Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:47:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khúc Ba - Rừng thẳm tuyết dày  (Đọc 54414 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #30 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2019, 05:18:58 pm »

    

       Huân Thương ngồi trên giường, kể lại từng chi tiết việc đã xảy ra. Mọi người lắng tai, cảm thấy như sức mạnh của anh đã truyền sang mình. Ai nấy đều vô cùng phấn khởi…..

       Kiếm Ba vui vẻ đứng lên ra lệnh:
       - Tiếp tục hỏi cung, nếu kéo dài, phỉ có thời gian bố trí đề phòng. Hơn nữa chúng ta dễ bị lộ. Phải đánh chúng khi chúng chưa kịp phòng bị. Thời gian là lực lượng.

      Rồi quay lại hỏi Huân Thương:
      - Thằng này có đặc điểm gì?

      Huân Thương trả lời một cách dứt khoát:
      - Sợ chết!

      - Đúng! Trinh sát thì phải trăm phương nghìn kế, hỏi cung cũng không thể chỉ dùng một phương pháp Tên "thợ đồ gốm" rất xảo quyệt, nó lợi dụng sự khoan hồng của chúng ta. Đối với bọn phỉ cốt cán, phải có sự phân biệt đối đãi; đối với những kẻ táng tận lương tâm, phản cách mạng, chúng ta phải đàn áp. Trung Tùng! Dẫn nó vào đây!

      Trung Tùng vội vã chạy ra:
      - Vâng!

       Huân Thương rút đại đao ra. Bạch Như đốt cành nhựa thông. Ánh sáng tỏa khắp gian nhà. Mắt ai nấy sáng ngời làm cho gian nhà tăng thêm vẻ uy nghiêm.

       Trung Tùng túm lấy cổ áo tên "chiến lợi phẩm" của Huân Thương kéo vào. Tên này rụt cổ lại, còng lưng xuống, đôi mắt lờ đờ, bước qua cửa, qùy xuống, cúi đầu van xin.

      - Bẩm quan lớn tha tội cho, bẩm quan lớn xin đừng giết con!

    Trung Tùng kéo cổ áo nó xốc lên, vật xuống. Nó sợ run lẩy bẩy.

      Kiếm Ba lặng lẽ đăm đăm nhìn, làm nó càng thêm sợ, đứng không vững, cứ chực ngã. Hai phút sau, Kiếm Ba thét lên:
     - Mày muốn sống hay muốn chết!

     - Bẩm lạy quan lớn! Con muốn sống! Quan lớn tha cho!
      - Muốn sống thì nói thật đi, nếu nói sai... - Kiếm Ba đưa mắt nhìn Huân Thương.

      Huân Thương hiểu ý vung dao lên, trợn mắt, quát to:
      - Tao cắt đầu ngay!

      Nó sợ quá kêu lên một tiếng:
      - Mẹ ơi!

      Hai tay nó ôm lấy đầu gục xuống đất. Trung Tùng lại xốc nó lên.

      Kiếm Ba hất hàm hỏi Bạch Như:
      - Ghi chép những lời nó khai.

      Đoạn ngoảnh lại hỏi:
      - Tên gì?

      - Điêu Chiếm Nhất, đáng tội chết.

       Kiếm Ba và Dương Tử Vinh nhìn nhau cười, hai người lúc theo dõi tên thợ đồ gốm cũng nghe thấy nó nói đến tên Điêu đầu khỉ.

      - Điêu đầu khỉ là ai?

      Kiếm Ba hỏi câu đó có ý bảo nó đừng giấu giếm gì nữa, nói thật đi.
     - Chính là tôi. Cứ mười ngày một lần tôi ra đó giao nhựa, nhựa chính tay chúng tôi trồng lấy. Tôi giao cho Loan cảnh úy. Loan cảnh úy lại mang ngoài bán, rồi mua thuốc, mua muối và tình báo đưa lại cho tôi mang về. Chỗ chúng tôi giao nhựa ở núi Bánh Bao dưới chân núi Phân Thủy. Hôm nay, tôi định giao 30 cân nhựa. Loan cảnh úy chưa tới thì bị ngài... – Hắn đưa măt về phía Huân Thương.

       Kiếm Ba hỏi thêm một câu:
       - Mày có quen Loan cảnh úy không?

      - Dạ, quen lắm.

      - Sào huyệt phỉ Hứa Gậy Gộc ỏ đâu?

      - Nãi Đầu Sơn. Nãi Đầu Sơn.

      - Mày có thể dẫn đường đưa tới đó được không?

     - Điều đó con không làm được.

     Huân Thương trợn mắt quát:
     - Mày nói cái gì?

      Chiếm Nhất lại hoảng sợ van xin:
      - Ông tha tội cho, đầu đuôi thế nào con xin nói: "Vào Nãi Đầu Sơn phải qua ba trạm gác. Trạm thứ nhất là tiểu đoàn trưởng Đinh mắt lác, một tay thân tín của Hứa Gậy Gộc, chuyên đi các bản. Trạm thứ hai là con. Con đi đường rừng quen rồi, cho nên khi đi khi về đưa tin, đưa hàng, chứ không được vào bản, không được ra khỏi núi. Trạm thứ ba là Loan cảnh úy, trông nom việc bán thuốc và tình hình trên quãng đường này. Hứa Gậy Gộc sợ lộ, nên cấm hai đầu không ai được qua lại. Nãi Đầu Sơn, con chưa bước chân tới, cho nên địa thế ra sao con không rõ. Đó là những lời thành thực, không dám nói sai. Xin các ông tha cho con về".

     - Dọc đường đi, nó đánh dấu hiệu gì?

     - Con không rõ. Dấu hiệu của con là một nhát dao vào vỏ cây.

      Kiếm Ba nhìn đồng hồ, tự nghĩ thầm: Thằng này chỉ đến thế thôi!

       Rồi rỉ tai Đổng Trung Tùng mấy câu. Trung Tùng dẫn Chiếm Nhất đi ra. Chiếm Nhất không hiểu rõ dẫn đi có ý gì, vừa đi vừa van xin:
      - Ông tha cho...! Ông tha cho!...
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2019, 10:48:57 am »

       

      Kiếm Ba ngoảnh lại hỏi Dương Tử Vinh và Bạch Như:
      - Bây giờ chúng ta có thể đi đến kết luận đầu tiên: Tên thợ đồ gốm tự xưng là Vương An kia, chính là Loan cảnh úy.

      Dương Tử Vinh trả lời:
      - Đúng. Chính hắn.

     Kiếm Ba hỏi thêm một câu:
     - Chúng ta gọi chúng nó lại đối chất, liệu được không?

     Bạch Như cướp lời:   
      - Nhất định được!

     - Vậy thì cần đối chất ngay!

       Kiếm Ba một mặt quyết định, một mặt dặn Cao Ba đưa tên thợ đồ gốm vào, rồi rút ở trong xà cột ra một tờ giấy có kẻ sẵn, lấy bút viết, viết được một nửa thì dừng bút như có điều gì phải suy nghĩ, Kiếm Ba ngẩng đầu lên nói với Dương Tử Vinh và Bạch Như:
     - Thằng cha này xảo quyệt lắm. Tôi phải thú nhận rằng tôi chưa có kinh nghiệm đối phó với hạng phỉ như loại nó. Bây giờ hai đồng chí lợi dụng mấy phút cuối cùng hỏi vợ chồng Vương Ân Điền để thêm rõ, bởi vì mục đích của chúng ta là tìm hiểu tình hình, chứ không phải thủ tiêu một cá nhân nào.

      Dương Tử Vinh và Bạch Như ra đi đầy tin tưởng.

      Tên thợ đồ gốm bước vào, cố ý làm ra bộ thản nhiên. Kiếm Ba không nói năng gì cả, cau đôi lông mày, vẻ mặt bực tức, đăm đăm nhìn để đánh loạn tâmtư của hắn.

      Huân Thương ngồi cạnh giường tay đưa dao lên, đưa dao xuống. Tên thợ đồ gốm nhìn thấy nét mặt của Kiếm Ba, tuy có phần sợ, nhưng vẫn cố bình tĩnh nhìn chung quanh, như tin tưởng không ai trị nổi mình. Đến khi nhìn thấy Huân Thương, một người lạ mặt sát khí đằng đằng, thì tỏ vẻ luống cuống.

      - Loan cảnh úy!

       Kiếm Ba bỗng gọi lên một tiếng làm cho tên thợ đồ gốm hồn xiêu phách lạc. Hắn bỗng tái mặt đi, gục đầu xuống. Hắn quả thật xảo quyệt, nên một phút sau, hắn lấy lại bình tĩnh; nhưng, lúc đầu, cười rất gượng gạo:
      - Tôi không hiểu rõ ý ông muốn gì?

      Kiếm Ba khoan thai đứng lên, với một giọng khinh bỉ:
      - Có thật mày không hiểu?

      - Không hiểu là không hiểu.

       Kiếm Ba quay ra cửa sổ gọi:
       - Vào đây!

     Dương Tử Vinh và Bạch Như dẫn vợ chồng Vương Ân Điền đi vào, bảo họ ngồi xuống cạnh giường. Tên thợ đồ gốm trông thấy vợ chồng Vương Ân Điền thì lo sợ, nhưng lại cố làm ra bộ tươi cười:
      - Anh chị! Nào em có làm gì đâu!

      Vương Ân Điền đứng phắt dậy có dáng điệu là một tay đi săn lão luyện, nhổ vào mặt tên thợ đồ gốm:
     - Ai là anh rể với mày, mày là Loan cảnh úy, tay chân của...

    - Vương Ân Điền ơi! Xin ông đừng ngậm máu phun người.

     Vương Ân Điền tiến lên:
     - Câm cái mồm mày đi! Chúng mày... bọn phỉ chúng mày đã chiếm rừng này, không cho ai săn bắn, chúng mày lại lấy không của tao hơn ba mươi tấm da, ba cân cao hươu bao tử, làm cho tao mùa đông năm nay ôm súng ở nhà, không có hàng bán. Một nhà ba miệng ăn, bó tay chờ chết. Nếu không có kẻ làng người nước, người một đấu, kẻ nửa thưng, thì vợ chồng con cái tao cũng đi chầu Diêm vương từ bao giờ rồi, còn đâu đến ngày nay...

       Nghe tới đó, vợ Vương Ân Điền khóc rú lên, vừa khóc, vừa kể lể:
       - Mười rằm tháng Bảy, đã nửa đêm, mày dắt ba người lạ mặt vào bắt con tao đi, mày bắt tao phải nộp cho mày năm mươi tấm da, hai cân nhung mới thả cho con tao về. Trời ơi! Nó cướp hết của tôi! Hai vợ chồng tôi quỳ xuống lạy nó, nó không nghe; nó cứ bắt tôi nhận àm nơi đi về của chúng, không nhận, nó lại bắt con tôi đi. Nó bắt tôi làm giả chị ruột nó.

      Nói đoạn, lại khóc rú lên. Bạch Như đổ xuống,  ngồi cạnh giường.

      Vương Ân Điền nói tiếp:
      - Mày ấn súng vào gáy dọa tao: nếu để lộ bí mật, mày sẽ bắn chết cả nhà. Nếu có quân trung ương đến, sẽ tính công khen thưởng. Với quân giết người cướp của, còn ai dám làm trái ý chúng mày nữa.

      Hai vợ chồng lại khóc nức nở.

     Tên thợ đồ gốm, - cảnh úy của quân đội Nhật – phó quan của quốc dân đảng, run lẩy bẩy, toát mồ hôi, không còn ung dung như trước nữa.

      Kiếm Ba đưa mắt nhìn, thấy dáng bộ nó như thế,  bụng nghĩ  thầm: Tiếp tục tấn công! Rồi quay ra phía cửa sổ gọi:
       - Trung Tùng!

       Bên ngoài có tiếng trả lời:
       - Tôi đây!

      Trung Tùng lại dẫn Chiếm Nhất vào. Chiếm Nhất ngoan ngoãn bước vào không sợ sệt mấy, vì Trung Tùng đã được Kiếm Ba căn dặn phải tuyên truyền giáo dục cho Chiếm Nhất rõ chính sách rộng lượng khoan hồng của Chính phủ, nên đã cho nó ăn uống tắm giặt chu đáo.

      Chiếm Nhất bước vào cúi rạp đất chào Kiếm Ba:
      - Con xin báo đền công ơn!
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2019, 02:10:44 pm »

     

       Rồi ngoảnh lại, tiến lên vả vào mặt tên thợ đồ gốm hai cái tạt tai, lấy tay giúi đầu hắn và dằn giọng:
      - Chính là thằng này! Không còn ai nữa! Mới đầu mày làm cảnh úy ở huyện Vi Hà, dần dần lên chức phó quan. Bây giờ mày buôn thuốc phiện, làm tình báo. Riêng một mình con, con đã giao cho nó 300 cân thuốc. Bẩm quan lớn! Thằng này phải xử bắn ạ !

       Tên thợ đồ gốm nghe xong, mồ hôi toát ra, chảy ròng ròng, chân bủn rủn như muốn qụy.

       Kiếm Ba khoan thai bước đến trước mặt hắn nhẹ nhàng nói:
       - Loan cảnh úy! Đã rõ chưa?   

      Hắn cúi gằm mặt xuống không dám nhìn thẳng rồi ngẩng đầu lên tự tát vào mặt hai cái:
      - Đồ chó chết! Đồ chó chết!

      Kiếm Ba ra lệnh cho Bạch Như dẫn vợ chồng Vương Ân Điền về chỗ cũ và Trung Tùng đưa Chiếm Nhất ra khỏi nhà.

      Kiếm Ba tới trước mặt tên thợ đồ gốm:
    - Tao đã nói với mày năm lần bảy lượt rồi, lần nào cũng giáo dục cho mày thấy chính sách khoan hồng. Ai ngờ mày cứ trơ như đá, không những thế, mày lại còn định lợi dụng chính sách khoan hồng của Chính phù.   

     Kiếm Ba đổi sắc mặt, sát khí đằng đằng, đọc tờ giấy vừa viết xong cho hắn nghe:
       - Loan Bình, Hán gian làm cảnh úy cho ngụy quyền Mãn Châu, tay chân đắc lực của bọn chó săn Nhật Bản, hoành hành tàn sát nhân dân. Sau lại tham gia quốc dân đảng, đốt nhà, giết người, buôn thuốc phiện, làm hại nhân dân.

       Đọc xong, Kiếm Ba hỏi lại hắn:
      - Đó là chân tướng của mày. Mày xem có điểm nàn là điểm không đáng xử bắn không? Tao có thể đại diện cho ủy ban nhân dân tuyên án xử tử mày.

       Tên thợ đồ gốm gục xuống đất kêu van, khóc sướt mướt, nước mắt nước mũi đầm đìa.

       Kiếm Ba nét mặt thản nhiên nói tiếp:
       - Sống chết là ở mày. Mày muốn chết thì mày cứ việc xảo quyệt ngoan cố, mày muốn sống thì phải nói thật, ngoan ngoãn làm ăn. Chính phủ căn cứ vào lời khai bây giờ và hành vi của mày sau này để quyết định chính sách khoan hồng hay trấn áp.

      Tên thợ đồ gốm giọng nói run run:
      - Con muốn sống! Con muốn sống! Quan lớn tha cho con!

      - Cái đó do mày tự quyết định lấy.

      Kiếm Ba ngồi xuống cạnh giường, nói tiếp:
      - Cho mày hai phút nữa để suy nghĩ, chọn lấy một con đường muốn sống hay muốn chết. Sau hai phút, mày không còn được quyền hưởng gì nữa!

      Kiếm Ba tay giữ đồng hồ, Huân Thương cầm lưỡi
dao sáng loáng.

       Kiếm Ba nhắc:
        - Một phút rồi.

      Tên thợ đồ gốm thở hổn hển:
      - Con xin nói! Con xin nói!

       Bạch Như cầm bút lên ghi chép.

      Tên thợ đồ gốm bắt đầu nói từ nhà cậu Ba nó là lão béo, nói tới lão Khương đại địa chủ ở thôn Hòa Thượng, quả phụ Trương ở thôn Lưỡng Hán, Trần Đại ở trạm Hải Lâm, đội trưởng bảo vệ đường sắt ở tổng Mẫu Đơn... Tất cả 18 cứ điểm bí mật và thủ lĩnh của chúng.

       Kiếm Ba thầm nghĩ:
       - Nguy hiểm quá! Phải đề cao cảnh giác. Bọn phỉ đã đánh vào bộ đội chúng ta, có đứa còn làm cán trong hàng ngũ chúng ta nữa.

       Huân Thương đứng bên cạnh, tính nóng như lửa, anh chợt nhớ tới nợ máu xưa, thét lên:
      - Trận tàn sát Sam Lam ai gây ra?

       Dương Tử Vinh vội ra hiệu bảo Huân Thương không được nói nữa. Huân Thương hiểu ý ngay là minh đã lỡ lời.

      Nghe thấy tên "Sam Lam", tên thợ đồ gốm hoảng hốt bào chữa:
      - Bẩm quan lớn! Không phải con! Chính là Trịnh Tam Pháo. Con liên lạc bên ngoài. Còn trinh sát tình báo, đón quân đội trung ương, hoàn toàn do Hầu chuyên viên và Hứa lữ trưởng phụ trách. Những việc đó không có dính dáng gì đến thằng lính quèn như con cả.

        Kiếm Ba lại giục:
        - Nói tiếp đi!

       - Con liên lạc với Tọa Sơn Điêu ở Uy Hồ Sơn, nhưng con không thuộc vị trí nơi đó, con chỉ ở phía ngoài rừng, Trịnh Tam Pháo liên lạc với Hầu chuyên viên và Tạ tư lệnh.

       Nhắc đến tên Hứa Gậy Gộc, y chỉ nói y biết trong núi Nãi Đầu Sơn có Hứa Gậy Gộc, y nhắc đi nhắc lại nguyên nhân ở ngoài làm liên lạc, có nhiều cơ hội sa lưới, vì thế cho nên Hứa Gậy Gộc không để y vào núi Nãi Đầu Sơn và cũng không cho y biết tình hình chi tiết trong núi. Nhung lúc nói đến lực lượng của Hứa Gậy Gộc - không rõ y có dụng ý gì - y nhìn Kiếm Ba các người khác bằng con mắt miệt thị:
     - Phải thận trọng đối với tay chân của Hứa Gậy Gộc. Trừ các quan ra, còn lại đều là những tay thiện xạ trong vùng rừng núi này. Bố con Hứa Gậy Gộc bắn rơi chim sẻ bay. Yêu Bươm Bướm khi hai tay đã cầm hai khẩu súng, thì năm ba chục người đừng hòng tiến lên, lại còn Trịnh Tam Pháo, thưở nhỏ là một tay ăn cướp khét tiếng. Hứa Gậy Gộc bỏ ra một nghìn đồng mua về làm tay chân, chỉ đâu bắn đấy, chỉ mắt trái bắn đúng mắt trái, chỉ mắt phải bắn đúng mắt phải. Bố con Hứa Gậy Gộc rất kiêng nể hắn. Hắn còn có tài đi đường núi như đi đường bằng, một ngày hơn trăm dặm. Hắn có 12 đồ đệ đều là những tay bắn lành nghề. Không nên khinh thường hắn. Con xin cứ thực trình khai.

       Nói xong hắn đưa mắt liếc Kiếm Ba, tỏ vẻ dọa nạt phân đội.

      Gà đã gáy sáng.

      Kiếm Ba nhìn đồng hồ, 5 giờ rồi.

      Cao Ba còn ngái ngủ, bước vào báo cáo:
      - 203! Ông già Nấm.

      - Đợi một tý...

       Kiếm Ba liếc nhìn tên thợ đồ gốm, ra hiệu cho Cao Ba đừng nói nữa Sau đó ra lệnh cho tên thợ đồ gốm điểm chỉ vào giấy khai khẩu cung. Kiếm Ba cảnh cáo thêm một câu:
      - Sào huyệt của chúng mày có bao nhiêu người? Viết ra đây. Nếu mày còn ngoan cố, một ngày kia điều tra ra, thì không lợi cho mày đâu.

      Hắn ra khỏi cửa rồi, Cao Ba tiếp tục báo cáo:
      - Ông già Nấm...

       Kiếm Ba vui vẻ cười, đứng dậy nói:
       - Biết rồi! Các đồng chí, như thế là ta đã tìm ra manh mối. Với sự hiểu biết trước kia, cộng thêm lời khai của hai thằng phỉ này, chúng ta tìm đến Nãi Đầu Sơn. Bây giờ các đồng chí hãy nghỉ sáu tiếng đồng hồ, để rồi vài ngày sau bước vào một giai đoạn gian nan va gay go hơn.

       Mọi người không một ai tỏ ra mệt nhọc, mà lại phấn khởi hơn.

       Kiếm Ba ra lệnh:
       - Nghỉ là nhiệm vụ duy nhất trong giờ phút này. Sáu giờ sau, chúng ta sẽ hỏi tin một cụ già trong núi.

      ...................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #33 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2019, 05:02:53 pm »

                             

                                                                                                                      HỒI THỨ BẨY
 
                                                                                        NÃI ĐẦU SƠN…LÃO NẤM KỂ CHUYỆN THẦN THOẠI.





        Từ ba hôm nay trong khi Dương Tử Vinh đi lùng "anh thợ gốm", Huân Thương thì dò xét vết tích lũ phỉ trong rừng, Siêu Gia luyện bộ đội về kỹ thuật leo núi. Còn Kiếm Ba suy nghĩ về kế hoạch làm thế nào quét phỉ trên núi Ông Già.

        Núi Ông Già! Núi Ông Già! 
        Ba nghìn tám trăm ngọn núi!
        Ngọn nhỏ người chưa từng tới
        Ngọn lớn chim chưa từng qua!


       Đó là bài hát truyền tụng trong dân gian để hình dung núi Ông Già. Quả thực, đó là một khu núi non trùng trùng điệp điệp, núi nọ liền núi kia, núi này chồng lên núi khác, ngoài núi có núi, trên núi có núi, ngọn thì chạm mây, ngọn cây chạm giời. Hổ gầm gấu hét, dã thú hàng đàn, báo hú hươu kêu, nai rừng từng lũ, vào rừng ngẩng mặt lên không thấy giời, lên đỉnh cúi đầu nhìn không thấy đất. Một bọn phỉ nhỏ giết người không biết gớm tay, ẩn nấp trong rừng mênh mông. Tìm ngả nào cho thấy? Kiếm ngả nào cho ra?

      Kiếm Ba buồn bực, đầu óc rối bời.

       Một buổi tối, anh cùng với hai chiến sĩ Cao Ba và Lý Hồng Nghĩa, thuận chân men theo phía tây sườn núi Cửu Long Hội, trông về phía tây bắc, bỗng phát hiện ra bên ngọn suối ở sườn núi, một ánh sáng nho nhỏ. Mới đầu anh tưởng là chất lân tinh ở khe suối, sau nhìn kỹ thấy ánh lửa đỏ, không động đậy mới quyết đoán không phải lân tinh, mà có người ở trong. Anh kéo Cao Ba và Lý Hồng Nghĩa đi về phía ánh đèn. Lại gần đến nơi, thì thấy một cái hang trong sườn núi, ba mặt đều là vách núi, phía nam gần ngọn suối, ở giữa mở một cái cửa, hai bên cửa đều có cửa sổ.

       Trong nhà vọng ra một tiếng rên khe khẽ. Kiếm Ba đẩy cửa bước vào. Một ông già ngồi trên giường, chân đắp một cái áo lông cừu đã rách, đang đốt một mảnh cây thông. Ngọn lửa cháy xèo xèo, tỏa ra một mùi khét lẹt. Ông già ngồi dưới ánh đèn, đầu tóc bạc phơ, râu trắng như cước. Vừa thấy ba người bước vào, cơn giận dữ của ông đã bốc lên ngùn ngụt.

      - Chào cụ ạ!...

      - Các anh đuổi tôi xuống núi, hãy còn chưa bằng lòng, mà lại còn muốn đến tận đây giết chết tôi nữa hay sao? Thật không còn giời đất nào nữa!

       Ông chẳng hỏi han gì, thốt ngay ra mấy câu đó, làm cho Kiếm Ba không hiểu được vì đâu mà ông cụ giận dữ. Anh đoán rằng chắc lại do bọn thổ phỉ đã gây chuyện gì đây.…

     Anh liền vui vẻ giải thích cho ông già:
     - Cụ ơi, chúng tôi là nhân dân giải phóng quân, không phải thổ phỉ trong núi, chúng tôi tới đây để tiễu phỉ, trừ hại cho nhân dân.

      Ông già chẳng hề thay đổi thái độ, nắm ngay một thanh gỗ để ở duới gối, hất mảnh áo da ở trên đùi, quắc mắt nhìn Kiếm Ba như muốn liều thân một mẻ.

      Cao Ba vội vàng gạt Kiếm Ba về đằng sau, nhắc lại câu Kiếm Ba vừa nói, rồi cởi áo dài, bỏ mũ, để lộ ra bộ áo quần của chiến sĩ giải phóng quân.

      Ông lão lim dim đôi mắt, ngắm nghía một hồi, tỏ vẻ đã tin. Cơn giận nguôi rồi, ông ngồi gác chân lên cạnh giường.
      - Thế ra các anh không phải là thổ phỉ?

      Kiếm Ba sợ ông già không nghe rõ, nên nói rất to, từng câu, từng chữ:
      - Chúng tôi không phải là thổ phỉ, chúng tôi là nhân dân giải phóng quân đến đây tiêu diệt thổ phỉ, trừ hại cho nhân dân.

      Ông già ngồi trầm ngâm lặng yên trong mấy phút, lẩm bẩm nói một mình:
      - Quân Chính phủ à? Hừ! Đời đời kiếp kiếp quân đội và thổ phỉ đều là có họ với nhau, thổ phỉ gây tai họa, quân đội cũng gây tai họa! Loạn lạc mấy đời nay không do quân đội thì cũng do thổ phỉ gây ra, chỉ khổ thằng già này...

       Ông già thở ra một cái rất dài:
       - Sáu mươi năm nay, hổ báo sài lang không hại được tôi, mà bây giờ lũ quỷ sứ lại đuổi được tôi xuống núi!

      Kiếm Ba cảm thấy cách nhận xét của ông già đối với xã hội cũ là có nguồn gốc. Anh tươi cười bước đến bên cạnh ông già, thân mật vui vẻ:
      - Cụ ơi, chúng tôi không phải là binh lính của xã hội cũ, chúng tôi là bộ đội con em của nhân dân. Cụ dùng sợ. Chúng tôi không giống quân đội phản động một tí nào.

      Ông già vẫn không nói, với tay lấy cái điếu dài châm lửa hút, thở ra một làn khói làm loãng bớt mùi khét lẹt của nhựa thông.

      Kiếm Ba ngồi sát bên ông lão, thấy ông người nóng, hơi thở khò khè, anh sờ tay ông cụ, vội hỏi:
      - Cụ ơi! Trong người cụ có bệnh?

      - Anh còn hỏi làm gì? Tôi đã biết thừa rồi!

      Cơn giận của ông già lại bốc lên. Lão hậm hực, lẩm bẩm, như muốn trút ra nỗi uất ức nung nấu trong lòng…

       Kiếm Ba hiểu rõ tấm lòng ông già, quay lại bảo Cao Ba:
       - Chạy mau về gọi Bạch Như, nói ở đây có người ốm.

       Mặc ông già có nghe hay không, Kiếm Ba vẫn tìm mọi cách dùng lời lẽ dễ hiểu để giải thích về Nhân dân giải phóng quân……
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 05:20:26 pm »

     

      Hai mươi phút sau, Cao Ba dẫn Bạch Như lại. Qua một lúc lâu nói chuyện với Kiếm Ba, ông già đã bớt giận. Lão tò mò để ý xem xét bốn ngưòi quân nhân xa lạ này. Khi lão nhìn thấy Bạch Như, cởi áo dài, và mũ quân nhân, để lộ đuôi sam ra làm cho lão càng bình tĩnh thêm.

       Bạch Như vừa thử nhiệt độ cho lão, vừa hỏi bệnh:   
      - Cụ có ho không? Có đi tả không ạ?

      - Vừa ho, vừa tả.

       Ông già trả lời với một tiếng thở dài, nét mặt tỏ ra vô cùng đau khổ, buồn bã.

      - Mấy hôm nay rồi?

      - Từ đêm hôm kia.

      - Đã ăn tí cơm nào chưa ạ?

      - Tôi bực mình hai ngày nay chẳng ăn uống gì! Đồ chó má...

      Ông già bắt đầu kể lể tâm tình và nỗi uất ức của mình. Số là: Cách đây ba ngày, có ba tên thổ phỉ không biết từ đâu lại, đến ăn cuớp đồ đạc của lão và đuổi lão xuống núi. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, ông lão vẫn ở trên ngọn núi này đi hái nấm, năm nay sáu mươi tám tuổi, mùa xuân, mùa thu lên núi, mùa đông, mùa hạ xuống chợ. Cả đời độc thân không vợ con, không họ hàng thân thích. Không ai biết tên ông là gì. Người ở vùng này thường gọi ông là "Lão Nấm".

       Trong câu chuyện, thấy rõ ông già tính tình hào hiệp, rất gan dạ, sống chết không sợ, tuy đã gần bảy mươi, nhưng mắt vẫn sáng ngời, sức lực còn mạnh mẽ.

       Bạch Như xem bệnh biết rằng ông lão bị đau ruột, liền cho lão uống thuốc, tiêm, nấu cháo và đun nước nóng cho lão rửa tay, rửa mặt, chăm sóc lão giống như con gái lão, luôn miệng gọi lão là ông.

       Ông già ngắm nghía từng cử chỉ của Bạch Như, khi thì thở dài, khi thì buồn bã, có khi như muốn thổ lộ nỗi niềm tâm sự với Bạch Như, mắt ông ươn ướt cảm động.

      Ông già lau nước mắt, hỏi Bạch Như:
      - Cô là con gái nhà ai?

      - Cháu là con nhà nghèo, bố trồng rau, mẹ bán rau.

     - Chồng làm gì?

     - Mười tám tuổi, chưa có chồng.

     Câu trả lời thành thật, tự nhiên của Bạch Như làm cho mọi người cười rộ.

     - Thế ra, con gái cũng có thể...

     - Đúng đấy! Con gái cũng có thể tòng quân đánh giặc, tiễu trừ thổ phỉ, bảo vệ người nghèo.

      Ông già từ từ nhắm mắt, hai tay để trước ngực, miệng lẩm bẩm:
      - Xin Sơn thần phù hộ cho các người!

     Khấn mãi không nghỉ, giọng khấn mỗi lúc một nhỏ dần, hình như ông lão muốn ngủ.

      Đầu óc Kiếm Ba vẫn chỉ quanh quẩn nghĩ đến tình hình... tình hình, bụng dạ chẳng yên. Anh bèn để Cao Ba và Bạch Như ở lại chăm sóc ông cụ, anh cùng Lý Hồng Nghĩa ra về.

      Khi sắp đi, anh nói nhỏ với Bạch Như:
      - Ông già thật đáng thương, cả đời không có người thân thích, cả thế giới từ trước đến nay chưa có cái gì làm ông âu yếm.

       Bạch Như yên lặng gật đầu, Kiếm Ba bổ sung thêm một câu nữa:
       - Có lẽ ông già có thể thành một bản đồ sống về núi "Ông Già".

       Bạch Như gật đầu:
        - Tôi hiểu ý anh rồi. Tôi hết sức cố gắng. Ông già có thể giúp ích nhiều cho chúng ta.

      Ba ngày sau, nhờ có Bạch Như chăm sóc, thuốc men, ông già đã được bình phục. Ông già hiền lành, muốn nhận Bạch Như làm cháu gái, cho nên sáng nay trời chưa sáng, ông đã chạy vào trong thôn mời Kiếm Ba làm chủ lễ.

      Mặt trời đã lên đỉnh ngọn cây. Sau sáu tiếng đồng hồ nghỉ ngơi, tiểu phân đội đã lại khỏe khoắn, Kiếm Ba, Dương Tử Vinh, Lưu Huân Thương, Siêu Gia, Cao Ba, Lý Hồng Nghĩa, Bạch Như, cùng đến cả căn nhà lão Nấm. Ông già mừng rỡ vô hạn, lấy chè hoàn đồng ra đãi khách quý. Ông già móc ở trong hốc tường ra một gói bọc vải, đưa cho Dương Tử Vinh, Dương Tử Vinh nhoẻn miệng cuòi:
       - Ái chà, ông lại mừng quà cho cháu gái đây.

       Nói xong, mở gói bọc vải lộ ra một cái hộp gỗ trầm thơm ngát, trắng như ngà voi. Huân Thương mở nắp hộp. Mọi người xúm lại xem, trong hộp gỗ để một thứ đen ngòm ngòm trên có lông mượt, một thứ giống như hột đậu nhỏ.   

      Siêu Gia đưa vật đen đen lên mũi ngửi, cười khúc khích, vỗ vào vai Bạch Như:
      - Này cô "Bồ Câu Trắng"! Ông cô thật là chu đáo.

       Nói rồi anh giơ cao vật đen đen lên, bắt chước giọng của người làm xiếc bán cao, rao hàng:
      - Thuốc này không trị đau đầu nhức óc, không trị gãy xương, cũng không trị bệnh ngủ trưa. Chỉ  chuyên trị bệnh đàn bà kinh nguyệt không đều. Đây là một thứ của quý ở Quan Đông Sơn. Chính hiệu cao hươu bao tử.

       Mọi nguời cười ầm vang cả căn nhà.….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #35 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 01:16:04 am »

       

     ….Siêu Gia lại cầm đến vật giống hạt đậu:
      - Thuốc này gọi là nhân sâm. Không trồng được, không ăn được, chuyên trị một thứ bệnh khó đẻ, gọi là thuốc dễ đẻ.

       Mọi người cùng nhìn Bạch Như cười rộ. Ông già  cũng cười khanh khách. Bạch Như trái lại, có vẻ thẹn thùng tay che miệng, đầu cúi xuống.

      Sau đó, Bạch Như đem đồ lễ của nàng và của phân đội đưa cho ông già. Một thứ là bộ áo cánh trắng do Dương Tử Vinh và Lưu Huân Thương khâu, một thứ là cái túi đựng thuốc do Bạch Như thêu bốn chữ ”Thọ như cây tùng". Ông già nhận hai tặng vật, nắm chặt tay Kiếm Ba và Dương Tử Vinh, cười khà khà, rồi bỗng ông rơi nước mắt.

      Bạch Như lấy khăn mùi-xoa trắng lau nước mắt cho ông già:
       - Ông ơi, ông bảo sáu mươi tám năm nay, ông chưa bao giờ khóc? Vậy mà hôm nay tại sao ông lại khóc?

       Hai tay lão Nấm xoa đầu Bạch Như nói không lời:
      - Cháu ơi! Ông sáu mươi tám tuổi đầu, mà đây lần thứ nhất….

       Mọi người ngồi xuống mép giường và trên súc gỗ nhỏ dưới đất, uống hớp nước trà hoàn đồng, trà ngon có tiếng của ông lão hái trên núi. Ông già chuyện vãn một hồi. Kiếm Ba liếc nhìn Bạch Như, chị hiểu ý, lắc đầu gối ông già, hỏi:
        - Ông ơi, ông vẫn nói con thỏ bé trên núi Ông Già cũng quen ông. Ông bảo thổ phỉ nhất định ở trên núi Nãi Đầu, có thật không? Ông nói chúng cháu nghe, để chúng cháu tiêu diệt chúng nó.

       Lão Nấm nhổ một bãi nước miếng, gõ gõ vào túi thuốc, nét mặt hớn hở, tươi tỉnh, uống một hụm trà,
nói:
      - Lão Nấm tôi, sinh ở trên núi Ông Già, lớn trên núi Ông Già, ăn ở trên núi Ông Già, ngủ nghê trên núi Ông Già. Hai chân tôi đi khắp dẫy núi Ông Già. Nói cho vui, thật đến cả con thỏ cũng biết tôi.

      Mọi người đồng thanh yêu cầu ông già:
      - Thế thì cụ kể chuyện núi Nãi Đầu đi!

      Lão Nấm vuốt sợi râu bạc, đánh nhịp đọc từng câu trong một đoạn sơn ca:
        Nãi Đầu Sơn,
        Nãi Đầu Sơn,
        Ở về miền Tây Bắc
        Sườn núi có một hang,
        Trong hang có thần tiên,
        Đỉnh núi có cái giếng,
        Giếng có chín con mắt.
        Uống một hớp nước giếng
        Người già sẽ trẻ ra.


       Ông già lại nói tiếp:
       - Núi này là đất của thần tiên, địa thế hiểm yếu dân gian nói rất đúng:
      Trèo lên Nãi Đầu Sơn
       Phép lạ có thể thay đổi giời đất,
       Đi vào Tiên Cô Động
       Đến Tề Thiên Đại Thánh cũng phải hàng.


       Hơn bốn mươi năm trước đây, tôi cũng cùng lứa tuổi như các anh, vào quãng tháng Mười, chưa có tuyết, trời nổi gió to, tay tôi cầm ngọn giáo, lưng đeo túi đựng nấm, giắt con dao găm, một mình đi lên Nãi Đầu Sơn.

      Đến núi Ngưu Độc qua đèo Khuyên Mã, trèo lên ngọn Thủy Phân, vượt qua đầm con Cóc, bò đến Lạp Chúc Đài, rồi lại vượt qua mấy quãng núi rừng hoang chẳng có tên, chẳng có ai qua lại, nhìn về phía trước, không còn rừng rậm nữa, toàn là núi đá lởm chởm. Mặt trời chiếu xuống, ánh hào quang sáng rực.

     Men theo một cái khe vách đá, đi xuống phía bắc, hai bên đều là vách núi cheo leo, nhìn lên thấy chóng mặt, gió thổi đập vào núi đá vù vù như lay đổ núi. Ngẩng mặt lên giời, chỉ rộng như một dòng sông, mây trắng bao phủ từng ngọn núi, nối liền các ngọn núi cao, thẳng tắp giống như một cái cầu bằng mây. Cha tôi thường nói: "Đi trên cầu mây có thể lên giời". Quả là đi lên cầu mây, ngẩng đầu có thể chạm giời, với tay có thể sờ thấy giời.

      Qua nhiều vách đá lởm chởm, qua một con đường vòng tròn, ở chính giữa là một tòa núi Nãi Đầu. Bốn chung quanh khu đá lởm chởm đều là những ngọn núi to dốc dựng đứng, vây chặt lấy tòa Nãi Đầu Sơn vào giữa. Hình dáng núi Nãi Đầu thật giống như cái vú của người đàn bà. Chân núi tựa như chân vú, đầu vú là một khối đá đen ngòm, cao độ trăm trượng. Đỉnh núi Nãi Đầu có một lớp đất đen, trên mọc một lớp cây cao.

       Phía tây cách núi Nãi Đầu độ năm, sáu dặm, bên cạnh khu đá lởm chởm là núi phun nước. Núi phun nước là một tảng núi đá xanh, nước từ các kẽ đá phunra. Nước phun vừa mạnh vừa xiết, nhìn xa giống như cái cột nước, chống vào núi đá, có đến mấy nghìn cột nước như thế. Lại có những làn nước chảy ra từ các kẽ trên lưng chừng núi, kể có đến hàng trăm cái. Mỗi cột nước, mỗi một làn, ào ào chảy xuống chân núi, rồi bắn tứ tung, như trăm nghìn hạt ngọc, khi mặt trời chiếu xuống, ánh lên dủ các màu sắc, thật là tuyệt đẹp!

       Cách phía bắc núi Nãi Đầu năm, sáu dặm là rừng núi đá. Có một lô hang đá, sát cạnh ngay núi phun nước. Mỗi một cây đá của rừng núi giống hệt như một cây thông lớn. Vỏ cây, thân cây thật chẳng khác cây thông tí nào. Chỉ khác một đằng là cây đá, một đằng là cây gỗ, không có cành, nếu có cành nữa thì thật là thần tình!

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #36 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 06:54:28 pm »

     
      Phía đông là ngọn núi Mỏ Diều, trên ngọn có một khối đá lớn, hệt như mỏ con diều hâu. Núi Mỏ Diều cách núi Nãi Đầu rất gần, độ hơn một trăm bước. Nhưng núi dốc dựng đứng, trên cao lơ lửng một tảng đá như mỏ con diều hâu quay về Nãi Đầu Sơn, như con diều hâu muốn chìa mỏ sang bú, mỏ nhọn như sắp mổ vào ngọn cây trên đỉnh núi Nãi Đầu. Đến chân núi Nãi Đầu, ngẩng lên nhìn, cha mẹ ôi, thì chết khiếp! Tảng đá đen to treo lơ lửng trên đầu, che lấp cả trời, đất cũng tối đen, mắt nhìn ra quáng dở như sắp sửa ngã xuống. Gió lạnh thổi rít lên từng hồi, rét buốt thấu xương, rêu xanh phủ đầy vách đá.

      Còn nhìn về núi Nãi Đầu, chỉ có một con đường có thể leo lên đỉnh, ở vách núi phía tây. Con đường này có từng bậc bước lên, giống như được con người đục ra, tất cả có mười tám đoạn, mỗi đoạn lại có mấy chục bậc, người ta gọi là Thập Bát Đài. Đường Thập Bát Đài chỉ đi vừa một người, hai bên đều là vách dốc ngược. Lên xuống núi Nãi Đầu, nếu không qua Thập Bát Đài, thì chẳng còn đường nào đi nữa.

       Lên đến lưng chừng núi, có một kẽ núi, bên kẽ núi có một cái hang to. Cửa hang quay về hướng tây, đối diện với núi phun nước, trong hang có thể được hai mươi bàn tiệc, rộng độ mười gian. Hai bên hang lại có hai hang nhỏ. Một cái thông lên đỉnh núi, gọi là hang lên giời, lên mãi cho đến ngọn cây trên đỉnh núi. Một cái xuống dưới đất, gọi là hang xuống đất, hang không đáy, tối mò mò, gió thổi vù vù. Từ trước đến giờ chưa ai dám xuống hang này.

      Tôi đã ngủ trong hang một đêm, rất ấm. Ngày hôm sau, đi theo con đường nhẵn thín của hang giời lên đỉnh núi. Cửa hang rộng bằng một gian nhà to, bò lên dốc, là một đường hang nhẵn toàn đá đen to.

       Đỉnh núi là một mảnh rừng cây lâu đời, có cây cổ thụ hàng mấy trăm năm, đổ ngả đổ nghiêng. Lại có những cây cao chọc giời. Dưới chân là một nền cỏ mượt như thảm nhung giải trên mặt đất. Đỉnh núi dài độ năm dặm, rộng độ ba dặm. Khu chính giữa núi Nãi Đầu, có một chỗ đá lõm sâu hơn năm thước, dưới chỗ lõm có chín cái lỗ, nước chảy từ trong lỗ ra, những luồng nước to như chuỗi bánh bao, bốn rnùa chảy mãi không ngừng, giống như những dòng sữa của người đàn bà, ngưòi ta gọi là suối Thiên Nhũ, nghĩa là suối sữa giời. Đất của thần thánh, thì núi cũng cao, mà nước cũng cao. Tôi đã ngần này tuổi đầu mà chưa bao giờ thấy nước cao. Nước phun suốt cả ngày, trời hạn thế nào cũng không cạn, trời mưa thế nào cũng không đầy. Hai bên giếng mọc toàn giống cây trà hoàn đồng. Ngưòi ta nói uống nước ở suối này và uống trà ở đây người già có thể trẻ lại.

       Cho nên hôm nay tôi đặc biệt đem thứ trà này đãi các anh là những người khách quý.

      Hang này là cái hang tiên, năm đó cha tôi bảo tôi rằng, đó là Động Tiên Cô...

       Bạch Như tuy không tin, nhưng khi nói đến tiên cũng tò mò muốn hỏi:
      - Thế nào! Vị tiên này cũng là tiên nữ?

       Nghe Bạch Như hỏi, mọi người phá lên cười. Còn Kiếm Ba thì trái lại, đang suy nghĩ tỉ mỉ về những điều ông già nói, về những điều có ích cho anh em như địa hình, trở ngại về thiên nhiên v.v... và suy nghĩ làm thế nào khắc phục được các trở ngại thiên nhiên này.

       Lão Nấm liếc nhìn Bạch Như:
       - Nghe đây, cô cháu gái ơi: Từ đã lâu lắm, ngày xửa ngày xưa, cũng không biết cách đây bao nhiêu năm, về phía đông nam có một bộ lạc. Trong bộ lạc có hai vợ chồng già chăn cừu. Ông lão chẳng có con giai, cũng không có con gái. May sao giời phù hộ cho mãi đến 50 tuổi đẻ được một người con gái. Hai vợ chồng quý đứa con gái như hòn ngọc. Người ta nói cỏ linh chi rất quí, nên ông bà bèn đặt tên cho đứa con độc nhất của mình là Linh Chi. Nàng Linh Chi thông minh, lanh lợi, mặt đẹp như tiên, tóc đen dài rẽ thành hai bím đuôi sam. Và người ta gọi cô là “cô gái đuôi sam”. Nàng hát rất hay, bắn cung rất giỏi, cưỡi một con nai hoa tám sừng đi nhanh như bay..

      Trong bộ lạc có một thanh niên tên là Anh Nhi, là một người săn bắn giỏi không ai bì kịp, cưỡi con ngựa lông trắng bờm quăn, thổi một chiếc sáo trúc dài. Khi chàng thổi chiếc tù và, hổ báo không dám động. Khi chàng hú lên một tiếng, sói lang cũng phải run. Chàng có thể vật nhau với hổ, đánh nhau với báo.

      Linh Chi rất thích nghe tiếng sáo trúc của Anh Nhi, không lúc nào muốn rời đôi mắt đen to lóng lánh, cùng thân hình dũng mãnh của Anh Nhi. Hai người rất quyến luyến nhau.

       Năm Linh Chi 13 tuổi, có tên tù trưởng Chư Đại Tiêu ở một bộ lạc dã man gần đấy, nhất định đòi lấy nàng. Hắn đem dến không biết bao nhiêu trân châu bảo thạch, nhưng nàng một mực từ chối.

       Mùa thu năm ấy, Chư Đại Tiêu thừa lúc Anh Nhi đi săn ở núi xa, dẫn cả bộ lạc hơn trăm ngưòi sang bắt cóc Linh Chi. Cả bộ lạc nơi nàng ở đánh không lại, phải rút lui. Chỉ còn lại một mình nàng. Chúng giải nàng đi, nàng không cưỡi ngựa của họ Chư, cũng không cưỡi bò của họ Chư, chỉ cưỡi con nai Hoa Mai tám sừng thân yêu của nàng.

      Đi qua bao nhiêu đoạn đường, vượt qua bao nhiêu ngọn núi, nàng Linh Chi khóc khan cả tiếng. Khóc đến nỗi nai cũng phải chảy nước mắt, đến nỗi chim cũng phải ngừng kêu.

      Ba hôm sau, Anh Nhi trở về nhà, chạy đến lều nàng Linh Chi, chỉ thấy lều không. Chàng đau đớn, buồn bã bỏ cả ăn uống, nhảy lên ngựa, đeo chiếc cung nặng 300 cân, một mình đuổi theo, đuổi năm ngày đêm, đến một cánh đồng cỏ, Anh Nhi giao chiến với bọn gia nhân của Chư Đại Tiêu.....
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2019, 01:45:18 am »

     

         Hơn một trăm tên gia nhân của Chư Đại Tiêu vây chặt lấy Anh Nhi. Nhưng Anh Nhi không hề nao núng. Chiếc cung dài của chàng bắn không mũi nào ra ngoài, giết bọn gia nhân người ngựa ngổn ngang. Nhưng chàng chỉ có một chiếc cung, bảy bọc tên.  Một người một ngựa, chàng đánh từ sáng sớm cho đến chiều tà. Bọc tên của chàng đã hết, tay đã mỏi,  ngựa đã mệt. Khi nghe thấy tiếng nàng Linh Chi gọi "Anh Nhi, Anh Nhi!". Chàng liền mở một đường máu, gạt nước mắt, lao vào rừng. Chàng nghĩ đến những người bạn đi săn.
        - Đúng rồi! Về gọi họ đến!

       Chàng phi ngựa trở về bộ lạc của mình, đứng trên núi hú lên mấy tiếng, lay chuyển cả rừng núi. Mỗi tiếng chàng hú, lại nghe thấy một tiếng "Anh Nhi". Tiếng kêu hình như của nàng Linh Chi, cũng hình như của những bạn trẻ đi săn cùng chàng.

       Chư Đại Tiêu thắng trận, vội vã đi ngay, vượt qua một trăm linh tám cái khe, trèo qua một trăm linh chín ngọn núi, đến một đỉnh núi xinh đẹp gọi là ngọn Linh Chi.   

      Tên núi giống với tên nàng con gái, trên núi mọc toàn thứ cỏ linh chi, hoa linh chi cũng đỏ hồng như má nàng Linh Chi. Đỉnh núi thường có chim phượng hoàng hót.

       Khi mặt trời lặn, họ cắm trại ở bên cạnh suối Linh Chi, dưới ngọn Linh Chi. Nàng Linh Chi buộc con nai của nàng cho nó ăn no cỏ linh chi trên núi, uống no nước suối Linh Chi. Nàng khóc rất thảm thiết. Khóc đến nỗi trăng không tỏ, sao cũng phải mờ. Nước suối chảy rì rầm, như cũng lên tiếng than thở. Linh Chi gọi cha mẹ, gọi Anh Nhi. Nàng khóc cho đến nửa đêm.

       Bỗng nhiên có một tiếng nổ long trời, khe núi nứt ra, gió thổi như bão, lật tung cả lều trại, những tảng đá to va vào nhau loảng xoảng. Đàn ngựa giật đứt dây cương hí vang trời, chạy biệt tăm tích. Gió thổi mạnh đến nỗi nàng Linh Chi mê man bất tỉnh.

        Con nai của nàng không sợ gió, cõng nàng Linh Chi, trèo non vượt núi, chạy cho đến sáng, gió tạnh mây tan. Trong cơn mê hoảng, nàng Linh Chi bỗng nghe thấy tiếng sáo du dương. Lại nghe thấy con tuấn mã hí, ngủi thấy mùi thịt thơm.

      Nàng tỉnh dậy, mở mắt, chẳng thấy lều trại mà chỉ thấy một cái hang núi. Thì ra Anh Nhi đang vui mừng nướng thịt, thổi sáo, chờ nàng tỉnh dậy. Con tuấn mã và bộ cung tên ở bên cạnh. Hai người phấn khởi vui mừng khôn xiết !

       Nhưng trên núi này không có nước, dưới đất không có gạo, không có cừu, không có cha mẹ, cũng chẳng có hoa cỏ gì. Đang khi lo buồn, bỗng có một tiếng hát thánh thót, êm êm theo làn gió đưa lại. Hai  người nhìn theo tiếng hát, thấy từ xa tiến lại bốn nàng. Một nàng quần đỏ áo xanh, tay cầm hồ lô. Một nàng quần xanh áo đỏ, tay cầm bó hoa tươi. Một nàng quần áo vàng, tay cầm cây lúa. Một nàng toàn thân xanh như lá cây, tay cầm đuôi con phượng. Anh Nhi và Linh Chi cùng tiến lên chào đón.

       Bốn nàng vui vẻ thân mật, xưng tên họ từng người một:
       - Tôi là tiên Thanh Tuyền, tôi là tiên Bách cốc, tôi là tiên Bách Hoa, tôi là tiên Bách Điểu. Anh chị đừng buồn. Làm việc sẽ đem lại cho các người hạnh phúc.

       Nói xong, bốn nàng vung tay một cái, tụ nhiên thấy một ánh hào quang chói lọi, một ngọn núi phun ra nước, núi Nãi Đầu sinh ra gạo, cỏ xanh mọc đầy dưới đất, trăm hoa đua nở, trên giời không biết bao nhiêu là chim choc bay lượn. Nàng Linh Chi vui sướng ca hát. Anh Nhi thổi sáo. Hai người mừng rỡ cho đến nửa đêm, mới nghĩ đến việc bái tạ bốn nàng tiên. Song bốn nàng tiên đã biến mất, chỉ còn lại đám mây hồng đẹp bay trên không.

    Từ đó, hai vợ chồng nàng Linh Chi làm lụng trên núi Nãi Đầu và ở trong cái hang này, cấy lúa, giồng rau, săn bắn, hái nấm, chăn cừu, thổi sáo và ca hát. Con cái đầy đàn. Nàng nuôi con nhớn lên, rồi đem cho những người nghèo và người già hiếm hoi. Ai không có con gái thì cho con gái, không có con giai cho con giai. Hai người đều không thích người ta chú ý nhiều đến mình.

      Khi có người hỏi tên thì nàng nói:
      - Muốn gọi là gì cũng được!

      Ở trong hang không biết bao nhiêu năm, hai người bỏ ra đi, cưỡi mây đi khắp bốn bể, làm phúc cho mọi người. Từ đó người ta gọi cái hang này là hang Tiên Cô Cho Con.

       Kể đến đây, lão Nấm uống một hớp nước chè, hút một điếu thuốc, thở ra một làn khói xanh.
       - Hiện nay thổ phỉ đã chiếm núi Nãi Đầu, chiếm hang Tiên Cô, xuống núi giết người, sát hại nhân dân, đuổi tôi xuống núi. Đó là bọn phạm tội lớn đã xúc phạm thần tiên, trái lẽ trời đất, sau này tất sẽ phải liều mạng. Khi nào nàng Linh Chi, Anh Nhi trở lại, họ sẽ tiêu diệt lũ chó má gian ma qủy quái. Nếu chỉ dựa vào sức người mà đánh liều, thì không đánh được đâu !

      Huân Thương nóng ruột hỏi ngay:
      - Cụ bảo thế nào?

      - Tôi nghĩ bốn mặt chẳng có đường lên, chỉ có một con đường độc nhất vào hang, qua Thập Bát Đài, chỉ vừa một nười đi, nhiều người không được. Chỉ có sức thần! Sức thần!

    Kiếm Ba liếc nhìn mọi người rồi nói:
     - Dù thế nào, chúng tôi cũng có thể tiêu diệt được chúng, nàng Linh Chi và Anh Nhi sắp trở về đấy.

     Câu ấy làm cho mọi ngưòi phá lên cười. Siêu Gia vội hỏi ngay đến một việc mà anh chú ý nhất:
     - Cụ ơi, cụ vừa nói núi Mỏ Diều cách núi Nãi Đầu bao xa?

      Lão Nấm nghĩ một chút, đáp:
      - Tính đường thẳng độ năm, sáu trượng!

      Hình như đã đoán biết ý câu hỏi, ông già lắc đầu:
      - Xa thì chẳng xa lắm, độ năm trượng, người làm sao mà nhảy lên được? Bên dưới khe sâu độ trăm trượng, đá lởm chởm răng sói, nhìn xuống chỉ chực ngã, làm cách nào vượt qua? Núi Mỏ Diều thì cao, núi Nãi Đầu thì thấp. Không lên được đâu! Không lên được đâu!

      Siêu Gia lại hỏi:
      - Cao độ bao nhiêu?

      - Tục ngữ có câu: Diều hâu chìa mỏ bú, ngọn cây đọ sao bằng. Nghĩa là ngọn cây cao nhất ỏ trên Nãi Đầu, cũng không cao bằng núi Mỏ Diều.

      Huân Thương vội hỏi to:
      - Bây giờ đã mấy năm rồi, cây phải mọc cao lên, thì có cao bằng không?

       Mọi người lại cười rộ.

       Lão Nấm vừa cười, vừa nói một câu hóm hỉnh:
       - Tục ngữ nói rất đúng: Cây cao không thể chống giời, người già không thể sống ngoài trăm năm. Tôn Ngộ Không bản lĩnh giỏi, cũng không nhảy qua được bàn tay của đức Phật Như Lai. Cái gáo tuy to cũng không bằng cái chậu nhỏ.

       Kiếm Ba lại hỏi từ núi Mỏ Diều đến ngọn cây bao xa. Ông già đáp:
       - Đến ngọn cây không cao lắm, cũng độ dăm ba trượng.

      Kiếm Ba liếc nhìn Siêu Gia lúc đó đang nghĩ ngợi việc gì. Kiếm Ba cảm ơn ông già, đứng dậy xin lui gót. Ông già bịn rịn quyến luyến, tiễn đưa các đồng chí ra tận ngoài cửa động……
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #38 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2019, 08:25:24 am »

                                                                                                 

                                                                                                                        HỒI THỨ TÁM

                                                                                      NHẢY QUA KHE, BAY QUA NÚI, TẬP KÍCH TẬN HANG HÙM.



       Chiều tà. Ánh mặt trời vàng nhạt chiếu vào tận động Tiên Cô.

      Trong động, tướng phỉ là Hứa Gậy Gộc và con cả hắn là Hứa Phúc, nằm cuộn như lưng tôm trên tấm nệm da hổ, hút thuốc phiện ro ro.

      Phía bên kia động, bọn thổ phỉ đang đánh bài cẩu, hát hò dâm loạn. Đứa nào cũng râu dài một tấc.

      Đinh mắt lác, nhọc thở hổn hển nghiến răng mím miệng, bò lên khỏi dốc Thập Bát Đài và vào động Tiên Cô giữa lúc bọn phỉ đang chửi nhau và cười ầm ĩ. Nó tiến vào chỗ Hứa Gậy Gộc nằm, chợt ngửi thấy mùi thuốc phiện, nó rụt cổ lại, hai con mắt nhìn chăm chăm, hai lỗ mũi ra sức hít hơi khói thuốc phiện mà Hứa Gậy Gộc vừa mới nhả ra. Sau đó như đỡ cơn nghiện, nó thở ra một cách khoan khoái, rồi mở miệng:
      - Báo cáo lữ trưởng!

      Hứa Gậy Gộc đang kéo dở hơi thuốc phiện, nghe tiếng Đinh mắt lác, bèn rít mạnh nốt điếu thuốc, xoay mình nằm ngửa lại, khe khẽ gật đầu, mũi thở ra hai luồng khói nhàn nhạt.

      Đinh mắt lác, lại giương mũi hít lấy hít để rồi nói:
      - Bẩm lữ trưởng, có tin của Trịnh Tam Pháo và của bà lớn. Hầu chuyên viên rất khen ngợi việc chúng ta đã càn quét thôn Sam Lam thành công. Ngài đã phong ngay Trịnh Tam Pháo làm đoàn trưởng và nói khi nào quốc quân đến sẽ đề cử lữ trưởng làm phó tư lệnh.

      Hứa Gậy Gộc dương dương tự đắc, "ừ" một tiếng, rồi nằm ngửa lại thở ra một luồng khói thuốc phiện trắng và dày đặc. Đinh mắt lác lại giương mũi hít khói.

      Hứa Gậy Gộc để dọc tẩu xuống, duỗi hai chân ra:
      - Còn phải nói! Lão Hứa này vẫn là tay dám làm những việc lớn. Hừ! Ai bì được với ta!

      Nói xong, nó giơ hai chân lên giời, rồi hạ hai chân xuống lấy đà ngồi nhổm dậy:
     - Lữ trưởng Lý Đắc Lâm chỉ là con lợn béo tham ăn vô dụng; Tọa Sơn Điêu tuy là tay khá, nhưng chỉ hám tiền, không có tiền không làm. Cửu Bưu là thằng ăn cắp già đời, hám lợi, nhưng không muốn ra tay. Mã Hy Sơn cũng có thể làm ăn được, nhưng đã rời khỏi chốn cũ của nó rồi, nên cũng chẳng nước mẹ gì.

      Hứa Gậy Gộc vừa giụi đôi mi mắt dày, vừa nói:
      - Thế nào, có tình báo gì hay không? Xem Hồng quân thế nào? Để các ông xơi cho chúng nó một mẻ.

      Đinh mắt lác cười tít, mặt nhăn lại, mắt hấp ha hấp háy:
      - Bẩm lữ trưởng, có món bở, chuyến này xuống núi thì bở lắm.

      Hứa Phúc cũng đã đủ cơn nghiện, bò nhổm dậy hỏi ngay:
      - Nói mau, nói hết xem nào!

      - Trịnh Tam Pháo đã rời chỗ Hầu chuyên viên và đến Mẫu Đơn Giang rồi. Tin tức đích xác là Hồng quân có chừng một đại đội, nửa tháng nay sục vào trong núi chẳng ăn thua gì, đã thu quân về. Nhưng chúng không trở về Mẫu Đơn Giang, lại đóng quân tại các làng ven núi, giúp bọn nghèo chia ruộng, đánh địa chủ. Chúng đương làm cái việc, mẹ nó chả hiểu một cái gì, gọi là mở "khu đại trắng". Hiện nay ở thị xã Mẫu Đơn Giang, không có quân chủ lực, chỉ có một số tân binh, nhập ngũ chưa đầy hai tháng. Ý của Trịnh Tam Pháo là...

     - Hay lắm, chui vào Mẫu Đơn Giang! Chọc vào giữa bụng Đảng cộng sản!

      Hứa Gậy Gộc đứng phắt dậy:
      - Đúng! Hãy đánh cho chúng một trận, đỡ được đầu không đỡ được chân. Chúng sục vào trong núi, ta đến phá tận thành.

      Đinh mắt lác cũng rướn cặp mắt lác nhìn Hứa Gậy Gộc:
      - Bẩm, ý kiến Trịnh Tam Pháo cũng vậy. Thật là "anh hùng gặp anh hùng!". Hiện nay Trịnh Tam Pháo đang ở trong thị xã bắt liên lạc với những người của ta, chuẩn bị trong đánh ra ngoài đánh vào.

      Hứa Gậy Gộc đắc ý gật gù:
      - Ta đã biết Trịnh Tam Pháo nhà ta không bỏ lỡ dịp nào. Cứ hở đâu là nó chui vào đấy ngay.

      Hứa Phúc từ trên giường nhảy xuống đất, vỗ mạnh vào vai Đinh mắt lác:
      - Chú Đinh này, Trịnh Tam Pháo bắt liên lạc được với trong thị xã, thì chúng ta không phải chỉ có 150 người như bây giờ mà sẽ có tới nghìn người. Một nghìn mãnh hổ như chúng ta vào Mẫu Đơn Giang sẽ như con dao bổ quả dưa vậy. Hừ! Cố lên, phải chặt bọn cộng sản ra làm hai đoạn!

      Hứa Gậy gộc nắm tay đập mạnh xuống giường:
      - Phải đánh cho chúng nó như búa bổ quả dưa, đánh cho mềm như bún, cho nhừ như tương! Đến lúc đó, thì mày và Trịnh Tam Pháo đập tan ngân hàng của cộng sản. Tao sẽ phá tỉnh đảng bộ của chúng. Còn thằng Hai và thằng Đinh đánh vào bộ tư lệnh quân khu.

      Nói xong cả ba đứa đều cười ha hả.

      Hứa Phúc nhún vai, hỏi:
     - Bao giờ thì bắt đầu?

      Hứa Gậy Gộc chau mày lại, rồi trợn đôi mắt trắng dã lên:   
    - Hành binh cốt nhanh chóng, ngày mai lên đường.

     Hứa Gậy Gộc đi về phía hang của bọn phỉ. Giữa lúc bọn này đương hò hét nô đùa, Hứa cất cái giọng lừa rống to lên:
     - Anh em ơi, ngày mai xuất phát! Chúng mình đến Mẫu Đơn Giang tiêu khiển một chút. Ở mãi động Tiên Cô buồn lắm rồi, xuống thị xã một phen cho thỏa thích.

      Bọn phỉ hất phăng những bài bạc xuống đất, dạ ran một tiếng, rồi đứng phắt dậy, hò hét như điên cuồng.

      Hứa Gậy Gộc nghiến răng lại:
      - Đến đấy mệnh lệnh có ba chữ: "Đốt! Giết! Cướp!". Trở về cứ đếm tai cộng sản mà lĩnh thưởng!

     ..........................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #39 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2019, 04:22:41 pm »

     

       Chiều đổ tối, trăng vừa mọc tròn và sáng….

      Trong thôn Cửu Long, mọi nhà đã lên đèn. Thỉnh thoảng có tiếng chó sủa oang oang.

      Trên sườn đồi, cách thôn hơn một dặm, toàn thể phân đội đang đứng trang nghiêm. Kiếm Ba trong lòng khoan khoái tiến lên trước đơn vị.

     - Các đồng chí, chúng ta đã tìm thấy sào huyệt thứ nhất của kẻ địch. Đây là một nơi vô cùng hiểm trở, hiểm trở đến nỗi chúng ta chưa từng trông thấy, cũng chưa từng nghe thấy bao giờ. Chúng ta phải chịu mọi sự gian nan, san bằng mọi hiểm trở, phá tan sào huyệt của quân thù.

      Anh giảng giải cho mọi người biết cái hiểm trở của ngọn Nãi Đầu Sơn và phương pháp vượt qua sự hiểm trở đó. Sau đó anh phân tích địch tình:
      - Cuộc chiến đấu lần này, chúng ta thật là vào hang cọp để bắt cọp. Binh lực của địch nhiều gấp bốn, năm lần của ta, nghĩa là chúng ta một người phải địch với bốn năm người. Vì thế, thủ đoạn của chúng ta là phải nhanh như chớp, mạnh như sét, đánh cho quân địch không kịp thở. Nếu không được như thế, để quân địch quật lại được, thì chúng ta sẽ thất bại.

      Như thế có phải là mạo hiểm không? Không!

     Anh nói câu đó với một niềm tin tưởng như sắt đá. Tấm thân bách chiến đã từng rèn luyện cho anh một tính cách kiên nghị, càng gặp khó khăn bao nhiêu, anh càng bình tĩnh rắn rỏi bấy nhiêu.

      Anh tiếp tục:
      - Núi non hiểm trở như thế này vốn là bất lợi cho chúng ta, bất lợi ở chỗ chúng ta không điều động được binh đoàn lớn. Bởi vì làm như thế không khác nào chúng ta dùng súc gỗ to, hòn đá lớn để ném chim sẻ, gỗ chưa kịp lia, đá chưa kịp ném, thì chim sẻ đã bay rồi. Nhưng hôm nay chúng ta là bộ đội nhỏ, núi non hiểm trở lại biến thành có lợi cho chúng ta. Quân địch nhất định ỷ lại vào núi non hiểm trở mà mất cảnh giác. Đó là điều có lợi cho chúng ta. Chúng ta sẽ biến núi non hiểm trở thành sức mạnh của chúng ta. Bây giờ chúng ta xuất phát!

      Vừa lúc ấy, ông già Nấm hổn hển chạy lại, về phía Kiếm Ba trách móc:
    - Tại sao? Tại sao không gọi tôi một tiếng?

    - Cụ có tuổi rồi, cụ ạ!

    - Cái gì? Có tuổi cái gì? Hừ! Thử xem sức này xem! Càng già thì xương càng cứng. Các anh dám khinh thường lão à! Được! Để rồi xem thử lão này già như thế nào?

      Bạch Như ôn tồn kéo tay ông lão:
     - Ông ơi! Ông còn phải ở nhà coi giữ tên thợ đồ gốm và thằng Điêu đầu khỉ chứ. Việc này quan trọng lắm đấy.

     - Hừ! Cả cháu nữa, cháu cũng không tán thành ông ư?

      Bạch Như vẫn lo chúng nó chạy trốn.
      - Không phải thế đâu, ông ạ. Nhưng còn hai thằng phỉ kia thì sao?

      Huân Thương và Tôn Đạt Đắc bỗng nhiên cười khúc khích. Ông già cũng bật cười theo:   
      - Không cần cô phải lo đâu! Tôi đã giấu kỹ hai thằng ấy vào một nơi rồi, không ai có thể biết được. Chúng chạy cũng không nổi, chúng chết cũng không xong! Ai cứu chúng cũng không được!

      Số là, ở dưới thềm nhà của ông già có một cái hầm, bốn phía xây bằng đá tảng, trên miệng hầm lại đậy bằng một phiến đá rất lớn. Chiều hôm qua, Huân Thương và Tôn Đạt Đắc đã giúp ông già mở nắp hầm. Ông lấy ra những của báu trên rừng mà ông đã cất giấu từ mười năm nay trong hầm để chuẩn bị theo phân đội xuống núi. Ông ngỏ ý muốn được dẫn bộ đội đi đánh núi Nãi Đầu! Huân Thương và Tôn Đạt Đắc thấy có ông Nấm dẫn đường thì càng tốt, nên đã đồng ý hứa cho ông đi. Vì thế hôm nay trước giờ xuất phát, ba người bàn nhau, đem hai tên phỉ nhốt xuống hầm, bỏ vào đấy cho chúng một chậu cơm, rồi đậy nắp hầm lại. Trên nắp hầm, lại chèn thêm ba tảng đá lớn bằng hai người khiêng nữa.

      Kiếm Ba đồng ý cho ông già đi với tiểu đội Dương Tử Vinh, phân đội lên đường như một mũi tên bắn thẳng vào khu rừng rậm mênh mông.

      Các chiến sĩ đi rất nhanh, nói là đi hay chạy thì cũng chưa đúng lắm. Họ giống như một đàn cá dũng mãnh bơi trong bể cá, tiến như bay, vượt bao núi cao rừng rậm. Gò Khuyên Mã, đỉnh Ngưu Độc, ngọn Thủy Phân, bao nhiêu chỏm núi cao, phân đội đều vượt qua.

       Ông già Nấm đi trước dẫn đầu. Con người gân guốc, suốt đường dài hành quân cấp tốc, không hề có tiếng thở nhọc mệt.

      Vượt khỏi đầm Con Cóc, phân đội theo lệnh Kiếm Ba chia thành hai đường, tiểu đội Dương Tử Vinh mang súng trường, do ông già Nấm chỉ đường leo lên Lạp Chúc Đài, đi theo con đường mà ông già đã qua cách đây 40 năm, tiến vào một cái khe vách đá, đi tới góc tây nam Nãi Đầu Sơn, vít chặt lấy Thập Bát Đài, con đường duy nhất để lên núi, vây chặn cửa động Tiên Cô.   

      Kiếm Ba thì chỉ huy hai tiểu đội Huân Thương và Siêu Gia đi thẳng về phía tây, trèo lên đỉnh núi Mỏ Diều, chuẩn bị vượt qua khe sâu, sang Nãi Đầu Sơn, từ đằng sau động Tiên Cô qua hang Lên Giời đánh xuống.

      Lên tới đỉnh núi Mỏ Diều trước khi bình minh,  vào lúc giời tối nhất. May còn vầng trăng mờ lạnh trên đầu, soi đường cho các chiến sĩ tìm thấy đúng chỗ cái mỏ nhọn của núi Mỏ Diều. Cúi nhìn xuống Nãi Đầu Sơn ở dưới chân thì chỉ thấy hang sâu thăm thẳm, tối om om, và lởm chởm những đá. Gió lạnh hun hút như cắt thịt thấu xương. Những cây to chọc trời trên đỉnh núi Nãi Đầu Sơn giờ đây đã ở dưới chân mọi người, trở thành nhỏ bé, đương nghiêng ngảlao xao trước gió. Cây cối lay động trước gió làm cho chính những núi đồi hình như cũng lay động. Các chiến sĩ trước núi cao, khe thẳm, trong chốc lát cũng thấy hơi chóng mặt, đứng không vững, luôn vuốt mồ hôi, đăm đăm nhìn thẳng về phía Nãi Đầu Sơn xem động tĩnh của quân giặc.

      Kiếm Ba khẽ ra lệnh:
      - Siêu Gia, mau lên! Trời sắp sáng rồi!

      - Có! Tôi hành động ngay.

      Siêu Gia quay lưng lại, bám vào mỏm đá trèo lên, rồi nhìn hết bên này bên khác…..
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM