Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:15:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những trận đánh lịch sử của Hitler  (Đọc 32441 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 07:36:50 pm »


*

*      *

        Khi Goebbels và các người vừa chào hai xác chết đang bùng cháy trở xuống căn hầm, họ thấy gần như tất cả mọi người đang hút thuốc. Điều đó chưa từng thấy. Fuhrer đã không bao giờ chịu đựng được một tí mùi thuốc lá nào quanh ông ta. Ngài vừa mới chết chưa quá nửa tiếng đồng hồ, người ta đã hút thuốc. Người ta cảm thấy cần thoải mải, xả hơi.

        Không còn một nghi thức nào nữa, một lời diễn thuyết nào nữa.

        «Sau khi Hitler chết đi, không còn một ai nhắc đến ông ta nữa cả, Frau Junge nói. Không một ai, không một người nào nhắc đến các ống thuốc độc đã được phân phát một cách quảng đại, để mọi người có thể đi theo Fuhrer một cách trung tín vào cõi chết. Người ta đã có cảm giác rằng một trang sách đã được lật qua, một điều gì khác có thể bắt đầu. Đối với đa số các người cư ngụ dưới căn hầm, ý tưởng duy nhứt là ý tưởng sau đây : “Làm thế nào để ra khỏi nơi đây ? Làm thế nào để rời khỏi Bá linh ?»

        Tuy vậy, giới thẩm quyền cao cấp vẫn phải kết luận về biến cố lịch sử vừa xảy ra. Tính khí âm hiểm lươn lẹo của Bormann lại bộc lộ ra một lần cuối cùng. Hắn ta bắt đầu bằng việc gửi cho Doenitz một công điện mơ hồ (bằng đường nào, tôi không làm sao có thể biết được. Quả khinh khí cầu đỡ cây ăn ten của máy truyền tin đã bị hạ sáng ngày 29 tháng tư. Có lẽ người ta đã có thể thay cái khác. Dù sao đi nữa, người ta đã tìm được một phương tiện phát tin khác, vì bức công điện đã đến nơi nhận cũng như công điện đáp lại. Dường như, theo vài lời chứng, sự liên lạc chỉ đã bị gián đoạn trong buổi sáng ngày 29) : «Thủy sư Đô đốc Doenitz, Fuhrer chỉ định ông kế vị Ngài, thay thế cựu Thống chế Goering. Các tài liệu đang được mang đến cho ông. Ông hãy ban ngay lập tức các biện pháp thích ứng với tình thế. Bormann».

        Doenitz đánh một công điện trả lời Hitler mà ông ta vẫn tưởng là còn sống : ông ta sẽ cố hết sức để giải thoát Bá linh, song, nếu số mệnh bó buộc ông cai trị Đức quốc, với tư cách là người kế vị của Fuhrer, ông sẽ theo đuổi chiến tranh «cho đến một kết thúc xứng đáng với cuộc chiến đẩu anh dũng và không tiền khoáng hậu của dân tộc Đức ».

        Bormann đeo đuổi mục đích của hắn ta, người ta sẽ thấy là mục đích gi, bằng cách làm cho buổi họp chiều ngày 30 tháng tư gồm Goebbels, Krebs, Axmann và hắn ta, chấp thuận một quyết định tiên thiên khả kỳ dị, do hắn ta đưa ra : tìm cách thương nghị với người Nga.

        Người ta dùng máy bắt liên lạc với bản doanh Sô viết, và một công điện được gởi đến : « Thống chế Joukov có thuận tiếp một đại diện của chánh phủ Đức không ? » Câu trả lởi là : có. Hồi 12 giờ khuya, Krebs rời căn hầm, mang theo một bức thư mang chữ ký của Goebbels và Bormann, các người ký tên thông báo cho Thống chế Sô viết biết về cái chết của Hitler và cho phép người mang thư thương lượng về một cuộc đình chiến hoặc một cuộc hưu chiến. Dầu sao mặc lòng, quyết định tối hậu phải được Thủy sư Đô đôc Doenitz, kế vị của Fubrer phê chuẩn.

        Đây là, có lẽ đúng nhứt, kế hoạch của Bormann: hoạch đắc một cuộc đình chiến với quân Nga bay về Đại bản doanh của Doenitz, đến đấy như là một deus ex machina người cứu vãn tình thế và như thế sẽ đứng vào hàng quan trọng bực nhứt.

        Song, đến 11 giờ trưa ngày hôm sau, Krebs vẫn chưa trở về. Kế hoạch đẹp đẽ tan dần. Bormann quyết định gửi cho Doenitz một công điện thứ nhì vẫn không hoàn toàn tường minh chút nào : «Thủy sư đô đốc Doenitz, bản di chúc đã có hiệu lực. Tôi sẽ cố sớm đến gặp ông. Từ đây tới đấy, tôi tưởng không nên công bố bản di chúc, Bormann».

        Krebs trở lại lúc 12 giờ trưa, mang về một câu phúc đáp bất lợi : Người Nga đòi hỏi một sự đầu hàng vô điều kiện và phải giao nộp tất cả những người hiện ở dưới căn hầm cho họ. Bấy giờ Goebbels muốn đánh tan mọi việc mơ hồ, không rõ nghĩa và đích thân ông ta đã đánh cho Doenitz một công điện : « Fuhrer đã từ trần hồi 15 giờ 30 trưa hôm qua. Một bản di chúc đề ngàv 29 tháng tư chỉ định ông làm Quốc trưởng Đức ». Tiếp theo là danh tánh các Tân tổng trưởng chính do Hitler chỉ định. Goebbels kết thúc như sau :  Ông Reichsleiter Bormann định đi đến gặp ông ngày hôm nay để báo cáo tình hình lên ông. Lúc và cách mà sự việc sẽ được công bổ cho báo chí và quân sĩ sẽ tùy ông định đoạt. Xin báo nhận. Goebbels ».

        Hồi 9 giờ 30 tối, xướng ngôn viên Đài phát thanh Hambourg loan báo rằng dân tộc Đức sẽ được thông báo cho biết về một «tin tức trọng đại». Tiếp theo là vài cung điệu chậm buồn của bàn nhạc «Crépuscule des Dieux» (Hoàng hôn của các vĩ nhân). Đoạn dân tộc Đức hoặc một cách giản dị hơn các người rình nghe ở dưới các hầm nhà trong khi bom đạn tiếp tục rơi — được biết là Fuhrer đã hy sinh trong khi chiến đấu đến cùng chống lại bọn Bôn-sơ-vích. Hồi 10 giờ 20, đích thân Doenitz lập lại tin tức ấy trên Đài thát thanh và ông ta còng bố rằng ông ta kế vị Fuhrer», đã hy sinh trong khi cầm đầu binh sĩ chiến đấu». Doenitz đã biết ý định tự sát của Fuhrer, chắc chắn ông ta không tin là Fuhrer đã chết khi cầm đầu quân sĩ chiến đấu. Song ông ta hãy còn muốn chỉnh đốn tinh thần dân tộc Đức, và của các binh sĩ, bởi vì chiến tranh chưa chấm dứt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 07:37:14 pm »


        Goebbels, trong bức công điện gửi cho Doenitz, đã kể tên ông ta vào danh sách các Tổng trưởng đã được chỉ định. Song ông ta không muốn làm Tổng trưởng nữa. Đổi với ông ta, tất cả đều hết. Quyết định của ông ta không lay chuyển được.

        Sáu đứa con của Goebbels đã được chích thuốc độc giết chết. Mẹ của chúng đã nói với chúng rằng người ta sẽ chích thuốc để chúng ngủ ngon trong khi đưa chúng về nhà, song dường như đứa con gái đầu lòng Helga, đã hiểu và đã vùng vẫy chống cự. Tốt hơn, chúng ta không nên miêu tả dài dòng sự việc ghê gớm ấy.

        Kế đó, Goebbels vồ vợ, không ai nói gì với ai, sát cánh leo lên cầu thang của bunker. Goebbels tự sát bằng một phát súng lục, vợ ông ta dùng răng nghiến nát một ống thuốc độc. Xác của hai người được tưới xăng và thiêu hủy. Như đã được nói đến, công cuộc hỏa táng đã không được hoàn toàn. Thi thể của đám trẻ con được cho vào áo quan và đem chôn trong khu vườn.

        Và đây là những giây phút cuối cùng của đời sống kỳ dị dưới bunker, buổi chiều ngày mồng 1 tháng năm. Mọi người chuẩn bị tìm cách thoát thân. Một kế hoạch đã được thiểt lập : các toán người sẽ kẽ tiếp nhau lên đường, trước hết người ta sẽ đến qua các ngả hầm nhà và các địa đạo, nhà ga xe điện ngầm ở Wilhelmplalz ; từ đấy người ta sẽ mò theo con đường sắt ngầm dưới mặt đất để đến trạm FriederichstraSSe, sau đó sẽ lên phía trên mặt đất; bấy giờ, sẽ tìm cách vượt sông Spree, đoạn tìm đường đi về phía Tây Bắc xuyên qua vòng vây của Nga sô. Một khi đã đến được các vùng ngoại ô rồi các người đi trốn «sẽ tự lực cánh sinh tìm đến Bản doanh của Đức hoặc một chỗ ẩn náu cho riêng mình ». Không phải chỉ có các người cư ngự dưới bunker của Fuhrer tìm cách tẩu thoát, mà luôu cả những người ở dưới các căn hầm ngành và lân cận nữa. Nhiều trăm người đã tụ tập lại trong kho chứa than của Dinh Tể tướng để nhận những chỉ thị cuối cùng. Các toán người sẽ được các quân nhân vũ trang súng lục, súng trường và tiểu liên che chở.

        Đúng ra, chính Bormann phải điều khiển công cuộc tẩu thoát ấy. Song, thực tế, như một người chứng đã kể lại: « đã không còn sự chỉ huy gì nữa cả, mạnh ai nấy chạy tử tán như những con gà con kinh hãi ».

        Lúc 11 giờ trưa, toán đầu tiên, gồm hầu hết các người cư ngụ trong bunker, lên đường. Bormann ở trong toán thứ nhì, toán nầy rời Dinh Tể tướng sau đó một lúc. Công cuộc di tản bắt đầu trong sự hỗn loạn, song ăn thua gi đến Bormann: hắn ta dấu kỹ trong túi một bản di chúc của Fuhrer, hắn ta dự định mang nó đến Bản doanh của Doenitz, và, ở đấy, hắn ta sẽ biểu dương quyền lực và đòi hỏi các quyền lợi của mình. Bây giờ, đến phiên toán thứ năm. Những người cuối cùng ở dưới bunker sẽ rời bỏ chiếc chiến hạm ngầm dưới mặt đất của họ, nơi mà tất cả đều lộn xộn, ngổn ngang, tàn thuốc rải rác đầy trên tấm thảm. Những người cuối cùng à ? Đâu có hết. Ba người ở lại đấy : hai tưởng lãnh, Krebs và Burgdorf, và viên chỉ huy trưởng đội phòng vệ SS. Ba người ấy đã nhứt định chết. Trong vài phút nữa, họ sẽ tự sát bằng súng lục.

        Như người ta có thể dè trước, khi họ vừa rời các con đường hầm, khi họ vừa lên đến mặt đất của lò than hừng bị cày nát, thành phố Bá linh lúc ấy, các toán người tan rã ra, phân tán thành các toán nhỏ hơn. Những người mạnh dạn, những người táo bạo tự phát hiện nhanh chóng và bỏ lại sau họ những người yếu đuối, phụ nữ, để thử mạo hiểm với nhiều may mắn hơn.

        Người ta có thể theo dõi thêm một chút nữa lộ trình của các toán người ấy, họ, năm hoặc sáu người tiến tới giữa các đám cháy, đi vòng qua các chướng ngại vật, đi theo sau các chiến xa Đức, các chiến xa nầy, vì phép lạ, hãy còn và hãy còn chiến đấu. Đoạn đến lượt sự liên đới cuối cùng ấy tan rã hoặc giả con người đã bị bắt buộc, ngoài ý muốn của họ, tách rời ra, và bây giờ, mạnh ai người ấy lo, chỉ còn lại những bóng hình lẻ loi, những bóng người thoáng qua được nhận thấy đó đây trong một giây và các xác chết nằm lại trên đường, những người biệt tăm, biệt tích mà người ta sẽ không bao giờ gặp lại.

        Một người lính SS mặc thường phục vượt qua sông Sprée, trốn suốt ngày dưới một mang cá cầu giữa một đám phự nữ Nam tư — Bá linh, đó là Tháp Babel (một nơi hỗn độn) — mà các lính Nga đang bắt làm trò chơi giúp vui để ăn mừng về sự thất thủ của Bá linh; quân Nga sẽ tóm được hắn ta. Nhiều người khác ẩn núp, suốt nhiều tuẫn lễ, trong các hầm nhà hoặc trong các đống đổ nát, nhiều người khác nữa thành công trong việc đội lốt các người lao động ngoại quốc và đến được khu vực của tây phương.

        Axmann đã đến khu vực nầy sau khi đã trốn tránh suốt sáu thảng trời trong vùng núi Alpes Bavaroises. Ông ta đã thấy Bormann nằm chết trong một con đường ở Bá linh, nhưng hỏa lực của quân Nga đã ngăn cản không cho ông ta quan sát lâu xác chết ấy mà các người khác nói đã thấv ở nơi khác. Ngày tàn của Bormann nằm trong vòng bí mật. Một trong các bản của tờ di chúc của Hitler đã biến mất với hắn ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 07:37:58 pm »


        Còn hai bản kia ? Doenitz không hề nhận được bản được gửi cho ông ta, Schoerner cũng vậy. Các sứ giả mang chúng đã biến mất. Mãi đến hơn sáu tháng sau khi chiến tranh chấm dứt, người ta mới tìm ra họ. Trải qua một cuộc phiêu lưu ba chìm bảy nổi, họ đã đến được khu vực tây phương trong lốt những người lao động ngoại quốc. Bấy giờ Doenitz đã đầu hàng, toàn thể nước Đức đã bị chiếm đóng, ba người sứ giả cho là sứ mạng của họ không còn ý nghĩa gì nữa. Một người trong họ, Zander, dấu kỹ các tài liệu dưới đáy một chiếc rương, loan tin đồn trong bạn bè là hắn ta đã chết, kiếm cho mình các giấy tờ giã mạo và sống một đời sống mới dưới danh tánh Wilhelm Paustin. Người thứ nhì, Johann Meier, chôn dấu các giấy tờ của y trong khu vườn trước nhà riêng, ở Westphalie, và không nói với ai về sứ mang của mình cả. Chính người thứ ba đã tiết lộ : Zo- renz, người kỹ giả. Hắn ta bép xép nói bóng nói gió, tâm sự. Nhờ vào tánh không kín đáo của hắn ta. Đồng minh đã khám phá ra các tài liệu lịch sử.

        Ngày mồng hai tháng năm, Doenitz chuyển Bản doanh của ông ta từ Ploen đến Flensburg, ở biên giới Đan mạch, thành lập tân chánh phủ mà không cần lưu tâm đến các lời chỉ đạo của Hitler, chọn Speer làm Tổng trưởng, bài diễn văn của ông nầy đã được loan báo trên Đài phát thanh. Ngày 3 tháng năm, người kế vị Hitler phải Đô Đốc Von Friedeburg đến trình lên Montgomery các đề nghị hàng phục đầu tiên.

        Himmler cũng vậy, cũng đã dời Bộ chỉ huy của hắn ta đến Plensburg. Hắn ta cũng vậy, cũng muốn thương nghị với Montgomery. Được bao quanh bởi Bộ tham mưu SS, hẳn ta tiếp tục tưởng mình đầy quyền lực. Các ảo tưởng cuối cùng của hắn ta tan biến khi nhận được một bức thư của Doenitz nói với hắn ta rằng ông đã quyết định thôi không nhờ đến sự giúp đỡ của ông ta với tư cách là Reichsfuhrer SS, Tổng trưởng Nội vụ và Tư lệnh cảnh sát nữa và cám ơn hắn ta một cách khô khan về những công việc mà hắn ta đã làm cho Đức quốc. Himmler viết một bức thư cho Montgoméry và hắn ta chờ đợi phúc đáp trong nhiều ngày, dĩ nhiên là lời phúc đáp này không bao giờ đến. Cuối cùng hắn ta đến nộp mình ở một đồn binh Anh, nơi đó người ta đã trì nghi không quyết nhận ra hắn ta, người ta đã cư xử thô bạo khi lục soát người hắn ta. «Há miệng ra », một y sĩ người Anh nói với hắn ta.

        Himmler không tuân lời, người y sĩ đưa tay tới. Bấy giờ, viên cựu chủ tể cơ quan Gestapo nghiến chặt quai hàm, cắn vỡ ống thuốc độc đặt sẵn trong miệng phía sau hàm răng. Vài giây sau hắn ta đã ra người thiên cổ.

        Các buổi thương nghị đầu hàng kéo dài trong nhiều ngày. Các lực lượng Đức ở Ý đại lợi đầu hàng trước tiên, ngày 2 tháng năm. Ngày 4 tháng năm Monlgomery chấp nhận sự đầu hàng của các toán quân ở Hòa lan, ở miền Bắc nước Đức và ở Đan mạch. Nhiều đội quân khác đầu hàng vào ngày hôm sau.

        Eisenhower đòi hỏi ở Doenitz một cuộc đầu hàng toàn diện vô điều kiện, đã được quyết định năm 1943 trong Hội nghị Casablanca do sự xui giục của Roosevelt. Doenitz và Jodl cố gắng kéo dài thì giờ để đem quân về phía phòng tuyến Anh Mỹ càng nhiều càng hay. Eỉsenhower ra lịnh nói lại với Jodl rằng, nếu y không từ bỏ ngay lập tức mọi cuộc vận chuyển diên kỳ, ông ta sẽ đóng phòng tuyến Miền Tây lại trên tất cả chiều dài của nó và « sẽ cho lịnh cấm không cho một người tị nạn Đức nào được dung nhận vào phòng tuyến Đồng Minh nữa».

        Bấy giờ. Doenitz ủy toàn quyền cho Jodl và Frideburg để ký hàng ước vô điều kiện của tất cả các lực lượng quân sự Đức. Hai người đại diện của ông ta đến Bản doanh của Eisenhovver, đặt ở Reims.

        Việc ký tên diễn ra ngày 7 tháng năm 1945, hồi 2 giờ 41 sáng, trong hội trường của Trường Bá nghệ, Hiệp ước đình chiến, sẽ có hiện lực ngày 8 tháng 5 vào lúc 23 giờ 01 phút, giờ Trung Âu, có ghi rõ, ngoài các điều khoảng khác, rằng chứng thư đầu hàng quân sự vô điều kiện này « không để cập đến mọi văn cụ tổng quát của sự đầu hàng bị cưỡng chế bởi hay nhân danh Hội Quốc liên và được áp dụng cho toàn cõi Đức quốc và cho toàn thể các lực lượng vũ trang Đức và nó sẽ thay thế cho văn kiện nầy». Đó thực sự là một sự đầu hàng tuyệt đối.

        Nhiều quân nhân cao cấp Anh Mỹ, lục quân cũng như hải quân, đã tề tựu trong căn phòng. Không có mặt Eisenhower, Jodl và Friedeburg bước vào cùng với Đại tướng Bedell Smith, Tham mưu trưởng của Eisenhower. Hai ngưòi Đức ký tên, kế đến Bedell Smith thừa ủy nhiệm Tư lệnh Tối cao quân lực Đồng minh. Cũng ký lên với tư cách nhân chứng : tướng Ivan Susloparov, trưởng phái bộ quân sự Nga ở Pháp và tướng Sevez, đại diện của Bộ Tham mưu Pháp.

        Trong vài phút, tất cả các văn kiện và các phụ đính đều được thự phê. Bấy giờ Jodl đọc một bài diễn văn vắn tắt : y hy vọng rằng đất nước của y, đã được nhiều hơn và cũng đã thua thiệt nhiều hơn hết mọi quốc gia khác trong cuộc chiến tranh ấy, sẽ được đối đãi với lòng quảng đại ; dân tộc Đức và quân lực Đức đã được giao phó trọn vẹn vào tay kẻ chiến thắng, may nhờ rủi chịu.

        Người ta đến báo cho y biết là vị Tư lệnh Tối cao Đồng Minh muốn gặp y trong văn phòng ông. Jodl đến đấy, Eisenhovver cho viên Thông ngôn hỏi y có hiểu trọn vẹn (realized) các điều khoản trong văn kiện mới ký không. Jodl trả lời :

        « Ja ».

        Eisenhower nói thêm vài tiếng cho viên Thông ngôn, ông nầy dịch lại : đích thân Jodl chịu trách nhiệm về sự thi hành tất cả các điều khoản, kể luôn các điều khoản liên quan đến việc đầu hàng trước chính quyền Sô viết.

        « Đó là tất cả những gì tôi muốn nói với ông».

        Jodl chào và lui ra. Lần này mọi việc đã kết liễu thật sự.

        Ít ra, trong giờ phút ấy, có lẽ Eisenhower cũng đã nghĩ như vậy. Thế nhưng dòng sông Lịch sử không bao giờ ngừng chảy và biến chuyển bất thường.

Dịch xong tại Huế ngày 25-7-72       

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM