Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:51:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng tập truyện ngắn của nhà văn Trần Hữu Tòng  (Đọc 13099 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:13:32 pm »

1/Đối thoại trên bãi rác xưa

Tôi có cậu con trai út sang du học ở Mỹ. Cháu phải hoàn tất nhiều thủ tục pháp lý rất nghiêm ngặt. Một trong những thủ tục quyết định là phải trả lời phỏng vấn của người Đại diện sứ quán Mỹ ở phố Láng Hạ. Tôi dặn Công – con trai tôi:

- Người nước ngoài họ rất coi trọng nét lịch sự trong giao tiếp. Con phải mặc chỉnh tề, phải nói năng bình tĩnh, gãy gọn để chứng tỏ mình là người có văn hóa, nhưng chớ có khúm núm. Khúm núm đánh mất tự tin, là thiếu văn hoá đấy con ạ!

Hàng ngày, tôi thường nói vui với các con tôi rằng, ta là người “Song Hà” trong ta có cái cốt cách, chân thành, bộc trực, chặt chẽ của gốc quê mình - Hà Tĩnh, và ta có cả vẻ thanh lịch, hào hoa của người Hà Nội, ta phải hoà nhập hai cái đó.

Ông đại diện sứ quán Mỹ có cái nhìn mở hết độ sáng dõi thẳng vào người đối diện. Ông bắt đầu hỏi bằng tiếng Việt:

- Anh trả lời bằng tiếng Anh hay tiếng Việt?

- Ông hỏi tiếng Anh thì tôi trả lời bằng tiếng Anh. Ông hỏi tiếng Việt thì tôi trả lời bằng tiếng Việt. Tuy vậy, tôi muốn trả lời bằng tiếng Việt.

Đôi lông mày rậm của ông dãn ra. Ông hỏi những câu xã giao rồi lục vấn đến kinh tế gia đình, trình độ học vấn. Thỉnh thoảng, ông vặn vẹo lại câu ông đã hỏi. Ông gài thêm vào các chi tiết mâu thuẫn, bất ngờ để gây xáo trộn suy nghĩ nhằm thẩm tra sự trung thực. Thấy Công trả lời xuôi lọt, ông Đại diện sứ quán hỏi Công câu thường xuyên ông vẫn hỏi:

- Tại sao anh lại sang Mỹ học tiếng Anh? - Giọng ông dằn nặng tiếng cuối.

- Vì có trình độ tiếng Anh chuẩn thì rất thuận lợi để đọc tài liệu và học các chuyên ngành.

- Anh dự định học chuyên ngành gì?

- Tôi học nghề Y để thành thầy thuốc, thưa ông.

- Anh sẽ mở nhà bệnh viện ở Mỹ chứ? - Nhạc điệu câu nói của ông được nhấn mạnh chữ cuối.

- Không, thưa ông. Học xong tôi sẽ về Việt Nam ngay! - Ông đại diện sứ quán hỏi lại ngay:

- Tôi biết Việt Nam đâu có thiếu thầy thuốc giỏi. Việt Nam đang đưa thầy thuốc sang làm việc ở Algérie và ở các nước khác kia mà…

- Thưa ông, qua báo chí chúng tôi biết rằng ở Mỹ đã có cơ sở khoa học nghiên cứu được thuốc chữa cho người mắc bệnh ung thư vì nhiễm chất độc chiến tranh. Ông biết đấy, ở Việt Nam chúng tôi còn nhiều người nhiễm chất độc từ trong chiến tranh. Đến nay, thế hệ thứ hai, thứ ba vẫn mang di hại - Công ngập ngừng, chẳng lẽ anh nói toạc ra rằng: Tôi sang Mỹ học cách chữa bệnh cho người Việt Nam chúng tôi. Mà bệnh “nan y” đó lại chính do người Mỹ gây ra.

Nghe đến đó ông đại diện sứ quán gấp tập hồ sơ lại. Không biết ông đang suy nghĩ gì. Ông nghĩ đến cuộc chiến tranh tàn khốc đã qua. Hay ông nghĩ đến trách nhiệm về chất độc dioxin, nghĩ đến những nạn nhân của nó, một vấn đề lớn đang làm xúc động đến những người có lương tri. Như ông Bill Clinton lúc còn đương nhiệm tổng thống sang thăm Việt Nam, nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh… cùng Việt Nam nghiên cứu di hại chất độc dioxin… Ông rút tấm giấy màu xanh trong hộp để trên bàn đưa cho Công. Đó là tấm giấy hẹn ngày làm hộ chiếu, xin visa và ngày bay sang California.

- OK!

- Thanh you very much!

Công cảm ơn ông. Ông đưa bàn tay to lớn cầm lấy tay Công.

Cùng ở phố Láng Hạ, nơi có tòa đại sứ Mỹ đóng có một gia đình người Mỹ thuê nhà ở. Anh ta là Michael. Biết Công sắp qua Mỹ du học, lại đến đúng bang California quê anh. Michael sang nhà tôi chơi. Vợ Michael là Eli, hai đứa con trai của anh đều sinh ra ở phố Láng Hạ. Đôi vợ chồng người Mỹ này đang dạy tiếng Anh ở một trường Đại học. Michael có dáng người cao, mảnh và mái tóc vàng như tơ, óng mượt.

Những ngày nghỉ, Michael thường sang nhà hàng phố chơi. Gặp ai từ xa, Michael đã tươi cười chào hỏi. Anh thích chuyện trò với mọi người. Cái gì anh cũng hỏi để qua câu chuyện anh học thêm tiếng Việt, biết thêm những ngôn ngữ dân gian trong tiếng Việt. Michael tìm hiểu về nếp sống, về ca dao tục ngữ Việt Nam… Chiều chiều Michael ra vườn hoa đá bóng, ăn kem với trẻ em. Đứa nào hỏi anh một câu, một từ khó tiếng Anh, Michael bày đến nơi đến chốn.

Cách vài ngày, anh lại cõng con sang nhà tôi, lúc thì anh hỏi về một món ăn, lúc thì anh tìm hiểu về một lễ hội. Anh đã nhiều lần nói với tôi và bà con phố Láng Hạ rằng: - Sống với người Hà Nội thật là tuyệt. Ấn tượng nhất là sự bình đẳng và sự đầm ấm, con người quan tâm đến nhau.

Anh kể nhiều về phố xá, về sinh hoạt, về khí hậu và con người ở California. Nói xong, anh cười và nhìn tôi:

- Thế là bác đã biết nhiều điều về quê hương cháu - Anh gọi tôi là bác - Còn cháu thì chưa hiểu tại sao phố ta đang ở đây lại có tên là phố Láng Hạ?

Tôi ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời:

- Michael tìm đọc cuốn sách Hà Nội phố, làng… thì biết rõ. Chuyện dài lắm, nhưng đại loại là thế này. Michael ạ, xưa kia ở đây nguyên là thôn xóm, đồng ruộng, ao hồ của một làng có tên là Yên Lãng Hạ, thuộc tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận. Nó cũng giống như các làng Yên Lãng Trung, Yên Lãng Thượng nay là phố Láng Trung, Láng Thượng thôi mà. Vùng đất này trước đây người dân chuyên trồng rau mùi làm gia vị ngon cho bữa ăn…

- À, thưa bác. Vậy là cháu đã hiểu. Có phải là cây hành, cây rau húng, rau răm in trong cuốn Ca dao tục ngữ Việt Nam cháu đã đọc. Riêng rau răm thì buổi sáng vợ chồng cháu ăn với trứng vịt lộn đấy…

- Hà Nội mở rộng, khu đô thị phát triển thì cả vùng đất này thành phố xá sầm uất. Nơi ta đang ngồi đây, Michael có hình dung được không, chính là ao tù, ruộng rau muống, bãi tha ma chen lẫn với những khóm tre còi cọc. Kế bên một tí là bãi rác. Nơi ấy người ta đổ rác phế thải, rác sinh hoạt của cả Hà Nội đấy. Michael ạ! Cậu có biết không, Đại sứ quán Mỹ xây trên đỉnh một núi rác đấy. Nhà chiếu phim quốc gia, các siêu thị, các khách sạn, các ngân hàng, liền kề đó là hồ bơi, các công sở, các công ty ô-tô, xe máy, Trung tâm thể thao, Đài truyền hình… cả những khu nhà mười lăm, mười bảy tầng đều mọc trên những núi rác cả đấy.

- Cháu đã đến Hồ Trúc Bạch, nơi mà mùa hè năm 1967, người Hà Nội đã vớt Đại tá phi công John MacCain. Ngày ấy, báo chí Mỹ đã nói rằng ba đời nhà John lập nghiệp trên đại dương, đến đời ông ta thì mất nghiệp ở Hồ Trúc Bạch. Vì cụ nội rồi cụ ông nội của ông ta và đến cả đời bố đẻ của ông đều giữ chức Đô Đốc Hạm đội Thái Bình Dương. Đến ông ta nhận lệnh đánh phá một điểm tối quan trọng ở trung tâm Hà Nội thì bị thương rơi xuống hồ bác ạ.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:44:12 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:14:10 pm »

Sau đó, vào ngày 23/12/1967, nhà báo Harrison… Tờ New York Times được đến Hà Nội (Cháu đọc sách, nếu nhớ không nhầm). Khi trở về Mỹ, ông ta kể lại rằng: sát bên hồ nước ấy có ngôi đền cổ kính. Trong đền có pho tượng thần linh bằng đồng nặng đến hàng mấy tấn. Người Việt Nam thường đến đứng cúi đầu trước tượng, đặt tay vào đầu gối ông để cầu nguyện sự may mắn, bình yên… Và họ khẳng định rằng vị thần linh thiêng đó trấn giữ một phương đất trời Hà Nội đã hạ “Con Ma" (Người Việt Nam gọi máy bay F4 là Con Ma).

- Michael thấy điều nhà báo ấy nói đúng chứ?

- Phần đầu câu chuyện thì đúng. Còn phần cuối, theo cháu nghĩ đó là tâm linh, là niềm tin của người Việt Nam vào sự phù hộ của ông cha, vào truyền thống trong quá khứ. Và điều đó đã làm nên sức mạnh. Người Mỹ chúng cháu thời đó chả có gì để gửi gắm niềm tin - Michael cười - Họ chỉ tin cậy vào thế mạnh vật chất họ có. Đó là thuốc nổ và chất độc…

- Nên đã thất bại - Tôi nói chen lời Michael.

- Vâng, đã trả giá. Người Mỹ chúng cháu không quên lời tướng Taylor nói sau khi thua trận ở Việt Nam. Tháng 5 năm 1975 báo Sao & Vạch đã in lời ông. Cháu đọc trong đống báo lưu thấy ông ấy nói dài nhưng cháu chỉ nhớ đại ý rằng:

“Chúng ta đã dùng vô số phương tiện, bom đạn và cả chất độc. Chúng ta đã dội bom vào dân cư, bệnh viện… ở thủ đô Bắc Việt để uy hiếp. Chúng ta đã rải chất độc huỷ diệt sự sống một vùng đất đai rộng lớn; xuất những tướng lĩnh tài giỏi; và con cháu các nhà võ binh ưu tú: dòng giống như John MacCain …; vạch cả một kế hoạch oanh kích vào khu trung tâm đầu não ở Hà Nội mà không chiến thắng…”

Michael cười - Giờ đây lớp người Mỹ chúng cháu sống vì tương lai chứ không phải vì thuốc nổ và chất độc, nếu ai mù mờ mới giấu diếm sự chua xót ấy. Nay ông John là Thượng nghị sĩ. Năm 1994, ông John sang Hà Nội thăm nơi ông từng bị giam, ông nói rằng: “Tôi cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã đối xử rất tốt với tôi - một tù binh chiến tranh…”. Bác ạ, ông John nói câu ấy là biết điều, là thay lời những người dân Mỹ có lương tri đấy - Cháu nghĩ như vậy. Và ngay cả ngài Peter Peterson - Một thời là ông chủ của tòa Đại sứ ở phố Láng Hạ này cũng là tù binh chiến tranh vì máy bay của ông cũng bị rơi. Nay ông là con rể Việt Nam đấy!

Thấy tôi cười, Michael biết ý, anh quay về câu chuyện đang nói dở ban đầu:

- Bác cho em Công sang California học ngành gì ạ? Michael hỏi tôi. Tôi trả lời Michael giống như cậu con trai út đã trả lời ông Đại diện sứ quán Mỹ. Michael ngồi im một lúc rồi chậm rãi nói:

- Bác cho em Công học Công nghệ điện tử, vi tính hoặc ngành Quản trị kinh doanh thì hợp. Cháu biết người Việt Nam sang bên ấy ít ai tìm học ngành Y.

- Michael biết đấy, cuộc chiến tranh tuy đã lùi xa rồi nhưng những người Việt Nam chúng tôi còn đau lòng lắm vì phải gánh chịu tai họa di hại của chất độc…

Michael quay lại nhìn tôi.

- Cháu biết, cháu biết, người Mỹ đã gây ra việc ấy ở Việt Nam. Nhưng thưa bác, đó là những người Mỹ thời ấy, lớp trước. Thưa bác, bố cháu đã kể lại và báo chí ở Mỹ đã nói đến nhiều. Ngày ấy, người Mỹ đã chi vào cuộc chiến tranh vô nghĩa và lầm lạc đến 350 tỷ đô la, rải xuống Việt Nam 72 triệu lít chất độc để huỷ diệt sự sống.

Nghe Michael nói, tôi lại nhớ tới các tư liệu tôi đã ghi được từ các bản tin, từ các báo… Đúng thế, từ năm 1961, quân Mỹ đã rải các loại chất độc xuống nước ta. 3.440.000 ha rừng núi, sông suối, đất đai bị nhiễm độc. Trong số 72 triệu lít chất độc, có tới gần 44 triệu lít chất độc dioxin. Loại chất độc này cỡ phần triệu gam trên một kilôgam trọng lượng là giết chết súc vật và người. Cỡ phần tỷ gam trên một kilôgam trọng lượng thì gây ra bệnh ung thư, tai biến sinh sản, teo não, mù, điếc, ngớ ngẩn… Chỉ cần 80 gam dioxin cho vào hệ thống cấp nước là đủ diệt toàn bộ dân số một thành phố lớn như New York - 8 triệu dân. Vậy mà thời đó có một số vùng nước ta Mỹ đã rải tới 170 kilôgam chất độc dioxin. Ba đến bốn triệu người Việt Nam chết trong chiến tranh thì có gần triệu người chết hoặc mang dị tật bởi loại chất độc này (Tư liệu của Uỷ ban điều tra hậu quả các loại chất độc dùng trong chiến tranh Việt Nam - An ninh thế giới số 221).

- Đúng vậy - Tôi nói - Việc đó đã gây ra nhiều đau khổ cho người dân chúng tôi và hiện nay còn có hơn ba vạn bà mẹ sinh con bị quái thai, chết yểu…báo Hà Nội mới đã đưa tin. Cả nước chúng tôi hiện có hơn 2 triệu trẻ em phải mang tật nguyền. Hầu hết là nạn nhân của chất độc dioxin thời chiến tranh.

- Thưa bác, nhiều người Mỹ có lương tri đã hổ thẹn và căm phẫn với những việc làm điên rồ đó. Lớp trẻ chúng cháu rất hối hận với những tội lỗi ấy. Bố cháu là người trực tiếp chứng kiến.

- Thế bố Michael…

Vâng, bố cháu là cựu chiến binh chiến tranh, ông đã bị đẩy sang Việt Nam. Ông là lính sư đoàn “Kỵ binh bay”. Ông nói, ông đã từng đến Khe Sanh, đến Cao Nguyên trung phần. Ông may mắn hơn nhiều đồng đội của ông là được sống sót trở về. Ông nói, hồi ấy ông không hề biết gì về Việt Nam. Ông được người ta tuyên truyền rằng, người Mỹ phải là “Hiệp sĩ của thế kỷ XX” cứu lấy một vùng đất của Chúa đang bị xâm lăng, đang bị áp đặt chế độ độc tài…

- Bác ạ! Về sau, chính bố cháu đã mắc chứng bệnh máu trắng vì nhiễm chất độc dioxin… Lúc nằm trên giường bệnh, bố cháu còn kể rằng Đô đốc E Zumwalt chỉ huy hải quân Mỹ ở chiến trường Việt Nam, đôn đốc việc rải chất độc xuống sông ngòi, kênh rạch Việt Nam. Con trai ông ta là Đại uý Elmo - Zumwalt chỉ huy chiến đoàn giang thuyền lấy vợ, sinh hai đứa con đều bị đần độn, ngớ ngẩn. Rồi anh ta chết vì bệnh ung thư…

Michael vẫn nói chậm rãi, vô tư:

- Bác ạ! Trước khi chết, bố cháu khóc nhiều, ông gọi các con đến. Ông nói, người Mỹ đã có tội với đất nước Việt Nam. Thế hệ các con phải chuộc lại lỗi lầm đó! Thế là cháu và vợ cháu sang đây. Chúng cháu dạy tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam. Cháu học về văn hóa Việt Nam. Vợ cháu tên là Eli. Cháu gọi bằng cái tên cô gái Việt là Kim Liên. Có cái tên ấy là sau khi chúng cháu được vào thăm Thành phố Vinh. Còn hai đứa con trai của cháu, một đứa tên là Việt, một đứa tên Nam.

Michael vẫn chậm rãi nói. Những âm tiếng Việt, anh ta nói trầm dần xuống vì thiếu dấu nên cứ lớ ra. Đôi mắt màu nâu nhạt của Michael đỏ rựng. Không biết anh thương tiếc người bố, hay anh đồng cảm với sự sám hối của người bố. Cổ họng tôi bỗng nghèn nghẹn, vì tôi đã từng đứng trong chiến hào mặt trận Khe Sanh, nơi lính “Kỵ binh bay” Mỹ gọi là “Cối xay thịt”.

Và tôi cũng từng giữ điểm cao chốt chặn ở chiến trường Đắc Tô - Tân Cảnh. Nơi ấy, lính “Kỵ binh bay” Mỹ gọi là “Nóc nhà Đông Dương”, ai chiếm được nơi ấy người đó sẽ thắng cuộc. Tôi đã chạm trán với họ trong lửa đạn. Hai vết thương trên cánh tay tôi đây, lúc này bỗng nhức nhối lạ lùng - biết đâu do chính băng đạn từ nòng súng AR15 cực nhanh của bố Michael…

Đúng là cái chất “Hà gốc” trong tôi đã thức dậy. Nhưng có lẽ cái chất “Hà thanh lịch” hòa nhập trong tôi 40 năm đã kìm giữ tôi. Tuy vậy, cái ấn tượng mạnh mẽ về một suy nghĩ cứ day dứt khôn nguôi: Nơi núi rác đầy ô nhiễm ở Láng Hạ đây, người Hà Nội đã làm sạch và xây nên các biệt thự, các nhà cao tầng sang trọng - Trong đó có tòa Đại sứ Mỹ. Còn tai họa những di hại của chất độc chiến tranh do người Mỹ gây ra thì biết đến bao giờ mới xóa sạch…!

Michael vẫn chậm rãi, thỉnh thoảng anh dừng lại lựa lời nói tiếp:

- Cháu biết, cháu biết. Báo chí của nước cháu như tờ New York Times hay Washington Post… và cả thế giới cũng đã nói nhiều đến điều ấy. Bác ạ! Chất độc dioxin còn đọng lại trong môi trường sinh thái…

- Đúng thế đấy. Đến nay không những người từ chiến trường về bị bệnh mà còn di hại đến con cháu, giống nòi họ. Mỗi năm có thêm hàng vạn người mắc bệnh ung thư. Ngay ở Hà Nội đây, khu phố nào cũng có người gánh chịu tai họa đó. Michael ạ, qua thông tin trên báo chí, truyền hình mới biết được ở Mỹ đã có nơi nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư, đã thí nghiệm thành công trên cơ thể chuột.

Vừa lúc ấy, Công ở hiệu ảnh về. Công ra đấy phóng to, ép cứng tấm ảnh bố anh đội mũ cối, mang ba lô cốc, bế anh trên tay tươi cười đứng cạnh mẹ anh trong buổi vợ con tiễn ông đi vào chiến trường, để mang theo. Công cũng ghé vào “chợ thuốc” to nhất nhì Hà Nội ở ngã tư Láng Hạ mua thêm mấy hộp cao Trường Sơn, dầu gió, mươi gói bạc hà, dăm củ gừng mang sang xứ lạnh.

… Tôi ngắm nhìn Công - chàng trai Hà Nội ra đời trong đêm 26/12/1972, đêm máy bay B52 rải thảm bom hủy diệt phố Khâm Thiên, tươi cười bắt tay Michael. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh và cả tiếng Việt. Tôi có cảm nhận: Lớp trẻ bây giờ là thế đấy. Vì nghĩa cả, họ dễ gác lại chuyện gay cấn của ông cha trước đây. Họ dễ kết bạn với mọi người. Họ sẵn sàng để cho dĩ vãng đi vào quá khứ… nhưng lương tâm thì không cho phép được quên. Vâng! Đó là nét đẹp thanh lịch của người Thăng Long. Nét đẹp văn hóa Việt Nam.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:17:16 pm »

2/Chùm dâu da vẫn ngọt

Văn công lên Đồn biên phòng. Tin ấy làm các chiến sĩ nức lòng. Bởi đây là lần đầu đồn tiền tiêu có niềm vui này.

Các chiến sĩ chặt cây dựng lán ở để nhường nhà cho các diễn viên. Đội tuần tra của Mạnh Cường tìm chọn nơi đặc sắc nhất vùng non xanh nước biếc này, nơi có thác chảy đẹp, vực sâu có cá bơi lội, đồi cây có quả dâu da chín ngọt... để đưa các diễn viên đến chơi. Rộn ràng nhất là cánh lính trẻ đua nhau tìm chọn những kỷ vật độc đáo: cái gậy trúc bọc lá chuối hơ lửa có hoa văn vàng óng, cái gối nhồi cỏ thơm, viên đá có màu sắc long lanh dưới lòng suối... để tặng các diễn viên làm kỷ niệm.

Các chiến sĩ xuống tận chân núi đón Đoàn văn công, cầm tay các diễn viên dìu lên từng bậc đá. Mạnh Cường, đội trưởng đội tuần tra, mang ba lô, vác nhạc cụ cho hai diễn viên Minh Hiền và Mai Hằng. Hai cô diễn viên xinh tươi cầm tay Cường, vịn vai Cường hỏi tên anh với giọng ngọt ngào. Cường sung sướng, vì từ trước tới giờ anh chưa được người con gái đẹp nào có cử chỉ thân mật đến thế. Anh trả lời: “Tên tôi là Mạnh Cường, đội tuần tra, có việc gì xin cứ gọi tôi”. Mấy chiến sĩ trẻ người Thái, người Mông lần đầu tiên tiếp xúc với các nữ diễn viên xinh đẹp, niềm nở đã không kìm được sự hồ hởi, reo to lên: “Hoan hô văn công! Hoan hô văn công!”. Tiếng cười vui xao động cả vùng rừng lộng gió...

Rồi các diễn viên diễn buổi sáng, diễn buổi chiều, diễn cả buổi tối cho chiến sĩ xem. Những tiết mục vừa diễn xong, chiến sĩ yêu thích, diễn viên chiều lòng diễn lại.

Chiến sĩ người Tày, người Mông muốn được nghe bài Cô gái Tày cầm đàn lên đỉnh núi, Trước ngày hội bắn… Minh Hiền, Mai Hằng hát lại hai lần, ba lần. Chiến sĩ đổi phiên gác, đội cơ sở từ xóm, bản mới về chưa được xem… vậy là diễn viên hóa trang, nổi đàn, trống diễn ngay. Nhiều buổi người xem ít hơn người diễn. Đội tuần tra của Mạnh Cường thích nghe bài hát Chiều biên giới, Tiếng hát biên thùy... Đoàn văn công xếp trọn một chương trình phục vụ. Ban đêm, đoàn diễn dưới ánh đèn măng sông, ban ngày diễn ở sân đồn trong màn sương mù mịt. Áo diễn viên, áo khán giả thấm ướt. Bốn bên sân diễn chiến sĩ đốt bốn đống lửa để sưởi ấm, để hơ áo.

Đội tuần tra của Mạnh Cường được “ưu tiên” đón Minh Hiền, Mai Hằng về lán tập hát, dạy nhạc, luyện dân ca... Các chiến sĩ đều ở độ tuổi 20, 22, 23; các nữ diễn viên cũng trẻ trung, xinh tươi, cởi mở nên không khí rất ấm áp thân tình. Minh Hiền, Mai Hằng “đòi” được ăn cơm lam, ăn củ mài nướng, “đòi” được uống nước trong lòng cây nứa đốt cháy như những buổi chiến sĩ đi tuần tra… Đội trưởng Mạnh Cường chiều lòng thực hiện ngay. Minh Hiền đã đôi ba lần khen anh đội trưởng sáng dạ, có giọng hát ấm, có khuôn hình đẹp hợp với sân khấu lại rất chiều chuộng, nên không giấu nổi... cảm tình. Hiền chăm luyện cho anh hát bài có nhiều ca từ anh yêu thích: “...Vượt đèo cao ta bước tới chân mây, núi non này ta đã leo tháng ngày...”.

Đội trưởng Cường đề xuất với Minh Hiền, Mai Hằng viết mấy dòng kỷ niệm vào sổ tay các chiến sĩ trong đội. Hai diễn viên đồng ý ngay. Hiền cười, thưa lại: “Vì không nhiều thời gian, Minh Hiền xin các anh cho phép thế này, anh nào bao nhiêu tuổi, Hiền và Hằng xin được viết bấy nhiêu từ thật thắm thiết rồi cùng ký tên Minh Hiền - Mai Hằng liền với tên anh đó để chúng ta nhớ nhau nhiều”.

Thế là cả Đội tuần tra anh nào trong sổ tay cũng có một câu gần giống nhau 20, 22, 23 từ: “Minh Hiền - Mai Hằng nhớ anh nhiều. Không bao giờ quên người chiến sĩ dãi dầu sương gió nơi biên cương...”. Anh nào nhiều hoặc ít tuổi hơn thì chỉ thêm bớt vài từ, dưới ký tên hai diễn viên liền nét với tên người được ghi lưu niệm. Anh lính trẻ nào cũng vui, mừng rỡ như có “bảo vật”, bọc cuốn sổ vào bao ni lông cất trong đáy ba lô. Đội trưởng Mạnh Cường được đồn giao trách nhiệm đưa Minh Hiền, Mai Hằng đi xem suối nước đầu nguồn biên cương nơi mà ông bà thường gọi là “phân mao cỏ rẽ”. Nước từ mạch suối chia đôi chảy một nửa về phía mái núi bên nước bạn, nửa chảy về mái núi bên nước ta. Hiền nói: “Ôi, thế là nhà mẹ Hiền ở cửa sông, nơi cuối dòng chảy này đây”. Hiền nhí nhảnh cất tiếng hát: “Con ở đầu dòng sông, mẹ ở cuối dòng sông...”. Mai Hằng đế luôn: “Giá như em và anh ở đầu dòng sông thì ấm áp quá”...

...Mái núi bên bờ suối có cây dâu da đang mùa quả chín. Mạnh Cường đưa Minh Hiền, Mai Hằng đến đó. Loại dâu da đất rừng cây thấp, gốc to, từng chùm quả chín mọng hồng treo từ gốc lên cành, ken dày, nhiều lớp nhìn như tổ ong xây tầng mật ngọt. Minh Hiền, Mai Hằng chưa nhìn thấy bao giờ nên càng lạ lùng, thích thú. Hiền, Hằng lật từng chùm, chọn hái từng quả chín bóc lớp vỏ như hai cánh môi son, nếm. Hương vị quả dâu rừng vừa thơm mát vừa ngòn ngọt lại vừa dịu chua. Ôi, ngon chưa từng thấy.

Hiền và Hạnh vừa hái từng quả bóc ăn vừa chọn những chùm chín đẹp hái bỏ đầy các túi ni lông mang về cho đoàn. Bỗng Mai Hằng kêu rú lên: “Ôi, máu! Hiền ơi, máu thấm ướt ống quần Hằng rồi”. Hiền cuống cuồng, nhìn xuống, mặt tái mét, chân Hiền nhảy thon thót như đang đứng trên tổ kiến lửa. Miệng mếu máo, hai tay Hiền ôm chặt lấy Mai Hằng: “Cứu tao! Cứu tao với Hằng ơi...”. Hiền líu lưỡi, nhìn sang phía Cường: “Cứu Hiền, cứu Hiền với anh Cường ơi?”. Cường giữ chặt lấy tay Hiền. Anh chả lạ lẫm gì chuyện vặt này nữa. Hiền đang bị vắt cắn, hút máu. Ở đây có loài sên đất và vắt xanh. Sên đất chỉ bò trên thảm bì rừng và ẩn náu trong lớp lá mục ẩm ướt. Còn vắt xanh thì độc lắm, nó bật tanh tách chuyền trên cành lá. Nó bò êm nhẹ luồn vào cổ áo, vào lưng quần tìm đúng chỗ da non, mạch máu phập phồng mới cắn hút máu. Khi đã no, say máu thì máu trào ra thấm ướt áo quần như thế.

Hiền bị vắt cắn hút máu ở nếp gấp dưới lưng quần trong. “Không sao, Không sao. Bình tĩnh, gỡ vắt ra thôi”, Cường nói. Hiền vẫn bám chặt vào vai cổ Cường: “Cứu Hiền với! Cứu Hiền với, anh!”. Cường xắn cao tay áo lên. Nhưng ống quần quân phục Hiền mặc chật quá, không thể nào luồn tay vào sâu được. Mai Hằng nói: “Cởi khuy quần ra vậy”. “Không. Không” - Hiền giữ chặt lấy. “Thôi phải thế này nhá - Hằng nhìn Cường - Anh nhắm mắt lại vậy. Nó khó tính quá mà Hằng cũng sợ lắm”. Hiền giãy nảy lên: “Không được!”. Hai chân Hiền nhảy thon thót. Đám cây cỏ bị xéo nát. “Thôi có cách rồi, chiều nó vậy - Hằng rút khăn mặt trong túi ra - Hằng bịt kín mắt anh lại, rồi cầm tay anh dí vào chỗ có con vắt cắn, được không?”. Hiền không nói gì, Hằng thực hiện ngay cách làm “tối ưu” ấy. Theo thói quen của lính biên phòng, “nhả nước bọt vào tay, giựt vắt ra ngay tức khắc”. Cường cầm con vắt no máu to bằng ngón tay cái vứt mạnh xuống tảng đá, tóe máu.

Cường xé ngay mẩu giấy lót chỏm mũ vải nhấm nước bọt dán vào chỗ vắt cắn để cầm máu. “Được rồi. Nhẹ nhàng thế thôi mà”, anh nói. Nét mặt Minh Hiền tươi tắn trở lại, hai bờ môi lại hồng lên. Cô cười bẽn lẽn, ngượng ngùng: “Hiền cảm ơn anh nhiều lắm...”.

Đứng bên dòng suối nước trong xanh chảy từ các kẽ đá ra tạo âm thanh nỉ non như tiếng nhạc, Minh Hiền, Mai Hằng nhìn nhau thầm thì rồi quay lại hỏi Cường: “Ở đây có người qua lại không anh?”. Hiểu ý, Cường nói: “Vùng này gần đồn, nhưng anh em ít ra. Tôi đi xuống sau gốc cây lim có bụi rậm ấy, chờ”. “Hiền nó lấm láp bùn đất, bẩn quá. Anh Cường trông hộ nhé”.

Anh đội trưởng ôm súng ngồi sau gốc cây lim có bụi rậm che khuất. Để Minh Hiền, Mai Hằng không có cảm giác vắng vẻ, thỉnh thoảng anh lại hát to lên bài hát Hiền dạy hôm qua “Vượt đèo cao ta bước tới chân mây, núi non này ta đã leo tháng ngày...”. Bỗng Hiền lại kêu thất thanh: “Anh ơi! Anh ơi giúp Hiền với, nhanh lên!”. Cường vội chạy xuống. Thì ra, tắm rửa xong Hiền ngồi trên tảng đá bên suối lau chân, đi giày, bị tuột tay một chiếc trôi theo dòng nước. Cường chạy nhanh xuống đón dưới dòng chảy. Anh nhoài người bơi ra vớt chiếc giày. Khi trở về đồn, nhìn thấy áo quần, giày tất anh đội trưởng ướt sũng, cả đội tuần tra xúm lại hỏi. Anh đã kể lại “sự kiện” bắt vắt, vớt giày... Tất cả cười: “Hơn cả chuyện hoàng tử nhặt giày cho cô Tấm rồi đấy”.

... Mấy năm sau Mạnh Cường được Đồn biên phòng cho thi tuyển vào học trường Báo chí, rồi anh được về làm phóng viên ở tòa báo. Khi đọc những bài, những chuyện viết về chiến sĩ Biên phòng, Minh Hiền, Mai Hằng đã mấy lần đến tòa báo thăm anh. Tình thân ngày nào nơi sương gió biên cương giữa họ vẫn nồng ấm. Minh Hiền hỏi nhỏ Cường: “Anh còn để lòng những kỷ niệm ngày chúng ta đi thăm suối đầu nguồn, đi ăn quả dâu da rừng không? Đến bây giờ Hiền vẫn nhớ hương vị nó sao mà ngọt thơm thế!”.

- Có chứ. Nhớ nhiều lắm - Cường nhìn sang Hiền, cô diễn viên xinh tươi, đôi má sương sương lớp phấn hồng trông đẹp hơn ngày anh gặp ở biên cương - Tôi nhớ cả kỷ niệm Hiền bị vắt cắn nữa đấy.

- Ứ… Anh quên đi những kỷ niệm xấu về Hiền.

- Bây giờ Minh Hiền còn sợ vắt nữa không?

- Sau đó Hiền có đi biểu diễn ở các đồn biên phòng Tây Bắc. Nhưng Hiền vẫn sợ vắt xanh lắm. Nhìn thấy nó bò, tay chân Hiền đã bủn rủn, người nổi gai ốc lên rồi. Lúc đó, sao Hiền lại nhớ đến anh Cường nhiều thế. À, sau lần ấy Hiền mới biết rằng vắt cắn đã để lại trên người vết sẹo hình ba ngạnh như hoa khế ấy. Rất buồn cười anh Cường nhỉ?

- Vết sẹo nay đã lành chưa?

- Sẹo thì lành lâu rồi. Nhưng vết sẹo trong kỷ niệm ở Đồn biên phòng thì vẫn hằn sâu mãi đấy.

- Anh Cường ơi - Mai Hằng nói chen vào - Hằng nói với anh điều “vô cùng bí mật” này nhé, Minh Hiền đang muốn viết thêm những dòng kỷ niệm vào sổ tay cho anh đấy... Anh hỏi viết thêm những gì à. Hiền muốn viết rằng chùm dâu da rừng anh hái trao cho ngày ấy hương vị vẫn ngọt lành, nhớ mãi... Hằng tán thành Minh Hiền viết cho anh câu ấy đấy!
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:44:24 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #3 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:23:11 pm »

3/Thông điệp “cấp cấp” của bầy rái cá

Không biết từ đời nào, đầu suối ngàn nơi “phân mao rẽ cỏ” này có bầy rái cá sinh sống. Chúng trú ngụ bình yên trong những hang hốc bên suối, dưới vòm cây um tùm che kín. Ban ngày chúng tung tăng đùa giỡn thả sức bắt mồi, “tình tự” trên suối nước trong lành. Bỗng vài hôm nay bầy rái cá nháo nhác kêu “cấp cấp, cấp cấp” hoảng sợ, bỏ nơi trú ngụ bơi tản ra các ngả suối.

Hiện tượng kỳ lạ ấy được các chiến sĩ trinh sát biên phòng và người dân xóm Kim giáp biên chú ý. Đồn trưởng Tiến Tương mời cụ Huấn, người cao tuổi nhất xóm, từ đời ông, đời cha đã làm nghề săn bắt thú rừng lên. Theo cụ Huấn, rái cá sống từng bầy, gắn bó với nhau từng cặp đôi lâu đời ở dòng suối Ngàn này. Nó như một “xóm thú” ở bên xóm Kim vắng vẻ này đấy. Thân hình nó dài hơn con chồn, chân có màng để bơi lội. Cá là thức ăn hàng đầu của nó. “Nó sống thân thiện với nhau, không làm hại mùa màng, không xung khắc với các loài thú khác – cụ Huấn cười hóm hỉnh – Lão chỉ thấy nó tranh nhau “bạn tình” là quyết liệt thôi. Dân xóm Kim chưa bao giờ thấy rái cá “chạy loạn” bỏ vực suối, bờ cây như mấy hôm nay. Nó vừa bơi vừa hoảng hốt kêu “cấp cấp”, lão nghĩ nó gọi con người cứu nó đấy…”.

Nghe cụ Huấn nói, Đồn trưởng Tiến Tương nhớ có lần anh được xem một tài liệu nói về động vật hoang dã. Anh biết thêm những điều thú vị về loài thú này. Nó là loài động vật có vú, chuyên ăn thịt. Nó là động vật mà biết… “xấu hổ”. Khi đánh nhau thua, mất chỗ ở, mất “bạn tình”, rái cá đội mảng rêu, ngọn lá lên đầu che mặt, bơi đi. Hiện nay, rái cá đang có biến động bất thường về sinh sản, về nòi giống. Bởi chất độc trong các dòng suối làm cho “của quý” của nó nhỏ dần, teo tóp đi…

- Thưa cụ – đồn trưởng hỏi cụ Huấn với giọng nể trọng của lớp cháu con – Bầy rái cá ở suối Ngàn có biến động lạ thường như vậy là vì sao ạ?

- Lão chưa thấy như thế bao giờ. Theo lão, có thể có con thú dữ, hoặc con trăn đã theo dòng nước về chiếm chỗ ở của nó, hoặc có người quấy phá.

- Trăn... – đồn trưởng nhìn về phía dòng suối, vẻ ngỡ ngàng – Theo cụ suối Ngàn có trăn không ạ?

- Đoạn này không có. Nhưng vùng rừng đầu nguồn giáp biên thì có đấy. Ở đó có trăn mốc, trăn hoa, trăn đất, trăn đen, lão đã nhìn thấy rồi. Có con dài đến hai ba sải tay. Nó không có nọc độc, nhưng nó quấn xiết con mồi, có lúc là con hoẵng, con nai… mềm nhừ ra rồi nuốt. Trăn có thể tiêu hóa toàn bộ con mồi nó bắt được kể cả xương, lông. Nó có bộ phận hút canxi trong xương con mồi để có nhiều chất dinh dưỡng. Nên nó nhịn được hàng tháng đấy. Trăn cũng ăn chuột, ăn cá, bắt gà, vịt, chim xuống bờ suối. Nó ở trong hang đá, hốc đất, ẩn nấp dưới thảm rừng ẩm ướt, cây cối um tùm…

… Sau buổi tham vấn ý kiến của cụ Huấn và với những tình huống đột biến vừa xảy ra, đồn trưởng nhận định có hai khả năng: Một, có con trăn theo dòng suối đến ở trong hang đá dưới vòm cây lá che khuất. Hai, rất có thể có bọn biệt kích tránh để lại dấu vết ở thảm rừng đã lội theo dòng suối về đang ẩn nấp ở đó, chờ thời cơ xâm nhập vào nội địa. Đồn trưởng biên phòng nghiêng về khả năng thứ hai. Anh nói với các chiến sĩ trinh sát: “Mấy trận đánh trong năm qua, ta đã tóm gọn biệt kích dù chúng dùng thủ đoạn đi giày dưới đế có gắn lốt chân hổ, chân gấu, hoặc đi giày đế ngược. Chúng đi vào nhưng dấu vết để lại trên đất rừng là đi ra… Lần này có thể chúng đã lội theo suối để không có dấu vết. Bởi phía dưới dòng chảy suối Ngàn là khu lâm trường lớn. Mục tiêu đó chúng đã rình rập lâu nay...”.

Đội trinh sát thống nhất với nhận định của đồn trưởng. Các phương án chiến đấu được triển khai ngay.

- Phương án một, phải xác minh hang đá, bờ cây bên suối có trăn trú ngụ không.

- Phương án hai, “nước có lặng cá mới sủi tăm, rừng có yên thú mới lộ mặt”. Bao vây chốt chặn các ngả rừng, phong tỏa chặt suối Ngàn, 24/24 giờ trong ngày.

Đội trinh sát lập tức thả 6 con vịt từ trên dòng nước để nó bơi về đoạn suối cửa hang đá… Hai lần thử, bầy vịt vẫn nhởn nhơ vỗ cánh bơi lội trên suối Ngàn…

Thế là rõ. Cánh rừng biên cương vẫn vắng lặng, trầm tư. Dòng suối Ngàn vẫn rì rào chảy. Vòng vây của các chiến sĩ biên phòng khép chặt. Vòng ngoài dân quân, tự vệ lâm trường đã lên tiếp sức. Một buổi chiều muộn mưa bay, sương mờ núi, mây trắng về thung lũng, hai tên biệt kích từ hang đá trong vòm cây rậm chui ra. Chúng men theo bờ suối đi về phía lâm trường. Đoạn vực sâu, chúng ngồi xuống tra chân vịt vào để bơi qua. Chúng đã nằm gọn trong trận địa phục kích. Các chiến sĩ biên phòng đang chờ chúng…

Những ngày sau, bầy rái cá lại gọi nhau về. Suối Ngàn xanh biêng biếc, in bóng núi biên cương hùng vĩ, từng đôi rái cá tung tăng bơi lội trong cuộc sống thanh bình. Anh chiến sĩ đội tuần tra nhìn chúng đã có câu thơ vui:

Mong con rái cá suối Ngàn

Yên lành “của quý” thêm đàn cháu con

Tao canh đỉnh núi chon von

Mày canh suối biếc giữ non nước này

Chiến công bắt giặc hôm nay

Giữ miền biên ải có mày, có tao…
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:45:09 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #4 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:23:59 pm »

4/Thỏ trắng say tình dưới trăng khuya

Trăng trung tuần, rừng biên cương nhuộm màu vàng huyền ảo. Cuối tiết thu các lối mòn khô ráo. Lợi dụng những đêm đẹp trời như thế lũ “ma rừng” cõng ma túy vượt biên vào đất Việt. Chúng đi từng tốp 5-6 tên, lưng mang ba lô, tay cầm súng AK.

Đội đặc nhiệm biên phòng đón chúng ở bìa rừng. Khuya vắng. Chỉ có tiếng gió xạc xào. Và, biết cơ man nào là tiếng giun dế, côn trùng, nỉ non khắp cả bốn phương tám hướng. Đội trưởng Thanh Mai chỉ định chiến sĩ trinh sát trẻ giữ vị trí đầu đội hình chiến đấu, chốt lối mòn. Phía trước chiến sĩ trinh sát chừng ba tầm đá ném là đám cỏ nhuộm vàng ánh trăng. Bỗng chiến sĩ trinh sát phát hiện tiếng động. Tiếng “sàn sạt, sàn sạt”. Anh trinh sát trẻ ngồi im, nghe ngóng. Tiếng động càng rõ dần giống như nhịp chân người bước trên lớp lá, thảm rừng. Anh báo cáo với Đội trưởng phát tín hiệu “sẵn sàng chiến đấu”. Đội trưởng Thanh Mai im lặng. Anh cũng đã nghe được tiếng động “sàn sạt, sàn sạt” ấy rồi. Sự từng trải của người chỉ huy đã qua nhiều trận phục kích đối mặt với lũ “ma rừng”, nên anh hiểu rõ từng tiếng động giữa rừng khuya. Anh đập nhẹ tay xuống đất rừng ra hiệu: “bình tĩnh, bình tĩnh”. Dưới trăng rừng, trong vòm cây lá, Đội trưởng Thanh Mai vẫn ngồi im như khối đá núi. Anh đã biết tiếng động này rồi…

… Anh đã được các cụ già ở vùng sơn cước và các anh ở Trạm lâm nghiệp nói chuyện về loài thỏ đuôi bông ở khu rừng này. Nó được xếp vào danh mục loài thú quý hiếm. Con người biết tới nó từ trước công nguyên và cũng đã thuần hóa được nó. Vùng rừng nào cây cỏ tốt tươi như vùng này là nhờ có nước tiểu và phân của nó… bón. Bởi trong phân nó có nhiều chất nitơ. Nó là loài động vật có vú, gặm nhấm, sống hoang dã ở bìa rừng và phát triển rất nhanh. Thời kỳ mang thai của nó ngắn lắm, chỉ 31 ngày. Điều kỳ lạ nữa là thỏ đuôi bông mẹ sinh ra lũ con thì chúng mở mắt ngay và có bộ lông đầy đủ. Thỏ đuôi bông đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Nó rất hung dữ và hiếu chiến. Tranh “bạn tình” thì cắn nhau suốt cả ngày, đến lúc “tình địch” chết mới thôi. Còn chuyện say tình thì chưa con vật nào sánh bằng nó.

Những đêm mùa thu trăng sáng trời đẹp như thế này, thỏ đuôi bông chọn đám cỏ xanh gọi bạn tình ra đó… tình tự. Nó chỉ biết dùng hai chân sau phẩy, cào mặt đất, dùng đuôi đập xuống thảm cỏ để chuyển đạt thông tin, biểu lộ thái độ trao đổi tình cảm với nhau. Ông bà ta từ xa xưa đã nói rồi: “Mồm ếch, tai thỏ là thế” (ếch chỉ biết kêu, không biết nghe; thỏ thì biết nghe, mồm không kêu được). Khi con thỏ đực đạt đến đỉnh cao tình cảm thì nó có động tác đập đuôi mạnh gây ra tiếng động như thế. Hoặc khi nó liên tục phẩy hai chân sau nghe như nhịp chân người đi trên thảm rừng là nhằm khẳng định với bạn tình rằng vùng lãnh thổ này là của nó, chỉ có nó thôi…

Đội trưởng Thanh Mai biết chắc tiếng động này không phải lũ “ma rừng cõng ma túy” gây ra, mà là tiếng động của đôi thỏ đuôi bông báo “tín hiệu” rằng đang lúc bình yên.

Đội trưởng đi đến cầm tay chiến sĩ trinh sát. Hai người di chuyển nhẹ nhàng đến gần bãi cỏ trải vàng ánh trăng khuya.

Trước mặt các anh, đôi thỏ đuôi bông đang say tình đùa giỡn nhau, vờn nhau.

Anh đội trưởng và người chiến sĩ đứng im, các anh không nỡ gây ra tiếng động làm dở cuộc tình của đôi thỏ trắng. Khi đã rời xa đám cỏ, anh đội trưởng ghé tai người chiến sĩ trinh sát dặn nhỏ: “Nhớ nhé, khi tuần tra, phục kích trong rừng mà nghe tiếng động như đêm nay là con thỏ đưa đến cho chúng ta tín hiệu vui: rừng đang bình yên đấy nhé…”.

Hôm sau trong cuốn nhật ký chiến công của Đồn biên phòng anh đội trưởng ghi những vần thơ vui:

Rừng khuya đôi thỏ trắng

Say tình dưới ánh trăng

Xạc xào nền núi vắng

Rung rinh màn sương giăng

Tôi nắng mưa dầu dãi

Giữ suối thẳm rừng sâu

Mong muôn loài cầm thú

Sống hiền hòa - yêu nhau
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:45:32 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #5 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:24:49 pm »

5/Con sóc “phất cờ” chỉ điểm

Con sóc đuôi cờ lông màu hạt dẻ chuyền cành trước. Cái đuôi nó bông lên như “phất cờ” theo từng bước nhún nhảy, vẫy gọi. Ba bốn con chuyền cành theo. Con trước cắp cái túi giấy bóng. Các con sau cắp những mảnh giấy rách, con sau cùng cắp cái gì nhìn xa như mẩu đầu lọc điếu thuốc lá…

Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra ở một khu rừng đệm giáp biên. Đội trưởng Công Tạo chỉ huy đội tuần tra nép mình bên gốc cây quan sát các hoạt động của bầy sóc cờ. Anh thấy nó chỉ chuyền cành di chuyển đến một hướng để cắp nhặt các vật lạ đó. Nhiều năm sống với rừng biên cương, anh đã được bà con người các dân tộc anh em nói cho biết về loại sóc cờ này. Nó là loài gặm nhấm, chỉ hoạt động được ban ngày, đêm không nhìn thấy gì. Sóc cờ, sóc đất, sóc bay… đều tránh rét, ngủ suốt mùa đông trong tổ chúng lót ở các hốc cây, hang đá. Vào những tháng cuối mùa thu thì sóc thay “bộ áo ấm” lông dày hơn, mượt mà hơn. Và, chúng rủ nhau đi tìm “vật liệu” làm tổ chống lạnh. Tổ chúng thường làm bằng lá khô, gỗ mục, xơ cây… Nhưng sao giờ đây chúng lại tìm ra những thứ lạ lùng này. Những thứ ấy ở đâu ra giữa rừng hoang này. đội trưởng Công Trợ cùng các chiến sĩ có lần được nghe cán bộ bảo vệ động vật hoang dã nói về các loài thú ở vùng rừng này. Nghe xong, anh đội trưởng suy ra rằng “lính biên phòng sống ở rừng nào phải biết giống cây, loài thú ở rừng đó. Có lúc mình cần nó “hợp tác” với mình đấy”. Nên anh đã tìm hiểu sâu về con sóc. Nó là loài động vật quý hiếm, còn ít và có nguy cơ tuyệt chủng. Rồi, thật là thú vị, khi anh biết sóc là “chúa” mưu mẹo ngụy trang. Sóc vốn là món “khoái khẩu” của rắn. Anh được nghe chuyện kể rằng con rắn cạp nong nhìn thấy con sóc đang rình mồi. Rắn cũng đang đói, bò đến. Con sóc vội vàng cắp cái xác con rắn mới lột quấn kín mình. Sóc ngồi chồm chỗm nhai cái xác rắn bôi vào lông. Con rắn bò đến, nằm im nhìn, thập thò cái lưỡi chẻ đôi nhánh, hít ngửi (rắn không có thính giác, vị giác, ngửi bằng lưỡi), rồi bò đi. Sóc khôn ngoan thoát chết. Loài sóc có môn võ “cực độc” đối với loài nhím. Gặp nhím, sóc leo lên cành cây nơi gần nhím nhất rồi nín thở căng bụng, phun ra từ hậu môn một thứ hơi “đặc biệt thối”. Nhím hít vào lập tức lăn đùng ngã ngửa quằn quại hôn mê. Thế là sóc gọi bầy đến moi ruột nhím. Nên nhím có thù truyền kiếp với sóc. Rừng có sóc thì họ hàng nhà nhím lánh xa.

Sóc còn lưu giữ cái “di truyền cực kỳ” của nòi giống nó. Đó là sự “sung mãn tình dục”. Con sóc cái có đặc quyền nhất – trong loài sóc – ở khu rừng nó trú ngụ. Vì nó có nhiều “bạn tình”. Và, nó có thể thỏa mãn không hạn chế với tất cả, 15 đến 20 con đực một ngày. Thời điểm sóc cái “động tình”, nó tỏa ra mùi thơm giống mùi lá cây cơm nếp mọc bìa rừng để quyến rũ bạn tình đến. Một ông lang người dân tộc nói rằng, loài sóc sung mãn “điều ấy” là bởi nó chuyên tìm “huyết lình” (của con khỉ cái đến tháng) để ăn. Ông cũng tìm thứ ấy về làm thuốc. Ông lang còn nói rằng sóc ăn quả cây rừng, ăn bắp… Nhưng nó rất thích thú gặm nhấm cây thuốc lá…

… Với những hiện tượng đó, Đội trưởng Công Trợ, các chiến sĩ đội tuần tra khẳng định rằng: biệt kích đã xâm nhập biên giới ta. Chúng đang ẩn nấp ở đâu đó. Những con sóc cờ này biết nơi chúng ở, nó đang tha bao gói thức ăn, đầu lọc thuốc lá, giấy gói thuốc lá về tổ.

Thông tin ấy được báo ngay về đồn biên phòng. Các phương án tác chiến lập tức được triển khai. Đội tuần tra bám sát, dõi theo bầy sóc chuyền cành đến tận nơi chúng nhặt các hiện vật nghi vấn đó. Con sóc cái nhảy nhót tung tăng “phất cờ” dẫn đầu. Đám “bạn tình” của nó di chuyển trên cành cây theo nó về phía đầu mạch suối. Đội tuần tra ập đến. Các anh phát hiện ra hố chôn giấy gói lương khô, giấy bọc thức ăn, bao thuốc lá… lấp kỹ dưới lớp đất ẩm, lá mục thảm rừng, nhưng bầy sóc đã bới tung tóe. Cách đó không xa, dưới gốc cây lim bên một tảng đá lớn còn có một hố chôn nữa. Trong hố này có ba bộ quần áo chúng vừa thay ra và có cả súng, lựu đạn, thuốc chữa bệnh… Tất cả được bọc trong một túi giấy dầu chống ẩm. Đội trưởng Công Trợ chỉ vào túi áo quần: “Toán biệt kích có ba tên”.

Chú chó “Dũng Cảm” trong đội chó chiến đấu được điều đến phối hợp. Chú “Dũng Cảm” bắt mùi từ các hiện vật rồi truy tìm theo dấu vết. Ngay sáng hôm sau, ba tên biệt kích bị tóm gọn. Chúng mặc quần áo công nhân giống ba cán bộ lâm trường đi khảo sát rừng. Chúng cầm bản đồ đi xuyên rừng mò đến cây cầu trên đường giao thông huyết mạch xuyên biên giới. Cả ba tên biệt kích đều mang theo mìn, thuốc nổ.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:45:49 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #6 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:27:08 pm »

6/Yêu rừng, yêu tiếng tắc kè

“Tắc kè, tắc kè”. Tiếng kêu giữa rừng vắng nghe nỉ non tha thiết, như gọi nhau, tìm nhau. Mỗi lần nghe tiếng kêu ấy, các chiến sĩ biên phòng lại nhìn nhau cười vui và nhại “bắt về, bắt về”. Vì đã có đôi lần Đội tuần tra lần theo hướng có tiếng tắc kè kêu mà phát hiện ra nơi tội phạm hút hít, cất giấu ma túy. Đó là chuyến tuần tra mới đây, khi đến gần một hang đá giáp biên thì các anh nghe tiếng tắc kè kêu nhiều. Rồi 2, 3 con cùng chạy vào hang đá. Thấy hiện tượng lạ thường, các anh sục vào hang. Thì ra hang đá nhỏ, ẩm ướt này có dấu vết người ẩn trú. Lớp lá cây “lót ổ” nằm còn nguyên nhưng đã héo khô. Dưới lớp lá ấy có thạch sùng, gián, các loại côn trùng nhỏ trú ngụ. Và, đặc biệt nhiều dấu vết hút, hít vẫn còn… Ở vài hốc đá vách hang, những chú tắc kè thè dài lưỡi liếm màng da trong suốt che mắt nhìn ra (tắc kè không có mi mắt, chỉ có màng da che mắt).

Đội trưởng Trần Văn đứng im quan sát hang đá. Anh nhớ trong một cuốn truyện viết về người lính biên phòng, đã nói tới… Ở một bản Hà Nhì trên chót vót biên cương ngày nào còn có nhiều người nghiện hút thuốc phiện. Quanh nhà những người đó, con gà ngửi hơi thuốc cũng say lừ đừ. Nó luôn mồm kêu “túc tục, túc tục” như giục giã người nghiện “hút đi, hút đi” để nó được ngửi mùi thuốc. Và, những con tắc kè, thạch sùng từ rừng rủ nhau về “làm khách” cũng nghiện luôn. Chúng cứ quanh quẩn trên mái nhà, nép trong các xó vách chờ người nghiện hút… Thế thì những con tắc kè, thạch sùng ở đây chắc là đã quen hơi ma túy. Đội tuần tra sục tìm các hốc đá, ngách đá trong hang. Các anh đã thu được những bánh hêrôin còn rõ nhãn hiệu “Sư tử vàng” bọn tội phạm chuyển từ Tam Giác Vàng xuyên biên giới về giấu ở đây. Điều phát hiện mới nữa, lần đầu các anh nhìn thấy tắc kè cắn rách vỏ bao gói để “nhấm nháp”... hêrôin.

… Từ chuyện “thần kỳ” đó, Đội trưởng Trần Văn và các chiến sĩ biên phòng tìm hiểu về con vật hoang dã được xếp vào loại động vật quý hiếm này. Nó là sản vật ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên dành cho vùng đất núi. Nó là môn thuốc cực quý bổ dưỡng cho những người muốn được cứng cáp gân cốt, tráng khí cường dương, sung mãn tình dục... Tắc kè sống từng đôi quấn quýt với nhau trên các vách đá, các kẽ nhỏ của núi đá vôi, các hang hốc của cây to. Tắc kè được coi là “cao thủ” bậc nhất về ngụy trang trong những con vật ở rừng.

Tắc kè hoa có thể thay đổi các gam màu hồng, đỏ, cam, vàng, xanh, đen, nâu trong nháy mắt để săn mồi, tránh kẻ thù và để… tìm bạn tình. Lúc gặp nguy cấp, tắc kè có khả năng biến thành cành khô, mảnh đá vỡ hoặc giả vờ chết để đánh lừa kẻ thù. Trên thế giới có 75 loại tắc kè. Đông Nam Á có 30 loại, Việt Nam ta có 12 loại. Tắc kè có chiếc lưỡi dài gần bằng cơ thể nó (75-80mm)... Đó là vũ khí lợi hại nhất của nó để phóng ra bắt gọn các loại côn trùng như gián, bướm, châu chấu, dế…

Biết rõ về con vật quý hiếm sống trong vùng rừng mình bảo vệ, người lính biên phòng càng thêm yêu tiếng “tắc kè, tắc kè”.

Và, mới đây thôi, con vật quý hiếm ấy đã trợ giúp các anh lập thêm chiến công. Đó là hôm Đồn biên phòng kiểm tra nơi cư trú của tên tội phạm chuyển ma túy từ bên kia biên giới về. Hắn ngồi bình thản trên sàn nứa giữa nhà tay cầm cái điếu ục (điếu hút thuốc lào dài hơn hai lóng tre của người Thái). Bên cạnh điếu có một xô nước. Hắn liên tục nạp thuốc vào nõ và châm lửa hút. Tiếng nước trong ống điếu sòng sọc, sòng sọc, chảy tràn ra sàn nứa, chảy xuống ngấm vào đất rừng. Tên tội phạm vẫn luôn tay cầm ca múc nước đổ vào ống điếu, mắt nhìn mọi người có vẻ thách thức. Trên mái nhà, những con tắc kè rúc rích và gióng lên tiếng “tắc kè, tắc kè”. Rồi nó bò xuống vũng nước. Ở đó thạch sùng, gián và các loại côn trùng khác cũng đã bò đến. Con tắc kè thè dài lưỡi bắt mồi thỏa thích.

Đội trưởng Trần Văn bước tới trước mặt tên tội phạm, anh nhìn cái ống điếu hắn đang cầm hút. Anh bảo hắn chẻ đôi cái ống điếu trước sự chứng kiến của mọi người. Thì ra trong ống điếu nước đã duềnh lên tắc nghẽn bởi một thứ bột trắng sền sệt. Tên tội phạm đã dùng thủ đoạn nhồi vào ống điếu nhiều cục hêrôin rồi đổ nước đầy mong nó tan chảy xuống ngấm vào đất rừng để không còn tang vật: Đúng lúc ấy con tắc kè đang săn mồi ở dưới sàn nứa nơi vũng nước đọng đục lờ lờ, gióng lên tiếng kêu “bắt về, bắt về”…

Đội trưởng Trần Văn viết vào sổ tay câu thơ vui kỷ niệm về con vật quý hiếm đã giúp mình giữ bình yên vùng biên cương:

Yêu rừng yêu tiếng tắc kè

Đường tuần mỗi bước vui nghe… tiếng chào

Tắc kè ơi, ở nơi nào

Có ma túy – nhớ gọi tao – “bắt về”
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:46:02 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #7 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:28:04 pm »

7/Chuyện xảy ra bên “lâu đài” mối

Lại có “ma rừng” cõng ma túy vượt biên vào đất Việt. Lần này “ma rừng” ranh mãnh hơn, chúng không hiện hình vào ban đêm nữa mà lộ mặt ngay buổi xế chiều để dễ tiếp cận với các đối tượng đi làm nương. Đội đặc nhiệm biên phòng biết rõ mưu đen ấy đã ra quân “tiếp đón” “ma rừng”. Chúng có năm tên, lưng mang ba lô chất đầy ma túy và đều có vũ khí nóng. Đội trưởng Hồng Sơn chỉ huy đội đặc nhiệm bố trí trận địa phục kích ở mái núi, chặn đường mòn từ biên giới đi vào. Đội trưởng kiểm tra địa hình. Anh bố trí vị trí chiến đấu cho các chiến sĩ. Khi các tổ chặn đầu, khóa đuôi, xung lực, truy đuổi đã vào thế, anh đi về vị trí của mình. Đó là sau một tổ mối sừng sững cao hơn 1 mét, dày gần 2 mét. Sơn trông rõ các tầng cao có ngấn nối nhau chồng lên hệt như một tòa “lâu đài cổ kính” màu nâu. Mái che trên là lớp vật liệu đất dày màu rêu nhạt. Đứng sau tổ mối, Đội trưởng Sơn quan sát được dốc núi và đường mòn thấp thoáng ẩn hiện trong cây rừng. “Lâu đài” mối là vật che khuất và che đỡ tốt, rất thuận lợi cho vị trí chỉ huy của anh. Anh lấy ngón tay gõ nhẹ vào vỏ “lâu đài”. Nó cứng như đá, nhưng lại không phải đá. Nó là công sự nổi rất lợi hại. Đạn tác động vào không phá vỡ mảnh nhỏ văng ra gây sát thương. Ngày học ở trường Biên phòng, Sơn đã được biết về con mối cấu trúc tổ của nó như thế này rồi. Nó là bậc thầy kiến trúc xây dựng đấy. Cái xã hội lâu đời nhất trên quả đất này là xã hội loài mối. Nó đã có hơn 2 triệu năm trước khi có loài người biết làm nhà. Một “hoàng hậu mối” đẻ 4.300 quả trứng mỗi ngày. Nên chỉ trong vài năm mỗi tổ mối có ít nhất cũng tới 3 triệu con. Tuổi thọ của nó từ 25 đến 30 năm. Mối có hơn 2.000 chủng loại anh em ở các nước vùng nhiệt đới. Mối là  “kiến trúc sư đại tài”, “lâu đài” của nó cao đến 5-6 mét. Mùa đông mối rước “hoàng hậu mối” lên ở tầng cao. Mùa nóng chúng xuống ở các tầng sâu trong lòng đất để được mát mẻ. Để có nước sinh sống, mối đào giếng ngầm sâu đến các mạch trong lòng đất. Từ những năm 60 thế kỷ trước có nhà côn trùng học của nước Thụy Sĩ đã nghiên cứu về “kiến trúc cực kỳ tài giỏi” của loài mối. Ông đã tìm ra con mối xây dựng tổ có liên hệ trực tiếp với thói quen ăn uống hàng ngày của nó. Thức ăn của mối là chất xơ từ gỗ. Mối đã “trồng cấy” vào đó một loại nấm đặc biệt từ nước bọt nó để biến đổi thực phẩm khó tiêu thành chất “bổ béo” dễ hấp thụ. Và, từ chất liệu đó trộn với đất cát, các mảnh vụn của cây nó nhào nhuyễn thêm với nước bọt tạo thành vật liệu xây dựng quánh, bền chắc không có một thứ vữa nào sánh bằng. Đặc biệt, tổ mối không ngấm nước. Lũ tràn qua, đê vỡ, núi lở tổ mối vẫn trơ trơ. Nắng hun, lửa đốt, tổ mối không hề nứt nẻ. Con mối làm tổ biết tạo ra một hệ thống lưu thông khí hậu rất thích hợp. Bức tường vỏ chúng xây chắc để chắn phía ngoài, chỉ có những luồng gió thổi chậm mới len lỏi được vào bên trong. Nhờ đó trong “lâu đài” mối khí trong lành mát mẻ luôn đến tận các ô, các ngách. Và, khí thải luôn được đưa ra ngoài. Vùng nóng ẩm sâu xuống lòng đất, để kiểm soát độ mát. Mùa đông, để giữ tổ được ấm áp, mối lót dưới đáy một lớp gỗ và cỏ được nhai nhuyễn trộn với nhau. Hỗn hợp này giống như một miếng siêu bọt biển. Nó có thể hút vào nhả ra đến trăm lít nước để thường xuyên cân bằng độ ẩm trong tổ. Mối xây “lâu đài” ở mọi nơi cũng giống như nơi Đội trưởng Hồng Sơn đang đứng đây. Cửa đều quay về hướng đông nam để được tận hưởng ánh nắng mặt trời và tránh gió mùa đông bắc hắt nước mưa, lùa gió rét vào.

… Bỗng có tiếng chim xanh kêu hốt hoảng ở phía chân núi. Rồi con chim vỗ cánh hãi hùng bay vút lên. “Ma rừng” đã xuất hiện. Đội trưởng phát tín hiệu chiến đấu. Toán “ma rừng” cõng ba lô nặng, tay cầm súng lọt vào trận địa phục kích. Từ sau “lâu đài” mối, tiếng thét của Đội trưởng Hồng Sơn vang rừng chiều: “Đứng im! Chống lại sẽ bị diệt!”. Tên toán trưởng đi đầu vãi gọn cả băng AK vào tổ mối. Đạn cắm phầm phập, phầm phập, nhiều viên trượt vỏ tóe lửa bay đi. Khác hẳn với tảng đá, đầu đạn không phá vỡ thành mảnh sắc nhọn.
Các chiến sĩ ở các tổ khóa đuôi, xung lực xông ra dùng những miếng võ biên phòng quật ngã, bắt gọn toán “ma rừng”. Lúc đưa chúng và những ba lô tội ác về phía sau, đội trưởng và các chiến sĩ đã được chứng kiến một hình ảnh đẹp lạ lùng. Bầy mối trong “lâu đài” lũ lượt bay lên – chắc là vì tiếng nổ, đạn găm vào đánh động – Chúng tung những đôi cánh màu nâu nhạt, màu vàng lụa, màu trắng mờ… bé nhỏ, lấp lánh trong nắng rừng buổi chiều thu. Các anh có cảm giác như đàn mối giữa đại ngàn cũng đang mừng vui, vẫy cánh chào chiến công của đội đặc nhiệm biên phòng.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:46:36 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:28:53 pm »

8/Giữa đất vùng biên có... tơ bạc lưới vàng

Đường tuần tra đã đến đoạn rẽ vào hẻm núi theo lối mòn là phía cột mốc. Đội trưởng chỉ định tôi đi lên trước trinh sát địa hình để quyết định phương án tuần tra. Tôi nhìn ngọn cỏ, nhìn thảm rừng tìm dấu vết lạ. Việc đầu tiên tôi chú ý một cách cẩn trọng là nhìn các màng nhện giăng ngang đường. Các chú nhện bé nhỏ nhưng nó có những điều thần kỳ trong cuộc sống hoang dã ít người biết đến. Nhiều lần nó đã “trợ giúp” Đội tuần tra chúng tôi sớm phát hiện ra manh mối kẻ gian xâm phạm biên giới.

Chúng tôi đã tìm hiểu về nó. Loài nhện đã có trên trái đất 53 triệu năm trước. Và, hiện nay họ hàng nhà nhện có khoảng 40.000 giống nhện khác nhau. Màng lưới nó giăng ra là cái “bẫy mồi” để nuôi sống nó, là nơi nó “ân ái” với “bạn tình”, là nơi nó sinh con đẻ cái duy trì nòi giống. Và, ít ai biết rằng cái màng lưới ấy là nơi kết thúc cuộc sống hàng trăm “bạn tình” của “đời cô… nhện”! Cứ cuối buổi chiều lúc sẩm tối và buổi sáng tinh mơ mỗi ngày, nhện nhả tơ đan lưới và “củng cố” lại màng lưới. Nó phải nhả ra từ 600 đến 1.000 mét tơ để đan được một màng lưới. Tơ nhện là một tổ hợp prôtêin rất mạnh. Trong bụng con nhện có tuyến quay tơ. Chất nhựa lỏng từ bụng nó theo một đường ống dẫn ra ngoài. Nó miệt mài dệt tơ đan thành màng lưới có nhiều ô, nhiều lớp, nhiều ngăn trong vòng 40 phút. Con nhện giữ một đường tơ chính và “trực chiến” 24/24 giờ ở góc lưới. Khi tín hiệu phát ra đối thủ đã dính bẫy thì nó “nhấn nút” phóng thêm tơ lỏng để trói chặt đối thủ. Nhện nhanh như chớp xông ra dùng một đôi chân như kìm kẹp chặt đầu đối thủ. Một đôi chân giữ, và bốn đôi chân như búa bổ mạnh để hạ sát đối thủ. Nhện chọn nơi giăng màng lưới là các khoảng trống trên các lối mòn ngang tầm côn trùng bay. Nhiều loài nhện có đến 8 mắt, 6 mắt hoặc 4 mắt. Nhưng nó chỉ nhìn được rất gần. Chỉ khi đối thủ rung lưới thì nó mới phát hiện được. Đặc biệt có loài nhện có thể thở bằng phổi. Và loài nhện có lông tơ (ở rừng nước ta) là thuộc loại động vật có vú. Nó có khả năng tiết sữa ở các bộ phận tạo tơ. Mỗi lứa nhện có một túi trứng to. Nếu được “mẹ tròn con vuông” thì số nhện con sẽ bằng dân số của nước nhiều… thứ hai thế giới.
Nhện có cuộc sống “vô hạn” nếu không có sự tác động của thiên nhiên đối với nó. Ở Trung Quốc đã tìm thấy những con “thánh nhện” 2.800 tuổi. Nhện chịu đựng được áp suất khí quyển cao khó tin. Chúng sinh sống được trong các môi trường chân không. Sống được dưới biển, sống được trong lòng đất sâu. Nhện cũng có thể sống nơi nhiệt độ cao đến 3000C, và dưới mặt băng lạnh. Năm 2001, các nhà khoa học đã thử nghiệm và biết được cuộc sống lạ kỳ của con nhện. Họ đã mang lên vũ trụ một hộp chứa 300 con nhện bằng tàu con thoi Atlantis. Và, đã thấy rằng trong điều kiện không trọng lực, nhện vẫn nhả tơ dạng hình ống ba chiều, phức tạp chứ không phải màng nhện phẳng như ở mặt đất…

Có một điều lạ kỳ trong loài động vật đó là lúc các “chú nhện” tìm đến “ân ái” với “bạn tình” là giây phút sống cuối cùng của nó. Vì khi “đỉnh điểm” nhất “cô nhện” sẽ dùng đôi chân kìm chặt để cắn đứt đầu “bạn tình” ăn thịt luôn…

… Lần này được cử đi trinh sát lối mòn, tôi đặc biệt chú ý đến những màng nhện giăng ngang đường. Nó còn nguyên vẹn. Cô “nhện vàng” vẫn thu càng ngồi “trực chiến” ở góc màng lưới. Dưới thảm rừng, những “bạn tình” của nó bị cụt đầu và xác những con bướm, ruồi vàng, châu chấu… ăn thừa, rơi xuống chết khô – Đường an toàn. Khác hẳn với chuyến tuần tra tháng trước, ngay đầu lối mòn đi lên cột mốc đường biên, tôi đã nhìn thấy những màng nhện giăng ngang tầm người đi bị đứt tung, rách nát. Ở trên lớp lá mục thảm rừng có dấu vết lạ. Đội trưởng lập tức chuyển đội hình tuần tra sang phương án đội hình chiến đấu, truy lùng. Và, chúng tôi đã tóm gọn tên tội phạm mang ba lô có 20 bánh hêrôin vừa vượt đường biên vào đất ta.

Tối hôm sau bên bếp lửa ấm của Đồn biên phòng, Đội tuần tra họp rút kinh nghiệm chuyến tuần cuối năm, tôi đọc bài thơ vui viết trên mảnh giấy lót đỉnh mũ mềm:

Con nhện vàng giăng tơ trắng

Con nhện trắng dệt lưới vàng

Đường biên cương chập chùng núi vắng

Nhện giúp ta giữ dấu vết kẻ gian

Sương núi treo lấp lánh chuỗi kim cương

Gió rủ mây trời kết vầng nâng màng lưới

Đường tuần tra nắng nồng mưa giội

Nhện với ta là “bạn” giữ vùng biên…
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:46:46 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 12:31:20 pm »

9/Kỳ tích chú ngựa hồng

Mới tờ mờ sáng, đất trời biên cương đang đằm gió, đằm sương bỗng một chú ngựa hồng rẽ mây trời lao như tên đến. Chú ngựa dừng lại trước cửa Trạm y tế biên giới. Bờm chú ngựa ướt đẫm sương đêm, bay bay trong gió núi. Đôi mắt khuyên vàng của chú mở to như hai ngọn đèn chiếu thẳng vào cổng trạm. Hai chân sau chú ngựa đứng thẳng lên, hai chân trước thi nhau khỏa mây trời. Người trong Trạm y tế đã nhận ra chú ngựa hồng này của đồn biên phòng số 9. Và, họ cũng biết chuyện đồn về con ngựa này rất mê tiếng huýt sáo theo nhịp điệu bài hát “Vượt đèo xuân bước tới chân mây...”. Anh bác sĩ của trạm thì đoán rằng đêm qua có một chiến sĩ của đồn tên là Lục nhập trạm băng bó vết thương, chắc chú ngựa đến tìm người chiến sĩ đó. Anh bác sĩ cầm chiếc áo của Lục ra cho chú ngựa nhận hơi. Chú ngựa hồng hít, ngửi chiếc áo, cắn chiếc áo, nó lồng lên, hí từng tràng dài như để thỏa sự tìm nhớ. Chân chú ngựa cào mạnh xuống đá núi. Đá tóe lửa như đánh diêm. Chú ngựa hung hăng định xông vào trạm.
Chuyện kỳ tích chú ngựa hồng bắt đầu như thế.

...Từ ngày đội trưởng Lục được làm chủ chú ngựa hồng này, anh đã nhận ra tướng mạo kỳ dị khác thường của nó. Chú ngựa có bờm dựng cao như cái mào bay phất phơ trong gió, bốn chân có đủ bốn khoáy và một khoáy ở đỉnh đầu. Chú ngựa có bộ chân dài hơn hẳn những chú ngựa khác, móng dày, mũi khô, đôi mắt sáng trong có khuyên vàng. Đúng, chú là giống ngựa quý phái, kiêu hùng. Giống này thì khôn và quý chủ. Nhưng có thể đây là chú ngựa bất kham, khó dạy... “Phải chinh phục nó bằng lòng thương yêu nó”. “Nuôi người thì người trả ơn, nuôi vật thì vật trả nghĩa”, nghĩ thế, Lục đã xem chú ngựa như “người bạn thân, bạn chiến đấu”. Lục đặt tên cho nó là Phong. Phong có nghĩa là “phi nhanh như gió”. Ngoài Lục ra, không một chiến sĩ nào trong đội kỵ binh sờ được vào lưng nó. Nêu nó bị ép để cho người khác ngồi lên lưng thì chỉ trong nháy mắt, nó rùng mình, nhảy lồng, đá hai chân sau để người văng xa 2-3 mét. Hoặc nó lao vào bụi cây rậm đầy gai để người treo lại trên cây. Nhưng với Lục, nó chỉ là một chú bê non, thuần phục. Vắng Lục một ngày, chú đứng ngẩn ngơ, thẫn thờ nhìn về phía nhà Lục ở. Chú dỏng đôi tai mỏng lên lọc trong âm thanh sâu thẳm của núi rừng tìm nghe tiếng nói, tiếng huýt sáo theo nhịp điệu bài hát thân quen anh thường hát “Vượt đèo xuân bước tới chân mây, núi non này ta đã leo tháng ngày...”. Những chuyến tuần tra nghỉ lại trên lưng đèo, bên bờ suối vắng, Lục nằm trên võng, con Phong đứng sát bên. Chú vẫy đôi tai, quất mạnh đuôi xua ruồi vàng, đuổi muỗi cho anh. Chú hí nho nhỏ như tiếng ru nâng giấc ngủ cho anh.

Ngày học ở trường, Lục đã biết rằng từ xa xưa ngựa là gia súc thân cận với cuộc sống, gắn bó về lịch sử văn minh của loài người. Ngựa là một thành phần quan trọng trong xã hội loài người. Loài ngựa vốn tính thân thiện, thích sống hòa đồng với nhau và cũng rất quyến luyến nhau. Nhưng ngựa có tính “ích kỷ số một” về mặt tình cảm. Trong đàn, con ngựa đực đầu đàn được chiếm đặc quyền “kham” hết ngựa cái. Muốn được tôn lên chức đầu đàn thì chúng phải thi tuyển “nghiêm ngặt”, con nào kêu ré lên to nhất, vang nhất, dài hơi nhất thì chiếm ngôi “quán quân”. Nếu con ngựa đầu đàn phát hiện “chị em” nào trong đàn “ngoài luồng”, trót có thai với con khác thì nó hành hạ đến sảy thai mới thôi – với mục đích nó toàn quyền truyền nòi giống của nó. Người ta đã biết sở dĩ loài ngựa hăng hái “món ấy” là vì bộ phận “nhạy cảm” của nó tiết ra quá nhiều chất Testosterone. Một tuổi rưỡi, ngựa đã bước vào tuổi trưởng thành, “giao tình” dày đặc trong suốt mùa đông - xuân. Nên để tận dụng sức lực của ngựa vào công việc, người ta đã nghĩ ra trò “thiến” nó.

Cách đây 6.000 năm, con người đã biết sử dụng sức ngựa vào việc đồng áng, chiến tranh và thể thao. Thế giới ta đang sống hiện có hơn 60 triệu con ngựa nuôi và ngựa hoang của 100 giống ngựa khác nhau. Đọc tài liệu về loài ngựa, Lục biết nó hiện diện trên trái đất này khoảng 50 triệu năm trước. Thủy tổ của nó ban đầu ở Bắc Mỹ, chỉ nặng 35kg, cao 25-50cm, ăn lá cây và hoa quả. Rồi từ 20 triệu năm trước, loài ngựa có bước tiến hóa, thay đổi lớn lao. Cách 7.000 năm trước Công nguyên, ngựa mới chỉ xuất hiện trên một số vùng thảo nguyên Trung Á. 2.000 năm trước Công nguyên, con ngựa mới xuất hiện nhiều ở nước Trung Hoa. Và, nó là thành phần quan trọng trong các cuộc chiến tranh. Cái thời hoang sơ ấy, người cưỡi ngựa chỉ ngồi trên đệm vải. Yên ngựa hoành tráng, bàn đạp để chân vững chắc như ngày nay là phát minh từ nước Trung Hoa từ thế kỷ I sau Công nguyên rồi lan dần ra các nước khác. Cũng ở thời ấy, xuất hiện các hiệp sĩ oai phong cưỡi ngựa chiến mặc áo giáp khắp châu Á, Âu. Người Mông Cổ được xếp hàng đầu có tài thuần phục ngựa, dùng ngựa vào các cuộc chiến tranh, chinh phục nước Trung Hoa, tràn sang đến Đông Âu... Và sau đó, con ngựa mới có vai trò trong đời sống của người Việt Nam ở vùng núi phía Bắc như Bắc Hà, Hà Giang. Lục cũng biết rõ con Phong, bạn chiến đấu của anh đây chính là con ngựa lai từ giống ngoại với ngựa Bắc Hà (Lào Cai). Anh hiểu sự lai tạo giống loại đó có nhiều ưu việt, con ngựa được cải tạo vóc dáng, thể chất mà lại thuần thục khí hậu, thông thổ. Nó tiếp thu được sự mạnh mẽ, bền bỉ, táo tợn của giống ngoại. Nhưng nó vẫn giữ được tính cách của ngựa bản địa. Nó có trí nhớ tốt, có lòng trung thành với chủ...

Biết rõ đặc điểm “bạn chiến đấu”, đội trưởng Lục đã kỳ công chinh phục con Phong. Không phải Lục gan góc hơn anh em. Cũng không phải Lục chịu đựng được những cú đá như búa tạ của ngựa. Mà cũng chẳng phải Lục dùng thủ pháp  “chó dữ có xích, ngựa bất kham có hàm thiếc”. Đúng là Lục đã chinh phục nó bằng lòng yêu thương nó. Ví như chuyện anh biết con Phong đến tiết xuân - hè phải “đổi áo” (thu - đông lông ngựa dày để chống rét, đến xuân - hè rụng dần đi, mọc lớp lông mới), nó ngứa ngáy, bứt rứt sinh ra cáu gắt, bất kham. Anh chải lông, kỳ cọ, lau mồ hôi tạo sự mát mẻ dễ chịu cho nó. Lúc nó đi tập, đi tuần tra về, anh chưa uống nước nhưng đã tiếp cho nó chậu nước đường, đoạn mía ngọt, bó cỏ non... Những cử chỉ nho nhỏ đó đã tạo nên tình cảm lớn với con Phong. Lục cũng biết loài ngựa chạy được nhanh vì đầu gối cũng chính là mắt cá nó. Khớp chân nó như cái bản lề, di chuyển lên phía trước và về phía sau rất nhạy và không tốn nhiều sức. Chân ngựa dài chỉ có xương và gân, không có cơ thịt. Lòng bàn chân ngựa có những bộ phận có tính “cao su” để tiếp thu chấn động khi chạm đất. Ngựa chỉ đứng và chạy bằng đầu ngón chân... Biết rõ đặc điểm cấu tạo “bộ chân ngàn dặm” đặc biệt như vậy, Lục đã có cách chăm sóc đặc biệt riêng cho nó. Mỗi chuyến đi xa về, anh dùng khăn tẩm rượu ngâm gừng hơ nóng, xoa bóp khớp chân cho “bạn chiến đấu”. Lục biết rõ con Phong của anh có cơ quan hô hấp cũng cực kỳ đặc biệt. Lúc nó phi nước đại 70km/giờ, tiêu hao mỗi phút hết 60 lít dưỡng khí thì cũng như lúc nó chạy nước kiệu một phút hết 1 lít dưỡng khí mà thôi. Có được ưu việt tuyệt vời đó là nhờ lúc chạy nhanh, ngựa vẫn thở đều, cứ mỗi sải chân chạy là một nhịp thở, do buồng phổi điều hòa tốt sự giãn nở bóp vào, mở ra. Nên Lục phải coi trọng việc giữ ấm lồng ngực và buồng phổi cho ngựa. Nhiều đêm đông giá buốt, sương muối trắng trời, Lục đưa chăn bông của mình đắp cho ngựa. Đôi mắt có khuyên vàng nhìn tinh tường trong đêm tối cũng là “tài sản vô giá” trời đã ban cho loài ngựa. Đôi mắt ấy có thể nhìn ngó được cả phía sau dù lúc đó mặt ngựa đang hướng về phía trước. Để giữ gìn đôi mắt mà Lục gọi vui là “bộ kính hồng ngoại” của ngựa, anh đã có riêng những tấm khăn bông để lau nước mắt, thấm mồ hôi quanh mắt cho ngựa. Anh cũng chuẩn bị nắm que quấn sẵn bông để chuyên chăm lau bộ tai cực kỳ thính của ngựa. Bộ tai ấy có khả năng “di động”, nghe ngóng, phát hiện từng tiếng động nhỏ cả bốn phía. Ví như lúc nó đang phi nước đại trên đường mà tai phía bên nào cụp xuống tức là nó báo cho Lục biết phía bên ấy có tiếng động lạ...
Lục đã tận dụng những ưu thế hoàn hảo, tuyệt vời về cơ thể, về trí khôn của nó, đưa nó đến thực nghiệm ngay trên những vùng đất biên cương mà đồn biên phòng được phân công bảo vệ. Đêm rừng tối như nhìn vào hang đá, con Phong vẫn tập chạy băm, chạy đại trên các lối mòn để mắt nó tập nhận đường. Trời mưa như trút nước, Lục và con Phong vẫn lặn lội trong những cánh rừng có nhiều gỗ mục, lá úa, cỏ hoang, cây dại bốc mùi để mũi nó tập bắt hơi, phân biệt mùi. Trong những đêm gió xào xạc cây rừng, thác nước réo ầm ào, tiếng giun dế, côn trùng nỉ non khắp bốn phương tám hướng, Lục đưa con Phong đến đó tập nghe, tập phân biệt từng tiếng động khác nhau...

Lục xem con Phong như “bạn thân, bạn chiến đấu”. Con Phong cũng rất quyến luyến Lục. Dạo Lục về phép thăm nhà, chỉ xa nó có mấy hôm mà lúc anh trả phép đến với nó, hai chân sau nó đứng lên, hai chân trước như muốn ôm lấy cổ anh. Mũi nó đặt sát vào mặt anh. Nó... hôn anh. Đôi mắt khuyên vàng của nó lấp lánh nước mắt mừng rỡ.

Mấy hôm sau, đội trưởng Lục nhận được thư của người vợ trẻ gửi lên: “Anh yêu. Anh về, em vui mừng quá. Sau những ngày xa vắng, em lại được nằm bên anh, gối đầu lên cánh tay mềm ấm của anh. Nhưng anh ơi! Cái mùi “thơm” nồng nồng, ngai ngái của ngựa ở anh làm em không tài nào ngủ được. Em quay mặt ra thì thương anh, mà nằm ấp vào anh thì em chỉ hắt hơi, nhức mũi. Nhưng rồi em cũng quen dần. Em lại cảm thấy cái mùi “thơm ngựa” ấy sao mà hay đến thế. Nay xa anh, em nhớ anh. Và, anh ơi em lại cảm thấy cái mùi “thơm ngựa” ấy sao mà mạnh mẽ, đằm thắm đến thế. Anh ơi...”.

... Một buổi chiều cuối tháng chạp, bà con các bản vùng biên rậm rịch sắm Tết. Ở bờ suối, rừng đào đã có những tiếng khèn dìu dặt bay lên. Sau chuyến tuần tra, Lục cho ngựa xuống đèo. Con ngựa hồng đi như bơi trong những đám mây bông bảng lảng về núi. Lục nhìn mây trời, nhìn sương núi, anh nhẩm đọc những vần thơ trên tờ báo tường của đồn:

Sau giờ đổi gác xuống đèo
Buông cương cho ngựa đi theo nhịp khèn
Mây trời nâng vó ngựa lên
Ngựa đi mà tưởng bơi trên mây trời.

Về đến đồn, Lục biết thông tin bà con bản Na vừa cấp báo lên: “Có toán người mang ma túy vừa xâm nhập vùng biên ở vùng cột mốc Ngôi sao”. Lục và tổ kỵ binh quay ngựa lại, lên đường ngay.

Trong đêm cuối tháng, những con ngựa chiến phi nước đại trên đường. Mỗi bước ngựa chạy, mặt đường tóe lửa. Bỗng con Phong ghìm chân đột ngột. Đội trưởng Lục nhìn xuống đôi tai nó. Tai bên trái của con Phong đã cụp xuống. Rồi cái mũi “ra đa” của nó thở khìn khịt bắt mùi. Con Phong đã báo cho anh biết có chuyện khác thường xảy ra ở phía bên trái đường. Lục thả lỏng cương, lệnh cho nó dừng. Đội kỵ binh để lại những con ngựa chiến trước cửa một hang đá. Chúng đứng thành vòng cung, đầu quay vào cửa hang, chân hướng ra phía ngoài, phòng thủ. Lục vỗ nhẹ vào đầu con Phong, dặn dò nó. Lục dẫn đầu các chiến sĩ đi cắt rừng đêm, chặn lối mòn từ cột mốc Ngôi sao vào các bản. Các anh đã kịp chặn toán người mang ma túy đang mò mẫm đường đi về phía bản Chiềng, bản Na. Trận “tao ngộ chiến” diễn ra trong đêm. Bốn tên mang ma túy dùng súng, dùng dao điên cuồng chống lại. Chúng đã bị diệt, bị bắt gọn.
Đội trưởng Lục bị một nhát dao chém vào cánh tay. Các chiến sĩ kỵ binh đưa anh về Trạm y tế biên giới.

... Con Phong vẫn đứng đó. Nó cắn lấy chiếc áo của Lục. Nó nhảy lên, hí vang núi. Các chiến sĩ kỵ binh đến dỗ nó, dắt nó về. Nó vùng vằng, ngúng nguẩy không chịu đi. Anh bác sĩ của Trạm y tế đứng tần ngần: “Vết thương nhẹ, băng bó chu đáo rồi...”, anh buộc lòng phải cho Lục ra gặp chú ngựa. Nó đứng hai chân sau lên. Hai chân trước đặt lên vai Lục. Nó rên rỉ, mừng rỡ. Anh bác sĩ đã thua con Phong. Anh trực tiếp băng bó lại vết thương, rồi... cho Lục xuất trạm.

Anh em công kênh đội trưởng Lục đặt lên lưng con ngựa hồng. Nó vừa đi vừa ngoái cái cổ dài lại nhìn người chủ thân thương. Nó hí nho nhỏ, như có ý muốn được nghe tiếng huýt sáo của anh “Vượt đèo cao ta bước tới chân mây...” như mọi ngày.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2017, 01:47:01 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM