Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:38:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng tập truyện ngắn của nhà văn Trần Hữu Tòng  (Đọc 13084 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:54:54 pm »

18/Chiều biên cương tiếng chim kêu trong sương “bịp bịp bịp”

Vùng rừng Ma thực sự đã trở thành vùng rừng chết. Mấy năm trước giữa lõi rừng là sào huyệt của bọn thổ phỉ. Nay phỉ đã bỏ chạy rồi mà dân bản không ai dám vào đó hái nấm, hái rau, đào măng, chặt củi... Vì một lẽ lạ lùng đến bí hiểm, vùng rừng đó các loài rắn hổ mang bành, hổ mang chúa, rắn lục, rắn cạp nong, rắn ráo, rắn sọc xanh, đốm đỏ, có cả loài rắn có sừng(*) sinh sôi rất nhiều. Dân bản nói rằng loài chim bịp bịp đã gọi rắn về đây. Ông lang Dín người ở bản Lao Táo (bản Dao Sắc) vào rừng hái lá thuốc, đào củ tam thất, bạch truật về chữa bệnh cho dân bản nói với lính biên phòng: “Lão thấy trước khi bỏ chạy sang bên kia núi, bọn thổ phỉ đã đưa chim bịp bịp về thả vào rừng Ma rồi dồn nhau vác đá lấp cửa hang. Chúng giấu kín lắm, kín như giấu nắm lá ngón bỏ vào chảo canh làm hãi người mà, lão nghe lỏm được đấy...”.

Nguồn tin ấy nghe như chuyện “quái dị từ thủa nào” làm cho Trần Ngọc - đồn trưởng biên phòng nghĩ về cánh rừng thâm u huyền bí trong địa bàn bảo vệ vẫn còn nhiều điều ẩn khuất...

Đồn trưởng ra lệnh cho Đội trinh sát tìm những tài liệu khoa học và đến gặp những người có nghề nuôi luyện chim hoang dã để biết đặc trưng, tập tính của loài chim “quen mà lạ” này. Riêng anh từ hồi còn là học sinh cấp I, anh chỉ biết về loài chim bịp bịp qua những câu chuyện cổ tích được ông bà truyền lại. Những câu chuyện đó đều mang tính nhân văn răn dạy người đời sống thật thà trung hậu và trừng phạt kẻ dối trá không giữ lời hứa của mình... Chuyện rằng có nhà sư ăn chay niệm Phật nơi cửa chùa đã lâu năm mà tu không thành chính quả. Nhà sư khăn gói quả mướp đi ròng rã hết ngày dài hết đêm thâu để hỏi Phật tổ cho ra nhẽ. Một đêm nọ nhà sư ghé vào xin ngủ trọ nhà dân ở chân núi. Người đàn bà xinh đẹp ra mở cửa, nói rằng, chồng nàng đi vắng không dám cho đàn ông ngủ trọ. Vừa lúc đó chồng nàng về. Anh ta vác cây đại đao và cứ đổ riệt cho nhà sư gạ gẫm vợ mình. Nhà sư kêu oan và kể lể sự tình. Nghe xong, người đàn ông nói thật với nhà sư: “Ta là kẻ cướp đường, đã giết hại nhiều sinh linh, không biết có tu hành chính quả được không?”. Nhà sư trả lời: “Con người ta tu cốt ở cái tâm, nếu thật sự muốn xóa tội...”. Nghe vậy, kẻ cướp đường liền cầm đại đao phanh ngực mình ra moi quả tim đưa cho nhà sư nhờ chuyển lên Đức Phật. Nhà sư khăn gói lên đường mang theo quả tim đó. Giữa tiết nắng nồng oi bức, đến ngày thứ ba thì quả tim hôi thối, ruồi nhặng bay theo. Nhà sư liền vất quả tim vào bụi rậm. Hôm sau nhà sư gặp một cụ già râu tóc bạc phơ liền kể lể công lao tu hành và con đường trần ai lặn lội tới đây với ý định của mình. Cụ già phán bảo “Dọc đường đi có ai gửi gì cho ta không?”. Nhà sư kể chuyện quả tim hôi thối đã vất đi. Cụ già nói “Con quay về tìm lại quả tim của tên cướp đường rồi hãy đến gặp ta...”. Lúc ấy nhà sư giật mình tỉnh ngộ... Ông ta liền quay lại chui rúc khắp bụi bờ rậm rạp để tìm mà chẳng thấy quả tim đâu. Rồi nhà sư gục trên thảm rừng, chết trong bụi rậm, biến thành con chim bịp bịp. Màu lông của loài chim nửa nâu, nửa đen giống chiếc áo của nhà tu hành. Đôi mắt con chim đỏ đọc vì nhà sư tiếc nuối đã sắp thành chính quả mà không đạt, còn phải mang cái tên “bịp bịp” là án trừng phạt cho tội dối lừa.

Các tài liệu khoa học và lời người thuần dạy chim hoang dã đã cho đồn trưởng Trần Ngọc và lính biên phòng biết tường tận về loài chim bịp bịp. Nhưng có lẽ ít ai biết điều cực kỳ bí ẩn về loài chim này, đó là món ăn khoái khẩu bậc nhất của nó là rắn. Và, cũng chưa có một tài liệu nào lý giải vì sao loài rắn (nước ta có hơn 200 giống rắn, 53 giống rắn có nọc độc đến cực độc) khi gặp chim bịp bịp đều sợ hãi, run rẩy rồi... tê liệt. Có người đoán già đoán non rằng lông và phân chim bịp bịp có mùi hôi “đặc trưng” làm cho loài rắn khiếp sợ. Nên khi gặp chim, con rắn khỏe thì bò nhanh lẩn trốn, con rắn yếu thì bủn rủn, nằm im làm mồi cho chim. Mà bịp bịp thì lại thích thú món rắn lục. Nên người vào rừng gặp chim bịp bịp ở đâu là nhìn thấy rắn ở đó. Tổ chim bịp bịp ở chỗ nào thì quanh đó đầy rẫy rắn độc.

Theo Bách khoa toàn thư mở, bịp bịp là loài chim hung dữ và rất nhạy bén với thời tiết môi trường. Ở nước ta chim bịp bịp sống định cư trong vùng đồng bằng, trung du và vùng ven rừng, chân núi. Chúng sống ở bờ sông, bờ suối, đầm lầy. Chúng ham luồn lách chui tìm trong các bụi rậm nơi có nhiều rắn rết, ếch nhái, côn trùng sâu bọ. Loài chim bịp bịp có đến hơn 30 giống khác nhau. Do tiếng kêu của chúng gần giống nhau “bịp, bịp, bịp...” khàn khàn, đùng đục như thảm sầu, như khổ não nên chúng có cái tên chung là chim bịp bịp. Vào mùa sinh đẻ, lúc rủ nhau đi kiếm ăn và cả lúc gọi bạn tình, chúng cũng chỉ “diễn” một nhịp điệu thảm sầu ấy. Chim bịp bịp không phải phân họ của loài chim cu như trước đây có người nói. Nó cũng không phải loài chim đẻ nhờ tổ như con tu hú. Chim bịp bịp có “danh pháp” riêng về tập tính và sinh sản. Chúng có giới tính “đảo ngược”. Con chim trống nhỏ bé hơn con chim mái (một tám, một mười). Chim bịp bịp có tập tính ổn định sống từng đôi với nhau. Nhưng nó có “thói đa thê” và rất thoáng về việc “ngoài luồng” của nhau. Các nhà khoa học đã thử ADN cho chúng, và chứng minh rằng chim bịp bịp là một họ riêng có thói sống “ngoài luồng” như thế.

Con chim trống, chim mái có màu lông giống nhau. Lúc còn non, toàn thân chúng phủ màu nâu chấm đen. Lúc trưởng thành, phần đầu, cổ, ngực, đuôi có màu đen lợt, mình có màu nâu đỏ. Từ chót mỏ đến đuôi dài gần 40 cm (con trống ngắn hơn). Thân hình con chim bịp bịp lớn nhất cũng chỉ nhỉnh hơn con chim cu cườm. Bịp bịp có chiếc mỏ khoằm dài tới 3,5 cm sắc nhọn như kìm, như dao. Đặc biệt nhất bàn chân của loài chim này có bốn ngón xếp thành hai bộ đối xứng nhau, một cặp ngắn, một cặp dài. Móng vuốt như lưỡi câu quặp vào đâu bấu chặt đấy. Đó là đặc trưng của loài chim săn bắt rắn. Rắn là món ăn “chủ lực” của nó rồi mới đến loài ếch nhái, côn trùng... Mỗi ngày một con bịp bịp có thể nhấm nháp hết một chú rắn. Chim con sống trong tổ lâu càng đòi hỏi nhiều thức ăn để lớn. Nên khi làm tổ, chim bố mẹ đã lo toan gom tha rắn về “giam lỏng” quanh tổ để dự trữ thức ăn cho bầy con. Điều kỳ diệu đó của loài chim bịp bịp phải chăng do thiên bẩm hay là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên đã tạo thuận lợi cho sự sinh tồn của nòi giống chúng. Mùa sinh sản của chim bịp bịp kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm. Mỗi năm bịp bịp đẻ từ hai đến ba lứa. Mỗi lứa ba quả trứng, nở được hai hoặc ba con. Bịp bịp bố mẹ làm tổ cho con bằng cỏ khô, lá cây như tổ chuột đồng nhưng cao hơn mặt đất chừng vài mét. Điều rất đặc biệt, tổ chim bịp bịp thường to, rộng để có chỗ cho... rắn làm kẻ trông giữ chim non! Vậy là chim bịp bịp đã gửi con cho rắn mà rắn không “dám” làm hại những con chim non. Điều kỳ bí ấy đến nay chưa có lời giải thích.

Ông bà ta từ xa xưa đã xem thân cốt con chim bịp bịp được loài rắn độc bồi luyện thành vị thuốc quý. Thịt chim bịp bịp lành, thuộc tính âm, có vị ngọt. Bịp bịp được ngâm rượu với tam xà, ngũ xà để chữa trị các bệnh suy nhược cơ thể, đau lưng mỏi gối, tê nhức chân tay, bồi bổ xương cốt tâm can tỳ vị... Những người sành điệu còn nhốt bịp bịp đói ba ngày rồi cho ăn rắn lục, rắn hổ mang, rắn mai gầm... Chờ đến bảy ngày sau, rắn ngấm vào xương cốt chim, họ mới mổ thịt, bỏ hết phủ tạng rồi ngâm rượu. Đó là thang thuốc bổ “thần tiên nội công nhất đẳng” chữa bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ. Đặc biệt công dụng của thang thuốc ấy tăng cường cực mạnh “nam tính” cho giới mày râu. Con chim bịp bịp đã được nhiều ông lang vùng núi xem như là vị “chim y” bậc thầy. Ông lang Dín kể rằng con chim bịp bịp đã bày cho ông đi tìm cây thuốc trong rừng... Không phải bây giờ ông Dín mới nói mà dân gian đã lưu truyền câu chuyện này từ lâu. Có một chàng trai đi tìm nấm, hái rau nhìn thấy tổ bịp bịp có hai chú chim non. Anh ta định bắt về. Nhưng thấy nó chưa giập bọng đái chẳng bõ bữa ăn, anh chưa bắt. Song anh sợ rằng để mấy hôm nữa chim non ra ràng nó nhảy lên cao thì mất bữa. Anh ta nghĩ ra cách độc ác bẻ gãy chân, bẻ gãy cánh chim non để chờ mẹ nó chăm nuôi lớn. Mấy hôm sau anh chàng tham lam ấy quay lại thì ôi thôi, hai chú chim non đã lành chân, liền cánh nhảy tâng tâng trong bụi rậm. Anh chàng chưng hửng lủi thủi về kể chuyện ấy với ông lang. Ông lang liền đi tìm tổ chim bịp bịp rồi cũng bẻ chân, bẻ cánh chim non như chàng trai nọ. Ông lang kiên tâm nấp sau bụi cây xem chim bố mẹ chữa bằng cách nào cho chim con. Chờ chim mẹ bay đi, ông đến tận nơi xem đó là lá cây gì nó quấn vào chân cho con, nhựa quả gì nó bôi vào cánh cho con mà hay vậy… Rồi trong những lá cây thuốc hái ở rừng chữa đau xương, gãy tay… cho dân bản giờ đây có những vị thuốc ông lang Dín học được ở “thầy chim” bịp bịp.

Loài chim hoang dã này cũng đã trở thành những “vệ sĩ đắc lực” giữ nhà, canh vườn cây ăn quả. Con người đã khéo thuần dưỡng và dạy dỗ nó, đã biết dựa vào tập tính, bản năng dữ dằn, quyết liệt bảo vệ lãnh địa của nó và biết “thiết lập” cho nó kỹ năng phản xạ có điều kiện. Mỗi lần “vệ sĩ” lập công phải khen thưởng khích lệ nó ngay, mà không có gì khích lệ hiệu quả bằng cho nó nhấm nháp một… chú rắn. “Vệ sĩ” bịp bịp sẽ nhặt sạch sâu bọ, côn trùng, ếch nhái… và xua đuổi lũ chim lạ. Các “vệ sĩ” được thả tự do bay lượn xênh xang trong khu vườn như con chim bồ câu nuôi thì hiệu quả bảo vệ càng được phát huy. Nếu đó là một “nàng vệ sĩ” non tơ thì nó rất có duyên quyến rũ nhiều “chàng” bịp bịp si tình về thành một “đội vệ sĩ” hỗ trợ nó. Rồi thật là thú vị, trên tầng cao khu vườn có “vệ sĩ tuần thám”, dưới tầng thấp có “vệ sĩ canh phòng”, sự bình yên đã thấy rõ.

Như vậy con chim bịp bịp là vị thuốc “thần tiên nội công nhất đẳng”, là “vệ sĩ tin cậy”, là “thầy thuốc”, có bài thuốc hay, là thực phẩm ngon lành bổ dưỡng… nên nó có giá đến 200.000 đồng một con. Nhiều người “trúng nghề” săn bắt thuần dưỡng loài chim này và kết với nghề nuôi rắn đã trở nên giàu có.

Trước giờ xuất kích, đồn trưởng Trần Ngọc nói với các chiến sĩ: “Vậy là chưa rung cây thú đã lòi mặt. Bọn thổ phỉ muốn dùng rắn độc để giữ sào huyệt của chúng. Thế thì còn gì ở đây mà chúng giữ. Ta phải mở ngay cửa hang đá trong sào huyệt thổ phỉ giữa rừng Ma…”.

Các phương án phòng chống rắn độc cổ truyền được chuẩn bị: hạt chanh, củ sả, xạ hương, ngưu hoàng… Quân y được bổ sung thêm huyết thanh cấp cứu, bình xịt hơi cay… Đội dò mìn đi tiên phong. Ông lang Dín, đội dân quân bản, các chiến sĩ biên phòng tiến vào lõi rừng Ma.

Cuối mùa hanh hao, buổi trưa nắng vàng bảng lảng trên lá cành, nhưng giữa lõi rừng biên cương thâm u vẫn đằm mây, đằm sương. Rắn độc nháo nhác bò xạc xào trên thảm lá khô. Tiếng chim bịp bịp kêu nhịp ba, nhịp năm “bịp bịp bịp…” não sầu, ai oán…

Rồi những tảng đá che chắn cửa hang được xô đổ. Hang đá tối tăm, ẩm mốc được mở rộng. Dưới ánh đèn pin sáng xanh những hòm gỗ, những bao vải to bọc hai ba lớp giấy dầu chống ẩm xếp ngay ngắn trong hang được kéo ra. Trong đó là súng, đạn, đao, kiếm, lựu đạn mỏ vịt, lựu đạn cổ dài… Bọn thổ phỉ đã tháo chạy nhưng chúng để lại “kho vũ khí bí mật” này cho lũ giấu mặt nằm lại nhằm lập các ổ nhóm phản loạn vùng biên.

Ngày Hội Gâu tào (hội Cầu phúc lộc đầu năm) của người Mông, bà con các bản giáp biên về dự đông chưa từng thấy. Màu khăn thêu hoa, màu váy áo mới trông rực rỡ như quả đồi cây tam giác mạch mùa xuân nở hoa. Bởi hội Cầu phúc lộc năm nay còn gắn với ngày mừng công dọn sạch sào huyệt thổ phỉ. Ngày hội tưng bừng với các trò vui cổ truyền: múa ô, thổi khèn, thổi đàn môi, sáo trúc, chọi quay, hát tình ca… Trai bản phô diễn trò bắn cung, bắn nỏ múa kiếm. Hội Gâu tào năm nay còn có thêm trò biểu diễn bắt sống rắn trong sào huyệt thổ phỉ, thi nhái tiếng chim bịp bịp kêu xem ai giống hơn… Ông lang Dín mời các già bản nhâm nhi bát rượu ngâm bịp bịp tam xà, ngũ xà với củ tam thất, bạch truật ông đào trong rừng Ma. Đặc sắc nhất trong hội Gâu tào là cây nêu cao tới 12 mét dựng giữa đỉnh đồi. Ngọn nêu hướng về phía mặt trời mọc có lá cờ Tổ quốc bay trong gió núi. Phía dưới cờ có treo bầu rượu với ba bông lúa chín tượng trưng cho sự bình yên, no ấm của bản làng nơi phên giậu. Ông lang Dín đứng dưới cây nêu. Ông nói to: “Dân bản ơi! Người Mông, người Dao, người Tày, người Thù Lao, Pa Dí, người Nùng… ta sống với nhau như đàn ong cùng tổ xây chung tầng mật, như hạt ngô cùng bắp, như hạt lúa chung bông. Lũ phỉ đã chạy rồi, những thứ giết người chúng để lại ta đã dọn rồi. Nay rừng dài thì rừng nuôi cây nuôi chim, suối dài thì suối nuôi cá nuôi thú. Đất nuôi người thì người phải giữ bản giữ rừng. Dân ta cùng với các chú Biên phòng tình thân như nắm xôi nhuyễn chặt, ta phải giữ bình yên vùng cương thổ này… Nào con gái các bản đẹp rỡ ràng như đàn bướm mùa xuân mặc váy hoa xòe. Nào con trai các bản mẹ đẻ bên cửa bếp, đứng giữ đất trên cửa trời, chắc như cây tông dù (gỗ tốt) làm cột nhà hãy múa khèn, xòe ô, hãy hát bài cứ dìn xê (vác cây nêu) to lên để gọi cây rừng nở hoa, gọi mùa ngô nhiều bông, chắc hạt, gọi nương cải xòe lá đơm hoa nở vàng đẹp như sao bay trên ngọn cây nêu ngày hội đầu xuân…”

(*) Nước ta có loài rắn lục Phan Xi Păng có sừng, và loài rắn có mào (sừng) ở Tràng An - Ninh Bình. Tuy nhiên những thứ đó không phải từ đầu mọc ra mà do lớp vảy dày trên mi mắt nó dựng lên..
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:52:38 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:58:17 pm »

19/Nơi con “Rắn biển” đầu đàn “ẩn náu”

Toán người nhái mang bí danh “Rắn biển” xâm nhập vùng bờ biển hiểm yếu - phía nam đèo Ngang. Chúng có mưu đồ đánh phá đoạn “yết hầu” con đường giao thông huyết mạch xuyên qua đèo. Chuyện ấy diễn ra vào thời kỳ chiến tranh ác liệt - giữa thập niên 60 thế kỷ trước. Lính công an vũ trang và dân quân đã phong tỏa vùng đèo vây bắt chúng. Duy chỉ còn tên toán trưởng chỉ huy toán biệt kính gián điệp “Rắn biển” thì mất hút, không để lại dấu vết. Ta đã huy động nhiều phương tiện kỹ thuật hỗ trợ truy tìm nhưng vẫn không phát hiện ra manh mối con “Rắn biển” đầu đàn.

Các bậc cao niên từ thời đánh Pháp đã từng rào làng kháng chiến lập nên kỳ tích “Cảnh Dương lũy thép anh hùng” thì quả quyết rằng giặc nào vào đây rồi cũng chết. Chúng không thể sống được nơi đất linh sơn thủy tú, núi Phượng sông Loan, đất cỏ Vũng Chùa, Đảo Yến này. Nói xong các cụ còn đọc những câu thơ hào sảng trong Hương ước của làng mà ông bà đã truyền lại: “… Làng ta đó linh sơn thủy tú. Trước minh đền sau huyền vũ vây quanh. Hòn La, Đảo Yến che sóng biển xanh. Sông Loan núi Phượng như tranh họa đồ… Ông bà xưa đã từng vô chốn này...”. Các cụ nói rằng xa xưa con sông xanh mát chảy phía nam đèo Ngang được gọi là sông Loan. Nhánh núi nam đèo Ngang nhô ra Vũng Chùa nhìn về phía Đảo Yến tên là núi Phượng. Nhưng từ năm người Pháp đến bắc cầu qua sông, họ không nói được tiếng Loan mà biến âm thành tiếng Ron, Ròn. Từ đó con sông đẹp không còn cái tên đẹp nữa. Nơi đây sơn thủy hữu tình nên hầu như năm nào cá ông cũng “ghé” vào thăm…

Các bậc cao niên nói đúng. Chỉ ít ngày sau, các bác ngư dân đã tìm thấy nơi “ẩn náu” của “Rắn biển” đầu đàn. Nơi ấy là trong bụng “sát thủ đại dương” - con cá mập!

Loài cá mập - theo tài liệu khoa học khám phá đại dương - là loài sát thủ nguy hiểm đáng sợ vào bậc nhất của mọi sinh vật ở biển và cả loài người. Cá mập không có kẻ thù tự nhiên mạnh hơn trong đại dương. May ra cá mập chỉ kiềng nể mỗi loài cá voi sát thủ. Nhưng hai loài “đại khủng” này thường không đối mặt với nhau.

Loài cá mập có rất nhiều điều bí ẩn cực kỳ lý thú… Cá mập là một nhóm cá thuộc lớp xương sụn, không có bộ xương cứng. Cá mập không có bộ khung xương sườn, nên nếu chúng rời môi trường nước thì trọng lượng cơ thể sẽ đè bẹp các cơ quan nội tạng và chết ngạt ngay tức khắc. Mang cá mập cũng khác mang các loài cá khác. Mang nó mỗi bên có từ 5 đến 7 nắp mang để khi di chuyển thì nước lùa vào đảm bảo sự hô hấp, nếu không nó sẽ chết vì thiếu oxy. Vì vậy cá mập chỉ bơi thẳng tới chứ không bơi giật lùi được. Điều kỳ lạ nữa, loài cá mập có bộ răng đồ sộ nhất trong các loài vật. Bộ răng có đến hơn… 300 chiếc. Răng cá mập mọc thành nhiều lớp, có ba hàng phía trước, còn nữa mọc ở lợi nhiều hơn mọc ở hàm. Răng cá mập khỏe, sắc nhọn, có lớp như lưỡi cưa, có lớp cong như móc câu. Khi nó đã ngoạm được thì con mồi đừng hòng thoát. Trong cuộc đời cá mập, bộ răng chúng luôn được thay mới. Nếu như răng hàm trước bị gãy, bị rụng vì mắc vào con mồi thì lớp răng “dự bị” hàng sau lập tức trồi lên thay thế. Vì vậy những vùng biển cá mập sinh sống, răng hóa thạch của chúng được phát hiện nhiều. Cá mập khi đã ngoạm được con mồi thì chúng thường nuốt chửng, ít khi cắn xé nghiền nát với hàm răng sát thủ quái dị của mình. Bởi thế đánh bắt được cá mập người ta đã phát hiện trong dạ dày nó có những đồ vật kỳ lạ như bộ áo giáp, chai rượu vang, con dao còn nguyên trong vỏ da hoặc xương tóc người… Đặc biệt loài cá mập có bộ ngửi bắt mùi tinh tường đến kinh ngạc. Nó có thể ngửi được mùi của giọt máu, mùi chất thải của những con mồi trong nước biển cách xa đến gần hải lý. Thính giác của loài cá mập cũng rất nhạy, nó nghe được con mồi quẫy nước xa đến gần cây số. Bởi nó có bộ tai trong. Loại tai này các nhóm cá khác đã tiêu biến từ lâu. Còn đôi mắt của cá mập thì được phủ một lớp màng mỏng đằng sau võng mạc, phản chiếu ánh sáng vào võng mạc nên trong bóng tối, hoặc giữa biển nước đục nó vẫn nhìn rõ con mồi. Loài cá mập còn có khả năng chuyển động cảm giác qua những lỗ trên đầu nên phát hiện được điện trường của các loại con mồi phát ra trong sóng nước để nó lựa chọn săn bắt. Một số giống cá mập có râu quanh mép để tăng độ nhạy bắt mồi. Các nhà khoa học nói rằng tạo hóa đã ban cho loài “sát thủ đại dương” này một giác quan nhạy bén và hoàn hảo đến mức trên cả tuyệt vời nên nó xứng đáng được nhận ngôi vị “bạo chúa hàng đầu của biển cả”.

Một chuyện cực kỳ bí hiểm và lý thú nữa của loài sát thủ này là hành vi giới tính độc đáo đến kỳ lạ của chúng. Các nhà khoa học khám phá đại dương đã hé mở cho chúng ta biết rằng loài cá mập trắng có một vùng biển “duyên nợ” để chúng “giao lưu tình cảm” giống như vùng đất “chợ tình” của con người. Vùng biển đó ở gần đảo Guada Lupo ngoài khơi bờ biển Mexico, đông bắc Thái Bình Dương. Cá mập trắng thường “hẹn hò” nhau về đó tình tự, giao phối sinh sản. Các nhà khoa học ngồi trong lồng sắt bảo hiểm thả xuống đáy đại dương đã sờ được vào vi, vào bụng chúng, gắn được các thiết bị khoa học lên mình chúng, đã chứng kiến được những giây phút loài cá mập… “ân ái” trao tình cho nhau. Thì ra loài sát thủ dữ dằn là vậy nhưng lúc ấy chúng có những cử chỉ cũng hiền lành và thân thiện. Chúng nhẹ nhàng bơi đến gần nhau, cọ vi vào nhau như “bắt tay” mừng rỡ chào nhau. Chúng vờn nhau, đấu mõm, cài răng nhau như “hôn nhau” âu yếm. Và rõ ràng loài vật nào dù là sát thủ đại dương cũng biết ghen tuông, giữ bạn tình. Lúc chúng đang say tình với nhau nếu như nhìn thấy “tình địch” lảng vảng, lượn lờ, “chàng” liền xông ra nổi máu sát thủ há mõm nhe răng, quẫy đuôi, khỏa vi xua đuổi. Đến lúc “đỉnh điểm”, “chàng” cắn vào gốc vi ở bụng của “nàng”. Cú cắn ấy phải đủ mạnh để nó đưa được cái “thùy bám” ở bụng nó vào sâu trong cơ thể “nàng”. “Chàng” cá mập vốn có một cái vi đặc thù ở bụng (các nhà khoa học gọi là “thùy bám”, thực chất là cơ quan sinh dục của nó). Làm xong việc “ân ái” đó, “chàng và nàng” thỏa thuê lượn lờ vài vòng bên nhau, vẫy đuôi chào tạm biệt nhau. Rồi “nàng” di tản đến một vùng biển vắng lặng hơn, đó là thời kỳ thai nghén của nó. 18 tháng sau “nàng” sinh con.

Cũng thật là công bằng, tạo hóa sinh ra loài sát thủ hung dữ số một trên đại dương thì ngài cũng ban cho nó cái đức rất mực thủy chung với bạn tình. Các nhà khoa học cho ta biết - trong Bách khoa toàn thư mở - nếu một con cá mập trong cặp đôi bị câu, bị diệt thì con kia không kết đôi với bất kỳ một con nào khác. Và, nếu là con cái thì nó sẽ sống một mình. Sự không sinh nở ấy sẽ có nguy cơ làm suy giảm dần số lượng dẫn đến tuyệt chủng giống nòi.

Ở tuổi 15, loài cá mập mới đến giai đoạn thành thục giới tính. Lúc ấy cái “thùy bám” của con cá đực mới đủ sức mạnh mẽ để có con. Đúng như lời người xưa truyền lại, loài cá mập chửa trứng nhưng đẻ con. Con cá mập mẹ có thể chửa những quả trứng to bằng chiếc bánh pizza, có đường kính đến 25cm (có tài liệu nói trứng cá mập có kích thước 14-15 inch, khoảng 35cm). Trứng cá mập lớn vào loại nhất trong trứng các loài vật. Những quả trứng đó được cá mập mẹ nuôi dưỡng trong bào thai cho đến lúc nở.

Khi cá mập mẹ sắp đẻ, những con cá mập con vừa nở chưa chui ra khỏi bụng mẹ đã kịp chén hết những quả trứng đang nằm ở hai bên tử cung cá mập mẹ. Nên mỗi lứa, cá mập mẹ chỉ đẻ được một hoặc hai chú cá mập con. Có tài liệu nói rằng phôi thai cá mập con đang phát triển trong trứng đã có khả năng cảm nhận được điện trường của kẻ săn mồi trong vùng biển xung quanh. Và, cũng có giống cá mập đẻ con ra trong những cái túi, các nhà khoa học gọi là “ví của nàng tiên cá” hay “ví của quý” rồi cá mập con cắn túi chui ra. Có điều khi gần đến ngày sinh con, cá mập mẹ “kiêng” ăn thịt các loài cá khác để nó… không ăn thịt con nó.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:52:51 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:59:31 pm »

Cá mập con bơi đến các vùng biển xa tìm cuộc sống riêng. Còn cá mập mẹ du ngoạn khắp bốn biển rồi “đến hẹn” hai năm sau lại trở về vùng biển “tình cảm” Guada Lupo thuộc biển Mexico để ân ái với bạn tình, sinh lứa con mới.

Trong đại dương mênh mông dạt dào sóng nước, cá mập trắng có thể sống đến trăm năm. Riêng giống cá mập Greenland, sát thủ tàn bạo sống ở vùng biển lạnh, khẩu vị thích thú món “đặc sản” hải cẩu, gấu biển Bắc cực thì có tuổi thọ hơn trăm tuổi.

Các nhà khoa học cho ta biết rằng tổ tiên loài cá mập đã xuất hiện trên các đại dương cách đây hơn 420 triệu năm, sớm hơn 200 triệu năm so với loài khủng long. Cá mập là một trong 10 quái vật sát thủ ăn thịt kinh hoàng nhất thời tiền sử. Cá mập Megalodon khổng lồ thời đó sống ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương… to như một chiếc tàu ngầm, dài hơn 20m, nặng đến trăm tấn. Những chiếc răng của nó hóa thạch còn sót lại dài hơn 1m, bằng 18 lần răng cá mập hiện nay (trên vùng biển Nhật Bản trước đây người ta đã phát hiện răng và cơ thể con vật hiếm hoi này).

Từ thời cổ xưa đó loài cá mập đã có đến gần 440 giống khác nhau (có tài liệu nói trên 300 giống). Chúng được chia làm nhiều nhóm. Ngày nay con người vẫn còn nhận diện được hình dạng chúng trong các nhóm: cá mập gai, cá mập đầu bò, cá mập sừng, cá mập vằn, cá mập đèn lồng, cá mập voi, cá mập đầu búa, cá mập thiên thần, cá mập yêu tinh, cá mập hổ, cá mập trắng… Các giống cá mập có thân hình rất đa dạng. Cá mập voi có kích thước khổng lồ dài 20m, nhưng cá mập đèn lồng chỉ dài 15cm. Có giống cá mập chỉ to bằng bàn tay người…

Đến cuối thế Thượng Tân - một thế địa chất dài từ 5,332 tới 1,806 triệu năm trước (theo Bách khoa toàn thư mở), loài cá voi, hải cẩu… chuyển đến và thích nghi với vùng biển lạnh. Trong khi đó cá mập Megalodon không thể sống được ở môi trường biển lạnh mà chỉ thích ứng với vùng biển nước có nhiệt độ từ 11 đến 26 độ C. Rồi số lượng cá mập trắng, cá mập hổ, cá nhà táng… và các loài cá săn bắt mồi phát triển rất nhanh ở vùng biển có nhiệt độ này nên con mồi ngày càng khan hiếm, khả năng sinh tồn của loài cá mập khổng lồ nhất hành tinh không còn. Và do biến đổi khí hậu, nó đã tuyệt chủng từ 2,5 triệu năm về trước.

Ngày nay trên thế giới mỗi năm con người đã giết chết đến hơn 73 triệu con cá mập do các đội tàu săn bắt trên các đại dương. Bởi con người đã phát hiện ra vị thần dược quý hơn vàng và thực phẩm ngon lành bổ dưỡng hiếm có ở sụn vi cá mập. Ở đó có chất chondroitin chữa các bệnh thoái hóa khớp xương, hạn chế sự phá hủy sụn khớp, giúp các khớp xương hoạt động tốt. Sụn vi cá mập còn cung cấp độ nhờn, tăng cường nội mô giác mạc mắt, tái tạo lớp phím nước mắt, giữ thủy tinh thể giác mạc mắt luôn trong suốt, hạn chế mỏi mắt, khô mắt khi làm việc nhiều. Thuốc quý từ sụn cá mập còn hạn chế sự phát triển các mạch máu nuôi dưỡng các u cục ung thư, ngăn chặn ung thư trên cơ thể con người phát triển… Con người cũng đã phát hiện ra loài cá mập có bộ da đẹp, có sức đàn hồi cao gấp bốn lần da bò.

Những vùng biển lành, quanh năm nước ấm của châu Á, châu Úc và phía nam châu Phi, nhiều loài cá đã quyến nhau về đó quần tụ, sinh sôi, nhiều sinh vật phù du phát triển. Những vùng biển ấy cũng rất “mặn mòi duyên nợ” với các “sát thủ đại dương”. Cá mập trắng, cá mập hổ, cá mập bò đực… trong 30 giống cá mập gây tai họa cho con người thường về đó săn bắt mồi. Những vùng biển ấy đã trở thành nơi nguy hiểm đối với ngư dân, với khách du lịch bơi lội, tắm biển… Tính bình quân mỗi năm trên thế giới các “sát thủ” đã có gần trăm vụ “thăm hỏi” con người, và, có vài chục người đã “chạm mốc cuộc đời” vì nó.

Một buổi chiều muộn, các bác ngư dân phải nhọc nhằn lắm mới đưa được “sát thủ đại dương” vào bờ. Phải chăng có một định mệnh nào đó của biển trời vùng “sơn linh, thủy tú” này đã chấm vào số phận con cá mập. Nên nó cứ ngậm cái dây câu - thực ra chưa phải loại câu cá mập mà vì nó đã nuốt chửng con cá ngừ đã cắn câu vào sâu trong bụng - nên phải theo sau con thuyền như cái đuôi. Có lúc các bác ngư dân đã tính đến nước phải cắt dây câu để tránh nguy hiểm. Các bác phải chèo, phải lái con thuyền lựa chiều sóng nước lúc thủy triều lên mới đưa được con cá sát thủ từ ngoài vùng biển Hòn Nồm, Hòn La vào. Rồi lúc nó gần sát đuôi thuyền, các bác đã phóng được mũi lao vào trúng đầu nó… Đó là một con cá mập trắng non, háu mồi. Mổ con cá mập ra, mọi người đều sửng sốt, choáng váng. Trong dạ dày nó có bộ đồ bơi lặn của người nhái tanh tưởi, nhầy nhụa, có cả tóc, xương người và còn nguyên cả chiếc đầu lâu trắng ởn. Lẫn trong những thứ kinh khiếp ấy sáng lên một chuỗi dây kim loại trắng tinh. Và, có một mảnh kim loại to bằng nắp chiếc bật lửa mang hình quả lê ki ma dính vào chuỗi dây ấy. Nhìn kỹ ở giữa cái mảnh kim loại có dấu chữ thập ngoặc sơn đen. Mọi người hiểu rằng nếu chữ thập ngoặc đứng thẳng, cái ngoặc quay thuận chiều kim đồng hồ là biểu tượng của Phật giáo. Chữ thập ngoặc đổ nghiêng, cái ngoặc quay ngược chiều kim đồng hồ là biểu tượng của phát xít Hitler. Đây đích thị là chữ thập ngoặc biểu tượng của phát xít. Những người lính biên phòng và các bác ngư dân đều nghiêng về nhận định đây đúng là con “Rắn biển” đầu đàn ta đang truy tìm. Nhưng tại sao nó lại mang biểu tượng của bọn phát xít Hitler?

Tên gián điệp biệt kích bị ta bắt hôm trước được đưa đến làm đối chứng xác minh. Thoạt nhìn thấy bộ áo quần người nhái và mảnh kim loại có hình chữ thập ngoặc, hắn run rẩy như sắp ngã khuỵu xuống. Hắn xác nhận ngay tên trong bụng con cá mập đúng là chỉ huy của hắn. Hắn kể rằng tên này chính là người bên phía Giải phóng bị lính biệt động bắt cùng với hai người nữa trong hầm bí mật. Nhưng tên này đã đầu hàng và khai có người chú đang làm chỉ huy sư đoàn trong quân đội Cộng hòa. Hắn được bảo lãnh. Để lấy lòng tin của bọn lính biệt động, hắn bắn chết ngay hai đồng đội trước mặt bọn giặc. Rồi hắn xin được gia nhập vào đội quân biệt kích gián điệp của giặc và được chúng đưa sang đảo Guam huấn luyện. Ở đó, hắn được những tên nguyên là lính SS của Hitler trong thế chiến II dạy cách ám sát, bắt cóc, phá hoại, các thủ thuật tra tấn người… Đợt kiểm tra “tài năng” trước khi về nước, hắn đạt danh hiệu “kiêu hùng bốn biển”, được đội mũ nồi xanh và đeo huy chương Chữ thập ngoặc. Về nước, hắn được phong làm chỉ huy toán gián điệp, biệt kích “Rắn biển”. Trong cổ hắn luôn đeo cái biểu tượng huy chương Chữ thập ngoặc quái đản ấy.

Ngồi trên bãi cát trong buổi tối lộng gió biển, tôi - ngày ấy là phóng viên báo Công an Vũ trang - được các bác ngư dân, được Anh hùng Lực lượng vũ trang Phạm Bá Hạt và những người lính biên phòng kể cho nghe câu chuyện kỳ thú này. Bỗng một bác cao niên đứng dậy, nói to, át cả tiếng sóng biển:

- Tôi là người cầm chèo trên con thuyền câu hôm ấy, nay tôi cùng các lão làng hương khói đền thờ Cá Ông, chúng tôi muốn xin làng viết thêm mấy câu vào Bản hương ước ông bà để con cháu mai sau nhớ:

“Đất Cảnh Dương sáng ánh dương

Núi Phượng sông Loan gió lành sóng đẹp

Giặc nào đến cũng chui đầu vào lưới thép

Non nước ông bà mang hồn Việt hào hoa”.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 01:03:07 pm »

20/Hương gỗ đêm rừng

Đội tuần tra nghỉ lại trong hang đá. Bếp lửa được nhen lên. Những dăm gỗ tùng tươi bén lửa nổ bem bép và bốc lên mùi thơm thoang thoảng như mùi nhựa thông. Trong khoảnh khắc mùi thơm đó loang vào không khí át hẳn mùi ẩm ướt của lá mục và mùi tanh mốc của rêu đá.

Đội trưởng Hiền đứng khom người trước cửa hang. Anh nhìn ra xung quanh. Cái áo mưa anh đang mặc xoè rộng ra. Trông anh như một con phượng hoàng đất sắp vỗ cánh bay lên... Trước mặt anh, toàn một màu trắng đơn điệu, tẻ ngắt của mây chiều cuối năm và sương lạnh. Cây cối mờ nhoè đi. Núi rừng xung quanh như xa hẳn ra. Và, những hạt mưa đêm đã bắt đầu gõ đều lên ngọn lá. Anh đội trưởng rút cuốn sổ tay trong bao băng đạn ra. Phân chia giờ gác đêm nay cho chiến sĩ xong, anh trở vào bên bếp lửa. Lúc nào anh cũng lao đi những bước thật dài như vậy. Bước đi của anh lẽ làng, khoẻ khoắn. Đó là thói quen của anh, của một người săn thú rừng từ bé.

Các chiến sĩ ngồi hơ những bàn tay giá cóng lên ngọn lửa, nhưng ánh mắt họ đều dồn về cả phía đội trưởng.

Đọc song bản phân chia giờ gác, người đội trưởng đưa mắt nhìn một lượt các chiến sĩ. Ánh mắt anh luôn chia sẻ với đồng đội tất cả niềm vui và nỗi buồn nhỏ của từng người. Giờ đây, ánh mắt của anh như muốn hỏi các chiến sĩ “ Các đồng chí thấy đã được chưa?”

Bỗng, binh nhất Phấn cài vội khuy áo rồi đứng dậy. Anh vẫn đứng dạng chân như khi đang ngồi xổm. Bởi anh đã quen lối đứng dạng chân chèo mà cái nghề vào lộng ra khơi lượn quăng sóng ném biển cả đã rèn cho anh như vậy.

-Báo cáo đội trưởng - giọng nói trầm, ấm hằng ngày của Phấn, hôm nay khàn đi- Tôi xin được gác phiên đầu tiên ạ!

Đôi lông mày rậm của người đội trưởng dãn ra. Cặp mắt anh trở lên sắc lạnh nhìn thẳng vào Phấn.

Khói bếp bay lên gặp làn sương lạnh, vẩn tròn lại như hình những dấu hỏi lớn.

Giọng đội trưởng nghiêm nghị:

-Tại sao vậy, đồng chí Phấn?

Phấn khịt mũi vài cái nhè nhẹ. Anh tránh cặp mắt dò hỏi của đội trưởng. Cặp mắt một mí của Phấn nhìn lảng sang chỗ khác, chỗ những dòng thạch nhũ và mắt bầy dơi đậu trong đáy hang bắt ánh lửa sáng lên lấp lánh như những chấm sao trong bầu trời khuya. Giọng Phấn khẩn khoản hơn:

-Xin đội trưởng cho tôi được gác phiên đầu tiên!

Giọng đội trưởng như một mệnh lệnh:

-Đồng chí Phấn, sao lại như vậy? Đêm qua chúng ta thức trắng cả. Đêm nay Phấn gác từ một giờ đến ba giờ mười lăm phút, sau đó tôi gác đến sáng là đúng rồi. Gian khó chúng mình chia sẻ cùng nhau chứ?

Nói xong câu đó, đội trưởng Hiền đứng lặng nhìn từ đầu đến chân người chiến sĩ của mình với ánh mắt ngạc nhiên như lần đầu nhìn một người xa lạ từ đâu mới đến... “ Sao hôm nay Phấn lại  trở chứng  như vậy? Phấn là một chiến sĩ tốt. Anh lầm lì, hiền như con thuyền đánh cá, nhưng lại coi thường sóng bão ở quê anh... Hình ảnh trước dòng nước thác chảy xiất, giá buốt, một chiến sĩ xung phong cột dây vào người nhảy ùm xuống, rẽ nước bơi sang một cách khoẻ khoắn như con kỳ đà quen suối. Anh cột một đầu dây vào gốc cây to bên kia, để cả đội tuần tra nắm dây lần sang. Người chiến sĩ biên phòng dũng cảm đó, giờ đây không hiểu vì cơn cớ gì lại thoái thác một phiên gác bình thường vào lúc nửa đêm? Sao lại có sự trái khoáy như vậy?”.

Tất cả chiến sĩ trong đội đều nhìn vào Phấn với ánh mắt trách móc, khó chịu “ Sao Phấn lại như thế?” Không khí im lặng làm cho mùi thơm của gỗ tùng bén lửa như đậm thêm.

-Đồng chí Phấn hãy nói rõ vì sao lại đề nghị như vậy?

-Báo cáo đội trưởng, vì ........- giọng Phấn ngập ngừng.

-Vì sao? - Giọng đội trưởng căn vặn hơn.

-Vì tôi đoán đêm nay...

Phấn nói nhỏ hẳn đi như thầm thì. Và bây giờ lại đến lượt Phấn nhìn anh đội trưởng: Trong ánh mắt của Phấn như muốn nói: “ Tôi không muốn nói điều này ra đâu. Bởi vì, đội trưởng ạ, lúc nào cũng vậy, nói điều hay về mình hay chỉ thoáng nghĩ điều hay về mình thôi, cũng là điều không nên... Nhưng bởi vì đội trưởng hỏi nhiều...”

-Đêm nay thế nào? - Đội trưởng hỏi dồn.

-Tôi ... sẽ lên cơn sốt rét. Tôi muốn được gác phiên đầu tiên để đêm các đồng chí khác không phải gác bù giờ của tôi...

Cặp mắt đội trưởng bỗng chớp chớp. Anh cảm động nhìn người chiến sĩ. Một ý nghĩ từ lâu đã lắng đọng trong anh, giờ đây sáng chói lên. “ Họ tự nguyện nhận lấy việc nặng nề, họ không muốn ai biết, ai khen việc họ làm. Họ coi đó là điều tất nhiên của người chiến sĩ. Cái đáng quý của các đồng chí chúng ta là ở chỗ đấy...”. Bỗng giọng đội trưởng trầm hẳn xuống, run run:

-   Phấn ạ! Phấn hãy nghỉ đi. Phiên gác của Phấn tôi sẽ gác thay!

Đứng trước ánh lửa, anh đội trưởng và người chiến sĩ biên phòng lúc này như cao lớn hơn nhiều so với tầm vóc thực của họ và mùi thơm của gỗ tùng như cũng đẫm hơn ....

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:53:06 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 01:08:46 pm »

21/Anh vẽ tranh bằng cây bút mái tóc em

Trong những ngày thần tốc tiến công của quân dân ta, tôi gặp họa sĩ Minh Hải (tên anh ngoài Bắc là Hồng Châu) tại mặt trận Cực Nam Trung bộ. Trên một quả đồi chỉ mọc toàn cây le, Hải đang say sưa vẽ bức tranh Chiến sĩ Cực Nam hành quân đêm trăng. Mùa khô ở đây lá le rụng hết chỉ còn trơ lại thân cành, những cây le mảnh mai nhưng nom thật rắn rỏi. Hải ngừng tay vẽ, anh nói với tôi “Giặc Mĩ gọi giống cây này là cây “cộng sản” đấy. Nó có sức sống mãnh liệt và sinh sôi nhanh chóng lắm. Bom đạn tàn phá, chất độc rải dày đặc cũng không thể nào diệt được nó”. Hải cười vui rồi anh tiếp nét vẽ. Hải có dáng người nhỏ, gầy. Nước da anh sạm xanh vì sốt rét và cả vì nắng gió của miền Cực Nam hun đốt. Song nom anh rắn rỏi như cây le từng trải nắng mưa bom đạn... Tôi từ miền Bắc vào tìm anh, đưa đến cho anh tin vui. Anh vừa có hai bức tranh Phá nhà lao Phan Thiết và Du kích Bác Ái được trưng bày tại phòng tranh Quân đội trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (22- 12- 1974). Báo Ảnh cũng vừa in bức tranh Anh hùng PiNăngTắc của anh. Hải cười. Nụ cười anh rộng mở. Đôi mắt anh ánh lên niềm vui. Tôi hỏi chuyện anh. Giọng Hải nói đã pha nhiều âm của vùng Cực Nam Trung bộ, song tiếng “n” nói thành tiếng “l” của vùng Hưng Yên thì còn rất rõ. Hải tâm sự với tôi. Đầu năm 1964, anh rời trường Cao đẳng Mỹ thuật nhập ngũ vào đoàn Văn nghệ sĩ chi viện cho chiến trường. Hải mang ba lô đi bộ hơn sáu tháng trên đường Trường Sơn rồi dừng lại ở mặt trận Cực Nam Trung bộ. Ngày đó bài thi tốt nghiệp anh chưa kịp làm. Anh hứa với thầy với bạn rằng, những tác phẩm anh vẽ về chiến trường sẽ là bài thi ra trường của anh.

Hải về đơn vị “Lá bép” (đơn vị ăn lá bép, củ nần rừng thay cơm) ở cùng với chiến sĩ. Rồi anh về Mặt trận Ninh Thuận sống với du kích chiến khu Bác Ái, sống với bà con Raglây... Anh lên Blao, vào Phan Thiết... Hải làm chông, làm bẫy đá đánh giặc, phá lộ, phá kìm với du kích, làm rẫy trồng ngô. Những ngày thiếu lương, Hải cùng anh em đi đào củ nần, củ chụp để ăn. Hải đã ra Khu Lê ở rừng ô rô tắm lửa. Từ trong cuộc sống gian lao đó, họa sĩ đã tìm ra vẻ đẹp hào hùng của người chiến sĩ Cực Nam để đưa vào nét vẽ. Ở chiến trường thiếu thốn mọi bề, thiếu thuốc màu, thiếu bút... Hải tìm đá núi có màu nâu, màu đỏ, màu xám về mài, hái quả dành thay màu vàng, lấy lá khoai thay màu xanh... Thiếu giấy, Hải cùng anh em thu nhặt giấy gói hàng về vuốt thẳng để vẽ. Hải cắt vỏ bom bi, lấy lò xo ở các quả pháo sáng, hỏa mù của địch tạo nên cặp vẽ... Thiếu bút, Hải cùng chiến sĩ săn, bẫy thú rừng lấy râu, lấy lông nó làm các loại bút... Và, Hải đã kể cho tôi nghe về Cây bút Cực Nam của anh. Anh dừng nét vẽ, đưa cây bút cho tôi nhìn rồi nói. Giọng anh rất vui: “Lúc ấy là mùa khô năm 1970, cứ của ta đóng trong một hang đá của vùng núi Cà Toóc. Bọn lính Mĩ đổ quân vây, càn và sục được vào hang. Chúng bày tranh của anh ra xem. Chúng để riêng những tranh anh vẽ các tên tù binh Mĩ ta vừa bắt được. Chúng nhận ra đồng đội rồi viết tên từng đứa vào tranh. Xong, chúng lấy bút mực của anh viết một dòng chữ lên vách đá: “Việt cộng Minh Hải! Ta bầu người là họa sĩ giỏi nhất Hoa Kì bởi người vẽ các chiến hữu của ta giống quá”.

Sau trận đó, Hải mất hết “đồ nghề”. Về căn cứ mới bên sông La Ngà, Hải lại đi tìm đá, tìm quả rừng, nhặt nhạnh giấy gói hàng để vẽ và đêm đêm, Hải lại rủ các chiến sĩ làm bẫy săn bắt thú rừng lấy lông làm bút. Thấy anh vất vả và miệt mài mà không bắt được thú, bom đạn, chất độc giặc rải nhiều, thú rừng đã lánh xa, cô Đông, cô Oanh... chiến sĩ văn thư của đơn vị đã hỏi nhỏ Hải: “Anh ơi, liệu chuôi tóc của chúng em có làm được bút vẽ đó không anh?”. Hải đứng lặng nhìn Đông, nhìn Oanh. Thực tình anh không ngờ các cô lại hỏi anh câu đó. Một lúc sau anh mới trả lời: “Cũng làm được vài loại bút nhưng...”. Đông nhanh nhảu: “Nhưng làm sao. Anh ngại à. Tóc của chúng em đây, sao anh không nói”. Hải nhìn mái tóc của Đông, của Oanh cũng như mái tóc của nhiều chiến sĩ khác đã ngắn đi và thưa ra nhiều vì sốt rét liên miên. Thấy Hải phân vân, Đông nói: “Có sao đâu. Chúng em hết sốt rồi, tóc sẽ dài ra mà...”. Rồi cô mở xắc lấy chiếc kéo cắt giấy ra, cô nghiêng đầu xuống gần Hải: “Chỗ nào làm được bút, anh cứ hớt đi...”. Thấy Hải lùi ra, đứng im, Đông nói tiếp: “Nào, anh không hớt thì Oanh và em hớt cho. Đoạn nào, đoạn chuôi nhá có được không anh?”. Đông hất chuôi tóc ra phía trước, rồi cô hớt đoạn cuối đưa cho Hải. Tay anh run run cầm lấy. Nắm tóc mềm, đen mượt còn thoảng hương chanh rừng Đông vừa gội.

Hải về tháo mấy đốt sắt ở cần ăng ten máy thu thanh làm quản bút. Đó là sự tích “cây bút Cực Nam” anh đang vẽ lúc này... Với những cây bút đó, những năm tháng ở chiến trường, Hải đã vẽ nên các bức tranh: Đi phá kìm, Tiến lên toàn thắng ắt về ta... và hơn 300 bức tranh khác: Làm bẫy đá, Muối cách mạng, Bà già Raglây xem ảnh Bác Hồ... Bức tranh Bữa nay anh đã đỡ rồi, Hải vẽ một chiến sĩ đang bị cơn sốt rét dày vò nhưng khi đơn vị được lệnh đi phục kích giặc, chiến sĩ đó vùng dậy, cuốn võng mang súng cùng đồng đội vào trận. Cô quân y cầm tay anh giữ lại. Anh nói: “Bữa nay anh đã đỡ rồi cô để anh đi”. Đó là bức tranh gửi gắm nhiều tâm huyết của anh ở một vùng chiến trường cực kì gian khổ. Minh Hải tiếp nét vẽ bức tranh anh đang vẽ dở Chiến sĩ Cực Nam hành quân đêm trăng. Trong tranh có hình ảnh một nữ chiến sĩ trẻ trung đội mũ tai bèo, một vai mang súng, vai kia mang chiếc đàn. Cô tươi cười đưa tay lên như đang vẫy vầng trăng... Tôi hỏi Hải: “Chắc đó là hình ảnh...”. Anh nói: “Đó là Đông. Đông đã hi sinh trong một chuyến đi tải lương. Tôi đang vẽ hình cô bằng cây bút của mái tóc cô...”. Giọng Hải trầm xuống. Lát sau anh nói tiếp: “Mười một năm gắn bó với chiến trường khu Cực Nam Trung bộ, tôi chỉ mong dựng được một phòng tranh nói về những năm tháng gian lao, đói cơm, thiếu muối, lấy củ rừng làm lương, lấy vỏ cây làm áo...”. Ngay chiều ấy, được tin quân ta tiến công giải phóng vùng Tánh Linh- Hoài Đức đập nát chốt “tử thủ” của địch ở phía Bắc Sài Gòn, Hải cùng chúng tôi lên đường đến đó. Trên đường đi, Hải đã bị thương vì pháo địch. Rồi anh phát bệnh nhiễm chất độc hóa học. Họa sĩ Minh Hải hi sinh trên đường từ Tánh Linh đi Bình Tuy.

Gần bốn chục năm rồi, rừng le Cực Nam vẫn xào xạc gió, hang đá vùng căn cứ Cà Toóc năm xưa đã thành một di tích lịch sử. Cô Đông trinh trắng đã mãi mãi nằm lại với non ngàn. Cô Oanh đã thành bà nội, bà ngoại ở đất hoa Đà Lạt... Không bao giờ còn phải cảnh “Rừng ô rô những năm tắm lửa, và củ nần lá bép thay cơm; ăn tro than thay muối...”. Đồng đội trong rừng le năm ấy đã “Bạn về xứ bạn ấm thôn làng...”. Còn chúng tôi- Trần Hữu Tòng- Anh Ngọc- Hà Đình Cẩn trong đoàn Nhà báo Quân Đội vào dịp tháng Tư hàng năm mỗi lần nhắc đến kỉ niệm về họa sĩ Minh Hải lại bâng khuâng nhớ đến lời anh và những ước mơ của anh...
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:53:19 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 10:06:20 pm »

22/Mùa chim cu làm tổ

Mỗi lần đi học về, Kiên vội để cặp sách lên bàn, nó chào bà nội rồi chạy nhanh sang nhà ông Bằng. Kiên thích sang chơi bên nhà ông Bằng lắm. Nhà  ông Bằng có hai gian lợp ngói và một bếp cũng lợp ngói đỏ lựng. Các ông trong Hội Cựu chiến binh làm giúp ông. Nhưng Kiên thích nhất vẫn là vườn chim của ông. Đó là bờ tre rậm phía sau nhà. Ngoài bờ tre ấy là cánh đồng lúa. Hết cánh đồng là dòng sông chảy ra cửa biển. Gió tre cứ xào xạc, kẽo kẹt quanh năm. Bờ tre như   “ làng” của các họ chim. Nào là chào mào đội ca lô đen, sáo sậu mỏ ngà, bồ chao lắm mồm… Kiên thích nhất là những đôi chim cu cườm lúc nó gáy gọi nhau. Rồi mùa gió nồm tháng Ba, ngày mưa thu tháng Tám, chim biển bay vào từng đàn sà cánh lượn vòng đậu trắng ngọn tre. Nào là cò trắng, cò nâu, nào là chim chanh lông xanh biếc, chim chả mỏ đỏ như đánh son, chim vàng anh mặc áo vàng rực rỡ… Vào những mùa ấy, suốt ngày bờ tre rộn tiếng chim như mùa hội của chúng. Còn chim sẻ thì rủ nhau tha rác làm tổ trong các kẽ ngói trên mái nhà. Những con sẻ non mới ra ràng lông tơ vàng óng kêu chiu chit gọi chim bố mẹ đưa mồi về.

Những bữa cơm trưa, ông Bằng cứ ngồi lặng im, tay ông nâng chén rượu, mắt ông nhìn đàn sẻ nhảy nhót ngoài sân. Kiên thì vừa ăn vừa gẩy cơm cho chim sẻ chí chóe tranh nhau. Kiên thích thú trò ấy lắm. Nhiều lúc Kiên còn tinh hơn ông Bằng. Nó nhận được những con chim sải cánh chao liệng là “ chủ làng”, những con vừa đến khép cánh đậu im ngó nghiêng như để “ xin làng” trú ngụ! Kiên phân biệt được những tiếng hót cao vút, tiếng luyến láy líu lo của chim chìa vôi bố và tiếng huýt nhịp một nhịp hai của con chim non ham nhún nhẩy trên vòi măng. Kiên biết rõ từng tổ chim mới làm, trong đó chim mẹ đang ấp trứng hay chim con vừa nở. Kiên còn biết chim gáy mẹ làm tổ không chằm lá khô, lót cỏ mềm cho chim con nằm. Gặp gió to, chim con hay bị rơi. Kiên và ông Bằng thường đón chim con về nuôi. Kiên nhai gạo đút cho chim con ăn. Khi cánh chim đã mọc đủ lông, cổ nó đã đeo chuỗi cườm thì ông Bằng và Kiên lại thả chim vào bờ tre.

Ông Bằng chỉ sống một mình. Trong bữa cơm ông hay ngồi nâng chén rượu nhấm nháp hạt lạc rang. Đôi mắt ông ưu tư sâu lắng nhìn chăm chắm ra phía bờ tre đầy tiếng chim kêu và tiếng gió xào xạc. Ông buồn. Hai gò má ông ngày càng nhọn hơn. Nhiều lần ông chảy nước mắt.

Một đêm nằm ngủ với bà nội, Kiên hỏi:

-Bà ơi! Sao ông Bằng không có vợ con hở bà? Sao ông Bằng chỉ sống có một mình hở bà?

Bà Hòa - Bà nội của Kiên chép miệng kể cho Kiên nghe, rằng ngày còn trẻ ông Bằng đi bộ đội vào tận trong miền Nam đánh giặc. Ngày ấy máy bay Mỹ ném bom xuống làng ta. Cả chùm bom rơi trúng nhà ông. Vợ và ba người con của ông trú trong hầm đều bị chết. Nhà cửa cháy tan…

-Thương ông Bằng, bà nhỉ!

Giọng Kiên như mếu máo. Nó ôm chặt lấy bà. Bà Hòa nằm im. Bà không muốn kể tiếp cho thằng cháu bé bỏng nghe chuyện thương tâm mà ông Bằng nói với người làng khi họ mai mối để ông xây dựng lại tổ ấm, là ông đã bị thương… Ông không còn gì nữa. Bây giờ ông cũng như đàn bà. Ông không nỡ làm khổ người khác. Từ đó, Kiên càng quý mến ông Bằng. Kiên càng quấn quýt với ông hơn. Kiên muốn được ở luôn bên ông, muốn giúp ông dù là việc gì, mong làm sao để ông vui.

Kể cho cháu nghe chuyện nhà ông Bằng, bà Hòa cũng thao thức, xót xa. Cháu ngủ lâu rồi, bà còn trăn trở mãi. Bà sụt sùi khóc. Bà xa chồng từ năm bà chưa đầy hai mươi lăm tuổi. Ngày ra đi, ông để lại cho bà giọt máu duy nhất - đó là bố thằng Kiên! Mười năm trong chiến trường xa, ông không về thăm nhà. Con chưa biết mặt bố. Chiến tranh đã cướp mất ông lúc nó lên mười - ngày 10 tháng 3 năm 1975, ngày ta đánh Buôn  Mê Thuột. Từ ấy bà đằng đẵng tần tảo nuôi con, rồi nuôi cháu. Bố mẹ thằng Kiên đã vào tận trong ấy thăm viếng mộ ông. Biết nơi đó làm ăn được, bố mẹ nó đã đưa con chị và thằng em nó vào. Còn Kiên ở nhà với bà giữ gốc quê và hương khói tổ tiên.

Kiên còn bé, nó chỉ nghĩ theo “ cái lý” của nó rằng nhà bà nó còn có nó. Ông lại có một “ làng chim” mà nó thích thú đến mê hồn. Ông còn hay kể cho nó nghe chuyện ông đánh giặc ngày nào, chuyện dốc đèo, chuyện khe suối ở Trường Sơn… Chuyện nào đối với nó cũng ly kỳ, cũng mới mẻ. Nên nó sang chơi với ông nhiều hơn là phải. Nhiều ngày Kiên đã ở lại ăn cơm cùng ông Bằng, ngủ với ông Bằng. Đã mấy lần Kiên nói với bà:

-Bà ơi! Ông Bằng ăn khổ lắm bà ạ! Chỉ có món lạc rang với nước mắm, canh rau cải. Thỉnh thoảng mới có cá kho. Chả bù cho nhà mình ăn ngon. Có canh cua, có ốc nấu chuối, nhiều bữa còn có cá rô rán giòn. Bà cho ông Bằng với.

Có lần Kiên ngồi chờ bà nấu canh cua rồi múc vào bát mang sang cho ông Bằng. Có bữa Kiên gắp đầy đĩa cá rô rán, nó còn cầm thêm quả ớt tươi đưa sang để ông pha nước chấm. Trước đây bà Hòa ít sang nhà ông Bằng. Nhưng rồi “ vì cây dây quấn”, dạo này bà phải sang lấy bát, lấy đĩa Kiên đưa thức ăn sang, hoặc gọi nó về học bài. Bà Hòa nhìn cái bếp, cái chạn… nhà ông Bằng lạnh lẽo, cô quạnh mà mủi lòng. Những ngày sau bà xào nấu thức ăn ngon có món trứng rán, có bát canh cần, có đĩa ngồng cải xào, bà sắp ra mâm sai Kiên đưa sang. Kiên nói với bà:

-Bà ơi, hay nhà mình với nhà ông Bằng ăn chung đi bà ạ! Bà nấu ngon lắm. Bà sang bên ấy nấu để cháu đỡ phải bê. Thế cũng vui bà ạ!

Bà nhìn thằng cháu. Bà thương yêu sự ngây thơ trong trắng của nó. Đôi mắt nó sáng. Cái sống mũi thẳng, nhô cao. Dáng nó nhanh nhẹn. Mới mười tuổi mà đã biết sống rất có tình, có nghĩa. Sao mà nó giống ông nội nó đến thế. Đúng là giỏ nhà ai quai nhà ấy. Bà không nói gì. Nét mặt bà trầm lắng, ánh mắt u buồn. Sự trầm lắng, u buồn ấy như làm tăng vẻ đẹp hiền dịu, đoan trang còn lại của thời son trẻ. Bà ngước nhìn lên bàn thờ chồng và buông tiếng thở dài kín đáo.

Trưa hôm sau, bà Hòa sang nhà ông Bằng gọi cháu về đi học. Lâu lắm, trước khi ra khỏi nhà, bà Hòa mới soi gương, lấy khăn ướt lau mặt và chải lại mái tóc. “ Ừ, - bà nói một mình- thế mà đã nhiều sợi bạc rồi!”.

Lúc ấy, ông Bằng và Kiên đang ngồi ăn cơm. Ông Bằng nâng chén rượu. Ông mời bà Hòa vào. Kiên thì nhanh nhảu:

-Bà ơi, có món lạc rang với nước mắm giòn ngon lắm. Bà vào nếm đi. Cháu lấy chén để bà cùng ông nhắm nhé!

Kiên chạy đi lấy bát đũa. Bà Hòa vào ngồi xuống ghế bên bàn nước. Bà nhìn mâm cơm, nhìn đôi đũa so bằng bặn để trên mâm. Bỗng cái điều từ lâu đã nguội lạnh vì mất mát xoáy thành nỗi đau lắng đọng đáy lòng bà nay ấm nóng lên, thức dậy…

Ông Bằng đặt chén rượu xuống. Ông nói, nhát gừng:

-Bà ơi ….bà …- giọng ông ngập ngừng, bối rối - món canh cua hôm qua bà nấu ngon lắm. - hình như ông Bằng định nói câu gì nhưng ông … ríu lưỡi. Ông đã lảng tránh đi…

-Vâng, có mẻ, nó dậy mùi mà ông…

-Bà ơi … bà … - ông Bằng lại ngập ngừng, lại bối rối. Giọng ông hạ thấp dần, đến những tiếng cuối thì như thầm thì - món cải ngồng hôm kia bà xào sao mà ngọt đến thế. Bà cho tôi nhiều thế…

-Ông ạ! Kiên nói chen vào - bà cháu cứ bảo rằng các món ngon phải nấu thêm để sẻ cho ông đấy.

Ngoài bờ tre vọng vào tiếng chim cu “ cúc cù cu cục - cúc cù cu cục …” nghe ngọt ngào ấm áp. Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to: “ Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!” đấy. Chính nó đang gáy “ bộ tứ” đấy!

-Ừ, mùa nó làm tổ đấy cháu ạ!

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:53:31 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #26 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2017, 01:36:18 am »

23/Phượng hoàng đất núi Cầu Treo

Lời ông bà truyền lại cho con cháu câu nói nào cũng chí lý. Ví như câu “ Có người đất mới thiêng”

Một vùng non ngàn hùng vĩ từ lâu có đàn chim phượng hoàng quý hiếm sinh trú được trở thành địa danh Cầu Treo từ mùa xuân năm 1954. Năm ấy nước ta và nước bạn Lào mở “ Chiến dịch Trung Lào” đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Trong chiến dịch đó hàng ngàn dân công hỏa tuyến tiếp lương ra trận bằng phương tiện gánh những đôi bồ đầy gạo đi bộ trên đường số Tám. Con đường  dài gần trăm cây số từ Bãi Vọt ( nay là thị xã Hồng Lĩnh) lên biên giới, xuyên qua dải Trường Sơn sang Lào. Những năm Kháng chiến chống Pháp, ta thực hiện “ tiêu thổ kháng chiến”,  đường số Tám trở nên hoang phế. 36 cây cầu bị phá sập, nhiều đoạn đường chìm lấp trong lau cỏ bên bờ thung lũng. Các bậc cao niên từng là “ phu lục lộ” mở đường, từ đầu thế kỷ 20 nói rằng con đường này từ ngày mở  chưa nghe tên Cầu Treo.

Sau trận mưa rừng nước từ các đỉnh non cao dồn xuống cuốn trôi hết những cây gỗ lót đường đi qua khe nước, chặn các đoàn dân công chuyển gạo ra trận. Hàng ngàn người phải dựng lán nằm lại ven rừng. Ở đó tiếng hò hát vang lên dậy đất “ Ơ hò... Dân công tiếp vận Trung Lào, Chiến trường đang đợi không khó khăn nào ngăn được bước chân ta...”

Một đơn vị bộ đội hành quân đến. Các anh lựa chọn những chiến sĩ có sức khỏe tốt nhất, có tầm cao ngang nhau đứng xếp hàng giữa thác nước chảy xiết làm “ trụ cầu”. Họ vác những cây tre, phên tre trên vai làm “ sàn cầu” và buộc sợi dây rừng nối hai bờ thác nước. Các đoàn dân công hỏa tuyến chân đi trên “ sàn cầu” tay nắm chặt sợi dây rùng rùng gánh gạo ra mặt trận. Từ sự tích lịch sử năm ấy, địa danh Cầu Treo xuất hiện.

Mùa hè năm 1955 chúng tôi hành quân lên đây lập Đồn biên phòng trên đỉnh núi cao cũng lấy tên là Đồn biên phòng Cầu Treo. Dòng suối chảy dưới chân đồi cũng gọi suối Cầu Treo. Trạm Kiểm soát đường biên giới xa gần chục cây số cũng lấy tên Trạm Cầu Treo. Đỉnh núi cao chót vót như “ hòn đảo xanh” trôi bồng bềnh giữa ngàn mây trắng  bên kia Lũng Mây từ lâu đời có đàn chim phượng hoàng sinh trú nay cũng gọi chim phương hoàng ở núi Cầu Treo... Những buổi chiều tà phơ phất mây ngàn khói biếc ánh hoàng hôn nhuộm màu vàng huyền ảo sườn non, thung lũng đón mây về như lớp lớp sóng biển dâng trào. Đỉnh núi hoang sơ như hòn đảo nổi bồng bềnh. Cảnh biên cương như trong cổ tích. Những đôi phượng hoàng sải cánh bay lượn trong làn gió trầm thơm. Tiếng chúng gọi nhau đưa con về tổ nghe sao giông giống tiếng người “ ai hát, ai hát”. Lính biên phòng chúng tôi đứng ở sân Đồn Cầu Treo nhìn sang vỗ tay cười vui pha chút tếu táo: “ lính biên phòng hát. Lính biên phòng hát...”

Đột nhập lãnh địa phượng hoàng

Đội tuần tra chúng tôi sau một ngày vượt Lũng Mây sâu thẳm mới tới được lưng đỉnh núi hoang sơ. Thảm rừng rễ cây, cành khô, lá mục chất dày hàng mét. Bước chân đi cứ bập bênh, chênh vênh như đi trên tấm đệm bông. Mỗi bước đi chúng tôi phải đu cây, bám rễ, dắt díu nhau, có đoạn phải bò mới lên được. Càng lên, thảm rừng càng khô, lạnh không có sên vắt và rất thưa vắng các loại côn trùng. Chớm vào lãnh địa phượng hoàng đã thấy dấu vết nguyên sơ gần như rừng cây xứ lạnh. Rừng một tầng. Cây nào từ gốc lên đến cành rêu cũng bọc dày mấy lớp như quấn chăn bông. Chiều mùa thu đỉnh non cao nắng vàng bảng lảng trên lá cành. Chúng tôi nhìn nhau cứ mờ nhòa lãng đãng hệt như giữa thời khắc “ mặt trăng ăn mặt trời”.  Không gian tràn ngập vẻ kỳ bí thuở hồng hoang.

Dưới gốc các cây cao có nhiều lớp xương các loài thú nhỏ, có vỏ các loại quả rừng, có xương cá và xương các loài rắn... Đặc biệt có nhiều lông phượng hoàng màu sắc đẹp. Mỗi người lính chúng tôi nhặt vài chiếc dắt lên mũ bông. Thấy lãnh địa bị xâm phạm, bầy chim phượng hoàng chừng bốn mươi con hoảng loạn, nháo nhác bay lên. Lần đầu chúng tôi nhìn thấy những con chim lạ, to lớn đẹp lộng lẫy và lông vũ thì óng ánh như có gương chiếu vào... Để giữ bình yên “ thánh địa” của bầy chim đẹp chúng tôi lặng lẽ lui quân và xem đây như một “ Trạm cảnh giới” bên kia Lũng Mây của Đồn biên phòng Cầu Treo.

Mãi sau này khi được đọc các tài liệu khoa học và xem sách Bách khoa toàn thư mở, lính biên phòng chúng tôi mới biết rõ hơn về loài chim phượng hoàng . Loài chim đang còn nhiều bí ẩn như trong huyền thoại. Nó được người đời truyền tụng là một trong bốn vật tứ linh ( Long – Ly – Quy – Phượng). Con chim phượng hoàng biểu tượng cho đức hạnh, duyên dáng, thanh nhã, cho sự hòa hợp  âm dương. Theo truyền thuyết, chim phượng hoàng  chỉ xuất hiện trong thời thiên hạ thái bình thịnh vượng. Từ xa xưa nhiều người vẫn tin rằng sẽ rất may mắn cho ai được một lần gặp nó trong đời. Nhiều thư tịch còn lưu lại, người xưa từng miêu tả con chim phượng hoàng: đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá. Các màu sắc rực rỡ trên mình nó tượng trưng cho các thiên thể trên bầu trời. Đầu phượng hoàng đội công lý, mắt tượng trưng cho mặt trời, lưng là mặt trăng, đôi cánh là ngọn gió bốn phương, đôi chân là mặt đất. Đuôi phượng hoàng có bốn nhánh lông dài tượng trưng cho bốn hướng đất trời. Màu lông phượng hoàng đại diện cho ngũ hành: đen, trắng, đỏ, xanh, vàng. Khi phượng hoàng bay, múa tượng trưng cho hoạt động của mây gió trăng sao chuyển vần trong vũ trụ.

Phượng hoàng vốn là loài chim có từ thời  tiền sử nhưng người đời biến nó thành con chim trong thần thoại chịu ảnh hưởng đậm nét  văn hóa Trung Hoa. Hơn 7000 năm trước hình ảnh con chim phượng hoàng đã xuất hiện ở nước Trung Hoa. Thời kỳ đầu nó được in hình trên các miếng ngọc dấu tích vật tổ của các bộ lạc thời cổ đại. Đến thời nhà Hán – 2200 năm trước, chim phượng hoàng có biểu tượng con trống là phượng, con mái là hoàng – hoàng hậu, phi tần. Khi cặp đôi với rồng, phượng hoàng mang biểu tượng Hoàng đế - đại diện cho quyền lực tối thượng. Hình ảnh phượng hoàng được trang trí trong nhà để biểu thị lòng trung thành, trung thực của người sống trong ngôi nhà đó. Thời cổ đại, nước Trung Hoa xem hình ảnh con phượng hoàng cùng với con rồng trang trí trong đám cưới của hoàng tộc để tượng trưng cho hạnh phúc vợ chồng, một kiểu ẩn dụ của sự hòa hợp âm dương.

Theo sự truyền tụng trong dân gian, phượng hoàng còn là biểu tượng của sự tái sinh bất diệt. Nó được kết hợp nhiều đặc điểm tốt và nét đẹp của cả trăm loài chim trong cõi đất trời. Nên nước mắt phượng hoàng chữa lành được vết thương trong trận mạc. Tiếng kêu kỳ diệu của nó giúp người nghe bình tâm lấy lại lòng can trường. Tim gan của nó được xem như một thứ bùa hộ mệnh và vũ khí chống lại cái ác. Khi đã đến 500 tuổi, phượng hoàng tìm nhặt những mảnh gỗ có mùi hương trầm, những loài hoa thơm cỏ lạ và cả lông của mình xây cho mình một cái tổ. Rồi nó tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của mình trong cái tổ đó. Ba ngày sau trong đám tro tàn sẽ tái sinh ra một chú phượng hoàng non. Với sự linh thiêng đó nên loài chim phượng hoàng chỉ sống trên núi cao trong gió mây tinh khiết (!) Nên từ xa xưa con người đã gắn hình tượng phượng hoàng vào các kiến trúc cung đình, các lăng mộ bậc đế vương và đồ trang sức quý dành riêng cho hoàng tộc

Quan niệm của Phật giáo đối với chim phượng hoàng cũng rất được tôn sùng ngưỡng mộ. Tôn giả A Nan (1) nói rằng Đức Phật Tổ Như Lai là con phượng hoàng chúa hoành tráng nhất nên phượng hoàng là vua của muôn loài chim.  Trời xanh mây nước bốn cõi giang sơn là của Ngài. Ngài tu hành trong Thiền viện Trúc Lâm vùng đất thiêng sáng hào quang là ánh mắt của phượng hoàng. Nơi đó có 99 con phượng hoàng túc trực. Rồi nó đưa Ngài về cõi Phật. Theo quan niệm của Phật giáo chim phượng hoàng còn có khả năng hồi phục sau những đổ nát hoang tàn. Theo phong thủy thân hình chim phượng hoàng còn biểu thị năm đức tính của con người: đầu phượng hoàng tượng trưng cho đức hạnh; đôi cánh tượng trưng cho sức mạnh tinh thần; tấm lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế, gánh vác cứu vớt con người; bộ ngực là lòng nhân từ và sự trắc ẩn; phần bụng biểu thị cho đức tin cậy bao dung, từ bi hỉ xả. Chim phượng hoàng chiếm giữ cung hướng Nam của bầu trời, phù hợp với ánh lửa phương Nam, hơi ấm mùa hè, niềm vui có được sự ấm no.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:53:46 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2017, 01:39:45 am »

Con chim phượng hoàng trong các chuyện cổ tích của nước Nga là những con chim lửa có bộ lông màu vàng rực rỡ luôn thể hiện đức tính thẳng thắn, bộc trực mang chất hiệp sĩ đứng về lẽ phải cứu khổ, cứu nạn.

Ở Nhật Bản, cùng với mặt trời chim phượng hoàng là biểu tượng cho sức mạnh của đế chế Nhật Hoàng được khắc trên chuôi gươm của các hiệp sĩ và được thêu đẹp trên áo Ki mô nô.

Người dân nước Ai Cập, La Mã, Hi Lạp xem phượng hoàng là con chim linh thiêng của thánh thần. Phượng hoàng là hình ảnh bất tử của đất trời, không một sức mạnh nào đánh bại được nó. Từ xa xưa nhiều bộ lạc đã chọn chim phượng hoàng làm linh vật tiến cúng hiến dâng các vị thánh thần trong các lễ hội lớn. Họ coi máu thịt của chim phượng hoàng giúp con người trường sinh bất tử, an ủi được những linh hồn oan khuất. Và, sức mạnh của phượng hoàng sẽ là vị thần ngăn chặn chiến tranh.

Ở Đài truyền hình Trung ương Đài Loan đã lấy hình ảnh đôi chim phượng hoàng hùng vĩ quấn quýt với nhau làm biểu tượng.

Còn chúng ta, người Việt Nam thì từ thuở bình minh của dân tộc thời đồ đồng 4000 đến 5000 năm trước, ông cha đã khắc họa lên mặt trống đồng hình ảnh đàn chim Việt. Đó chính là những con chim phượng hoàng sinh trú trên đất Việt. Biểu tượng đó nói lên người Việt chúng ta có sức sống mạnh mẽ, kiên cường, có ý chí sắc nhọn như lưỡi búa, lưỡi rìu đã đánh thắng mọi kẻ thù để dựng nước và giữ nước. Hình tượng con chim phượng hoàng hào hùng, thơ mộng trong bài hát “Đàn Chim Việt” của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác từ năm 1942 còn sống mãi với “non sông gấm vóc” chúng ta: “Về đây khi gió mùa thơm ngát. Ôi lũ chim giang hồ. Bao cánh đang còn dập dờn trên khắp Cố Đô. Từng đôi chim đất bắc ríu rít ca. Mờ mờ trong nắng ven trời Chim reo thương nhớ chim ngân xa. Hồn còn vương vấn về xưa…”.

Loài chim phượng hoàng có tập tính sống trên miền núi cao khí hậu nhiệt đới vùng Đông Nam Á:  Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Mianma, Nam Trung Quốc... Ở Việt Nam ta vùng núi Hà Tĩnh, Nghệ An, Tây Nguyên, Tây Bắc... có các đàn chim phượng hoàng sinh trú. Nó là loài chim lớn nhất trong họ chim hồng hoàng . Chim phượng hoàng có con nặng đến gần bốn kg, dài đến 1,2m ( tính cả đuôi). Sải cánh có con rộng đến 1,6 mét. Đặc biệt phượng hoàng có chiếc mỏ khác lạ với muôn loài chim dưới vòm trời. Mỏ nó rất lớn trông như bông hoa chuối rừng màu vàng rực. Trên mỏ có chiếc mũ vàng nhô lên che mỏ và đầu trông như: “ Hoàng đế đội Sớ dâng lên thiên đình”. Mắt con chim trống màu đỏ tía nhìn như chớp lửa lóe sáng. Con mái, mắt xanh màu nước suối rừng.  Khi phượng hoàng bay dưới nắng trời như có “ vầng hào quang”, bởi bộ lông óng ánh.

Chim phượng hoàng sống thành bầy đàn trên đỉnh núi cao 1500 mét trở lên của các giải rừng nguyên sinh. Nó sống cách biệt với các loài chim khác. Phượng hoàng sống “ ấm cúng” theo từng “ gia đình”. Nhưng nhiều người chưa biết rằng cuộc sống của loài chim này rất “ lãng mạn”. Nó sống theo “ chế độ đa thê”. Một “ chàng” chim trống với hai “ nàng” chim mái. Điều rất đặc biệt nữa là “ chàng” phượng hoàng là con chim “ đĩ tính” thích làm duyên dáng vào bậc nhất trong họ nhà chim. “ Chàng” luôn dùng chiếc mỏ rỉa vào chân lông lấy chất nhờn bôi khắp mình  để bộ lông luôn có màu vàng óng ánh. Và, mỏ của nó thì luôn giữ được màu vàng tươi quyến rũ các “ nàng”. Phượng hoàng làm tổ vào đầu mùa mưa hàng năm. Khi đã ân ái với nhau rồi thì “ chàng” bay đi tìm nơi xây tổ ấm. Đó là những hốc cây cao hơn thảm rừng chừng vài, ba chục mét. “ Chàng” chăm lo tìm kiếm những mảnh gỗ mục, cành khô, vỏ quả, cánh hoa, cả bùn... về lót tổ cho hai “ nàng”. Mỗi lứa chim mái đẻ 3 quả trứng nhưng thường có hai quả nở thành con. Khi “ nàng” đẻ trứng rồi thì “ chàng” tha bùn về bịt kín tổ, kéo cành lá xanh che kín cửa hang, chỉ để hở một lỗ nhỏ... Những ngày “ nàng” nằm ổ ấp trứng, “ chàng” và cả “ dì chim” chăm nuôi. Chúng tần tảo tìm mồi tha về đút qua các lỗ nhỏ ấy cho “ nàng” ăn. Thức ăn của chim phượng hoàng: quả chín, sâu bọ, côn trùng. Nó ăn cả cá dưới suối, rắn trong thảm rừng và cả các loài thú nhỏ. Mỗi ngày phượng hoàng “ xài” đến gần hai kg thức ăn. Sau 38 đến 40 ngày “ màn che, trướng rủ”, khi nghe tiếng phượng hoàng con chi chít kêu thì phượng hoàng bố chọn buổi sáng đẹp trời nắng ấm dùng chiếc mỏ “ vĩ đại” của mình mở rộng cửa tổ, dọn sạch cành lá che cửa hang. “Chàng” đón mẹ con “nàng” ra ngắm rừng xanh mây trắng. Chim phượng hoàng có tuổi thọ trên 60 năm, nhưng có “cụ đại thọ” sống đến gần 90 tuổi.

Sách Đỏ Việt Nam năm 1999 -2000 đã xếp phượng hoàng vào nhóm B2 loài chim hoang dã quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng. Nghị Định của Chính phủ số 48 năm 2002 đã chỉ rõ cần có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả trong tập quán săn bắt thú rừng để bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.
Loài chim phượng hoàng có tầm lớn giá trị về khoa học, nghệ thuật về nghiên cứu lịch sử... Nhiều quốc gia đang nuôi nhốt mong thuần hóa loài chim quý hiếm này vì nó đang còn “ che dấu” nhiều bí ẩn như trong huyền thoại. Với tốc độ săn bắn tàn bạo và khủng khiếp của con người để lấy mỏ lạ, lông đẹp làm vật thờ cúng, làm đồ trang sức như hiện nay thì chim phượng hoàng thật sự đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Đất thiêng người nhớ phượng hoàng

Ngày ấy vùng biên cương yên tĩnh. Trên “ Đảo xanh” bên Lũng Mây trong ngọn gió trầm thơm mỗi buổi chiều vàng bầy phượng hoàng sải cánh gọi nhau “ ai hát, ai hát” thì giặc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại. Máy bay điên cuồng dội bom. Đường số Tám ta vừa sửa, cầu cống mới xây lại đã bị đánh sập. Xóm núi Kim Cương bị bom đạn hủy diệt. Đồn biên phòng Cầu Treo bị bom, tên lửa phá tan. Các chiến sĩ Đinh Quang Tiêu, Xuân Lục, Phan Đăng Tố vác súng lên đồi Ba Mụ cao hơn nghìn mét phục kích máy bay. Các anh đã bắn cháy Con Ma, Thần sấm Mỹ. Tên giặc lái đền tội, xác rơi xuống mặt đường số Tám gần chân Cầu Treo. Các anh được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công. Đồn biên phòng Cầu Treo hai lần được tuyên dương Danh hiệu Anh Hùng.  Rừng Cầu Treo đã trở thành vùng Đất thiêng nơi cương thổ này. Nhưng bầy chim phượng hoàng quý hiếm đã bị bom đạn kẻ thù xua đuổi. Có người nói nó là loài chim của thời yên bình nay loạn lạc đã lánh đi, ngày ta chiến thắng nó sẽ trở về. Lính biên phòng chúng tôi tin thế. Nhưng có bậc cao niên chòm râu trắng ở xóm núi Kim Cương thờ Mẫu Thượng Ngàn thì nói như một vị tiên tri “ Phượng hoàng đã bay về rừng Tràng An, Hoa Lư Cố đô ngàn xưa để nương nhờ uy linh của Tổ tiên chở che rồi đấy...” ( Ngày nay ở Tràng An, Hoa Lư – Ninh Bình có những bầy chim phượng hoàng đẹp).

Mùa xuân này có người lính già tóc bạc chống gậy cùng với các ông Đinh Quang Tiêu, Xuân Lục lên thăm lại Đồn Biên phòng. Các ông thắp nén hương tưởng nhớ người đồng đội Phan Đăng Tố đã nằm lại với núi Cầu Treo. Trong một buổi  sớm mùa xuân mờ nhòa sương khói, tiếng mạch nước đầu nguồn nỉ non như thao thức với rừng thiêng. Gió trầm hương thơm nhẹ như hơi thở giữa mây ngàn. Trời biên cương huyền ảo như trong cổ tích. Các ông đứng lặng, tay nắm chặt lan can Cầu Treo, mắt nhìn sang “ Đảo xanh” đang trôi bồng bềnh giữa vầng mây sớm. Người lính già tóc bạc đã để lại trong cuốn sổ Truyền thống của Đồn Cầu Treo mấy vấn thơ:

“ Phượng hoàng có nhớ núi mây
Đất thiêng tối đợi ngàn cây sớm chờ
Thung Mây, sương trắng đôi bờ
Ngẩn ngơ núi đứng mây vơ vẩn buồn
Gió trầm thao thức nước non
Bâng khuâng người lính nhớ con phượng hoàng.”

1). Tôn giả A Nan là một trong mười đệ tử lớn nhất của Đức Phật. Người tiếp thu giáo lý trọn vẹn như nước thấm vào cát. A Nan có khuôn mặt đẹp tuấn tú, phái nữ rất ái mộ
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2017, 10:07:31 pm »

24/Xuân này anh chị ở đâu

Sáng Mồng một Tết Ất Mão- 1975

Cánh rừng Binh trạm 10 bên dòng sông Xê Ca Bốc bừng lên sự rộn ràng và ấm áp. Sự ấm áp không do đất trời mà từ lòng cánh rừng tạo ra, từ tiếng nói, tiếng cười râm ran, từ những bước chân người đi rậm rịch, từ tiếng hát trong các máy thu thanh phát ra. Làn gió xuân như đưa sự ấm áp, rạo rực, niềm vui len vào từng thớ thịt con người. Ở sân Binh trạm các chiến sĩ hối hả trang trí đón Xuân (vì 30 là ngày đầu của lệnh ngừng bắn dịp Tết Nguyên đán, Binh trạm bận rộn đón, tiễn đến 52 đoàn khách vào ra; 6 đoàn thương bệnh binh đặc biệt). Hai cây sang lẻ  to trước cửa nhà khách được đẽo vỏ theo chiều đứng tạo thành hình hai câu đối. Một chiến sĩ cật lực giã lõi pin làm mực đen rồi nắn nót viết hai dòng chữ: “Trọn một đời diệt thù dựng nước ơn Người biển cả khôn đong. Bốn lăm năm chỉ lối đưa đường nghĩa Đảng non cao khó sánh”. Một chiến sĩ khác dùng thanh tre làm bút nhúng vào xô hồ loãng viết lên tấm ván vỏ các thùng đạn ghép lại. Rồi anh rắc đất đỏ, lá vàng vào để kết dính thành dòng chữ: “Chúc mừng năm mới. Đón mừng chiến công”. Ở lán Hậu cần, người nhộn nhịp vào ra giống như một Cửa hàng bán hàng Tết. Từ trong đó có đôi trai gái đi ra. Anh xách cặp bánh chưng, vai mang hai bi đông nước. Chị xách túi ni lông, trong đó có gói chè, gói kẹo... Họ cầm tay nhau đi. Vài bước, hai người lại nhìn nhau nói cười tình cảm ấm cúng. “Tết Binh trạm cũng rộn ràng kém gì Tết ở làng quê đâu. Người đi sắm Tết đấy...”. Tôi vừa nói xong câu ấy thì anh lính trẻ đứng cạnh đập vào cánh tay tôi: “Đôi vợ chồng mới cưới đang hưởng tuần trăng mật đã tình nguyện vào chiến trường ấy mà. Họ cùng Đoàn Thái Bình với em đấy”. Dứt lời, anh nhìn tôi với vẻ sững sờ: “Ôi, nhà báo. Nhà báo có nhớ em không”. Tôi nhìn anh, ngờ ngợ. Tôi xin lỗi anh. Anh nói: “Em là Cường, lính Đồn Công an vũ trang Cửa Sông Thái Bình đây. Tết năm trước nhà báo về viết bài chúng em rà phá bom giải phóng cửa lạch đấy. Nhà báo ạ- anh lính trẻ nói vui, vô tư, pha chút hài hước, dễ gần , đậm đặc trưng phong cách lính Trường Sơn- Đôi vợ chồng ấy, chị ở làng “ứ ứ ừ” với em đấy. Còn anh chồng thì tiếng nói “mặn mà” giống như nhà báo. Đoàn Thái Bình chúng em vào chi viện cho tỉnh Trà Vinh kết nghĩa, ăn Tết ở Binh trạm có nhiều chuyện lý thú lắm. Chuyện “ứ ứ ừ” về đôi vợ chồng đang hưởng tuần trăng mật em sẽ kể cho nhà báo nghe”. Tôi mời anh lính trẻ về lán ăn Tết mừng năm mới. Trong lán, anh Hà Đình Cẩn, Anh Ngọc đã nhận tiêu chuẩn Tết của Binh trạm cấp. Có 3 chiếc bánh chưng, 12 chiếc kẹo Hải Châu, 6 điếu thuốc lá Tam Đảo, 1 gói chè Thanh Tâm. Cẩn mượn được 2 chiếc vỏ thùng đạn kê làm bàn, 3 chiếc vỏ thùng lương khô làm ghế. Cỗ Tết chúng tôi bày trên bàn có bánh chưng, 3 chiếc “bát B52”, 3 phong lương khô ngon, nhãn hiệu 702 trong đó có 3 viên thuốc tăng lực... Cẩn khéo tay cắt chiếc bánh chưng. Anh “mời” mỗi người mỗi góc. Bánh chưng không có nhân. Ba góc hạt nếp còn lõi trắng. Anh Ngọc ngồi trên võng ăn bánh, đọc thơ vui: “Chành bành ba góc nhân không có. Khép lại đôi bên nếp vẫn còn”. Chúng tôi cười rung mái lán lợp lá trung quân. Tôi nói: “Lo Tết cho hơn hơn 2000 con người vào ra, nấu cả trăm thùng phi bánh chưng thì làm sao mà bánh rền được. Tết chiến trường mà”. Anh lính trẻ Thái Bình bắt đầu “mở máy”: “Tết này chúng em mang cả quê hương ra trận đấy các anh ạ. Hôm qua chúng em đón đôi vợ chồng đang hưởng tuần trăng mật đến ăn “cỗ tất niên” nữa đấy. Chúng em rửa sạch thùng phi trăm lít làm nồi, chặt cây tre chẻ đôi làm đũa cả, lấy gáo múc nước buộc dài cán làm muôi. Chúng em đổ cả yến gạo vào rồi cho luôn mấy bao ruốc thịt, bao bột trứng vào nữa. Nồi cháo tất niên của chúng em ngon lắm, ngon hơn đặc sản Nhà máy cháo Cầu Bo quê em đấy. Chắc các anh biết rồi, Cửa hàng ăn Mậu Dịch Cầu Bo- Thái Bình từng bán cháo gà, cháo sườn, cháo cá, cháo trai, cháo lòng... Năm hào một bát ô tô cũng chả ngon bằng cháo Tết Binh trạm chúng em nấu. Vợ chồng bác sĩ trẻ còn háo hơn chúng em. Mỗi người “oanh kích” đến 3- 4 bát B52”. Anh lính trẻ nói rằng: “Anh ấy tên là Thắng, chị tên là Bê, cùng ở ngành Y tế Thái Bình đấy. Ăn “cỗ Tết” xong, em sẽ đưa các anh “xông đất” chúc mừng cánh võng tuần trăng mật nhé...”. Trên đường đi qua các Bãi khách, Cường kể cho chúng tôi nghe rằng: “Quê em là vùng đất lành, nhiều của ngon, lắm người đẹp, nhiều đặc sản bán vào dịp Tết. Ở đó có làng nuôi được giống gà thơm thịt; có làng nuôi giống lợn béo, ngon lòng; có làng ở cửa sông làm nghề vó bắt được nhiều tôm cá; có làng chuyên nghề dệt vải, con gái da trắng nõn nà, bàn tay mũm mĩm; có làng trồng được cam ngọt, dịp Tết chín vàng ươm, thơm lừng. Người các nơi cứ nườm nượp đổ về mua như trảy hội. Bởi thế nên các cụ mới có câu nói vần vè lưu truyền lại cho con cháu. Nhưng có một tiếng “húy” Mồng một Tết phải “kiêng”, các anh nhà báo luận ra nhé: Gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn; “ứ ứ ừ” Cổ Am; cam Bích Thuận. Chị ấy ở làng “ứ ứ ừ” với em đấy”.

Chúng tôi đến Bãi khách số 2, vào chúc Tết đôi vợ chồng trẻ. Chúng tôi được biết anh chị tổ chức lễ cưới vào tối 23 tháng 12 năm 1974 thì sớm ngày ngày 28 tháng 12 mang ba lô nhập Trạm, nhận trang bị hành quân vào chiến trường. Cánh võng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ cũng thật là đặc biệt. Hai chiếc võng vải bạt lồng vào nhau. Mỗi đầu võng hai sợi dây dù cũng xoắn bện vào nhau, buộc vào hai cây bằng lăng. Trên võng hai chiếc gối thêu hai bông hoa hồng rực rỡ đặt bên nhau. Mái tăng hạnh phúc màu trời xanh được che thấp xuống. Tôi đứng lặng nhìn mà lòng bâng khuâng cứ ngỡ như cả khoảng trời mùa xuân Trường Sơn đang che chở cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trên đường ra trận. Và, sợi dây dù giăng bên cánh võng phơi hai chiếc khăn mặt, áo quần... Trông ấm cúng như trong gian phòng nhỏ của một gia đình. Hai chiếc bánh chưng, mấy chiếc kẹo, gói chè, hai chiếc bát “B52”, bi đông nước để trên hai chiếc ba lô được xếp vuông vắn. Đó là bàn tiếp khách Tết trong lán Trường Sơn. Phía trên bàn tiếp khách có treo một tờ giấy bằng 2 bàn tay, găm bằng gai rừng vào mái tăng. Đó là đôi câu đối: “Hồng Lĩnh trai hùng lên tuyến lửa. Lam Giang gái đảm xuống đồng xanh”. Thấy tôi chăm chú đọc câu đối, Thắng nói: “Hôm nghỉ tại Binh trạm Kì Anh- Hà Tĩnh quê nhà, em đọc được đôi câu đối này ở nhà khách. Thấy hay quá, em ghi lại. Hôm qua ăn cháo “quê hương ra trận” về, em xé tờ giấy trong sổ tay viết treo lên để có không khí Tết đấy mà”. Thắng đi đến “bàn khách” rót nước từ bi đông ra hai bát và rót vào hai nắp hăng gô, mời chúng tôi uống. Thắng cười rộng mở. Sự hồn nhiên, trẻ trung, dồi dào sức lực rực lên trong ánh mắt của anh: “Các anh uống bát, còn em và Bê uống chung “cốc Trường Sơn” này (nắp hăng gô) để càng thêm gắn bó”. Tôi cầm chặt tay anh, ngắm nhìn anh. Ở đời đôi khi chỉ nghe giọng nói, nhìn ánh mắt, nụ cừoi hoặc nắm bàn tay đã phần nào phân biệt được con người vừa gặp, đang nói chuyện với mình đáng tin hay không, hay chỉ quen biết qua loa mà thôi. Nhưng đối với Thắng, dù mới gặp lần đầu trên chặng đường ra trận, anh đã chiếm trọn cảm tình và sự quý mên của chúng tôi. Chị Bê ngồi trên võng mở tập ảnh cưới ra xem, cười tủm tỉm. Trông chị hiền hậu, duyên dáng. Chị có nét đẹp thầm kín, mãnh liệt của thời con gái. Nhưng lúc này chị không dấu được niềm vui và sự thỏa thuê đã được giải tỏa khi được gần chồng. Điều đó dù chỉ thoáng trên gương mặt và cái nhìn của chị. Tôi, Anh Ngọc, Hà Đình Cẩn không nói ra thành lời nhưng đã gặp nhau trong ánh mắt... Chị Bê nói với chúng tôi: “Mồng một Tết chắc bố mẹ em, anh chị em và bọn bạn bầu nhắc đến nhiều, em nóng ruột lắm, máy mắt luôn. Nhưng được cái anh Thắng cứ luôn mồm như khiếu: “Đường ra trận xuân này vui lắm. Võng Trường Sơn có anh và có em...” nên em cũng khuây khỏa đi nhiều”. Thắng nhìn vợ cười to, nói: “Nếu có con trai, chúng em sẽ đặt tên là Nguyễn Thắng Lợi, con gái là Nguyễn Thị Trường Xuân. Vì giữa mùa xuân Binh trạm Trường Sơn mà. Các anh “mời cỗ Tết” đi. Được các anh xông lán đầu xuân, chúng em cầm chắc đạt nhiều may mắn. Có Thắng Lợi, có Trường Xuân như em nói...”. Đôi má chị Bê đỏ dậy lên như xoa phấn hồng. Chị đưa cặp mắt long lanh, ướt át nhìn chồng, cười.

Nhìn ra phía bờ suối thấy có cây trổ hoa, tôi đi nhanh đến đó, trèo lên bẻ hai cành. cánh hoa rừng màu trắng ngà phơn phớt tím nhạt gần giống như hoa bằng lăng thoảng nhẹ hương thơm ngọt. Anh Ngọc xé tờ giấy trong cuốn sổ công tác viết câu thơ:

         “Mừng cánh võng hạnh phúc
         Nhành hoa xuân Trường Sơn
         Đường dốc đèo mưa nắng
         Tình yêu nồng thắm hơn
         Hẹn ngày mai chiến thắng
         Vui Tết trên quê nhà
         Kể con nghe “huyền thoại”
         Võng hạnh phúc rừng xa.”

Chúng tôi đặt hai nhánh hoa và bài thơ lên hai chiếc gối thêu hoa hồng. Hà Đình Cẩn đừng tần ngần vẻ băn khoăn như thấy còn thiếu một thứ gì nữa. Bất ngờ anh mở túi thuốc đeo ở thắt lưng rút ra gói “Thuốc tăng lực” làm quà mừng đặt lên đó. Chúng tôi và cả đôi vợ chồng trẻ Thắng- Bê nhìn gói thuốc, nhìn nhau cười rung cây rừng Binh trạm. Đứng bên cánh võng hạnh phúc trong lán Trường Sơn, lòng chúng tôi dâng lên sự mến yêu và ngập tràn cảm phục. Chúng tôi nắm chặt tay nhau, ôm chặt vai nhau hẹn ngày chiến thắng gặp nhau.

... Thế rồi sau ngày chiến thắng, trên các chặng đường công tác, chúng tôi tìm hỏi thông tin đôi vợ chồng bác sĩ Thắng- Bê. Có người mách rằng anh chị đang công tác ở Bệnh viện Đồng Nai. Tôi đến đó. Không có. Rồi có tin Đoàn Thái Bình đã vào bổ sung cho ngành Y tế Trà Vinh. Tôi hỏi về đó, cũng không ai biết. Và hỏi. Và tìm những nơi khác nữa, nhưng đều không có thông tin trả lời. Những ngày sau anh Hà Đình Cẩn theo đoàn tàu hải quân ra Trường Sa ta vừa giải phóng. Anh Ngọc lên biên giới Tây Nam rồi đi với các đơn vị tiêu diệt bọn lính Pôn- Pốt diệt chủng, sang đến Ăng-co. Còn tôi ra Bắc đến với các chiến sĩ trên điểm tựa Thanh Thủy, Vĩ Xuyên, Mường Khương, Cao Ba Lanh... Công việc của người lính làm báo hàng ngày cuốn hút chúng tôi không ngừng nghỉ. Từ ấy, mỗi lần gặp nhau, chúng tôi lại nhắc đến chuyện của anh chị và xem đó như một “kì tích”.

Nay đã tròn 40 mùa xuân. Ngồi đọc lại những trang ghi chép ở Binh trạm Trường Sơn, lòng tôi cuộn trào lên nỗi bâng khuâng. Tôi bồi hồi nhớ đến ngày Tết đứng bên cánh võng hạnh phúc vui tuần trăng mật của anh chị dưới cây rừng năm ấy.

          “Xuân này anh chị ở đâu
      Bâng khuâng, mong gửi đến câu chúc mừng
         Bốn mươi năm hỏi thăm chừng
      Ước mơ “Thắng Lợi”, “Trường Xuân” thuở nào...”
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2017, 12:10:25 am »

25/Chàng rể si tình và...táo tợn

Rừng nhập nhoạng, ba lâm tặc tìm gỗ sưa chạy bán sống bán chết vào Trạm Biên Phòng. Cả ba người vừa khóc vừa gào méo cả tiếng: “ Xin các anh cấp cứu. Xin các anh cấp cứu. Chúng em có hai người bị con trâu đen, chân trắng, sừng cong húc chết ở bìa rừng…” Trạm Biên Phòng mời ông thợ săn thú ở xóm Khe Vàng đến nghe để xác định con ác thú. Ông thợ săn nói đúng là con bò tót rồi. Nếu dưới cổ con thú có đám lông trắng hình chữ V là con trâu rừng; dưới cổ có cái yếm da thủng thẳng gần phết đất là con bò xám, bò rừng. Đây đúng là con bò tót. Loài thú này hung dữ lắm. Nếu bị vây đuổi hay nghe tiếng súng nổ, các loài thú khác bỏ chạy nhưng bò tót thì tìm người xông vào húc đến chết mới tha. Nó là loài thú “ nhị đẳng sơn lâm” đấy. Mùa thu, tiết cỏ non sương giáng này là mùa nó động tình đi tìm bạn nên càng hung dữ hơn …

Sau này khi được đọc các tài liệu khoa học nói về loài bò tót hoang dã, lính biên phòng chúng tôi mới biết rõ về nó. Bò tót là loài thú quý hiếm, nước ta chỉ còn khoảng hơn 300 con. Bò tót đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, được phân hạng vào nhóm 1B. Nghị định 48/2002 của Chính phủ đã ghi rõ nghiêm cấm săn bắn, bẫy bắt, buôn bán; nghiêm cấm khai thác rừng nơi bò tót sinh sống để bảo vệ chỗ ở cho loài thú quý hiếm này. Liên minh Quốc tế bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ( IUCN) đã công bố tổng số 41.415 loài sinh vật trong khoảng 1,9 triệu chủng loại trên thế giới đã xếp hạng, có 16.306 loài đang nguy cấp; 785 loài đã bị tuyệt chủng; 65 loài chỉ còn tồn tại trong môi trường nhốt. Loài bò tót hoang dã quý hiếm trong rừng Việt Nam được coi là đang nguy cấp. Với vóc dáng đồ sộ, có con nặng đến gần hai tấn, cao 2,2 mét, dài hơn 3 mét, bò tót Việt Nam là loài động vật xếp thứ hai sống hoang dã trên cạn. Nó chỉ thua loài voi. Bà con người dân tộc vùng Tây Nguyên gọi bò tót là con min. Bà con người Thái, người Mông gọi nó là con tu ngưu pá… Bò tót thuộc bộ móng guốc ngón chân, họ trâu bò. Phần trước nó giống con trâu, phần sau giống con bò và có một lườn cơ bắp cuồn cuộn chạy từ bả vai đến sống lưng. Con bò tót đực có bộ sừng dài tới gần mét uốn cong hình bán nguyệt, trông oai phong hoành tráng; có bộ lông ngắn mềm mượt màu nâu thẫm lấp lánh ánh kim trông huyền bí như màu áo của hiệp sĩ thời cổ xưa. Con bò cái lông màu vàng bóng như màu tơ lụa gấm nhung. Loài bò tót từ đầu gối trở xuống đều có màu lông trắng đục trông như “ đi bít tất trắng” đặc trưng của loài bò tót hoang dã là dữ tợn, hung hãn và hiếu thắng.

Bò tót có tập tính sống bầy đàn, 8 , 10 đến 15 con một đàn. Cũng có lúc nó sống đơn lẻ một, hai con, hoặc những con già nua, yếu ốm sống riêng với nhau thành một nhóm như “ nhóm dưỡng lão”. Nơi bò tót sinh trú là vùng đồi cao gần nghìn mét so với mặt nước biển. Những nơi ấy là rừng già, rừng hỗn giao nhiều cây xanh tre nứa và có suối khe. Ban ngày chúng rủ nhau đi kiếm ăn. Loài bò tót biết tìm chọn thức ăn tinh, ngon, sạch không ăn tạp, xô bồ như các loài thú khác. Chúng ăn cỏ non, mầm lá, măng tre nứa, trúc lau, chuối rừng, cây non vừa mọc lên ba, bốn lá ở nơi rừng cháy, rừng mới đốt làm nương rẫy. Ban đêm, bò tót về quần tụ nơi thoáng mát. Gặp hổ báo gây sự, cả đàn lập tức đứng thành vòng tròn dương những cặp sừng nhọn thành hàng rào bảo vệ bê non, con già nua và “ các nàng” bò cái. Bò tót mang bầu gần chín tháng và sinh con vào mùa thu. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con. Ở nước ta, loài bò tót chọn nơi sinh trú ở vùng núi Sơn La, Mường Nhé, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, dọc biên giới miền Trung đến Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai… Các nước vùng Đông Nam Á: Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Trung Quốc… cũng có loài bò tót sinh sống. Riêng ở Malaysia có loài bò rừng gọi là bò Malai. Ở Ấn Độ có loại bò rừng Bizon nhưng đều không có quan hệ huyết thống với bò tót Việt Nam mà nó gần với  bò Châu Âu, bò Bắc Mỹ.

Bò tót hoang dã sinh trú trong rừng Việt Nam được các chuyên gia động vật thế giới công nhận là loài bò tót lớn nhất trong tự nhiên, lớn hơn cả trâu rừng Châu Á và bò rừng Bizon Bắc Mỹ. Với vóc dáng khổng lồ thiên định và sức mạnh vượt trội, bò tót không có kẻ thù trong thiên nhiên, ngoại trừ loài hổ. Nhưng phải là con hổ rất lớn, rất dữ dằn như hồ Bengal Ấn Độ mới dám đương đầu với nó.

Theo Bách khoa toàn thư mở, con bò tót trong đấu trường ở Tây Ban Nha là nòi giống bò hoang dã trên bán đảo Tây – Bồ được chọn lọc lai tạo với giống bò nhà Toro Bravô xuất hiện từ thời Đế chế La Mã cổ đại.

Những nghiên cứu về di truyền cũng chỉ ra rằng các con giống ấy có nguồn gen ADN cổ được tìm thấy trong loài bò ở Châu Phi có niên đại từ thời chiếm đóng của người Hồi Giáo trên đất Tây Ban Nha. Nó đều có nguồn gốc từ loài bò tót. Những con bò ấy được nuôi dưỡng và huấn luyện kỳ công trong thời gian bốn năm với những động tác cực kỳ táo tợn về khả năng gây hấn. Nó chỉ biết xông lên và … chết, không biết trốn tránh, chạy lùi. Người ta chỉ sử dụng nó một lần, vì lần sau nó không còn hung tợn nữa. Ngày xa xưa ấy con người đã sử dụng bò tót vào các trận chiến đấu với kẻ thù, sau đó mới đưa vào các đấu trường bò hiện đại ở Tây Ban Nha. Rồi lan sang các nước Nam Mỹ vì người Tây Ban Nha sang định cư tại đó.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2017, 12:23:52 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM