Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:24:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)  (Đọc 30910 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 09:54:31 pm »

Trong năm 1951, Chính phủ đã giúp nhân dân 1.666.250 đồng, 40.235 ki-lô-gam thóc, 858 lưỡi và diệp cày, 165 trâu và vận động nhân dân giúp nhau 15.320 ki-lô-gam thóc, 128 trâu. Tỉnh còn huy động 35.855 công chữa và đắp được 34.900 mét khối đê. Nhân dân ở vùng mới giải phóng thuộc Sơn Động đã được miễn thuế.

Tỉnh đã mở hội nghị Chiến sĩ thi đua sản xuất để động viên phong trào nêu gương các điển hình tiên tiến và phổ biến kinh nghiệm sản xuất. Phong trào vỡ hoang được phát động sôi nổi ở Sơn Động, Hà Sen (Cát Hải) và tới cả xã gần địch như An Lạc. Hàng ngàn mẫu đất hoang được khai khẩn.

Để lãnh đạo nhân dân chiến đấu và xây dựng căn cứ, huyện ủy Sơn Động đã chủ trương chú trọng công tác xây dựng Đảng. Đến năm 1950 ở Sơn Động có 17 chi bộ ở xã và 561 đảng viên, trong đó có 38 đảng viên là nữ, 90 đồng chí là người Hoa.



Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Yên trong kháng chiến ở nhà sàn Sơn Động 1951

Trên cơ sở công tác xây dựng và củng cố căn cứ địa có kết quả, nhân dân Quảng Yên đã làm tốt việc đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến.

Năm 1951, tỉnh đã vũ trang tuyên truyền vào vùng tạm bị địch chiếm, phục hồi được cơ sở ở năm xã, 32 thôn, đồng thời làm tốt công tác thuế và tạm vay ở những nơi này.

Trong vụ thuế nông nghiệp năm 1951, tỉnh Quảng Yên đứng đầu Liên khu Việt Bắc về thu thuế nông nghiệp. Toàn tỉnh đã thu được 1.026,5 tấn thóc, 48 tấn gạo, 3.687.100 đồng tiền tài chính và 114.374 đồng tiền Đông Dương.

Cũng trong một thời gian ngắn, tỉnh Quảng Yên đã tạm vay được 866,6 tấn thóc, năm tấn ngô, vượt mức của Liên khu Việt Bắc giao là 268 tấn thóc.

Năm 1951, lực lượng vũ trang Quảng Yên cũng được kiện toàn cả về tổ chức và chất lượng để đủ sức chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân ở địa phương, đảm bảo cho Đảng trực tiếp lãnh đạo công tác quân sự và lực lượng vũ trang.

Hầu hết bí thư Đảng từ xã đến tỉnh là chính trị viên của cơ quan quân sự địa phương các cấp. Các xã đều có chi bộ(1). Trong tỉnh đội, đồng chí bí thư tỉnh ủy Trịnh Nguyên giữ chức chính trị viên tỉnh đội, đồng chí Nguyễn Anh Vũ tỉnh ủy viên giữ chức tỉnh đội trưởng, đồng chí Phùng Khắc chính trị viên phó, đồng chí Tăng Văn Hội chính trị viên tiểu đoàn của tỉnh.

Trong thời gian này các cơ quan huyện đội cũng được kiện toàn với quân số khoảng 40 người. Huyện đội có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp ủy trong việc chỉ đạo chiến tranh nhân dân, chỉ đạo dân quân du kích và cũng là cơ quan chỉ huy của đại đội huyện. Thường là một ủy viên thường vụ huyện ủy làm huyện đội trưởng và kiêm đại đội trưởng đại đội huyện.

Đến giữa năm 1951 ở xã có ban chỉ huy xã đội, ban chỉ huy thôn đội để chỉ huy du kích xã và dân quân.

Trong xã đội có hai cấp ủy viên. Tỉnh ủy Quảng Yên quyết định mỗi xã phải có 100 phần trăm số đảng viên vào dân quân, 50 phần trăm số đảng viên là du kích. Xã Nguyễn Huệ (Đông Triều) đã có 90 trong số 110 đảng viên vào du kích.

Cán bộ làm công tác quân sự địa phương và chỉ huy chiến đấu đã được đào tạo và bồi dưỡng theo kế hoạch. Nhiều cán bộ đã tốt nghiệp ở trường lục quân trung học Trần Quốc Tuấn được bổ sung cho tỉnh đội. Cuối năm 1951, Bộ Tổng Tham mưu đã điều hàng trăm cán bộ từ cấp tiểu đội đến tiểu đoàn được đào tạo từ trường thủy quân Sông Lô về cho Quảng Yên, Hải Ninh, Hồng Gai để chuẩn bị phát động đánh du kích trên biển. Số cán bộ này sau đó đã được chuyển hẳn về các tỉnh đội, khu đội.

Các cán bộ quân sự của tỉnh Quảng Yên được phân cấp và luân phiên đi huấn luyện. Tỉnh có trường quân chính Bạch Đằng làm nhiệm vụ đào tạo tiểu đội trưởng bộ đội địa phương và huấn luyện cán bộ thôn đội, xã đội.


(1) Đến tháng 1 năm 1950, số đảng viên ở Quảng Yên là 8.338 người.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 09:56:44 pm »

*

Tháng 4 năm 1951 (sau chiến dịch Hoàng Hoa Thám), địch tiến hành một cuộc bình định ác liệt ở vùng tạm bị chiếm. Địch gấp rút xây dựng phòng tuyến boong-ke và tuyến vài đai trắng, để chia cắt vùng rừng núi và đồng bằng của tỉnh. Đồng thời chúng còn xây dựng công sự boong-ke ở nhiều nơi trong hậu địch. Đến tháng 10 năm 1951 trên phòng tuyến Đờ Lát địch đã xây dựng 80 vị trí với khoảng 800 lô cốt boong-ke bao quanh đồng bằng Bắc Bộ chạy từ Yên Lập – Đông Triều qua Bắc Giang, Vĩnh Yên, Sơn Tây, Ninh Bình.

Các đội biệt kích thường càn sục bất ngờ và các thôn, xã, kết hợp với mạng lưới chỉ điểm tại chỗ để bắt cán bộ, phá cơ sở. Chúng còn giết người và bêu đầu để dọa nạt quần chúng. Chỉ trong ba tháng, giặc giết 300 trâu bò ở huyện Chí Linh, cướp một nửa số trâu bò của Kinh Môn. Các xe cóc (xe bọc thép lội nước) chà xát từng cánh đồng của Nam Sách. Chúng bắt dân tập trung thóc gạo lên đồn và hàng ngày phải lên lĩnh về để nấu ăn.

Qua các cuộc càn, trong tháng 9 năm 1951 địch bắt 3.000 thanh niên để đưa vào lính.

Năm 1951 toàn tỉnh Quảng Yên có 213 vị trí chiếm đóng của địch (có hơn 80 vị trí Pháp) và 190 tháp canh. Huyện Nam Sách có 70 tháp canh, xã nào cũng có tháp canh. Các huyện Chí Linh, Đông Triều có một phần tư số thôn, huyện Kinh Môn có hai phần năm số thôn có tháp canh, huyện Yên Hưng có 42 tháp canh.

Sau khi xây dựng hệ thống boong-ke và lập xong hệ thống tháp canh vào cuối năm 1951, trên địa bàn tỉnh Quảng Yên địch rút từ bốn tiểu đoàn cơ động xuống một tiểu đoàn. Địch cũng bố trí thêm một số tiểu đoàn pháo cơ động và các thủy đội tàu chiến.

Trước những hành động mới của địch, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có hiện tượng bi quan, dao động. để lãnh đạo toàn dân tiến hành kháng chiến thắng lợi, đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Yên lần thứ tư đã họp và xác định: “Thời kỳ này đang ở giai đoạn quyết liệt. Các cán bộ xã, huyện cần nắm chắc phương châm “kháng chiến trên hết, quân sự trên hết” để đẩy mạnh chiến tranh du kích. Như vậy mới đẩy mạnh được các mặt công tác khác”. Thường vụ huyện ủy thường xuyên cùng ngành quân sự kiểm điểm, đề ra phương châm hoạt động, kế hoạch xây dựng. Các cấp ủy viên khác phải theo dõi tình hình quân sự địa phương, họp hội nghị quân sự để học tập chỉ đạo chiến tranh và phong trào du kích. Đánh thông vào tư tưởng ngại quân sự, nhất là sau chiến dịch. Các đồng chí bí thư các cấp phải chịu trách nhiệm về quân sự trước cấp ủy. Các đồng chí được cử làm công tác đảng trong đơn vị phải thực tế đi sâu vào công tác chuyên môn. Các chi bộ cần chú trọng đến các đội du kích xã và phải coi đó là công cụ của mình để bảo toàn cho cơ sở chính trị(1).

Về mặt quân sự, nghị quyết đại hội đã nêu rõ nhiệm vụ của các địa phương:

- Nơi ta đang gây cơ sở hoặc cơ sở quá yếu như Nam Sách, Yên Hưng, Cát Hải thì phân tán bộ đội địa phương để dìu dắt dân quân du kích và trong hoạt động phải nặng về hình thức vũ trang tuyên truyền hơn tác chiến.

- Với khu du kích mạnh thì mạnh dạn tác chiến, phải mở rộng khu du kích. Nhiệm vụ của khu du kích là phải luôn luôn tìm cách mở rộng nếu không sẽ bị bao vây, tiêu diệt.

- Các đại đội địa phương phải phá hệ thống tháp canh và tích cực chống càn bảo vệ dân, đồng thời chú trọng phục kích quân địch(2).

Trong tháng 6, tháng 7 năm 1951, đại hội đại biểu đảng bộ các cấp của tỉnh Quảng Yên đã họp. Qua đấu tranh phê bình và tự phê bình, đã đẩy lui khuynh hướng bi quan nảy nở trong phong trào và xác định rõ quyết tâm, phương hướng mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.

Huyện Kinh Môn đã đưa đại đội bộ đội địa phương huyện tới cùng các xã An Sinh, Hiệp Sơn để củng cố khu du kích, phát triển cơ sở chính trị về phía Tam Lưu. Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1951 quân ta đã chống càn và phục kích bốn trận ở Nhị Chiểu, An Sinh và Châu Bộ (Quang Trung), diệt ba tháp canh. Huyện đội trưởng kiêm đại đội trưởng Nguyễn Lân cùng đơn vị tác chiến nhiều trận, có hiệu suất chiến đấu khá cao.

Ở Yên Hưng, huyện ủy và huyện đội đã cử cán bộ lãnh đạo và chỉ đạo phong trào ở hai vùng: Minh Tân, Lưu Kiếm và Minh Thành, Tiền An. Ở mỗi vùng đã có một trung đội của đại đội 915 làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh du kích.

Ở Minh Tân, Lưu Kiếm, nhân dân đã đấu tranh chống dịch bắt lính, thu thuế, cướp đất của nhân dân để xây đồn. Ở vùng có hàng chục tháp canh và nhiều đồn giặc khống chế, nhân dân ở đây vẫn hăng hái góp thuế nông nghiệp và làm công tác ngụy vận. Ở vùng Minh Tân, Lưu Kiếm có đồn ngụy binh mà cả trung đội địch đều bắt liên lạc với kháng chiến.

Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1951, đại đội 915 cùng tiểu đoàn Bạch Đằng và dân quân du kích đã đánh bảy trận trên đường 18, đã gỡ mìn và bảo đảm an toàn đường dây chuyển thuế nông nghiệp vào rừng.

Thực hiện chủ trương của huyện ủy phá khu chính trị Biểu Nghi và trừ tên quan ba ác ôn Rô-manh, từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1951 trung đội 2 của đại đội 915 đã đánh bốn trận vào bọn dõng Rô-manh ở hang đá Yên Cư.


(1), (2) Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Yên lần thứ tư (tháng 6 năm 1951). Lưu trữ của Khu ủy Hồng Quảng.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2017, 10:03:30 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 09:57:42 pm »

Trước sự tiến công liên tục của ta, tiểu khu chính trị Biểu Nghi tan rã. Ta đã gây dựng được hàng trăm cơ sở trong các tổ chức do địch lập ra như “Thanh niên võ trang”, “Thanh niên chống cộng” ở Yên Hưng.

Tháng 6 năm 1951, huyện đội Đông Triều đã điều đại đội 913 về cùng du kích Nguyễn Huệ tổ chức đánh địch. Để đánh bại thủ đoạn dùng biệt kích phá cơ sở và khủng bố dân, bộ đội và du kích đã tổ chức các trận phục kích ngay ở cổng đồn bốt và nổ súng tiêu diệt bọn địch khi chúng vừa mới ra khỏi đồn. Qua mấy trận đánh của ta, bọn biệt kích không dám sục vào Nguyễn Huệ như trước.

Bộ đội và du kích còn giúp dân về làng cũ và sản xuất trên vành đai trắng. Nhân dân đào hầm tránh đại bác trên đồng, du kích gỡ mìn, phá dây thép gai, bảo đảm cho nhân dân yên tâm sản xuất. Mọi người tổ chức đổi công và giúp nhau trong sản xuất. Bộ đội cũng phân tán để bảo vệ dân gặt mùa.

Tháng 9, tháng 10 năm 1951, tiểu đoàn Bạch Đằng, đại đội 913 và dân quân du kích đã đánh đồn Trạo Hà (Đức Chính) và diệt ba tháp canh trên đường 18, chống càn ở Tràng Bảng. Huyện ủy Chí Linh đã lãnh đạo nhân dân phục hồi diện tích sản xuất trên vanh đài trắng và vận động nhân dân trở về làng cũ sản xuất. Đại đội 911 giúp đỡ xã Lê Lợi củng cố dân quân du kích. Làng chiến đấu Lê Lợi được phục hồi.

Trong một trận chống càn ở Cổ Vịt, ta đã thu được ba tiểu liên và súng cối.

Tháng 6 năm 1951, du kích Thái Học ở Chí Minh tổ chức đánh mìn và bắn tỉa bao vây vị trí Thiên. Cuối năm 1951 bốn xã du kích Văn Đức, An Lạc, Tân Dân, Đồng Lạc được phục hồi và xây dựng thêm hai xã du kích mới là Thái Học, Chí Minh.

Nam Sách là huyện đồng bằng bị bao vây bốn mặt bởi sông ngòi và các vị trí của địch. Sau chiến dịch đường 18, địch quay về chà xát mạnh. Tháp canh mọc lên hàng loạt. Cơ quan lãnh đạo và bộ đội huyện chạy sang ở nhờ đất Gia Lương (Bắc Ninh). Tháng 8 năm 1951 huyện đội tổ chức các đội phục hồi cơ sở bám dân cùng đại đội 921 và một số du kích về bám đất.

Ta tổ chức nhiều cuộc vũ trang tuyên truyền ở các thôn xã có tháp canh, nghĩa dũng và cả các làng có lực lượng phản động. Từ các xã Cộng Hòa, Đồng Lạc, Minh Tân, phong trào lan ra nhiều xã khác. Qua phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Sách trong năm 1951 đã xuất hiện tấm gương kiên cường bất khuất của chị Mạc Thị Bưởi. Cũng như bao nơi khác trong huyện, xã Tân Hưng, quê hương chị đã bị bọn dõng đóng tháp canh trong làng để khống chế nhân dân. Với nhiều cương vị khác như chi ủy viên, bí thư phụ nữ xã, tổ trưởng du kích bí mật, giao thông viên, chị Bưởi cùng các đồng chí của mình vẫn không rời đất, không rời nhân dân.

Ngày 18 tháng 4 năm 1951 chị Bưởi chẳng may sa vào tay tay giặc, bọn giặc tra tấn chị rất dã man. Biết mình không thể thoát khỏi tay bọc ác ôn khát máu, chị Bưởi đã bảo bọn giặc khiêng mình về xã để gặp bà con lần cuối cùng. Tưởng chị sẽ khai ra nơi du kích chôn giấu vũ khí, giặc đã đưa chị về thôn. Trước mặt bà con, chị dặn dò mọi người ở lại hãy giữ vững lòng tin vào kháng chiến. Không moi được bí mật từ lời khai của chị, tên Cầu đồn trưởng đã điên cuồng ra lệnh cắt cổ chị. Người nữ đảng viên, du kích kiên cường của quê hương Nam Sách đã anh dũng hy sinh giữ vững lời thề sắt son của mình khi vào Đảng: “Suốt đời hy sinh cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, cho sự nghiệp giải phóng nhân dân”(1).

Trong năm 1951, căn cứ du kích Hà Sen (Cát Hải) vẫn vững vàng trên mặt biển. Ở đây mọi người dân đều vào đoàn thể và tự giác tham gia các công việc như canh gác, tiếp tế, tuyền tin, tải thương, giúp đỡ du kích. Các đội nhi đồng cứu quốc được thành lập. Em nhỏ thì truyền tin hoặc chạy công văn ban ngày, các em lớn đi ban đêm.

Ngoài những trạm gác chính và nơi bố trí trên con đường chung của xã, mỗi khi giặc tiến vào áng nào, khoảnh nào thì dân quân du kích và nhân dân chịu trách nhiệm chặn giặc ở đó. Các bẫy đá được các xã chuẩn bị trên từng chặng của con đường độc đi suốt đảo.

Ngày 19 tháng 8 năm 1951, một toán giặc vào Đồng Tép. Khi sa vào bẫy đá, chúng đã hốt hoảng tháo chạy, để lại một tên bị bắt và một súng. Từ đó cho tới cuối năm 1951 bọn địch không dám lùng sục, càn quét khu căn cứ này nữa.


(1) Ngày 2 tháng 9 năm 1955, chị Mạc Thị Bưởi đã được Quốc hội, Chính phủ tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 09:59:39 pm »

CHƯƠNG BỐN

TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG
TOÀN DÂN TOÀN DIỆN, CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN,
THU HẸP ĐỊA BÀN CHIẾM ĐÓNG CỦA ĐỊCH, GIÀNH QUYỀN CHỦ ĐỘNG,
TẠO THÉ ĐI LÊN CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN (1952-1953)

1. Phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, thọc sâu vào vùng sau lưng địch chiến đấu mở rộng địa bàn hoạt động và phá âm mưu xây dựng lực lượng vũ trang phản động của địch.

Sau khi bị thất bại ở biên giới trong thu – đông 1950, giặc Pháp đã mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường. Được Mỹ tiếp sức, chúng cay cú theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược, kiên quyết giữ Đông Dương, tiếp tục thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”, tập trung lực lượng phòng ngự và bình định đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời ra sức tăng cường về mọi mặt, chuẩn bị điều kiện để phản công tiêu diệt bộ đội chủ lực ta, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.

Được Mỹ viện trợ, sau hơn một năm ráo riết tập trung xây dựng các lực lượng cơ động chiến lược và xây dựng phòng tuyến công sự boong-ke bao quanh đồng bằng Bắc Bộ, củng cố thế phòng ngự, giặc Pháp chủ trương phản công để giành lại quyền chủ động trên chiến trường.

Trung tuần tháng 11 năm 1951, bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp quyết định đưa quân lên đánh chiếm Hòa Bình mở đầu bước hai trong chiến lược mới của chúng. Từ ngày 9 tháng 11 đến ngày 11 tháng 11 năm 1951, 20 tiểu đoàn, phần lớn là lực lượng cơ động chiến lược của địch ở đồng bằng Bắc Bộ tiến ra Hòa Bình, tỉnh tự do duy nhất của ta ở đồng bằng Liên khu 3.

Đánh chiếm Hòa Bình, Đờ Lát và bộ chỉ huy quân Pháp mưu toan cắt đứt một đầu mối giao thông quan trọng ở tây – bắc đồng bằng Bắc Bộ nối liền giữa Việt Bắc căn cứ đầu não cửa cuộc kháng chiến của nhân dân ta với đồng bằng Khu 3 và các chiến trường trong toàn quốc. Đánh chiếm Hòa Bình, địch còn nhằm âm mưu phá sự chuẩn bị tiến công của ta trong Đông Xuân 1951 – 1952 và thu hút bộ đội chủ lực của ta đến để tiêu diệt.

Thời cơ chiến đấu tiêu diệt địch đã đến!

Ngày 24 tháng 11 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhiệm vụ phá cuộc tiến công Hòa Bình của địch. Sau khi xác định rõ nhiệm vụ của mặt trận chính Hòa Bình đối với các chiến trường phối hợp, chỉ thị của Trung ương nêu: “Ở đồng bằng Bắc Bộ… lúc này là cơ hội rất tốt cho chiến tranh du kích phát triển… hoạt động mạnh mẽ và liên tiếp để tiêu diệt địch, khôi phục, củng cố và mở rộng căn cứ du kích… tiến hành công tác vận động nguy binh địch”(1).

Tiếp theo chỉ thị của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích:

“Trước kia, ta phải lừa dịch ra mà đánh.

Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là một cơ hội rất tốt cho ta.

Muốn thắng thì phải tích cực, chủ động, bí mật, mau chóng, kiên quyết, dẻo dai. Chắc thắng mới đánh.

Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan, khinh địch.

Bộ đội chủ lực đánh. Bộ đội địa phương, dân quân du kích cũng đánh. Các lực lượng phải phối hợp nhau chặt chẽ để tiêu diệt sinh lực địch, để đánh tan kế hoạch thu đông của chúng”(2).

Chỉ thị của Trung ương được gửi đến các liên khu, mặt trận. Đầu năm 1952, Liên khu Việt Bắc chỉ thị cho các tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai phải tích cực phối hợp với chiến dịch Hòa Bình bằng cách đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địa phương mà đánh.

Ở Hải Ninh, từ cuối năm 1951, giặc Pháp đã rút bớt một số vị trí ở tuyến ngoài để đưa một phần quân Âu – Phi về làm lực lượng cơ động chiến lược. Để bù vào chỗ trống đó chúng đã tăng cường công sự ở tuyến trong và phát triển lực lượng vũ trang phản động để thay thế phần lớn nhiệm vụ chiếm đóng cũng như lấn chiếm vùng du kích và phá hoại hậu phương của ta.

Chúng rút các đồn Hạ Thụ, Hà Dong, nhưng tăng cường công sự ở Núi Ngô, Tiên Lãng, Phố Cũ (Tiên Yên), Thác Hàn (Móng Cái) và đưa bọn dõng tới thay thế quân chiếm đóng tại Đồng Rui (Tiên Yên).

Trên vùng cao và rừng sâu tiếp giáp với vùng du kích của ta, chúng củng cố các cụm lực lượng vũ trang phản động ở Ba Chẽ, bọn phản động ở Khe Lò, cho quân của bọn phản động đóng thành dãy tháp canh kéo dài từ Lang Dạ (Ba Chẽ), Tằng Sán Phù, Voòng Tài Chạp (Hà Cối) tới Lý Na (Móng Cái). Từ trên tuyến tiếp giáp này chúng tung biệt kích và phản động vào vùng của ta để đánh phá, phá hoại. Chúng đã phát cho người Thanh Phán ở Séc-lông-min và Phềnh Hồ (Hà Cối) 75 khẩu súng. Sau đó chúng lại gây được phản động vũ trang ở Thanh Y, Lý Sấy (Đầm Hà), Đại Dực Động (Tiên Yên), thậm chí lên cả Nà Hắc, Him Đăm (Đình Lập).

Ở vùng cao địch cho bọn biệt kích luồn phục bắt cán bộ của ta từ căn cứ du kích vào vùng địch qua đường số 4, hoặc vào sâu trong căn cứ của ta như Ngàn Chỉ, Đồng Thắng, Lâm Ca, Đình Lập, Bình Liêu.

Ở vùng ven biển và hải đảo giặc tập trung lực lượng của bọn biệt kích, bọn mật thám để càn phá và phát triển lực lượng phản động vào vùng cơ sở mạnh của ta ở ven biển và hải đảo. Sau các cuộc khủng bố, chúng cho tay sai mua chuộc cán bộ và cơ sở của ta ở Cái Chiên, Vĩnh Thực, Nam Sơn, Tiên Lãng, Đầm Hà. Chúng đã lôi kéo được tên Tay, chủ tịch xã Vĩnh Thực và đưa tên này ra chỉ huy lực lượng phản động vũ trang ở địa phương. Chúng nôi dưỡng bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo ở Trà Cổ.


(1) Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng số 22-CT/TƯ, ngày 21 tháng 11 năm 1951.
(2) Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích (tháng 11 năm 1951).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 10:00:47 pm »

Chấp hành chỉ thị của Liên khu Việt Bắc, tỉnh Hải Ninh tổ chức một đợt hoạt động quân sự gọi là “chiến dịch địa phương” nhằm đánh vào lực lượng đóng tại chỗ, phá các cuộc càn quét lùng sục, tiêu hao sinh lực và hạn chế sự kìm kẹp của địch đối với địa phương chúng chiếm đóng.

Ngày 9 tháng 1 năm 1952, được tin của tổ quân báo nhân dân, bộ đội huyện Đầm Hà đã cơ động tới Lăng Ngang để chặn đánh một toán quân địch đang chuẩn bị đi càn. Bị đánh bất ngờ, 300 tên địch đã hoảng sợ bỏ chạy. Vừa lúc đó đại đội 54 bộ đội chủ lực của tỉnh đã kịp vận động đến phối hợp tác chiến. Quân ta đã tiêu diệt 32 tên (có 2 sĩ quan và 10 lính Âu – Phi), bắt sống 29 tên, thu chín súng và ba máy vô tuyến điện. Số địch còn lại bị ta truy kích tới phố Đầm Hà.



Du kích Đầm Hà

Ngày 14 tháng 2 năm 1952, đại đội 54 đột nhập vào vùng có phản động vũ trang ở Xóm Lốc, Tầm Ngang, Khe Kha thu 10 súng. Cùng ngày, đại đội Móng Cái tập kích diệt bọn lính gác ở đồn Lục Phủ. Ngay đêm ấy, đại đội 54 lại quấy rối đồn Đầm Hà làm cho bọn địch hoang mang bắn ra hơn 400 quả đạn đại bác. Trong khi đó, ở phía đường số 4, đại đội 35 của huyện Đình Lập đã phục kích đánh một cánh quân đi càn của địch tại Bắc Hang diệt 35 tên, bắt sống ba tên (trong đó có một tên tỉnh đoàn của ngụy), thu bốn súng.

Bị tấn công liên tiếp, bọn lính chiếm đóng cố thủ trong các vị trí, không dám rời khỏi công sự đi càn như trước. Tỉnh ủy Hải Ninh lại chủ trương tiến công vào vùng có phản động vũ trang ở Ba Chẽ nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang và các tên đầu sỏ gian ác của địch, tranh thủ làm công tác vận động quần chúng thuộc đồng bào các dân tộc ít người.

Đợt một bắt đầu từ ngày 19 tháng 2 năm 1952. Đại đội 54 (thuộc tiểu đoàn 20 chủ lực tỉnh), đại đội 35 (Đình Lập) và một trung đội thuộc đại đội 15 (tiểu đoàn 10) đã tập kích vào sở chỉ huy của bọn phản động ở Khe Lò. Quân ta đã diệt tên đầu sỏ phản động Lục Văn Chương và một tên sĩ quan Pháp chỉ huy bọn biệt kích, bắt sống 13 tên (trong đó có tên Lục Văn Thông là em trai tên Lục Văn Chương, đồng thời cũng là một tên cầm đầu bọn phản động ở Ba Chẽ), thu 12 súng máy, 28 súng trường và nhiều đạn dược, đồ dùng quân sự.

Đợt hai ta đánh vào Tống Loóng, Pha Lan, Khe Kha diệt được bốn tên dõng, nhưng sau đó phải rút lui vì bị lộ, địch đã đề phòng trước và âm mưu phản kích bao vây lại ta.

Ngày 20 tháng 4 năm 1952, ta tiếp tục mở đợt ba nhưng cũng chỉ diệt được bốn tên dõng, thu hai súng trường, ba súng kíp. Hiệu quả chiến đấu hạn chế, vì địch đã tăng cường bố phòng.

Qua ba đợt tấn công vào căn cứ phản động ở Ba Chẽ, các đơn vị bộ đội địa phương của Hải Ninh đã chấp hành nghiêm chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ, thực hiện ý đồ chỉ đạo của tỉnh, chỉ tiến công trừng trị bọn đầu sỏ phản động và tay sai của chúng, không đụng đến cái kim sợi chỉ cũng như phong tục tập quán của đồng bào địa phương, do đó đồng bào các dân tộc ở Khe Lô đã tin tưởng vào chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ, không nghe theo luận điệu phản tuyên truyền của địch. Từ thắng lợi ở Khe Lò ta đã gây dựng cơ sở trong đồng bào người Thanh Phán ở Phềnh Hồ và sau đó bộ đội ta đã qua lại vùng này, mở thêm một hướng hoạt động mới ở Hải Ninh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 10:02:02 pm »

*

Ở Đặc khu Hồng Gai địa bàn chiến đấu chính của ta là huyện Hoành Bồ. ở đây thực dân Pháp đã ráo riết bắt lính để đóng thêm các vị trí ở Khe Táo, Sơn Dương, Đá Trắng, Trới. Cùng với việc thành lập đội biệt kích người Thanh Phán do sĩ quan Pháp trực tiếp chỉ huy, chúng cũng thành lập đội dõng do tên hội Hành ở xã Thành Công chỉ huy để chuyên càn sục trên các cửa sông, mặt biển.

Nhận chỉ thị của liên khu, Đặc khu ủy chỉ đạo cho lực lượng vũ trang đặc khu phải chủ động tìm địch mà đánh vừa tiêu diệt sinh lực địch, vừa bảo vệ căn cứ của ta, đồng thời phải tiến hành vũ trang tuyên truyền vào vùng cao để phá âm mưu lập dõng và biệt kích người dân tộc của địch.

Lực lượng trực tiếp chiến đấu ở Hoành Bồ không nhiều. Đại đội 21 của đặc khu có ba trung đội thì đã phải dành một trung đội để bảo vệ căn cứ của đặc khu ở Vy Loại, chỉ còn hai trung đội hoạt động. Đại đội 23 của Hoành Bồ chỉ có hai trung đội để vũ trang tuyên truyền. Du kích có khả năng phối hợp với bộ đội chiến đấu chỉ có các xã Bằng Cả, Việt Hưng và Sơn Dương.

Tuy lực lượng có hạn, nhưng lực lượng vũ trang đặc khu đã khắc phục mọi khó khăn, tích cực đánh địch và làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng ở rẻo cao để phá tan âm mưu chia rẽ đoàn kết các dân tộc trong khu vực của địch.

Ngày 12 tháng 1 năm 1952, đại đội 21 phục kích một trung đội địch, diệt tên quan hai Pháp và tên quận trưởng bù nhìn khi chúng hành quân vào Trới. Tiếp đó đơn vị lại phối hợp với du kích tổ chức đánh giao thông trên đường 18 phá bốn xe, hai cầu và phục kích bốn trận trên đường từ Bang đến Đá Trắng để chặn liên lạc giữa bọn Pháp chiếm đóng với bọn phỉ ở rẻo cao.

Đại đội 21 tiến hành vũ trang tuyên truyền vào vùng rẻo cao, nơi bọn phản động, thổ phỉ luôn quấy nhiễu nhân dân và ra sức xuyên tạc chủ trương chính sách của Chính phủ kháng chiến, lôi kéo đồng bào dân tộc ít người theo chúng chống lại cách mạng. Để tiến hành công tác tuyên truyền vận động quần chúng được liên tục, đơn vị đã phân công từng trung đội thay nhau đi hoạt động. Chấp hành nghiêm chỉ thị của đặc khu ủy, các đơn vị đi làm nhiệm vụ được lệnh không được nổ súng, trừ trường hợp bị địch trực tiếp tiến công vào đội hình. Hoạt động hàng tháng trời trên vùng cao rừng rậm giữa một vùng đồng bào người Thanh Phán đã bị giặc Pháp tuyên truyền gây chia rẽ, hoài nghi kháng chiến, bộ đội ta đã chịu biết bao gian khổ, vất vả, cơm nắm vắt vai, hành quân di chuyển suốt từ đỉnh núi này sang lòng khe nọ, ban ngày trời sáng thì tránh vào rừng, ban đêm mới men theo các khe nước chảy tìm đến từng cụm nhà dân tiếp cận đồng bào. Nhiều khi bộ đội ta vừa đến trước nhà, dân đã báo động cho phản động ở địa phương. Có lúc vừa phát hiện thấy bộ đội, dân đã bỏ chạy, hoặc trong trường hợp không thể tránh được, bất đắc dĩ phải tiếp thì chỉ ngồi nghe bộ đội nói, còn bộ đội hỏi gì đều lắc đầu không biết. Khó khăn nối tiếp khó khăn, nhưng với bản chất cách mạng của quân đội nhân dân, chiến đấu cho dân và vì dân, các cán bộ, chiến sĩ của đại đội 23 đã kiên trì vượt qua mọi trở ngại, có khi còn phải hy sinh đổ máu, kiên trì bám sát đồng bào thực hiện “ba cùng” để tuyên truyền giải thích chính sách chính nghĩa của kháng chiến, của cách mạng đối với đồng bào các dân tộc, vạch mặt bọn Pháp xâm lược và bọn phản động tay sai, từ đó mà vận động đồng bào đấu tranh với chúng, bảo vệ cuộc sống lao động của mình.

Cứ kiên trì như vậy ngày này tiếp ngày kia, tuần này qua tuần khác, chỉ sau hai tháng đại đội 23 đã gây được một số cơ sở ở vùng rẻo cao, tạo điều kiện cho ta nắm được tình hình hoạt động của thổ phỉ, phản động một cách kịp thời, chủ động đối phó với chúng, đồng thời trên cơ sở đó tiến tới một bước trực tiếp làm công tác binh vận, địch vận trong hàng ngũ các lực lượng vũ trang phản động ở vùng cao.

Song song với việc tuyên truyền vận động quần chúng ở rẻo cao Hoành Bồ, Đặc khu Hồng Gai cũng quan tâm củng cố khu căn cứ du kích Bằng Cả về mọi mặt, tạo cho căn cứ đủ sức đối phó với các cuộc tiến công của bọn dõng và bọn biệt kích ở Trới, Đá Trắng.

Ngày 21 tháng 1 năm 1952 để động viên quân và dân trong đặc khu hăng hái kháng chiến, tích cực chiến đấu phối hợp với chiến trường chính, Đặc khu Hồng Gai đã mở đại hội “Thi đua sản xuất, giết giặc lập công, đề cao chiến sĩ”. Hơn ba mươi chiến sĩ tiêu biểu cho phong trào thi đua giết giặc và sản xuất trong đặc khu đã về dự đại hội. Đoàn đại biểu chiến sĩ giết giặc có các đồng chí tiêu biểu như Đặng Khắc Ngân, Ngô Văn Động (bộ đội), Trương Văn Thạch (du kích), v.v.

Trong dịp này, để tỏ lòng sắt son đối với kháng chiến và lòng kính yêu đối với lãnh tụ, anh chị em cán bộ, công nhân, chiến sĩ trong vùng tạm bị chiếm đã tạc một bức tượng Bác Hồ bằng than đá và may một chiếc màn để gửi lên biếu Bác Hồ. Nhận được quà biếu Bác viết thư gửi đồng bào, đồng chí ở đặc khu:

“Tôi đã nhận được bức tượng và chiếc màn anh chị em gửi biếu. Tôi rất cảm động và cám ơn.

Mong các bạn đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết nội bộ, đoàn kết giữa công nhân và đồng bào Việt Nam, đoàn kết giữa công nhân và anh chị em công nhân Hoa kiều. Giữ vững tinh thần, tích lũy lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng, chờ dịp phối hợp với quân và dân ta tiến sang tổng phản công. Trong tổ chức và công tác phải khôn khéo giữ bí mật, phải trưởng kỳ và gian khổ, nhưng kháng chiến của ta nhất định thắng lợi”(1).

Thư của Bác Hồ như một luồng gió mới đến làm cho nhân dân, cán bộ, công nhân và chiến sĩ đặc khu nức lòng thi đua sản xuất, giết giặc lập công và đẩy mạnh mọi mặt đấu tranh với địch. Trong năm 1952, địch ra sức phát triển mạng lưới do thám và chỉ điểm để đánh phá phong trào công nhân trong mỏ. Bọn chủ mỏ đã giãn thợ để đưa công nhân vào cuộc sống khó khăn và qua đó mua chuộc, dụ dỗ họ làm tay sai và bắt lính. Các tổ chức “nghiệp đoàn” và hội “quần chúng” do địch tổ chức ráo riết hoạt động. Trong năm 1952 với các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, bọn địch đã cài được một số tay sai vào tổ chức của ta nên nhiều cơ sở của ta trong khu mỏ bị vỡ. Ở các nơi như thị Cẩm Phả, Hà Tu, Cột 5, Hà Lầm có tới một nửa số cơ sở của ta bị vỡ. Để đối phó với thủ đoạn xảo quyệt của địch, Đặc khu ủy đã chỉ đạo chấm dứt việc liên lạc ngang mà xây dựng cơ sở theo từng ngành. Mặt khác đã mở lớp huấn luyện ngắn ngày về công tác trong lòng địch cho các đảng viên, tổ trưởng công đoàn và qua số cán bộ này mà mở rộng ra toàn khu mỏ. Sau một thời gian tích cực hoạt động ta đã mở được các xã bàn đạp để vào khu mỏ như: Hồng Thắng, Quyết Thắng, Cẩm Bình. Trong các thị xã, các cơ sở trong dân nghèo và tiểu thương phát triển. Ở Hà Lầm, Hà Tu, ta có cơ sở trong 35 gia đình có người đi kháng chiến. Ở Cẩm Bình có 26 hội viên Liên Việt, ở thị xã Cẩm Phả có 41 cơ sở là tiểu thương. Ngoài ra ta còn gây được cơ sở trong hội cúng lễ của hơn 300 phụ lão. Với những cơ sở vừa được khôi phục hoặc mới xây dựng, ta đã có một nguồn cung cấp tin tức dồi dào về mọi hoạt động của địch để từ đó đặc khu chỉ đạo các hoạt động quân sự cũng như chính trị, kinh tế trong từng thời gian tại các khu vực nội thị cũng như vùng ven.


(1) Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi công nhân, nhân dân, cán bộ khu mỏ, tháng 3 năm 1952.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 10:02:42 pm »

*

Cùng với thời gian chỉ thị cho tỉnh Hải Ninh và Đặc khu Hồng Gai, Bộ tư lệnh Liên khu Việt Bắc cũng chỉ thị cho tỉnh Quảng Yên phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, định rõ hướng và địa bàn hoạt động tác chiến cho các lực lượng vũ trang ta, đó là vùng địch hậu Nam Sách, nơi mà địch đã đóng dày đặc các đồn bốt, tháp canh để kìm kẹp nhân dân và vơ vét nhân tài, vật lực cung cấp cho chiến tranh. Đầu tháng 1 năm 1952, bí thư Liên khu ủy kiêm chính ủy Liên khu Việt Bắc chỉ thị cho Quảng Yên “bằng mọi giá phải đưa tiểu đoàn Bạch Đằng vào hậu địch” phá tung hệ thống chiếm đóng, tiêu diệt sinh lực địch, nâng đỡ và phát triển phong trào du kích chiến tranh.

Tỉnh đội Quảng Yên đã chuẩn bị cho bộ đội chủ lực của tỉnh tiến vào Nam Sách. Tham mưu phó tỉnh đội Nguyễn Hữu trực tiếp chỉ huy đại đội 908. Tiểu đoàn trưởng và chính trị viên phó tiểu đoàn Bạch Đằng đi sát đại đội 910.

Ngày 2 tháng 2 năm 1952, trong lúc nhân dân ở hậu phương đang chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, cái Tết thứ 6 của cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ thì hai đại đội 908 và 910 của tiểu đoàn Bạch Đằng rời các vùng du kích của Chí Linh, Đông Triều, Kinh Môn vượt sông Kinh Thầy tiến vào Nam Sách.

Các cánh quân của ta được cán bộ và du kích địa phương dẫn đường luồn qua các vị trí Pháp đóng ở ven sông để lọt vào một vùng tháp canh dày đặc, trong đêm tối chỉ có thể nhận biết được qua các tiếng chuông, mõ cầm canh truyền lan khắp huyện.

Theo kế hoạch tác chiến đã định, các trung đội, tiểu đội được cán bộ địa phương dẫn đường đã tiến sát các tháp canh sẵn sàng chờ lệnh. Những tiếng bộc phá mở đầu làm rung chuyển cả một vùng phía tây Nam Sách. Tiếp đó là những tiếng nổ của các loại hỏa khí công đồn nối tiếp nhau rền vang và lóe như chớp sáng khắp bầu trời. Trong lúc bộ đội chiến đấu, các cán bộ địa phương đã gọi loa kêu gọi các bốt dõng đầu hàng. Bao ngày tháng chỉ quen với việc cướp bóc, kìm kẹp nhân dân, nay bị quân ta tiến công dũng mãnh, bất ngờ, bọn địch hoang mang rệu rã. Có nơi chỉ cần có bộ đội uy hiếp bên ngoài là lính trong tháp canh đã hạ súng. Có nơi nhân mối trong tháp canh đã vận động tất cả nghĩa dũng trở về với kháng chiến, khi bộ đội vừa tới nơi họ đã giao nộp vũ khí và xin trở về nhà làm ăn. Có nơi nhân dân đã đi theo bộ đội, cán bộ kêu gọi chồng con trở về và sau đó cả dân làng cùng với lính dõng vừa trở về với nhân dân đã tập trung lại để phá tháp canh.

Trong đêm 2 tháng 2, bộ đội ta đã tiêu diệt một số đồn bảo an và gần mười tháp canh. Lực lượng nhân dân nổi dậy đã phá bung 20 chiếc khác. Bọn Pháp đóng trong các vị trí lớn hoang mang, không dám có hành động đối phó.

Ngày 3 tháng 2, đại đội 910 rút về bên kia sông Kinh Thầy, đại đội 908 ở lại Nam Sách tiếp tục hoạt động.

Phát hiện được lực lượng ta chỉ có một đại đội, bọn giặc đã đưa quân cơ động đến càn quét thôn Tạ Xá (nơi bộ đội ta đóng quân). Suốt một ngày chiến đấu, mặc dù bị một lực lượng địch đông gấp bội bao vây, tiến công, đại đội 908 vẫn bảo vệ được trận địa. Nhưng khi địch rút quân chúng đã dùng pháo binh bắn vào trận địa của đại đội 908 rất ác liệt nên một số cán bộ, chiến sĩ ta hy sinh, trong đó có tham mưu phó tỉnh đội Nguyễn Hữu và chính trị viên đại đội Vũ Bằng.

Đêm 3 tháng 2, đại đội 908 rút về thôn Đột Lĩnh xã Hợp Tiến và đào hầm hố quanh lũy tre để sẵn sàng chiến đấu. Mờ sáng ngày 4 tháng 2, hàng nghìn quân địch đã đến bao vây chặt thôn Đột Lĩnh. Trận đánh diễn ra trong suốt một ngày. Trong chiến đấu ác liệt, đại đội trưởng Nguyễn Thanh Tuấn và quyền chính trị viên đại đội Trần Minh Thái đã bình tĩnh, linh hoạt chỉ huy đơn vị dũng cảm đánh địch. Nhiều đợt xung phong của giặc đã bị chặn lại trước hỏa lực mạnh mẽ của quân ta. Sau mỗi đợt không thành công, địch lại cho phi pháo trút bom đạn vào làng. Trong lúc đó các chiến sĩ ta vẫn kêu gọi binh lính ngụy không gây tội ác chống nhân dân; các bà mẹ, các chị vẫn săn sóc thương binh và lo cơm nước, tiếp tế cho bộ đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 10:03:00 pm »

Suốt một ngày với hàng chục đợt xung phong, địch vẫn không sao vào được làng, trái lại hơn một trăm tên địch đã bị diệt. Và đến chạng vạng tối chúng đành phải kết thúc trận đánh, rút quân về căn cứ. Với trận đánh ngày 4 tháng 2 năm 1952, đại đội 908 của tiểu đoàn Bạch Đằng đã mở đầu truyền thống chiến đấu chống địch càn quét giữa đồng bằng sau lưng địch của tỉnh Quảng Yên.

Quân và dân Nam Sách tiếp tục tiến công địch để phá thế kìm kẹp của chúng. Trên 50 tháp canh còn lại của toàn huyện đã bị san phẳng gần hết. Kết thúc dợt chiến đấu này Nam Sách từ một huyện tạm chiếm bị địch o ép nặng nề đã trở thành một vùng du kích mạnh của tỉnh Quảng Yên.

Hòa cùng tiếng súng của bộ đội chủ lực tỉnh tại Nam Sách, bộ đội địa phương và dân quân du kích các huyện Chí Linh, Kinh Môn, Đông Triều cũng chớp thời cơ đẩy mạnh hoạt động tác chiến mở rộng và củng cố các vùng du kích. Tại huyện Chí Linh, với hai vùng du kích nằm hai bên đường 18, với tám, chín xã nối tiếp nhau, ta đã xây dựng thành một đầu cầu an toàn để các lực lượng ta từ vùng căn cứ của tỉnh vượt qua đường 18 để vào Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều. Huyện Kinh Môn đã từ căn cứ du kích Nhị Chiểu đánh rộng ra các vùng xung quanh, đưa ranh giới vùng du kích vượt qua An Phụ đến tận các xã Hiệp Hòa, Lạc Long, Quang Trung. Ở Đông Triều, bộ đội huyện và du kích đã phá bốn tháp canh nối khu du kích các xã Nguyễn Huệ với xã Bình Dương; quân ta còn bao vây vị trí địch ở Yên Đức và đánh thông Yên Đức với Yên Thọ, Hồng Phong, Vĩnh Khê. Huyện Yên Hưng phá sập một số tháp canh ở Lưu Kiếm và củng cố hai khu du kích Minh Thành.

Quá trình chiến đấu cũng là quá trình xây dựng lực lượng vũ trang để làm nóng cốt cho địa phương. Ở huyện Kinh môn, hai mươi trên hai mươi mốt xã của toàn huyện đã có dân quân, du kích. Ở Nhị Chiểu mọi người dân từ 18 đến 50 tuổi đều vào dân quân, mỗi xã có một trung đội du kích xã và một trung đội du kích của các giới (như phụ nữ, phụ lão, thiếu nhi).

Chỉ trong một thời gian ngắn, tỉnh Quảng Yên đã thực hiện được ý định chiến dịch đề ra, với lực lượng chủ lực của tỉnh làm nòng cốt kết hợp với bộ đội chủ lực huyện, dân quân du kích và cán bộ địa phương. Bằng các hình thức tác chiến kết hợp với địch vận và đấu tranh chính trị cùa quần chúng, ta đã mở được vùng du kích trên phạm vi bốn huyện đồng bằng có vị trí rất quan trọng của tỉnh là Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều, tạo được thế liên hoàn giữa các huyện trong tỉnh và giữa Quảng Yên với các tỉnh bạn Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Bắc Ninh. Từ đây, làn sóng chiến tranh nhân dân địa phương của ta đã mở rộng ra bám sát các tuyến giao thông huyết mạch và các tuyến phòng thủ sống còn của địch trên tuyến đường số 5, đường 18 và các đường liên tỉnh, liên huyện khác. Các đơn vị của tiểu đoàn Bạch Đằng cùng với bộ đội các huyện thay nhau hoạt động giữa vùng du kích rộng lớn này.

Đưa quân ra chiếm đóng Hòa Bình, giặc Pháp hy vọng giành được một thắng lợi quyết định, tiêu diệt bộ đội chủ lực ta, giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường, đưa cuộc chiến tranh xâm lược lên một bước mới đi tới chỗ kết thúc thắng lợi. Nhưng qua ba tháng dốc sức đưa một phần lớn lực lượng cơ động chiến lược gồm trên hai vạn binh lính và sĩ quan lên lòng chảo Hòa Bình, quân địch đã bị quân ta đánh tơi bời. Ở mặt trận chính Hòa Bình các đại đoàn chủ lực 308, 312 và 304 liên tiếp tiến công địch tại các phân khu Chợ Bến, Sông Đà và Hòa Bình. Với các hình thức công đồn, chặn viện, vận động, quân ta đã đánh thẳng vào các “vỏ thép cứng” của địch, tiêu diệt hàng nghìn tên, hãm chúng vào trong các lô cốt, hầm ngầm cố thủ của các cứ điểm phòng ngự, đẩy bọn lính viễn chinh vào tình thế rất khốn quẫn. Tại mặt trận sau lưng địch các đại đoàn 316, 320 thọc sâu vào đồng bằng địch hậu Liên khu 3 và trung du diệt hết căn cứ này đến vị trí khác trên tuyến phòng thủ, chiếm đóng từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định. Phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích ở khắp nơi đã diệt hàng loạt đồn bốt, tháp canh, khôi phục và mở rộng căn cứ du kích, phát triển cơ sở trong vùng tạm bị chiếm.

Trước thất bại liên tiếp nặng nề ở Hòa Bình quân Pháp hoang mang dao động. Tát-xi-nhi mắc bệnh phải về Pháp điều trị, Xa-lăng (Salan) lên thay làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Ngày 23 tháng 2 năm 1952, Xa-lăng lệnh cho quân đội chúng rút chạy khỏi Hòa Bình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 10:03:53 pm »

Trong chiến dịch Hòa Bình quân ta đã tiêu diệt 22.000 tên địch, trong đó riêng ở mặt trận sau lưng địch ta đã diệt 15.000 tên, bức hàng, bức rút hơn một nghìn đồn bốt, tháp canh, tiêu diệt hàng chục vị trí quan trọng của địch, mở rộng các khu căn cứ du kích, nối liền với nhau tạo thành một thế liên hoàn từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh tới sát đường 5, tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng cho tới lưu vực sông Kinh Thầy và khu đồng bằng Quảng Yên. Hơn hai triệu nhân dân được giải phóng khỏi ách kìm kẹp của địch. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã giành được một thắng lợi lớn.

Đây là sự thành công của Đảng ta trong chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật quân sự. Nắm vững ý đồ chiến lược, âm mưu thủ đoạn của chúng, Đảng ta đã chỉ đạo tiến công địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, đánh liên tiếp, đánh đồng loạt để đưa địch vào thế lúng túng, bị động không phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật và ưu thế binh lực tập trung, cuối cùng buộc chúng phải thất bại.

Trong thắng lợi chung của quân và dân ta trong chiến dịch Hòa Bình có sự đóng góp xứng đáng của đảng bộ, quân và dân ba tỉnh và đặc khu ở chiến trường Đông – Bắc.

Mặc dù nhận được lệnh chậm, thời gian nghiên cứu chuẩn bị chiến trường rất ngắn, nhưng quán triệt tinh thần chỉ đạo của trên và đặc biệt là thư động viên của Bác Hồ, quân và dân chiến trường Đông - Bắc đã triển khai ngay kết hoạch hoạt động và chiến đấu. Căn cứ vào thực tế tình hình của mỗi địa phương, địa bàn từng tỉnh và đặc khu đã xác định rõ mục tiêu tiến công và đối tượng tác chiến để từ đó chỉ đạo cho lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân tiến hành đánh địch. Hơn hai tháng chiến đấu liên tục trong điều kiện chiến trường khác nhau và các thủ đoạn đối phó hết sức thâm độc, quyết liệt, cán bộ, chiến sĩ Hải Ninh, Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai chiến đấu trong điều kiện phòng ngự không có sự phối hợp hỗ trợ trực tiếp của lực lượng chủ lực của Bộ, đã phát huy tinh thần tự lực, chủ động tiến công địch, phát huy nỗ lực chủ quan kết hợp với sức mạnh của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân ở địa phương để chiến thắng địch trong từng trận, từng đợt hoạt động và từng chiến trường.

Tổng kết chiến dịch, các lực lượng vũ trang Đông – Bắc đã chiến đấu gần một trăm trận từ nhỏ đến lớn với các hình thức công đồn, phục kích, chặn viện, tập kích và vận động, chưa kể hàng chục lần vũ trang tuyên truyền vào các trung tâm sào huyệt của bọn thổ phỉ, phản động. Ta đã diệt và bắt hơn 100 tên địch, làm tan rã hàng ngàn tên ngụy và dõng. Để thực hiện được nhiệm vụ của trên giao cho là kìm chân địch ở địa phương không cho chúng chi viện cho chiến trường chính, thu hẹp địa bàn chiếm đóng của địch, mở rộng khu căn cứ du kích của ta, hỗ trợ phong trào đấu tranh của đồng bào vùng tạm bị chiếm và làm công tác dân vận, địch vận. Trong quá trình chiến đấu, lực lượng bộ đội địa phương và dân quân, du kích đã trưởng thành lớn mạnh thêm một bước. Lực lượng du kích của các xã Võ Ngại, Tĩnh Húc, Bản Dò, Điền Xá, Yên Vương, Đồng Văn, Tràng Vinh (Hải Ninh), Bằng Cả (Hồng Gai), Yên Hưng, Minh Tân, Nhị Chiểu (Quảng Yên)… không những đã có tiến bộ trong việc bảo vệ căn cứ, đánh chống càn, đánh giao thông mà còn cơ động đến địa phương khác tìm địch mà đánh. Bộ đội chủ lực của tỉnh và bộ đội huyện cũng có nhiều tiến bộ về trình độ tác chiến như các đại đội 54 (tiểu đoàn 20), đại đội 5 (tiểu đoàn 10), đại đội 35 (Đình Lập), đại đội 21, đại đội 23 (Đặc khu Hồng Gai). Đặc biệt các đơn vị của tiểu đoàn Bạch Đằng (chủ lực của tỉnh Quảng Yên) đã có tiến bộ vượt bậc với những trận chiến đấu liên tục trong vùng sau lưng địch của huyện đồng bằng Nam Sách, nổi bật là với chiến thuật đánh chống càn mà đại đội 908 đã vận dụng thắng lợi đầu tiên trong trận chiến thắng tại Đột Lĩnh ngày 4 tháng 2 năm 1952 khi đại đội chống với hơn một trung đoàn địch đến bao vây định tiêu diệt quân ta. Trong trận này đại đội 908 đã chiến đấu với hơn một trung đoàn địch gồm cả lính ngụy và lính Âu – Phi, đã tiêu diệt hơn 100 tên địch, bảo vệ vững chắc trận địa. Về phía ta chỉ bị thương bốn và hy sinh một đồng chí.

Cùng với đấu tranh vũ trang, trên mặt trận đấu tranh chính trị, kinh tế, ta cũng giành được những thắng lợi nhất định. Ở khu mỏ, với việc đấu tranh vạch mặt những thủ đoạn áp bức bóc lột của bọn chủ mỏ và các tổ chức tay sai phản động của địch, ta đã duy trì và mở rộng các cơ sở trong phong trào công nhân và khu vực nội thị chống lại các thủ đoạn gom dân bắt lính, đẩy mạnh phong trào ủng hộ kháng chiến trong các tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc.

Với những kết quả thắng lợi đã đạt được trong mùa xuân năm 1952, thế trận chiến tranh nân dân trên địa bàn ba tỉnh Đông – Bắc đã có những bước phát triển mới. Từ đây quân và dân Đông – Bắc đã có những cơ sở vững chắc để tiếp tục đối phó với mọi thủ đoạn chiến tranh mới của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2017, 10:14:57 pm »

2. Đối phó với cuộc hành binh Bô-lê-rô chống thủ đoạn bình định càn quét của địch trên bốn huyện đồng bằng Quảng Yên.

Ngay từ khi chiến dịch Hòa Bình vừa chuyển sang đợt hai được ít lâu, theo dõi thế trận chung tại mặt trận chính và đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Trung ương Đảng ta đã nhận định giặc Pháp đang lúng túng to, nhưng sức chúng vẫn còn mạnh, cho nên không được chủ quan, khinh địch, phải tỉnh táo và tranh thủ thời gian tích cực thực hiện kế hoạch phát triển và củng cố vùng du kích và căn cứ du kích, sẵn sàng chống lại tất cả các cuộc càn quét lớn nhỏ của địch bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra.

Ngày 21 tháng 2 năm 1952, trước khi quân chủ lực địch rút chạy khỏi Hòa Bình hai ngày, Bộ Tổng tư lệnh ra chỉ thị cho các lực lượng vũ trang nhân dân ta về nhiệm vụ phá tan âm mưu mới của địch ở định hậu(1).

Chỉ thị của Bộ nhấn mạnh: phải tranh thủ phá kế hoạch càn quét của địch một cách chủ động; tranh thủ phát triển cơ sở rộng rãi làm phân tán lực lượng; phải đẩy mạnh chiến tranh du kích; mở những cuộc tiến công vào những nơi sơ hở của địch buộc chúng phải đối phó… phải chuẩn bị thiết thực để chống càn quét thắng lợi(2).

Đúng như dự đoán của Đảng ta, vừa rút quân ở Hòa Bình, bộ chỉ huy quân Pháp đã tập trung ngay các binh đoàn cơ động chiến lược tiến hành các cuộc càn quét lớn nhằm bình định lại đồng bằng Bắc Bộ - kho hậu cần khổng lồ tiếp tế sức người, sức của cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng ở chiến trường Bắc Bộ và Bắc Đông Dương, nơi mà chúng đã tốn bao công của để củng cố từ đầu năm 1951 và vừa bị đánh rã ra, xấu đi nghiêm trọng trong ba tháng đưa quân chủ lực lên mặt trận Hòa Bình. Trong ba tháng, từ tháng 3 năm 1952 đến tháng 5 năm 1952, chúng đã huy động một lực lượng quân gần tương đương với lực lượng chúng huy động ra Hòa Bình, cùng với hàng trăm xe cơ giới, tàu xuồng, máy bay, pháo binh, mở liên tiếp ngót 20 trận càn lớn nhỏ vào các khu căn cứ du kích của ta hòng tiêu diệt hoặc trục xuất các đơn vị bộ đội chủ lực ta còn đang đứng chân trong địch hậu, như đại đoàn 320 ở Thái Bình, Hà Nam, trung đoàn 42 ở Hưng Yên, Hải Dương và trung đoàn 98 ở Bắc Ninh.

Dưới sự lãnh đạo của các ban chỉ đạo mặt trận và các cấp ủy địa phương, quân và dân ta đã được chuẩn bị trước về mọi mặt để chống càn quét.

Từ ngày 14 đến 22 tháng 4 năm 1952, tại nam phần Bắc Ninh tiếp giáp với các huyện tây – bắc Quảng Yên, địch đã tập trung lực lượng tiến hành một cuộc càn lớn mang tên Poóc-tô, Pô-lô, Tuyếc-cô (Porto, Polo, Turco) gồm 23 tiểu đoàn nhằm tiêu diệt trung đoàn 98. Trung đoàn 98 đã chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt một số binh lực địch rồi vượt vòng vây ra ngoài. Để phối hợp và hỗ trợ cho đơn vị bạn, đại đội 908 (tiểu đoàn Bạch Đằng) được tăng cường thêm hai tiểu đội của đại đội Nam Sách đã chặn đánh mũi vu hồi của địch ở An Dật, Thái Tân, diệt gần 100 tên địch.

Đầu tháng 4, một đại đội biệt kích kéo đến hướng đồn điền Vạn Tải thuộc xã Hồng Phong định đánh vào khu du kích của ta. Đại đội 906 (tiểu đoàn Bạch Đằng) và một bộ phận của đại đội 921 (huyện Nam Sách) do đại đội trưởng Phạm Bá chỉ huy đã tổ chức một trận đánh phục kích tuyệt đẹp. Trong lúc địch đang tiến quân, đồng bào địa phương đã được bộ đội hướng dẫn trước, vẫn bình tĩnh làm ăn sản xuất ngoài đồng ruộng để giữ bí mật cho các trận địa phục kích của bộ đội. Khi toàn bộ quân địch lọt vào trận địa, bộ đội ta nhất loạt nổ súng, xung phong và tiêu diệt gọn cả đại đội biệt kích của địch nổi tiếng gian ác cả vùng.

Sau trận này ta lại tổ chức một trận chống càn ở Uông Hạ. Du kích Uông Hạ đã thực hiện chiến thuật đánh liên hoàn giữa các thôn chống lại một lực lượng lớn quân địch Một tiểu đội của đại đội 921 do trung đội trưởng Nguyễn Văn Bút chỉ huy đã đánh lui một tiểu đoàn giặc, vừa bảo đảm không để cho giặc vào được làng, vừa tiêu diệt hàng chục tên địch. Trong các trận chiến đấu này đồng chí Nguyễn Văn Sáu, bí thư huyện ủy kiêm chính trị viện huyện đội đã luôn đi sát bộ đội trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu. Đồng chí Nguyễn Điền, chính trị viên đại đội 21 cũng nhiều lần thay cán bộ quân sự chỉ huy đơn vị chiến đấu giành thắng lợi.

Cùng thời gian này, tại các huyện Đông Triều, Sơn Động, bộ đội địa phương và dân quân du kích cũng tích cực chống địch càn quét. Tại Đông Triều, một tiểu đội của đại đội 913 phối hợp với du kích đã chống lại gần 1.000 quân địch càn vào xã Nguyễn Huệ. Thực hiện lối đánh vu hồi, bộ đội và du kích, dân quân ta đã tiêu diệt một số tên địch, thu được súng và bảo vệ được trận địa. Ở huyện Sơn Động, du kích xã Trung Giang đã chống càn thắng lợi. Đại đội 917 bộ đội huyện đã cùng với du kích diệt gọn một toán phỉ trong đó có tên trùm phỉ lợi hại.

Cùng với việc chống càn bảo vệ khu căn cứ, bộ đội địa phương và du kích bốn huyện miền tây Quảng Yên còn tổ chức các trận đánh đồn để tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng địa bàn hoạt động.

Sau đợt phá các đồn bảo an, nghĩa dũng đầu tháng 2, bọn địch đã đóng các dồn mới ở thôn An Lương kề bên huyện lỵ Nam Sách và ở thôn Tiền Trung sát đường quốc lộ 5. Giữa tháng 4 năm 1952, đại đội 906 do đại đội trưởng Nguyễn Thanh Toàn chỉ huy đã táo bạo bất ngờ lọt sâu vào vùng tạm bị địch chiếm tiêu diệt hai đồn này và tiêu diệt vị trí Trắc Châu ở ngay trong huyện lỵ.

Tiếp đó các đại đội 908, 906, 902 của tiểu đoàn Bạch Đằng và đại đội 921 của huyện Nam Sách liên tiếp tấn công các vị trí địch, trong đó có đồn Ngô Đồng hai lần bị diệt. Đặc biệt trong trận đánh lần thứ hai vào đồn Ngô Đồng của đại đội 908 do đại đội trưởng Phạm Tô Lương chỉ huy, nữ du kích Trần Thị Trì đã cùng với bộ đội bắt sống được tên đội Cầu – một tên chỉ huy ác ôn khét tiếng đã sát hại chị Mạc Thị Bưởi mấy năm trước.

Phong trào thi đua giết giặc lập công từ Nam Sách lan ra các huyện bạn. Tại Chí Linh và Kinh Môn, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1952 địch hầu như không dám đi càn quét, lực lượng địa phương và du kích đã phải tìm địch mà đánh. Đại đội 911 (Chí Linh) liên tiếp phục kích trên đường 17, đường 18, diệt hàng trăm tên địch. Đại đội 911 phối hợp với đại đội 908 hai lần tập kích vào các vị trí quân Pháp ở Thiên và Bến Bình. Đại đội 923 (Kinh Môn) do đại đội trưởng Hoàng Phong chỉ huy đã phục kích đánh đắm tàu giặc trên sông ở địa phận Hiệp Hòa, Lạc Long, Quang Trung. Nổi bật trong phong trào tìm địch mà đánh có xã Yên Đức (Đông Triều) đã thành lập đội du kích ngư đoàn với các chiến sĩ tiêu biểu như Lương Văn Mấn, Đỗ Đình Đoàn, Nguyễn Thị Bút và nhiều đảng viên, quần chúng trung kiên khác tham gia(3). Đội du kích ngư đoàn Yên Đức đã có nhiều hoạt động chiến đấu táo bạo, trong đó có trận đội lọt vào giữa vị trí giặc ở Bến Đụn lấy đi toàn bộ 10 chiếc phà của địch làm cho tuyến giao thông đường bộ từ Tràng Bạch, Mạo Khê và Hải Phòng bị đứt quãng.


(1), (2) Chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh ngày 21 tháng 2 năm 1952.
(3) Đồng chí Lương Văn Mấn sau này được bầu là Chiến sĩ thi đua giết giặc của toàn quân, đồng chí Đỗ Đình Đoàn là Chiến sĩ thi đua giết giặc của Liên khu Việt Bắc và đồng chí Nguyễn Thị Bút là Chiến sĩ thi đua giết giặc của tỉnh Quảng Yên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM