất khuất của người cộng sản, luôn có cái nhìn đứng trên đầu thù. Mọi lý lẽ mua chuộc dụ dỗ cùng với thủ đoạn chính trị bịp bợm đều bị các anh các chị coi khinh và thẳng thừng vạch mặt, bác bỏ. Mọi thứ cực hình tàn ác nhất cũng không làm nhụt được ý chí của các anh các chị.

Trong tập sách nhỏ này không thể kể hết các gương đấu tranh bất khuất đó, nhưng thiết tưởng cũng cần dẫn ra một ví dụ khá điển hình. Đó là trường hợp của đồng chí T. cán bộ tình báo (hay các đồng chí Tư L., Chín Th., Ba M v.v...).

Lê Văn Dư, Trưởng cơ quan đặc biệt miền Trung tại Huế kiêm trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên Huế đã nói về trường hợp đồng chí T. như sau :

“Anh T. bị bắt tại Sài Gòn, Đoàn công tác đặc biệt miền Trung đã không khai thác được gì, nên mới chuyển anh về Huế. Tại Huế ban cải tạo của Cơ quan đặc biệt Huế đã liên tục làm việc với anh nhiều tháng liền, không đạt được kết quả nào về khai báo cũng như chuyển hướng. Anh T. Cương quyết ù lì và sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả, nên Cơ quan đặc biệt Huế bất lực. Đã nhiều lần cơ quan phải báo cáo lên Giám đốc cảnh sát Trung Việt bấy giờ là Lê Khắc Duyệt và lên Ngô Đình Cẩn. Ngô Đình Cẩn ra lệnh đưa anh đi tham quan thành phố Huế và một vài quận như Hương Trà, Quảng Điền để (anh) thấy nếp sống giàu có của các quận ấy. Nhưng cả những việc làm đó cũng không đem lại kết quả gì trong việc tranh thủ anh. Vào khoảng mùa thu 1961, Ngô Đình Nhu từ Sài Gòn ra kinh lý tại Huế, tôi được Lê Khắc Duyệt lấy xe hơi, bảo anh T. ăn mặc chỉnh tề, đưa anh xuống nhà mát Thuận An của Ngô Đình Cẩn để cố vấn Nhu gặp anh. Tôi đưa anh T. xuống nhà mát Thuận An lúc 16 giờ và giao cho giám đốc Lê Khắc Duyệt để Duyệt dẫn anh vào gặp Ngô Đình Nhu. Tôi ở ngoài cổng trại Mát cho đến tối. Khi xong việc thì Duyệt đưa anh T và giao cho tôi chở về. Trên đường về, tôi để ý thấy anh vẫn thản nhiên như không, tôi không dám hỏi gì.

Sau đó tôi được Lê Khắc Duyệt cho biết là ông Cố vấn đã gặp anh T. và nói với anh ta về tình hình chung và các điểm mà anh ta nêu ra. Im lặng, rồi Duyệt bảo: “Anh em lại tiếp tục làm việc với ông ấy thôi”.

Hôm sau tôi bảo Lê Phước Thưởng và số anh em trong ban cải tạo qua thăm anh T. và qua câu chuyện gặp Cố vấn Nhu mà hỏi chuyện, nhưng anh không nói gì. Sau đó, chúng tôi làm việc liên tục mấy tuần lễ liền. Nhưng vẫn không thu được kết quả nào. Tôi đã báo cáo cho Lê Khắc Duyệt biết và tiếp tục giam giữ anh T. Vài ngày chúng tôi lại đem anh ra làm việc”. Mãi cho đến ngày tàn của chế độ Diệm (1-11-63) anh T. không hề khai báo một lời nào. Việc không khai thác được anh T. ảnh hưởng rất không tốt đến số cán hộ chuyển hướng và cả chính sách này (chuyển hướng) của Đoàn công tác..”.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #32 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:38:27 pm »

Chúng tôi xin kể thêm mấy sự việc mà Lê Văn Dư đã nói gọn là “việc không khai thác được anh T. ảnh hưởng rất không tốt đến số cán bộ chuyển hướng và cả chính sách này..”.

Nhiều cán bộ, Đảng viên nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất đã ảnh hưởng đến những cán bộ và đồng bào yêu nước bị bắt, làm cho họ vững tin vào sự nghiệp cách mạng, tin vào đường lối đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Đảng, đồng thời thấy rõ bộ mật giả dối, xảo quyệt của địch. Nhiều người chưa khai báo đã cương quyết giữ vững khí tiết, đấu tranh đến cùng. Cả những người đã khai báo, chịu “chuyển hướng” cũng phải suy nghĩ lương tâm thức tỉnh, họ hối hận và quay lại đứng vào hàng ngũ đấu tranh. Có một số được địch tin cậy coi là “chuyển hướng tốt” đưa vào phụ trách ban cải tạo, như các anh Đ., H., B., H., T,.. Số này đầu tiên đấu tranh đòi địch phải công khai hoá các chính sách các lời hứa hẹn đối với số kháng chiến cũ, đấu tranh đòi thả những đồng bào yêu nước. Chúng bắt giữ không đủ chứng cứ; rồi lên mức cao là đấu tranh xóa bỏ chuyển hướng.

“Ban chỉ đạo cán bộ Chuyển hướng” bị phân hóa và tan rã. Bọn cầm đầu “Đoàn công tác” đã ra tay đàn áp khống chế. Chúng lần lượt tách riêng từng người đưa về Huế để cô lập tại Tòa Khâm. Sau đó chúng đưa các anh đi biệt giam ở Chín hầm.

Anh Đ. và nhiều người nữa đã trở lại chấp nhận cuộc đấu tranh khốc liệt với địch và cuối cùng đã hy sinh âm thầm trong một góc nào đó của khu biệt giam Chín hầm!
Có những người khác bí mật tổ chức tập hợp lực lượng, thành lập chi bộ Đảng ngay trong trại Tòa Khâm để đấu tranh với địch như các anh Thuần, cán bộ tỉnh ủy Quảng Nam, anh Hoàng, tình báo khu 5, v. v...
Nhiều người khác vẫn nuôi dưỡng tinh thần căm thù giặc một cách kín đáo. Chờ khi có điều kiện móc nối lại với tổ chức cách mạng để lập công chuộc tội, tiếp tục làm người chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam. Trong cuộc đấu tranh đó, nhiều người đã thực sự trở về với cách mạng và lập công lớn.

Anh Đ. khi mới chịu chuyển hướng, địch đưa vào “Ban chỉ đạo, anh thuyết phục một cán bộ cấp dưới bị bắt hãy chuyển hướng. Anh cán bộ cấp dưới lựa lúc thuận lợi hỏi lại anh về chính sách của Ngô Đình Cẩn sử dụng người kháng chiến:

- “Hỏi thực anh, sao anh tin dữ rứa?”

Anh Đ. gật đầu trả lời:

- “Tin chớ! Chính Ngô Đình Cẩn nói với tau mà. Tình hình chính trị bế tắc, muốn hay không chúng cũng phải làm và mình phải lợi dụng để tranh đấu.
Hơn một năm sau, khi anh Đ. trở lại đấu tranh, bị chúng cô lập ở trại Tòa Khâm, người cấp dưới cũ có dịp gặp anh, anh lắc đầu tâm sự: Mình ngu quá, không ngờ hắn (địch) xỏ lá quá! Tau kẹt rồi, mầy coi chừng đừng để kẹt thêm. Gắng giúp được gì cho anh em tranh đấu thì giúp!”.

Sự thật là số chịu chuyển hướng và chịu làm tay sai cho địch có nguyên nhân sâu xa trong tư tưởng là sợ chết, sợ tra tấn, cầu an nên khi địch đưa ra chính sách “chuyển hướng thì vội bám lấy, tô hồng thêm để làm lối thoát tự dối lòng và sĩ diện hão với anh em xung quanh. Nhưng rồi thực tế trần trụi không để anh yên” mọi sự dối trá xảo quyệt của địch sẽ rách nát, cuối cùng tất phơi bày ra bộ mặt thật phản động bán nước của chúng. Chúng o ép anh đến mức không thể chịu nổi.

Và, quan trọng là lương tâm anh, chút tích cực tiềm tàng trong ý thức sâu xa từ những ngày anh tham gia cách mạng, đã trỗi dậy. Dù nó bị đè nén, bị những thứ tiêu cực khống chế nhưng vẫn có lúc nó trỗi lên. Tùy từng người, sự trỗi dậy này khi được những gương sáng hay hoàn cảnh chung quanh khích lệ nó sẽ bùng lên thành sự hối hận mạnh mẽ có thể đưa người ta từ bùn đen tội lỗi trở lại con đường chính nghĩa thực sự.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:41:23 pm »

IV.“TRẢ TỰ DO”-MỘT THỦ ĐOẠN ĐẦY DI HẠI

Cách sử dụng bọn đầu hàng phản bội để đánh phá cách mạng về lâu về dài của Đoàn công tác đặc biệt miền Trung dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Cẩn có nhiều mức độ và thủ đoạn khác nhau.

Sau khi khai thác người bị bắt để đánh phá kịp thời các cơ sở, các đường dây tổ chức và bắt những người có quan hệ mà người bị bắt có khả năng móc nối, Đoàn công tác thực hiện việc chuyển hướng những người bị bắt, những người được chúng đánh giá là chuyển hướng tốt, chúng sử dụng vào bộ máy kìm kẹp của chúng trong các trại tập trung. Sau một thời gian trải qua khai thác và thử thách, sự nghi kỵ thường xuyên trong bọn phụ trách đoàn không còn cơ sở nữa, chúng lựa chọn để sử dụng rộng hơn. Những kẻ đã lộ mặt phản bội, không còn khả năng móc nối đi sâu vào tổ chức cách mạng nữa chúng có thể chính thức tuyển dụng vào lực lượng cảnh sát, công an ngụy. Chúng tin rằng những kẻ mà có đầy tội ác này sẽ không có lối đi nào hơn là dấn thân sâu vào tội ác gắn bó hoàn toàn số phận với số phận bọn chúng. Trong số này có những đứa đã leo lên đến cấp bậc Biên tập viên - tương đương đại uý-như Nguyễn Văn Mão (cán bộ tình báo khu 5 cũ). Năm 1962 chúng tuyển dụng, năm 1970 đã là Trung tâm trưởng trung tâm thẩm vấn Đà Nẵng kiêm trưởng ban điều hành công tác xâm nhập. Có những tên lên đến cấp bậc thiếu tá, như Nguyễn Đình Chơn (cán bộ Thị ủy Huế cũ) làm sĩ quan thanh tra ngành đặc biệt thuộc bộ Chỉ huy cảnh sát Thủ đô (Sài Gòn). Hoặc Lê Khắc Lư, Trịnh Văn Hiển, Lê Đình Khôi ... đều là sĩ quan cảnh sát.

Sử dụng bọn phản bội thế này, chúng có ý tỏ ra dã thực hiện đúng chính sách đối với kẻ chuyển hướng như chúng đã hứa hẹn lúc ban đầu. Một số còn trở thành tay sai có đãi ngộ rõ ràng sẽ là miếng mồi nhử những tên phản bội đến sau; vừa có tác dụng giúp bọn này mau khai báo, mau chuyển hướng và mở cho chúng con đường đi, gây tâm lý đồng lõa, giảm mặc cảm tội lỗi. Một số khá đông, sau khi “chuyển hướng tốt. Chúng trả tự do. Gọi là “trả tự do”, thực sự là chúng thả ra có điều kiện: phải tiếp tục làm tay sai cho chúng để đánh phá cách mạng. Với Đoàn công tác cũng như với chế độ Mỹ-Ngụy nói chung-những cán bộ và đồng bào yêu nước đã bị chúng bắt thì chúng quyết “chặt cầu trở về”. Dù ra khỏi trại giam, gọi là được trả tự do, nhưng khó lòng có tự do. Chúng quyết làm cho người cán bộ không còn có đường trở lại hàng ngũ cách mạng. Có những trường hợp người bị bắt không hề phản bội. Vẫn trước sau giữ vững tấm lòng son với cách mạng chúng vẫn tìm mọi cách, bằng mọi biện pháp như công khai giao công việc dù anh nhận làm hay không, lập hồ sơ giả, lấy tên họ, lý lịch để ngụy trang cho những tên tình báo trong kế hoạch thật, hoặc đơn giản là cho bọn cảnh sát, bọn phản bội năng lui tới, kéo đi cặp kè ngoài đường, vào hàng quán, để bôi đen thanh danh và làm cho quần chúng và tổ chức cách mạng nghi ngại. Hay chí ít chúng cũng dùng số này làm hỏa mù để che đậy, đánh lộn sòng nhằm trà trộn tay chân của chúng bí mật chui vào hàng ngũ cách mạng.

Tất nhiên đó là ý đồ nham hiểm của kẻ địch; nhưng thực tế đấu tranh không tùy thuộc ý đồ của chúng !

Tuy nhiên những việc làm của chúng đã và còn gây cho ta không ít khó khăn phức tạp. Chỉ riêng việc phân biệt, sàng lọc cho được đâu là thực chất, đâu là giả dối, đâu là vô tội, đâu là âm mưu ; người nào gian, kẻ nào ngay, ai tội nhiều, ai tội ít, mức độ mỗi người ra sao trong số hàng chục vạn người bị bắt cũng đã tốn biết bao công sức, thời gian và cả những mất mát mới cho cách mạng trước mắt và lâu dài.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:42:18 pm »

Đoàn công tác đã bắt buộc, tất cả những người bị bắt trước khi được thả ra, phải qua một lớp huấn luyện và cải tạo. Người được thả phải cam kết bằng giấy tờ, dứt khoát từ bỏ lập trường Cộng sản, cam đoan cộng tác với địch, trung thành với đường lối quốc gia của Diệm. Mỗi người phải tự đề ra kế hoạch công tác đánh phá cách mạng của bản thân sau khi ra tù. Ví dụ: Tôi nguyện sẽ báo ngay cho “Đoàn công tác” khi gặp một cán bộ, cơ sở cách mạng, hoặc có cán bộ nào đến tuyên truyền móc nối. Tôi hứa sẽ tìm biết địa chỉ, những mối liên hệ gia đình thân thuộc của cán bộ hiện đang tại địa phương để kịp báo ngay v. v...

Bọn chúng lập hồ để theo dõi, quản lý từng người. Trong hồ đó có các bản khai báo, các nội dung công việc đã làm cho địch - có khi là việc địch giao dù không làm! Nội dung tờ cam kết gồm các phần:

- Ghi ơn lượng khoan hồng tái tạo của cố vấn (Cẩn).

- Cam kết từ bỏ Cộng sản, trung thành với quốc gia.

- Cam kết làm mọi nhiệm vụ do cơ quan đặc biệt giao phó.

- Tuyệt đối giữ bí mật cơ quan đặc biệt.

Những người được trả tự do thường không được cấp giấy tờ gì cả. Có trường hợp nào chúng cấp giấy thì giấy đó có tiêu đề là “Đoàn công tác”, không có dấu không có giá trị pháp lý. Chúng muốn bắt lại lúc nào thì bắt. Nếu chúng lấy danh nghĩa Ty Công an cảnh sát Thừa Thiên cấp thì chúng ghi rõ thời gian phải trình diện - thường là một tuần hay nửa tháng - Chúng làm cho người được thả luôn bị theo dõi, quản thúc. Mỗi lần trình diện phải có chuyện mà nói như thế nào cho chúng vui lòng, khỏi chúng mè nheo phiền hà để còn yên thân kiếm sống, và chúng giới hạn nới tay trong lần trình diện sau. Bọn địch có ý thức trong việc làm này đế moi móc tin và sử dụng màng lưới tay chân rộng khắp các nơi.

“Đoàn công tác” giao cho một số nhân viên bí mật theo dõi và đúc kết báo cáo qua các buổi tiếp xúc trình diện. Bọn này tỏ ra đắc lực bằng cách luôn thúc ép kẻ được “thả tự do “báo kết quả những công việc mật thám do chúng giao. Chúng luôn hăm dọa: Nếu trình diện không có tin gì sẽ bị bắt giam lại!”.
Đối với một số phản bội có trình độ khá hơn, chúng tổ chức thành mật báo viên, cách liên lạc, quản lý chặt chẽ hơn.

Chúng có thể định mục tiêu thì đưa số này vào hoặc tùy điều kiện có thể chúng cho từng tên tự đề xuất kế hoạch để chúng duyệt, rồi tự mình thực hiện kế hoạch đó dưới sự yểm trợ của cơ quan đặc biệt về mọi mặt. Số này chúng cũng kiểm tra kỹ và bắt làm đủ mọi thủ tục cam kết trước khi thả thả tự do.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #35 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:43:53 pm »

“Đoàn công tác” tạo điều kiện sinh sống, kiếm nghề nghiệp thích hợp cho bọn này xã hội hoá để cấy vào những nơi chúng thấy cần thiết. Thực tế là chúng đã gài vào tất cả những địa phương, mọi ngành nghề và mọi cơ quan công, tư sở, các tổ chức quần chúng công khai hợp pháp. Những người về làm thường dân chúng lo cấp cho họ, giấy tờ tùy thân hợp pháp như thẻ kiểm tra, giấy cư trú, tờ khai gia đình, có khi cả giấy miễn quân dịch v.v... Chúng chọn cho số người này cả chỗ ăn ở sao cho việc đi lại khỏi bị các cơ quan an ninh khác theo dõi. Số vào cơ quan nhà nước thì chúng dùng quyền hành của văn phòng cố vấn chính phủ Nhu và Cẩn buộc chính quyền (ngụy) phải chấp nhận. Số người này trước khi bị bắt đã làm việc ở đâu nay chúng cắm tại nơi đó dù số này khi bị bắt đã bị cơ quan cũ sa thải theo thủ tục hành chính. Khi đã là mật báo viên bọn chúng trả tiền thù lao hàng tháng từ 3 đến 5 ngàn đồng (tiền ngụy). Chúng đài thọ cho các chi phí cần thiết như tiền nhà, tiền thuốc men, tiền tàu xe đi lại và các món chi tiêu xét là cần cho công việc.
Liên lạc giữa bọn này và nhân viên điều khiển có quy định như cách đảm bảo bí mật. Có thể là theo định kỳ mỗi tuần một lần, địa điểm thay đổi luôn, lần gặp trước quy định cho lần gặp sau. Thường chúng hay gặp ở quán cà-phê giải khát, nơi nhiều người la cà ít ai để ý. Trường hợp đặc biệt, tên tay sai có thể chủ động gọi điện thoại cho cơ quan mật vụ để quy định chỗ hẹn. Cán bộ điều khiển tuyệt đối không được đến nhà mật báo viên. Khi gặp ngoài đường không được chào hỏi nhau. Nói chung cách liên lạc là đơn tuyến và bí mật tuyệt đối. Dương Văn Hiếu giao cho Phan Khanh phụ trách công việc này.
Phương châm của chúng đề ra là :

- Đi sâu, leo cao.

- Tinh vi, gọn gàng.

- Tuyệt đối giữ bí mật.

“Đoàn công tác” rất coi trọng khâu giáo dục, bảo vệ, giữ gìn lực lượng tình báo viên của chúng dựa vào những lý lẽ sau:

“Lực lượng phản gián của ta gồm những người chọn lọc trong số cán bộ, cơ sở Việt cộng, chuyển hướng, có điều kiện hoạt động phản gián, có nhiều quan hệ với cộng sản, biết nhiều cơ sở tổ chức Việt cộng, hoặc trước kia có nhiều thành tích làm cho địch tin cậy và phải có giác ngộ vững chắc chính nghĩa quốc gia.

Để lực lượng đó có thể phục vụ đắc lực lâu dài, ta phải nắm chắc và luôn luôn theo dõi giáo dục phối hợp với khống chế.

Lực lượng đó là lực lượng chủ yếu của ta và địch thường cố định trong nhận thức cho rằng những người được chúng giáo dục, dù có vào tù ra tội vẫn trung thành với chúng và dần dà chúng sẽ điều tra, theo dõi bắt liên lạc để giao công tác trở lại. Vậy để địch không thể phân biệt được thật giả, ta phải có kế hoạch bảo vệ giữ kín lực lượng.., cụ thể là ta sẽ tập trung một số tù ở các nhà lao và phóng thích một lượt với lực lượng phản gián của ta. Mỗi người do ta bố trí công tác sẽ tùy hoàn cảnh riêng của mình mà trở lại đời sống bình thường, dĩ nhiên ta có kế hoạch liên lạc, giáo dục, hướng dẫn họ”.

(Trích “Kế hoạch công tác phản gián của “Ban điều tra chính trị đặc biệt´số 95/ĐCT/ĐB/MT”- Đoàn công tác đặc biệt miền Trung do Lê Văn Dư ký tháng 12/1958).”
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #36 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:45:41 pm »

Ý đồ của chúng là tạo khả năng để móc nối liên lạc, với cán bộ và tổ chức của cách mạng để xâm nhập trở lại. Hoặc thấp hơn là theo dõi, mật báo những tin và hoạt động của cách mạng trong khu vực tình báo viên chịu trách nhiệm. Để làm công việc này, Đoàn công tác chú ý chọn những người bị bắt làm mật báo viên với các tiêu chí sau đây :

- Chưa bị lộ hoặc bị lộ nhưng còn có khả năng gây lại được tín nhiệm với tổ chức cách mạng. Có khi chỉ bị lộ trong phạm vi nhỏ.

- Người có một địa vị để được tin tưởng hoặc có vị trí công tác quan trọng, còn giữ được đường dây liên lạc với tổ chức cách mạng, biết nhiều cán bộ, cơ sở liên hệ còn tái đào hoặc có quan hệ tổ chức, tình cảm với những cán bộ cách mạng quan trọng, có uy tín, có chức vụ lớn đang hoạt động bên cách mạng.

Thông thường, sau khi làm xong các thủ tục “trả tự do”, bọn mật báo viên này tìm cách ổn định nơi ăn ở làm việc ngay. Sau đó chúng sẽ rà lại các cơ sở cũ, dò hỏi các hộp thư, trạm giao liên cũ để lần tìm dấu vết của tổ chức cách mạng. Khi đã phát hiện được tổ chức hoặc đường dây liên lạc nào của tổ chức cách mạng, tên mật báo viên sẽ gửi thư xin tiếp xúc, chủ động báo cáo tình hình bị bắt, bị giam giữ và đã đấu tranh giữ vững khí tiết như thế nào (việc này cơ quan đặc biệt đã chuẩn bị trước cho đương sự) và xin được nhận công tác trở lại.

Nhiều trường hợp bọn mật báo viên này được địch bố trí trở lại nằm vùng bí mật theo dõi những người tiến bộ trong khu vực mà chúng tình nghi là những cơ sở của tổ chức cách mạng. Chúng sẽ tìm cách lân la gần gũi, tạo cảm tình, thân mật với số này. Qua tiếp xúc, chúng làm như vô tình, tỏ thái độ bất mãn với ngụy quyền, nêu cao lòng căm thù với địch vì những lý do cụ thể đã chịu đựng trong thời gian bị tù và tất nhiêu là tỏ ra tiến bộ, tin tưởng đường lối cách mạng. Mục đích của chúng là làm sao để được tổ chức Cách mạng móc nối cho tiếp xúc hoạt động.

Trong tình hình phong trào cách mạng miền Nam đang phát triển mạnh, lôi cuốn hàng vạn đồng bào yêu nước thuộc mọi tầng lớp, mọi chính kiến vào cuộc đấu tranh chống Mỹ, giải phóng đất nước, việc thẩm tra, soát xét tư cách phẩm chất của từng người là rất khó đối với tổ chức cách mạng. Nhiều địa phương nhất là ở các đô thị, vùng tạm chiếm sâu, chúng ta không có điều kiện, có thể nói là không thể làm công việc thẩm tra chặt chẽ tư cách các thành viên trong tổ chức được, vì vậy thủ đoạn thâm hiểm này của chúng đã đạt tới kết quả là gây cho cách mạng những tổn thất không ngờ trước mắt và có thể lâu dài.

Tuy nhiên nhờ sự cảnh giác trăm tai ngàn mắt của cán bộ và đồng bào yêu nưóc, nhiều âm mưu của chúng đã thất bại, nhiều tình báo viên của chúng được cài cắm công phu đã bị phía cách mạng vô hiệu hóa.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #37 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:46:44 pm »

TKĐ. kỹ sư, trưởng ty công chánh là cơ sở tình báo của anh Nh (cán bộ của cơ quan tình báo cách mạng). Đ. bị “Đoàn công tác” bắt năm 1959 sau vụ chúng bắt hụt anh Nh. khi anh mang vỏ bọc là đốc công của Ty Công chánh Bình Tuy dưới quyền của T. K. Đ.. đang phụ trách một công trường ở huyện Trúc Linh để điều khiển các đầu mối tình báo, trong đó có Đ. Sau khi chuyển huớng, nhận nhiệm vụ của “Đoàn công tác” phục bắt anh Nh. nhưng không bắt được. Năm 1960 Dương Văn Hiếu can thiệp chính quyền Ngụy đưa T.K Đ. trở lại làm việc ở Bộ Công chánh Sài Gòn với nhiệm vụ phục chờ anh Nh. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, biết thủ đoạn của địch ta đã kịp thời đối phó. Đ. không bao giờ hoàn thành nhiệm vụ này - Ngoài ra “Đoàn công tác” còn giao cho Đ. việc theo dõi hoạt động của màng lưới gián điệp của tòa Đại sứ Pháp ở Sài Gòn vì Đ. có chân trong Hội Câu lạc bộ Pháp ở đường Hồng Thập Tự. Đ. cũng có nhiều mối quan hệ thân thiết với nhiều nhân viên tòa Đại sứ Pháp.

Ở Bộ Công chánh, Đoàn công tác còn cài các tên khác như N.S.T. kỹ sư, Trưởng ty Công chánh Phan Thiết, cơ sở của tình báo khu 5, bị bắt năm 1958 ; Nguyễn M. Đ. cán bộ tình báo vào Nam năm 1954 trong phong trào di cư, bị bắt năm 1958. Sau chuyển hướng, làm việc trong Ban cải tạo tại trại Tòa Khâm. Khi được “trả tự do”, Dương Văn Hiếu can thiệp cho y trở lại làm công chức ở công sở cũ của y (là Bộ Công chính Sài Gòn). Bọn Ngụy đã trả cho M.Đ đủ số tiền lương của y trong hai năm, suốt thời kỳ bị bắt.

Trong giới giáo sư, sinh viên, Đoàn công tác cũng trả tự do để cài khá nhiều mật báo viên loại này như các anh, chị N.A; B.M.,..

Giới ký giả, văn nghệ sĩ luôn luôn là một lực lượng xã hội quan trọng. Nó là mũi tấn công có hiệu quả của các lực lượng đối lập nhằm chống lại chế độ gia đình trị phản động Ngô Đình Diệm. Cho nên Đoàn công tác đã cài khá nhiều tay chân trà trộn vào đội ngũ này. Bọn này vừa là mật thám, vừa là bồi bút, chúng viết cho tờ “Thời sự” là tờ báo do Dương Văn Hiếu bí mật lập ra theo chủ trương và sự bảo trợ của Ngô Đình Nhu.

Trong số này có những điển hình như M. L, cán bộ Thủ Biên soạn giả cải lương, bị bắt năm 1959. Sau khi “chuyển hướng” M. L được Dương Văn Hiếu cử làm trưởng ban văn nghệ tại trại Lê Văn Duvệt. Ban văn nghệ này tập hợp những người bị bắt có khả năng kịch nhạc, hát để thành lập Đoàn văn nghệ Lê Văn Duyệt. Họ sáng tác để trình diễn tác động tâm lý chiến trong trại. Đã nhiều lần, Dương Văn Hiếu đưa đoàn này ra diễn công khai ở các rạp Sài Gòn để phát huy tác dụng tuyên truyền chống cộng. Trong số các vở sáng tác của M. L đáng để ý là vở cải lương “Chỉ một đêm thôi”. M. L đã ăn cắp cốt truyện trong vở “Bạch Mao nữ” của Trung Quốc rồi nhồi nhét nội dung chống cộng nhằm xuyên tạc cuộc đấu tranh giai cấp của cách mạng Vô sản. Năm 1960 Dương Văn Hiếu thả “tự do” cho M.L để gài y vào làm mật thám trong giới sân khấu, soạn giả Sài Gòn. Nhiệm vụ của M.L là theo dõi phát hiện các loại hoạt động và các cơ sở của cách mạng trong giới trí thức, văn nghệ sĩ. Sau đảo chính lật đổ Diệm 1-11-1963, M.L vẫn tiếp tục hành nghề soạn giả cho các đoàn cải lương ở Sài Gòn. Sau nữa M.L đội lốt ký giả làm Tổng thư ký tờ nhật báo “Độc lập”. Suốt thời gian này y vẫn là cộng tác viên của khối cảnh sát đặc biệt Ngụy.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #38 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:48:15 pm »

T.S là cán bộ tình báo, được phái vào Nam theo phong trào di cư sau hiệp định Giơnevơ (1954). Đã có vỏ bọc là nhân viên phòng thông tin Mỹ (USIS) ở Sài Gòn nhưng T.S bị “Đoàn công tác” bắt vào năm 1958. Sau khi “chuyển hướng “Dương Văn Hiếu giao cho T.S làm trưởng ban tuyên huấn. Trong hệ thống sử dụng “cán bộ chuyển hướng” tại trại Lê Văn Duyệt Sài Gòn. Năm 1961 Dương Văn Hiếu trả “tự do “để cài T.S vào giới ký giả với bút hiệu là T.Q, B.N.T, T.S và thường xuyên viết các bài bình luận thời sự, xã luận cho các nhật báo “Ánh sáng”, báo “Thời sự” của Ngô Đình Nhu cho tay chân lập ra. Tháng 5 năm 1963 T.S được Dương Văn Hiếu cho đi tham quan một số nước chư hầu như Đài Loan, Nam Triều Tiên để học tập chống cộng, trong phái đoàn “ký giả miền Nam Việt Nam”. Sau đảo chính lật Diệm 1-11-1963, T.S vẫn tiếp tục hành nghề ký giả, tiếp tục làm mật báo viên cho khối cảnh sát đặc biệt Ngụy.

Theo kế hoạch thì bằng thủ đoạn “trả tự do”, Đoàn công tác đã tạo được một màng lưới tình báo rất sâu rộng đến tận cơ sở các địa bàn ở nông thôn thành thị, trong mọi tầng lớp nhân dân, trong mọi tổ chức đoàn thể hợp pháp và bất hợp pháp của phía cách mạng.

Song kết quả chúng thu lượm được không như chúng mong muốn. Rời khỏi bàn tay sắt kìm kẹp của chúng, nhiều tình báo viên đã cao chạy xa bay không chống lại cách mạng. Một số khác bị mất liên lạc vì khi chế độ Diệm bị lật đổ, nhóm đảo chính không tiếp nhận được trọn vẹn công việc của “Đoàn công tác”. Và cái chính là tinh thần cảnh giác và sức mạnh tổng hợp của phong trào cách mạng đã vô hiệu hóa bọn chúng và tất nhiên không ai dám nói là không còn những trường hợp chúng đã thành công trong thủ đoạn chui sâu leo cao để ngầm phá cách mạng và chờ cơ hội.

Nổi bật lên trên cái nền là thủ đoạn tình báo diện địa có tính chiến lược đó, cái nguy hiểm và thâm độc hơn nữa của Đoàn công tác là móc nối, gài nội gián đánh thẳng vào nội bộ của tổ chức cách mạng bằng các chiến dịch tình báo được chuẩn bị về nghiệp vụ rất công phu.

Để bạn đọc thấy rõ âm mưa thủ đoạn của địch cùng với khả năng và những hạn chế của nó, chúng tôi trích dưới đây bản tổng kết “kinh nghiệm thành công và thất bại, trở ngại, khó khăn trong công tác tình báo-phản gián “của địch ở miền Trung, nơi sào huyệt của “Đoàn công tác”.

“I-Kinh nghiệm thành công

1 -“Hiểu địch một cách có hệ thống và chính xác do đó đã đánh địch đúng hướng và kịp thời.

Nguyên tắc của công tác tình báo là biết địch, biết ta. Sự hiểu biết về địch ở đây phải đạt đến một trình độ nắm vững đường lối, âm mưu cùng tổ chức, phương pháp hoạt động Việt cộng, cộng thêm với một lưới cơ sở tình báo bề rộng bảo đảm phát hiện tình hình hoạt động mọi mặt của địch kịp thời là những yếu tố giúp cho việc đặt kế hoạch tình báo chính xác và giá trị.

Dẫn chứng rõ rệt là :

Trong chiến dịch “Bến Đèn” tháng 3, năm 1960, khi được mật báo viên phát hiện về sự xuất hiện của cán bộ Việt cộng võ trang ở vùng núi sâu Hương Trà, trong số đó có tên Lê Phước Quý, ta đã nhận định ngay về phương hướng hoạt động của địch cùng giá trị và tổ chức của tổ võ trang này. Do đó đã xây dựng tình báo viên chắp nối kịp thời liên lạc Việt cộng dẫn dụ Lê Phước Quý về đồng bằng bắt sống. Nhờ biết được tổ chức của địch nên đã nhận định, chính xác, truy kích ngay tiêu diệt cả cơ quan đầu não của bộ phận tỉnh ủy Thừa Thiên Việt cộng phụ trách ba huyện miền Bắc (trong số bị ta tiêu diệt có một tỉnh ủy viên và một cán bộ văn phòng tỉnh ủy).
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #39 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:49:35 pm »

- Nắm được âm mưu Việt cộng lừa thanh niên và loại cựu cán bộ quân sự của chúng để bổ sung vào lực lượng võ trang, ta đã bí mật xây dựng nằm chờ số đông tình báo viên thuộc loại trên. Kết quả đã thành công trong chiến dịch “La Chữ” (phóng tình báo viên-một cựu thôn đội trưởng dân quân - lên núi theo Việt cộng). Chiến dịch 44 (xây dựng thanh niên đi rú đều chắp nối được liên lạc Việt cộng, có tình báo viên đã thoát ly địa phương, xâm nhập được vào hàng ngũ Việt cộng).

- Phát hiện được chủ trương mới nhất của Việt cộng luồn sâu về những vùng sơ hở của ta ở đồng bằng để phát triển cơ sở, ta đã bố trí tình báo viên nằm chờ và kết quả bắt sống tên Lê Kim Chèo (tháng 5-1962) phó bí thư huyện ủy Việt cộng Hương Trà.

2-Vận dụng chính sách khoan dung của Tổng thống cùng chính sách chiếu cố đãi ngộ với tình báo viên lấy tranh thủ chính trị làm mục tiêu chủ yếu để đào tạo xây dựng tình báo viên khơi sâu công tác.

Hầu hết các tình báo viên đã được xây dựng đều là thành phần ít nhiều liên quan về tổ chức hoạt động Việt cộng trong thời gian chiến tranh cũng như sau đình chiến (cựu đảng viên, cựu cơ sở...) và đây cũng là đối tượng Việt cộng nhằm tranh thủ để chắp nối tổ chức hoạt động cho chúng.

Căn bản vấn đề phải giải quyết là cơ sở chính trị lập trường và tư tưởng các tình báo viên. Đi vào thực tế, những tình báo viên có tác dụng cao đều là những thành phần được Việt cộng giáo dục sâu sắc trung thành với lý tưởng chính trị của họ, do đó ta phải vận dụng đúng mức đường lối chính sách của chế độ để cải tạo giáo dục, động viên cao và liên tục tinh thần yêu nước để đả phá mọi tuyên truyền xuyên tạc của Việt cộng, lấy giác ngộ chính trị làm căn bản để củng cố tinh thần và nâng cao tác dụng công tác cho tình báo viên. Đi đôi với tinh thần giác ngộ chính trị, trong phương pháp công tác phải đặt vấn đề khống chế sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Có 3 hướng tuyển dụng tình báo viên ;

- Lựa chọn trong thành phần Việt cộng bị bắt những đầu mối có tác dụng gấp rút khai thác sự việc, tranh thủ giáo dục bố trí công tác trở về để chắp nối tổ chức hoạt động Việt cộng. Kinh nghiệm sử dụng loại này có thể đạt kết quả tốt nếu ta đảm bảo được bí mật, đừng ăn non bắt bớ những cơ sở liên quan mà đầu mối này đã khai báo. (Đã thành công trong vụ Nguyễn Thị Thế ở Tuy Phước, Bình Định; tiêu diệt 2 cán bộ huyện ủy Việt cộng).

-  Do kết quả công tác tình báo hoặc khai thác phát hiện được thành phần có liên hệ Việt cộng chính xác hoặc nghi vấn ta bí mật xây dựng. Khai thác sự việc theo yêu cầu từ mức độ thấp lên cao. Thuyết phục, giáo dục và xây dựng thành tình báo viên.

Cách tuyển dụng này bảo đảm được bí mật và trong kinh nghiệm thực tế đã thu đạt những thành công tốt: Nội vụ chiến dịch tiêu diệt Lê Tham phó bí thư huyện ủy Việt cộng Nam Hòa (1/1962) và Phú Lộc đánh tình báo viên lên núi xâm nhập hàng ngũ Việt cộng rồi trở về (12/1961).

- Xây dựng tình báo viên bố trí nằm chờ ở một số vị trí xung yếu, hoặc do tin tức tình báo viên phát hiện tình hình tổ chức cán bộ Việt cộng xuất hiện, xây dựng tình báo viên dựa theo quan hệ hợp pháp làm ăn tranh thủ chủ động tìm liên lạc Việt cộng.

Thành công nội vụ mới đây nhất 5/1961; bắt sống tên Lê Kim Chèo đã chứng minh điều đó. Ta đã nhận định đúng tầm quan trọng của vị trí và xây dựng tình báo viên bố trí nằm chờ (thuộc loại cựu đảng viên tin cậy cũ của Việt cộng nhất định trong bước đầu Việt cộng phải tìm đến để nắm tình hình).
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM