Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:07:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường vào Béc-lin  (Đọc 43120 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #180 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2017, 04:03:58 pm »

       
        Một cột khói đen bốc lên từ khu vườn và Văn phòng Đế chính.

        Vào lúc 18 giờ cỗ máy phóng thanh của thiếu tá Ma-lư-sép bắt đầu lên tiếng. Lời kêu gọi bọn phòng thủ Văn phòng Đế chính vang đến tận sở chỉ huy phía trước của tôi. Thiếu ta kêu gọi đối phương hãy buông súng đầu hàng. Nhưng từ phía địch chỉ có những tiếng súng rời rạc đáp lại. Chiếc máy phóng thanh bị một phát "Phao-ních” bắn hỏng. Lúc bấy giờ tôi bèn ra lệnh cho chủ nhiệm pháo binh sư đoàn và các trung đoàn trưởng bắt đầu tiến công theo phương án.

        Ngày 1 tháng 5, các chiến sĩ cận vệ của tướng S.M. Sa-ti-lốp chiến đấu ác liệt với bọn Hít-le ở Nhà Quốc hội. Đến chiều, bọn Hít-le bị đập tan và Nhà Quốc hội hoàn toàn sạch bóng phát xít.

        Vào 18 giờ 30 phút, bắt đầu trận đánh chiếm cuối cùng vào văn phòng Đế chính. Trong trận đánh này, có sự tham gia của các trung đoàn, bộ binh của sư đoàn dưới sự chi viện của xe tăng và pháo binh, đặc biệt là những cỗ pháo hạng nặng; họ bắn rất trúng vào những tòa nhà xây bằng đá dày.

        Trung đoàn 1054 tiếp tục chiến đấu dọc theo đại lộ Vin-hem-xtơ- rat, bên trong tòa nhà của Bộ Tài chính và tòa nhà ở góc hai đại lộ Vin-hem-xtơ-rát và Phoóc-xtơ-rát. Mặc dù bọn Hít-le định bịt lối vào Vin-hem-xtơ-rát và Văn phòng Đế chính, nhưng các tiểu đoàn bộ binh của Ai-ra-pe-ti-an, Rê-re-pe-lí-sưn và đại đội pháo binh dùng sức mạnh của mình phá hủy tất cả những chướng ngại trên đường tiến công. Đại đội bộ binh của Anh hùng Liên Xô Gơ-ni-đa đã lên đến tầng chót tòa nhà Bộ Tài chính và tiêu diệt bọn phát xít.

        Trung đoàn bộ binh 1050 bị bọn phát xít chống cự lại kịch liệt, nhưng ở đây các tiểu đoàn của Đa-vư-đốp, Sa-pô-va-lốp đã tỉêu diệt chúng và đột nhập vào vườn của tòa nhà Văn phòng Đế chính. Bọn phát xít xông ra phải kích đen ngòm. Một trận chiến đấu giáp lá cà ác liệt nổ ra.

        Đại đội súng cối thuộc tiểu đoàn bộ bỉnh 2, trước đây do đại úy Ca-ríp-xki anh dũng chỉ huy trong một thời gian dài, đã đón tiếp bọn, phát xít bằng một màn lửa. Từ khi vượt song Ô-đe, chỉ huy đại đội là trung úy Va-giơ-đa-ép, con người trưởng thành lên ở đại đội.

        Đại úy Cà-ríp-xki, lúc này là tham mưu trưởng tiểu đoàn bộ binh 2, nhìn thấy cỗ súng im bặt. Còn bọn phát xít thì ngày càng tiến lại gần hơn. Thoắt một cái, đồng chí đã ở bên cỗ súng. Trung sĩ Rê-át-ni-cốp nằm bên cạnh khẩu súng, hai chân bị gãy nát, máu chảy đầm đìa, khó khăn lắm mới gỡ được bàn tay trung sĩ trên báng súng. Và đại úy Ca-ríp-xki siết cò. Khầu súng phụt một dòng lửa vào bọn địch. Cuộc tiến công bị bẻ gãy.

        Khu vườn Văn phòng Đế chính dường như sôi lên. Không ai biết trận đánh đã kéo dài bao lâu, nhưng ai nấy đều biết rằng trận đánh vào hang ổ Hít-le này là trận đánh cuối cùng. Xe tăng và pháo không vào được khu vưòn và khu sân Văn phòng Đế chính. Các đại đội bộ binh đơn độc đương đầu với bọn SS.

        Hiểu rõ tình hình, tất cả cán bộ và chiến sĩ lao vào đánh chiếm Văn phòng Đế chính. Trong đội hình tiến công của các đại đội, có cả Gai-nu-liu, trinh sát của tập đoàn quân..

        Tôi báo cáo với tướng Rô-xlưi rằng trung tá Gu-me-rốp đã lọt vào được khu vườn của Văn phòng Đế chính và đang xông lên đánh chiếm các tòa nhà. Tướng Rô-xlưi trả lời: " Càng chiếm nhanh cái văn phòng "chết tiệt” ấy càng tốt”.

        Chúng tôi nghe thấy ở phía Nhà Quốc hội và Un-te-đen Lin-đen cũng vang lên tiếng súng máy và pháo dồn dập. Ở đấy cũng đang đánh mạnh.

        Vào nửa đêm, trung đoàn trưởng I.I. Gu-me-rốp báo cáo là trong khu vực vườn Văn phòng Đế chính, "tình hình rất hỗn loạn ”. Các xạ thủ tiểu liên của chúng ta bắn kịch liệt và ném lựu đạn vào bọn phát xít, còn bọn chúng thì lủi như chạch. Ở đây tất cả đều xáo trộn. Các đại úy đại đội trưởng V. Xô-xnốp-xki và A. Bê-tốp trong tiểu đoàn của đại úy Ba-vư-đốp cùng với các anh hùng của mình, tiêu diệt bọn phát xít.

        Thượng úy trẻ tuổi Ni-cô-lai I-a-cốp-le-vích Dai-sép, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1, anh dũng chiến đấu với bọn SS trong đội hình của các đại đội xung kích.

        Đại úy Sa-pô-va-lốp cùng với tiểu đoàn của mình chiến đấu ở bể bơi. Đại đội bộ binh 4 dưới sự chỉ huy của thượng úy Pi-ốt Cô-xen-cỏ và đại đội bộ binh 5 dưới sư chỉ huy của đại úy A. Khơ-ra-ốp tiến sát đến tường của khu nhà Văn phòng Đế chính. Tường bị phá vỡ. Những trái đạn chống tăng bay vào cửa sổ và cửa ra vào.

        Các chiến sĩ thuộc trung đội của trung úy Phê-đô-rốp là những người đầu tiên lao vào cửa của Văn phòng. Sau họ là các chiến sĩ trinh sát của trung đoàn 1050 dưới sự chỉ huy của trung đội trưởng trinh sát, chuâen úy V.M. Si-hu-lép-xki và chuẩn úy trung đội phó C.L. Chét-véc-ri-cốp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #181 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2017, 04:05:53 pm »


        "Xông vào tòa nhà là đại đội trưởng thượng úy P. Cô-xen-cô, bí thư thanh niên tiểu đoàn — trung úy X.A. A-li-mốp, trợ lý chính tri quân đoàn bộ binh 9 — nữ thiếu tá An-na Ni-cu-li-na. Sau họ là các trung đội của đại đội bộ binh 4 và 5. Họ quét sạch bọn phát xít từ phòng rìày đến phòng khác. Mắt bị khói xông cay sè, nhưng trung sĩ trinh sát I. Cu-sni-a, trung úy Phê-đô-rốp và nữ thiếu tá Ni-cu-li-na chạy theo cầu thang gãy lên gác xép, sau đó lên nóc nhà. Nữ thiếu tá Ni-cu-li-nạ cắm chặt vuông vải đỏ lên nóc nhà.

        Ở sở chỉ huy chung tôi cũng có chuyện xảy ra. Điện báo viên trung sĩ Cu-rin gọi tôi đến và trao cho ống nghe. Tôi nghe rõ cỏ tiếng nói: "Chúng tôi sẽ gửi ngay những đại diện điều đình đến cầu Bi-xmác. Chúng tôi đang ngừng bắn”. Tôi đưa ống nghe cho đại tá Xarphô-nốp.

        Chúng tôi nhìn đồng hồ : gần 2 giờ sáng ngày 2 tháng 5.

        Nhưng trận đánh còn chữa kết thúc. Tiểu đoàn của đại úy Sa-pô- va-lốp tiến gần đến một chiếc lô cốt lớn. Đó là boong-ke của Hít-le. Lúc bấy giờ không ai trong chúng tôi biết, khối bê tông khổng lồ có đặt súng máy này là nơi ẩn nấp cuối cùng của bon phát xít. Những khẩu súng máy của Va-giơ-đa-ép bắn quyết liệt vào các lỗ châu mai. Từ trong ấy, hỏa lựcc chống trả cũng không kém.

        Ngay lúc ấy, "khẩu 45” của trung sĩ Ti-mô-sen-cô dường như từ trên trời rơi xuống. Khấu đội đã dùng tay kéo pháo vượt qua lỗ hổng ở tường. Trung sĩ nhanh chóng triển khai pháo và bắn thẳng vào những lỗ chân mai đang đùn lửa sáng. Các quầng lửa trắng lần lượt tắt ngấm. Trung đội của trung úy Pe-scốp xộc xuống khoảng trống đen ngòm của khối bê tông khổng lồ đó.

        Các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 1050 vẫn tiếp tục chiến đẩu. Trong trận đánh giáp lá cà này, họ tiêu diệt nốt những hỏa điềm cuối cùng cơn chổng cự. Các chiến sĩ pháo binh thuộc đại đội của thiếu tá C.I. Ba-đa-ép chi viện cho họ. Trong trận đánh cuối cùng này, chuẩn úy G. Bô-chác-ni-cốp khầu đội trưởng nổi bật hẳn lên. Đồng chí là người đầu tiên đẩy pháo theo đại lộ Vin-hem-xtơ-rát đến quân trường Vin- hem-plát và bắn vào dãy cửa chính của Văn phòng Đế chính.

        Họ bắn vỡ bức tường đá ở Vin-hem-xtơ-rát. tiểu đoàn của thiếu tá Pê-re-pe-li-sưn lọt vào đại lộ Phốt-xtơ-rát cùng với đại đội pháo tự hành 2 của đại úy V.A. Ác-xe-nốp. Các khẩu đội trưởng bị thương: I. Su-xtốp, I. Nê-xốp, A. 1-va-nốp và chính đại đội trưởng Ác-xe-nốp người đẫm máu, đến phút cuối cùng của đợt đánh chiếm Văn phòng Đế chính, vẫn chi viện cho các chiến sĩ bộ bỉnh của trung đoàn 1054. Cuộc tiến,công của họ gắn liền với cuộc tiến cống cua tiểu đoàn Sa-pồ- và-lốp. tiểu đoàn của thiếu tá Ai-ra-pe-ti-an cùng với tiểu đoàn xe tăng 2 dưới sư chỉ huy của thiếu tá Vích-to Gớ-ne-đin cũng đã lọt vào quảng trường Vin-hem-plát.

        Các đại đội bộ binh lọt vào Văn phòng Đế chính cũ. Ở các hành lang, ở cầu thang, trong các gian phòng đều diễn ra những trận đánh ác liệt. Bọn phát xít bị đập tan. Lại thêm một lá cờ đỏ bách chiến bách thắng được treo ngay trên tường ở cổng chính quay ra quảng trường Vin-hem-plát. Đây là chiến công của trung sĩ c. Goóc-ba-chép và binh nhì Ph.C. Bôn-đa-rép.

        Trong trận chiến đấu ác liệt cuối cùng này, ở bên phải chúng tôi là sư đoàn bộ binh 248 của thiếu tướng Ni-cô-lai Da-kha-rô-vích Ga- lai. Được đưa vào trận đánh để phát huy thẳng lợi của quân đoàn; sư đoàn này đã ba ngày đêm không ngừng đánh chiếm hết khu nhà này đến khu nhà khác, tiến đến quảng trường Vin-hem-plát.

        Với lòng biết ơn sâu sắc Nguyên soái Liên Xô G.C. Giu-cốp đã quan tâm và nhớ đến những hoạt động tác chiến của sư đoàn, tôi xin dẫn ra đây lời của Nguyên soái: "Buổi chiều ngày 1 tháng 5, sư đoàn bộ binh 301 và 248 thuộc tập đoàn quân xung kích 5 đánh chiếm Văn phòng Đế chính. Cuộc chiến đấu ở bên ngoài và bên trong tòa nhà này đặc biệt ác liệt. Trong một nhóm xung kích của trung đoàn bộ binh 1050 có nữ thiếu tá trợ lý chính trị của quân đoàn 9 bộ binh đã hành động cực kỳ dũng cảm. Cùng với các cán bộ M. Đa-vư-đốp và Ph. Sa-pô- va-lop, chị đã cắm lá cờ đỏ trên gác Văn phòng Đế chính. Sau khi chiếm được Văn phòng Đế chính, tư lệnh quân quản của nó là sư đoàn phó bộ binh 301, đại tá V.E. Sép-sốp”1.

        Nhiều năm đã trôi qua, nhớ lại, Nguyên soái G. c. Giu-cốp viết: " Tập đoàn quân xung kích 5 tiến công có kết quả ở trung tâm Béc-lin, đã hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với các tập đoàn quân xung kích 3 và tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2, với tập đoàn không quân 16 và các bộ phận khác. Thắng lại giành đươc một cách nhanh chóng trong các trận đánh chiếm trung tâm thành phổ là kết quả của công tác tổ chức hiệp đồng khéo léo giữa các tập đoàn quân”1.

----------------------
        1. G.C. Giu-cổp, Nhớ lại và suy nghĩ, tr. 661.

        2. G.C. Giu-cốp, Nhớ lại và suy nghĩ, tr. 662.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #182 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2017, 04:07:58 pm »

     
        NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH

        Sáng sớm ngày 2 tháng 5. Những đám mây đen nặng bao trùm thành phố Béc-lin. Trời mưa lất phất.

        Vào lúc 5 giờ, tôi cùng một sĩ quan liên lạc của trung đoàn bộ binh 1050 đến Văn phòng Đế chính. Trong chuyến đi ngắn ngủi như thế, chúng tôi vẫn còn nghe thấy một vài tiếng súng ờ khu phố bọn Gie-xta-pô và nhà của Bộ Hàng không. Sau này chúng tôi được biết rõ: ở đó, bọn ss bị siết chặt vào tường và súng máy vẫn còn ngoan cố sủa ầm ĩ.

        Khói thuốc súng còn lởn vởn trên khu vườn của Văn phòng Đế chính. Không khí nghẹt thở. Một vài thân cây còn đang cháydở. Xác chết bọn phát xít còn la liệt trên mặt đất. Trung tá Gu-me-rốp báo cáo: "Văn phòng Đế chính, tổng hành dinh của Hít-lc đã bị chiếm!”.

        Ở phía đông công viên Tia-gác-ten nằm trong dải tiến công của sư đoàn cho đến Di-ghét-an-ỉa-e, đại đội trinh sát đang tiếp nhận tù binh. Chúng hạ vũ khí, xếp thành hàng ngũ và được đứa về hậu phương sư đoàn.

        Khi xem xét qua các phòng làm việc và hành lang của Văn phòng Đế chính, chúng tôi ngửi thấy mùi khói thuốc súng khét lẹt. Tại gian chính của Văn phòng, nơi đón tiếp các đại sứ và các võ quan cao cấp, có treo trên tường một tấm quốc huy lớn của Đức — một con đại bàng bằng đồng, móng quặp chặt chiểc thập ngoặc phát xít.

        Tôi hạ lệnh cho đại tá Sép-sốp và đại úy Sa-pộ-va-lốp cho bộ đội hạ quốc huy nước Đức phát xít ở gian chính và ở tất cả các gian khác của Văn phòng Đế chính.

        Sau khi xem xét hết lượt, chúng tôi đi ra vườn cây và tới boong- ke của tên quốc trưởng. Đại úy Sa-pô-va-lốp cho chúng tôi xem biểu tượng "A-đôn-phơ Hít-le”, gậy chỉ huy của thống chế Rôm-men và bản đồ Béc-Iin nằm trên bàn làm việc của tên quốc trưởng.

        Tôi ra lệnh giữ cẩn thận tất cả những thứ đó. Chúng tôi không vào hầm quốc trưởng vì mùi hôi thối ở đó xông ra nồng nặc, đứng từ xa còn ngửi thấy. Cách không xa gian hầm, ở lối cửa vào phía tây, đại tá Sép-sốp chỉ cho tôi xem xác của Gơ-ben và vợ hắn.

        Tôi cử tiểu đoàn bộ binh 2 của đại úy Sa-pô-va-lốp làm tiểu đoàn bảo vệ Văn phòng Đế chính. Đại tá Sép-sốp — tư lệnh phó của tôi —  được cử làm tư lệnh quân quản nơi này.

        Sáng 2 tháng 5, chúng tôi phấn khởi nhìn cờ đỏ tung bay trên nóc Nhà Quốc hội Đức, Văn phòng Đế chính, cổng Bran-đen-bua, tòa Thị chính Béc-lin.   '

        Tỏi báo cảo tình hình lên tướng Rô-xlưi. Tướng Rô-xlưi nói bộ tham mưu tập đoàn quân thông báo rằng: tư lệnh phòng thủ Béc-lin, tướng Vây-đơ-linh, cùng vói bộ tham mưu của y đã đầu hàng. Thực tế thì y còn biết làm gì nữa khi y cùng với đám tàn quân của y bị bao vây tứ phía ở công viên Tia-gác-ten?

        Có vài giả thuyết về thời gian đầu hàng của các đơn vị còn lại dưới sự chỉ huy cua Vây-đơ-linh. Theo tôi, Nguyên soái Liên Xô Xô-cô-lốp- xki đúng hơn cả. Trong bài báo "Cuộc chiến đấu đang kết thúc”, đồng chí viết: "Vào hồi 6 giờ sáng 2 tháng 5, trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, các đơn vị cố thủ còn lại của thành phổ đã đầu hàng. Trong số ra hàng đầu tiên có cả bọn Gie-xta-pô và lũ phi công của Gơ-rinh.

        Tướng Rô-xlưi đến chỗ chúng tôi vào lúc 8 giờ sáng. Tư lệnh quân đoàn xem xét Văn phòng Đế chính và đi xuống gian hầm của tên quốc trưởng. Tôi giới thiệu với tướng Rô-xlưi những chiến lợi phẩm của chúng tôi. Tất nhiên, lúc đó đồng chí chưa biết là mình sẽ chỉ huy trung đoàn hỗn hợp của phương diện quân Be-lô-ru-xi 1 tại cuộc duyệt binh Chiến thắng ở Mát-xcơ-va, và biểu tượng "A-đôn-phơ Hít-le” sẽ bị ném xuống chân lăng Lê-nin. Giờ đây cái biểu tượng đó đang nằm lăn lóc trên mặt đất nóng bỏng ngay dưới chân vị tướng Xô-viết.

        Từ ngoài sân, chúng tôi đi vào gian ngoài của Văn phòng Đế chính cũ theo lối cửa chính. Bọn Đức bị thương nằm la liệt trên cáng, trên giường và sàn nhà. Các khung cửa sổ đều bịt kín. Ánh sáng lờ mờ lọt qua cửa sổ phía trên hắt vào đám thương binh địch màu xanh sẫm. Một đồng chí phiên dịch đi tới chỗ chúng tôi và nói:

        — Bọn sĩ quan Bức hỏi là chúng sẽ được đối xử ra sao !

        — Cho chúng biết là chúng ta sẽ không thiêu sống chúng như bon phát xít vẫn thương làm đối với chúng ta. Chúng sẽ được sống và làm việc cho một nước Đức mới!

        Thế là các thứ nạng và mũ bay tung cả lên trời. Tiếng hò reo hân hoan. Sau khi xem xét xong Văn phòng Đế chính, tướng Rô-xlưi lên xe ra về.

        Lúc ấy tôi được báo cho biết là từ trong các hầm ngầm ở khu nhà Gie-xta-pô và Bộ Hàng không, bọn ss mang cờ trắng ra hàng. Tôi cùng một nhóm cán bộ tham mưu đi về khu nhà của Bộ Hàng không. Trung đoàn trưởng A.I. Pê-scốp báo cáo là đã cử Anh hùng Liên Xô, thiếu tá V.A. Ê-mê-li-a-nốp, làm tư lệnh quân quản khu nhà này. Bọn tù binh xếp hàng đứng trong sân. Ban tham mưu trung đoàn đang nhận số tù binh đó và tổ chức công tác bảo vệ khu nhà.

        Sau đó chúng tôi đi về phía khu nhà Gie-xtạ-pô. Thiếu tá B. Cua- chép-xki và thiếu tá tiểu đoàn trưởng Mi-khai-lốp đang chỉ huy ở đây. Gần hai nghìn tên lính Hít-le đứng thành hàng và chốc chốc lại có thêm những tên mới từ hầm ngầm bò ra, hai tay giơ cao.

        Tôi cùng thiếu tá B. Cua-chép-xki đi xuống gian hầm.

        — Đổng chí cho chứng tôi xem những gì nào?.

        — Đồng chí đi tiếp và sẽ thấy thôi! — Cua-chép-xki mỉm cười trả lời.

        Chúng tôi thấy ba tầng'hầm ngầm, gồm nhiều căn phòng bố trí thuận lợi. Ai cũng phải thốt lên: "Chà, chà! Không những hai nghìn ngươi mà năm nghìn người cũng có thể ẩn náu ở đây được !

        Đại úy Pi-ốt I-a-prin-sép, tham mưu trương tiểu đoàn, đến báo cáo :

        — Có điện gọi từ phòng tham mưu sư đoàn yêu cầu báo cáo với thủ trưởng biết rằng tư lệnh tập đoàn quân sắp tới Văn phòng Đế chính.

        Chúng tôi ra phố Vin-hem-xtơ-rát, những khối nhà vỡ nhìn chúng tôi bằng vô số những cửa sổ đen ngòm. Xe tăng, đại bác của ta đứng bên cạnh ụ chiến đấu hay chướng ngại vật trên đường phố. Các chiến sĩ Xố-viết vững bước trên con đường lát đá còn ngổn ngang gạch vụn và xác bọn phát xít. Phía bắc quảng trường Vin-hem, xe tăng và xe tải của ta đỗ đọc theo phố.Vin-hem-xtơ-rát đến tận phố Un-te-đen Lin-đen.

        Ở khu vực Nhà Quốc hội Đức và cổng Bran-đen-bua không nghe thấy một tiếng súng nào. Cũng trong đêm chiến thắng này, sư đoàn bộ binh 416 dưới sự chỉ huy của tướng B.M. Xư-dư-ra-nốp đã đập tan bọn địch ở đây. Sáng 2 tháng 5, tiểu đoàn bộ binh 2 do đại úy Kh. Gu- in-na-me-dốp chỉ huy tiến vào quảng trường Pa-ri-đen-plát đầu tiên. Thượng sĩ I. An-đrê-ép và trung sĩ N. Be-re-giê-nôi đã cắm cờ đỏ lên cửa Bran-đen-bua1.

----------------------
       1. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho 333, phiếu 4885, hồ sơ 344, tờ 176.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #183 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2017, 04:10:26 pm »


        Bọn phát xít bị vây chặt từ bốn phía ở công viên Tia-gác-ten bắt đầu tung cờ trắng xin hàng. Cũng như từ trong hầm ngầm củạ bọn Gie- xta-pô, hàng trăm tên chui ra khỏi hầm Nhà Quốc hội xin hàng.

        Các ủy viên hội đồng quân sư tập đoàn quân xung kích 5 do tướng Béc-da-rin dẫn đầu đã tới Văn phòng Đế chính. Tôi báo cáo với tư lệnh tập đoàn quân về cuộc chiến đấu vừa diễn ra và tính hình bảo vệ.

        Đại úy Sa-pô-va-lốp đem đến cho các đồng chí xem những chiến lợi phẩm thu được trong Văn phòng Đế chính: biểu tượng "A-đôn- phơ Hít-le”, gậy chỉ huy của Rôm-men và bản đồ của Hít-le. Tư lệnh tập đoàn quân duyệt quyết định của chúng tôi là đem nộp biểu tượng và gậy — tài sản chiến lợi phẩm. Bản đồ của Hít-le được trao cho ủy viên hội đồng quân sư tập đoàn quân là tướng Bô-cốp.

        Chung tôi đi vào tòa nhà của Văn phòng Đế chính mới. Khi bước vào gian chính, chúng tôi thấy đại úy Ô-xi-nốp, chính trị viên tiểu đoàn, thiếu tá Tê-lê-ghin, bí thư đảng ủy trung đoàn và một nhóm chiến sĩ đang hạ quốc huy Đức. Tướng Béc-da-rin chỉ thị cho đại tá Sép-sốp hạ tất cả những con "ác điều” ấy xuống.

        Sáng 3 tháng 5, chúng tôi cỏ mặt tại Văn phòng Đế chính đón Nguyên soái Liên Xô G.C. Giu-cốp. Các ủy viên hội đồng quân sự tập đoàn quân xung kích 5 hướng dẫn Nguyên soái, tướng Tê-lê-ghin ủy viên hội đồng quân sự và các đồng chí cùng đi xem Văn phòng Đế chính. Qua cửa chính, Nguyên soái đi vào vườn cây mùa hè của khu nhà này. Mặc chiếc áo khoác mùa hè, đầu đội mũ lưỡi trai, trông Nguyên soái trẻ hẳn ra, và đôi mắt của đồng chí ánh lên một niềm vui đặc biệt.

        Lần thứ hai, tôi được báo cáo với Nguyên soái. Đồng chí rất chăm chú lắng nghe. Sau đó đồng chí đưa tay về phía tôi và hỏi:

        — Thế Hít-le đâu rồi ?

        — Báo cáo Nguyên soái : xác của Gơ-ben đã tìm thấy, còn Hít-le thì chưa thấy.

        — Hãy cố tìm xem nhé, đồng chí sư trưởng ạ!

        Nói xong, Nguyên soái bắt đầu xem xét vườn cây, hầm quốc trưởng và những tòa nhà của Văn phòng Đế chính.

        Tướng Bô-cốp hiểu rõ tổng hành dinh Hít-le, kể cho Nguyên soái nghe tỉ mỉ về cuộc tiến công vào Văn phòng Đế chính, đưa Nguyên soái xem biễu tượng của Hít-le và bản đồ của hắn.

        Về sau, Nguyên soái Liên Xô Giu-cốp viết: "Mỗi bước chân, mỗi thước đất, mỗi hòn đá nơi đây nói lên một cách rõ ràng hơn bất kỳ lời lẽ nào rằng: trên những ngả đường tiến công vào Văn phòng Đế chính, vào Nhà Quốc hội Đức và cả trong các tòa nhà đó, đã diễn ra cuộc đấu tranh một mất một còn ”1.

        Sáng sớm ngày 4 tháng 5, tôi lại kiểm tra các tiểu đoàn bộ binh trước khi các tiểu đoàn này tham dự lễ duyệt binh Chiến thắng của các đơn vi bộ đội Liên Xô đóng ở Béc-lin.

        Đại tá N.N. Ra-đa-ép báo cáo: mọi việc đã chuẩn bị tốt, chỉ còn nỗi lo là các chiến sĩ ta suốt đêm không ngủ. Mọi người nói rằng không chợp mắt được, hồi hộp. hơn cả trước khi bước vào trận đánh. Đây là duyệt binh chiến thắng cơ mà!!!

        Chúng tôi đến quảng trường Pa-ri-den-plát và đứng cạnh cửa Bran-đen-hua. Từng đơn vị theo đại đội đứng nghiêm trên quảng trường. Lệnh hô : "Nghiêm! ”, và thượng tướng Anh hùng Liên Xô tư lệnh tập đoàn quân xung kích 5, tư lệnh quân quản thành phố Béc-lin, N.E. Béc-da-rin đáp xe con ra quảng trường duyệt binh.

        Không khí thật yên lặng. Trong cảnh yên tĩnh giữa thủ đô nước Đức phát xít bại trận, vang lên tiếng nói dõng dạc của đồng chí tư lệnh tập đoàn quân, tiếng chào mừng lực lượng vũ trang Xô-viết vô địch, chào mừng nhân dân Liên Xô vĩ đại và Đảng Cộng sản của Lê-nin quang vinh.

        Một phút yên lặng... rồi tiếng " U-ra” lại vang lên như sấm. Chỉ huy các sư đoàn, quân đoàn, các nhà háo, nhà vàn, nhà thơ ra đứng trên lễ đài nhỏ và con đường lát đá gần lễ đài. Cuộc duyệt binh bắt đầu.

        Dưới những lá quân kỳ Xô-viết, các tiểu đoàn chiến thắng vô cùng phấn khởi tự hào, dường như nín thở giẫm chân đều bước trên quảng trường cạnh Nhà Quốc hội Đức.

        Trước chiến tranh, lúc còn là một cán bộ trẻ tuổi, tôi đã từng được tham gia duyệt binh trên quảng trường gần công viên ở Khác cốp, ở Cre-sa-ti-ca, dưới bóng câv dẻ ở Ki-ép và trên Hồng trường ở giữa Mát-xcơ-va thân yêu. Nhưng đấy là quê hương đất nước. Còn ở đây, trên quê người, giữa cảnh Béc-lỉn đổ nát, việc tham gia duyệt binh ngay cạnh Nhà Quốc hội Đức bốc khói nghi ngút trở thành một sư kiện có ý nghĩa đặc biệt.

        Ngày 6 tháng 5, chúng tôi chuyển cho cục tham mưu tập đoàn quân trực tiếp bảo vệ khu Văn phòng Đế chính, còn sư đoàn chuyển ra đóng quân ở công viên Trép-tốp. Tại đây chúng tôi tiến hành một loạt công việc như: ổn định tình hình, kiểm tra chiến đấu các đơn vị, trao tặng phần thưởng của Chính phủ. Ngày 7 tháng 5, trung tướng Rô- xlưi tiến hành kiểm tra và duyệt binh các đơn vị của sư đoàn tại sân vân động của công viên Trép-tốp. Các đại đội bộ binh đi đều bước trên thảm cỏ xanh của sân vận động theo nhưng khối đội ngũ chiến thắng chứ không phải theo đội hình tán binh chiến đấu như trước nữa.

        Sau khi duyệt đội ngũ, chứng tôi, làm lễ mặc niệm ở nghĩa trang của sư đoàn. Chính ở đây, chung tôi vĩnh biệt các bạn chiến đấu của mình, những người đã ngã xuống khi công phá Béc-lin.

        Sân trong công viên đã trở nên vắng vẻ. Một số nhà phía tây công viên trở thành nơi làm việc của sở chỉ huy sư đoàn. Cách không xa sở chỉ huy, ngày 24 tháng 4, chúng tôi chỉ huy cuộc chiến đấu phá đường sắt vành đai thành phố Béc-lin.

        Theo đề nghị của các ban chỉ huy trung đoàn và bộ tư lệnh sư đoàn, 21 chiến sĩ được phong danh hiệu Anh hùng Lỉên Xô và 5 chiến sĩ khác được tặng thưởng Huân chương vẻ vang cả ba hạng vì tinh thần anh dũng khi đánh chiếm Béc-lin...

--------------------
        1. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho 333, phiếu 4885, hồ sơ 344, tờ 653.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #184 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2017, 04:15:11 pm »


        HỒI TƯỞNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG

        Với mục đích làm sáng tỏ hoàn toàn trận công phá Béc-lin, tôi muốn trích một vài hồi ức của những người tham gia trận đánh đó.

        Đại úy Ph. c. Sa-pô-va-lốp, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn bộ binh 2, trung đoàn 1050, chỉ huy đơn vị bảo vệ Văn phòng Đế chính, viết: "Các đội xung kích bẻ gãy mọi sự chống cự của bọn Hít-le, tiến dần từng mét đến tòa nhà của Văn phòng Đế chính. Các đồng chí trung đội trưởng, thiếu úy An-tô-nốp, các trung úy Phê-đô-rốp và Tra-ba-chép, các thượng úy Pe-scốp và Cô-xén-cô,... vận động rất mau lẹ từ hầm này sang hầm khác, vừa chạy vừa bắn và ném lựu đạn, dẫn chiến sĩ của mình xông vào trận công phá quyết định.

        Gần bể bơi bê-tông hình tròn, đối diện với một cửa ra vào của Văn phòng Đế chính, đã diễn ra một cuộc đọ sức nảy lửa. Đợt tiến công của chúng tôi mỗi lúc một dồn dập. Trong ánh sáng của mìn, đạn pháo và lựu đạn, một nhóm các chiếu sĩ dũng cảm thuộc đại đội 4 xông về phía quân thù. Bóng những con người dũng cảm ấy khi hiện ra trong chớp lửa, khi chìm trong màn đêm. Trong đó thấp thoáng một chiếc áo blu-dông da, kiểu áo chiến đấu thường thấy ở các chính ủy, của nữ thiếu tá Ni-cu-li-na, trợ lý chính trị của quân đoàn 9, Huân chương Cờ đỏ. Chị cùng kề vai sát cánh với các chiến sĩ xông vào hang ổ cuối cùng của Hít-le. Bên cạnh chị là bí thư thanh niên A-li-mốp vươn tầm vóc hiệp sĩ của mình, vừa chạy vừa bắn yểm hộ cho chi.

        Trận chiến đấu gay go giành từng căn phòng trong Văn phòng Đế chính đã bắt đầu. Nữ thiếu tá Ni-cu-Ii-na dẫn đầu một nhóm chiến sĩ xung kích đầu tiên lọt vào lâu đài của Hít-le. Cùng với các bạn chiến đấu thân thiết của mình, chị vượt qua những bậc vỡ vụn của chiếc cầu thang xây cuốn, leo tới tầng ba rồi lên gác. Sau đó, chị dùng một đoạn dây điện thoại buộc lá cờ đỏ lên nóc Vẵn phòng Đế chính của Hít-le. Những bộ phận khác trên mặt đất thuộc dinh quốc trưởng đã hoàn toàn nằm trong tay chúng ta.

        Giờ đây lại có một nhiệm vụ phức tạp hơn là đột nhập vào những gian phòng lộng lẫy dưới mặt đất của tên quốc trưởng”1.

        Tướng Rô-xlưi, tư lệnh quân đoàn bộ binh 9, kể lại : " Ngày 1 tháng 5, những lá cờ đỏ đã bay phấp phới trên nóc nhà Bưu điện quốc gia và Bộ Tài chính. Sau đó, đồng chí binh nhì Ne-cra-xốp, đoàn viên thanh niên cộng sản, đã cắm ngọn cờ trên nóc sở Gíe-xta-pô, và A-li-mốp cũng đã cắm cờ đỏ lên nóc nhà Bộ Hàng không, Tất cả đều xảy ra sau những cuộc đọ sức ác liệt dưới hầm nhà, trên trần nhà và mỗi tầng gác.

        Tới rạng sáng ngày 2 tháng 5, các đơn vị của quân đoàn đã chiếm xong Văn phòng Đế chính, các tòa nhà của Bộ Tuyên truyền và Bộ Ngoại giao.

        Thật khó mà diễn tả được cảm giác khi chúng tôi bước xuống cái gọi là boong-ke quốc trưởng — tổng hành dinh cuối cùng của Hít- le. Các gian phòng của Văn phòng Đế chính này ngồn ngang giấy từ và hộp đựng các huân chương phát xít mà giờ đây chẳng cần cho ai nữa. Cùng với tướng Bô-cốp, ủy viên hội đồng quân sự tập đoàn quân và tư lệnh sư đoàn A. X. An-tồ-nốp, tôi được dẫn đi một cách thận trọng men theo các cầu thang trơn tuột xuống phía dưới, vào một chỗ tối đen như đáy giếng, qua rất nhiều cửa giống như lò lửa diêm vương. Không khí khét lẹt, hôi thối ; những mảnh chai vỡ ngổn ngang.

        Tôi chú ý lắng nghe bước chân của thiếu tá Ph. Sa-phô-va-lốp và cảm thấy tự hào hơn nữa về cán bộ và chiến sĩ của chúng ta. Mới một giờ trước đây, Sa-pô-va-lốp chỉ huy trận công phá cuối cùng, thế mà bây giờ đã là người chỉ huy bảo vệ gian hầm của tên quốc trưởng. Dưới ánh nắng trưa rực rỡ, thật vô cùng sung sướng khi nhìn thấy lá cờ đỏ bay trên nóc Văn phòng Đế chính... Có lẽ giờ đây cũng chỉ có ít người biết rằng lá cờ đó lại do chính tay một phụ nữ can đảm cắm lên — đó là nữ thiếu tá Ni-cu-li-na, trợ lý chính trị quân đoàn”2.

        Ủy viên hội đồng quân sự tập đoàn quân xung kích 5, trung tướng Bô-cốp kể lại: "Chiều ngày 1 tháng 5, các trung đoàn của sư đoàn 301 phối hợp hỏa lực với sư đoàn 248 bắt đầu đánh chiếm Văn phòng Đế chính. Đơn vị cố thủ can nhà này gồm toàn bọn lính Bức được lựa chọn, trung thành mù quáng với tên quốc trưởng, bọn chúng điên cuồng chống cự lại. Điều kiện chiến đấu vô cùng phức tạp, đòi hỏi nhưng chiến sĩ Xô-viết không nhưng chỉ có lòng dũng cảm mà còn phải nhanh chóng định hướng được ngôi nhà lạ, phản ứng chớp nhoáng và bắn thật chính xác. Những đức tính đó được thể hiện rõ ở các chiến sĩ trung đoàn 1050 do trung tá Gu-me-rốp chỉ huy và trung đoàn 1054 do đại tá Ra-đa-ép chỉ huy.

        Đêm rạng ngày 2 tháng 5, cờ đỏ hay phấp phơi trên nóc nhà Văn phòng Đế chính. Người cắm cờ là nữ thiếu tá Ni-cu-li-na, trợ lý chính trị của quân đoàn bộ binh 9, cùng trong nhóm xung kích của các cán bộ Sa-pô-va-lốp và Đa-vư-dốp3. Hội đồng quân sự phương diện quân đã trao tặng nữ đồng chí ấy Huân chương Cờ đỏ. Theo lệnh của A.x. An-tô-nốp, chỉ huy sư đoàn 301, các chiến sĩ trong nhỏm xung xích ấy, dưới sự chỉ đạo của chính trị viên tiểu đoàn Ê-gô-ren-cốp, đã hạ con đại bàng khổng lồ bằng kim loại, biểu tượng của nước Đức quốc xã, ngay trên lối vào cửa chính. Con đại bàng này hiện nằm giữa đống cờ phát xít bại trận trong gian trưng bày "Chiến thắng” ở Viện bảo tàng trung ương các lực lượng vũ trang”4.

        Chuẩn úy Chét-ve-ri-cốp, cựu trung đội phó trinh sát của trung đoàn bộ binh 1050, bây giờ là thợ mỏ công huân vùng Đôn-bát, cách dây không lâu có gửi cho tôi một bức thư, trong đó có đoạn hồi tưởng như sau: "Chiều 1 tháng 5, chúng tôi đã hoàn toàn chuẩn bị xong cho cuộc tiến công vào Văn phòng Đế chính. Cách góc bức tường đổ không xa, ở phố Phốt-xtơ-rát, pháo binh đã dọn dược một lối đi qua. Lệnh "Tiến!” phát ra, và thế là chúng tôi lao lên phía trước, không rõ là vườn hay công viên. Bọn phát xít lao ra tiến công chúng tôi. Thế là các chiến sĩ trinh sát bắt đầu chiến đấu rất táo bạo. Bọn phát xít mặc quân phục đen, rất khỏe. Nhưng dù sao chúng cũng bị trừng tri đích đáng. Chúng tôi tiến đến một bể bê tông và lại chiến đẩu. Các chiến sĩ bộ binh cũng đã đến. Một khẩu súng máy nhả đạn từ gian hầm quốc trưởng, ở góc trái. Nhiều người ngã xuống. Không rõ là pháo 45 mi-li- mét hay súng chống tăng của ta đã diệt ổ súng máy này. Chung tôi lập tức lao vào tòa nhà Văn phòng Đế chính. Mọi người đều gắng sức chiến đấu. Ai cũng muốn mình là người đầu tiên lao vào phòng làm việc của Hít-le. Chúng tôi phá các ụ chắn cửa và lao vào nhà. Cuộc đọ sức với bọn ss bắt đầu. Tôi cùng với anh em trinh sát lần theo thang gác lên mái nhà của Văn phong Đế chính. Tại đây, chung tôi lại chạm trán với bọn Đức. Nhiều tên gục xuống, vài tên liều nhảy từ mái nhà xuống đường. Tại chỗ mái nhô ra, các cán bộ và chiến sĩ ta đã buộc lá cờ đỏ vào. Tôi cùng với các chiến sĩ trinh sát tìm một chỗ khác để treo lá cờ của trung đội mình lên đấy”.

        Các trung đoàn của sư đoàn đã hai, ba lần được tặng huân chương và danh hiệu vẻ vang "Trung đoàn Béc-lin”. Sư đoàn bộ binh 301 kết thúc con đường chiến đấu của mình với Huân chưcrng Xu-vô- rốp hạng hai.

        Trong khói lửa chiến tranh, người chiến sĩ Xô-viết đã lập nên những chiến công tuyệt diệu. Chính cuốn sách này ghi lại chủ nghĩa anh hùng tập thể của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 301.

----------------------
        1. Ph. Sa-pô-va-lốp, Trước hang ổ phát xít, "Ngirời công sản trẻ", 1973, số 6, tr. 63.

        2. Báo Sao đỏ 14-2-1969.

        3. Tạp chí Lịch sử quân đội, 1970, số 6, tr. 60.

        4. Các công đoàn Liên Xô, 1973, số 9, tr. 31.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #185 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2017, 04:15:56 pm »


        THAY LỜI KẾT LUẬN

        NGƯỜI lính ngày xưa có câu "Chân lý chỉ lộ ra trên chiến trường”.

        Đối với thế hệ chúng tôi, những người tham gia Chiến tranh giữ nước vĩ đại, thì chân lý đó được thể hiện qua nhiều sự kiện lớn nhỏ, tập hợp lại bởi một khái niệm rất rộng gọi là "trận đánh".

        Đồn biên phòng và hai tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn bộ binh cơ giới độc lập do tôi chỉ huy, sáng 22 tháng 6 năm 1941, đã tham gia trận đánh đầu tiên chống bọn phát xít xâm lược ở biên giới Tồ quốc, phía tây Cao-nát. Ngày 2 tháng 5 năm 1945, sư đoàn bộ binh 301 bách thẳng đã kết thúc con đường chiến đấu của mình từ cao nguyên Bắc Cáp-ca-dơ đến Béc-lin bằng trận đánh chiếm Văn phòng Đế chính — tổng hành dinh của Hít-le.

        Khi Tồ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy, khi toàn thể nhân dân đã đứng lên tiến hành cuộc chiến tranh thiêng liêng, dưới ngọn cờ của Lê-nin và Đảng Cộng sân, thì chúng ta không có sứ mệnh nào vẻ vang hơn, cao cả hơn là được trở thành người chiến sĩ Hồng quân. Chúng ta đã làm tròn sứ mệnh đó bằng cả danh dự của mình.

        Mỗi trận đánh của sư đoàn 301 đều có đặc điểm riêng; và hoạt động của nó thì muôn hình muôn vẻ.

        Ví như trong trận giải phóng Đôn-bát, khi hoạt động trên hướng đột kích chủ yếu của tập đoàn quân xung kích 5, sư đoàn được tăng cường đáng kể về xe tăng và pháo binh; chúng tôi phải giải quyết nhiệm vụ tổ chức hiệp đồng tác chiến giữa các binh chủng khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của sư đoàn. Đối với chúng tôi, việc hiệp đồng thường xuyên giữa các binh chủng là một quy luật của chiến trường.

        Đột phá, tiến công thần tốc, kết hợp thọc sườn, vu hồi các cụm lẻ là điều các tiểu đoàn, trung đoàn bộ binh nắm rất vững. Do đó họ luôn luôn thọc sâu vào phòng tuyến của kẻ thù.

        Trận đánh diễn ra ngày đêm không ngớt.

        Trong những trận giải phóng Ma-kê-ép-ca và Xta-li-nô (Đô-nét), chúng tôi đã thấy rằng: ở những điềm dân cư lớn, không chỉ các chi đội đặc biệt, mà tất cả các đại đội và tiểu đoàn bộ binh đều có thể tiến hành công kích thẳng lợi. Trong các trận đánh giải phóng thành phố và làng mạc sau này, chúng tôi đã tiến công như thế.

        Cùng với các sư đoàn khác của tập đoàn quân xung kích 5, chủng tôi đã đột phá rồi thọc sâu cái "chiến lũy phương Đông” của bọn Hít-le. Ở bàn đạp Ni-cô-pôn, các trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Chúng tôi đã hành động bằng cách chọc thủng các dải và các khu vực cố thủ, rồi lẫn lượt tiêu diệt kẻ địch trên từng tuyến để cuối cùng thọc vào trung tâm phòng ngự của địch.

        Có thể nói không quá lời rằng, việc vượt qua những sông hồ lớn bằng sức mạnh là nhiệm vụ phức tạp nhất. Các phương tiện vượt sông có trong biên chế không bảo đảm được nhiệm vụ này. "Hạm đội thuyền ” được xây dựng với sự giúp đỡ của nhân dân địa phương đã nhiều lần giúp chúng tôi vượt qua bao khó khăn. Sư đoàn tiến công có vượt sông bằng sức mạnh, đó là nội dung chủ yếu của tác chiến trong tiến công. Việc chiếm lĩnh và giữ vững các bàn đạp đã dạy cho chúng tôi cách tổ chức và tiến hành phòng ngự kiên cố.

        Tiến công với nhịp điệu rất cao là đặc điểm tác chiến của sư đoàn. 20 — 25 ki-lô-mét trong một ngày đêm và di chuyền chủ yếu về ban đêm !

        Bộ binh thật xứng đáng với danh hiệu "Bà hoàng chiến trường”, còn pháo binh đáng gọi là "Thần chiến tranh”. Trong quá trình chiến đấu chiếm Béc-lin, mật độ pháo lên tới 200 khẩu trên 1 ki-lô-mét chính diện. Màn hỏa lực tiến dần cùng với sự chi viện của không quân đã làm chúng tôi trở thành một lực lượng hùng hậu có thể đập tan bất kỳ một sự cản trở nào.

        Nghệ thuật chỉ huy thành thục của cán bộ cho phép thực hiện đột phá công sự phòng ngự kiên cố của đối phương, còn sự hiệp đồng chặt chẽ với xe tăng bảo đảm cho việc cơ động thần tốc lên phía trước.

        Trong quá trình tiến công, sư đoàn bộ binh 301 thường phải đánh trả nhiều cuộc phản kích của kẻ thù. Trong những trận chiến đấu này, tính kiên cường, lòng dũng cảm và bản lĩnh chiến đấu đã chiến thắng. Chỉ riêng trong nhiệm vụ phòng ngự bàn đạp mà quân ta đã chiếm được ở sông Ô-đe trong sư đoàn đã xuất hiện sáu Anh hùng Liên Xô.

        Trong trận công phá Bec-lin, không có ngày nào là không có một trận đánh mới. Đột phá nhiều ngày vào dải phòng ngự sâu nhiều lớp của kẻ địch, đập tan nhiều đợt phản kích mạnh mẽ, đặc biệt là của sư đoàn cơ giới ss, rồi tiêu diệt hoàn toàn sư đoàn ấy, vượt sông Sơ- prê-e, chiến đấu ở công viên Trép-tốp và Plen-téc-van-đơ, công phá trung tâm Béc-lin, trong đó có những trụ sở cơ quan chính phủ — tất cả những hành động đó là nội dung tác chiến cơ bản của sư đoàn.

        Tôi xin nghiêng mình khâm phục chiến công anh hùng của các chiến sĩ Xô-viết — người bảo vệ tư do độc lập của Tổ quốc Liên Xô người đã cứu loài người khỏi thảm họa phát xít Hít-le.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #186 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2017, 04:16:48 pm »

     
MỤC LỤC

        Lời tựa

        Chương một    Chiến dịch Bôn-bát

        Chương hai:    Tiến công ở miền Nam U-cra-in

        Chương ba        Giải phóng Môn-đa-vi

        Chương bốn       Sứ mạng giải phóng

        Chương năm:   Trận Béc-lin

        Thay lời kết luận

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM