Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:56:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những trận đánh lịch sử của Hitler  (Đọc 32447 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 13 Tháng Tám, 2017, 06:31:26 am »

      
        - Tên sách: Những trận đánh lịch-sử của Hitler

        - Tác giả: Georges Blond, người dịch : Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên

        - Nhà xuất bản: Sông Kiên

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 01:56:30 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2017, 07:51:10 pm »


LỜI NÓI ĐẦU

        Trận chiến đẫm máu nhứt trong lịch sử Âu-Châu đã xẩy ra trong khoảng thời gian từ tháng bảy 1944 đến tháng năm 1945. Nhiều triệu người đã lăn xả vào những trận đánh khủng khiếp chưa từng thấy với những phương tiện giết người và tàn phá hoàn toàn vượt hẳn các loại khí giới thời 1914-1918. Trung tâm Đại lục Âu-châu đã trở thành một biển lửa.

        Tôi nghĩ rằng để kể lại, nói khác hơn, để trình bày tấn thẳm kịch ấy từ bản vị của nó, tôi phải đặt mình vào trung tâm của cuộc chiến, nghĩa là ngay trên lãnh thổ Đức quốc. Chỉ từ đó, chủng ta mới có thể nhìn thấy rõ hai cuộc tiến quân từ hai phía Đông và Tây, và hành vi mạc vận cuối cùng đã xảy ra không đâu khác hơn là ở Bá-Linh.

        Tôi đã thường hướng mục tiêu nghiên cứu về phía Đông cũng như về phía Tây đẻ có một cái nhìn chính xác trên những giai đoạn bi thảm và ý nhị nhứt của cuộc chiến ở Âu châu. Tôi không hề chủ trương, chỉ trong một quyển sách đề cập đến tầt cả mọi việc. Tôi chỉ hy vọng không bỏ quên một điều chủ yếu nào.

        Đã có một rừng tài liệu về Đệ nhị Thế chiến tại Âu Châu của hai phe : Đồng minh và Đức quốc xã. Văn khốcủa Bộ Tổng tư lệnh tối cao Lục quân Đức đã được chiếm nguyên vẹn tại Flensburg. Đang khi tiến quân và sau đó các cơ quan tình báo của các Quân đội đồng minh đã sưu tầm, lượm lặt và sắp xếp một cách có phương pháp vô số tài liệu quân sự cũng như dân sự : mệnh lệnh, báo cáo, tờ trình, thư từ cá nhân, đồng thời đã thẩm, vấn hàng ngàn người Đức. Hồ sơ của Tòa án Nurcmberg với những khẩu cung cùng phụ bản của chúng cầu thành một nguồn tham khảo vô tận. Nhiều chuyên gia Pháp và ngoại quốc, nhứt là đoàn Historical Division của Hoa kỳ đã thiết dựng lại những biến cố đã xảy ra ở phương Đông, bằng vào, những thông báo của Bộ Tham mưu Sô viết, đủ loại sách báo Nga, những cuộc tiếp xúc vói các chiến binh Đức, ĩ Hung gia lợi, Lỗ ma ni chạy lui về phương Tây, hoặc được giải thoát, hay trốn thoát sau khi bị giam cầm. Nhiều tác phẩm của nhiều Sử-gia đáng tin cậy, đề cập đến những khu vực và cục diện khác nhau của trận chiến Âu-châu đã được xuất bản.

        Tôi đã tìm chất liệu của câu chuyện kể lại trong các trang sau đây bằng cách nghiên cứu, đối chiếu các tài liệu và tác phẩm đó. đích thân phỏng vấn riêng từng cá nhân nhiều người còn sống sót. Điều cần nói là, ở đây không có một chi tiết, một sự việc nào được bịa đặt ra, được tiểu thuyết, hóa; tại sao tôi lại phải cố làm như vậy khi mà các thực tại lịch sử luôn luôn phơi bầy trước mắt tôi những biến cố về những chi tiết ý nhị hơn và thê thảm hơn tất cả những gì mà tôi có thể tưởng tượng ra ?


G. B.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2017, 09:36:24 pm »

     
I. CUỘC ÂM MƯU

        Tháng bảy 1944, Bá linh đã lãnh khoảng ba mươi ngàn tấn bom nỗ và bom lửa. Rất nhiều khu vực bị tàn phá hoàn toàn, mặt đất bị cày thủng thành những hỏa diệm sơn khổng lồ. Vài đường phổ chỉ còn sỏt lại các mặt tiền nhà cửa. Nhiều đường khác hoàn toàn bình địa lẫn mất trong các khoảng đổ nát đã được thu dọn.

        Gần như mỗi đêm đều có báo động và bị dội bom. Người ta nghe những hồi còi rú lên lanh lảnh, những quả bom khổng lồ làm rung chuyển mặt đất, nhà cửa sụp đổ tan tành. Các xe cứu hỏa đổ xô từ đám cháy nầy đến đám cháy khác, nhưng không làm sao kham được, khi trời sáng lửa vẫn còn bốc cháy. Nhiều thiếu nữ của các đội cấp cứu đến các khu vực bị nạn, phát sữa, quần áo, tiếp nhận những tre con chạy lạc.

        Giữa tai biển xảy ra hẵng ngày ấy, người ta tổ chức di tản một phần dân chúng hoặc ra ngoại ô hay về các vùng quê hoặc đến khu rừng Forêt Noire kế cận.

        Những người, vì một lẽ nầy hay khác, bắt buộc phải ở lại Bá linh, nếu nhà cửa của họ đã bị tàn phá, sẽ được đưa đến trọ chỗ khác, nơi các người lân cận, hoặc trong các trại được che lên tạm thời, hoặc dưới các hầm nhà. Mỗi ngày nhà hữu trách đã làm đi làm lại không ngừng công việc ấy cho toàn cả nhiều khu vực.

        Khẩu phần được ấn định chặt chẽ, nhưng các thẻ tiếp tế lại có thể mua được một cách dễ dàng. Người du khách đến Bá linh vào buổi trưa trông thấy những hoang tàn đổ nát làm y kinh ngạc, thành phố rộng lớn ấy hầu như đã bị san bằng, thế nhưng y chẳng hề có cái cảm giác rằng mình đang ở giữa một đô thị chết. Các nhà buôn không bị tàn phá vẫn mở cửa, người ta vẫn ăn uống trong các tửu quán. Đường phổ chật ních người qua lại. Trong những lỗ trũng khổng lồ, trẻ con - mà ban đêm thường run bây bẩy vì sợ hãi dưới các hầm ẩn trú - đùa giỡn.

        Người ta đang ở vào ngày 20 tháng 7. Buổi sáng, trời 0i bức lạ thường. Hầu hết những người mặc áo vét tông đều cởi ra cầm nơi tay, luôn chấm mồ hôi trán. Quần chúng ở Bá Linh bao gồm một tỷ lệ lớn những công nhân ngoại quốc. Những người đi trên con đường Bendlerstrasse, ngang qua Bộ Chiến tranh thường khẽ hướng một cái nhìn lanh lẹn, thận trọng và không thể hiểu thấu được về các quân nhân gác cửa súng đạn, quân phục, trang bị đầy đủ, tuyệt hảo mà sự nóng nực kinh hồn hình như không có đối với họ.

        Toàn thể Bộ gánh chịu, không nao núng, sự nóng bức khủng khiếp cũng như sức nặng của chiến tranh. Trong các phòng việc, các sĩ quan tham mưu và các công chức nói điện thoại từ giờ này sang giờ khác không nghỉ cả đến việc chống khuỷu tay lên bàn cho đỡ mỏi, không một nút cổ áo nào được mở ra. Các đả tự viên mặc áo sơ mi xám ủi thẳng nếp ngồi ngay ngắn trước các máy đánh chữ, giấy tờ của họ được sắp xếp một cách hoàn hảo. Thứ tự và sự tỉ mỉ ngự trị một cách tuyệt đối trong tất cả các từng lầu của trung tâm quân sự vĩ đại nầy. Các đặc tính này rất cần thiết theo truyền thống cho mọi cơ quan chỉ huy cao cấp. Những tin tức nóng bỏng về những trận đánh phải được tiếp nhận một cách bình tĩnh và chính xác.

        Sự thực, Bộ dùng làm trạm trung gian giữa các mặt trận với Đại bản doanh (G.Q.G) của Hitler, đặt tại Raslenburg ở Đông Phổ. Bộ nhận, giải mã, gạn lọc khối tin báo, rồi báo cáo về Đại bản doanh. Bộ nhận những lệnh tối cao của Đại bản doanh, và từ đó, soạn thảo ra hằng trăm mệnh lệnh tổng quát hay riêng biệt cho các Đạo quân. Những mệnh lệnh nầy được truyền đi mỗi ngày hai mươi bốn tiếng qua tám trăm đường dây điện thoại cùng với các máy viễn ký, máy điện bảo và đài phát thanh. Đôi khi, Bộ phải mắc thẳng đường dây: đích thân Fuhmer trực tiếp ban lệnh thẳng đến chiến trường.

        Trong một văn phòng của Bộ, Đại tướng Fromm Tư lệnh Quân đội Nội địa, đang cứu xét những đơn xin tăng viện khẩn cấp từ các mặt trận. Quân số tăng viện chỉ có thế trích lấy ở Quân đội Nội địa. Tiền tuyến mỗi ngày mỗi đòi hỏi nhiều hơn. Một ít cho Tướng này, một ít cho Tướng kia,

        Tướng Fromm liệt kê những con số. San đó ông đề nghị về Đại bản doanh một "kế hoạch chuyến binh". Hầu hết mỗi lần như vậy, kế hoạch lại bị đảo lộn tất cả và trả về. Cũng vẫn vấn đề ấy lại được đề cập đến vào ngày hôm sau.

        Trong một phòng kế cận, ba người đứng trong tư thế sẵn sàng chia tay nhau sau một cuộc hội kiến dài. Đó là Tướng Olbricht Tư lệnh phó Quân đội Nội địa, đứng sau bàn viết của ông ta, đối diện, Đại tá Von Stauffenberg, Tham mưu trưởng của Tướng Fromm, và trung úy Von Haeften. Hai sĩ quan này sẽ đi thẳng đến phi trường, nơi đó một chiếc Junkers sẽ chở họ đến Đại bản doanh ở Rastenburg.

        Đại tá Von Stauffenberg đảm nhận công việc liên lạc, mỗi khi, vì lý do an ninh, công cuộc điện đàm xét thấy không thích hợp. Đó là một người vạm vỡ, ngực mang đầy huy chương. Trung úy Von Haeften đi theo ông ta. Mỗi người đều mang một chiếc cặp da to lớn, tay còn lại, Đại tá cầm một chiếc khăn túi để thấm mồ hôi tươm trên mặt. Người ta có thể nhìn thấy bàn tay ấy, bàn tay trái, chỉ còn có ba ngón. Bàn tay kia, nắm chặt quai chiếc cặp da đầy ắp là một bàu tay nhân tạo bằng kim khí.

        Gương mặt, đằm đìa mồ hôi, trông thật khắt khổ, vì con mắt bên trái đã bị mất đi, đồng thời hằn lên những đường nhăn co rút. Ai cũng biết là sự nóng bức làm khó chịu rất nhiều, những người bị thương mà các vết thương còn mới hay chưa lành hẳn, Các vết thương của Đại tá Von Stau- fenberg vẫn còn làm mủ, nhứt là chỗ vừa bị cưa ở cánh tay phải. Đại tá đã dẫm phải một trái mìn ở Tunisie.

        Vả lại, vị sĩ quan này từ vài ngày nay đã ở trong một tình trạng thần kinh căng thẳng hầu như không còn chịu đựng được nữa, Chiếc cặp da mang bên bàn tay phải nhân tạo của ông ta chứa một trái bom dự định cho nổ vào Hitler.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2017, 11:18:32 am »

       
*

*       *

        Buổi sáng cùng ngày, một toán quân Đức, ước chừng một Đại đội, đang di tản chiến thuật ở Ba Lan, trên con đường từ Wolkowysk đến Bialy- stock. Đại lược, toán quân gồm các thành phần như sau, hai chiến xa Tigre 56 tấn thuộc Sư đoàn 5 Thiết giáp, những hạ sĩ quan và binh sĩ mang huy hiệu các Sư đoàn Bộ binh 296, 6, 383, và 45, thuộc Quân đoàn 35, những người của Sư đoàn 4 và 5 Không quân (Luftwaffe), và của Sư đoàn 18 phòng không, những hỗ trợ quân người gốc Ukraine và Bạch Nga.

        Sư đoàn 5 Thiết giáp đã được tách ra khỏi Đệ tứ Đội thiết kỵ, ba tuần lễ trước đó, ở miền Bắc Ukraine, và tung ra trước quân Nga, khi đoàn quân nầy tràn qua Orcha và Mohilev ở Bạch Nga. Nó đã đụng địch ngày 26-6, bên kia con sông Béréxina, ở Stoudienka, ngay chỗ mà Nã phá Luân đã vượt qua sông vào năm 1812. Bị tấn kích từ hai bên sườn bẵng những lực lượng thiết giáp tám lần mạnh hơn, nó đã phải bắt buộc rút lui, bỏ lại tại chỗ ba phần tư cấp số. Trong ba ngày, các đạo quân Đức chiến đẩu trong vùng ấy đã bị thiệt mất 25.000 người chết và 13.000 người bị bắt làm tù binh.

        Từ ngày mùng 1-7, tàn quân của Sư đoàn 5 Thiết kỵ đã phải vừa di tản chiến thuật vừa đánh che cho các đơn vị khác rút trước sức tiến mãnh liệt của Thiết giáp Nga. Mỗi chiến xa đều chở theo trên mui một kho dự trữ từ hai đến ba thùng fut nhiên liệu, được châm thêm dần khi có dịp. Đến nỗi khi băng qua thành phố Slonin ba trong những chiếc cuối cùng còn sót lại, đã nổ tung trên một quãng đường hẹp giữa hai bức tường lửa. Tất cả các chiếc khác đều bị tiêu diệt. Chỉ còn lại có hai chiếc nầy.

        Quân đoàn 35 đã bị biến thành mảnh vụn ở phia Tây Rogatchev trong những ngày 27 và 28-6. Những kẻ sống sót chạy thoát được đã lội qua sông Bérézina dưới hỏa lực đại liên Nga để chạy đến Bobruisk, nơi được bao bọc bởi thành lũy và phải được bảo vệ. Bobruisk bị vây và bị tấn công, họ đã tham dự vào trận chiến trong thành phổ trong suổt ba mươi sáu tiếng đồng hồ.

        Pháo binh địch liên tục rót xổi xả vào thành 'phố, không mãi mai lo ngại là như vậy có thể giết hại luôn các chiến sĩ Nga. Bobruisk chỉ còn là một lò than nung đến trắng, nơi đó, ngày cũng như đêm, trời đều sáng tò, mặt mày của những người phòng ngự ẩn núp sau vài chiến xa, nhứt là sau các đống gạch ngói đồ nát và dưới những hầm nhà đều lem luốt, đen đúa.

        "Chiến xa Nga bị kẹt trên đường phố, giữa các đống đổ nát, chúng tôi tiêu diệt chúng bằng cách thổi thẳng vào, trung sĩ Ernst Strobel, Liên đội 151 Bộ binh, Sư đoàn 236, Quân đoàn 35 đã kể lại. Một thành phố hoang tàn đổ nát không còn một cái gì có thể dùng làm vị trí phòng ngự. Khốn thay, nhiên liệu, quân nhu, đạn dược và lương thực đã cạn rất nhanh".

        Tám giờ sáng ngày 29-6, tám ngàn quân Đức, tập trung lại tại phía Bắc thành phố, đã mở một cuộc phản công gần như tự sát và đã vạch được một hành lang máu giữa khối vô số quân Sô viết. Sáu ngàn người đã gục ngã dưới hỏa lực quét chéo của địch. Qua sáu ngày đánh nhau trong khu vực này, quân Đức đã mất 50.000 tử thướng, 23.000 bị bắt làm tù binh, 1300 khẩu đại bác, 215 chiến xa.

        Những người sống sót, từng toán nhỏ, đã tìm đường chạy về phương Tây, xuyên qua một vùng rừng rậm gần như hẻo lánh, họ thử vị trí hỏa đối với trận đánh bằng cách nghe ngóng tiếng đại bác, nhưng tiếng đại bác thì vang dội khắp mọi phía. Trong lúc ấy, trên mặt đường lại rải rác đó đây những xác xe hơi chiến xa, xác người và xác ngựa. Những người chạy thoát chợt hiểu là họ đã đi về phương Tây sau đội chiến xa tiền phương của Hồng quân Sô viết.

        Họ đã mất mười ngày trời để đi từ Bobruisk đến Minsk, khoảng 175 cây số, khi thì theo con đường lớn trải đá, thường hơn theo con đường mòn kế bên, họ phải ẩn tránh trong rừng nhiều lần để cho các xe hơi và chiến xa có đánh dấu ngôi sao đỏ chạy qua. Họ đã sống sót nhờ vơ vét được thức ăn trên vài chiếc xe vận tải hư bỏ lại bên đường tàn vật của cuộc tháo lui, họ đã bị tấn công nhiều lần bởi những đội tuần tiễu của quân kháng chiến cũng đi tìm vơ vét các đồ vật này, may thay các đại đơn vị kháng chiến đã lần lần nhập theo Hồng quân Nga để cùng chiến đấu với họ.

        "Rất nhiều toán đã tái hợp lại và chúng tôi đã thành lập một đội quân khả quan trọng, Trung sĩ Strobel kể thêm. Một Trung úy bị thương nơi mặt đã nắm quyền chỉ huy. Trong chúng tôi, có tin đồn là Minsk đầy ắp quân bạn, vũ khí, lương thực. Thành phố này phải chặn đứng cuộc tiến quân của Bọn Sô viết tại Bạch Nga. Chúng tôi đi về đấy như về một chỗ ẩn náu mà nơi đó chúng tôi khỏi còn phải sợ bị quân du kích kháng chiến tấn công nữa, chúng tôi có thể nghĩ ngơi trước khi chiến đấu lại trong những điều kiện bình thường. Chúng tôi đã quá mệt mỏi, nhưng không mất tinh thần. Sự kiện đã phải thoái nhượng trước áp lực nặng nề của quân Nga và đã phải di tản chiến thuật từ ba tuần qua đã không làm chúng tôi nản lòng. Chúng tôi đã biết là ở Nga khoảng cách không kể gì, và chúng tôi vẫn còn ở trên đất Nga. Đa số trong chúng tôi đã từng thấy chuyện như vậy. Vài người đã ở mặt trận Miền Đông từ lúc đầu".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2017, 02:47:16 am »


        Không dễ gì có một quan niệm hoàn toàn rõ ràng và chính xác về tinh thần của các đạo quân Đức ở măt trận Miền Đông vào tháng 7-1944. Tính chất của nó biến đổi tất nhiên với đơn vị và tình thế. Nhưng có điều người ta có thể chắc chắn là trong toàn bộ cuộc tấn công của Nga sô vào các tháng sáu, bảy không hề làm cho Quân lực Đức mất tinh thần. Những người ở mặt trận Miền Đông từ lúc đầu đã trải qua những biến cồ kinh dị đến nỗi hầu hết đều luôn xem thường những hình ảnh khủng khiếp nhứt.

        Mùa Đông 1941-1942, vô số Sư đoàn Đức quốc xã đã trải qua những bước nguy khốn nhứt, toàn thể Quân đội Miền Đông đã phải chịu đựng, trong một tình trạng thiếu thốn về quân nhu, quân dụng, giữa vùng đồng bằng và thẳng tắp của nước Nga, càng quét bởi cuồng phong, khí lạnh đến bốn mươi độ dưới số không. Ban đêm, những binh sĩ không ở ngay giới tuyển đã ẩn tránh vào các nhà cây (isba) của người bản xứ để sưởi ấm. Song những nhà này rất hiếm mà người ta thì lại rất đông, thế cho nên, những người đã tìm được chỗ trong ấy phải đứng chen chúc nhau. Họ đã có thể ngủ như thế được nếu không bị rận cắn. Như trong các câu chuyên về những cuộc thám hiểm địa cực, người ta đã chặt margarine, xúc xích, bánh mì bằng búa. Những người chết được để tại chỗ, thi thể được hoàn toàn bảo tồn trong suốt mùa Đông. Những người sống sót từ thảm họa đó, vài tháng sau, đã lại có mặt trong một đạo binh vũ trang và trang bị hoàn hảo, mà mỗi Sư đoàn gồm từ mười lăm ngàn đến mười bảy ngàn người khỏe mạnh. Cuộc khởi thế công vào mùa hè 1942 trực chỉ về miền Caucase, tiếp đó, một hành trình đến bến vinh quang qua những phần đất giàu có nhứt thế giới, xanh tươi dưới một bàu trời huyền diệu với những buổi bình minh rạng rỡ, những buổi đi tắm và đi câu ở những con sông nước trong vắt như pha lê, và những người xàm lăng đã nghĩ rằng họ sẽ gặp lại, bên kia những biên thùy Âu Châu, các bạn hữu của họ, chiến thắng ở Phi châu vượt sông Nil, băng ngang qua nước Arabie, thiên anh hùng ca đẹp đẽ làm sao ấy !

        Vùng núi non Caucase đã đánh dấu hạn giới của cuộc tiến quân và bước đầu của những khó khăn; trời sang đông một cách khủng khiếp, và đoàn quân đã phải lùi lại. Và đã có Stalingrad và những thất bại khác, và những cuộc di tản chiến thuật khác, thỉnh thoảng một vùng đất bị tái chinh phục. Thực ra, sự thoái lui của quân Đức ở Nga, sự kiện lớn lao không thể chối cãi được, quả đã làm xôn xao phần nào, nhưng đã không bao hàm bất cứ ở đâu tính chất của một sự thất bại. Quân lính của các đơn vị chiến bại, cả đến của các đơn vị đã bị đánh tàn tành, không còn manh giáp, đều đẵ tìm thấy, sau một cuộc tháo lui dài hay ngắn, nhiều hay ít tàn khốc, một tuyến phòng thủ  mới với những quân sĩ tân nhuệ, và với đầy đủ khí cụ, nơi đó tàn binh được lựa lọc lại tái trang bị và tái sử dụng. Đó là điều mà những kẻ sống sót ở Bobruisk và nhiều nơi khác trông mong tìm thấy ở Minsk.

        Minsk, thủ đô của Bạch Nga, thời bình là một thành phố xây cất đẹp đẽ, với những con lộ thẳng tấp, và 120.000 cư dân, Nhưng nó đã hiện ra như một khoảng trống đã bị thiêu rụi, một cảnh đổ nát đã bị san bằng còn rải rác vài đám cháy, trước những người đã tìm về nó với nhiều kỳ vọng. Hai giờ sau đó, những người này cùng với số còn lại của các Quân đoàn 12 và 27 đã lại phải xuất trận. Một lần nữa, sự tấn kích của quân Nga không còn có thể chống đỡ được. Cứ mỗi một chiến xa Nga bị tiêu diệt, thì mười chiếc khác hình như lại độn thổ chui lên. Sự thất bại ở Minsk đã làm cho Đức thiệt mất ước chừng 70.000 bị giết và 35.000 bị bắt làm tù binh.

        Không thể chối cãi được, sau trận Minsk, ngọn gió thất bại đã nổi lên. Hàng hàng lớp xe, người cuồn cuộn chạy về phương Tây, dẫm lên nhau, chồng chất lên nhau. Nhiều thường dân cũng đã chen lấn vào trong đám đó, người ta còn nhìn thấy có cả phụ nữ và trẻ con : Những người Ukraine. Những thường dân này tẩu thoát khỏi quê quán của họ vì thừa biết những gì sẽ chờ đợi họ đối với sự việc họ đã thích ứng quá dễ dàng với sự chiếm đóng của quân Đức.

        Khối xe cộ ầm ĩ tiến tới trên hai con đường từ Minsk đến Vilna và Minsk-Slonin, rồi dừng lại đôi khi bị kẹt trong suốt ba tiếng đồng hồ. May mắn thay, máy bay của Nga đã rất hiếm và vụng về, chúng thường bắn ngang đường chứ không dọc theo trục con lộ 1

        Những dấu hiệu đần tiên của sự sống sót của quân Đức đã hiện ra ở biên giới Nga - Ba Lan.

        Những bãi đậu xe đã được thiết lập, các trại đã được dựng tên với nhiều sĩ quan để tập trung làn sóng người mò mẫm đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2017, 10:14:25 pm »


        Sự thoái quân tiếp diễn ở Ba Lan. Một cuộc rút lui nhanh chóng và xôn xao hơn, nhưng không phải là một sự bại trận. Những mảnh vụn của các đại đơn vị Bộ binh Đức (Wehrmacht) đã rút lui mau chóng trước áp lực nặng nề của đoàn Thiết Kỵ Nga, nhưng, thỉnh thoảng, dòng sông người ấy lại chuyển sang hướng khác nhường chỗ cho một phân đội hay một liên đội thiết giáp, thường thì một liên đội "Waffen ss". Đội quân này ở lại tại chỗ, hay trở ngược lại để tung ra một trận đánh cầm chân địch.

        Nhiều đồn Hiến binh được thiết lập dọc theo con đường. Những viên Hiến binh Đức được tuyển chọn trong số những quân nhân đanh ác, ham thích uy quyền. Các binh sĩ tháo lui nào đã toan xoay sở để chạy nhanh hơn đều phải suy nghĩ khi nhìn thấy bọn Hiến binh này. Tốt hơn nên gia nhập vào một đơn vị đã được tổ chức lại", tự giới thiệu và tự đặt dưới quyền của vị sĩ quan chỉ huy.

        Những làng mạc hiếm hoi mà người ta chỉ thấy trong các nông trại và các isba (isba : một loại nhà nhỏ bằng gỗ thông của dân quê nước Nga) vài ông già, đôi khi vài trẻ nít. Những người lớn đã đi, mang theo gia sủc, không phải đi theo quân đội Đức - Hồi kết cục chưa đến - mà là đi vào rừng ẩn trốn để chờ kết quả của biến cố,

        Nhiều đơn vị mới đã bắt đầu đến từ Varsovie và Đông Phổ, ngược dòng với đoàn quân đang di tản chiến thuật. Đã cho các đơn vị này thiết bị thành lũy, toán quân mà chúng ta vừa đề cập đến, nhận lịnh bổ trí, ngày 20 tháng bảy 1944, tại ven một làng (không có tên) giữa Wolkowysk và Bialystock, cầm chân đội thiết kỵ tiền phương Nga. Đội thiết giáp này không còn đông đảo bằng lúc trước và ít hung hãn hơn, có lẽ vì thiếu đạn dược và nhiên liệu. Sự tiến quân Sô viết đã như sấm sét. Ngoài đại bác 88 của các chiến xa, toán quân hỗn hợp vừa "tập hợp lại" này còn có thêm ba đại bác 37 và hai súng cối 80 ly, cộng với vũ khi cá nhân.

        Các chiến xa bố trí hai bên đường, cạnh các ngôi nhà. Một chiếc xe hơi Nga hiện ra ở khúc quanh, cách đó bốn trăm thước, một chiếc xe du lịch thường mang dấu hiệu ngôi sao. Một thoáng, nó không còn nữa. Hai xe đại liên đến đằng sau, trong khoảnh khắc, chúng đã nổ tan tành. Đến lượt một chiến xa Nga xuất hiện.

        Bấy giờ, một tuyến ánh sáng chói lọi tóe ra từ mặt đất ở đầu làng. Mặt đất rung chuyển, đã có một sự chấn động trong không khí, ngột ngạt và đinh tai, và, trong một quảng thời gian dường như vô tận đối với những người không bị chết, phân nữa ngôi làng biến mất giữa một cụm khói đen xuyên qua bởi những tia chớp đỏ và vàng trong khi nhiều tiếng nổ khác tiếp theo. Một trong rất nhiều đạn dược (hoặc hỏa tiễn, hoặc chất nổ) đã được chôn dấu dọc theo trục lộ Varsovie-Minsk-Smo- lensk đã nổ tung. Người ta không làm sao biết được sự hiện hữu cùng vị trí của các hầm kho dự trữ này từ khi các người có trách nhiệm canh giữ chúng bỏ chạy. Cũng không thể biết được có phải là sự phát nô đã do một hỏa tiễn bắn ra từ chiến xa Nga hoặc do một sự bất cằn của các người phòng ngự hay một ngẫu nhiên nào. Sự phát nồ đã tiêu diệt một trong hai chiến xa và có khoảng năm mươi nạn nhàn, chết và bị thương.

        Trong số các người bị thương có Trung sĩ Ernst Sírobel, đã được nói đến, kẻ sống sót từ những trận đánh Orel, Kiev, Mohilev, Bobruisk và Minsk, hắn ta đã kể lại các sự việc trên trong nhiều bức thư gửi từ Quân y viện Stettin về cho gia đình ở Cologne. Những bức thư này đã được thu nhặt, chỉ có trời mới hiểu được bằng cách nào, từ sau sự phá hủy hầu như toàn bộ thành phố Cologne bởi những cuộc oanh tạc của không lực Đồng Minh, và chung cuộc nằm trong hồ sơ của cơ quan tình báo của Đạo quân thứ I của Mỹ. Còn về phần Trung sĩ Strobel, hình như phải kể hắn ta vào số nhiều triệu người Đức mất tích.

        Ngày 20-7-1944, nhiều toán quân Đức hay đồng minh của Đức, thường cũng tơi tả như toán quân mà chúng ta vừa theo dõi, đã đánh tháo khắp nơi ở phòng tuyến Miền Đông, từ biển Baltique (Baltique là biển phụ của Đại tây dương ở giữa các nước Suède, Finlande, Russie, Lithuanie, Allemagne, và Daneinark) đến dãy núi Carpathes. Sự thất bại của Phần Lan ở Carélie đã làm Đội quân thứ XX của Đức đóng tại Laponie hoàn toàn bị cô lập bên kia bẳc cực khuyên (cercle polaire arctique) những nước vùng Baltique hầu như bị bao vây ; trên hai mặt trận vùng biển Ballique và ba trận tuyến ở Bạch Nga. Chiến thuật gia Joukov, điều động một khối người và chiến xa đông đảo phi thường nhứt vào cuộc chiến, đã tiến gần năm trăm cây số trong không đầy ba tuần lễ.

        Ở Rastenburg, những xếp lớn của O.K.W. (Oberkommando đer Wehrmacht : Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân lực Đức Quốc Xã) không có vẻ gì là mất tinh thần vì những biến cố quân sự ở phương Đông cả : "Không có một cuộc tấn công nào có thể tiếp diễn mãi mãi, chúng ta biểt rõ điều đó hơn ai hết. Sẽ có một lúc mà người ta phải dừng lại để đợi tiếp tế và chấn chỉnh lại các hàng ngũ. Lúc đó sẽ là lúc mà chúng ta phản công lại".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2017, 10:29:45 pm »

         
        Ý đồ của Bộ Tồng tư lệnh tối cao như sau : "khóa chặt" vùng đồng bằng Ba lan bằng cách tập trung quanh Varsovie một đại quân thiết kỵ và tập họp bên này và bên kia pháo đài đó những đơn vị đang tháo lui, tăng viện thêm vài toán quân mới để giúp bọ trấn giữ phòng tuyến mới. Đại bản doanh đả tự về Bộ những huấn lịnh về cách tổ chức và điều động các lực lượng này.

        Kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh tối cao không đủ để làm yên lòng những vị chỉ huy Bộ, cũng như những tướng lãnh chỉ huy mặt trận Miền Đông, họ đã biết quá nhiều về mặt trận này, Trừ ra, điều ngoại lệ, những quân nhân này đã nghĩ đến điều sau : "Có lẽ, dĩ nhiên, cuộc tấn công của Sô viết chẳng bao lâu nữa sẽ chậm lại, nhưng chỉ trong chốc lát, vùng đồng bằng Ba lan có thể giữ được trong một thời gian nào đó, nhưng mà không phải toàn cả trận tuyến, không có một lý do gì để cho thế đông hơn phi thường của Nga về quân số cũng như về khí cụ, mà cuộc tấn kích đang tiếp diễn vừa phát lộ với chúng ta ngưng hiện hữu ở một lúc nào đó, ngược lại, nó phải tăng trưởng, mặt trận Miền Đòng không phải là trận tuyến duy nhứt cần xem xét, tình thế trở nên nguy ngập ở phía Tây". Một số tướng lãnh nọ đã kết luận : "Sớm muộn gì, sự thất trận cũng không thể tránh được. Chỉ có một quyết định về phương diện chính trị mới có thể thay đổi được diễn tiến của tình thế".

*

*        *

        Trong phi cơ trực chỉ Rastenburg, Đại tá Von stauffenberg giữ chặt chiếc cặp da trên đùi. Phần nhiều những người tổ chức cuộc mưu sát đã nghĩ là tốt hơn nên bắn Hitler, và chính Von Slauffenberg cũng đồng ý với họ. Song vì ông ta mang một cánh tay giả và bàn tay kia chỉ còn có ba ngỏn, cho nên ông đã phải từ bỏ ý định dùng súng. Vả lại, vài người trong tổ chức đã quả quyết là Hitler luôn luôn mang trong người một áo giáp bằng thép để ngừa đạn. Von Stauffenberg đã được chọn thi hành cuộc mưu sát mặc dù các vết thương của ông chưa được lành hẳn, vì chính ông ta đã tình nguyện với sự xác tín và lời nài nỉ nhiệt thành, để được đích thân thanh toán Hiller. Ông đã đoán chắc một cách bản vô thức trên giường bịnh rằng ông đã được thiên khải ban lệnh giải phóng đất nước. Bởi đó cho nên các người chủ chốt của cuộc âm mưu, đã vận động thành công để ông đảm trách nhiều phần vụ cho phép ông ta luôn lui tới Đại bản doanh.

        Rất ít người ở Đức quốc được tới gần bên Fuhrer (Fuhrer, từ ngữ Đức, có nghĩa là lãnh tụ, biệt danh dùng để gọi nhà Độc tài Đức quốc xã Adolf Hitler từ năm 1933). Sự thực hiện cụ thể một cuộc mưu sát không dễ gì, cả đối với người có nhiều kẻ cộng mưu trong hàng cao cấp. Nhiều người chuẩn thực hiện khác đã có nhiều kinh nghiệm về vấn đề nầv. Ngay ngày nay, người ta không làm sao biết được, với một sự chính xác tuyệt đối là bao nhiêu cuộc mưu sát đã được trù hoạch đối với Hitler, bao nhiêu đã thực sự được tổ chức, trước cuộc mưu sát ngày 20 tháng bảy 1944. Thế nhưng, vài chứng cứ, dù chúng chỉ chứa đựng một phần sự thực, đã cho chúng ta thấy nhiều nỗi khó khăn của một việc làm như vậy.

        Cuối năm 1943, một tướng lãnh và một Đại tá thuộc Đại bản doanh đã mưu tiêu diệt Hitler trong một buổi lễ trình diện các chiến cụ tân tạo. Phải cần đến ba người tình nguyện, mà một mang trong người một trái bom. Khi Fuhrer tới, hắn ta sẽ nhảy đến ôm chặt lấy Hitler và bấm ngòi nổ. Xui xẻo thay, buổi lễ trình diện đã được hoãn lại nhiều lần, như là chính Hitler hav một người hầu cận nào đã dự cảm được tai họa sắp xảy ra, cuối cùng một cuộc oanh tạc đã thiêu hủy toàn kho chiến cụ tân tạo ấy.

        Mưn toan nầy tái thực hiện ngày 20 tháng hai 1944 bởi một Đại tá tên Josef Hoffmann, tùy viên tại Dinh Tể tướng. Lại một buổi lễ trình diện chiến cụ. Người tình nguyện đi vào cõi chết chính là con trai của Đại tá.

        Lần này, Hitler đã chấp thuận đến, người người đang chờ đợi, một sĩ quan trong đội cận vệ đến loan báo : "Năm phút nữa Fuhrer sẽ đến nơi". Trung úy Hoffmann điều chỉnh cơ chế của ngòi nổ ở vị thế : chậm mười phứt - hy vọnglà Fuhrer sẽ để ít ra cũng năm phút để xem xét. Vài sĩ quan biết chuyện đã tìm cách lảng tránh ra xa chừng nào hay chừng ấy, viên trung úy khả nổ. Ngay lúc ấy, một sứ giả mới lại đến và loan báo "Buổi thanh tra của Fuhrer được triển lại ba tiếng đồng hồ".

        Người ta đã chỉ cố vừa đủ thì giờ để đem cho nổ trái bom ở trong một hầm (hay một khoảng đất trống) trong Dinh Tể tướng. Chứng cớ thu thập được về cuộc mưu sát nầy là của trung úy Hoff- mann, đã bị Nga bắt làm tù binh. Dường như người ta không quan tâm đến việc kiểm chứng tỉ mỉ tính chất chính xác của nó, một sự kiện đích xác, gần như hầu hết các chuyến kinh lý và sự xê dịch của Hitler đã bị hủy bỏ hay triển hạn. Người ta đã chẳng hề đoán chắc được là sẽ nhìn thấy ông ta ở một nơi nào đó vào một thời khắc nào đó. Những người có trách nhiệm về an ninh của những nhân vật được suy đoán là có thể bị ám hại đã muốn như vậy.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2017, 05:49:21 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2017, 09:07:58 pm »

       
        Cuộc mưu sát xác thực nhứt và được biết đến nhiều hơn hết, ngoài cuộc âm mưu ngày 20-7-1914, có thể cũng là cuộc mưu sát được tổ chức công phu hơn hết là cuộc mưu sát ngày 13-3-1913.

        Hitler thân hành đến mặt trận Miền Đông trong vùng Smolensk, tại Bộ chỉ huy của Von Kluge, Tư lệnh Liên quân Trung bộ. Khi Hitler lên phi cơ trở về Đức, Tướng Von Tresckow, trong bộ tham mưu của Von Kluge đã nhờ Đại tá Brandt, trong đoàn tùy tùng của Fuhrer, mang về dùm một gói quà gồm hai chai Cognac cho Đại tướng Slitff thuộc Đại bản doanh ở Hestenburg.

        - "Rất sẵn sàng" Đại tá Brandt trả lời.

        Sự thực, gói đồ chứa một trái bom, ngòi nổ đã được điều chỉnh : chậm ba mươi phút. Hitler ít khi di chuyển bằng phi cơ, máy bay riêng của ông gồm một căn buồng bọc thép có thể tháo rời ra và một chiếc dù tự động che chở cho cả căn buồng trong trường hợp khẩn cấp. Song trái bom đủ mạnh đề tiêu hủy trong nháy mắt toàn thể chiếc máy bay. Sự chậm trễ có thế ấn định trong mười phút, ba mươi phút hoặc một giờ. Sự bắt mồi của ngòi nổ làm vở một ống thủy tinh nhỏ chứa đựng một chất thuốc gậm mòn, chất lỏng nầy sẽ ăn mòn từ từ sợi dây kim khí giữ cái lò so kích hỏa. ích lợi của cách thiết bị nầy, sáng chế của Anh cát lợi, là tránh việc sử dụng dây dẫn hỏa, mà khi cháy sẽ phát ra tiếng sè sè dễ bị phát giác. Các phi công Anh đã thả dù các quả bom ấy xuống nước Đức cho các nhân viên của Intelligence Service (Trung ương tình báo Anh quốc) có nhiệm vụ phá hoại, và quân Đức đã bắt được vài quả.

         Những người âm mưu ở Smolensk (Von Kluge biết việc này, song không muốn xen vào một chuyện gì cả) đã nôn nóng chờ đợi tin báo của chiếc phi cơ hộ tống về tai nạn xảy ra. Không có gì cả. Chẳng bao lâu sau, một điện tín bằng mật hiệu được đánh đến Bộ Chỉ huy ở Smolensk : "Phi cơ của Fuhrer đã hạ cánh an toàn ở Rastenburg đúng giờ đã định".

        Xuất hạn dầm dề, Von Tresckow gọi điện thoại cho Đại tá Branđt.

        "Cuộc hành trình êm đẹp, Đại tá nói. Tôi quá bận rộn nên chưa đem rượu đến cho Đại tướng Stieff được nhưng xin Đại tướng yên tâm, tôi sẽ đem đi ngay khi có thể.

        -  Đừng đem đi nữa. Von Tresckow nói, ống cố gắng giữ giọng mình bình thản. Tôi gọi để báo cho anh biết là đã có một sự nhầm lẫn, gói đồ đó không phải là gói quà dành biếu Đại tướng Stieff. Anh giữ đó đùm tôi. Ngày mai, tôi sẽ cho Trung tá Schỉabrendorff mang đến anh gói quà biếu Đại tưởng.

        - "Đồng ý", Brandl đáp,

        Von SchlabrendoríT đến Rastenburg theo chuyến mắy bay thư tín thường lệ, lấy lại quả bom, đưa cho Brandt một gói hai chai Cognac thực sự. Ồng đáp xe lửa về Bá linh, và trong một toa có giường đóng kín cửa, ông tháo gói giấy ra. Thuốc gặm nhắm đã cắt đứt sợi dây kim khi, song, ngòi nổ lại lép. Von Schlabrendorff báo cho các người chủ chốt cuộc âm mưu, tất cả đều đổ xô về Bá linh, biết là mọi việc lại phải bắt đầu từ con số không. Thể nhưng, biết đến khi nào người ta mới tìm lại được một cơ hội ngàn năm một thuở như vậy.

        Đại tá Von Stauíĩenherg không phải biết là quả bom mà ông mang trong cặp giống hệt với quả bom đã thất bại ngày 13 tháng ba 1943, song điều đó không làm ông mất tin tưởng. Ngòi nổ đã được nghiên cửu kỹ và thử đi thử lại nhiều lần. Vả lại, nên bằng lòng với vật hiện có, vì nó có cái lợi là không kềnh càng và hoàn toàn không gây tiếng động.

        Các nhà bác học Đức chắc chắn đã có thể sáng chế ra một máy tạc đạn tối tân hơn, nếu được đặt làm. Song đã rất nhiều người sầm sì về một cuộc mưu sát có thể xảy ra trong nay mai, những sự tiết mật trở nên càng ngày càng thêm nguy hiểm. Những người âm mưu đã cảm thấy chung quanh họ và cả ngay trong tổ chức của họ nữa, đôi mắt cú vọ của cơ quan Gestapo (Geheim staats poleizei : Cơ quan cảnh sát đặc biệt).

        Một cuộc âm mưu thực sự không mãi mãi giống như ỷ niệm đơn giản mà người ta thường có về nó : vài người liên kết với nhau bởi cùng một ý đồ và cũng chấp nhận những sự rũi ro có thể xảy ra, chuẩn bị cuộc mưu sát trong bóng tối và thi hành nó vào lúc đã chọn kỹ. Thực ra, một vùng tranh tối tranh sáng cực nguy hiểm luôn luôn hiện hữu giữa những người trong cuộc và bên ngoài. Vài người, được dò ý, không nói chịu hay không, hoặc giả bộ như không hiểu, sau đó họ có nói đi nói lại không, làm thế nào biết được? Những nhân viên mật vụ cò mồi bày mưu đặt kế, các mưu kế nầy luôn luôn tương tự nhau và gần như lúc nào cũng hiệu nghiệm. Như thế, tên Reckzeh, Bác sĩ y khoa, vào tháng chín 1943, đã len lỏi vào một đoàn thể đối lập với chế độ dã thuyết giảng về sự cần thiết của một sự chống đối tích cực đối với Hitler, chiếm được sự tín nhiệm của đoàn thể nầy, do đó biết được nhiều điều tâm sự bí mật, sau đó hắn ta đi thẳng đến cơ quan Gestapo làm báo cáo, tức thì nhiều người có khuynh hướng đối lập bị bắt, vặn hỏi, tra khảo, hành quyết. Đó, làm sao biết chắc được là ai tiết lộ, ai không ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2017, 11:01:52 pm »


        Và tháng bày 1944. Từ nhiều tháng qua, Himmler đã cho bộ hạ lung tin là không phải ông ta không biết có nhiều quân nhân đang chuẩn bị một cuộc mưu sát. Làm sao mà ông ta không biết được khi mà chinh ông ta cũng đã được thăm dò ý kiến ! Hai người trong nhóm âm mưu, Bác sĩ Popitz, cựu Tổng trưởng tài chánh Phổ và Luật sư Langbehn do sáng ý riêng của họ và tưởng là mình hành động một cách siêu việt, đã tiếp xúc với thủ lãnh tối cao của cơ quan Gestapo,

        "Quả thực Fuhrer của chúng ta lúc nào cũng phi thường, họ nói đại khái, song tình hình chung tiến triển một cách bất lợi, Vài lá bài tốt mà Đức quốc hãy còn nắm giữ phải được tung ra lúc nầy. Tỷ dụ, cần phải đề-hòa-nghị với người Anh bằng cách nhiệt thành trình bày với họ là nguy cơ Cộng sản sẽ đe dọa Âu châu trong trường hợp Đức quốc bị hoàn toàn chế phục. Nhưng họ sẽ không muốn nói chuyện với Fuhrer. Nên cần phải có một người thông minh và khéo léo, đồng thời có đầy đủ uy quyền, vân vân". Tóm tắt, câu kết luận, ít nhiều minh bạch đã như sau : "Trong trường hợp một cuộc đảo chánh thành công, Ngài có chấp nhận nắm giữ quyền hành khỏng ?" Himmler đã chăm chú nghe, và đã chỉ trả lời úp mở, đại khái. Ồng ta đã không ra lịnh bắt giữ hai ông khách ngay ngoài cửa văn phòng. Ông ta lại còn kín đáo dành vài sự dễ dàng cho Langbehn để ông nầy chu du Âu châu, đồng thời cho người theo dõi - và lại cho người theo dõi những người theo dõi nầy, vì ông ta không mãi mãi muốn Langbehn bị bắt giữ, vặn hỏi, bị ép buộc phải nói, một cách ồn ào và tàn bạo.

        Himmler đã muốn vừa biết tất cả về cuộc mưu đồ làm loạn vừa đồng thời giăng một màn lưới quanh cuộc âm mưu để có thể hốt trọn ổ bất cứ lúc nào, và trong lúc ấy, chờ đợi và bình giá những cơ hội của sự thành công... và nhân đó vung tay hành động. Schellenberg, trưởng ban thông tin của cơ quan Gestapo, từ lâu đã lựa lời đường mật rót vào tai vị chỉ huy của mình cùng nọc độc ấy. “Chỉ có Ngài là cỏ thể kế nghiệp được Fuhrer".

        Đã đành, những kẻ âm mưu không biết ý đồ thầm kín của Himmler song điều mà họ bắt buộc phải cảm thấy, đó là sự siết chặt từ từ của màn lưới vô hình bao quanh họ, những cuộc bắt bớ mà Himmler đã ra lịnh thi hành để duy trì sự thông hiểu hầu làm chủ được cuộc mưu đồ làm loạn và cũng để tránh tự làm liên lụy : sự bắt giữ nhiều cộng sự viên của Đô Đổc Canaris (Xếp lớn của cơ quan tình báo Bức Abwehr), bị tình nghi chính đáng ; sự bắt giữ, hồi tháng giêng 1944, Helmuth von Moltke, mà tại tư gia ông nầy, nhiều người âm mưu đã hội họp, tại Kreisau, ở Silésie. Và bây giờ, chính Bác sĩ Karl Goerdeler, cựu thị trưởng Leipzig, tể tướng dự liệu trước của chính phủ giải phóng, đã cảm thấy càng ngày càng bị theo dõi và đe dọa một cách nghiêm trọng.

        Cuộc âm mưu cũng vậy, đã diễn tiến đúng theo những định luật lịch sử của nó : Bắt đầu từ một lúc nào đó, những người âm mưu đã không còn được tự do lựa chọn thời khắc của mình nữa, họ đã bị bắt buộc, hấp tấp hành động, nếu không muốn bị bắt bớ và sát hại.

        Một động cơ khác đã thúc giục những kẻ thù của Hitler : Nếu chạm trễ thêm nữa, hành động sẽ không mang lại gì cả. Người ta đã ước định là sau khi thải trừ được Hitler, chính phủ lâm thời sẽ nắm giữ quyền hành và sẽ nói với Anh Mỹ như sau :

        "Chúng tôi đã giải phóng Đức quốc ra khỏi ách Quốc xã. Chúng tôi thỉnh cầu hòa bình nơi các ông. Hãy tỏ ra quảng đại",

        Và người ta chỉ hy vọng được nghe khi cuộc "hành quân" đã được thi hành khá sớm trước khi Đức quốc hoàn toàn bị đè bẹp. Lúc ấy có thể Anh Mỹ sẽ tự vấn là tốt hơn thà chấp nhận sự đầu hàng còn hơn phải cố gắng đeo đuổi chiến tranh. Và họ có thể sẽ bỏ quan niệm buộc Đức đầu hàng vô điều kiện. Trái lại, những sự hiến dâng hòa bỉnh đưa ra quá trễ sẽ không còn nghĩa lý gì và sẽ không bao giờ được chiếu cố tới. Rất đáng tiếc khi cuộc mưu sát đã không có thể xảy ra trước cuộc đổ bộ ở Normandie.

        Đại tá Stauffenberg không phải là không biết gì về những điều tất yếu ấy, không có ai nôn nóng hành động bằng ông ấy cả. Tại chức gần ba tuần qua ở Bộ, đây đã là lần thứ ba mà ông ta mang quả bom theo. Ngày 11 tháng bảy, ông ta đã mang theo khi bay đến Bercbtesgaden, nơi mà Hitler đã đến trong vài ngày, ông ta đã được tiếp, đã trải qua nửa giờ trong cùng một phòng với Hitler, tuy nhiẻn ông ta đã không bấm ngòi nổ. Tại sao như thế ? Tại vì, cả Himmler và Goering (Thống chế Goering : tư lệnh không lực Đức quốc xã: Luftwaffe,) mà người ta đã quyết định tiêu diệt một lượt với Hitler, đều vắng mặt.

        Cơ hội lại đến ngày 15 tháng bảy và Von Stauffenberg đã đáp máy bay cùng với quả bom, lần này đến Rastenburg. Một lần nữa, không có cả Himmler và Goering trong phòng họp. Sự kiện tạm tin được sau điều thất vọng trước, trường hợp không được dự liệu trước. Quyết định sao đây ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 03:42:05 pm »


        Von Stauffenberg đã rời căn phòng và gọi điện thoại cho các người đồng mưu ở Bá linh :

        "Alô ! Cho tôi văn phòng của Đại tướng Olbricht".

        Với một ngòn ngữ ám ước (tôi đã không tìm thấy những danh từ và ám ngữ đã được dùng ở đâu cả) Von StaulTenberg, lúc bấy giờ, đã giải thích là : Cả Goering và Himmler đều không có ở đấy. Vẫn phải hành động chứ ? Một giọng nói đã trả lời :

        "Đúng vậy".

        Ủy khúc : Giọng nói đó không phải là giọng nói của Đại Tướng Olbricht, mà là của Trung úy Von Haetlen, lúc đó chỉ có một mình trong văn phòng và đã cả gan quyết định. Người ta bắt đầu thấy là tổ chức của cuộc mưu sát đã không hoàn hảo, tuy nhiên thông qua. Von Stauffenberg đã trở lại phòng họp - để nhận thấy là Hitler đã đi rồi. Cơ hội thứ nhì lại hỏng.

        "Cơ hội sẽ không thế và bắt buộc không được lỡ dở nữa". Đại tá nghĩ ngợi khi ngồi trên máy bay buổi sáng ngày 20 tháng báy 1944. Hai sự kiện, trong nhiều sự kiện khác, đã biểu lộ sự khẩn thiết phải hành động cấp thời. Thứ nhứt, Tướng Von Tresckow đã vừa gọi đến Đại tá thông báo sau đây : "Phải đề phòng một cuộc chọc thủng của quân Nga về hướng con sông Vistule. Nếu sông Vistule bị vượt qua, Bá linh có thể bị xâm hại trong vòng mười ngày." Thứ hai : ngày 17 tháng bảy, Ober- gruppenfuhrer ss là Arthur Nebe, trưởng ban Hành chánh của Cảnh sát Hình sự, một phần tử của cuộc âm mưu, đã báo cho biết là lệnh bắt Goerdeler đã được đánh máy và chỉ còn chờ chữ ký của Himmler.

        (Thực ra, Himmler đã để cho làm lệnh bắt nầy, đã từ chối hay tránh khéo không ký và đã để tênh hênh trên bàn giấy. Như thế, ông ta đã làm cho các người âm mưu sợ hãi và thúc giục họ hành động, để sau cùng, trong trường hợp cuộc đảo chánh thành công, có thể nói dễ dàng : "Các ông thấy chứ, tôi đã che chở Goerdeler" Arthur Nabe đã không nghĩ ra một sự kỳ diệu như vậy trong trò chơi hai mang).

        Cơ hội sẽ không phải và không thể lỡ dở được nữa. Himmler và Goering hiện diện hay vắng mặt, Von Slauffenberg vẫn quyễt định bấm nút quả bom. Điều quan trọng là giết Hitler, và Hitler sẽ chắc chắn có mặt ở đó vì chính ông ta đã cho đòi Đại tá đến.

*

*       *

        Buồi sáng cùng ngày, các trưởng ga ở Silésie và Ba Lan nằm trên đường Oppeln - Czestochwa -  Piotrkow tuần tự được thượng cấp báo cho biết về sự sắp đi qua của một chuyến xe lửa đặc biệt của nhà nước vè hướng Varsovie, và yêu cầu họ đóng cửa nhà ga và báo cáo giờ chuyến xe lửa đó đi qua.

        Chỗ đi đến thực sự của chiếc xe lửa nầy là Bastenburg. Bên trong một toa xe, một người đàn ông sáu mươi mốt tuổi, ngồi một mình, vẻ mặt xa vắng, đôi mắt ưu sầu : Benito Mussolini (Nhà độc tài Ý đồng minh của Hitler, danh xưng của ông ta là Duce có nghĩa là lãnh tụ); Graziani, Tổng trưởng quốc phòng Chính phủ Tân phát xít, và Dollmann, đại diện của Himmler ở miền Bắc nước Ý, trò chuyện trong toa kế cận.

        La Mã đã về tay Đồng minh từ ngày 4 tháng 6. Quân Đức đã rút lui và cố thủ ở tuyến "Ligne Gothique". Mussolini đã có thể tư vấn điều nào tốt hơn đối với ông, nếu quân Đức cầm cự được lâu hơn, hay là họ bị đánh bật ra. Theo chứng cứ của tất cả những người thân cận ông thời đó và như chính ông đã viết, cảm giác mà ông đã trải qua lúc bấy giờ, trên hết mọi việc, đã là một sự chán ngán vô bờ bến.

        Ngày 10-6-1940, khi tuyên chiến với nước Pháp Oggi e il giorno della nostia decizione irrevo- cabỉle... - Mussolini đã quăng một hòn đá, nó lăn đi, nhảy vọt lên, và khiêu động một sự băng tuyết. Bản thân ông ta đã biết qua tất cả mọi việc mà Lịch sử có thể làm cho một vị Quốc trưởng được biết từ quyền lực Đế quốc đến nhà tù và sự đi đày. Ngày 25-7-1940, khối đa số trong Đại Hội đồng phát xít, những người đã từng chịu ơn ông, đã truẵt phế ông. Vua Victor Emmanuel đã cho gọi ông ta rằng:

        "Ông là người bị thù ghét nhứt ở nước Ý. Ông chỉ còn độc nhứt có một người bạn thân : "tôi".

        Và Mussolini đã bị bắt giữ ngay sau phiên họp.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM