Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:53:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)  (Đọc 30887 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #100 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:41:40 pm »

Trong lúc bộ đội và dân quân du kích liên tiếp đánh địch nhổ hàng loạt các vị trí chiếm đóng của chúng trong các vùng sâu, phong trào chống địch bắt lính, chống dồn dân và lấn vành đai trắng cũng được đẩy mạnh.

Ở Quảng Yên trong những tháng đầu năm 1954, quân địch đã bắt lính một cách ồ ạt với quy mô lớn. Chúng đã mở liên tiếp nhiều trận càn nhỏ ở vùng tạm chiếm để lùng bắt thanh niên, thậm chí đến cả thiếu niên và phụ nữ. Trong bốn tháng đầu năm, chúng đã bắt 7.366 người để xây dựng 11 đại đội địa phương quân, một trung đội nữ địa phương quân và một số hương dũng.

Cấp ủy Đảng các cấp đã lãnh đạo, tổ chức nhân dân kiên quyết đấu tranh với địch.

Từ cuối 1953 đến tháng 5 năm 1954, trên địa bàn toàn tỉnh đã có tới 120 cuộc đấu tranh từ nhỏ đến lớn, đòi được 1.516 thanh niên bị bắt lính về với gia đình. Nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt, có tiếng vang trong toàn vùng đã có tác động khích lệ cổ vũ các nơi, như cuộc đấu tranh của 3.000 đồng bào xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh đã phá một cuộc vây ráp lớn của địch, đòi lại trên 300 thanh niên địa phương bị chúng bắt. Nhiều bà, nhiều chị và gia đình, thân nhân của những người bị bắt đã lăn ra đường nằm cản xe giặc làm cho chúng không dám cho xe lắn bánh và buộc phải thả số thanh niên đã bị bắt. Ở các xã nằm sâu trong vùng tạm bị chiếm như Vĩnh Khê, (Đông Triều), Hiệp An, Tam Lưu (Kinh Môn), Liên Hòa, Liên Vỵ (Yên Hưng), v.v. phong trào cũng lên cao. Thanh niên thoát khỏi tay địch đã hăng hái xung phong vào bộ đội. Chỉ trong bốn tháng đầu năm 1954, ở Quảng Yên đã có hơn 2.000 thanh niên tòng quân giết giặc.

Phong trào chống dồn làng, lấn vành đai trắng và phá trại tập trung cũng phát triển mạnh mẽ.

Xã Lê Lợi (Chí Linh) qua đấu tranh chống dồn làng đã từ một xã tạm bị chiếm trở thành một khu du kích mạnh, được coi là lá cờ đầu của Quảng Yên trong phong trào này.

Để đẩy mạnh phong trào lên cao hơn nữa, tháng 3 năm 1954, tỉnh Quảng Yên đã mở hội nghị bàn về đấu tranh chống dồn làng. Sau hội nghị, các thôn xã như Nguyễn Huệ, Yên Đức, Yên Thọ, Kim Sen, Quế Lại (Đông Triều), Quỳ Khê, Diệu Tú (Yên Hưng), nhân dân đã đòi được về làng cũ. Trong lúc đó nhân dân ở 14 thôn thuộc Kinh Môn, tám thôn và hai khu phố của Yên Hưng đã đấu tranh không để địch dồn khỏi quê quán của mình. Nhân dân xã Kỳ Sơn, Phù Ninh (Thủy Nguyên) đã đòi địch phải bồi thường tới một triệu đồng vì đã làm hại tài sản của dân. Xã Yên Đức (Đông Triều) đã lãnh đạo một số thôn đòi được trở về làng cũ, đã phục hồi được du kích và du kích đã cùng bộ đội huyện bao vây các vị trí địch đóng trong xã. Tới tháng 7 năm 1954, đã có 34 thôn quay về làng cũ và nhân dân đã lấn tới 6.761 mẫu ruộng ở vành đai trắng, biến những nơi bao năm hoang hóa thành những ruộng lúa, màu tươi tốt.

Cùng với phong trào chung của toàn tỉnh, cuộc đấu tranh của nhân dân Yên Hưng phá “đại xã Khoái Lạc” cũng thu nhiều kết quả. Từ cuối năm 1953, ta đã thâm nhập được vào trong trại, bắt nhân mối gây cơ sở được với nhiều gia đình, nhiều người để hướng dẫn bà con đấu tranh với địch. Tháng 5 năm 1954, sau thất bại ở Điện Biên Phủ, tên thủ tướng bù nhìn Nguyễn Hữu Trí về tuyên truyền lừa bịp lôi kéo đồng bào. Nhân dân trong trại đã tẩy chạy cuộc nói chuyện của y. Cùng với hình thức đấu tranh hợp pháp của đồng bào, bộ đội huyện Yên Hưng đã tập kích trừng trị bọn bảo chính đoàn ở ngay trong khu tập trung làm chúng không dám sách nhiễu và phá các cuộc đấu tranh của đồng bào ta. Đến ngày 20 háng 7 năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ vừa được ký kết thì nhân dân ở đây đã tự động rời về làng cũ.

Cùng với vệc đấu tranh chống dồn dân, bắt lính, quân và dân Quảng Yên còn tích cực tiến hành công tác địch vận, trực tiếp tiến công về mặt chính trị đối với các lực lượng địch tại đây, đặc biệt là đối với các trung tâm đào tạo hạ sĩ quan và lính mới tại Văn Miếu và Vân Đồn.

Từ năm 1953, Quảng Yên đã là một trong những trọng điểm về công tác ngụy vận ở Bắc Bộ và từ cuối năm 1953 Cục địch vận thuộc Bộ Tổng Tham mưu quân đội ta đã trực tiếp chỉ đạo. Với ba đợt hoạt động liên tiếp trong năm 1953, ta đã vận động được 1.742 lính ngụy giải ngũ, 255 binh lính người Phi đòi được hồi hương và gần 100 lính ngụy đảo ngũ và phản chiến. Sang năm 1954 công tác địch vận ở đây càng được đẩy mạnh ở thị xã Quảng Yên huyện Yên Hưng và huyện Thủy Nguyên.

Bước sang năm 1954, để thực hiện kiế hoạch xây dựng quân ngụy một cách ồ ạt, tại các trường huấn luyện lính mới và hạ sĩ quan ở Văn Miếu, Vân Đồn của địch có lúc lên tới 5.000 đến 6.000 tên. Các lực lượng chiếm đóng của địch ở Thủy Nguyên – cái áo giáp che cho phía đông bắc thành phố Hải Phòng cũng có các sắc lính với số quân tương tự. Ngoài ra các lực lượng cơ động của chúng sau mỗi đợt chiến đấu hoặc một chiến dịch cũng thường về đây nghỉ ngơi và củng cố. Do đó trong thời gian này mật độ lính địch ở Quảng Yên là rất cao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #101 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:42:00 pm »

Để công tác địch vận đạt được kết quả cao nhất, tỉnh ủy Quảng Yên đã thành lập Ban địch vận thống nhất của tỉnh do một tỉnh ủy viên trực tiếp phụ trách. Có sự chỉ đạo của Cục địch vận và Ban địch vận Liên khu Việt Bắc, tỉnh đã tổ chức các tổ cán bộ thâm nhập vào các xã tạm chiếm của hai huyện Yên Hưng, Thủy Nguyên, tiến hành hướng dẫn cho nhân dân và tiếp cận với binh lính địch để tuyên truyền tin chiến thắng, giải thích chính sách của Đảng, Chính phủ, vạch mặt bọn thực dân xâm lược và bọn bù nhìn tay sai, giác ngộ cho anh em và vận động anh em rời bỏ hàng ngũ địch về với kháng chiến.

Đồng chí Bùi Tố Huyên, trưởng tiểu ban địch vận của tỉnh đội Quảng Yên và đồng chí Trịnh Đằng, bí thu huyện ủy Yên Hưng đã trực tiếp về xã Hiệp Hòa là một xã nằm sát ngay thị xã Quảng Yên và các trại Văn Miếu, Vân Đồn để liên lạc, chắp nối với lính ngụy, tiếp nhận hàng binh Âu – Phi và đón anh em lính ngụy thoát khỏi sự kiểm soát của địch để ra vùng tự do.

Do sự lãnh đạo của ta, trong dịp Tết Nguyên đán đầu năm 1954, hàng ngàn lính mới ở trại Văn Miếu đã ùn ùn tràn ra khỏi trại để về nhà ăn tết. Bọn chỉ huy không tài nào ngăn cản nổi. Sau tết, nhiều người không quay lại nữa.

Ở Yên Hưng, qua mấy tháng đầu năm 1954 ta đã có nhân mối trong hầu hết các vị trí địch. Ở Lưu Kiếm, có nơi cả một trung đội ngụy đã liên lạc với ta và tự tổ chức diệt những tên chỉ điểm trong hàng ngũ. Trong Đông Xuân 1953-1954, toàn tỉnh Quảng Yên đã gây được 104 nhân mối, lãnh đạo 16 cuộc đấu tranh của lính ngụy đòi về phép thu hút tới 9.834 người tham gia.

Tới tháng 7 năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ sắp đến ngày ký kết, tỉnh Quảng Yên đã phát động một cuộc tiến công chính trị với quy mô lớn nhằm làm tan rã quân ngụy, kết hợp với cuộc đấu tranh đòi lập hòa bình ở Đông Dương.

Từ ngày 16 đến ngày 26 tháng 7 năm 1954, quân ngụy tan rã từng mảng ở Yên Hưng: 700 lính đào ngủ, 100 lính đào ngũ tập thể có mang theo vũ khí và 100 người mang vũ khí ra hàng. Ở Kinh Môn hai đại đội nghĩa dũng ra hàng mang theo toàn bộ vũ khí trang bị. Ở Phả Lại, một đại đội cũng ra hàng mang theo vũ khí. Ở Nam Sách, Chí Linh, Thủy Nguyên, Cát Hải cũng có hơn 6700 lính ngụy đào ngũ tập thể. Chỉ trong 10 ngày đầu của cuộc vận động, trên địa bàn tỉnh Quảng Yên đã có 2.000 lính đào ngũ tập thể mang theo vũ khí. Tại các trường huấn luyện lính mới và hạ sĩ quan Văn Miếu, Vân Đồn, lính đã tràn ra cổng như nước lũ kéo theo cả lính gác ùa ra dãy phố, bến tàu, bến xe để tìm đường về nhà. Đến cuối tháng 7 tại các nơi này không còn bóng dáng một lính ngụy nào.

Phong trào đấu tranh chính trị kết hợp công tác địch vận ở thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng lan ra cả một số địa phương khác. Ở huyện lỵ Đông Triều vào đầu tháng 7 năm 1954, đã có cuộc đấu tranh thu hút hàng ngàn người tham gia đòi lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nhân dân đã treo cờ đỏ sao vàng rên khắp phố và tràn vào dinh quận trưởng buộc tên này phải nhận kiến nghị của nhân dân và chuyển lên cấp trên. Cuộc đấu tranh có cả những người nhà của ngụy quân và ngụy quyền tham gia. Lính Âu - Phi đã chán ghét chiến tranh, cũng đồng tình với cuộc đấu tranh của quần chúng, không đàn áp gây trở ngại gì.

Ở Thủy Nguyên, từ chiến thắng quân sự và kết quả của công tác địch vận, ta đã phục hồi và phát triển được cơ sở, đồng thời cũng đẩy cuộc đấu tranh lên tới cao trào. Cuối tháng 1, đại đội 925 do bí thư huyện ủy kiêm chính trị viên huyện đội Thủy Nguyên Đào Bình chỉ huy, đã dùng nội ứng diệt vị trí Pháp Cổ, thu hết vũ khí. Khi địch đóng lại vị trí này, hàng ngàn người đã mang kiến nghị đòi chính phủ Pháp phải thương lượng với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Dân đã tràn cả vào hai vị trí Pháp Cổ và Thanh Lãng để đấu tranh. Bọn địch đã phải mở cổng cho dân vào và ban chỉ huy đã phải nhận kiến nghị của nhân dân.

Đến quý hai năm 1954, khi tiểu đoàn Bạch Đằng tiêu diệt một loạt vị trí địch tại địa phương, phong trào đấu tranh chính trị ở Thủy Nguyên lại càng dâng cao và lan rộng tới các xã Phù Ninh, Cao Nhân, Kỳ Sơn, Kiến Bái, Thiên Hương, Đông Sơn, Kênh Giang, Hòa Bình, Hoa Động, Dương Quan… với hơn ba vạn người tham gia. Bọn địch ở các vị trí không dám ngăn cản các cuộc đấu tranh của quần chúng và buộc phải nhận các bản kiến nghị của nhân dân. Do ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chính trị, 930 binh lính (cả ngụy và Âu – Phi) đã ra hàng, trong đó có hai trung đội ở bốt Tịnh Xá đã mang vũ khí về với kháng chiến, và tới khi kết thúc chiến tranh thì ở Thủy Nugyên đã có hàng nghìn binh lính địch bỏ ngũ về nhà làm ăn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #102 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:42:50 pm »



Quảng Yên, Hải Ninh, Hồng Gai trong Đông Xuân 1953-1954
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #103 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:43:49 pm »

2. Đấu tranh buộc địch nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Tiếp quản thắng lợi các khu vực tập kết của quân đội Liên hiệp Pháp, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo những điều kiện quyết định thắng lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trên bân Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Pháp và các nước dự Hội nghị Giơ-ne-vơ công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Pháp phải cam kết rút quân khỏi ba nước Đông Dương. Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh ngừng bắn trên toàn chiến trường Việt Nam.

Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định giới tuyến quân sự tạm thời để hai bên tập kết là vĩ tuyến 17: Quân đội nhân dân Việt Nam ở Bắc giới tuyến, quân đội Pháp ở Nam giới tuyến. Hội nghị quân sự giữa đại biểu Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và bộ tổng chỉ huy quân đội Pháp họp tại Trung Giã thống nhất những vấn đề cụ thể để thực hiện ngừng bắn, chuyển quân. Lịch rút quân và chuyển quân của quân đội Pháp được quy định: tại chu vi Hà Nội 80 ngày; tại chu vi Hải Dương 100 ngày và tại chu vi Hải Phòng 300 ngày. Tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai đại bộ phận địa bàn nằm trong khu tập kết 300 ngày; chỉ có các huyện Chí Linh, Nam Sách và một bộ phận đất đai thuộc các huyện Kinh Môn, Đông Triều và Hoành Bồ là thuộc khu vực tập kết 100 ngày.

Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta và là một thất bại đau đớn của kẻ thù.

Buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực dân Pháp nhằm mục tiêu hàng đầu là để cứu quân đội viễn chinh Pháp khỏi bị tan rã hoàn toàn sau thất bại ở Điện Biên Phủ, nhưng chúng vẫn chưa dứt bỏ hoàn toàn tham vọng thực dân. Đế quốc Mỹ thì coi việc mất Đông Dương là “một tai họa”, nên ngay sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ, chính quyền Mỹ đã chủ trương hất cẳng Pháp chuẩn bị nhảy vào xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Tháng 6 năm 1954, trùm tình báo Mỹ Lên-xđên sang Việt Nam bày mưu cho Ngô Đình Diệm ở chiến dịch di cư nhằm đưa hàng triệu người và hàng ngàn tấn máy móc, tài sản vào miền Nam, để lại trên miền Bắc những thành phố, thị xã trống rỗng, tiêu điều về kinh tế và phức tạp, rối loạn về xã hội – chính trị.

Để chuẩn bị cho những kế hoạch nham hiểm, lâu dài sau “thời kỳ hậu chiến”, quân Pháp đã trắng trợn vi phạm hiệp định bằng cách vây rát bắp lính, cướp đoạt tài sản, tuyên truyền xuyên tạc chính sách của Chính phủ ta, cài lại một số lực lượng vũ trang phản động, khuyến khích các đảng phái cũ hoạt động như Đại Việt, Việt Nam quốc dân đảng và tổ chức các đảng phái phản động mới như: Năm sao trắng, Phong trào cách mạng quốc gia, Việt Nam cách mạng đảng, Hoa kiều cứu quốc, v.v. Nghiêm trọng hơn cả là chiến dịch vận động di cư mà chúng tiến hành hết sức thâm độc và quyết liệt trên hầu hết các địa bàn có quân Pháp đóng quân và cả ở một số vùng tự do rộng lớn của miền Bắc.

Trước tình hình mới của cuộc chác mạng, trung tuần tháng 7 năm 1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã họp Hội nghị lần thứ 6 mở rộng, xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam lúc này là đế quốc Mỹ và phương châm sách lược đấu tranh của nhân dân ta trong giai đoạn mới là “chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hòa bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh, củng cố hòa bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và thực hiện dân chủ trong toàn quốc”.

Đến tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp để nhận định tình hình và quyết định các chủ trương, phương hướng nhiệm vụ mới. Hội nghị Bộ Chính trị nêu rõ đặc điểm cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong giai đoạn này là: Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, nước nhà tạm thời chia làm hai miền và cuộc đấu tranh từ nông thôn chuyển vào thành thị. Trung ương Đảng và Bộ Chính trị rất quan tâm việc tiếp quản khu tập kết 300 ngày mà trọng tâm là thành phố cảng Hải Phòng và khu công nghiệp Hồng Gai, vì giải phóng những nơi này là giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đánh giá “Việc tiếp quản được những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng… khiến chúng ta không những có nông thôn, mà còn có thành thị, đường sắt, cửa biển, vùng công nghiệp… Đó là biến đổi lớn, ta có đủ điều kiện kiến thiết theo quy mô một quốc gia”(1).


(1) Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tháng 9 năm 1954.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #104 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:45:03 pm »

Dưới ánh sáng của các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và Nghị quyết Bộ Chính trị, Đảng bộ và nhân dân cùng lực lượng vũ trang các tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai phấn khởi nỗ lực bắt tay vào nhiệm vụ mới,.

Tại các khu vực tập kết 100 ngày và 300 ngày, trong khi bộ đội ta nghiêm chỉnh thực hiện hiệp định, tập kết quân về các vùng tự do, các huyện ủy Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều nhân cơ hội ngừng bắn đã lãnh đạo các xã tranh thủ mở rộng cơ sở ra vùng tạm bị chiếm. Dân quân du kích của các nơi này vốn đã làm cho địch phải kiêng nể trong chiến tranh, giờ đây là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Trong hai tháng 7 và 8 năm 1954, trên toàn tỉnh Quảng Yên đã có 120 cuộc đấu tranh của quần chúng chống địch bắt lính, cướp phá tài sản và cưỡng ép di cư.

Các địa phương đã phát động một chiến dịch tuyên truyền, vận động để làm tan rã quân ngụy. Trong tỉnh đã nổ ra bốn cuộc binh biến và phản chiến ở Chí Linh, Yên Hưng, Cát Hải, trong đó có một lính ngụy đã lái một thuyền máy trở về với nhân dân. Các đơn vị địa phương quân ở các huyện và hai tiểu đoàn ngụy số 702, 708 hầu như tan rã hoàn toàn, con số lính ngụy bỏ về nhà trong tháng 7 và 8 đã lên tới 13 nghìn người,.

Trong khi các địa phương đấu tranh quyết liệt đòi địch thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ làm công tác binh vận, thì các cơ quan, đoàn thể và bộ đội chủ lực của ta cũng khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho công tác tiếp quản khu 100 ngày.

Các lực lượng tiếp quản được học tập “10 điều kỷ luật” trong vùng mới giải phóng. Bộ đội tiếp quản còn được học “Mấy điều căn dặn của các đơn vị bộ đội vào thành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những chính sách, quy định đối với vùng mới giải phóng được phổ biến tới từng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên. Ủy ban quân quản được sắp xếp, bố trí đủ số lượng, chất lượng, gồm cả bộ máy hành chính và các đoàn thể. Các đơn vị bộ đội tiếp quản sôi nổi luyện tập đội ngũ, chuẩn bị đầy đủ vũ khí và quân trang quân đụng, rèn luyện tư thế và tác phong chính quy của quân đội cách mạng, đồng thời chuẩn bị sẵn các tổ công tác tuyên truyền vận động quần chúng để có thể triển khai hoạt động được ngay khi vào tiếp quản.

Thực hiện các quy định trong hội nghị Trung Giã ngày 29 và 30 tháng 10 năm 1954, quân Pháp rút khỏi các huyện Nam Sách, Chí Linh và phần lớn huyện Kinh Môn, Đông Triều. Do ta đã lót quân sẵn nên quân ta tiếp quản các khu vực này rất nhanh. Trên dọc đường 5, đường 17, đường 18, ở mỗi trạm gác, khi tên lính cuối cùng của chúng vừa rời khỏi đã có các chiến sĩ của ta với quân phục chỉnh tề, sao vàng lấp lánh trên mũ, súng chắc trong tay, lập tức đến thay thế. Sự tiếp quản nhanh chóng của ta làm bọn địch hết sức ngạc nhiên và hoảng sợ. Khắp nơi từng thôn, từng xã, cờ đỏ sao vàng mọc lên như rừng, phấp phới tung bay trước gió trong tiếng reo hò, ca hát của nhân dân và các em thiếu nhi. Tại Phả Lại, một thị trấn và khu căn cứ lớn của địch trước đây, việc tiếp quản do tiểu đoàn Bạch Đằng và tiểu đoàn pháo binh 178 của Bộ đảm nhiệm, khi quân ta vừa tiến vào thị trấn đã có hàng ngàn lá cờ đỏ sao vàng mọc lên, tung bay trước mọi nhà và hàng nghì nhân dân đủ các tầng lớp đứng hai bên đường hoan hô bộ đội.

Công tác tiếp quản khu 100 ngày hoàn toàn thắng lợi.



Đại đội 913 vào tiếp quản phố Đông Triều (ngày 31-10-1954)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #105 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:47:14 pm »

*

Ngày 18 tháng 2 năm 1955, theo quyết định của Trung ương Đảng và Chính phủ, khu Hồng Quảng được thành lập gồm các thị xã Quảng Yên, Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Cát Bà, Uông Bí và sáu huyện Đông Triều, Yên Hưng, Thủy Nguyên, Cát Hải, Hoành Bồ, Cẩm Phả. Đồng chí Hoàng Hữu Nhân được cử làm bí thư khu ủy, đồng chí Nông Quang Dũng làm chủ tịch ủy ban quân quản, đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm là chủ tịch ủy ban hành chính và phó chủ tịch ủy ban quân quản. Các đồng chí Tăng Văn Hội, Phạm Hoành đảm nhiệm các chức vụ khu đội trưởng và chính trị viên khu đội.



Đồng chí Hoàng Hữu Nhân



Đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm

Khu Hồng Quảng vừa được thành lập đã bắt tay ngay vào việc tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân trong khu vực tập kết 300 ngày và chuẩn bị chu đáo cho việc tiếp quản thắng lợi vùng mới giải phóng.

Về lực lượng quân sự có một số thay đổi đáng kể trong thời gian này. Các tiểu đoàn 48 (tiểu đoàn Bạch Đằng) và 50 (hình thành từ ba đại đội 921, 923, 925 của Nam Sách, Kinh Môn, Thủy Nguyên) được bổ sung cho bộ đội chủ lực. Khu đội đã tổ chức tiểu đoàn 51 (gồm các đại đội 913, 915, 23 của Đông Triều, Yên Hưng, Hoành Bồ trước) và tiểu đoàn cảnh vệ để bảo vệ các cơ quan.

Ngoài ra cấp trên còn giao nhiệm vụ cho các đơn vị bộ đội chủ lực như các trung đoàn 64 (đại đoàn 320), trung đoàn 244, 248, 238, các thủy đội 470, 471, 472 phải hiệp đồng cùng bộ đội địa phương tiếp quản tốt khu mỏ.

Cuộc đấu tranh của nhân dân chống địch vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ và chống áp bức, bóc lột đã diễn ra sôi nổi. Đây là một hình thức đấu tranh phức tạp, mới mẻ cả về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế và quân sự.

Ở Cát Hải, địch đã hai lần bắn vào nhân dân. Ở Hoành Bồ, chúng đóng quân trái phép ở Bang cho đến tháng 10 năm 1954 để gài tay chân ở lại và dụ dỗ dân di cư. Đối phương đã giao cho tên phản động Bàn Đức Thắng chỉ huy một số thanh niên có vũ khí ở lại hoạt động trong vùng rẻo cao Hoành Bồ và chịu sự điều khiển của tên đầu sỏ Lục Văn Thông ở Ba Chẽ. Chúng gài lại hai đội biệt kích người Hoa ở Vạn Hao để tạo thế chân vạc ở phía sau khu mỏ gồm Hoành Bồ, huyện Cẩm Phả, vùng Ba Chẽ, Tiên Yên.

Việc dụ dỗ và cưỡng ép di cư được địch tiến hành ráo riết. Ở khu mỏ những tên trong ngụy quyền cấp cao như Bộ lao động, bộ trưởng Bộ cứu tế - xã hội, chủ tịch nghiệp đoàn đã về Hồng Gai để tổ chức các “ban di cư - xã hội”. Bên cạnh việc mê hoặc giáo dân, chúng phối hợp với thủ đoạn giãn thợ của chủ mỏ để cưỡng ép công nhân thất nghiệp phải di cư. Chúng đưa bọn đặc vụ, bọn cường hào phản động người Hoa như Lầy Coóc Phoóng, Tống Quang vào Bang và Vũ Oai, Dương Huy để dụ dỗ người Hoa di cư. Ở Bang chúng đã dụ dỗ được 78 già đình người Hoa di cư vào Nam. Chúng dùng nhiều thủ đoạn chính trị xảo trá để lừa gạt nhân dân. Trong khu mỏ chúng dùng một số phản động, cảnh binh, lưu manh, côn đồ tổ chức cái gọi là “phái đoàn kháng chiến 101” để chắp liên lạc với cơ sở kháng chiến của ta trong khu mỏ. Bọn này cũng tổ chức ra một số đội tự vệ và quyên tiền của nhân dân để ủng hộ kháng chiến.

Cùng với việc đưa bọn tay sai đã lộ mặt, bọn sĩ quan và mật thám ác ôn di cư vào Nam, địch đã gài lại một số tên gián điệp trong các cơ sở khai thác than và trong nhân dân để tạo thời cơ phát triển lực lượng phản động và phá hoại sau này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #106 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:47:40 pm »

Nhân dân trong khu vực tập kết 300 ngày tiến hành một cuộc đấu tranh bền bỉ, quyết liệt và khôn khéo trong điều kiện mới.

Khu ủy Hồng Quảng đã tổ chức một đoàn cán bộ gồm đại diện các ngành quân sự, hành chính, đoàn thể, các cán bộ công giáo vận, do một khu ủy viên phụ trách, thâm nhập vào khu mỏ để gây cơ sở, tranh thủ quần chúng, bám sát nhân dân và phát động phong trào đấu tranh chống hành vi vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ của đối phương, đồng thời nắm địch để chuẩn bị tiếp quản vùng mỏ. Khu ủy cũng chỉ đạo cho huyện ủy Yên Hưng và khu đội Hồng Quảng đưa lực lượng vào thị xã Quảng Yên để làm nhiệm vụ.

Trong khu mỏ, ta đã chắp nối, liên lạc với cơ sở cũ, và với một số cai ký có lòng yêu nước ở các thị xã Cẩm Phả, Cửa Ông, Hồng Gai. Ta đã tổ chức được lực lượng tự vệ trong công nhân và đưa lực lượng này làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh ở khu mỏ. Bên cạnh việc chống cưỡng ép và dụ dỗ di cư, ta còn thu được kết quả tốt trong công tác ngụy vận ở khu mỏ, đã vận động được 645 lính ngụy về hàng và 100 lính bỏ ngũ về nhà làm ăn.

Ở huyện Yên Hưng, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi. Công nhân mỏ đá Tràng Kênh và nhân dân vùng Minh Tân đã đấu tranh bền bỉ trong suốt tháng 2 năm 1955 để ngăn địch chuyển máy đi miền Nam.

Ở thị xã Quảng Yên, đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt của đồng bào thị xã và các xã lân cận chống địch chuyển máy móc ở nhà máy kẽm Quảng Yên. Nhân dân xã công giáo Yên Trì cũng hăng hái tham gia đấu tranh, có những bà, những cụ già đã nằm ra đường không cho ô-tô địch chuyển bánh. Đối phương đã phải nhượng bộ trước khí thế của nhân dân ta.

Ở Hoành Bồ, ngay từ ngày đình chiến, khu đội đã đưa hầu hết lực lượng quân sự của mình vào rẻo cao để nắm nhân dân và giúp cho nhân dân đấu tranh. Ta đã vận động 24 gia đình không chịu di cư vào Nam. Bộ đội đã cảnh cáo tên đầu sỏ Bàn Đức Thắng và vận động những người cẩm súng cho Pháp giữ lại 70 khẩu súng, không nộp trả cho địch.

Phong trào đấu tranh ở khu mỏ được phát động một cách mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện.

Tháng 8 năm 1954, nhân cuộc mít tinh mừng chiến thắng do Ủy ban kháng chiến hành chính Đặc khu Hồng Gai tổ chức ở Hoành Bồ, ta đã tổ chức gặp mặt những cá nhân, gia đình có công với kháng chiến và đại diện nhân dân trong vùng tập kết 300 ngày, trong đó có một số đồng bào từ khu mỏ ra.

Sau cuộc gặp này, phong trào đấu tranh càng phát triển thêm trong khu mỏ. ngày 18 tháng 8 năm 1954, nữ công nhân nhà sàng Cửa Ông tổ chức bãi công chống chế độ khoán công việc quá cao và các hành động cúp phạt, chửi bới hoặc trêu ghẹo phụ nữ của tên cai Canh. Lúc này có tàu to cấp bến ăn than nhưng việc rót than bị ách tắc do cuộc đấu tranh của công nhân, buộc tên tổng giám đốc công ty mỏ than Bắc Kỳ phải về giải quyết. Cuộc đấu tranh đã thắng lợi và phần lớn yêu sách của chị em đã được giải quyết.

Trong tháng 11 năm 1954 và tháng 1 năm 1955, đã nổ ra hai cuộc đấu tranh chống đàn áp, khủng bố. Công đoàn nhà máy điện Cột 5 đã cùng khu mỏ vận động công nhân và nhân dân làm đơn kiện có hàng trăm chữ ký, buộc các cấp ngụy quyền từ bang phó đến đại lý hành chính (đại diện hành chính) Hồng Gai, tỉnh trưởng Quảng Yên phải chuyển lên thủ hiến Bắc Việt để phản đối quân Pháp đã vô cơ bắn chết một công nhân nhà máy điện Cột 5. Ngụy quyền Quảng Yên đã phải bồi thường cho gia đình người bị nạn.

Ngày 7 tháng 1 năm 1955, cảnh binh thị xã Cẩm Phả đã bắt một công nhân đem về đại lý Hồng Gai để khai thác chủ trương của ta chống di cư, chuyển máy của chủ mỏ. Trong hai ngày 11 và 12 tháng 1 năm 1955, địch đã bắt năm người đưa về trụ sở bảo chính đoàn Cẩm Phả để tra tấn rất dã man.

Ngày 13 tháng 1 năm 1955, hơn 300 công nhân mỏ và nhân dân xã Cẩm Bình, thị xã Cẩm Phả đã kéo tới quận cảnh sát để đấu tranh chống hành động dãn man của địch. Tên quận trưởng cảnh sát đã yêu cầu hai tiểu đội lính Âu – Phi đến để cùng cảnh binh đàn áp cuộc đấu tranh và bắt đại biểu của nhân dân. Trong lúc đó bọn cầm đầu nghiệp đoàn hô hào tổng đình công, bãi thị, hòng làm lạc hướng cuộc đấu tranh, nhưng chúng đã bị công nhân tẩy chay. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục, địch đã phải thả ba người bị bắt.

Sáng ngày 14 tháng 1 năm 1955, địch định lén lút đưa ba người còn lại đi Hải Phòng, nhưng hàng trăm người đã kéo lên quận từ sáng sớm, buộc địch phải thả hết những người bị bắt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #107 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:49:39 pm »

Cuộc đấu tranh chống địch cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam đã được tiến hành từ tháng 12 năm 1954 và duy trì cho đến ngày ta tiếp quản khu mỏ.

Đặc khu đã lấy Lán Đạo (thị xã Hồng Gai), nơi tập trung đồng bào theo đạo Thiên chúa làm trọng điểm chống di cư. Ủy ban chống cưỡng ép di cư được thành lập ở nhiều nơi. Đầu tháng 1 năm 1955, ta phân phát nhiều tài liệu vạch rõ âm mưu của đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngô Đình Diệm qua những hành động tội ác và thủ đoạn mà chúng đã tiến hành để cưỡng ép và dụ dỗ nhân dân di cư.

Nhân dân xã Đoàn Kết (huyện Cẩm Phả) và khu Liên Đạo (Hồng Gai) không những đã ký giấy cam kết không di cư, mà còn đập lại luận điệu tuyên truyền của bọn phản động trước công chúng và phát hiện cho chính quyền ta một số tên tay sai của địch.

Ở Lán Đạo, trong số 47 gia đình định di cư đã có 35 gia đình ở lại, 137 gia đình làm đơn gửi Chính phủ ta và Ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến ở Việt Nam, phản đối thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để lừa bịp cưỡng ép giáo dân di cư của bọn phản động.

Khi được cơ sở ta đến giải thích và vận động, nhiều gia đình ở Hà Gián (huyện Cẩm Phả) đang tập trung ở thị xã Cẩm Phả (khu Cột 6) để di cư vào Nam, đã thức tỉnh và trở về quê quán.

Việc đấu tranh giữ máy móc, không cho đối phương di chuyển trái phép đã được Đặc khu ủy chỉ đạo từ cuối năm 1954. Các đội bảo vệ máy đã được thành lập trong công nhân, có nhiệm vụ phát hiện theo dõi và cùng công nhân ngăn chặn hành động tháo dỡ, di chuyển máy móc của đối phương.

Chiều 9 tháng 3 năm 1955, chủ mỏ dùng lính và bọn cai xép người Pháp định chuyển tám mô-bin của nhá máy diện Hồng Gai xuống Cẩm Phả để chuyển vào Nam. Công nhân đã vây quanh tên chủ và buộc hắn phải ngừng chuyển máy.

Ngày 24 tháng 4 năm 1955, công nhân nhà máy cơ khí Cẩm Phả kiểm soát các hòm máy mà chủ định chuyển vào Nam và buộc chủ nhà máy phải để lại ba máy thuộc loại Chính phủ ta không cho Pháp mang di.

Từ ngày đình chiến đến tiếp quản, khu mỏ đã có 200 cuộc đấu tranh lớn nhỏ, trong đó có 18 cuộc chống cúp phạt, đánh đập, cúp lương, thải thợ và buộc địch phải tiếp tục sản xuất.

Đầu năm 1955, các lực lượng quân sự của ta đã sẵn sàng ở các vị trí cơ động thuộc Đông Triều, Tiên Yên, hoặc đã áp sát vùng ngoại vi các thị xã Quảng Yên, Hồng Gai, Cẩm Phả. Về phía khu đội, các cơ quan quân sự của khu và huyện, thị xã được kiện toàn và đã có những bộ phận thâm nhập vào các thị xã để gây cơ sở dân quân tự vệ và nắm địch. Tiểu đoàn 244, trung đoàn 238, trung đoàn 218, trung đoàn 64 (đại đoàn 320) và các thủy đội 470, 471, 471 đã ở vào tư thế sẵn sàng.

Ngày 22 tháng 4 năm 1955, bộ đội ta tiếp quản các thị xã Quảng Yên, Hồng Gai, Cửa Ông, Cẩm Phả trong không khí ngày hội giải phóng của nhân dân. Ngày 24 tháng 4 năm 1955, tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng bước xuống khoang của chiếc tàu há mồm đang chuẩn bị rời bến Hồng Gai.



Bộ đội vào tiếp quản thị xã Quảng Yên năm 1955



Nhân dân Hòn Gai vui mừng đón bộ đội vào tiếp quản ngày 22-4-1955



Những tên Pháp cuối cùng rút khỏi khu mỏ Hồng Gai 1955

Tiếp sau đó, đại đội 913 của khu đội Hồng Quảng đã ra tiếp quản thắng lợi đảo Bạch Long Vĩ, mảnh đất cuối cùng của khu Hồng Quảng, đồng thời kết thúc cuộc chiến tranh trên ba nghìn ngày không gừng không nghỉ của đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quảng Ninh trong cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #108 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:50:12 pm »

KẾT LUẬN

 Từ cuối năm 1945 đến giữa năm 1954 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân đã tiến hành tắng lợi cuộc kháng chiến vĩ đại, đánh bại chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, viết nên một “thiên lịch sử bằng vàng” của dân tộc ta trong thời đại mới.

Trong cuộc chiến đấu hào hùng ấy, quân và dân Quảng Ninh mà trước kìa là tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai, cửa ngõ vào Bắc Bộ, nơi có vùng mỏ lớn nhất nước ta đã trở thành chiến trường nóng bỏng, đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Đồng thời đây cũng là địa bàn thực dân Pháp tập trung những đơn vị tinh nhuệ đánh chiếm trước khi tiến vào Bắc Bộ và bằng những biện pháp tàn sát dã man, chính sách thâm độc, nhằm đè bẹp cuộc chiến đấu của nhân dân ta trên vùng mỏ đông – bắc, một địa bàn hết sức quan trọng.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, quân và dân tỉnh Quảng Yên, Hải Ninh và Đặc khu Hồng Gai đã đánh 3.272 trận, đã diệt, làm bị thương và tiếp nhận địch ra hàng là 2.885 tên, bắt 3.255 tên, thu 8.172 súng các loại

Trong Đông Xuân 1953-1954, quân và dân tỉnh Quảng Yên đã vinh dự được nhận cờ “Quyết chiến quyết thắng”, giải thưởng luân lưu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã được Chính phủ tặng thưởng huân chương Quân công hạng ba. Cũng trong dịp này, tiểu đoàn Bạch Đằng được Liên khu ủy Việt Bắc tặng cờ “tiểu đoàn gương mẫu” và được Chính phủ tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất.

Ở Quảng Ninh đã xuất hiện anh hùng quân đội Mạc Thị Bưởi (liệt sĩ, quê ở Nam Sách) và anh hùng nông nghiệp Nguyễn Thị Tấn (Chí Linh) cùng ba chiến sĩ thi đua toàn quân là Hoàng Văn Bảo, Phạm Viết Thong (tiểu đoàn Bạch Đằng) và Lương Văn Mấn (du kích ngư đoàn Yên Đức, Đông Triều).

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, quân và dân Hải Ninh được tặng thưởng 1.138 huân chương các loại. Các đại đội 54, 53, 35, 37, 39 và huyện đội Tiên Yên được tặng thưởng một huân chương Quân công và chín huân chương Chiến công. Du kích khu Chi Lăng, du kích xã Võ Ngại được thưởng hai huân chương Quân công, du kích Tĩnh Húc Động, khu chiến đấu Yên Vương (Đình Lập), Điền Xá, Phong Dụ, Bản Dò, Đồng Thắng đều được tặng thưởng nhiều huân chương các loại.

Đặc khu Hồng Gai là nơi chiến tranh du kích diễn ra trong phạm vi hẹp, nhưng lại là địa bàn diễn ra cuộc đấu tranh chính trị và kinh tế vô cùng quyết liệt của công nhân và nhân dân khu mỏ.

Xã Bằng Cả là khu du kích duy nhất của đặc khu nhưng quân và dân ở đây đã kiên cường kháng chiến đánh bại các cuộc càn quét của giặc Pháp, bảo vệ căn cứ, được Chính phủ tặng thưởng huân chương Kháng chiến hạng nhì (năm 1953). Đại đội Hồ Chí Minh (đại đội 39, đại đội 21) đã được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ kỷ niệm.

Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, công nhân mỏ đã mít tinh, biểu tình, bãi công và phá hoại ba bốt điện, hai cần trục, ba đầu máy xe lửa, bốn máy xúc, 20 xe vận tải lớn và nhiều máy móc khác với giá trị bằng 101.980.500 đồng (tiền Đông Dương). Năm 1950 Chính phủ đã tặng thưởng công nhân mỏ Hồng Gai – Cẩm Phả huân chương Kháng chiến hạng nhì về thành tích phá hoại kinh tế địch.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, quân và dân Quảng Ninh đã liên tục uy hiếp các tuyến phòng thủ quan trọng của địch và phối hợp đắc lực với các chiến trường diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng đất, giải phóng dân, phá được một phần quan trọng âm mưu của địch lập “xứ Nùng tự trị” biến các cộng đồng người miền núi thành lực lượng chống lại kháng chiến.

Quảng Ninh là một chiến trường nằm trong Liên khu 1 và cả nước, thắng lợi của Quảng Ninh chịu sự chi phối, tác động sâu sắc của tình hình chung, đồng thời bằng nỗ lực của mình, quân và dân Quảng Ninh đã góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Cũng qua chín năm chiến đấu gian khổ, quân và dân Quảng Ninh đã xây dựng nên truyền thống “Đoàn kết toàn dân, chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo, đấu tranh bất khuất kiên cường vượt mọi gian khổ, khó khăn quyết tâm đánh giặc cho đến thắng lợi cuối cùng”.

Chí năm kháng chiến chống Pháp của quân và dân Quảng Ninh đã để lại những bài học quý về tổ chức, chỉ đạo chiến tranh trên chiến trường. Đây là những vấn đề then chốt đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #109 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 10:50:34 pm »

*

Sức mạnh để làm nên thắng lợi ở Quảng Ninh cũng như trên cả nước trong chín năm kháng chiến chống Pháp bắt nguồn từ lòng yêu nước, trí thông minh sáng tạo của nhân dân và truyền thống quật cường của ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Sức mạnh ấy được nhân lên gấp bội khi có Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo.

Khi kẻ địch xâm lược nước ta, toàn dân ta đứng lên chống giặc cứu nước, Đảng ta đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn.

Được sự lãnh đạo của cấp trên, các đảng bộ ở Quảng Ninh dần đã hình thành và không ngừng phát triển, xác định được vai trò, vị trí của mình trong việc lãnh đạo nhân dân kháng chiến thắng lợi.

Ngày đầu kháng chiến ở Quảng Ninh chỉ có các chi bộ gồm các đảng viên ở cơ quan và đảng viên ở các xã, rồi sau đó xây dựng các chi bộ ở một số xã nhưng vẫn phải có cấp ủy viên cấp trên về chỉ đạo. Trong thời gian này công tác phát triển Đảng được tiến hành mạnh mẽ, rộng rãi, để khắc phục tình trạng số lượng đảng viên quá ít mà lại tập trung ở một số cán bộ chủ trì cấp tỉnh và huyện. Đi đôi với việc phát triển đảng, các chi bộ Đảng trong các đơn vị bộ đội và các nhà máy hầm lò cũng được khẩn trương xây dựng.

Tỉnh ủy cử ủy viên thường vụ hoặc bí thư Đảng ủy sang trực tiếp làm chính trị viên các cấp trong cơ quan quân sự địa phương. Ở tỉnh Quảng Yên từ năm 1952, hầu hết bí thư chi bộ, hoặc Đảng ủy là chính trị viên các cấp từ thôn, xã, huyện đội. Các tổ chức Đảng, các cấp ủy Đảng đã quán triệt và vận dụng đường lối của Trung ương vào địa bàn của tỉnh, của từng vùng, từng địa phương. Từ đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của từng địa phương, từng vùng trong chiến tranh nhân dân, từng bước đánh bại kẻ địch trên chiến trường, tiến tới góp phần đánh bại thực dân Pháp.

Vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên và sự lãnh đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, các chi bộ đã thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân vùng tạm chiếm. Ở những vùng này khi gặp khó khăn người dân đều tìm đến bí thư chi bộ. Những xã bị địch càn quét, chà xát hoặc đóng quân, người ở lại bám dân là đồng chí Bí thư chi bộ. Các bà, các chị, các em đi chợ, đi làm ruộng, đi chăn trâu cắt cỏ đã tìm cách truyền tin tức, cung cấp tin tức, mang cơm nước cho bí thư chi bộ, còn bí thư là còn chi bộ, còn phong trào, là sẽ vượt qua thử thách, khó khăn để giành thắng lợi.

Trong những lúc gay go nhất ở đơn vị, ở cơ sở, vai trò người bí thư Đảng đồng thời là chính trị viên có tác dụng rất lớn. Giữa cuộc càn Bô-lê-rô chính trị viên tỉnh đội đồng thời là tỉnh ủy viên, chính trị viên tiểu đoàn Bạch Đằng, đã có mặt bên cạnh nhân dân và chiến sĩ. Đã có những chính trị viên và là cấp ủy viên của tỉnh đội, của đại đội đã hy sinh hoặc bị địch bắt khi ở lại với thương binh. Đồng chí Nguyễn Văn Sáu bí thư huyện ủy kiêm chính trị viên huyện đội Nam Sách cùng đi chiến đấu với đơn vị và đồng chí đã hy sinh trong trận đánh.

Lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, tổ chức Đảng ở cơ sở còn là cơ quan chỉ huy, là lực lượng chiến đấu tại các thôn, xã, các đơn vị. Đấy là yếu tố có tính chất quyết định mà nhờ đó phong trào của ba địa phương có lúc lên, lúc xuống nhưng cuối cùng các cấp ủy Đảng cơ sở đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị là đưa cuộc kháng chiến trên địa bàn đến thắng lợi hoàn toàn.

*

Trong lịch sử của Quảng Ninh, không có thời kỳ nào mà quân và dân ở đây phải đối phó với nhiều lực lượng đối địch rất lớn, quân số đông và vũ khí hiện đại như thời gian sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Quân đội Tưởng Giới Thạch xâm nhập trái phép ở miền Đông cùng bọn phản động, tay sai, bọn thổ phỉ tranh giành chính quyền của ta ở cả vùng rừng núi và khu mỏ. Tàn quân Pháp lấn chiếm và xâm nhập vùng đảo và biển.

Khi quân Tưởng vào khu mỏ và tỉnh lỵ Quảng Yên vào cuối năm 1945 thì tình hình ở đây cực kỳ căng thẳng. Các đảng phái phản động, tay sai quân Tưởng đã chiếm Hồng Gai và tiến về Cửa Ông. Nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, ta đã đối phó khôn khéo với các loại kẻ thù, bảo vệ chính quyền cách mạng và gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Nhờ vậy ta đã bảo vệ được chính quyền ở Cửa Ông, giành lại được chính quyền ở thị xã Hồng Gai trước khi quân đội Pháp tiến vào thay thế quân Tưởng.

Khi quân Pháp vào thay quân Tưởng (trong phạm vi toàn tỉnh), ta đã tiêu diệt bọn tay sai quân Tưởng ở thị xã Quảng Yên, buộc quân Tưởng xâm nhập trái phép ở Móng Cái phải rút lui. Sau đó ta đã xây dựng được chính quyền cách mạng, đấu tranh chặn bàn tay chuẩn bị gây chiến của quân Pháp ở khu mỏ, ở miền đông và gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Khi bọn Nguyễn Ái định đổ bộ lên Cửa Ông, ta tổ chức bãi công ở bến Cửa Ông để buộc chủ mỏ phải can thiệp với quân Tưởng, ngăn không cho quân của Ái đặt chân lên đất liền. Sau ngày quân Tưởng rút lui khỏi Hồng Gai, ta vừa dùng áp lực quân sự và chính trị, vừa làm tốt công tác địch vận, buộc bọn Nguyễn Ái phải rút khỏi Hồng Gai. Đối với quân Tưởng vượt biên giới trái phép chiếm đóng thị xã Móng Cái, ta đã thành lập chính quyền cấp tỉnh về danh nghĩa ở đây và thu hút cả một số tầng lớp trên, buộc quân Tưởng phải rút về nước.

Trong những ngày đầu kháng chiến, dưới sự chỉ đạo của trên, Đảng bộ địa phương đã phát huy được sức mạnh to lớn của toàn thể nhân dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang. Cuối cùng ta đã phân loại được đúng từng đối tượng địch để tập trung lực lượng đối phó với bọn nguy hiểm nhất trong từng thời kỳ, triệt để khai thác sơ hở và chỗ yếu của địch, phân hóa chúng, để đến ngày toàn quốc kháng chiến ta chỉ còn phải đối phó với kẻ thù nguy hiểm nhất, trực tiếp nhất là thực dân Pháp xâm lược. Tuy vậy, trước tình hình phức tạp ta đã thiếu thận trọng trong từng việc đối phó với quân Tưởng lúc đầu và đối phó với quân Pháp ở Hồng Gai cuối năm 1945 và đầu năm 1946 nên đã gây nên không ít khó khăn cho phong trào kháng chiến ở địa phương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM