Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:24:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chiến dịch phản gián tiêu diệt bọn phản cách mạng thời kỳ hậu chiến  (Đọc 11775 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 10:57:33 am »

Đúng ngày 25/8/1982, theo hẹn, ta cho đài ĐN-10 lên máy bắt liên lạc với trung tâm địch. Cũng vẫn với giọng điệu là đang gặp khó khăn, nên ta cho K55 báo cáo với “Tổng hành dinh” như sau:

“Hiện nay Cộng sản kiểm soát gắt để bảo vệ lễ 2/9 nên chưa gặp được các tổ để nhận tin. Đang thiếu tài chánh, số đã cấp chưa dám xài vì sợ lộ. Do thiếu tiền và phương tiện nên hoạt động rất hạn chế. Hẹn 20 giờ ngày 6-9 liên lạc lại”.

Trong phiên liên lạc này, trung tâm địch gửi một bức điện cho toán K55 có nội dung:

“Khoảng giữa tháng 9 có 15K vào do K55 di chuyển, có K14. K14 hoàn toàn thuộc hệ thống hành chánh vận chuyển và truyền tin của toán K55. Trong giai đoạn này K14 chỉ được bổ nhiệm một số việc quân sự của tỉnh Biên Hòa - Xuân Lộc. Phải cố gắng nghiên cứu dùng đường thủy chuyên chở hàng hóa với K64. Phải điều nghiên đường biển từ K64 tới Xuyên Mộc dùng ghe loại 5 hoặc 6 tấn để chuyển hàng khi biển yên. Theo dõi lộ trình của tàu vận tải Liên Xô trên sông Đồng Nai từ Vũng Tàu vào Sài Gòn, dùng B40 bắn chìm để làm gián đoạn dòng sông. Một số mục tiêu phá hoại dự định K55 phải ráng nghiên cứu để thực hiện trong đầu năm tới. Khi Đại đội HK132 có căn cứ an toàn phải tiếp vận chất nổ và vũ khí đầy đủ để tiến tới những mục tiêu đã ấn định”.

Qua bức điện này, chúng ta thấy bọn Túy - Hạnh đang rất muốn gây tiếng nổ để phô trương thanh thế. Chúng đặt hy vọng nhiều vào toán K55. Vì vậy cần phải tính toán cẩn thận về việc đối phó với địch trong Kế hoạch ĐN-10. Tổ An ninh K4/2 và Công an tỉnh Đồng Nai tích cực triển khai kế hoạch này.

Trong thời gian này, ta biết địch đang thúc giục các đối tượng trong nội địa khẩn trương triển khai kế hoạch hành động. Tuy nhiên, ta cũng đang thực hiện đối sách ngăn chặn và gây cho địch hiểu được những khó khăn để chúng chùn lại ý đồ phá hoại. Đặc biệt, thông qua CM-12 và các đầu mối khác, kể cả ĐN-10, một trong những mục tiêu trước mắt của ta là làm cho Túy - Hạnh từ bỏ việc sử dụng tiền giả.

Cũng như CM-12, “mật cứ” của ĐN-10 cũng chỉ là những mật cứ ảo mà ta dựng nên để cho Túy - Hạnh tưởng như thật. Những “kế hoạch phát triển lực lượng”, “xây dựng cơ sở” của toán K55, trong Kế hoạch ĐN-10 chỉ là đồ giả. Nhưng để làm cho địch tin là thật lại không phải dễ và phải thực hiện chu đáo, cẩn trọng, kín kẽ từng li từng tí.

Trong thời gian này, địch dự kiến sẽ đưa quân về tăng cường cho khu vực miền Đông. Ngày 6/9/1982, ta cho đài ĐN-10 lên máy và hỏi lại trung tâm về việc Lê Quốc Túy dự định đưa 15 tên nữa vào thì bố trí ở đâu? K14, tức B.S sẽ ở nơi nào là chính để “K55 lo sắp xếp trước và cần biết sớm thời gian vào để kịp phối hợp với K64 đón nhận”.

Nhưng sau đó, thông qua điện đài CM-12, địch báo cho “Tổ đặc biệt” là chiến dịch tới đến đầu năm 1983 mới thực hiện được. Chiến dịch này được dự kiến là thực hiện trong ba tháng liên tục. Trong phiên liên lạc ngày 21/9, trung tâm địch cũng thông báo cho ĐN-10 biết là chiến dịch xâm nhập tạm ngưng và chỉ thị là không nên xài “hàng đặc biệt” vào lúc này.

Như vậy là những động tác của ta nhằm ngăn chặn địch chỉ đạo sử dụng tiền giả đã có kết quả. Tuy nhiên, Lê Quốc Túy vẫn chỉ thị cho ĐN-10 tiếp tục nghiên cứu, nắm tình hình để tổ chức phá hoại ở khu vực miền Đông để “tiếp tay cho sự vận động ngoại giao của C4”. Lê Quốc Túy đang rất muốn có “sự biến” ở trong nước để chứng minh rằng lực lượng của y ở trong nước là có thật và đang hoạt động có hiệu quả, tiếp tục phô trương thanh thế, hòng kiếm thêm viện trợ và sự ủng hộ của các thế lực quan thầy. Mặt khác, y cũng muốn qua những hoạt động đó để lên mặt với các đối thủ cạnh tranh của chúng ở nước ngoài. Cùng thời gian này, Túy cũng chỉ thị cho CM-12 tiến hành phá hoại để gây tiếng vang và hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, vận động của chúng ở bên ngoài.

Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 quán triệt nguyên tắc là bảo vệ tuyệt đối an ninh, không để địch phá hoại. Ban chỉ đạo soạn thảo các bức điện gửi cho Lê Quốc Túy, tất nhiên là dưới danh nghĩa của K55 nêu những khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu của “Tổng hành dinh”. Mặt khác, trước sự thúc bách phá hoại của địch, ta cũng nghiên cứu các phương án gây ra một vài vụ nổ mà không ảnh hưởng đến an ninh nhưng giữ được niềm tin của bọn đầu sỏ đối với Kế hoạch CM-12 và Kế hoạch ĐN-10. Sau này ta thực hiện một vụ nổ phá hoại giả tạo tại ngoài hàng rào nhà máy nước ở Thủ Đức vào ban đêm. Sau đó, ta cho K55 báo cáo qua đài ĐN-10 và một số đầu mối phản động nội địa thông báo cho Túy biết. Lê Quốc Túy rất phấn khởi, tổ chức họp báo ở nước ngoài và điện khen toán K55.

Quá trình thực hiện Kế hoạch ĐN-10 đã tạo được niềm tin cho Túy - Hạnh và trên thực tế, ta đã tạo ra được một lối rẽ để thực hiện kế hoạch thu hút lực lượng của địch ở nước ngoài về. Quá trình thực hiện Kế hoạch ĐN-10 thể hiện sự sáng tạo và quyết đoán trong cách đánh địch của lực lượng An ninh Việt Nam, góp phần ngăn chặn không cho địch chuyển sang giai đoạn phá hoại mới...

(Còn tiếp)
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:03:30 am »

Kỳ 7: http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Bi-mat-cua-mot-chien-dich-phan-gian(-Phan-7-)-324352/

Cuối tháng 12/1981, Bộ trưởng Phạm Hùng gọi Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm từ miền Nam ra Hà Nội để họp về Kế hoạch CM-12 trong hai ngày 29 và 30. Cùng dự cuộc họp quan trọng này có đồng chí Thứ trưởng Trần Đông, phụ trách công tác an ninh.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm báo cáo tình hình diễn tiến của Kế hoạch CM-12 gồm các vấn đề đối phó với hoạt động xâm nhập mới của địch, hoạt động của các tổ chức địch trong nội địa có liên quan đến tổ chức của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh, và dự kiến một số tình hình tiếp theo. Thứ trưởng Trần Đông nêu một số ý kiến về chủ trương đối phó với địch, nhất là đối với hai tên đầu sỏ này.

Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ rất chú trọng đến việc bóc gỡ các tổ chức phản cách mạng ở trong nước. Về chủ trương này, Bộ trưởng Phạm Hùng nhắc lại ý mà ông đã báo cáo với Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị nhất trí.

Bộ Chính trị nhận định rằng, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế câu kết với nhau chặt chẽ và có ý đồ chống phá cách mạng nước ta. Tuy nhiên, họ cũng thấy “lấy lại” Việt Nam là khó nên cố tình gây rối loạn, xáo động ở Đông Dương, âm mưu lâu dài của họ vẫn là tổ chức bạo loạn, lật đổ bằng hoạt động gián điệp biệt kích và kết hợp với bọn phản động ở trong nước. Đây là cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch đối với cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.

Bộ trưởng Phạm Hùng nhấn mạnh: "Muốn giải quyết tốt Kế hoạch, trước hết phải đánh giá tình hình cho đúng rồi mới quyết định. Phải quan sát các đầu mối khác, giải quyết các ẩn số đặt ra và phải làm sao cho “nó” thấy là chưa đến lúc mở chiến dịch hoạt động. Tiếp tục đấu tranh có hiệu quả chống địch xâm nhập, chống địch phá hoại kinh tế. Đặc biệt phải sử dụng CM-12 với tần suất tối đa nhằm biết được âm mưu, tổ chức, chủ trương hoạt động cụ thể của địch. Phải “cắt” cho được những tổ chức có dính líu đến CM-12. “Nó” muốn làm cho ta rối thì ta cũng phải cho “nó” thấy là không phải dễ...

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, Tổ An ninh phối hợp với công an các tỉnh tổ chức đấu tranh bóc gỡ bọn phản động ở trong nội địa có liên quan đến Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Sau khi bắt Lê Quốc Quân, ta phá án TQ-42 một cách có hiệu quả. Đóng góp rất lớn vào kế hoạch này là Công an TP HCM.

Nắm được kế hoạch của địch, ta chủ động phá tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia Việt Nam” do Lê Quốc Quân cầm đầu (Chuyên án TQ42). Thông qua Huỳnh Vĩnh Sanh, tác động y báo cáo với trung tâm địch ở nước ngoài để chúng tự thấy do tổ chức của Quân bị phá vỡ nên không thể tiến hành sử dụng “hàng đặc biệt” cũng như kế hoạch đã định.

Kết quả là Sanh đã nhân danh “Chủ tịch quốc nội” yêu cầu và trung tâm địch đã chính thức ra lệnh tạm hoãn việc sử dụng “hàng đặc biệt”, tạm hoãn việc phá hoại vào cuối năm 1982. Huỳnh Vĩnh Sanh đã ra lệnh cho bọn bên dưới “án binh bất động” để bảo toàn lực lượng. Vì vậy ta chủ động ngăn chặn các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ được an ninh chính trị ở TP HCM và các tỉnh miền Nam.

* * *

Trong số các chuyên án ở trong nước có liên quan đến CM-12 có hai chuyên án lớn mang bí số TK-90 và H-82. Chuyên án TK-90 đấu tranh với bọn phản động lợi dụng đạo Cao Đài mà chúng có tổ chức cái gọi là “Thiên khai huỳnh đạo”. Còn Chuyên án H-82 chính là tổ chức trong nội địa do Huỳnh Vĩnh Sanh cầm đầu.

Trong các đầu mối của Lê Quốc Túy xây dựng ở trong nước, Hồ Tấn Khoa, Bảo đạo Cao đài Tây Ninh có vai trò rất quan trọng. Hồ Tấn Khoa, sinh năm 1898, quê quán ở xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Khoa được thực dân Pháp tin dùng và cho làm nhiều chức tước.

Năm 1939 được thăng phẩm Đốc phủ sứ, một chức ngang với tỉnh trưởng sau này. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, đưa Hồ Tấn Khoa làm tỉnh trưởng Châu Đốc. Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Tấn Khoa vẫn được cách mạng sử dụng và bố trí làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến sau đó là Chủ tịch Ủy ban hành chánh tại Châu Đốc.

Đến ngày kháng chiến bùng nổ, Hồ Tấn Khoa không tham gia mà lên Sài Gòn, chạy vào Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh và gia nhập đạo này. Đến năm 1954 y được phong chức Bảo đạo, vì vậy thường được gọi là Hồ Bảo đạo.

Năm 1956 Bảo Thế bị anh em Diệm - Nhu đàn áp, Hồ Tấn Khoa theo Hộ pháp Phạm Công Tắc sang Phnôm Pênh sống lưu vong ở đó với tư cách là “tị nạn chính trị”. Sau khi Phạm Công Tắc chết, Hồ Tấn Khoa thay Phạm Công Tắc điều hành Hội thánh Cao Đài ở Campuchia.

Năm 1961, Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk tổ chức một hội nghị quốc tế hòa bình ở Đông Dương. Lê Quốc Túy được Trần Văn Hữu cử làm đại diện về tìm gặp Hồ Tấn Khoa để bàn việc tổ chức tiếp đón nhóm Trần Văn Hữu và nâng uy tín của Trần Văn Hữu tại hội nghị này.

Sau hội nghị, Trần Văn Hữu về Pháp, còn Lê Quốc Túy ở lại Phnôm Pênh khoảng một tháng và thường xuyên đến gặp Hồ Tấn Khoa. Trước khi Lê Quốc Túy về Pháp thì Túy và Hồ Tấn Khoa có hứa hẹn với nhau là sau này sẽ cùng nhau hoạt động nếu có cơ hội. Sau đó, thỉnh thoảng Lê Quốc Túy gửi bưu thiếp cho Hồ Tấn Khoa để duy trì liên lạc.

Năm 1970, Lon Nol được Mỹ hậu thuẫn tổ chức cuộc đảo chính Norodom Sihanouk. Việt kiều ở Campuchia bị tàn sát đẫm máu. Hồ Tấn Khoa được Mỹ dàn xếp với Nguyễn Văn Thiệu cho về Sài Gòn.

Khi Hồ Tấn Khoa về Sài Gòn buổi chiều thì sáng hôm sau một viên chức hàng đầu của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã đến “thăm” ông ta. Sau này, Hồ Tấn Khoa khai rằng, người Mỹ đó có nói với ông ta y là bạn của Lê Quốc Túy.

Trong bối cảnh chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ hoàn toàn, ngày 27/4/1975, tại nhà Đỗ Cao Minh, Đại tá quân đội Sài Gòn, con rể của Hồ Tấn Khoa đã diễn ra một cuộc gặp được dàn xếp  từ trước. Viên Bí thư thứ nhất Sứ quán Mỹ và Lê Quốc Túy đến gặp Hồ Tấn Khoa. Túy và người Mỹ nọ hỏi Hồ Tấn Khoa có muốn xuất ngoại không thì sẽ thu xếp cho đi. Nhưng Hồ Tấn Khoa nói y đã già rồi nên ở lại.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:05:38 am »

Túy đề nghị Hồ Tấn Khoa ở lại trong nước tổ chức lực lượng Cao Đài phá hoại chính quyền cách mạng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, mặc dù được chính quyền cách mạng tôn trọng, nhưng Hồ Tấn Khoa vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ chống phá cách mạng.

Y đã chỉ đạo cho tay chân các tổ chức phản động có liên quan đến đạo Cao Đài như Truyền trạng Võ Văn Nhơn và Hồ Vũ Khanh lập “Hội đồng hòa giải quốc tế”, còn Chí Mỹ với Bạch Hùng lập tổ chức “Thiên khai Huỳnh đạo”...--PageBreak--

Lãnh đạo Bộ Nội vụ và Tổ An ninh K4/2 giao cho đồng chí Hồ Khiết tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh với mảng Hồ Tấn Khoa. Đồng chí Hồ Khiết có công lớn trong việc phối hợp với Công an Tây Ninh tổ chức thực hiện kế hoạch do lãnh đạo Bộ Nội vụ giao. Đồng chí Hồ Khiết, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị 1, là một cán bộ an ninh lão thành, được đào tạo kỹ về công tác phản gián và là người có không ít kinh nghiệm trong công tác an ninh.

Lợi dụng Lê Quốc Túy đã cho người móc nối liên lạc với Hồ Tấn Khoa, người của ta đóng vai liên lạc của Túy và đã thực hiện thành công việc “móc nối” với Hồ Tấn Khoa. Chính vì vậy, Hồ Tấn Khoa đã bộc lộ lực lượng bí mật mà ông ta cho tổ chức thành lập để chống phá cách mạng.

Đặc biệt, Hồ Tấn Khoa đã giới thiệu hai tổ chức vũ trang nòng cốt của lực lượng phản động lợi dụng đạo Cao Đài để yêu cầu Lê Quốc Túy cung cấp vũ khí, phương tiện hoạt động. Đó là tổ chức “Thiên khai Huỳnh đạo” do tên Bạch Hùng cầm đầu, lập căn cứ trên núi Bà Đen và xây dựng lực lượng vũ trang bí mật ở nhiều tỉnh Nam Bộ có tín đồ Cao Đài.

Một tổ chức khác là  “Hội đồng hòa giải quốc tế” để hỗ trợ cho hoạt động của “Thiên khai Huỳnh đạo” do Truyền trạng Võ Văn Nhơn và Hồ Vũ Khanh lập ra. Sau khi bắt được liên lạc với Lê Quốc Túy, Hồ Tấn Khoa cùng đồng bọn có âm mưu gây bạo loạn và lật đổ chính quyền cách mạng vào tết Quý Hợi - 1983. Và dần dần qua các lần gặp gỡ của “đặc phái viên”, ta đã nắm được hệ thống tổ chức và lực lượng vũ trang ngầm của chúng ở 11 tỉnh Nam Bộ. Âm mưu của chúng khi được trang bị vũ khí đầy đủ sẽ đứng lên cướp chính quyền.

Để thực hiện quyết định trên, ngày 17/11/1982, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Lê Tiền lên Tây Ninh họp với lãnh đạo Tỉnh ủy và Công an Tây Ninh bàn kế hoạch đấu tranh với bọn phản động lợi dụng đạo Cao Đài.

Dự họp có đồng chí Hai Bình, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Ngô Quang Nghĩa, Giám đốc Công an tỉnh. Sau khi nhận định, đánh giá tình hình, các đồng chí đã đề ra kế hoạch phá án đối với các tổ chức phản động lợi dụng đạo Cao Đài. Kế hoạch này cũng được tính toán rất kỹ, không để lộ bí mật và ảnh hưởng tới Kế hoạch CM-12.

Thực hiện kế hoạch tấn công hai bước, trong thời gian đầu năm 1983, ta tổ chức phá các vụ án đấu tranh với bọn phản cách mạng lợi dụng đạo Cao Đài. Kết quả thực hiện bước 1: ta đã bắt 714 tên và gần 100 tên tự thú, đầu thú. Qua phân loại có 41 tên cấp trung ương, 122 tên cấp tỉnh, 171 tên cấp huyện, số còn lại là tay sai cốt cán. Bước 2 được thực hiện trong 7 địa phương (Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Minh Hải).

Phát huy thắng lợi về việc phá tổ chức phản động lợi dụng đạo Cao Đài Tây Ninh và theo kinh nghiệm dùng kết quả của việc phá TQ42, ta đã tác động “Tổng hành dinh” có hiệu quả. Lần này Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 quyết định dùng việc phá tổ chức phản động lợi dụng đạo Cao Đài Tây Ninh để tác động đẩy lùi ý đồ hành động của bọn Túy – Hạnh, trong đó có việc làm cho chúng từ bỏ ý định đưa quân về bằng đường bộ.

* * *

Trong các mạng lưới nội địa của bọn Túy - Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh đóng vai trò rất quan trọng. Huỳnh Vĩnh Sanh, nguyên là đại úy quan thuế thời ngụy, bạn thân của Mai Văn Hạnh. Từ trước và sau ngày 30/4/1975, Sanh đã gặp Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy bàn bạc kế hoạch phối hợp hành động chống phá cách mạng.

Sau giải phóng, Sanh được bọn địch bố trí ở lại miền Nam hoạt động. Y bí mật móc nối, tập hợp lực lượng trong giới trí thức, công chức cũ, ngụy quân ngụy quyền lập tổ chức để chống phá cách mạng. Nhưng bề ngoài y lại khéo léo che đậy nên được cử làm tổ trưởng dân phố.

Thực hiện chỉ đạo của Túy, Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh còn nhằm vào số cán bộ chính quyền, trí thức đang nắm giữ các chức vụ để móc nối, âm mưu xây dựng tổ chức của Sanh thành chỗ dựa chủ yếu về chính trị khi bọn Túy, Hạnh cướp được chính quyền. Qua công tác điều tra, ta còn phát hiện Sanh đang cầm đầu một tổ chức phản cách mạng tại TP HCM và có quan hệ chặt chẽ với bọn phản cách mạng ở miền Trung.

Vì vậy, ta đã xác lập chuyên án H82 trong Kế hoạch CM-12. Trong các chuyến bí mật về nước (tháng 4 và 6/1982), Mai Văn Hạnh và  Lê Quốc Túy đều gọi Huỳnh Vĩnh Sanh xuống Minh Hải bàn bạc kế hoạch hoạt động, đồng thời giao cho y chuẩn bị nhân sự “Chính phủ lâm thời” khi lật đổ chính quyền cách mạng, lập chế độ mới của chúng.

Tháng 7/1982, sau khi xác định được tính chất, vị trí quan trọng của Huỳnh Vĩnh Sanh và tổ chức của y trong kế hoạch CM-12, lãnh đạo Bộ Nội vụ chủ trương: Thông qua Huỳnh Vĩnh Sanh để tìm hiểu và làm rõ hơn âm mưu ý đồ của địch ở trong nước, tiếp tục phát hiện các đầu mối lẻ và các lực lượng của Huỳnh Vĩnh Sanh trong nội địa, khống chế, tác động không cho chúng hoạt động phá hoại và phát triển lực lượng vũ trang.

Thực hiện chủ trương của Bộ, ban chuyên án vạch kế hoạch đấu tranh cụ thể và huy động một số cán bộ của Công an TP HCM như các đồng chí Hai Sơn, Trương Hòa Bình (hiện là UVT.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an), Nguyễn Chí Dũng (hiện là Thiếu tướng, Giám đốc Công an TPHCM), Nguyễn Chí Thành, Lê Thanh Bình (hiện đều là Đại tá, Phó Giám đốc Công an TP HCM)... tham gia trực tiếp đấu tranh với chuyên án này. Bộ phận đấu tranh Chuyên án PK07 có liên quan trực tiếp tới Huỳnh Vĩnh Sanh ở Phú Khánh và các tỉnh miền Trung cũng được triển khai.

Để chủ động ngăn chặn các hoạt động manh động của địch, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 chủ trương phá toàn bộ bộ Chuyên án PK07 ngay sau khi phá toàn bộ Chuyên án D781 tại Đồng Nai. Thực hiện kế hoạch phá án, ngày 20/5/1983, ta đồng loạt bắt 8 tên trong cánh của Nguyễn Chuyên ở địa bàn Phú Khánh và các đối tượng ở Nghĩa Bình, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ta khéo léo làm cho chúng hiểu rằng nguyên nhân “đổ bể” là do đồng bọn của chúng khai báo dây chuyền từ Đồng Nai đến TP HCM ra các tỉnh miền Trung. Sau này, thông qua Kế hoạch CM-12, ta đã bóc gỡ và vô hiệu hóa 10 tổ chức phản cách mạng trong nước có liên quan đến tổ chức của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh ở miền Nam. Làm thất bại âm mưu lớn của thế lực thù địch sử dụng bọn phản động lưu vong, bọn phản động trong nội địa, với ý đồ ngoài đánh vào, trong nổi dậy.

Với kết quả đấu tranh một cách có hiệu quả đối với các mảng nội địa của địch, ta đã ngăn chặn được ý đồ chuyển giai đoạn của địch, đồng thời vẫn giữ được Kế hoạch CM-12 theo chủ trương chiến lược đã đề ra.

(Còn nữa)
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:09:21 am »

Kỳ 8: http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Bi-mat-cua-mot-chien-dich-phan-gian-(Phan-8)-324365/

Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm triển khai ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và nhắc một số vấn đề cần chú ý khi tiến hành đấu tranh với các đầu mối ở nội địa là: Kế hoạch CM-12 đến nay trở thành kế hoạch có tính chất quốc gia và liên quan tới quan hệ đối ngoại, do đó mọi việc làm phải chú ý bảo vệ, giữ gìn, thúc đẩy Kế hoạch CM-12 phát triển, không được làm việc gì lộ bí mật.

Thực hiện kế hoạch thông qua CM-12 và ĐN-10 ngăn chặn ý đồ phá hoại của địch, ta đã cho “báo cáo” với trung tâm là trong thời gian này tình hình trong nước rất khó khăn và lồng vào đó tin tức nhằm vô hiệu hóa một số đối tượng xâm nhập mà ta đã bắt giữ. Chẳng hạn, ĐN-10 báo cáo: “Trình Chủ tịch thêm tin cẩn. Từ nay đến tết, Cộng sản tăng cường hoạt động mạnh để bảo vệ mục tiêu quan trọng, mở các cuộc truy lùng sâu các bìa rừng, xét hỏi và kiểm tra gắt gao giấy đi đường, xét nhà; nhiều trạm kiểm soát kinh tế, bắt dân vào hợp tác. Cho đến nay toán vẫn chưa liên lạc được với tổ HK168 và HK143. Từ khi HK168 cưới một gái điếm thì càng trốn tránh nhiệm vụ. Đại đội HK132 đã bám và sống nhờ vào sự che chở và tiếp tế của dân chúng”.

Đúng 20 giờ ngày 23/3/1983, 2 tàu địch xâm nhập vào Vàm Đồng cùng thuộc tỉnh Minh Hải, ta cho 2 tàu ra tiếp nhận. Trong chuyến này có 10.788kg vũ khí, số hàng hóa và 4.000 đôla tiền mặt cùng 3 tên gián điệp biệt kích trong đó có K14 và 2 tên khác là K104 và HK201. Ta tổ chức tiếp nhận vũ khí và tiền, đồng thời bố trí kế hoạch bắt giữ ba tên gián điệp biệt kích xâm nhập, đặc biệt là đối với S.

Đúng như ta đã biết qua các nguồn tin, trong chuyến xâm nhập này của địch, Lê Quốc Túy đã có gửi một chỉ thị đặc biệt cho K64 là thực hiện lệnh tử hình K14. Nhưng ta thực hiện kế hoạch bắt giữ K14 và thực hiện theo sự chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng. Cách xử lý của ta đối với S. thể hiện tính nhân đạo cao cả của cách mạng.

(Còn tiếp)

Ban chỉ đạo thông qua “Tổ đặc biệt” ở Minh Hải gửi một bức điện có nội dung đề đạt với “chủ tịch” Lê Quốc Túy về việc thực hiện kế hoạch “Khởi động toàn quốc vào tháng 6/1983”. Bức điện viết: “Gần đây, qua một số chỉ thị rõ ràng của Chủ tịch, Tổ đặc biệt đã bàn thảo với B4 (bí số Túy đặt cho Huỳnh Vĩnh Sanh - TG) + các toán và rút ra hai yếu tố cần cho mốc khởi động toàn quốc vào tháng 6/1983 như sau:

1- Nếu tổ phối hợp chiến lược theo chủ trương của Mặt trận thì Đông Dương là một chiến tuyến đồng nhất về nhiều phương diện. Nếu tháng 6/1983 ta khởi động toàn miền Nam, kể cả Campuchia thì chúng tôi thấy quá vội vàng và đơn lẻ chăng? Vì thiếu sự phối hợp của miền Bắc và Lào thì Cộng sản vẫn còn nơi hậu thuẫn làm bàn đạp đàn áp chúng ta.

2- Phải được sự đồng lòng hưởng ứng của toàn dân lẫn các đảng phái, tôn giáo. Theo Tổ + B4, việc thu phục dân chúng và những phe nhóm trong nước phải chuẩn bị một cách chu đáo, kiên nhẫn vì không chỉ Mặt trận mình, các nhóm chống Cộng mà thôi... Có một số lực lượng trong nước chống Cộng có thành tích và sức mạnh lớn nhất nhưng chưa nghe Chủ tịch đề cập đến. Ngoài ra, việc kết hợp với các nhóm bên ngoài sẽ giúp thêm trong nước hoàn tất nhiệm vụ tạo một ảnh hưởng bao quát trong nhiều tầng lớp toàn quốc để khi hành động sẽ gây tác dụng rộng lớn hơn. Nhưng thời gian qua chỉ thấy Chủ tịch nhắc đến nhóm ông Quang + tướng Là mà thôi. Chúng tôi mong được biết ý kiến Chủ tịch trong vấn đề này”.

Đây là một bức điện mang nhiều ý nghĩa và nhằm vào hai mục tiêu chủ yếu là ngăn chặn ý đồ chuyển giai đoạn 2 của địch và gợi cho Lê Quốc Túy bộc lộ thêm các đầu mối của chúng ở trong nước và cả ở nước ngoài mà ta chưa biết. Tất nhiên là lời văn phải phù hợp với giọng điệu của lực lượng nội địa và đề cao “chủ tịch”.

Đúng như phán đoán và tính toán của ta, bức điện đã gợi trúng các vấn đề và Lê Quốc Túy đã “thông báo” cho “Tổ đặc biệt” những tin tức quan trọng mà ta đang cần nắm thêm. Trong bức điện trả lời sau đó, Lê Quốc Túy cho biết:  “Hiện nay Nguyễn Văn Thiệu đang làm bình phong cho Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Văn Là, Nguyễn Ngọc Huy và với sự hậu thuẫn của nước ngoài sắp sửa thành lập chính phủ lưu vong. Bọn Hoàng Cơ Minh đang tìm đường về nước nhưng bị Thái chặn lại. Bọn Thiệu đã công khai đả kích mặt trận mình vì mình từ chối không làm con mồi cho chúng ở trong nước.

Việc đoàn kết toàn dân là mục đích của mình nhưng đừng quên là mình không chấp nhận những thành phần của chế độ cũ. Đường lối của Mặt trận là đánh đổ Cộng sản, tiêu diệt chế độ phong kiến và làm lại nước Việt Nam với những người mới.

Ở Mỹ cộng đồng người Việt và nhóm Công giáo theo cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày trước đã chuẩn bị sẵn sàng ủng hộ Mặt trận mình chống lại bọn Thiệu. Ngoài ra những sự phối hợp của mình đã có ở trong nước, nếu có đoàn thể nào thì mình sẵn sàng thu nạp họ... Tuần tới C4 và C5 sang đàm đạo với các nước lớn và trong tháng 2 tới sẽ có hẹn với Phó tổng thống Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn...”.

Nội dung bức điện của Lê Quốc Túy đã nói lên được nhiều điều quan trọng mang tính chiến lược mà ta đang cần tìm hiểu về âm mưu của các thế lực thù địch cũng như của bọn Túy - Hạnh.

Trên cơ sở các nguồn tin và tài liệu cũng như diễn biến tình hình, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 dự kiến hoạt động của địch trong năm 1983 và năm 1984. Quán triệt chủ trương và phương hướng lãnh đạo Bộ đã chỉ thị, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 nhanh chóng triển khai công tác chuẩn bị để đối phó với chiến dịch xâm nhập mới của địch. Đồng thời, Tổ An ninh K4/2 và công an các tỉnh phía Nam cũng tích cực thực hiện kế hoạch trinh sát và đấu tranh với các mảng nội địa của địch.

Trung tâm địch thông báo cho “Tổ đặc biệt” là “Chiến dịch mới” sẽ có tất cả 5 chuyến “chở toàn than và củi”, ý chúng là có cả vũ khí và quân “Tổng hành dinh” cho biết cứ mỗi chuyến sẽ có 10 K (tức là gián điệp biệt kích) vào, khi Mai Văn Hạnh “hành quân” xong sẽ để lại cho Tổ đặc biệt 2 “cá” tàu) và số thủy thủ luôn.

Ta lấy lý do là lúc đầu trung tâm nói chiến dịch bắt đầu từ giữa tháng nhưng nay thay đổi vào cuối tháng nên gây khó khăn cho Tổ đặc biệt vì phải thông báo lại cho thủy thủ và các toán khác. Đồng thời, ta yêu cầu trung tâm địch phải cho biết cụ thể hơn về kế hoạch xâm nhập trong thời gian tới.

Lê Quốc Túy yêu cầu: “NKA1 + K64 cần cho C4 biết tới cuối năm có thể tuyển được 1.000 NK không? K27 phải nghiên cứu bành trướng hệ thống phá hoại, bằng mọi cách phải thực hiện được một vài phá hoại lớn ở Sài Gòn. Vì tình hình chính trị và ngoại giao bắt mình phải thực hiện việc này trong năm nay”. Đồng thời, Túy cũng gửi điện ĐN-10 thúc giục nghiên cứu thực hiện kế hoạch vận chuyển vũ khí, tuyển thêm quân và phá hoại.--PageBreak--

Trong năm 1983, chúng có kế hoạch tổ chức 5 chuyến xâm nhập để đưa thêm vũ khí, phương tiện và số quân còn lại. Tương kế tựu kế, trong năm 1983, ta cho tiến hành tiếp nhận chiến dịch vận chuyển quân, vũ khí, hàng và tổ chức tiếp nhận theo kế hoạch.

Đối với nội địa chúng dự kiến sắp xếp như sau: Vùng ven biển: giao cho K64 phụ trách tổ chức kiểm soát. Khi Mai Văn Hạnh vào nội địa sẽ tổ chức phương án cụ thể để khống chế và kiểm soát chặt chẽ vùng biển ngăn ngừa các nhóm khác lợi dụng đưa người của chúng vào nội địa. Xây dựng thêm căn cứ ven biển để phục vụ cho công tác hậu cần, huấn luyện và mở rộng tầm hoạt động, trước mắt củng cố các cơ sở ở Minh Hải và mở thêm địa bàn hoạt động mới ở Kiên Giang.

Vùng chiến khu A: giao cho NKA1 (tức đồng chí Trần Phương Thế) phụ trách, có nhiệm vụ tổ chức lực lượng khoảng 1.000 người rải rác đều các tỉnh, tăng cường phát triển lực lượng tình báo, hệ thống kinh tài... Dùng hàng “đặc biệt”  mua chuộc cán bộ để phát triển lực lượng trong nội bộ Cộng sản, lực lượng này là đội quân hợp pháp có nhiệm vụ nằm tại làng xã. Khi có điều kiện tổ chức đánh chiếm, cướp chính quyền ở các tỉnh miền Tây.

Vùng Vĩnh Bình giao cho K18 phụ trách, có nhiệm vụ xây dựng vùng Vĩnh Long, Trà Vinh thành địa bàn hoạt động quân sự. Chúng dự kiến sẽ bổ sung cho vùng này thêm 20 tên nữa, bổ sung HK24 làm phụ tá cho K18. Lê Quốc Túy có ý đồ lợi dụng bọn phản động trong dân tộc Khmer ở Trà Vinh để xây dựng căn cứ.

Mở thêm quân khu C: Đưa K94 cùng 5 cán bộ thành về vùng Rạch Giá phát triển lực lượng mở quân khu C gồm các tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên, Long Xuyên, Châu Đốc và Sa Đéc. Chuẩn bị mở thêm một bãi đỗ mới từ cầu số 2 đến Hòn Đất, Rạch Giá dùng để tiếp nhận vũ khí vì ở đây thuận lợi hơn, trong tương lai có thể thay thế bãi đỗ ở Minh Hải.

“Quân khu” Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn có nhiệm vụ tăng cường tổ chức tình báo và hoạt động phá hoại trước mắt tiến hành phá hoại các mục tiêu quan trọng như Nhà đèn Chợ Quán, Nhà hát Thành phố... Chuẩn bị kế hoạch móc nối các lực lượng trong nội địa mà chúng sẽ giới thiệu trong các chuyến xâm nhập tới.

Vùng Cao Đài và quân khu B giao cho HK122 phụ trách, tăng cường phát triển lực lượng, móc nối và trang bị cho lực lượng vũ trang của Võ Văn Nhơn chuẩn bị điện đài làm đầu mối mới để liên lạc trực tiếp với trung tâm.

Vùng miền Trung: các cơ sở miền Trung giao cho H82 nghiên cứu xây dựng, phát triển thêm lực lượng. Đưa hàng “đặc biệt” mới và cũ ra miền Trung tổ chức hệ thống kinh tài, trang bị vũ khí cho lực lượng vũ trang cánh miền Trung.

Kế hoạch nói trên của địch đã nằm trong dự kiến  của ta và chúng ta đã có kế hoạch đối phó cụ thể.

Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 yêu cầu trung tâm địch chi viện thêm tiền để giải quyết một số khó khăn của “Tổ đặc biệt”. Thực ra, mục đích chính là gián tiếp nêu khó khăn để ngăn chặn ý đồ chuyển giai đoạn của địch, đồng thời làm cho chúng thấy nhu cầu về tiền của lực lượng nội địa là hợp lý.

Trong thời gian này, qua một số gián điệp biệt kích mới xâm nhập ta biết được S, tức K14 rất bất mãn với Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Túy nghi ngờ K14  đang tìm đường để chuyển sang gia nhập tổ chức phản động lưu vong khác. Lê Quốc Túy muốn trừ khử K14.

Theo số gián điệp biệt kích xâm nhập khai báo, thì trong số những tên ban đầu mà Túy tuyển ở Thái Lan có một cô gái. Đó là T.K.H. Thị là người Khmer ở Trà Vinh. Vốn là một giáo viên tiểu học, nhưng H. lại muốn có một cuộc sống giàu sang ở nước ngoài nên đã vượt biên. Nhưng H. cũng không được đi định cư ở nước thứ ba vì không có người thân bảo lãnh. Khi S. vào trại của HCR tuyển người cho Túy, S. đã lôi kéo được H. tham gia tổ chức phản cách mạng này. Lúc đầu, H. được phân công làm y tá, sau đó H. lọt vào con mắt “háo ngọt” của “Chủ tịch” Lê Quốc Túy. Vì vậy khi S. đưa H. về, Túy sử dụng thị như là thư ký đồng thời là người tình của mình ở "Tổng hành dinh". Trong khi đó, H. cũng lại có tính lăng nhăng, cùng một lúc quan hệ trăng gió với S. và một số tên khác ở “Tổng hành dinh” như một ả điếm. Túy biết chuyện này và đã điều S. đến căn cứ huấn luyện làm “chỉ huy trưởng” “Mật cứ Tự Thắng”. Khi được mật báo là S. có ý định tìm cách nhảy sang tổ chức của Hoàng Cơ Minh, Lê Quốc Túy quyết định sẽ trừ khử anh ta.

Bộ trưởng Phạm Hùng có chỉ thị hướng xử lý đối với trường hợp K14 khi vào Việt Nam là bắt giữ, cho anh ta biết ý đồ của Lê Quốc Túy muốn giết nhưng ta đã cứu để tính toán kế hoạch lâu dài và cũng thể hiện chính sách nhân đạo của cách mạng.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:13:21 am »

Kỳ cuối: http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Bi-mat-cua-mot-chien-dich-phan-gian-(Tiep-theo-va-het)-324372/

Gần như hàng tuần, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Phạm Hùng báo cáo những diễn biến quan trọng của Kế hoạch CM-12 với Bộ Chính trị. Các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ đánh giá cao kết quả và vai trò của Kế hoạch CM-12 trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia của ta.

Thực hiện chủ trương của Bộ, cho đến tháng cuối năm 1983, Lực lượng An ninh đã tiến hành Kế hoạch CM-12 rất sáng tạo và đầy bản lĩnh, buộc kẻ địch xâm nhập theo kế hoạch của ta với 15 chuyến bằng đường biển với 30 lượt tàu vào vùng biển Cà Mau. Do đó, ta đã bắt toàn bộ 126 tên gián điệp, biệt kích từ nước ngoài về, thu 132 tấn 278 kg vũ khí, 299.750.000 đồng tiền giả...

Cũng thông qua Kế hoạch CM-12, ta đã buộc địch phải bộc lộ 10 tổ chức phản cách mạng và một số đầu mối của địch trong nội địa. Từ đó, Lực lượng Công an nhân dân chủ động tiến hành đấu tranh và đấu tranh có hiệu quả với các lực lượng thù địch, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Trước tình hình địch tăng cường hoạt động, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 3 là tiến hành phá hoại và dùng lực lượng vũ trang cướp chính quyền ở các vùng hẻo lánh, Bộ trưởng Phạm Hùng báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương kết thúc Kế hoạch CM-12. Bộ Chính trị rất phấn khởi và đánh giá đây là một vụ án rất lớn, thắng lợi của ta cũng rất lớn và đồng ý với chủ trương kết thúc Kế hoạch CM-12 của Bộ Nội vụ.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Hùng trong cuộc họp ngày 12 và 13/3/1984,kế hoạch kết thúc CM-12 được vạch ra. Bộ Nội vụ chủ trương: Khôn khéo dụ Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh từ nước ngoài về nước, bắt gọn cả người, tàu xâm nhập, vũ khí, điện đài và đưa toàn bộ bọn gián điệp xâm nhập từ năm 1981 đến nay ra xét xử công khai. Nếu cả Túy và Hạnh chưa vào thì ta chưa kết thúc kế hoạch này. Nhưng nếu tình hình không hoàn toàn theo đúng kế hoạch của ta thì cũng cần phải bắt cho được một trong hai tên đầu sỏ.

Đồng thời, phá toàn bộ lực lượng ngầm của chúng đã cài lại trong nội địa. Phối hợp với các cơ quan truyền thông vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch trước dư luận quốc tế, đập lại những luận điệu chiến tranh tâm lý xuyên tạc chế độ xã hội ta, nâng cao uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế.

* * *

Bước vào năm 1984, tình hình và diễn biến quốc tế cũng như âm mưu và hoạt động của Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh đã chuyển biến theo đúng ý đồ và kế hoạch của ta. Nhưng lúc đầu, chúng chỉ dự định có một mình Mai Văn Hạnh vào.

Để buộc địch thực hiện theo kế hoạch, ta  khéo léo tác động để Túy cùng vào với Hạnh. Tuy thông báo là Túy có thể cùng vào với Hạnh, nhưng đến ngày 9/5/1984, Trung tâm chỉ huy của địch có thông báo là chuyến xâm nhập mới hoãn lại và sau đó chỉ có C5 (Mai Văn Hạnh) vào vì Túy “bị bệnh bất ngờ nên C5 phải trở về Pháp sắp xếp công việc của C4”.

Qua các nguồn tin ta được biết đúng là Lê Quốc Túy bị bệnh thận nặng, phải dùng máy lọc máu thận. Ban chỉ đạo quyết định vẫn thực hiện kế hoạch theo phương án 2, nghĩa là một tên đầu sỏ vào ta cũng kết thúc chiến dịch.

Trong thời gian này, chuyến xâm nhập lần thứ 16 của địch gồm hai tàu chở gần 6 tấn vũ khí vào hòn Đá Bạc, ta “tiếp nhận” an toàn.

* * *

Cuối tháng 8/1984, Lê Quốc Túy thông báo cho cơ sở trong “quốc nội” biết là trong thời gian khoảng đầu tháng 9 thì Mai Văn Hạnh sẽ vào và “không thay đổi” kế hoạch nữa.

Ban chỉ đạo chiến dịch kết thúc Kế hoạch CM-12 phân công đồng chí Bùi Thiện Ngộ, lúc này là đặc phái viên của Bộ trưởng, đồng chí Lê Minh Học và đồng chí Nguyễn Phước Tân xuống Minh Hải trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến dịch. Có thể gọi đây Ban chỉ huy tiền phương của chiến dịch kết thúc Kế hoạch CM-12.

Tại TP HCM, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Lê Tiền thường xuyên liên lạc với  đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng ở Hà Nội và Ban chỉ huy tiền phương ở Minh Hải qua hệ thống thông tin liên lạc đặc biệt của chiến dịch.

Ngày 1/9/1984, Lê Quốc Túy cho "Tổ đặc biệt" biết là sẽ vào Việt Nam khoảng tối ngày 7 hoặc 8/9. Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Phước Tân, ban lãnh đạo Kế hoạch CM-12 quyết định ép địch phải vào đêm 9/9/1984 vì cách đó ba năm chuyến “hàng” đầu tiên của địch thực hiện theo kế hoạch của ta vào đêm 9/9/1981.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:14:01 am »

Sáng 8/9/1984, các đồng chí trong Ban chỉ huy tiền phương từ “mật cứ” của “Tổ đặc biệt” ở ngoại ô thị xã Bạc Liêu đi xuống Công an huyện Trần Văn Thời đóng ở  Rạch Ráng.

Còn một bộ phận của Tổ An ninh, trong đó có đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Trần Tôn Thất, Nguyễn Đông Phương, Phan Trung Tiến và một tổ trinh sát vũ trang của đại đội đặc biệt do đồng chí Hữu Ân chỉ huy triển khai kế hoạch đón bắt Mai Văn Hạnh tại ngã ba Tân Thành.

Yêu cầu rất cao của kế hoạch là tuyệt đối bảo đảm tính mạng lực lượng của ta. Đây là một trận đánh kiểu an ninh. Các đồng chí lãnh đạo Kế hoạch CM-12 cho rằng những tên gián điệp biệt kích cũng là con em của nhân dân, chẳng may bị lôi kéo làm tay sai cho bọn đầu sỏ gián điệp. Do vậy tinh thần chỉ đạo là hạn chế tối đa thương vong kể cả số gián điệp biệt kích xâm nhập. Trong trường hợp bất khả kháng mới tiêu diệt chúng.

Chiều 9/9/1984, các đồng chí trong Ban chỉ huy tiền phương ra hòn Đá Bạc. Biển tương đối êm. Gió nhè nhẹ thổi. Những đợt sóng duềnh lên như đón chào các chiến sĩ an ninh vào trận. Trời mùa thu trong xanh và thỉnh thoảng có những đám mây trắng xốp hiện ra rồi tan đi...

Khoảng 18h, bỗng gió lớn nổi lên. Trời vần vũ. Những đám mây đen kịt ập xuống. Sóng biển dồn dập. Hai chiếc tàu của ta neo sẵn bị sóng biển dồi lên dồi xuống, chao đảo. Trong cái chòi lá mà đại đội đặc biệt dựng trên lưng chừng đảo gió rít ào ào. Các đồng chí trong Ban chỉ huy tiền phương lo lắng.

Nhưng độ hơn một tiếng đồng hồ sau, trời trở lại bình thường. Gió lặng. Biển êm. Lực lượng của ta triển khai vào vị trí chiến đấu theo kế hoạch. Các đồng chí Bùi Thiện Ngộ và Lê Minh Học ở trên chòi chỉ huy. Các đồng chí Nguyễn Phước Tân, Thi Văn Tám, Huỳnh My (Chỉ huy trưởng Công an vũ trang Ninh Hải) xuống gần mép bãi đổ. Đại đội Cảnh sát đặc biệt của ta triển khai vào các vị trí và sẵn sàng chiến đấu.

20h kém 15', tàu địch xuất hiện. Hai tàu của ta áp sát hai tàu của chúng. Đồng chí Tám Thậm (Trần Phương Thế) xuống đón Mai Văn Hạnh và đưa lên xuồng máy để đưa vào đất liền theo kế hoạch.

Sau đó, người của ta trong “Tổ đặc biệt” dụ Trần Văn Bá và tên điện báo viên của địch lên đảo. Theo đúng kế hoạch, các đồng chí trong Đại đội Cảnh sát đặc biệt đã quật ngã hai tên Trần Văn Bá và tên điện báo viên, nhét khăn vào miệng chúng nên việc bắt giữ diễn ra êm ru.

Trong lúc đó, những tên gián điệp biệt kích có nhiệm vụ cảnh giới vẫn ôm súng không rời vị trí, mặc dù anh em thủy thủ của ta dụ sang tàu “nhậu lai rai”. Trước tình hình đó, kế hoạch nổ súng đánh phủ đầu để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kế hoạch được thực hiện.  K64 khai hỏa bằng một loạt đạn AK-47. Quân ta nhất loạt nổ súng áp đảo bọn gián điệp biệt kích. Bọn biệt kích bị bất ngờ không kịp chống cự, đứa bị bắn chết, đứa nhảy xuống biển...

Trận đánh chỉ diễn ra trong vòng 2 phút 7 giây. Bọn gián điệp biệt kích bị ta tiêu diệt tại trận 12 tên, còn 7 tên khác bị bắt sống. Ta thu hai tàu xâm nhập cùng toàn bộ vũ khí, phương tiện của chúng, kết thúc thắng lợi trận đánh quyết định.--PageBreak--

Trong khi đó, theo đúng kế hoạch, Công an TP HCM phối hợp với các tỉnh đồng loạt bắt Mai Văn Hạnh và toàn bộ các đối tượng trong Chuyên án H82.

Sau khi ta bắt giữ Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá và bọn gián điệp biệt kích, công tác giam giữ được tiến hành rất khẩn trương và thận trọng. Ta đối xử với bọn gián điệp, biệt kích theo đúng chính sách nhân đạo.

Riêng Mai Văn Hạnh, trong thời gian giam giữ, bệnh đau dạ dày của y tái phát nặng. Ta cho Hạnh vào điều trị tại Bệnh viện 30-4. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật để cắt bỏ phần viêm loét quá nặng.

Đây là một quyết định y học nhưng lại có tác động rất mạnh về tư tưởng và chính trị. Nếu không may Mai Văn Hạnh bị chết thì sẽ rất phức tạp. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết là nếu không phẫu thuật thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của y.

Lãnh đạo Bộ đồng ý cho phẫu thuật để cứu sinh mạng của Mai Văn Hạnh. Sau này, các đồng chí trong Tổ An ninh được giao nhiệm vụ giám sát Hạnh kể lại rằng, khi bác sĩ đưa dao cạo râu để cạo lông bụng của y cho sạch trước khi mổ, mặt Hạnh tái đi. Có lẽ y sợ bị chết.

Nhưng ca mổ đã thành công. Sức khỏe của y nhanh chóng hồi phục. Một lần tâm sự với cán bộ ta, Mai Văn Hạnh thành thật nói rằng chính các bác sĩ Công an Việt Nam đã sinh ra y lần thứ hai. Ta còn cho cả hai con gái của Hạnh từ Pháp về thăm. Những điều này cũng góp phần thức tỉnh lương tâm của Mai Văn Hạnh.

Từ ngày 14 đến 18/12/1984, tại TP HCM, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm vụ án gián điệp Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh.

Chủ tọa phiên tòa là đồng chí Huỳnh Việt Thắng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; giữ quyền công tố trước tòa là đồng chí Trần Tề, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

21 bị cáo, trong đó có Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và nhiều tên khác đã phải ra trước vành móng ngựa. Một số khác được đưa ra làm nhân chứng. Phiên tòa đã gây chấn động dư luận trong nước và quốc tế. Nhân dân tự hào về chiến công to lớn của Lực lượng Công an Việt Nam.

* * *

Về nhiệm vụ tiếp theo, trong Kế hoạch ĐN-10, ta khéo léo tung tin giả là Mai Văn Hạnh mâu thuẫn với Lê Quốc Túy, có âm mưu lật đổ Túy và Năm Quân trong nội địa. Ta đã làm cho Túy tin như vậy, vừa đảm bảo bí mật của Kế hoạch CM-12, vừa duy trì được Kế hoạch ĐN-10.

Lực lượng An ninh lại tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh mới kéo dài suốt ba năm nữa trong Kế hoạch ĐN-10, buộc Lê Quốc Túy phải đưa hết quân đã huấn luyện ở nước ngoài về nước qua Campuchia.

Trong thời kỳ này, đồng chí Bùi Thiện Ngộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân cùng đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm tiếp tục chỉ đạo đấu tranh với bọn gián điệp biệt kích Lê Quốc Túy.

Các đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Trần Tôn Thất, Thi Văn Tám và nhiều đồng chí khác đã trực tiếp tổ chức thực hiện các phương án nghiệp vụ câu nhử địch một cách sáng tạo và đã thành công. Ta đã hút hầu hết lực lượng gián điệp biệt kích trong hai khóa huấn luyện “Phù Đổng 1” và “Phù Đổng 2” sau này của Túy ở nước ngoài về.

Công tác đấu tranh trong giai đoạn này không kém phần gian khổ và khó khăn, nhất là trong điều kiện phải di chuyển trên những vùng rừng núi ở Battambang hay ở vùng biển đảo Phú Quốc. Các đơn vị và công an các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong Kế hoạch ĐN-10.

Đặc biệt, ta đã làm tốt công tác hợp tác quốc tế với Lực lượng An ninh Campuchia, đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch ĐN-10 trong hơn ba năm tiếp theo. Gần cuối năm 1987, ta hốt mẻ lưới cuối cùng, bắt các toán xâm nhập qua Campuchia về Kiên Giang.

Vào hạ tuần tháng 1/1988, Lê Quốc Túy đã chết tại Paris vì bệnh thận. Trước khi chết, Túy ủy quyền cho tên Hiển (tức K36, sau này đổi bí số là F2) xử lý toàn bộ công việc của “mặt trận”.

Ngày 30/1/1988, tên Hiển gửi điện cho các toán của ĐN-10 bức điện khá dài báo tin Lê Quốc Túy đã chết hồi 11h ngày 25/1/1988 và an táng vào ngày 6/2/1988 tại Paris (Pháp). Sau khi lo đám tang cho chồng, Nhan Thị Kim Chi, vợ của Lê Quốc Túy bay tới “Tổng hành dinh” để thu vén và thanh toán số tài sản còn lại của Túy. Tên Hiển đề nghị Nhan Thị Kim Chi thay chồng “lãnh đạo” “mặt trận” nhưng Chi từ chối và nhanh nhóng bay trở lại Pháp.

Như rắn mất đầu, không còn tiền bạc và cả tương lai, Hiển đã thấy rõ y phải làm gì. Ngày 4/3/1988, Hiển gửi bức điện cuối cùng cho các toán ở trong nước với nội dung sau:

“Đã đến lúc phải báo sự thiệt cho các bạn rõ là C4 mất không có để lại di chúc gì cả. Mặt trận ta không có người thay thế, hướng đi tới trong tương lai rất là xa vời. Chúng ta sẽ trở thành công cụ của nước ngoài. Vì thế, vì quyền lợi của tất cả chúng ta và sự sống còn của mình, chúng ta phải giải tán toàn bộ... Kể từ điện này sẽ chấm dứt mọi sự liên lạc. Chúng tôi ở ngoài này chưa biết số phận sẽ ra sao... Thôi cầu chúc các bạn gặp được nhiều sự may mắn để xây dựng lại một cuộc đời mới. Chào tạm biệt - VT5”.

Kế hoạch ĐN-10 kết thúc.

Thắng lợi của Kế hoạch CM-12 thật sự to lớn và trọn vẹn.

* * *

Mới đây, kỷ niệm 25 năm mở đầu Kế hoạch CM-12, Bộ Công an và Tổng cục An ninh cùng Công an Cà Mau tổ chức cuộc gặp mặt các nhân chứng chỉ đạo thực hiện Kế hoạch CM-12. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an như Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Trung tướng Thi Văn Tám, Thiếu tướng Trương Hòa Bình, và lãnh đạo Tổng cục An ninh đã về dự.

Nhiều đồng chí cán bộ an ninh lão thành và cán bộ chiến sĩ an ninh từng tham gia Kế hoạch CM-12 bồi hồi, xúc động ôn lại những kỷ niệm khó quên. Không khí sôi động và những tình cảm đồng chí, đồng bào vẫn nồng ấm như những năm tháng chiến đấu gian khổ và hào hùng.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an nhấn mạnh: Thắng lợi của Kế hoạch CM-12 rất to lớn, góp phần giữ vững an ninh của Tổ quốc.

Đây là thắng lợi chung của toàn Lực lượng Công an nhân dân, có sự hợp đồng chặt chẽ của Quân đội nhân dân và một số cơ quan khác. Thắng lợi của Kế hoạch CM-12 còn thể hiện tính nhân văn cao bởi đã đưa những người con của dân tộc lầm đường lạc lối trở về với con đường sáng
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:16:51 am »

2/ Vụ nội gián mang bí số 109 tại Long An

Thực hiện chỉ thị của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về bóc gỡ mạng lưới nội gián của địch, với yêu cầu trước mắt là tập trung điều tra xác minh, làm rõ những vấn đề về lý lịch chính trị chưa rõ ràng của một số cán bộ đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, Ty Công an (nay là Công an tỉnh) Long An đã triển khai lực lượng trên toàn địa bàn tỉnh, bước đầu xác định được một số đầu mối trước đây làm việc cho địch, đã cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho địch đánh phá Cách mạng. Trong đó có vụ T.H.P. là Phó ban Cải tạo Công thương nghiệp Tư bản tư doanh tỉnh Long An. Ban lãnh đạo Ty chỉ đạo Phòng Bảo vệ An ninh nội bộ cùng một số cán bộ an ninh phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra xác minh làm rõ vụ này.

T.H.P. (bí danh Ba Ký, Hai Hùng) sinh năm 1928 tại huyện Mộc Hóa - Kiến Tường, tham gia Cách mạng năm 1946, vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1948. Quá trình hoạt động Cách mạng liên tục từ năm 1946 - 1979, đã có nhiều thành tích trong công tác và chiến đấu. Gia đình có nhiều người tham gia Cách mạng và có người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Năm 1970, P. là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Kiến Tường, phụ trách khối dân vận.

Nắm rõ tư tưởng cầu an, thiếu rèn luyện về đạo đức, phẩm chất chính trị, ham sống sợ chết, ngại gian khổ, khó khăn của P., Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bước đầu đã tổ chức móc nối với Năm L., là vợ lẽ và cũng là giao liên của P., và kết nạp Năm L. vào mạng lưới bí mật của CIA. Sau đó, CIA giao nhiệm vụ cho Năm L. vận động P. gia nhập vào CIA, với phần thưởng cho P. là một khoản chế độ ưu đãi lớn, như được cung cấp một số đồ dùng cá nhân, gia dụng loại đắt tiền, đồng thời CIA sẽ bảo vệ cuộc sống lâu dài, khi đi đến đâu hoạt động Cách mạng cũng không bị đánh phá… Do mang tư tưởng ham sống sợ chết, sau khi nghe vợ lẽ đặt vấn đề này và các yêu cầu đã nêu, P ngay lập tức đồng ý, làm tình báo viên cho CIA ở Kiến Tường từ tháng 2/1970 (mang bí số 109).

Đầu năm 1972, Tỉnh ủy Kiến Tường bầu lại Ban Chấp hành mới. Do chưa có thông tin chính thức về hoạt động phản Cách mạng của P nên trong danh sách dự kiến vẫn có tên P.. Tuy nhiên, qua trao đổi bước đầu của lực lượng An ninh, Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ đã báo cáo Tỉnh ủy đưa P. ra khỏi danh sách bầu Ban Chấp hành. Qua khai thác hồ sơ địch sau ngày giải phóng, lực lượng An ninh đã bắt đối tượng truy nã Nguyễn Văn Đ. là tình báo CIA đặc trách Vùng IV chiến thuật vào tháng 6/1975 tại phường Nhật Tảo, quận 10, TP HCM.

Qua đấu tranh, Đ. đã khai nhận về P. là nội gián cho CIA từ năm 1971 và nói rõ hoạt động của Năm L. là giao liên cho P.; nói rõ Võ Văn A. (Tư Trí) là giao liên giữa P và Đô. Về phía P., sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, y đã tìm mọi cách bịt các đầu mối trước đây biết hoạt động của mình nhằm che giấu thời gian làm việc cho CIA. Năm 1978, P. được bầu làm Phó ban Cải tạo Công thương nghiệp Tư bản tư doanh tỉnh Long An. Thực hiện phương châm chỉ đạo của Bộ Công an về công tác phòng, chống nội gián, với phương châm "Thận trọng, chính xác, không để lọt đối tượng, không để oan sai đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng…", lực lượng An ninh tỉnh Long An phối hợp với Cục Trinh sát nghiệp vụ của Bộ chỉ đạo Phòng Bảo vệ An ninh nội bộ, Phòng Công tác hồ sơ… tập trung lực lượng sưu tầm tài liệu, thẩm tra xác minh làm rõ vụ này.

Tháng 3/1979, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Phòng Bảo vệ An ninh nội bộ mời P. đến làm việc. Với những chứng cứ rõ ràng như bản cam kết làm việc cho CIA, lý lịch, ảnh, bí số, lời khai của những tên trong tổ chức, liên lạc… P. đã thú nhận toàn bộ hành vi tội lỗi của mình. Cơ quan thẩm quyền tỉnh Long An đã quyết định khai trừ P. ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, cách chức Phó ban Cải tạo Công thương nghiệp Tư bản tư doanh tỉnh Long An, đưa về quản lý tại địa phương.

Việc xác định T.H.P. làm nội gián cho CIA do địch cài trong tổ chức của ta là sự nỗ lực rất lớn của Công an Long An, góp phần làm trong sạch nội bộ. Đây là một trong nhiều vụ mà lực lượng An ninh đã bóc gỡ trong thời gian đó. Qua công tác khai thác hồ sơ địch để lại, tiến hành thẩm tra xác minh, một mặt ta đã bóc gỡ được mạng lưới nội gián của địch, mặt khác cũng góp phần minh oan cho một số cán bộ trung kiên của ta bị địch bắt, dựng hồ sơ giả để vô hiệu hóa.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:18:24 am »

3/Vụ nội gián Sông Hồng tại Đồng Tháp

Tháng 7/1980, qua nguồn tin ban đầu do quần chúng cung cấp, ta tiến hành xác minh và kiểm tra hồ sơ do địch để lại, kết hợp xét hỏi một số sĩ quan cảnh sát đặc biệt cũ của ngụy và qua các biện pháp nghiệp vụ của trinh sát, cuối năm 1979 đến tháng 7/1980, ta đã xác minh được chính xác đầu mối nội gián mang bí danh "Thanh Bạch" của Ty Cảnh sát Quốc gia tỉnh Kiến Phong (trước năm 1975) đánh vào nội bộ ta (Tỉnh ủy Kiến Phong trong kháng chiến chống Mỹ) do tên L.V.C. (tự Ba Ngân), Quyền Trưởng ty Tài chính Đồng Tháp làm nội gián, và vợ y là N.T.D. (tự Bẹp) làm tình báo liên lạc.

Từ tháng 8/1972, Ba Ngân đã cung cấp cho địch các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy và hàng trăm báo cáo, tin tức, danh sách cán bộ an ninh, cán bộ các ban, ngành của tỉnh, cơ sở nội tuyến của ta… gây nhiều thiệt hại cho Cách mạng.

Sau ngày đất nước giải phóng, Ba Ngân tiếp tục chui sâu, leo cao theo kế hoạch hậu chiến, lên đến chức Quyền Trưởng ty kiêm Bí thư Đảng ủy Ty Tài chính. Ba Ngân còn khai man lý lịch để tránh sự phát hiện của ta. Lợi dụng danh nghĩa Quyền Trưởng ty Tài chính, Ba Ngân quan hệ với một số tên phản động và nhân viên tình báo CIA cũ, đưa nhiều phần tử xấu vào làm việc trong các cơ quan của tỉnh.

Ngoài ra, y còn câu kết, móc nối với một số đồng bọn ngoài xã hội có tư tưởng và hành động chống phá Cách mạng. Qua đấu tranh với Ba Ngân, lực lượng An ninh phát hiện nhiều tối tượng khác đã chui vào nội bộ ta. Bằng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, đến tháng 7/1980, Ban chuyên án đã thu thập toàn bộ tài liệu, chứng cứ để đấu tranh, kết thúc chuyên án, bóc gỡ toàn bộ mạng lưới này của địch, nắm rõ ý đồ hoạt động hậu chiến của CIA ở Đồng Tháp, bắt 25 đối tượng, thu nhiều tang vật, tài liệu phản Cách mạng.

Đây là vụ nội gián đặc biệt nghiêm trọng, đối tượng có nhiều thủ đoạn nguy hiểm, ngụy trang che giấu để chui sâu, leo cao vào nội bộ ta. Với tinh thần cảnh giác Cách mạng cao, qua hơn một năm kể từ ngày xác lập (ngày 11/3/1979 đến ngày 31/7/1980), chuyên án đã kết thúc. Thắng lợi trên còn là bài học quý báu về công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ an toàn cơ quan, xây dựng chính quyền các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Nguồn: http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Lat-mat-nhung-quan-co-den-trong-ke-hoach-hau-chien-cua-dich-364158/
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:30:16 am »

4/Dập tắt “Kế hoạch Hải Triều”

Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, ngành Công an đã có kế hoạch bóc gỡ mạng lưới nội gián của địch cài vào nội bộ ta hoạt động nhằm bảo vệ trong sạch nội bộ Đảng, cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang. Ngày 12-7-1975, qua đơn tố giác của người dân kết hợp với việc khai thác tài liệu do chế độ cũ để lại, Công an Bình Định phát hiện vụ nội gián trong “Kế hoạch Hải Triều” của Cảnh sát đặc biệt Ngụy đánh vào Thị ủy Quy Nhơn, do tên Võ Tám cầm đầu.

Theo tài liệu điều tra của cơ quan Công an, Võ Tám sinh năm 1921 tại Hoài Nhơn, Bình Định, từng tham gia du kích thôn và bị địch bắt. Sau khi ra tù, qua giới thiệu của người cháu (gọi Võ Tám bằng cậu ruột) là du kích thoát ly, Võ Tám được cán bộ Công đoàn giải phóng móc nối tuyển chọn làm cơ sở nội tuyến hoạt động tại thị xã Quy Nhơn. Võ Tám bị địch phát hiện và bí mật giám sát, theo dõi tính toán sử dụng vào kế hoạch tình báo của chúng.

Đầu năm 1970, sau khi dự lớp huấn luyện ngắn hạn của ta tổ chức từ chiến khu trở về, Võ Tám bị Cảnh sát Ngụy ở Bình Định bắt bí mật, đe dọa, mua chuộc, khống chế và y đã nhận làm việc cho chúng.

Cảnh sát quốc gia Bình Định thiết lập kế hoạch nội gián mang mật danh “Kế hoạch Hải Triều” đưa Võ Tám trở lại hàng ngũ cách mạng, thâm nhập vào Thị ủy Quy Nhơn để thu thập tin tức và giúp chúng đánh phá cơ sở cách mạng.

“Kế hoạch Hải Triều” được thực hiện vào ngày 1-4-1970, Võ Tám được Cảnh sát quốc gia Bình Định cho mang bí số “X6”. Lợi dụng chủ trương của cách mạng phát triển cơ sở nội tuyến, Cảnh sát quốc gia Bình Định đã hướng cho Võ Tám xây dựng cơ sở vào số người do chúng giới thiệu, tạo thành nhóm nội gián hoạt động cho địch.
Chúng đã xây dựng các tên Nguyễn Đức Bé (bí số X11), Trần Mùi (bí số X7), Phạm Minh Nhậm (bí số X9) và 2 người con của Võ Tám là Võ Thị Quán (bí số X8) và Võ Ngọc Chánh (bí số X10). Được cơ quan tình báo Ngụy chỉ đạo chặt chẽ và sự giúp đỡ của CIA, Võ Tám đã gây được tín nhiệm với cách mạng, được kết nạp vào Đảng.

Trong quá trình hoạt động nội gián cho địch đến khi bị lực lượng Công an nhân dân Việt Nam phát hiện, bắt giữ, Võ Tám đã báo cho địch 200 tin tức quan trọng, chỉ điểm cho địch bắt nhiều cán bộ cách mạng hoạt động tại nội thị Quy Nhơn, trong đó có một Tỉnh ủy viên Bình Định, phá vỡ 4 tổ chức cách mạng. Hoạt động bán nước hại dân của Võ Tám được cố vấn CIA Đa-vít Mô-ra-lét đánh giá: “Đây là kế hoạch mạnh nhất vùng 2 chiến thuật”.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:31:27 am »

5/Phá tan “Kế hoạch Hải Yến”

Tháng 4-1977, Cơ quan an ninh miền Nam đã phát hiện Nguyễn Tấn Đức (bí số N001) do CIA và Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo Ngụy tuyển lựa, hoạt động trong “Kế hoạch Hải Yến”, Ban công tác Nam vụ.

Đi sâu điều tra nghiên cứu về Đức, lực lượng an ninh đã dựng lại quá trình hoạt động của y. Nguyễn Tấn Đức sinh năm 1925 tại Ba Tri, Bến Tre. Đức tham gia cách mạng năm 1945, được kết nạp Đảng năm 1948, tập kết ra Bắc năm 1954, làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa (năm 1966), Đức được cử vào B2 công tác, là ủy viên Ban dân y Phân khu II, khu Sài Gòn - Gia Định, sau đó làm Trưởng ban quân y Tân Bình. Năm 1969, Đức được đề bạt làm Viện trưởng Bệnh viện A10, Hiệu trưởng trường Y sỹ Phân khu II. Tháng 2-1970, trên đường đưa đoàn cán bộ và thương binh về địa điểm mới gần biên giới Việt Nam - Campuchia, thì bị địch phục kích và Đức ra lệnh cho anh em không được chống cự.
Sau đó, Đức và cả đoàn bị địch bắt. Đức tỏ ra hoang mang dao động, mất tinh thần, khai báo với địch để bảo toàn tính mạng. Sau khi thử thách, địch đưa Đức về Sài Gòn sử dụng làm nội gián mang bí số N001. Chúng đưa Đức về nằm vùng tại huyện Tân Bình để chờ cơ hội chui vào nội bộ ta.

Tháng 4-1973, Đức móc nối và trực tiếp gặp lãnh đạo Huyện ủy Tân Bình và được giao nhiệm vụ hoạt động công tác y tế ở huyện, bằng các hoạt động như mở rộng y tế trong nhân dân lao động; đào tạo các lớp y tế, hộ sinh do các cơ sở xã gửi đến để phục vụ sau này. Sau khi hoàn thành một số nhiệm vụ do địch giao, Đức được quan thầy của hắn đánh giá: “Kế hoạch đang tiến triển tốt. Tình báo viên đã có cơ hội chui vào nội bộ cách mạng”.

Khi bộ đội ta vào giải phóng Sài Gòn, Đức được Huyện ủy Tân Bình sử dụng vào công tác y tế phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau giải phóng, hắn làm cán bộ Phòng Y tế huyện Tân Bình. Nhưng, trước con mắt cảnh giác của nhân dân và sự nhạy bén của lực lượng An ninh miền Nam, tên nội gián Nguyễn Tấn Đức mang bí số N001, nhân vật chính trong “Kế hoạch Hải Yến” do địch cài lại để hoạt động chống phá cách mạng đã sa lưới.

nguồn: http://anninhthudo.vn/the-gioi/boc-go-mang-luoi-noi-gian-do-dich-cai-lai/323922.antd
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM