Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:37:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hitler và các danh tướng Đức Quốc xã  (Đọc 28499 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 13 Tháng Tám, 2017, 06:12:02 am »

     
        - Tên sách: Hitler và các danh tướng Đức Quốc xã

        - Tác giả: Raymond Cartier

        - Số hóa : Giangtvx
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2017, 07:44:56 pm »


CÁC TƯỚNG LÃNH DƯỚI QUYỀN NÓI GÌ VỀ LÃNH TỤ HITLER

        Những tài liệu đầu tiên cho biết về nhân cách con người của Adolf Hitler là chồng hồ sơ vụ án Nuremberg.

        Cho tới năm 1945, thế giới đã biết về Hitler chẳng bao nhiêu và còn sai lạc nữa. Những chứng liệu về ông ta do những tay bội phản như Hermann Rauschnigg chỉ có thể được sử dụng một cách dè dặt. Đã có lệnh cấm các nhà xuất bản ấn hành những cuốn tiểu sử của nhà "Lãnh Tụ". Một vài nhà báo ngoại quốc có dịp may hãn hữu đến gần ông, và đều là những công cụ, vô tinh hay cố ý, của một thủ đoạn chính trị, thực ra đã chẳng bao giờ được thấy con người thực của ông ta. Những bà con, thân thích đều được lệnh thủ khâu như bình.

        Những yếu tố quan trọng duy nhứt để hiểu biết về ông là những gì thấy được trong cuốn MeinKampf (Cuộc chiến đấu của tôi) nghĩa là con người của Hitler do chính Hitler nhận xét.

        Trái với nhà độc tài Ý Mussolini, ông này, không để điều gì về mình chẳng được biết tới, Hitler đã không nói về mình, ông bao bọc quanh ông bằng những bí nhiệm. Khi người ta nói đến buổi thiếu thời cực khổ của ông, đến bốn năm chiến đấu như một tên lính trơn, đến cách ăn uống thanh đạm kiêng khem của ông, đến sự ghê tởm thuốc lá, đến những đêm thao thức mất ngủ, những cơn giận dữ và đến mãnh lực của cái nhìn của ông, người ta có thể kể mãi.

        Nhưng muốn hiểu rõ những biến cố xảy ra trên thế giới trong vòng 15 năm, thì một điều khẩn thiết nhứt là phải hiểu về con người Hitler vì ông là tâm điểm của tấn kịch... Hầu tất cả mọi sự, được giải thích bởi ông.

        Vụ án Nuremberg đã xé tấm màn che. Lời chứng đầy đủ nhứt về Hitler là lời của Keitel, người cầm đầu bộ tham mưu riêng của ông. Suốt trong thời gian chiến tranh, Keitel đã sống bên cạnh Hitler. Keitel đã biết rõ về Hitler như người bồi phòng biết rõ ông chủ của mình. Keitel đã thấy ông ta làm việc, ăn, ngủ, la hét, giận dữ... Keitel đã không nói hết vì người ta đã không hỏi hết - thật đáng tiếc. Tuy nhiên văn khố thẩm cửu có ghi một cuộc thẩm vấn hoàn toàn về Hiller. Sau đáy là tóm tắt những điều cốt yếu ;

        Keitel cho biết : Sự bình dị của Hiller là có thực. Sự ăn uống thanh đạm, kiêng ăn thịt, cử uống rượu, cũng như cách ăn mặc giản dị của ông ta cũng không phải là giả dối. Ông ta không phải một nhà tu hành mà chỉ là một người ít nhu cầu.

        Ông ta vẫn giữ căn nhà mà ông ta đã mướn ở Munich khi mới bước chân vào cuộc đời khuấy động. Căn nhà gồm có ba phòng chật hẹp và thấp lè tè ở tầng lầu thứ ba tận góc đường Prihz-Regenstrasse. Hitler coi căn nhà đó như nơi cư ngụ riêng của ông. Thỉnh thoảng ông lại về ở cùng với mấy người bạn cũ chuyện trò cả buổi tối. Một người cảnh binh bách bộ ngoài hè phố và một người nữa đứng gác ở cầu thang. Ngoài ra không có sự canh gác nào rõ rệt khác.

        Ngôi nhà thật là bình dị. Những người ở trong đó phần đông là công nhân hay những viên chức nhỏ. Trong số này có những kẻ ở đó đã từ nhiều năm và trong khi đó người láng giềng của họ đã trở thành chúa tể của Đức Quốc Xã và tai ách của thế giới.

        Một bữa nọ, một người tên Martin Borman mua căn nhà và tặng cho Hitler. Hitler tỏ vẻ vui mừng như đứa trẻ. Ông ta nói : "Dĩ nhiên ta cần phải kiềm soát những người ở mướn, nhưng bây giờ tôi đã thành chủ nhà, tôi phải lo giữ gìn nó tươm tất. Căn nhà rộng lớn, và điều đó làm tôi lo lắng".

        Về tư dinh ở thủ đô Bá-Linh, Hitler nói :

        "Trong ngôi nhà cổ ở dinh Tể Tướng tôi có một phòng ngủ, một phòng ăn, một văn phòng làm việc, một phòng khách để nghe nhạc và tiếp tân. Tôi biết rõ như vậy là khiêm tốn, đơn sơ. Nhưng tôi thấy bằng lòng và không có ai sẽ bảo tôi dọn đi chỗ khác được".

        Tuy nhiên ông ta đã ra lệnh xây cất dinh Tể Tướng mới. Trong vòng mười tháng, một lâu đài bằng đá cầm thạch được dựng lên ở ven đại lộ Wilhemstrasse, đề rồi năm năm sau biến thành tro bụi. Trước khi khánh thành tòa lâu đài để mở tiếp tân ngoại giao vào ngày đầu năm 1939, Hiller đã rảo qua một lần cuối những sự trần thiết vĩ đại trong đó. Ông đứng trước phối cảnh những căn phòng rộng lớn và những cầu thang lộng lẫy, khoanh tay mỉm cười đắc ý. Ông nói :

        "Ít ra ngày hôm nay ta sẽ không phải đứng trước thằng cha M. Pranẹois Poncet khi hắn nhìn đây ngó kia với vẻ mặt khinh khỉnh đáng ghét. Vì bây giờ ta đã có một ngôi nhà tươm tất và ta sẽ có cho những tay đó biết rõ : ta cũng biết, chưng diện khi cần".

        Mặc cảm tự ti chi lạ ! Nụ cười hơi xấc xược của viên Đại Sứ Pháp đã làm cho con người làm khiếp đảm cả thế giới phải bối rối.

        Hitler thích hội họp với nữ giới, vì họ biết lắng nghe, biết tán thường. Họ là một phần của những cử tọa thường tham dự các cuộc trình bày suốt đêm về những dự án tương lai ngông cuông, huyền hoặc của một kẻ mắc chứng bịnh mất ngủ kinh niên, là Hitler.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2017, 09:28:35 pm »


        Keitel cho biết : "Lúc nào ờ Berghof cũng có bốn hay năm bà. Bà Speer tới đó rất thường, cả bà Below cũng thế. Bà Below là vợ một sĩ quan tùy viên của Fuhrer. Còn hai bà Hoszbach và Schmundt thì thỉnh thoáng mới tới. Fuhrer mời các bà tới, khi ông muốn đến ở Berchtesgaden một thời gian để cho các bà có dịp gặp lại chồng mình."

        Keitel cũng biết bà Eva Braun. Chẳng có bí nhiệm Eva Braun nào (hay Eva Brann chẳng phải là một bí nhiệm). Đó là một nữ phóng viên nhiếp ảnh cùng làm việc với Hofmann, một nhiếp ảnh viên riêng của Euhrer. Hitler đã gặp nàng ngay những năm còn đấu tranh cho quyền bính, và có lẽ nàng đã trở thành người tình của ông ngay từ đó. Nhưng chung quanh những chuyện tình của nhà lãnh tụ đầy những bí ẩn khốc liệt.

        "Eva Braun, Keitel nói, không lớn, khổ người trung bình. Nàng rất mảnh mai và rất thanh tú, với những lọn tóc màu hung hung đỏ, tươi sáng. Hai ống chân nàng thật là tuyệt mỹ, và đó chính là cái mà người ta nhận thấy mỗi khi thấy nàng. Nàng quả là một người rất đẹp. Tính nàng rất dè dặt, nếu không thể bảo là nhút nhát. Nàng luôn luôn đứng trong bóng khuất và chỉ tình cờ mới có may mắn thoảng thấy nàng ở Berghot".

        Keitel phủ nhận tin đồn cho rằng nàng đã có với Hitler hai con. Ông cũng đã phá một huyền thoại khác về căn phòng bí mật, lúc nào cũng đóng cửa kín mít, là nơi Puhrer giam hãm kỷ niệm của một mối tình lớn đã bị tử thần phân cách. Thực ra, không có căn phòng đó.

        Hitler không phải người bất bình thường, cũng không phải bất lực, nhưng chỉ là một kẻ có những ham muốn nhục dục, bị dồn nén bởi sự ham mê quyền bính, nên đã trở thành yếu ớt và đứt đoạn.

        Bầu không khí bao phủ cuộc đời Hitler là sự lo âu không ngớt.

        Cũng có lúc ông ta vui sướng. Nhưng những cuộc vui này luôn luôn do một thành công về chính trị hay một chiến thắng tạo nên và chúng cũng mang hình thức cuồng loạn như những cơn thịnh nộ của ông. Ồng ta dậm chân và la hét khi được tin đoàn thiết giáp của ông đã tới Abbeville, và gần ngất xỉu vì sung sướng khi nước Pháp đầu hàng. Chẳng bao giờ ông có một phút nghỉ ngơi thoải mái Ông cũng không phải là một người làm việc ghê gớm lắm, nhưng ông chẳng biết đến sự nhàn nhã là gì. Không đánh bài, không săn bắn, không đi câu ; lái xe cũng không, bơi lội cũng không, sưu tập cũhg không - và bởi vì ăn ít, ngủ rất ít, nên cuộc sống của ông chỉ thâu tóm lại hai việc, nói và suy gẫm.

        Nói như vậy tức là động tới khía cạnh quái đản nhất và đồng thời cũng là chỗ bí hiểm nhất của Hitler : Sự tập trung tinh thần. Đó chỉnh là dòng thác mà không một mương rạch nào có thể làm suy giảm sức mãnh liệt. Ổng chỉ sống cho sự nghiệp của mình và hoàn toàn cho sự nghiệp của mình. Sức mạnh của ông cũng cùng bản chất với sức mạnh của định kiến nơi một kẻ cuồng si, và sức mạnh của sự ám ảnh được giải cứu nơi các tù nhân.

        Cái đam mê đen tối và dầy vò này đã làm ông xa cách mọi người. Nó cô lập, giam hãm ông không một khe hở. Cũng có thể ông tỏ vẻ nhã nhặn, tươi cười, nhưng giữa ông và những kẻ tới gần ông 20 lần một ngày, là những hàng rào ngăn cách của công vụ và đẳng cấp không bao giờ bị phá đổ. Thống chế Lannes, cho tới chết, đã mày tao với Napoléon ; nhưng không ai mày tao Adolt Hitler bao giờ.

        Jodl đã nói : "ông ấy biết về tôi, biết rằng tôi tên là Jodl, và tôi là một tướng lãnh, và có lẽ vì cái tên của tôi, nên cũng biết tôi là người xứ Bavière...".

        Không có gì giảm bớt sự khắc khổ của môi trường của ông và những ai phục vụ ông hầu như đã phải vĩnh biệt cuộc sống ngoài đời.

        Jodl còn nói : "Tổng hành dinh của Fuhrer là một sự dung hòa giữa một tu viện và một trại tập trung. Chung quanh chúng tôi không có hàng rào dây kẽm gai, nhưng muốn vào hay ra phải có thẻ đặc biệt mà trong số các sĩ quan của tôi, chỉ có một mình tướng Wartimont, là phụ tá của tôi được cấp. Không một tiếng động nào ở thế giới bên ngoài lọt tới chỗ chúng tôi".

        Chung quanh Hitler, người ta không cười, không giỡn, không hút thuốc cũng không ca hát. Cuộc sống chính là phục vụ và lo âu.

        "Tôi đã làm hết cách đi khỏi đó. Keitel bảo vậy. Đã cả chục lần tôi xin Thống chế Goering kiếm cho tôi một chỗ ngoài tiền tuyến. Lúc ấy tôi cũng làm một Thống chế, mà tôi đành cam với một sư đoàn mà không được".

        Jodl cũng nói y như vậy.

        "Tôi đã lập cách để được đổi sang Phần Lan, trong đoàn quân miền núi Alpes. Nhưng Fuhrer không thích những khuôn mặt mới".

        Đúng vậy. Từ đầu tới cuối câu chuyện tiếp sau đây, lúc nào người ta cũng sẽ thấy những cái tên tùy viên ấy : Schmundt, Hoszbach, Belov . Không phải vì Hitler thích họ - Ông ta chẳng thích ai cả ! Nhưng đó là một con người của tập quản, và kẻ nào đã nhận được cái vinh dự biệt đãi được gọi đến gần ông ta thì phải bằng lòng với sự mãn nguyện dành cho những "Kẻ được chọn vào nước Trời" : vì họ được chiêm ngưỡng tôn nhan Đấng Toàn Năng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2017, 03:44:52 pm »


*

*      *

        Hitler không phải người làm việc ghê gớm ông không ngồi hàng giờ sau cái bàn làm việc như Mussolini. Ông đã chế giễu cả trăm lần người tiền nhiệm của ông là Bruning, người đã đầy lương tâm mình đến độ tự tay soạn thảo những đạo luật mà ông muốn đệ trình quốc hội. Ông ghét những bản phúc trình dài. Cái trí linh hoạt của ông không cho phép ông đọc rộng (chỉ trừ một trường hợp sẽ nói sau), và vì vậy mà ông thích những tiểu thuyết trinh thám mà ông đọc nghiến ngấu một hơi.

        Chỉ có một điều ông đích thân soạn lấy một cách hết sức cẩn thận là những bài diễn văn của ông.   

        Theo Keitel, ông đọc những bài diễn văn đó cho thư ký chép lại toàn bài, rồi xem lại, thay đổi và viết đi viết lại hai, ba lần.

        Những lời lẽ man dại làm rung chuyển thế giới, và có vẻ như do một sự ứng khẩu đầy nhiệt hứng chính là những bài diễn văn mà ông đã học thuộc lòng trước khi đọc,

        Keitel còn nói:

        "Thật vô cùng khó khăn để nói với ông, ngay việc báo cáo miệng cũng vậy. Vừa mở miệng đã bị ông cắt ngang và nói thay. Hàng trăm hàng ngàn ý nghĩ tuôn ra không ngớt từ bộ óc của ông. Đó chính là một lò tư tưởng. Ở trên đời này không thể có một người nào khác có nhiều ý tưởng như Hitler".

        Ông có một khả năng rút gọn và tổng hợp phi thường.

        Ổng tin rằng chiều hướng các biến cố vụt hiện ra trước mắt ông, và trong khi những kẻ khác cặm cụi mải miết lạc bước trên con đường phân tích thì trực giác đã soi sáng các vấn đề của ông như một tia chớp.

        Ông cũng có một khả năng đặc biệt về xét đoán kẻ khác. Ông nói :

        "Tôi chỉ cần nói chuyện một giờ với bất cứ một người nào là có thể hiểu thấu đảo về người đó, và có thể biết đích xác tôi phải sợ cái gì hay mong đợi điều gì nơi người đó".

        Keitel cho rằng ông đã thường nhắc Hitler phải thận trọng đối với những điều nhận xét cấp kỳ mà ông phán đoán về các tướng lãnh. Nhưng Hitler cũng không thèm nghe.

        Ồng ta có những kiến thức bất ngờ khiến những kẻ có dịp nhìn thấy ông, đã phải coi ông như một thiên tài hoàn toàn bao quát. Mê say các vấn đề về máu huyết, ông có thể thuyết trình hàng giờ về bịnh giang mai hoặc về sự chọn giống dân. Không bao giờ ông ngồi vào tay lái một chiếc xe nào, nhưng ông biết rất chính xác về mọi loại xe hơi. Ông so sánh những cái lợi hại, về các bộ máy và đề nghị những cải tiến ; nhờ có óc tương tượng rất dồi dào, ông có một khía cạnh của một nhà sáng chế.

        Nhưng ông có một sự khinh rẻ rất sâu sắc đối với các kỹ thuật gia. Ông nói :

        "Các nhà kỹ thuật là những kẻ chỉ biết có một tiếng : Không. Hỏi họ bất cứ điều gì, họ cũng luôn luôn bắt đầu bằng cách trình bày lý do tại sao không có thế làm được. Không bao giờ có một tia sáng tạo từ trong đầu một kỹ thuật gia vọt ra. Tôi thích những người tài tử, có óc nghệ thuật ; chỉ Có họ là có nhiều ý tưởng".

        Hitler đã xây dựng tất cả một hệ thống chỉ huy trên sự khinh thường tuyệt đối những điều bài bác đó. Ông nói :

        "Tòi biết là tôi đòi hỏi điều không làm được. Đó là cách duy nhất đề đạt tới điều có thề làm được, và còn lâu tôi mới đạt tới điều đó luôn luôn. Nếu tôi chỉ bằng lòng đòi hỏi điều có thể làm được, tỏi sẽ hầu như chẳng được cái gì".

        Keitel đã kể những ví dụ sau đây :

        "Một hóm Fuhrer hởi tôi: "Mỗi tháng chúng ta sản xuất được mấy khẩu phỏng lựu nhẹ ? - Khoảng 100 khẩu. - Tôi ra lệnh phải sản xuất 900. Ta sản xuất được mấy trái đạn phòng không cỡ 88? - khoảng 200.000. - Tôi muốn có 2.000.000. - Nhưng mỗi viên đạn phòng không lại có một ngòi nổ chậm rất phức tạp và chúng ta chỉ có vài nhà máy làm được những ngòi nổ này. - Tôi sẽ bảo Speer. Y sẽ cho lập thêm nhà máy và trước sáu tháng tôi sẽ có 2 triệu viên đạn phòng không".

        "Một lần khác, ít ngày trước cuối năm 1944, ông hỏi Speer : "Mỗi tháng ta làm được mấy khẩu liên thanh ? - 3500 khẩu - Để làm quà Giáng sinh, nghĩa là từ tháng giêng tôi muốn có 7000 khẩu. Đừng, đừng, ông Speer đừng bảo là không thể làm được. Đừng nói gì cả và hãy cho tôi những khẩu liên thanh. Anh cũng không từ chối tặng quà cho Fuhrer của anh chứ ?"

        Khi các nhà tài chánh bảo với Hitler là không có tiền, ông trả lời : "Các anh phải kiếm ra tiền". Khi các nhà kỹ nghệ bảo ông "Không có đủ thì giờ". Ông đáp : "Các anh sẽ không cần thì giờ". Khi các tưởng lãnh bảo : "Thiếu người", ông thiếu điều trả lời "Hãy tạo ra người".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2017, 02:46:13 am »


        "Sau cuộc đổ bộ lên Normandie1, Keitel kể lại, Hitler bảo tôi : "Chúng ta sắp có một mặt trận mới, vậy phải cần thêm mấy sư đoàn nữa... Anh hãy xem có thể lập được mấy sư đoàn với Quân đội nội địa - Nhìn qua, khoảng 10 sư đoàn". Ỏng nổi giận : "Thật là kỳ cục. Tôi muốn có 40 !" Chúng tôi thảo luận, thảo luận đến độ tôi phát ốm thực sự, rồi đi đến một con số dung hòa là 25 sư đoàn. Nhưng ông không chịu hẳn. Ổng cho vời tướng Jodl tới cùng với Tham mưu trưởng Quân đội, Tư lệnh các lực lượng trừ bị, Tư lệnh quân đội nội địa, bắt các ông này nghe một bài diễn văn tuyên truyền rồi cho họ 8 ngày để đệ trình những đề nghị cụ thề. Cuối cùng, chúng tôi lập 25 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn thiết giáp, nghĩa là 30 sư đoàn tất cả.

        "Lúc đó Hitler bảo tôi : "Anh thấy là tôi có 1.7 mà. Nếu tôi nghe lời anh. tôi chỉ cỏ được 10 sư đoàn. Luôn luôn phải đòi hỏi điều không thể làm được". Nhưng chúng tôi chỉ có thể làm vui lòng bằng cách rút từ tiền tuyến về một số trung đoàn, biến đổi những trung đoàn đó đi rồi gọi đại là Sư đoàn".

        Những đòi hỏi thịnh nộ đó, cái thái độ không chấp nhận có điều gì không thể làm được đó, kèm theo những cơn nổi giận khủng khiếp và những đe dọa kinh hồn, chắc chắn đã cho phép Hitler đạt được những thành quả khổng lồ, những thắng lợi thực sự về quân sự và kỹ nghệ. Nhưng ngược lại, bề trái của những cái đó là sự gian lận và giả dối để che mắt cấp trên. Hitler đã nói một cách thỏa chí: "Các tướng lãnh không bao giờ đến gặp tôi để nói: "Tôi thiếu đại bác, thiếu chiến xa, thiếu đàn v.v..." họ đâu có dám nói vậy ! Nhưng họ thường báo cáo láo và đã hơn một lần Hitler chỉ thấy cỏ mặt tiền và hư ảnh thay vì thực lực đáng tin cậy,

        Nhưng, Keitel nói, ông ta hết sức nghi ngờ, Ông nói :

        "Tôi biết rõ các báo cáo của người ta trình tôi luôn luôn làm nương theo chiều hướng ý nghĩ của tôi. Vì vậy tôi phải thấy chắc chắn hai lần để có thể tin là thật".

        Sự không tin người, nơi Hitler, đã phát sinh cùng lúc với ông, nghĩa là bẩm sinh. Nó là một phần căn bản của tính tình hung dữ và u ám của ông. Nhưng ông càng lớn lên thì cái tính không tin người nó cũng càng lớn mạnh, trong buổi thiếu thời nghèo nàn và bị bạc đãi, trong cuộc đấu tranh cam go giành quyền bính. Đã hơn một lần ông suýt bị lật nhào bởi cuộc biến động của đảng Quốc Xã ông đã sống lâu ngày trong sự rình rập ở giữa những bộ mặt đáng ghét như Roehm hay Gregor Strasser. Lên tới tột đỉnh của quyền lực, bề ngoài xem ra vững chãi như bàn thạch, nhưng lúc nào ông cũng giữ cái nhìn u ám và lo âu của những bạo chúa. Sự tập trung hoàn toàn tất cả mọi quyền chỉ huy trong tay ông không phải chỉ là hậu quả của một sự độc tài ghê gớm; mà đồng thời, cũng là một biện pháp đề phòng nữa.

        Những cuộc thẩm vấn và thảo luận trong vụ Nuremberg đã mang lại một ánh sáng toàn bích và quyết định về tính chất và sự điều hành của chính quyền quốc xã. Đã có mặt Hitler, và chỉ có thế.

        Ông ta không có lấy một cố vấn. Không có lấy một người bạn. Cũng chẳng có một ai để tâm sự, Người ta chẳng thấy trong cái bóng của ông "Cái sự cao cả xám" mà người ta đã tìm kiếm mãi. Cũng chẳng có một Richelicu, hay một Sully ; ngay một Talleyrand hay một Fouché cũng không nốt. Hitler cô độc một cách bi thảm. Đức Quốc Xă gồm có một thiên tài quái đản và những kẻ quỳ gối khuất phục.

        Tại Nuremberg, Goering đã cố gắng một cách tuyệt vọng để duy trì sự quan trọng của mình. Ngay tại vị trí của bị cáo, dây đã quàng vào cổ, ông vẫn tiếp tục hùng hổ cho rằng ông giữ địa vị của nhân vật thứ nhì trong chính quyền Đức quốc xã. Nhưng chính những lời tuyên bố của ông đã cải chính điều đó. Ông cũng chỉ như những người khác ; như tất cả những người khác. Ông tuyệt đối không có chút quyền gì trong các quyết định của Hitler, Goering đã tuyên bố :

        "Vào tháng 3 năm 1939, khi tôi đang nghỉ hè ở Riviera thì nhận được thư của Hitler loan báo rằng Tiệp Khắc đã trở thành mối đe dọa không thể tha thứ được và ông đã quyết định thanh toán cho xong. Tôi liền về ngay Bá linh. Hitler cho tôi xem một tài liệu của sở tình báo và bảo tôi rằng Tiệp Khắc đang trở thành chiếc hàng không mẫu hạm của Âu Châu. Tôi khuyên ông nên nhẫn nại, và nhấn mạnh rằng vi phạm thỏa ước Munich sẽ làm cho Chamberlain mất uy tín và có thể đưa Churchill lên cầm quyền ở Anh. Hitler không nghe lời tôi.

        "Tôi đã tới nơi chỉ vài giờ sau Chủ tịch Hacha. Tôi nổi giận vì tất cả công việc xảy ra bên trên đầu tôi. Tôi đã tỏ thải độ bằng cách từ chối không chịu tháp tùng Fuhrer sang Prague".

-----------------
        1. Đọc "Hitler và trâu đánh Normandie" - Sông, Kiện xuất bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2017, 02:08:55 pm »


        Sự giận hờn của người phụ tá thứ nhứt của Hitler đã không gây được một ấn tượng nào nơi Hitler. Trước cũng như sau, Hitler không thèm hỏi ý kiến ông. Khi đã quyết định khai chiến với Nga rồi - một quyết định quan trọng nhứt lịch sử Đức - Hitler mới điện thoại cho Goering :

        "Tỏi đã quyết định khai chiến với Nga".

        Gocbbels lúc ấy chỉ là bù nhìn quay theo lời của Hitler. Hess chỉ là một "siêu tùy viên", Bormann là một con vật vô cơ. Himmler không được hỏi ý kiến về một vấn đề gì bao giờ. Ribbentrop chẳng quan trọng hơn hạt đậu. Chẳng bao giờ có những kẻ xúi xiểm bí mật đến thì thầm bên tai Fuhrer những ý kiến. Tôi sẽ cho thấy Bộ tham mưu của ông ta ra sao.

        Goering đã nói : "Không khi nào người ta hỏi rnột vị tướng lãnh xem có chấp thuận một chính sách nọ, một chính sách kia không. Trong khi Fuhrer trình bàv ý kiến của mình, không bao giờ có vấn đế tìm hiểu xem các tướng lãnh có đồng ý về các kế hoạch quân sự của ông hay không. Nếu có một vị tướng nào đứng lên mà nói : Thưa Fuhrer, theo tôi, ý kiến của Ngài sai - Tôi không đồng ý về thỏa ước mà Ngài đã ký kết và về những biện pháp mà Ngài sẽ áp dụng", thì đó là điều không thể nào hiểu được. Không những người đó sẽ bị bắn, mà tôi còn coi y là một tên khùng".

        Không có một sáng kiến chính trị nào của Đức quốc xã đã được đem ra bàn thảo trước. Hội đồng Nhà Nước, mà Schac-ht ngồi chủ tọa làm vì, đã không họp một lần nào. Người ta thấy hàng trăm hội đồng để thi hành ; nhưng không có lấy một cái để quyết định. Lúc nào cũng chỉ có một lề lối duy nhất : Hitler triệu tập 3 hay 4 nhân vật cao cấp có liên hệ trực tiếp tới các dự án của ông và bảo họ : "Đó là điều tôi muốn làm. Các anh đề nghị thế nào ?" Ban đầu ông ta còn nghe những lời phản đối; sau cùng ông ta chẳng nghe gì nữa.

        Ổng không dung thứ cho một ai có một cái nhìn toàn bộ chính sách và các mưu định của ông. Ông nói :   

        "Mỗi người chỉ được biết những điều gì có liên hệ trực tiếp đến minh, và chỉ được biết duy nhất một điều đó vào lúc tiện lợi, nghĩa là càng trễ càng tốt".

        Các nhà ngoại giao không biết gì về các kế hoạch quân sự. Các nhà quân sự không biết các sự bố trí về ngoại giao. Các người chế tạo vũ khỉ không biết gì về chính sách của công việc chế tạo vũ khí.

        Keitel nói : "Bộ tư lệnh tối cao quân đội (Ober Kommando der Wehrmacht bị cấm chỉ không được để cho Bộ Ngoại giao thấy một dấu hiệu cỏn con nào về các cuộc hành quân".

        Ribbentrop thì nói : "Bộ Ngoại giao bị cấm chỉ không được để cho OKW (Bộ tư lệnh tối cao quân đội) thấy một dấu hiệu cỏn con về cuộc vận động ngoại giao Speer, Tổng trưởng Bộ Vũ khí, thành viên hội đồng nội các trong chính phủ Đức quốc xã, quả quyết rằng ông ta đã biết tin quân Đức đã tiến vào Ba-Lan qua đài phát thanh. Điều đó có vẻ điên. Tôi thì tin chắc là sự thật

        Nhưng những kẻ mù lòa này chấp nhận sự mù lòa của họ. Cho tới pháp đình ở Nuremberg, họ đã biện minh cho một bộ máy chính quyền đã biến họ thành những bánh xe và cuối cùng đã đưa họ vào tù hay lên đoạn đầu đài.

        Goering đã nói : "Chế độ Dân Chủ đã đưa nước Đức tới thảm họa. Chỉ có chế độ Lãnh tụ mới cứu được nước này".

        Thật là đúng khi bảo rằng những mối ưu tư thực sự và mãnh liệt ngay từ những ngày đầu đã dày vò một số người mà cái chế độ quái dị này lôi theo.

        Xuống dưới chúng tôi sẽ đan cử những bằng chứng được lặp đi lặp lại về điều đó. Tuy nhiên, ngay những người không phải đảng viên Đức quốc xã, ngay những người mà bất cứ cái gì cũng làm họ chán ghét ý thức hệ của Hitler, cũng đã tuân phục, đi theo và phục vụ.

        Sự khủng bố, cái khía cạnh cảnh sát và đê tiện của một chính quyền thoát thân từ cống rãnh, không báo cáo được mọi sự. Cái thói quen vâng lời lúc nào cũng mãnh liệt nhất ở tột đỉnh của đẳng cấp, cái quan niệm cho rằng vận mệnh của Đức dù muốn dù không đã trùng lẫn với chế độ Quốc xã, cũng chưa phải là những lời giải thích đầy đủ. Lịch sử chắc hẳn sẽ phải đề ý đến ảnh hưởng không thể tưởng tượng của Hitler đối với các trí khôn và các ý chí. Chồng hồ sơ Nuremberg, các cuộc thẩm vấn các bị cáo, các lời khai của các nhân chứng, biết bao nhiêu lời tuyên bố của những người đã biết và đã gần lãnh tụ Hitler sẽ giúp tạo lại cái bầu không khí gần như bị "thư, yểm" nó bao phủ tấn thảm kịch Đức quốc.   

        Lời chứng gây xúc động mạnh nhất là lời của một người, nay đã trở thành người thiên cổ, người mà ngày sinh cũng như dĩ vãng ở cách xa chế độ Quốc xã, người đã thử kiềm chế Hitler nhưng đã bị Hitler đánh lừa, chế nhạo và nghiền nát - đó là Thống chế Von Blomberg.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2017, 02:11:40 pm »


        Ông đã nói với các dự thẩm ở Nuremberg "Hầu như không có thể nói ngược lại Hitler. không những vì ông ta nói năng giảo hoạt đến cùng độ và hùng hổ vô cùng, mà cũng vì giữa người với người, ta có một ảnh hưởng chiếu tỏa xung quanh khiến người ta không ít thì nhiều như bị bó buộc phải nghe theo và chia xẻ quan niệm của ông. Dù khi nói với một người hay nói với một triệu người, ông cũng hoàn toàn làm như vậy. Ông lôi cuốn bạn, thuyết phục bạn, mà bạn không cương lại được. Nhân diện của ông thật đảng sợ. Nó cố một sức ám thị lạ thường".

        Keitel, một người không thông minh lắm, và ít khi vượt được lên trên những câu ví von tầm thường, đã nói :

        "Hitler là một động cơ đáng sợ". Đáng sợ đến nỗi, nó đã đẩy luôn nước Đức xuống hố.

        "Một đặc tính khác thường nhứt của Hitler, Keitel nói, là sự quyến luyến hầu như không thể nào hiểu nổi, đối với những "Alte Kampfer". Alte Kampfer - những chiến sĩ cũ - là những đảng viên Quốc xã hồi đầu. Những người đã dự những cuộc hội họp đầu tiên trong những nhà máy rượu bia ở Mu- nich. Những người đã tham gia cuộc đảo chánh ở Feldherrnhalle. Hầu hết họ là những tay dao búa, những tên vô lại mà chính trị đã biến thành những kẻ sát nhân. Họ đã cho nước Đức các thủ lãnh, các khu trưởng, một giới quý tộc đáng ghét mà một số kẻ tiêu biểu đã ngồi trước vành móng ngựa ở Nuremberg : Lính thủy Sauckel, nhà giáo Streicher, cảnh sát viên Kaỉtenbrunner. Phần đông thuộc hạng người thấp kém nhất trong xã hội và hầu hết - Không phải người nước Phổ là nơi đóng góp quá ít cho Quốc xã - mà là người miền Tây và miền Nam, như chính Hitler chẳng hạn.

        Tất cả những người này đều đã làm giàu một cách bất chính và gây tai tiếng. Họ trả thù lại những năm sống cơ cực. Hitler biết rõ điều đó và chấp thuận, ông nói :

        "Tại sao người ta lại muốn các "cựu chiến sĩ" của ta phải sống mãi trong cảnh tay trắng? Họ đã chiến đấu và họ đã chịu cực khổ, và công bình ra là phải tưởng thưởng họ. Dầu sao, họ đã được những gì họ có".

        Nhà khổ tu che chở cho những cái bụng thối.

        Keitel nói :

        "Không có gi làm cho Fuhrer xa cách các Atte Kampfercủa ông được. Ông luôn luôn giữ được tình bạn riêng đối với họ, ngay cả khi bỏ buộc phải cất chức họ vì những lỗi lầm tái phạm nhiều lần, hay vì một sự bất lực tỏ tường, và ngay cả khi họ vi phạm các hình luật".

        Đúng vậy : Một tên chó má, điếm đàng như Streicher mà Hitler cũng vẫn cho lui tới và giúp dỡ. Nhưng Streicher đã ở cạnh ông ngày xảy ra loạt súng ở Munich và Streicher là một trong số những người đã giúp ông nhiều nhất trong cuộc đấu tranh chống lại Roehm.

        Trong con người Hitler trước tiên có một đảng trưởng hay đúng ra một tay trùm bất lương. Đức tính cao cả nhứt trước mắt ông là sự trung thành với cá nhân ông. Những ai giữ lòng trung thành đó, thì bù lại có quyền được hưởng sự che chở và sự bao dung tuyệt đối vượt mọi luật lệ. Còn ai không giữ lòng trung thành đó thì phải chết. Tình đồng chí, cái tình anh em ruột thịt của những kẻ vô gia đình, có lẽ là tình cảm nhân bản mãnh liệt nhứt trong lòng của kẻ vô loại ngàn đời là Hitler.

        Mussolini cũng thuộc loại người tương tự. Những trang sau đây sẽ cho thấy sự quí mến sâu đậm và lòng thán phục của Fuhrer đối với ông Duce. Thêm vào đó còn có một sự yêu mến thực sự. Biết bao lần nền chính trị của Ý, khả năng quân sự kém cỏi của Ý, đã lôi nước Đức vào những khó khăn nghiêm trọng, một mất một còn, vậy mà không bao giờ có một lời hằn học hay xúc phạm, thốt ra từ cặp. môi hung bạo của Hitler. Vì Mussolini là một đồng chí, một chiến hữu. Ông cũng sinh ra trong đám dân nghèo, và cũng đã phục vụ và đau khổ trong bộ đồng phục vô danh của một người lính dưới chiến hào. Sự song hành và tương đồng giữa hai cuộc đời và hai sự nghiệp đánh động Hitler. Ông nhìn thấy ở đó một điểm gì. Ông nói:

        "Chúng tôi cùng chung số phận".

        Trái lại, Hitler ghét tất cả những kẻ thượng lưu theo tập truyền. Ông tuyên bố rằng vai trò của giớỉ quý tộc cũ đã chấm dứt và họ chỉ còn việc chết thơm danh, ông không ngớt cảnh cảo giới tư sản rằng họ không còn chỗ đứng trong nước Đức cải tổ. Ông ghét các nhà ngoại giao, gọi bộ Ngoại giao là "hội quán của những kẻ chủ bại" hoặc ngôi nhà của những khó khăn". Ông ghét nhứt các tướng lãnh.

        Mỗi trang của câu chuyện dưới đây đều nói lên sự căm ghét của Hitler đối với các tướng lãnh. Ông đã bạc đãi họ, sỉ nhục họ, bắt nạt họ, đả phá họ. Có lẽ ông cũng đã đánh đập, bởi chính tay ông, một người vị vọng nhứt trong hàng tướng lãnh, một ông Thống chế ! Nhờ ánh sáng của vụ án Nuremberg mà vụ mưu sát ngày 20 tháng 7, một sự việc chưa từng nghe nói, đã hiện rõ như một kết cuộc hợp lý, những hành động tự vệ và trả thù của một lớp người bị chà đạp, dày xẻo. Nhưng nó đã cho Hitler cơ hội lập một thành tích mà những kẻ gây loạn phải phát thèm đến xanh mặt : Ông đã móc cổ họng các tướng lãnh vào những cái móc thịt của tay đồ tể.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2017, 10:23:50 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2017, 10:25:28 pm »


        Những sự kiện do Keitel kể lại chứng tỏ sự bất công cố tình, của Hitler đối với các vị Tư lệnh trong quân đội. "Ông rình rập đề bắt lỗi họ, hơi lầm lỗi một chút là bị cất chức liền. Ông còn bắt họ đền tội về những lỗi do chính ông làm. Ông đã nói: "Cần phải bắt các tướng chịu trách nhiệm về những thất bại vì họ có thế thay thế được, còn ta, uy tín của ta là cái vốn duy nhứt phải bảo vệ với bất cứ giá nào, không được làm suy giảm".

        Các tướng lãnh Đức đã chiến đấu, trong suốt trận giặc dưới sự đe dọa luôn luôn treo ở trên đầu, chịu khuất phục dưới những sự tàn bạo và tính tình hay thay đổi của một tên bạo chúa, bị canh chừng, bị do thám, bị báo cáo vặt bởi những tên mách lẻo của đảng Quốc xã. Quân đội Đức không có những tay chính trị viên ; nhưng còn tệ hơn thế : những điểm chỉ viên của tên trùm mật vụ Himmler,

        Keitel đã nói:

        "Không ai có thể hiểu tại sao Fuhrer đã cất chức một người đánh giặc tuyệt giỏi như Thống chế List. Không ai có thể trách cử List về một lầm lỗi nghề nghiệp nào, List là người đã điều khiển cuộc hành quân ở vùng Balkans. một cách tuyệt hảo và chính Hitler đã nhiều lần tuyên bố hài lòng về ông. Chắc chắn trong vụ này phải cỏ một sự vận động ngầm, công việc của những lực lượng bí mật - cỏ lẽ là Himmler - đã thành công trong việc ghi được tên của List vào sổ bìa đen".

        Palkenhorst đã chinh phục được Na Uy. Hiển vinh vì chiến thắng, nhưng ông đã lầm khi than phiền về một Trung đoàn ss chiến đấu trong đạo quân của ông. Hitler đùng đùng nôi giận : "Không phải quân ss của ta xấu, mà Palkenhorst không biết chỉ huy". Viên tướng tài đã biến mất.

        Hitler đối xử với thống chế Von Rundstedt một cách đặc biệt. Ông nói : "Nếu Rundstedt trẻ hơn mười tuổi, ta đã phong y làm Tổng Tư lệnh quân đội. Ta biết y là một viên tướng theo kiểu Phổ cổ xưa và y không thích chế độ Quốc xã - nhưng y là một người đánh giặc rất giỏi và ta muốn lịch sử sẽ ghi nhận rằng trong các cuộc lựa chọn quân sự của ta, ta không hề để ý đến các "yếu tố khác". Ông cũng đã bổ bảng Rundstedt ba lần, lần nào ông cũng nói "Ông ấy già rồi. Mất hết phong độ rồi, ta không cần ông ấy nữa".

        Sự oán ghét của Hitler đối với các tướng lãnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sâu xa. Keitel nói "Trong quân đội, ông ta thấy lại cái tinh thần tư sản già nua mà ông ta đã chiến đấu chống lại trong 15 năm. Khi Roehm tính thay thế Reichswehr1 bằng những S.A.2 thì ông ta đã chống lại Roehm vì ông ta đã biết không thể thiếu kinh nghiệm của những quân nhân thuộc thế hệ già, nhưng ông ta không thích họ". Một tên lính quèn của Đệ nhứt Thế chiến, đã từng kéo lê cuộc đời khốn khố trong khắp các chiến hào trên đất Pháp, nay ra tay phục thù các cấp chỉ huy quân sự đã từng đứng từ trên cao mà hành hạ y trong một thời gian quá lâu dài. Y báo thù những người đeo huy hiệu chỉ huy đã từng khinh khỉnh làm văng bùn lên đôi giày thấp cổ tồi tàn của một người lính trơn như y. Nơi Hitler, kẻ chiến thắng và Tổng Tư lệnh quân đội, có một thứ chống quân sự theo kiểu cổ : Sự oán thù của những người bộ binh chống lại những kẻ mang lon.

        Bộ tham mưu đã chống mãi lại những dự án của ông. Điều đó khiến ông giữ mãi một sự oán giận ; một sự thù ghét, một sự phẫn nộ không nguôi. Lúc ấy ông là Đấng vô minh toàn tri mà người ta đã xúc phạm, là Thượng Đế mà người ta đã nghi ngờ.

        Keitel còn nói :

        "Fuhrer hết sức bực mình về những quan niệm cho rằng các tướng lãnh không biết về ông đầy đủ".

        Người ta đã yêu cầu vị Thống chế giải thích những lời nói trên, và đây là lời giải đáp

        "Dĩ nhiên Hitler không bao giờ nói ra, nhưng để diễn tả đại khái, ông ta đã nói với chính mình: "Các tướng lãnh, luôn luôn coi ta như một người cựu hạ sĩ của trận giặc trước và khi ta nói với họ về các vấn đề quân sự, thì họ tự hỏi và hỏi nhau : "Tại sao ông ấy lại biết được tất cả những điều đó ?" Tôi xin nhắc lại là Hitler không bao giờ nói điều đó với tôi nhưng, như người quan sát thầm lặng, tôi luôn luôn cớ cảm tưởng là tâm trạng đó hết sức sâu sắc ở nơi ông. Khổ thay, chẳng phải một mình tôi đã nhận thấy như vậy. Có những kẻ khác đã nhận thấy và họ đã lợi dụng điều đó vào việc xúi xiểm ông ta chống lại kẻ nầy, kẻ kia. Lúc ấy người ta biết rõ một điều là có một cách chắc chắn để triệt hạ một vị tướng lãnh trước mặt Hitler là : mách rằng vị tướng đó đã phê bình lệnh của Fuhrer bằng câu nói: "Không thể được. Thực buồn cười". Hết đời vị tướng.

        Đáp lại sự dè dặt câm lặng mà ông cảm thấy đối với minh, Hitler đã trả lời, hoặc bằng những cơn thinh nộ lôi đình, hoặc bằng một sự khinh bỉ tột cùng.

-------------------
        1. Quân đội tự vệ Đức theo hòa ước Versaitles.

        2. Đoàn xung phong, bán quân sự.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2017, 09:06:45 pm »


        Kể ra không quả đáng khi bảo rằng Hitler coi tất cả các tướng lãnh như những kẻ hủ lậu và ngu đần. Ông chê trách sự cằn cỗi của óc tưởng tượng của họ, sự từ chối không chấp nhận ý thức hệ Quốc xã, sự khinh khi đối với đảng và các lãnh tụ đảng, những ý kiến cũ rích mà họ kéo lê với đôi giày ống của họ, cũng như một quan niệm nghĩa hiệp nào đó về chiến tranh đã từng khiến ông thịnh nộ xung thiên. Ông nói : "Tôi không thể hy vọng các tướng lãnh có thể hiểu tôi, nhưng tôi có thể bắt họ vâng lời tôi". Trước mặt những vị chỉ huy cao cấp nhứt của Wehrmacht ông đã phát biểu ý kiến như sau : "Những tư tưởng đó quả cao đối với các anh ; các anh không hiểu nổi, nhưng hãy nhớ rằng tôi muốn cảc anh phải vâng lời tôi".

        Sự oán ghét của ông đặc biệt dành cho Lục quân, nơi mà ông thấy lại cái tinh thần cũ của xứ Phổ một cách mạnh mẽ nhứt. Theo Jodl, ông đã nói : "Tôi có một Không quân Quốc xã, một Hải quân Thiên Chúa giáo và một lục quân phản động". Phản động, ở đâu lưỡi của Hitler cũng gần đồng nghĩa với đần độn, Do đó ông đối xử với phi công một cách thân tình, với lính thủy một cách cung kính và coi các tướng lãnh Lục quân như con chó

        Nhưng những nhà chuyên nghiệp chiến tranh nầy, ngay trong lãnh vực chuyên môn của họ cũng bị Hitler chế ngự rất dễ dàng.

        Cần phải nhẫn nại trước cơn sửng sốt. Nhưng chửng cớ còn đó. Những lời chứng, những tài liệu, những cuộc bàn cãi ở Nuremberg chứng tỏ kiến thức rộng rãi và khả năng quân sự lạ lùng của Hitler. Chúng cho thấy một cách chắc chắn, không thể chối cãi, ông vừa là người sáng lập vừa là thủ lãnh thực sự của quân đội mới của nước Đức. Và chỉ có một mình ông ! Không thể tìm ra một cố vấn quân sự, một thiên tài ẩn thân nào. Người ta chỉ thấy có những kẽ thuộc hạ và đôi khi những kẻ chống đối. Keitel và Jodl họp lại, bên cạnh Hitler, bất quả cũng chỉ tương đưong với Berthier bên cạnh Napoléon. Những người khác như Brauchitsch, Rundsteđt, Rommel, Guđerian, đã chỉ là những viên phụ tá đôi khi có thể ví được với Augereau hay Murat, nhưng không bao giờ có thể so sánh với Davout và Masséna. Và tôi tin chắc rằng cái gì còn lại, nhứt là trong lịch sử về con người khốc hại này sẽ là vị tướng soái mà các Hàn lâm viện Chiến tranh (nếu ở kỷ nguyên hạch tâm hãy còn những Hàn lâm viện đó) sẽ nghiên cứu học hỏi về các chiến dịch của ông giống như họ đang nghiên cứu các chiến dịch của Gustave-Adolphe hay của Frédéric II.

        Goering nói :

        "Fuhrer đã đích thân ảnh hưởng một cách sâu xa tới cuộc tái võ trang của chúng ta. Ông có những kiến thức quân sự rộng rãi. Sự tò mò của ông đã hướng về Hải quân và Pháo binh nhiều nhất. Thường thường, chính ông ấn định về số lượng và loại vũ khí, đại bác, liên thanh v.v.... phải sản xuất. Công việc lớn mà ông chú tâm lo lắng là quân đội, và chỉ kể từ 1944 ông mới đề ý đến công việc của Không Quân. Lúc đầu ông không chú ý nhiều đến những chiến xa, nhưng ông đã sớm nhận ra được sự quan trọng của chúng và chính nhờ ông mà chúng ta có được những chiến xa hạng nặng. Ỏng đã đòi cho bằng được những chiến xa loại đó, mặc dù Bộ Tổng tham mưu không muốn. Ồng đã xây dựng tất cả các cuộc hành quân ở Ba Lan và ở Pháp trên sự sử dụng các Sư đoàn Thiết giáp.

        "Cách chỉ huy của ông như sau : ông cho chỉ thị tổng quát, nhận kế hoạch của các vị Tư lệnh khác nhau, phối hợp các kế hoạch đó, lập một kế hoạch toàn bộ rồi giải thích, phê phán trước các vị tướng lãnh chính, ông hỏi ý kiến, thật nhiều ý kiến, nhưng phải nhận rằng tất cả các tư tưởng chiến lược cốt yến đều do ông. Ông rất có khiếu về chiến lược".

        Keitel nói : "Fuhrer không bao giờ được học về quân sự, nhưng ông có trực giác của một thiên tài. ông đã tự đào luyện và tự học về chiến lược, chiến thuật. Chúng tôi, tướng lãnh, đứng trước ông không phải như những bậc thầy mà như những môn sinh.

        "Tất cả những sĩ quan biết ông có thế chứng nhận rằng ông có một sự hiểu biết đầy đủ về tổ chức, trang bị, vũ khí và sự chỉ huy của tất cả các đạo Lục quân và - điều này còn lạ thường hơn nữa - tất cả các Hải quân, đến độ không thể nào bắt bẻ ông một khuyết điểm nhỏ về một điểm nào. Những năm tôi ở trong Tổng Hành Dinh của ông, tôi đã được thấy ông thức đêm nghiên cứu những tác phẩm dầy cộm về binh thuyết của Clausewitz, của Moltke, của Schlieffen. Từ đó ông đã thu thập được những kiến thức và tư tưởng khiến chúng ta phải kinh ngạc".

        Trong vụ án Nuremberg, chỉ duy cỏ một tiếng nói lạc điệu của Tướng Brauchitsch : "Hitler tự coi như một đại thiên tài về quân sự, và ông đã lầm". Nhưng Brauchitsch đã bị nhà độc tài đối xử quả khắc nghiệt, nên nhận xét của ông có lẽ không được hoàn toàn khách quan. Trái lại, Tướng Jođl thuộc Bộ tham mưu, rất quen thuộc với các cuộc hành quân lớn và các tướng soái đại danh của lịch sử, đã nhận rằng chính ông lấy làm thán phục về những tư tưởng chiến lược bình dị và phóng khoáng của Hitler.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2017, 11:00:55 pm »


        Từ năm 1946, các tướng lãnh khiêm tốn ở Nuremberg đã thấy lại những ước vọng. Ý kiến lẻ loi của Brauchitsch đã có nhiều tiếng vang trong đám những kỷ niệm và lời biện hộ dược các vị Tư lệnh của quân đội Đức phổ biến. Một vài người trong số đó gần như tự phụ rằng họ đã có thể thắng trận, nếu họ không gặp phải tay tài tử kiêm hạ sĩ dám len lỏi vào hàng ngũ họ để thử nghề. Những nhà văn dân sự, quen thuộc với các bộ tham mưu còn thêm thắt vào. Ở Anh có Liddell Hart và ở Đức - hãy chỉ kể một người - Giáo sư Gert Buchheit, tác giả cuốn "Hitler, der Feldherr" một cuốn sách rất hay, với tiêu đề :

        "Die Zerstorung (sự phá hủy) einer Legenđe". Không còn một thắng lợi nào của quân đội Đức suốt trong cuộc Thế chiến thứ hai không bị đòi lại một cách tham lam bởi, hay cho một vị tướng, rồi đại khái người ta chối rằng không phải do Fuhrer mà thắng.

        Tuy nhiên, ngay trong cuốn sách thiên vị của Buchheit, người ta cung thấy những ví dụ thấm thía về trực giác chiến lược của Adolh Hitler. Còn đối với Liddell Hart, tiếng tăm lừng lẫy khắp thế giới, thì đây là mấy hàng nói về Tướng Erich von Manstein mà ông cho là tác giả kế hoạch Sedan : "Ông có ý tưởng hướng trục tấn công chính tới Ardennes... Quan niệm táo bạo đó khiến thượng cấp của ông hoảng sợ... Thấy khó thuyết phục được họ, ông bèn nắm lấy cơ hội trình bày ý kiến của ông cho Hitler, thì Hitler chịu liền...". Nếu chịu khó xem lại và đối chiếu với những con số và ngày tháng chính xác mà tôi đã đan cử trong đoạn sơ lược cuốn sách này, người ta sẽ thấy nhà phê bình quân sự nổi tiếng đã giải quyết vấn đề một cách nông nổi là chừng nào.

        Chắc hẳn Hitler không phải là một nhà lãnh đạo chiến tranh hoàn toàn và đầy đủ - thực ra loại người đó chẳng bao giờ có cả. Nhưng ông ta không phải chỉ là một tay tập sự trong lãnh vực quân sự. Vừa thoát khỏi một cơn mê dài, Jodl và Keitel đã có thể đánh giá một cách hơi quá nhiệt thành cái thiên tài của Fuhrer, nhưng cái phản ứng từ đó gây ra đã đi rất xa vào chiều hướng sai lầm.

        Người ta đang đứng trước một trường hợp lạ thường về thiên khiếu. Thiên khiếu đó phù hợp hoàn toàn với nhân vật. Con người đó, từ lúc nhận thức được về mình, đã chỉ sống để thống trị, tất nhiên đã tìm kiếm, trong nghệ thuật quân sự, sự nảy nở của các bản năng của mình và phương cách để đạt được các mục đích của mình. Cuốn sách đầu tiên mà ông ta đọc là lịch sử của chiến tranh Pháp -  Đức năm 1870, một gói cũ kỹ gồm nhiều tập in dần có minh họa và được đóng lại bằng những sợi chỉ mà ông đã nhìn thấy ở trong cùng trong kẹt chiếc tủ ăn vào tường trong ngôi nhà của cha ông. Ông đã mài miệt đọc cuốn sách đến nỗi mất cả ý thức về thực tại. Ông đã nói về mình : "Tôi luôn luôn là một người lính. Sự nghiệp của tôi chỉ có thể hiểu được, nếu người ta cho nó một ý nghĩa quân sự". Ồng còn nói : "Quyết định khó khăn nhứt của đời tôi là khi tôi nhứt định từ bỏ quân đội đễ trở thành chính khách hồi 1919".

        Lời quả quyết cuối cùng này - nói trước một hội nghị các Tướng lãnh ngày 22-08-1929 và giữ kỹ trong tập tài liệu số 798P.S. thuộc vụ án Nuremberg - tự nó chắc hẳn là lố bịch. Hitler vào quân ngũ năm 1914, cũng như hàng chục triệu người khác và trong tập thề hỗn độn lớn lao đỏ, ông chỉ là một con trùng mà mạng sống tùy thuộc một lằn đạn hay một trái bom. Trong một thời gian ông đã phục vụ như một liên lạc viên của bộ tham mưu trung đoàn Bộ binh, và thực là lạ lùng nếu lúc ấy có một sĩ quan nào trong số những người ông có nhiệm vụ gặp gỡ nhìn nhận rằng ông đủ tư cách của một cấp chỉ huy đề điều khiển một bán trung đội. Năm 1919, khi lệnh giải ngũ trả ông lại cho hè phố, Bộ Tự Vệ Quân (Reichswehr) đã thâu dụng ông. Ông trở thành Bildungsoffizier, sĩ quan tuyên truyền, hoàn cảnh tranh tối tranh sảng, gần như gian lận, đã biến ông thành một thứ nửa "cớm" nửa nhà binh, nhưng cũng nhờ đó ông được quyền ăn ở nhà cơm và chia sẻ một phòng ngủ với một người khác trong trại lính của Trung đoàn 4 Bộ binh tại Munich. ông không phải bỏ quân đội vì thực ra chưa bao giờ ông là người của quân đội. Tuy nhiên không phải hoàn toàn sai khi ông tự phụ cho rằng ông đã không bao giờ thôi làm lính. Bằng chứng là ông đã luôn luôn nghiên cứu học hỏi không phải những gì chỉ người lính phải biết mà cả những gì một đại lãnh tụ cần biết.

        Những kiến thức kỹ thuật của ông (về vũ khí, tổ chức v.v...) cũng như những điều ông hiểu biết về xe hơi là nhờ khả năng hấp thu to tát của ông. Còn những nguyên tắc chiến lược của ông, như Keitel đã biết, là nhờ ông đã nghiên cứu các tác già bậc thầy như Schlieffen, Moltke, Clausewitz, và những trận đánh lớn trong lịch sử, nhứt là những chiến dịch của Frédéric II.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM