Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Tư, 2024, 02:05:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những trận đánh lịch sử của Hitler  (Đọc 32468 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2017, 02:19:30 am »


        Thời khắc trôi qua. Buổi trưa quả là nóng bức. Từ cánh cửa sổ mở toang, vang lên những tiếng động quen thuộc của thành phổ. Những sĩ quan, những viên thơ ký đem những văn thư trình ký vô cho Olbricht, rồi quav trở ra. Fromm không được nhìn thấy ở đâu cả. Không có chuyện gì xảy ra. Tình thế lạ lùng làm sao ấy :

        Mười sáu giờ. Von Stauffenberg bước vô văn phòng, mặt đẫm mồ hôi :

        - Thế nào, chúng ta đến đâu rồi ?

        - Chúng tôi ưng đợi ông về. Beck nói.

        - Sao, các ông đã không làm gì hết ? Sao kỳ quái vậy ! Các ông đã nhận được cú điện thoại của tôi chứ? Tiếng nố đã rất dữ dội,tôi đã thấy những thây người bị thổi tung lên. Không thể còn một người nào sống sót được... ". Beck và Olbricht trả lời ông :

        - Keitel không chết, ông ta đã gọi điện thoại ! Fellgebiel đã không phá nổ tổng đài !

        - Keitel nói là Fuhrer còn sống !

        - Nếu Keitel còn sống sót thì ông ta nói láo !

        Đại tá hét lên. Chính mắt tôi đã thấy tử thi của Fuhrer. Những người còn lại, ăn thua gì ! Hitler đã chết, và các ông không làm gì cả !"

        Hai người nhìn ông, xúc động mạnh. Còn bằng chứng nào hơn ! Tại sao tin Keitel hơn là tin người nầy, người của họ, người đã vừa liều tất cả. Khi xác nhận là Hitler chưa chết, Keitel có thể chỉ tìm cách trì hoãn thời giờ. Hiện giờ có thể ông ta đang bàn tính với Hitler, đang chuẩn bị một cuộc chống đảo chánh ? Nếu Hitler đã chỉ bị thương xoàng, ông ta đã ban ra nhiều mật lịnh khủng khiếp ? Đó, Beck bây giờ cũng quả quyết như Olbricht đã quả quyết trước đó ba giờ đồng hồ.

        "Chúng ta phải hành động ngay, ông nói với Đại tưởng. Cho thi hành cuộc bành quân Walkyrie. Cứ việc hạ lệnh, đừng lo gì về Fromm cả".

        Olbricht điện thoại cho vị tham mưu trưởng của ỏng. Hai phút sau, tám trăm đường dây điện thoại của bộ đã bị choán giữ với một sự ưu tiên tuyệt đối. Các máy viễn ký và máy điện báo hoạt động liên hồi. Cơ chế của cuộc đảo chánh đã khởi thế công.

        Tuy nhiên, Olbricht muốn thông báo cho Fromm biết, ông đi vào văn phòng của Fromm với Von Stauffenberg. Ỏng nầy nói :

        - Hitler đã chỄt. Chỉnh tôi đã dặt quả bom.

        - Cuộc hành quân Walkyrie đang được thực hiện, Obricht tiếp lời. Các lệnh đã được ban ra.

        Fromm đã đập mạnh tay xuông bàn :

        - Điều đó không đúng ! Ai đã ban lệnh ?

        - Tham mưu trưởng của tôi, Đại tá Von Quirheim.

        Fromm, chưa tin, gọi vị sĩ quan đó, ông ta xác nhận.

        "Trong trường hợp nầy, tôi bắt ông", Fromm nói.

        Và với Stauffenberg:

        - Cuộc mưu sát của ông đã thất bại. Ông chỉ còn có cách là tự sát !

        - Không có chuyện đó ! Olbricht nói, chính chúng tòi đến bắt ông !

        Một phút cãi vã hỗn độn, tiếng chan chát, vài sự xô đẩy. Và kìa. Fromm bị dẫn sang một phòng kế cận nhốt lại. Von Stauffenberg lau mồ hôi mặt. Một liều ba bảy cũng liều !

        Hitler không chết. Bị tung vào một tấm vách, ông đã bị thương ở cánh tay phải và bàn tay phải, đầu và mặt bị cháy xám, ngất đi vì sự nổ bùng, quần áo rách tả tơi. Keitel bòng ông về "nhà trú ẩn" săn sóc và băng bó. Bằng chứng các vết thương không mấy nặng, là Hitler đã quyẽt định đích thân tiếp kiến Mussolini hai giờ sau đó. Người ta mang đến ông một bộ quân phục mới.

        "Đãng Quan phòng đã cứu tôi" Hitler tuyên bố vài giờ sau đó. Ngay trước khi quả bom phát nổ, ông đã đứng lên đến tham khảo một bản đồ, cách xa quả bom. Song nhiều người khác cũng không đứng gần hơn đã không tránh khỏi. Cuộc mưu sát đã có mười ba nạn nhâu : viên thư ký của Fubrer, ba đại tướng và một đại tá chết ! Jold và bảy sĩ quan của Lục quân và của Hải quân bị thương nặng. Những người sống sót - trong số có Hitler có thế lấy làm mừng vì buổi họp đã diễn ra trong căn trại bằng cây đó. Hơi nổ đã làm banh các bức vách, nóc trại bị bay mất. Quả bom ẩy mà nổ trong bunker bằng bê tông cốt sắt, chắc chắn sẽ biến tất cả những người tham dự thành thịt băm.

        Nhân viên an ninh ở G.Q.G mở ngay cuộc điều tra. Người ta gạt ra giả thuyết cho rằng chất nổ được quăng vào qua cửa sổ : không ai nghe thấy gì cà. Chất nổ được đặt dưới sàn nhà ? Không, vì sàn nhà đã không bị tung lên, mà bị phá thủng. Vậy thì quả bom đã được đặt ngay trong căn phòng. Do ai ? Người ta đã nhớ ra ngay là chỉ có một sĩ quan đã rời bỏ phòng họp cách đó hai phút Những viên ss ở "điểm" ra vào được hồi đã thú nhận là ông ta đã thoát ra một cách gấp rút : "Công tác tối khẩn".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2017, 04:31:05 am »


        Bá linh, 16 giờ 30. Bộ tràn ngập tiếng chuông điện thoại. Đó là các tướng lãnh, đã nhận được các mệnh lệnh "Walkyrie", đã yêu cầu xác nhận hoặc giải thích. Tất cả đều nhận được cùng một câu trả lời :

        "Fuhrer đã chết. Quàn đội đã nắm chỉnh quyền. Mọi việc vẫn như thường lệ.

        - Nhưng đài phát thanh không công bố gì cả"

        - Một bản tuyên cáo sẽ được đọc ngay".

        Những người âm mưu lũ lượt kéo đến. Người ta có cảm giác là phần nhiều họ đến để nghe ngóng tín tức, hơi ít quả quyết, không mấy vững lòng. Các vị chỉ huy cố gắng phấn khởi họ - Có phải là cuộc hành quàn Walkyrie đang được thi hành không ? Nhưng chính các vị chỉ huy cũng không biểu lộ tất cả một lòng tin chắc như nhau. Sự hoài nghi, liều thuốc độc ấy, bắt đầu có công hiệu. Beck tuyên bố :

        "Chức vụ Quốc trưởng cấm tôi đi vào chi tiết của các kế hoạch. Ngay bây giờ tôi muốn chỉ nắm vai trò trọng tài. Hành động như đã ủy thác trong kế hoạch đó là công việc của các Đại tướng Olbricht, Hoppner, Von Witzleben và Đại tá Von Stauffenberg».

        Và ông nghiêm trang lui vào văn phòng. Vài phút sau, kìa, người ta cần đến ông, đích thực cho việc trọng tài thứ nhứt. Fromm gởi lời nhắn xin được tự do. Ý kiến được tham khảo,

        "Ông ta cứ ở trong ấy, Beck nói. Song có thể đem bánh mì săn úych cho ông ta".

        Một trong các sĩ quan đảm trách việc liên lạc điện thoại với mặt trận đến cho biết là nhiều đơn vị trưởng đã có vẻ không tin, họ đã tỏ ra ít quả quyết trong việc thi hành các mệnh lệnh Walkyrie. Tại sao không công bố cuộc chính biến trên đài phát thanh?

        "Thực thế. Goerdeler phải đọc tuyên cáo của ông. Ông ta đừng chờ thêm nữa! Coi! Goerdeler đâu ? Có ai thấy ông ta đâu không ?..."

        Không ai thấy vị tể tướng tương lai cả. Người ta không tìm được ông ở Bộ, không tìm được ông bằng điện thoại. (Sau nầy người ta được biết là, ông ta đã rời Bá linh mà không cho các người cộng mưu biết, vì sợ bị bắt).

        "Nếu không tìm ra ông, ít ra cũng phải có người nào đọc bản tuyên cáo của ông chứ !"

        Coi kìa, hiên nhiên là như vậy, đừng nên do dự gì nữa ! Phải đọc ngay lập tức bản tuyên cáo cho dân tộc Đức, bản văn ấy đã được soạn thảo công phu biết chừng nào ! Ai có được một bản, trong sổ các người hiện diện ? Không ai cả. Ai có biết ở đâu người là có thể tìm ra một bản không? Không ai cả. Quả nhiên, tổ chức của cuộc đảo chánh đã tỏ ra càng lúc càng không được toàn vẹn.

        Trong nhóm người âm mưu tại Bộ, tinh thần xuống thấp. Trời vẫn nóng nực quá chừng, tiếng động của thành phố tiếp tục vang lên qua cửa sổ. Không có bạo động, tất cả đều yên tĩnh. Và các chiến xa, các liên đội có nhiệm vụ phong tỏa tất cả các công sở trong việc thi hành kế hoạch Walkyrie ? không có gì cả. Trên vỉa hè, cũng vẫn những người lính ấy canh gác. Không một chiến xa lộ diện. Những người âm mưu bắt đầu có cảm giác là công cuộc đảo chánh của họ chỉ là một sự tưởng tượng, một giấc mơ, mà họ đã có, mà Bá linh không từng biết đến, mà Đức quốc và toàn thế giới không từng biểt đến...

17           giờ 50, một tin thuận lợi ! Đó là Đại tưởng Karl Heinrich Von Stulpnagel, ông gọi điện thoại từ Ba lê. Ông đã cho thi hành các biện pháp Walkyrie: Tướng Oberg, chỉ huy trưởng ss đã bị bắt giữ, cũng như tất cả các viên chức nazi (national sozialist: quốc gia xã hội - các đảng viên Quốc xã Đức được gọi là Nazi). Mọi việc đều tốt đẹp. Stulpnagel khuyến dự Beck điện thoại cho Von Kluge. Đích thân ông ta cũng sẽ đến gặp vị Tổng tư lệnh Miền Tây.   
18           giờ, một quả bom nổ tung. Một quả bom lạnh buổt. Đài phát thanh công bố là đã có một cuộc mưu sát đối với Fuhrer, nhưng nó đã thất bại. Fuhrer vừa tiếp kiến ông Duce. Các cuộc hội đàm vẫn diễn tiến đúng như chương trình đã được dự trù. Đích thân Fuhrer sẽ nói chuyện vào buổi chiều.

        "Đó là chuyện bịp", Von Stauffenberg hét lớn. Keitel và các người khác vẫn còn cố gắng kéo dài thì giờ !"

        Vài phút sau đó, Pellgebiel điện thoại từ G.Q.G. : ông ta xác nhận là Hitler không chết. Von Stauffenberg nhún vai :

        "Ông ta đã bị bắt buộc điện thoại như thế. ông ta đã nói với một họng súng chĩa vào lưng. Nếu ông ta đã phá nổ điện đài, ở Wolfschantze, ông ta đâu có bị như vậy !"

        Nhiều người âm mưu suy nghĩ, nếu kế hoạch của họ có dự liệu việc chiếm đóng ngay tức khắc các đài phát thanh, có thể tình thế của chính họ sẽ tốt đẹp hơn. Đối với một Hitler còn sống, nhưng không có phương tiện liên lạc, công cuộc đảo chánh có thể còn có cơ hội thành công. Còn bây giờ ? Beck điện thoại cho Von Kluge.

        - Ở đây, tất cả các biện pháp dự trù đã được thực hiện, ông nói. Đã không có một sự chống cự thực sự nào. Tôi yêu cầu ông theo chúng tôi và nhân đó ban ra những mệnh lệnh cần thiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2017, 03:08:55 am »


        - Nhưng, ông không có nghe đài phát thanh sao? Von Kluge hỏi. Fuhrer đâu có chết.

        - Không cần biết là Hitler đã chết hay còn sống. Điều cần là phải đảm bảo sự thành công của cuộc chính biến. Dù thế nào đi nữa đã thực sự không còn Fuhrer nữa, bởi vì biến cố đã chứng tỏ là có một sự chống đối mãnh liệt và quyết tâm đối với Hitler.

        -  Tình hình hiện tại ở Bá linh ra sao ?

        Beck giảng giải... điều gì ông ta có thể giảng giải, nghĩa là không có bao nhiêu. Von Kluge nín lặng.

        "Chủng tôi đang đứng trước một tình thế mới, sau hết, ông ta nói. Tôi phải tham khảo Bộ tham mưu của tôi. Tôi sẽ gọi lại ông".

        Điều ẩn ước ít làm yên tâm. Còn hy vọng nào nếu tất cả các mệnh lệnh Waikvrie đã không được thi hành nghiêm chỉnh ở khắp mọi nơi, hay gần như khắp mọi nơi ? Nhưng lại một điều mới lạ : Von Witzleben đến tòa nhà Bendlerstrasse. Von Witzlehen vị tân Tổng tư lệnh Quân lực (của phe đảo chánh). Chắc chắn ông ta đến nhắc điện thoại lên, dùng quyền hạn ra lệnh cho các quân nhân đang do dự. Với dáng đi quả quyết, ông bước vào văn phòng của Beck. Ông cho gọi Von Stauffenberg, cửa lại được đóng kín.

        Những người âm mưu khác chờ đợi bên ngoài nin lặng, lắng nghe mặc dù ngoài ý muốn, những lời đối đáp xuyên qua cánh cửa. Cuộc họp kéo dài. Bỗng nhiên, những người đang đi tới đi lui ngừng lại, tất cả nhìn nhau. Bây giờ người ta nghe những tiếng la lớn, tiẽng ồn ào của một cuộc cãi vã dữ dội. Cánh cửa bật mở, Von Wilzleben xuất hiện, vẻ mặt giận dữ. Ồng ta nhìn tất cả những người hiện diện, nhún vai :

        "Tôi đi về".

        Và ông ta biến mất, không một ai kịp có ý lưu ông lại.

        Những người hiện diện có cảm giác là họ vừa bị đập đầu bằng búa tạ. Olbricht nói vài lời trấn an cách mơ hồ, chúng rơi vào một sự im lặng chết chóc. Vừa khi ông quay lưng lại để đi gặp Beck, một cử động toát ra : cử động buông xuôi đầu tiên. Sự bỏ đi của Von Witzleben có nghĩa rõ ràng là con tàu đã bị đắm chăng ? Nhiều người đã bỏ trốn. Nhưng kìa, Olbricht tái xuất hiện :

        "Tất cả đều được cứu vãng ! Cuộc hành quân Walkyrie đã được thực hiện ở Bá linh. Liên đội phòng vệ đã đến để bảo vệ Bộ. Trông kìa. Cuộc đảo chánh đã tiến hành".

        Từ cửa sổ, người ta nhìn thấy rõ ràng các toán quân đang bố trí xung quanh tòa nhà Bendler, strasse. Những người lúc nảy đã cảm thấy tê tái, sẳn sàng buông xuôi tất cả, có một cảm giác ấm áp, thoải mái trong lòng. Không có gì thất bại cả !

        Hỏng cả rồi. Trong vài phút, Olbricht và các người khác được biết là liên đội phòng vệ không phải đến đế bảo vệ tòa nhà, mà là để bao vây. Họ đã trở thành tù binh.

        Chúng ta đã có nói tới tên của viên Đại đội trường Đội phòng vệ : Thiếu Tá Remer. Viên sĩ quan nầy khi nhận được lệnh Walkvrie liên hệ đến ông đã hơi kinh ngạc : Fuhrer đã chết, quân đội đã nắm chánh quyền, và đây là điều mà ông ta, Thiếu Tá Remer, phải làm trước tiên: bắt giữ lập tức Bộ trưởng tuyên truyền Goebbels.
Người ta hiểu dễ dàng là Remer đã suy nghĩ một lúc. Kế đó ông cho gọi một Trung úy tên là Haeger, sĩ quan biệt phái từ Bộ Tuyên truyền mà hôm trước, đã thuyết trình trước đại đội. Ông đưa cho hắn ta xem tờ giấy.

        "Coi chừng 1 viên sĩ quan này nói. Đài phát thanh chưa công bố cái chết của Fuhrer.

        - Có thật người ta còn ém nhẹm biến cố.

        - Tại sao chúng ta không dò hỏi lại tình hình cho chắc chắn ?

        - Hỏi ở đâu ?

        - Hỏi ngay Goebbels. Nếu Fuhrer chết, hẳn ông ta phải biết.

        Remer lên đường về hướng bộ Tuyên truyền với Haeger... và với toán quân của ông. Như thế không có một sự rũi ro nào có thể xảy ra. Nếu Fuhrer đẵ chết thực sự, ông ta vẫn sẽ con dư thì giờ để thi hành lệnh. Kìa, Đại đội ở trong khuôn viện Bộ. KiaRemer trong văn phòng của Goebbels

        "Fuhrer đã chết", thiếu tá báo cáo.

        Goebbels lạnh lùng nhìn ông :

        "Đó là một sự đánh lừa. Ngái không chết. Chỉ bị thương xoàng".

        Phải làm gì bây giờ ? Sau đó Remer tuyên bố : "bất cứ một người nào khác, tôi đã bắt giữ". Nhưng trước Goebbels, ông ta do dự.

        "Anh có muốn tôi gọi G.Q.G không?" ông Bộ trưởng nhất điện thoại lên, hỏi:
Một phút sau, ông liên lạc được, nói vài tiếng, đoạn đưa ống nghe cho Remer,

        "Thiếu tá Remer, anh có nhận ra giọng nỏi của tôi không ?"

        Những tiếng nói ấy, xoáy vào đầu Remer như những viên đạn, giọng nói mà ông ta đang nghe, đó là giọng nói của vị chủ tể Đức quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2017, 08:20:46 pm »

       
*

*       *

        Ở đây, cần nói là cơ vận đã đùa cợt những người âm mưu với một sự trớ trêu khá thâm độc : trong tất cả các thiếu tá của Bộ binh Đức quốc xã cách đây chẳng bao lâu, ai là người ngàn năm một thuở, được hân hạnh diện kiến Fuhrer, mà rất ít người được đến gần ? Remer. Hai tuần lễ trước đó, ông ta đã được triệu về Raslenburg đề được ban thưởng huy chương "những lá cây sồi" mà ông mang một cách hãnh diện trên cồ áo. Làm sao mà ông ta có thể do dự nhận biết một giọng nói như vậy cho được? Với phản ứng tự nhiên của con người, ông đã lanh lẹn trả lời :

        - Vâng ạ, thưa Fuhrer.

        - Anh đã tin là tôi không chết cbưa ?

        - Dạ đã, thưa Fuhrer".

        Vấn đề đã được giải quyết. Hitler, ông ta không đắm chìm trong những sự trù trừ như những người âm mưu đáng thương hại kia. Một cuộc đáo chánh, ông ta đã hiểu là như thế nào, tự nó đã được chuẩn bị ra làm sao, tự nó sẽ bị đập tan như thế nào. Bằng điện thoại, ông ban những mệnh lệnh cho Remer, hay hơn thế nữa chúng ta để ý là bản năng sinh tồn đã trả lại ông ta sự sắc bén khủng khiếp xưa cũ, đã làm ông quên đi sự đam mê bịnh hoạn của những mệnh lệnh quá rõ ràng quá chi tiết đã trói buộc các tướng lãnh của ông ta ở mặt trận ra sao - ông cho vị thiếu tá ba mươi lăm tuổi toàn quyền đàn áp cuộc phản loạn : "Tôi cho anh quyền hành động kể cả đối với các vị thống soái. Anh có thể bắn bỏ tất cả những người nào anh xét thấy cần thiết phải bắn. Anh muốn bắn bỏ bao nhiêu tướng lãnh tùy ý".

        Goebbel cũng vậy, đã nghe, ông nhìn Remer

        lần nữa :

        "Sao, anh đã hiểu chứ ?"

        Remer đã hiểu. Dẫn đại đội rời Bộ Tuyên truyền, Ông đụng phải ngay trung tâm Bá linh, liên đội đầu tiên đang động binh theo kể hoạch Walkyrie.

        "Đứng lại ! Quay trở lại".

        Một tướng lãnh đang có mặt muốn thảo luận, Remer bắt ông ta làm thinh, đứng im một chỗ. Không trưng ra một bút lệnh nào, chỉ do bằng chứng và quyền lực của người vừa nhận lãnh sự ủy nhiệm của đích thân Fuhrer. Fuhrer vẫn còn sống, kế hoạch Walkyrie gây ra những sự phản nghịch lố bịch đã bị chặn đứng, các toán quân phải trơ về doanh trại ngay ! Tướng lãnh, người ta chú ý đến các ông đấy ! Sau tướng nầy, một tướng khác, cũng không kháng cự gì hơn. Sau đó, Remer tiến về Bendlerstrasse và cho phong tỏa trụ sở của Bộ. Cuộc đảo chánh đã thất bại.

        Remer (sẽ được thăng lên cấp tướng vài ngày sau đó) sẽ không phải hành sử lâu hơn quyền lực cách ngoại của ông ta, Himmler đã ban ra nhiều mệnh lệnh bẳng điện thoại và, lúc 10 giờ đêm, đại đội phòng vệ được thay thể bằng các toán ss.

        Bây giờ, mọi việc tiến hành nhanh chóng. Một số sĩ quan của Bộ đứng ngoài lề cuộc âm mưu, do dự và cảm thấy bị đe dọa từ hai phía, có thái độ khi thấy quân ss kéo tới. Một người trong số ấy, một trung tá tên Von der Heyden hét lo "Phản bội" và bắn một phát súng, phát đầu tiên trong ngày, vào Von Stauffenberg. Bị đạn ngay lưng, người tàn phế bước một cách đau đớn về phía văn phòng của Beck, nơi đó những người đảo chánh khác đang bàn tính trong sự lo sợ. Một vệt máu rải dài trên sàn nhà.

        Fromm được giải thoát, ông tuyên bố nắm lại quyền chỉ huy. Đến lượt ông bước vào phòng việc của những người đảo chánh đã bị vây hãm :

        "Một tòa án quân sự do chính tôi thành lập vừa quyết định là năm người trong các ông đáng tội tử hình. Hãy bỏ khí giới xuống !"

        Ông chĩ tên những người bị kết án : Đại tá Von Quirnheim, Đại tướng Olbricht, Von Stanffenberg, trung úy Von Haeften và sau cùng Beck.

        "Tôi thích giữ vũ khí để đích thân giải quyết hậu qủa của tình thế, Beck, tuyên bố.

        -  Thể thì làm ngay đi !

        Reck đứng trước một chiếc ghế bành, ẩn nòng súng vào đầu. Một tiếng nổ. Kìa vị chỉ huy già ngã nhào trên ghế, đầu be bẻt máu, song vẫn còn sống. Ông đã bắn trượt. Mặc xác ông ấy !

        "Các anh có năm phút để viết thư cho gia đình". Fromm nói với những người bị kết án kia.

        Và ông ta bước ra ngoài. Bốn người ngồi quanh một chiếc bàn tròn và bắt đầu viết. Một sự im lặng khiếp đảm bao phủ căn phòng, song người ta nghe thấy tiếng giày bốt khắp nơi trong Bộ. Năm phút vừa trôi qua, kìa lại Fromm, lần nầy với nhiều lính ss. Bọn nầy bắt đi tất cả, trừ lão già Beck„ Fromm bỏi Beck :

        "Ông cảm thấy thế nào ?"

        "Cho tôi một khẩu súng khác", Beck nói.

        Người ta đưa cho ông, ông tự bắn lần nữa vào đầu và tự làm bị thương lần nữa chứ không chết ! Fomm cho kết liễu đời ông vài phút sau đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2017, 10:11:34 pm »


        Trong sân Bộ đèn pha của chiếc cam nhông, rọi một vệt sáng lòe trên một bức tường. Đội hành quyết đã sắp hàng trong bóng tối, sát đầu xe. Người bị xử đầu tiên bị tấn vào tường, tay bị trói chặt trở thành mù lòa. Hắn ta chưa kịp mở mắt ra thì một loạt súng đã nổ vang. Bọn ss kéo xác sang một bên. Người kế tiếp.

        "Đức quốc bất diệt muôn năm", Von Stauffenberg hét lớn trước khi gục ngã.

        Xong rồi. Người ta có thể nói là bốn người ấy đã gặp may mắn, và cả Beck nữa, ông già đáng thương vụng về đến như thế. Những người khác không biết điêu gì đang chờ đợi họ.

        Trong dòng lịch sử, việc đàn áp các cuộc tạo phản mưu sát đã chưa hề tạo nên một cảnh huống làm gương đến như vậy. Mọi quốc gia bị đe dọa và chỉ thoát hiểm trong gang tấc, chống trả lại cách tàn nhẫn hơn hết bất cứ một cá nhân nào. Vấn đề luôn luôn là, khi sự việc không thể được hoàn toàn ém nhẹm, thanh toán đối lập càng tận gốc càng hay, đồng thời giảm thiều tối đa tầm quan trọng của nó. "Một đám rất nhỏ sĩ quan tham vọng vô ý thức với một sự trọng tội ngu xuẩn", như thế đó, Hitler nói về cuộc âm mưu trong bài nói chuyện của ông trên đài phát thanh, ngày 20 tháng bảy năm 1944 lúc nửa đêm.

        Ngay từ ngày 21, những cuộc hành quân cảnh sát, trong vòng bí mật, đã diễn ra trong toàn lãnh thổ. Người ta đã không hề biết tổng số các cuộc bắt giữ. Vài đại tướng và Thống chế không bị liên lụy trong số có Von Rundstedt, đã yêu cầu đưa các sĩ quan bị cáo tố ra trước một Toà án "danh dự quân sự" để sa thải họ ra khỏi quân đội, đồng thời đưa họ ra "Tòa án nhân dân", Người ta biết là thành ngữ nầy chỉ cái gì, dưới tất cả mọi chế độ.

        Tám bị cáo, trong sổ có Thống chế Von Witzleben và Đại tướng Hoppner, ra trước Tòa án Nhân dân ngày 7 tháng tám, trong một phiên xử kín. Tất cả nhìn nhận có tham dự vào công cuộc âm mưu và hành động thù nghịch của họ đối với phong trào Quốc xã. Các luật sư được chỉ định, không biện hộ gì cho bọ, mà chỉ thỉnh cầu họ được xử bắn, chứ đừng bị xử giảo. Họ đã bị treo cổ. Cuộc hành quyết đã được chụp hình, quay phim, đã dược toàn thế giới biết đến.

        Đầu tháng tám, báo chí và đài phát thanh công bố là thủ cấp của Goerdeler được treo giá : một triệu đồng marks (đơn vị tiền tệ của Đức). Vị nguyên tể tướng tương lai lúc bấy giờ trốn khỏi Bá linh, đã đến Đông Phổ. Ông đã bị nhận diện, tổ gíác, bắt giữ và sau cùng hành quyết ngày 2 tháng hai 1945.

        Fromm, người chủ động đầu tiên của cuộc đàn áp, bị kết án "vì hèn nhát" - được báo cho biết về cuộc âm mưu, ông đã quá chậm trễ trong việc chống đảo chánh - và hành quyết ngày 19 tháng ba. Cũng bị hành quyết, Von Stulpnugel đã tự bắn một viên đạn vào đầu ngày 21 tháng bảy và chỉ thành công làm mù đôi mắt. Đô đốc Canaris bị siết cổ chết trong xà lim.

        Những cuộc hành quyết tiếp diễn từ tháng tám 1944 đầu tháng ba 1945, bằng xử giảo, xử bắn, một viên đạn vào gáy, siết cổ (garrot : để một sợi dây vào cỗ, cho một que cây vào và vặn đến khi nào nạn nhân chết mới thôi), gần như luôn luôn trong sự bí mật của nhà tù ! Chỉ trừ các cuộc treo cổ có tánh cách trình diễn mới được dân chúng Đức biết đến. Như những cuộc bắt bớ, tổng số các cuộc hành quyết cũng vô định. Nhiều điều tra viên đồng minh đã ước tính trên bốn ngàn vụ.

        Nhiều người âm mưu hoặc bị liên lụy đã thoát khỏi bàn tay của các đao phủ thủ bằng cách tự vẫn. Von Kluge, được triệu hồi về Bá linh để giải thích về những việc mà ông đã biết về cuộc âm mưu, đã uống thuốc độc trên phi cơ. Ở trận tuyến Miền Đông, Von Tresckow, ngay ngày 21 tháng bảy, đã đi thẳng vào vị trí địch, và sau khi đã bắn hai phát súng để giả tạo một cuộc đụng địch, đã tự cho nổ một trái lựu đạn. Người ta mai táng ông đúng theo nghi lễ của một vị tướng chết vì địch quân. Song cuộc điều tra của Gestapo đã khám phá ra sự tham dự của ông vào cuộc âm mưu, thi hài bị khai quật và thiêu hủy.

        Người ta biết rõ vì sao Rommel, đang tĩnh dưỡng tại ngôi nhà của gia đình ở Herzlingen, đã bị kết tội liên can và bị ép buộc cách kín đáo lựa chọn giữa liều độc dược và Tòa án Nhân dân. Ổng đã chọn liều thuốc độc, ngày 13 tháng 10 năm 1944. Tuy nhiên, vi những lý do dễ hiểu, một nhật lệnh đã chính thức công bố là ông chết vì không chịu đựng nỗi các vết thương và ông "đã đi vào lịch sử như một trong nhiều tướng lãnh lớn của Đức quốc".
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2017, 11:49:39 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2017, 11:50:04 am »


        Von Schlabrendorff bị bắt giữ ngày 17 tháng tám 1944. Bị tra tấn, vặn hỏi, ông ta chối khăng khăng là không hề biết gì về cuộc âm mưu, Ông bị đem xử trước Tòa án Nhân dân ngày 3 tháng hai 1945, phiên xử đang tiến hành, còi báo động rú lên, bom đã bắt đầu rơi chung quanh. Một quả rơi ngay phòng xử án. Ông Chánh án, đang cầm hồ sơ nơi tay, bị một cây đà rơi xuống, đè chết bẹp, giấy tờ bị cháy hết.

        "Bằng chứng của các ông đâu ? Von Schlabrendoiff hỏi, khi ông ta bị đưa ra lại trước tòa sáu tuần lễ sau đó. Tôi khiếu tố vì những sự tra tấn không chính đáng".

        Sự cả gan và may mắn đã giúp cho ông đến cùng. Được trắng án, song vẫn bị giam cầm với lời hứa sẽ được trả tự do trong nay mai, cuối cùng sự đại hỗn độn chung cuộc đã cửu thoát ông. Những người bị buộc tội đã được chuyển từ nhà tù nầy đến trại giam khác, bom rớt xuống khắp mọi nơi, sự liên lạc không còn nữa. Nhiều người cai ngục, chỉ nghĩ đến việc tự cứu mình, đã quên những tù nhân hay chính họ đã giải thoát những người nầy. Như thế, một vài người trong số các nguời âm mưu, đã hòa lẩn mình vào con sông người chảy cuồn cuộn lui tới trên các nẻo đường của Đức quốc lúc bấy giờ, và rất nhiều người đã sống sót. Chính nhờ họ mà câu chuyện âm mưu đã có thể được phần nào rõ biết hay thiết dựng lại.

        Chúng ta vừa nói trước để rồi không trở lại thảm trạng đàn áp nầy nữa, mà sự sôi động của chiến tranh đã ngày càng làm lu mờ. Song theo tôi, dường như, chính vào buổi chiều ngày 20-7- 1944, bức màn thực sự kéo lên trên tấn thảm kịch cấu thành đối tượng của câu truyện nầy. Một nhóm ít người đã tin tưởng là chỉ có sự loại trừ Hitler mới có thể làm nhẹ bớt cơn đại tai biến, cứu thoát nhiều trăm ngàn nhân mạng, vừa thất bại trong kế hoạch của họ. Vài phút sau nửa đêm, Hitler nói trong máy vi âm : "Tôi không bị một vết thương nào cả không có gì hết ngoài vài vết trầy, bầm và phỏng nhẹ. Tôi xem việc đó như là một sự Ngự chuẩn của Thượng để về Sứ mạng mà Ngài đã giao phó cho tôi. Tôi không cám ơn Thượng đế và Đấng Tạo hóa đã gìn giữ mạng sống của tôi, mà tôi cảm tạ các Đấng ấy đã ban cho tôi khả năng tinh để có thể chịu đựng được tất cả những điều lo ngại ấy và để đeo đuổi nhiệm vụ theo lương tâm của chính tôi". Rốt cuộc, có thể ông ta thực sự tin tưởng là Thượng đế che chở ông để cuối cùng ông có thể bắt phe Đồng minh nhận chịu một nền hòa bình theo ý riêng của ông. Dù sao mặc lòng, bây giờ ông nắm chặt quyền hành trong tay hơn bao giờ hết. Himmler được bổ nhiệm làm "Tổng tham mưu trưởng Quân lực, khắp mọi nơi, những người thoáng bị tình nghi đều bị loại trừ. Gần hết các quân nhân cao cấp vội vàng đệ về G.Q.G. những kiến nghị xác nhận lòng trung thành. Tất cả điều gì có thể chống lại công cuộc hoàn thành tấn thảm kịch đều bị quét sạch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2017, 04:47:15 am »

                
II. SỰ THẤT BẠI Ở PHƯƠNG TÂY

        Trong cuộc phản công của Đức trong vùng Ardennes, một hôm, nhiều chiếc xe chở một Bộ Tham mưu đã bị kẹt lại vì tuyết rơi quá nhiều. Vài binh sĩ đang cào tuyết, dọn sạch con lộ. Thình lình họ thấy một vị sĩ quan mập mạp và hơi lùn mở cửa xe bước xuổng, không một cách biệt nào, ông ta cầm lấy một cái xẻng và tiếp tay với họ. Đồng thời từ một chiếc xc đậu đàng đầu dãy, một viên đại úy bước ra, viên đại úy nầy đã không trông thấy cảnh tượng vừa xảy ra.

        "Sao, có gì vậy ? ông ta hét lớn với đám binh sĩ. Chúng ta còn phải đợi lâu không?"

        Người tình nguyện cào tuyết nhảy sổ đến ông ta :

        "Anh là ai ? Tại sao Anh lại gấp rút hơn những người khác ? Anh đã ở đâu trong khi những người nầy làm việc ?

        - Trong xe, dĩ nhiên. Tôi là đại úy.

        - Còn tôi, tôi là Thống chế Model và tôi đã cầm một cái xẻng và tôi cũng thích nói cho anh biết là anh không còn là đại úy nữa ! Bắt đầu từ giờ phút này, anh chỉ là một anh bình nhì !

        Hai cầu vai liền được rứt ra, quăng trên tuyết. Đám binh sĩ sửng sốt, bị xúc động mạnh bởi việc xảy ra thình lình hoàn toàn bi thảm đó, đống thời cảm thấy dâng lên trong lòng một mối cảm tình nhiệt thành đối với vị Thống chế đó. Chẳng bao giờ họ quên được tên ông.

        Chúng ta chưa đến giai đoạn phản công ở vùng Ardennes. Tôi nói trước một tí xíu để đưa ra một hình ảnh đặc biệt của nhân vật mà Hitler bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Mặt trận Miền Tây sau khi đã thanh trừng Von Kluge. Từ khi xảy ra cuộc "đổ bộ" Model là vị Tổng tư lệnh thứ ba. Hitler đã triệu hồi Von Rundstedt ngày 30 tháng sáu vì "lý do sức khỏe", sự thực vì ông thấy ông nầy nhu nhược và bị quan. Chúng ta sẽ tham dự vào buổi đến nhậm chức của người kế vị Von Rundstedt ở La Roche Guyon, ngày 5 tháng bảy. Hitler đã phải cần bao nhiêu lâu để nhận thấy Von Kluge nhu nhược và bị quan ? Năm tuần lễ, vả lại đã có một lý do bổ túc cho việc triệu hồi Von Kluge : sự trung lập hơi nghiêng về phía các người âm mưu ngày 20 tháng bảy của ông ta. Tôi tưởng đã nói là vị Thống chế nầy đã uống thuốc độc trên chiếc mảy bay đưa ông về Bá linh.

        Và bây giờ, đã có vị tân Tổng tư lệnh, Walter Model. Con người xung động, hung bạo như chúng ta đã thấy. Thấp lùn, trực tính, cằm vuông. "Quốc gia xã hội" nhiệt thành : Kiến nghị khẳng định lòng trung thành mà Hitler đã nhận được trước nhứt sau cuộc mưu sát ngày 20 tháng bảy, là của ông ta. Model đã chỉ huy một Sư đoàn thiết kỵ lúc mới có chiến tranh, đoạn một Đạo quân ở Nga, rồi đến một Đoàn quân (groupe d’armées), với một sự quyết tâm ngang nhau. Gan lì, tảo bạo, luôn xông xáo trong thế công, bám cứng địa thế trong thế thủ bất chấp những sự thiệt hại, hoàn toàn như ý Hitler, Sự vụng vè, bất lực của Model về tổ chức đã trở thành huyền thoại trong Lục quân Đức Quốc xã (Wehrmacht). Điều này ít quan trọng đối với Hitler. Để chỉ một sự vô trật tự kỳ quái, một sự "ba gai" không tên, các sĩ quan ở mặt trận Miền Đông đã nói : một model. Động từ "démodeler" có nghĩa: vãn hồi trật tự, Hitler, ông ta đã nói :

        "Chính Model đã chận đứng cuộc khởi thế công mùa hè của Nga Sô Viết, trên sông Vistulen.

        Điều đó có thực. Trước sự tấn công điên cuồng của quân Nga, chúng đã chồn cứng các chiến xa xuống đất để không bao giờ thối lui được trước các cuộc phản công, chúng đã bắt phụ nữ chiến đấu, chúng đã tung một cách cố ý các đội xung phong bộ binh vào những bãi mìn, người ta thấy những người của đợt xung phong đầu tiên bay tung tóe thành mảnh vun, nhưng các người khác đã tràn qua được -  phải, trước sự dữ dội quá khích đó, vài tướng lãnh và Thống chế Đừc đã cảm thấy thất vọng. Model thì không. Nếu cuộc tiến quân của Nga, cuối cùng đã bị làm chậm lại, và chận đứng trên Vistule, đó là, một ít, vì đoạn đường được vượt qua đã quá dài, do đó hao giờ cũng bắt buộc phải có sự nghỉ ngơi, sự chỉnh đốn lại hàng ngũ, nhưng một phần cũng vì sự gan lì (bất chấp những sự thiệt hại) của Model. Và, Walter Model đã thấy loai tình thế nào ở mặt trận Miền Tây, ngày 18 tháng 8, ngày ông nắm quyền Tư lệnh ? Một "Model". Một sự nhổ độn đẫm máu và di động mà người ta không biết nên trấn áp về phía nào, tấn công về phía nào.

        Trong "Túi" Falaise (thuộc địa hạt Caen, một thành phố ở cách Ba lê 224 cây số về hướng Tây) các mảnh vụn của mười bốn sư đoàn Đức, gần tám mươi ngàn người, kéo về hướng Đông, cố gắng đạt tới một lối đi còn hé mở. Những người ấy chạy, đi, lê lết, dưới bom, hỏa tiễn và trái phá mà không thấy địch quân trên mặt đất đâu cả. Ban ngày bị đánh đuổi bởi các oanh tạc chiến đấu cơ cho đến tận những con đường mòn, giữa các cây cối, ban đêm bị cán bẹp trên các con lộ bởi các xe thiết giáp của chính bọ, khổ sở, ngày dại, điếc nửa phần, không lương thực !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2017, 03:31:05 am »

     
        Đây là vài hàng trích từ những bức thư của các chiến binh : “Tôi đã mất tất cả, trừ mạng sống và bộ quần áo rách rưới tôi mặc trên người. Từ hai ngày qua, tôi chỉ ăn được có vài miếng củ cải sống... Tất cả bạn bè tôi đều chết hết, tôi tự hỏi có còn một ngày nào đó tôi sẽ nhìn thấy lại được mái nhà của tôi... Tôi viết thư này, ngồi dựa vào một gốc cây, trong đêm tối, dưới ánh lửa bập bùng của một đám cháỵ. Lúc nầy, con đường không còn đi được nữa. Hình như người ta thử đem các đoàn cơ giới ra khỏi vùng nầy trước nhứt. Và ngay khi trời vừa sáng, chúng tôi sẽ chỉ là một con mồi bị đuổi bắt... Nhiều lúc, chúng tôi được hoàn toàn bao bọc bời các chiến xa". Một binh sĩ, thuộc một sư đoàn vừa được chuyển từ mặt trận Miền Đông đến viết:"Tôi không hề tưởng tượng được là đến đỗi như thế ! Ở đây là địa ngực". Điều lạ thường nhứt là một số những thư từ nầy đã đến được nơi nhận. Nhiều bức khác đã được tìm thấy trên những xác chết.

        Model, đồng thời Tổng tư Lệnh Miền Tây và Tổng tư lệnh Quân đoán B (groupe d’armées B) (Rommel, cựu Tư lệnh đã không được thay thế), đã bắt đầu nhận thức tình thế ở G.Q.G. tại La Roche Guyon. Cảc hệ thống nước đã bị cắt đứt, các hệ thống điện cũng vậy. Trong buổi sáng ngày 18 tháng tám, đạn pháo kích của Mỹ rơi càng lúc càng nhiều và càng lúc càng gần. Tướng Hans Speidel, Tham mưu trưởng của "Quân đoàn B, lưu ý Thống chế là có thể sẽ bị mất liên lạc.

        "Tốt, Model nói, chúng ta dời vô Margival""

        Ở Margival (cách Soissons 8 cây số về phía Đông Bắc) có một bản doanh thiết trí đầy đủ, bê tông cốt sắt, ngụy trang, mà Hitler đã cho thiết lập năm 1940 lúc ông ta có ý định xâm lăng Anh quốc. Đến đó, Model cho trải bản đồ ra. Bàn tay ỏng rà dần xuống phía Nam vùng "Túi" Falaise.

        "Bây giờ nói cho tôi biết về cánh trái của trận tuyến của chủng ta, ông nói với Speidel. Tình thế ra sao ?"

        - Rất giản dị, Speidel nói. Cánh trái đã thành mành vụn.

        - Sao ?

        - Xin Thống chế quan sát lại bản đồ, Speidel nói. Và đây là bản văn của những báo cáo chính đã nhận đuợc từ hôm kia.

        Toàn thể những sự động quân được vẽ lại trên bản đồ làm thành một đường cong lớn hướng về phía Nam, đoạn hướng về phía Đông Bắc - hướng về Ba Lê về đường cong đó tiêu biểu thực sự cho cuộc tiến quân sấm sét của Đội quân thứ III của Hoa kỳ, dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Patton, trước nó, các đơn vị Đức đã thối lui, hay đầu hàng hoặc chém vè. Sự chống trả của quân Đức dọc theo mép Nam của trận tuyến đã tỏ ra rất không đều sức. Ở đây đơn một vị dường như bám tại chỗ cho đến lúc gần như hoàn toàn bị tiêu diệt, một đơn vị khác chỉ báo cho biết các vị trí kế tiếp, càng lúc càng bị "bật mốc".

        Sự thật chỉ hiện ra cách lờ mờ qua những sự thông báo vắn tắt. Model không thế tưởng tượng ra được các chi tiết, nhìn thấy được những đàn oanh tạc chiến đấu cơ Mỹ xông tới khạt lửa trên những lô cốt ở các ngã ba, ngã tư đường, những chiến xa Sherman vừa chạy vừa thổi tan những ổ đại liên chỉ với hai phát đại bác, đoạn ngừng lại để khai chiến với vài xe thiết giáp mang chữ thập đen đã được bố tri đàng hoàng ở khúc quanh sắp tới. ông cũng không thể thấy được những bộ mặt lo lắng của các binh sĩ kỳ cựu Đức trên các xe cam nhông trên đường rút lui, họ nhìn trời, nhìn châm bẩm triền rừng chồi lài hai bên đường, ngón tay ghìm trên cò súng, chạy hết tốc lực qua các làng mạc, các thôn xóm hẻo lảnh... Model, đã không thể thấy được gì cả trong tất cả các cái đó, song sự quan sát bản dồ và những giờ dài đọc báo cáo đủ làm ông hiểu là, lúc đó, mũi tên Patton lướt trên đường cong của ông đi về hướng Paris mà không có cái gì chận lại và cả với một chuyên động gia tốc.

        "Không thể như thế được : Ồng nối với Speidel. Nhất định phải trám lỗ trống ấy, bên cánh trái của chúng ta. Tôi không hiểu tại sao trước đây người ta đã không làm vậy.

        - Người ta đã không thể làm được, và đây là tại sao : thiếu quân sổ.

        Model đấm dữ dội xuống tẩm bản đồ.

        "Sao thiếu quân số à ? Còn Đội quân thứ XV đâu ? Và các Đội thứ nhứt và thứ XIX của miền Nam nước Pháp đâu ? Hay chúng ta không thể mó đến được ?
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2017, 08:32:40 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2017, 08:38:14 pm »


        - Tôi sẽ giải thích rõ hơn một tí, Speidel bình thản tiếp lời, Đội quàn thứ VII và thứ V đã được xử dụng để chận địch từ lúc đầu. Bây giờ tàn tích của chúng đang sôi sục trong vùng "Túi" Falaise đó. Đội quân thứ I và thứ XIX đã được gửi đến mặt trận vùng Normandie, thực ra chúng ta đã tận dụng chúng. Ngài có biết là khi quân Mỹ và quân Pháp đồ bộ giũa Toulon và Cannes, cách đây ba ngày, để chống giữ bờ biển Médilerranée, chúng ta chỉ còn có bảy sư đoàn trong số mười bốn sư đoàn như đã dự trù? Không có vấn đề lấy một cái gì từ phía đó. Còn lại Đội quân thứ V, đang đồn trú tại Pas-de-Calais. Ngài biết, hoặc Ngài không biết, thưa Thống chế, điồu gì đã xảy ra về đội quân thứ XV. Trong nhiều tuần qua, Fuhrer đã cấm chúng tôi đụng tới vi Ngài đã nghĩ là cuộc đổ bộ ở Normandie chỉ là một kế dụ địch của Đồng minh và cuộc hành quân chánh sẽ xảy ra quá về phía Bắc. Sau đó, Ngài đã cho phép chúng tôi xử dụng nó, không toàn khối, như thế có thể đã hữu hiệu, mà từng phân lượng nhỏ bằng cách trích dần ra...

        - Không can gì ! Model chận lời. Dầu đã bị cắt đầu, đội quân thứ XV phải được xử dựng lập tức, Nhiều sư đoàn phải vượt qua sông Seine, những sư đoàn nầy để chận đứng địch tại Hạ Normandie, những sư đoàn khác để tung ra trước sức tiến của quân Mỹ.

        Vị Tham mưu trưởng đứng dậy để đi tìm một hồ sơ.

        "Thưa Thống chế, Ngài đã không còn có thì giờ để xem cho biết các điều kiện mà trong đó các đơn vị của ta chuyển quân trong vùngTây Bắc nước Pháp. Đày là một bản báo cáo của tướng Schwalbe, Sư đoàn trưởng sư đoàn 344 Bộ binh, đơn vị đã được trích lấy từ Đội quân thứ XV".

        Chúng ta hãy đọc cùng với Model đại ý của Báo cáo đó : "Ngày 3 tháng tám, sư đoàn của tôi, gồm khoảng 8.000 người và đóng tại Amiens, lãnh lệnh di chuyển về hướng Falaise càng nhanh càng tốt. Tôi lập ra kế hoạch chuyển quân sau đây: Các toán chiến đấu sẽ đi từ Amiens đến Rouen(120 cây số) bằng xe lửa. Cần cả thảy là hai mươi tám chuyến xe lửa. Công cuộc chuyển binh sẽ hoàn tất trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Các bộ phận yểm trợ sẽ đi bộ trong ba ngày. Sau khi ban tất cả các mệnh lệnh, tôi đến Rouen để sắp đặt tiếp đón sư đoàn. Ba ngày sau, tôi thấy tới nơi, yên lành, như đã dự liệu, các ông thợ làm bánh mì, các ông cạo heo, các y tá của tôi, nhưng không thấy Bộ binh đâu cả. Chuyến thứ nhứt trong hai mươi tám chuyến xe lửa của tôi đã bị trật đường ray ở Nam Amiens sau một cuộc phá hoại, Tất cả các chuyến xe khác đã bị chuyển hướng bởi những khúc quanh không thể tưởng được, và đã chịu đựng các cuộc oanh tạc và trật đường ray. Bộ binh của tôi được chở bằng xe lửa phải mất mười ngày để vượt qua 120 cây số. Khi sư đoàn được tập hợp lại và sẵn sàng lên đường lần nữa, thì trận Falaise đã thất thủ..."

        "Rồi sao ? Model hỏi. Tại sao ông đưa tôi dọc cái nầy ? ông muốn tôi rút ra từ đó kết luận nào ?

        - Theo ý tôi, những sự trích lấy quân ở Đội quân thứ XV sẽ vô ích, Speidel nói. Sự tăng viện luôn luôn đến quá trễ. Nếu Đội quân thứ XV có thể có ích, đó là ở phía Bắc sông Seine.

        Lần nữa, Model đập mạnh xuống bàn :

        "Chính ở phía Nam sông Seine chúng ta cần phải chổng cự. Tôi nhận được lịnh đó của Fuhrer và tôi sẽ thi hành. Đưa cho tôi bảng kê quân số. Cảm ơn. Bây tôi quyết định. Sư đoàn 331 và 314 Bộ binh cũng như Sư đoàn 17 chiến đấu của Lufiwaffe (không lực Đức quốc xã) sẽ đến bố trí tại các địa điểm phòng ngự trong vùng nầy, khoản mười lăm cây số về phía Nam Evreux. Các sư đoàn 47, 48, 348 Bộ binh và các Sư đoàn 18 chiến đấu của Luftwaffe sẽ quay về phía Nam Ba lê để chận đứng mũi dùi của quân Mỹ. Ở nơi khác, tôi sẽ xin ngay G.Q.G của Fuhrer, quân sổ bổ xung. Tôi cần ba mươi sư đoàn, hay ít ra cũng hai trăm ngàn người".

        Thống chế đã nói như thế, và vị tham mưu trưởng chỉ có việc khuất phục. Cách tốt hơn hết để chúng ta có thể biết được hiệu quả của những mệnh lệnh quyết đoán đó là theo dõi thêm một tí nữa hoạt động của Sư đoàn của Đại tướng Schwalbe, Sư đoàn nầy từ Ronen, phải đến phía nam Evreux.

        Đoàn quân của ông ta vừa đến bờ Sông Seine được năm phút, thì các oanh tạc chiến đấu cơ đã xuất hiện. Binh sĩ nằm rạp xuống sàn các chiếc "bắc" nhìn đạn bắn xuống sông làm nước văng lên tua tủa, bỗng nhiên ánh chớp của một trái hỏa tiễn đốt cháy bùng một chiếc xuồng nhỏ như đốt mặt miếng nhựa nhân tạo. Đám lính vượt qua sông chỉ có một việc gấp rút: tìm ngay một chỗ ẩn núp.

        Nhữug con đường kế cận sòng Seine ngổn ngang kinh khủng. Các toán quân di chuyển không ngừng, y theo lệnh, dù việc đi lại trên các con lộ lúc bấy giở là hành động nguy hiểm nhứt.

        "Phi cơ Đồng minh đã tấn công chúng tôi đều đều. Chiếc xe riêng của tôi đã bị tiêu hủy trong một của nhiều cuộc tấn công đó. Đi xe hơi trên các con đường không còn được an toàn nữa. Thế nên tôi đã phải bắt buộc đi lại giữa các đơn vị của tôi bằng một chiếc xe độc nhứt còn lại : một chiếc xe đạp. Trong hơn một tuần lễ, Sư đoàn của tôi đã không còn nữa như là một đơn vị chiến đấu. Tôi đã mất ba phần năm quân số, hai phần ba vũ khí đã phải bỏ đi. Hai Sư đoàn khác đã vượt sông Seine với tôi gần như cũng đã phải chịu cùng số phận.

        Tất cả đều diễn tiến như Hans Speidel đã dự đoán. Các toán quân bị siết chặt trong "túi"

        Falaise đã bị hoàn toàn băm nát. Ít nhứt cũng có mười lăm ngàn xác quân Đức chồng chất lên nhau dưới con sông Dive, dọc theo hành lang cuối cùng còn giao thông được. Trên ước chừng một triệu chiến sĩ được tung ra chiến địa, trận đánh Normandie từ ngày đổ bộ đã làm Quân Đửc tồn thất 240.000 người chết và bị thương, 210.000 người bị bắt làm tù binh. Model vẫn chờ đợi sự phúc đáp của G.Q.G. về việc xin thêm 200.000 quân tăng viện. Không có cái gì chận đứng mũi tên Patton trong hành trình của nó, và bây giờ Ba lê đã bị chiếm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2017, 08:30:55 am »

         
*

*       *

        Lịch sử cuộc giải phóng Ba lê đã được biểt đến rất nhiều. Adrien Dansette đã kể nó lại trong một cuốn sách đáng chú ý, nhiều triệu người Pháp đã từng sống qua thời kỳ ấy. Về phía Đức, ở trên cấp bực chỉ huy, chuyện này gồm trước hết, một loại âm mưu được trù liệu một cách tự ý giữa vài người để không thi hành hoặc thi hành rất ít những mệnh lệnh của Hitler. Có lẽ vài người trong bọn đã hơi tô đậm thêm "bằng vào thực nghiệm" trong các chuyện kề và lời khai, màu sắc của quan niệm và ý muốn nhân đạo của họ. Nhưng chắc rằng tất cả đều đã hoặc nhiều hoặc ít tham dự vào cuộc âm mưu ngày 20 tháng bảy và họ đã xem chiến tranh như đã bị bại về phía nước Đức. Vậy cho nên họ đã có thể hiểu là những mệnh lệnh của Hitler về Ba lê đã vô ích một cách quái đản.

        Hans Speidel đã kể lại rằng, ngày 23 tháng tám, Đội quân B (nghĩa là chính ông ta) đã nhận được lịnh từ Fuhrer, phá hủy các cây cầu trên sông

        Seine và "nhiều mục tiêu quan trọng khác, dù đến thế nào cũng phải tuyệt hủy diệt toàn bộ nhiều khu phố và các công trình mỹ thuật". Speidel đã không truyền đạt bản văn của sứ mệnh ấy. Nhưng Đại Tướng Von Choltitz, Tư lệnh "Đại Ba Lê" cũng đã trực tiếp nhận được sứ mệnh đó.

        Speidel được gọi bằng điện thoại :

        "Đây là Von Choltitz. Tôi muốn biết các chỉ thị về việc thi hành những mệnh lệnh của Fubrer về các cây cầu ở Ba lê.

        - Ông muốn những chỉ thị nào ?

        Von Choltitz đã để cho hiểu là, cá nhân ông, ông không muốn thi hành những lệnh ấy. Song ông muốn biết ý kiến của cấp trên. Hai lần trên ba, một ống nghe của Gestapo chắc chắn đã được mắc vào đường dây. Speidel suy nghĩ một lúc.

        "Đây, sau đó ông nói. Thứ nbứt : ông phải phỏng theo tình hình địa phương. Thử hai : Đội quân B không có truyền lệnh về các cây cầu và mục tiêu khác. Thứ ba : Tôi trả ông về những lời đàm thoại trước",

        Von Choltifz đã không cho phá sập các cây cầu của Ba lê. Tình trạng của ông quả đã rất tế nhị. Cần nhắc rằng toan tính phòng giữ thật sự Ba lê sẽ gây ra những sự tàn phá vô ích, thế nhưng vị tướng nầy cũng không thể làm một hành động rất đúng với chiến thuật : rút khỏi Ba lê về phía Bắc. Điều đó, có nghĩa là công nhiên vi lệnh của Hitler (phòng giữ Ba lê đến cùng) và, Von Chollitz đã bị tuyên bố là phản bội và gia đình ông sẽ phải trả giá cho ông. Một cách khéo léo, ông đã có thể vừa khỏi phải rút lui vừa không phải chiến đấu, hay chiến đấu chiếu lệ. Binh lính của ông, đóng kín trong những khách sạn và những kiến trúc công cộng, chống cự cách yếu ớt với các lực lượng kháng chiến và, ngày 25 tháng tám, khi các chiến xa thuộc Đệ nhị Sư đoàn Thiết giáp của tướng Leclerc tiến vào thủ đỏ, Von Choỉtitz ra hàng và để cho bắt làm tù binh.

        Model cho lập ngay thủ tục truy tố ông ra tòa án quân sự về tội đào nhiệm. Trong vài ngày, Model đã vơi bớt đi sự kích thích vì bị xúc phạm và ông làm việc đó cốt để tự che chở, vả lại nghĩ là Von Choltitz, đã bị bắt làm tù binh, cũng không lấy gì làm nguy hiểm, vẫn còn lại gia đình. May mắn thay, Đại tướng có rất nhiều bạn thân tốt trong quân đội. Những người này kéo dài công cuộc thấm vẩn và khi Hội đồng Quân pháp họp, vào tháng tư 1945, để xử khiếm diện Von Choltitz, rất nhiều quan tòa đã quyết định hoãn lại phiên xử vì còn thiếu nhiều nhân chứng quan trọng. Chẳng bao lâu sau, chiến tranh chấm dứt...

        Hitler đã phẫn nộ dữ dội khi được tin Ba lê đã được giải phóng. Hans Speidel nói quả quyết là ông đã ra lệnh oanh tạc thủ đô Pháp bằng phi cơ, pháo binh tầm xa, VI và V2. "Vị tham mưu trưởng của Đội quân B (nghĩa là chính Hans Speidel. Đoạn này được trích trong cuốn sách của ông" Invasiou 1944,) "đã cấm truyền đi và thi hành lệnh phá hủy đó, ngược lại ý muốn của Hitler ; chính như thế Ba lê được cứu thoát vào phút chót".

        Chúng ta có thể suy luận là tất cả đã không diễn biến cách quá đơn giản như vậy. Lệnh của Hitler, quan hệ tới rất nhiều binh chủng, đã không phải chỉ có một người nhận : vị Tư lệnh Đội quân B. Bằng cớ, là Ba- lê đã thực sư gánh chịu một cuộc dội bom sau khi được giải phóng. Nếu đã không có gì xảy ra nhiều hơn thế nữa, là vì có thể máy bay Đức đã thực sự bị không lực Đồng minh quét ra khỏi bầu trời, các bãi đáp của chúng đã bị cày nát đều đền. Các pháo đội của Wehrmacht đánh tháo với một tốc độ tối đa, bị quấy nhiễu bởi cùng một không lực, đã chẳng có thì giờ "đặt và dóng" các khấu "đại bác tầm xa "của họ, vả lại các khẩu súng này đã không được bắn ở một nơi nào cả trong trận đánh nước Pháp.

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2017, 11:51:33 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM