Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:02:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng tập truyện ngắn của nhà văn Trần Hữu Tòng  (Đọc 13064 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #30 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2017, 12:11:26 am »

Hình ảnh những con bò tót có màu lông huyền bí, với cặp sừng kỳ vĩ bất khả chiến bại trong các trận đấu là một trong những biểu tượng hùng mạnh  của đất nước Tây Ban Nha và là biệt danh của đội bóng đá quốc gia có bề dày đỉnh cao lịch sử.

Ở nước ta có điều bí ẩn mà chưa ai “ giải mã” được. Nhiều bà con người dân tộc sống lâu ở vùng Phước Bình, Đồng Nai đã nói rằng, từ lúc họ lớn lên biết sáng làm rẫy, chiều bẫy chim đến nay tóc bác như râu ngô, tóc vằn như lông cọp mới thấy con bò tót tốt với bò nhà như thế, “ si mê các em” bò nhà đến thế. Nó bỏ bầy đàn, lìa rừng sâu thẳm xăm xăm băng thác, vượt đồi ra ve vãn  bò nhà nhỏ nhắn chỉ bằng một phần ba cơ thể nó. Năm 2008 một chàng “ hiệp sĩ” từ bỏ đại ngàn về chân núi TaNin. Và chỉ trong vài ngày, “ hiệp sĩ” đã hạ gục gần chục “ tình địch”, xua đuổi hết bò đực choai vừa biết mon men đi sau bò cái… hích mỏ cười, để chiếm lĩnh trọn vẹn các “ nàng bò” non tơ. Rồi, chỉ trong vài ba năm, hàng chục “ hiệp sĩ” con ra đời.

Một bác già người vùng Bạc Lây – Phước Bình nói vui rằng, cái “ chàng rể si tình” ấy về “ ở rể” với các đàn bò nhà chỉ mấy năm từ chỗ nó hung tợn, nghênh ngáo đã “ hiền ngoan, nhẫn nhịn”, đã thành kẻ “ chăn coi” đàn bò thả rông; con cọp, con sói cũng phải lánh xa. Có lần bác đi theo đàn bò đến lúc mờ  bóng núi mút chân đồi, bác tránh mắt con chim Ktia bay cao, tránh mắt con chim Ktao lượn vòng để nhìn “ chàng rể si tình” chăm “ các em” bò nhà mà thấy lạ, mà thấy vui.

Ví như khi nhìn thấy những con ruồi trâu, ruồi vàng đến bâu đậu trên mình các “ nàng” là “ chàng ta” ba chân bốn cẳng chạy đến dùng mỏ, dùng đôi tai phẩy quạt xua đuổi. Rồi, chàng nghiêng mũi sừng kỳ cọ đám lông ấy để “ em” không ngứa ngáy. Nhìn thấy con vắt xanh, con sên đất bấu vào chân “ em” là “chàng” dùng mũi sừng gẩy rụng đi. Ban ngày “ chàng rể si tình” thường dẫn dắt     “ các em” đến những mái đồi, lũng núi có nhiều cỏ non, và cuối chiều lại dẫn “các em” đến đoạn suối trong uống nước. Mỗi lần dẫn các em đi, “chàng rể si tình” cứ lượn vòng quanh phóng tầm mắt nhìn tám hướng rừng giống như một “vệ sĩ”. Những lúc ấy trông “chàng ta” đầy vẻ oai phong, huyền bí giống một hiệp sĩ với cặp sừng nhọn dương cao giữa “đàn mỹ nữ kiều diễm”.

Bác già kể rằng thật là vui có những buổi cả đàn bò đang gặm cỏ thì “chàng rể si tình” đến cụng đầu, đọ mặt từng “em”. “Chàng” ngửi má, ngửi mồm rồi hòa nước bọt vào nhau. “Chàng” làm động tác âu yếm như “hôn” các “em”. Lúc ấy con vật nhắm tít mắt lại. Ôi! Thế có giống con người ta không nhỉ. Có nhà nghiên cứu tâm lý nói, con người ta khi ngủ, khi khóc, lúc nguyện cầu, lúc suy tưởng đến những ước mơ đẹp, hứng khởi nhất… và cả khi hôn nhau cũng nhắm mắt lại. Bởi vì những điều sung sướng nhất thường không thể nhìn thấy bằng mắt mà chỉ cảm nhận được trong lòng. Không biết con vật lúc ấy có nét nào giống con người ta không?

Thực ra việc loài động vật có vú biết hôn nhau để giao lưu tình cảm với nhau thì đã có từ lâu đời rồi. Có nhà nghiên cứu lâu năm về các loài động vật cho ta biết rằng hồ sơ lưu trữ cổ xưa ghi trong văn tịch bằng chữ Phạn của nền văn hoá Hin Đu đã nói về điều ấy. Từ thời Vệ Đà cách ngày nay hơn 3500 năm đã mô tả loài động vật có vú biết hôn nhau. Nụ hôn như đã hút hồn chúng nó. Loài tinh tinh và vượn biết hôn nhau rất sớm. Một nhà tinh tinh  học Hoa Kỳ nói ông ta đã chứng kiến nhiều trường hợp hai con tinh tinh ôm hôn nhau sau khi có xung đột với nhau như để hoà giải, để xin lỗi nhau. Loài vượn bonobo họ hàng với tinh tnh còn biết dùng lưỡi lúc hôn nhau. Con cái sẽ nhận biết được con đực  nào tiết ra nhiều chất hấp dẫn có sức cuốn hút thì quấn quýt với con đó. Loài động vật cũng giống như con người lúc hôn nhau mùi hương có vai trò kích thích mạnh mẽ, nhất là thời kì sinh sản. Vì lúc ấy giống đực tiết ra nhiều chất pheromone trong nước bọt, trong mồ hôi. Chất đó làm hưng phấn bạn tình. Con người chúng ta cũng thừa hưởng những đặc điểm sinh học như các loài động vật có vú. Vì thế mà con bò tót hoang dã trở thành “chàng rể si mê” và những “nàng” bò son tơ đã mê mẩn để cùng được hưởng thụ “lộc trời” theo bản năng.

Chuyện ấy mấy năm vừa rồi đã diễn ra ở các vườn Quốc gia, ở Phước Bình, ở Ninh Thuận... Một “chàng rể si tình” đã lẳng lặng tách đàn về giao duyên với các “nàng” bò son tơ. Rồi “chàng rể” đã để lại những đứa con lai mang hình dáng “bố” như lột. “Đúng là nòi nào giống ấy”. Những con bê lai về hình dạng đều có sọc đen trên lưng, chân đi “bít tất trắng” và rất rõ tính năng vượt trội, thân hình to lớn gấp hai các chú bê nhà. Đặc biệt nó có giá trị tạo ra nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên, tạo ra giống bò lai có năng suất cao về kinh tế, vì mỗi con sẽ cho đến sáu, bảy trăm kg thịt… Nó còn tạo ra những thế hệ bò lai lớn nhanh, sức đề kháng cao, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, vượt qua được những bệnh tật mà giống bò nhà thường mắc phải. Nghe bác già nói, tôi ngầm nghĩ rằng phải chăng đây là một thông điệp cho con người. Nếu con người hiền hòa sống thân thiện không đuổi đòi dồn ép những con vật hoang dã vào chỗ chết thì chắc chúng sẽ bớt dữ dằn hung tợn…

Điều rất vui là bà con người Raglai, người Chura nuôi bò ở đây đang tìm cách mai mối và vun vén cho những mối tình của các “nàng” bò nhà với các “chàng rể si tình”. Vì một lẽ “các nàng bò son tơ” dù đẹp mượt mà đến đâu cũng chỉ có giá trên chục triệu đồng, nhưng khi đã “bén duyên” và nhận được “chút hoang dã” với “chàng rể si tình” thì giá tăng lên đến bảy mươi, tám mươi triệu đồng. Và nếu có bê con chào đời thì lập tức giá tăng vọt lên đến hai trăm, ba trăm triệu đồng. Điều đó đã thực sự làm cho người dân sống ở buôn làng nơi thâm u vùng non nước cao xanh này đổi đời.
Các nhà khoa học ở Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật đang trăn trở thực hiện thành công Đề tài nghiên cứu giám định di truyền nguồn gen quý và đánh giá khả năng phát triển bò lai giống F1. Điều đó sẽ góp sức làm cho ngành chăn nuôi của chúng ta phát đạt. Và, điều đó không còn chỉ riêng trong phạm vi nước ta mà thế giới đã biết đến những điều kì lạ về “món quà thiên nhiên ban tặng chúng ta”. Được người bạn đồng nghiệp cho biết ở  vườn Quốc gia Phước Bình có ông già tạo được chiếc kèn làm bằng sừng con bò tót. Chiếc kèn chỉ dài bằng bắp ngô. Nhưng chiếc kèn của ông đã cất lên tiếng trầm bổng du dương nghe như tiếng gió thổi đầu non, như tiếng thác reo trong lũng thẳm. Tiếng kèn như quy tụ âm hưởng của đất trời vùng non nước cao nguyên. Tiếng kèn đã gợi được đàn khỉ về nhảy nhót hót mừng. Tiếng kèn đã  gọi được đàn voọc chà vá má hồng mông trắng về, gọi được mang Trường Sơn đến, gọi được chim về làm tổ trên cành Knia… Bà con đang mong ông hãy thổi chiếc kèn K’rây ấy lên gọi những “chàng rể si tình” ở chốn non ngàn hoang dã về….
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #31 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2017, 12:15:16 am »

26/Sam biển thủy chung gặp người nhân hậu

“Ngóng lên đỉnh rừng vàng cậu con trai đứng gác. Ngó ra bờ biển bạc ông bố mang súng tuần canh. Xóm làng ta khuya sớm được yên bình. Nhớ con người thuần hậu sống trọn nghĩa vẹn tình với dân…”

Những câu hát theo làn điệu ví ấy trong hoạt cảnh vui của Đội Văn nghệ Làng Hội trình diễn tặng ông Trần. Ông là Trưởng công an làng. Ông đang có cậu con trai cả là lính trên Trạm gác tiền tiêu của Đồn biên phòng Cầu Treo.

ấy ông Trần được trang bị một khẩu súng trường CKC. Ông nhận nhiệm vụ hàng ngày vào lúc hừng đông mới ló dạng và buổi chiều muộn lúc khói sóng mờ nhòa biển xanh đi tuần từ bãi ngang lên Cửa Hội. Bởi ngày ấy lúc đêm khuya, lúc trời nhập nhoạng bọn giặc thường dùng thuyền cao su đưa người nhái xâm nhập vào cửa biển dò la, thám sát tuyến phòng thủ của ta. Có lần chúng đã táo tợn vào các xóm vắng bắt cóc ngư dân đưa đi khai thác thông tin rồi vất xác xuống biển. Lúc triều lên, ông Trần đi bên mép sóng, ông xem có dấu vết thuyền trượt cát vào bờ không; trong rác biển có truyền đơn, có hàng “chiến tranh tâm lý”, có máy thu thanh rẻ tiền đã cài sẵn băng xuyên tạc nói xấu làm suy giảm lòng tin của nhân dân, giặc thả sóng đêm lùa vào bờ không. Lúc triều xuống, ông nhìn kỹ những đám cát non bầy dã tràng  đã xe viên tìm mồi, có dấu chân, dấu giày không… Có những buổi đi sớm, ông Trần đã nhặt được những con chim vàng anh lông vàng, con chim cu biển cánh xanh đốm tím, con chim bói cá mỏ đỏ như nhuộm sơn… Chúng từ Đảo Ngư, Đảo Mắt bay vào bị gió đập mưa vùi sóng biển trôi dạt. Ông Trần ủ ấm nó trong áo đưa về nuôi. Lúc chim khô lông rộng cánh cất được tiếng hót, ông thả nó vào rừng phi lao. Có bữa ông nhặt được con mèo lông vàng của một nhà đã chuyển đi xa bỏ lại. Ông ôm nó về nhà, chăm chút và tắm cho nó (lần đầu ở vùng biển này có người tắm cho mèo). Con mèo béo tốt mượt lông vàng. Ông đặt tên cho nó là con Biển Vàng. Đi đâu về đến cửa, ông Trần gọi “meo, meo Biển Vàng”, con mèo chạy ra đón ông, quấn quýt bên ông. Đêm ông nằm trên chõng tre, con Biển Vàng nằm gác đầu lên chân ông. Một buổi sáng ông Trần nhặt được chiếc túi vải vùi lấp trong cát. Trong túi có cả triệu đồng gấp chung với một lá thư. Cái túi vải đó của một bà ở xóm bên đi mua cá, và lá thư đó của cậu con trai bà ở chiến trường vừa gửi về. Ông Trần đã đưa tiền, đưa thư đến tận nhà cho bà. Còn buổi sáng nay, ông Trần đã gặp con sam bò từ trên bãi cát xuống biển sóng. Nhìn nó, ông đã nhận ra ngay  đây là con sam “chồng”, vì phía đầu vành mai cứng của nó vẹt lõm một mảng lớn.
Là người dân biển quen vào lộng ra khơi với nghề đánh cá, ông đã được các bậc cao niên truyền lại rồi. Nhờ cái “khuyết tật” vẹt lõm vành mai tạo hóa ban cho mà con sam “chồng” được “vợ” nuông chiều cõng trên lưng suốt đời. Nó sống được chỉ nhờ sam “vợ”. Con sam “vợ” tròn vành kín mai úp bắt được mồi ở đáy biển rồi “đút” cho ăn. Rời sam “vợ”, sam “chồng” chết đói. Các cụ ở vùng biển có thói quen ngắm tướng mạo con cháu rồi “phán”: “Con trai đứa nào hớt môi sam chỉ bẻm mép, suốt đời sống nhờ vợ!

Ông Trần đoán chắc rằng vợ chồng nhà sam này đêm qua đưa nhau lên bãi cát tìm chỗ đẻ trứng. Vì khi đẻ xong, sam “vợ” bò xuống biển thì sam “chồng” ở lại ấp trứng, thụ tinh cho trứng nên bò xuống sau.  Ông Trần nấn ná dừng lại. Ông chờ con sam “chồng’ bò xuống biển, lúc con sóng nâng nó ra xa bờ ông mới đi. Ông phòng xa nhỡ có người đi sau, họ sẽ bắt nó. Và, khi lẻ đôi thì “vợ chồng’ nhà sam đâu còn sống được nữa. Ông Trần cũng đã nghe các cụ kể chuyện về sự tích “thủy chung” của “vợ chồng” nhà sam ở vùng biển Cửa Hội này. Chuyện rằng một cặp vợ chồng thuyền chài nghèo hàng ngày thả câu dăng lưới bắt cá trên vùng biển quanh Đảo Ngư. Rồi người vợ bị bọn cướp biển lừa phỉnh bắt đi. Người chồng cầu khẩn ông tiên ngự trên đỉnh Đảo Ngư, xin ông cứu vớt. Ông tiên thương tình cho người chồng mượn viên ngọc quý ngậm vào miệng đi tìm vợ. Ông tiên dặn anh ta rằng không được rỉ răng với ai chuyện ông cho mượn ngọc. Nhưng khi tìm cứu được vợ rồi, chị ta nằng nặc đòi chồng kể cho nghe câu chuyện thần bí đó. Anh chồng chiều vợ, quên lời tiên dặn đã kể cho vợ nghe. Viên ngọc trong miệng anh rơi tòm xuống biến sóng... Rồi cơn cuồng phong ập đến, vòi rồng cuộn nước dâng lên. Chiếc thuyền câu chìm xuống đáy biển. Vợ chồng người thuyền chài chết đuối. Khi chết, họ vẫn còn ôm chặt lấy nhau và đã hóa thành đôi sam biển. Từ sự tích đó mà người dân vùng biển đã có câu nói: “ Thương nhau dính chặt như sam”.

*

Loài sam biển – theo các tài liệu khoa học là sinh vật giáp xác thân mềm thuộc ngành chân khớp đã xuất hiện hơn 200 triệu năm trước dưới đáy Đại Dương. Chúng sống thành từng đôi với nhau. “ Vợ chồng” nhà sam        “ thủy chung” và không lúc nào rời nhau. Quanh năm cùng tháng                   “sam vợ” cõng “ sam chồng” trên lưng. Bắt được con mồi, “ sam vợ” dùng hai chân sau quắp lấy ngoặt ngược lên “ đút” vào miệng cho “ sam chồng”. Có tài liệu gọi loài sam biển là “ cua móng ngựa”. Thoạt nhìn không ai thấy nó giống loài cua và móng nó cũng không giống móng ngựa. Nhưng từ xa xưa nó có quan hệ di truyền với loài cua và nhện.

Sam được các nhà khoa học gọi là loài vật đã “ hóa thạch sống”, bởi qua hàng trăm triệu năm rồi mà hình hài của nó vẫn không hề biến đổi. Loài sam có cấu tạo cơ thể thật lạ đến kỳ quái. Nó có đến bốn mắt. Hai mắt lồi ra hai bên cơ thể. Hai mắt còn lại nằm trên đầu. Mai cứng của con sam có dạng cái gáo, hình móng ngựa. Ở con sam đực mai bị vẹt lõm một đoạn ở phía trước. Con cái có chiều dài gần 400 cm, con đực nhỏ hơn chỉ gần 300cm. Loài sam có tám đôi chân đều tua tủa gai nhọn, sáu đôi chân trước dùng để bơi, còn hai đôi chân sau thì chuyên bắt kẹp, giữ, xé con mồi đưa vào miệng. Và nếu là con “ sam vợ” thì quặt ngược lên “ đút” mồi cho “ sam chồng”. Loài sam có một cái đuôi dài đến 30cm hình ba cạnh nhọn sắc như mũi lê có gai móc câu. Cái đuôi sam rất khỏe, nó là “ bánh lái” định hướng lúc di chuyển và giữ thăng bằng lúc bị sóng xô đẩy lật nghiêng ngửa...

Sam là loài sinh vật thở bằng mang. Nó có tới 150 tấm màng mỏng như lá cây hút lọc oxi trong nước. Sam chỉ có thể thở và sống được khi những tấm màng mỏng ấy dầm trong nước. Sam là sinh vật tạp ăn. Nó xài hầu hết những loài giáp xác thân mềm: cua, tôm, ốc, hến... ẩn nấp trong cát, trong bùn mà cái mai của nó là cái chụp úp bắt được. Sam ăn cả tảo biển và không từ xác chết của sinh vật.

Đặc tính của loài sam ưa thích sống trong môi trường vùng đáy biển cát pha bùn. Vào khoảng tháng ba đến tháng mười hàng năm, sam thường rủ nhau về quần tụ, ở các triền cát cửa sông nơi có nhiều thức ăn. Chúng đến đó như để “mở mùa hội… giao phối”. Chúng đến từng cặp với nhau, rất hiếm con đi lẻ. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu và cả bà con ngư dân chuyên làm nghề đánh cá biển nói rằng, “Vợ chồng nhà sam” bò đi đau cũng cõng nhau từng đôi, nếu một con bị người bắt, bị chết thì con còn lại cũng chết luôn. Nếu nó còn sống một mình sẽ trở thành con “sam độc”. Cho đến nay chưa có ai giải mã được điều bí hiểm vì sao một loài sinh vật ở biển lại có “cuộc sóng thuỷ chung cực đoan” đến như thế. Sau “mùa hội….” đó, chúng tìm đến các bãi cát ấm đẻ trứng. Trứng sam có hình dáng giống hệt như hạt tiêu sọ màu trắng ngà. Lúc “sam vợ” đẻ trứng, “sam chồng” là kẻ bảo vệ trung thành túc trực canh giữ rồi thụ tinh cho trứng. Xong, “vợ chồng nhà sam” bới cát vùi lấp kín ổ trứng rồi xoá dấu vết và lặng lẽ trở về biển xanh.Gần chục ngày sau, ấu trùng trong trứng nở ra lột xác biến thành hình hài chú sam con nhưng chưa có đuôi. Sau ba tuổi, sam phân biệt giới tính và chọn “bạn tri kỷ” kết đôi. Cả cuộc đời con sam sau đó phải lột xác từ 16 đến 20 lần.

Ở Việt Nam ta, loài sam sinh trú nhiều nhất vùng biển các tỉnh Miền Trung. Ở biển Ấn Độ, Tây Thái Binh Dương, vùng Biển Đỏ, biển Đông Phi, biển Nhật Bản… Cũng có loài sam sinh sống,
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #32 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2017, 12:16:53 am »

Ngoài ý nghĩa khoa học, phát hiện loài sam là hiện vật “hoá thạch sống” từ kỷ nguyên ordovic (1), loài sinh vật biển này còn có giá trị về dược học. Máu loài sam màu xanh vô cùng quý giá (trên 15.000 USD/ lít), có nhiều chất mang hoạt tính sinh học cao, có khả năng nhanh chóng phát hiện độc tố endotoxin của vi khuẩn trong sản xuất thuốc. Máu loài sam còn có tác dụng làm đông tụ lượng vi khuẩn và khiến tác nhân gây bệnh bất động. Nhờ đặc tính này mà ngành dược học nước Mỹ dùng máu sam tạo ra chế phẩm lysate sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh lậu, bệnh nhiệm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh và một số chứng bệnh khác. Có tài liệu khoa học đã cho biết rằng chế phẩm lysate từ máu loài sam dùng để thử các loại vacxin xem có sót độc tố trước khi sử dụng cho người. Máu của loài sam còn chế ra thuốc có khả năng ngăn ngừa và chữa bệnh ung thư, diệt khuẩn, thải độc, tăng cường sức đề kháng cho người. Loài sam biển tính hàn còn chế biến được nhiều món ăn ngon trở thành đặc sản biển như: gỏi sam, sam xào chua ngọt, sam xào sả ớt, trứng sam chiên dòn, sam bao bột rán, sam nướng, sam hấp…

Đặc biệt sam là loài không thể nuôi được như các loài tôm, cá. Nó chỉ phát triển tự nhiên hoang dã trong Đại Dương. Loài sam biển đã được ghi tên vào Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1992 và năm 2000. Hội Bảo tổn tài nguyên biển đã có kiến nghị cần có những khu bảo tồn các bãi đẻ trứng của sam để bảo vệ loài sinh vật này.

Một buổi sáng sớm, ông Trần mang súng đi bên mép sóng. Ông ngạc nhiên vì nhìn thấy hàng chục con hải âu từ biển bay vào lượn vòng rồi thi nhau chúc đầu xuống bãi cát nhặt mồi. Ông đi nhanh đến thì ra lũ chim đói đang nhặt những con sam tội nghiệp bò trốn nhanh xuống biển. Ông Trần vẫy khăn, tung mũ đuổi đàn chim đói đi. Ông đứng canh giữ cho lũ sam con bé bỏng chập chững bò trên cát. Khi con sóng triều ban mai xô lên đón hết lũ sam con về biển cả, ông Trần mới đi lên phía cửa Hội. Nhìn sóng biển, ông cười vui, nụ cười thật hiền hoà và thân thiện - “Chắc bố mẹ chúng đang chờ ở ngoài đó” ông Trần thầm nghĩ.

Vừa về đến sân nhà, ông Trần nhận được tin sét đánh. Cậu con trai ông vừa được đồng đội đưa về Quân y viện. Ông bàng hoàng, treo vội khẩu súng lên cột nhà rồi nhờ người bà con đèo xe đạp lên Viện. Anh Quân y đón ông ở cửa phòng cấp cứu. Anh nói với ông rằng mừng cho bác, anh Hữu đã tỉnh lại rồi, đã qua cơn nguy kịch rồi. Anh ấy bị bệnh sốt rét chuyển sang dạng ác tính hôn mê. Anh em ở Đồn biên phòng phải cáng anh ấy đi xuyên rừng suốt đêm, ra đến bến sông Ngăn phố mới có đò chở về đây. May lắm bác ạ. Bệnh này mười ca chỉ cứu được một, hai ca…..

Ông Trần nhìn cậu con trai, đôi chân ông khuỵu xuống. Da cậu như màu đất rêu, tóc trên đầu rụng gần hết…” Nhưng đôi mắt nó, cái nhìn của nó còn thần sắc. Nó sẽ lại hồn. Nó sẽ sống…” Ông Trần mừng thầm.

Buổi chiều, ông ngồi đút cho cậu con trai từng  thìa cháo mà lòng cứ tính gần nghĩ xa… Ông nhớ về một bữa cơm chiều của nhà ông năm xưa dọn ra trên sân cát biển. Cái mâm gỗ sứt mẻ vành được đặt giữa chiếc nong nan tre hàng ngày phơi tôm cá. Cả nhà ngồi quây quần xung quanh. Ông nội gắp vào bát cho các cháu mỗi đứa một đũa trứng sam vàng hươm, thơm phức  đã nướng chín gói trong lá chuối. Ông nói với con cháu lời tâm huyết như muốn dốc cả nỗi lòng của tuổi già: “Phúc lộc ông cha để lại giống như mạch nước ngọt mát lành chảy ngầm trong lòng đất. Mạch nước ấy sẽ chảy về cái giống nhà cho con cháu hưởng đời đời…”
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #33 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2017, 12:20:02 am »

27/Dã tràng "hát" với biển trăng

Sóng biển muôn đời dạt dào. Gió đại dương muôn đời vi vút. Biết cơ man nào những con dã tràng muôn đời cần mẫn xe cát tìm mồi tạo nên các âm tiết hoang dã rồi tan biến trong những đợt sóng triều. Theo sách “ Khám phá biển”, cách đây 4,5 tỷ năm trái đất được tạo thành từ những vật chất trong vũ trụ kết lại, rồi phải đợi hàng triệu năm sau các Đại dương mới xuất hiện. Nước không ngừng những vòng tuần hoàn và tạo ra những vỉa san hô ở đáy đại dương. Từ các vỉa san hô ấy sinh ra hàng ngàn loài động vật giáp xác biết bơi, biết đi bằng hai chân. Chúng sống dưới đáy biển và tụ tập thành đàn đến hàng vạn con ở bãi cát, bùn non lầy lội ven bờ các vùng duyên hải Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Còng còng tên gọi chung để chỉ nhóm cua biển trong bộ giáp xác có mai cứng, yếm mềm, có năm cặp chân hoạt động cực kỳ nhanh nhạy như: con cua, cáy, dam, rạm, con ghẹ, con tôm hùm... Em út bé nhỏ nhất trong nhóm là con còng còng – chỉ bằng đốt ngón tay người. Không biết cái tên dã tràng nó được mang từ bao giờ. Phải chăng cái tên thoạt nghe đã gợi nên sự bi ai buồn thảm ấy bắt nguồn từ truyện cổ tích truyền tụng trong dân gian: “ Dã tràng xe cát biển đông” không? Truyện kể rằng trong vườn của một ông già, tên là Dã tràng có cái hang rắn hổ mang. Một hôm con rắn chồng bò ra một mình, rắn vợ nằm cuộn trong hang vì mới lột. Lúc sau rắn chồng bò về miệng cắp một con nhái đút cho vợ ăn. Ít lâu sau rắn chồng lột, rắn vợ bò đi tìm mồi nuôi rắn chồng. Lúc rắn vợ trở về có một con rắn đực bò theo. Rồi hai con quấn lấy nhau như bện dây thừng trước cửa hang. Xong, con rắn hổ mang đực hăm hở bò vào hang. Dã Tràng nghĩ có thể nó sẽ làm điều ác với con rắn chồng đang ốm yếu. Ông dương nỏ bắn con rắn đực hoang tình. Nhưng chẳng may múi tên trúng đầu con rắn vợ... Một hôm trong bữa cơm chiều, ông Dã Tràng kể lại chuyện đó cho vợ con nghe thì có con rắn hổ mang phì phì trên xà nhà, rồi nhả xuống một viên ngọc. Giữa đêm khuya viên ngọc phát ra tiếng nói “ Ông là ân nhân của tôi. Trước đây tôi cứ ngỡ ông là kẻ thù, tôi tìm đến báo oán. Nhưng bây giờ đã rõ chuyện, tôi xin biếu ông viên ngọc quý này. Ông đeo nó bên mình thì nghe được tiếng nói của muôn loài chim muông...” Một hôm ông Dã Tràng nghe được tiếng lũ chim sẻ rủ nhau bay lên vùng biên ải ăn thóc gạo, vì nước láng giềng động binh sang đánh, xe chở lương thực sụt đổ bên sông. Dã Tràng báo tin đó với triều đình. Vua đem quân lên chống giữ ngăn chặn được cuộc chiến tranh... Một lần khác, Dã Tràng đến chơi nhà người bạn thân. Đêm ông nghe được vợ chồng nhà ngỗng sụt sùi than khóc với nhau ngày mai sẽ phải chết không bao giờ được gặp đàn con nữa. Sáng sớm Dã Tràng nói với người bạn “ Tôi có trọng bệnh phải kiêng ăn thịt ngỗng”. Vợ chồng bạn dọn cơm với đĩa tép đãi Dã Tràng. Lúc khách rời nhà, vợ chồng nhà ngỗng đi theo. Con ngỗng chồng khạc từ cổ ra một viên ngọc báo ơn, nói: “ viên ngọc này sẽ giúp ngài đi khắp thiên hạ qua sông biển cũng như đi trên đất bằng vậy...”. Để nhớ ơn thế mạng, từ đó loài ngỗng không ăn tép và trên đầu mọc lên một cái mào trắng để tang cho loài tép.

Biết Dã Tràng có ngọc quý, Đông Hải Long Vương muốn cướp đoạt, đã xuống chiếu: Ai đưa ngọc quý đến dâng, đàn ông thì được phong làm Tể tướng, đàn bà được phong làm Hoàng hậu. Vợ Dã Tràng đã trộm túi ngọc của chồng dâng lên Đông Hải Long Vương. Dã Tràng tức giận, suốt ngày dài đêm vắng ông miệt mài xe cát lấp biển mong thành con đường đi xuống Thủy phủ gặp Long Vương để đòi lại ngọc quý. Ông già làm việc đó đến lúc kiệt sức chết hóa thành con còng còng. Dân gian gọi là con Dã Tràng xe cát biển Đông...

*

Theo Bách khoa toàn thư mở, Dã Tràng có tập tính xe cát thành từng viên để tìm thức ăn, khi thủy triều xuống. Thức ăn của Dã tràng là xác tôm tép, rong rêu, xác cá nát vụn lẫn trong cát. Trong cuộc sinh tồn, dã tràng có những động tác rất lạ lùng và thú vị. Đó là hai chiếc càng to phía trước của nó hoạt động nhịp nhàng như hai chiếc máy xúc đào hất cát lên, bốn cặp chân sau của nó mềm mại đón cát. Miệng nó  phun vào cát  những bong bóng nước bọt như để lựa chọn tiếp nhận mồi và “ tăng chất phụ gia” để xe thành viên tròn trĩnh, đều đặn như  đúc nén trong một khuôn lò. Chừng vài giây đồng hồ lại có một viên cát ướt lẫn cả sạn biển được “ chế tác rất nghệ thuật” đặt nhẹ nhàng xuống  quanh cái hang lỗ của nó. Rồi cứ thế những viên cát được xếp rộng vòng ra bằng cái mâm ăn cơm, bằng cái nong phơi tôm, cá. Khi vòng tròn viên cát giáp với “ lãnh địa” của đồng loại thì cũng vừa lúc sóng triều lên. Con sóng như những cái lưỡi tàn nhân cuốn đi tất cả “ công trình nghệ thuật” ấy của nó, thì nó chui xuống hang hầm hình xoắn ốc ẩn náu. Dã tràng nằm nhấm nháp thức ăn, kiên tâm chờ vầng trăng, mặt trời, biển cả tạo con nước triều ngày mai rút xuống. Và, có thể chưa nhiều người biết điều bí ẩn đến kỳ diệu này của con Dã tràng. Đó là mỗi con “ trời ban” cho nó một “ bộ máy khí tượng thủy văn” gắn ở chân. Các cặp chân của Dã tràng đều được phủ một lớp lông. Lớp lông đó giúp nó phát hiện con mồi, thăm dò mặt cát, đo nhiệt độ của nước, biết chừng thủy triều lên, sớm phát hiện tiếng động từ xa để chui xuống hang ẩn náu. Trong biển đêm mịt mùng sóng gió, “ chàng” dã tràng đã dùng đôi càng to phía trước gẩy vào mai cứng tạo nên các âm tiết như tiếng đàn để quyến rũ bạn tình đến. Nên có những vùng biển, bà con gọi nó chung tên với loài cua vĩ cầm. Tuy “ đa tình” vậy nhưng dã tràng có tập tính sống “ cô đơn” trong “ lâu đài” xoắn ốc. Mỗi “ lâu đài” chỉ có một con sinh trú. Những đêm trăng sáng mùa biển ấm, “ chàng ta gẩy đàn” gọi bạn tình đến. Tàn cuộc vui thì “ nhà ai” nấy về yên phận ở, chờ nghe “tiếng đàn” gọi tình dưới trăng khuya chúng lại đến với nhau. “ Nàng” dã tràng mang bầu đến hàng nghìn quả trứng. Mỗi quả chỉ nhỉnh hơn hạt cát biển. Ấu trùng dã tràng nở ra trôi dạt vào đám phù du làm mồi cho đồng loại, chỉ có một phần rất nhỏ trưởng thành dã tràng con.


Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #34 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2017, 12:25:18 am »

Từ xa xưa những người dân đánh cá trên biển đã bắt được “ cái thần” của loài giáp xác hoang dã này. Họ đã gắn những điều “ tinh tế” ấy vào tính cách của những ai quanh mình để “ thuận” cho việc giao tiếp hàng ngày. Ví như người có tính ngang như cua; nhát như cáy; người có mồm mép như tép nhảy; đôi trai gái không rời nhau thì được ví như đôi sam; kẻ sống lộn xộn tình cảm trong họ hàng hoặc hỗn láo với bậc sinh thành thì gắn cho “ mác đen” họ nhà tôm phân lộn lên đầu. Người có tính xấu hổ e thẹn hay lánh mặt thì được ví như con dã tràng luôn ẩn mình trong “ lâu đài” cát... Thế nhưng theo các nhà nghiên cứu tâm lý con người thì riêng điều sau cùng này chưa chuẩn, vì loài vật không hề biết xấu hổ. Xấu hổ là một trạng thái nhận thức của con người. Con người là loài động vật duy nhất sống trên trái đất này biết xấu hổ. Cha đẻ của thuyết tiến hóa nhân loại (1) nói biết xấu hổ là hành vi đặc thù của loài người so với cầm thú. Vì khi con người biết mình làm những điều không hợp với chuẩn mực thông thường, sai đạo lý, trái lương tâm, tham lam, gieo điều ác, tiếng xấu cho đồng loại... thì biết xấu hổ, nếu không nhận thức được điều đó thì họ chưa thoát ra loài cầm thú. Con dã tràng hoang dã thì không phân biệt được điều đó.

*

Rạng sáng. Hừng đông tỏa ánh hồng xuống biển xanh. Triều lên muộn. Con sóng vô tư dập dờn mơn man bờ cát hiu quạnh trải rộng dưới chân đèo. Hằng hà sa số dã tràng mê mải với cuộc sinh tồn xe cát tìm mồi. Bạt ngàn những viên cát xếp trải kín bãi, nhìn vơi tầm mắt.

Đội tuần tra của Đồn biên phòng Mũi Gió dừng lại trước những dấu giày, vết trượt trên bãi cát. Đây là vùng bờ biển hiểm yếu, là trọng điểm bảo vệ của Đồn biên phòng. Vì hàng ngày tất cả các phương tiện giao thông qua đèo Ngang duy nhất chỉ có một con đường độc đạo cheo leo và buộc phải qua cầu Khe Lũy.

Ngày ấy – những năm sáu mươi thế kỷ trước – bọn giặc ở Trung tâm huấn luyện đặc biệt có biệt danh “ Flying John” đặt ở một hẻm núi vắng giữa biên giới hai nước Việt – Miên. Trung tâm này chuyên đào tạo gián điệp biệt kích: “ Sói điên”, “ Cọp đen”, “ Gấu xám” ... thả ra phá  hoại các tỉnh phía Bắc. Chúng đã hai lần thả lũ “ thú điên” ấy ra đây. Một toán nhảy dù xuống giữa đêm trăng, một toán luồn rừng vượt biên giới nhằm đánh sập cầu Khe Lụy, khống chế con đường huyết mạch qua đèo Ngang. Nhưng lũ “ thú điên” ấy đã bị biên phòng bắt nhốt vào “ cũi sắt”.

Anh đội trưởng ngồi xuống. Anh nhìn kỹ những đám cát dã tràng xe tìm mồi trong đêm bị xéo nát. “ Cư dân” dã tràng sinh trú nơi đây đã giữ nguyên vẹn hiện trường dấu giày, vết trượt bên mép sóng của ba kẻ xâm nhập để “ tố cáo” với các anh. Thoạt nhìn các dấu giày đó đều cùng một hướng từ bãi cây rậm dưới chân đèo đi ra biển nơi có vết trượt dài trên cát. Sự cảnh giác đã sáng lên trong ánh mắt của anh Đội trưởng. Anh gọi các chiến sĩ trong đội tuần tra đến đo dấu giày, xác định độ lún của nó trong cát... Chẳng lẽ lũ biệt kích đã đưa thuyền cao su vào bờ đón người trong đất liền đi ra? Không. Không thể như thế. Vì người đi lên phía trước thì mũi giày bao giờ cũng lún sâu hơn trong cát bởi phải rướn sức lên theo đà lao tới. Ở đây gót giày lại ngập sâu vào trong đám cát dã tràng xe viên. Đúng rồi, những tên giặc đã dùng thủ đoạn đi loại giày ngược đế- gót giày quay về phía trước, mũi giày phía sau – hòng đánh lừa ta.

Đồn biên phòng Mũi Gió triển khai ngay phương án chiến đấu bảo vệ cầu giữ an toàn con đường lên đèo. Đội chó chiến đấu xung trận. Thấy động, “ ba con thú điên” lẩn vào giải núi Giăng Màn.

Chúng chôn dấu các phương tiện thông tin, quần áo cải trang, chất nổ phá cầu... rồi tìm đường ngược lên phía biên giới. Nhưng chú chó “ Mũi tên” đã bắt mùi truy đuổi theo dấu vết. Và, chỉ đến quá chiều thì “ ba con thú điên” đã được đưa về nhốt trong “ cũi sắt”. Vậy là những người lính biên phòng thì nuôi dạy con thú để nó gần gũi với con người, hỗ trợ con người giữ bình yên cuộc sống. Còn lũ giặc thì lại muốn biến con người thành bầy thú dữ... Điều đó ngược với quy luật tiến hóa nhân loại. Chúng bị loại bỏ là điều tất yếu.

*

Ánh trăng rải đều xuống biển khuya. Đêm chan hòa một màu vàng nhạt nhòa huyền ảo. Từ trong ánh trăng vắng lặng, từ trong tiếng sóng rì rào, tiếng gió trời vi vút có một thứ âm tiết rúc rích nhỏ nhẹ, tiếng gẩy tí tách đều đều của biết cơ man nào là con dã tràng đang mải mê xe cát “ đàn hát” tình tự với biển trăng. Đó là tiếng muôn đời trong cuộc sinh tồn của thế giới hoang dã truyền đi tín hiệu bình yên. Và, chỉ có người lính biên phòng trong khoảnh khắc của chuyến tuần đêm mới cảm nhận được.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #35 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2017, 09:06:25 pm »

28/Truyện con trăn gấm hoa vàng với người giữ đất Vị Xuyên

Ngàn năm trăn gấm hoa vàng
Mùa xuân “ mở hội” non ngàn Vị Xuyên
Ngàn năm đá núi đường biên
Máu xương người lính xây nên cõi bờ.

Hoàng hôn lụi tàn sau giải Lão Sơn. Chân trời phía Bắc xám xỉn mây mù hắc ám dâng lên. Cơ man nào là giun dế từ bốn phương tám hướng rừng nơi biên viễn hoang vắng tấu lên khúc nhạc muôn đời thảm sầu rền rỉ.  Giờ khắc đất trời giao hòa ấy như gọi những chú trăn gấm hoa vàng sinh trú trong các hang , hốc bò ra bờ suối làm việc sinh tồn muôn thuở - tìm mồi, tìm bạn. L oài thú quý hiếm hoang dã đó, người Tày, người Mông, người Kinh... ở vùng Vị Xuyên trập  trùng núi non này truyền nhau rằng nó là cháu, chắt, là “hậu duệ” của tổ tiên loài trăn gấm hoa vàng trong chuyện cổ sử xuất xứ nơi này. Các cụ già ở bản Nà Cáy, Làng Pênh... thường kể chuyện đó cho con cháu nghe. Dù chuyện có pha màu huyền thoại, dã sử nhưng các cụ đều khẳng định rằng đó là chuyện của các bậc hùng tài đại lược xa xưa truyền lại. Chuyện rằng vào thời Lê – Trịnh cách nay hơn ba trăm năm rồi nơi đèo ải Vị Xuyên heo hút này đã có mốc giới bằng đá  phân chia rạch ròi cương thổ hai nước, Theo sách “Biên giới lịch sử tư liệu Việt – Hoa” và sách “Khâm Định Việt sử thông giám Cương mục”. Năm 1728 Vua Mãn Thanh đã phải trả lại 80 dặm dất cho Nhà Lê và lập mốc giới hai bên dòng sông Đỗ Chú (một dòng sông nhỏ chảy sát vùng đất Tụ Long thuộc Châu Vị Xuyên). Nơi này có mỏ đồng nhưng đã bị ngoại bang xâm lấn. Trên bia đá mốc giới đặt tại bờ Nam sông ghi: “...Mốc giới Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang nước An Nam lấy sông Đỗ Chú làm căn cứ. Ngày 6 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6-1728. Chúng tôi là nguyễn Huy Nhuận, Tả Thị Lang Bộ binh và Nguyễn Công Thái Tế Tửu Quốc Tử Giám được Triều đình ủy sai vâng  theo chỉ dụ lập bia mốc giới này..”. Trên bia đá mốc giới tại bờ Bắc sông ghi: “... Khai dương ở xa tận một góc trời, tiếp giáp đất Giao Chỉ...bọn Sĩ, Côn chúng tôi cùng bọn Nhuận, Thái quan Thái úy nước Giao Chỉ đặt mốc giới này bên bờ sông Đỗ Chú. Từ đây biên cương bền vững lâu dài, ức muôn năm không bao giờ mai một... Ngày 7 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6 -1728...”.

Ấy vậy mà các quan tham Mãn Thanh luôn tìm mọi mánh khóe tạo cột mốc giả dời đến bên một dòng suối nhỏ để lấn đất Vị Xuyên. Có lần Nhà Thanh sai hai Đại quan mũ cao áo dài kéo lũ lính tráng gươm giáo sáng lòe sang đất ta. Họ hung hăng đòi ta phải trả đất cho họ, phải dời mốc giới lùi về phía đất ta 40 dặm Tàu (bằng 20 km). Chúa Trịnh Cương nước ta liền sai hai Đại quan đã từng “hội khám” đặt mốc giới năm trước lên nghênh tiếp. Người dân các bản vùng biên nước ta mở lòng thân thiện dựng nhà bên suối, lo việc ăn ở, lo cả việc hầu hát, hầu múa, hầu xôi ngũ sắc, rượu ngon Tùng Bá, thịt nai hun khói để các quan bàn thảo. Lúc Đại quan nhà Thanh đang vạch đất chỉ đồi tranh biện phun ra những lời kiêu láo thì bỗng có hai chú trăn gấm hoa vàng bò từ phía hang đá ra bờ suối. Hai chú trăn thân to bằng cột nhà sàn người Tày, dài hơn hai sải tay người Kinh, cổ có vằn đỏ như màu khăn đội đầu của người Dao, như trên tấm vạt đeo trước ngực của người Mông... Lưng trăn lốm đốm vằn hoa màu vàng giống màu hoa nghệ ở các đồi cây nghệ trên đất châu Vị Xuyên này. Hai chú trăn dừng lại nghiêng đầu nhìn vào lán mới dựng, Miệng trăn phát ra tiếng phì phì, khè khè... Vì ở đó lan tỏa ra mùi tanh tưởi của huyết, của thịt lợn, thịt trâu vừa mổ. Cái lưỡi chẻ thành hai nhánh  của hai chú trăn hệt như những mũi mác nhọn thò thụt, thụt thò ra vẻ thèm thuồng... Hai Đại quan Nhà Thanh mặt mày tái mét, mắt tròn mắt dẹt, run rẩy nhảy cẫng lên. Một vị “tè” ướt quần, quẳng áo mũ chực bỏ chạy. Một vị nhảy tót lên bàn kéo thân  áo che kín mặt.... Hai vị Đại quan nước ta vội nắm tay giữ họ lại, nói: “An tọa, An tọa. Xin các Đại quan an tọa. Con thú đi tìm mồi thôi mà. Ở nơi cương thổ nước Nam chúng tôi, con thú cũng như con người muốn nơi mình sinh trú được yên bình, Nó không ác với ai nếu họ không có dã tâm ám muội làm hại nó...”

Vùng cương thổ đất Vị Xuyên từ xa xưa đã từng chứng kiến biết bao phen tao loạn. Còn từ 17 tháng 2 năm 1979 họ đã xua 60 vạn  lính sang tàn phá sáu tỉnh vùng biên giới nước ta, Theo sử sách Trung Hoa để lại từ thời Nhà Ân – năm 1218 trước Công nguyên đến nay, giặc phương Bắc đã có 14 lần xâm lăng nước Việt. Lần thứ 14 này giặc tràn sang ào ạt nhất. Thời Nguyên - Mông, giặc tràn sang nước ta nhiều nhất cũng chỉ có đến 50 vạn quân. Thế mà riêng vùng đất Vị Xuyên – rộng hơn 10km2 – lần này đã có gần 14 Sư đoàn của Quân đoàn 40 thuộc Quân khu Côn Minh tràn sang như một trận bão(!)
Chúng định tiến về Thị xã Hà Giang, cắt đứt vùng đất Đồng Văn, Quản Bạ.. phía trên và thọc sâu vào nội đại nước ta. Các sư đoàn 312, 316, 313, 356... của quân đội ta đã lên Vị Xuyên chặn đứng, đẩy lùi lũ giặc. Các chiến sĩ ta một tấc đất không lùi. Sống bám đá núi Vị Xuyên chết làm đá đắp cao đường biên Tổ quốc. Trên đất Vị Xuyên đã diễn ra những trận tử chiến bi hùng. Hơn bốn ngàn chiến sĩ đã hy sinh, hiện còn hai ngàn chưa tìm thấy hài cốt. (theo thông tin chiến sự Vị Xuyên và tài liệu chiến tranh biên giới những dấu mốc không thể nào quên – Truyền thông tháng 2 – 2017). Có ngày giặc dội hơn 30 ngàn quả đại pháo, chục ngàn quả đạn cối xuống các cao điểm 1509, Đồi Đài, Núi Đất, Hang Dơi, Đồi Không Tên, Hang Mán, Làng Lò... nơi chiến sĩ ta chốt giữ. Nhiều quả đồi đã bị bạt thấp đến bảy, tám mét. Sự tàn phá khủng khiếp ít thấy trong lịch sử chiến tranh. Cả vùng núi non ngút ngàn Vị Xuyên thành một bãi cháy hoang tàn. Cây cối thành than đen. Nhiều mỏm núi đá trở thành “lò vôi thế kỷ”. Một loạt đạn nổ, một ngọn gió lướt qua, bột vôi trắng xóa bay lên mù mịt đất trời. Nước suối Thanh Thủy đỏ ngầu như máu. Vùng đất Vị Xuyên ngày không còn tiếng chim, đêm không còn tiếng thú, không còn cả tiếng giun dế, côn trùng... Duy chỉ còn những chú trăn gấm hoa vàng tội nghiệp sống sót chúng chui vào ẩn náu trong các hang sâu. Đến khuya hoặc các buổi chiều  yên tiếng súng chúng mới bò ra tìm mồi, tìm bạn.

... Ở cửa Hang Dơi, những người lính trẻ như Trịnh Huyến, Lê Hồng, Hữu Quân, Lê Văn Phương... nhìn chú trăn gấm hoa vàng đói, cái lưỡi thò, thụt đánh hơi tìm mồi mà thương hại. Các anh ném cho nó nắm bột mì vo tròn luộc chín, hoặc lát cơm chấm ruốc thịt đang ăn. Quen dần rồi trăn vàng trở nên “thân thiện”. Mỗi lần ngửi thấy mùi ruốc thịt, mùi lương khô là chú trăn lại từ trong hang đá bò ra chờ các anh cho ăn. Lúc vắng người trăn vàng bò quanh bếp nhặt hạt cơm rơi, mẩu thức ăn thừa. Các anh đặt chậu nước ở cửa hang cho trăn uống. Nhiều đêm chú trăn gấm hoa vàng bò vào khoanh tròn trong thùng đựng nước, trong chảo nấu cơm... ngủ ngon lành...

Qua sự cảm thụ tinh tế từ huyền bí và cả linh khiếu của người lính nơi trận mạc, Trịnh Huyến, Quân, Phương... đều có cảm nhận rằng sau những ngày lửa cháy, tiếng nổ rung núi chuyển đồi, con trăn như đã nhận thấy sự khủng khiếp đang diễn ra. Rừng cây, khe suối và cả không khí nữa cũng luôn phừng phừng, hun nóng. Nó chui vào hang sâu ẩn náu còn đồng loại nó tản đâu hết rồi. Những con tan xác thì bị hất lên bên bờ suối. Rồi nó thấy một loài sinh vật lạ lùng xuất hiện hàng ngày bên nó. Bằng những tín hiệu mà tổ tiên muôn đời của nó mách bảo, con trăn gấm hoa vàng như đã nhận ra rằng loài sinh vật lạ đó không làm hại nó, không xua đuổi nó mà còn cho nó ăn, cho nó chỗ dung thân, nhìn nó với ánh mắt thân thiện rồi cùng trú trong hang núi với nó. Ôi giữa cái sống và cái chết cận kề, bản năng của muôn loài sinh vật trong cõi đất trời này dù hoang dã đến đâu rồi cũng tìm đến với nhau để nương tựa vào nhau mà sống...

Trịnh Huyến, người lính quê xứ Thanh – nói với Quân với Phương rằng: “Các cụ ta từ xưa đã truyền lại rồi. Thiện sẽ thắng ác mà, nhân từ sẽ thắng cường bạo mà. Sống có tình thương thì thuồng luồng sẽ thành giun đất mà. Ta đã thu phục được con thú hoang dã này rồi đấy các cậu ạ!”
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #36 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2017, 09:09:06 pm »

Một buổi chiều muộn, Phương nhìn thấy không phải một mà là hai chú trăn vàng từ bờ suối  bò vào bên bếp lửa ở cửa hang. Chúng gạt tro than tìm những mẩu sắn nướng, đoạn xương gà: “Anh em ơi. Anh em ơi, trăn vàng rủ bạn về đây này”. Phương gọi to rồi anh bẻ đôi nắm bột mì luộc đang ăn chấm ruốc thịt ném về phía hai chú trăn. Con trăn đã từng sống ở Hang Dơi ngoảnh cổ nhìn Phương rồi nhìn nắm bột mì, nó ngúc ngắc đầu như biểu thị sự... “cảm ơn”. “Nhẹ thôi, nhẹ thôi Phương ơi, nó rủ bạn tình về đấy. Đừng làm  nó sợ - cả tiểu đội nhìn ra, nhắc Phương  - “Quý quá đấy, Trong lửa đạn thế này mà loài vật cũng còn biết tìm đến với nhau. Biết đâu nó là đôi “bạn tình đấy”. Ta bao dung chúng nó đi. Ta xem chúng như “bạn” cùng bám trụ Hang Dơi giữ đất Vị Xuyên này nhé” – Quân nói thêm vào. Những người lính chốt giữ điểm tựa nhìn nhau. Họ không nói ra lời nhưng ánh mắt họ đều chung ý nghĩ “ Ôi đến bao giờ, đến bao giờ con người, con thú ở vùng đất Vị Xuyên này được sống bình yên như bà con người Mông người Tày ở đây dặn dò nhau:” Chim đang làm tổ ấp trứng trên cây xin đừng đốn hạ. Cá đang đưa con bơi tìm mồi dưới suối xin chớ cạn dòng...” Vừa lúc ấy tổ thông tin từ phía sau chuyển sách báo, thư tín lên điểm tựa Đồi Đài, đồi Hang Cáo... dừng lại, các anh nói: “Mùa hội trăn” chúng đi tìm “bạn tình” đấy các cậu ạ. Các cụ già ở bản Nà Cáy, Làng Pênh đã kể chuyện ấy rồi. Vào tháng giêng, hai hàng năm là mùa “hội trăn” đấy. Các cụ kể rằng ( các tài liệu nghiên cứu về loài trăn cũng nói thế ) loài trăn gấm hoa vàng có tập tính sống rất “lãng tử, hào hoa”. Hàng năm vào độ đầu Xuân ngày cây rừng đơm lộc non lá mới, dịp thanh minh nắng vàng hoa nở, trăn gấm ở đất Vị Xuyên này lại vào “mùa hội”. Những ngày ấy từng nhóm chừng năm, bảy “chàng trăn” cụm nhau tìm một “nàng” non tơ. Rồi chúng rủ nhau bò ra bờ suối Thanh Thuỷ quần tụ trên một bãi đất bằng. Các “chàng trăn” vào cuộc đấu sức với nhau, vờn nhau, quấn riết nhau nô đùa nghịch ngợm. Còn “nàng trăn” nằm im “chiêm ngưỡng”. Miệng “nàng” luôn phát ra tiếng “phì phì, khè khè” như để “cổ vũ các chàng”. Vậy là tạo hoá đã ban cho các “chàng trăn” mùa thi thố sức lực, trình diễn các mảng miếng đánh bắt mồi để các “nàng” tuyển chọn “nhà vô định”. Tan hội, chỉ có một “chàng trăn” thắng cuộc. “Chàng ta” ung dung bò đến “nàng” với tư thế hiên ngang hãnh diện. “Chàng” đấu đầu, đấu lưỡi “âu yếm” “nàng” rồi quấn lấy nàng tình tự, ân ái! Những “chàng trăn” thua cuộc biết thân phận bò lùi ra xa cụm lại với nhau thành một bối như thể hiện niềm vui mừng đồng loại. Vậy là loài thú hoang dã muôn đời cũng có “luật chơi” riêng của nó.

Các tài liệu khoa học và trong Bách khoa toàn thư mở đã nói rõ về loài trăn gấm. Từ thưở hồng hoang, tạo hoá đã an bài định phận cho nó rồi. Nó là loài bò sát máu lạnh, da dày, cấu tạo địa sừng vảy như rắn, như cá sấu, kỳ đà… Loài trăn không có nọc độc như rắn. Nó là loài bò sát “đặc sinh” chỉ có một lỗ huyệt. Nơi bài tiết cũng là nơi sinh sản. Nó được sự dìu dắt của bản năng nòi giống hoang dã săn bắt trong thế giới nguyên thuỷ xa xưa nên rất tinh khôn và mạnh liệt. Đúng như các nhà nghiên cứu về loài trăn đã nói. Thực ra đó là cái khôn ranh của nòi giống nó. Khôn ranh của loài thú man rợ ăn thịt. Cái “thông minh” của nó cũng là cái “ thông minh” để sinh tồn nòi giống cộng với thói quen bản năng thu lượm “ mà ta gọi là kinh nghiệm” trong việc kiếm sống để tồn tại hàng ngày. Những điều đó biến nó thành một sinh vật ghê gớm như bất kỳ loài thú hoang dã ăn thịt nào.  Nó nhận biết mọi vật xung quanh qua cái lưỡi chẻ thành hai nhánh để ngửi được và nghe được (trăn không có cơ quan thính giác và khứu giác riêng).

Loài trăn rất nhạy cảm, nó vừa nhận thức vừa quyết định vừa hành động gần như cùng một lúc. Các thớ thịt của con trăn luôn ứ thừa sinh lực nó sẵn sàng bật dậy nhạy như giây cao su. Bộ xương sống khủng khiếp của nó gồm có 400 đốt như chiếc lò xo thép bị nén bung ra sức mạnh  quấn riết con mồi. Dù đó là nai, lợn, gấu, ngựa… cũng phải nát xương, nhũn thịt rồi nó nuốt chửng. Vậy là trăn giết con mồi không phải bằng răng cắn xé mà bằng “thủ thuật” của tổ tiên nó muôn đời truyền lại là quấn riết chặt con mồi nhiều vòng. Rồi cứ mỗi hơi thở ra của con mồi là nó lại xiết chặt thêm một nấc. Và cứ thế cho đến khi con mồi hắt ra hơi thở cuối cùng… Điều rất đặc biệt của loài trăn, là cấu tạo bộ hàm của chúng không có khớp hàm mà chỉ có giây chằng với độ đàn hồi rất lớn dính vào nhau. Nên trăn mở miệng rộng đến bao nhiêu là do yêu cầu nuốt con mồi (nai, ngựa, lợn rừng, hoẵng…) lớn hay bé. Và, khi trăn đã nuốt mồi rồi thì các bộ phận trong cơ thể nó phải tăng hoạt động lên tới ba mươi, bốn mươi lần để tiêu hoá. Bộ máy tiêu hoá của loài trăn có hệ thống “máy móc cực kỳ tinh xảo” hút cạn kiệt chất canxi trong xương con mồi để bồi bổ thêm dinh dưỡng cho nó. Nên loài động vật “đặc sinh” này kéo dài tuổi thọ được tới gần bốn mươi năm.

Trên thế giới có đến 26 loài trăn lưu trú và sinh sống khắp các châu lục. Có loài trăn đã trở thành quái vật. Ở nước Mianma có loài trăn dài sáu mét nặng tới 113 kg. Nó là nỗi kinh hoàng cho con người và các loài động vật khác. Nó có thể giết con báo chóng vánh trong vòng mấy phút. Và lúc đói, nó có thể nuốt phăng cả con cá sấu. Trăn đá màu da nâu xám sinh trú ở Châu Phi là loài trăn khoẻ nhất lục địa. Nó dài tới 7mét, nặng 150 kg sinh sống ở đồng cỏ, đầm lầy, suối cận rừng. Loài trăn này cực kỳ hung hãn. Nó tấn công bất kỳ con vật nào nó nhìn thấy. Nhưng nó “đoản thọ” chỉ “hưởng dương” được chỉ 12 năm. Ở Nam Mỹ có loài trăn xanh dài tới 9 mét. Loài trăn này có “vòng eo khiêm tốn” hơn 40 cm, nặng tới 250 kg, chúng sống ở rừng mưa nhiệt đới Amazon, Orinoco… Và rất thích thú các món ăn “nặng ký”: hươu, nai Bắc Cực, báo, trâu rừng… Loài trăn này có sức mạnh thần kỳ của tổ tiên  nó truyền lại là quấn riết con mồi du to lớn hơn nhiều lần cũng phải nát nhừ xương rồi nuốt chửng. Loài trăn vua Anaconda (1) dài gần tới 15 mét nặng trên một tấn là loài trăn đáng sợ nhất trong các loài trăn trên trái đất. Nó được tôn là “Vua” của các loài trăn. Nó sống đơn độc và hung án cực độ. Loài trăn này di chuyển ung dung đĩnh đạc coi như sông núi đất trời này là của riêng nó. Cách rình rập bắt mồi của nó cũng rất “vua”. Mỗi lần ra đòn là nó tóm ngay được chú cá sấu cực lớn, hoặc con hươu rừng cực to. Loài trăn “vua” này sống rất “phong tình”, suốt ngày chỉ rong chơi đùa dỡn với “bạn tình”. Một sự kiện lịch sử về loài trăn đã khiến các nhà khoa học bất ngờ. Đó là vào năm 2009 họ đã tìm thấy dấu vết của loài trăn Titanoboa(2) trong các mỏ than tại miền Bắc Colombia. Loài trăn khổng lồ nhất lịch sử trái đất này đã tuyệt chủng từ 60 đến 58 triệu năm trước thì nay đã hiện diện 28 cá thể hoá thạch. Loài trăn này dài trên 15 mét, nặng đến gần một tấn hai, đường kính của thân mình nơi dày nhất gần một mét. Nó có thể nuốt gọn con bò tót lớn gần bằng trọng lượng cơ thể nó khi đã quấn xiết nát nhừ. Và mới đây, vào ngày 14 tháng 12 năm 2014 tại một khu đầm lầy phía Bắc nước Argentina, các nhà nghiên cứu đã ghi lại được khoảnh khắc trăn mẹ sinh con (chứ không phải đẻ trứng) chưa từng thấy trên hành tinh của loài trăn boa sống ở Nam Mỹ…

… Ở nước ta có ba loài trăn: trăn gấm (có nơi gọi là trăn hoa, trăn mắc vọng…); trăn đất, trăn cộc (có nơi gọi là trăn mốc, trăn cá, con luôm, tu lườn…) Ba loài trăn của nước ta đều được xếp vào loài động vật hoang dã quý hiếm nhóm II B trong Sách Đỏ Việt Nam; được đưa vào Danh Lục Thế Giới C.T.T.E.S; Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thế giới. “Nghị Định số 18 HĐBT nước ta quy định loài trăn thuộc nhóm động vật nghiên cứu, cấm khai thác, sử dụng; cấm triệt để săn bắn và buôn bán bán trái phép. Cần thành lập các trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi ở gia đình nơi có nghề truyền thống... Tập tính các loài trăn ở nước ta không khác nhiều với trăn ở vùng Đông Nam Á và thế giới. Chúng ưa sống ở môi trường ẩm ướt, đầm lầy, ven sông suối, cây cối rậm rạp, có hang hốc ẩn náu. Trăn sinh trưởng và phát triển nhanh ở vùng biên giới, bưng biền Nam Bộ, vùng đất Quảng Nam, Hoà Bình, Hà Giang… Mùa đông trăn thường quần tụ từ hai đến năm, bảy con trong các hang hốc để tránh rét. Ban đêm chúng mới bò ra tìm mồi. Mùa hè trăn “rủ nhau” ngâm mình dưới suối mát… Thức ăn chủ yếu của loài động vật “đặc sinh” này là loài bò sát, ếch nhái, loài thú gậm nhấm như cầy hương, cầy mực, các loài linh trưởng, có lúc chúng bắt cả lợn, nai…

Con trăn gấm còn có miếng đánh “độc nhất vô nhị” để rình rập bắt mồi. Đó là sự kiên nhận đến lỳ lợm không biết mệt mỏi. Sự kiên nhận thuộc bản năng của tổ tiên nó truyền lại trong thế giới nguyên thuỷ săn bắt xa xưa. Nó tìm lối mòn nơi những con thú thường đi qua lại rồi leo lên quấn vào cành cây nằm im phăng phắc thòng cổ xuống với thời gian vô tận đề chờ mồi. Nó hơn hẳn cả con nhện nằm im giữa màng tơ; hơn hẳn con rắn cuộn tròn giấu mình sau lớp lá mục; và “bậc thầy” con hổ chỉ biết nằm mai phục sau gốc cây, trong bụi rậm… Điểm lại sự kiên nhận hoang dã trong cuộc sinh tồn muôn đời của các loài sinh vật thì xem ra con trăn gấm là “cao thủ” hơn cả. Miếng đánh hiểm độc, bất ngờ đó, làm cho con mồi chỉ còn cách chết đứng trong vòng quấn xiết của trăn. Có lẽ vì miếng đánh đó mà trăn gấm còn được gọi là trăn mắc vọng chăng? Loài trăn gấm sinh trú ở nước ta có con dài đến 4 mét nặng ngót trăm kg. Đầu trăn hình tam giác có sọc đen chạy dài từ mắt đến hai khoé miệng. Mặt lưng và hai bên lườn có những đốm đen trắng trên hoa văn màu be vàng hay màu nâu nhạt. Dưới bụng và cổ trăn có màu vàng nhẹ với những chấm màu nâu xám nối nhau thành dạng mặt lưới trên màu vàng sẫm rất giống màu hoa cây nghệ trên đồi núi Vị Xuyên. Những hoa văn độc đáo rất “ nghệ thuật” đó là thứ hóa trang khiến các loài thú khác khó nhận biết khi trăn di chuyển trên thảm rừng.

Điều thần kỳ nhất ở loài trăn gấm là chúng có bốn tấm vẩy ở vành môi trên. Mỗi tấm có một lỗ nhỏ, đó là cơ quan cảm giác nhiệt nhạy bén nhất của trăn. Và, các tấm vảy ở môi dưới, đến tấm thứ 18 cũng đều có một lỗ nhỏ. Đó là cơ quan điều hòa nhiệt độ của cơ thể và giúp nó biết trước được thời tiết nắng mưa, nóng lạnh của đất trời trong những ngày tới.

Sau mùa “ hội trăn” thì các “ nàng trăn” mang bầu, gần ba tháng thì sinh nở. Mỗi lứa “ nàng trăn” sinh hạ từ 60 đến 80 quả trứng. Trăn mẹ cuộn tròn thành cái tổ kín đáo, ấm áp, đảm bảo nhiệt độ từ 30 đến 32 để ấp trứng. Gần ba tháng sau thì đàn con chào đời. Con trăn non có thể  dài đến 60cm, nặng đến 20kg. Sau hơn 10 ngày thì đàn trăn non “ thay áo” để thân hình nở nang rồi tỏa ra bốn hướng non ngàn đón nhận cuộc sống tự lập. Khác hẳn các loài sinh vật là trăn mẹ không hề nuôi nấng, ôm ấp, và cũng chẳng “ chuyền nghề” kiếm sống cho lũ trăn con. Nhưng chỉ ít ngày sau đó con trăn non đã có thể bắt sống và nuốt gọn con mồi dài bằng một phần tư chiều dài và khối lượng bằng nửa cơ thể nó.

Với tập tính của loài thú hoang dã quý hiếm, con trăn sống “ phóng khoáng”, “ thân thiện” với đồng loại, nhưng nó hung dữ khủng khiếp khi bị tranh cướp mất mồi, bị xâm lấn lãnh địa và nhất là khi nó đang ân ái với bạn tình mà bị quấy phá, đòi đuổi. Lúc ấy nó sẽ quăng mình đến, cắn ngập răng vào kẻ thù và quấn xiết đến nhừ xương nát thịt.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #37 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2017, 09:13:35 pm »

Cách điểm tựa Hang Dơi và dòng suối Thanh Thủy không xa là bản Nà Cáy, Làng Pênh. Ở đó có Thư viện mặt trận đặt trong một hang đá lớn. Thư viện có hơn bốn ngàn cuốn sách, có báo Nhân dân, báo Quân đội..., có các loại sách văn nghệ, sách khoa học... xếp ngay ngắn trên các hốc đá, các giá làm bằng tre. Ở cửa Thư viện luôn có hàng chục ba lô, túi đựng đầy sách báo. Những người lính ở đây gọi đó là: “ Thư viện ba lô”, “ Thư viện túi” lưu động, các chiến sĩ thông tin chuyển lên đến chiến hào hơn 40 điểm tựa phía trước. Thư viện mặt trận Vị Xuyên có hai “ thủ thư” là Hùng và Được cùng với hai chú trăn gấm hoa vàng trông coi. Theo tập tính sinh tồn, ban ngày hai chú trăn chui vào hang sâu ngủ. Đêm, trăn bò ra “tung hoành sục sạo, kiểm tra” trong từng hốc đá, chạn sách. Con chuột rúc rích, con thạch sùng chép miệng, bầy mối, lũ côn trùng và cả những con rắn vào ẩn trú, hai chú trăn gấm nhặt bằng hết. Trăn còn chộp được cả những con dơi sà xuống đớp muỗi. Cứ mỗi lần nghe tín hiệu “khẹc khẹc, phì phì” là các “thủ thư” biết được “hai chú bảo vệ” đang giệt  “kẻ phá hoại..” trong các giá sách.

Hai chú trăn quấn quýt với hai người lính “thủ thư”. Đến bữa các anh “bồi dưỡng” nó, miếng lương khô, củ sắn nướng, nắm ruốc thịt hoặc khúc xương gà. Có ngày nắng ấm, mặt trận yên tiếng súng, hai chú trăn gấm hoa vàng rủ nhau ra nằm phơi nắng trên các tảng đá. Nó quấn vào tay các anh. Nó co kéo như thử sức lực với hai người lính “thủ thư”. Đã có nhiều lần hai người lính “thủ thư” kể cho đồng đội nghe về câu chuyện con trăn gấm “trừng trị” tên giặc ở vùng núi Quảng Nam ngày nào. Chuyện đó xảy ra vào năm 1967 thời đánh Mỹ. Năm ấy Lữ đoàn 196 thủy quân lục chiến Mỹ vừa vây ráp, tàn sát bà con ta ở miền duyên hải Quảng Nam kéo về đóng ở chân Núi Già. Một tên lính Mỹ xuống suối lấy nước đụng con trăn gấm phục sẵn trên cành cây. Con trăn lao xuống quấn riết tên lính nhiều vòng rồi nuốt chửng. Khi gần nửa Lữ đoàn lính Mỹ đi tìm thì đã thấy con trăn gấm nằm thảnh thơi ngâm giữa dòng suối mát. Trong cái bụng to kềnh càng của nó, tên giặc đã đền tội.

Người lính “thủ thư”  nói rằng truyền thông đã nhiều lần đưa chuyện đó do ông Mai Xuân Hưởng nguyên phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn – Quảng Nam chứng kiến, kể lại. Ông cũng rất lạ lùng, rừng Quảng Nam lắm trăn, nhiều thú, bộ đội và bà con ta gặp nó liên hồi nhưng không có ai bị trăn làm hại. Nó chỉ giết tên lính Mỹ mới đi càn gây tội ác. Hóa ra con thú hoang dã quý hiếm cửa rừng nước ta giúp ta đánh giặc.

Rồi những buổi hai người lính “thủ thư” ngồi ở cửa hang tỷ mẩn xếp lại các loại sách, báo quân bưu vừa chuyển lên vào các ba lô, túi xách để đêm đưa lên  điểm tựa. Các anh đã ghép tên những tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn chiến sĩ thành những câu thơ. Và không ngờ những câu thơ vui đó có sức cổ vũ đồng đội  đã lan tỏa trong các chiến hào, ụ súng trên các điểm tựa Vị Xuyên như các tác giả đó cùng ra trận (3)

“ Gương mặt tôi yêu – Rừng lá đỏ
Bến quê – Đất trắng – Nắng Đồng bằng
Dấu chân người lính – Đường phía trước
Vào trận hôm nay – Đất ngọn nguồn.

Đầu súng trăng treo – Đường ra trận
Tình dân – Lòng mẹ - Hoa trong cây
Đất nước đứng lên – Thời xa vắng   
Khúc hát anh hùng – Chim én bay.

Gặp gỡ cuối năm – Vùng biên ải
Thơ tình người lính – Chiếc lược ngà
Chiến hào biên giới – Màn sương lạnh
Lá rụng trong vườn – Những ngày xa.

Quần đảo san hô – Cơn gió lốc
Đường vào thành phố - Huế mùa mai
Đất Tổ Hùng Vương choàng áo trận
Ván bài lật ngửa -... Đất nhiều ma.

Mùa đông ấm áp – Hoa sim tím
Khoảng trống giữa rừng – Mảnh trăng non
Tín hiệu bình yên – Người Hà Nội
Cao điểm cuối cùng - ... Có chúng con...”


***

Một đêm trăng non cuối tháng mười năm 1987, những người lính Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 165 Sư đoàn 312 chốt giữ vùng Điểm tựa Hang Dơi đã viết lên đá núi những dòng chữ bằng máu của đồng đội, của Phương – Lê Văn Phương người Ngõ Thổ Quan – Phường Khâm Thiên – Hà Nội. Đêm đó Phương xuống suối Thanh Thủy lấy nước và đón tổ thông tin mang thư, mang sách báo lên thì đúng lúc giặc bắn pháo sang. Đạn nổ, lửa khói trùm kín cửa hang. Suối Thanh Thủy dựng lên hàng trăm cột nước. Đồng đội đưa Phương vào Hang Dơi, đặt anh nằm trên tảng đá. Nơi đó những buổi chiều Phương và đồng đội thường ngồi ăn lương khô, nắm mì luộc. Các anh bẻ nắm mì chấm ruốc thịt ném cho chú trăn gấm hoa vàng ngước cổ chờ. Nơi đó những lúc mặt trận yên tiếng súng, Phương ngồi đọc sách, viết thư cho Yến, người cùng phố, bạn học cùng trường. Phương và Yến đã hẹn ước với nhau, hai gia đình đã ngỏ lời, chạm ngõ chờ ngày Phương về làm lễ cưới. Quân, Huyến... cầm tấm áo thấm đẫm máu của Phương, của đồng đội viết lên tảng đá nơi các anh nằm:

“ Hang Dơi, Thanh Thủy vùng biên máu
Đồng đội nằm đây xin chớ quên...”


Thế rồi những hôm sau, lúc chiều tà sương xuống, gió núi gọi mây về, đôi trăn gấm hoa vàng từ hốc đá bò ra. Đôi trăn thẫn thờ bò quanh tảng đá. Chúng ngước cổ nhìn lên như trông ngóng, đợi chờ.

Giáp Tết Đinh Mão – 1987, Quân được về nghỉ phép. Xuống xe khách ở Bến Nứa, chân cầu Long Biên, Quân ghé vào chợ Đồng Xuân mua bó hương rồi đến Ngõ Thổ Quan, Phường Khâm Thiên thăm gia đình Phương và thắp nén hương tưởng nhớ người đồng đội. Lúc ấy Yến đang chăm sóc bố mẹ Phương. Nhìn Quân, Yến nghẹn ngào. Tiếng nói của Yến chìm trong nước mắt: “ Anh Quân. Anh Quân ơi. Có thật anh Phương đã hy sinh rồi không. Đêm nào em cũng gặp anh Phương về ...”.

7.2017
Trần Hữu Tòng
1. Loài trăn anaconda sống ở lưu vực sông Amazon – Nam Mỹ
2. Loài trăn titanoboa khổng lồ nhất trong lịch sử trái đất tuyệt chủng cách đây 60 đến 58 triệu năm. Năm 2009 phát hiện các tiêu bản hóa thạch của chúng trong các mỏ than vùng Bắc Colombia.
3. Tác giả: Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trí Huân, Vương Trọng, Chu Lai, Vũ Quần Phương, Minh Châu, Chính Hữu, Hữu Mai, Cao Tiến Lê, Thao Trường…


HẾT
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM