Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 25 Tháng Tư, 2024, 08:49:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hệ thống pháo đài phòng thủ bờ biển ở Vũng Tàu.  (Đọc 19410 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ov10
Trung tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 11:34:51 pm »

Pháo 200mm ở núi nhỏ Vũng Tàu

Vào đây xem toạ độ:
http://www.panoramio.com/photo/12258639

Logged
ov10
Trung tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 11:36:00 pm »

Những khầu pháo này được sản xuất tại Tokyo vào năm 1909.

Vào đây xem toạ độ:
http://www.panoramio.com/photo/12258642
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2008, 11:38:14 pm gửi bởi ov10 » Logged
ov10
Trung tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 11:37:54 pm »

Những khẩu pháo này bị Việt Minh phá huỷ vào cuối năm 1945, ngay sau khi Pháp quay lại Việt Nam.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 09:37:05 pm »

Những cỗ địa pháo

Ngay phía dưới chân tượng Chúa Kitô, du khách bắt gặp hai cỗ pháo khổng lồ. Đó là một trong số 11 đại pháo của trận địa pháo cổ Núi Nhỏ. Trận địa pháo này là một trong ba trận địa, tạo thành tuyến phòng thủ Vũng Tàu của người Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX và được bổ sung thay thế một số vào đầu thế kỷ XX.  Trận địa pháo phía nam Núi Nhỏ này là một phần trong các trận địa pháo, được xây dựng với mục đích làm tuyến đầu trong hệ thống phòng thủ Vũng Tầu và cửa sông lớn.
 
[attachment=1]

Trận địa pháo Núi nhỏ được bố trí thành ba nhóm theo thế vòng cung bao quát cả vùng Biển Đông và Nam Vũng Tàu. Nhóm thứ nhất, ngay dưới chân tượng Chúa Kitô, gồm 3 khẩu ở độ cao trung bình 136m so với mực nước biển. Ba cỗ pháo ở nhóm thứ nhất có cùng kiểu dáng, cấu trúc và cỡ đạn là 240mm, nòng dài 12,33mm. Trên thân các các cỗ pháo đều có ghi kí hiệu, kích cỡ nòng súng, kiểu dáng và năm sản xuất, trọng lượng của pháo và phân hiệu của đội. Mỗi cỗ đều được đặt trong một công sự đào sâu dưới mặt đất tròn, có đường kính 10,5m. Nhờ hệ thống bánh răng cưa gắn với bệ cố định, các cỗ pháo này có thể quay tròn mọi hướng và có thể nâng cao hay hạ thấp. Các cỗ pháo này được liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn – chứng tỏ đây là một trận địa pháo thường trực.

Nhóm thứ hai, gồm năm khẩu, độ cao trung bình 91 mét so với mực nước biển. Năm cỗ pháo này đều có cùng kiểu dáng, cấu tạo và cỡ đạn là 300mm. Trên thân các pháo đều có ghi các kí hiệu về cỡ đạn, kiểu dáng, năm sản xuất, trọng lượng và phân hiệu khẩu đội. Nhóm pháo thứ hai nằm cách nhóm pháo thứ nhất chừng 300m về phía Bắc. Năm cỗ pháo này được bố trí thành hai ụ cách nhau chừng 20m. Hai ụ pháo này được đặt trong công sự hình chữ nhật sâu dưới mặt đất. Ụ thứ nhất gồm 3 khẩu, ụ thứ hai gồm 2 khẩu ( trên thực tế du khách chỉ thấy còn 4 khẩu ở cả hai ụ, một khẩu chỉ còn lại mâm pháo do súng được chuyển về trưng bày trong bộ sưu tập súng cổ ở sân Bạch Dinh).

Năm cỗ pháo ở nhóm thứ hai cũng có cùng chức năng chiến đấu như nhóm thứ nhất, chủ động tầm hướng nhờ hệ thống răng cưa. Phìa sau các công trình hình chữ nhật làm nơi đặt pháo là các hầm trú ẩn và giao thông hào. Ở mỗi ụ, hầm trú ẩn mở rộng tới 100m, được chia thành nhiều phòng, vừa dùng làm nơi chứa đạn, vừa là chỗ sinh hoạt của pháo thủ.

Nhóm thứ ba, gồm 3 khẩu, ở độ cao trung bình khoảng 90m so với mực nước biển. Ba cỗ pháo của nhóm này có cỡ đạn bằng nhau là 140mm. Trên thân pháo đều ghi các thông số cần thiết. Tuy nhiên, nếu hai nhóm pháo thứ nhất và thứ hai gồm những cỗ pháo được thay thế mới đầu thế kỉ 20 thì ba cỗ pháo này vẫn là những cỗ pháo của giữa nửa cuối thế kỉ XIX. Vì vậy, chúng bị rỉ sét, hư hại nặng. Các ghi chú chi tiết bị mòn, chỉ có thể đọc đầy đủ nhờ so sánh các chi tiết khẩu này với khẩu kia.

Nhóm thứ ba nằm cách nhóm thứ hai 300m, cách nhóm thứ nhất chừng 650m. Ba cỗ pháo được đặt riêng biệt trong ba công sự hình tròn, cách đều nhau 27 mét, và được nối thông với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn.
 
(Ảnh và bài sưu tầm trên mạng)
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2008, 09:40:03 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 09:39:05 pm »

http://bariavungtau.com/index.php?news=209

Làm “sống lại” trận địa pháo cổ Vũng Tàu



Lễ bắn súng thần công triều Nguyễn đã được tái hiện thành công tại Festival Biển 2006 và Khai hội Du lịch 2007. Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch cho biết sẽ kiến nghị UBND tỉnh cho phép nghiên cứu, phục chế hệ thống trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương nằm trên địa bàn TP. Vũng Tàu để đưa vào phục vụ du lịch.

Tiến sĩ sử học Đinh Văn Hạnh, tác giả kịch bản nghi lễ bắn súng thần công chào mừng Festival Biển 2006 và Khai hội Du lịch 2007, cho biết: Năm 1895, sau khi chiếm xong Nam bộ, thực dân Pháp đã nhanh chóng lắp đặt ở Vũng Tàu nhiều ụ pháo và phát triển thành phòng tuyến quân sự quy mô kiên cố. Tuyến phòng thủ ở Vũng Tàu do thực dân Pháp xây dựng từ hơn thế kỷ trước là một hệ thống các trận địa pháo liên tiếp, được bố trí trên một đường thẳng ở các độ cao khác nhau từ tây bắc sang đông nam của núi Lớn và núi Nhỏ. Việc tổ chức phòng tuyến Vũng Tàu một mặt nhằm tạo ra hành lang an toàn tuyệt đối cho cửa ngõ vùng đất Đông Nam bộ mà Pháp trực tiếp cai trị, mặt khác bảo đảm cho chính Vũng Tàu - nơi nghỉ mát và dưỡng bệnh của quân đội thực dân.

Ông Phạm Chí Thân, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bà Rịa - Vũng Tàu, người có nhiều năm gắn bó với công tác bảo tồn trận địa pháo cổ Vũng Tàu, cho biết hiện còn ba cụm với tất cả 23 khẩu cỡ đạn 140 - 300 mm, gồm: trận địa pháo Cầu Đá, trận địa pháo núi Lớn và trận địa pháo Tao Phùng. Trong đó, trận địa pháo Cầu Đá có 4 khẩu pháo, được bố trí theo hình cánh cung hướng ra biển Bãi Trước. Theo ông Thân, sở dĩ chúng được bố trí như vậy vì dựa vào thế núi ở đây, đồng thời chính ưu thế đó đã tạo ra tầm quan sát và tầm bắn rộng. Tất cả các khẩu pháo được bố trí cách đều nhau, được đặt trên mâm pháo quay tròn 3600, có thể nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống chuyển động bằng bánh răng cưa. Bệ pháo rộng 6m, nòng dài 5,5m, sử dụng đạn cỡ 240mm. Những cỗ pháo ở trận địa Cầu Đá được bố trí trên một khu vực cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhưng do phát triển của đô thị, nhà cửa xây dựng sau này đã đè lên và che khuất nên không thể đưa vào phục vụ du lịch.

Khác với trận địa pháo Cầu Đá, trận địa pháo núi Lớn hiện còn khá nguyên vẹn, đã được Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tạo đường lên tham quan. Tuy nhiên, do không được đầu tư đồng bộ và thiếu quảng bá, đến nay trận địa pháo núi Lớn cũng chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Riêng trận địa pháo Tao Phùng, nhờ nằm ngay phía dưới chân tượng Chúa Kitô nên được du khách biết đến nhiều hơn. Mỗi cỗ pháo ở đây được đặt trong một công sự đào dưới mặt đất hình tròn, có đường kính hơn 10m, liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn. Hai ụ còn lại với 8 khẩu pháo nằm ở độ cao thấp hơn, được đặt trong công sự hình chữ nhật, ngoài hệ thống giao thông hào còn có nhiều phòng dùng làm nơi chứa đạn và sinh hoạt của pháo thủ. Cả ba cụm của hệ thống trận địa pháo cổ Vũng Tàu đều đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia, là bộ sưu tập vũ khí cổ lớn nhất Đông Dương có giá trị trong đời sống kinh tế - xã hội, nhưng đều là những di tích “chết” vì không phát huy được tác dụng.

Theo ông Trần Tuấn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, ngoài ý nghĩa về lịch sử, hệ thống trận địa pháo cổ Vũng Tàu có tiềm năng rất lớn về du lịch. Hơn nữa, theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt, khu vực núi Lớn - núi Nhỏ được xem như vùng du lịch trọng điểm của TP.Vũng Tàu trong tương lai. Sau này, cùng với các dự án phát triển khác mà trước mắt là dự án cáp treo, di tích hệ thống trận địa pháo cổ Vũng Tàu tất yếu sẽ trở thành những điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ông Việt cho biết, nếu được UBND tỉnh chấp thuận, một hoặc nhiều hội viên doanh nghiệp của Hiệp hội Du lịch
sẵn sàng tiến hành lập đề án nghiên cứu, bỏ vốn đầu tư phục chế hệ thống trận địa pháo cổ Vũng Tàu để đưa vào phục vụ du lịch với những màn trình diễn “độc chiêu” hấp dẫn.

Bài, ảnh: Thế Hưng

ĐẠI TÁ - TIẾN SĨ VŨ QUANG HÙNG, CHỈ HUY TRƯỞNG CƠ SỞ 2, VIỆN VŨ KHÍ BỘ QUỐC PHÒNG: PHỤC CHẾ PHÁO CỔ KHÔNG KHÓ
Tôi đánh giá cao ý tưởng phục chế hệ thống trận địa pháo cổ để đưa vào phục vụ du lịch của Hiệp hội Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Với kỹ thuật khoa học hiện nay, tôi cho rằng việc phục chế các khẩu pháo cổ không mấy khó khăn, kể cả chuyện làm cho nó quay 3600 và bắn ra đạn nước hoặc giấy có tiếng nổ vang. Đây là loại vũ khí cận hiện đại, có thể đưa vào bắn cầm canh đúng giờ quy định và bắn phục vụ du lịch, tạo thành một hoạt động đặc trưng của TP. Vũng Tàu. Tuy nhiên, để chắc chắn thì cần phải tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, đo đạc các tham số, lập phương án thiết kế các cơ cấu…
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 09:52:50 pm »

Góp thêm cái ảnh

[attachment=1]
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM