Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:35:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)  (Đọc 30923 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:51:08 pm »

*

Sau chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947, địch quay về bình định vùng đã chiếm, thực hiện chiến lược đánh lâu dài. Chúng củng cố các tuyến chiếm đóng. Thực hiện quyết tâm “biến hậu phương địch thành tiền phương của ta”, các cơ quan lãnh đạo của các huyện, xã, một bộ phận của cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh cùng các đội du kích tập trung, các đại đội của trung đoàn 98 đã quay về về hậu địch. Với phương châm “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, trung đoàn 98 đã hỗ trợ tốt cho địa phương trong việc bảo vệ căn cứ địa và phát động chiến tranh nhân dân ở hậu địch, giúp cho du kích và các đơn vị tập trung của tỉnh và huyện trưởng thành.

Với lực lượng tổng hợp của chiến tranh nhân dân, ta đã phục hồi, phát triển được lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang của quần chúng, để xây dựng được hệ thống quân sự địa phương đủ sức để chống địch bình định và gây dựng cơ sở cho chiến tranh du kích. Trong ba năm 1948, 1948, 1950, mặc dù có lúc căn cứ địa bị uy hiếp rất mạnh, vùng tạm bị chiếm trải qua ba cuộc bình định ác liệt, nhưng ta vẫn bảo vệ được căn cứ kháng chiến và giữ vững được phong trào chiến tranh du kích, đồng thời tiến hành phá tề, diệt tháp canh, tiến công lực lượng quân sự của địch ở ngay “hậu phương” của chúng.

*

Tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai là chiến trường quan trọng ở ven biển Đông Bắc, nhưng lại có cả một vùng rừng núi rộng lớn nối với vùng Việt Bắc, căn cứ kháng chiến của cả nước.

Ngay từ năm 1948, với chủ trương đẩy mạnh hoạt động về hướng Đông Bắc của Bộ Tổng tư lệnh và Liên khu Việt Bắc, bộ đội chủ lực đã liên tục tiến công đánh vỡ tuyến phòng thủ đường 13 và đến năm 1950 thì mở cho Hải Ninh một căn cứ địa trên phạm vi hơn hai huyện, bằng một phần ba đất đai của toàn tỉnh. Cũng từ năm 1950, phía sau lưng Quảng Yên, Đặc khu Hồng Gai và Hải Ninh đã hình thành một vùng căn cứ địa dựa vào Việt Bắc, tạo thế cho ta đưa chiến tranh nhân dân vào vùng tạm chiếm ở đồng bằng và ven biển.

Vùng căn cứ địa của tỉnh Quảng Yên ra đời ngay từ đầu kháng chiến, trên cơ sở kế thừa và phát triển thành quả của Chiến khu Đông Triều (Trần Hưng Đạo).

Trong những năm đầu xây dựng căn cứ kháng chiến, ta đã chú trọng tổ chức ngay bộ máy lãnh đạo cấp tỉnh song song với việc xây dựng lực lượng vũ trang để tiễu phỉ, hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở chính trị và các tổ chức đoàn thể quần chúng.

Trong vùng căn cứ, ta đã từng bước thực hiện chính sách cải cách ruộng đất, tổ chức sản xuất lương thực và khai thác thế mạnh của rừng núi để chống địch bao vây kinh tế.

Việc bảo vệ căn cứ địa trong những năm đầu ở Quảng Ninh vô cùng khó khăn gian khổ. Có nhiều lần cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh phải luồn rừng, vượt suối để tránh giặc càn vào căn cứ địa. Từ cuối năm 1951, cấp ủy Đảng ở Hải Ninh, Hoành Bồ và Quảng Yên đưa bộ đội vào vùng đồng bằng tạm chiếm, “hành lang Mán” để phát động chiến tranh du kích và vận động đồng bào miền núi thì căn cứ địa được bảo vệ vững chắc.

Việc bảo vệ căn cứ gắn liền tổ chức khi lực lượng bộ đội, du kích, liên tục tiến công địch cả ở vùng tranh chấp và vùng địch tạm chiếm. Hình thành và giữ vững các “cửa rừng” để giữ liên hệ giữa căn cứ địa và vùng địch tạm chiếm là vấn đề rất quan trọng trong việc bảo vệ căn cứ.

Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, quân và dân Quảng Ninh đã đấu tranh chống dồn làng, lập vành đai trắng, dời về làng cũ, bám trụ ở vùng tranh chấp, gây cơ sở trên đường dây, đồng thời tiêu diệt các vị trí địch, tăng cường đánh phá giao thông, tổ chức phản phục kích trên đường vận chuyển hoặc bao vây các vị trí của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:51:30 pm »

*

Làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, ngay từ đầu lực lượng vũ trang ở Quảng Ninh hình thành lực lượng vũ trang quần chúng và lực lượng vũ trang tập trung. Ở tỉnh thường có trung đoàn chủ lực, ở huyện có đại đội bộ đội địa phương. Ở xã có đại đội hoặc trung đội du kích tập trung. Hầu hết các thôn, xã của vùng đồng bằng sau lưng địch, hầu như mọi người dân đều vào đoàn thể và mỗi người đều có nghĩa vụ tham gia du kích hoặc dân quân. Cán bộ, đảng viên gắn bó với du kích, nhiều người cùng ăn, cùng ngủ với du kích và bản thân họ cũng giữ vũ khí.

Những ngày đầu kháng chiến do mới hình thành, chưa được củng cố huấn luyện, vũ khí thiếu, kinh nghiệm chiến đấu chưa có là bao, lại phải chiến đấu với quân viễn chinh Pháp nên lực lượng vũ trang trong tình đã bị tổn thất lớn và nhiều khi lâm vào tình thế hiểm nghèo. Nhưng trong thời kỳ này thực hiện nhiệm vụ tiến sâu vào vùng sau lưng địch, nên việc xây dựng dân quân, các đơn vị du kích đã được cấp ủy Đảng từ khu, tỉnh, huyện, chi bộ trong toàn tỉnh tập trung đẩy mạnh và được thực hiện bằng nhiều biện pháp. Các đơn vị bộ đội chủ lực – nòng cốt của chiến trường – như trung đoàn 98, các đại đội Bạch Đằng, đại đội Hồ Chí Minh, ngoài nhiệm vụ bảo vệ căn cứ địa của Liên tỉnh Quảng Hồng còn được chuyển sang hoạt động theo phương thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”.

Đến năm 1949, các đại đội, tiểu đoàn bộ đội địa phương của Quảng Yên, Hải Ninh, Hồng Gai đã được xây dựng và chính thức trở thành một bộ phận của Quân đội nhân dân. Tuy vậy cũng đến đầu năm 1951, khi bộ đội chủ lực chuyển giao vũ khí để đi nhận trang bị mới, thì bộ đội địa phương của tỉnh mới đủ điều kiện và khả năng để làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân địa phương.

Thực hiện chủ trương của Liên khu ủy và tỉnh ủy về gây cơ sở ở liên tỉnh Quảng Hồng và đông tiến của Hải Ninh, bộ đội địa phương đã hỗ trợ đắc lực cho việc phục hồi, xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang trong vùng tạm chiếm. Và cũng từ năm 1952, khi bộ đội Hải Ninh và Hoành Bồ tiến vào vũ trang tuyên truyền và tác chiến ở cùng “hành lang Mán” thì bộ đội địa phương mới có điều kiện đánh sâu vào vùng địch tạm chiếm.

Tuy nhiên, những hạn chế về mặt xây dựng cơ sở chính trị trong các vùng dân tộc ít người đã làm cho trình độ tác chiến của bộ đội địa phương Hải Ninh và Đặc khu Hồng Gai chậm được nâng cao. Cơ sở chính trị yếu làm cho phong trào dân quân du kích của vùng cao không thể mạnh lên được. Ở các xã Bằng Cả, Quảng La (Hoành Bồ), Dũng Văn, Phong Dụ, Tràng Vinh, Điền Xá, Bắc Lãng (Hải Ninh) không tác chiến độc lập được. Do đó các đơn vị bộ đội địa phương của Hải Ninh và Đặc khu Hồng Gai mặc dù rất anh dũng và kiên trì chịu đựng gian khổ, cũng không có điều kiện nâng cao trình độ tác chiến của mình, vì luôn phải phân tán để bảo vệ căn cứ và dìu dắt dân quân du kích.

Ở Quảng Yên, do yêu cầu phải bám sát vùng sau lưng địch và hỗ trợ cho phong trào dân quân du kích, nên đầu năm 1951 ta phải đưa các đơn vị của tiểu đoàn Bạch Đằng từ hình thức hoạt động tập trung sang hoạt động phân tán, và chỉ trở lại đánh tập trung sau khi phong trào toàn dân chống càn được phát động.

Từ khi tiểu đoàn Bạch Đằng vào địch hậu cùng bảy, tám đại đội huyện bám sát địa phương, đã đưa quân số của tá ở hậu địch lên tới một trung đoàn.

Khi phong trào chiến tranh du kích phát triển và bộ đội chủ lực qua chiến đấu đã trưởng thành đã tạo cơ sở cho phong trào toàn dân đánh giặc lên cao. Trên chiến trường Quảng Yên, khả năng đánh tập trung của bộ đội địa phương và của du kích cũng có sự phát triển nhảy vọt. Bộ đội tỉnh và huyện có thể tập trung với quy mô tiểu đoàn để phục kích tiêu diệt hàng đại đội Âu – Phi đi tuần tiễu, tập kích diệt cả vị trí boong-ke, hoặc thọc sâu vào vùng tạm bị chiếm diệt ba đến bốn vị trí ngay trong một đêm.

Vừa tổ chức chiến đấu đảng ủy các cấp ở Quảng Ninh đã không ngừng xây dựng lực lượng ba thứ quân ngày càng có chất lượng tốt và sức chiến đấu cao. Bên cạnh xây dựng bản chất chính trị cho lực lượng vũ trang, việc xây dựng bản chất chính trị cho lực lượng vũ trang, việc xây dựng các mặt về quân sự, biên chế tổ chức, cách đánh cho lực lượng vũ trang cũng được các cấp ủy Đảng đặc biệt quan tâm. Với phương châm vừa học vừa đánh, vừa chiến đấu vừa xây dựng, nên chỉ trong một thời gian ngắn, trình độ kỹ - chiến thuật của lực lượng vũ trang trong tỉnh cũng được nâng cao.

Để nâng cao khả năng tác chiến của bộ đội địa phương, tỉnh đã coi trọng việc tổ chức, bảo đảm chiến đấu và tổ chức các lực lượng chiến đấu có tính chất binh chủng. Các cơ sở huấn luyện tân binh để bổ sung cho các đơn vị chiến đấu được hình thành ở huyện và tỉnh. Các đội đánh địch theo lối tập kích trên đường giao thông, các đội đánh địch trên sông được phát triển.

Để phục vụ cho bộ đội tiêu diệt các vị trí địch, các địa phương đã thường xuyên quan tâm đến việc gây cơ sở cho binh lính địch để giúp cho việc tiến hành cách đánh tập kích có nội ứng.

Lối đánh theo kiểu đặc công đã giúp cho bộ đội ta có khả năng tập kích các vị trí đóng quân và cả các công sự boong-ke của địch. Trong kháng chiến chống Pháp ta đã xây dựng được tổ chức “Quân báo nhân dân” rộng rãi trong các bà, các chị, các em nhỏ, phục vụ đắc lực cho việc nắm tình hình chiến đấu giành thắng lợi.

Trong việc phát động chiến tranh nhân dân, có thể coi việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia xây dựng lực lượng vũ trang với việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang địa phương là hai mặt thống nhất của một vấn đề. Nhân dân đã đảm nhiệm một phần lớn vai trò của “cơ quan” chính trị, “cơ quan” hậu cần và bộ máy bảo đảm chiến đấu cho lực lượng vũ trang địa phương.

Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là chặng đường đấu tranh gian khổ nhưng đồng thời cũng là chặng đường thắng lợi vẻ vang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại quân và dân Quảng Ninh có những đóng góp vào thắng lợi chung và đã làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đất nước ta đã bước vào một giai đoạn mới. Miền Bắc được giải phóng nhưng đồng bào miền Nam còn phải sống dưới ách thống trị của kẻ thù. Để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, quân dân Quảng Ninh cũng như cả nước phải tiến hành một cuộc kháng chiến còn lâu dài, gian khổ. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta quyết làm tròn nhiệm vụ cách mạng mà Đảng đã vạch ra trong giai đoạn mới và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:52:43 pm »

PHỤ LỤC

Thành tích của quân và dân quảng ninh (Quảng Yên, Đặc khu Hồng Gai, Hải Ninh)
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược


I. VỀ CHIẾN ĐẤU

- Đánh 3.459 trận

- Tiêu diệt và làm bị thương 22.100 tên địch

- Bắt sống 2.851 tên

- Thu 8.000 súng các loại và hàng chục tấn quân trang

II. HUY ĐỘNG SỨC NGƯỜI CHO TIỀN TUYẾN

- 5.027 thanh niên nhập ngũ

III. ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, LIÊN KHU
TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG

- Xã Yên Đức (Đông Triều) được Liên khu 1 công nhận là xã kiểu mẫu và tặng cờ danh dự năm 1948.

- Tỉnh Quảng Yên được tặng cờ khá nhất của Liên khu 1 về thành tích diệt giặc dốt cuối năm 1949.

- Quân dân Nà Thuộc (huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh) được tặng thưởng huân chương Quân công hạng ba, tháng 2 năm 1948.

- Du kích xã Đồng Văn (huyện Bình liêu) được tặng thưởng huân chương Quân công hạng ba.

- Quân dân huyện Yên Hưng (tỉnh Quảng Yên) được tặng hưởng huân chương Kháng chiến hạng nhất.

- Lực lượng vũ trang thị xã Cẩm Phả được tặng thưởng huân chương Kháng chiến hạng nhì.

- Quân dân huyện Yên Hưng được tặng thưởng hai huân chương Kháng chiến hạng ba.

- Huyện Sơn Động (tỉnh Quảng Yên) được tặng huân chương Kháng chiến hạng ba.

- Công nhân mỏ Hồng Gai, Cẩm Phả được tặng thưởng huân chương Kháng chiến hạng nhì về thành tích phá hoại kinh tế địch.

- Du kích Bằng Cả được tặng thưởng huân chương Kháng chiến hạng nhì.

- Quân dân Nà Thuộc (huyện Đình Lập) được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng bức trướng “Ủng hộ kháng chiến”.

- Quân dân tỉnh Quảng Yên được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Quyết chiến quyết thắng”.

- Tiểu đoàn Bạch Đằng được Liên khu ủy Việt Bắc tặng cờ “Tiểu đoàn gương mẫu”.

- Đại đội Hồ Chí minh được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng danh hiệu “Chiến sĩ Lao động”.

* Ba đồng chí được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Mạc Thị Bưởi (liệt sĩ), Nam Hưng, Nam Sách, Quảng Yên.

- Lý A Coóng, xã đội trưởng, Quảng Hà, Hải Ninh.

- Nguyễn Văn Thuần, trung đoàn phó, đại đoàn 320, Quỳnh Lâu, Yên Hưng, Quảng Yên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:53:15 pm »

* Các đồng chí là Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (từ năm 1945 đến năm 1954).

1. Nguyễn Công Hòa, Bí thư tinh ủy Quảng Yên từ năm 1946 đến năm 1947.

2. Nguyễn Cừ, Bí thư tỉnh ủy Quảng Yên năm 1949.

3. Trịnh Nguyên, Bí thư tỉnh ủy Quảng Yên, từ năm 1949 đến năm 1954.

4. Cao Tử Kiến, Bí thư đặc khu ủy Hồng Gai năm 1945.

5. Trần Quốc Thảo, Bí thư đặc khu ủy Hồng Gai năm 1946.

6. Nguyễn Quang Cư, Bí thư đặc khu ủy Hồng Gai năm 1947.

7. Nguyễn Tuân, Bí thư đặc khu ủy Hồng Gai năm 1949 đến năm 1952.

8. Nguyễn Ngọc Đàm, quyền Bí thư đặc khu ủy Hồng Gai từ năm 1952 đến năm 1954.

9. Nguyễn Công Hòa, Bí thư Liên tỉnh ủy Quảng Hồng tháng 3 năm 1947

10. Hoàng Hữu Nhân, Bí thư liên tỉnh ủy Quảng Hồng năm 1948

11. Hoàng Chính, Bí thư tỉnh ủy Hải Ninh từ năm 1946 đến năm 1948

12. Nhị Quý, Bí thư tỉnh ủy Hải Ninh từ năm 1949 đến năm 1952

13. Nguyễn Hải, quyền Bí thư tỉnh ủy Hải Ninh năm 1953

14. Đỗ Chính, Bí thư tỉnh ủy Hải Ninh từ năm 1953 đến năm 1954

*

1. Tô Quảng Điền, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Yên từ năm 1945 đến năm 1946.

2. Nguyễn Trọng Yên, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Yên từ năm 1949 đến năm 1954.

3. Trịnh Tam Tinh, Chủ tịch Ủy ban hành chính Đặc khu Hồng Gai từ năm 1945 đến năm 1946.

4. Lê Quang Khải, Chủ tịch Ủy ban hành chính Đặc khu Hồng Gai từ năm 1949 đến năm 1952.

5. Nguyễn Ngọc Đàm, Chủ tịch Ủy ban hành chính Đặc khu Hồng Gai từ năm 1952 dến năm 1954.

6. Trần Quốc Thảo, Chủ tịch Ủy ban hành chính Liên tỉnh Quảng Hồng từ năm 1947 đến năm 1948.

7. Lê Bảy, Chủ tịch Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Hải Ninh năm 1946.

8. Nguyễn Xuân Chúc, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Hải Ninh từ năm 1947 đến năm 1952

9. Đỗ Mẫn, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Hải Ninh từ năm 1952 đến năm 1954

*

 1. Vũ Đình Mai, Tỉnh đội trưởng Liên tỉnh Quảng Hồng năm 1947.

2. Lý Chi Dân, Tỉnh đội trưởng Liên tỉnh Quảng Hồng năm 1948.

3. Hà Văn Tuất, Tỉnh đội trưởng tỉnh Quảng Yên năm 1948

4. Nguyễn Anh Vũ, Tỉnh đội trưởng tỉnh Quảng Yên từ năm 1950 đến năm 1954.

5. Lý Văn Bài, Tỉnh đội trưởng Đặc khu Hồng Gai từ năm 1950 đến năm 1955.

6. Lý Văn Bài, Tỉnh đội trưởng tỉnh Hải Ninh năm 1946.

7. Nông Văn Nguyên, Tỉnh đội trưởng tỉnh Hải Ninh năm 1947

8. Võ Quốc Vinh, Tỉnh đội trưởng tỉnh Hải Ninh năm 1948

9. Đặng Công Lệnh, Tỉnh đội trưởng tỉnh Hải Ninh năm 1949 đến năm 1952

10. Mai Trung Lâm, Tỉnh đội trưởng tỉnh Hải Ninh từ năm 1953 đến năm 1954.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM